Luận án Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp ở Việt Nam

Ngành công nghiệp có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam xuất phát từ những lợi thế hơn hẳn về tốc độ tăng trưởng, trình độ mở rộng quy mô. Sự phát triển của công nghiệp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo nhu cầu tư liệu sinh hoạt cho nhân dân, tăng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa đất nước. Trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp càng có vị trí quyết định, tạo ra tiền đề vật chất đảm bảo nâng cao nhịp độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp là vấn đề thu hút được sự quan tâm của các cấp, các ngành, cũng như các nhà nghiên cứu kinh tế. Chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp là khái niệm phản ánh nội dung bên trong của quá trình tăng trưởng, biểu hiện ở phương tiện, phương thức, mục tiêu và hiệu ứng đối với môi trường chứa đựng tăng trưởng ấy. Chất lượng tăng trưởng cao của ngành công nghiệp là sự tăng trưởng với nhịp độ cao, hiệu quả và bền vững của ngành được thể hiện qua cơ cấu nội bộ ngành phù hợp với trình độ công nghệ, tiềm năng, thế mạnh của ngành; năng suất nhân tố tổng hợp, năng suất lao động, tỷ lệ giá trị gia tăng trong giá trị sản phẩm cao; có khả năng tiết kiệm năng lượng, sản xuất có tính cạnh tranh cao; không ngừng nâng cao vị trí của các phân ngành công nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu và có khả năng bảo vệ môi trường. Các tiêu chí để đánh giá chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp có thể là phân thành ba nhóm: (1) Các tiêu chí đánh giá cấu trúc của tăng trưởng; (2) Các tiêu chí đánh giá hiệu quả đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng và (3) Các tiêu chí đánh giá tác động lan toả của tăng trưởng tới nền kinh tế

pdf163 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4.3. Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lươṇg tăng trưởng công nghiêp̣ Viêṭ Nam đến 2025 và tầm nhìn 2030 4.3.1. Nâng cao chất lượng chiến lược và Xây dựng Chiến lược công nghiệp 4.0 Như đã đề cập ở chương 3, chất lượng công tác định hướng phát triển không cao xuất phát từ phương pháp, cách thức lập chiến lược và giám sát quá trình thực hiện chiến lược, đã phần nào tác động tiêu cực tới chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt Nam. Nâng cao chất lượng công tác định hướng phát triển ngành có thể là một giải pháp quan trọng cải thiện chất lượng tăng trưởng của ngành này. Về nhận thức, chiến lược phát triển ngành phải được hiểu là những định hướng, mục tiêu, giải pháp lớn; kết hợp với việc luận chứng, đưa ra phương hướng và mục tiêu phát triển và phân bố ngành hợp lý trên phạm vi cả nước và trên các vùng lãnh thổ; phù hợp với chiến lược phát triển chung của cả nước và trên các vùng lãnh thổ; có căn cứ khoa học, tránh chủ quan duy ý chí và phải có tầm nhìn dài hạn phù hợp với đặc điểm phát triển của ngành, đồng thời phải có 125 bước đi cụ thể từng giai đoạn. Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố thị trường là hết sức quan trọng đối với sự phát triển của các ngành sản phẩm, do vậy, khi xây dựng cần coi trọng công tác dự báo bối cảnh, xu hướng phát triển công nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0, đặc biệt là những dự báo về thị trường đối với sản phẩm, về những ảnh hưởng của bối cảnh bên ngoài, của thị trường thế giới, của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động của nó đối với sự phát triển của ngành trong giai đoạn của chiến lược. Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, Chính phủ cần nhanh chóng chỉ đạo xây dựng Chiến lược công nghiệp 4.0, lấy nền sản xuất thông minh làm yếu tố cốt lõi để tăng năng suất lao động công nghiệp, làm động lực cho nâng cao chất lượng tăng trưởng theo hướng phát triển công nghiệp hiệu quả, giảm chi phí trung gian, và theo hướng xanh. Chiến lược công nghiệp 4.0 sẽ là yếu tố đột phá trong tăng trưởng công nghiệp nói chung và tăng trưởng kinh tế cả nước nói riêng trong thập kỷ tới. Chiến lược công nghiệp 4.0 cần xác định rõ mục tiêu phát triển của công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới; xác định lại các lĩnh vực ưu tiên, các sản phẩm chủ lực, sản phẩm cạnh tranh chiến lược phù hợp với thế mạnh của Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu ở chương 3, tác giả cho rằng các ngành sản phẩm chủ lực phải là những ngành có mối tác động lan toả mạnh tới các ngành sản xuất khác như công nghiệp điện tử, sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, công nghiệp chế tạo máy móc thiết bị, công nghiệp phục vụ chế biến nông sản. Chiến lược cũng cần đưa ra được lộ trình nhanh hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng và nghiên cứu phát triển các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Lĩnh vực dệt may đã bắt đầu có các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ tự động hóa, xử lý dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo. Lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ tự động hóa, bán tự động kết hợp với công nghệ thông tin đã được ứng dụng ngày càng rộng rãi. Lĩnh vực dịch vụ, 126 đặc biệt ngành ngân hàng dự kiến giảm mạng lưới hoạt động truyền thống tại các thành phố lớn để thay thế bằng các loại hình cung cấp dịch vụ điện tử Bên cạnh đó, nhằm tiếp cận và tận dụng thời cơ có từ Cách mạng công nghiệp 4.0, cần định hướng chính sách, nội dung và phương pháp dạy nghề để tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới. 4.3.2. Nâng cao hiệu quả đầu tư Để ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao và có chất lượng, Việt Nam không những cần phải tăng vốn đầu tư mà quan trọng hơn, phải sử dụng vốn có hiệu quả. Vốn đầu tư nhà nước tăng thêm chắc chắn không thể được nhiều như yêu cầu. Do đó, một mặt, cần hết sức phát huy khả năng đầu tư của nhân dân và kinh tế tư nhân, thu hút mạnh hơn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mặt khác cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước, ngăn chặn tình trạng đầu tư không hiệu quả, vốn đầu tư của nhà nước, ngăn chặn tình trạng đầu tư không hiệu quả, vốn đầu tư bị đục khoét, Đây là điều kiện cực kỳ quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. 4.3.2.1. Đối với nguồn vốn đầu tư nhà nước Từ trước đến nay, cứ nói đến đầu tư nhà nước là nhiều người nghĩ đến chuyện thất thoát, lãng phí. Vấn đề lãng phí, thất thoát trong xây dựng, đầu tư đã được đề cập đến nhiều trong các trang báo, trong các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội. Theo báo cáo, trong những năm trước mắt, đầu tư Nhà nước sẽ tiếp tục tăng, chiếm gần một nửa tổng đầu tư toàn xã hội. Do đó, việc chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước có ý nghĩa tiên quyết đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Vấn đề cần được làm rõ là nguồn vốn đầu tư của nhà nước đã được đầu tư đúng hướng? Phân định trách nhiệm từ người quyết định đầu tư, người trực tiếp quản lý, sử dụng và khai thác, chấm dứt tình trạng người đầu tư không có trách nhiệm gì, khoản chi phí tiêu cực cho người quản lý công trình. Để nâng cao hiệu quả đầu tư vốn, chống thất thoát nguồn vốn của Nhà nước, cần có những giải pháp sau: 127 Tăng cường và đổi mới công tác quản lý nhà nước về đầu tư, triệt để tuân thủ các quy định của các bộ luật về đầu tư công, đấu thầu, xây dựng và luật Ngân sách nhà nước 2015, đặc biệt trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tách chức năng quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh trong xây dựng ở từng bộ, từng tỉnh, thành phố ở tất cả các khâu. Việc tăng cường công tác quản lý đầu tư đối với các nguồn vốn nhà nước cần được quan tâm hơn nữa. Xác định đầy đủ trách nhiệm và thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, vai trò của chủ đầu tư và chỉ đạo thực hiện nghiêm ngặt luật đầu tư và xây dựng, đặc biệt là luật đầu tư công, luật đấu thầu, luật xây dựng, v.v. Khắc phục tình trạng tiêu cực lãng phí, thất thoát trong đầu tư bao gồm các khâu thông qua chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thẩm định và phê duyệt quyết định đầu tư, tổ chức đấu thầu, triển khai thực hiện dự án, theo dõi và đánh giá dự án. Người có thẩm quyền quyết định ở các khâu chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Củng cố và chấn chỉnh lại các cơ quan quản lý đầu tư, các ban quản lý dự án; các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thực hiện các công trình đầu tư; rà soát, sắp xếp lại các tổ chức tư vấn đầu tư, v.v. những đơn vị nào không đủ tiêu chuẩn thì kiên quyết giải thể; nâng cao chất lượng các báo cáo nghiên cứu khả thi. Tăng cường công tác giám sát đầu tư, kiểm tra, kiểm soát ở tất cả các ngành, các cấp, phát hiện và xử ý những hành vi vi phạm các quy định về quản lý đầu tư, nhằm kịp thời ngăn chặn tiêu cực, thất thoát trong đầu tư. 4.3.2.2. Đối với nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước Đầu tư vốn cho khu vực doanh nghiệp nhà nước nhất thiết phải xác định và tuân thủ triệt để nguyên tắc là doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trường; triển khai luật tiết kiệm chống lãng phí; hoàn thiện quy chế trách nhiệm chủ đầu tư, xúc tiến nhanh việc tổ chức thiết kế thi công của nhà nước thành công ty để dân cư có thể giám sát. 128 Từng bước thực hiện đầu tư thay cho phương thức đầu tư chủ quan, chuyển mối quan hệ chủ hành chính sang quan hệ tài chính kinh tế; xóa bỏ bao cấp, độc quyền, nâng cao tự chủ, chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh bình đẳng; cần khẳng định rằng chỉ ràng buộc doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh trên thị trường thì lúc đó mới hi vọng đầu tư của các doanh nghiệp này có hiệu quả. 4.3.2.3. Đối với nguồn vốn ngoài khu vực nhà nước Để thực sự nâng cao hiệu quả đầu tư, một biện pháp rất hữu hiệu là khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài. Thực tế cho thấy kinh tế nhiều thành phần, bình đẳng, các thành phần liên kết không phân biệt đối xử, không đặc quyền đặc lợi cho quốc doanh là nền tảng vững chắc nhất để phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, một khía cạnh rất quan trọng đối với các doanh nghiệp là việc đổi mới công nghệ để tăng hiệu quả đầu tư. Đây là mục tiêu rất quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng tái tạo vốn cho chính doanh nghiệp. 4.3.3. Khuyến khích ứng dụng khoa học-công nghệ Thúc đẩy nhu cầu đổi mới công nghệ và đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp: - Tiếp tục thực hiện những cải cách kinh tế vĩ mô, cải cách cơ cấu, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo hướng tạo môi trường pháp lý kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, nhằm tạo sức ép cạnh tranh trên thị trường, để doanh nghiệp chú ý tới đổi mới công nghệ, để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất. - Tiếp tục triển khai nhanh, kiên quyết và hiệu quả các định hướng sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, kiên quyết giảm bao cấp, giảm bảo hộ độc quyền đối với doanh nghiệp nhà nước, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nhà nước. - Nâng cao đóng góp của đầu tư nước ngoài trong thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ theo hướng: Khuyến khích đầu tư nước 129 ngoài đổi mới công nghệ và thực hiện các hoạt động nghiên cứu triển khai ở Việt Nam; khuyến khích doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên kết với các tổ chức nghiên cứu khoa học, công nghệ trong nước đầu tư đổi mới công nghệ; tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được góp vốn cổ phần vào các công ty đầu tư mạo hiểm, vào các doanh nghiệp khoa học công nghệ, giống như các doanh nghiệp trong nước; thúc đẩy mối liên kết bạn hàng giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. - Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia đầu tư đổi công nghệ trong sản xuất, thông qua các hình thức như: hỗ trợ vốn để thực hiện các dự án đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, hỗ trợ chuyên gia tư vấn thực hiện các dịch vụ như dịch vụ công nghệ, dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, dịch vụ thông tin công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ, hỗ trợ các hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, thông tin về công nghệ, đổi mới công nghệ. Hình thành thị trường các sản phẩm khoa học công nghệ và hỗ trợ thị trường này phát triển: Những cơ chế, chính sách và biện pháp nên tập trung theo hướng: xây dựng đầy đủ các thể chế để thị trường vận hành thông suốt, cởi bỏ những yếu tố hạn chế các chủ thể tiềm năng tham gia thực hiện các giao dịch chính thức trên thị trường và hỗ trợ các chủ thể tham gia về vốn tài chính, vốn con người, về thông tin. Tuy nhiên, trước mắt, vấn đề quan trọng cần được tập trung là cải thiện công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: - Nâng cao ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ thông qua tuyên truyền và nâng cao hiệu lực của pháp luật: tổ chức tốt việc tuyên truyền, phổ biến thông tin bằng nhiều hình thức về hệ thống pháp luật liên quan tới sở hữu trí tuệ cho các đối tượng có liên quan; tạo thói quen trong xã hội về thực hiện theo pháp luật các giao dịch về công nghệ, chuyển giao công nghệ. 130 - Rà soát, sớm sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới những văn bản dưới luật liên quan tới các vấn đề hiện đang bức xúc như: các giao dịch, hợp đồng mua bán, chuyển giao công nghệ, cơ sở tính giá công nghệ; ban hành quy định về cơ chế phân định quyền sở hữu và cơ chế phân bổ lợi ích đối với sản phẩm công nghệ được hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, từ nguồn vốn do nhiều bên đóng góp để tạo ra sản phẩm đó; - Nâng cao hiểu biết và năng lực của cán bộ trong việc phát hiện các hành vi vi phạm, cũng như liên quan đến hoạt động giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ; vận hành có hiệu quả và hiệu lực thể chế xử lý các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, thực hiện bảo vệ có hiệu quả trên thực tế quyền lợi của các cá nhân, tổ chức đối với tài sản trí tuệ được pháp luật công nhận. - Khuyến khích các tổ chức khoa học công nghệ tham gia thực hiện các giao dịch chính thức trên thị trường khoa học công nghệ; đổi mới cơ chế hoạt động của các tổ chức nghiên cứu và triển khai theo hướng xóa dần cơ chế bao cấp, quản lý hành chính, chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường. Trong đó, các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ hoạt động như một doanh nghiệp phi lợi nhuận. 4.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Phát triển con người là yếu tố quan trọng bậc nhất để đảm bảo tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Lợi thế cạnh tranh của một quốc gia, của các doanh nghiệp và điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong những thập kỷ tới phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển con người ở mỗi nước. Bởi vậy, cần có những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo như sau: Giải pháp then chốt là đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong giáo dục đào tạo; cải cách giáo dục toàn diện nhằm làm cho hệ thống giáo dục gắn kết với yêu cầu phát triển của các ngành; đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại và phù hợp với thực 131 tiễn Việt Nam cùng với đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; kiên quyết giảm hợp lý nội dung chương trình học tập cho phù hợp với tâm sinh lý của học sinh cấp tiểu học, trung học cơ sở, xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo. Khẩn trương triển khai đề án phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; cơ cấu lại hệ thống đào tạo, hoàn thiện hệ thống đào tạo thực hành định hướng nghề nghiệp. Khuyến khích cạnh trạnh lành mạnh, tạo cơ chế và điều kiện để các trường đại học và các trường dạy nghề chuyển mạnh sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đổi mới cơ chế, chính sách tạo kinh phí cho giáo dục và đào tạo; xác định công khai và phù hợp phần đóng góp của người học, kiên quyết đấu tranh khắc phục các tiêu cực trong dạy và học; đồng thời có chính sách đảm bảo cho con các đối tượng nghèo cũng có điều kiện theo học tập. Tăng cường đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp bao gồm cả tái đào tạo nghề, nhằm giúp cho người lao động trong độ tuổi lao động có thể dễ dàng thích ứng với những đòi hỏi thường xuyên biến chuyển của thị trường lao động. Nhằm mục đích thu hẹp dần khoảng cách giữa đầu ra của đạo tạo với nhu cầu hiện có của thị trường lao động, các biện pháp cần sớm được thực hiện là: (i) xác định rõ ràng các lĩnh vực ngành nghề hiện đang thiếu nhân công, thiếu người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật để tăng cường đầu tư, hỗ trợ; (ii) tiêu chuẩn hóa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, bồi dưỡng kỹ năng, với những chỉ tiêu chất lượng được quy định rõ ràng, (iii) phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các bên tham gia thị trường lao động (các doanh nghiệp có nhu cầu lao động, các cơ quan đào tạo, bồi dưỡng tay nghề) trong quá trình hoạch định các chính sách về đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực. Tăng cường hợp tác với nước ngoài và thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực đào tạo sau đại học, sau đại học và đào tạo nghề; khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập, đi đôi với tăng cường quản lý công tác lưu học sinh. 132 Tăng cường đầu tư cho giáo dục bằng nhiều nguồn khác nhau, trong đó đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng lên; đồng thời huy động nhiều hơn, tốt hơn sức dân thông qua đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập. 4.3.5. Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường Nhiều năm qua, do quá quan tâm đến mục tiêu tăng trưởng mà chú ta quan tâm chưa đúng mức vào việc bảo vệ môi trường sinh thái. Tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị, hồ ao, sông biển đã đến mức báo động. Hậu quả của nó đối với quá trình phát triển là nặng nề. Việt Nam cần tránh quan điểm tăng trưởng trước, khắc phục hậu quả ô nhiễm sau mà một số nước đã gặp phải trong thời gian qua. Giáo sư Joshep E. Stiglitz trong chuyến thăm Việt Nam đã nhấn mạnh “trong vòng 15 năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên hàng loạt thách thức đã và đang được đặt ra với Việt Nam nhằm duy trì sự tăng trưởng như đảm bảo môi trường sinh thái, kinh tế xã hội, Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn vô cùng khó khăn cần nhiều các yếu tố môi trường. Nếu các tác động về môi trường không được tính toán đầy đủ trong các chính sách thì ảnh hưởng có thể sẽ rất thảm khốc và tăng trưởng sẽ không bền vững”. Ngay từ bây giờ phải đặt vấn đề môi trường trong các chiến lược phát triển, lựa chọn giải pháp thiết thực làm cho kinh tế, xã hội và môi trường phát triển hài hòa, thực sự coi môi trường là một quốc sách cơ bản. Để đạt được mục tiêu đó, yêu cầu trọng điểm là trong xây dựng, công nghiệp và đổi mới kỹ thuật, khởi điểm kỹ thuật phải cao, phải phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa, phải lựa chọn công nghệ kỹ thuật tiêu hao nguyên vật liệu thấp, gây ô nhiễm ít, hiệu quả cao, thực hiện sản xuất sạch, kiên quyết loại bỏ các công nghệ tiêu hao năng lượng và nhiều nguyên vật liệu, tăng cường sử dụng năng lượng sạch, xử lý nước thải, tích cực thay đổi tình trạng thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường như hiện nay. Trong đầu tư bảo vệ môi trường, phải không ngừng nâng cao đầu tư 133 cho môi trường. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, tỷ lệ đầu tư cho môi trường chiếm 0,5% GDP là thấp mà phải là từ 1-1,5% GDP đầu tư cho môi trường mới là hợp lý. Về mặt môi trường sinh thái, phải tiếp tục duy trì việc tiếp tục đẩy mạnh mở rộng diện tích che phủ rừng, nhằm tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái, hướng tới phát triển bền vững nền kinh tế. 4.3.6. Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam Thực tế chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy việc các ngành công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển đã ngày càng làm tăng chi phí trung gian trong sản xuất của ngành này, giảm khả năng tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh, đồng thời khiến sản xuất công nghiệp phụ thuộc quá lớn vào biến động của giá nguyên liệu đầu vào ở thị trường nước ngoài. Việc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước đến lượt nó cũng sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất công nghiệp theo hướng hợp lý hơn trong thời gian tới. Phát triển công nghiệp phụ trợ là khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, gắn với phân công hợp tác quốc tế và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở chọn lọc, dựa trên tiềm năng, lợi thế so sánh của Việt Nam, với công nghệ tiên tiến có tính cạnh tranh quốc tế cao, gắn liền với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng trong nước đối với sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, và phấn đấu trở thành một bộ phận trong dây chuyền sản xuất quốc tế. Để phát triển được các ngành công nghiệp phụ trợ, các giải pháp sau đây nên được thực thi: Thứ nhất, các giải pháp tạo dựng môi trường đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh - Xây dựng các chương trình phát triển từng nhóm sản phẩm hỗ trợ để thu hút sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. 134 - Khuyến khích hình thành các khu, cụm công nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu phụ trợ cho các ngành công nghiệp. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sản xuất sản phẩm hỗ trợ, cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất hỗ trợ. - Tiếp tục đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá để nâng cao tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này và thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác. - Tập trung phát triển các ngành, các sản phẩm công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn tạo nền tảng để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ làm vệ tinh phát triển công nghiệp hỗ trợ. - Tiếp tục quá trình cải cách hành chính, nâng cao tính minh bạch của môi trường sản xuất kinh doanh để phát triển thêm nhiều doanh nghiệp mới theo mục tiêu đã đề ra, cũng như thu hút ở mức độ cao đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp, trong đó có công nghiệp hỗ trợ. - Có chính sách khuyến khích đầu tư, khuyến khích chuyển giao công nghệ, bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ tìm kiếm, điều tiết thị trường, tạo mặt bằng, nhà xưởng cho thuê để sản xuất kinh doanh đối với các công ty, tập đoàn nước ngoài, cũng như các doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ. - Tổ chức và hỗ trợ thành lập các trung tâm tiếp thị tìm kiếm thị trường tiêu thụ và đối tượng cung cấp sản phẩm hỗ trợ trong và ngoài nước, làm cầu nối giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa. - Thành lập và đưa vào hoạt động một số trang web chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. - Tăng cường công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ để làm cơ sở cho việc giới thiệu, tìm kiếm các mối liên kết ngang. 135 Thứ hai, các giải pháp về khoa học - công nghệ - Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế làm căn cứ cho việc định hướng phát triển. Hỗ trợ phát triển và nâng cấp các tổ chức kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm hỗ trợ thuộc nhiều thành phần kinh tế đạt trình độ quốc tế. - Thực hiện các Chương trình đầu tư từ nguồn vốn ODA cho các khoa chuyên ngành của trường đại học và cao đẳng để hoàn thiện công nghệ cơ bản... gắn kết các cơ sở đào tạo với các hoạt động của doanh nghiệp, đổi mới trang thiết bị, chương trình đào tạo. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI có các dự án chuyển giao công nghệ và khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất tại Việt Nam. Hỗ trợ chi phí mua bản quyền cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển công nghiệp hỗ trợ. - Khuyến khích các Viện nghiên cứu chuyên ngành dệt may, da giày, cơ khí, công nghệ triển khai nghiên cứu, thực nghiệm các đề tài, dự án gắn với nhu cầu phát triển sản xuất các chủng loại vật liệu, chi tiết, linh phụ kiện, phụ tùng phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ. - Giành đủ kinh phí cho các Bộ, ngành triển khai xây dựng các tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn cơ sở liên quan tới các sản phẩm hỗ trợ. Thứ ba, các giải pháp về hạ tầng cơ sở để phát triển công nghiệp hỗ trợ - Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện các cơ sở giao thông, vận tải như các bến cảng, sân bay, đường sắt, đường bộ, giao thông đô thị. Hình thành các kho tàng, điểm tập trung hàng hoá ở các vùng kinh tế trọng điểm để gia tăng điều kiện phát triển công nghiệp. - Tập trung xây dựng một số khu, cụm công nghiệp hỗ trợ có trang thiết bị, công nghệ tiên tiến gắn với các vùng có các ngành công nghiệp chính phát triển. Thứ tư, các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 136 - Tăng cường đào tạo cán bộ kỹ thuật các ngành thiết kế (bao gồm cả thiết kế mẫu mốt, thời trang, kiểu dáng công nghiệp), chế tạo máy, luyện kim, điều khiển tự động, điện tử tin học để làm chủ các công nghệ được chuyển giao, nghiên cứu thiết kế tạo ra công nghệ nguồn và kiểu dáng sản phẩm riêng của Việt Nam. - Thu hút sự hỗ trợ của Chính phủ các nước phát triển như Nhật Bản, EU... để đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ. Đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp FDI tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực. - Tạo điều kiện đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở nghiên cứu, chủ động đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành, cũng như hợp tác nghiên cứu với các đối tác nước ngoài trong một số chương trình đào tạo nguồn nhân lực để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Thứ năm, các giải pháp về liên kết doanh nghiệp - Kết nối các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa trong việc phát triển sản xuất hỗ trợ thông qua các chương trình giới thiệu nhu cầu phát triển và sử dụng sản phẩm hỗ trợ và hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa. - Xây dựng các chương trình hợp tác dài hạn với các đối tác chiến lược- các công ty, tập đoàn đa quốc gia về phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng ở Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2020 và tầm nhìn đến 2030. - Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của các Viện nghiên cứu chuyên ngành để làm cầu nối giữa nghiên cứu - thiết kế - ứng dụng, gắn quá trình nghiên cứu với chuyển giao đưa vào sản xuất. - Xây dựng một số trung tâm hỗ trợ công nghiệp phụ trợ, các chương trình phát triển công nghiệp phụ trợ dài hạn nhằm tập trung nỗ lực của Nhà nước cho các hoạt động nghiên cứu phát triển, nghiên cứu ứng dụng, hỗ trợ đầu tư từ các quỹ phát triển công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ về lãi suất tín dụng đối với các nguồn 137 vốn từ các quỹ này để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ trong danh mục hỗ trợ và thúc đẩy liên kết ngành sản xuất phụ trợ trong nước. - Củng cố và nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành nghề, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ làm đầu mối liên kết doanh nghiệp. Đổi mới cơ chế tổ chức và hoạt động của các Hiệp hội ngành nghề để có thể đóng vai trò đại diện cho ngành tìm kiếm, tiếp nhận tài trợ của Chính phủ và của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện các giải pháp phát triển ngành, đầu mối xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, đề xuất các cơ chế chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ. - Thường xuyên tổ chức và nâng cao tính chuyên nghiệp của các hội chợ, chợ công nghệ, triển lãm và các hội thảo chuyên đề phát triển công nghiệp hỗ trợ cho từng lĩnh vực sản phẩm riêng biệt. Thứ sáu, Các giải pháp về tài chính - Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển. Nghiên cứu kinh nghiệm của Nhật Bản để thành lập hệ thống ngân hàng phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ chế bảo lãnh tín dụng khi thu hồi thông qua các tài khoản phải thu và thế chấp các tài khoản phải thu khi vay vốn của các tổ chức tín dụng Nhà nước. - Tạo điều kiện về nguồn vốn cho các hoạt động khuyến công, hỗ trợ phát triển khoa học - công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc đầu tư nghiên cứu và phát triển sản xuất hỗ trợ. - Phát triển mạnh cách thức thuê mua tài chính trong mua sắm máy móc, thiết bị, công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ để nâng cao khả năng phát triển và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp này. Sử dụng vốn ODA để hỗ trợ đào tạo lao động, xây dựng thể chế pháp lý và các chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp vừa và nhỏ, chương trình hợp tác với các công ty đa quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. 138 4.3.7. Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước Như phân tích ở chương 3, tiến trình cổ phần hóa diễn ra chậm được coi là một nhân tố làm giảm hiệu quả của tăng trưởng công nghiệp Việt Nam. Chương trình cổ phần hóa của Việt Nam còn nhiều bất cập, những bất cập này chỉ có thể được hoàn thiện bằng những biện pháp toàn diện và hệ thống. Các giải pháp để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa có thể là: Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách liên quan đến cổ phần hóa để phù hợp với tình hình thực tế phát sinh. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn chỉnh bổ sung chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty theo hướng phải nghiên cứu rà soát lại Nghị định 99/2012/NĐ-CP. Phân công, phân cấp, phân quyền cho các bộ ngành địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong vấn đề chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. Tăng cường kiểm tra giám sát, cổ phần hóa và thoái vốn, đảm bảo tiến độ và hiệu quả. Phải thực hiện đồng bộ vấn đề tái cơ cấu lại thị trường tài chính để góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và trong đó có tái cơ cấu DNNN, đặc biệt là cổ phần hóa các doanh nghiệp này. Thứ hai, minh bạch hóa cổ phần hóa. Cố gắng đảm bảo tính minh bạch trong suốt quá trình cổ phần hóa. Mục đích của quá trình này là cung cấp thông tin một cách trung thực, chính xác và kịp thời cho các nhà đầu tư tiềm năng bên ngoài, nhờ đó giảm lợi thế thông tin bất cân xứng của ban giám đốc và những nhân viên bên trong DNNN. Sự minh bạch này sẽ giảm thiểu nguy cơ cổ phần hóa dưới giá và khép kín-những điều kiện thuận lợi dẫn đến tham nhũng và bất bình đẳng trong quá trình cổ phần hóa DNNN. Thứ ba, định giá doanh nghiệp một cách chính xác. Đây là một giải pháp nhằm hạn chế khả năng và phạm vi của giao dịch dưới giá và nội bộ. Hơn nữa, nó còn giúp bảo vệ tài sản công và giảm khoảng cách của bất bình đẳng kinh tế gây ra bởi việc cổ phần hóa nội bộ. Các giải pháp thị trường như đấu giá công 139 khai thông qua thị trường chứng khoán và kiểm toán độc lập nên được sử dụng khi định giá DNNN. Thứ tư, cần đặt ra và thực thi chính sách cạnh tranh một cách đúng đắn. Cải thiện hiệu quả kinh tế thông qua cổ phần hóa DNNN và thích nghi với cạnh tranh là hai trong số các nhiệm vụ quan trọng của một nền kinh tế đang chuyển đổi. Các DNNN hậu cổ phần hóa được kỳ vọng là sẽ hoạt động hiệu quả hơn, bình đẳng hơn với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất của phần vốn nhà nước cũng như của các cổ đông khác, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nền công nghiệp nước nhà. 140 KẾT LUẬN Ngành công nghiệp có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam xuất phát từ những lợi thế hơn hẳn về tốc độ tăng trưởng, trình độ mở rộng quy mô. Sự phát triển của công nghiệp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo nhu cầu tư liệu sinh hoạt cho nhân dân, tăng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa đất nước. Trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp càng có vị trí quyết định, tạo ra tiền đề vật chất đảm bảo nâng cao nhịp độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp là vấn đề thu hút được sự quan tâm của các cấp, các ngành, cũng như các nhà nghiên cứu kinh tế. Chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp là khái niệm phản ánh nội dung bên trong của quá trình tăng trưởng, biểu hiện ở phương tiện, phương thức, mục tiêu và hiệu ứng đối với môi trường chứa đựng tăng trưởng ấy. Chất lượng tăng trưởng cao của ngành công nghiệp là sự tăng trưởng với nhịp độ cao, hiệu quả và bền vững của ngành được thể hiện qua cơ cấu nội bộ ngành phù hợp với trình độ công nghệ, tiềm năng, thế mạnh của ngành; năng suất nhân tố tổng hợp, năng suất lao động, tỷ lệ giá trị gia tăng trong giá trị sản phẩm cao; có khả năng tiết kiệm năng lượng, sản xuất có tính cạnh tranh cao; không ngừng nâng cao vị trí của các phân ngành công nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu và có khả năng bảo vệ môi trường. Các tiêu chí để đánh giá chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp có thể là phân thành ba nhóm: (1) Các tiêu chí đánh giá cấu trúc của tăng trưởng; (2) Các tiêu chí đánh giá hiệu quả đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng và (3) Các tiêu chí đánh giá tác động lan toả của tăng trưởng tới nền kinh tế. Khảo cứu tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt Nam thông qua một số tiêu chí nêu trên trong giai đoạn 1996-2005 và 2006-2015 cho thấy một bức tranh khá rõ về chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt Nam. Thứ nhất, tăng trưởng công nghiệp đạt tốc độ cao nhưng hiệu quả tăng trưởng thấp, 141 thể hiện ở năng suất lao động thấp, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư không cao, tỷ lệ giá trị gia tăng trong giá trị tổng sản lượng thấp và ngày càng giảm do cơ cấu sản xuất công nghiệp chưa hợp lý, chưa phát huy được lợi thế so sánh của Việt Nam trong sản xuất công nghiệp. Thứ hai, cấu trúc tăng trưởng công nghiệp là chưa hợp lý cả về chiều rộng lẫn chiều sâu mà biểu hiện là các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động phát triển không đạt hiệu quả như mong đợi, không thu hút được lực lượng lao động dồi dào của nền kinh tế, giá trị gia tăng không cao khi chỉ tham gia vào những công đoạn sản xuất có tỷ lệ giá trị gia tăng thấp nhất; và đóng góp của công nghệ, cải tiến kỹ thuật cho tăng trưởng còn kém. Cuối cùng, mặc dù tăng trưởng công nghiệp đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng chung của nền kinh tế, giải quyết việc làm và gia tăng xuất khẩu, nhưng đóng góp của công nghiệp cho tăng trưởng chung của nền kinh tế có xu hướng giảm dần do hiệu quả sản xuất thấp; đồng thời thành quả tăng trưởng cao của công nghiệp không thân thiện với môi trường đã là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng suy thoái môi trường tự nhiên ở Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng của tình trạng chất lượng tăng trưởng chưa cao của ngành công nghiệp Việt Nam. Đáng kể nhất là chất lượng quy hoạch công nghiệp thấp; các ngành công nghiệp chậm phát triển, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp trong thời kỳ hội nhập; trình độ công nghệ và nhận thức về vai trò của đổi mới công nghệ đối với nâng cao năng suất lao động, gia tăng năng lực cạnh tranh, tăng hiệu qủa của sản xuất công nghiệp là chưa đồng đều và chưa thấu đáo; và tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm. Do vậy, nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp Việt Nam trở thành yêu cầu bức bách nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao, gia tăng đóng góp của ngành cho tăng trưởng chung của nền kinh tế, làm động lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác, thúc đẩy phát triển kinh tế và tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới của Việt Nam. Để 142 làm được điều đó, một số gợi ý giải pháp đưa ra có thể là: (1) Nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển ngành công nghiệp; (2) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong sản xuất công nghiệp ở mọi thành phần kinh tế; (3) Khuyến khích ứng dụng và đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp; (4) Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng tốt hơn yêu cầu về nhân lực trong phát triển công nghiệp; (5) Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường; (6) Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm cải thiện tỷ lệ giá trị gia tăng trong tổng sản lượng công nghiệp do phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu đắt đỏ ở thị trường thế giới; và cuối cùng (7) Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận doanh nghiệp này, góp phần tạo một sân chơi bình đẳng, có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp ở mọi thành phần kinh tế cùng phát triển. Chất lượng chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp là một vấn đề lớn, phức tạp. Ngành công nghiệp là một khối ngành rộng với nhiều phân ngành có những đặc thù riêng. Việc nghiên cứu và nhận dạng chất lượng tăng trưởng của khối ngành này một cách thấu đáo đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và sự khảo cứu tỉ mỉ hơn nữa ở từng phân ngành công nghiệp. Chủ đề nghiên cứu thì phức tạp, chắc chắn rằng, luận án sẽ còn có nhiều điểm khiếm khuyết. Việc nghiên cứu sâu hơn, bao quát hơn về vấn đề này sẽ được tiến hành ở những công trình nghiên cứu tiếp theo. * * * 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1) Chất lượng tăng trưởng công nghiệp Hà Nội-Những rào cản và khuyến nghị chính sách, sách tham khảo, NXB Dân trí, 7/2017. 2) Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số tháng 5/2017. 3) Chất lượng tăng trưởng công nghiệp Việt Nam-Một số đánh giá ban đầu, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin, 2013. 4) Chất lượng tăng trưởng công nghiệp Việt Nam, một số chỉ tiêu đánh giá chủ yếu, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 2/2010. 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Vũ Thành Tự Anh (2005), Cổ phần hóa ở Việt Nam: Khúc dạo đầu của cuộc trường chinh”, Báo Tia sáng số tháng 5. 2. Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá (2005), Chất lượng tăng trưởng kinh tế-Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam, NXB Thống kê, Hà nội. 3. Đinh Văn Ân (2008), Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội tốc độ nhanh, bền vững, chất lượng cao ở Việt Nam”, NXB Thống kê, Hà nội. 4. Bộ Công thương (2016), Các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ, Kỷ yếu hội thảo khoa học. 5. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (2005), Chính sách công nghiệp và Tài chính ở Trung Quốc và Việt Nam: Mô hình mới hay chỉ là sự lặp lại kinh nghiệm của Đông Á?, Bài đọc. 6. Diễn đàn Kinh tế-Tài chính Việt-Pháp (2004), Vì một sự tăng trưởng và một xã hội công bằng, Báo cáo tổng kết, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội. 7. Nguyễn Thị Kim Dung (2006), Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2010, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 8. Trần Thọ Đạt (2005), Các mô hình tăng trưởng kinh tế, NXB Thống kê, Hà nội. 9. Trần Thọ Đạt (2007), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, NXB Thống kê, Hà nội. 10. Đại học Kinh tế quốc dân (2011), Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế. 11. Đại học Kinh tế quốc dân (2015), Phát triển cụm ngành công nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài thuộc chương trình Khoa học – Công nghệ cấp Nhà nước. 145 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2016- 2020, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. 13. Thomas L. Friedman (2006), Thế giới phẳng. Tóm lược Lịch sử Thế giới Thế kỷ 21, NXB Trẻ, TP. HCM. 14. Đào Văn Hùng (2014), Cải cách hệ thống tài chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Đề án nghiên cứu cấp Bộ, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 15. Đào Văn Hùng, Lê Huy Đoàn & các cộng sự (2014), Đánh giá kế hoạch phát triển 5 năm 2011-2015 và các hoạt động hợp tác quốc tế của Việt Nam và 63 tỉnh, thành, Báo cáo cuối, Dự án Quốc tế, Học viện Chính sách và Phát triển kết hợp với KOICA Việt Nam. 16. Đào Văn Hùng (2012), Thách thức kinh tế vĩ mô đối với nền kinh tế và doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà nội. 17. Cù Chí Lợi (chủ biên) (2009), Tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng ở Việt Nam, Viện Khoa học xã hội nhân văn, Hà nội. 18. Nguyễn Khắc Minh (2005), Ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng kinh tế, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội. 19. Đỗ Hoài Nam (chủ biên) (2003), Một số vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội. 20. Đỗ Hoài Nam và Trần đình Thiên (chủ biên) (2009), Mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội. 21. Nguyễn Văn Nam và Trần Thọ Đạt (2006), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội. 22. Ngân hàng thế giới (2016), Các chỉ tiêu phát triển thế giới năm 2015, Cơ sở dữ liệu. 146 23. Kazushi Ohkawa và Hirohisa Kohama (2004), Kinh nghiệm công nghiệp hóa của Nhật Bản và sự thích dụng của nó đối với các nền kinh tế đang phát triển, NXB Khoa học xã hội, Hà nội. 24. Kenichi Ohno, Nguyễn Văn Thường (2005), Hoàn thiện Chiến lược Phát triển Công nghiệp Việt Nam, NXB Lý luận Chính trị, Hà nội. 25. Lê Du Phong và Nguyễn Thành Độ (1999), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. 26. Nguyễn Ngọc Sơn (2009), Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may, Tạp chí Kinh tế và Phát triển. 27. Hoàng Đức Thân và Đinh Quang Ty (2010), Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ công bằng xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội. 28. Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà nội. 29. Bùi Trinh và các cộng sự (2007), Phân tích cơ cấu kinh tế Việt Nam dựa vào bảng cân đối liên ngành 1989-1996-2000, Hội nghị lần thứ 18, Hiệp hội châu á Thái Bình Dương về nghiên cứu bảng I-O, Chukyo University. 30. Bùi Trinh và các cộng sự (2012), Cơ cấu kinh tế mới của Việt Nam hướng tới một sự tăng trưởng bền vững đến năm 2020, Tạp chí toàn cầu về khoa học Kinh tế xã hội và chính trị, số 10. 31. Bùi Trinh, Bùi Bá Cường, Dương Mạnh Hùng (2004), Phương pháp phân tích kinh tế và môi trường thông qua mô hình I-O, NXB Thống kê, Hà nội. 32. Tổng cục Thống kê (2015), Bảng cân đối liên ngành (input-Output:I/O) của Việt Nam 1989, 2007 và 2012, NXB Thống kê, Hà nội. 33. Viện Chiến lược phát triển (2004), Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. 34. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2005), Báo cáo kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam, Vietnam Economic Portal. 147 35. Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế (nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang), NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. 36. Ngô Doãn Vịnh (2006), Hướng tới sự phát triển của đất nước-Một số vấn đề lý thuyết và ứng dụng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TIẾNG NƯỚC NGOÀI 37. Anandarajan et al. (2007), The Effect of Innovative Activity on Firm Performance: The Experience of Taiwan. 38. Anderson, E., de Renzio, P. và Levy, S. (2006), The Role of Public Investment in Poverty Reduction: Theories, Evidence and Methods, Working Paper, 39. Antje Schimke & Thomas Brenner (2011), Temporal Structure of Firm Growth and the Impact of R&D. 40. Archibald R, Pereria M. (2003), Effects of public and private R&D on private-sector performance in the United States, Public Finance Review, 31 (4): 429–451. 41. Ballassa, B. (1988), Public Finance and Economic Development, PRE working Paper 31, Washington D.C. Word Bank. 42. Barro, R. (1991), Economic Growth in a Cross-section of Countries, Quarterly Journal of Economics 106 (2): 407–43. 43. Begg, D. (2008), Economics, McGraw-Hill Publisher. 44. Blejer, M.I. and M.S. Khan (1984), Government Policy and Private Investment in Developing Countries, IMF Staff Papers, Vol. 31, June 379- 403. 45. Bogunjoko, O.J. (1998), Private Investment, Economic Growth and Policy Reforms in Nigeria: An Empirical synthesis, Development Policy Centre, Ibadan. 148 46. Bos, D. (1984), On the Optimality of Public Capital for Long Run Growth Evidence from Panel Data, Journal of Applied Economics. 33: 1117-1129. 47. BSPS – CIEM (2008), The role of technology, investment and ownership structure in the productivity performance of the manufacturing sector in Vietnam. 48. Costa, J. da Silva, Ellson, R.W, and Martin, R.C. (1987), Public Capital, Regional Output and Developments: Some Empirical Evidence, Journal of Regional Science, 27 (3) : 419-437. 49. De Vylder, S. và Fforde, A. (1998), Viet Nam: A Transitioning Economy 50. Deno, K.T. (1988), The Effect of Public Capital on U.S Manufacturing Activity: 1970 to 1978, Southern Economic Journal, 55 (1) : 400-411. 51. Devarajan, S., Swaroop, V. and Zou, H. (1996), The Composition of Public Expenditure and Economic Growth, Journal of Monetary Economics, 37:313-344. 52. Dewan, S., Shi, C. and Gurbaxani, V. (2007), Investigating the Risk–Return Relationship of Information Technology Investment: Firm-Level Empirical Analysis, Management science, 53 (12), 1829–1842. 53. Di Vito et al. (2008), Corporate ownership structure and innovation in Canda. 54. Easterly, W, and Rebelo, S. (1993), Fiscal Policy and Economic Growth, Journal of Monetary Economics, 32;417-458. 55. Gerybadze et al. (2010), Innovation and International Corporate Growth, DOI 10.1007/978-3-642-10823-5_2, Springer-Verlag Berlin Heidelberg. 56. Ghali, K.H. (1998), Public Investment and Private Capital Formation in a Vector Error. 57. Ghosal, V. and Nair-Reichert, U. (2009), Investments in modernization, innovation and gains in productivity: Evidence from firms in the global paper industry, Research Policy, 38, 536–547. 149 58. Gillis, M. et al (2001), Economics of Development, W.W. Norton Publisher. 59. Gladys López -Acevedo (2002), Technology and firm performance in Mexico. 60. John Dooley, Forfas (2009), Sustaining Investment in Research and Development, Advisory Council for Science Technology and Innovation, December. 61. John R. Baldwin et al. (2003), Impact of Advanced Technology Use on Firm Performance in the Canadian Food Processing Sector, Micro -Economic Analysis Division, 18-F, R.H. Coats Building, Ottawa, K1A 0T6, Statistics Canada. 62. Kanchana Wanichkorn (2013), Investment, Innovation and Technology for Development: Thailand’s Experiences, United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD) Geneva, 1 May 2013. 63. Khan, M. and C. Renhart (1990), Private Investment and Economic Growth in Developing Countries, World Development, Vol. 18, January: 17-27. 64. Killics, T. (1993), The Adaptive Economy: Adjustment Policies in Small, Low-Income Countries, the World Bank Press. 65. KISTEP (2002), Korea Institute of Science and Technology Evaluation and Planning), National Technology Roadmap (NTRM). 66. Krugman, P. và Obstfeld, M (1991), International Economics – Theory and Policy, Harper Collins Publisher. 67. Kuen-Hung Tsai et al. (2002), An Examination of Taiwan’s Innovation Policies and R&D Performance, Chung-Hua Institution for Economic Research. 68. Lucas, O. (1993), Government Spending and Economic Growth. 69. Lindauer, D. (2002), The Third Generation of Economic Growth. 150 70. Nguyen Thi Nguyet (2012), Determinants of firm growth in Vietnamese commercial-service sector, Journal of Economics and development , Vol. 14-No. 1. 71. Nguyen Thi Nguyet (2012), Firm survival: International evidence and lessons for Vietnam, Economic Management Review Journal, Vol. 6. No.2, 2012. 72. Nguyen Thi Nguyet (2012), Technology – development investment and firm productivity in developing counries, Journal of Economics and development. 73. Odedokun, M.O. (1993), Factors Responsible for the Poor Performance of Africa in the 1970s and 1980s: A Cross-Sectional Evidence from 42 countries, African Development Review, Vol. 5, (1) 23-61. 74. OECD (2000), Science, Technology and Innovation in the New Economy, Policy Brief Review, September 2000. 75. OECD, DSIT/STP (2007), Review of China’s Innovation System and Policy. 76. OECD (2007), Innovation and Growth: Rational for an Innovation Strategy. 77. Ogundipe, M. A. và Aworinde, O. B. (2011), Sectoral Analysis of the Impact of Public Investment on Economic Growth, European Journal of Social Sciences – Volume 20, Number 2. 78. Ohlin–Hecksher (1977), Factors Endowment Theory of Trade. 79. Perkins, W. (2006), Economics of Development, 6th edition, Norton & Company New York – London. 80. Peters et al. (2013), Firm R&D, Innovation, and Productivity in German Industry. 81. Phillip A. Griffifths (2013), Strenthening Science and Technology in the Developing World, Institute for Advanced Study, Science Initiative Group. 151 82. Raouf Boucekkine et al. (2011), Sustainable growth under pollution quotas: optimal R&D, investment and replacement policies. 83. Rosen, H. (1995), Public Finance , Richard D. Irwin Publisher. 84. Samuelson, P. và Nordhaus W. (2001), Economics, McGraw-Hill Publisher. 85. Serven, L. and Solimano, A. (1993), Striving for Growth After Adjustment: The Role of Capital Formation, Washington DC, World Bank Press. 86. Solow, R. M. (1956), A Contribution to the Theory of Economic Growth, Quarterly Journal of Economics, 70: 65-94. 87. Stiglitz, J. (2005), Economics of Public Sector, Richard D. Irwin Publisher. 88. Stiglitz, J. và Yusuf, S. (2002), Rethinking the East Asia Miracle, the World Bank and Oxford University Press. 89. Szirmai, A., Naudé, W., Alcorta, L., (2013), Pathways to Industrialization in the Twenty-First Century, Oxford University Press. 90. Tanzi, V. (1984), Transitional Dynamics and Economic Growth in the Neo Classical Model, The American Economic Review, 83 (4): 908-941. 91. Temple, J. (1999), New Growth Evidence . 92. Thomas L. Friedman (2006), The world is flat, NXB Trẻ. 93. Thomas, V. và các cộng sự (2000), The Quality of Growth, Oxford University Press, New York. 94. Todaro, M. (1985), Economic Development in the Third World, Longman Publisher. 95. Toen-Geon, M. W. and Jongeling, M. M. (1994), Investment in Infrastructure and Economic Growth, Journal of Public Finance 15: 34-42. 96. UNIDO (2015), Industrial Development Report 2016: the role of technology and innovation in inclusive and sustainable industrial development, Vienna. 97. Westkämper, E., (2014), Towards the Re-Industrialization of Europe: a concept for manufacturing for 2030, Springer–Verlag. 152 98. Xibao Li (2008), External Technology Purchaseand Indigenous Innovation Capability in Chinese Hi-Tech Industries, Unido working paper. 99. Yingyi Qian (2002), Governments and corporate management, Unido working paper. 100. Ÿulek, M. (2015), Economic Planning and Industrial Policy in the Globalizing Economy: concepts, experience and prospects, Springer International Publishing Switzerland. CÁC LUẬN ÁN TRONG NƯỚC 101. Nguyễn Thị Lan Hương (2012), Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. 102. Hồ Hữu Nghĩa (2011), Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 103. Phạm Đình Thuý (2014), Phát triển công nghiệp cơ khí theo hướng bền vững. 104. Hồ Tuấn (2009), Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (nghiên cứu điển hình ngành dệt may). CÁC TRANG WEB: 105. 106. 107. 108. 109. 110. 111. 112. 113. 153 PHẦN PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nang_cao_chat_luong_tang_truong_nganh_cong_nghiep_o.pdf
  • pdfGui website_LeHuyDoan_ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN_02.9.2018.pdf
  • pdfGui Website_LeHuyDoan_ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN_02.9.2018_EN.pdf
  • pdfGui Website_LeHuyDoan_Phụ lục luan an_02.9.2018.pdf
  • pdfGui Website_LeHuyDoan_Tom tat luan an_02.9.2018.pdf
  • pdfGui website_LeHuyDoan_Tom tat_LACN 02.9.2018-EN.pdf
Luận văn liên quan