QĐT là một tổ chức tài chính trung gian góp phần đưa TTCK Việt Nam ngày càng ổn định và chuyên nghiệp hơn thông qua các hình thức đầu tư đa dạng và phức tạp. Qua tìm hiểu các loại hình đang vận hành trên thị trường thế giới, chúng ta phải nhìn nhận lại rằng thị trường quỹ trong nước còn nhỏ bé và khiêm tốn, phải làm như thế nào để phát triển xứng tầm với vai trò của mình thì Việt Nam còn phải học hỏi và ứng dụng nhiều từ kinh nghiệm của các nước đi trước, dần khắc phục những hạn chế của thị trường quỹ trong nước và hướng tới đa dạng hóa các sản phẩm cho thị trường trong nước.
Nâng cao hiệu quả hoạt động các quỹ đầu tư chứng khoán là một nội dung hết sức quan trọng và cần thiết khi mà trong chiến lược phát triển của TTCK Việt Nam cần phải tập trung phát triển bên cầu đầu tư, trong đó có các quỹ đầu tư chứng khoán.
Tác giả bài viết hy vọng rằng, với những đề xuất ở trên sẽ là những gợi ý hữu ích giúp cho các cơ quan hữu quan trong việc hoàn thiện khung khổ pháp lý, thực thi các giải pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường thuận lợi giúp cho các quỹ đầu tư chứng khoán phát huy hơn nữa vai trò của mình, góp phần thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển bền vững và hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
162 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đặt mục tiêu đến 2045, Việt Nam sẽ là một nước phát triển, thúc đẩy sáng tạo, phát triển của người dân và doanh nghiệp. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 đã đưa ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển: “xây dựng và hoàn thiện nền tài chính quốc gia; cơ cấu lại, tăng cường giám sát và điều tiết thị trường tài chính... Tiếp tục rà soát, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động các thị trường tài chính, chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu; quản lý chặt chẽ các tổ chức tham gia thị trường, bảo đảm tính thanh khoản cao và an toàn hệ thống. Nâng cao quy mô và hiệu quả hoạt động của TTCK để thực sự trở thành một kênh huy động vốn chủ yếu của nền kinh tế”. Đối với TTCK, các đột phá chiến lược trong thời gian tới sẽ gắn với cơ cấu lại thị trường, tập trung phát triển thị trường về chất, khơi thông và phát huy tiềm lực của thị trường, đáp ứng nguồn lực cho phát triển kinh tế, đẩy mạnh hiện đại hóa, phát triển nền tảng số, hướng tới TTCK hiện đại, minh bạch, bền vững.
Bám sát quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021- 2030; căn cứ trên định hướng của Chính phủ về Chiến lược Tổng thể về phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Tài chính xây dựng quan điểm, định hướng phát triển TTCK trong 10 năm tới cụ thể như sau:
Thứ nhất, phát triển TTCK đồng bộ và thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính của đất nước, gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh các chương trình tái cơ cấu nhằm hoàn chỉnh cấu trúc của thị trường tài chính, tăng tính liên kết giữa thị trường vốn dài hạn với thị trường tiền tệ tín dụng.
Thứ hai, tiếp tục phát triển TTCK về quy mô đồng thời tập trung nâng cao chất lượng thị trường, nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của các tổ chức tham gia thị trường; chú trọng đổi mới, ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin tiên tiến và tận dụng có hiệu quả thành tựu Cách mạng công nghiệp 4.0 tiếp cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Thứ ba, quản lý, giám sát thị trường dựa trên rủi ro, đảm bảo thị trường vận hành an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tiết giảm chi phí xã hội, đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch, an toàn, lành mạnh, bền vững.
Thứ tư, Nhà nước thực hiện quản lý thị trường bằng công cụ pháp luật, đảm bảo TTCK phát triển ổn định, vững chắc; phát huy vai trò của các tổ chức tự quản, hiệp hội nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và khuyến khích các chủ thể tham gia TTCK.
5 mục tiêu cụ thể
Dự thảo Chiến lược phát triển TTCK trong giai đoạn 10 năm đến 2030 đề ra mục tiêu cơ cấu lại toàn diện để TTCK trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế; Xây dựng cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ - tín dụng với TTCK và giữa các cấu phần của TTCK; Duy trì tăng trưởng về quy mô, chú trọng nâng cao chất lượng, đảm bảo phát triển theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững; Phát triển thị trường tài chính xanh, các công cụ tài chính bền vững; Góp phần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân, hỗ trợ tích cực quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực chứng khoán, xây dựng hệ thống quản lý, giám sát TTCK gắn với ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm nâng cao năng lực quản lý giám sát, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và ổn định lòng tin của thị trường; tăng cường mở cửa, liên kết và hội nhập quốc tế, hướng tới các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế tốt nhất, nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng chống chịu rủi ro, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với TTCK các nước phát triển. Trong đó, tập trung vào 5 mục tiêu cụ thể như sau:
Một là, tiếp tục mở rộng quy mô, tập trung nâng cao chất lượng TTCK, phát triển TTCK theo hướng bền vững.
- Nâng cao chất lượng quản trị công ty niêm yết trên mức bình quân khu vực Đông Nam Á, hướng tới áp dụng tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp (ESG) đối với các công ty niêm yết có quy mô lớn theo thông lệ quốc tế. Phấn đấu quy mô thị trường cổ phiếu phát triển đạt 100% GDP vào năm 2025 và đạt 120% GDP vào năm 2030.
- Phát triển thị trường trái phiếu cả về quy mô và độ sâu, nâng cao thanh khoản, đa dạng hoá sản phẩm, phát triển các sản phẩm trái phiếu xanh; phấn đấu đưa quy mô thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP vào năm 2025 và đạt tối thiểu 58% GDP vào năm 2030.
Tập trung phát triển thị trường thứ cấp trái phiếu chính phủ để tăng thanh khoản và xây dựng đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường tài chính; thu hút nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thông qua việc đưa trái phiếu chính phủ Việt Nam vào rổ trái phiếu chính phủ quốc tế; Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu danh mục nợ trái phiếu chính phủ.
Vận hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp nhằm tăng tính minh bạch của thị trường, thúc đẩy các doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn.
- Tăng quy mô giao dịch trên TTCK phái sinh với mức tăng trưởng trung bình 20%-30% mỗi năm.
- Số lượng nhà đầu tư trên TTCK đạt 6% dân số vào năm 2025 và 8% dân số vào năm 2030. Tăng tỷ trọng trái phiếu chính phủ do nhà đầu tư là tổ chức phi ngân hàng nắm giữ lên mức 55% vào năm 2025 và 60% vào năm 2030; Tập trung phát triển nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, hướng tới cơ cấu hợp lý giữa nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức, giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy TTCK phát triển theo hướng bền vững.
Hai là, tăng tính hiệu quả của việc tổ chức TTCK.
- Triển khai hiệu quả hoạt động Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con; Thực hiện phân định các thị trường giao dịch chứng khoán chậm nhất là năm 2025. Thay đổi mô hình tổ chức của Trung tâm lưu ký chứng khoán sang mô hình Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Phát triển đa dạng các dịch vụ hỗ trợ sau giao dịch, các dịch vụ thanh toán xuyên biên giới theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
- Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đổi mới toàn diện và đồng bộ công nghệ giao dịch, bù trừ và thanh toán trên TTCK.
- Phấn đấu nâng hạng TTCK Việt Nam vào danh sách các thị trường chứng khoán mới nổi trước năm 2025 theo tiêu chuẩn phân hạng TTCK của tổ chức FTSE và MSCI.
Ba là, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường.
- Đẩy mạnh và hoàn thiện quá trình tái cấu trúc các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nhằm nâng cao năng lực và an toàn tài chính, cải thiện chất lượng hoạt động.
- Phát triển hoạt động các công ty chứng khoán theo 2 mô hình: đa năng và chuyên doanh trên cơ sở tăng cường năng lực quản trị công ty, áp dụng công nghệ tài chính trong giao dịch chứng khoán và các hoạt động nghiệp vụ, hướng tới phân loại, xếp hạng công ty chứng khoán.
- Mở rộng quy mô và phát triển đa dạng các loại hình quỹ đầu tư để tăng cường cơ sở nhà đầu tư có tổ chức trên TTCK; phát triển các loại hình quỹ ETF, quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ đầu tư trái phiếu, quỹ tiền tệ... phù hợp với trình độ phát triển của TTCK.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng cung cấp dịch vụ, năng lực tài chính và đạo đức nghề nghiệp của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, công ty kiểm toán độc lập, công ty thẩm định giá trên TTCK; Khuyến khích các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế tham gia cung cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam.
- Thực hiện chức năng giám sát tổ chức xã hội - nghề nghiệp về chứng khoán; phối hợp với Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam thực hiện thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chứng khoán và TTCK.
Bốn là, bảo đảm TTCK hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu lực thực thi chính sách pháp luật.
- Tăng cường năng lực quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhằm đảm bảo TTCK vận hành ổn định, trật tự, an toàn và minh bạch, hướng tới áp dụng hệ thống quản lý, giám sát thông minh dựa trên ứng dụng công nghệ số như công nghệ chuỗi khối (Blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), máy học (Machine Learning) vào các hoạt động lưu trữ, thống kê, phân tích dữ liệu, giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm.
- Xây dựng cơ chế phối hợp trong quản lý, giảm sát liên thông giữa các Bộ, ngành để nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát và xử lý vi phạm.
- Chủ động thông tin tuyên truyền các quy định pháp luật và tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán để nâng cao hiệu lực thực thi chính sách pháp luật.
Năm là, chủ động và tích cực hội nhập vào thị trường tài chính khu vực và thế giới, nâng cao hiệu quả và đảm bảo ổn định và an toàn của thị trường
- Tích cực hội nhập thị trường tài chính - chứng khoán thế giới phù hợp với trình độ phát triển của TTCK, đáp ứng yêu cầu về an ninh tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh, quản trị rủi ro, đưa vào áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu phát triển TTCK Việt Nam trở thành 1 trong 4 thị trường quy mô lớn nhất của khu vực ASEAN.
- Tích cực triển khai các cam kết, thỏa thuận hợp tác song phương, đa phương và các hiệp định đã ký kết, đồng thời mở rộng hợp tác song phương, đa phương trong lĩnh vực chứng khoán.
9 nhóm giải pháp thực hiện
Để thực hiện các mục tiêu trên, dự thảo Chiến lược phát triển TTCK đề ra 9 nhóm giải pháp triển khai trong giai đoạn từ 2021 đến 2030.
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý:
Thực hiện tổng kết việc thi hành Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn để đề xuất sửa đổi, bổ sung (nếu có) trong giai đoạn 2022-2025 nhằm hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, địa vị pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát thị trường, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trên TTCK, phát triển TTCK phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ quốc tế.
Thứ hai, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi.
Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát ba cấp, tích hợp kết nối giữa Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và các thành viên thị trường; Nghiên cứu để đưa vào áp dụng phương thức giám sát dựa trên rủi ro, nâng cao năng lực giám sát dựa trên xây dựng hệ thống các chỉ số cảnh báo sớm, đảm bảo giám sát toàn diện, hiện đại, tiếp cận với thông lệ quốc tế; Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm có trọng tâm, trọng điểm tập trung vào các vụ việc, vấn đề nổi cộm có ảnh hưởng tới TTCK; Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, ứng dụng các thành tưu của khoa học công nghệ, phục vụ tốt công tác quản lý và giám sát của thị trường; Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đội ngũ nhân sự, đặc biệt là đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát, quản lý chuyên ngành.
Thứ ba, tăng cung hàng hóa cho thị trường và cải thiện chất lượng nguồn cung trên cả thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh.
Nâng cao tính minh bạch và chất lượng hàng hóa thông qua thực hiện sắp xếp, phân loại cổ phiếu niêm yết trên SGDCK Việt Nam, tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn huy động trên TTCK. Nâng cao chất lượng công bố thông tin về tình hình hoạt động của công ty đại chúng, hoạt động của thị trường trên cơ sở thúc đẩy việc tuyên truyền, phổ biến các yêu cầu về công bố thông tin. Tăng cường vai trò và trách nhiệm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tiến tới yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng phải được xếp hạng tín nhiệm, hình thành thói quen và thông lệ sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm khi phát hành, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp...
Thứ tư, phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, cải thiện chất lượng cầu đầu tư nhằm hướng tới cầu đầu tư bền vững. Tập trung phát triển các nhà đầu tư có tổ chức trong nước đặc biệt là các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán; đa dạng hóa kênh phân phối chứng chỉ quỹ. Nghiên cứu, ban hành các chính sách ưu đãi cho tổ chức phát hành và nhà đầu tư khi phát hành và đầu tư các sản phẩm trái phiếu xanh, chứng khoán xanh. Thu hút nhà đầu tư nước ngoài thông qua tiếp tục cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia và đầu tư vào TTCK Việt Nam. Tăng cường tính minh bạch trong hoạt động thị trường, đảm bảo quyền bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin của nhà đầu tư nước ngoài...
Thứ năm, phát triển tổ chức thị trường, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin của thị trường và nâng cao chất lượng hoạt động giao dịch, bù trừ, thanh toán trên TTCK.
Thứ sáu, phát triển, nâng cao năng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường và phát triển các hiệp hội, tổ chức phụ trợ. Đối với công ty chứng khoán, tiếp tục triển khai công tác tái cấu trúc công ty chứng khoán nhằm nâng cao năng lực hoạt động của công ty chứng khoán, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh của các công ty chứng khoán trên thị trường. Đối với công ty quản lý quỹ, tiếp tục thực hiện tái cấu trúc các công ty quản lý quỹ, thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động các công ty quản lý quỹ dựa trên rủi ro.
Thứ bảy, tăng cường sự phối hợp giữa các chính sách tài chính, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sự phát triển TTCK. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán...
Thứ tám, tăng cường và chủ động hội nhập quốc tế để hài hòa hóa khuôn khổpháp lýhướng tới các chuẩn mực chung vềlĩnh vực chứng khoán của khu vực. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, pháp lý cho quá trình hội nhập TTCK quốc tế, trước mắt là liên kết vào các TTCK khu vực ASEAN. Xây dựng cơ chế hợp tác, chia sẻ thông tin và giám sát giữa cơ quan quản lý TTCK Việt Nam với các cơ quan quản lý và các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK; giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm các hành vi vi phạm xuyên biên giới.
Thứ chín, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường công tác đào tạo, nghiên cứu và thông tin tuyên truyền, đào tạo và nâng cao chất lượng người hành nghề chứng khoán; Tiếp tục phát triển nhà đầu tư cá nhân gắn với đào tạo, phổ cập kiến thức và thông tin tuyên truyền.
Như vậy có thể thấy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của QĐT chứng khoán, thông qua đó phát triển các mô hình QĐT và ngành quản lý QĐT chứng khoán tại Việt Nam chính là một phần của Định hướng phát triển thị trường chứng khoán trong 10 năm tới của Bộ Tài chính. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động và sự phát triển của các QĐT sẽ đóng góp tích cực vào việc thực hiện 5 mục tiêu cụ thể trên cũng như nằm trong 9 nhóm giải pháp chiến lược kể trên. Cụ thể, QĐT sẽ đóng góp vào đa dạng hoá hàng hoá trên thị trường với sự đa dạng và gia tăng về số lượng chứng chỉ quỹ đầu tư. Bên cạnh đó, việc phát triển QĐT cũng chính là một phần của giải pháp phát triển và đa dạng hoá cơ sở nhà đầu tư, ở đây QĐT chính là các nhà đầu tư có tổ chức trên thị trường.
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan ngành QĐT cũng như thực trạng hiệu quả hoạt động của các QĐT tại Việt Nam giai đoạn 2017-2021, kết hợp với nghiên cứu thực trạng phát triển QĐT tại một số quốc gia trên thế giới, tác giả cho rằng phương hướng phát triển ngành quỹ giai đoạn 2021 - 2030 cần bám sát các định hướng lớn tại các Đề án phát triển thị trường chứng khoán ở trên và các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán. Cùng với các định hướng lớn, ngành quỹ giai đoạn 2021 - 2030 cần hướng tới việc: (i) tăng trưởng về tổng tài sản quản lý, phát triển số lượng, quy mô và loại hình quỹ ĐTCK; (ii) đảm bảo hệ thống ngành quản lý quỹ hoạt động an toàn, hiệu quả, hướng tới phát triển bền vững. Theo đó, bên cạnh các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động, tăng cường nội lực cho các QĐT, cũng cần phải có những giải pháp tăng cường môi trường đầu tư, ở đây là thị trường chứng khoán nói chung, cho các QĐT.
3.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán
Thứ nhất, Các QĐTCK tăng cường nâng cao năng lực tài chính, năng lực cung cấp dịch vụ, năng lực cạnh tranh và quản trị rủi ro đảm bảo đủ năng lực và an toàn tài chính thông qua việc đầu tư nâng cao cơ sở vật chất, phần mềm hỗ trợ, hệ thống quản trị rủi ro tiên tiến.
Thứ hai, tiếp cận và thực hiện việc quản trị quỹ, quản trị rủi ro cũng như tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cao nhất theo thông lệ quốc tế.
Thứ ba, cần thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động (hiệu quả sinh lời, hiệu quả quản lý chi phí hoạt động) nhằm có biện pháp điều chỉnh, can thiệp kịp thời.
Thứ tư, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các QĐT có hiệu quả hoạt động quá khứ tốt cũng như xếp hạng thước đo Sharpe, Treynor (thường được sử dụng, tính toán bởi các QĐT và các công ty tài chính cung cấp thông tin tài chính cho khách hàng và nhà đầu tư) có mối liên hệ nhất định tới sự gia tăng quy mô tài sản ròng QĐT quản lý. Điều này cho thấy, hiệu quả uỷ thác vốn sẽ được NĐT quan tâm khi NĐT quyết định đầu tư vào QĐT.
Thứ năm, kết quả nghiên cứu cũng gợi ý rằng một số QĐT cần đảm bảo tính hợp lý và nhất quán giữa đặc điểm QĐT (tuỳ theo loại QĐT là quỹ cổ phiếu, trái phiếu, hay quỹ cân bằng) với mục tiêu đầu tư của Quỹ và chiến lược phân bổ tài sản, nhằm tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro hoạt động cho QĐT.
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro hoạt động và công bố công khai
Thứ nhất, các quỹ cần nghiên cứu hoàn thiện xây dựng quy trình quản lý rủi ro hoạt động cho hợp lý hơn và công bố công khai nhằm tăng cường tính minh bạch trong hoạt động, thông qua đó tạo dựng được sự tin tưởng của NĐT trước các quyết định uỷ thác vốn cho QĐT, góp phần phát triển nhu cầu uỷ thác vốn đầu tư trong cộng đồng nhà đầu tư chứng khoán, tạo động lực cho sự ra đời và phát triển của các QĐT mới.
Thứ hai, liên tục cập nhật các văn bản liên quan tới quy trình quản trị rủi ro hoạt động và báo cáo rủi ro hoạt động của các QĐT theo các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước.
Thứ ba, hoàn thiện quy trình quản lý giám sát hoạt động phân quyền, uỷ quyền, phê duyệt đầu tư và có chính sách hỗ trợ kịp thời hiệu quả đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ cho bộ phận nghiệp vụ, hoạt động đầu tư giúp nâng cao hiệu quả hơn nữa.
Thứ tư, nâng cấp hệ thống hỗ trợ, hệ thống bảo mật thông tin an toàn hơn, đảm bảo thiết kế hệ thống phù hợp với quy trình, hoạt động không bị gián đoạn của hệ thống (xử lý, truyền thông, thông tin) và/hoặc do các phần mềm/các chương trình hỗ trợ cài đặt trong hệ thống cập nhật thường xuyên, có hệ thống dự phòng tốt.
Thứ năm, tăng cường công tác truyền thông của quỹ về hệ thống quản trị rủi ro hoạt động công khai, cụ thể và kịp thời.
3.2.3 Giải pháp mở rộng kinh doanh
Thứ nhất, tích cực tìm kiếm khách hàng, gia tăng tổng giá trị tài sản uỷ thác, thực hiện quản lý chuyên nghiệp.
Thứ hai, nâng cao năng lực công nghệ thông tin, năng lực cung cấp thông tin nhanh, chính xác và minh bạch tới nhà đầu tư và thị trường.
Thứ ba, các quỹ đầu tư cần xác định rõ mục tiêu đầu tư của quỹ qua đó nhắm tới khách hàng mục tiêu phù hợp với quỹ, từ đó có chiến lược thu hút, quảng bá phù hợp. Để làm được việc này, các quỹ đầu tư cần thực hiện các nghiên cứu, phân tích chi tiết về tiềm năng thị trường.
Thứ tư, các quỹ cần thường xuyên đánh giá năng lực nội bộ đồng thời tăng cường nghiên cứu mở rộng thị trường, đưa vào các sản phẩm dịch vụ mới tiện ích phù hợp với từng khu vực mà quỹ mở chi nhánh.
Thứ năm, liên kết với các quỹ đầu tư uy tín nước ngoài nhằm từng bước thâm nhập và hiểu rõ kinh nghiệm quản lý quỹ hay cách thức vận hành các quỹ, giới thiệu các cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam và giúp hỗ trợ công tác quản lý quỹ và phát triển các nghiệp vụ của quỹ.
3.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý và tư vấn
Thứ nhất: Đội ngũ quản lý, nhân viên tư vấn cần thành thạo kỹ năng và được huấn luyện, đào tào bài bản, nắm bắt được nhu cầu của nhà đầu tư mà tư vấn hợp lý, tạo niềm tin cho NĐT.
Thứ hai: Tổ chức đào tạo, bổ sung kiến thức và nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ đang làm việc trong các quỹ đầu tư chứng khoán, mở các lớp bồi dưỡng trong và ngoài nước một cách hiệu quả và đạt chất lượng cao hay tạo điều kiện cho đội ngũ quản lý và nhân viên đạt được những trình độ đào tạo quốc tế như có được chứng chỉ CFA,... nhằm tư vấn tốt nhất cho các NĐT, đảm bảo các NĐT có kiến thức đầy đủ về hoạt động của quỹ cũng như ý thức được vai trò quan trọng của mình trong quỹ.
Thứ ba, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ quản lý và tư vấn, trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng tư vấn đồng thời phát triển lành mạnh ngành quản lý quỹ.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ
- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển thị trường chứng khoán phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế; mở rộng và kết nối với thị trường khu vực và quốc tế.
- Phát triển đa dạng các sản phẩm chứng khoán, tăng cung hàng hóa và cải thiện chất lượng nguồn cung cho thị trường. Điều này sẽ giúp đa dạng hoá loại chứng khoán và chất lượng chứng khoán, giúp các QĐT đa dạng hoá được danh mục đầu tư và có thêm cơ hội đầu tư trên thị trường, thông qua đó thu hút sự thành lập mới cũng như sự tham gia tích cực của các QĐT trong nước và quốc tế.
- Mở rộng cơ sở nhà đầu tư, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và triển khai các loại hình quỹ đầu tư, nhà đầu tư có tổ chức dài hạn trên thị trường. Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức, giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển của các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Sự gia tăng của NĐTcó tổ chức sẽ giúp tăng cường tính ổn định của thị trường, và theo đó, TTCK sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các QĐT.
- Đẩy mạnh phát triển quỹ ETF và quỹ mở có tỷ trọng đầu tư thụ động cao, đồng thời xây dựng nhiều bộ chỉ số mô phỏng với danh mục chứng khoán trong bộ chỉ số đa dạng và chất lượng tốt hơn.
- Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho việc phân phối và phát triển các quỹ thông qua hệ thống ngân hàng, các công ty tài chính. Kinh nghiệm phát triển ngành quỹ ở một số nước cũng trong khu vực cho thấy mạng lưới phân phối chứng chỉ quỹ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành quỹ. Vì vậy, trong thời gian tới, cơ quan quản lý cũng hướng tới sự đa dạng kênh phân phối chứng chỉ quỹ. Mục đích của việc đa dạng hóa các kênh phân phối là mở rộng cơ sở nhà đầu tư tham gia mua chứng chỉ quỹ, gián tiếp thúc đẩy công tác tuyên truyền, đào tạo nhà đầu tư.
- Tạo cơ chế thu hút, dẫn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài nhất là từ các quỹ đầu tư nước ngoài có uy tín, kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh liên doanh, liên kết tạo dựng các quỹ đầu tư chứng khoán, từng bước tạo ra một kênh dẫn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài an toàn vào các doanh nghiệp Việt Nam, hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp Việt Nam gọi vốn qua thị trường chứng khoán.
- Duy trì các chính sách khuyến khích sự phát triển TTCK, mở rộng quy mô, tăng tính thanh khoản cho thị trường; các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập để thu hút sự tham gia đông đảo của các tổ chức đầu tư và công chúng đầu tư; các chính sách nhằm quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp một cách có hiệu quả...
- Có thể cho phép sử dụng một phần nguồn vốn của các quỹ hưu trí để đầu tư vào các quỹ đầu tư chứng khoán nhằm sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn của quỹ bảo hiểm xã hội.
- Chính phủ cũng cần quan tâm hơn đến việc đào tạo đội ngũ các nhà quản lý quỹ có chuyên môn cao và có đạo đức nghề nghiệp, xây dựng cơ chế giám sát chéo chặt trẽ và có cơ chế thu hút các nhà quản lý quỹ nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam để thông qua đó các nhà quản lý quỹ Việt Nam có thể học tập được kinh nghiệm trong nghiệp vụ quản lý quỹ.
- Mở cửa dần thị trường dịch vụ quản lý tài sản theo lộ trình hội nhập đã cam kết, kết hợp với việc nâng cao sức cạnh tranh của quản lý quỹ tại Việt Nam, nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ quản lý tài sản, năng lực quản trị rủi ro, đạo đức nghề nghiệp và năng lực quản trị doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh truyền thông cho nhà đầu tư chứng khoán đầu tư vào các quỹ đầu tư, tạo dựng nền tảng như là kênh dẫn vốn an toàn và bền vững cho nền kinh tế và hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư cá nhân thiếu kỹ năng đầu tư, kinh nghiệm và tránh tâm lý bầy đàn.
- Nghiên cứu xây dựng và áp dụng một chính sách thuế hợp lý để thu hút được nhiều NĐT đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán góp phần thúc đẩy ngành này phát triển mạnh mẽ.
- Đẩy nhanh hoạt động IPO của các công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp cổ phần hóa nhà nước tạo cung cho thị trường thu hút mạnh mẽ hơn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Cần đẩy mạnh kế hoạch tuyên truyền, phổ biến kiến thức về quỹ đầu tư. Thời gian qua, công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức cho các nhà đầu tư về hoạt động quản lý quỹ nói chung và các sản phẩm quỹ đầu tư nói riêng đã được đẩy mạnh. Điều này đã được chứng minh qua việc ngày càng có nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân tham gia mua chứng chỉ quỹ. Quy mô vốn huy động của các quỹ mở trong giai đoạn gần đây liên tục tăng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, công tác tuyên truyên phổ biến kiến thức cho các nhà đầu tư vẫn còn một số hạn chế như: mang tính chất đơn lẻ theo từng CTQLQ, không thường xuyên và liên tục, việc phổ biến chỉ tập trung vào một số thành phố lớn (Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh). Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức cho các nhà đầu tư sẽ giúp cho các nhà đầu tư nâng cao kiến thức về quỹ đầu tư (lợi ích, rủi ro, giá dịch vụ phát hành, mua lại, quy trình mua, bán lại chứng chỉ quỹ) từ đó thuyết phục họ thay đổi thói quen tự đầu tư sang ủy thác qua quỹ đầu tư để hiệu quả và an toàn hơn. Việc tuyên truyền đào tạo nhà đầu tư cần có sự tham gia của các thành viên thị trường, Hiệp hội các CTQLQ.
- Liên kết các QĐT quốc gia nhằm tạo ra những thực thể kinh doanh lớn hơn, đa dạng hơn và minh bạch hơn trong các chiến lược đầu tư dài hạn (các thực thể này thường kiểm soát tài sản trong nhiều năm), cũng như xua tan những quan ngại của các nhà quản lý và chính trị gia về việc hoạt động của các QĐT nhà nước là nhằm mục đích chính trị. Vấn đề cần quan tâm là khi các QĐT quốc gia liên kết là các quỹ này cần phải minh bạch trong hoạt động sổ sách của mình như cần phải có các điều khoản bắt buộc các quỹ này phải công bố phương thức đầu tư của họ và cam kết không can thiệp vào chính trị của nước mà họ đầu tư. Các QĐT nội địa cũng cần cân nhắc các rủi ro trong việc huy động vốn và đầu tư quốc tế như rủi ro lãi suất, tỷ giá, thuế, chi phí sở hữu, tính thanh khoản, chất lượng đầu tư, cách thức đầu tư,
- Khuyến khích phát triển các nhóm doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở có chọn lọc theo quy mô, khả năng tăng trưởng, đồng thời tập trung vào các ngành lợi thế của Việt Nam trong tương lai như: dịch vụ y tế, sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ tài chính ngân hàng, ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng sạch thân thiện với môi trường, ngành công nghệ cao, bất động sản hay đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,.... Khuyến khích phát triển các công ty loại này để sau khi phát hành IPO ra công chúng và niêm yết trên TTCK sẽ trở thành hàng hóa cho các quỹ ETF.
3.3.2.Kiến nghị với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật đồng bộ cho hai mô hình quỹ là quỹ dạng hợp đồng và quỹ dạng công ty góp phần tạo ra cơ chế hình thành và phát triển các quỹ đầu tư chứng khoán một cách linh hoạt, nâng cao tính cạnh tranh giữa các định chế tài chính trung gian trong việc cung cấp cho nhà đầu tư các sản phẩm đầu tư đa dạng, tạo ra sự thích ứng với sự biến động không ngừng của thị trường tài chính
- Nghiên cứu phát triển nhiều loại hình quỹ đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư hơn nữa cho thị trường. Hiện nay các sản phẩm cho thị trường như trái phiếu, các chứng khoán phái sinh, chứng khoán thị trường tiền tệ, bán khống... Cơ sở nhà đầu tư ở Việt Nam chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là nhà đầu tư cá nhân, các nhà đầu tư tổ chức (nhất là các quỹ đầu tư) còn chưa nhiều. Thị trường cổ phiếu vẫn dễ có những biến động lớn trước nhiều yếu tố như tâm lý, thông tin, biến động trong và ngoài nước. Nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào ngân hàng thương mại, bảo hiểm xã hội, công ty bảo hiểm; trong khi đó, vẫn còn thiếu vắng các quỹ hưu trí, công ty quản lý quỹ với tư cách là nhà đầu tư trung dài hạn.
- Xây dựng hệ thống CNTT và cơ sở dữ liệu đồng bộ có tính mở và tuỳ biến cao để dễ dàng tích hợp sản phẩm mới, tăng khả năng xử lý lệnh đảm bảo được bảo mật, an toàn, an ninh mạng vẫn còn là thách thức, nguy cơ. Cơ sở dữ liệu phong phú hơn cập nhật đồng bộ, sắp xếp, lưu trữ một cách hệ thống, khoa học
- Do hầu hết các đầu tư chứng khoán trên thế giới chủ yếu là dạng quỹ mở, quỹ ETF và thực tế các quỹ loại này để thể hiện được độ ưu việt hơn các loại quỹ khác trên thị trường chứng khoán thế giới và ở Việt Nam thời gian qua. Vì thế, các cơ quan quản lý cần xây dựng chính sách bổ sung hỗ trợ thu hút vốn để thành lập mới, mở rộng phát triển các quỹ mở và ETF hơn nữa.
- Chú trọng đến nguyên tắc thành công của quỹ mở, quỹ ETF: với nhà quản lý quỹ là việc đảm bảo sản phẩm được tiếp thị, phân phối đúng cách, kiểm soát được các kênh phân phối để bảo vệ NĐT; với cơ quan quản lý thị trường, quy định ban hành phải đảm áp dụng được trong thực tế; với các NĐT cá nhân, cần nhận thức chứng chỉ quỹ mở, quỹ ETF là công cụ đầu tư chứ không phải đầu cơ.
- Xây dựng hệ thống, cơ chế về việc bảo vệ quyền lợi cho các NĐT yên tâm khi tham gia góp vốn đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán.
- Xây dựng hệ thống định mức tín nhiệm cho các doanh nghiệp niêm yết, công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán giúp các nhà quản lý điều hành dễ dàng hơn trong việc quản lý, giúp nhà đầu tư có thêm căn cứ lựa chọn đầu tư phù hợp góp phần tạo nên một thị trường cân bằng, minh bạch thông tin.
- Nâng tiêu chí thành lập CTQLQ nhằm đảm bảo các CTQLQ được cấp phép có đủ năng lực cần thiết về chuyên môn, nghiệp vụ, uy tín để cung cấp dịch vụ quản lý tài sản của khách hàng, quản lý QĐT, đảm bảo sự phát triển ngành quản lý tài sản tăng nhanh nhưng phải bền vững và an toàn, phù hợp với sự phát triển chung của TTCK Việt Nam.
- Cần nâng cao hiệu quả công tác giám sát hoạt động của các CTQLQ bao gồm các nội dung chính như giám sát tuân thủ, giám sát dựa trên rủi ro, tăng cường phối hợp giám sát giữa các cơ quan quản lý, giám sát nhằm đảm bảo hệ thống CTQLQ, QĐT hoạt động an toàn. Từ đó, thu hút nhu cầu của NĐT đối với hoạt động đầu tư và uỷ thác đầu tư cho các QĐT .
- Liên kết với các thị trường vốn uy tín nước ngoài nhằm từng bước thâm nhập và hiểu rõ kinh nghiệm quản lý quỹ hay cách thức vận hành các quỹ, giới thiệu các cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam và giúp Việt Nam phát triển các nghiệp vụ môi giới, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn cho các NĐTNN. Bên cạnh đó, với mục tiêu đón đầu quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam, các tập đoàn vốn có uy tín có thể tận dụng cơ hội đầu tư ở Việt Nam như Nhật Bản, Hồng Kong, Singapore,..., đặc biệt là hợp tác triển khai thành lập các QĐT. Chính nhờ đó thị trường QĐT sẽ ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.
3.3.3 Đối với Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam
- Do các nhà đầu tư trong nước có xu hướng tự đầu tư, gửi tiết kiệm thay vì uỷ thác qua các quỹ đầu tư được quản lý bởi các nhà quản lý chuyên nghiệp. Khuyến nghị hiệp hội tham gia góp ý với cơ quan quản lý nhà nước các chính sách thu hút, hỗ trợ nhà đầu tư trong hút vốn loại này vào các quỹ đầu tư chứng khoán như chính sách về thuế thu nhập, giảm phív.v
- Cần nghiên cứu đề xuất phát triển các loại hình quỹ đầu tư mới, đề xuất quỹ hưu trí được đầu tư vào các quỹ đầu tư chứng khoán.
- Đề xuất về việc cơ quan quản lý cần sớm có cơ chế cho vay cầm cố (margin) đối với sản phẩm chứng chỉ quỹ, tương đương cơ chế margin đối với chứng khoán cơ sở như hiện nay.
- Hỗ trợ tuyên truyền các kiến thức pháp luật về quỹ đầu tư, về hoạt động đầu tư qua quỹ.
- Tăng cường thu thập thông tin và cập nhật kịp thời các thông tin cần thiết đảm bảo hỗ trợ cho sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam tạo kênh thông tin uy tín cho các nhà đầu tư.
- Có tiếng nói bảo vệ kịp thời và hợp pháp đảm bảo thị trường vận hành an toàn, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thành viên hiệp hội.
KẾT LUẬN
QĐT là một tổ chức tài chính trung gian góp phần đưa TTCK Việt Nam ngày càng ổn định và chuyên nghiệp hơn thông qua các hình thức đầu tư đa dạng và phức tạp. Qua tìm hiểu các loại hình đang vận hành trên thị trường thế giới, chúng ta phải nhìn nhận lại rằng thị trường quỹ trong nước còn nhỏ bé và khiêm tốn, phải làm như thế nào để phát triển xứng tầm với vai trò của mình thì Việt Nam còn phải học hỏi và ứng dụng nhiều từ kinh nghiệm của các nước đi trước, dần khắc phục những hạn chế của thị trường quỹ trong nước và hướng tới đa dạng hóa các sản phẩm cho thị trường trong nước.
Nâng cao hiệu quả hoạt động các quỹ đầu tư chứng khoán là một nội dung hết sức quan trọng và cần thiết khi mà trong chiến lược phát triển của TTCK Việt Nam cần phải tập trung phát triển bên cầu đầu tư, trong đó có các quỹ đầu tư chứng khoán.
Tác giả bài viết hy vọng rằng, với những đề xuất ở trên sẽ là những gợi ý hữu ích giúp cho các cơ quan hữu quan trong việc hoàn thiện khung khổ pháp lý, thực thi các giải pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường thuận lợi giúp cho các quỹ đầu tư chứng khoán phát huy hơn nữa vai trò của mình, góp phần thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển bền vững và hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tiếng việt
1. Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010
3. Thông tư số 115/2013/TT-BTC hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện.
4. Thông tư 105/2016/TT-BTC hướng dẫn hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức kinh doanh chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
5. Luật Chứng khoán sửa đổi năm 2019;
6. Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”;
7. Bộ Tài chính (2019), Thông tư số 13/2019/TT-BTC ngày 15/03/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 180/2015/TT-BTC ngày 13/11/2015 hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết;
8. Bộ Tài chính (2019), Thông tư số 35/2019/TT-BTC ngày 12/6/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 115/2017/TT-BTC ngày 25/10/2017 hướng dẫn giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán và Thông tư số 116/2017/TT-BTC ngày 25/10/2017 hướng dẫn công tác giám sát tuân thủ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán.
9. Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về Quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán.
10. Website UBCKNN và các quỹ đầu tư chứng khoán
11. Nguyễn Thu Thủy(2011) “ Phát triển các quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam hiện nay” luận án tiến sĩ.
12. Nguyễn Văn Nông(2010) “Hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam” Luận án tiến sĩ.
13. Dương Hùng Sơn(2012) “ Giải pháp hình thành và phát triển quỹ đầu tư chỉ số tại Việt Nam” Luận án tiến sĩ.
14. Phạm Tiến Mạnh (2019) “Xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam”. Luận án tiến sĩ, Học Viện Ngân hàng.
15. Trần Văn Trí (2015), “Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư trên TTCK 270 ở Việt Nam”, luận án tiến sĩ, Học Viện Ngân hàng.
16. Nguyễn Thu Thủy (7/2016), “Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế”, tạp chí Ngân hàng số 13.
17. Ủy ban chứng khoán nhà nước – Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán (2009), Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, NXB Văn hóa – Thông tin Hà Nội;
18. Phạm Thị Giang Thu (2004), “Một số vấn đề về pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia
19. Đinh Văn Sơn (2009), “Phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam”, Nxb Tài Chính.
20. Lê Văn Tề (2011), “Lý thuyết tài chính – tiền tệ”, Nxb Phương Đông.
21. Trần Thị Thùy Linh (2011), Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Nxb Lao động Xã hội
22. Tài liệu học tập Quản lý quỹ Học viện Ngân Hàng (2020), tác giả PGS.TS. Nguyễn Thanh Phương, TS. Trần Thi ̣Xuân Anh, ThS. Ngô Thi ̣Hằng, ThS. Lê Quốc Tuấn.
23. FiinPro (2022). “Dữ liệu ngành quỹ và Hồ sơ Quỹ”. Truy cập từ phần mềm cung cấp tại Trung tâm Thư viện Học viện Ngân hàng.
Danh mục tiếng anh
24. Sharpe W.F. (1966). Mutual fund performance, Journal of Business, 39
25. Jensen, Michael C. (1968), "The Performance of Mutual Funds in the Period 1945‐1964" Journal of Finance, 23, no. 2 (May 1968), pp. 389‐416.
26. Fama, E.F., (1970), Efficient Capital Markets: A Review of Theory and Work, Journal of Finance, vol 25, 283-417.
27. Fama, E.F., (1972), `Components of Investments Performance’, Journal of Finance, (June).
28. Kon, Stanley J., and Frank C. Jen (1979), "The Investment Performance of Mutual Funds: An Empirical Investigation of Timing, Selection, and Market Efficiency," Journal of Business, 52, no. 2 (April 1979), pp. 263‐289.
29. Chang, E.C. and Lewellen W., (1984), `Market Timing and Mutual Fund Investment Performance’, Journal of Business, (January).
30. Arnaud AA (1985) “Investment Trusts Explained”, Woodhed Faulker Ltd., Cambridge, London.
31. Grinblatt, Mark, and Sheridan Titman, 1989, Mutual fund performance: An analysis of quarterly portfolio holdings, Journal of Business 62, 393-416.
32. Grinblatt M., and S. Titman, “Mutual Fund Performance: An analysis of quarterly Portfolio Holdings”, Journal of Business, Vol. 62, 1989a
33. Hendricks, D., J.Patel and R. Zeckhauser, “Hot hands in Mutual Funds: Short run persistence of relative performance, 1974-1988”, Journal of Finance, Vol. 48, 1993.
34. Brown, S.J. and W.N. Goetzmann, “Performance Persistence”, Journal of Finance, Vol. 50, 1995.
35. Malkiel, BJ (1995). Profits from investing in mutual funds1971 shares to 1991, Financial Review, 50 (2), 549-572.
36. Mallin, C.A., Saadouni, B. & Briston, R.J. (1995), “The financial performance of ethical investment funds”, Journal of Business Finance and Accounting, Vol. 22, pp. 483 - 483
37. Chen, Z. and P.J. Knez, “Portfolio Performance Measurement: Theory and Applications”Review of Financial Studies, Vol. 9, 1996.
38. Elton, EJ, Gruber, MJ, and Blake, CR (1996). The existence of risk adjustment mutual fund performance, The Journal of Business, 69 (2), 133-157.
39. International Finance Corporation (IFC,1996), Investment Fund in emerging market.
40. Carhart, Mark M. (1997), "On Persistence in Mutual Fund Performance," Journal of Finance, 52, no. 1 (May 1997), pp. 57‐82.
41. Blake, D. and A. Timmermann, “Mutual fund performance: Evidence for the UK”, European Finance Review, Vol. 2, 1998.
42. Mutual Funds”, Journal of Financial and Quantitative Analysis, Vol. 35, 2000.
43. Quigley, G., R.A. Sinquefield. 2000. Performance of UK Equity Unit Trusts. Journal of Asset Management 1(1): 72-92.
44. Chan, Louis K. C., Jason Karceski, and Josef Lakonishok, 2000, New paradigm or same old hype in equity investing?, Financial Analysts Journal 56, 23–36.
45. Chalmers, J., Edelen, R., and G. Kadlec, 2001, Mutual fund returns and trading costs: evidence on the value of active fund management, University of Pennsylvania working paper.
46. Fletcher, J. and D. Forbes (2002), An exploration of the persistence of UK unit trust performance, Journal of Empirical Finance, Vol. 9, No. 5, pp. 475-493.
47. Japan Securities Reseach Institute (2002): “Securities Market in Japan 2001”.
48. Kosowski, Robert, Allan Timmermann, Russ Wermers, and Hal White. 2006. Can mutual fund “stars” really pick stocks? New evidence from a bootstrap analysis. Journal of Finance 61, 2551- 2595.
49. Tulbure, Narcis và Catarama (2009) “Mutual Funds Development”, Bucharest Academy of Economic Students, Department of Finance.
50. Clare, A., O'Sullivan, N., M. Sherman. 2014. Benchmarking UK mutual fund performance: the random portfolio experiment. International Journal of Finance 26(4): 484-511.
51. Clare, A., Motson, N., Sapuric, S., N. Todorovic. 2014. What impact does a change of fund manager have on mutual fund performance? International Review of Financial Analysis 35: 167-177.
52. Gao, J., O’Sullivan, N. and Sherman, M. (2017), “Performance persistence in Chinese securities investment funds”, Research in International Business and Finance, Vol. 42 No. 2017, pp. 1457-1477, doi: 10.1016/j.ribaf.2017.07.085.
53. Gao, J., O’Sullivan, N. and Sherman, M. (2020), “An evaluation of Chinese securities investment fund performance”, The Quarterly Review of Economics and Finance, Vol. 76 No. 2020, pp. 249-259, doi: 10.1016/j.qref.2019.08.007.
54. Investment company act of 1940
55. Sangisetti, M. & Bondu, A. (2020), “Performance evaluation of mutual funds before and during the outbreak of COVID-19 pandemic in India (a case study of selected companies)”, European journal of Molecular & Clinical Medicine, Vol. 7 No. 8, pp. 2286 - 2305.
PHỤ LỤC
Phụ lục 01
Chi tiết tính toán dữ liệu cho mục 2.1.2
Danh sách quỹ đầu tư chứng khoán đang hoạt động
STT
TÊN QUỸ
LOẠI QUỸ
VỐN ĐIỀU LỆ
(ĐỒNG)
1
Quỹ ETF DCVFMVN DIAMOND
Quỹ ETF
102,000,000,000
2
Quỹ ETF DCVFMVN30
Quỹ ETF
56,581,812,800
3
Quỹ ETF IPAAM VN100
Quỹ ETF
52,000,000,000
4
Quỹ ETF MAFM VN30
Quỹ ETF
115,000,000,000
5
Quỹ ETF SSIAM VN30
Quỹ ETF
56,000,000,000
6
Quỹ ETF SSIAM VNFIN LEAD
Quỹ ETF
262,000,000,000
7
Quỹ ETF SSIAM VNX50
Quỹ ETF
101,000,000,000
8
Quỹ ETF VinaCapital VN100
Quỹ ETF
53,000,000,000
9
Quỹ đầu tư Chủ động VND
Quỹ mở
56,596,500,000
10
Quỹ đầu tư chứng khoán năng động DC
Quỹ mở
1,000,000,000,000
11
Quỹ Đầu tư Cân bằng Bản Việt
Quỹ mở
54,314,089,552
12
Quỹ Đầu tư Cân bằng Chiến lược - VCBF
Quỹ mở
60,426,610,500
13
Quỹ đầu tư cân bằng Manulife
Quỹ mở
76,779,869,600
14
Quỹ đầu tư cân bằng tuệ sáng VinaCapital
Quỹ mở
80,561,357,000
15
Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hàng đầu VCBF
Quỹ mở
59,164,003,100
16
Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth
Quỹ mở
57,132,321,000
17
Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Manulife
Quỹ mở
65,113,385,900
18
Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Năng động Bảo Việt
Quỹ mở
71,247,586,800
19
Quỹ đầu tư cổ phiếu Techcom
Quỹ mở
60,670,000,000
20
Quỹ đầu tư cổ phiếu tiếp cận thị trường Việt Nam
Quỹ mở
59,216,200,000
21
Quỹ đầu tư cổ phiếu triển vọng Bảo Việt
Quỹ mở
85,288,000,000
22
Quỹ đầu tư cổ phiếu tăng trưởng Mirae Asset Việt Nam
Quỹ ETF
452,087,426,000
23
Quỹ đầu tư cổ phiếu Việt Nam chọn lọc
Quỹ mở
70,798,450,000
24
Quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng đầu DC
Quỹ mở
806,460,000,000
25
Quỹ Đầu tư Giá trị MB Capital
Quỹ mở
54,423,600,000
26
Quỹ Đầu tư Lợi thế Cạnh tranh Bền vững SSI
Quỹ mở
111,922,428,800
27
Quỹ Đầu tư Năng động Eastspring Investments
Quỹ mở
53,203,406,730
28
Quỹ đầu tư Trái phiếu An Bình
Quỹ mở
53,470,100,000
29
Quỹ đầu tư trái phiếu an toàn Amber
Quỹ mở
50,633,910,000
30
Quỹ Đầu tư Trái phiếu Bảo Thịnh Vina Wealth
Quỹ mở
53,810,960,100
31
Quỹ đầu tư trái phiếu Bảo Việt
Quỹ mở
76,856,000,000
32
Quỹ đầu tư trái phiếu DC
Quỹ mở
99,574,822,600
33
Quỹ đầu tư trái phiếu DFVN
Quỹ mở
60,173,500,000
34
Quỹ đầu tư trái phiếu gia tăng thu nhập cố định DC
Quỹ mở
56,697,400,000
35
Quỹ đầu tư trái phiếu linh hoạt Techcom
Quỹ mở
50,000,000,000
36
Quỹ đầu tư trái phiếu MB
Quỹ mở
64,178,972,500
37
Quỹ đầu tư trái phiếu mở rộng Chubb
Quỹ mở
60,934,000,000
38
Quỹ đầu tư Trái phiếu PVcom
Quỹ mở
50,100,000,000
39
Quỹ đầu tư trái phiếu SSI
Quỹ mở
68,069,000,000
40
Quỹ đầu tư trái phiếu Techcom
Quỹ mở
60,653,750,000
41
Quỹ đầu tư trái phiếu thanh khoản VinaCapital
Quỹ mở
50,307,500,000
42
Quỹ đầu tư trái phiếu VCBF
Quỹ mở
56,581,812,800
43
Quỹ đầu tư Trái phiếu VND
Quỹ mở
50,335,000,000
44
Quỹ đầu tư tăng trưởng DFVN
Quỹ mở
75,121,600,000
45
Quỹ đàu tư giá trị Việt Nam
Quỹ TV
50.000.000.000
46
Quỹ đầu tư bất động sản Techcom Việt Nam
Quỹ đóng
50.000.000.000
47
Quỹ đầu tư công nghệ số Việt Nam
Quỹ TV
50.000.000.000
48
Quỹ đầu tư Cơ hội PVI
Quỹ TV
1.000.000.000.000
49
Quỹ đầu tư FPT Capital
Quỹ TV
50.000.000.000
50
Quỹ đầu tư giá trị Bảo Việt
Quỹ TV
1.000.000.000.000
51
Quỹ đầu tư Hạ tầng PVI
Quỹ TV
1.500.000.000.000
52
Quỹ Đầu tư Japan Asia MB Capital
Quỹ TV
200.000.000.000
53
Quỹ Đầu tư khám phá giá trị Ngân hàng Công thương Việt Nam
Quỹ TV
100.000.000.000
54
Quỹ đầu tư Năng lượng và Hạ tầng An Bình
Quỹ TV
3.630.900.000.000
55
Quỹ đầu tư phát triển Hằng Thông
Quỹ TV
50.000.000.000
56
Quỹ Đầu tư Thành viên SSI
Quỹ TV
343.000.000.000
57
Quỹ đầu tư tài chính AFM
Quỹ TV
50.000.000.000
58
Quỹ đầu tư tài chính MKDS
Quỹ TV
50.000.000.000
59
Quỹ đầu tư tăng trưởng Thiên Việt 2
Quỹ đóng
170.000.000.000
60
Quỹ đầu tư tăng trưởng Thiên Việt 3
Quỹ đóng
199.008.000.000
Nguồn: UBCKNN (2022)
Phụ lục số 02
Chi tiết tính toán dữ liệu cho mục 2.2.4
(Trang sau)
Trong đó:
(1) TSSL bình quân năm = (1 + average (chuỗi TSSL hàng tháng))^12-1
(2) Độ lệch chuẩn bình quan năm = STDEV (chuỗi TSSL theo tháng) * sqrt (12)
(3) Beta = Slope (chuỗi TSSL VNI theo tháng - chuỗi TSSL QĐT theo tháng)
(4) Sharpe = [(1)-TSSL tài sản phi rủi ro] / (2)
(5) Treynor = [(1)-TSSL tài sản phi rủi ro] / (3)
Năm
Chỉ tiêu
LS TPCP 10 năm
VN-Index
TSSL bình quân/năm
Cuối năm
Bình quân
DCDS
VCAMBF
VCBFTBF
VIBF
VCBFBCF
VEOF
VESAF
VFMVF4
SSISCA
ENFUND
VWFF
VFMVFB
MBBOND
SSIBF
VCBFFIF
FUCTVGF2
FUCVREIT
2017
TSSL
0.051
0.056
0.412
0.462
0.084
0.316
n/a
0.378
0.370
n/a
n/a
0.411
0.395
0.126
n/a
n/a
n/a
n/a
n/a
0.641
Độ lệch chuẩn
0.100
0.113
0.097
n/a
0.115
0.163
n/a
n/a
0.124
0.103
0.025
n/a
n/a
n/a
n/a
n/a
0.224
beta
0.902
0.608
0.889
n/a
0.783
-0.321
n/a
n/a
0.650
0.947
2.008
n/a
n/a
n/a
n/a
n/a
-0.063
Sharpe
4.101
0.298
2.729
n/a
2.841
1.958
n/a
n/a
2.913
3.349
3.074
n/a
n/a
n/a
n/a
n/a
2.635
Treynor
0.456
0.055
0.299
n/a
0.417
-0.994
n/a
n/a
0.554
0.363
0.038
n/a
n/a
n/a
n/a
n/a
-9.344
TSSL QĐT - TSSL VNI
0.050
-0.327
-0.095
n/a
-0.034
-0.041
n/a
n/a
-0.001
-0.017
-0.285
n/a
n/a
n/a
n/a
n/a
0.229
2018
TSSL
0.052
0.048
-0.196
-0.054
-0.056
-0.036
n/a
-0.072
-0.026
n/a
n/a
-0.105
-0.072
0.043
0.079
n/a
n/a
n/a
-0.067
-0.258
Độ lệch chuẩn
0.326
0.136
0.121
n/a
0.156
0.230
n/a
n/a
0.196
0.171
0.020
0.008
n/a
n/a
n/a
0.207
0.235
beta
0.602
0.987
1.720
n/a
1.292
0.127
n/a
n/a
1.087
1.223
-0.699
1.409
n/a
n/a
n/a
0.797
0.410
Sharpe
-0.325
-0.788
-0.728
n/a
-0.792
-0.336
n/a
n/a
-0.798
-0.724
-0.430
3.500
n/a
n/a
n/a
-0.575
-1.320
Treynor
-0.176
-0.109
-0.051
n/a
-0.096
-0.606
n/a
n/a
-0.144
-0.101
0.012
0.019
n/a
n/a
n/a
-0.149
-0.756
TSSL QĐT - TSSL VNI
0.142
0.141
0.160
n/a
0.124
0.171
n/a
n/a
0.091
0.124
0.239
0.275
n/a
n/a
n/a
0.129
-0.062
2019
TSSL
0.034
0.043
0.055
0.109
0.015
0.041
-0.023
0.032
0.055
0.058
0.068
0.043
0.118
0.080
0.087
0.055
0.059
0.050
-0.039
0.071
Độ lệch chuẩn
0.074
0.052
0.048
0.040
0.067
0.098
0.078
0.083
0.090
0.056
0.010
0.004
0.007
0.018
0.002
0.085
0.099
beta
0.988
1.018
1.641
1.479
1.131
0.719
0.243
-0.017
0.744
0.895
2.739
2.256
4.473
2.858
-32.913
0.945
0.241
Sharpe
1.010
-0.354
0.156
-1.437
-0.024
0.214
0.308
0.416
0.101
1.507
4.586
11.997
2.858
1.421
10.186
-0.854
0.376
Treynor
0.076
-0.018
0.005
-0.039
-0.001
0.029
0.098
-2.067
0.012
0.094
0.017
0.024
0.005
0.009
0.000
-0.077
0.155
TSSL QĐT - TSSL VNI
0.054
-0.040
-0.014
-0.079
-0.023
0.000
0.002
0.013
-0.012
0.063
0.024
0.032
0.000
0.004
-0.006
-0.094
0.016
2020
TSSL
0.025
0.029
0.179
0.335
0.078
0.109
0.144
0.241
0.245
0.334
0.189
0.289
0.194
0.057
0.060
0.045
0.035
0.066
0.555
0.036
Độ lệch chuẩn
0.365
0.222
0.222
0.179
0.354
0.376
0.356
0.421
0.415
0.202
0.010
0.022
0.007
0.022
0.005
0.495
0.206
beta
1.042
1.646
1.677
2.085
1.057
1.011
1.047
-0.054
0.882
1.837
26.253
-0.312
-11.216
14.250
-15.256
0.766
1.633
Sharpe
0.850
0.240
0.380
0.668
0.612
0.586
0.872
0.391
0.637
0.840
3.304
1.618
3.129
0.471
8.757
1.073
0.054
Treynor
0.298
0.033
0.050
0.057
0.205
0.218
0.296
-3.058
0.300
0.092
0.001
-0.115
-0.002
0.001
-0.003
0.693
0.007
TSSL QĐT - TSSL VNI
0.157
-0.101
-0.070
-0.035
0.062
0.066
0.156
0.011
0.111
0.016
-0.122
-0.118
-0.133
-0.144
-0.113
0.377
-0.143
2021
TSSL
0.021
0.022
0.418
0.532
0.257
0.263
0.360
0.397
0.582
0.691
0.619
0.510
0.366
0.077
0.070
0.056
0.063
0.055
0.318
0.248
Độ lệch chuẩn
0.140
0.122
0.102
0.119
0.171
0.161
0.171
0.191
0.130
0.120
0.005
0.007
0.013
0.001
0.010
0.199
0.269
beta
0.996
0.769
1.487
1.087
0.890
0.917
0.781
0.203
1.082
1.074
-2.302
10.588
1.918
-7.677
-7.944
0.214
0.198
Sharpe
3.659
1.940
2.369
2.846
2.198
3.480
3.914
3.135
3.747
2.883
10.860
6.797
2.813
51.435
3.324
1.488
0.843
Treynor
0.513
0.308
0.163
0.312
0.422
0.612
0.857
2.951
0.452
0.322
-0.024
0.005
0.019
-0.005
-0.004
1.388
1.143
TSSL QĐT - TSSL VNI
0.114
-0.161
-0.155
-0.058
-0.021
0.164
0.272
0.201
0.092
-0.052
-0.341
-0.348
-0.362
-0.355
-0.363
-0.100
-0.170
Nguồn: Tác giả tự tính toán từ số liệu FiinPro (2022)