Luận án Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam hiện nay

Phương án tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu rộng rãi cho công chúng. Theo nhận định cho đến hết năm 2015, phương án tăng vốn này khó có tính khả thi với nhóm các NHTM vừa với ba lý do. Một là: Những công bố về tình trạng tài chính không mấy bền vững của các Ngân hàng khiến tâm lý các nhà đầu tư trở nên dè dặt; Hai là: Nhiều nhà đầu tư thoái vốn trong lĩnh vực ngân hàng, đồng nghĩa với việc nguồn cung của các loại cổ phiếu của ngân hàng dư thừa so với lực cầu, do đó việc phát hành cổ phiếu để thu hút cổ đông mới khó có thể thực thi; Ba là: Nguồn lực tài chính của các nhà đầu tư đã trở nên cạn kiệt do những khó khăn chung của nền kinh tế nên với những cổ phiếu của ngân hàng hạng trung này khó hấp dẫn với các nhà đầu tư. Hơn nữa, xét về góc độ hiệu quả, phát hành cổ phiếu ra công chúng sẽ tốn kém chi phí trong khi hiệu quả sử dụng vốn ở thời điểm này chắc chắn không cao. Do vây, phương án phát hành cổ phiếu ra công chúng sẽ được các ngân hàng cân nhắc sau khi quá trình tái cấu trúc ngân hàng đã phát huy hiệu quả

pdf218 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng Nền tảng kinh doanh ngân hàng là dựa trên chữ tín, vì vậy các hoạt động không chỉ đòi hỏi tính chuyên nghiệp mà còn phải có tính minh bạch cao. Thực tế trên thế giới cho thấy, rủi ro đạo đức có thể đe dọa đến sự đổ vỡ của một Ngân hàng. Do vậy, tăng cường giáo dục đạo đức là việc làm cần thiết của ngân hàng bên cạnh yêu cầu xây dựng quy trình tác nghiệp chặt chẽ và hệ thống kiểm soát đặc biệt đối với cán bộ Ngân hàng. 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM. Nâng cao năng lực tài chính ngân hàng, không chỉ phụ thuộc vào những nỗ lực từ phía các NHTM mà còn phụ thuộc nhiều vào những tác động từ bên ngoài. Vì vậy, bên cạnh những giải pháp thực thi của NHTM, cần có sự hỗ trợ từ NHNN cũng như các Bộ ngành và Chính phủ nhằm giúp các NHTMCP nâng cao năng lực tài chính trong bối cảnh hiện nay. 180 3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc 3.3.1.1 Thúc đẩy quá trình tái cấu trúc các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP luôn đi đôi với tiến trình và những thành công của quá trình tái cấu trúc ngân hàng. Vì vậy, với vị trí là cơ quan quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng, NHNN cần xây dựng những giải pháp thích hợp cũng như quyết liệt triển khai để thúc đẩy tiến trình tái cấu trúc đối với các NHTM. Cụ thể là: - Tiếp tục yêu cầu các NHTM nhanh chóng hoàn thành việc thống kê chính xác về quy mô cũng như cơ cấu nợ xấu để gửi về NHNN. Trên cơ sở tổng hợp số liệu, thực trạng nợ xấu và các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng theo đề án của mỗi Ngân hàng, NHNN sẽ tư vấn, phê duyệt, giám sát quá trình triển khai đề án xử lý nợ xấu của các NHTM. Cương quyết xử lý bằng chế tài đối với các ngân hàng có dấu hiệu che dấu nợ xấu hay không thực hiện nghiêm túc các giải pháp xử lý theo đề án đã được NHNN phê duyệt. Mục đích để cuối 2015, các NHTM có thể hoàn tất việc xử lý nợ xấu để lành mạnh hóa tình trạng tài chính, tạo nền móng vững chắc cho giai đoạn phát triển an toàn, bền vững. - Từng bước giải quyết những hệ lụy của sở hữu chéo ngân hàng. Thực tế hiện nay, sở hữu chéo đang làm “mù mờ”hiện trạng của các NHTM cũng như “vô hiệu hóa”các biện pháp quản lý giám sát hoạt động của hệ thống Ngân hàng. Vì vậy, để hướng tới yêu cầu năng cao năng lực tài chính của các NHTMCP thì giải quyết những hệ lụy của sở hữu chéo ngân hàng là biện pháp hàng đầu cần được thực thi từ phía NHNN; Cụ thể . Quan điểm xử lý tình trạng sở hữu chéo là kiên quyết nhưng phải thận trọng với những bước đi phù hợp. Quan điểm này xuất phát từ thực tế là sở hữu chéo có tác động mang tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Và mục đích của nhà quản lý là loại trừ những tác động tiêu cực của sở hữu chéo chứ không phải xóa bỏ tình trạng sở hữu chéo. Mặt khác, thực hiện giải pháp này là cần thiết nhưng nếu không thận trọng sẽ dẫn đến những đổ vỡ “không kiểm soát”, gây ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng. 181 . NHNN yêu cầu các NHTMCP công khai, báo cáo việc cấp tín dụng, góp vốn, mua cổ phần đặc biệt đối với người có liên quan của những đối tượng không được cấp tín dụng, đối tượng hạn chế cấp tín dụng.Giám sát chặt chẽ quan hệ tín dụng của các đối tượng có sở hữu chéo. Trong đó, NHNN giám sát chặt chẽ quan hệ tín dụng của những cổ đông và người có liên quan tại các TCTD có liên quan để một mặt đánh giá khả năng tài chính của cổ đông; mặt khác, ngăn chặn, phát hiện và xử lý tình trạng thao túng, chi phối Ngân hàng dẫn đến vi phạm giới hạn cấp tín dụng cho cổ đông và người liên quan . Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, rà soát, chấn chỉnh các trường hợp vi phạm các quy định của Luật các TCTD năm 2010 và các quy định có liên quan đến vấn đề sở hữu chéo của các TCTD theo tinh thần của thông tư 36/2014/TT- NHNN. Xây dựng lộ trình giảm sở hữu vốn lẫn nhau giữa các TCTD; tạo điều kiện cho các TCTD thoái vốn ở các TCTD và các công ty con, công ty liên kết hoạt động không có hiệu quả. . Xác định nguồn lực tài chính các cổ đông của TCTD khi tham gia góp vốn, mua cổ phần tại TCTD. Để đảm bảo nguồn vốn của các cổ đông là cá nhân, tổ chức đầu tư vào TCTD là hợp pháp và phản ánh đúng thực chất năng lực tài chính của họ. Khi xem xét việc tăng vốn điều lệ của các TCTD, NHNN tăng cường công tác xác minh nguồn tiền của các cổ đông và người có liên quan khi tham gia góp vốn, mua cổ phần tại các TCTD (thông qua các hồ sơ chứng minh năng lực tài chính và quan hệ tín dụng tại các TCTD). . NHNN phối hợp chặt chẽ với Ủy ban chứng khoán nhà nước theo dõi, giám sát việc mua bán, chuyển nhượng cổ phần trên thị trường chứng khoán, đồng thời giám sát chặt chẽ các khoản cho vay đối với các nhà đầu tư có giao dịch lớn cổ phiếu để hạn chế việc cho vay, tài trợ lớn các giao dịch mua bán cổ phiếu gây tác động bất lợi tới thị trường chứng khoán và rủi ro của Ngân hàng. - Với quan điểm xử lý cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo hướng khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc tự nguyện. Hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất và chi phí của ngân sách nhà nước cho cho xử lý những vấn đề của hệ thống các tổ chức tín dụng. Để loại bỏ những ảnh 182 hưởng “nguy hiểm”đe dọa an toàn hệ thống, trong giai đoạn đầu của quá trình tái cấu trúc, NHNN yêu cầu các TCTD yếu kém xây dựng đề án tái cơ cấu để trình NHNN đánh giá và phê duyệt. Nhằm đảm bảo sự hợp tác của các ngân hàng trong việc thực hiện đề án tái cơ cấu, trong trường hợp cần thiết, NHNN sẽ yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải thực hiện các biện pháp bắt buộc như chuyển nhượng vốn góp, vốn cổ phần.Thành viên góp vốn, cổ đông lớn, cổ đông nắm quyền kiểm soát, chi phối tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho NHNN hoặc tổ chức tín dụng được chỉ định. Mặt khác,để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém trên cơ sở tham gia của cổ đông ngoại, trường hợp cần thiết NHNN có thể trình thủ tướng phương án nới “room”cho các nhà đầu tư nước ngoài. - Yêu cầu và giám sát chặt chẽ các NHTM nghiêm túc chấp hành về tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động theo tinh thần của luật TCTD. Biện pháp này nhằm đạt được hai mục đích; Trước hết là tạo sức ép với các NHTMCP trong việc chủ động tìm kiếm đối tác để hợp nhất nhằm đáp ứng những tỷ lệ đảm bảo an toàn mà nếu “đơn lẻ”thì ngân hàng không thể đủ sức thực hiện; Thứ đến, các NHTMCP phải có lộ trình thực hiện việc đảm bảo tỷ lệ an toàn hoạt động theo chuẩn mực quốc tế để có đủ năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Nhằm mục đích đến hết 2015, tất cả các NHTMCP phải hoàn thành việc niêm yết cổ phiếu của mình trên sàn chứng khoán, NHNN tiếp tục yêu cầu các chi nhánh tỉnh, thành phố của mình đôn đốc các NHTMCP đặt trụ sở chính trên địa bàn chưa niêm yết cổ phiếu hoàn thiện kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Đồng thời, theo dõi, giám sát việc triển khai kế hoạch niêm yết cổ phiếu của các NHTMCP trên địa bàn; kịp thời báo cáo và đề xuất Thống đốc NHNN các biện pháp để nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng theo chủ trương nêu tại Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012. - Ngân hàng Nhà Nước nên tiếp tục giám sát và kiến nghị với Chính Phủ về khung pháp lý hoạt động của VAMC. 183 Mặc dù nghị định 34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015 chỉnh sửa một số điều của nghị định 53/2013/NĐ-CP về hoạt động của VAMC và thông tư số 14/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của TT 19/2013/TT-NHNN về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty VAMC đã mở ra nhiều thuận lợi cho VAMC trong việc xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, với quy mô nợ xấu khổng lồ mà VAMC đã và đã và sẽ “ôm về”thì vẫn cần hơn nữa những hướng đi rộng hơn cho VAMC để xử lý như quy mô vốn điều lệ hay các quy định pháp lý liên quan đến việc xử lý tài sản đảm bảo 3.3.1.2. Nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, thanh tra giám sát đối với các tổ chức tín dụng An toàn và lợi nhuận trong kinh doanh là những mục tiêu theo đuổi với các TCTD mà không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau. Chạy theo lợi nhuận cao, khiến nhiều NHTM có thể bị đe dọa đến mức độ an toàn trong hoạt động.Với vai trò quản lý hoạt động của các TCTD, NHNN sẽ tác động đến yếu tố cân bằng giữa lợi nhuận và an toàn hoạt động thông qua vai công tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động của các TCTD. Thực tế cho thấy, tình trạng phát triển “nóng”hay quy mô “vốn ảo”tại các NHTMCP đã khiến không ít Ngân hàng phải đối mặt với những hậu quả như nợ xấu gia tăng, lợi nhuận giảm sút, rủi ro thanh khoản đe dọa..Khắc phục vấn đề này, ngoài những nỗ lực của các TCTD, rất cần tăng cường vai trò quản lý, thanh tra, giám sát của NHNN một cách có hiệu quả hơn nữa. Cụ thể là: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động thanh tra, giám sát: Mặc dù cho đến này, hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN đã được dựa trên nền tảng pháp lý như Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 và Luật Các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/201, Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011. Cùng với đó, Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra và Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về hoạt động thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên khi triển khai công tác thanh tra, nhiều vấn đề bất cập nảy sinh như thiếu hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thanh tra; xử phạt vi phạm hành chính; tình trạng chồng chéo của các quy định pháp lý; thiếu cơ chế phối 184 hợp thông tin giữa thanh tra ngân hàng và các cơ quan thanh tra Bộ, ngành khác. Đặc biệt, thiếu khung pháp lý phù hợp đối với phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro. Trong thời gian tới để hoàn thiện khung pháp lý cho công tác thanh tra, giám sát,trước hết NHNN cần ban hành Thông tư về quy trình, thủ tục thanh tra và quy trình, thủ tục giám sát Ngân hàng. Tiến đến, NHNN sẽ phải ban hành các quy định cụ thể hướng dẫn thực hiện phương thức thanh tra trên cơ sở rủi ro. Các cơ chế, chính sách quản lý và quy chế an toàn hoạt động Ngân hàng phải được tiếp tục hoàn thiện theo hướng áp dụng các nguyên tắc của Basel II và các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện mô hình tổ chức thanh tra, giám sát: Mô hình tổ chức thanh tra, giám sát Ngân hàng sẽ tiếp tục được hoàn thiện theo theo nguyên tắc tập trung, thống nhất thành hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Trước mắt, các đơn vị thanh tra, giám sát Ngân hàng thuộc tổ chức bộ máy của NHNN chi nhánh, chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng và chịu sự quản lý hành chính của NHNN chi nhánh Về nhiệm vụ, phạm vi và nội dung quản lý, thanh tra, giám sát của đơn vị thanh tra, giám sát ngân hàng phải phù hợp với yêu cầu thống nhất thực hiện các nhiệm vụ cấp, thu hồi một số loại giấy phép; thanh tra tại chỗ, giám sát từ xa, xử lý rủi ro và vi phạm. Theo đó, đơn vị thanh tra, giám sát là đầu mối thống nhất thực hiện quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động Ngân hàng trên địa bàn. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát thì về lâu dài các đơn vị thanh tra, giám sát ngân hàng nên được tổ chức độc lập với NHNN chi nhánh và chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn về công tác tổ chức, cán bộ và chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Mô hình tổ chức này sẽ phù hợp hơn với yêu cầu thanh tra, giám sát ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế. Việc đổi mới mô hình nên được tiến hành thận trọng theo từng bước thích hợp từ thí điểm ở một số tỉnh, thành phố đến áp dụng đồng loạt trên phạm vi toàn quốc. Hoàn thiện cách thức quản lý, thanh tra, giám sát các TCTD theo hướng: . Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản cần thiết để đảm bảo cho hệ thống giám sát hoạt động có hiệu quả theo khuyến cáo của ủy ban Basel. . Hạn chế việc quản lý, giám sát ngân hàng bằng các công cụ hành chính, tăng giám sát của thị trường đối với hoạt động ngân hàng để vừa bảo đảm trách 185 nhiệm của các bên liên quan tự bảo vệ lợi ích của mình, đồng thời phối hợp với cơ quan quản lý quản lý, giám sát toàn diện các TCTD. Để tăng cường nguyên tắc thị trường và minh bạch hóa trong hoạt động ngân hàng, góp phần nâng cao trách nhiệm của TCTD với cổ đông, người gửi tiền thì tới đây NHNN phải yêu cầu bắt buộc các NHTMCP phải niêm yết cổ phiếu trên sàn. Đây là cách thức tốt nhất để tăng sự giám sát của đông đảo cổ đông đối với hoạt động của ban lãnh đạo ngân hàng. Mặt khác khi niêm yết cổ phiếu của mình lên sàn, các NHTMCP phải công khai báo cáo tài chính, từ đó giúp các cơ quan quản lý có thể kịp thời nắm bắt mức độ rủi ro ngân hàng. . Tăng cường công tác thanh tra, giám sát rủi ro: Bên cạnh việc thanh tra tuân thủ để đánh giá việc chấp hành các quy định pháp luật của các TCTD, NHNN nên tăng cường công tác thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Khi thực hiện thanh tra trên cơ sở rủi ro, Thanh tra NHNN có khả năng đánh giá tốt hơn năng lực quản lý của TCTD, tính chất phức tạp của hoạt động kinh doanh và những rủi ro mà TCTD gặp phải; tập trung tối đa nguồn lực để giải quyết các lĩnh vực có rủi ro cao nhất, làm lành mạnh hoá hoạt động của TCTD, góp phần ổn định hệ thống các TCTD. . Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu giám sát, thông kê phù hợp theo hướng có thể đo lường, cảnh báo sớm những rủi ro của các TCTD. Đặc biệt, an toàn hoạt động của ngân hàng không chỉ mang tính độc lập mà có tính hệ thống, vì vậy hệ thống giám sát của NHNN phải kết hợp cả giám sát vi mô và giám sát vĩ mô. NHNN cần hoàn thiện báo cáo giám sát an toàn vĩ mô theo thông lệ quốc tế, trên cơ sở phân tích một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống các TCTD. Tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng. Về phương pháp giám sát, bên cạnh phương pháp giám sát tại chỗ thì công tác giám sát từ xa có ý nghĩa hết sức quan trọng. Một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đến khả năng giám sát từ xa của NHNN là việc thu thập và xử lý thông tin. Chính vì vậy, NHNN cần nhanh chóng xây dựng hệ thống thông tin phù hợp với yêu cầu giám sát từ xa trên nền tảng công nghệ hiện đại để góp phần thu thập, xử lý thông tin theo yêu cầu của công tác giám sát. 186 Tăng cường đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát Ngân hàng cả về số lượng và chất lượng. Vấn đề cốt lõi để nâng cao hiệu quả của thanh tra, giám sát ngân hàng là đội ngũ cán bộ thanh tra. Để đổi mới công tác quản lý, giám sát ngân hàng theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế cần tạo dựng và phát triển được đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng có năng lực, trình độ chuyên môn tốt và đạo đức nghệ nghiệp là vấn đề mà NHNN phải nhanh chóng thực hiện. Từ việc tuyển dụng, tập huấn nghiệp vụ và nâng cao nhận thức đạo đức nghề nghiệp là những yêu cầu phải được thực hiện ngay và mang tính chiến lược trong hoạt động của NHNN. 3.3.1.3. Tăng cường phối kết hợp với các Bộ ngành để có những hỗ trợ với các ngân hàng trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp để đạt được mục tiêu xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng. - NHNN cần chủ động, thường xuyên phối kết hợp với các Bộ, ngành nhằm nắm bắt thông tin về thực tế cũng như định hướng hoạt động của các lĩnh vực. Qua đó giúp các NHTM có thêm những thông tin hữu ích để xây dựng danh mục cho vay phù hợp. - Phối hợp với Bộ tư pháp và Bộ tài nguyên môi trường triển khai thực hiện tinh thần thông tư 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN về xử lý tài sản bảo đảm theo Nghị định số163/2006/NÐ-CP ngày 29/12/2006 và Nghị định số 11/2012/NÐ- CP)ngày 22/02/2012 của Chính phủ. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo của Bộ công an, bộ tư pháp để xử lý dứt điểm các vụ án liên quan đến hoạt động của ngân hàng nhằm giải quyết những vướng mắc, khó khăn của các NHTM xử lý tài sản để thu nợ. 3.3.1.4. Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại. - Đứng trên góc độ an ninh tài chính quốc gia, tái cấu trúc ngân hàng phải đảm bảo yêu cầu an toàn nhất cho các TCTD. Vì vậy, với vai trò “người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế”, NHNN cần có biện pháp hỗ trợ thanh khoản kịp thời đối với các TCTD đang trong quá trình tái cấu trúc thông qua hình thức tái cấp vốn hay nghiệp vụ thị trường mở. 187 - Điều hành chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như công cụ lãi suất, thị trường mở, tỷ giá. Đồng thời phối kết hợp đồng bộ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Ổn định kinh tế vĩ mô được coi là vấn đề mấu chốt để giúp các doanh nghiệp phục hồi sau những khó khăn của cuộc khủng hoảng. Và chính sự hồi sinh của doanh nghiệp mới góp phần thúc đẩy sự lớn mạnh của ngân hàng. 3.3.1.5. Ngân hàng nhà nước phải ban hành lộ trình đối với các ngân hàng thương mại về việc xây dựng quy trình quản lý rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong điều kiện tự do hóa tài chính trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng sâu rộng, các NHTM phải tham gia vào sân chơi có tính bình đẳng với mức độ rủi ro ngày càng gia tăng. Để đảm bảo năng lực tài chính vững mạnh, yêu cầu đặt ra hiện nay là phải xây dựng được hệ thống quản lý rủi ro đáp ứng được yêu cầu quản trị ngân hàng hiện đại. Hệ thống quản lý rủi ro này phải hướng vào các chuẩn mực quốc tế, mà cụ thể trong điều kiện ở Việt Nam là những trụ cột của Basel 2. Việc đáp ứng về yêu cầu đảm bảo an toàn tuân thủ theo Basel 2 cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng đã xây dựng được một hệ thống quản lý rủi ro tiên tiến. Mặc dù thực tế hiện nay, các NHTM đều đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro của mình, nhưng với thực trạng bộc lộ về năng lực tài chính trong thời gian vừa qua cho thấy tồn tại những “lỗ hổng”khá nguy hiểm về quản lý rủi ro của ngân hàng. Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro là công việc tiến hành của mỗi NHTM, tuy nhiên với vai trò cầm trịch, NHNN cần khởi động trên cơ sở xác định lộ trình triển khai, xây dựng quy định hướng dẫn và đánh giá việc tuân thủ trong Basel 2. Vai trò này của NHNN có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi lẽ không có một tiêu chuẩn Basel II áp dụng chung cho tất cả các nước. Basel II đưa ra các chỉ dẫn, phương pháp tính toán, còn dữ liệu, đặc thù về con người, khẩu vị rủi ro của ngân hàng và danh mục tài sản mà các ngân hàng đang nắm giữ lại rất khác nhau do chi phối bởi thực tế của mỗi quốc gia. Mỗi nước sẽ có các tùy chỉnh riêng cho phù hợp với đặc thù của quốc gia. 3.3.1.6. Nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng nhà nước. Nâng cao năng lực tài chính của các NHTM không chỉ phụ thuộc vào năng lực quản trị điều hành của chính các ngân hàng mà còn phụ thuộc vào năng lực hoạt 188 động của NHNN. Bởi để có thể làm tốt vai trò “Điều tiết- dẫn dắt”của một cơ quan quản lý đòi hỏi NHNN cần có “đủ tầm”để thực hiện. Việc xây dựng một đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, cùng với mô hình tổ chức phù hợp dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để thu thập và xử lý thông tin, là những điều kiện cần có để NHNN nâng cao năng lực xây dựng chính sách, điều hành và dự báo của mình. 3.3.2. Kiến nghị đối với Chính Phủ và cơ quan quản lý nhà nƣớc 3.3.2.1. Tiếp tục triển khai việc thực hiện các nghị quyết của Chính phủ đã ban hành để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, khơi thông thị trường. Để nâng cao năng lực tài chính của các NHTM, vấn đề trước mắt là phải giải quyết những khó khăn cho các NHTM do ảnh hưởng của yếu tố thị trường. Do vậy, chính phủ cần tiếp tục triển khai những giải pháp đã được đề cập tại các nghị quyết đã được ban hành như nghị quyết Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; Nghị quyết số 29/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân; nghị quyết 02/NQ- CP ngày 7/1/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấuNếu thực hiện tốt yêu cầu của nghị quyết trên, những khó khăn của các doanh nghiệp sẽ dần được đẩy lùi, tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng, tào đà phát triển cho các Ngân hàng sau giai đoạn tái cấu trúc. 3.3.2.2. Chính phủ cũng như bộ ngành cần có những tháo gỡ khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo Với những nỗ lực để giải quyết nợ xấu, căn cứ Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 15/01/2013 của Chính phủ và Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 27/6/2013, Thống đốc NHNN quyết định thành lập Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. Sự ra đời của tổ chức này được coi là một giải pháp cần thiết để “thông mạch”cho các TCTD. Tuy nhiên, vấn đề vướng mắc nhất hiện nay của VAMC đó là những cản trở về mặt pháp lý trong việc mua - bán nợ xấu, đặc biệt là liên quan tài sản thế chấp là bất động sản. Trong một bối cảnh mà thị trường bất động sản vẫn còn đóng băng, thì cách thức xử lý như phát mại hay 189 hóa giá tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp không có khả năng phục hồi là vấn đề không dễ với VAMC. Ðiều này đòi hỏi bên cạnh nỗ lực tìm hướng giải quyết của VAMC cần có thêm sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành nhằm hoàn thiện thủ tục pháp lý cho việc bán đấu giá tài sản. Mặc dù, với nội dung của nghị định 17/2010/NĐ- CP về bán đấu giá tài sản và một loạt các văn bản liên quan đã được triển khai. Nhưng với tính chất đặc thù của việc bán đấu giá tài sản của VAMC, Bộ tư pháp cần nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về việc bán đấu giá tài sản của VAMC nhằm tạo điều kiện xử lý nhanh chóng nợ xấu đã mua. 3.3.2.3. Nâng cao vai trò điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ Với yêu cầu tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như các tổ chức tín dụng thì vai trò của Chính phủ hết sức quan trọng. Để làm được điều này, trước hết cần phải đổi mới tư duy điều hành kinh tế vĩ mô theo hướng tạo lập môi trường vĩ mô thuận lợi cho doanh nghiệp. Tư duy phải có tính dài hạn trên cơ sở lợi ích quốc gia, tránh tư duy lợi ích nhóm, ỷ lại dẫn đến tình trạng thiếu sự phối hợp, giám sát giữa trung ương và địa phương. Tăng cường phối kết hợp giữa điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam và chính sách tài khóa của Bộ tài chính để ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát thúc đẩy nền kinh tế hoạt động một cách có hiệu quả. Để nâng cao vai trò của Nhà nước trong điều hành kinh tế vĩ mô cần có sự tăng cường giám sát nhà nước đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Đảm bảo yêu cầu minh bạch, cần tiến hành kiểm toán toàn bộ các tập đoàn kinh tế nhà nước do các công ty kiểm toán và các chuyên gia quốc tế thực hiện. Tiến tới, cần cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Việc cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cần phải được tiến hành khẩn trương, quyết liệt, quy định rõ trách nhiệm của các bộ ngành trong việc chỉ đạo và giám sát thực hiện. Đồng thời để giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thoái vốn tại các NHTM theo tinh thần của nghị quyết 15/NQ- CP ngày 6/3/2014, Chính phủ cần giao cho NHNN xây dựng phương án “giá mua”, cách thức tiếp nhận điều hành với phần vốn nhà nước nắm giữ. 190 3.3.2.4. Hoàn thiện các chính sách vĩ mô tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Chính sách thuế:Trước những khó khăn của doanh nghiệp trong giai đoạn suy giảm kinh tế, những năm gần đây nhiều chính sách thuế được ban hành và sửa đổi theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp như chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, bổ sung Luật Thuế TNDN để tăng cường hiệu lực, hiệu quả của chính sách thuế và các cơ chế ưu đãi thuế TNDN theo hướng: Ưu đãi cho DN nhỏ và vừa; nghiên cứu để cùng với Luật đầu tư, luật thuế TNDN chỉ ra cụ thể các danh mục thuộc công nghiệp hỗ trợ cần khuyến khích và thu hút, các cơ chế ưu đãi cụ thể về thuế suất, miễn giảm thuế có thời hạn, bảo đạm tính cạnh tranh lành mạnh giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Mặt khác, chính sách thuế cần có tính lâu dài, hạn chế thay đổi, có tính thống nhất giữa các chính sách và thời gian áp dụng để người nộp thuế dễ áp dụng, văn bản hướng dẫn phải cụ thể, đầy đủ. Chính sách quản lý thuế và quản lý nhà nước phải đồng nhất Chính sách thoái vốn: Để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, chủ trương thoái vốn DNNN của Chính Phủ hiện nay là rất cần thiết, đặc biệt là thoái vốn đầu tư ngoài ngành trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng. Tuy nhiên, với bối cảnh khả năng tài chính hạn hẹp và tình trạng trầm lắng của thị trường chứng khoán hiện nay thì việc thoái vốn ồ ạt có thể dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư liên kết thao túng Ngân hàng. Do vậy, một mặt thanh tra NHNN cần giám sát yêu cầu các DNNN tiến hành thoái vốn theo đúng quy định của Nghị định 71/2013/NĐ- CP và quyết định số 51/2014/QĐ/TTg, sau khi nhà đầu tư mua xong cổ phần, cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm tra tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư, nguồn gốc dòng tiền đầu tư..Mặt khác, Chính phủ cần xác định lộ trình cho phép giảm tỉ lệ sở hữu vốn của nhà nước tại các ngân hàng xuống 51% để các NHTM chủ động kế hoạch phát “tín hiệu”ra thị trường [48]. Chính sách đất đai: Như thực tế đã đánh giá, một trong những điểm ách tắc lớn nhất hiện nay của ngân hàng cũng như công ty quản lý tài sản TCTD (VAMC) là vướng mắc pháp lý xử lý tài sản đảm bảo. Do vậy cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản theo hướng phát triển thị trường nhà ở; sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Dân sự theo hướng bảo vệ quyền của chủ 191 nợ, tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho việc mua bán, phát mãi tài sản đảm bảo. Mặt khác,việc xử lý TSĐB là quyền sử dụng đất của các TCTD cũng đang gặp nhiều khó khăn liên quan đến vấn đề tài sản gắn liền với đất. Bởi pháp luật không có quy định trong trường hợp chủ sở hữu tài sản không đồng ý chuyển nhượng tài sản gắn liền trên đất thì Ngân hàng cũng không xử lý được TSĐB là quyền sử dụng đất nếu chủ tài sản không đồng ý xử lý tài sản gắn liền trên đất. Do vậy, khung pháp lý nên tách quyền sử dụng đất ra khỏi vấn đề xử lý tài sản đảm bảo để thuận lợi cho các NHTM xử lý tài sản đảm bảo. 192 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Với 52 trang trình bày, chương 3 của luận án đã làm rõ được các vấn đề sau đây Một là: Chỉ rõ nhưng cơ hội và thách thức trong việc nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP, bên cạnh những tín hiệu tích cực như dấu hiệu phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới và trong nước cùng với những biện pháp điều hành đúng hướng của Chính Phủ và NHNN, đặc biệt Việt Nam sẽ chính thức tham gia Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TTP) được coi là những yếu tố thuận lợi trong việc nâng cao năng lực tài chính với các NHTMCP. Bên cạnh đó, luận án cũng cho rằng tốc độ phục hồi tăng trưởng kinh tế chậm, hiện trạng năng lực tài chính thấp là những thách thức đòi hỏi những nỗ lực hết sức của các NHTMCP khi bước vào sân chơi bình đẳng trên cơ sở hiệp định TTP. Hai là: Nêu lên những định hướng nhằm nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 Ba là: Trình bày các quan điểm trong việc nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP Bốn là: Trên cơ sở thực trạng năng lực tài chính của các NHTMCP đã đánh giá ở chương 2 và định hướng hoạt động, luận án đã đưa ra một số các giải pháp đối với các NHTMCP trong việc nâng cao năng lực tài chính.Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh ngân hàng đảm bảo sự phát triển bền vững như: Tăng quy mô vốn chủ sở hữu và nâng cao hệ số an toàn vốn; Nâng cao năng lực quản trị ngân hàng đặc biệt là quản trị rủi ro và quản trị điều hành;Nâng cao chất lượng tín dụng;Tăng cường khả năng thanh khoản cho các NHTMCP;Nâng cao chất lượng nhân lực ngân hàng. Năm là: Bên cạnh những giải pháp từ phía các NHTMCP, luận án còn trình bầy một số giải pháp vĩ mô được thực thi tại NHNN, Chính Phủ cũng như các Cơ quan Bộ ngành liên quan nhằm hỗ trợ các NHTMCP trong việc nâng cao năng lực tài chính.Những giải pháp này trọng tâm vào việc tháo gỡ những vướng mắc và tăng cường vai trò quản lý giám sát nhà nước đối với các NHTMCP. Cùng với những nỗ lực từ phía các NHTMCP, những giải pháp trên tầm vĩ mô được coi là điều kiện cần và đủ đối với NHTMCP trong việc nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 193 KẾT LUẬN LUẬN ÁN Năng lực tài chính của một NHTM đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự lớn mạnh của một ngân hàng. Năng lực tài chính của một NHTM càng được đảm bảo thì mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng càng thấp và năng lực cạnh tranh của NHTM trên thị trường được nâng lên. Do vậy, Năng lực tài chính của NHTM phải không ngừng được nâng cao và hoàn thiện và là điều kiện không thể thiếu được với bất cứ một NHTM nào. Hệ thống NHTMVN nói chung và NHTMCP nói riêng đã và đang từng bước nâng cao năng lực tài chính.Tuy nhiên, với “xuất phát điểm”thấp, kinh nghiệm thương trường hạn chế, điều này đã khiến các NHTMCP bộc lộ nhiều hạn chế về năng lực tài chính. Sau những tác động tiêu cực từ khủng hoảng tài chính của Mỹ và các nước Châu âu đến môi trường kinh tế vĩ mô trong nước, đẩy nhiều NHTMCP rơi vào tình trạng khó khăn. Thậm chí không ít các NHTMCP phải đưa vào diện “kiểm soát đặc biệt”của NHNN. Vì vậy, việc nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, bám sát với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của, với 174 trang trình bầy luận án đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản như sau Một là: Hệ thống hóa những lý luận về năng lực tài chính của của các NHTM. Luận án đã đưa ra quan điểm riêng về tài chính, năng lực tài chính của các NHTM. Với những phân tích và lập luận có tính thuyết phục, luận án đã chỉ ra những điểm đặc thù về năng lực tài chính của các NHTM. Khảng định sự cần thiết của việc nâng cao năng lực tài chính của các NHTM, qua đó luận án trình bày các chỉ số đánh giá về năng lực tài chính NHTM. Đặc biệt, luận án đã phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính NHTM, những nội dung này sẽ tạo cơ sở luận cho những phân tích đánh giá ở chương 2 cũng như các giải pháp đề cập trong chương 3. Hai là: Nghiên cứu kinh nghiệm của ngân hàng một số nước trong khu vực và trên thế giới trong việc nâng cao năng lực tài chính như những hỗ trợ thanh khoản và tái cấu trúc ngân hàng của Chính phủ và ngân hàng trung ương. Thực hiện 194 các giải pháp xử lý nợ xấu hay tăng quy mô vốn tự có của các NHTM dưới những định hướng của ngân hàng trung ương. Ba là: Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực tài chính của các NHTM cổ phần của Việt Nam giai đoạn 2009- 2014. Từ những đánh giá này, luận án giúp cho các nhà nghiên cứu và quản lý có cái nhìn tổng quan về năng lực tài chính của các NHTMCP hiện nay. Dựa trên yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế theo xu hướng mở cửa thị trường dịch vụ tài chính cũng như khuyến cáo, chuẩn mực quốc tế theo mô hình CAMELS về yêu cầu năng lực tài chính đối với các NHTM.Luận án chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế về năng lực tài chính của các NHTMCP. Hơn nữa,luận án đã phân tích nguyên nhân gây nên những ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTMCP trong giai đoạn khảo sát nghiên cứu. Bốn là: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực tài chính của các NHTM cổ phần hiện nay, định hướng đến năm 2020. Các giải pháp này được xây dựng dựa trên nền tảng lý luận cũng như thực tiễn hoạt động của các NHTMCP. 195 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lã Thị Lâm (2013),Hoạt động phi tín dụng của NHTM trong bối cảnh suy giảm kinh tế,Kỷ yếu Hội thảo Khoa học- Học viện Tài chính 2. Lã Thị Lâm (2013), Kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường an toàn tại các ngân hàng thương mại ,Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán 02(115). 3. Lã Thị Lâm (2013), Phát triển bền vững thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam, thành viên tham gia đề tài cấp học viện, Học Viện Tài Chính. 4. Lã Thị Lâm (2013), Năng lực tài chính các NHTM cổ phần nhìn từ góc độ đa năng hóa hoạt động,Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, 10(123)2013. 5. Lã Thị Lâm (2014), Để thông tư 09/2014/TT-NHNN trở thành giải pháp “bồi bổ sức khỏe” đối với các ngân hàng thương mại, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán 05(130)2014. 6. Lã Thị Lâm (2015), Năng lực tài chính của các NHTMCP- Nhìn từ góc độ chiến lược kinh doanh,Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán 07(144)2015 7. Lã Thị Lâm (2015),Tăng trưởng tín dụng năm 2015 nhìn từ góc độ phát triển bền vững ngân hàng, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán 10(147)2015. 8. Lã Thị Lâm (2015),Để tăng trưởng tín dụng không trở thành gánh nặng với các NHTMCP Việt nam, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán 12(149)2015. 9. Lã Thị Lâm (2015),Chính sách lãi suất thấp có phải là liều thuốc bổ với các DNVN trong giai đoạn suy giảm tăng trưởng kinh tế,Kỷ yếu Hội thảo Khoa học- Học viện Tài chính 10. Lã Thị Lâm (2015), Tăng trưởng tín dụng đối với phát triển bền vững của NHTMCP Việt Nam,Chủ nhiệm đề tài cấp Học viện, Học Viện Tài chính. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Phạm Thị Vân Anh (2012), Các giải pháp nâng cao năng lực Tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính,Hà Nội. [2] Minh Đức, "Ngân hàng quốc doanh tỉnh giấc", VnEconomy [3] Nguyễn Đức, "Ba xu hướng phát triển của dịch vụ ngân hàng", VnEconomy [4] PGS. TS. Phạm Ngọc Dũng, PGS.TS. Đinh Xuân Hạng (2011), Giáo trình Tài chính tiền tệ, Nxb Tài chính, tr.202.. [5] An Hạ, "Ngân hàng Nhà nước sửa sai thông tin về vốn chủ sở hữu Ngân hàng", Báo Dân trí [6] PGS. TS Đinh Xuân Hạng (2013), Quản lý danh mục cho vay tại các NHTMVN trong điều kiện suy thoái kinh tế- lấy dẫn chứng từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam để minh họa, Công trình nghiên cứu khoa học cấp Học viện, tr.33. [7] Nguyễn Thu Hiền (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội. [8] GS. TS Vũ Văn Hóa, PGS. TS Đinh Xuân Hạng (2006), Giáo trình Lý thuyết tiền tệ, Nhà xuất bản Tài chính, tr.169. [9] Nhật Trung, Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động- những thông lệ quốc tế, Tạp chí Ngân hàng số 17/2000. [9] Nguyễn Hoài, "Ngân hàng tăng vốn: sau cái thở phào của ông chủ nhà băng", Thời báo kinh tế 14/11/2013. [10] Th.s Đỗ Khắc Hướng, "Xu hướng thay đổi cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam", Tạp chí Tài chính số 5/2013. [11]. Th.s Đỗ Khắc Hướng, “Xu hướng thay đổi cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng tại Việt Nam”, Tạp chí tài chính số 5/2013. [11] Fredric S.Mishkin (1994), The Economic of Money, Banking and Finacial Markets, bản dịch tiếng Việt, tr.8, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật hà nội. [12] Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2012-2015), Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản. [13] TS Tô Kim Ngọc (2004), Giáo trình lý thuyết tiền tệ- ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, tr.107. [14] Quốc hội (2010), Luật các TCTD số 47/2010/ QH12, điều 4. [15] Peter S Rose (2000), Commercial Bank Management, bản dịch tiếng Việt,tr.4,Nhà xuất bản Tài chính. [16] Peter S Rose (2004), Commercial bank management, bản dịch tiếng Việt,tr.193, Nhà xuất bản Tài chính. [17] Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh, "Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM cổ phần Việt Nam", Tạp chí khoa học 2012, tr.158-168. [18] Nhật Trung, "Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động - những thông lệ quốc tế", Tạp chí ngân hàng số 17/2000. [19] Hoàng Tuấn, "Hợp tác với ngân hàng ngoại, cần người hay cần tiền", vietnamnet.vn [20] Báo cáo thường niên của các ngân hàng ACB, Techcombank, Sacombank, SHB,MB, Eximbank, VCB, Vietinbank vào 31/12/ 2014. [21] Thanh Phong, "Ngân hàng - sự an toàn bí ẩn", Báo Nhịp cầu đầu tư, 14/10/2013. [22] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Dự thảo Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam 2011- 2015. [23] Harry Hoàn Trần và Thân Nguyễn, "Ngân hàng Việt đối mặt 3 mối nguy cơ", Vietnam Economic Forum, 26/10/2011. [24] Trần Thủy, "Nợ xấu tăng cao nhưng vẫn chưa lộ hết", Vef.vn, 25/11/2013 [25] "Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động giảm mạnh", VnEconomy, 19/9/2012. [26] Hải Thanh, "Từ 1/9/ hết thời “ăn đong” liên ngân hàng", theo TTVN,12/7/2012 [27] TS Lê Bá Trực, "Sở hữu chéo, nền tảng phát sinh nợ xấu", Báo đầu tư chứng khoán ngày 8/9/2014. [28] Nguyễn Hoài, "Ngân hàng 2011 được và chưa được", VnEconomy, 19/12/2011. [29] Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “ Đang có 6 cặp ngân hàng sở hữu chéo”, Báo Dân trí, ngày 13/11/2013. [30] Minh Anh, "Gần 68.000 DN phải ngừng hoạt động và giải thể", Báo Pháp luật đời sống [31] PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2004), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, tái bản năm 2008. [32] Phan Thị Hằng Nga (2013), Năng lực Tài chính của các NHTM Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Ngân hàng, Thành phố Hồ Chí Minh. [33] Nguyễn Thu Hiền (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội. [34] Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. [35] Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội [36] Nguyễn Đức Tú (2012), Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội [37] Nguyễn Thanh Phương (2012), Phát triển bền vững ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. [38] Từ điển tiếng Việt (1988), Nhà xuất bản khoa học-Xã hội, Hà nội [39] Tiến sĩ Nguyễn Thị Tường Anh, Nguyễn Thị Bích Thủy," Khôi phục hệ thống ngân hàng sau khủng hoảng: Kinh nghiệm từ Mỹ", Tạp chí Tài chính số 9/2013 [40] "Kinh nghiệm tái cấu trúc ngân hàng Trung Quốc", tinmoi.vn [41] NGND.PGS.TS Tô Ngọc Hưng, "Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam", Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng [42] "Bài học kinh nghiệm từ tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại tại 1 số nước", Tọa đàm khoa học, Học viện ngân hàng [43] Tùng Lâm, "Hệ thống chi nhánh phòng giao dịch của các ngân hàng Việt lớn thế nào?", Infonet, 3/9/2014. [44] "Tái cơ cấu ngân hàng vào giai đoạn tăng tốc", baomoi.com [45] Kim Tiến, "Chủ tịch VAMC- Từ 2016, NHNN không cần yêu cầu các TCTD bán nợ", Báo Trí thức trẻ, 23/10/2015 [46] Hoàng Trung, "Tăng trưởng kinh tế 2014 và dự báo cho 2015", Vef.vn [47] Nguyễn Hiền, "Ngân hàng ngoại thoái toàn bộ vốn tại VPBank", Báo Dân trí [48] Thi Thơ, "Thoái vốn khỏi ngân hàng", Báo Người lao động, 25/10/2015 [ 49] Nguyễn Nhâm, “Kinh tế thế giới năm 2014- những gam màu sáng tối”,VOV.VN [50] Vũ Quang Thọ-Viện trưởng viện Công nhân- Công Đoàn-Tổng liên đoàn lao động Việt nam,”Năng suất lao động của Việt nam chỉ bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore”, Hội thảo, 14/10/2015 [51] Báo cáo thường niên ngân hàng Nhà nước Việt nam và các NHTM :Sacombank,MB, Techcombank,ACB,SHB, Maritimbank,Eximbank,Vpbank, Liên việt Postbank, Oceanbank, Southerm bank,Seabank, DongA bank,VIBank,Phương đông, Nam á, PGbank, NamViêt bank,An Bình, Bảo việt, Kiên Long, Agribank, BIDV,VCB,Vietinbank 2009-2014 [52] Linh lan, Năng lực ngân hàng Việt đến đâu,BizLIVE, 25/12/2015 Tiếng Anh [53] Annual Report 2014,Industrial and Commercial Bank of China,China Merchandise Bank,China construction Bank,Axis Bank Limited,Indusind Bank,Yes Bank Ltd,Bank Central ASI,Bank Danamon,Bank Mandiri,BNI,MayBank ,Public bank BHD,Hong Leong Bank,Metro Bank and TR,Security bank,Commercial Bank of Ceylon PLC,Bangkok Bank. [54] Ara Hosna, Bkaeva Manzura và Sun Juanjuan (2009), Credit risk management and Profitability in Commercial Bank in Sweden, PhD thesis, University of Gothenburg, Sweden [55] Basel Committee on Bannking Supervision, International Convergence of Capital Standards [56] Basel Committee on Bannking Supervision, Corporate Governance Principles [57] "Camels rating", Investopedia.com [58] Christine Brown và Kevin Davis (2008), "Capital management in mutual financial institutions", Journal of Banking and Finance [59] Alexandru loan Cuza (2014)“ University of Iasi, Romania and Auvergne University France [60] Parvesh Kumar Aspan, “Financial Performance Assessment of Banking Sector in India: a case study of old private sector banks”, Business and management Review Journal, 11/2014 [61] "Financial Soundness Indicators- FSIs", IMF.org [62] Obuni Richard Madrara (2012), Corporate Governance, Capital Structure and Financial Performanceof Commercial Banks, Makerere University, Uganda [63] Oxford Dictionaries [64] "Top 1000 World Banks", thebanker.com Phụ lục 1: Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng Năm2011 Năm2012 Năm 2013 Ngân hàng DNNN* Khác** DNNN* Khác** DNNN Khác NH ACB 3,25% 96,75% 3,18% 96,82% 2,5% 97,5% NH Eximbank 12,13% 87,87% 14,26% 85,74% 14,69% 85,31% NH MB 12,12% 87,88% 12,07% 87,93% 16,44 83,56 NH Vbank 1.58% 98,42% 3,46% 96,52% 2,77% 97,13% NH Đông á 2,14% 97,86% 1,23% 98,77% 0,92% 99,08% NH Phƣơng Nam 0,45% 99,55% 0,42% 99.58% 0,39% 99,61 NH Techcombank 4,63% 95,37% 4,93% 95,07% 4,75% 95,25% NH Sacombank 4.57% 95,43% 6,13% 93,87% 5,15% 94,85% NH SHB 14,46% 85,54% 15,51% 84,49% 19,18% 80,82% NH VCB 30,81% 69,19% 34,26% 65,74% 33,74% 66,28% NH Vietinbank 36,41% 63,59% 34,26% 65,74% 34,27% 65,73% Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên thuyết minh báo cáo tài chính các NHTM năm 2011- 2013 * Bao gồm cả DNNN, Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên có vốn nhà nước trên 50%. ** Bao gồm Công ty cổ phần; Công ty tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khách hàng cá nhân Phụ lục 2: Các NHTMCP Việt nam vào thời điểm 31/12/2012 STT Tên NH Vốn điều Vốn chủ sở Tổng TS lệ hữu 1 NHTMCP Á Châu 9.377 12.624 176.308 2 NHTMCP Quân đội 10.000 12.864 175.610 3 NHTMCP Eximbank 12.355 15.812 170.156 4 NHTMCP Techcombank 8.848 13.289 179.933 5 NHTMCP SHB 8.865 9.506 116.538 6 NHTMCP Sacombank 10.740 13.414 151.282 7 NHTMCP Nam Việt 3.010 3.184 21.584 8 NH VPbank 5.770 6.709 102.673 9 NH Đông á 5.000 6.104 69.278 10 NHTMCP Phương Nam 4.000 4.336 75.269 11 NHTMCP Hàng hải 8.000 9.090 109.923 12 NHTMCP HDbank 5.000 5.394 52.783 13 NHTMCP An Bình 4.200 4.862 46.166 14 NHTMCP Đông nam Á 5.335 5.582 75.067 15 NHTMCP Nam á 3.000 3.276 16.008 16 NH dầu khí toàn cầu 3.000 3.194 19.251 17 NHTMCP Bảo việt 3.000 3.153 13.283 18 NHTMCP Liên Việt 6.460 7.391 66.413 19 NHTMCP Kiên long 3.000 3.445 18.581 20 NHTMCP VIB 4.250 8.371 65.023 21 NHTMCP Việt á 3.098 3.533 24.609 22 NHTMCP Bắc á 3.000 3.147 33.738 23 NHTMCP Oceanbank 4.000 4.484 66.462 24 NHTMCP Phương Đông 3.234 3.819 27.424 25 NHTMCP Xăng dầu 3.000 3.194 19.251 26 NHTMCP Việt nam thương tín 3.000 3.090 16.845 27 NHTMCP Bản Việt 3.000 3.265 20.670 28 NHTMCP Quốc dân 3.010 3.186 21.585 29 NHTMCP Mê kông 3.750 3.987 8.597 30 NHTMCP Phương đông 3.234 3.820 27.424 31 NHTMCP Phương Tây 3.000 3.199 15.123 32 NHTMCP Sài gòn 10,584 11.370 149.205 33 NHTMCP Sài gòn Công thương 3.080 3.200 14.860 34 NHTMCP Tiên phong 5.550 3.320 15.120 Nguồn [12], [51] Phụ lục 3: Quy mô vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng trong khu vực và Việt Nam 2014. (ĐV: Triệu USD) Vốn Quốc gia Vốn CSH Quốc gia CSH INDONESIA MALAYSIA Bank Mandiri 2.122 Maybank 4.102 Bank BNI 1.499 Public bank (PBB) 2.382 Bank central Asia 1.304 Commerce Asset - Holding 1.695 Bank Rakyat Indonesia 1.070 AMMB Holding 1.476 Bank Danamon Indonesia 807 RHB Bank Berhad 1.179 Panin Bank 363 Hong Leong Bank 1.128 VIETNAM* THAILAND Maritime bạnk 379 Bangkok Bank 3.178 SHB 419 Siam Commercial Bank 1.996 Eximbank 585 Kasikornbank 1.996 MB 444 Krung Thai Bank 1.837 Sacombank 588 Siam City Bank 1.837 ACB 590 Thai Military Bank 802 Techcombank 421 Bank of Ayudhya PHILIPINES SINGAPORE Bank of Philippine Islands 975 DBS Bank 9.623 Metropolitan Bank Et Trust 704 United overseas Bank 6.297 Company Oversea- chinese Banking Equitable PCI Bank 464 5.589 Corporation Nguồn: [59] [20] Phụ lục 4: Cho vay ròng liên ngân hàng của một số NHTMCP năm 2011. Tiền gửi và cho Tiền gửi và vay tại các Cho vay vay tại các TCTD ròng liên NHTM TCTD NH (tỷ Số tiền % so với Số tiền % so với đ) (tỷ đ) tổng TS (tỷ đ) nguồn vốn 1.NHTMCP Nam Việt 3.059 13,6 3.476 15,47 (417) 2.NHTM PG Bank 1.403 8 3.356 19,1 (1953) 3.NHTMCP Kiên Long 4.154 23,27 4.768 26,71 (614) 4.NHTMCP Phƣơng đông 3.505 13,79 6.691 26,32 (3.186) 5.NH Bảo Việt 3.259 24,65 3.573 27 (314) 6.NH An Bình 7.842 18,84 9.459 22,72 (1617) 7.NH Nam Á 3.816 20 5.555 29,18 (1739) 8.NH ACB 81.284 28,92 34.714 12,35 46.570 9.NH Eximbank 64.529 35,15 71.859 39,15 (7.330) 10.NH Sacombank 9.673 23,53 12.440 30,26 (2.767) 11.NHTM MB 41.667 30 26.672 19,21 14.995 12.NHTM Đông Á 4.213 6,5 5.735 8,86 (1522) 13.NHTM VP Bank 22.663 28,11 25.588 31,74 (2925) 14.NH SHB 18.845 26,55 15.909 22,4 2.936 15.NHCP Hàng Hải 28.762 25,15 22.831 19,96 5.931 16.NH Đông Nam Á 42.118 41,66 47.264 46,77 (5.146) 17.NH Liên Việt 19.839 35,34 20.845 37,14 (1.006) 18.NHCP Quốc tế 28.665 29,57 28.697 29,60 (32) 19.NH Oceanbank 24.217 38,66 17.520 27,97 6.697 20. NH Phƣơng Nam 9.501 13,57 14.684 20,98 (5.183) 21. NH Techcombank 43.191 23,92 48.133 26,66 (4.942) Nguồn: [51]. Phụ lục 5: Kết quả một số lĩnh vực kinh doanh phi tín dụng của NHTMCP năm 2011- 2012 (ĐV: Triệu VND) Ngân hàng Năm 2011 Năm 2012 Nguyên nhân (113.213). (66.838). - Lỗ từ CK kinh doanh và CK đầu tư. NHTMCP MB. (85.326) 3.656 - Lãi (lỗ) thuần từ hoạt động KD ngoại hối (161.467). (1.864.647). - Lỗ thuần từ kinh doanh vàng, ngoại hối. NHTMCP ACB 82.523 (273.410) - Lỗ (lãi) thuần từ mua bán CK đầu tư (27.881). (58.522). - Lỗ từ mua bán chứng khoán kinh doanh. NHTMCP Đông á (27.850) (137.706) - Lỗ từ kinh doanh ngoại hối NHTMCP (88.156). (297.374). - Lỗ thuần từ hoạt động KD ngoại hối. Eximbank (2.014) (2.659) - Lỗ thuần từ chứng khoán đầu tư (33.212). (167.112). - Lỗ thuần từ chứng khoán đầu tư. NHTMCP VPbank 13.234 (117.693) - Lỗ (lãi)thuần từ kinh doanh vàng,ngoại hối NHTMCP (1.767.70) - Lỗ lũy kế kinh doanh CK Sacombank NHTMCP (698.913) (138.863). - Lỗ từ kinh doanh ngoại hối và vàng. Techcombank 416,257. (175,043). - Lãi (lỗ) từ mua bán CK đầu tư. (55.333) 2,701 - Lãi (lỗ) từ mua bán CK kinh doanh. NHTMCP Quốc tế (62.540) (31.110) - Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư. NHTMCP Nam (4.062). (2.938.) - Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư. Việt (92.793) (19.021) - Lỗ thuần từ kinh doanh ngoại hối Nguồn: Báo cáo tài chính NHTM cổ phần quân đội;ACB; Đông á, Sacombank, NHTMCP quốc tế, Nam Việt năm 2011-2012 Phụ lục 6: Tỷ lệ ROA và ROE của một số NHTM Châu á năm 2014. Ngân hàng Nước ROA (%) ROE(%) Industrial and Commercial Bank of China Trung quốc 1,39 14,4 China Merchandise Bank Trung quốc 1.27 19,29 CCB (China construction Bank) Trung quốc 1,42 19,74 Axis Bank Limited Ấn độ 1,63 16,43 Indusind Bank Ấn độ 1,6 16,9 Yes Bank Ltd Ấn độ 1,6 24,3 Bank Central ASI Indonesia 3,32 39,52 Bank Danamon Indonesia 3,52 22,91 Bank Mandiri Indonesia 3,23 39,38 BNI Indonesia 2,67 24,3 MayBank Malaysia 1,1 13,8 Public bank BHD Malaysia 1,8 19,9 Hong Leong Bank Malaysia 1,232 15,3 Metro Bank and TR Philippin 1,39 11,82 Security bank Philippin 1,91 16,32 Commercial Bank of CeylonPLC Thái lan 1,6 17,01 Bangkok Bank Thái lan 1,39 11,66 [53] Phụ lục 7: Quy mô tổng tài sản của ngân hàng Việt so với khu vực Ngân hàng Quốc gia Tổng tài sản (ĐV Tỷ USD) Bk Mandiri Indonexia 69 DBS Singapor 318 Maybank Malaysia 183 Woori Hàn quốc 304 Bangkok BK Thái lan 80 BDO Philipin 39 Mức trung bình 1NHTMNN Việt nam 30,3 Mức trung bình 1NHTMCP Việt nam 4,56 Nguồn: [51, [52] và tính toán của tác giả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nang_cao_nang_luc_tai_chinh_cua_cac_ngan_hang_thuong.pdf