Luận án Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với mọi ngân hàng thương mại, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với kinh tế Thế giới, hoạt động của các ngân hàng trong nước sẽ phải chịu sự cạnh tranh từ phía các ngân hàng thương mại nước ngoài. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả là điều kiện của sự tồn tại và phát triển của NHTM. Đồng thời, đây là cơ sở để nâng cao năng lực tài chính, mở rộng thị phần, khẳng định uy tín và vị thế của ngân hàng trên thị trường. Do đó, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn để từ đó đưa ra định hướng cũng như giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB nói riêng và các Ngân hàng thương mại Việt nam nói chung là điều cấp thiết. Luận án “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội” với kết cấu 3 chương đã làm rõ được các vấn đề sau: Thứ nhất, hệ thống một cách chi tiết, đầy đủ các vấn đề lý luận cơ bản liên quan tới hoạt động kinh doanh của các NHTM như: khái niệm, đặc điểm, các hoạt động cơ bản của NHTM. Bên cạnh đó, luận án cũng trình bày các nội dung liên quan tới hiệu quả hoạt động kinh doanh, bao gồm: khái niệm, nội dung, các tiêu chí đánh giá hiệu quả cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng nước ngoài và Việt Nam để rút ra bài học kinh nghiệm cho MB Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB trên các khía cạnh về khả năng sinh lời, mức độ an toàn. Luận án đã chỉ ra được những kết quả đã đạt được, những vấn đề còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong hoạt động tại MB. Thứ ba, luận án đề xuất hệ thống gồm 4 nhóm giải pháp đối với MB cũng như các kiến nghị, đề xuất đối với Chính phủ, NHNN và các cơ sở đào190 tạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng trong thời gian tới. Trong thời gian thực hiện luận án, NCS xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của TS. Vũ Thị Lợi, PGS.TS. Hà Minh Sơn, Khoa Sau Đại học, bộ môn quản lý chuyên môn, Học viện Tài chính đã giúp đỡ NCS hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn!

pdf221 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và tăng cường văn hóa doanh nghiệp để MB trở thành môi trường làm việc hàng đầu trong ngành ngân hàng Việt Nam. Từ đó, thu hút được nhiều cán bộ, nhân viên giỏi để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB. Để duy trì được văn hóa doanh nghiệp, MB có thể thực hiện thông qua các việc sau: - Đánh giá văn hóa hiện tại, căn cứ vào chiến lược phát triển tại MB để xác định những yếu tố văn hóa nào cần thay đổi. - Khuyến khích sự đoàn kết giữa lãnh đạo và nhân viên. Lãnh đạo các cấp phải thường xuyên nắm bắt được tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của nhân viên để có biện pháp phù hợp nhằm kích thích sự nhiệt tình cống hiến của nhân viên. - Mời các chuyên gia nổi tiếng trong các lĩnh vực khác nhau để chia sẻ kinh nghiệm và khơi dậy tính năng động trong công việc của mỗi nhân viên. - Khuyến khích nhân viên góp ý về những tồn tại trong quy trình thực hiện công việc, khuyến khích nhân viên đưa ra các ý tưởng góp phần nâng cao năng lực hoạt động, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân 181 hàng. Có chế độ khen thưởng đối với những cá nhân có sáng kiến, đóng góp giá trị cho ngân hàng. - Áp dụng chế độ đãi ngộ dành cho cán bộ nhân viên và gia đình nhằm động viên, quan tâm, gắn kết mỗi cá nhân cán bộ nhân viên với ngân hàng. 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 3.3.1.1. Ổn định môi trường kinh tế, chính trị, xã hội Là trung gian tài chính trong nền kinh tế nên môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong nền kinh tế ổn định, tăng trưởng bền vững, hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng an toàn hơn. Do đó, đây là điều kiện nền tảng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ hai cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cho tới nay, mặc dù đã có nhiều điểm sáng nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các NHTM nói chung và MB nói riêng trong thời gian qua. Do vậy, trong giai đoạn tới, Chính phủ và các cơ quan hữu quan cần phối hợp chặt chẽ để đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế thông qua việc: (i) Kiểm soát chặt chẽ để dự đoán, phát hiện và xử lý kịp thời những yếu tố tiềm ẩn gây mất ổn định kinh tế vĩ mô; (ii) Theo dõi và điều hành chặt chẽ cán cân thanh toán tổng thể, hạn chế tình trạng nhập siêu và có biện pháp đối với bội chi ngân sách. Song song với việc duy trì ổn định về kinh tế, Nhà nước cần tiếp tục duy trì ổn định về chính trị bởi môi trường chính trị ổn định sẽ là cơ sở để ổn định kinh tế. Nền chính trị ổn định tạo niềm tin trong công chúng và các nhà đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các chủ thể trong nền kinh tế. Đây là điều kiện vững chắc để môi trường kinh doanh cải thiện và hoạt động ngân hàng được ổn định. 3.3.1.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý ổn định, đảm bảo an toàn, ổn định trong hoạt động ngân hàng. Một trong những vấn đề pháp lý còn vướng mắc đối với các NHTM hiện nay là pháp luật liên quan tới tài sản bảo đảm. Xử lý tài sản bảo đảm hiện nay là một trong những điểm nghẽn lớn trong xử lý nợ xấu nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung. Hiện nay, sự ra đời của Nghị 182 quyết 42/2017/QH14 đã tháo gỡ được phần nào vướng mắc trong xử lý TSBĐ cho ngân hàng. Tuy nhiên, nghị quyết này chỉ có hiệu lực trong năm 5 năm. Do vậy, trong tương lai, Chính phủ cần hoàn thiện các văn bản pháp luật mang tính ổn định liên quan đến vấn đề TSBĐ, tạo cơ sở cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0, ngân hàng số trở thành một xu thế tất yếu, thì môi trường pháp lý để phát triển lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Do vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý cần thiết để các NHTM nói chung và MB nói riêng phát triển lĩnh vực tiềm năng này. 3.3.1.3. Phát triển hệ thống xếp hạng tín nhiệm Để đảm bảo việc triển khai Basel 2 đối với hệ thống ngân hàng, việc phát triển hệ thống xếp hạng tín nhiệm đóng vai trò rất quan trọng bởi các tổ chức xếp hạng độc lập là người cung cấp dịch vụ cho ngân hàng để xác định một số yếu tố đầu vào khi lượng hóa rủi ro, đồng thời, kết quả xếp hạng của tổ chức này là cơ sở để các ngân hàng đánh giá, so sánh chính xác, phù hợp các kết quả ước lượng nội bộ của mình. Thực tế ở Việt Nam hiện nay đã có một số tổ chức thực hiện xếp hạng độc lập song hoạt động này còn kém hiệu quả. Do vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần kịp thời ban hành các văn bản pháp lý cũng như cơ chế khuyến khích hoạt động của các tổ chức này để tạo hành lang nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức này. Từ đó, tạo cơ sở cho việc áp dụng Basel 2 của hệ thống ngân hàng. 3.3.1.4. Tăng cường tính minh bạch trong thông tin - Trước hết minh bạch trong thông tin trên giác độ của Nhà nước. Điều này có nghĩa là bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước cần công bố công khai các nội dung dự kiến thay đổi và lộ trình áp dụng những thay đổi đó. Việc công khai lộ trình giúp các chủ thể trong nền kinh tế nói chung, MB nói riêng có một khoảng thời gian để chuẩn bị cho sự chuyển đổi này. - Bên cạnh đó, Nhà nước cần quy định về cụ thể về sự minh bạch thông tin của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Thực tế hiện nay, việc minh bạch thông tin của các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở các báo cáo tài chính kế toán. 183 Để phục vụ công tác thẩm định và quản lý khách hàng, ngân hàng còn cần tới sự rõ ràng, đầy đủ của các quy chế hoạt động, quản trị phân cấp quyền hạn, trách nhiệm của Ban lãnh đạo, cơ chế xây dựng và triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ, cơ chế quản trị xử lý rủi ro. Do vậy, việc quy định cụ thể về sự minh bạch các thông tin cần thiết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong hoạt động thẩm định các doanh nghiệp. - Chính phủ có cơ chế đảm bảo minh bạch trong các giao dịch bất động sản để hỗ trợ NHTM trong quá trình định giá, quản trị và thanh lý tài sản. Việc đảm bảo minh bạch thông tin có thể thực hiện theo hai cách sau:  Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung trong cả nước về giao dịch bảo đảm. Từ đó giúp ngân hàng truy cập, đăng ký nhanh và nắm bắt thông tin kịp thời về tài sản bảo đảm. Thông qua hệ thống này, ngân hàng có thể dễ dàng tra cứu hiện trạng của tài sản bảo đảm có đang tranh chấp hoặc kiện tụng hoặc trong quá trình xử lý nợ hay không. Những thông tin này sẽ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro khi cho vay, hạn chế nợ xấu phát sinh.  Xây dựng và phát triển hệ thống cơ quan quản trị bất động sản và sàn giao dịch bất động sản. Có thể phân chia sàn giao dịch bất động sản giống như chứng khoán gồm sàn giao dịch chính thức và sàn giao dịch OTC. Thực hiện hoạt động trên sẽ giúp hình thành mặt bằng giá tương đối chuẩn và đảm bảo tính minh bạch đối với thông tin về thị trường này. Từ đó, là căn cứ để các NHTM định giá bất động sản phù hợp với giá thị trường, tránh rủi ro xảy ra khi ngân hàng thực hiện phát mại tài sản bảo đảm. 3.3.1.5. Hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ xấu Thị trường mua bán nợ xấu sẽ giúp cho tình hình tài chính của ngân hàng được lành mạnh, minh bạch, giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Thị trường mua bán nợ xấu là cơ sở để nợ xấu của các NHTM Việt Nam nói chung, MB nói riêng được giải quyết triệt để. Để hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ xấu, theo NCS, Chính phủ cần thực hiện các việc sau: - Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quy định nguyên tắc tổ chức, hoạt động của thị trường mua bán nợ xấu và tạo nên những rào chắn bảo vệ sự lành mạnh của thị trường mua bán nợ xấu. Đây là cơ sở cho sự ra đời của dịch vụ mua bán 184 nợ xấu. Khi môi trường pháp lý đồng bộ, thị trường mua bán nợ xấu sẽ hình thành và phát triển. - Để thị trường mua bán nợ xấu phát triển, cần nhanh chóng gia tăng số lượng của nhà môi giới, nhà tư vấn đầu tư liên quan đến mua bán nợ xấu. Đây sẽ là những nhà phân phối các khoản nợ xấu thường xuyên, có nghiệp vụ và có thể đưa hàng hóa là nợ xấu giao dịch trên thị trường - Tăng cường thông tin về hàng hóa trên thị trường mua bán nợ xấu. Việc công khai, minh bạch về thông tin các khoản nợ xấu sẽ là cơ sở cho quá trình tập hợp đánh giá, quyết định mua cũng như lựa chọn các biện pháp xử lý nợ xấu của các công ty mua bán nợ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. Đồng thời, việc công khai, minh bạch thông tin có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, nợ xấu sẽ được xử lý nhanh hơn. - Có thể xây dựng sàn giao dịch chuyên biệt nhằm nâng cao tính thanh khoản cho các hàng hóa trên thị trường nợ xấu. Đây là nơi cung cấp các thông tin cần thiết về khoản nợ xấu, và là nơi thực hiện chào mua nợ xấu công khai hoặc đấu thầu mua bán nợ xấu. 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 3.3.2.1. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nhịp nhàng Ngân hàng thương mại là môi trường thực thi chính sách tiền tệ của NHNN. Bất cứ thay đổi nào của chính sách tiền tệ đều ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống này. Việc thay đổi về chính sách cần có lộ trình cũng như việc thay đổi phải thực hiện từng bước để các ngân hàng có thời gian để chuẩn bị và thích nghi với sự thay đổi đó. Do vậy, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, nhịp nhàng, sử dụng các công cụ linh hoạt nhằm ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng là cơ sở cho các ngân hàng hoạt động an toàn và có hiệu quả. 3.3.2.2. Hoàn thiện các khung pháp lý trong hoạt động ngân hàng Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động ngân hàng đã và đang dần được bổ sung theo hướng tiệm cận dần với chuẩn mực quốc tế. Những năm gần đây, khung pháp lý trong hoạt động ngân hàng đã tương đối hoàn chỉnh như: Luật các tổ chức tín dụng; Luật Ngân hàng Nhà nước; Thông tư quy định giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động; Thông tư quy định 185 về hoạt động cho vay Tuy nhiên, hệ thống các văn bản quy định của NHNN mới chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn thực hiện và các tỷ lệ đảm bảo an toàn mà NHTM phải tuân thủ, hiện nay chưa có văn bản nào quy định về công tác quản trị rủi ro trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Để có cơ sở pháp lý và tạo cơ sở cho các ngân hàng xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh cũng như có kế hoạch trong việc lựa chọn mô hình quản trị ngân hàng, trong thời gian tới, NHNN cần nhanh chóng ban hành quy định đối với hoạt động quản trị rủi ro đối với hệ thống các TCTD. 3.3.2.3. Tư vấn, hỗ trợ về chuyên môn cho ngân hàng trong quá trình áp dụng Basel 2 Việc thực hiện Basel 2 đòi hỏi ngân hàng thực hiện phải tốn nhiều chi phí cho việc nghiên cứu, xây dựng mô hình cũng như vận hành. Do vậy, với nguồn lực sẵn có, NHNN cần phải đóng vai trò là nơi tư vấn, hỗ trợ các ngân hàng trong việc triển khai này, đặc biệt đối với các ngân hàng thực hiện thí điểm. Để thực hiện vai trò này, NHNN cần thực hiện những việc sau: - Phối hợp với các tổ chức quốc tế và tổ chức tư vấn tổ chức các cuộc hội thảo liên quan đến Basel 2 và đưa ra khuyến nghị triển khai tại Việt Nam. Với vai trò là Ngân hàng Trung ương của Việt Nam, NHNN có thể tìm kiếm các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, các cơ quan hỗ trợ phát triển và các tổ chức phi lợi nhuận nhằm cung cấp tư vấn hữu ích cho NHNN đồng thời chia sẻ với các NHTM. - NHNN phối hợp hỗ trợ các NHTM trong việc xây dựng các mô hình, hoặc phối hợp các ngân hàng đàm phán chung để đầu tư những mô hình tổng quan, trên cơ sở đó, mỗi ngân hàng phát triển thêm theo năng lực kinh doanh, khẩu vị rủi ro của mình. Xét về giác độ quản lý nhà nước, việc NHNN nắm bắt được những mô hình này từ bước đi đầu tiên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NHNN trong giai đoạn phê duyệt thông qua mô hình của các NHTM. - Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong thực hiện Basel 2. Đây là nguồn nhân lực mà hiện nay các ngân hàng đang thiếu. Do vậy, với vị thế và năng lực của mình, NHNN thực hiện đào tạo lực lượng cán bộ này sẽ giúp các NHTM nói chung và MB nói riêng triển khai thực hiện Basel 2 thuận lợi hơn. 3.3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát ngân hàng 186 Trong hoạt động kinh doanh không chỉ lĩnh vực ngân hàng, luôn có sự đánh đổi giữa an toàn và lợi nhuận. Do vậy, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực ngân hàng, NHNN phải tác động đến yếu tố cân bằng giữa lợi nhuận và an toàn thông qua vai trò của công tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát, NHNN cần thực hiện những việc sau: - Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN theo hướng dần tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế. - Hoàn thiện quy trình thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Việc NHNN chuyển từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro là một bước chuyển đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định trong hoạt động thanh tra ngân hàng. Do vậy, NHNN cần hoàn thiện quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của Basel nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Quy trình thanh tra giám sát rủi ro có tính rõ ràng, hiệu quả và thông tin được thường xuyên cập nhật, đồng thời tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. - Tăng cường nguồn nhân lực và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác thanh tra tại chỗ, đào tạo kỹ năng phân tích, nhận định, xử lý tốt tình huống trong quá trình thanh tra. Để tiến hành thanh tra trên cơ sở rủi ro cần một đội ngũ cán bộ chất lượng am hiểu và đáp ứng các chuẩn mực trong nước và quốc tế, mỗi thành viên vừa phải có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính, ngân hàng, vừa có chuyên môn sâu trong một lĩnh vực cụ thể được phân công, có khả năng phân tích tình huống để có cách tiếp cận phù hợp, tìm ra nguồn gốc của vấn đề, đồng thời phải có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đối tượng thanh tra. - Tăng cường tính hiệu quả của hệ thống giám sát, đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro tài chính. Hoạt động thanh tra tại chỗ thực sự có hiệu quả khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Trong đó, nguồn thông tin từ giám sát được sử dụng như một phương tiện đầu tiên cảnh báo trước, từ đó, góp phần sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực thanh tra, lựa chọn đúng đối tượng cần thanh tra và nội dung cần thanh tra. 187 3.3.2.5. Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia (CIC) Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) thực hiện chức năng đăng ký tín dụng quốc gia; thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích thông tin tín dụng; phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng; chấm điểm, xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân; cung ứng thông tin tín dụng cho các TCTD. Đây là kênh thông tin quan trọng cung cấp thông tin giúp NHTM thẩm định khách hàng. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua, thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho MB nói riêng và các NHTM nói chung trong khâu thẩm định khách hàng. Do vậy, việc nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm này cần điều cần thiết, từ đó, tạo điều kiện nâng cao chất lượng phân tích tín dụng của ngân hàng. Để thực hiện mục tiêu này, CIC cần áp dụng một số biện pháp sau: - Phối hợp chặt chẽ với các NHTM, trung tâm thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp để thu thập thông tin về các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (bao gồm doanh nghiệp đã và chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng) và thông tin về khách hàng cá nhân đã có quan hệ tín dụng tại ngân hàng. Trên cơ sở đó, CIC thực hiện sắp xếp, phân loại thông tin để các NHTM có thể tra cứu một cách nhanh chóng, chính xác. - Liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế, các ngân hàng nước ngoài để khai thác thông tin về các doanh nghiệp nước ngoài đang và sẽ đầu tư tại Việt Nam. Đây là nguồn thông tin quan trọng, tiết kiệm chi phí cho các ngân hàng tiếp cận khi thẩm định các doanh nghiệp nước ngoài vay vốn. 3.3.3. Kiến nghị với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngân hàng Hiện nay, có rất nhiều các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngân hàng ở các hệ, các hình thức đào tạo khác nhau. Mặc dù khối lượng sinh viên ra trường lớn nhưng thực tế số lượng sinh viên đủ trình độ đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng thương mại hiện đại không nhiều. Do vậy, nguồn nhân lực ngân hàng hiện nay vừa thừa, vừa thiếu. Thừa một số lượng không nhỏ sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng không xin được việc do không đủ đáp ứng yêu cầu nhưng thiếu nhân lực chất lượng cao. Do vậy, trước hết, khống chế số lượng trường, số lượng sinh viên ngành này đào tạo ra mỗi năm, tránh tình trạng cơ sở 188 nào cũng đào tạo ngành này. Bên cạnh đó, tại các cơ sở đào tạo, cần đào tạo chuyên môn nghiệp vụ sâu hơn. Song song với việc học lý thuyết đó là việc xây dựng mô hình “ngân hàng ảo” để giúp sinh viên có thể tiếp cận, làm quen với công việc ngay khi ngồi trên ghế nhà trường. Đối với đội ngũ giảng viên, cần không ngừng học hỏi, nghiên cứu về lý thuyết và thực tế ở trong nước cũng như quốc tế về lĩnh vực này để có thể đào tạo được nguồn nhân lực ngân hàng chất lượng cao. Kết luận chương 3 Trên cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh ở chương 1, thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB ở chương 2, căn cứ định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB đến năm 2025, NCS đề xuất hệ thống gồm 6 giải pháp cho MB nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời, NCS cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước để các giải pháp được thực hiện 189 KẾT LUẬN Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với mọi ngân hàng thương mại, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với kinh tế Thế giới, hoạt động của các ngân hàng trong nước sẽ phải chịu sự cạnh tranh từ phía các ngân hàng thương mại nước ngoài. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả là điều kiện của sự tồn tại và phát triển của NHTM. Đồng thời, đây là cơ sở để nâng cao năng lực tài chính, mở rộng thị phần, khẳng định uy tín và vị thế của ngân hàng trên thị trường. Do đó, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn để từ đó đưa ra định hướng cũng như giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB nói riêng và các Ngân hàng thương mại Việt nam nói chung là điều cấp thiết. Luận án “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội” với kết cấu 3 chương đã làm rõ được các vấn đề sau: Thứ nhất, hệ thống một cách chi tiết, đầy đủ các vấn đề lý luận cơ bản liên quan tới hoạt động kinh doanh của các NHTM như: khái niệm, đặc điểm, các hoạt động cơ bản của NHTM. Bên cạnh đó, luận án cũng trình bày các nội dung liên quan tới hiệu quả hoạt động kinh doanh, bao gồm: khái niệm, nội dung, các tiêu chí đánh giá hiệu quả cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng nước ngoài và Việt Nam để rút ra bài học kinh nghiệm cho MB Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB trên các khía cạnh về khả năng sinh lời, mức độ an toàn. Luận án đã chỉ ra được những kết quả đã đạt được, những vấn đề còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong hoạt động tại MB. Thứ ba, luận án đề xuất hệ thống gồm 4 nhóm giải pháp đối với MB cũng như các kiến nghị, đề xuất đối với Chính phủ, NHNN và các cơ sở đào 190 tạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng trong thời gian tới. Trong thời gian thực hiện luận án, NCS xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của TS. Vũ Thị Lợi, PGS.TS. Hà Minh Sơn, Khoa Sau Đại học, bộ môn quản lý chuyên môn, Học viện Tài chính đã giúp đỡ NCS hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thu Hà (2017), Bàn về hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 07(168)2017, tr 41 2. Nguyễn Thu Hà (2017) Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 12(173)2017, tr 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu bằng tiếng Việt 1. Nguyễn Thế Anh (2017) Hoàn thiện thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính 2. Nghiêm Văn Bảy, Trần Cảnh Toàn (2012), Quản trị các dịch vụ khác của Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính 3. Nguyễn Thị Cành (2015), Hiệu quả và rủi ro trong hoạt động ngân hàng – Nghiên cứu tình huống các Ngân hàng thương mại Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 4. Chính phủ (2012), Nghị định 57/2012/NĐ – CP quy định về chế độ tài chính đối với Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 5. Chính phủ (2018), Quyết định 986/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng 2030 6. Lê Công (2013), Giải pháp phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính 7. Tạ Thị Kim Dung, (2016), Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Viện chiến lược phát triển 8. Phan Thị Thu Hà, (2006), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê 9. Đinh Xuân Hạng, Nghiêm Văn Bảy (2014) , Quản trị ngân hàng thương mại 1, NXB Tài chính 10. Nguyễn Quang Hiện (2016), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính 11. Trần Xuân Hiệu, (2007) Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 24/2007 12. Trần Huy Hoàng, Nguyễn Hữu Huân (2016), Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập tài chính quốc tế, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Tập 19, số Q1- 2016 13. Nguyễn Việt Hùng (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân 14. Lã Thị Lâm (2016), Nâng cao năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính 15. Lê Thị Lợi, (2016), Quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính 16. Phạm Thị Bích Lương (2007), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân 17. Nguyễn Quang Minh (2015), Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại sau M&A, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân 18. Nguyễn Khắc Minh, (2004), Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh – Việt, NXB Khoa học và kỹ thuật 19. Nguyễn Thị Mùi, (2006) Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính 20. Lê Hoàng Nga (2007), Hiệu quả hoạt động của ngân hàng Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 19 tháng 10/2007 21. Phan Thị Hằng Nga, Trần Phương Thanh (2017), Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam sau sáp nhập, hợp nhất, mua lại: Tiếp cận phương pháp DEA, Tạp chí ngân hàng số 4, 2017 22. Michael E.Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học kỹ thuật 23. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2002), Quyết định 1081/2002/QĐ – NHNN về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối 24. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005) Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dugnj trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng 25. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định 18/2007/QĐ – NHNN sửa đổi Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng theo Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN 26. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2010), Thông tư 13/2010/TT – NHNN quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD ngày 20/5/2010 27. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Thông tư 07/2012/TT – NHNN quy định về trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 28. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 36/2014/TT – NHNN quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 29. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Văn bản hợp nhất 47/2016/VBHN – NHNN quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc 30. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT – NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 31. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 09/2014/TT – NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều ở thông tư 02/2013/TT – NHNN 32. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư 13/2011/ TT – NHNN quy định mức lãi suất huy động tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại TCTD 33. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Thông tư 21/2012/ TT – NHNN quy định về hoạt động cho, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 34. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2013), Thông tư 01/2013/ TT – NHNN sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tư số 21/2012/ TT – NHNN ngày 18/6/2012 cảu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay, đi vay, mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 35. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2014), Thông tư 49/2014/TT – NHNN quy định thu từ nghiệp vụ bảo lãnh chuyển từ Thu nhập từ hoạt động dịch vụ sang thu nhập lãi và các khoản tương tự. 36. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2016), Thông tư 06/2016/ TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT – NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 37. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 39/2016/TT – NHNN quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng 38. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 41/2016/TT – NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 39. Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2017), Thông tư 08/2017/TT – NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng 40. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Thông tư 19/2017/ TT – NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT – NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 41. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư 13/2018/TT – NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 42. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư 16/2018/TT – NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT – NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 43. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (2011 -2017), Báo cáo thường niên, Hà Nội 44. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Cẩm nang quản trị rủi ro 45. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín (2011 – 2017), Báo cáo thường niên, Thành phố Hồ Chí Minh 46. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2011– 2017), Báo cáo thường niên, Hà Nội 47. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2011 – 2017), Báo cáo thường niên, Hà Nội 48. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2011 – 2017), Báo cáo thường niên, Hà Nội 49. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (2011 – 2017), Báo cáo thường niên, Thành phố Hồ Chí Minh. 50. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (2011 – 2017), Báo cáo thường niên, Thành phố Hồ Chí Minh 51. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2011 – 2017), Báo cáo thường niên, Hà Nội 52. Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (2011 – 2017), Báo cáo thường niên, Hà Nội 53. Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (2011 – 2017), Báo cáo thường niên, Hà Nội 54. Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (2011 – 2017), Báo cáo thường niên, Hà Nội 55. Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế (2011 – 2017), Báo cáo thường niên, Hà Nội 56. Đặng Thị Minh Nguyệt (2017), Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương, Luận án tiến sĩ, .Đại học Thương mại 57. Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt , trang 467, NXB Đà Nẵng 58. Châu Đình Phương (2006), Quan hệ giữa hiệu quả ngân hàng và chất lượng tăng trưởng kinh tế, Tạp chí Ngân hàng số 12/2006 59. Đàm Hồng Phương (2008), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân 60. Quốc hội, (1997), Luật các Tổ chức tín dụng số 07/1997/QH10, ban hành ngày 12/12/1997 61. Quốc hội, (2010) Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, ban hành ngày 16/6/2010 62. Quốc hội, (2016), Nghị quyết 142/ 2016/QH13 – Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 – 2020. 63. Quốc hội, (2017) Nghị quyết 42/2017/QH14 thí điểm xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng 64. Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp 65. Tổng cục thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm, 2011 – 2016 66. Nghiêm Xuân Thành (2016), Tái cấu trúc nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam, 2015, Học viện Ngân hàng 67. Vũ Hồng Thanh, (2016), Ngân hàng số - Hướng đi mới cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 21 68. Kiều Hữu Thiện (2013), “Mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Nhà nước và Ngân hàng thương mại do Nhà nước giữ cổ phần chi phối”, Đề tài cấp ngành 69. Trương Quang Thông (2010), “Phân tích hiệu năng hoạt động Ngân hàng thương mại Việt Nam- Một nghiên cứu thực nghiệm mô hình S – C – P” 70. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2545/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 71. Lê Văn Tề (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê 72. Nguyễn Văn Tiến (2015), Toàn tập Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Lao Động. 73. Nhật Trung (2010), Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động những thông lệ quốc tế, Tạp chí Ngân hàng số 17 (2010) 74. Trịnh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sáu (2009), Marketing ngân hàng, NXB Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh 75. Nguyễn Đức Tú (2012), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân 76. Phan Thị Hoàng Yến (2016), Quản trị tài sản nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng Tài liệu tiếng Anh 77. Analysis: JP Morgan tobe haunted by change risk modal (2013), Reuters 5 May 78. Basel Committee on Banking Supervision, International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards: A revised framework, 2005 79. Blaschke, W., Jones, M.T., Majnoni, G., Peria, S.M., 2001, ‘Stress Testing of Financial Systems: An Overview of Issues, Methodologies, and FSAP Experiences’, IMF Working Paper, June 2001, WP/01/88 80. Boriboon Pinprayong (2012), Restructuring for organizational efficiency in the bank sector in me: A case of Siam commercial bank 81. Collins (2011), Collins English Dictionary, Collins Dictionaries 82. PhD FCA David Griffiths, (2006), Risk Based Internal Auditing – Three views on implementation 83. DBS, Annual risk mangement report, (2007 – 2016) 84. Dawood, U. (2014) Factors impacting profitability of commercial banks in Pakistan for the period of (2009 – 2012), International Journal of Scientific and Research Publications, Volume 4, Issue 3, March 2014 85. Deloitte, (2009), Improving Efficiency The new high ground for banks, The Deloitte Center for Banking Solutions 86. Devinaga Rasia, Tan Tek Ming và Abd Halim Bin, Mergers Improve Efficiency of Malaysian Commercial Banks 87. ECB (2006), Definition of Banking Business and cross – border business 88. Firm’s Chief Investment Office (CIO) (2012), Report of JP Morgan Chase and Co. Management Task Force Regarding 2012 CIO Losses 89. Gupta, V., K. and Aggarwal, M. năm 2012, Performance Analysis of Banks in India – Pre and Post World Trade Organization (General Agreement on Trade in Services) 90. Johnson P.F aand Johnson D.R (1984), Commercial Bank Managemnent, ISBN 0-03-063582-9, Printed in United State of America, Copyright 1986 CNS College Publishing 91. KPMG (2013), Developing a strong risk appetite program Challenges and solution 92. Mangeli và George M (2014), E-business and operating efficiency of commercial bank in Kenya 93. Moody’s (2012), Moody’s Consolidated Global Bank Rating Methodology, Moody’s Investor Service 94. Judijanto, L. and Khamaladze, E.,V. (2003), Analysis of Bank Failure Using Published Financial Statements: The Case of Indonesia (part 1) 95. Peter S Rose (2008), Bank Management and Financial Services, 7th Edition, Richard D. Irwin, Inc. 96. Petria, N. Capraru, B and Ihnatov, I., (2015), “Determinants of banks’ profitability: evidence from EU 27 banking system, Procedia Economics and Finance 20 (2015) 518 - 524 97. Podviezko, A. and Ginevicius, R. (2010), Economic Criteria Characterising Bank Soundness And Stability 98. Rose, S.P and Hudgins, C.S (2008), Bank Management & Financial Services, Published by Mc Graw – Hill/Irwin, a business unit of The Mc Graw – Hill Companies, ISBN 978-0-07-304623-5 99. Thomas P.Fitch, (2012), Dictionary of Banking Term, Fifth Edition, Barron’s Business guide 100. Siam, Annual report, (2010 – 2017) 101. Syafri, (2012), Factors affecting bank profitability in Indonesia”, The 2012 International conference on Business and Management 102. Vittas, D. (1991), Measuring commercial bank efficiency – use and misuse of bank operating ratios, Working papers, Financial policy and systems, The World Bank Các website 103. Các sản phẩm đối với khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp tại MB https://mbbank.com.vn 104. Các sản phẩm đối với khách hàng cá nhân, doah nghiệp tại VCB 105. Dữ liệu thống kê của các NHTM Việt Nam https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/dntddvnkt 106. Các chỉ số tài chính tại Ngân hàng Siam Thái Lan 107. Các chỉ số tài chính tại Ngân hàng DBS - Singapore https://www.dbs.com/investor/index.html 108. Từ điển Tiếng Việt online – Viện từ điển học và Bách khoa toàn thư Việt Nam spx?TuKhoa=ho%E1%BA%A1t%20%C4%91%E1%BB%99ng&ChuyenNga nh=13&DiaLy=0 109. Bài viết “DBS bank opens branch in Ho Chi Minh city, Vietnam” https://www.dbs.com/newsroom/DBS_Bank_opens_branch_in_Ho_Chi_Minh _City_Vietnam_MIGRT PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI DBS Nguồn: [83] PHỤ LỤC 1.2 THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI VCB GIAI ĐOẠN 2011 – 2017 Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Thu nhập từ KD ngoại hội 1.179 1.488 1.427 1.517 1.873 1.850 2.042 Thu nhập từ HĐ phi tín dụng 13.443 11.694 11.526 12.637 15.851 18.939 22.394 Tỷ trọng TN từ KD ngoại hối/Thu nhập từ HĐ phi TD 43,85 43,93 35,85 32,50 35,00 31,11 29,12 Nguồn: [46] Hội đồng quản trị Ủy ban khác Ủy ban điều hành Ủy ban kiểm toán Các đơn vị kinh doanh Ủy ban phê duyệt tín dụng Ủy ban các mô hình RRTD Ủy ban rủi ro tín dụng Ủy ban RR thị trường và thanh khoản Ủy ban chính sạch tín dụng Ủy ban QLRR PHỤ LỤC 2.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI MB Nguồn: [43] - Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất tại MB. - Hội đồng quản trị: là cơ quan có thẩm quyền quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của MB bao gồm chiến lược, kế hoạch trung hạn, hàng năm và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của MB. - Ban kiểm soát: là cơ quan đại diện cổ đông, có trách nhiệm kiểm tra giám sát các hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban điều hành, hoạt động tài chính của MB; Giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, đảm bảo an toàn trong hoạt động của MB;Thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của MB, đảm bảo ngân hàng hoạt động hiệu quả, đúng pháp luật và đảm bảo quyền lợi của cổ đông. Cơ quan kiểm toán nội bộ là cơ quan giúp việc cho Ban kiểm soát thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. - Các ủy ban cao cấp: Các ủy ban cao cấp giúp việc cho Hội đồng quản trị bao gồm: Ủy ban về vấn đề nhân sự; Ủy ban ALCO; Ủy ban quản trị rủi ro. Các ủy ban này giúp việc cho Hội đồng quản trị trong từng mảng công việc cụ thể nhằm đảm bảo các quyết định chiến lược của Hội đồng quản trị được xây dựng và triển khai có hiệu quả theo đúng quy định của Pháp luật. - Văn phòng Hội đồng quản trị: Là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, thường trực Hội đồng quản trị triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ phù hợp quy định pháp luật và điều lệ của MB. Với vai trò quan trọng là cầu nối giữa Hội đồng quản trị và Ban điều hành, văn phòng Hội đồng quản trị là kênh truyền tải thông tin từ Hội đồng quản trị, thường trực Hội đồng quản trị đến ban điều hành và ngược lại đảm bảo thông suốt kịp thời. - Ban điều hành: Là cơ quan điều hành hàng ngày các hoạt động của MB, tổ chức triển khai các chiến lược kinh doanh, chiến lược hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu, kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị thông qua. - Các cơ quan quản lý hệ thống: Bao gồm các Khối và các phòng/ban làm nhiệm vụ tham mưu, hỗ trợ cho ban điều hành trong việc quản lý hệ thống theo từng mảng chuyên môn riêng biệt. Các cơ quan này có nhiệm vụ xây dựng, triển khai các nguyên tắc và cơ chế quản lý với mục tiêu hỗ trợ mạnh mẽ các khối kinh doanh, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của toàn Ngân hàng. Các cơ quan quản lý hệ thống bao gồm các Khối: Kiểm tra Kiểm soát nội bộ, Tài chính Kế toán, Quản trị rủi ro, Tổ chức Nhân sự; các Văn phòng triển khai chiến lược và văn phòng CEO, Ban Xây dựng cơ bản và phòng chính trị. MB cũng là NHTM Cổ phần duy nhất có phòng Chính trị trong mô hình tổ chức của mình, đây là cơ quan có nhiệm vụ chăm lo cho công tác Đảng, công tác chính trị của toàn ngân hàng. - Các Khối Kinh doanh: được tổ chức chuyên sâu theo từng phân khúc khách hàng và thị trường, bao gồm Khối Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, Khối doanh nghiệp lớn, Khối doanh nghiệp vừa và nhỏ và Khối khách hàng cá nhân. Các khối kinh doanh có trách nhiệm xây dựng chính sách sản phẩm, các chương trình kinh doanh theo từng mảng khách hàng chuyên biệt và hỗ trợ các chi nhánh trong việc triển khai các chương trình hành động của Khối cũng như các hoạt động kinh doanh hàng ngày có liên quan đến phân khúc khách hàng thuộc khối mình. Các Khối kinh doanh hội sở cũng thực hiện chức năng quản lý theo trục dọc, kiểm tra giám sát việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh tại các đơn vị kinh doanh. - Các Khối hỗ trợ kinh doanh: Bao gồm khối vận hành, khối mạng lưới và phân phối và Khối công nghệ thông tin. Các khối này có chức xây dựng “hạ tầng” để triển khai hoạt động kinh doanh hàng ngày, xây dựng và duy trì các quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ của MB với chất lượng cao, đảm bảo phòng ngừa rủi ro, phát triển mạng lưới và kênh phân phối của Ngân hàng cũng như các hoạt động hành chính quản trị. - Chi nhánh, các phòng giao dịch, điểm giao dịch: Là đầu mối cung cấp trọn gói các giải pháp và sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, theo từng địa bản trên cơ sở chính sách và chiến lược của MB ở từng thời điểm khác nhau. PHỤ LỤC 2.2 TỶ TRỌNG TIỀN GỬI KHÔNG KỲ HẠN/TỔNG TIỀN GỬI TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2017 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 MB 45,5 44,9 46,3 40,5 41,1 39,2 39,7 VCB 26,9 24,7 27,3 27,5 29,4 28,4 30,1 VietinBank 21,8 21,9 20,4 18,2 17,9 16,3 16,1 BIDV 18,2 18,5 19,0 18,2 19,1 17,9 19,3 ACB 15,0 11,3 14,2 14,6 16,3 16,3 16,7 SHB 12,8 8,0 9,8 10,9 14,1 12,2 9,6 Sacombank 17,1 13,2 14,5 15,4 13,0 13,5 14,2 Nguồn: [43],[45],[46],[47],[48],[49],[50] PHỤ LỤC 2.3 TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI MB VÀ CÁC NHTM VN Đơn vị tính: % Nguồn: [43],[105] PHỤ LỤC 2.4. CƠ CẤU NGÂN QUỸ TẠI MB GIAI ĐOẠN 2011 – 2017 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tiền mặt 917 865 1.035 1.233 1.236 1.520 1.842 Tiền gửi KKH tại TCTD khác 640 410 2.660 3.097 6.793 3.752 17.759 Tiền gửi tại NHNN 6.029 6.239 3.616 6.067 8.182 10.002 6.684 Nguồn: [43] 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại MB 27,90% 26,1% 17,8% 14,6% 20,7% 24,2% 22,2% Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại các NHTMVN 10,90% 8,91% 12,52% 14,16% 17,26% 18,25% 18,24% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% PHỤ LỤC 2.5: LÃI SUẤT CẤP TÍN DỤNG TẠI MB GIAI ĐOẠN 2011 - 2017 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 NH TDH NH TDH NH TDH NH TDH NH TDH NH TDH NH TDH Cấp tín dụng trên TT1 SXKD thông thường 18,0 - 19,0 19,0- 20,0 12,0- 15,0 16,0- 17,5 9,5 – 11,5 12,0- 13,0 8,0 – 9,0 10,0- 11,0 7,8- 9,0 10,0- 11,0 7,8- 9,0 10,0- 11,0 7,8- 9,0 10,0- 11,0 L/vực ưu tiên 17,0- 19,0 18,0- 20,0 11,0- 12,0 15,0- 16,5 8,0 – 9,0 11,0- 12,0 7,0 10,0- 11,0 7,0 10,0- 10,5 7,0 10,0- 10,5 7,0 10,0- 10,5 USD 6,5- 7,5 7,5 - 9,0 5,5 – 7,0 6,5 – 8,5 5,0 – 6,0 6,5- 7,0 4,5 – 6,0 6,0 – 7,0 4,2- 4,8 5,0- 6,0 4,2 – 4,8 5,0 – 6,0 4,0 – 4,8 5,0 – 6,0 Cho vay TCTD khác VND N/A - 4,6 – 14,0 - 4,0 – 12,0 - 3,5 – 5,0 - 5,0 – 5,2 - 4,6- 5,8 - 1,5 – 4,9 - USD N/A - 1,0 – 4,0 - 0,5 – 2,0 - 1,5 – 2,0 - 1,2 - 1,0- 2,5 - 1,7 – 2,6 - TG CKH tại TCTD VND 11,0- 16,0 - 9,0 – 15,0 - 4,9 – 5,3 - 3,2 – 4,9 - 4,7- 5,4 - 4,7 – 5,9 - 1,5 – 4,3 - USD 3,0 – 5,0 - 2,7 – 5,5 - 1,0 – 6,7 - 0,4 – 2,7 - 0,2 – 1,0 - 0,9 – 2,4 - 1,7 – 2,3 - Nguồn: [43] PHỤ LỤC 2.6: TỶ LỆ NỢ PHẢI TRẢ/VỐN CHỦ SỞ HỮU TẠI MB GIAI ĐOẠN 2011 – 2017 Nguồn:[43] PHỤ LỤC 2.7: TỶ LỆ CIR CỦA MỘT SỐ NHTM VIỆT NAM Nguồn: [43],[45],[46],[47],[48],[49],[50] PHỤ LỤC 2.8 TỶ LỆ SỞ HỮU CỦA CỔ ĐÔNG TẠI MB GIAI ĐOẠN 2011 - 2017 Đơn vị tính:% Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Cổ đông là tổ chức 67,03 72,29 74,34 72,44 80,56 84,62 81,50 Trong nước 65,52 63,74 64,39 62,48 70,58 64,76 61,63 Nước ngoài 1,51 8,55 9,95 9,96 9,98 19,86 19,87 Cổ đông là cá nhân 32,97 27,71 25,66 27,56 19,44 15,38 18,50 Trong nước 32,967 27,62 25,61 25,52 19,42 15,24 18,37 Nước ngoài 0,003 0,09 0,05 0,04 0,02 0,14 0,13 Nguồn: [43] 13,3 12,6 10,9 11,1 8,5 8,6 9,6 0,0 2,0 4,0 6,0 8,0 10,0 12,0 14,0 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 VCB 38,33 39,82 40,27 39,65 39,18 39,99 40,35 VietinBank 46,2 48,64 47,13 46,72 45,49 42,96 40,57 BIDV 43,16 39,83 38,71 39,37 44,87 40,1 39,74 ACB 41,16 73,19 66,54 63,79 64,65 61,86 54,35 SHB 50,49 57,12 78,58 49,87 52,79 50,5 51,2 sacombank 53,13 60,62 55,33 54,07 255,13 86,96 85,87 0 50 100 150 200 250 300 PHỤ LỤC 2.9 TÀI SẢN CÓ NỘI BẢNG THEO MỨC ĐỘ RỦI RO TẠI MB GIAI ĐOẠN 2011 – 2017 Đơn vị tính: tỷ đồng, % Tài sản Trọng số RR 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 ST T.trọng ST T.trọng ST T.trọng ST T.trọng ST T.trọng ST T.trọng ST T.trọng Ngân quỹ 0% 7.586 5,46 7.514 4,2 7.311 4,05 10.397 5,19 16.211 7,33 15.274 5,96 26.285 8,37 TPCP 0% 10.170 7,33 36.501 20,79 43.674 24,21 53.111 26,49 40.692 18,41 39.453 15,40 37.176 11,84 TP của TCTD khác 20% 7.177 5,17 2.898 1,65 3.155 1,75 2.894 1,44 3.587 1,62 8.207 3,20 9.557 3,04 Tín dụng cho TCTD khác 20% 41.027 29,55 42.694 24,31 24.319 13,48 18.760 9,36 22.135 10,01 23.201 9,05 35.738 11,39 Tín dụng bảo đảm bằng BĐS 50% 23.242 16,74 26.004 14,81 30.166 16,72 33.362 16,64 40.374 18,27 51.124 19,95 61.662 19,65 Tín dụng bảo đảm bằng các hình thức khác 100% 34.864 25,11 42.427 24,16 51.364 28,48 61.958 30,90 74.980 33,92 90.887 35,47 114.514 36,48 Trái phiếu TCKT 100% 3.719 2,68 3.244 1,85 3.323 1,84 4.547 2,27 2.716 1,23 4.564 1,78 7.143 2,28 Đầu tư dài hạn khác 100% 1.782 1,28 1.603 0,91 1.617 0,90 1.460 0,73 1.606 0,73 843 0,33 984 0,31 TSCĐ 100% 9.153 6,59 7.559 4,30 9.526 5,28 8.751 4,36 12.746 5,77 13.979 5,46 12.807 4,08 Tín dụng kinh doanh BĐS 250% /150% (*) 0 0 5.482 3,12 5.747 3,19 4.254 2,12 4.599 2,08 6.437 2,51 5.397 1,72 Tín dụng đầu tư Chứng khoán 250%/ 150% (*) 939 0,68 566 0,32 465 0,26 996 0,50 1.396 0,63 2.291 0,89 2.615 0,83 Nguồn: [43] (*) Từ năm 2011 đến tháng 2/2015, MB thực hiện phân loại rủi ro của tài sản theo quy định tại Thông tư 13/2010/TT – NHNN, theo đó tỷ trọng rủi ro cho các khoản cho vay để kinh doanh BĐS và đầu tư chứng khoán là 250%. Từ tháng 2/2015 trở đi, thực hiện phân loại rủi ro của tài sản theo quy định tại Thông tư 36/2014/TT – NHNN, theo đó tỷ trọng rủi ro cho các khoản vay này là 150%. PHỤ LỤC 2.10 CAM KẾT NGOẠI BẢNG THEO MỨC ĐỘ RỦI RO TẠI MB GIAI ĐOẠN 2011 – 2017 Đơn vị tính: tỷ đồng Loại cam kết Trọng số RR 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Cam kết giao dịch hối đoái 2%/5% 0 0 0 0 16.375 36.433 88.652 Cam kết trong L/C 50% 62.736 52.063 33.028 49.827 36.520 27.892 25.280 Bảo lãnh khác 50% 13.059 21.222 18.765 27.933 33.754 46.232 57.845 Cam kết khác 50% 0 0 0 0 2.757 4.603 15.516 BL vay vốn 100% 0 0 317 237 149 37 53 Nguồn: [43] PHỤ LỤC 2.11: NỢ QUÁ HẠN TẠI MB GIAI ĐOẠN 2011 – 2017 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng nợ quá hạn 3.413 4.647 6.642 5.712 4.757 4.191 5.765 Nợ quá hạn dưới 90 ngày 2.348 3.026 4.313 2.774 2.555 2.249 3.596 Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày 287 291 642 462 403 872 713 Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày 400 412 670 895 421 456 642 Nợ quá hạn trên 360 ngày 398 918 1.017 1581 1.378 614 814 Nguồn: [43] PHỤ LỤC 2.12: TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TẠI MB GIAI ĐOẠN 2011 - 2017 Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Chứng khoán kinh doanh Chứng khoán đầu tư Đầu tư dài hạn khác Lãi/lỗ từ HĐ đầu tư (tỷ đồng) Giá trị (tỷ đồng) DPRR (tỷ đồng) DPRR/Giá trị (%) Giá trị (tỷ đồng) DPRR (tỷ đồng) DPRR/Giá trị (%) Giá trị (tỷ đồng) DPRR (tỷ đồng) DPRR/Giá trị (%) 2011 1.194 368 30,8 19.872 459 2,3 1.732 105 6,1 (113) 2012 490 261 53,2 42.044 657 1,6 1.695 93 5,5 130 2013 3.994 132 3,3 46.198 186 0,4 1.727 110 6,4 11 2014 10.545 89 0,8 48.828 324 0,6 1.633 173 10,6 358 2015 3.614 145 4,0 43.536 822 1,9 1.827 221 12,1 244 2016 1.061 135 12,7 51.502 562 1,1 975 133 13,6 171 2017 2.840 35 1,2 51.037 360 0,7 1.114 130 11,7 43 Nguồn: [43] (Số liệu chứng khoán đầu tư mà NCS đưa vào bảng số liệu không bao gồm các khoản Trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành mà MB nắm giữ trong giai đoạn 2014 – 2017) PHỤ LỤC 2.13: TỶ TRỌNG DƯ NỢ TÍN DỤNG TRÊN THỊ TRƯỜNG 1 VÀ TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ TẠI MB GIAI ĐOẠN 2011 - 2017 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tỷ trọng dư nợ cho vay/ Tổng tài sản 42,5 42,4 48,6 50,2 54,9 58,8 58,7 Tỷ trọng Trái phiếu Chính phủ/Tổng TS 7,33 20,79 24,21 26,49 18,41 15,40 11,84 Nguồn: [43] PHỤ LỤC 2.14 HỆ SỐ CAR CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 2011 - 2017 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 VCB 11,14 14,63 13,13 11,61 11,04 11,30 11,63 VietinBank 10,57 10,33 13,20 10,4 10,60 10,40 10,22 BIDV 11,07 9,04 10,23 9,27 9,10 9,25 9,32 ACB 9,25 13,5 14,70 14,08 12,80 13,10 11,20 VPBank 11,94 12,50 12,50 11,30 12,20 13,20 14,40 Techcombank 11,9 12,6 14,03 15,65 14,7 13,10 12,68 VIB - 19,14 17,33 17,71 18,04 13,25 13,10 Sacombank - 9,53 10,22 9,87 9,51 9,61 11,30 Nguồn: [43],[45],[46],[47],[48],[49],[50] PHỤ LỤC 2.15: SỐ LƯỢNG KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI MB GIAI ĐOẠN 2011 – 2017 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Số lượng thẻ Nghìn thẻ 534,8 680,1 919,9 1.622,5 2.522,5 3.472,4 4.112,6 Số lượng tài khoản eMB Nghìn tài khoản 41,4 49,7 67,5 81,7 118,5 177,8 284,4 Nguồn: [43] PHỤ LỤC 2.16: SỐ LƯỢNG MÁY ATM, POS TẠI MB GIAI ĐOẠN 2011 - 2017 Đơn vị tính: chiếc Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Máy ATM 327 388 446 489 525 581 600 Máy POS 594 1.106 1.357 1.711 2.079 2.281 2500 Nguồn: [43] PHỤ LỤC 2.17: HỆ SỐ TỔNG TÀI SẢN/ VỐN CHỦ SỞ HỮU TẠI MB VÀ MỘT SỐ NHTM GIAI ĐOẠN 2011 – 2017 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 MB 14,4 13,7 11,9 12,1 9,5 9,6 10,6 VCB 12,5 10,0 11,1 12,5 14,3 16,7 19,6 VietinBank 16,7 14,3 11,1 12,5 13,9 15,7 17,2 BIDV 16,7 20,0 16,7 20,0 20,0 22,8 24,5 ACB 25,0 14,3 12,5 14,3 16,6 16,6 17,7 SHB 12,5 12,5 14,3 16,7 20,0 17,6 19,4 Sacombank 9,9 11,3 9,6 10,6 13,1 15,1 15,9 Nguồn: [43],[45],[46],[47],[48],[49],[50]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang.pdf
Luận văn liên quan