Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu đã có, luận án đã xác định được khung lý thuyết của
nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN. Từ khung lý thuyết, luận án tiếp tục
đánh giá các nghiên cứu trước nhằm xác định khoảng trống nghiên cứu, từ đó xây dựng các
mục tiêu nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu.
Sau khi đề xuất giả thuyết nghiên cứu, luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm kiểm
định các giả thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN phù hợp với đặc điểm của trường
hợp Việt Nam. Luận án đã mô tả thiết kế mô hình nghiên cứu với diễn giải chi tiết về đặc
điểm số liệu, phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích. Do đặc tính dữ liệu,
các mô hình nghiên cứu đều đủ điều kiện sử dụng mô hình VAR ở dạng tổng quát và không
sử dụng mô hình VECM. Đặc biệt, luận án đã thực hiện phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và
vốn ĐTNN tại Việt Nam trong điều kiện bình thường và trong điều kiện khủng hoảng tài
chính toàn cầu, thông qua việc đưa thêm vào mô hình biến giả “dummy”. Đồng thời, trên cơ
sở lược khảo các nghiên cứu trước, luận án cũng đưa vào mô hình hai các biến kiểm soát có
ảnh hưởng đến mối quan hệ của tỷ giá và vốn ĐTNN, đó là yếu tố tăng trưởng kinh tế và yếu
tố độ mở thương mại
158 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o tính chất bất ổn của nó. Dòng
vốn vào quá nhanh có thể gây áp lực lên tỷ giá làm nội tệ tăng giá dẫn đến giảm sức cạnh
tranh của hàng xuất khẩu. Kết quả là tài khoản vãng lai, hạng mục quan trọng nhất trong cán
cân thanh toán quốc tế của quốc gia rơi vào tình trạng thâm hụt. Mặt khác, khi dòng vốn vào
có khối lượng quá lớn, nó có thể được phân bổ không hiệu quả và làm rối loạn hệ thống tài
chính. Quỹ đầu tư nước ngoài có thể làm bùng lên bong bóng giá tài sản và tạo ra rủi ro tiền
mặt của các trung gian tài chính nội địa. Điều này, đặc biệt nguy hiểm hơn khi có sự đầu cơ
nâng giá của các nhà ĐTNN. Khi có bất kỳ cú sốc nào xảy ra, dù bắt nguồn từ bên trong hay
bên ngoài nền kinh tế, đều có thể dẫn đến các cuộc thoái vốn ồ ạt làm sụp đổ TTCK và kéo
theo các cuộc khủng hoảng tài chính (điều này từng diễn ra trong cuộc khủng hoảng tài chính
Châu Á, năm 1997). Thực tiễn cho thấy, ở các thị trường tài chính chưa phát triển đầy đủ thì
mức độ tổn thương càng nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, trong một thị trường tài chính hội nhập, minh bạch thông tin cũng là một trong
những điều kiện nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của TTCK cũng như tạo niềm tin cho
các nhà đầu tư (bao gồm cả nhà ĐTNN). Để tăng cường minh bạch thông tin trên TTCK,
Chính phủ cần chú trọng các giải pháp sau: Ban hành các quy định rõ ràng và các hình thức
xử phạt nghiêm minh những vi phạm liên quan đến việc công khai tài chính; bắt buộc các chủ
thể tuân thủ các thông lệ kế toán, kiểm toán và công bố thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm
gia tăng kỷ luật thị trường; bắt buộc công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán của tất cả các
công ty; nâng cao tính minh bạch của hệ thống ngân hàng; loại bỏ những bảo đảm ngầm hoặc
công khai của chính phủ đối với các khoản tiền gửi, góp phần làm giảm rủi ro đạo đức. Bên
124
cạnh đó, chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ngoại hối,
bao gồm cả yêu cầu về dự trữ ngoại hối đủ lượng cần thiết để đáp ứng trước các cú sốc bên
ngoài, đặc biệt là đối phó với dòng vốn ngắn hạn như FPI.
5.2.3. Một số hàm ý chính sách hỗ trợ khác
5.2.3.1. Quản lý độ mở thương mại
Độ mở thương mại (còn gọi là độ mở nền kinh tế) phản ánh mức độ mở cửa hội nhập của
một quốc gia. Nền kinh tế mở là một nền kinh tế có giao dịch với các nền kinh tế khác. Nền
kinh tế này trái với một nền kinh tế đóng cửa, trong đó không có xuất khẩu, không có nhập
khẩu, không có di chuyển vốn quốc tế.
Theo kết quả các mô hình nghiên cứu, độ mở nền kinh tế tác động có ý nghĩa thống kê đến
các yếu tố tỷ giá thực đa phương, vốn FDI và cả vốn FPI. Trong đó, độ mở thương mại tác
động cùng chiều đến tỷ giá thực ở độ trễ 3 quý và 4 quý, có nghĩa là độ mở thương mại tăng
có xu hướng làm giảm giá trị đồng tiền Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả phân rã phương sai cho
thấy tác động của độ mở thương mại dến REER khá nhẹ (khoảng 0,6% ở độ trễ 3 quý và
khoảng 1,7% ở độ trễ 4 quý). Bên cạnh đó độ mở thương mại tác động cùng chiều khá nhẹ
đến vốn FDI ở độ trễ 2 quý và 3 quý (khoảng 1,4% ở độ trễ 3 quý và khoảng 2,4% ở độ trễ 4
quý); trong khi tác động ngược chiều mạnh hơn đến vốn FPI (khoảng 3,4% ở độ trễ 2 quý và
khoảng 4,3% ở độ trễ 3 quý). Điều này cho thấy, độ mở thương mại có ảnh hưởng đến mối
quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN nhưng mức độ tác động không nhiều.
Thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam có độ mở thương mại khá cao và tăng lên tương đối
nhanh, là kết quả của chính sách hội nhập quốc tế đa phương, vừa giúp khai thác thế mạnh
của kinh tế trong nước, vừa tranh thủ được thị trường thế giới. Điều này cũng đồng nghĩa nền
kinh tế ở trong nước sẽ bị tác động nhanh, mạnh bởi các biến động từ thị trường quốc tế. Bên
cạnh đó, phân tích đặc điểm của độ mở nền kinh tế cho thấy, độ mở của nền kinh tế Việt Nam
còn nhiều bất cập. Cụ thể là: độ mở của nền kinh tế còn nặng về số lượng và hạn chế về chất
lượng; đạt trạng thái xuất siêu là do nhập khẩu giảm tương đối; độ mở thương mại cao và tăng
nhanh phần quan trọng do sự đóng góp lớn của khu vực có vốn FDI. Do vậy, trong thời gian
tới, Chính phủ cần có chính sách cải thiện độ mở thương mại theo hướng nâng cao về chất
lượng, đồng thời tiếp tục gia tăng độ mở thương mại về số lượng nhằm tạo nền tảng tốt cho
ổn định tỷ giá và gia tăng thu hút vốn ĐTNN.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần tiếp tục nghiên cứu và ký kết tham gia các điều ước và định
chế quốc tế thuộc lĩnh vực hội nhập quốc tế về đầu tư để tạo mối quan hệ thúc đấy mở rộng
dòng vốn FDI. Đồng thời, Chính phủ cần quy định rõ hơn những lĩnh vực ưu đãi khuyến khích
125
đầu tư cũng như cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch hóa các thủ tục đầu tư và đảm bảo thực
thi có hiệu lực hệ thống pháp luật nhằm ổn định môi trường đầu tư tạo tâm lý an tâm cho các
nhà ĐTNN. Đối với hoạt động xúc tiến đầu tư cần phân loại và lựa chọn các nhà đầu tư phù
hợp với lợi thế của Việt Nam để có chính sách khuyến khích, hỗ trợ kịp thời cho các tập đoàn,
công ty đa quốc gia có vốn sở hữu nước ngoài có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam.
5.2.3.2. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một yêu cầu trong chiến lược phát triển kinh tế, là mục tiêu theo đuổi
của các nhà quản lý chính sách. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tăng trưởng kinh tế tác động có
ý nghĩa thống kê đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN thông qua tác động đến tỷ giá và
vốn FPI, dù tác động nhỏ. Tăng trưởng kinh tế tác động cùng chiều đến REER ở độ trễ 1 quý
nhưng dài hạn hơn thì có tác động ngược chiều đến REER ở độ trễ 2 quý. Như vậy, trong ngắn
hạn, tăng trưởng kinh tế tác động làm giảm giá trị thực của đồng tiền Việt Nam, nhưng lâu dài
hơn thì lại làm tăng giá trị thực của VND. Bên cạnh đó, tăng trưởng chưa có tác động có ý nghĩa
thống kê đến vốn FDI, nhưng lại có tác động ngược chiều đến FPI ở độ trễ 4 quý tuy nhiên,
mức độ tác động rất nhẹ (chỉ đóng góp 0,9% vào thay đổi của FPI). Trong thời gian qua, tăng
trưởng kinh tế Việt Nam các năm qua luôn duy trì ổn định ở mức cao trong các năm qua (GDP
bình quân 6,5-7%/năm). Trong thời gian tới, Chính phủ cần tiếp tục ổn định nền kinh tế, phấn
đấu duy trì mức độ tăng trưởng cao và bền vững. Đặc biệt là, Chính phủ cần kiểm soát ngăn
chặn tình trạng tăng trưởng nóng của nền kinh tế, nguy cơ gây bất ổn cho nền kinh tế.
5.2.3.3. Đối phó nguy cơ khủng hoảng tài chính khu vực và toàn cầu
Thuật ngữ khủng hoảng tài chính được sử dụng để mô tả các tình huống, ở đó các định chế
tài chính hoặc các tài sản tài chính mất đi phần lớn giá trị của chúng. Khủng hoảng tài chính
cũng được xem là sụp đổ của thị trường chứng khoán và sự “bốc hơi” về giá của các tài sản
tài chính, dẫn đến khủng hoảng tiền tệ và sự vỡ nợ quốc gia. Một nền kinh tế đóng sẽ ít chịu
tác động bởi các yếu tố bên ngoài, trong khi nền kinh tế mở chịu tác động mạnh mẽ của các
cuộc khủng hoảng khu vực và toàn cầu. Khi mức độ toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế
và tự do hoá thương mại ngày càng tăng thì nguy cơ lây lan các cuộc khủng hoảng tài chính
khu vực và toàn cầu ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đối vói các quốc gia có thu hút vốn
ĐTNN, khủng hoảng sẽ dẫn đến sự sụt giảm vốn FDI, cũng như sự tháo chạy nhanh chóng
của vốn FPI. Trong đó, sự thoái vốn ồ ạt của dòng vốn FPI sẽ ngay lập tức gây ảnh hưởng
nặng nề đến thị trường chứng khoán nói riêng cũng như thị trường tài chính nói chung.
126
Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ ra rằng khủng hoảng tài chính tác động có ý nghĩa thống
kê đến tỷ giá và vốn ĐTNN, đặc biệt là vốn FPI. Ở độ trễ 4 quý, khủng hoảng làm tăng REER,
nghĩa là sau 4 quý xảy ra khủng hoảng tài chính thì đồng tiền Việt Nam có khuynh hướng
giảm giá trị. Điều này cho thấy, khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến tương quan giá trị đồng
tiền giữa các quốc gia, từ đó làm thay đổi tỷ giá.
Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác động cùng chiều đến cả hai dòng vốn FDI và
FPI ở độ trễ 1 quý. Kết quả cho thấy, khủng hoảng tác động có ý nghĩa thống kê mối quan hệ
giữa tỷ giá và vốn ĐTNN. Tuy nhiên, chiều hướng tác động vẫn còn nhiều tranh cãi. Khác
với kỳ vọng của nghiên cứu, khủng hoảng tài chính được tìm thấy tác động cùng chiều đến
vốn ĐTNN. Điều này có thể là do đặc điểm dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam gia tăng đáng kể
trùng hợp ngẫu nhiên với giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu (quý 2/2007). Mặt khác,
giai đoạn nghiên cứu chỉ có một cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra nên dữ liệu chưa phản
ảnh đầy đủ bản chất của những tác động của khủng hoảng tài chính đến vốn ĐTNN.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khủng hoảng tài chính tác động đến mối quan hệ giữa tỷ giá và
vốn ĐTNN, dù hướng tác động còn nhiều tranh cãi. Do vậy, trong quá trình nỗ lực thu hút
vốn ĐTNN, Chính phủ cần chú trọng phòng ngừa và đối phó các nguy cơ khủng hoảng tài
chính để kịp thời điều chỉnh nhằm giảm tác động của khủng hoảng tài chính đối với nền kinh
tế. Chính phủ có thể sử dụng các biện pháp phòng ngừa khủng hoảng như là: thiết lập hệ
thống số liệu giám sát dòng vốn, đặc biệt là biến động của vốn FPI; tăng cường công tác thanh
tra, giám sát hoạt động ngân hàng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn nguy cơ rủi ro từ
ngân hàng; giám sát nhằm đảm bảo thu hút và sử dụng vốn ĐTNN cho mục tiêu phát triển
kinh tế (đặc biệt là vốn FDI), tránh đầu tư dàn trải, không mang lại hiệu quả cho nền kinh tế;
kiện toàn khung pháp lý, phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro tiền tệ, lãi suất, hàng hóa
và chứng khoán nhằm kiểm soát và giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính.
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Hoàn thành luận án là nỗ lực rất lớn của NCS trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa
học. Sản phẩm luận án được hoàn thiện dựa trên sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tụy của hai giảng
viên hướng dẫn và ý kiến góp ý, phản biện của hội đồng bảo vệ các cấp. Tuy nhiên với thời
gian và nguồn số liệu có hạn, luận án cũng có những hạn chế nhất định, chưa hoàn thành trọn
vẹn. Những hạn chế này cũng là hướng nghiên cứu mà NCS quan tâm và sẽ tiếp tục thực hiện
trong tương lai. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án bao gồm:
127
Thứ nhất, về sử dụng các biến số trong các mô hình nghiên cứu. Bên cạnh các biến số
chính là tỷ giá và vốn FDI, và FPI mà mô hình hướng đến kiểm định các mối quan hệ, luận
án cũng đã chọn lọc và đưa vào mô hình các biến kiểm soát gồm các yếu tố vĩ mô như: độ
mở thương mại, tăng trưởng kinh tế và biến giả khủng hoàng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên,
về mặt lý thuyết, mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN có thể chịu ảnh
hưởng của các yếu tố như lãi suất và độ mở tài chính. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo cần
phát triển nghiên cứu bổ sung thêm các biến vào mô hình nhằm giải thích đầy đủ hơn về tác
động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mô hình.
Thứ hai, về việc phân tách mẫu nghiên cứu đối với dòng vốn FPI. Luận án đo lường mối
quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI với dữ liệu là vốn FPI tổng thể bao gồm thành phần chứng
khoán vốn và chứng khoán nợ. Tuy nhiên, nếu xem xét chi tiết hơn, hai thành phần vốn này
còn có khác biệt cơ bản về mặt bản chất cũng như xu hướng vận động. Do đó, việc phân chia
mẫu nghiên cứu ra các thành phần chứng khoán chi tiết hơn cũng có thể đạt được những kết
quả nghiên cứu phản ánh rõ hơn về xu hướng vận động của dòng vốn FPI. Các nghiên cứu
tiếp theo có thể thực hiện phân tách vốn FPI ra hai thành phần: chứng khoán vốn và chứng
khoán nợ để có thể kiểm định chi tiết hơn về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI.
Thứ ba, xác định giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các cuộc khủng hoảng tài chính
khu vực và toàn cầu thường có diễn biến âm thầm, khó nhận biết rõ ràng và tác động đối với
từng quốc gia có thể khác nhau về thời gian và mức độ ảnh hưởng. Mặc dù luận án xác định
giai đoạn khủng hoảng tài chính ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu của Aizenman và Binici
(2016) nhưng vẫn có thể có sự sai biệt về thời gian thực sự diễn ra khủng hoảng tài chính ở Việt
Nam. Điều này cũng hạn chế phần nào trong các kết luận của luận án. Trong tương lai, các
nghiên cứu sau cần thực hiện thêm các thủ tục kiểm định với các mốc thời gian khác nhau để
có thể xác định chính xác giai đoạn khủng hoảng tại Việt Nam.
Tiểu kết chương 5
Trong chương 5, luận án đã kết luận những kết quả nghiên cứu chính mà luận án đã chỉ ra
trong chương 4. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất một số hàm ý chính sách
về tỷ giá và chính sách thu hút vốn ĐTNN đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Mặc dù luận
án đã đạt được mục tiêu nghiên cứu nhưng không tránh khỏi những hạn chế khách quan do
giới hạn về thời gian cũng như dữ liệu thu thập ở thời điểm hiện tại. Đây cũng là cơ sở để các
nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục phát triển từ luận án.
xii
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
Trương An Bình (2015). Ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới FDI tại Việt Nam. Tạp chí kinh
tế và dự báo, 8 (592), 22-25.
Nguyễn Văn Bổn, Nguyễn Minh Tiến (2014). Các nhân tố quyết định dòng vốn FDI ở các
nước châu Á. Khoa học. Đại học Cần Thơ 2014, số 31D tr.124-131
Hạ Thị Thiều Dao, Phạm Thị Tuyết Trinh (2010). Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán
cân thanh toán. Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, năm 2010
Hạ Thị Thiều Dao (2012). Nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái thực: trường hợp Việt Nam”.
Nhà xuất thanh toán”. Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng, 103, tháng 12-2010.
bản thanh niên, trang 16-20
Hạ Thị Thiều Dao, Nguyễn Hồng Vinh (2012). Biến động luồng vốn vào và bất ổn kinh tế
vĩ mô của Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, số 12 (200)
tháng 12, 2012, trang 55-63.
Phan Thị Quốc Hương (2015). Các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào Việt Nam. Kinh tế
và Dự báo 2015, số 7 tr.45-47.
Lê Thị Lanh, Huỳnh Thị Cẩm Hà, Lê Thị Hồng Minh (2015). Tác động của các chỉ số kinh
tế vĩ mô đến dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) tại Việt Nam. Tạp chí Phát
triển và Hội nhập, số 29(30)-Tháng 01-02/2015
Đỗ Văn Lâm (2014). Các nhân tố tác động tới dao động tỷ giá. Tạp chí Thông tin và Dự Báo
Kinh tế -Xã hội số 103(7.2014), trang 13-22
Nguyễn Quốc Luật (2009). Đẩy mạnh thu hút FDI vào nông nghiệp. Tạp chí Kinh tế và Dự
báo 2009, Số 23 tr. 18-20
Hồ Đắc Nghĩa (2016). Phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
giai đoạn 1990-2015. Kinh tế và dự báo 2016, số 30 tr.13-16
Nguyễn Thị Hồng Nhung (2015). Ảnh hưởng của tỷ giá và các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
đến FDI. Tạp chí Kinh tế và Dự báo 2015, số 16 tr.51-53
Nguyễn Thị Hồng Nhung (2016). Ứng dụng mô hình ARDL đánh giá tác động của chính sách
tỷ giá và các nhân tố vĩ mô đến thu hút FDI tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và dự báo
2016, số 32, tr. 7-10
Nguyễn Văn Ngọc (2016). Từ điển Kinh tế học. Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân năm
2016, trang 118-124.
xiii
Nguyễn Kim Phước (2016). Các yếu tố ảnh hưởng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 120, tr.56-64
Bùi Thanh (2010). Đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam: thực trạng, nguyên nhân và giải
pháp. Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế-xã hội, số 55 (7-2010)
Sử Đình Thành, Nguyễn Minh Tiến (2014). Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế địa
phương ở Việt Nam. Phát triển Kinh tế 2014, số 283 tr.21-41
Nguyễn Đức Hoàng Thọ (2016). Đẩy mạnh thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI trên
địa bàn Hà Nội. Kinh tế và Dự báo 2016, số chuyên đề 4 tr.9-11
Lê Thanh Tùng (2014). Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và độ mở thương mại
tại Việt Nam. Tạp chí phát triển và hội nhập, số 18 (28) - tháng 09-10/2014.
Đặng Vinh (2013). Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại thành phố
Đà Nẵng trong tình hình mới. Khoa học & Công nghệ Đại học Đà Nẵng 2013, số 4
tr.156-161
Nguyễn Như Ý và Trần Thị Bích Dung, 2013. Giáo trình Kinh tế Vĩ mô. NXB Kinh tế,
TP.HCM 2013.
Tổng cục Thống kê (2018), Tổng điều tra kinh tế năm 2017 - Kết quả hoạt động của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011-2016, truy cập tại
<https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=19081 ngày
25/9/2019]
Quốc Hội (2014). Luật Đầu tư: Luật số 67/2014/QH13 quy định về hoạt động đầu tư được
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua
ngày 26 tháng 11 năm 2014.
Đại hội XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011). Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-
2020, ban hành ngày 17-03-2011.
Bộ Chính Trị (2019). Nghị quyết số 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách,
nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, thông qua
ngày 20-08-2019.
xiv
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
Abdullah, H., Bakar, N. A. A., & Hassan, S. (2006). Analysis of FDI Inflows To China
From Selected Asean Countries: A Panel Cointegration Approach. Journal of
Economic Cooperation and Development. 35(3), 1-28.
Agarwal, R. N. (1997). Foreign portfolio investment in some developing countries: A study
of determinants and macroeconomic impact. Indian Economic Review, 217-229.
Ahmed, S., & Zlate, A. (2014). Capital flows to emerging market economies: A brave new
world? Journal of International Money and Finance, 48, 221-248.
Aizenman, J., & Binici, M. (2016). Exchange market pressure in OECD and emerging
economies: Domestic vs. external factors and capital flows in the old and new
normal. Journal of International Money and Finance, 66, 65-87.
Al-Abri, A., & Baghestani, H. (2015). Foreign investment and real exchange rate volatility
in emerging Asian countries. Journal of Asian Economics, 37, 34-47.
Alba, J. D., Wang, P., & Park, D. (2010). The impact of exchange rate on FDI and the
interdependence of FDI over time. The Singapore Economic Review, 55(04), 733-747.
Ali, F. M., Spagnolo, F., & Spagnolo, N. (2017). Portfolio flows and the US dollar–yen
exchange rate. Empirical Economics, 52(1), 179-189.
Ang, J. B. (2008). Determinants of foreign direct investment in Malaysia. Journal of policy
modeling, 30(1), 185-189.
Anggitawati, D., & Ekaputra, I. A. (2020). Foreign Portfolio Investment Flows and
Exchange Rate: Evidence in Indonesia. Emerging Markets Finance and
Trade, 56(2), 260-274.
Aqeel, A., Nishat, M., & Bilquees, F. (2004). The determinants of foreign direct investment
in Pakistan [with comments]. The Pakistan Development Review, 651-664.
Arize, A. C. (1997). Conditional exchange-rate volatility and the volume of foreign trade:
Evidence from seven industrialized countries. Southern Economic Journal, 235-254.
Arthur, O. S., & Sheffrin, S. (2003). Economics: Principles in action. Upper Saddle
River. New Jersey, 7458, 551.
Asiedu, E. (2002). On the determinants of foreign direct investment to developing
countries: is Africa different? World development, 30(1), 107-119.
Asteriou, D., & Hall, S. G. (2007). Applied Econometrics: a modern approach, revised
edition. Hampshire: Palgrave Macmillan, 46(2), 117-155.
xv
Athukorala, P. C., & Rajapatirana, S. (2003). Capital inflows and the real exchange rate: a
comparative study of Asia and Latin America. World Economy, 26(4), 613-637.
Baek, I. M. (2006). Portfolio investment flows to Asia and Latin America: Pull, push or
market sentiment? Journal of Asian Economics, 17(2), 363-373.
Baek, I. M., & Okawa, T. (2001). Foreign exchange rates and Japanese foreign direct
investment in Asia. Journal of Economics and Business, 53(1), 69-84.
Ball, L. (2008). Money, banking and financial markets. Worth publishers. 155-168.
Barrell, R., & Pain, N. (1996). An econometric analysis of US foreign direct
investment. The review of economics and statistics, 200-207.
Bénassy-Quéré, A., Fontagné, L., & Lahrèche-Révil, A. (2001). Exchange-rate strategies
in the competition for attracting foreign direct investment. Journal of the Japanese
and international Economies, 15(2), 178-198.
Berdiev, A. N., Kim, Y., & Chang, C. P. (2012). The political economy of exchange rate
regimes in developed and developing countries. European Journal of Political
Economy, 28(1), 38-53.
Bleaney, M., & Greenaway, D. (2001). The impact of terms of trade and real exchange rate
volatility on investment and growth in sub-Saharan Africa. Journal of development
Economics, 65(2), 491-500.
Blonigen, B. A. (1997). Firm-specific assets and the link between exchange rates and
foreign direct investment. The American Economic Review, 447-465
Boateng, A., Hua, X., Nisar, S., & Wu, J. (2015). Examining the determinants of inward
FDI: Evidence from Norway. Economic Modelling, 47, 118-127.
Bolling, C., Shane, M., & Roe, T. (2007). Exchange rates and US foreign direct investment
in the global processed food industry. Agricultural and Resource Economics
Review, 36(2), 230-238.
Borensztein, E., De Gregorio, J., & Lee, J. W. (1998). How does foreign direct investment
affect economic growth? Journal of international Economics, 45(1), 115-135.
Bouoiyour, J., & Rey, S. (2005). Exchange rate regime, real exchange rate, trade flows and
foreign direct investments: the case of Morocco. African Development
Review, 17(2), 302-334.
Brink, N., & Viviers, W. (2003). Obstacles in attracting increased portfolio investment into
southern Africa. Development Southern Africa, 20(2), 213-236.
xvi
Brooks, R., Edison, H., Kumar, M.S., Sløk, T. (2004). Exchange rates and capital flows.
European Financial Management, 10: 511–533.
Broto, C., Diaz-Cassou, J. & Erce-Dominguez, A. (2011). Measuring and explaining the
volatility of capitalflows toward emerging countries. Journal of Banking Finance,
35, 1941–1953.
Brzozowski, M. (2006). Exchange rate variability and foreign direct investment:
consequences of EMU enlargement. Eastern European Economics, 44(1), 5-24.
Buch, C. M., & Kleinert, J. (2008). Exchange rates and FDI: goods versus capital market
frictions. World Economy, 31(9), 1185-1207.
Burakov, D., Intse, M., & Freidin, M. (2018). Energy Consumption, Trade Openness and
Exchange Rate Impact on Foreign Direct Investment in Union State of Russia and
Belarus. International Journal of Energy Economics and Policy, 8(4), 77-82.
Calvo, G. A., Leiderman, L., & Reinhart, C. M. (1996). Inflows of Capital to Developing
Countries in the 1990s. Journal of economic perspectives, 10(2), 123-139.
Campa, J. M. (1993). Entry by foreign firms in the United States under exchange rate
uncertainty. The Review of Economics and Statistics, 614-622.
Campa, J., Donnenfeld, S., & Weber, S. (1998). Market structure and foreign direct
investment. Review of International Economics, 6(3), 361-380.
Caporale, G. M., Ali, F. M., & Spagnolo, N. (2015). Exchange rate uncertainty and
international portfolio flows: A multivariate GARCH-in-mean approach. Journal of
International Money and Finance, 54, 70-92.
Caporale, G. M., Ali, F. M., Spagnolo, F., & Spagnolo, N. (2017). International portfolio
flows and exchange rate volatility in emerging Asian markets. Journal of
International Money and Finance, 76, 1-15.
Carrieri, F., Errunza, V., & Majerbi, B. (2006). Does emerging market exchange risk affect
global equity prices? Journal of Financial and Quantitative Analysis, 41(3), 511-540.
Carruth, A., Dickerson, A., & Henley, A. (2000). What do we know about investment under
uncertainty? Journal of Economic Surveys, 14(2), 119-154.
Cassel, G. (1920). Further observations on the world's monetary problem. The Economic
Journal, 30(117), 39-45.
Chakrabarti, A. (2001). The determinants of foreign direct investments: Sensitivity analyses
of cross‐country regressions. Kyklos, 54(1), 89-114.
xvii
Chan, M. L., Hou, K., Li, X., & Mountain, D. C. (2014). Foreign direct investment and its
determinants: A regional panel causality analysis. The Quarterly Review of
Economics and Finance, 54(4), 579-589.
Choi, J. J., & Rajan, M. (1997). A joint test of market segmentation and exchange risk factor
in international capital market. Journal of International Business Studies, 28(1), 29-49.
Clare, G. (1992). The impact of exchange rate risk on the foreign direct investment of US
multinational manufacturing companies. Open economies review, 3(2), 143-163.
Combes, J. L., Kinda, T., & Plane, P. (2012). Capital flows, exchange rate flexibility, and
the real exchange rate. Journal of Macroeconomics, 34(4), 1034-1043.
Connolly, M., & Deveraux, J. (1995). The equilibrium real exchange rate: Theory and
evidence for Latin America. Fundamental determinants of exchange rates, 154-81.
Crowley, P., & Lee, J. (2003). Exchange rate volatility and foreign investment: international
evidence. The International Trade Journal, 17(3), 227-252.
Cương, H. C., Ngọc, Đ. T. B., Mai, B. T. P., & Linh, Đ. H. (2013). Trade liberalization and
foreign direct investment in Vietnam: A gravity model using Hausman-taylor
Estimator Approach. Journal of Science & Development, 11(1), 85-96.
Cushman, D. O. (1985). Real exchange rate risk, expectations, and the level of direct
investment. The Review of Economics and Statistics, 297-308.
Cushman, D. O. (1988). Exchange-rate uncertainty and foreign direct investment in the
United States. Review of World Economics (Weltwirtschaftliches Archiv), 124(2),
322-336.
Darby, J., Hallett, A. H., Ireland, J., & Piscitelli, L. (1999). The impact of exchange rate
uncertainty on the level of investment. The Economic Journal, 109(454), 55-67.
De Antoni, E. (2010). Minsky, Keynes, and financial instability: The recent subprime
crisis. International Journal of Political Economy, 39(2), 10-25.
Del Negro, M., & Schorfheide, F. (2011). Bayesian macroeconometrics. The Oxford
handbook of Bayesian econometrics, 293, 389.
Delaunay, C., & Torrisi, C. R. (2012). FDI in Vietnam: An empirical study of an economy
in transition. Journal of Emerging Knowledge on Emerging Markets, 4(1).
Demirhan, E., & Masca, M. (2008). Determinants of foreign direct investment flows to
developing countries: a cross-sectional analysis. Prague economic papers, 4(4),
356-369.
xviii
Dhakal, D., Nag, R., Pradhan, G., & Upadhyaya, K. P. (2010). Exchange rate volatility and
foreign direct investment: Evidence from East Asian countries. The International
Business & Economics Research Journal, 9(7), 121.
Dickey, D. A., & Fuller, W. A. (1979). Distribution of the estimators for autoregressive
time series with a unit root. Journal of the American statistical association, 74(366a),
427-431.
Dixit, A. (1989). Entry and exit decisions under uncertainty. Journal of political
Economy, 97(3), 620-638.
Djulius, H. (2017). Energy use, trade openness, and exchange rate impact on foreign direct
investment in Indonesia. International Journal of Energy Economics and
Policy, 7(5), 166-170.
Dornbusch, R., 1998. Should the IMF Pursue Capital-Account Convertibility? Essays in
International Finance, ed. by S. Fischer et al., p. 20-27.
Drine, I., & Rault, C. (2006). Learning about the long-run determinants of real exchange
rates for developing countries: A panel data investigation. Contributions to
Economic Analysis, 274, 307-325.
Duasa, J., & Kassim, S. H. (2009). Foreign portfolio investment and economic growth in
Malaysia. The Pakistan Development Review, 109-123.
Dunning, J. H. (1980). Toward an eclectic theory of international production: Some
empirical tests. Journal of international business studies, 11(1), 9-31.
Dunning, J. H., & Rugman, A. M. (1985). The influence of Hymer's dissertation on the theory
of foreign direct investment. The American Economic Review, 75(2), 228-232.
Dunning, J. H. (1988). The theory of international production. The International Trade
Journal, 3(1), 21-66.
Edgington, D. W., & Hayter, R. (2001). Japanese direct foreign investment and the Asian
financial crisis. Geoforum, 32(1), 103-120.
Edwards, S. (1994). Trade and industrial policy reform in Latin America (No. w4772).
National Bureau of Economic Research.
Ellahi, N. (2011). Exchange rate volatility and foreign direct investment (FDI) behavior in
Pakistan: A time series analysis with auto regressive distributed lag (ARDL)
application. African Journal of Business Management, 5(29), 11656-11661.
xix
Engle, R. F., & Granger, C. W. (1987). Co-integration and error correction: representation,
estimation, and testing. Econometrica: journal of the Econometric Society, 251-276.
Erdal, F., & Tatoglu, E. (2002). Locational determinants of foreign direct investment in an
emerging market economy: Evidence from Tukey. Multinational business
review, 10, 21-27.
Ersoy, I. (2013). The role of private capital inflows and the exchange market pressure on
real exchange rate appreciation: The case of Turkey. South African Journal of
Economics, 81(1), 35-51.
Eun, C. S., & Resnick, B. G. (1988). Exchange rate uncertainty, forward contracts, and
international portfolio selection. The Journal of Finance, 43(1), 197-215.
Fidora, M., Fratzscher, M., & Thimann, C. (2007). Home bias in global bond and equity
markets: the role of real exchange rate volatility. Journal of international Money and
Finance, 26(4), 631-655.
Fratzscher, M. (2012). Capital flows, push versus pull factors and the global financial
crisis. Journal of International Economics, 88(2), 341-356.
Froot, K. A., & Stein, J. C. (1991). Exchange rates and foreign direct investment: an
imperfect capital markets approach. The Quarterly Journal of Economics, 106(4),
1191-1217.
Garg, R., & Dua, P. (2014). Foreign portfolio investment flows to India: determinants and
analysis. World Development, 59, 16-28.
Georgopoulos, G. J. 2008). Cross-border mergers and acquisitions: does the exchange rate
matter? Some evidence for Canada. Canadian Journal of Economics, 41 (2), 450474.
Goldberg, L. S. (1993). Exchange rates and investment in United States industry. The
Review of Economics and Statistics, 575-588.
Goldberg, L. S., & Klein, M. W. (1997). Foreign Direct Investment, Trade and Real
Exchange Rate Linkages in Developing Countries (No. w6344). National Bureau of
Economic Research.
Goldberg, L.S. and Kolstad, C.D. (1995). Foreign direct investment and demand
uncertainty. International Economic Review 36, 855–873.
Gopinath, M., Pick, D., & Vasavada, U. (1998). Exchange rate effects on the relationship
between FDI and trade in the US food processing industry. American Journal of
Agricultural Economics, 80(5), 1073-1079.
xx
Görg, H., & Wakelin, K. (2002). The impact of exchange rate volatility on US direct
investment. The Manchester School, 70(3), 380-397.
Gottschalk, S., & Hall, S. (2008). Foreign direct investment and exchange rate uncertainty
in South‐East Asia. International Journal of Finance & Economics, 13(4), 349-359.
Grossmann, A., Paul, C., & Simpson, M. W. (2017). The impact of exchange rate deviations
from relative PPP equilibrium on the US demand for foreign equities. Journal of
International Money and Finance, 77, 57-76.
Grubel, H. G. (1968). Internationally diversified portfolios: welfare gains and capital
flows. The American Economic Review, 58(5), 1299-1314.
Gyntelberg, J., Loretan, M., & Subhanij, T. (2018). Private information, capital flows, and
exchange rates. Journal of International Money and Finance, 81, 40-55.
Hanh, P. T. H. (2011). Does WTO accession matter for the dynamics of foreign direct
investment and trade? Economics of Transition, 19(2), 255-285.
Hau, H., & Rey, H. (2005). Exchange rates, equity prices, and capital flows. The Review of
Financial Studies, 19(1), 273-317.
Healy, P. M., & Palepu, K. G. (1993). The effect of firms' financial disclosure strategies on
stock prices. Accounting horizons, 7(1), 1.
Hubert, F., & Pain, N. (1999). Innovation and the regional and industrial pattern of German
foreign direct investment. Investment, Innovation and the Diffusion of Technology in
Europe. Cambridge University Press, Cambridge, 168-194.
Hung, J. H. (1997). The exchange rate's impact on overseas profits of US
multinationals. Journal of Economics and Business, 49(5), 439-458.
Hymer, S. H. (1976). The International Operations of National Firms. A Study of Direct
Foreign Investment (1960). MIT Monographs in Economics, Cambridge,
Massachusetts.
Ibarra, C. A. (2011). Capital flows and real exchange rate appreciation in Mexico. World
Development, 39(12), 2080-2090.
Ibicioglu, M. (2012). The Effect of Non-residents’ Portfolio Investment on Exchange Rate:
Evidence from Turkey. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 62, 580-584.
Ibrahim, Y., & Raji, J. O. (2018). Cross-border merger and acquisition activities in Asia: the
role of macroeconomic factors. Studies in Economics and Finance, 35(2), 307-329.
xxi
Ifeakachukwu, N. P., & Ditimi, A. (2014). Capital inflows and exchange rate in
Nigeria. Mediterranean Journal of Social Sciences, 5(7), 263.
IMF (2005a), Balance of Payments and International Investment Position Manual, 6th
edition, paragraph 6.8, p.100.
https://www.imf.org/external/pubs/ft/bop/2007/pdf/chap6.pdf
IMF (2005b), Balance of Payments and International Investment Position Manual, 6th
edition, paragraph 6.54, p.110.
https://www.imf.org/external/pubs/ft/bop/2007/pdf/chap6.pdf
Itagaki, T. (1981). The theory of the multinational firm under exchange rate
uncertainty. Canadian Journal of Economics, 276-297.
Jabri, A., Guesmi, K., & Abid, I. (2013). Determinants of foreign direct investment in
MENA region: Panel co-integration analysis. The Journal of Applied Business
Research, 29(4), 1103-1109.
Jehan, Z., & Hamid, A. (2017). Exchange rate volatility and capital inflows: role of financial
development. Portuguese Economic Journal, 16(3), 189-203.
Johansen, S. (1991). Estimation and hypothesis testing of cointegration vectors in Gaussian
vector autoregressive models. Econometrica: journal of the Econometric Society,
1551-158.
Jongwanich, J., & Kohpaiboon, A. (2013). Capital flows and real exchange rates in
emerging Asian countries. Journal of Asian Economics, 24, 138-146.
Karimpoor, R., Nasiri, P., Moqaddam, Z. K., Ghasemi, S., & Vatani, M. S. (2014). Analyze
of the effect of exchange rate fluctuation on foreign direct investment. Advances in
Environmental Biology, 206-215.
Khandare, V. B. (2016). Impact of exchange rate on FDI: A comparative study of India and
China. IJAR, 2(3), 599-602.
Kili, Z. (2018). The Relationship between Exchange Rate Volatility and Foreign Direct
Investment in Turkey: Toda and Yamamoto Causality Analysis. International
Journal of Economics and Financial Issues, 8(4), 61.
Kiyota, K., & Urata, S. (2004). Exchange rate, exchange rate volatility and foreign direct
investment. World Economy, 27(10), 1501-1536.
xxii
Klein, M. W., & Rosengren, E. (1994). The real exchange rate and foreign direct investment
in the United States: relative wealth vs. relative wage effects. Journal of
international Economics, 36(3-4), 373-389.
Kodongo, O., & Ojah, K. (2013). Real exchange rates, trade balance and capital flows in
Africa. Journal of Economics and Business, 66, 22-46.
Kodongo, O., và Ojah, K. (2012). The dynamic relation between foreign exchange rates
and international portfolio flows: Evidence from Africa's capital
markets. International Review of Economics & Finance, 24, 71-87.
Kogut, B., & Chang, S. J. (1996). Platform investments and volatile exchange rates: Direct
investment in the US by Japanese electronic companies. The Review of Economics
and Statistics, 221-231.
Kohlhagen, S. W. (1977). Exchange rate changes, profitability, and direct foreign
investment. Southern Economic Journal, 43-52.
Komuves, Z., & RAMIREZ, M. D. (2014). FDI, Exchange Rate, and Economic Growth in
Hungary, 1995-2012: Causality and Cointegration Analysis. Applied Econometrics
and International Development, 14(1), 45-58.
Kosteletou, N., & Liargovas, P. (2000). Foreign direct investment and real exchange rate
interlinkages. Open economies review, 11(2), 135-148.
Krugman, P. (1983). New theories of trade among industrial countries. The American
Economic Review, 73(2), 343-347.
Kyereboah-Coleman, A., & Agyire-Tettey, K. F. (2008). Effect of exchange-rate volatility
on foreign direct investment in Sub-Saharan Africa: The case of Ghana. The Journal
of Risk Finance, 9(1), 52-70.
Lanyi, A., & Suss, E. C. (1982). Exchange rate variability: alternative measures and
interpretation. Staff Papers, 29(4), 527-560.
Lartey, E. K. (2011). Financial openness and the Dutch disease. Review of Development
Economics, 15(3), 556-568.
Lartey, E. K. (2017). FDI, Sectoral Output and Real Exchange Rate Dynamics under
Financial Openness. Bulletin of Economic Research, 69(4), 384-394.
Lee, J. W. (2015). Dynamic Relationships between exchange rates and foreign direct
investment: Empirical evidence from Korea. Asian Economic Journal, 29(1), 73-90.
xxiii
Leitão, N. C. (2015). Energy consumption and foreign direct investment: a panel data
analysis for Portugal. International Journal of Energy Economics and Policy, 5(1),
138-147.
Lexicon, F. T. (2014). Definition of foreign direct investment. Online source:
ft. com/Term.
Lipsey, R. E., Feenstra, R. C., Hahn, C. H., & Hatsopoulos, G. N. (1999). The role of foreign
direct investment in international capital flows. In International capital flows (pp.
307-362). University of Chicago Press.
Madura, J. & Fox R. (2011) International Financial Management.2nd Edition. Cengage
Learning EMEA.
Markowitz, Harry. 1952. “Portfolio Selection”. Journal of Finance. 7:1, pp. 77–99.
McKenzie, M. D. (1999). The impact of exchange rate volatility on international trade
flows. Journal of economic Surveys, 13(1), 71-106.
Ménil, G. D. (1999). Real capital market integration in the EU: How far has it gone? What
will the effect of the euro be?. Economic Policy, 14(28), 166-201.
Mensah, L., Bokpin, G. A., & Dei Fosu-Hene, E. (2017). Foreign exchange rate moments
and FDI in Ghana. Journal of Economics and Finance, 41(1), 136-152.
Minsky, H. P. (1992). The financial instability hypothesis. The Jerome Levy Economics
Institute Working Paper, (74).
Mishkin, F. S. & Eakins S. (2009) Financial Markets and Institutions 6th Edition. Pearson
Prentice Hall. 349-350
Mishkin, F. S. (2018). The economics of money, banking, and financial markets (12th
Edition). Pearson education. 434-435
Mlambo, C., Maredza, A., & Sibanda, K. (2013). Effects of exchange rate volatility on the
stock market: A case study of South Africa. Mediterranean Journal of Social
Sciences, 4(14), 561.
Morande, F. G. (1988). Domestic currency appreciation and foreign capital inflows: What
comes first? (Chile, 1977–1982). Journal of International Money and Finance, 7,
447-466.
Nucci, F., & Pozzolo, A. F. (2001). Investment and the exchange rate: An analysis with
firm-level panel data. European Economic Review, 45(2), 259-283.
xxiv
Omolola, J. S., & Adefemi, A. A. (2018). Modelling the Effect of Stock Market Volatility
and Exchange Rate Volatility on Foreign Direct Investment in Nigeria: A New
Framework Approach. Asian Economic and Financial Review, 8(12), 1482-1505.
Opoku-Afari, M., Morissey, O., & Lloyd, T. (2004). Real exchange rate response to capital
inflows: A dynamic analysis for Ghana (No. 04/12). Credit Research Paper.
Opperman, P., & Adjasi, C. K. D. (2017). The determinants of private capital flow volatility
in Sub-Saharan African countries. Research in International Business and
Finance, 42, 312-320.
Pain, N., & Van Welsum, D. (2003). Untying the Gordian knot: The multiple links between
exchange rates and foreign direct investment. JCMS: Journal of Common Market
Studies, 41(5), 823-846.
Pham, T. H. H., & Nguyen, T. D. (2013). Foreign direct investment, exports and real
exchange rate linkages in Vietnam: evidence from a co-integration
approach. Journal of Southeast Asian Economies, 250-262.
Polat, B., & Payaslıoğlu, C. (2016). Exchange rate uncertainty and FDI inflows: the case of
Turkey. Asia-Pacific Journal of Accounting & Economics, 23(1), 112-129.
Portes, R., & Rey, H. (2005). The determinants of cross-border equity flows. Journal of
international Economics, 65(2), 269-296.
Pozo, C. A. D. S. (2001). Foreign exchange rates and foreign direct investment in the United
States. The International Trade Journal, 15(3), 323-343.
Pradhan, G., Schuster, Z., & Upadhyaya*, K. P. (2004). Exchange rate uncertainty and the
level of investment in selected South-east Asian countries. Applied
Economics, 36(19), 2161-2165.
Ramirez, M. D., & Kőműves, Z. (2014). Economic infrastructure, private capital formation,
and FDI inflows to Hungary: a unit root and co-integration analysis with structural
breaks. Atlantic Economic Journal, 42(4), 367-382.
Rapp, T. A., & Reddy, N. N. (2000). The effect of real exchange rate volatility on bilateral
sector exports. The Journal of Economics, 26(1), 87-104.
Ruiz, I., & Pozo, S. (2008). Exchange rates and US direct investment into Latin
America. Journal of International Trade and Economic Development, 17(3), 411-438.
Sarno, L., & Taylor, M. P. (2002). Purchasing power parity and the real exchange rate. IMF
staff papers, 49(1), 65-105.
xxv
Sharifi-Renani, H., & Mirfatah, M. (2012). The impact of exchange rate volatility on
foreign direct investment in Iran. Procedia Economics and Finance, 1, 365-373.
Singhania, M., & Saini, N. (2018). Determinants of FPI in Developed and Developing
Countries. Global Business Review, 19(1), 187-213.
Stokman, A. C., & Vlaar, P. J. (1996). Volatility, international trade and capital flows. In Risk
management in volatile financial markets (pp. 115-132). Springer, Boston, MA.
Swenson, D. L. (1994). The impact of US tax reform on foreign direct investment in the
United States. Journal of Public Economics, 54(2), 243-266.
Takagi, S., & Shi, Z. (2011). Exchange rate movements and foreign direct investment
(FDI): Japanese investment in Asia, 1987–2008. Japan and the World
Economy, 23(4), 265-272.
Theil, H., & Goldberger, A. S. (1961). On pure and mixed statistical estimation in
economics. International Economic Review, 2(1), 65-78.
Tomlin, K.M. (2000). The effects of model specification on foreign direct investment models:
an application of count data models, Southern Economic Journal 67, 460 – 468.
Tsaurai, K. 2015. FDI location and exchange rates, is there really a relationship between
the two? Corporate Ownership and Control, 13 (1): 644-653.
Tsen, W. H. (2011). The real exchange rate determination: An empirical
investigation. International Review of Economics & Finance, 20(4), 800-811.
Ucal, M., Özcan, K. M., Bilgin, M. H., & Mungo, J. (2010). Relationship between financial
crisis and foreign direct investment in developing countries using semiparametric
regression approach. Journal of Business Economics and Management, 11(1), 20-33.
Uctum, M., và Uctum, R. (2011). Crises, portfolio flows, and foreign direct investment: An
application to Turkey. Economic Systems, 35(4), 462-480.
Udomkerdmongkol, M., Morrissey, O., & Görg, H. (2009). Exchange rates and outward
foreign direct investment: US FDI in emerging economies. Review of Development
Economics, 13(4), 754-764.
Urata, S., & Kawai, H. (2000). The determinants of the location of foreign direct investment
by Japanese small and medium-sized enterprises. Small Business Economics, 15(2),
79-103.
Vita, G. D., & Abbott, A. (2007). Do exchange rates have any impact upon UK inward
foreign direct investment? Applied Economics, 39(20), 2553-2564.
xxvi
Vo, X. V. (2018). Determinants of capital flows to emerging economies-Evidence from
Vietnam. Finance Research Letters, 27, 23-27.
Waqas, Y., Hashmi, S. H., & Nazir, M. I. (2015). Macroeconomic factors and foreign
portfolio investment volatility: A case of South Asian countries. Future Business
Journal, 1(1-2), 65-74.
World Bank (2020), Global Productivity: Trends, Drivers, and Policies.
https://www.worldbank.org/en/research/publication/global-productivity.
Yang, J. Y. Y., Groenewold, N., & Tcha, M. (2000). The determinants of foreign direct
investment in Australia. Economic Record, 76(232), 45-54.
Yol, M. A., & Teng, N. T. (2009). Estimating the domestic determinants of foreign direct
investment flows in Malaysia: Evidence from cointegration and error-correction
model. Jurnal Pengurusan (UKM Journal of Management), 28.
Zakaria, M., & Shakoor, S. (2013). Openness and FDI in Pakistan: what does the data tell
us? International Journal of Economic Research, 10(2).
xxvii
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Các đề tài nghiên cứu khoa học đã hoàn thành
STT Tên đề tài Nhiệm vụ Cấp
Năm
nghiệm thu
1
Thực trạng và giải pháp huy động nguồn vốn
đầu tư ngoài ngân sách phát triển cơ sở hạ tầng
kỹ thuật tại thành phố Cần Thơ
Thành viên Tỉnh 2017
2
Các nhân tố tác động mục tiêu kiểm soát vốn
đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) ở Việt Nam
Chủ nhiệm Trường 2013
3
Định giá đất tại Việt Nam – Giải pháp xây
dựng mô hình giá đất
Thành viên Trường 2012
2. Các công trình khoa học đã công bố:
STT Tên công trình
Mức độ
tham
gia
Nơi công bố
Năm
công
bố
1
Exchange Rate Volatility and FDI
Response in Vietnam during the
Financial Crisis (Tram Thi Xuan
Huong, My-Linh Thi Nguyen, Nguyen
Thi Kim Lien)
Đồng
tác giả
chính
The Journal of Asian Finance,
Economics and Business
(JAFEB)
ISSN: 2288-4637
ISI(ESCI), Scopus Q3
(đã chấp nhận đăng)
2021
2
The Effect of Trade Openness on
Foreign Direct Investment in Vietnam
(Nguyen Thi Kim Lien)
Tác giả
chính
The Journal of Asian Finance,
Economics and Business
(JAFEB)
ISSN: 2288-4637
ISI(ESCI), Scopus Q3
(đã chấp nhận đăng)
2021
3
An Empirical Study on Causal
Relationship between Real Effective
Exchange Rate and Foreign Portfolio
Investment in Vietnam (Nguyen Thi
Kim Lien)
Tác giả
chính
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “4th
International Conference on
Financial Econometrics
ECONVN'2021” &
Springer edited book:
Series Title: Studies in
Computational Intelligence
Title of Book: Prediction and
Causality in Econometrics and
Related Topics
(đã chấp nhận đăng)
2021
xxviii
4
An empirical study of the real
effective exchange rate and foreign
direct investment in Vietnam (Tram
Thi Xuan Huong, My-Linh Thi
Nguyen, Nguyen Thi Kim Lien)
Đồng
tác giả
chính
Investment Management and
Financial Innovations
ISSN: 1810-4967
Scopus Q3
(DOI:10.21511/imfi.17(4).202
0.01)
2020
5
Fintech and Banking: Evidence from
Vietnam (Nguyen Thi Kim Lien, Thu-
Trang Thi Doan,Toan Ngoc Bui)
Tác giả
chính
The Journal of Asian Finance,
Economics and Business
(JAFEB)
ISSN: 2288-4637
ISI(ESCI), Scopus Q3
(DOI:10.13106/jafeb.2020.vol
7.no9.419)
2020
6
The impact of real effective exchange
rate volatility on trade balance in
Vietnam (Nguyen Thi My Linh,
Nguyen Thi Kim Lien)
Đồng
tác giả
chính
Accounting
ISSN: 2369-7407
Scopus Q4
(DOI:10.5267/j.ac.2020.7.001)
2020
7
The effect of trade openness on
foreign direct investment: Evidence
from Vietnam
Tác giả
chính
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế
“Contemporary Issues in
Banking and Finance:
Sustainability, Fintech and
Uncertainties” do Đại học Kinh
tế Thành phố
Hồ Chí Minh tổ chức
ISBN: 978-604-80-4914-0
2020
8
A study on exchange rate volatility
and FDI response in Vietnam during
the financial crisis (Tram Thi Xuan
Huong, My-Linh Thi Nguyen, Nguyen
Thi Kim Lien)
Đồng
tác giả
chính
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế
“Contemporary Issues in
Banking and Finance:
Sustainability, Fintech and
Uncertainties” do Đại học Kinh
tế Thành phố
Hồ Chí Minh tổ chức
ISBN: 978-604-80-4914-0
2020
9
The volatility of real effective
exchange rate and the balance of trade
in Vietnam (Nguyen Thi My Linh,
Nguyen Thi Kim Lien)
Đồng
tác giả
chính
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế
“Commerce and Distribution”
do Đại học
Đà Nẵng tổ chức
ISBN: 978-604-603-150-5
2020
xxix
10
Tác động của tỷ giá đến vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam
(Trầm Thị Xuân Hương, Nguyễn Thị
Kim Liên)
Đồng
tác giả
chính
Tạp chí Kinh tế và
Ngân hàng Châu Á
(Trường Đại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh)
số 162, tháng 9-2019
2019
11
Tác động của tỷ giá đến vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
(Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị
Kim Liên)
Đồng
tác giả
chính
Tạp chí Khoa học Kinh tế
(Trường Đại học Kinh tế - Đại
học Đà Nẵng)
số 7(03) -2019
2019
12
Kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài (FPI) ở các quốc gia mới nổi và
bài học cho Việt Nam (Nguyễn Thị
Kim Liên)
Tác giả
chính
Tạp chí
Đại học Công nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh
số 01-2013
2013
13
Chính sách tỷ giá trong vai trò kiềm
chế lạm phát và kiểm soát vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài ở Việt nam
(Nguyễn Thị Kim Liên)
Tác giả
chính
Tạp chí
Phát triển Kinh tế
(Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh)
số 212
2008
14
Kiểm soát dòng vốn đầu tư gián tiếp
vào nước ngoài vào Việt Nam (tiếp
theo) (Nguyễn Thị Kim Liên)
Tác giả
chính
Tạp chí
Công nghệ Ngân hàng
(Trường Đại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh)
số 19
2007
15
Kiểm soát dòng vốn đầu tư gián tiếp
vào nước ngoài vào Việt Nam
(Nguyễn Thị Kim Liên)
Tác giả
chính
Tạp chí
Công nghệ Ngân hàng
(Trường Đại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh)
số 18
2007