Luận án Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa

Chính quyền địa phương (từ chính quyền tỉnh xuống tới chính quyền huyện, xã) chưa tổ chức cung cấp thông tin thị trường, thông tin về chất lượng nông sản cũng như thông tin về tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đồng thời chưa hình thành Tổ chức kiểm soát chất lượng nông sản trên địa bàn cũng như chưa hỗ trợ việc hình thành các Tổ chức tiêu thụ nông sản của vùng miền núi; chưa hình thành chợ nông sản và sàn nông sản đáp ứng yêu cầu của miền núi ở tỉnh. Vấn đề sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ chưa được nhận thức đầy đủ từ cấp tỉnh xuống cấp xã

pdf180 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hộ khoảng 5-10 con bò sữa). Làm như thế sẽ tạo ra nhiều nguồn thu nhập (từ mía, từ sữa bò) cho những hộ nông dân tham gia Tổ hợp này và gia tăng giá trị cây mía. + Phát triển Tổ hợp nông – công nghiệp chăn nuôi bò thịt chất lượng cao gắn với vùng trồng cỏ và nhà máy chế biến thịt công nghệ cao. Hình thành vùng nuôi bò thịt chất lượng cao với quy mô khoảng 4-5 vạn con gắn với nhà máy chế biến thịt bò công nghệ cao ở các huyện Thach Thành, Lang Chánh, Quan Sơn, Như Xuân.... + Phát triển Tổ hợp nông – công nghiệp chăn nuôi lợn siêu nạc. Hình thành vùng nuôi lợn siêu nạc tập trung khoảng 14-15 vạn con ở các huyện Bá Thước, Như Thanh, Ngọc Lặc và các xã miền núi thuộc các huyện tiếp giáp miền núi gắn với nhà máy chế biến thịt vừa để xuất khẩu vừa để cung cấp cho các thành phố lớn trong cả nước. + Phát triển các hình thức hộ chỉ chiếm khoảng 30% (đưa tỷ trọng nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa chiếm khoảng 70%). Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo các hình thức kết hợp các công ty, trang trại, gia trại với các hộ gia đình để cùng sản xuất ra khối lượng hàng hóa nông sản quy mô lớn và chất lượng cao. 4.2.2.3. hát triển á hu n ng nghiệp ứng dụng ng nghệ o 139 Trên địa bàn miền núi Thanh Hóa cần phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao đối với một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu. Tùy điều kiện để phát triển nhưng mỗi khu nông nghiệp công nghệ cao phải có diện tích cỡ từ 100 ha trở lên. Cụ thể là chú ý phát triển theo hướng; + Khu nông nghiệp công nghệ cao mía đường quy mô cỡ vài chục nghìn ha + Khu nông nghiệp công nghệ cao cam giống Mỹ quy mô cỡ vài nghìn ha + Khu nông nghiệp công nghệ cao dưa ngọt vàng giống Israelquy mô cỡ vài nghìn ha + Khu nông nghiệp công nghệ cao trồng rau xanh chất lượng cao quy mô cỡ vài chục nghìn ha + Khu nông nghiệp công nghệ cao ngô quy mô cỡ vài chục nghìn ha + Khu nông nghiệp công nghệ cao chăn nuôi bò sữa quy mô cỡ 2,5-3 vạn con bò + Khu nông nghiệp công nghệ cao chăn nuôi bò thịt chất lượng cao có quy mô cỡ vài vạn con bò cho thịt. + Khu nông nghiệp công nghệ cao chăn nuôi lợn siêu nạc quy mô cỡ vài chục vạn con. + Khu nông nghiệp công nghệ cao chăn nuôi vịt đặc sản Cổ Lũng có quy mô cỡ vài chục vạn con. Các doanh nghiệp công nghiệp chế biến và các Công ty kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp giữ vai trò quan trong trong việc phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao. 4.2.2.4.. hát triển iên đo n hợp tá x g n với h nh th nh hệ thống á hợp tá x n ng nghiệp v á hợp tá x ị h vụ n ng nghiệp Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nên hình thành Liên đoàn các hợp tác xã (theo kinh nghiệm của Nhật Bản) để gắn kết và hỗ trợ các hợp tác xã hoạt động ở khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa. Phát triển hệ thống các hợp tác xã nông nghiệp với quy mô cỡ trung đến cỡ lớn. Tức là mỗi hợp tác xã nên có khoảng 1000 xã viên nông nghiệp (thay vì hiện nay chỉ có khoảng 500 xã viên) và có quy mô diện tích canh tác khoảng 1500-2000 ha/hợp tác xã. Các hợp tác xã nông nghiệp cần kinh doanh chuyên sâu (trồng trọt hoặc chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa). Cụ thể là phát triển ba loại hình hợp tác xã chủ yếu: 140 + Phát triển các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (trong đó đặc biệt là Hợp tác xã dịch vụ tín dụng, cung cấp vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp). + Phát triển các hợp tác xã nông nghiệp làm cầu nối giữa các hộ sản xuất nông nghiệp với các doanh nghiệp chế biến hoặc với doanh nghiệp tiêu thụ nông sản (nhất là doanh nghiệp xuất khẩu nông sản). Doanh nghiệp lớn làm nòng cốt liên kết cùng các hộ nông dân (hoặc là Công ty, các trang trại, gia trại và các hợp tác xã nông nghiệp) phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao; các vùng nông sản nguyên liệu hay các vùng nông sản thực phẩm chất lượng cao như rau sạch, trái cây qua chế biến và thịt, cá... Biểu 4.14 Dự báo phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo lãnh thổ ở miền núi tỉnh Thanh Hóa Hình thức 2018 2020 2025 1. Công ty/Tập đoàn, CT/TĐ 4 6 10 2. Số trang trại 61 75 110 3. Số gia trại 127 250 800 4. Hộ gia đình sản xuất quy mô tương đối lớn găn với Công ty, Tập đoàn, Hộ 4.980 7500 25.800 5. Tổ hợp nông – công nghiệp 1* 1* 3** Nguồn: Tác giả Ghi hú: 2020 1 tổ hợp mía – đường (như n 2018) 2025 3 Tổ hợp nông – công nghiệp: Mía – đường; Cam – chế biến nước giải khát; nuôi bò sữa – chế biến sữa 4.2.2.5. hát triển h nh sản xuất trên đất ố g n với kết hợp nông - lâm nghiệp Đây là vấn đề rất cần thiết đối với vùng miền núi tinh Thanh Hóa. Việc phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất dốc cần tập trung theo hướng: + Phát triển cây công nghiệp chuyên môn hóa kết hợp trồng lúa nương, ngô, rau củ quả và chăn nuôi + Phát triển cây ăn quả kết hợp trồng dược liệu + Phát triển cây lâu năm (cây công nghiệp hoặc cây ăn quả) kết hợp trồng rừng và chăn nuôi gia súc Đối với hai ngành nông lâm nghiệp cần phát triển mạnh mô hình kết hợp sinh thái nông lâm nghiệp: Rừng - Cây ăn quả - Chăn nuôi hay Rừng – chăn nuôi – 141 trồng dược liệu là những mô hình nông lâm kết hợp đã thành công ở Yên Bái, Lào Cai, Bắc Kạn, Hòa Bình... 4.2.3. Giải pháp số 3: Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung của miền núi tỉnh hanh óa 4.2.3.1. Hoàn chỉnh hệ thống giao thông vận tải Đảm bảo kết nối thông suốt, dễ dàng các vùng sản xuất tập trung chuyên môn hóa với các tuyến trục giao thông vận tải và các điểm cư dân nông thôn để nông sản từ vùng miền núi Thanh Hóa nhanh chóng tới nơi tiêu thụ. Nối thông các chợ xã với các Trung tâm huyện lỵ. Đồng thời, nối kết thông thoáng vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa với các nơi trong và ngoài tỉnh, nhất là kết nối thông suốt với Hà Nội, sân bay Thọ Xuân và với Cảng biển Nghi Sơn. a). Hoàn chỉnh các tuyến đường bộ + Đối với quốc lộ - Quốc lộ 45: Hoàn thành việc nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV vào trước năm 2025; nâng cấp một số cầu yếu, mở rộng các đoạn đường chạy qua thị trấn, thị tứ; đầu tư nâng cấp để đạt tiêu chuẩn đường cấp III. - Quốc lộ 217: Đến năm 2025, hoàn thành đầu tư nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III; mở mới các tuyến đường tránh qua các trung tâm huyện lỵ và các công trình văn hoá, lịch sử. - Quốc lộ 15A: Hoàn thành việc nâng cấp đoạn Ngọc Lặc - Vạn Mai đạt tiêu chuẩn đường cấp III, tạo điều kiện giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh Tây Bắc. - Đường Hồ Chí Minh: Triển khai đầu tư giai đoạn 2. + Đối với các tuyến tỉnh lộ - Nâng cấp các tuyến tỉnh lộ: Đường Kim Tân - Thạch Định - Thạch Quảng (tỉnh lộ 516) dài 26,2 km, hiện tại là đường cấp VI, đến năm 2025 đạt cấp IV; Đường Vạn Mai - Trung Sơn (tỉnh lộ 521) dài 24 km, hiện tại là đường cấp VI, đến năm 2020 đạt cấp IV; Đường Thanh Tân - Bò Lăn (tỉnh lộ 529) dài 10,5 km, hiện tại là đường cấp VI, đến năm 2020 đạt cấp IV; Đường Lang Chánh - Yên Khương (tỉnh lộ 530) dài 41 km, hiện tại là đường cấp VI, đến 2020 đạt cấp IV; Đường Cẩm Tú - Điền Lư (tỉnh lộ 522 B) dài 32 km, hiện tại là đường cấp VI, đến 2025 đạt cấp IV. - Đ u tư xây ựng mới các tuyến tỉnh lộ: 142 Đường nối tỉnh lộ 507 - QL15 - QL217 có điểm đầu tại ngã Ba Lương Sơn (Thường Xuân) đến điểm cuối xã Cẩm Thành (Cẩm Thuỷ) dài 60 km, hiện tại chưa có đường. Đường Minh Sơn (Ngọc Lặc) - Thành Minh (Thạch Thành) nối đường Hồ Chí Minh với đường Bỉm Sơn - Phố Cát - Thạch Quảng dài 42,5 km, hiện tại chưa có đường, làm mới lên cấp IV. + oàn thiện tuyến ọc iên giới để kết nối các v ng sản uất chuyên môn hóa nông l m nghiệp Theo quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2025, cần xây dựng đường hành lang biên giới thuộc địa bàn 5 huyện: Mường Lát, Quan Hoá, Quan Sơn, Lang Chánh và Thường Xuân để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội kết hợp đảm bảo quốc phòng an ninh. Đó là các tuyến đường: Sông Lò - Nam Động (14 km), Cành Nàng - Phú Lệ (44 km), Tam Lư - Tam Thanh (21 km), Ban Công - Lũng Cao (22 km), Trung Sơn - Mường Lát (kéo dài tỉnh lộ 521, dài 46 km), Yên Khương - cửa Khẩu Méng (17 km), Phú Thanh - Trung Thành (8 km), Nam Tiến - Phú Sơn (16 km), Lang Chánh - Lâm Phú (32 km), Tân Phúc - Văn Nho (17,5 km), Lương Nội - Hạ Trung - Cành Nàng (30 km), Hải Long - Xuân Du – Sim (21 km), Luận Thành - Bù Đồn - Cửa Đạt (56 km), Tén Tằn - Quang Chiểu - Mường Chanh (25 km), Xuân Phúc - Phúc Đường -Thanh Tân (17,5 km), QL45 - Yên Lạc - Thanh Tân (20 km), Phượng Nghi - Xuân Thọ (9 km), Xuân Quỳ - Thanh Quân (25,8 km), Mục Sơn - Cao Ngọc - Mỹ Tân (22 km), Bản Na Tào (Pù Nhi) - Bản Chai (Mường Chanh) dài 25 km, Xuân Quỳ - Xuân Hoà (23,5 km)... b). Phát huy có hiệu quả hệ thống đường thủy Nghiên cứu nạo vét, chỉnh trị, hoàn thiện hệ thống phao tiêu, biển báo trên một số tuyến đường sông, kết hợp với các phương thức vận tải để tạo thành mạng lưới vận tải liên hoàn, góp phần giảm tải cho vận tải đường bộ; đầu tư một số bến cảng thuỷ nội địa phục vụ vận tải hàng hoá và hành khách như: * Trên sông Mã: Đoạn từ Vĩnh Ninh đến Cẩm Ngọc (thủy điện Cẩm Thủy II); đoạn từ Cẩm Ngọc (thuỷ điện Cẩm Thủy II) đến Cẩm Lương (thuỷ điện Cẩm Thủy I); đoạn từ thuỷ điện Cẩm Thủy I đến thuỷ điện Bá Thước II đạt cấp 5 cho tàu tự hành công suất từ 5 - 30 tấn đi lại. 143 * Trên sông Bưởi: Phát triển các loại hình vận tải đường thủy vừa và nhỏ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển du lịch trong vùng. Đồng thời với việc phát triển giao thông đường bộ, đường thủy trong vùng miền núi cần mở rộng hợp tác với cảng biển để phát triển vận tải biển phục vụ xuất nông sản hàng hóa của vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa với các nơi tiêu thụ nông sản của miền núi trong nước và đi quốc tế. c). nh thành các đơn vị sản uất hỗ trợ và vận tải mạnh, nhất là lực lượng vận tải chuyên ng để vận chuyển nông sản có hiệu quả Chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các lực lượng: + Hình thành các đơn vị sản xuất bao bì, thùng đựng nông sản chuyên dùng (bằng nhựa, giấy, gỗ) hỗ trợ người sản xuất nông nghiệp một cách thiết thực. + Hình thành những tổ chức vận tải chuyên dùng đủ năng lực đảm bảo nhu cầu vận tải nông sản (để trong quá trình vận tải tránh được tình trạng giảm chất lượng, thất thoát và hư hỏng do bảo quản kém trên đường vận chuyển). + Chính quyền phối hợp với các Công ty, trang trại, gia trại, hộ gia đình huy động người già, học sinh tham gia làm việc thời vụ để đảm bảo đủ lực lượng lao động cho những lúc thời vụ cao điểm nhất. 4.2.3.2. Hoàn chỉnh hệ thống cung cấp điện Khuyến khích các dự án tiêu tốn ít điện năng và hạn chế thu hút các dự án tiêu tốn nhiều điện. Phát triển mạng lưới điện, nhất là hệ thống điện hạ áp, đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế và sinh hoạt của nhân dân; đảm bảo 100% số xã có điện lưới quốc gia, 100% số hộ được sử dụng điện vào năm 2025. Phát triển nguồn điện tại chỗ. Bên cạnh phát triển thủy điện, quan tâm đến việc phát trển năng lượng sạch từ Bioga, năng lượng mặt trời tại những khu vực không có khả năng kéo lưới điện hoặc nếu kéo lưới điện thì không hiệu quả Đầu tư hoàn thiện mạng lưới truyền tải và phân phối điện trong vùng, nâng cấp hệ thống truyền tải ở các đô thị và nông thôn, đảm bảo an toàn và hiệu quả, giảm tổn thất điện năng xuống mức trung bình của cả nước. Hoàn thành sớm việc đầu tư xây dựng mới 620 trạm biến áp trung gian, đưa tổng số trạm biến áp trung gian trong vùng đạt 1.530 trạm với tổng công suất 212.781 KVA; xây dựng 7 trạm biến áp 110 KV với tổng công suất 265.000 KVA tại Bãi Trành - Như Xuân 144 (2x25.000 KVA), Như Thanh (25.000 KVA), Thạch Thành (25.000 KVA), Cẩm Thủy (40.000 KVA), Ngọc Lặc (3 trạm 125.000 KVA). 4.2.3.3. Phát triển hệ thống chợ nông sản và sàn nông sản Chính quyền tỉnh, huyện trực tiếp hướng dẫn, quản lý và điều hành hoạt động chợ nông sản và sàn nông sản trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo công bằng và bình đẳng trong việc phân chia lợi ích cho các chủ thể tham gia quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản. + Mỗi xã hoặc cụm xã ở miền núi tỉnh Thanh Hóa nên xây dựng một chợ nông sản. Chợ nông sản có thể kết hợp với chức năng chợ nông thôn theo hướng không để nơi nào thiếu chợ nông sản. + Tại miền núi tỉnh Thanh Hóa hoặc tại thành phố Thanh Hóa nên xây dựng sàn nông sản để người dân có thể giao lưu mua – bán nông sản hàng hóa với giá có lợi nhất cho người sản xuất và đảm bảo công bằng cho những người tham gia sản xuất và tiêu thụ nông sản. Chính quyền tỉnh công khai minh bạch hoạt động của chợ nông sản, của sàn nông sản và có kế hoạch quảng bá hình ảnh ra khắp nơi trong và ngoài nước. 4.2.3.4. Phát triển hệ thống Trung tâm dạy nghề và mạng lưới trường học nội trú ho on e đồng bào dân tộc thiểu số + Hình thành phân hiệu Trường Đại học Hồng Đức ở thị trấn Ngọc Lặc theo hướng đa ngành nhưng ưu tiên cho đào tạo kỹ sư nông lâm nghiệp và cử nhân kinh tế. + Nâng cấp Trường trung cấp nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho miền núi theo hướng: kỹ thuật trồng mía, cam, dưa, bưởi, rau xanh chất lượng cao; chăn nuôi bò sữa, bò thịt, lợn thịt, vịt và gà đặc sản. + Xây dựng trường nội trú dân tộc ở Ngọc Lặc. + Mở rộng hệ thống Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm dạy nghề ở các huyện thuộc miền núi. 4.3. Đánh giá tổng quát và kiến nghị Để chứng minh tính đúng đắn của đề xuất về định hướng phát triển nông nghiệp và các giải pháp cần thức hiện, tác giả đã cố gắng tính toán một số chỉ tiêu hiệu quả theo các công thức tính như trình bày ở chương 2 (có cân nhắc lựa chọn) cũng như đã tính toán ở chương 3 cũng như dựa vào những chỉ tiêu đã dự báo thì 145 dù tính toán sơ bộ cũng cho thấy các chỉ tiêu hiệu quả có thể đạt được vào năm 2025 là tương đối khá, hơn hẳn ở giai đoạn trước. 4.3.1. Đánh giá khả năng hiệu quả phát triển nông nghiệp miền núi đến 2025 Nếu thực hiện thành công định hướng phát triển nông nghiệp và thực hiện được các giải pháp mà luận án đã kiến nghị, thì dù tính toán sơ bộ cũng đã cho thấy, các chỉ tiêu hiệu quả đạt được vào năm 2025 là cao hơn hẳn so năm 2018. Hầu hết các chỉ tiêu hiệu quả đều gấp khoảng 1,7-1,9 lần. Chỉ sau 7 năm, GTGT bình quân trên đầu người gắp khoảng 1,8 lần (tăng tuyệt đối khoảng hơn 12 triệu đồng tính theo giá 2010). Nhờ sản xuất nông nghiệp có bước phát triển vượt bậc mà bộ mặt xã hội của miền núi Thanh Hóa đã thay đổi và tiến bộ nhiều. Các giá trị mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là tính xã hội hóa, chuyên môn hóa, chất lượng hóa, hài hóa hóa lợi ích... đã được thể hiện rõ hơn hẳn ở miền núi tỉnh Thanh Hóa. Theo công thức tính toán đã trình bày ở chương 2, Luận án đã tính toán các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh hiệu qả phát triển nông nghiệp của vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa cho giai đoạn đến năm 2025. Nhìn chung, các chỉ tiêu đạt được cho thấy hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa được cải thiện nhiều và đời sống của người nông dân đã được nâng lên đáng kể. Biểu 4.15: Dự báo một số chỉ tiêu hiệu quả phát triển nông nghiệp đến 2025 ở miền núi tỉnh Thanh Hóa Chỉ tiêu chủ yếu 2018 2020 2025 2025 so với 2018, lần 1. GTGT/người; Tr.đ; giá 2010 22,7 28,5 38,0 1,67 2. Năng suất lao động (theo GTGT) 24,8 29,5 44,6 1,80 3. Tỷ suất hàng hóa,% so GTSX 16,2 22,0 31 1,91 4. Tốc độ tăng GTGT t/b năm* 7,4 7,5 8,0 1,10 5. Tỷ lệ GTGT/GTSX, % 46,9 48,2 52,2 1,39 6. GTGT/ha đất nông nghiệp, tr. Đồng 18,8 23,1 36,9 1,96 7. Tỷ lệ hộ nghèo, % so tổng số hộ** 18 14,5 3,0 0,16 8. Tỷ lệ đóng góp giải quyết nhu cầu thịt của toàn tỉnh*** 17,1 20,0 35,0 2,05 Nguồn: Tố độ t ng GTGT n ng nghiệp cho 2011-2018 theo số liệu thống ê; số liệu 2019-2020 và 2021-2025 o tá giả tính toán Ghi chú: * * Tính theo chuẩn nghèo hiện n y ho á n 2020 v 2025. *** Tính nhu c u thịt các loại bình quân khoảng 33 kg thịt/n /người 146 Từ kết quả tính toán thể hiện ở biểu 4.15 cho thấy, hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa tăng lên rõ rệt. Tốc độ tăng GTGT/nhân khẩu nông nghiệp đạt khoảng 10,85%/năm ở giai đoạn 2019-2025; năng suất lao động nông nghiệp tăng khoảng 12,5%/năm; GTGT/ha đất nông nghiệp tăng khoảng 12,2%/năm và tỷ trọng GTGT/GTSX đã tăng được 3,7% trong giai đoạn 2019- 2025. Đó là xu hướng tốt mà có thể kỳ vọng khi thực hiện thành công định hướng phát triển nông nghiệp và thực thi thành công các giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa mà tác giả đã đề xuất. 4.3.2. Một số kiến nghị Tác giả cho rằng, chính quyền tỉnh, huyện, xã đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc đưa ra định hướng phát triển nông nghiệp cho miền núi tỉnh Thanh Hóa, hướng dẫn người dân tổ chức sản xuất (phát triển các chuỗi giá trị nông sản, hình thành các tổ hợp nông – công nghiệp và hỗ trợ tiêu thụ nông sản...) nên nâng cao năng lực quản lý nông nghiệp miền núi là đòi hỏi tất yếu. Tỉnh Thanh Hóa nên có chương trình cải cách hành chính, hoàn thiện bộ máy và tăng cường lực lượng cán bộ quản lý nông nghiệp một cách có căn cứ khoa học. Nếu chỉ có chính quyền tỉnh quan tâm đúng mức đến phát triển nông nghiệp miền núi mà chính quyền các huyện, xã ít quan tâm hoặc quan tâm không đủ mức thì nông nghiệp miền núi của tỉnh này cũng không thể phát triển như mong muốn. Tiểu kết chương 4: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa là có khả năng, có căn cứ lý luận và thực tiễn vững chắc. Để phát huy tiềm năng to lớn về nông nghiệp cần đổi mới tư duy, quan điểm và định hướng phát triển. Trước hết cần đổi mới quan điểm sử dụng đất nông nghiệp hướng tới mục đích hiệu quả; đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nông sản hàng hóa quy mô lớn, chất lượng và sản xuất tập trung hóa cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến. Tăng cường đầu tư theo cơ cấu hợp lý để hình thành những sản phẩm chủ lực và những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Đồng thời Chính quyền tỉnh cần có chính sách khuyến khích phát triển hàng hóa, thu hút những Công ty, Tập đoàn kinh tế mạnh, có tiềm lực tài chính và công nghệ cao vào làm ăn tại miền núi Thanh Hóa. Trên cơ sở đổi mới định hướng sản xuất, làm mới cơ cấu sản xuất, phát triển đội ngũ doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với nông dân cũng như nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với nông nghiệp thì hiệu quả phát triển nông nghiệp ở vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa đạt được ở mức cao là chắc chắn và khả thi. 147 KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN ÁN i). Ở Việt Nam, tuy có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả của phát triển chung, hiệu quả đầu tư phát triển đối với một tỉnh nhưng có ít công trình nghiên cứu về hiệu quả phát triển nông nghiệp ở cấp tỉnh và chưa có công trình nghiên cứu về hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi của tỉnh Thanh Hóa (cũng như của một địa phương cụ thể). Luận án đã cố gắng trình bày rõ quan niệm về nông nghiệp miền núi, hiệu quả phát triển nông nghiệp miền núi, nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp miền núi trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (tôn trọng quy luật kinh tế thị trường, coi trọng quản lý nhà nước, coi trọng công bằng trong việc phân chia lợi ích từ sản xuất nông nghiệp cho nhiều người, cho cả những người sản xuất nông nghiệp và những nhà công nghiệp chế biến, những nhà tiêu thụ và cho cả nền kinh tế). Tác giả đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả phát triển nông nghiệp theo tư duy mới và quan điểm mới (trong đó nhấn mạnh quản lý nhà nước, công nghệ, thị trường và tổ chức sản xuất). Đồng thời, quan trọng nữa là tác giả đã xác định bộ chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả phát triển nông nghiệp miền núi trong điều kiện Việt Nam phục vụ cho việc ứng dụng vào nghiên cứu nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa. ii). Luận án chỉ ra rằng, tiềm năng phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa là tương đối lớn, cho phép tạo ra nhiều nông sản hàng hóa đặc sắc, chất lượng cao và với năng suất sinh học lớn hơn nhiều nơi khác. Thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh đối với nông sản của miền núi Thanh Hóa cũng khá lớn. Song hiện nay nông nghiệp ở miền núi vẫn chủ yếu phát triển theo kiểu truyền thống, chưa được tổ chức và thiếu những hình thức tổ chức sản xuất hiện đại, nhìn chung công nghệ sử dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở miền núi đang thấp nên về cơ bản hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp, một bộ phận tương đối lớn nông dân có đời sống khó khăn. Trong tình hình ấy, việc đầu tư cho phát triển nông nghiệp không những chưa đủ mức mà còn với cơ cấu sản xuất cũng chưa hợp lý. iii). Việc nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa là có khả năng hiện thực và có căn cứ. Để phát huy tiềm năng to lớn về phát triển nông nghiệp miền núi cần đổi mới tư duy, quan điểm, định hướng phát triển và thực thi đồng bộ các giải pháp, trong đó đặc biệt là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý 148 nhà nước của Chính quyền tỉnh, huyện, xã gắn với đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển nông sản hàng hóa chủ lực quy mô lớn, chất lượng và sản xuất tập trung hóa cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến. Thu hút doanh nghiệp đầu tư để hình thành những sản phẩm chủ lực và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TRONG NƢỚC 1. Bùi Nữ Hoàng Anh (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái gi i đoạn 2012-2020, Luận án tiến sĩ 2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2017), ghị quyết số 11/ /TW, ng y 3/6/2017, Hội nghị B n hấp h nh trung ương l n thứ 5 h XII về ho n thiện thể hế inh tế thị trường định hướng x hội hủ ngh 3. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa (2018), Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống thiên t i n 2018 4. Trần Thanh Bình (2012), Nâng cao hiệu quả sản xuất đậu tương tại Cao Bằng, Luận án tiến sĩ 5. Hồ Huy Cường (2012), T ng hiệu quả sản xuất lạc tại B nh Định, Luận án tiến sĩ 6. Nguyễn Minh Châu (2002 ), Giáo trình kinh tế nông nghiệp đại ương, Đại học An Giang xuất bản 7. Chính phủ (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương tr nh nghị sự 21 của Việt Nam), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, ngày 17/8/2004, Hà Nội 8. Chính phủ (2004), ghị định số 55/2015/ Đ-C về tín ụng phát triển n ng nghiệp n ng th n, sep. o .vn/ ghi-dinh-so-552015ND-CP 9. Trần Văn Chử (2000), Kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Phạm Văn Dân (2012), T ng hiệu quả sản xuất đậu tương xuân trên đất ruộng bậc thàng một vụ tại Yên Bái, Luận án tiến sĩ 11. Phạm Thị Mỹ Dung (1996), Phân tích kinh tế nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 12. Lâm Thùy Dương (2018), Hiệu quả kinh tế của FDI ở tỉnh V nh hú , Luận án tiến s 13. Lê Cao Đoàn (2008), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ng n: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 14. Đề tài KC.08.13 “ ghiên ứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến á điều kiện tự nhiên, t i nguyên thiên nhiên v đề xuất các giải pháp chiến lược phòng 150 tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở Việt ”, thuộc Chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên”, Hà Nội 15. Ngô Thái Hà (2014), Chuyển dị h ơ ấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ 16. Nguyễn Thanh Hải (2014), "Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía B c Việt theo hướng bền vững”, Luận án tiến sĩ 17. Vũ Đăng Hải (1997), Xu hướng chuyển dị h ơ ấu kinh tế vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, Luận án tiến sĩ 18. Nguyễn Thị Phương Hảo (2014), Ảnh hưởng của biến động t ng giá đ u v o đến hiệu quả sản xuất chè của các hộ n ng ân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ 19. Đặng Hữu (2004), Kinh tế tri thức:Thời ơ v thá h thứ đối với sự phát triển của Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Hội nghị khoa học (1995), Bảo vệ i trường và phát triển bền vững, Tuyển tập các báo cáo khoa học, Hà Nội 6-8/9/1995 21. Đào Duy Huân (2012), "T ng trưởng kinh tế bền vững", Tạp chí Phát triển & Hội nhập, 5 (15), pp. 3-9 22. Hernando De Soto (2006), Bí ẩn của vốn: Vì sao chủ ngh tư ản thành công ở phương Tây v thất bại ở nơi há , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Từ Trung Kiên (2010), nghiên cứu n ng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số giống cỏ Hòa Thảo nhập nội trong h n nu i ò thịt, Luận án tiến sĩ 24. Ngô Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội. 25. Đỗ Hoài Nam (2003), Một số vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 26. Nguyễn Văn Nam và Trần Thọ Đạt (2006), Tố độ và chất lượng t ng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 27. Lưu Văn Năng (2015), Nghiên cứu ảnh hưởng cúa sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến phát triển Đ ong, Luận án tiến sĩ 28. Ngân hàng thế giới (2012), T ng trưởng xanh cho mọi người, on đường hướng tới phát triển bền vững, Nxb Hồng Đức. 151 29. Tần Viết Nguyên (2015), Nâng cao hiệu quả đ u tư phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sĩ 30. Đàm Văn Ninh (2011), Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ 31. Goro Ono (1998),Chính sách công nghiệp cho công cuộ đổi mới- Một số kinh nghiệm của Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Hội thảo khoa học giữa hai đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc (2008), Phát triển khoa học, hài hòa trong xây dựng kinh tế - xã hội xã hội chủ ngh - Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Hồ Khắc Minh (2014), Nghiên cứu biện pháp ky thuật nhằ t ng n ng suất và hiệu quả sản xuất lạ trên đất cát biển tỉnh Quảng Ninh, Luận án tiến sĩ 34. Đặng Hữu (2004), Kinh tế tri thức: Thời ơ v thá h thứ đối với sự phát triển của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Nguyễn Văn Phát (2010), Chuyển dị h ơ ấu kinh tế ngành trong quá trình thực hiện C H, HĐH nền kinh tế trên địa bàn Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 60/2010. 36. Quốc Hội (2005), Luật bảo vệ i trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Ngô Thúy Quỳnh (2010), Tổ chức lãnh thổ kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 38. Phạm Chí Thành (1996), Hệ thống nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 39 Nguyễn Quang Thái và Ngô Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 40. Bùi Tất Thắng - Chủ biên (2010), Phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam (Thời kỳ 2011 - 2020), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 41. Vũ Đình Thắng (2013, Chủ biên ), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nôi 42. Nguyễn Đức Tài (2005), Đổi mới tư uy lý luận củ Đảng ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Tạ Đình Thi (2007), Chuyển dị h ơ ấu kinh tế trên qu n điểm phát triển bền vững của vùng kinh tế trọng điểm B c Bộ, Luận án tiến sĩ, Hà Nội 44. Nguyễn Minh Thu (2014), Nghiên cứu thống ê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ 152 45. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 575/ Đ-TTg (4/5/2015) phê duyệt quy hoạch khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghẹ o đến 2020 46. Thủ tướng Chính phủ (2008), uyết định số 158/2008/ Đ-TTg ngày 02 tháng 12 n 2008 ủ Thủ tướng Chính phủ phê uyệt Chương tr nh ụ tiêu quố gi ứng ph với iến đổi hí hậu 47. Thủ tướng Chính phủ (2015), Chỉ thị về “Tái ơ ấu ngành nông nghiệp”, Tại thông báo số 180/TB-VPCP ngày 27/5, Hà Nội 48. Thủ tướng chính phủ (2013), Quyết định 1393/ Đ-TTg (15/9/2013) về Chiến lượ t ng trưởng xanh của Việt Nam; Quyết định 62/2013/ Đ-TTg (25/10/2013) về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản 49. Nguyễn Trọng Thừa (2012), Chuyển dị h ơ ấu kinh tế nông thôn tỉnh Hải Dương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hiện nay, Luận án tiến sĩ 50. Nguyễn Phú Trọng (chủ biên, 2008), Đổi mới và phát triển ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 51. Đàm Văn Vinh (2011), Đánh gí quả của một sô hệ thống sản xuất nông lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ 52. Ngô Doãn Vịnh (2005; Chủ biên), B n về phát triển inh tế - ghiên ứu on đường ẫn tới gi u s ng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 53. Ngô Doãn Vịnh (2014), Giải thí h thuật ngữ trong nghiên ứu phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 54. Ngô Doãn Vịnh (2006), hững vấn đề hủ yếu về inh tế phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 55. Ngô Doãn Vịnh (2011), Bàn về cải á h ơ ấu trong quy hoạch phát triển đối với Việt Nam, Tạp chí kinh tế và Dự báo, số 20/2011 56. Ngô Doãn Vịnh (1987), Vận dụng ơ sở phương pháp luận lý thuyết thể tổng hợp lãnh thổ sản xuất vào việc nghiên cứu ơ ấu sản xuất của vùng kinh tế hành chính tỉnh ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ 57. Ngô Doãn Vịnh (2014), Mở cử tư uy để hưng thịnh nước nhà, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 1/2014 58. Viện Chiến lược phát triển (2011), Báo áo về phát triển x nh v h ý 153 hính sá h đối với Việt , H ội 59. Viện Chiến lược phát triển (2011), Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2020 của vùng B c Trung bộ và Duyên hải miền Trung 60. Viện Chiến lược phát triển (2014), Tái ơ ấu kinh tế để phục hồi đ t ng trưởng; Các chính sách nhằ thú đẩy t ng trưởng xanh ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 61. Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2010), Biến đổi khí hậu v tá động ở Việt Nam (Do tập thể các nhà khoa học biên soan: TS. Nguyễn Văn Thắng, PGS.TS Nguyễn Trọng Hậu, PGS.TS Trần Thục), Hà Nội 62. Viện nghiên cứu kinh tế - xã hội Hà Nội (2014), Báo áo “ Chuyển dịch ơ ấu kinh tế nông nghiệp ngoại th nh theo hướng giá trị cao, bền vững và phát triển x nh”, Đề tài khoa học 63. Viện Thống kê (2014), trích Nguyễn Việt Phong, Báo áo đề tài khoa họ “ ghiên ứu hoàn thiện nguồn thông tin tính chỉ tiêu ICOR ở Việt ” 64. Nguyễn Thái Sơn (2011), “C ng nghiệp hóa, hiện đại hóa g n với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ i trường trong thời kỳ quá độ”, Tạp chí Cộng sản (7). 65. UBND tỉnh Hòa Bình (2012), Quyết định số 1263/ Đ-UBND (ngày 13/9/2012) phê duyệt quy hoạch vùng và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ o đến n 2020 66. UBND tỉnh Thanh Hóa (2011), Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2011-2020 và t m nhìn 2025 67. UBND Thanh Hóa - Cục thống kê, Niên giám thống ê n 2015 68. UBND tỉnh Thanh Hóa-Cục thống kê, Niên giám thống ê n 2018 69. UBND Thanh Hóa (2013), Báo áo đề án “phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững miền núi đến n 2020” 70. Sandrine Barrioro (2014), Quy hoạ h đ thị ở Cộng hòa Pháp, (Trưởng ban quy hoạch thuộc Viện quản lý đô thị Pháp: IAU; Hội thảo khoa học tháng 10/2014 tại Việt Nam) 71. Serey Mardy (2014), Nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Svay Riêng, Campuchia, luận án tiến sĩ 154 72. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa (2014), Đề án tái ơ ấu kinh tế g n với chuyển đổi h nh t ng trưởng tỉnh Th nh H theo hướng bền nâng cao hiệu quả và bền vững, Thanh Hóa 73. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa (2012), "Tái ơ ấu ng nh n ng nghiệp tỉnh Th nh H theo hướng nâng o giá trị gi t ng v phát triển ền vững đến n 2020 v định hướng đến n 2025", Đề án. Các trang thông tin điện tử: 74. Vi.wikipedia.org/wiki/Nông nghiệp Israel 75. tiasang.com.vn 76. Vietbao.vn/Malaysia-chu -trong -phát-trien-nong nghiẹp 77. ccbvmt.danang.gov.vn 78. nongthon moi.gov.vn/vn/tintuc 79. www.corenarm.org.vn 80. khoahoc.tv/doisong/moi-truong/tham-hoa 81. n_thanh_pho_Hue 82. 83. Theo https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/gan-100-diem-sat-lo-huyen-mien- nui-thanh-hoa- 84.baoninhbinh.org.vn 85.hoabinh.gov.vn và cao-phong 86. TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI 87. IPCC, fourth Assessment Report on the intergovernmnetal Panel on climate change: “The Physical Science of Climete Change”, WGII:”Impacts, Adaptation & Vulnerrability”, WGIII: “ Mitigation of Climate Change”, 2007. 88. OECD (2013), Putting Green Growth at the Heart of Development, OECD Green Growth Studies, By OECD, 189 pagees 155 89. Youngae Lim, Korea Development Institute (2006), Structural Reform and Sustainable Development: Recent Experiencesin Korea, APEC-EC Symposium 90. Panayotou T. (2001), Inviromental Sustainability and Services in Developing Global City- Regions in Scott, By Oxford University Press, Lodon 91..R Dalat, G.D Karale and C.H Mmin (2009), Effect of the leng long day period and time S of pinching on chrysanthemum quality, Science Horticulture, 21, PP. 91-104 92. Mortense L.M, Strumme E. (1987), Effect of light quality on some greenhouse rpo” Science Horticultuere, 33, pp. 27-36 93. S.R Dalal, G.D Karale, Kalkame C.H (2009), Effect of growth, yield and quality of Chrysanthemum under net huose conditions, Asian Journal of Horticulture, 4, PP.161-163 94. Mellor J.W., 1995. Agriculture on the Road to Industrialization, John Hopkins University Press, Baltimore 95. David Begg, Stanley Fischer and Rudiger Dornbusch (2007), Economics, 8 th Edition, Punlished by McGraw-Hill Education 96. Daron Acemoglu, James Robinson (2012), Why Nations Fail: The Origins of Power, Prosperity and Poverty, By the University of Seranto, MIT CIS. 97. FAO (2006), Key Statistics of Food and Agriculture External Trade. Food and Agricultural Organization of the United Nations (FAO), Statistics Division 98. UNDP (2007), Thailand’s Best Practices and Lessons Learned in Development https://www.undp.org/content/dam/thailand/docs/TICAUNDPbpVol1.pdf 99. MARDI & FAO (2007), Country report on the state of plant genetic resources for food and agriculture in Malaysia (1997-2007). 156 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. “Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa”, trang 88-90, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 14, tháng 5/2017. 2. “Phát huy lợi thế so sánh để hình thành nhiều nông sản chủ lực làm giàu cho nông dân miền núi Thanh Hóa”, trang 66-68, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương số 547, tháng 8/2019. 3. “Phát triển nông nghiệp vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa: cách tiếp cận từ thị trường g n với hiện đại hóa”, trang 38-40, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương số 548, tháng 9/2019. 1 PHẦN PHỤ LỤC 2 Phụ biểu 1: GTSX nông nghiệp của miền núi Thanh Hóa, giá 2010 Chỉ tiêu và đơn vị tính 2010 2015 2018 1.Dân số, 1000 ngƣời 948 1025 1076 2.GTSX, Tỷ đồng 3431 4434 5106 + Trồng trọt, Tỷ đ 1856 2323 2431 % so tổng số 70,4 66,8 60,5 + Chăn nuôi, Tỷ đ 564 846 1094 % so tổng số 21,4 24,3 27,2 + Dịch vụ nông nghiệp, Tỷ đ 217 309 491 % so tổng số 8,2 8,9 12,3 * Sản phẩm chủ lực, Tỷ đ 379 543 650 % so tổng số 14,4 15,6 16,1 * Lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, Tỷ đ 214 320 386 % so tổng số 8,1 9,2 9,6 3.GTGT, Tỷ đồng 1139 1614 1884 % so GTSX 43,2 46,4 46,9 + Trồng trọt, Tỷ đ 804 1080 1164 % so tổng số 70,6 66,9 61,8 + Chăn nuôi, Tỷ đ 231 373 495 % so tổng số 20,3 23,1 26,3 + Dịch vụ nông nghiệp, Tỷ đ 104 161 225 % so tổng số 9,1 10,0 11,9 * Sản phẩm chủ lực, Tỷ đ 166 255 309 % so tổng số 14,6 15,8 16,4 * Lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, Tỷ đ 96 150 185 % so tổng số 8,4 9,3 9,8 4.Lao động nông nghiệp, 1000 người 465 456 449 % so l o động xã hội 85,3 70,7 67,9 + Trồng trọt, 1000 người 328 305 277 % so tổng số 70,6 66,9 61,8 + Chăn nuôi, 1000 người 94 105 118 % so tổng số 20,3 23,1 26,3 + Dịch vụ nông nghiệp, 1000 người 43 46 54 % so tổng số 9,1 10,0 11,9 5.Diện t ch đất nông nghiệp, 1000 ha 122 124 126 6.Giá trị nông sản hàng hóa, Tỷ đ 97 213 305 % so tổng GTGT nông nghiệp 8,5 13,2 16,2 Nguồn: Cục thống kê tỉnh và Thống kê các huyện miền núi. Ghi chú: GTSX: Giá trị sản xuất; GTGT: Giá trị gi t ng 3 Phụ biểu 1a Một số chỉ tiêu về giá trị gia tăng nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa Năm GTGT nông nghiệp, Tỷ đ Trong đó Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 2010 1139 804 231 104 2011 1140 788 246 107 2012 1237 865 259 113 2013 1365 970 273 122 2014 1499 1038 315 146 2015 1614 1080 373 161 2016 1622 1050 394 178 2017 1731 1096 457 195 2018 1884 1164 495 225 Nguồn: Thống kê các huyện; Giá 2010 Phụ biểu 2: Đầu tƣ phát triển nông nghiệp giai đoạn 2010-2018 của miền núi Thanh Hóa Đơn vị: Tỷ đồng, giá 2010 Lĩnh vực đầu tƣ 2011-2015 2016-2018 2011-2018 Tổng số 1425 864 2289 + Trồng trọt 420 276 696 % so tổng số 29,5 32,0 30,4 + Chăn nuôi 279 180 459 % so tổng số 19,6 20,9 20,1 + Thủy lợi nông nghiệp 726 408 1134 % so tổng số 50,9 47,1 49,5 ICOR 3,0 3,2 3,1 Nguồn: Cục thống kê tỉnh và Thống kê các huyện miền núi Phụ biểu 3: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của miền núi Thanh Hóa Đơn vị: 1000 ha, % Loại đất 2005 2010 2018 Tổng diện t ch đất nông nghiệp 117,6 122,0 122,2 1. Đất trồng cây hàng năm 90,8 85,2 81,8 % so tổng sô 77,2 69,8 66,9 - Đất trồng lúa 46,1 43,1 39,6 % so tổng sô 39,2 35,3 32,4 4 * Đất lúa 1 vụ 5,5 4,9 4,2 % so tổng đất lúa 11,9 11,2 10,6 - Đất cây hàng năm khác 44,7 42,1 42,2 % so tổng sô 38,0 34,5 34,5 2. Đất trồng cỏ chăn nuôi 3,1 0,5 3,5 % so tổng sô 2,6 0,4 2,9 3. Đất trồng cây lâu năm 21,4 32,6 33,1 % so tổng sô 18,2 26,7 27,0 4. Đất nuôi thủy sản 2,1 3,4 3,5 % so tổng sô 1,7 2,8 2,9 5. Đất nông nghiệp khác 0,13 0,27 0,3 % so tổng sô 0,1 0,2 0,2 Nguồn:Cục thống kê tỉnh và Thống kê các huyện miền núi Phụ biểu 4: Một số nông sản chủ yếu của miền núi Thanh Hóa Chỉ tiêu và đơn vị tính 2010 2015 2018 1. Thóc/lúa, 1000 tấn 303 312 320 Riêng thóc chất lượng cao, 1000 tấn 0 15 40 2. Ngô, 1000 tấn 102 108 110 3. Mủ cao su, 1000 tấn 7,3 13 18 4. Sắn tươi (nguyên liệu), 1000 tấn 150 165 180 5. Cam chất lượng cao, 1000 tấn 0 0,5 39 6. Dưa ngọt chất lượng cao, 1000 tấn 0 25 120 7. Rau sạch, 1000 tấn 0 20 140 8. Mía cây, 1000 tấn 1200 1500 1850 9. Đậu tương, 1000 tấn 1,9 3,0 7,5 10.Đàn bò sữa, con 1.450 3680 7.500 11.Đàn bò thịt chất lượng cao, con 0 18.000 55.000 12. Đàn lợn siêu nạc, 1000 con 34 45 210 13. Đàn gia cầm chất lượng cao, 1000 con 80 250 1.500 14. Trứng gia cầm, Triệu quả 4 7 15 15. Cá các loại, 1000 tấn 8 12 28 16. Đường các loại, 1000 tấn 50 65 70 17. Sưa quy tươi, 1000 tấn 5,4 13 27 Nguồn: Cục thống kê tỉnh và Thống kê các huyện miền núi 5 Phụ biểu 5: Dự báo GTSX nông nghiệp và GTGT của miền núi Thanh Hóa, giá 2010 Chỉ tiêu và đơn vị tính 2018 2020 2025 Tốc độ tăng b/q năm, % 19-20 21-25 1.Dân số, 1000 ngƣời 1076 1108 1193 1,5 1,35 2.GTSX, Tỷ đồng 5106 5790 7747 6,5 6,5 + Trồng trọt, Tỷ đ 2431 3323 4075 3,8 4,0 % so tổng số 60,5 57,4 52,6 - - + Chăn nuôi, Tỷ đ 1094 1668 2525 9,7 10,9 % so tổng số 27,2 28,8 32,6 - - + Dịch vụ nông nghiệp, Tỷ đ 491 799 1147 12,0 9,1 % so tổng số 12,3 13,8 14,8 - - * Sản phẩm chủ lực, Tỷ đ 650 1013 2169 10,8 16,3 % so tổng số 16,1 17,5 28,0 - - * Lĩnh vực sử dụng công, Tỷ đ nghệ cao 386 683 1740 17,9 24,9 % so tổng số 9,6 11,8 22,5 - - 3.GTGT, Tỷ đồng 1884 2229 4044 8,2 8,5 % so GTSX 46,9 48,4 52,2 - - + Trồng trọt, Tỷ đ 1164 1342 2337 7,4 7,5 % so tổng số 61,8 60,9 57,8 + Chăn nuôi, Tỷ đ 495 617 1180 11,0 11,5 % so tổng số 26,3 27,7 29,2 + Dịch vụ nông nghiệp, Tỷ đ 225 277 527 5,9 10,3 % so tổng số 11,9 11,4 13,0 * Sản phẩm chủ lực, Tỷ đ 309 392 914 12,6 18,4 % so tổng số 16,4 17,8 28,9 - - * Lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, Tỷ đ 185 276 775 22,2 22,9 % so tổng số 9,8 12,5 24,5 - - 4.Lao động nông nghiệp, 1000 người 449 436 415 -1,45 -1,0 6 % so l o động xã hội 67,9 65,5 48,0 + Trồng trọt, 1000 người 277 261 225 -2,8 -3,0 % so tổng số 61,8 60,0 54,5 + Chăn nuôi, 1000 người 118 119 131 0,4 1,95 % so tổng số 26,3 27,2 32,0 + Dịch vụ nông nghiệp, 1000 người 54 56 59 1,85 1,05 % so tổng số 11,9 12,8 13,5 5.Diện t ch đất nông nghiệp, 1000 ha 126 128 129 - - 6.Lao động công nghiệp chế biến nông sản 11,8 15,0 32 12,7 16,3 Nguồn: Tác giả. 2018 Cục thoongs kê tỉnh và thống kê các huyện Ghi chú: GTSX: Giá trị sản xuất; GTGT: Giá trị gi t ng Phàn dự báo: - C n ứu vào dự báo tổng GRDP của tỉnh và cân nh c khả n ng t ng tốc của sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh 2021-2025 để dự báo tổng GTGT nông nghiệp. - C n ứ vào quan hệ tỷ lệ đ ng g p ủa các phân ngành Trồng trọt, h n nu i, ịch vụ nông nghiệp trong những n vừa qua và dự báo các chỉ số tương qu n ho 5 n 2021-2025 để dự báo GTGT củ á phân ng nh ũng nhưu tỷ trọng của các phân ngành trong tổng GTGT nông nghiệp của miền núi. 7 Phụ biểu 6: Dự báo đầu tƣ phát triển nông nghiệp của miền núi Thanh Hóa Đơn vị: Tỷ đồng, giá 2010 Lĩnh vực đầu tƣ 2011-2018 2019-2020 2021-2025 Tổng số 2289 564 3620 + Trồng trọt 696 175 1158 + Chăn nuôi 459 118 965 + Thủy lợi nông nghiệp 1134 271 1557 ICOR 3,1 3,15 3,05 Nguồn: Tác giả; 2010-2018 theo Cục thống kê tỉnh và Thống kê các huyện Cách dự áo: Trên ơ sở chỉ số ICOR của toàn tỉnh ũng nhưu ủa riêng khu vực sản xuất nông nghiệp trong thời gian vừ qu . Đồng thời n ứu vào kết quả dự báo GTGT nông nghiệp ũng nhưu n ứ vào yêu c u gi t ng hiệu quả phát triển kinh tế chung của miền núi tỉnh Thanh Hóa rồi dự báo chỉ số ICOR cho khu vực nông nghiệp. Từ đ tính toán được nhu c u vốn đ u tư ho n ng nghiệp Phụ biểu 7: Dự báo cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của miền núi Thanh Hóa Đơn vị: 1000 ha, % Loại đất 2018 2020 2025 Tăng, giảm (+,-), 1000 ha Tổng diện t ch đất nông nghiệp 122,2 125,0 130,0 +7,8 1. Đất trồng cây hàng năm 81,8 79 77 -4,8 % so tổng sô 66,9 63,2 59,2 - - Đất trồng lúa 39,6 37 35 -4,6 % so tổng sô 32,4 29,6 26,9 - * Riêng đất lúa 1 vụ 5,5 4,0 0 -5,5 - Đất cây hàng năm khác 42,2 42 42 -0,2 % so tổng sô 34,5 33,6 32,3 - 2. Đất trồng cỏ chăn nuôi 3,5 5,0 8,0 +4,5 % so tổng sô 2,9 4,0 6,2 - 3. Đất trồng cây lâu năm 33,1 36,5 40 +6,9 % so tổng sô 27,0 29,2 30,8 - 4. Đất nuôi thủy sản 3,5 4 4,5 +1,0 % so tổng sô 2,9 3,2 3,5 - 5. Đất nông nghiệp khác 0,3 0,5 0,5 +0,2 % so tổng sô 0,2 0,4 0,4 - Nguồn: Tác giả ; 2018 Cục thống kê tỉnh và Thống kê các huyện C n ứ: Từ yêu c u nâng o n ng suất cây trồng, vật nuôi và yêu c u nâng cao mức sống n ng ân ũng nhưu hiệu quả sử dụng đất trong nhwungx n tới 8 Phụ biểu 8: Dự báo một số nông sản chủ yếu của miền núi Thanh Hóa Đơn vị: 1000 tấn, con, 1000 con Nông sản 2018 2020 2025 1. Thóc/lúa 320 335 380 Riêng thóc chất lượng cao 40 75 100 2. Ngô 110 120 180 3. Mủ cao su 7,3 10 18 4. Sắn tươi (nguyên liệu) 180 270 350 5. Cam chất lượng cao 39 45 145 6. Dưa ngọt chất lượng coa 120 480 15000 7. Rau sạch 140 280 350 8. Mía cây 1850 2200 3500 9. Đậu tương 7,5 15 25 10.Đàn bò sữa, con 7.500 15.000 40.000 11.Đàn bò thịt chất lượng cao, con 55.000 80.000 210.000 12. Đàn lợn siêu nạc, 1000 con 210 280 350 13. Đàn gia cầm chất lượng cao, 1000 con 1.500 3.000 4.500 14. Trứng gia cầm, Triệu quả 15 25 50 15. Cá các loại 28 35 40 16. Đường các loại 50 62 85 17. Sưa quy tươi, 1000 tấn 27 56 150 Nguồn: Tác giả ; 2018 Cục thống kê tỉnh và Thống kê các huyện C n ứ dự áo: C n ứ v o ơ ấu sử dụng đất nông nghiệp, dự áo n ng suất cây trồng, vật nuôi lấy từ như ú trung nh ủa những h nh đ đạt n ng suất cao trong thời gian vừa qua. Phụ biểu 9: Tổng hợp kết quả khảo sát hiệu quả sản xuất một số cây trồng chính ở miền núi tỉnh Thanh Hóa Đơn vị: Triệu đồng, giá thực tế Chỉ tiêu 2010 2015 2018 GTGT/ha đất trồng trọt 8,6 10,9 13,8 Trong đ : 1- Cây lúa: - Doanh thu bình quân trên 1 ha 34,0 39,2 42,3 - Chi phí sản xuất/ha 33,1 38,1 41,1 - Lợi nhuận (GTGT) 0,9 1,1 1,2 2- Cây đậu tương: - Doanh thu 36,1 41,1 15,3 - Chi phí sản xuất 33,0 37,2 10,1 - Lợi nhuận (GTGT) 3,1 3,9 5,2 9 - Cây bưởi: - Doanh thu 78,7 80,8 87,9 - Chi phí sản xuất 68,2 69,5 69,4 - Lợi nhuận (GTGT) 10,5 11,3 18,5 - Cây dưa lưới và dưa kim hoàng hậu - Doanh thu 137,6 175,3 216,5 - Chi phí sản xuất 119,2 150,6 137,6 - GTGT 18,4 24,7 78,9 Nguồn: Tác giả khảo sát các hộ, một số hợp tác xã trồng ư lưới v ư i ho ng hậu ở Thọ Xuân, Thường Xuân, Ngọc Lặc. Phụ lục 10: Tổng hợp văn bản quy phạm pháp luật về phát triển miền núi tỉnh Thanh Hóa A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA TTRUNG ƢƠNG Để phát triển miền núi của nước ta, Chính phủ và Thủ tướng chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó tiêu biểu là: 1. Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn 2. Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ, nâng cao thu nhập gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020. 3. Quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 27/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc 62 huyện nghèo 4. Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 – 2020 5. Quyết định 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 và Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 về Chính sách này thay thế Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản ĐBKK. 10 Nhận xét: (1). Vấn đề đ đề cập: hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ các hộ trong sản xuất kinh doanh ở vùng khó khăn theo hướng nâng cao thu nhập và giảm nghèo; tăng cường nhân lực trẻ có tri thức cho các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số... nên tháo gỡ được một số khó khăn cho người dân. (2). Vấn đề đang bất cập: Chính sách hỗ trợ thiếu cụ thể, không đủ mức và nhiều khi không kịp thời, Vấn đề bảo hiểm nông nghiệp vẫn chưa cụ thể trong khi người dân gặp khó khăn trong việc bảo hiểm sản xuất nông nghiệp. Chưa có chính sách thỏa đáng để hỗ trợ thiệt hại do thiên tai. Trung ương chưa có biện pháp cung cấp thỏa đáng thông tin kinh tế từ các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết với nước ngoài. 11 B. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA TỈNH Để phát triển miền núi của tỉnh, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó tiêu biểu là: 1. Nghị quyết số 151/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020. 2. Nghị quyết số 152/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020. 3. Nghị quyết số 81/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. 4. Quyết định số 2181/QĐ-UBND ngày 25/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”. 5. Quyết định số 4438/QĐ-UBND ngày 11/12/2014 của UBND tỉnh về việc thực hiện Đề án "Phát triển cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm đặc sản trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020". 6. Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 09/02/2015 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án "Hỗ trợ giảm nghèo cho các xã có tỷ lệ nghèo cao vùng miền núi, không nằm trong danh mục xã ĐBKK Chương trình 135 giai đoạn III. 7. Quyết định số 2009/QĐ-UBND ngày 02/6/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt Đề án“Ổn định đời sống, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội các bản dân tộc Mông, huyện Quan Sơn giai đoạn 2016 – 2020”. 8. Quyết định số 4620/QĐ-UBND ngày 10/11/2015 của UBND tỉnh về việc thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020". 9. Quyết định số 2083/QĐ-UBND ngày 16/6/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án "Ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Khơ Mú tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020". 12 10. Quyết định số 4734/QĐ-UBND ngày 07/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng điểm điển hình giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020”. Nhận xét: (1). Vấn đề đ đề cập: Đã có chủ trương tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; hỗ trợ phát triển giống cây trồng vật nuôi gắn với phát triển các sản phẩm đặc thù; phát triển làng nghề; hỗ trợ ổn định cuộc sống người dân và giảm hộ nghèo... tạo khung pháp lý để làm thay đổi nhận thức về sản xuất gắn với thị trường và chỉ ra rõ hơn định hướng phát triển sản phẩm hàng hóa ở miền núi tỉnh Thanh Hóa phải dựa vào công nghệ tiên tiến. (2). Vấn đề đang bất cập: Chủ trương đã có nhưng thiếu cụ thể (phát triển sản phẩm gì, thúc đẩy sản xuất từ đâu, làm thế nào và tìm đâu ra nguồn lực để hiện thực hóa các chủ trương đã đề ra. Điều nổi cộm là thiếu hướng dẫn phát triển kinh tế và thiếu tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho người dân, chưa hướng dẫn sản xuất, triển khai lập chỉ dẫn địa lý, truy suất nguồn gốc nông sản. Chưa có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu dự báo cũng như thiếu thông tin phục vụ phát triển kinh tế nói chung và phục vụ phát triển nông nghiệp nói riêng. Chưa có giải pháp cụ thể để bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, chưa có chính sách hỗ trợ xây dựng chợ nông sản và sàn nông sản cho khu vực miền núi của tỉnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nang_cao_hieu_qua_phat_trien_nong_nghiep_o_mien_nui.pdf
  • docxNhững đóng góp mới của luận án.docx
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN TIENG VIET.pdf
  • pdftom tat TIENG ANH 05.3.20.pdf