Đồng Nai là một tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số, trong đó người Mạ,
Cho Ro, S’Tiêng, Kơ Ho chiếm đa số. Qua tìm hiểu cho thấy đời sống sinh
hoạt văn hóa, âm nhạc truyền thống của người Mạ, Cho Ro, S’Tiêng, Kơ Ho
có những nét riêng, rất đặc sắc. Đặc biệt những bài dân ca của dân tộc bản địa
rất phong phú về thể loại, đa dạng về giai điệu, nhưng đơn giản về cấu trúc
hình thức. Đó là nước suối nguồn dân tộc, văn hóa đã vượt qua thử thách của
thời gian để tồn tại đến nay.
Dựa vào phần mềm được quy định trong chương trình môn học dân ca
đào tạo hệ Cao đẳng sư phạm âm nhạc của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, luận
văn đã lựa chọn những bài hát của tộc người bản địa Kơ Ho, Cho Ro, Mạ,
S’Tiêng để đưa vào đổi mới chương trình và phương pháp dạy học dân ca
trong đào tạo giáo sinh cao đẳng sư phạm ở Đồng Nai.
112 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng giảng dạy môn dân ca cho hệ Cao đẳng tại trường Đại học Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c phong tục tập quán các miền, từ đó hiểu hơn về đặc điểm thể
loại dân ca ở các miền.
2.2.2. Phương pháp dạy hát
Như đã trình bày ở chương 1, hiện môn hát đang sử dụng phương pháp
dạy hát dân ca theo cách đọc xướng âm trước, sau đó ghép lời đã làm giảm đi
vẻ mềm mại, mượt mà của các giai điệu dân ca các vùng miền. Hoặc dạy dân
ca giống như dạy các ca khúc mới nên hiệu quả chưa cao. Sau đây, là một số
phương pháp dạy hát dân ca mà tôi mạnh dạn đưa vào hy vọng phần nào thay
đổi chất lượng giảng dạy môn dân ca tại trường Đại học Đồng Nai.
a. Phương pháp trình bày tác phẩm
Trước khi dạy một bài dân ca nào đó, giảng viên sẽ trình bày bài hát đó
cho sinh viên nghe. Đây là bước cực kỳ quan trọng nhằm thu hút sự yêu thích
48
bài dân ca đối với sinh viên. Bởi, khi giảng viên trình bày tác phẩm sẽ đem
đến cho sinh viên toàn bộ vẻ đẹp của tác phẩm thông qua giọng hát của mình
bằng sự rung động thật sự, diễn cảm. Qua chính phần trình bày này, qua kỹ
năng biểu diễn các yếu tố âm nhạc mới được làm rõ nét, nổi bật thể hiện được
cái hồn của bài dân ca. Ở phương pháp này giảng viên kiêm luôn vai trò của
người “nghệ sĩ biểu diễn” bởi vậy muốn đạt được kết quả tốt giảng viên phải
nghiên cứu kĩ bài hát, tìm hiểu nội dung, phân câu, lấy hơi, xử lý những chỗ
khó, trau chuốt tiếng hát và trước khi biểu diễn phải chuẩn bị tâm thế như
một nghệ sỹ trình bày trên sân khấu, kết hợp với một vài động tác nhẹ nhàng
phù hợp với bài hát thì sẽ sinh động hơn
b. Phương pháp truyền khẩu trong quá trình thực hành - luyện tập hát
dân ca
Quá trình dạy học âm nhạc không chỉ có lý thuyết mà quan trọng nhất
là phải thực hành. Thực hành luyện tập bao gồm: Thực hành hát, thực hành
nghe nhạc, những hoạt động đó xuyên suốt trong quá trình học tập. Để thực
hiện các thao tác này, phương pháp truyền khẩu (giáo viên hát mẫu, sinh viên
hát nhắc lại) được đặt nên hàng đầu để đảm bảo tính truyền thống ẩn chứa
trong mỗi bài dân ca.
Thực hành rèn luyện chính là để hình thành kỹ năng thể hiện tốt các bài
dân ca, giúp sinh viên nắm bắt được sắc thái, cảm thụ tốt tính chất âm nhạc
của bài dân ca. Khi phát hiện chỗ sai, giảng viên có thể trình bày lại chỗ đó và
luyện tập nhiều lần để sinh viên hát đúng. Với bài hát dài, giảng viên chia
thành các đoạn, câu nhỏ cho sinh viên luyện tập được thuận lợi hơn.
Để hát dân ca đạt chất lượng tốt, trong khi thực hành - luyện tập hát dân
ca, giảng viên cần quan tâm đến việc giúp sinh viên luyện tập một số kỹ năng
hát như:
49
- Kỹ năng hát liền giọng: Hát liền giọng (légatto) là kiểu hát cơ bản
nhất để thể hiện các bài hát ru, các bài Quan họ, một số điệu lý, hò Hát liền
giọng đòi hỏi các âm thanh từ âm nọ sang âm kia phải liên kết, nối liền nhau,
không bị đứt quãng. Có sự điều tiết hài hòa của các cơ quan phát âm, kỹ thuật
hơi thở, giai điệu bài hát trở thành một dòng âm thanh trong sáng, mềm mại,
diễn cảm.
+ Khi tập hát chú ý lắng nghe, điều chỉnh để đưa âm thanh phát ra
vang, sáng, tròn tiếng, không thay đổi tính chất, có vị trí thống nhất, hơi thở
phải được khống chế, giữ đều, liên tục.
+ Trước khi vào tập các bài hát trữ tình nên cho sinh viên luyện các
mẫu câu luyện thanh bằng các từ thay đổi nhau để khởi động giọng.
Ma Mô
Ma Mô
Ma ma Mi ma Mi ma Mi ma
- Kỹ năng hát nẩy: Trong kỹ thuật ca hát, âm nẩy (Staccato) được sử
dụng để diễn tả tình cảm vui nhộn, rộn ràng, nhí nhảnh, mô phỏng tiếng cười,
tiếng chim hót, sự náo nhiệt, sôi động. Kỹ thuật hát âm nẩy có tác dụng mở
50
rộng âm vực, phát triển giọng hát, là biện pháp để khắc phục các cố tật như
giọng mũi, giọng cổ, hát sâu, gằn tiếng
+ khi hát âm nẩy, giảng viên dạy các em cách khống chế hơi thở và đẩy
ra nhẹ nhàng. Cố gắng giữ cho bụng tương đối ổn định, mềm mại.
+ Âm thanh phát ra phải gọn, linh hoạt, nhẹ nhàng, rõ từng âm một.
Không được hét to, đẩy hơi ra ồ ạt.
+ Luyện giọng qua nét giai điệu dưới đây.
Ma a a a a
Ma a a a a
- Kỹ năng hát nhanh: Là kỹ thuật dùng để thể hiện những ca khúc mang
tính chất vui, hoạt, hài hước, dí dỏm, châm biếm. Những bài hát có phong
cách như vậy thường được viết ở tốc độ nhanh, đòi hỏi âm thanh phải linh
hoạt, sáng sủa, gọn, trôi chảy, nhấn đều vào các trọng âm, đảm bảo đúng tốc
độ.
+ Đầu tiên nên tập kỹ thuật hát nhanh bằng bài tập luyện thanh đơn
giản với tốc độ vừa phải, sau khi đã thuộc bài tập mới tăng tốc độ.
+ Lấy hơi phải nhanh, ngắt hơi phải chính xác theo quy định trong bài
hát.
+ Hơi thở hít vào vừa phải, không được lấy quá nhiều hơi.
Mi Mê Ma
51
Mi ma Mi ma
c. Phương pháp kiểm tra – đánh giá
Kiểm tra, cho điểm kết quả học tập của sinh viên nhằm đánh giá chủ
yếu ở những kiến thức, kỹ năng đạt được qua môn học, hoặc từng phân môn.
Kiểm tra, cho điểm kết quả học hát nhằm đánh giá ở sinh viên:
- Khả năng trình bày tác phẩm
- Mức độ thể hiện diễn cảm bài hát
- Mức độ hiểu biết về tác phẩm, đặc điểm vùng miền
- Mức độ hiểu, đánh giá sự trình bày, biểu diễn bài hát của sinh viên
Kết thúc một nội dung dạy học hoặc một phần của nội dung thì phải
tiến hành việc tổng kết, kiểm tra đánh giá và ôn tập. Đó là “chu trình khép
kín” của một công việc.
Trong dạy hát dân ca, ngoài việc kiểm tra đánh giá quá trình học như
trên, công việc này còn phải thực hiện thường xuyên trong mỗi giờ học. Sau
khi tập xong một câu hát hay một phần nào đó, giảng viên sẽ kiểm tra, đánh
giá, nhận xét và chính sửa cho từng cá nhân hoặc tổ, nhóm. Với thời lượng
của tiết học ít mà số sinh viên đông nên việc kiểm tra đánh giá nên dừng lại
theo nhóm, tổ (trừ trường hợp sinh viên cá biệt hát quá chênh phô) sẽ có kết
quả khả quan hơn.
Kiểm tra, đánh giá thường xuyên cũng là một hình thức tích cực làm
cho giờ học thêm sôi nổi. Kiểm tra cuối học kỳ hoặc cuối năm học, nên tổ
chức dưới hình thức chương trình biểu diễn nhẹ nhàng thì cuộc thi sẽ có hiểu
quả hơn.
2.3. Dạy hát dân ca kết hợp với các yếu tố khác
2.3.1. Hát dân ca gắn với múa (đối với dân ca các dân tộc thiểu số).
52
Múa và âm nhạc luôn luôn đi liền với nhau, âm nhạc của tộc người nào
thì có điệu múa riêng của tộc người đó. Hát gắn với vận động thân thể theo
điệu nhạc, điệu múa của các dân tộc thiểu số sẽ làm cho giờ học thêm nhiều
màu sắc và thú vị, sinh viên cũng sẽ hứng thú học hơn. Hát dân ca kết hợp với
học các điệu múa sẽ mang đến nhiều kiến thức cho sinh viên không chỉ về các
làn điệu dân ca mà còn bổ sung được cho các em kiến thức về âm điệu dân
gian của các tộc người.
Ví dụ, tộc người S’tiêng ở Đồng Nai có múa giã gạo (R’nay păl toong),
ở điệu múa này thường có từ 2 đến 3 người nữ múa. Người múa xoay quanh
cối giã gạo, động tác chủ đạo là hai tay cầm chày giơ lên cao trên đầu, ngực
ưỡn, lưng ngã ra phía sau, mông cong, chân kiễng cao, để tạo lực mạnh lao
chày xuống cối (giã) tạo đường cong lượn rất đẹp có yếu tố nghệ thuật. Khi
lao chày xuống (giã) thì hai chân khuỵu mạnh (tấn sâu), người gập (cúi) phía
trước, mông đẩy ra phía sau, hai tay khép sát hông. Khi dạy bài hát này, sau
khi sinh viên đã hát khá tốt bài hát, giáo viên nên cho các em hát kết hợp với
động tác múa mô phỏng kỹ thuật giã gạo của đồng bào. Việc làm này khiến
bài hát được trình bày sinh động, còn sinh viên hào hứng tham gia.
Ngoài ra người S’tiêng còn có các điệu múa chọc lỗ tra hạt (th.tuuel
đinh tút), múa gùi (săh, sơn tung), múa phát rừng (môi bri), múa đánh trống
Xagơ. Tộc người Mạ lại có các điệu múa cổ tay, múa nhún giật, múa tuyến
cong lượn, múa kết hợp nhạc cụ Người Choro thì có múa dâng (bánh dày),
múa đánh chụm chõe, múa chim, múa dao (chà gạc dil), múa nỏ (aq), múa
sàng gạo (gha ney), múa cúng thần lúa (sa yang va), múa mừng lúa mới, múa
bóng (spăm tăm vly), múa cúng thần (spăm chlau).
Thật vậy, khi dạy hát các bài dân ca các dân tộc thiểu số, nếu giáo viên
có thể đưa thêm các động tác múa vào quá trình thể hiện sẽ đạt được hiểu quả
cao trong việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục bản sắc tộc người và trả lại giá trị
53
nguyên bản của bài dân ca. Có nghĩa là, chúng ta không bóc tách chúng ra
khỏi đời sống vốn có của nó là ca - múa - nhạc luôn đi kèm nhau trong một số
loại hình.
2.3.2. Hát dân ca gắn với việc giới thiệu sinh hoạt, phong tục tập
quán tộc người
Dân ca thể hiện đặc trưng nhất những nét văn hóa, phong tục tập quán
của các tộc người. Các bài hát dân ca thường mô tả chân thực cuộc sống hàng
ngày của người dân lam lũ. Hát một bài dân ca không phải là chỉ hát đúng giai
điệu mà phải thể hiện đúng cái hồn của bài hát, mà muốn vậy ta phải hiểu
được phong tục tập quán, cuộc sống sinh hoạt của tộc người đó.
Trước khi dạy hát một bài dân ca nào đó thì việc giới thiệu về phong
tục tập quán của tộc người đó cho sinh viên sẽ giúp các em sẽ hiểu biết và yêu
mến hơn các dân tộc đó, từ đó việc học sẽ nhanh hơn, việc cảm thụ của các
em cũng sẽ nhanh hơn... Có thể sử dụng các hình ảnh trên máy chiếu để sinh
viên được thấy các sinh hoạt của tộc người đó.
Ví dụ: Tộc người S’tiêng có rất nhiều phong tục gắn liền với vòng đời
của họ như phong tục dành cho phụ nữ khi sinh đẻ, tục đặt tên cho con trẻ, tục
cột chỉ tay cho con cái, tục cà răng căng tai, cưới hỏi, ma chay, chia của
người S’tiêng còn có các lễ hội như lễ hội cầu mưa, lễ hội cúng thần lúa, lễ
hội phá bàu (còn gọi là tát bàu) Còn với người Mạ những phong tục lại gắn
với sinh đẻ, đám cưới và tang ma như: Khi sinh con được vài ngày người mẹ
sẽ đem đứa trẻ ra suối gần nhà tắm với ý niệm: Bệnh tật sẽ trôi mau theo dòng
nước, đứa trẻ khỏe mạnh. Hay như về đám cưới của người Mạ, người ta làm
mổ trâu, làm heo đãi cả làng, ca hát nhảy múa, vui chơi Hệ thống thần linh
của người Mạ cũng rất đa dạng song họ tin vào vị thần tối thượng là yang
N’du, ngoài ra người Mạ còn có lễ cúng thần lúa (Yang kòi), thần Núi (Yang
bơnơm)
54
Vậy nên rất cần thiết dạy cân ca gắn liền với các sinh hoạt, phong tục
tập quán để sinh viên có cái nhìn tổng quan và hiểu biết của mình về văn hóa
các vùng miền và văn hóa các tộc người anh em trong cả nước. Cũng như
hiểu biết thêm về những bài dân ca mình sẽ được học có sự gắn kết như thế
nào trong cuộc sống cộng đồng: Hát ru phục vụ cho việc ru trẻ ngủ, hát giao
duyên dùng để tâm tình giữa các đôi trai gái v.v
2.3.3. Dân ca kết hợp với việc giới thiệu trang phục các vùng miền
Trang phục là sự thể hiện nét văn hóa đặc trưng nhất của mỗi tộc người.
Chỉ cần nhìn vào trang phục chúng ta có thể phân biệt được là tộc người nào.
Vì vậy, việc kết hợp giới thiệu trang phục của các tộc người trong việc dạy
dân ca hay các chương trình biểu diễn sẽ làm rõ hơn nét đặc trưng văn hóa
của các tộc người.
Ví dụ: Khi dạy bài dân ca của tộc người S’tiêng nên giới thiệu cho sinh
viên về trang phục của họ như nam thì thường không mặc áo, đội nón mà chỉ
mặc chiếc khố - đây là nét đặc trưng cơ bản dành cho nam giới, phụ nữ
thường ở trần và mặc váy cao đến ngực. Váy được dệt theo từng tấm, tùy theo
người sử dụng mà chọn dệt những tấm thổ cẩm với cách mặc quay một vòng
quanh eo hông, sau đó giắt phần nút của váy vào cạp phía trên thắt lưng, loại
phức tạp hơn thì được máy nối từ đầu tấm thổ cẩm mặc trùm từ đầu xuống
thân, trên váy có nhiều hoa văn hoa lá, hình học Với người Mạ thì đàn ông
thường đóng khố, ở trần. Áo thường rộng và hở tay vạt sau dài hơn vạt trước
và thường che kín mông. Trong các dịp lễ hội thì đàn ông thường quấn khăn
lên đầu và cài lông chim để làm duyên... phụ nữ thường mặc váy quần dài quá
bắp chân, hoa văn trên thổ cẩm của người Mạ rất phong phú: Hoa văn hình
học, mô phỏng hình người nhảy múa, các con vật, cây cối...
Hiện nay các trang phục truyền thống của các dân tộc không được
người dân mặc thường xuyên, họ chỉ mặc trong các dịp lễ tết. Vì thế, việc dạy
55
dân ca gắn liền với việc giới thiệu trang phục là một giải pháp góp phần giới
thiệu đặc trưng văn hóa dân tộc và bảo tồn trang phục rất đặc sắc của các dân
tộc Việt Nam nói chung.
Nếu điều kiện cho phép, trong một số giờ dạy học, giáo viên có thể mặc
trang phục dân tộc thì tính hấp dẫn của buổi dạy học cũng sẽ cao hơn.
2.4. Giải pháp thực tập sư phạm
2.4.1. Mục đích và yêu cầu của thực tập sư phạm
a. Mục đích
Nhằm cung cấp kiến thức âm nhạc dân tộc và những kỹ năng hát dân ca
cho sinh viên, đáp ứng mục tiêu đào tạo của trường và yêu cầu giáo dục âm
nhạc trong trường phổ thông.
Qua các làn điệu dân ca và kiến thức âm nhạc dân tộc hình thành ở sinh
viên sự yêu thích và thái độ trân trọng đối với nền âm nhạc truyền thống nước
nhà, giáo dục ý thức bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Đào tạo ra giáo viên có đủ năng lực truyền dạy tốt dân ca ở các trường
phổ thông bên cạnh những kiến thức chung về âm nhạc và đồng thời nâng cao
chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp
giảng dạy hướng đến mục tiêu đào tạo con người mới phát triển toàn diện, hài
hòa phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
b. Yêu cầu
- Nắm được các làn điệu dân ca trong chương trình.
- Chú trọng việc dạy hát dân một số dân tộc bản địa để từ đó hình thành
kỹ năng hát dân ca cho các em.
- Hiểu được tính chất đặc điểm của từng loại dân ca, phân biệt được các
làn điệu dân ca của các vùng miền, các dân tộc.
56
- Bồi dưỡng khả năng cảm thụ âm nhạc, biết quý trọng di sản văn hóa
dân tộc giúp sinh viên nhận thức được giá trị to lớn của việc học dân ca trong
giáo dục âm nhạc ở trường phổ thông.
2.4.2. Nắm vững đối tượng học và yêu cầu của bài học về nội dung
dân ca tại nơi thực tập sư phạm.
- Nắm vững đối tượng học:
Nơi thực tập là trường Đại học Đồng Nai, đối tượng là sinh viên tổ
Nhạc, khoa Thể dục - Nhạc họa. Như đã trình bày ở trên, đầu vào của các em
khá thấp vì vậy việc giảng dạy của giảng viên gặp nhiều khó khăn, mặt khác
sự chênh lệch trong khả năng cảm thụ âm nhạc của các em cũng là một vấn đề
cần khắc phục. Giảng viên cần nắm bắt đúng năng lực của các em để đưa các
phương pháp phù hợp cho môn dân ca.
Đại đa số các sinh viên tổ Nhạc đều ở khu vực miền nam nên khả năng
năng nắm bắt các ngữ điệu của các vùng miền rất thấp, nhất là các bài dân ca
của vùng miền Trung. Vì vậy, khi dạy giảng viên cần phải giải thích từ ngữ,
hát mẫu một số từ khó giúp sinh viên dễ tiếp thu hơn. Ngoài ra, giảng viên
cần gắn với các phong tục tập quán hay trang phục cùng với các điệu múa của
các dân tộc để nâng cao được kiến thức cho các em tốt nghiệp ra trường và
công tác tốt tại các cơ sở sau này.
- Yêu cầu của bài học về nội dung dân ca tại nơi thực tập sư phạm:
+ Qua các bài dân ca phải cung cấp được vốn kiến thức về phong tục
tập quán, văn hóa lối sống của các tộc người, thể hiện rõ đặc trưng từng vùng
miền.
+ Phải hình thành cho sinh viên các kỹ năng cần thiết về hát dân ca để
thể hiện đúng giai điệu bài hát và có thể hát truyền cảm bài hát.
+ Phát triển được tai nghe âm nhạc và nhạc cảm trên cơ sở rèn luyện
các kỹ năng ca hát thông qua từng thể loại dân ca.
57
+ Phát triển được giọng hát tự nhiên, củng cố và mở rộng âm vực của
giọng để thể hiện được các bài hát của vùng miền Trung hay các dân tộc thiểu
số.
+ Giúp sinh viên học thuộc, hát đúng ngữ điệu giai điệu các vùng miền
và biết trình bày các bài dân ca một cách chủ động, sáng tạo.
2.4.3. Giáo án và một số giờ thực dạy
* Xây dựng giáo án dạy hát dân ca một số dân tộc ở Đồng Nai
Giáo án 1
Bài hát: Iêng con (Ru con (6) - Dân ca Kơ Ho)
Sưu tầm và kí âm: Trần Viết Bính
1. Mục tiêu:
- Sinh viên làm quen với làn điệu dân ca dân tộc Kơ Ho.
- Sinh viên hiểu biết được những nét văn hóa của người Kơ Ho.
- Sinh viên hát đúng giai điệu và thuộc lời bài hát.
2. Chuẩn bị của Giảng viên:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Tổng phổ bài hát Ru con (6).
- Một số hình ảnh về con người, phong tục tập quán của tộc người Kơ
Ho.
- Băng hình về bài hát Ru con (6).
3. Tiến trình dạy học:
Thời gian
55’
Hoạt động của Giảng viên
Hoạt động
của sinh viên
58
10 phút
10 phút
25 phút
a. Kiểm tra bài cũ và luyện thanh (sử dụng
phương pháp thực hành – luyện tập).
- Kiểm tra 1 vài sinh viên cho hát lại bài cũ,
Gv đánh giá và cho điểm
- Luyện thanh theo mẫu
b. Giới thiệu đặc điểm vùng miền và làn điệu
dân ca dân tộc Kơ ho (dùng phương pháp
thuyết trình)
- Gv đặt câu hỏi để sv trả lời về những hiểu
biết của mình về đặc điểm vùng miền hay về
làn điệu dân ca sắp được học? (dùng phương
pháp nêu vấn đề)
- Gv cho các em xem 1 số hình ảnh về cuộc
sống lao động, lễ tết, các dịp lễ hội âm nhạc
dân gian của người Kơ ho, trang phục, hệ
nhạc cụ nếu có (dùng phương pháp trực
quan)
- Từ những phát biểu của Sv, Gv bổ sung
c. Dạy hát (dùng phương pháp thực hành –
luyện tập)
- Cho Sv nghe qua băng đĩa bài hát Ru con
vài lần
- Gv hát cho Sv nghe bài hát kết hợp với một
số động tác minh họa cho việc ru con ngủ
+ Hát mẫu cho các em những câu chữ luyến
láy: “rồng”
+ Gv hát mẫu lại cho Sv nghe
- Sv thực hiện
- Sv thực hiện
- Sv trả lời
- Sv theo dõi
- Sv lắng nghe
- Sv lắng nghe
- Sv lắng nghe
59
5 phút
- Tập cho các em hát từng câu
+ Tập cho Sv hát các chữ luyến láy trong câu
nhạc
+ Tập cho Sv câu 2 và 3 tương tự như vậy
+ Nối hai câu hát lại với nhau
+ Kiểm tra từng nhóm hát, Gv nghe và sửa
cho Sv (dùng phương pháp kiểm tra – đánh
giá)
- Gv cho Sv nghe lại bài hát một lần nữa
- Kiểm tra cá nhân hoặc một vài nhóm hát và
cho lớp nhận xét
+ Gv chỉnh sửa
d. Củng cố bài hát (dùng phương pháp thực
hành – luyện tập)
+ Cho Sv hát lại toàn bài, Gv đưa ra những
động tác giữ nhịp
+ Nếu còn thời gian, Gv cho Sv nghe thêm
một số bài dân ca khác của người Kơ ho qua
băng đĩa
- Dặn dò Sv về nhà hát thuộc bài và nghe
thêm một số bài dân ca Kơ ho khác
+ Sv tập hát
- Sv thực hiện
+ Sv thực
hiện
+ Sv hát
- Sv lắng nghe
và chỉnh sửa
+ Sv lắng
nghe
+ Sv lắng
nghe
Giáo án 2
Bài hát: Kinh tơ lơ thoang (Trống chiêng cầu thần - Dân ca Choro)
Sưu tầm và kí âm: Trần Viết Bính
60
1. Mục tiêu:
- Sinh viên làm quen với làn điệu dân ca dân tộc Choro.
- Sinh viên hát đúng giai điệu và lời bài hát Trống chiêng cầu thần.
- Sinh viên hiểu biết được thêm về phong tục tập quán của tộc người
Choro.
2. Chuẩn bị của Giảng viên:
- Nhạc cụ quen dùng
- Một số hình ảnh về tộc người Choro
- Băng hình bài “Trống chiêng cầu thần”
- Tổng phổ bài “Trống chiêng cầu thần”
3. Tiến trình dạy học:
Thời gian Hoạt động của Gv
Hoạt động của
Sv
10 phút
a. Kiểm tra bài cũ và luyện thanh (sử dụng
phương pháp kiểm tra đánh giá và phương
pháp thực hành – luyện tập)
+ Gọi 1 số Sv hát bài cũ, Gv đánh giá và cho
điểm
+ Luyện thanh theo mẫu
- Sv thực hiện
- Sv thực hiện
10 phút b. Gv giới thiệu sơ lược về tộc người Choro
và một số phong tục tập quán cũng như trang
phục và nhạc cụ của tộc Choro (dùng phương
pháp thuyết trình và phương pháp trực quan
sinh động)
- Cho Sv xem 1 số hình ảnh cuộc sống lao
động của người Choro
- Sv lắng nghe
- Sv xem hình
25 phút c. Dạy bài hát (dùng phương pháp thực hành
61
– luyện tập và phương pháp kiểm tra – đánh
giá)
- Gv cho Sv nghe băng hình bài Trống Chiêng
cầu thần vài lần
- Gv hát mẫu cho sv nghe kết hợp với một số
động tác múa Choro
+ Hướng dẫn cho Sv hát những chữ luyến láy
khó hát: “nhiều”,”mùa”, “rẫy”, “hòa”
- Gv hát mẫu câu 1 và tập cho Sv hát
+ Nghe và chỉnh sửa cho Sv
- Gv hát mẫu câu 2 và tập cho Sv hát
+ Nghe và chỉnh sửa cho Sv
+ Cho từng nhóm hát và chỉnh sửa cho các
em
+ Nối hai câu vừa tập lại với nhau
- Tập các câu tiếp theo theo lối móc xích như
vậy cho đến hết bài
+ Kiểm tra cá nhân hoặc nhóm, Gv nghe và
chỉnh sửa
- Sv lắng nghe
- Sv lắng nghe
- Sv lắng nghe
- Sv lắng nghe
và thực hiện
+ Sv thực hiện
- Sv lắng nghe
+ Sv thực hiện
+ Sv thực hiện
+ Sv thực hiện
5 phút d. Củng cố (dùng phương pháp thực hành
luyện tập và phương pháp kiểm tra đánh giá)
Cho Sv hát lại bài hát, kiểm tra một số em, Gv
nghe và chỉnh sửa
- Gv gõ nhịp cho Sv hát
- Nếu còn thời gian, Gv cho Sv nghe thêm 1
số bài dân ca Choro khác để Sv có thể cảm
- Sv thực hiện
+ Sv lắng nghe
62
nhận rõ hơn phong cách âm nhạc dân gian
Choro
- Dặn dò Sv về hát thuộc giai điệu và lời bài
hát, nghe các bài dân ca Choro khác.
- Sv lắng nghe
* Một số giờ thực dạy
Bài hát: Iêng con (Ru con (6) - Dân ca Kơ Ho)
Sưu tầm và ghi âm: Trần Viết Bính
Tiết học được thực hiện tại lớp Nhạc K34, vào học từ tiết 2 ngày 13
tháng 4 năm 2013 do thầy Hoàng Nguyễn Quang Huy giảng dạy.
Giảng viên gọi vài sinh viên lên kiểm tra bài cũ rồi đánh giá và cho
điểm.
Cho lớp luyện thanh 3 – 5 phút.
Sau khi treo bảng phụ bài hát lên bảng để sinh viên tiện theo dõi trong
quá trình học hát theo kiểu truyền khẩu, giảng viên giới thiệu về tộc người
Choro ở Đồng Nai và cho sinh viên xem một số tranh ảnh về cuộc sống lao
động, các lễ hội văn hóa, trang phục của người Choro.
Giảng viên giới thiệu bài hát, cấu trúc mô hình, nhịp điệu và phân tích
tác phẩm để sinh viên cảm nhận được phần nào bài dân ca trước khi bước vào
học hát.
Giảng viên cho sinh viên nghe bài hát trong băng hình vài lần để sinh
viên làm quen giai điệu.
Giảng viên hát mẫu bài hát kết hợp với động tác múa Choro.
Giảng viên tiến hành bài dạy theo trình tự các bước lên lớp. Sinh viên
rất hứng thú học hát. Sau mỗi câu hát, Giảng viên gọi từng nhóm, tổ lên hát
lại và chỉnh sửa lại những chỗ hát sai bằng cách phân tích những chỗ khó hát
trên bảng phụ. Sau khi dạy hết bài giảng viên cử đại diện của tổ lên trình bày
63
bài hát với một số điệu bộ minh họa cho bài hát. Cuối cùng giảng viên cho lớp
nghe lại bài hát rồi đệm đàn cho các em hát lại để củng cố bài hát. Kết thúc
tiết dạy giảng viên yêu cầu sinh viên ôn lại bài hát để tiết sau giảng viên kiểm
tra bài hát và cho điểm.
Bài hát: Kinh tơ lơ thoang (Trống chiêng cầu thần - Dân ca Choro).
Sưu tầm và kí âm: Trần Viết Bính.
Tiết dạy được thực hiện tại lớp Nhạc K34 vào tiết 4 ngày 6 tháng 4 năm
2013 do thầy Hoàng Nguyễn Quang Huy giảng dạy.
Giảng viên ổn định lớp rồi gọi vài sinh viên lên kiểm tra bài cũ, đánh
giá và cho điểm.
Cho lớp luyện thanh 3 - 5 phút.
Giảng viên treo bảng phụ bài dân ca lên bảng rồi giới thiệu sơ lược về
tộc người Choro. Cho sinh viên xem một số hình ảnh cuộc sống của tộc người
Choro, trang phục của nam và nữ Choro. Sau đó giảng viên giới thiệu bài hát,
cấu trúc mô hình nhịp điệu, phân tích tác phẩm.
Giảng viên mở băng hình cho sinh viên nghe bài hát “Trống chiêng cầu
thần” vài lần.
Giảng viên hát mẫu bài dân ca “Trống chiêng cầu thần” cho sinh viên
nghe. Tiếp đó giảng viên tập hát cho sinh viên theo lối truyền khẩu.
Giảng viên sau khi thực hiện bài dạy theo trình tự với lối móc xích thì
đưa ra câu hỏi mở rộng: Em nào biết bài dân ca nào của người Choro thì hát
cho các bạn nghe?
Sau khi sinh viên trả lời, giảng viên đệm đàn cho sinh viên hát.
Giảng viên cho lớp hát lại bài hát để củng cố bài rồi dặn dò các em về
học thuộc bài để tiết sau giảng viên kiểm tra và cho điểm.
2.4.4. Đánh giá kết quả thực tập sư phạm nội dung dạy phần dân ca
theo phương pháp mới
64
Qua 2 tiết dạy thực nghiệm theo phương pháp mới, chúng tôi thấy kết
quả thu được có phần khả quan hơn. Cụ thể là:
- Sinh viên cảm thấy hào hứng với môn học, giờ học hơn vì giờ học
sinh động hơn, các em không chỉ được học hát mà còn có thêm những hiểu
biết nhất định liên quan đến bài hát (tộc người, nội dung, tính chất, phong
cách âm nhạc của bài dân ca hay thể loại dân ca đó), hiểu được tầm quan
trọng của việc học hát dân ca không chỉ để sau này có thể làm tốt được công
việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường phổ thông mà còn góp phần lưu giữ,
bảo tồn nét đẹp của âm nhạc truyền thống.
- Cách dạy truyền khẩu khiến sinh viên dễ nắm bắt bài hơn, dễ thể hiện
được những âm luyến láy, những lối phát âm nhả chữ theo phong cách vùng
miền.
- Khi hát tùy theo bài có thể có thêm một số động tác múa mô phỏng
nên giờ học trở nên sinh động hơn do sinh viên có dịp hiểu hơn về bài dân ca
cũng như hoàn cảnh ra đời của bài dân ca đó.
- So với cách dạy cũ (dạy hát dân ca theo kiểu dạy xướng âm), cách dạy
truyền khẩu đã có bước tiến bộ về độ chênh phô so với bản bản dân ca như
sau:
Âm luyến : Tỷ lệ Sv hát sai giảm 25%.
Âm tô điểm : Tỷ lệ Sv hát sai giảm 21%.
Quãng nhảy : Tỷ lệ Sv hát sai giảm 23%.
Sở dĩ có bước tiến bộ trên vì, khi học hát dân ca theo lối truyền khẩu,
các em không còn bị phụ thuộc vào lối ký âm trên bản phổ. Bản phổ chỉ được
coi là sơ đồ chỉ hướng đi của giai điệu, chỉ dẫn về trường độ hay những âm
hình luyến láy giúp người học dễ nắm bắt bài chứ không phải là yếu tố cố
định bắt buộc người học phải tuân thủ. Do đó, người học có thể tập trung vào
65
việc nghe giáo viên trình bày từng câu hát, cảm nhận câu hát đó và bắt chước
lại.
Đánh giá về 2 cách dạy đã thực hiện:
- Về cách dạy theo lối học xướng âm.
Cách dạy này giúp sinh viên rèn luyện và nâng cao kỹ năng đọc nhạc,
song mất khá nhiều thời gian. Với cách học này, các em phải đọc xướng âm
trôi chảy rồi mới bắt đầu ghép lời ca vào giai điệu vừa xướng âm được. Như
vậy để hát cho đúng, các em phải mất một khoảng thời gian nhất định để ghép
lời vào giai điệu. Ở tiết dạy này, sinh viên chỉ được giáo viên giúp trong việc
tìm hiểu tính chất của bài hát chứ ít được trực tiếp nghe giai điệu bài dân ca,
do vậy khi tiếp thu cũng như khi thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát còn
lúng túng, hát không ra được phong cách của bài dân ca và chưa gây được sự
hứng thú trong khi học.
Với thời lượng 55 phút cho 1 tiết học, nếu sử dụng phương pháp này thì
giảng viên rất khó truyền đạt hết được ý nghĩa của bài hát, mặt khác lại không
có thời gian kiểm tra năng lực của sinh viên được.
- Về cách dạy theo lối truyền khẩu.
Cách dạy này mất ít thời gian hơn, giúp các em tiếp thu nhanh hơn và
gây được sự hứng thú trong khi học tập. Với cách dạy này các em được nghe
giai điệu của bài hát nhiều lần nên phần nào tính chất của bài hát đã ngấm vào
các em và nhờ đó đã thể hiện được tốt sắc thái tình cảm của bài hát.
Cả hai cách dạy vừa nêu đều có những ưu điểm riêng. Xong cách dạy
mà tôi cho rằng ưu việt hơn cả là cách dạy truyền khẩu. Đây là cách dạy giúp
các em học nhanh hơn, thuận lợi hơn và cũng chính là cách mà dân ca được
truyền từ đời cha ông ta đến nay. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của băng hình,
đĩa... lối dạy này sẽ giúp cho giảng viên thuận lợi hơn trong khi dạy rất nhiều.
Bởi vì có những làn điệu dân ca nếu chỉ hát cho chính xác nốt nhạc đã được
66
ký âm thì chưa đủ, mà quan trọng hơn là làm sao thể hiện đặc trưng của bài
hát là cái hồn, tâm tư tình cảm mà cha ông ta muốn truyền lại, đồng thời qua
đó người nghe cảm nhận được những nét đẹp văn hóa của vùng miền đó.
Với hai tiết dạy thể nghiệm bằng lối dạy truyền khẩu chúng tôi thấy
sinh viên rất hứng thú, hăng say học. Các em không phải gò bó, lo lắng khi
phải đọc xướng âm bài dân ca mà thoải mái thể hiện bài hát theo những gì
nghe được và tập được. Kết quả của tiết học cũng rất khả quan. Các em rất
hào hứng tỏ ra thích thú khi được học theo lối truyền khẩu, tiếp thu bài nhanh,
đồng đều và thực hiện được những yêu cầu của giáo viên.
Với cách dạy này vai trò của người giảng viên là rất quan trọng trong
việc giúp các em thể hiện đúng tính chất của bài hát. Bởi vì khả năng thẩm âm
của sinh viên rất khác nhau nên có lúc nghe được nhưng bắt chước lại chưa
chính xác nên phải có sự chỉnh sửa của giảng viên để sinh viên thể hiện
những âm luyến, vuốt, ngân... được chính xác hơn.
Mặt khác việc kết hợp các phương pháp giảng dạy khác nhau trong một
giờ học cũng làm sinh viên hứng thú học hơn và kết quả học tập cũng cao
hơn.
2.5. Một số giải pháp hỗ trợ khác
2.5.1. Cơ sở vật chất cho việc dạy môn dân ca
Trường Đại học Đồng Nai hiện nay tuy đào tạo đa ngành, đa cấp, mở
rộng quy mô đào tạo nhưng cơ sở vật chất còn chưa được nâng cấp kịp thời
đúng với yêu cầu của những phân môn. Hiện nay mới chỉ có phòng nhạc cụ
và những môn học lý thuyết còn phòng chuyên dụng đa năng âm nhạc lại
chưa có.
Để nâng cao chất lượng dạy và học cần có thêm một số phòng học
chuyên ngành đặc thù không sử dụng chung với các môn học khác. Phòng học
dân ca ngoài cây đàn organ dùng để luyện thanh, cần trang bị thêm các
67
phương tiện khác như: Máy vi tính, máy chiếu, đầu VCD, DVD để phục vụ
cho việc trình chiếu tư liệu.
Cở sở vật chất, điều kiện để sử dụng nguồn tài liệu phục vụ cho việc
học tập môn Dân ca còn rất hạn chế. Chẳng hạn như, để trình bày một bài dân
ca một cách hấp dẫn, tương đối chuẩn xác về sắc thái, tính chất, thể hiện được
đặc trưng, thể loại thì phần diễn tả điệu bộ và đạo cụ đi kèm là điều hết sức
cần thiết. Tuy nhiên, vì điều kiện chưa cho phép nên trong giờ dạy cân ca
giảng viên mới chỉ sử dụng một vài băng đĩa tư liệu liên quan đến bài học cho
sinh viên xem và do thời gian cũng không nhiều nên sinh viên không được
thường xuyên tham khảo nguồn tư liệu này. Vì vậy, cần tăng cường bổ sung
thêm sách, tài liệu tham khảo về âm nhạc dân gian các vùng miền; băng đĩa
dân ca các dân tộc Việt Nam, đặc biệt là dân ca các dân tộc ở tỉnh Đồng Nai
để thầy và trò có cơ hội được mở rộng thêm kiến thức.
Trang bị trang phục các dân tộc ở các vùng miền khác nhau để sinh
viên có thể thấy và cảm nhận được sự đặc sắc của các vùng miền, đồng thời
sử dụng vào các chương trình giao lưu văn nghệ hay ngoại khóa. Trong khi
biểu diễn dân ca vùng nào, dân tộc nào các em sẽ được mặc những bộ trang
phục của vùng đó, dân tộc đó sẽ khiến cho buổi biểu diễn thành công hơn, tác
dụng giáo dục và truyền bá văn hóa sẽ hiệu quả hơn.
Ngoài ra nên sưu tầm các nhạc cụ dân tộc để giảng viên có thể giới
thiệu cho sinh viên về nhạc cụ các dân tộc trong giờ dạy hoặc giảng viên có
thể sử dụng chúng để dạy thay cho các nhạc cụ điện tử nhằm thể hiện đúng
tính chất dân ca. Đó là cách trang bị thêm kiến thức rất bổ ích cho các em sau
này khi ra làm việc tại các cơ sở.
2.5.2. Tiếp cận dân ca qua việc điền dã tiếp xúc với nghệ nhân. Tham
dự các lễ hội âm nhạc dân gian trong vùng
68
Mỗi quốc gia dân tộc nền âm nhạc dân gian đều có nét đặc trưng riêng,
người ta phân biệt âm nhạc qua thang âm điệu thức, cách tiến hành giai điệu,
tiết tấu.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc vì vậy nền âm nhạc rất đa dạng và
phong phú. Trong nền âm nhạc đó, dân ca tàng trữ những dấu ấn văn hóa tinh
thần hàng ngàn năm văn hiến của dân tộc. Đó là tiếng nói bình dị của người
dân lao động các tộc người cùng sống trên dải đất Việt Nam, là cốt cách tâm
hồn, là lối sống nhân hậu của con người Việt Nam được chắt lọc qua năm
tháng và trở thành sản phẩm văn hóa tinh thần, tinh hoa văn hóa của dân tộc
Việt Nam. Vì vậy giáo dục âm nhạc trong nhà trường, đặc biệt là dân ca rất
quan trọng, nó không những cung cấp cho sinh viên kiến thức về âm nhạc cơ
sở, khơi gợi ở các em khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc mà còn có ý
nghĩa làm giàu nhân cách, nâng cao trình độ thẩm mỹ về âm nhạc cho sinh
viên, mặt khác cung cấp các kiến thức về văn hóa dân tộc cho các em để các
em từ yêu mến đến bảo tồn, gìn giữ và phát triển những di sản văn hóa mà cha
ông ta đã để lại.
Để sinh viên có thể dạy tốt những tiết dạy dân ca trong tương lai thì
chương trình không thể thiếu những kiến thức về dân ca một cách toàn diện
và đầu đủ hơn nhằm đạt được những yêu cầu của nhiệm vụ dạy âm nhạc ở các
cơ sở sau này. Điều cần thiết đó là sự hiểu biết dân ca, nét sinh hoạt vùng
miền của các thể loại dân ca, chính những điều này sẽ làm cho sinh viên tự tin
hơn khi hướng dẫn học sinh dân ca, khi giới thiệu nét đặc trưng văn hóa vùng
miền hay khi tổ chức hoạt động ngoại khóa ở các cơ sở mà các em làm việc
sau khi tốt nghiệp. Song, chỉ giảng dạy dân ca tại cở sở như vậy thì mới chỉ
dạy cho sinh viên được phần “lý thuyết” mà thôi. Thiết nghĩ nhà trường nên
tổ chức cho giảng viên và các em sinh viên đi thực tế tại các địa phương. Đây
là một trong những giải pháp giúp giảng viên và sinh viên nâng cao được chất
69
lượng dạy và học môn dân ca. Khi được trực tiếp điền dã ở các vùng miền,
chứng kiến cuộc sống lao động của các tộc người, được gặp các nghệ nhân và
nghe họ hát thì giảng viên và sinh viên mới thẩm thấu được cái hồn của bài
dân ca bản địa đó. Đây là giải pháp giúp cho giảng viên có “thực tế” hơn khi
giảng dạy bài dân ca cũng như khi giới thiệu về vùng miền hay phong tục tập
quán của tộc người nào đó. Ngoài ra khi điền dã tiếp xúc với nghệ nhân, sinh
viên còn được tham dự các lễ hội âm nhạc dân gian của vùng miền. Các em sẽ
thấy được sự đa dạng và phong phú trong âm nhạc dân gian của các tộc người
tại các vùng miền mà thời lượng giảng dạy về âm nhạc dân gian trong nhà
trường không đủ để cung cấp những kiến thức đó.
2.5.3. Mời các nhà nghiên cứu về âm nhạc dân gian nói chuyện theo
chuyên đề
Âm nhạc dân gian - nơi ghi dấu quá trình phát triển lịch sử, văn hóa của
các cộng đồng tộc người, nhờ đó chúng ta có thể hiểu được những biến động
trong văn hóa, lối sống, tư duy và thẩm mỹ của con người ở từng thời kỳ và
đó cũng là thước đo trình độ về sự phát triển văn hóa nghệ thuật của cộng
đồng ấy theo diễn trình lịch sử. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với công tác
nghiên cứu, bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử của một quốc gia, một dân tộc.
Song, giá trị của các thể loại trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật thì vô vạn
nhưng kiến thức của con người lại hữu hạn, vì thế rất cần đến sự hỗ trợ của
nhiều người, mỗi người một lĩnh vực nghiên cứu để đem đến một cái nhìn
tổng thể về văn hóa dân tộc mà âm nhạc dân gian là một thành phần.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn dân ca tại trường Đại học Đồng
Nai, một trong những giải pháp mà tôi muốn đề cập đến đó là mời các nhà
nghiên cứu âm nhạc dân gian nói chuyện theo chuyên đề. Bởi, họ là những
người thực hiện nhiều chuyến đi thực tế, điền dã tại địa phương, gặp gỡ trực
70
tiếp, cùng ăn, cùng ở với các tộc người, am hiểu đời sống của họ và có các
công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về âm nhạc dân gian.
Nhà trường nên mời các nhà nghiên cứu về âm nhạc dân gian về tại
trường trực tiếp nói chuyện với sinh viên và giảng viên về các công trình
nghiên cứu khoa học đó nhằm truyền lại cho thế hệ sau biết những di sản văn
hóa mà cha ông ta đã để lại. Các cuộc trò chuyện như vậy sẽ giúp giảng viên
và sinh viên bổ sung được lượng kiến thức về âm nhạc dân gian trong và
ngoài nước.
2.5.4. Chuẩn hóa đội ngủ giảng viên dạy chuyên ngành nói chung,
giảng viên phụ trách các môn âm nhạc dân gian nói riêng
Cán bộ giảng dạy những môn học mang tính đặc thù này phải thật sự có
một nền tảng kiến thức lý luận chung vững chắc và am hiểu chuyên sâu về âm
nhạc dân gian. Đội ngũ giảng viên giỏi và say nghề, say mê nghiên cứu là
điều kiện quan trọng để truyền dạy và khơi nguồn đam mê, ham học hỏi đến
sinh viên trong điều kiện các môn học về âm nhạc dân gian và nhất là dân ca
chưa thực sự thu hút đông đảo sinh viên. Việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng
thường xuyên để chuẩn hóa và nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ
của giảng viên cũng là một hình thứ cần thực hiện. Bên cạnh đó, việc đẩy
mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nghiên cứu về giáo dục nghệ
thuật và âm nhạc dân gian cũng cần được lưu tâm vì các nghiên cứu khoa học
sẽ hỗ trợ tích cực để giảng viên có thêm nguồn tài liệu dạy học, có thêm
những sáng kiến, phương pháp dạy học phong phú đa dạng, từ đó thu hút,
kích thích sự tích cực và sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập.
2.5.5. Tổ chức ngoại khóa về Dân ca trong nhà trường
Hoạt động ngoại khóa là một việc làm nhằm tạo nên đời sống tinh thần
sôi nổi, sâu rộng cho sinh viên, đồng thời tạo điều kiện cho các em tham gia
vào nhiều hoạt động bổ ích. Qua đó, các em được hát những làn điệu dân ca
71
của quê hương mình, được nghe qua từng lời ca, giai điệu mang nhiều tính
nhân văn.
Thông qua các hoạt động ngoại khóa, các trò chơi, các cuộc thi sáng tạo
sẽ tạo điều kiện cho các em làm quen với các làn điệu dân ca của dân tộc
mình, tạo cho sinh viên những khả năng lĩnh hội trước các đẹp, cái hay của
âm nhạc với các làn điệu dân ca địa phương. Hoạt động này giúp sinh viên
mở rộng thêm tầm nhìn và có điều kiện để hiểu rõ hơn về những kiến thức
học trên lớp.
Sinh hoạt ngoại khóa cho sinh viên về dân ca là một trong những hoạt
động mang ý nghĩa tích cực, giúp các em tích lũy được những kinh nghiệm
thực tế. Đây cũng là cơ hội để các em trau dồi các kiến thức, kỹ năng trong
hoạt động tập thể cũng như giao lưu, rèn luyện khả năng của chính bản thân
mình.
Một trong những hoạt động ngoại khóa là tổ chức thi hát các ca khúc
sáng tác mới dựa theo làn điệu dân ca các vùng miền. Hoạt động này nhằm
rèn luyện kỹ năng hát và cảm nhận tác phẩm, khả năng biểu diễn của sinh
viên, giúp sinh viên mở rộng tầm nhìn và có điều kiện để hiểu biết nhiều hơn,
chắc hơn những kiến thức học trên lớp.
Hoạt động này khuyến khích các em trong việc tìm hiểu dân ca Việt
Nam và các dân tộc bản địa, làm giàu thêm vốn kiến thức về âm nhạc dân
gian truyền thống của dân tộc để dân ca ngày càng thấm sau vào các thế hệ
trẻ.
Trong các chương trình hội diễn văn nghệ, đặc biệt là trong các hội thi
tìm hiểu về dân ca, khi nghiệp vụ sư phạm cần cho mỗi nhóm sinh viên chuẩn
bị một thể loại bài khác nhau để rèn luyện thuần thục phương pháp giảng dạy
và dàn dựng những tiết mục mang tính tập thể sao cho phù hợp với từng thể
loại của bài. Như vậy, thông qua phương pháp giảng dạy đó, các em sẽ học
72
tập thêm được của nhau về những kiến thức, trao đổi cho nhau những kinh
nghiệm trong các hoạt động.
Hơn nữa, các hoạt động trên còn giúp cho các em sinh viên hiểu và
nhận thức sâu sắc về những giá trị văn hóa tinh thần, những tinh hoa dân tộc
của cha ông để lại. Cũng chính từ đây, các sẽ tiếp nhận, bảo tồn, gìn giữ và là
cây cầu nối cho những thế hệ mai sau.
* Tiểu kết chương 2
Qua tìm hiểu thực tế và khảo sát cho thấy, hiện nay trường đại học
Đồng Nai còn nhiều bất cập trong việc giảng dạy môn dân ca tại trường. Để
thực hiện được mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy môn dân ca cho hệ
Cao đẳng sư phạm trường Đại học Đồng Nai phải được bắt đầu đổi mới từ nội
dung chương trình đến phương pháp dạy học; từ trang thiết bị cơ sở vật chất
đến nâng cao năng lực giảng viên, hay đề xuất những đổi mới trong việc
giảng dạy dân ca kết hợp với phương thức trình diễn vũ đạo đơn giản, với
trang phục; đưa sinh viên đi thực tế, gặp gỡ các nghệ nhân v.v
Dân ca bản địa làm đa dạng sắc màu cho nền dân ca Việt Nam nhưng
trong chương trình đào tạo hệ Cao đẳng sư phạm âm nhạc của trường Đại học
Đồng Nai còn thiếu hụt mảng này. Để sinh viên có thể dạy tốt những tiết dạy
dân ca trong chương trình giáo dục phổ thông ở địa bàn tỉnh Đồng Nai thì
trong chương trình học ở ĐHSP Đồng Nai không thể thiếu những kiến thức
về dân ca một cách toàn diện và đặc biệt trong đó không thể thiếu các bài dân
ca các tộc người sống trên địa bàn này. Sự thiếu hụt về vốn dân ca cũng như
những hiểu biết vềt sinh hoạt văn hóa vùng miền sẽ khiến giáo viên gặp khó
khan, lúng túng khi hướng dẫn học sinh hát dân ca; lúng túng khi tổ chức các
hoạt động ngoại khóa cho sinh viên. Để khắc phục được những yêu cầu đó
cần phải có sự đổi mới trên mọi phương diện như đã đề cập.
73
Những ý kiến đóng góp của đề tài trước hết là nhằm khắc phục những
mặt còn hạn chế trong quá trình giảng dạy môn dân ca tại trường Đại học
Đồng Nai, hy vọng có thể góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn dân
ca tại trường trong thời gian tới.
74
KẾT LUẬN
Dân ca Việt Nam là một trong những di sản văn hóa tinh thần của dân
tộc. Những khúc hát ru, những bài đồng dao hay những bài hát giao duyên,
bài hát trong lễ nghi phong tục đều xuất phát từ đời sống lao động và là tiếng
nói của người dân lao động. Với sự phong phú về bài bản, đa dạng về đề tài,
sâu sắc về nội dung, Dân ca là tài sản quý giá mà ngày nay chúng ta được
thừa kế từ những sáng tạo trong quá trình phát triển lịch sử của cha ông ta.
Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc, mỗi tộc người có một nền văn hóa
độc đáo riêng của mình nên đã tạo ra một bản sắc văn hóa Việt Nam vô cùng
phong phú và đa dạng. Bản sắc văn hóa bao gồm những giá trị bền vững,
những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc được vun đắp qua hàng ngàn năm
lịch sử dựng nước và giữ nước, trong đó có nền âm nhạc dân gian.
Với sự phát triển của khoa học, nhất là công nghệ thông tin, việc mở
rộng giao lưu văn hóa trong thời kỳ hội nhập, Việt Nam càng có thêm nhiều
điều kiện tiệp cận với âm nhạc nước ngoài, bởi vậy việc bảo tồn và phát huy
tinh hoa của nên âm nhạc cổ truyền Việt Nam là việc làm cấp thiết hiện nay.
Và trong sự nghiệp bảo tồn nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam, giáo dục và đào
tạo là một khâu quan trọng của quá trình kế thừa, chuyển giao giưa các thế hệ.
Trong những năm qua, chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên môn nhạc
còn nhiều bất cập, giáo sinh sau khi ra trường còn thiếu nhiều kiến thức về âm
nhạc dân tộc, khả năng hát dân ca còn hạn chế. Mặt khác, môn dân ca trong
đào tạo hệ Cao đẳng sư phạm âm nhạc còn phiến diện, chưa đầy đủ về nội
dung, phương pháp học dân ca còn đơn điệu.
Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả dạy học môn dân ca cho giáo sinh
cao đẳng sư phạm âm nhạc ở Đồng Nai, luận văn đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu lý luận (phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu) và những
phương pháp nghiên cứu thực tiễn (điều tra, quan sát, tổng kết kinh nghiệm sư
75
phạm,) để thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra như: Tìm hiểu
về tình hình đào tạo sinh viên hệ Cao đẳng sư phạm âm nhạc ở trường Đại
học Đồng Nai; xác định khả năng âm nhạc của giáo sinh; thực trạng dạy học
môn dân ca; phân tích chương trình môn dân để thấy đươc sự thiếu hụt nhiều
bài dân ca các dân tộc ở Đồng Nai dẫn đến chất lượng dạy hát cho sinh
viên dân tộc thiểu số còn chưa hiệu quả.
Đồng Nai là một tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số, trong đó người Mạ,
Cho Ro, S’Tiêng, Kơ Ho chiếm đa số. Qua tìm hiểu cho thấy đời sống sinh
hoạt văn hóa, âm nhạc truyền thống của người Mạ, Cho Ro, S’Tiêng, Kơ Ho
có những nét riêng, rất đặc sắc. Đặc biệt những bài dân ca của dân tộc bản địa
rất phong phú về thể loại, đa dạng về giai điệu, nhưng đơn giản về cấu trúc
hình thức. Đó là nước suối nguồn dân tộc, văn hóa đã vượt qua thử thách của
thời gian để tồn tại đến nay.
Dựa vào phần mềm được quy định trong chương trình môn học dân ca
đào tạo hệ Cao đẳng sư phạm âm nhạc của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, luận
văn đã lựa chọn những bài hát của tộc người bản địa Kơ Ho, Cho Ro, Mạ,
S’Tiêng để đưa vào đổi mới chương trình và phương pháp dạy học dân ca
trong đào tạo giáo sinh cao đẳng sư phạm ở Đồng Nai.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn dân ca thiết nghĩ nên thay đổi
phương pháp giảng dạy thông qua việc tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng
lại chương trình đào tạo, bổ sung thêm nội dung giảng dạy về dân ca và
phương pháp giảng dạy dân ca ở trường phổ thông cho sinh viên chuyên
nghành âm nhạc, đồng thời trang bị thêm các thiết bị dạy học cần thiết phục
vụ cho việc dạy học và học bộ môn âm nhạc trong nhà trường. Mặt khác, các
giảng viên của bộ môn âm nhạc cần chủ động thiết thực bổ sung kiến thức. Về
giảng dạy dân ca cho sinh viên chuyên ngành, đồng thời tích cực cải tiến
phương pháp giảng dạy âm nhạc nói chung, giảng dạy dân ca nói riêng, tăng
76
cường tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ đồng thời không ngừng học hỏi
kinh nghiệm từ nhiều khía cạnh,
77
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Trọng Ánh (2000), Âm nhạc Quan họ, Viện Âm nhạc, Hà
Nội.
2. Nguyễn Hữu Ba (1961), Dân ca Việt Nam, Bộ Quốc gia giáo dục,
Sài Gòn.
3. Trần Viết Bính - Nguyễn Thị Tuyết Hồng (2011), Dân ca Mạ, Châu
Ro, S’Tiêng, Kơ Ho ở Đồng Nai, Nxb Đồng Nai.
4. Nguyễn Thị Thanh Bình (2005), Đưa Dân ca vào chương trình dạy
nhạc cho sinh viên Khoa Tiểu học - Đại học Sư Phạm, Luận văn Thạc sỹ Văn
hóa học, Viện Nghiên cứu văn học, Hà Nội.
5. Đỗ Thị Linh Chi (2011), Dân ca trong đào tạo giáo viên âm nhạc
trường Cao Đẳng Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ Văn hóa học, Học viện
KHXH.
6. Dân ca Trung Du (1961-1962), Tập 1 và 2, Nxb Âm nhạc, Hà Nội.
7. Phạm Duy (1972), Đặc khảo về dân nhạc Việt Nam, Nxb Hiện Đại.
8. Đào Việt Hưng (2002), Tìm hiểu điệu thức dân ca người Việt Bắc
Trung bộ, Viện Âm nhạc, Nxb Âm nhạc.
9. Nguyễn Thụy Loan (2005), Âm nhạc cổ truyền Việt Nam, Nxb Đại
học Sư phạm.
10. Nguyễn Thụy Loan (2001), Thường thức về âm nhạc cổ truyền Việt
Nam, Viện Âm nhạc.
11. Nguyễn Thị Mỹ Liêm (2008), Hát dân ca, Nxb Âm nhạc.
12. Tú Ngọc (1994), Dân ca người Việt, Nxb Âm nhạc, Hà Nội.
13. Phạm Phúc Minh (1994), Tìm hiểu dân ca Việt Nam, Nxb Âm nhạc,
Hà Nội.
14. Hoàng Lân - Văn Nhân (1995), Giáo trình giảng dạy âm nhạc, Nxb
Đại học sư phạm Hà Nội.
78
15. Dân ca Việt Nam (2011), Nxb Văn Hóa, Hà Nội.
16. Dân ca Quan họ Bắc Ninh (1974), Nxb Âm nhạc Hà Nội.
17. Nông Thị Nhình (2000), Âm nhạc Dân gian các dân tộc Tày Nùng
Dao, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
18. Tú Ngọc (1994), Dân ca người Việt, Nxb Âm nhạc.
19. Vũ Ngọc Phan (2003), Tục ngữ - ca dao dân ca Việt Nam, Nxb Văn
học.
20. Lại Thị Phương Thảo (2010), Âm nhạc dân gian trong công tác đào
tạo tại trường Đại học Sư Phạm Nghệ thuật Trung Ương, Luận văn Thạc sỹ
Văn hóa học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
21. Dân ca Tày (1962), Nxb Âm nhạc, Hà Nội.
22. Dân ca Tày (1980), Nxb Văn Hóa, Hà Nội.
23. Dân ca Thái (1973, 1980), Tập 1 và 2, Nxb Văn Hóa, Hà Nội.
24. Dân ca Bình Trị Thiên (1981), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
25. Phạm Tuyên (1999), Âm nhạc với trẻ em, Nxb Âm nhạc.
26. Lư Nhất Vũ – Lê Giang (1981), Dân ca Bến Tre, Ty VHTT Bến
Tre.
27. Lư Nhất Vũ – Lê Giang (1983), Tìm hiểu Dân ca Nam Bộ, Nxb
TP.Hồ Chí Minh.
28. Lư Nhất Vũ – Lê Giang (2005), Hát Ru, Nxb Trẻ.
29. Tô Vũ (2002), Âm nhạc Việt Nam – Truyền thống và hiện đại, Viện
Âm nhạc.
30. Tô Vũ (1996), Sức sống của nền âm nhạc truyền thống Việt Nam,
Nxb Âm nhạc, Hà Nội.
31. Dân ca Đồng bằng Bắc Bộ (1983), tập 1 và 2, Nxb Văn hóa, Hà
Nội.
79
PHỤ LỤC I
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ÂM NHẠC VÀ
THỬ NGHIỆM GIẢNG DẠY DÂN CA
Hình ảnh trường Đại học Đồng Nai
80
Hình ảnh trường Đại học Đồng Nai
81
Giảng viên hướng dẫn sinh viên trong giờ nhạc cụ
82
Giảng viên hướng dẫn sinh viên trong giờ Dân ca
83
Hình ảnh về hoạt động âm nhạc của trường Đại học Đồng Nai
84
Hình ảnh về hoạt động âm nhạc của trường Đại học Đồng Nai
85
PHỤ LỤC II
MỘT SỐ TRANG PHỤC CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA ĐỒNG NAI
Thổ cẩm người Mạ ở Tà Lài, huyện Tân Phú
Thổ cẩm người Mạ ở Bon Gor, huyện Tân Phú
86
Thổ cẩm người Mạ ở Hiệp Nghĩa, huyện Định Quán
+
Thổ cẩm người S’tiêng ở Tà lài, huyện Tân Phú
87
Thổ cẩm người S’tiêng ở Tân Hiệp, huyện Long Thành
Khố và thổ cẩm của người S’tiêng ở huyện Xuân Lộc
88
Nghệ nhân thổi kèn Bầu ở Hiệp Nghĩa, huyện Định Quán
Già làng người S’tiêng ở Tà Lài, Tân Phú thổi kèn Môi
89
Đội Chinh S’tiêng ở Tà Lài, huyện Tân Phú
Dàn Chinh Choro ở Xuân Trường, huyện Xuân Lộc
90
Dàn Chiêng Choro ở Xuân Trường, huyện Xuân Lộc
Nhà văn hóa dân tộc Choro, xã Xuân Phú, huyện Xuân lộc
91
PHỤ LỤC III
MỘT SỐ BÀI HÁT DÙNG TRONG LUẬN VĂN VÀ THAM KHẢO
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả thực nghiệm nêu
trong luận văn là trung thực và chưa được ai công
bố trong bất kì công trình nào khác. Nếu có điều gì
trái với lời cam đoan, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
Trần Thị Kim Nga
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin cảm ơn tới các thầy cô giáo, các cán bộ của học viện
âm nhạc Quốc gia và học viện âm nhạc Huế đã giúp đỡ và trang bị cho tôi
những kiến thức quý báu trong quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Bùi Huyền Nga –
Người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các đồng nghiệp
và sinh viên trường Đại học Đồng Nai đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Thành công này của tôi, cũng nhờ có sự động viên, khuyến khích tạo
mọi điều kiện của những người thân yêu và bạn bè đã luôn bên tôi để tôi hoàn
thành tốt công việc.
Luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi các thiếu sót. Rất mong được
sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Tác giả luận văn
Trần Thị Kim Nga
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANDG : Âm nhạc dân gian
CĐ : Cao đẳng
CĐSP : Cao đẳng sư phạm
CNTT : Công nghệ thông tin
ĐH : Đại học
ĐHSP : Đại học sư phạm
GV : Giảng viên
KHXH : Khoa học xã hội
NCKH : Nghiên cứu khoa học
NXB : Nhà xuất bản
PPDH : Phương pháp dạy học
QHBN : Quan họ Bắc Ninh
SV : Sinh viên
TCSP : Trung cấp sư phạm
UBND : Uỷ ban nhân dân
Mục lục
Phần mở đầu 1
Chương 1: Vài nét về dân ca Việt Nam và việc giảng dạy môn dân ca ở
trường Đại học Đồng Nai
6
1.1. Vài nét về dân ca Việt Nam 6
1.2. Việc giảng dạy môn dân ca ở trường Đại học Đồng Nai 22
* Tiểu kết chương 1 39
Chương 2: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn
dân ca ở trường Đại học Đồng Nai
41
2.1. Giải pháp về xây dựng nội dung chương trình và giáo trình 41
2.2. Giải pháp về phương pháp dạy môn dân ca 47
2.3. Dạy hát dân ca kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác 53
2.4. Giải pháp thực tập sư phạm 56
2.5. Một số giải pháp hỗ trợ khác 67
* Tiểu kết chương 2 74
Kết luận 75
Tài liệu tham khảo 77
Phụ lục 79
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_chat_luong_giang_day_mon_dan_ca_cho_2013_5772.pdf