Luận án Mức sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh – thực trạng và giải pháp

Trên cơ sở phát huy nội lực, cùng với sự ủng hộ của trung ương và hợp tác của các tổ chức quốc tế và khu vực, thành phố cần huy động mọi lực lượng, mọi tổ chức và cá nhân cùng tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng mức sống của thành phố ngang bằng với các thành phố lớn của các nước trong khu vực, tranh thủ lợi thế so sánh với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để phát triển theo hướng vừa bảo đảm lợi ích cho thành phố vừa đảm bảo tăng trưởng cho vùng và cả nước, lấy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố làm cực tăng trưởng cho các tỉnh lân cận góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

pdf148 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mức sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh – thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giàu nghèo. Các điều tra cho thấy các nhóm giàu (nhóm 4 và nhóm 5) sở hữu nhà có nguồn gốc từ nhà nƣớc hay nhà mua lại của nhà nƣớc chiếm tỷ lệ khá cao, trên dƣới 22 % trong khi các nhóm nghèo có tỷ lệ sở hữu loại nhà này rất nhỏ, chỉ khoảng 1%. Phải cần thấy rằng nhà ở là một chỉ tiêu phản ánh mức sống của dân cƣ và tình hình nhà đất trong khoảng 10 năm trở lại đây có nhiều biến động đã tạo điều kiện cho nhóm sở hữu nhà có nguồn gốc của nhà nƣớc thủ đắc một số lợi lớn từ sự chênh lệch giá trị căn nhà giữa giá thị trƣờng rất cao với giá bán hóa giá rất rẻ gần nhƣ vô lý. 114 III-2-2-2- Một Số nét đặc thù của TP.HCM trong việc thực hiện các giải pháp để nâng cao mức sống dân cư. Từ những nghiên cứu thực tiễn tại TP.HCM, có thể đề xuất một số giải pháp mang tính chiến lƣợc về nâng cao MSDC trên phạm vi cả nƣớc. Tuy nhiên do TP.HCM có những lợi thế nhất định về phát triển kinh tế - xã hội hơn các địa phƣơng khác nên điều kiện để vận dụng có thể sẽ khác nhau. Mặt khác, kinh nghiệm của một số địa phƣơng khác cũng khó có thể áp dụng vào thành phố ở một số khía cạnh do khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nói chung và cả đặc điểm của các cộng đồng dân cƣ hình thành trên những điều kiện khác nhau. Các lợi thế đặc thù của TP.HCM có thể kể đến là quy mô kinh tế lớn nhất cả nƣớc và mức đóng góp cho nguồn thu ngân sách cũng lớn nhất nên việc thực hiện chính sách điều tiết, phân phối lại sẽ dễ dàng hơn, khả năng tạo các nguồn quỹ phúc lợi cũng dồi dào hơn. Hơn nữa TP.HCM là nơi có MSDC cao nhất nƣớc nên việc định ranh giới nghèo phải ở mức cao hơn và việc điều tiết cũng phải có sự khác biệt. Đặc thù thứ ba là do có điều kiện phát triển kinh tế nên thành phố tập trung nhiều doanh nhân, khả năng tạo việc làm cho ngƣời lao động cũng cao hơn. Đặc thù thứ tƣ là TP.HCM thƣờng đi đầu trong phát triển kinh tế, có kinh nghiệm trong việc thử nghiệm các chính sách mới, các mô hình xã hội, có khả năng tổ chức các quỹ trợ cấp cho các đối tƣợng nghèo. Sau cùng, thành phố là nơi có quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nƣớc khá lớn, các chính sách về phân phối nhà cần hợp lý hơn để tạo nguồn thu cho ngân sách hoặc tạo nguồn vốn trợ cấp về nhà ở cho các đối tƣợng chính sách, gia đình nghèo đảm bảo tính công bằng xã hội. III-2-2-3- Kiến nghị một số giải pháp nhằm đạt các mục tiêu cụ thể nâng cao MSDC Trong những năm qua, thành phố đã thực hiện nhiều chính sách của Trung ƣơng đồng thời vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện đặc thù 115 của thành phố và đã đạt đƣợc những thành quả đáng kể trong việc nâng cao MSDC. Để đạt đƣợc các mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ VII đề ra trong đó có những mục tiêu liên quan đến phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, theo ngƣời viết cần có các giải pháp cấp thiết và lâu dài, phù hợp với điều kiện của thành phố và góp phần vào việc nâng cao MSDC chung cho cả nƣớc trong giai đoạn 2001-2005 và hƣớng tới năm 2010. Theo chúng tôi cũng nhƣ từ một số ý kiến phân tích của các cơ quan nghiên cứu kinh tế - xã hội thì các giải pháp này có thể đƣợc phân thành 2 nhóm giải pháp chính. Nhóm giải pháp phát triển kinh tế bền vững bao gồm gia tăng mức tăng trƣởng để nâng cao mức sống chung, các giải pháp giảm khoảng cách phân hoá giàu nghèo qua các chính sách thuế - ngân sách, chính sách việc làm... Nhóm giải pháp đẩy mạnh tiến bộ xã hội bao gồm giáo dục, y tế, nhà ở, đầu tƣ cơ sở hạ tầng, tạo vốn cho các chƣơng trình xoa đói giảm nghèo. III-2-2-3-1- Các giải pháp nhằm phát triển kinh tế một cách bền vững - Giải pháp nhằm mục tiêu tăng trƣởng kinh tế. Hiện nay tăng trƣởng GDP của thành phố đang ở mức khá nhƣng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế còn chậm, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Thực tế tại nhiều nƣớc trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế cho thấy không phải trong mọi trƣờng hợp tốc độ GDP cao là có tác dụng tích cực mà còn liên quan đến hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nếu GDP tăng cao mà hiệu quả kinh tế giảm thì cần xem xét lại cơ cấu đầu tƣ và quản lý đầu tƣ. Tình hình hiện nay cho thấy nếu không có những giải pháp và biện pháp mạnh mẽ tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế trên địa bàn TP.HCM thì lợi thế so sánh của kinh tế thành phố đối với khu vực sẽ giảm dần. Để đạt đƣợc mức tăng trƣởng GDP hàng năm trong giai đoạn 2001-2005 từ 11% trở lên và trên 12 % trong giai đoạn 2006-2010, cơ cấu ngành 116 kinh tế sẽ đƣợc đầu tƣ theo phƣơng án là ngành công nghiệp sẽ đƣợc chú trọng đầu tƣ vào các ngành mũi nhọn nhƣ cơ khí chế tạo, điện tử - công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và sản xuất vật liệu mới, tiếp tục phát triển các nhóm sản phẩm đang có lợi thế cạnh tranh và đang chiếm ƣu thế trong công nghiệp thành phố trong những năm trƣớc mắt nhƣ chế biến thực phẩm, dệt, may, da, hoá chất. Phấn đấu xây dựng môi trƣờng kinh doanh thật thuận lợi cho sự phát triển của mọi doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra nƣớc ngoài. Cơ cấu kinh tế thành phố cho đến năm 2010, tính theo tỷ trọng GDP, vẫn là dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, trong đó dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhƣng xu hƣớng chuyển dịch theo việc tăng tốc độ phát triển công nghiệp vẫn chiếm ƣu thế. Cụ thể trƣớc mắt tới năm 2005, tỷ trọng GDP của khu vực công nghiệp xây dựng là 48,80%, khu vực nông nghiệp là 1,40% và dịch vụ sẽ là 49,60%. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này trƣớc hết nhằm mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lƣợng và hiệu quả của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trƣờng trong nƣớc, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Do đó mọi ngành, mọi giới sẽ tập trung đầu tƣ đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng các ngành công nghiệp hiện có, hoàn chỉnh các khu công nghiệp tập trung, phát triển các ngành, các lĩnh vực dịch vụ then chốt nhƣ thƣơng mại, thƣơng mại điện tử, xuất nhập khẩu, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, vận tải, công nghệ kỹ thuật cao, thông tin viễn thông, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo... Về nông nghiệp, với đặc thù của một đô thị lớn với hƣớng phát triển thành một đô thị hiện đại, bền vững theo mô hình đô thị sinh thái, vai trò của ngành nông nghiệp sẽ không còn đơn thuần sản xuất nông sản phẩm cho tiêu dùng dân cƣ mà sẽ chuyển hƣớng sang nông nghiệp sinh thái, bảo vệ môi trƣờng và kết hợp khai thác du lịch. 117 - Giải pháp tái phân phối thu nhập qua các chính sách thuế và ngân sách Thuế không chỉ là công cụ quản lý và điều chỉnh vĩ mô của Nhà nƣớc mà nó còn góp phần điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội qua phân phối. Có thể nói các sắc thuế của ta hiện nay đều cao nhƣng thiếu sự kiểm soát chặt chẽ do đó dẫn tới tình trạng thất thu do trốn thuế, đặc biệt là thất thu các loại thuế trực thu nhƣ thuế thu nhập, thuế lợi tức... Hiện tại thuế thu nhập cá nhân áp dụng theo mức thuế lũy tiến là thể hiện đƣợc chính sách điều tiết theo hƣớng khắc phục sự phân hóa thu nhập trong các tầng lớp dân cƣ. Mức miễn trừ lúc đầu là 1,2 triệu/ tháng tăng lên 2 triệu và hiện nay là 3 triệu. Kinh tế xã hội càng phát triển thì mức miễn trừ phải đƣợc nâng cao hơn nữa. Khi đó một bộ phận lớn của nhóm dân cƣ trung bình và khá sẽ có mức thu nhập cao hơn. Nếu nâng cao mức miễn trừ thuế thu nhập cá nhân có tác động tích cực tới thu nhập của nhóm trung lƣu thì biện pháp nâng cao mức lƣơng tối thiểu sẽ góp phần nâng cao mức sống của nhóm nghèo (nhóm có thu nhập thấp). Mức lƣơng tháng tối thiểu hiện tại là 210.000 đồng còn thấp so với nhu cầu mức sống tối thiểu và kém xa so với khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Muốn nâng thu nhập của một bộ phận nhóm nghèo, biện pháp của nhà nƣớc có thể là nâng cao mức lƣơng tháng tối thiểu theo một mức chung, không phân biệt các khu vực kinh tế. Hiện nay thuế thu nhập chỉ đóng khoảng từ 6-9% tổng các nguồn thu trên địa bàn TP.HCM, một con số còn rất hạn chế. Trong khi đó, cơ cấu chi cho phúc lợi xã hội (giáo dục - y tế, văn hoá xã hội) chiếm khoảng 15% tổng chi ngân sách của địa phƣơng. Ngân sách hạn hẹp một phần là do do quy định của luật ngân sách hiện hành, một phần do thất thu nên phần trích tỷ lệ để lại chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và rất thấp so với biến động gia tăng dân số và giới hạn các chính sách yểm trợ ngƣời nghèo thông qua các định chế xã hội. Để tạo nguồn thu cho ngân sách trung ƣơng đồng thời có tỷ lệ và 118 quy mô lớn hơn cho ngân sách địa phƣơng nhằm tạo nguồn phúc lợi cho xã hội, thành phố cần kiến nghị với Trung ƣơng cải cách chính sách thuế tiến tới bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Đặc biệt đối với thuế thu nhập cá nhân, cần phải từng bƣớc tiến tới tạo sự bình đẳng giữa lao động trong và ngoài nƣớc. Mặt khác trong thẩm quyền của thành phố, cần tăng cƣờng cải tiến công tác thu thuế, nhất là thuế thu nhập để tránh thất thu. Để tiến tới một xã hội công bằng, giảm đƣợc khoảng cách khá lớn về thu nhập của các tầng lớp dân cƣ, theo chúng tôi thì chính sách thuế và ngân sách phải tạo đƣợc các quỹ xã hội mà nguồn thu thƣờng thông qua sự điều tiết bằng sắc thuế thu nhập. Nhất thiết một phần từ nguồn thuế này phải đƣợc dành cho các quỹ an sinh xã hội. - Giải pháp tạo việc làm và bảo hiểm thất nghiệp Hiện nay, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá thành phố đã làm tăng nhu cầu về lao động chuyên môn trong bối cảnh lực lƣợng dân cƣ trong độ tuổi lao động ở thành phố đang tăng nhƣng trình độ chuyên môn lại không tăng tƣơng ứng. Thêm vào đó, tình trạng thất nghiệp cơ cấu do đô thị hóa làm cho một số nông dân ngoại thành và các tỉnh bán ruộng đất, bỏ nghề nông để đi tìm việc ở thành phố đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp vốn đã khá cao ở đây. Do vậy vấn đề đặt ra là khuyến khích tăng đầu tƣ nhằm tạo thêm việc làm ở khu vực đô thị cũng nhƣ tạo thêm cơ hội việc làm phi nông nghiệp cho nông dân ở khu vực ngoại thành nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập cho họ. Nói chung, thành phố cần phải theo đuổi một chính sách phát triển những ngành công nghiệp thâm dụng lao động theo hƣớng xuất khẩu. Những ngƣời nghèo hiện nay tại thành phố phần lớn là những ngƣời thất nghiệp hoặc có việc làm không ổn định. Muốn giảm đƣợc số này cần có chính sách tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho họ nhƣ giúp vốn mở thêm 119 việc làm ổn định, đào tạo nghề miễn phí... Trong nền kinh tế thị trƣờng, nhất thiết phải có thị trƣờng lao động đầy cạnh tranh và biến động đòi hỏi ngƣời lao động phải đƣợc bảo hiểm để có một cuộc sống tối thiểu để duy trì cuộc sống và đi tìm việc làm mới. Đáp ứng đƣợc điều này chỉ có thể bằng con đƣờng bảo hiểm và trợ cấp thất nghiệp. Nguồn tạo quỹ này có thể lấy từ ngân sách, phần khác là do các chủ doanh nghiệp và ngƣời lao động đóng góp. TP.HCM là nơi có đủ điều kiện nhất trong cả nƣớc để có thể thiết lập các quỹ dạng này. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đang rất khẩn trƣơng để đầu năm 2003 cho thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở một số trung tâm công nghiệp lớn nhƣ Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, trƣớc khi đánh giá và triển khai đồng loạt trên cả nƣớc. Dự kiến quỹ Bảo hiểm thất nghiệp sẽ đặt dƣới sự quản lý của ngành lao động vì nó không chỉ là việc chi trả hàng tháng mà còn liên quan đến việc đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. Ngƣời lao động làm việc ở địa phƣơng nào, nếu bị mất việc sẽ đến khai báo và làm đơn xin trợ cấp, xin học nghề tại cơ quan quản lý lao động địa phƣơng. Nếu trong quá trình làm việc trƣớc đó ngƣời lao động đóng đủ bảo hiểm 12 tháng (3% lƣơng của ngƣời lao động gồm 1,5% do ngƣời sử dụng lao động đóng và 1,5% do ngƣời lao động đóng, trong đó tính cả 1% ngƣời lao động đóng cho quỹ ngắn hạn chuyển qua) thì trợ cấp đƣợc hƣởng là 6 tháng với 50% mức lƣơng, nếu đóng hơn 12 tháng thì mức hƣởng tối đa cũng chỉ lên đến 24 tháng. Đây là quỹ ngắn hạn, mức đóng thấp, tính chất khác với bảo hiểm xã hội nên trợ cấp thất nghiệp có vai trò chính là giúp ngƣời thất nghiệp ổn định cuộc sống tạm thời để nhanh chóng tìm việc làm mới (Theo Vụ Bảo hiểm Xã hội, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, 2002). III-2-2-3-2- Các giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến bộ và công bằng xã hội 120 - Chuyển biến căn bản và toàn diện về giáo dục và đào tạo: Giáo dục - đào tạo luôn luôn đƣợc Nhà nƣớc xác định là lĩnh vực ƣu tiên vì đó là kết cấu hạ tầng của giai đoạn đào tạo một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội, là nền tảng - tiền đề cho sự phát triển tất cả các lĩnh vực khác nhƣ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Do vậy, đầu tƣ cho giáo dục tức là đầu tƣ cho các điều kiện đảm bảo chất lƣợng hoạt động và sản phẩm dịch vụ của ngành, là sự đầu tƣ cho sự phát triển của thành phố và đất nƣớc và nhƣ vậy phải đi trƣớc một bƣớc. Trong những năm trƣớc mắt, thành phố phải đáp ứng cho đƣợc yêu cầu tạo chuyển biến căn bản và toàn diện trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhƣ một khâu đột phá của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội. Để làm đƣợc nhƣ vậy, Nhà nƣớc ƣu tiên đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách cho hệ thống hạ tầng cấp cơ sở. Hệ thống phải đƣợc phân bố đều để vừa đáp ứng nhu cầu phát triển của từng địa phƣơng vừa đảm bảo cho mọi thành viên đƣợc hƣởng thụ phúc lợi xã hội, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi ngƣời dân, nâng cao trình độ dân trí, tạo ra một xã hội học tập, học tập suốt đời. Việc đa dạng hoá các hình thức sở hữu, các loại hình trƣờng lớp, cơ sở giáo dục đào tạo phải đƣợc coi trọng ở hầu hết các bậc học nhằm tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo, tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội có thể lựa chọn phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mình. Đáp ứng các dịch vụ cơ bản, trƣớc mắt cần hình thành một hệ thống trƣờng, lớp mầm non đa dạng với chất lƣợng ngày càng đƣợc cải thiện và đạt chuẩn thành phố cũng nhƣ quốc gia. Ở hệ thống tiểu học, cần giữ vững và duy trì thành quả đã đạt đƣợc của chƣơng trình phổ cập giáo dục tiểu học theo chuẩn quốc gia, hình thành bậc tiểu học với chƣơng trình học 2 buổi /ngày ở những nơi có điều kiện và hoàn thiện hệ thống vào năm 2005, tập trung xóa phòng học tạm ở các xã vùng sâu, xa. Ở hệ thống trung học cơ sở, 121 một nghị quyết quan trọng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần VII là phấn đấu đến hết năm 2002 sẽ phổ cập trung học cơ sở toàn thành phố. Khó khăn đặt ra ở đây là cuối năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra chuẩn mới (712/GDĐT) cao hơn chuẩn cũ (3036/GDĐT) mà theo đó các phƣờng, xã muốn đạt chuẩn phải có ít nhất 80% thanh thiếu niên trong độ tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bao gồm cả số con em dân nhập cƣ sống ổn định từ 6 tháng trở lên, chứ không phải chỉ 80% học sinh học hết chƣơng trình trung học cơ sở nhƣ trƣớc đây. Những thay đổi về các chuẩn khác nhƣ tăng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 từ 80 % nhƣ trƣớc đây lên 95%(tỷ lệ này chỉ đƣợc giảm ở các xã vùng sâu đƣợc công nhận khu vực khó khăn và thành phố có khoảng 32 xã vùng sâu không đƣợc chính phủ công nhận), đồng thời phải có 100% quận, huyện, đạt chuẩn thì thành phố mới đƣợc công nhận phổ cập trung học cơ sở. Cho tới đầu năm 2002, thành phố còn 63 phƣờng, xã và 8 quận, huyện chƣa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong đó có 29 phƣờng, xã chƣa có trƣờng trung học cơ sở. Nhƣ vậy thời gian để hoàn thành nghị quyết cũng tƣơng đối gấp, đòi hỏi ngành giáo dục thành phố cũng nhƣ các cấp chính quyền cần có giải pháp cấp thời bằng cách nhanh chóng triển khai chuẩn mới tới các trƣờng cơ sở và tăng mức chi cho công tác này. Đối với các dịch vụ ngoài yêu cầu cơ bản, hệ thống đƣợc hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài phục vụ phát triển kinh tế-xã hội theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hoá, nâng cao mức hƣởng thụ phúc lợi và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về giáo dục-đào tạo của nhân dân. Các trƣờng trung học phổ thông, giáo dục kỹ thuật nghề (bao gồm các trƣờng trung học chuyên nghiệp, trƣờng dạy nghề và các loại hình nhƣ trung học nghề) sẽ đƣợc hình thành và phát triển và phân bố theo yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của thành phố và các vùng lân cận. Chỉ tiêu cụ thể đặt ra vào năm 2005 phải có 40% lao động đã 122 qua đào tạo nghề, có 20% lao động có tay nghề bậc thợ 3/7 và nhu cầu của các doanh nghiệp mỗi năm cần từ 20.000 đến 26.000 công nhân. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, thành phố cần rà soát lại và có kế hoạch quy hoạch lại mạng lƣới đào tạo nghề trên địa bàn, đầu tƣ ngân sách tập trung và thoả đáng cho lĩnh vực dạy nghề cho một số trƣờng và ngành nghề chủ lực, ƣu tiên đầu tƣ cho đổi mới trang thiết bị dạy nghề theo hƣớng chuyên sâu, hiện đại và hợp lý, gắn với các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trƣớc mắt tập trung đầu tƣ cho 2 đến 3 trƣờng dạy nghề trọng điểm có khả năng phối hợp với các trƣờng của trung ƣơng, trƣờng dân lập cũng nhƣ các trung tâm dạy nghề quận, huyện để có khả năng đào tạo mỗi năm từ 20.000 - 26.000 công nhân kỹ thuật và xem đây là một trong những đột phá cho chƣơng trình xóa đói giảm nghèo của thành phố. - Hoàn thiện hệ thống y tế, chƣơng trình dân số và các hoạt động bảo trợ xã hội Hệ thống an sinh xã hội bao gồm rất nhiều nội dung với các đối tƣợng và khía cạnh xã hội khác nhau. Xuất phát từ các đặc thù và các mục, tiêu cụ thể để nâng cao mức sống đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội cho dân cƣ thành phố trong 10 năm tới, có thể thấy 3 lĩnh vực trong hệ thống an sinh xã hội cần đặc biệt quan tâm là y tế - chăm sóc sức khỏe, chƣơng trình dân số và hoạt động bảo trợ xã hội. Về hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe Trong giai đoạn tới, đòi hỏi cấp thiết trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe có thể chƣa phải là việc phát triển các dịch vụ cao cấp mà là những nỗ lực mở rộng diện cung cấp và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ cơ bản. Tính ƣu tiên của sự lựa chọn này xuất phát từ quan điểm phát triển vì tất cả mọi ngƣời và cũng nhằm giảm thiểu mức độ bất bình đẳng giữa các nhóm dân cƣ có thu nhập khác biệt thuộc các vùng và các tầng lớp khác 123 nhau. Các mục tiêu cụ thể phản ánh sự ƣu tiên đó là: mở rộng cơ hội để ngƣời dân dễ dàng tiếp cận đến y tế dự phòng; bảo đảm sao cho mọi ngƣời dân đƣợc chữa các bệnh thông thƣờng; giảm hơn nữa tỷ lệ trẻ em và phụ nữ có thai bị suy dinh dƣỡng; thực hiện tốt chƣơng trình dân số - kế hoạch hoá gia đình. Định hƣớng ƣu tiên đối với các mục tiêu trên đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cũng nhƣ chƣơng trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, tập trung khắc phục các nguyên nhân cản trở ngƣời dân, nhất là ngƣời nghèo và nhân dân các vùng sâu, vùng xa ở khu vực ngoại thành tiếp cận các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ cơ bản. Để đạt đƣợc các mục tiêu theo định hƣớng trên, cần phải có một số giải pháp nhƣ sau. - Tăng mức chi ngân sách cho lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe, trong đó cần ƣu tiên hơn cho những vùng tƣơng đối bị cô lập (nhƣ các xã vùng sâu thuộc huyện Nhà Bè, các xã đảo ở huyện Cần Giờ...); các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, các biện pháp phòng bệnh, nhất là một số bệnh dịch và truyền nhiễm nhƣ sốt xuất huyết, lao, sốt rét..; củng cố và nâng cấp mạnh lƣới y tế cấp xã, phƣờng; các chƣơng trình cung cấp nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng và vệ sinh, an toàn thực phẩm. Hiện nay, mức chi tiêu cho y tế và giáo dục của thành phố năm 2000 so với GDP là 1,3% (giảm so với 1,5% trong năm 1995); còn so với tổng chi ngân sách thành phố thì chiếm 20,1% (giảm so với mức 22,1% trong năm 1995). Đây quả là một chỉ báo đáng lo ngại và cần đƣợc quan tâm hơn từ những cơ quan chức năng. Theo mục tiêu quy hoạch, đến năm 2010, ngành y tế thành phố cần nguồn đầu tƣ khoảng 18.500 tỷ đồng, trong đó phần vốn do ngân sách Nhà nƣớc phải đầu tƣ phù hợp với chức năng của Nhà nƣớc cần khoảng 8.100 tỷ đồng, phần còn lại cần có sự tham gia đầu tƣ của toàn xã hội. 124 - Cho phép khu vực tƣ nhân tham gia rộng rãi hơn vào lĩnh vực y tế (với sự đảm bảo những điều kiện nhất định do Nhà nƣớc quy định). Mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế, đặc biệt đối với khu vực ngoài Nhà nƣớc và ngƣời nghèo và nâng cao chất lƣợng hoạt động bảo hiểm y tế bằng các quy chế rõ ràng và một cơ chế giám sát có hiệu quả. - Tăng cƣờng năng lực bộ máy y tế và chăm sóc sức khỏe thông qua việc mở rộng hoạt động đào tạo cán bộ y tế, nhất là đào tạo y tá và cán bộ bảo vệ sức khỏe cho các vùng ngoại thành, vùng sâu, vùng xa. Cùng với hệ thống thông tin đại chúng, cán bộ y tế ở địa phƣơng cũng là nhân tố quan trọng trong mạng lƣới thông tin tuyên truyền về việc phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. - Vấn đề y đức của đội ngũ làm công tác y tế cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân nhất là những bệnh nhân nghèo trong thời gian gần đây. Nếu 10 năm trƣớc đây, những tiêu cực trong ngành y thành phố đƣợc đổ cho những khó khăn về kinh tế thì nay lại liên quan nhiều hơn đến đạo đức của ngƣời thầy thuốc. Hầu nhƣ số lƣợng các bác sĩ, đang giàu lên trên sự đau khổ của bệnh nhân nghèo ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong số đội ngũ thầy thuốc ở TP.HCM và đang đƣợc đƣa ra thảo luận trong các buổi họp thƣờng kỳ của Hội đồng nhân dân TP.HCM trƣớc sự bức xúc của cử tri. Ngoài những biện pháp tăng thu nhập cho những cán bộ y tế ở vùng xa, cần phải có những biện pháp mạnh hơn để nhắc nhở, chế tài những vi phạm y đức đối với số bác sĩ kém phẩm chất đạo đức. Về đáp ứng các dịch vụ ngoài cơ bản, có một số ý kiến cho rằng có thể đầu tƣ nâng cấp một số bệnh viện, trung tâm chuyên khoa của thành phố trở thành những trung tâm y tế kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của một số bệnh nhân thu nhập cao tại thành phố hoặc các tỉnh lân cận thậm chí ở các nƣớc trong khu vực. Thu nhập cao từ các trung tâm này sẽ đƣợc san sẻ 125 về cho tuyến y tế cơ sở, giảm sức ép cho ngân sách Nhà nƣớc. Đây là một ý kiến cần nghiên cứu trƣớc tình hình phân hóa giàu nghèo đang tăng nhƣ hiện nay. Theo ý kiến của ngƣời viết, đây có thể là một giải pháp thích hợp cho TP.HCM dựa trên những đặc thù của của cực tăng trƣởng khu vực phía Nam. Về chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình Với mục tiêu đạt tốc độ tăng dân số giảm còn khoảng 2% (tăng tự nhiên từ 1,0 - l,l%) và quy mô dân số 7 - 7,5 triệu ngƣời vào năm 2010, cần tiếp tục đẩy mạnh chƣơng trình dân số và kế hoạch hoá gia đình thông qua việc mở rộng thông tin tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời dân về dân số, giới tính và phát triển và việc cung cấp đầy đủ các biện pháp, phƣơng tiện phòng tránh thai cho mọi ngƣời. Nhiều kết quả điều tra cho thấy nhóm hộ nghèo có quy mô nhân khẩu và ngƣời ăn theo cao hơn nhóm hộ khá và giàu. Nhƣ vậy cần có chính sách dân số ƣu tiên hơn cho nhóm hộ nghèo để họ tiếp cận đƣợc chƣơng trình dân số và kế hoạch hoá gia đình có hiệu quả. Đây cũng là một trong những giải pháp nhằm giảm gánh nặng gia đình của ngƣời phụ nữ, tăng sự tham gia vào cộng đồng của nữ giới và qua đó tăng thu nhập cũng nhƣ địa vị của họ trong xã hội. Điều này góp phần rất lớn trong công tác giảm phân hóa giàu nghèo. Ngoài ra vấn đề dân số phải đƣợc gắn với các chƣơng trình và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội. Xu hƣớng đô thị hóa và di cƣ, xu hƣớng giảm dần tỷ lệ và số lƣợng tuyệt đối trẻ em từ 0 -14 tuổi, tăng dần tỷ lệ ngƣời già xu hƣớng thay đổi cấu trúc gia đình... phải đƣợc coi là những yếu tố căn bản đầu vào của quá trình hoạch định các chính sách và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội và phát triển con ngƣời. 126 Các giải pháp giáo dục và y tế cho người nghèo Trong nền kinh tế thị trƣờng nƣớc ta hiện nay, đi học phải đóng học phí, đi chữa bệnh phải đóng viện phí, chỉ có một số trƣờng hợp gia đình chính sách nghèo mới đƣợc xem xét miễn, giảm. Chính sách mới này cũng có những mặt tích cực là tăng nguồn đầu tƣ cho giáo dục, y tế từ dân trong lúc ngân sách còn hạn hẹp. Tuy nhiên mặt trái của nó lại ảnh hƣởng rất lớn đến tầng lớp ngƣời nghèo. Thành phố đang áp dụng chính sách giáo dục phổ cập cấp I và cấp II miễn học phí cho học sinh nhƣng thực tế các chi phí mà phụ huynh phải đóng cho trƣờng còn khá cao đối với các gia đình nghèo. Đó chính là nguyên nhân đƣa đến hiện tƣợng bỏ học còn cao (4 -5%). Để khắc phục nhƣợc điểm này, cần phải có chính sách quy định cụ thể về mức miễn giảm liên quan đến mức thu nhập của ngƣời dân. Hiện nay ở hầu hết các địa phƣơng trong thành phố đều có các lớp học tình thƣơng cho trẻ em nghèo và một số trợ cấp có tính chất tình thế, không phải là giải pháp căn bản. Giải pháp căn bản nhất vẫn phải là giải pháp thông qua chính sách. Theo một số chuyên gia, cần phải áp dụng miễn giảm học phí, viện phí, các khoản đóng góp theo nhóm hộ cực nghèo và nghèo. Đối với nhóm hộ nghèo có thể đƣợc miễn học phí đến hết cấp II và giảm ở các cấp còn lại. Ranh giới cực nghèo để đƣợc miễn học phí, viện phí tại TP.HCM hiện nay là các hộ có mức thu nhập bình quân dƣới 150.000 đồng/ngƣời/tháng và miễn giảm học phí, viện phí là nhóm hộ nghèo có mức thu nhập bình quân dƣới 250.000 đồng /ngƣời/ tháng. Mức này sẽ đƣợc thay đổi tùy thuộc vào biến đổi giá cả sinh hoạt cũng nhƣ mức sống bình quân chung. Có nhƣ vậy thành phố mới đạt phổ cập trung học cơ sở vào cuối năm 2002 và phổ cập trung học phổ thông vào năm 2010, cũng nhƣ không còn cảnh ngƣời nghèo phải chết sớm vì thiếu chăm sóc y tế. 127 Về nhà ở cho người nghèo Đặc trƣng của ngƣời nghèo về nhà ở là diện tích trên đầu ngƣời thấp phần lớn ở trong những căn nhà tạm bợ, thiếu tiện nghi cũng nhƣ không đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trƣờng, vấn đề đặt ra là nhà ở cho ngƣời nghèo không chỉ là vấn đề của bản thân họ mà còn là bộ mặt văn minh đô thị. Chính sách nhà ở cho ngƣời nghèo phải đƣợc nghiên cứu một cách cụ thể liên quan đến kiến trúc phát triển đô thị và vấn đề kinh tế xã hội của ngƣời nghèo, đặc biệt là vấn đề trợ vốn. Mục tiêu từ năm 2000 đến 2010, mỗi năm thành phố phải xây dựng khoảng 30.000 đến 40.000 căn hộ với tổng diện tích 3 triệu mét vuông để có thể nâng diện tích nhà ở bình quân 12 m 2/ngƣời, giải quyết cơ bản nhà ở trên kênh rạch. Trong hai năm 2000 và 2001, thành phố đã tập trung xây dựng gần 1500 căn hộ bán trả góp và cho thuê đối với công nhân viên chức, lực lƣợng vũ trang, diện chính sách và ngƣời nghèo. Từ năm 2002 đến 2005, mỗi năm thành phố xây dựng 5.000 căn hộ và từ 2006 đến 2010, mỗi năm xây dựng 10.000 căn hộ cho các đối tƣợng nêu trên. Thực tế cho thấy hiện nay những ngƣời có khả năng mua nhà trả góp đa số thuộc nhóm trung lƣu. Những ngƣời thuộc nhóm nghèo và cực nghèo chỉ có tài sản duy nhất là giá trị của quyền sử dụng mảnh đất mà họ đang ở. Đối tƣợng thiệt thòi nhất trong vấn đề nhà ở vẫn là dân cƣ ngoại thành, những ngƣời có vị trí thấp trong xã hội hoặc không làm việc trong cơ quan nhà nƣớc. Ngoài việc tiếp tục thực hiện các dự án về nhà ở nói chung, riêng đối với nhóm ngƣời nghèo, Nhà nƣớc cũng phải có sự yểm trợ cụ thể, nhất định trong chính sách nhà ở cho ngƣời nghèo ít đƣợc hƣởng những lợi thế. Trong điều kiện đặc thù của TP.HCM, nơi nắm giữ nhiều quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nƣớc, giải pháp có thể thực hiện đƣợc một cách hiệu quả nhất là khắc phục sự bất hợp lý trong hóa giá nhà bằng cách định giá đúng thực tế, 128 tạo quỹ tín dụng từ nguồn thu này để cho ngƣời nghèo vay mua nhà không tính lãi. Phát triển dịch vụ cơ sở hạ tầng hướng về người có thu nhập thấp. Đây là vấn đề cần tăng đầu tƣ cũng nhƣ hiệu quả đầu tƣ vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng của thành phố sao cho ngƣời nghèo đƣợc hƣởng lợi ích đầy đủ từ các chƣơng trình đầu tƣ công cộng này. Các hệ thống đƣờng sá cần đƣợc phát triển theo quy hoạch, đồng thời Nhà nƣớc mở rộng và trợ giá cho các mạng lƣới và phƣơng tiện giao thông công cộng. Các vùng cần ƣu tiên phát triển cơ sở vật chất hạ tầng phải là những vùng nghèo nhất của thành phố hiện nay nhƣ các huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi. Các cấp, các ngành tạo mọi điều kiện ngƣời nghèo có cơ hội tiếp cận một cách dễ dàng hơn tất cả các loại phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ truyền hình, truyền thanh..., thông tin liên lạc nhƣ điện thoại hoặc kết hợp các loại hình thông tin liên lạc, văn hóa... nhƣ các điểm bƣu điện văn hóa. Đầu tư phát triển và hoàn thiện công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống dân cư Theo Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và việc làm TP.HCM, trƣớc mắt sẽ có kế hoạch đẩy nhanh tiến độ giảm hộ nghèo và chuyển biến các phƣờng, xã nghèo, theo đó mục tiêu quan trọng là xóa đói giảm nghèo và không để tái nghèo, phấn đấu đến hết năm 2003, thành phố không còn hộ nghèo theo chuẩn ranh giới nghèo hiện nay (thu nhập 2,5 triệu đồng/ nhân khẩu /năm đối với khu vực nông thôn; 3 triệu đồng/ nhân khẩu/ năm đối với khu vực thành thị), mở ra khả năng tiếp cận chuẩn nghèo quốc tế ở những năm tiếp theo. Nhƣ vậy trong năm 2003 phải hoàn thành 2 mục tiêu cụ thể, giảm 25.000 đến 30.000 hộ nghèo còn lại trong chƣơng trình và hoàn thành cơ bản các công trình cơ sỏ hạ tầng cho 20 phƣờng, xã nghèo trọng điểm (dự 129 kiến có 70 công trình với tổng vốn khoảng 50 tỷ đồng). Để đạt đƣợc các mục tiêu cụ thể này, có 3 giải pháp chính đƣợc đƣa ra: - Tập trung thực hiện các giải pháp yểm trợ theo từng khu vực, phù hợp với điều kiện làm ăn sinh sống của ngƣời nghèo, hộ nghèo. - Trợ giúp ngƣời nghèo xuất khẩu lao động. - Tăng cƣờng hƣớng dẫn trợ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kinh nghiệm, cách sản xuất, làm ăn cho hộ nghèo... Thông qua các mục tiêu trên, hơn 6.000 hộ nghèo thuộc diện KT3 (tạm trú dài hạn) tiên tổng số 34.000 hộ KT3 cũng đƣợc đƣa vào diện xoá đói giảm nghèo để đƣợc trợ giúp nhu ngƣời dân thƣờng trú của thành phố. Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là chƣơng trình nhằm mục tiêu nâng cao mức sống cho tầng lớp dân nghèo, cũng là nhằm nâng cao mức sống chung và giảm khoảng cách phân hóa giàu nghèo. Đây là một phong trào xuất hiện lần đầu tiên tại TP.HCM và sau đó lan rộng ra cả nƣớc và đƣợc nâng lên thành một chƣơng trình mục tiêu của của quốc gia. Thời gian qua chƣơng trình XĐGN của TP. HCM đã đạt đƣợc những kết quả rất có ý nghĩa, tuy nhiên cũng còn một số vấn đề phát sinh cần nghiên cứu để hoàn thiện. Theo chúng tôi và dựa trên các báo cáo của Ban XĐGN thành phố, để công tác XĐGN có hiệu quả hơn đồng thời đạt đƣợc những mục tiêu do Đảng bộ và chính quyền thành phố đề ra, cần nhanh chóng thực hiện các phƣơng thức nhƣ sau: - Hoàn thiện bộ máy tổ chức công tác XĐGN Hệ thống XĐGN của thành phố hiện nay đƣợc thực hiện thông qua nhiều kênh, nhiều chƣơng trình nên không tránh khỏi trùng lắp, chồng chéo. Để khắc phục đƣợc tình trạng này cần thống nhất một đầu mối chỉ đạo theo hệ thống xuyên suốt từ thành phố đến phƣờng, xã. Thành phố hiện có Ban 130 chỉ đạo chƣơng trình XĐGN, dƣới ban chỉ đạo cấp thành phố là các ban chỉ đạo cấp quận, huyện và phƣờng, xã. Trên cơ sở hiện nay có thể xây dựng thành Trung tâm XĐGN với chức năng xây dựng kế hoạch, chƣơng trình hành động, điều phối, liên kết phối hợp các chƣơng trình theo một đầu mối thống nhất. Trên cơ sở hệ thống tổ chức mới sẽ hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách kết hợp với cán bộ từ các đoàn thể để tạo thành hệ thống nhân sự đủ mạnh, đáp ứng các nhu cầu của tổ chức - Hoàn thiện phƣơng thức hoạt động XĐGN Phƣơng thức hoạt động có hiệu quả dựa trên cơ sở nắm thông tin và phân loại các đối tƣợng cần trợ giúp. Đây là một việc làm khó và phức tạp do biến động dân cƣ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoa và chỉnh trang đô thị. Thứ đến, việc khai thác nguồn vốn phải đƣợc tạo thành một phong trào rộng rãi thu hút đƣợc các thành phần kinh tế, tôn giáo, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc tham gia cộng với việc nhà nƣớc tăng ngân sách, dành tỷ lệ đầu tƣ thích đáng cho quỹ XĐGN. Việc lựa chọn mô hình tín dụng thích hợp cũng góp phần làm cho phƣơng thức hoạt động XĐGN trở nên có hiệu quả. Việc chọn mô hình có thể đƣợc đa dạng hoá thông qua các hình thức hợp tác trong làm ăn hoặc đầu tƣ phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm cho lao động nghèo. - Ƣu tiên theo vùng Cần có thứ tự ƣu tiên số lƣợng dự án và loại dự án theo vùng, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng. Ƣu tiên thứ nhất để làm chuyển biến bộ mặt của thành phố, nhất là ở các xã anh hùng, căn cứ cách mạng cũ, các phƣờng truyền thống. Ƣu tiên thứ hai cho vùng, xã nghèo nhất. Dự án hàng đầu là từng bƣớc làm thay đổi cơ sở hạ tầng của vùng đƣợc ƣu tiên nhƣ xây dựng điện, đƣờng, trƣờng học, trạm y tế, nƣớc (thủy lợi và sinh hoạt), chợ, nhà ở và các chƣơng trình phúc lợi văn hoá. Thứ đến là các chƣơng 131 trình trợ vốn lựa chọn theo đối tƣợng và nguồn cấp vốn thuộc quỹ nào. Các ƣu tiên đầu tƣ phải làm chuyển biến đƣợc một số phƣờng, xã nghèo có tỷ lệ hộ nghèo từ 20% số hộ dân trở lên, tập trung cho các xã nghèo ở các huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh và quận 9. Ở mỗi huyện (quận), chọn ra một xã (phƣờng) nghèo, đồng thời chỉ đạo mỗi xã (phƣờng) nghèo chọn một ấp (khu phố) nghèo để đầu tƣ thí điểm, gắn XĐGN với việc xây dựng ấp (khu phố) văn hóa. Sau thí điểm sẽ rút kinh nghiệm và tăng cƣờng đầu tƣ cho các xã (phƣờng) còn lại. 132 KẾT LUẬN Những kết quả nghiên cứu chủ yếu của đề tài luận văn có thể tóm tắt ở một số điểm chính sau đây. 1- Bằng phƣơng pháp phân tích so sánh và quan điểm địa lý - lịch sử, chúng tôi đã xác định việc nâng cao hơn nữa mức sống dân cƣ luôn là mục tiêu phấn đấu, mục đích vƣơn tới của mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia trên thế giới. Nhìn vào các tiêu chí đánh giá mức sống dân cƣ, ngƣời ta có thể đánh giá đƣợc trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Mặc dù tiêu chí về thu nhập, thu nhập bình quân đầu ngƣời vẫn là tiêu chí quan trọng nhất và có ý nghĩa khái quát trong việc đánh giá chất lƣợng cuộc sống, tuy nhiên từ những năm cuối thế kỷ 20, các tổ chức và cá nhân nghiên cứu trên thế giới đã đi đến thống nhất trong việc đánh giá mức sống dân cƣ bằng việc đƣa thêm các tiêu chí phi kinh tế nhƣ giáo dục và chăm sóc sức khỏe vào hệ thống đánh giá. Ba tiêu chí chủ yếu này tạo thành một "tam giác tăng trƣởng" . Mức thu nhập cao, sức khoẻ tốt, trình độ dân trí phát triển là điều kiện để kinh tế phát triển bền vững, xã hội tiến bộ với các cơ hội về chất lƣợng cuộc sống đƣợc phân phối một cách công bằng hơn đến mọi tầng lớp dân cƣ. 2- Từ việc đánh giá các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội để phân tích thực trạng mức sống dân cƣ Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy rằng : + Về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý của thành phố là yếu tố quan trọng nhất góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của địa phƣơng và xa hơn là cả khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Nằm ở vị trí ranh giới giữa vùng đất cao Đông Nam bộ và vùng đất thấp của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, với một hệ thống giao thông đƣờng bộ và kênh rạch nối 133 liền 2 khu vực, nối với Cam-pu-chia và thông ra Biển Đông vai trò của thành phố nhƣ là một trong những cực quan trọng nhất của cả nƣớc ngày càng đƣợc khẳng định. Ngoài ra các yếu tố về địa chất, khí hậu, nguồn nƣớc, đất đai, thảm thực vật đều thích hợp cho việc mở rộng địa bàn cƣ trú phát triển công nghiệp, du lịch sinh thái cũng nhƣ tập trung các khu công nghiệp và các khu công nghệ cao. + Về các đặc điểm kinh tế xã hội: Không gian của thành phố không ngừng mở rộng cùng với sự tập trung dân số ngày càng đông. Dân số thành phố không ngừng tăng trong thời gian qua chủ yếu là tăng cơ học với lƣợng di dân tập trung ở các quận đô thị hoá. Đây là nguồn nhân lực cung cấp cho các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài..., nhƣng cũng sinh ra những yếu tố tiêu cực về an ninh trật tự và quản lý địa bàn. Các công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật về năng lƣợng điện, cung cấp nƣớc sạch, giao thông... đã phát triển trong những năm qua nhƣng vẫn chƣa theo nổi sự tăng dân số, đòi hỏi cần có sự đầu tƣ thích đáng. + Về triển kinh tế: Từ năm 1990 đến nay, nền kinh tế TP.HCM đã bắt đầu ổn định và có tăng trƣởng. Do chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên địa bàn thành phố tăng cao đã có tác dụng nâng cao mức sống ngƣời dân, thể hiện trƣớc tiên là GDP bình quân đầu ngƣời tính bằng USD. Nếu ở năm 1990, con số này chỉ là 522 USD (theo cách chuyển đổi giá năm 1994 của Cục Thống kê TP.HCM) thì năm 1996 đã là 979 USD và năm 1999 lên tới 1.230 USD. Nhƣ vậy tốc độ tăng trƣởng GDP trên đầu ngƣời bình quân theo cách tính này là 10%/ năm cho giai đoạn 1990-1999. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng các sản phẩm tinh chế, các hàng hoá có hàm lƣợng kỹ thuật cao, các loại dịch vụ phục vụ sản xuất trong cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế, các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu. Tỷ trọng của các khu vực kinh tế trong GDP của 134 năm 2000 là nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm 2,20%, công nghiệp - xây dựng chiếm 44,60% và dịch vụ chiếm 53,20%. 3- Từ những điều kiện thuận lợi kể trên, mức sống dân cƣ TP.HCM trong thời gian qua đã không ngừng đƣợc cải thiện. + Mức thu nhập bình quân đầu ngƣời đã tăng trên 40% chƣa loại trừ yếu tố trƣợt giá, trong khi đó mức chi bình quân đầu ngƣời tăng chỉ 15 %. Điều này có nghĩa là mức thu nhập bình quân tăng với tốc độ bình quân gấp hơn 2,6 lần tốc độ tăng bình quân mức chi đã làm cho mức tích lũy bình quân đầu ngƣời tăng cao (89,8%). Tỷ lệ hộ có mức thu nhập dƣới ngƣỡng nghèo cũng giảm đáng kể, từ 17,5% còn 12,5%. Theo báo cáo của Ban Xóa đói Giảm nghèo TP. HCM thì tỷ lệ hộ nghèo tại TP.HCM cuối năm 2000 là 8,1%. Mức độ phân hóa mức sống theo thu nhập giữa nội thành và ngoại thành giảm rất mạnh từ 3,3 lần năm 1995 còn 1,73 lần vào năm 2000. + Nhìn chung lĩnh vực giáo dục - đào tạo TP.HCM trong những năm gần đây đã tăng về quy mô, có tiến bộ về chất lƣợng, nhất là ở các quận mới và huyện ngoại thành. Việc xây dựng mới trƣờng lớp, phát triền các cơ sở dạy nghề đƣợc thực hiện theo quy hoạch, Số lƣợng trƣờng đại học, cao đẳng trên địa bàn không ngừng tăng lên cùng với số lƣợng sinh viên theo học và tốt nghiệp hàng năm. Xét về mặt bằng dân trí, trình độ học vấn trung bình (trung bình số năm đến trƣờng của tất cả ngƣời lớn từ 25 tuổi trở lên) đã đƣợc nâng từ 6,25 vào năm 1979 lên 6,80 trong năm 1989 và đến năm 1999 đã là 7,56. Tỷ lệ ngƣời biết chữ ( từ 5 tuổi trở lên) là 94,4% (nam 95,6%,nữ 93,2%, thành thị 94,7%, nông thôn 92,8%). Nếu chỉ tính riêng cho những ngƣời từ lớp 3 trở lên và trong độ tuổi từ 15 đến 35 thì tỷ lệ biết chữ sẽ là 95,2% (so sánh với số liệu của UNDP là 94%) trong đó 95,8% ở nam, 94,6% ở nữ, 96,5% ở khu vực thành thị và 93,9% ở khu vực nông thôn. 135 Thành phố đã hoàn thành phố cập tiểu học và cố gắng hoàn thành phổ cập trung học cơ sở vào cuối năm 2002. + Tình trạng y tế và chăm sóc sức khỏe của thành phố đã có những bƣớc tiến bộ rõ nét từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng vào năm 1975 và sau đó tiếp tục đƣợc cải thiện trong thời kỳ đổi mới. Hiện nay tỷ lệ phát triển dân số của thành phố là 1,34%, tuổi thọ bình quân của dân cƣ theo Sở Y tế TP.HCM là 70 tuổi vào năm 2000 ( nhƣng theo UNDP con số này là 75,7 vào năm 1999), tỷ lệ tử vong bà mẹ giảm đáng kể chỉ còn 9 trên 100.000 ca sinh con. Số bác sĩ trong 1 vạn dân cũng tăng liên tục từ 6,72 năm 1996 lên 7,14 trong năm 2000. vấn đề xã hội hóa ngành y tế, tăng cƣờng cơ hội cho bệnh nhân tiếp xúc với các dịch vụ y tế, vấn đề y đức của đội ngũ thấy thuốc đang là những chủ đề thời sự trong đời sống hàng ngày của ngƣời dân thành phố. + Do đòi hỏi đầu tƣ kinh phí lớn nên vấn đề nhà ở đang là khó khăn chung cho ngƣời dân cũng nhƣ các cấp quản lý. Mức bình quân diện tích nhà ở đầu ngƣời 10,77 m2 nhƣ hiện nay là tƣơng đối thấp. Một bộ phận dân cƣ còn phải ở trong các căn hộ tạm bợ hoặc trong các khu phố ổ chuột cũng nhƣ một số lớn diện tích đất đai rơi vào các chủ đầu cơ phản ánh bức tranh còn khá đen tối của tình hình nhà ở thành phố. Tình hình tiêu thụ điện nƣớc tuy đã có những cải thiện đáng kể, song trƣớc áp lực tăng giá điện, nuớc ở khu vực sinh hoạt nhằm bù lỗ cho khu vực sản xuất trong điều kiện phát triển kinh tế của thành phố một lần nữa phản ánh sự bất cập trong công tác quản lý của thành phố và khó khăn trong việc dung hòa đƣợc 2 mục tiêu tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ xã hội. 4- Căn cứ vào thực trạng mức sống dân cƣ TP.HCM, nguyên nhân còn tồn tại đói nghèo, một số bất hợp lý trong việc thụ hƣởng các giá trị chất lƣợng cuộc sống và xu hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, chúng 136 tôi đã đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần vào nỗ lực chung của toàn thành phố trong việc xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống dân cƣ cho toàn thành phố. Trên cơ sở phát huy nội lực, cùng với sự ủng hộ của trung ƣơng và hợp tác của các tổ chức quốc tế và khu vực, thành phố cần huy động mọi lực lƣợng, mọi tổ chức và cá nhân cùng tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, từng bƣớc nâng mức sống của thành phố ngang bằng với các thành phố lớn của các nƣớc trong khu vực, tranh thủ lợi thế so sánh với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để phát triển theo hƣớng vừa bảo đảm lợi ích cho thành phố vừa đảm bảo tăng trƣởng cho vùng và cả nƣớc, lấy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố làm cực tăng trƣởng cho các tỉnh lân cận góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu "Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi đã cố gắng để nêu bật đƣợc nội dung của đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên do trình độ ngƣời viết có hạn và thời gian thực hiện tƣơng đối ngắn với các điều kiện tiếp cận tài liệu còn khiêm tốn nên kết quả nghiên cứu chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi chân thành biết ơn sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và độc giả để bản luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Trong tƣơng lai, nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu về đề tài này, chúng tôi sẽ cố gắng đi sâu hơn trong việc phân tích và làm rõ một số vấn đề mà bản luận văn này chƣa thể hiện đƣợc. 137 Phụ lục: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành khu vực Đông Nam bộ (1999) Đông Nam bộ TP. Hồ Chí Minh Bình Phƣớc Tây Ninh Bình Dƣơng Đồng Nai Bà Rịa - Vũng Tàu -Dân số (ngàn ngƣời) -GDP/ngƣời (PPP- USD) -TNBQ ngƣời/ tháng (ngàn đồng) -Tỷ lệ NLBC (%) -Tỷ lệ NHCC (%) (nhập học các cấp) -Số HSPT/10.000 dân -Tuổi thọ (năm) -Số bác sĩ/10.000 dân -Số giƣờng bệnh/10000 dân -Tỷ lệ xã có điện(%) -Tỷ lệ hộ dùng nƣớc sạch(%) -SMĐT/ 1000 dân (Số máy điện thoại) 11777,1 527,20 1759 97,3 4,9 20 91,98 64,9 5073,1 5209 828,20 94,0 77,1 1696 75,7 6,91 31,3 100 98,29 107,8 652,3 861 329,90 88,2 61,6 2635 69,7 2,8 11,4 97,1 90,89 19,8 968,0 1376 310,30 90,1 61,9 2137 70,3 3,9 18,1 100 95,56 26,1 720,8 2589 407,00 92,4 71,6 2121 71,8 3,8 15,9 100 91,42 40,9 1999,5 2180 445,00 92,5 71,1 2435 71,5 2,8 16,1 100 8,92 35,3 805,1 14470 450,00 92,6 70,5 2417 74,3 4,3 10,7 100 92,55 52,6 Nguồn: Tổng hợp từ : - Tổng cục thống kê-Dự án VIE/97/P14. Số liệu thống kê dân số và kinh tế - xã hội Việt Nam 1975-2001. Nxb Thống kê. Hà Nội, 2002 - Tổng cục thống kê. Niên giám thống kê 2000.Nxb Thống kê. Hà Nội, 2001 - UNDP, Báo cáo phát triển con ngƣời Việt Nam 2001, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2001 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO (Tên tác giả theo thứ tự Alphabet) .............................. TÀI LIỆU TRONG NƢỚC 1. Ban chỉ đạo chƣơng trình Xóa đói giảm nghèo ở TP.HCM. Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình XĐGN TP.HCM. TP.HCM 1997 2. Ban chỉ đạo chƣơng trình Xóa đói giảm nghèo ở TP.HCM. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chương trình XĐGN TP.HCM. TP.HCM 2002. 3. Ban chỉ đạo tống điều tra dân số TP.HCM. Dân số TP.HCM - Số liệu điều tra ngày 01- 4-1989, 1990 4. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở TP.HCM. Kết quả điều tra ngày 01-4-1999, 2000 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ đến năm 2010. Hà Nội, 1996. 6. Cục Thống kê TP.HCM. Niên giám Thống kê 1993 - 2001 7. Đăng Văn Phan,Trần Văn Thông. Địa lý Kinh tế Việt Nam. Nxb Thống kê. Hà Nội, 1995 8. David s. Landes. Sự giàu và nghèo của các dân tộc (Trung tâm thông tin tƣ liệu-Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng dịch). Nxb Thống kê. Hà Nội, 2001. 9. Lê Bá Thảo. Thiên nhiên Việt Nam.. NXB Giáo dục. Hà Nội,2001. 10. Lê Bá Thảo. Việt Nam- Lãnh thổ và các vùng địa lý. NXB Thế giới. Hà Nội, 1999. 11. Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa. Giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo ở các nước và Việt Nam. Nxb Nông nghiệp. Hà Nội, 2000. 12. Lê Thông (Chủ biên),Nguyễn Văn Phú,Nguyễn Minh Tuệ. Địa lý Kinh tế - Xã hội Việt Nam.NXB Giáo dục. Hà Nội, 2001. 13. Lim Chong Yah (Giáo sƣ Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore). Đông Nam Á- Chặng đường dài phía trước. Nxb Thế giới. Hà Nội, 2002. 139 14. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần VII. TP.HCM, 2000 15. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2001. 16. Ngô Quang Minh (Chủ biên). Tác động kinh tế của Nhà nước góp phần xóa đói giảm nghèo trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa . Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. 17. Nguyễn Kim Hồng. Sự phát triển dân số và mối quan hệ của nó với sự phát triển kinh tế- xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh. Luận á n Phó Tiến sĩ. Hà Nội, 1994. 18. Nguyễn Kim Hồng. Dân số học đại cương. Nxb Giáo dục. Hà Nội, 1999. 19. Nguyễn Minh Tuệ Dân số và sự phát triển kinh tế xã hội.Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Hà Nội, 1996. 20. Nguyễn Minh Tuệ - Vũ Tuấn Cảnh - Lê Thông - Phạm Xuân Hậu - Nguyễn Kim Hồng. Địa lý du lịch. Nxb TP.HCM, 1996. 21. Nguyễn Thị Cành (Chủ biên). Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo & Các giải pháp xóa đói giảm nghèo trong quá trình chuyền đổi nền kinh tể Việt Nam nhìn từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh. Nxb Lao động-Xã hội, TP.HCM. 2001. 22. Nguyễn Viết Thịnh - Đỗ Thị Minh Đức. Giáo trình Địa lý Kinh tế - Xã hội (Tập 1) - Nxb Giáo dục. Hà Nội, 2000. 23. Phan Huy Xu: Địa l ý các nước Đông Nam Á . Nxb Giáo dục. Hà Nội, 1999. 24. Phan Huy Xu- Mai Phú Thanh.Tìm hiểu địa l ý kinh tế Việt Nam để giảng dạy trong nhà trường. Nxb Giáo dục. Hà Nội 1998. 25. Sở Nhà đất TP.HCM. Quy hoạch phát triển nhà ở tại TP.HCM đến 2010. TP.HCM, 1995. 26. Sở Địa chính - Nhà đất Thành phố Hồ Chí Minh. 300 năm địa chính Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. TP.HCM, 2000 27. Thaddeus c. Trzyna. Thế giới bền vững - Định nghĩa và trắc lượng thế giới bền vững (Kiều Gia Nhƣ dịch). Viện Nghiên cứu chiến lƣợc và chính sách. Nxb Khoa học kỹ thuật. Hà Nội, 2001. 140 28. Tổng cục Du lịch. Non nước Việt Nam. Hà Nội, 1992 29. Tống cục Thống kê. Kết quả điều tra mức sống dân cư Việt Nam lần II (1996/1997). Hà Nội, 1998. 30. Tống cục Thống kê. Kết quả điều tra mức sống dân cư Việt Nam lần I (1992/1993). Hà Nội, 1995. 31. Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê 2000. NXB Thống kê Hà Nội 2001. 32. Tống Văn Đƣờng (Chủ biên). Giáo trình Dân số và Phát triển, Dự án VIE/97/P13. Trung tâm Dân số, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hà Nội, 2001. 33. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia. Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001 - Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2001. 34. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia. Phát triển con người từ quan niệm đến chiến lược và hành động. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội 1999. 35. UNDP. Hướng về tương lai - Báo cáo đánh giá chung về tình hình Việt Nam của Liên Hiệp Quốc. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1999. 36. Ủy ban Nhân dân TP.HCM. Báo cáo tổng hợp "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến năm 2010". TP.HCM, 1996. 37. Viện chiến lƣợc phát triển. Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2001. 38. Viện kinh tế học - Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia. Đổi mới và phát triển kinh tế. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, 1994. 39. Viện kinh tế TP.HCM. Diễn biến mức sống dân cư và phân hóa giàu nghèo trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua, Đề tài nghiên cứu khoa học năm 2000. 40. Viện Kinh tế TP.HCM. Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM. Nxb Tre. TP.HCM, 2002 41. Viện Kinh tế TP.HCM. Kinh tể Thành phố Hồ Chí Minh-25 năm xây dựng và phát triển. S ở Văn hoá Thông tin TP.HCM, 2000. 141 42. Vũ Tự Lập. Địa lý tự nhiên Việt Nam. Nxb Giáo dục. Hà Nội 1999 Tài liệu nƣớc ngoài 43. ADB. Poverty in Russia. ADB Reports 1995. 44. ADB. Urban poor in Thailand and Urban Poverty in Asean Countries Reports, 1994. 45. Fellman-Getis-Getis. Human Geography-Landscape of Human Activities. Times MiiTor Higher Education Group.Inc, 2000. 46. Microsoít Encarta Encyclopedia 2001, 2002. 47. National Geographic Society. Atlas of the World. 7 th edition, Washington, D.c, 1999. 48. The World Bank. World Development Indicators 2000. Washington, DC, 2000. 49. UNDP. Human Development Report 1995, NewYork, 1995 50. UNDP. Human Development Report 7999. NewYork, 1999 51. UNDP. Human Development Report 2001. NewYork, 2001 52. UNDP. Human Development Report 2002. NewYork, 2002 53. UNDP. Human Development Report of Thailand, 1999 54. UNDP. Policies for Poverty Reduction in China, 2000. 55. UNFPA. The state ofWorld Population 2001. New York, 2001. 56. United Nations. 2001. Population, Environment and Development 2001. Wallchart. New York: Population Division, Department of Economic and Social Affairs, United Nations 57. World Health Organization. Global Water Supply and Sanitation Assessment 2000 Report. World Health Organization. Geneva, 2001.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_muc_song_dan_cu_thanh_pho_ho_chi_minh_thuc_trang_va_giai_phap_6207.pdf
Luận văn liên quan