Kết quả về hàm lượng các nguyên tố khoáng trong nghiên cứu được thể hiện ở
Bảng 3.20. Hàm lượng các yếu tố khoáng khác nhau giữa các cách xử lý khác nhau là
khác nhau và phụ thuộc vào các nguyên tố được đánh giá. Hàm lượng Ca2+ và Fe2+ là
cao nhất trong công thức ánh sáng đỏ-xanh, tiếp theo là xử lý ánh sáng vàng và ánh
sáng trắng (với mức cao hơn khoảng 1,64-10,74 và 1,38-2,58 lần, tương ứng). Sự khác
biệt giữa ba cách xử lý ánh sáng có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Ngược lại, hàm lượng
K+ cao nhất được quan sát thấy ở công thức xử lý ánh sáng trắng và có sự khác biệt so
với các công thức xử lý ánh sáng đỏ-xanh và ánh sáng vàng. Tuy nhiên không có sự
khác biệt giữa hai công thức này về hàm lượng K+ nói trên (Bảng 3.20)
164 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đèn led đến một số chỉ tiêu sinh lý, năng suất và phẩm chất của cây cải bó xôi (spinacia oleracea l.) trồng thủy canh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
min C là cao nhất ở
công thức xử lý I3, tiếp theo là công thức I4, I2 và I1. Tuy nhiên, hàm lượng
polyphenol ở công thức cường độ I2 và I4, hàm lượng vitamin C ở I1 và I2 là sai
khác không có ý nghĩa thống kê (Hình 3.23). Kết quả này tương tự với kết quả
nghiên cứu của Proietti et al. (2004) trên rau cải bó xôi ở cường độ ánh sáng khác
nhau (Proietti et al., 2004) [117]. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, mặc dù việc
tăng cường độ ánh sáng không làm tăng nồng độ chất chống oxi hóa khi cường độ
cao hơn 190 µmol/m2/s. Tuy nhiên, bổ sung đèn LED hợp lý có thể cải thiện năng
suất và chất lượng dinh dưỡng của các loại rau ăn lá trồng dưới ánh sáng nhân tạo.
Mỗi loại cây trồng khác nhau có ngưỡng cường độ ánh sáng tối ưu khác nhau, tại đó
cây phát triển và tích lũy các chất dinh dưỡng tốt nhất. Trong số các cường độ
nghiên cứu trên đây, cường độ ánh sáng 190 µmol/m2/s tỏ ra là có hiệu quả tốt nhất
cho việc hình thành năng suất của rau cải bó xôi thủy canh.
122
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
A. KẾT LUẬN
1. Trong 3 giống cải bó xôi thí nghiệm, giống cải bó xôi PD512 thích hợp nhất
khi trồng bằng phương pháp thủy canh hồi lưu. Trồng giống cải bó xôi trên với
khoảng cách 15 cm x 12 cm (190 cây/m2) và sử dụng dung dịch dinh dưỡng SH3
với mức EC = 1.200 µS/cm, pH từ 6 - 6,5 là phù hợp trong suốt thời gian sinh
trưởng của cây. Thu hoạch rau cải bó xôi sau 4 ngày ngừng cung cấp dinh dưỡng sẽ
đảm bảo rau an toàn về hàm lượng NO3- và hàm lượng kim loại nặng.
2. Chất lượng và cường độ ánh sáng có ảnh hưởng lên các chỉ tiêu sinh trưởng
(chiều cao cây, số lá, diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô, năng suất), quang hợp
(hàm lượng các sắc tố quang hợp, chỉ số huỳnh quang hữu hiệu của diệp lục), cấu
tạo giải phẫu (độ dày lá, chiều dày mô giậu, mô khuyết, mật độ, kích thước khí
khổng) và các chỉ tiêu chất lượng (hàm lượng các chất chống oxi hóa như vitamin
C, polyphenol; hàm lượng dinh dưỡng: chất xơ, đường, axit hữu cơ...) của cây cải
bó xôi PD512. Trong đó, các chỉ tiêu nêu trên với cây cải bó xôi đạt giá trị cao nhất
ở phổ ánh sáng đèn LED đỏ-xanh (4R:1B) và cường độ 190 µmol/m2/s so với 2 ánh
sáng trắng (1R:1B:1G) và vàng (5R:2B:3G) và các cường độ ánh sáng khác (90,
140, 240 µmol/m2/s) tương ứng.
B. ĐỀ NGHỊ
1. Khuyến cáo nên ứng dụng quy trình kỹ thuật tối ưu trồng cây cải bó xôi trên
hệ thống thủy canh hổi lưu như sau: giống cải bó xôi PD512, trồng với khoảng cách
15 cm x 12 cm (190 cây/m2) trong dung dịch dinh dưỡng SH3 với mức EC = 1.200
µS/cm, pH từ 6 - 6,5 và thu hoạch sau 4 ngày ngừng cung cấp dinh dưỡng.
2. Nên sử dụng đèn LED ánh sáng đỏ xanh (R660:B450 = 4:1), cường độ chiếu
sáng 190 µmol/m2/s cho việc sản xuất cải bó xôi trồng trên hệ thống thủy canh hồi
lưu có chiếu sáng bằng ánh sáng đèn LED.
123
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Thị Phương Dung, Trần Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Thủy, Lê Thị
Thủy, Nguyễn Quang Thạch (2019). Xác định các thông số kỹ thuật tối ưu trồng cải
bó xôi (Spinacia oleracea L.) bằng phương pháp thủy canh hồi lưu. Tạp chí Khoa
học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, Số 1 (98): 69-78.
2. Nguyen, T. P. D., Tran, T. T. H., & Nguyen, Q. T. (2019). Effects of light
intensity on the growth, photosynthesis and leaf microstructure of hydroponic
cultivated spinach (Spinacia oleracea L.) under a combination of red and blue
LEDs in house. International Journal of Agricultural Technology, 15(1): 75-90.
3. Dung, N. T. P., Huyen, T. T. T., Jang, D. C., Kim, I. S., & Thach, N. Q. (2020).
Effects of supplemental green LEDs to red and blue light on the growth, yield and
quality of hydroponic cultivated spinach (Spinacia oleracea L.) in plant
factory. Proctected Horticulture and Plant Factory (시설원예· 식물공장), 29(2):
171-180.
4. Nguyễn Thị Phương Dung, Trần Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn
Quang Thạch (2020). Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng chiếu bằng đèn LED đến
sinh trưởng của cây cải bó xôi (Spinacia oleracea L.) trồng thủy canh. Báo cáo
khoa học về Nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt nam - Hội nghị khoa học
Quốc gia lần thứ 4, 4/7/2020, DOI: 10.15625/vap.2020.00068, tr. 554-563.
124
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Trần Thị Ba & Võ Thị Bích Thủy (2016), Khảo sát sự sinh trưởng và năng suất
của rau xà lách thủy canh trên giá thể bông gòn lọc nước hồ cá, Tạp chí Khoa
học Trường Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 258-265.
2. Vũ Thị Hằng, Nguyễn Thị Thủy, Đoàn Thị Cẩm Vân, Phạm Anh Trà & Nguyễn
Quang Thạch (2019), Nghiên cứu ức chế ra hoa cỏ ngọt (stevia rebaudiana
bertoni) trong điều kiện ngày ngắn bằng biện pháp ngắt đêm phục vụ nhân
giống, Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, Chuyên đề Sinh học phục vụ phát triển
nông nghiệp công nghệ cao, tr. 7-13.
3. Nguyễn Đức Minh Hùng, Đỗ Thị Tuyến &Trần Văn Minh (2016), Nghiên cứu
ảnh hưởng của đèn led và bioreactor chìm ngập cách quãng đến sinh trưởng
quang tự dưỡng cây trồng (Paulownia fortune) in vitro, Tạp chí Nông nghiệp
& Phát triển nông thôn, số 18/2015, tr.57-62.
4. Nguyễn Khắc Hưng, Phạm Bích Ngọc, Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thúy
Hường, Đỗ Thị Gấm, Lê Duy Hùng & Chu Hoàng Hà (2016), Nghiên cứu
ảnh hưởng của ánh sáng đơn sắc (LED) đến một số đặc điểm sinh lý và hình
thái của cây sâm dây (Codonopsis sp.) nuôi cấy in vitro, Tạp chí Sinh học,
38(2): tr. 220-227.
5. Trần Thị Thanh Huyền, Đặng Thị Tuyến, Lê Thị Thủy & Cao Phi Bằng (2017),
Ảnh hưởng của ba dung dịch dinh dưỡng Hoagland, TC mobi, Knop đến
năng suất và chất lượng quả của cây cà chua Chanoka F1 thủy canh, Tạp chí
Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên 126(1A): tr. 165-174.
6. Nguyễn Thị Mai, Phan Thanh Bình, Phan Hồng Khôi, Đỗ Thị Gấm, Nguyễn
Khắc Hưng, Phạm Bích Ngọc, Chu Hoàng Hà & Hà Thị Thanh Bình (2016),
Bước đầu khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng LED (light emiting diode) đến
khả năng tái sinh cây cà phê vối (Coffea canephora) qua phôi soma, Tạp chí
sinh học, 38(2): tr. 228-235.
7. Phan Ngọc Nhí, Ngô Thị Mỹ Hà, Nguyễn Thị Kiều Khuyên & Tống Thị Sa Non
(2016), Ảnh hưởng của loại đèn LED và thời gian chiếu sáng đến sự sinh
trưởng và năng suất xà lách thủy canh, Tạp chí Khoa học trường Đại Học
Cần Thơ, Số chuyên đề: Nông nghiệp (3): tr. 170-178.
8. Nguyễn Thị Thanh Phương, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn
Văn Trinh (2019), Ảnh hưởng của phổ chiếu sáng đến sinh trưởng, phát triển
và điều khiển ra hoa giống cúc vàng đông, Tạp chí Nông nghiệp & PTNT,
Chuyên đề Sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tr. 14-21.
125
9. Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Thế Hùng & Bùi Thu Uyên (2019), Loại dinh
dưỡng khác nhau và những ảnh hưởng tới năng suất của cây rau muống trái
vụ (Ipomoean aquatica) bằng phương pháp thủy canh, Tạp chí Khoa học và
Công nghệ-Đại học Thái Nguyên, 202(09): tr. 247-253.
10. Nguyễn Thị Quỳnh, Hồ Thị Thu Thanh & Nguyễn Quang Thạch (2018), Nghiên
cứu kỹ thuật trồng rau mùi Tàu (Eryngium foetidum L.) an toàn bằng phương
pháp thủy canh, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số11: tr. 36-
40.
11. Vũ Quang Sáng, Nguyễn Thị Nhẫn, Phạm Văn Cường, Nguyễn Văn Phú, Mai
Thị Tân & Nguyễn Thị Kim Thanh (2015), Sinh lý thực vật ứng dụng, Nhà
xuất bản Đại học Nông nghiệp.
12. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Quỳnh, Nguyễn Thị Phương Dung & Nguyễn
Thị Thanh Hương (2017), Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng bằng
đèn LED đến sinh trưởng phát triển, năng suất và ra hoa của cây tía tô xanh
Hàn Quốc (Perilla frutescens (L.) Britton) trồng thủy canh trong nhà, Tạp chí
Nông nghiệp & PTNT, (24): tr. 38 – 46.
13. Nguyễn Thị Thủy, Vũ Thị Hằng, Doãn Văn Huy, Bùi Mạnh Thường & Nguyễn
Quang Thạch (2019), Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến sinh trưởng,
năng suất của rau xà lách (Lactuca sativa) và rau cải bẹ (Brassica juncea)
trồng thủy canh, Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, Chuyên đề Sinh học phục vụ
phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tr. 22-29.
14. Đặng Trần Trung, Nguyễn Thị Thủy, Hồ Thị Thanh & Nguyễn Quang Thạch
(2019), Nghiên cứu kỹ thuật trồng rau xà lách bằng phương pháp thủy canh,
Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, 13: tr. 45-49.
15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008. Quyết định số 99/2008/QĐ-
BNN, ngày 15/10/2008. Quyết định ban hành quản lý sản xuất, kinh doanh
rau quả và chè an toàn.
16. TCVN 7929:2008 (EN 14083:2003), Tiêu chuẩn quốc gia về Thực phẩm - Xác
định các nguyên tố vết - Xác định chì, cadimi, crom, molypden bằng đo phổ
hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit (GFAAS) sau khi phân huỷ bằng áp lực.
17. TCVN 7604:2007, Tiêu chuẩn quốc gia về thực phẩm - Xác định hàm lượng thủy
ngân bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa.
18. TCVN 7770:2007, Tiêu chuẩn quốc gia về rau, quả và sản phẩm rau, quả - Xác
định hàm lượng asen - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử giải phóng
hydrua.
19. TCVN 8742:2011, Tiêu chuẩn quốc gia, Cây trồng - Xác định nitrat và nitrit
bằng phương pháp so màu.
126
20. TCVN 10916:2015, Tiêu chuẩn quốc gia về thực phẩm - Xác định các chất
khoáng trong thức ăn và thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt - Phương pháp
quang phổ hấp thụ nguyên tử.
21. TCVN 8977:2011 (EN 14130 : 2003), Tiêu chuẩn quốc gia về thực phẩm - Xác
định vitamin C bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
22. TCVN 9745-1:2013, Tiêu chuẩn quốc gia về chè - Xác định các chất đặc trưng
của chè xanh và chè đen - Hàm lượng polyphenol tổng số trong chè - Phương
pháp đo màu dùng thuốc thử Folin-Ciocalteu.
23. TCVN 4589:1988, Phương pháp xác định hàm lượng axit tổng số và axit bay hơi.
24. TCVN 5714:2007 (lSO 15598:1999), Tiêu chuẩn quốc gia về chè - Xác định hàm
lượng xơ thô.
25. TCVN 10780-1:2017 (ISO 6579-1:2017), Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm -
Phương pháp phát hiện, định lượng và xác định typ huyết thanh của
Salmonella.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
26. Agarwal A. & Gupta S. D. (2018), Impact of light-emitting diodes (LEDs) on the
growth and physiological status of spinach (Spinacia oleracea L.) seedlings,
New Biotechnology, 44: S104.
27. Alberici A., Quattrini E., Penati M., Martinetti L., Marino Gallina P., Ferrante A.
& Schiavi M. (2008), Effect of the reduction of nutrient solution
concentration on leafy vegetables quality grown in floating system, Acta
Horticulturae, 801: 1167-1176.
28. Arnon D. I. (1949), "Copper enzymes in isolated chloroplasts, polyphenoloxidase
in Beta vulgaris", Plant Physiology, 24(1): 1-15.
29. Bantis F., Ouzounis T. & Radoglou K. (2016), Artificial LED lighting enhances
growth characteristics and total phenolic content of Ocimum basilicum, but
variably affects transplant success, Scientia Horticulturae, 198: 277-283.
30. Bantis F., Smirnakou S., Ouzounis T., Koukounaras A., Ntagkas N. & Radoglou
K. (2018), Current status and recent achievements in the field of horticulture
with the use of light-emitting diodes (LEDs), Scientia Horticulturae, 235:
437-451.
31. Bian Z., Yang Q., Li T., Cheng R., Barnett Y. & Lu C. (2018), Study of the
beneficial effects of green light on lettuce grown under short-term continuous
red and blue light-emitting diodes, Physiologia plantarum, 164(2): 226-240.
32. Bian Z. H., Yang Q. C. & Liu W. K. (2015), Effects of light quality on the
accumulation of phytochemicals in vegetables produced in controlled
environments: a review, Journal of the Science of Food and Agriculture,
95(5): 869-877.
127
33. Bloom A. J., Burger M., Asensio J. S. R. & Cousins A. B. (2010), Carbon
dioxide enrichment inhibits nitrate assimilation in wheat and Arabidopsis,
Science, 328(5980): 899-903.
34. Brazaitytė A., Sakalauskienė S., Samuolienė G., Jankauskienė J., Viršilė A.,
Novičkovas A., Sirtautas R., Miliauskienė J., Vaštakaitė V. & Dabašinskas
L. (2015), The effects of LED illumination spectra and intensity on
carotenoid content in Brassicaceae microgreens, Food chemistry, 173: 600-
606.
35. Brumfield R. (2007), Dealing with rising energy costs, Natural Gas, 33(2): 44.1.
36. Carvalho S. D., Schwieterman M. L., Abrahan C. E., Colquhoun T. A. & Folta
K. M. (2016), Light quality dependent changes in morphology, antioxidant
capacity, and volatile production in sweet basil (Ocimum basilicum),
Frontiers in Plant Science, 7: 1328.
37. Ceulemans R., Van Praet L. & Jiang X. N. (1995), Effects of CO2 enrichment,
leaf position and clone on stomatal index and epidermal cell density in poplar
(Populus), New Phytologist, 131(1): 99-107.
38. Chang A. C., Yang T. Y. & Riskowski G. L. (2013), Ascorbic acid, nitrate, and
nitrite concentration relationship to the 24 hour light/dark cycle for spinach
grown in different conditions, Food Chemistry, 138(1): 382-388.
39. Chen W., Xu Z., Liu X., Yang Y., Wang Z. & Song F. (2011), Effect of LED
light source on the growth and quality of different lettuce varieties, Acta
Botanica Boreali-Occidentalia Sinica, 31(7): 1434-1440.
40. Chen X.-l., Guo W.-z., Xue X.-z., Wang L.-c. & Qiao X.-j. (2014), Growth and
quality responses of ‘Green Oak Leaf’lettuce as affected by monochromic or
mixed radiation provided by fluorescent lamp (FL) and light-emitting diode
(LED), Scientia Horticulturae, 172: 168-175.
41. Chen X.-l., Wang L.-c., Li T., Yang Q.-c. & Guo W.-z. (2019), Sugar
accumulation and growth of lettuce exposed to different lighting modes of
red and blue LED light, Scientific Reports, 9(1): 1-10.
42. Chen X.-l., Xue X.-z., Guo W.-z., Wang L.-c. & Qiao X.-j. (2016), Growth and
nutritional properties of lettuce affected by mixed irradiation of white and
supplemental light provided by light-emitting diode, Scientia Horticulturae,
200: 111-118.
43. Clark G. (1981), Staining Procedures, 4th edn, London: Williams and Wilkins,
325–326.
44. Cocetta G., Quattrini E., Schiavi M., Martinetti L., Spinardi A. & Ferrante A.
(2007), Nitrate and sucrose content in fresh-cut leaves of spinach plants
grown in floating system, Agricoltura Mediterranea, 137(1-2): 79-85.
45. Currey C. & Erwin J. (2010), Variation among Kalanchoe species in their
flowering responses to photoperiod and short-day cycle number, The Journal
of Horticultural Science and Biotechnology, 85(4): 350-354.
128
46. De Keyser E., Dhooghe E., Christiaens A., Van Labeke M.-C. & Van
Huylenbroeck J. (2019), LED light quality intensifies leaf pigmentation in
ornamental pot plants, Scientia Horticulturae, 253: 270-275.
47. De Rijck G. & Schrevens E. (1999), Anionic speciation in nutrient solutions as a
function of pH, Journal of Plant Nutrition, 22(2): 269-279.
48. Dong C., Fu Y., Liu G. & Liu H. (2014), Growth, photosynthetic characteristics,
antioxidant capacity and biomass yield and quality of wheat (Triticum
aestivum L,) exposed to LED light sources with different spectra
combinations, Journal of Agronomy and Crop Science, 200(3): 219-230.
49. Duyar H. & Kılıç C. C. (2016), A research on production of rocket and parsley in
floating system, Journal Agricultural Science, 8(7): 54-60.
50. El-Kazzaz K. & El-Kazzaz A. (2017), Soilless agriculture a new and advanced
method for agriculture development: an introduction, Agricultural Research
& Technology, 3(2): 001-010.
51. Fan X.-X., Xu Z.-G., Liu X.-Y., Tang C.-M., Wang L.-W. & Han X.-l. (2013),
Effects of light intensity on the growth and leaf development of young
tomato plants grown under a combination of red and blue light, Scientia
Horticulturae, 153: 50-55.
52. Folta K. M. (2004), Green light stimulates early stem elongation, antagonizing
light-mediated growth inhibition, Plant Physiology, 135(3): 1407-1416.
53. Gerovac J. R., Craver J. K., Boldt J. K. & Lopez R. G. (2016), Light intensity
and quality from sole-source light-emitting diodes impact growth,
morphology, and nutrient content of Brassica microgreens, Horticultural
Science. 51(5): 497-503.
54. Gómez C., Morrow R. C., Bourget C. M., Massa G. D. & Mitchell C. A. (2013),
Comparison of intracanopy light-emitting diode towers and overhead high-
pressure sodium lamps for supplemental lighting of greenhouse-grown
tomatoes, Horticultural Technology, 23(1): 93-98.
55. Graamans L., Baeza E., Van Den Dobbelsteen A., Tsafaras I. & Stanghellini C.
(2018), Plant factories versus greenhouses: Comparison of resource use
efficiency, Agricultural Systems, 160: 31-43.
56. Groher T., Röhlen-Schmittgen S., Fiebig A., Noga G. & Hunsche M. (2019).
Influence of supplementary LED lighting on physiological and biochemical
parameters of tomato (Solanum lycopersicum L,) leaves, Scientia
Horticulturae, 250: 154-158.
57. Guo Z., Tan H., Zhu Z., Lu S. & Zhou B. (2005), Effect of intermediates on
ascorbic acid and oxalate biosynthesis of rice and in relation to its stress
resistance, Plant Physiology and Biochemistry, 43(10-11): 955-962.
58. Hattori T., Sonobe K., Inanaga S., An P., Tsuji W., Araki H., Eneji A. E. &
Morita S. (2007), Short term stomatal responses to light intensity changes
and osmotic stress in sorghum seedlings raised with and without silicon,
Environmental and Experimental Botany, 60(2): 177-182.
129
59. Hniličková H., Hnilička F., Martinkova J. & Kraus, K. (2017), Effects of salt
stress on water status, photosynthesis and chlorophyll fluorescence of rocket.
Plant, Soil and Environment, 63(8): 362-367.
60. Hoagland D. R. & Arnon D. I. (1950), The water-culture method for growing
plants without soil, Circular, California agricultural experiment station: 347
(2nd edit).
61. Hoffmann W. A., Poorter, H. (2002), Avoiding Bias in Calculations of Relative
Growth Rate, Annals of Botany, 90 (1): 37–42.
62. Iacona C. & Muleo R. (2010), Light quality affects in vitro adventitious rooting
and ex vitro performance of cherry rootstock Colt, Scientia Horticulturae,
125(4): 630-636.
63. Jakse M., Hacin J. & Kacjan N. M. (2013), Production of rocket (Eruca sativa
Mill.) on plug trays and on a floating system in relation to reduced nitrate
content, Acta Agriculturae Slovenica, 101(1): 59.
64. Jiang C., Johkan M., Hohjo M., Tsukagoshi S., Ebihara M., Nakaminami A. &
Maruo T. (2017), Photosynthesis, plant growth, and fruit production of
single-truss tomato improves with supplemental lighting provided from
underneath or within the inner canopy, Scientia Horticulturae, 222: 221-229.
65. Jin E., Cao L., Xiang S., Zhou W., Ruan R. & Liu Y. (2020), Feasibility of using
pretreated swine wastewater for production of water spinach (Ipomoea
aquatic Forsk,) in a hydroponic system, Agricultural Water Management.
228: 105856.
66. Jishi T., Kimura K., Matsuda R. & Fujiwara K. (2016), Effects of temporally
shifted irradiation of blue and red LED light on cos lettuce growth and
morphology, Scientia Horticulturae, 198: 227-232.
67. Johkan M., Shoji K., Goto F., Hahida S.-n. & Yoshihara T. (2012), Effect of
green light wavelength and intensity on photomorphogenesis and
photosynthesis in Lactuca sativa, Environmental and Experimental Botany,
75: 128-133.
68. Johnson C. F., Langhans R. W., Albright L. D., Combs G. F., Welch R. M.,
Heller L., Glahn R. P., Wheeler R. M. & Goins G. D. (1999), Spinach:
Nitrate analysis of an advanced life support (ALS) crop cultured under ALS
candidate artificial light sources, SAE Technical Paper 1999-01-2107.
69. Kacira M. (2011), Greenhouse production in US: status, challenges, and
opportunities, Proceeding of CIGR International Symposium 2011
Sustainable Bioproduction - Water Energy and Food, Tokyo, 19-23
September 2011.
70. Kang C. H., Yoon E. K., Muthusamy M., Kim J. A., Jeong M.-J. & Lee S. I.
(2019), Blue LED light irradiation enhances L-ascorbic acid content while
reducing reactive oxygen species accumulation in Chinese cabbage
seedlings, Scientia Horticulturae, 108924.
71. Kang J. H., KrishnaKumar S., Atulba S. L. S., Jeong B. R. & Hwang S. J. (2013),
Light intensity and photoperiod influence the growth and development of
130
hydroponically grown leaf lettuce in a closed-type plant factory system,
Horticulture, Environment, and Biotechnology, 54(6): 501-509.
72. Karege F., Penel C. & Greppin H. (1979), Reaction of a peroxidase activity to
red and far red light in relation to the floral induction of spinach, Plant
Science Letters. 17(1): 37-42.
73. Kim Y. J., Kim Y. B., Li X., Choi S. R., Park S., Park J. S., Lim Y. P. & Park S.
U. (2015), Accumulation of phenylpropanoids by white, blue, and red light
irradiation and their organ-specific distribution in Chinese cabbage (Brassica
rapa ssp, pekinensis), Journal of Agricultural and Food Chemistry, 63(30):
6772-6778.
74. Kitajima M. B. W. L. & Butler W. L. (1975), Quenching of chlorophyll
fluorescence and primary photochemistry in chloroplasts by
dibromothymoquinone, Biochimica et Biophysica Acta (BBA)-Bioenergetics,
376(1): 105-115.
75. Ko S.-H., Park J.-H., Kim S.-Y., Lee S. W., Chun S.-S. & Park E. (2014),
Antioxidant effects of spinach (Spinacia oleracea L,) supplementation in
hyperlipidemic rats, Preventive Nutrition and Food Science, 19(1): 19.
76. Kopsell D. A. & Sams C. E. (2013). Increases in shoot tissue pigments,
glucosinolates, and mineral elements in sprouting broccoli after exposure to
short-duration blue light from light emitting diodes. Journal of the American
Society for Horticultural Science, 138(1): 31-37.
77. Kopsell D. A., Sams C. E., Barickman T. C. & Morrow R. C. (2014), Sprouting
broccoli accumulate higher concentrations of nutritionally important
metabolites under narrow-band light-emitting diode lighting, Journal of the
American Society for Horticultural Science, 139(4): 469-477.
78. Kozai T. (2018), Current status of plant factories with artificial lighting (PFALs)
and Smart PFALs, In: Smart Plant Factory. Springer: 3-13 pages.
79. Kramer D. M., Johnson G., Kiirats O., & Edwards G. E. (2004). New
fluorescence parameters for the determination of QA redox state and
excitation energy fluxes, Photosynthesis Research, 79(2): 209-218.
80. Krause G. H., & Weis E. (1991), Chlorophyll fluorescence and photosynthesis:
the basics, Annual Review of Plant Biology and Plant Molecular Biology,
42(1): 313-349.
81. Lee M. K., Arasu M. V., Park S., Byeon D. H., Chung S.-O. & Park S. U. (2016),
LED lights enhance metabolites and antioxidants in chinese cabbage and
kale, Brazilian Archives of Biology and Technology, 59.
82. Lee S.-H., Tewari R. K., Hahn E.-J. & Paek K.-Y. (2007), Photon flux density
and light quality induce changes in growth, stomatal development,
photosynthesis and transpiration of Withania Somnifera (L.) Dunal, plantlets,
Plant Cell, Tissue and Organ Culture, 90(2): 141-151.
83. Lenzi A., Baldi A. & Tesi R. (2011), Growing spinach in a floating system with
different volumes of aerated or non aerated nutrient solution, Advances in
Horticultural Science, 21-25.
131
84. Li H., Lu X. & Gao Q. (2016), Effects of different light qualities on the growth,
photosynthetic pigments and stomatal characteristics of okra (Abelmoschus
esculentus) seedlings, Acta Prataculturae Sinica, 25: 26-70.
85. Li Q. & Kubota C. (2009), Effects of supplemental light quality on growth and
phytochemicals of baby leaf lettuce, Environmental and Experimental
Botany, 67(1): 59-64.
86. Li Y., Xin G., Wei M., Shi Q., Yang F. & Wang X. (2017), Carbohydrate
accumulation and sucrose metabolism responses in tomato seedling leaves
when subjected to different light qualities, Scientia Horticulturae, 225: 490-
497.
87. Lin K.-H., Huang M.-Y., Huang W.-D., Hsu M.-H., Yang Z.-W. & Yang C.-M.
(2013), The effects of red, blue, and white light-emitting diodes on the
growth, development, and edible quality of hydroponically grown lettuce
(Lactuca sativa L. var. capitata), Scientia Horticulturae, 150: 86-91.
88. Liu X., Chang T., Guo S., Xu Z. & Li J. (2009), Effect of different light quality
of LED on growth and photosynthetic character in cherry tomato seedling,
Acta Horticulture, 907: 325-330.
89. Lu N. & Shimamura S. (2018), Protocols, issues and potential improvements of
current cultivation systems. In: Smart Plant Factory, Springer: 31-49.
90. Ma Z., Nian H., Luo S., Ma Q., Cheng Y. & Mu Y. (2018), Growth responses of
soybean (Glycine max L,) seedlings as affected by monochromic or mixture
radiation provided by light-emitting diode, IFAC-PapersOnLine, 51(17):
770-777.
91. Macedo A. F., Leal-Costa M. V., Tavares E. S., Lage C. L. S. & Esquibel M. A.
(2011), The effect of light quality on leaf production and development of in
vitro-cultured plants of Alternanthera brasiliana Kuntze, Environmental and
Experimental Botany, 70(1): 43-50.
92. Maeda N., Yoshida H. & Mizushina Y. (2010), Spinach and health: anticancer
effect, In: Bioactive foods in promoting health, Elsevier: 393-405 pages.
93. Maneejantra N., Tsukagoshi S., Lu N., Supaibulwatana K. & Takagaki M.
(2016), A Quantitative Analysis of Nutrient Requirements for Hydroponic
Spinach (Spinacia oleracea L.) Production Under Artificial Light in a Plant
Factory. Journal Fertilizer Pesticide, 7(170): 2.
94. Maxwell K., & Johnson G. N. (2000), Chlorophyll fluorescence-a practical
guide, Journal of Experimental Botany, 51(345): 659-668.
95. Mitchell C. A., Dzakovich M. P., Gomez C., Lopez R., Burr J. F., Hernández R.,
Kubota C., Currey C. J., Meng Q. & Runkle E. S. (2015). Light-emitting
diodes in horticulture. Horticultual Reviews, 43: 1-87.
96. Miyagi A., Uchimiya H. & Kawai-Yamada M. (2017), Synergistic effects of
light quality, carbon dioxide and nutrients on metabolite compositions of
head lettuce under artificial growth conditions mimicking a plant factory,
Food Chemistry, 218: 561-568.
132
97. Mizuno T., Amaki W. & Watanabe H. (2009), Effects of monochromatic light
irradiation by LED on the growth and anthocyanin contents in leaves of
cabbage seedlings, VI International Symposium on Light in Horticulture 907.
179-184.
98. Mozafar A. (1996), Decreasing the NO3 and increasing the vitamin C contents in
spinach by a nitrogen deprivation method, Plant Foods for Human Nutrition,
49(2): 155-162.
99. Nakata P. A. (2003), Advances in our understanding of calcium oxalate crystal
formation and function in plants, Plant Science, 164(6): 901-909.
100. Nanya K., Ishigami Y., Hikosaka S. & Goto E. (2012), Effects of blue and red
light on stem elongation and flowering of tomato seedlings, VII International
Symposium on Light in Horticultural Systems 956. 261-266.
101. Neugart S. & Schreiner M. (2018), UVB and UVA as eustressors in horticultural
and agricultural crops, Scientia Horticulturae, 234: 370-381.
102. Ngilah E., Tsan F. & Yap B. K. (2018), Photoperiod and light spectrum effects
on growth, pigment and ascorbic acid content of Lactuca sativa cv. Fire Red
under controlled growth environment, International Food Research Journal,
25(3).
103. Nicole C. C., Krijn M. & van Slooten U. (2019), Nitrate content control in green
vegetables grown under led lighting, In: Plant Factory Using Artificial Light,
Elsevier: 99-110 pages.
104. Novičkovas A., Brazaitytė A., Duchovskis P., Jankauskienė J., Samuolienė G.,
Virsilė A., Sirtautas R., Bliznikas Z. & Zukauskas A. (2010), Solid-state
lamps (LEDs) for the short-wavelength supplementary lighting in
greenhouses: experimental results with cucumber, XXVIII International
Horticultural Congress on Science and Horticulture for People (IHC2010):
International Symposium on 927. 723-730.
105. Ohashi-Kaneko K., Takase M., Kon N., Fujiwara K. & Kurata K. (2007), Effect
of light quality on growth and vegetable quality in leaf lettuce, spinach and
komatsuna, Environmental Control in Biology, 45(3): 189-198.
106. Opdam J., Schoonderbeek G., Heller E. & De Gelder A. (2004), Closed
greenhouse: a starting point for sustainable entrepreneurship in horticulture,
International Conference on Sustainable Greenhouse Systems-Greensys,
691: 517-524.
107. Ouzounis T., Rosenqvist E. & Ottosen C.-O. (2015), Spectral effects of artificial
light on plant physiology and secondary metabolism: a review, HortScience,
50(8): 1128-1135.
108. Öztekin G., Uludağ T. & Tüzel Y. (2018), Growing spinach (Spinacia oleracea
L,) in a floating system with different concentrations of nutrient solution,
Applied Ecology and Environmental Research Journal, 16(3): 3333-3350.
109. Pandey D. M., Kang K. H. & Yeo U. D. (2005), Effects of excessive photon on
the photosynthetic pigments and violaxanthin de-epoxidase activity in the
xanthophyll cycle of spinach leaf, Plant Science, 168(1): 161-166.
133
110. Pardo G. P., Velázquez S. T., Cruz A. & Martínez F. R. (2016), Pulsed led light
in germination and growth of lettuce seeds, Bothalia Journal, 46(4):13-26.
111. Park I. S., Cho K. J., Kim J., Cho J. Y., Lim T. J. & Oh W. (2016), Growth and
flowering responses of petunia to various artificial light sources with
different light qualities, 원예과학기술지 (Horticultural Science and
Technology Journal), 34(1): 55-66.
112. Park Y. & Runkle E. S. (2017), Far-red radiation promotes growth of seedlings
by increasing leaf expansion and whole-plant net assimilation,
Environmental and Experimental Botany, 136: 41-49.
113. Park Y. & Runkle E. S. (2018), Spectral effects of light-emitting diodes on plant
growth, visual color quality, and photosynthetic photon efficacy: White
versus blue plus red radiation, PloS One, 13(8): e0202386.
114. Park Y. G., Muneer S., Soundararajan P., Manivnnan A. & Jeong B. R. (2017),
Light quality during night interruption affects morphogenesis and flowering
in geranium, Horticulture Environment and Biotechnology, 58(3): 212-217.
115. Pattison P. M., Hansen M. & Tsao J. Y. (2018), LED lighting efficacy: status and
directions, Comptes Rendus Physique, 19(3): 134-145.
116. Pfündel E. (2007), JUNIOR-PAM chlorophyll fluorometer operators guide, H
Walz GmbH: Effeltrich, Germany.
117. Proietti S., Moscatello S., Colla G. & Battistelli Y. (2004), The effect of growing
spinach (Spinacia oleracea L.) at two light intensities on the amounts of
oxalate, ascorbate and nitrate in their leaves, The Journal of Horticultural
Science and Biotechnology, 79(4): 606-609.
118. Proietti S., Moscatello S., Famiani F. & Battistelli A. (2009), Increase of ascorbic
acid content and nutritional quality in spinach leaves during physiological
acclimation to low temperature, Plant Physiology and Biochemistry, 47(8):
717-723.
119. Proietti S., Moscatello S., Giacomelli G. A. & Battistelli A. (2013), Influence of
the interaction between light intensity and CO2 concentration on productivity
and quality of spinach (Spinacia oleracea L.) grown in fully controlled
environment, Advances in Space Research, 52(6): 1193-1200.
120. Proietti S., Moscatello S., Giacomelli G. A. & Battistelli A. (2016), Influence of
the interaction between light intensity and CO2 concentration on productivity
and quality of spinach (Spinacia oleracea L.) grown in fully controlled
environment, Advances in Space Research, 52(6): 1193-1200.
121. Qin Y., Xing Z., Zou J., He C., Li Y. & Xiong X. (2014), Effects of sustained
weak light on seedling growth and photosynthetic characteristics of potato
seedlings, Scientia Agricultura Sinica, 47(3): 537-545.
122. Radford P. J. (1967), Growth Analysis Formulae - Their Use and Abuse1, Crop
Sci., 7:171-175.
123. Rajashekar C., Carey E. E., Zhao X. & Oh M.-M. (2009), Health-promoting
phytochemicals in fruits and vegetables: Impact of abiotic stresses and crop
134
production practices, Functional Plant Science and Biotechnology, 3(1): 30-
38.
124. Raviv M., Lieth J. H. & Bar-Tal A. (2019), Soilless culture: Theory and practice,
Academic Press, 2nd edition (March 30, 2019).
125. Resh H. M. (2016). Hydroponic food production: a definitive guidebook for the
advanced home gardener and the commercial hydroponic grower. CRC
Press, Taylor & Francis Group.
126. Richter T. & Fukshansky L. (1996), Optics of a bifacial leaf: 2. Light regime as
affected by the leaf structure and the light source, Photochemistry and
photobiology, 63: 517-527.
127. Ronga D., Setti L., Salvarani C., De Leo R., Bedin E., Pulvirenti A., Milc J.,
Pecchioni N. & Francia E. (2019), Effects of solid and liquid digestate for
hydroponic baby leaf lettuce (Lactuca sativa L.) cultivation, Scientia
Horticulturae, 244: 172-181.
128. Sabzalian M. R., Heydarizadeh P., Zahedi M., Boroomand A., Agharokh M.,
Sahba M. R. & Schoefs B. (2014), High performance of vegetables, flowers,
and medicinal plants in a red-blue LED incubator for indoor plant
production, Agronomy for Sustainable Development, 34(4): 879-886.
129. Sakamoto M., & Suzuki T. (2020), Effect of nutrient solution concentration on
the growth of hydroponic sweetpotato, Agronomy, 10(11), 1708-1722.
130. Sambo P., Nicoletto C., Giro A., Pii Y., Valentinuzzi F., Mimmo T., Lugli P.,
Orzes G., Mazzetto F. & Astolfi S. (2019), Hydroponic solutions for soilless
production systems: Issues and opportunities in a smart agriculture
perspective, Frontiers in Plant Science, 10.
131. Samuolienė G., Sirtautas R., Brazaitytė A. & Duchovskis P. (2012), LED
lighting and seasonality effects antioxidant properties of baby leaf lettuce,
Food Chemistry, 134(3): 1494-1499.
132. Samuolienė G., Urbonavičiūtė A., Duchovskis P., Bliznikas Z., Vitta P. &
Žukauskas A. (2009), Decrease in nitrate concentration in leafy vegetables
under a solid-state illuminator, Horticultural Science, 44(7): 1857-1860.
133. Schöner S. & Krause G. H. (1990), Protective systems against active oxygen
species in spinach: response to cold acclimation in excess light, Planta,
180(3): 383-389.
134. Shimokawa A., Tonooka Y., Matsumoto M., Ara H., Suzuki H., Yamauchi N. &
Shigyo M. (2014), Effect of alternating red and blue light irradiation
generated by light emitting diodes on the growth of leaf lettuce, bioRxiv,
003103.
135. Shin J. H., Jung H. H. & Kim K. S. (2010), Night interruption using light
emitting diodes (LEDs) promotes flowering of Cyclamen persicum in winter
cultivation, Horticulture Environment and Biotechnology, 51(5): 391-395.
136. Singh D., Basu C., Meinhardt-Wollweber M. & Roth B. (2015), LEDs for energy
efficient greenhouse lighting, Renewable and Sustainable Energy Reviews,
49: 139-147.
135
137. Son K. H. & Oh M. M. (2013), Leaf shape, growth, and antioxidant phenolic
compounds of two lettuce cultivars grown under various combinations of
blue and red light-emitting diodes, HortScience, 48(8): 988-995.
138. Son K. H. & Oh M. M. (2015), Growth, photosynthetic and antioxidant
parameters of two lettuce cultivars as affected by red, green, and blue light-
emitting diodes, Horticulture, Environment, and Biotechnology. 56(5): 639-
653.
139. Sonneveld C. & Voogt W. (2009), Plant nutrition in future greenhouse
production. In: Plant nutrition of greenhouse crops. Springer: 393-403 pages.
140. Stryjewski E., Goins G. & Kelly C. (2001), Quantitative morphological analysis
of spinach leaves grown under light-emitting diodes or sulfur-microwave
lamps, SAE Technical Paper, No 2001-01-2272.
141. Stutte G. W., Edney S. & Skerritt T. (2009), Photoregulation of bioprotectant
content of red leaf lettuce with light-emitting diodes, HortScience, 44(1): 79-
82.
142. Su J., Liu Y., Yang F., Kong C., Yang J. & Meng Q. (2014a), Effect of different
light qualities on physiological characteristics and growth of tobacco in vitro
under light emitting diodes (LEDs), Acta Botanica Boreali-Occidentalia
Sinica, 34(6): 1206-1212.
143. Su N., Wu Q., Shen Z., Xia K. & Cui J. (2014b), Effects of light quality on the
chloroplastic ultrastructure and photosynthetic characteristics of cucumber
seedlings, Plant Growth Regulation, 73(3): 227-235.
144. Taiz Lincoln & Eduardo Z. (2002), Plant physiology, University of Califorlia.
145. Tehrani P. F., Majd A., Mahmoodzadeh H. & Satari T. N. (2016), Effect of red
and blue light-emitting diodes on germination, morphological and anatomical
features of Brassica napus, Advanced Studies in Biology, 8(4): 173-180.
146. Tennessen D. J., Singsaas E. L. & Sharkey T. D. (1994), Light-emitting diodes as
a light source for photosynthesis research, Photosynthesis Research, 39(1):
85-92.
147. Terashima I., Fujita T., Inoue T., Chow W. S. & Oguchi R. (2009), Green light
drives leaf photosynthesis more efficiently than red light in strong white
light: revisiting the enigmatic question of why leaves are green, Plant and
Cell Physiology, 50(4): 684-697.
148. Terashima I. & Hikosaka K. (1995), Comparative ecophysiology of leaf and
canopy photosynthesis, Plant, Cell & Environment, 18: 1111-1128.
149. Tomasi N., Pinton R., Dalla Costa L., Cortella G., Terzano R., Mimmo T.,
Scampicchio M. & Cesco S. (2015), New ‘solutions’ for floating cultivation
system of ready-to-eat salad: A review, Trends in Food Science &
Technology, 46(2): 267-276.
150. Tuan T. A., Valya V., Petar P. & Petrova P. L. (2013), Cadmium-induced
structural disturbances in Pisum sativum leaves are alleviated by nitric oxide,
Turkish Journal of Botany, 37(4): 698-707.
136
151. Tyson R., Simonne E., Davis M., Lamb E., White J. & Treadwell D. (2007).
Effect of nutrient solution, nitrate-nitrogen concentration, and pH on
nitrification rate in perlite medium, Journal of Plant Nutrition, 30(6): 901-
913.
152. Urbonavičiūtė A., Pinho P., Samuolienė G., Duchovskis P., Vitta P., Stonkus A.,
Tamulaitis G., Žukauskas A. & Halonen L. (2007), Effect of short-
wavelength light on lettuce growth and nutritional quality, Sodininkystė ir
daržininkystė (Gardening and Horticulrure), 26: 157-165.
153. Viršilė A., Brazaitytė A., Vaštakaitė-Kairienė V., Miliauskienė J., Jankauskienė
J., Novičkovas A., Laužikė K. & Samuolienė G. (2019), The distinct impact
of multi-color LED light on nitrate, amino acid, soluble sugar and organic
acid contents in red and green leaf lettuce cultivated in controlled
environment, Food Chemistry, 125799.
154. Viršilė A., Olle M. & Duchovskis P. (2017), LED lighting in horticulture, In:
Light Emitting Diodes for Agriculture, Springer: 113-147.
155. Vogelmann T. C., Bornman J. F. & Yates D. J. (1996). Focusing of light by leaf
epidermal cells, Physiologia Plantarum, 98: 43-56.
156. Wang J., Lu W., Tong Y. & Yang Q. (2016), Leaf morphology, photosynthetic
performance, chlorophyll fluorescence, stomatal development of lettuce
(Lactuca sativa L.) exposed to different ratios of red light to blue light,
Frontiers in plant science, 7: 250.
157. Wanlai Z., Wenke L. & Qichang Y. (2013), Reducing nitrate content in lettuce
by pre-harvest continuous light delivered by red and blue light-emitting
diodes, Journal of Plant Nutrition, 36(3): 481-490.
158. Wargent J. (2016), UV LEDs in horticulture: From biology to application, VIII
International Symposium on Light in Horticulture, 1134: 25-32.
159. Wojciechowska R., Kołton A., Długosz-Grochowska O. & Knop E. (2016),
Nitrate content in Valerianella locusta L. plants is affected by supplemental
LED lighting, Scientia Horticulturae, 211: 179-186.
160. Wollaeger H. M. & Runkle E. S. (2015), Growth and acclimation of impatiens,
salvia, petunia, and tomato seedlings to blue and red light. HortScience,
50(4): 522-529.
161. Wu Q., Su N., Shen W. & Cui J. (2014), Analyzing photosynthetic activity and
growth of Solanum lycopersicum seedlings exposed to different light
qualities. Acta Physiologiae Plantarum, 36(6): 1411-1420.
162. Xu Y. (2019), Nature and source of light for plant factory, In: Plant Factory
Using Artificial Light. Elsevier: 47-69 pages.
163. Xu Y., Chang Y., Chen G. & Lin H. (2016), The research on LED supplementary
lighting system for plants, Optik, 127(18): 7193-7201.
164. Yan Z., He D., Niu G. & Zhai H. (2019), Evaluation of growth and quality of
hydroponic lettuce at harvest as affected by the light intensity, photoperiod
and light quality at seedling stage, Scientia Horticulturae, 248: 138-144.
137
165. Yao X.-y, Liu X.-y., Xu Z.-g. & Jiao X.-l. (2017), Effects of light intensity on
leaf microstructure and growth of rape seedlings cultivated under a
combination of red and blue LEDs, Journal of Integrative Agriculture, 16(1):
97-105.
166. Yong Z., Zhi-lan Y., Feng Y., Li-jun Z., Shao-xian N. & Wen-yu Y. (2014),
Effects of different light qualities on morphological and photosynthetic
physiological parameters of soybean seedlings, Chinese Journal of Oil Crop
Sciences, 36(3).
167. Zhang L.-w., Liu S.-q., Zhang Z.-k., Yang R. & Yang X.-j. (2010), Dynamic
effects of different light qualities on pea sprouts quality, Northern
Horticulture, 8: 4-7.
168. Zhang L., Ma G., Yamawaki K., Ikoma Y., Matsumoto H., Yoshioka T., Ohta S.
& Kato M. (2015), Regulation of ascorbic acid metabolism by blue LED
light irradiation in citrus juice sacs, Plant Science, 233: 134-142.
169. Zhang T., Shi Y., Piao F. & Sun Z. (2018), Effects of different LED sources on
the growth and nitrogen metabolism of lettuce, Plant Cell, Tissue and Organ
Culture (PCTOC), 134(2): 231-240.
WEBSITES:
170. (Báo
y dược Việt nam 15/5/2017)
171. (U.S. Department Of Agriculture, 25/5/2020)
172. https://giaoduc.net.vn/suc-khoe-hoc-duong/tac-dung-cua-cay-cai-bo-xoi-
post130883.gd (tạp chí điện tử giáo dục Việt Nam, 25/5/2020)
173. https://www.researchandmarkets.com/reports/4426155/hydroponics-global-
market-outlook-2017-2023 ("Hydroponics - Global Market Outlook (2017-
2023).
174.
175.
biet-khi-su-dung-den-led-nong-nghiep.htm
176.
177. https://eurlex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=OJ:L:2011:320:0015:00
17:EN:PDF
1
PHỤ LỤC
2
PHỤ LỤC 1: CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA ĐÈN LED
Cấu trúc chính của LED bao gồm chip (vật liệu bán dẫn phát sáng), khung
chì nơi đặt khuôn và lớp vỏ để bảo vệ khuôn. Đèn LED có các kích cỡ và kiểu
dáng khác nhau. Một ví dụ về thiết kế chip trên bo mạch được thể hiện bên dưới.
Trong đèn LED, nhiệt thải được truyền lên riêng biệt cùng với các bề mặt phát
sáng qua bộ tản nhiệt liên tục hoạt động. Điều này đặc biệt quan trọng đối với đèn
LED cường độ cao, vì nguồn ánh sáng có thể được đặt gần sát cây mà không có
nguy cơ bị quá nhiệt và stress cho cây trồng (Nanya et al., 2012) [100].
Chip LED về cơ bản là một diode (p-n-chuyển tiếp), được thiết kế nhằm
cho phép điện tử và các lỗ trống kết hợp với nhau để tạo ra photon. Các mức
năng lượng, tiếp sau đó là các bước sóng của photon phát ra phụ thuộc vào cấu
trúc khoảng cách dải bán dẫn của các chip liên quan.
Cấu trúc cơ bản của một đèn LED
Cải thiện tính dẫn nhiệt với chip trên bo
mạch trong thiết kế đèn LED
(A)
(B)
Sơ đồ cơ chế phát sáng bên trong một chip LED (A, B)
(Nanya et al. , 2012) [100]
3
PHỤ LỤC 2: THÀNH PHẦN DUNG DỊCH DINNH DƯỠNG THỦY CANH
Thành phần
nguyên tố
Hàm lượng (ppm)
SH1 SH3
SH5
N (NO3-)
165 148,992 140
N (NH4+) 15 0 0
P 50 56,107 50
K 210 402,936 350
Mg 45 51,28 50
Ca 190 151,501 200
S 74,364 68,323 183,86
Fe 4 1,999 3
Zn 0,1 0,052 0,1
B 0,5 1 0,3
Mn 0,5 1 0,8
Cu 0,1 0,102 0,07
Mo 0,05 0,01 0,03
Na 0,024 0,005 0,014
Si 0,049 0 0,049
Cl 0 192,016 0
4
PHỤ LỤC 3: PHƯƠNG PHÁP ĐO HUỲNH QUANG DIỆP LỤC
Phương pháp đo huỳnh quang diệp lục là một kỹ thuật phổ biến trong sinh lý
thực vật và trong sinh thái học thực vật, dùng để đánh giá hoạt động quang hợp, trạng
thái cấu trúc và chức năng của hệ thống quang hóa II (PSII). Có thể thấy rằng, những
nghiên cứu về hiệu suất quang hợp của thực vật trong điều kiện khác nhau (điều kiện
sinh lý tối ưu, điều kiện môi trường bất thuận) sẽ là chưa hoàn chỉnh nếu không có một
số dữ liệu về huỳnh quang hữu hiệu của diệp lục (Maxwell & Johnson, 2000) [94].
Mặc dù phép đo khá đơn giản, tuy nhiên lý thuyết cơ bản và cách giải thích dữ liệu vẫn
còn phức tạp và đôi khi còn gây tranh cãi. Đã có những bài viết thảo luận khá sâu sắc
về nền tảng lý thuyết của cả phép đo cũng như phân tích theo quan điểm của các nhà
sinh lý học thực vật và sinh học phân tử (Krause & Weis, 1991) [80].
Nguyên tắc cơ bản của phân tích huỳnh quang diệp lục không quá phức tạp.
Năng lượng ánh sáng được hấp thụ bởi các phân tử diệp lục trong lá có thể trải qua
một trong ba số phận: nó có thể được sử dụng để thúc đẩy quá trình quang hợp (quang
hóa), năng lượng dư thừa có thể bị tiêu tán dưới dạng nhiệt hoặc có thể được tái phát
ra dưới dạng ánh sáng - huỳnh quang diệp lục. Ba quá trình này xảy ra cạnh tranh,
sao cho bất kỳ sự gia tăng nào về hiệu quả của một quá trình sẽ dẫn đến giảm hiệu
quả của hai quá trình còn lại. Do đó, bằng cách đo hiệu suất huỳnh quang của chất
diệp lục, có thể thu được thông tin về những thay đổi trong hiệu quả của quá trình
quang hóa và tản nhiệt.
Bởi vì tổng lượng huỳnh quang của diệp lục là rất nhỏ (chỉ 1 hoặc 2% tổng lượng
ánh sáng được hấp thụ) nên việc đo lường không quá phức tạp. Quang phổ của huỳnh
quang khác với quang phổ hấp thụ ánh sáng của diệp lục, với đỉnh phát xạ huỳnh
quang có bước sóng dài hơn. Do đó, hiệu suất huỳnh quang có thể được định lượng
bằng cách cho lá tiếp xúc với ánh sáng có độ dài sóng xác định và đo lượng ánh sáng
phát ra lại ở bước sóng dài hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là phép đo này
chỉ có thể là tương đối, vì ánh sáng chắc chắn bị mất. Do đó, các phân tích thông
thường bao gồm một số dạng chuẩn hóa, với nhiều thông số huỳnh quang khác nhau
được tính toán. Thông thường, năm loại huỳnh quang khác nhau thu được bằng cách
phân tích xung điện bão hòa. Hai trong số các giá trị này cần được thực hiện với mẫu
5
đã thích nghi với bóng tối. Ba giá trị còn lại được đo lặp lại trong các lần xử lý mẫu
tiếp theo khi tiếp xúc với ánh sáng kích thích (Pfündel, 2007) [116].
Các phép đo để phân tích xung bão hòa (Pfündel, 2007) [116]
Chú thích: AL (actinic light): Ánh sáng kích thích; D (dark): Tối; SP (saturating
pulse): Xung bão hòa; FR (far-red): ánh sáng đỏ xa.
Phương pháp đo hiệu suất huỳnh quang thông thường được thực hiện là phép đo
với các mẫu thích nghi tối khi ánh sáng cho quang hợp đã tắt, với các thông số sau:
Fo: Hiệu suất huỳnh quang tối thiểu được kích thích bởi cường độ ánh sáng rất
thấp để giữ cho các trung tâm phản ứng của hệ thống quang hóa II (PS II) mở.
Fm: Hiệu suất huỳnh quang cực đại của diệp lục được tạo ra khi các trung tâm
phản ứng của hệ thống PS II bị đóng lại bởi một xung ánh sáng mạnh.
Fv/Fm = (Fm-Fo)/Fm: Hiệu suất lượng tử quang hóa cực đại (hệ số huỳnh quang
hữu hiệu) của hệ thống PS II (Kitajima and Butler, 1975) [74].
Để định lượng việc sử dụng quang hóa và tổn thất không quang hóa khi năng
lượng ánh sáng được hấp thụ, các thương số huỳnh quang đã được suy ra để sử dụng
làm dữ liệu đầu vào cho các phép đo hiệu suất huỳnh quang hữu hiệu. Một trong số đó
chính là Fv/Fm (Hiệu suất lượng tử quang hóa tối đa). Thương số huỳnh quang này
ước tính phần lượng tử hấp thụ được sử dụng cho PS II, cũng có nghĩa là để phân tách
điện tích ổn định trong trung tâm phản ứng của hệ thống PSII. Đối với các phép đo
Fv/Fm, điều quan trọng là các mẫu phải được thích nghi tốt ở điều kiện tối để tất cả
các phản ứng trung tâm ở trạng thái mở và sự tiêu tán năng lượng kích thích không
quang hóa là tối thiểu. Các yêu cầu đối với sự thích nghi tối có thể khác nhau giữa các
6
loại cây: trong các lá cây ưa bóng, phản ứng trung tâm của PSII đóng chặt đáng kể có
thể xảy ra ở các giá trị PAR là 0,1 μmol/m2/s nhưng với cây ưa sáng hầu hết các
trung tâm phản ứng của PSII mở ngay cả khi giá trị PAR là 10-40 μmol/m2/s
(Pfündel, 2007) [116].
Ngoài ra, Fv/Fm cũng được tính toán theo công thức:
Fv/Fm = (Fm-Fo)/Fm = ϕPSII/qP (Maxwell & Johnson, 2000) [94].
Trong đó:
ϕPSII (Quantum efficiency of PSII): Hiệu suất lượng tử của quang hợp
qP (Proportion of open PSII): Tỉ lệ mở của PSII
7
PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
Hình 1. Các giống cải bó xôi được sử dụng trong thí nghiệm
Hình 2. Cải bó xối lúc gieo được 7 ngày
(giá thể gieo hạt Klasmann TS2 –Đức)
Hình 3. Cải bó xôi khi vừa mới được ra
cây, ra rọ
Hình 4. Cải bó xôi trên hệ thống thủy
canh hồi lưu sau 1 tuần lên giàn
Hình 5. Cải bó xôi trên hệ thống thủy canh
hồi lưu sau 2 tuần lên giàn
8
Hình 6. Cải bó xôi 30 NST ở các dung dịch dinh dưỡng khác nhau
Hình 7. Khối lượng toàn cây cải bó xôi ở các dung dịch dinh dưỡng khác nhau
(42NST)
Hình 8. Máy scan rễ (Epson Perfection V700 Photo Scanner sử dụng kết hợp với phần
WinRHIZO Pro)
9
Hình 9. Thiết bị đo quang phổ ánh sáng
Hình 10. Thiết bị điều chỉnh cường độ
Hình 11. Mô hình cải bó xôi trồng ngoài nhà lưới trên hệ thống thủy canh hồi lưu ứng
dụng các thông số kỹ thuật nghiên cứu
(A, B: Tại Viện sinh học Nông nghiệp Việt Nam)
A B
C
10
(A) (B)
(C)
Hình 12. Mô hình cải bó xôi trồng trong nhà trên hệ thống thủy canh hồi lưu ở ánh sáng
trắng, ánh sáng vàng và ánh sáng đỏ-xanh (A, B: 14 NST) và (C: 21 NST)
A2
2
C2
B1
11
Hình 13. Kính hiển vi soi mẫu Hình 14. Máy đo độ Brix
Hình 15. Sử dụng phần mềm ImageJ để tính diện tích lá từ hình ảnh chụp
12
Hình 16. Sử dụng phần mềm ImageJ để tính kích thước tế bào biểu bì, khí khổng
Hình 17. Cải bó xôi ở các phổ ánh sáng khác nhau sau 14 và 30 ngày trồng
Hình 18. Cải bó xôi ở cường độ ánh sáng đèn LED đỏ xanh sau 14 và 21 ngày trồng
Trắng Vàng Đỏ Xanh