-Luận án đã khái quát những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đặc điểm, vai trò
của TSCĐHH ảnh hưởng tới sự cần thiết hợp lý của kế toán giảm giá trị TSCĐHH.
Luận án đã khái quát yêu cầu của kế toán đối với TSCĐHH. Trên cơ sở phân tích Mô
hình gía gốc và Mô hình gía trị hợp lý đối với kế toán TSCĐHH, luận án đã lập luận
tính ưu việt của kế toán TSCĐHH theo mô hình giá gốc kết hợp với kế toán giảm giá
trị TSCĐHH. Luận án đã khái quát yêu cầu cụ thể của kế toán giảm giá trị tài sản theo
IAS 36, đồng thời có sự so sánh với kế toán giảm giá trị tài sản theo US GAAP.
-Luận án đã tổng hợp các nghiên cứu chủ yếu tại nước ngoài về các vấn đề liên
quan đến kế toán giảm giá trị tài sản từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
khi áp dụng kế toán giảm giá trị TSCĐHH.
-Luận án đã phân tích bối cảnh kinh tế , bối cảnh kế toán tại Việt Nam, cũng
như các vấn đề phát sinh do chưa thực hiện kế toán giảm giá trị TSCĐHH từ đó thấy
được sự cần thiết khách quan thực hiện kế toán giảm giá TSCĐHH.
-Luận án đã tổng kết kết quả khảo sát phản ứng của các đối tượng bao gồm:
Doanh nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng về việc dự định áp dụng tại Việt Nam,
từ đó phát hiện các vấn đề cần khắc phục
140 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1827 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu áp dụng kế toán suy giảm giá trị tài sản cố định hữu hình tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh về ghi đảo ngược giá trị tài sản đã ghi giảm khi có dấu hiệu
phục hồi
Theo IAS 36, khi có dấu hiệu phục hồi, Gía trị có thể thu hồi của tài sản trở nên
cao hơn Gía trị ghi sổ, tài sản được ghi đảo ngược gía trị đã ghi giảm tương ứng với
giá trị hồi phục. Nhưng US GAAP không cho phép ghi đảo ngược giá trị đã ghi giảm
mặc dù có dấu hiệu phục hồi. Trong khi đó, Chuẩn mực kế toán mới về giảm giá trị tài
sản của Trung Quốc ban hành tháng 2 năm 2006 đã nghiêm cấm ghi đảo ngược giá trị
tài sản đã ghi giảm mặc dù trước đó cho phép. Sở dĩ có những qui định trái chiều về
ghi đảo ngược giá trị tài sản đã ghi giảm vì nghiệp vụ này cũng có những mặt tích cực
và tiêu cực. Trong phần tổng quan các nghiên cứu tại nước ngoài mà tác giả đã trình
bày ở chương 1 cho thấy việc cho phép ghi đảo ngược giá trị tài sản đã ghi giảm khi có
dấu hiệu phục hồi kinh tế đã tạo động lực cho các nhà quản lý sẵn sàng ghi giảm giá trị
tài sản khi có dấu hiệu giảm giá. Nhưng sự cho phép ghi đảo ngược giá trị tài sản đã
giảm giá cũng làm tăng cơ hội cho các nhà quản lý thực hiện hành vi điều khiển thu
nhập báo cáo giữa các kỳ kế toán.
Theo tác giả, xuất phát từ mục đích của kế toán giảm giá trị tài sản là cung cấp
thông tin giá trị tài sản không cao hơn giá trị có thể thu hồi. Nhưng khi các nhà quản lý
luôn luôn tìm biện pháp cải thiện hiệu quả sử dụng của tài sản, giá trị của tài sản cần
thiết được ghi nhận tăng lên bằng nghiệp vụ ghi đảo ngược giá trị tài sản đã ghi giảm.
Nghiệp vụ ghi đảo ngược giá trị tài sản đã ghi giảm không những cung cấp thông tin
về giá trị tài sản đã được hồi phục mà còn thể hiện nỗ lực của các nhà quản trị doanh
nghiệp trong việc khai thác sử dụng tài sản. Do đó, Việt Nam nên qui định cho phép
ghi đảo ngược giá trị tài sản khi có tín hiệu kinh tế phục hồi. Để hạn chế hành vi cơ
hội, nghiệp vụ này cần có sự cam kết của nhà quản trị doanh nghiệp khi đã quyết định
ghi đảo ngược, đồng thời phải kiểm tra chặt chẽ.
5.2.1.6 Trình bày riêng TSCĐHH sẵn sàng để bán
Trước khi lập Báo cáo tài chính doanh nghiệp phải xác định rõ những tài sản sẽ
không tiếp tục sử dụng cho hoạt động kinh doanh bình thường trong kỳ tới mà chuẩn
bị bán. Yêu cầu của IFRS 05, những tài sản sẵn sàng để bán phải được điều chỉnh giá
trị theo giá thấp hơn trong hai giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý trừ chi phí bán, đồng thời
kỳ kế toán sau không được trích khấu hao.
98
5.2.2 Lộ trình áp dụng
Kế toán giảm giá trị tài sản là một vấn đề phức tạp và mang nặng tính ước tính.
Bài học rút ra từ việc nghiên cứu thực hiện kế toán giảm giá trị tài sản trên thế giới cho
thấy nghiệp vụ kế toán này dễ bị lợi dụng thiên vị theo ý đồ chủ quan của người quản
lý doanh nghiệp, do đó để thực hiện có hiệu quả rất cần có một lộ trình. Lộ trình thực
hiện kế toán giảm giá trị tài sản tại Việt Nam được đề xuất như sau:
Giai đoạn chuẩn bị: Khi qui định cụ thể về kế toán giảm giá trị tài sản được
ban hành cần giành thời gian 6 tháng hoặc 1 năm để khuyến khích các doanh nghiệp
thực hiện mà chưa bắt buộc. Những doanh nghiệp thực hiện kế toán giảm giá trị tài sản
trong giai đoạn này chỉ trình bày thông tin giảm giá trị tài sản trên Thuyết minh báo
cáo tài chính mà chưa trình bày trong Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh
doanh như phương án thực hiện của Hồng Kông mà tác giả đã trình bày ở mục 4.2.1.3.
Gía trị tài sản ghi giảm không ảnh hưởng tới giá trị khấu hao tài sản cho các kỳ kế toán
sau. Theo tác giả, các doanh nghiệp có trình độ quản trị doanh nghiệp và trình độ kế
toán cao sẽ sẵn sàng tiên phong thực hiện kế toán giảm giá trị tài sản trong giai đoạn
khuyến khích. Đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp làm quen dần với nghiệp vụ kế
toán mới. Đồng thời những doanh nghiệp công bố thực hiện trong giai đoạn khuyến
khích cũng là một thông tin tốt về trình độ quản trị, trình độ kế toán tạo lòng tin cho
các nhà đầu tư. Trong giai đoạn này, Bộ tài chính cần tăng cường lấy ý kiến đóng góp
của doanh nghiệp về những vấn đề phát sinh để có chỉnh lý, hoặc hướng dẫn kịp thời.
Giai đoạn thực hiện 1: Yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp thực hiện kế toán giảm
giá trị tài sản và công bố thông tin thuyết minh trên Thuyết minh báo cáo tài chính.
Mục đích của giai đoạn này giúp cho các doanh nghiệp làm quen với qui trình xác định
giảm giá trị tài sản, bổ sung thông tin công bố cho người sử dụng . Yêu cầu, kiểm toán
tham gia xác minh và bày tỏ ý kiến đối với thông tin giảm giá mà doanh nghiệp công
bố. Mục đích của giai đoạn này là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm quen với
nghiệp vụ kế toán giảm giá trị TSCĐHH. Đồng thời, thông tin trên Bảng cân đối kế
toán và Báo cáo kết quả kinh doanh chưa ảnh hưởng nên hạn chế tác động tiêu cực tới
tâm lý của những đối tượng sử dụng thông tin kế toán khi tài sản của doanh nghiệp bị
giảm gía trị.
Trong phần thuyết minh thông tin về TSCĐHH bổ sung thông tin về tài sản
giảm giá trị. Cụ thể bao gồm các thông tin: TSCĐHH có bị giảm giá hay không? Nếu
có tài sản giảm giá cần thuyết minh rõ từng loại tài sản giảm giá, nguyên nhân giảm
giá; phương pháp và cơ sở xác định, tổng giá trị tài sản giảm giá. Sau đó cần thuyết
99
minh điều chỉnh các chỉ tiêu tổng tài sản, tổng TSCĐHH, kết quả kinh doanh khi đã
điều chỉnh giảm giá trị tài sản. Trong giai đoạn này chưa thay đổi giá trị khấu hao của
những kỳ sau mà chỉ thuyết minh sự thay đổi của các chỉ số tài chính khi đã ghi giảm
giá trị tài sản. Thời gian thực hiện giai đoạn 1 phụ thuộc sự đánh giá kết quả các doanh
nghiệp thực hiện. Tác giả dự kiến thời gian cần thiết thực hiện giai đoạn 1 trong
khoảng từ 2-4 năm.
Giai đoạn thực hiện 2: Ghi nhận thông tin giảm giá trị tài sản trên Bảng cân
đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh, tuân thủ theo IAS 36, giá trị khấu hao
trong các kỳ sau được điều chỉnh khi tài sản bị giảm giá.
5.2.3 Kiến nghị đối với các cơ quan của Nhà nước
5.2.3.1 Bộ Tài chính
Với tư cách là cơ quan ban hành Chuẩn mực kế toán và là đầu mối hướng dẫn
thực hiện chuẩn mực kế toán mới, Bộ Tài chính khẩn trương hoàn tất quá trình nghiên
cứu và ban hành sớm chuẩn mực kế toán giảm giá trị tài sản tại Việt Nam. Chuẩn mực
cần được hướng dẫn thực hiện bằng nhiều ví dụ minh họa cho nhiều trường hợp khác
nhau, lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Bộ Tài chính cần phối hợp với các công ty kiểm
toán nước ngoài lớn tại Việt Nam, đặc biệt là Big Four (Deloitte, Pricewaterhouse
Coopers , KPMG, Ernst & Young ) để tập huấn, giải đáp thắc mắc một cách rộng rãi
cho kế toán tại các danh nghiệp về nghiệp vụ kế toán giảm giá trị tài sản. Trong quá
trình thực hiện chuẩn mực, Bộ Tài chính cũng cần tiếp thu kịp thời các ý kiến phát
sinh để có nghiên cứu, điều chỉnh hoặc hướng dẫn kịp thời để nghiệp vụ kế toán giảm
giá trị tài sản đi vào đời sống một cách hiệu quả.
5.2.3.2 Hội Kế toán – Kiểm toán Việt Nam
Với tư cách là tổ chức nghề nghiệp của các tổ chức và cá nhân làm nghề kế toán
và kiểm toán ở Việt Nam, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam cần tăng cường quan
hệ trao đổi thông tin, kinh nghiệm và hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp trong khu
vực và quốc tế, tăng cường nghiên cứu các chuẩn mực kế toán mới nói chung và kế
toán giảm giá trị tài sản nói riêng để tập huấn cập nhật kiến thức cho các hội viên kế
toán, kiểm toán một cách hiệu quả nhất. Hội Kế toán và Kiểm toán có thể phối hợp
với các chuyên gia thuộc Bộ Tài chính và các công ty Big Four để mở diễn đàn giải
đáp thắc mắc cho kế toán doanh nghiệp, kiểm toán viên về vấn đề kế toán giảm giá trị
tài sản một cách kịp thời.
100
5.2.3.3 Uỷ ban chứng khoản nhà nước
Nghiệp vụ kế toán giảm giá trị TSCĐHH là một nghiệp vụ phức tạp, mang
nặng tính ước tính, khó thực hiện, nếu ghi nhận giảm giá trị sẽ làm ảnh hưởng không
tốt đến thông tin tài chính của doanh nghiệp nên các doanh nghiệp né tránh không ghi
nhận là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Các doanh nghiệp niêm yết được coi là có mức
độ minh bạch thông tin cao nhất do có giám sát công bố thông tin bởi Uỷ ban chứng
khoán nhà nước. Uỷ ban chứng khoán nhà nước cần có qui định chặt chẽ yêu cầu các
công ty niêm yết phải thực hiện nghiêm chỉnh kế toán giảm giá trị tài sản và có chế tài
xử phạt nghiêm đối với các công ty vi phạm. Khi các công ty niêm yết tiên phong thực
hiện kế toán giảm giá trị tài sản sẽ tạo điều kiện nền tảng cho các doanh nghiệp khác
trong nên kinh tế.
5.2.4 Kiến nghị với kiểm toán và các công ty dịch vụ tư vấn kế toán
Kiểm toán cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của kế toán giảm giá trị tài sản,
tăng cường trau dồi trình độ để xác minh, bày tỏ ý kiến về nghiệp vụ kế toán giảm giá
trị TSCĐHH mà doanh nghiệp thực hiện. Trong một số trường hợp, kiểm toán cần có
vai trò hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện hoặc điều chỉnh thông tin giảm giá trị tài
sản. Do đó, việc nâng cao trình độ của kiểm toán viên có vai trò vô cùng quan trọng để
kế toán giảm giá trị tài sản đi vào thực tế một cách có hiệu qủa.
Các công ty dịch vụ tư vấn kế toán cần chủ động tiên phong trong việc nghiên
cứu thực hiện chuẩn mực kế toán mới, sẵn sàng hướng dẫn khách hàng và giải đáp
thắc mắc kịp thời.
5.2.5 Kiến nghị đối với các đối tượng sử dụng thông tin kế toán
Mặc dù kế toán giảm giá trị tài sản là nghiệp vụ thuộc phân hệ kế toán tài chính,
nhưng có đặc điểm riêng là phụ thuộc vào các ước tính, đánh giá khả năng có thể xảy
ra trong tương lai. Do đó, khi đón nhận thông tin về giảm giá trị tài sản mà doanh
nghiệp công bố, các đối tượng sử dụng thông tin cũng cần có một kiến thức nhất định
để đánh giá về tính hợp lý, cơ sở tính toán mà doanh nghiệp công bố.
101
Kết luận chương 5
Nghiệp vụ kế toán giảm giá trị tài sản áp dụng đối với đối tượng cụ thể là
TSCĐHH là một nghiệp vụ kế toán phức tạp nhưng Việt Nam cần xác định quan điểm
quyết tâm thực hiện. Để kế toán giảm gía trị tài sản được thực hiện một cách có hiệu
quả nâng cao chất lượng của thông tin kế toán, cung cấp thông tin thực sự có giá trị
cho các đối tượng sử dụng rất cần có hướng dẫn cụ thể và một lộ trình thực hiện phù
hợp. Chương 5 tác giả đã đưa ra giải pháp nhằm thực hiện kế toán giảm giá trị tài sản
cố định hữu hình tại Việt Nam một cách có hiệu quả. Các giải pháp tập trung vào các
vấn đề:qui trình thực hiện kế toán giảm giá trị tài sản, lộ trình thực hiện.Phần cuối của
chương 5 tác giả đã kiến nghị đối với các cơ quan của nhà nước, các đối tượng có liên
quan khác trong nền kinh tế với nhằm mục đích phối hợp, hỗ trợ để thực hiện kế toán
giảm giá trị TSCĐHH tại Việt Nam đạt hiệu quả cao.
102
KẾT LUẬN
Tài sản cố định hữu hình là cơ sở vật chất cơ bản của doanh nghiệp để thực hiện
quá trình hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp đầu tư TSCĐHH với mục đích sử dụng
lâu dài. Việc đầu tư TSCĐHH một cách có hiệu quả là điều kiện cho doanh nghiệp
phát triển bền vững. Gía trị TSCĐHH thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài
sản của doanh nghiệp. Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện nay, giá trị thuần của
TSCĐHH trên Bảng cân đối kế toán được ghi nhận theo chỉ tiêu Gía trị còn lại của
TSCĐHH. Tuy nhiên, thông tin đó chưa thực sự có giá trị cho các đối tượng sử dụng
thông tin trong một số trường hợp do các nguyên nhân khác làm cho giá trị tài sản
giảm xuống một cách không mong đợi. Kế toán giảm giá trị TSCĐHH đảm bảo giá trị
TSCĐHH được baó cáo không cao hơn giá trị có thể thu hồi. Kế toán giảm gía trị tài
sản đã được nhiều nước thực hiện nhưng không ít vấn đề phát sinh làm giảm hiệu quả
mong đợi khi ban hành. Tác giả đã nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu áp dụng kế toán
giảm giá trị tài sản cố định hữu hình tại Việt Nam” nhằm mục đích tìm ra các giải
pháp thực hiện tại Việt Nam một cách hiêụ quả nhất.
Luận án đã giải quyết được những vấn đề chính sau đây
-Luận án đã khái quát những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đặc điểm, vai trò
của TSCĐHH ảnh hưởng tới sự cần thiết hợp lý của kế toán giảm giá trị TSCĐHH.
Luận án đã khái quát yêu cầu của kế toán đối với TSCĐHH. Trên cơ sở phân tích Mô
hình gía gốc và Mô hình gía trị hợp lý đối với kế toán TSCĐHH, luận án đã lập luận
tính ưu việt của kế toán TSCĐHH theo mô hình giá gốc kết hợp với kế toán giảm giá
trị TSCĐHH. Luận án đã khái quát yêu cầu cụ thể của kế toán giảm giá trị tài sản theo
IAS 36, đồng thời có sự so sánh với kế toán giảm giá trị tài sản theo US GAAP.
-Luận án đã tổng hợp các nghiên cứu chủ yếu tại nước ngoài về các vấn đề liên
quan đến kế toán giảm giá trị tài sản từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
khi áp dụng kế toán giảm giá trị TSCĐHH.
-Luận án đã phân tích bối cảnh kinh tế , bối cảnh kế toán tại Việt Nam, cũng
như các vấn đề phát sinh do chưa thực hiện kế toán giảm giá trị TSCĐHH từ đó thấy
được sự cần thiết khách quan thực hiện kế toán giảm giá TSCĐHH.
-Luận án đã tổng kết kết quả khảo sát phản ứng của các đối tượng bao gồm:
Doanh nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng về việc dự định áp dụng tại Việt Nam,
từ đó phát hiện các vấn đề cần khắc phục.
103
- Trên cơ sở lý thuyết, bài học kinh nghiệm từ nước ngoài, bối cảnh Việt Nam,
luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm áp dụng tại Việt Nam một cách có hiêụ quả.
Các nhóm giải pháp đưa ra trong luận án bao gồm: đề xuất qui trình thực hiện tại
doanh nghiệp, đề xuất lộ trình áp dụng; đề xuất về nhận thức, hành động của các tổ
chức, cá nhân khác.
Hạn chế của luận án
Bên cạnh những mặt đã đạt được, luận án còn có một số hạn chế nhất định:
Do thời gian nghiên cứu dài vào khoảng thời gian nền kinh tế Việt Nam nói
riêng và kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến nên bối cảnh kinh tế mới nhất chưa
được cập nhật và trình bày trong luận án. Đến thời điểm hoàn thành luận án, Hiệp định
Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã kết thúc đàm phán và được chính thức ký
kết vào ngày 4/2/2016; Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được chính thức thành lập
vào ngày 31/12/2015 là những bối cảnh quan trọng mang lại cơ hội và thách thức mới
cho Việt Nam và càng đòi hỏi kế toán Việt Nam phải hoàn thiện theo tinh thần hội
nhập kế toán quốc tế.
Trong quá trình khảo sát các đối tượng trong nền kinh tế số lượng phiếu trả lời
không được như mong đợi. Khi được tác giả giới thiệu đây là một vấn đề kế toán mới
chưa được thực hiện tại Việt Nam và tác giả xin được giới thiệu một số nội dung tóm tắt
về kế toán giảm giá trị tài sản, một số người được hỏi đã từ chối tìm hiểu, từ chối trả lời
phiếu khảo sát. Điều này có thể xuất phát từ việc chưa nhận thức được tầm quan trọng
của các nghiên cứu đối với các chính sách kế toán mới của các đối tượng được hỏi. Do
đó, số lượng phiếu trả lời không đủ để tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng.
Khi tác giả bắt đầu thực hiện nghiên cứu, vấn đề kế toán giảm giá trị TSCĐHH
là một vấn đề rất mới tại Việt Nam. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình thực
hiện luận án, nhưng trong bối cảnh kế toán Việt Nam đang trong quá trình cải thiện,
hoàn thiện, hội nhập với kế toán quốc tế, quá trình sửa đổi, bổ sung chính sách kế toán
mới diễn ra liên tục nên sẽ không thể tránh khỏi một số điểm lạc hậu khi luận án được
công bố. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng giảm tính lạc hậu của nghiên
cứu bằng cách thu thập tài liệu nghiên cứu nước ngoài- các nghiên cứu này được thực
hiện trên nền tảng các nước đã thực hiện kế toán giảm giá trị tài sản. Bài học kinh
nghiêm rút ra từ các nghiên cứu nước ngoài sẽ có giá trị ổn định, lâu dài cả khi Việt
Nam đã ban hành và thực hiện kế toán giảm giá trị TSCĐHH.
Nghiệp vụ kế toán giảm giá trị tài sản vốn dĩ là một nghiệp vụ khó, mang nặng
tính ước tính của doanh nghiệp, và gây nhiều tranh cái do đó mặc dù các đề xuất mà
104
tác giả đưa ra trong luận án đã được xây dựng dựa trên sự tham khảo ý kiến của các
đối tượng trong nền kinh tế nhưng chắc chắn sẽ có những ý kiến chưa thỏa mãn với
một số nội dung mà tác giả đề xuất.
Khi bắt đầu thực hiện khảo sát, tác giả xác định sử dụng mô hình phân tích định
lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đồng ý của các đối tượng trong
nền kinh tế đối với việc thực hiện kế toán giảm giá trị TSCĐHH tại Việt Nam nhưng
trong quá trình nghiên cứu một số chuyên gia đóng góp ý kiến là chưa đủ cơ sở lý
thuyết để thực hiện mô hình phân tích định lượng, đồng thời số lượng phiếu trả lời
không được như mong muốn do đó nội dung phiếu khảo sát có một số phần đã không
được sử dụng để phân tích trong luận án.
Gợi ý nghiên cứu tiếp theo
Luận án chưa thu thập đủ số liệu để thực hiện nghiên cứu định lượng. Trên cơ
sở các kết quả đã đạt được trong luận án, các nghiên cứu khác có thể mở rộng qui mô
thu thập số liệu để sử dụng mô hình nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới
mức độ sẵn sàng chấp nhận một chính sách kế toán mới.
Luận án được thực hiện trong bối cảnh Việt Nam chưa thực hiện kế toán giảm
giá trị TSCĐHH nói riêng và kế toán giảm giá trị tài sản nói chung. Tuy nhiên, khi
Việt Nam đã ban hành và thực hiện kế toán giảm giá trị TSCĐHH các công trình
nghiên cứu mới có thể theo hướng đã thực hiện tại các nước trên thế giới như: phân
tích về tính tuân thủ qui định, phân tích mối quan hệ giữa quyết định ghi giảm giá trị
tài sản với chất lượng quản trị doanh nghiệp,
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN
ĐÃ CÔNG BỐ
1. (2009), “Kế toán nghiệp vụ trích lập dự phòng trong doanh nghiệp xây lắp”, Tạp
chí Kinh tế phát triển, kỳ 2, tháng 11/2009.
2. (2010), “Phòng ngừa rủi ro tỷ giá và phương pháp kế toán “, Tạp chí Ngân hàng,
số 4, tháng 4/2010.
3. (2010), “Kế toán nghiệp vụ bao thanh toán tại doanh nghiệp”, Tạp chí Ngân
hàng, số 12, tháng 6/2010.
4. (2012), “Kế toán giảm giá trị tài sản”, Tạp chí Kinh tế phát triển, số Đặc biệt,
tháng 12/2012.
5. (2013), “Mô hình giá gốc và mô hình giá trị hợp lý đối với kế toán tài sản cố định
hữu hình”, Tạp chí Kinh tế phát triển, số Đặc biệt, tháng 10/2013.
6. (2013), Tính tuân thủ về kiểm tra giảm giá trị lợi thế thương mại tại Hồng Kông:
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Đề tài cấp cơ sở tại Trường Đại học Kinh tế
quốc dân, 07/8/2013.
7. (2014), Vốn tín dụng nông nghiệp và nông thôn, Kỷ yếu hội thảo khơi thông
nguồn vốn, Trường Đại học kinh tế quốc dân, tháng 12/2014.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Tài chính, 1999, Quyết định số: QĐ 166/1999/QĐ-BTC, Ngày 30/12/1999 Về
việc Quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
2. Bộ Tài chính, 2001, Quyết định số: QĐ 149/2001/QĐ-BTC, Ngày 31/12/2001
Về việc ban hành và công bố 4 Chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 1.
3. Bộ Tài chính, 2002, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 – Chuẩn mực chung,
Ban hành theo quyết định số 165/2002/Q Đ-BTC, ngày 31/12/2002.
4. Bộ Tài chính, 2002, Thông tư số: TT89/2002/TT-BTC, Ngày 9/10/2002 Về
hướng dẫn thực hiện 4 Chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 1.
5. Bộ Tài chính, 2003, Quyết định số: QĐ 206/2003/QĐ-BT, Ngày 12/12/2003 Về
việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng, trích khấu hao tài sản cố định.
6. Bộ Tài chính, 2009, Thông tư số: TT 203/2009/TT-BTC, Ngày 20/10/2009 Về
việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng trích khấu hao TSCĐ.
7. Bộ Tài chính, 2013, Tài liệu hội thảo về Chuẩn mực kế toán quốc tế, Hà Nội,
Tháng 5 năm 2013.
8. Bộ Tài chính, 2013, Thông tư số: TT 45/2013/TT-BTC, Ngày 25/04/2013, Về
việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng trích khấu hao TSCĐ.
9. Hà Thị Ngọc Hà, 2013, Chuẩn mực kế toán số 03, TSCĐ hữu hình và các vấn đề
cần cập nhật, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, Số 63-3-2013.
10.
vun.htm.
11.
12.
bien-126308
13.
old.shtml
14.
15. Lê Hoàng Phúc, 2014, Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ
thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam, Luận án Tiến
sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Mai Ngọc Anh, 2012 , Kế toán theo giá trị hợp lý và khủng hoảng tài chính, Tạp
chí nghiên cứu khoa học kiểm toán số 54.
17. Nguyễn Thị Đông, 2008, Giáo trình Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp
Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Tài Chính.
18. Nguyễn Thị Liên Hương, 2010, Phân tích ảnh hưởng sự khác biệt chuẩn mực kế
toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế đến quyết định của nhà đầu tư,
Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Nguyễn Thị Thu Liên, Hoàn thiện kế toán tài sản cố đinh hữu hình ở các doanh
nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế, 2008, Luận án Tiến sĩ kinh tế,
Đại học Kinh tế quốc dân.
20. Nguyễn Thu Hoài, 2015, Đơn vị tạo tiền và kế toán tổn thất tài sản theo IAS 36,
Tạp chí Nghiên cứu tài chính, kế toán, Số 5, Năm 2015.
21. Nguyễn Tuấn Duy, 1999, Hoàn thiện kế toán tài sản cố định trong các doanh
nghiệp thương mại ở nước ta, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương Mại.
22. Nguyễn Văn Công, 2009, Giáo trình phân tích kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế
quốc dân.
23. Phạm Hoài Hương, 2015, Hướng thay đổi Chuẩn mực kế toán Việt Nam: Nhìn từ
dự thảo Chuẩn mực chung “Khuôn khổ của việc lập, trình bày báo cáo tài
chính”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, Số 213, Tháng 3, Năm 2015.
24. Thủ Tướng Chính Phủ, 2013, Quyết định số 480/QĐ-TTg, Ngày 18 tháng 3 năm
2013 Về việc phê duyệt Chiến lược kế toán-kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn
2030.
25. Trần Mạnh Dũng và các cộng sự, 2014, Tính tuân thủ về kiểm tra giảm giá trị
của lợi thế thương mại tại Hồng Kông: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Đề
tài nghiên cứu cấp cơ sở, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
26. Trần Mạnh Dũng, 2010, Giảm giá trị tài sản sự ảo tưởng về giá trị thực của tài
sản trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm
toán, Số 35, Tháng 9/2010.
27. Trần Mạnh Dũng, Phan Thị Thanh Loan, Nguyễn Thúy Hồng, 2015, IFRS: 10
năm áp dụng và bình luận, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, Số 8, Năm 2015.
28. Trần Quốc Thịnh, 2014, Các giải pháp hoàn thiện việc áp dụng chuẩn mực kế
toán Việt Nam của các doanh nghiệp, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, Số 10,
Năm 2014.
29. Trần Văn Thuân, 2008, Hoàn thiện hạch toán Tài sản cố định nhằm tăng cường
quản lý Tài sản cố định trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, Luận án
Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân.
30. Vũ Hữu Đức, 2010, Những vấn đề cơ bản của lý thuyết kế toán, Nhà xuất bản
Lao Động.
31. Vũ Thị Kim Anh, 2014, Giảm giá trị TSCĐHH, tính hợp lý của việc trình bày
thông tin trên báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, Tạp chí
Kế toán và Kiểm toán, Số 12, Năm 2014.
Tiếng Anh
32. Elizabet A. Gordon, Hsiao-Tang Hsu, 2012, Long-Lived Asset Impairment and
Future Performance under US GAAP and IFRS, Temple University, Fox
School of Business, Philadelphia.
33. Emily Giannini, 2007, Impairment of Assets or Impairment of Financial
Information?, The Honor Program, Senior Capstone Project, (Faculty Advisor:
Timothy Krumwiede).
34. Erlend Kvaal, 2005, Topics in accountiong for impairment of fix assets, A
dissertation, Bl Norwegian School of Management.
35. Ernst &Young, Impairment accounting-the basics of IAS 36 Impairment of
Assets, www.ey.com.
36. Financial Accounting Standards (SFAS) No. 121 “Accounting for the
Impairment of Long-Lived Assets”, Financial Accounting Standard Board
(FASB), 1995,
37. Financial Accounting Standards (SFAS) No. 144 “Accounting for the
Impairment or Disposal of Long-Lived Assets”, Financial Accounting Standard
Board (FASB), 2003,
38. Hamin Amiraslani, George E. Latridis, Peter F. Pope, (no year), Accounting for
asset impairment: a test for IFRS compliance across Europe, Centrer for
Financial Analysis and Reporting Research (CeFARR), Cass Business School,
City University London.
39. Harry I. Wolk, Jere R. Francis, Michael G. Tearney, 1989, Accounting Theory,
PWS-KENT Publishing Company, Boston.
40.
41. International Accounting Standard No.36
(IAS 36) – Impairment of Assets.
42. IFRS Primer: International GAAP Basics, Irene Wiecek, Nicola Young, 2008,
John Wiley and Sons Canada, Ltd.
43. Kim Trottier, (no year), The Effect of Reversibility on a Manager s Decision to
Record Asset Impairments, Simon Fraser University, Canada.
download April 2013.
44. Kimmel, Weygandt, Kieso, Financial Accounting, Tools for Business Decision
Making, Fourth Edition, Wiley Plus.
45. Kristina, R., Kathy, R., N., Seybert., 2013, Impaired Judgement: The Effects of
Asset Impairment Reversibility and Cognitive Dissonance of Future Investment,
download April 2013.
46. Omiros Georgio, Lisa Jack, 2011, In pursuit of legitimacy: A history behind fai
value accounting, The British Accounting Review 43 (2011) 311-323.
47. Omiros Georgiou, Lisa Jack, 2011, In pursuit of legitimacy: A history behind fair
value accounting, The British Accounting Review 43 (2011) 311-323.
48. Ran Zhang, Zhengfei Lu, Kangtao Ye, 2010, How do firms react to the
prohibition of long-lived asset impairment reversals? Evidence from China,
J.Account. Public Policy 29, p424-438.
49. Robert F. Gox, Alfred Wagenhofer, 2009, Optimal Impairment Rule, University
of Graz, Austria, download November 2012.
50. Samir Vanza, Peter Wells, Anna Wright , 2011, Asser impairment and the
disclosure of private information, University of Technology, Sydney, Australia.
51. Stefan Wielenberd, Andreas Scholze, 2007, Depreciation and Impairment: A
Tradeoff in a Stewardship Setting,
52. Sung II Jeon, Jeong Eun Kim, Panpan Feng, 2013, The Effect of Asset
Impairment Recognition on Corporate Bond Credit Rating, Proceeding of 3rd
Asia-Pacific Business Research Conference, Kuala Lumpur, Malaysia.
53. Tran Manh Dung, 2011, Goodwill Impairment: The Case of Hongkong, Doctor
Thesis, Macquarie Graduate School of Management, Macquarie Unieversity,
Sydney Australia.
54. Wei-Heng Lin, Joseph C.S.Hsu, 2008, Corporate Governance and Asset
Impairments: Evidence from the Adoption Choice of SFAS No.35 in Taiwan,
download November 2012.
55. Weygandt, Kimmel, Kieso, Accounting Principles, 2012, John Wiley and Sons
Canada, Ltd.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Danh mục khảo sát, phỏng vấn
Phụ lục 2 Giới thiệu tóm tắt về Kế toán giảm giá trị tài sản cố định hữu hình
Phụ lục 3 Phiếu khảo sát nhà đầu tư
Phụ lục 4 Phiếu khảo sát
Phụ lục 5 Câu hỏi định hướng sử dụng trong cuộc phỏng vấn nhà đầu tư tổ chức và
các chuyên viên tín dụng của ngân hàng thương mại
Phụ lục 6 Nội dung tham khảo ý kiến của các chuyên gia kế toán, các kế toán trong doanh
nghiệp về giải pháp thực hiện kế toán giảm giá trị TSCĐHH tại Việt Nam
Phụ lục 7 Trích dẫn thông tin kế toán TSCĐHH trên Báo cáo tài chính hợp nhất Công
ty Cổ phần FPT Qúi IV Năm 2015
Phụ lục 8 Thuyết minh Chính sách kế toán giảm giá trị TSCĐHH của công ty
FordMotor
Phụ lục 1
Danh mục khảo sát, phỏng vấn
Đối tượng
khảo sát/phỏng vấn
Kỹ thuật thực
hiện
Số phiếu trả
lời đã thu về
Số cuộc phỏng
vấn sâu được
thực hiện
Các đối tượng
tham gia vào
quá trình lập
BCTC
Doanh nghiệp
Bảng hỏi 116
Phỏng vấn sâu 10
Các đối tượng
sử dụng
BCTC
Nhà đầu tư nhỏ, lẻ Bảng hỏi 87
Nhà đầu tư chiến
lược, nhà đầu tư tổ
chức
Phỏng vấn sâu 4
Chuyên viên tín dụng Phỏng vấn sâu 5
Kiểm toán Kiểm toán Phỏng vấn sâu 5
Cơ quan quản
lý của Nhà
Nước
Chuyên gia Bộ Tài
chính
Phỏng vấn sâu 2
Chuyên gia Uỷ ban
chứng khoán Nhà
Nươc
Phỏng vấn sâu 1
Phụ lục 2
Giới thiệu tóm tắt về Kế toán giảm giá trị tài sản cố định hữu hình
(Gửi kèm theo phiếu khảo sát)
Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đã ban hành Chuẩn mực kế toán
số 36 (IAS 36) – Giảm giá trị tài sản lần đầu vào tháng 6/1998, chính thức có hiệu lực
từ ngày 1/7/1999. Đến nay, IASB đã có một số lần sửa đổi bổ sung IAS 36 và đã được
nhiều nước trên thế giới như Mỹ, các nước thuộc liên minh Châu Âu, Uc, Niu zi lân,
Trung Quốc, Malaysia,.áp dụng. Hiện nay, Bộ Tài chính đang nghiên cứu, xây dựng
Chuẩn mực kế toán giảm giá trị tài sản tại Việt Nam.
Mục đích của IAS 36 đối với Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH) là đảm bảo
giá trị ghi sổ được công bố của TSCĐHH không vượt quá giá trị có thể thu hồi của tài
sản đó. Do đó, nếu giá trị ghi sổ của TSCĐHH cao hơn giá trị có thể thu hồi thì tài sản
đó phải ghi nhận giảm giá.
Ví dụ: Nếu một TSCĐHH có Gía trị còn lại trên sổ kế toán của doanh nghiệp là 20 tỷ
đồng, nhưng giá trị có thể thu hồi được xác định là 12 tỷ đồng thì tài sản đó phải được
ghi giảm giá trị là 8 tỷ đồng.
Yêu cầu cụ thể như sau:
-Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính doanh nghiệp phải kiểm tra dấu hiệu giảm giá của
TSCĐHH. Dấu hiệu tài sản có thể bị giảm giá bao gồm 2 loại đó là dấu hiệu bên trong
doanh nghiệp và dấu hiệu bên ngoài doanh nghiệp. Dấu hiệu bên trong có thể làm tài
sản bị giảm giá như Tài sản không còn sử dụng được do hỏng hóc, lỗi thời, chờ thanh
lý, hiệu quả từ việc sử dụng tài sản giảm sút,. Dấu hiệu bên ngoài bao gồm: Sự
thay đổi lớn trong môi trường công nghệ, luật pháp, kinh tế và thị trường ảnh hưởng
đến hiệu quả của tài sản. Nếu xuất hiện một trong các dấu hiệu giảm giá, tài sản cần
được xác định giá trị có thể thu hồi.
- Gía trị có thể thu hồi của TSCĐHH được xác định là giá cao nhất trong 2 giá trị: (1)
Gía trị hợp lý trừ chi phí bán, (2) Gía trị sử dụng của tài sản.
Gía trị hợp lý trừ chi phí bán được xác định dựa trên thị trường. Nếu tài sản đó không
có giao dịch trên thị trường hoạt động thì giá trị có thể thu hồi của tài sản bắt buộc
phải dựa trên giá trị sử dụng của tài sản.
Gía trị sử dụng của tài sản được xác định bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền từ
việc sử dụng tài sản.
-Khi Gía trị ghi sổ của tài sản cao hơn Gía trị có thể thu hồi, tài sản đó phải ghi giảm
giá trị, nghiệp vụ kế toán như sau:
Nợ Tài khoản Chi phí giảm giá trị tài sản cố định hưũ hình
Có Tài khoản Tài sản cố định hữu hình
-Theo IAS 36, nếu một tài sản đã được ghi giảm giá trị nhưng có những dấu hiệu kinh
tế liên quan đến tài sản được phục hồi làm cho giá trị có thể thu hồi của tài sản được
xác định là cao hơn so với giá trị ghi sổ của tài sản đó thì được phép ghi đảo ngược giá
trị đã ghi giảm, kế toán ghi:
Nợ Tài khoản Tài sản cố định hữu hình
Có Tài khoản Chi phí giảm gía trị tài sản hưũ hình
Yêu cầu tổng giá trị ghi đảo ngược giá trị tài sản đã ghi giảm không được vượt quá
tổng giá trị đã ghi giảm trước đó.
-Trình bày thông tin về giảm giá trị tài sản:
Gía trị TSCĐHH phải được công bố theo giá đã ghi giảm.
Chi phí giảm giá trị tài sản phải được trình bày rõ rang trong Báo cáo kết quả kinh
doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
-Ảnh hưởng của nghiệp vụ kế toán ghi giảm giá trị tài sản đến các chỉ tiêu tài chính
của doanh nghiệp.
+ Tổng TSCĐHH giảm, Tổng Tài sản giảm.
+ Lợi nhuận giảm.
+ EPS giảm.
Phụ lục 3
Phiếu khảo sát nhà đầu tư
Phần giới thiệu
Xin chào Anh/ Chị, tôi là Phạm Thị Minh Hồng –Giảng viên thuộc Viện Kế toán-
Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, đồng thời là Nghiên cứu sinh tại
Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “ Nghiên cứu
áp dụng Kế toán suy giảm giá trị Tài sản cố định hữu hình tại Việt Nam”. Phiếu khảo
sát nhà đầu tư nhằm mục đích phân tích nhu cầu thực hiện kế toán giảm giá trị tài sản
tại Việt Nam của các đối tượng sử dụng thông tin kế toán. Để thu thập tài liệu phục vụ
cho công việc nghiên cứu, rất mong Anh / Chị trả lời các câu hỏi trong Phiếu khảo sát.
Tôi xin cam kết, Phiếu khảo sát chỉ phục vụ cho mục đích tổng hợp số liệu nghiên cứu,
không công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Trước khi trả lời Phiếu khảo sát, nếu Anh/Chị cần tìm hiểu thêm về Kế toán giảm giá
trị tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH), xin vui long đọc phần giới thiệu về Kế toán
giảm giá trị tài sản cố định hữu hình gửi kèm theo Phiếu khảo sát.
Phần nội dung Phiếu khảo sát
1.Xin Anh/Chị cho biết Anh/Chị đang đầu tư cổ phiếu cho:
a. □Cá nhân
b. □Tổ chức
c. □Cả hai phương án trên
2. Mục đích đầu tư cổ phiếu của Anh/Chị hiện nay :
a. □Đầu tư lướt song.
b. □Đầu tư vì mục đích cổ tức.
c. □Đầu tư vì quyền chi phối doanh nghiệp.
d. □Linh hoạt, tùy từng trường hợp. Xin nêu rõ:..
3. Tần suất quan sát giá cổ phiếu của Anh/Chị (hàng ngày, định kỳ, hay ý kiến
khác)
4.Xin Anh/Chị cho biết hiện nay khi cân nhắc đầu tư cổ phiếu, Anh/Chị quan tâm đến
các chỉ tiêu tài chính nào của doanh nghiệp niêm yết.
a. □ Chỉ tiêu Lãi/Lỗ tuyệt đối.
b. □ Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
c. □ Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
d. □ Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu (EPS)
e. □ Hệ số gía cổ phiếu trên thu nhập của một cổ phần (P/E)
f. □ Gía trị sổ sách của cổ phiếu
g. □ Thông tin khác. Xin nêu rõ
..
..
5. Theo Anh/Chị, TSCĐHH có vai trò quan trọng như thế nào đối với hiệu quả hoạt
động của một doanh nghiệp:
a. Rất quan trọng.
b. Quan trọng.
c. Không quan trọng.
4.Anh/Chị có chú ý riêng vào chỉ tiêu Tài sản cố định hữu hình trong Bảng cân đối kế
toán và các thông tin thuyết minh về Tài sản cố định hữu hình trong thuyết minh Báo
cáo tài chính không khi xem xét thông tin tài chính của doanh nghiệp.
a. □ Không bao giờ
b. □ Thỉnh thoảng
c. □ Có chú ý
d. □ Rất chú ý
5. Theo đánh giá của Anh/Chị, thông tin về TSCĐHH của doanh nghiệp công bố có
quan trọng:
a. □ Rất quan trọng. Xin Anh/Chị cho biết lý do
b. □ Quan trọng. Xin Anh/Chị cho biết lý do
c. □ Không quan trọng. Xin Anh/Chị cho biết lý do
6. Thông tin về TSCĐHH của doanh nghiệp niêm yết công bố ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư của Anh/Chị quan khi nào:
a. □ Khi công bố thông tin đầu tư mới
b. □ Khi công bố thông tin thanh lý, nhượng bán tài sản
c. □ Khi khác. Xin nêu rõ..
8. Theo Anh/Chị, giá trị TSCĐHH được doanh nghiệp công bố trên Báo cáo tài chính
hiện nay có tin cậy không:
a. □ Rất tin cây.
b. □ Tin cậy
c. □ Không tin cậy. Xin Anh/Chị cho biết lý do vì sao không tin cậy
9. Theo Anh/Chị, chế độ kế toán VN có cần thiết phải qui định doanh nghiệp công bố
thông tin về giảm giá trị TSCĐHH không:
a. □ Rất cần thiết.
b. □ Cần cần thiết.
c. □ Không có ý kiến
d. □ Không cần thiết.
e. □ Rất không cần thiết.
10. Nếu chế độ kế toán yêu cầu doanh nghiệp công bố thông tin về giá trị TSCĐHH
được ghi giảm, Anh/Chị có tin tưởng hơn vào báo cáo tài chính doanh nghiệp công bố
không:
a. □ Có.
b. □ Không có ý kiến.
b. □ Không.
11.Theo Anh/Chị, cần yêu cầu doanh nghiệp bổ sung thông tin gì khi công bố thông
tin về TSCĐHH.
12.Anh /Chị có tán thành việc thực hiện kế toán giảm giá trị tài sản cố định hữu hình
tại Việt Nam không? Xin vui lòng cho biết lý do.
a. □ Rất đồng ý. Lý do:..
b. □ Đồng ý. Lý do:
c. □ Không có ý kiến. Lý do:..
d. □ Không đồng ý. Lý do:
e. □ Rất không đồng ý. Lý do:..
Xin vui lòng cho biết thông tin cá nhân của Anh/Chị.
12.Năm sinh:..
13.Giới tính:..
14.Nghề nghiệp:.
15.Bằng cấp cao nhất..Tại trường..Tốt nghiệp năm..
16.Trước khi trả lời Phiếu khảo sát, hiểu biết của Anh/Chị về kế toán giảm giá trị tài sản:
a. □ Hiểu rõ.
b. □ Biết nhưng chưa hiểu rõ.
c. □ Chưa biết
Xin chân thành cảm ơn Anh/ Chị đã giành thời gian trả lời Phiếu khảo sát!
Phụ lục 4
Phiếu khảo sát
(Sử dụng để khảo sát doanh nghiệp)
Phần giới thiệu
Xin chào Anh/ Chị, tôi là Phạm Thị Minh Hồng –Giảng viên thuộc Viện Kế toán-
Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, đồng thời là Nghiên cứu sinh tại
Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “ Nghiên cứu
áp dụng Kế toán suy giảm giá trị Tài sản cố định hữu hình tại Việt Nam”. Đề tài
nghiên cứu nhằm mục đích phân tích các nhân tố tác động để áp dụng kế toán giảm giá
trị tài sản tại Việt Nam một cách hiệu quả nhất. Để thu thập tài liệu phục vụ cho công
việc nghiên cứu, rất mong Anh / Chị trả lời các câu hỏi trong Phiếu khảo sát.
Tôi xin cam kết, Phiếu khảo sát chỉ phục vụ cho mục đích tổng hợp số liệu nghiên cứu,
không công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Trước khi trả lời Phiếu khảo sát, nếu Anh/Chị cần tìm hiểu thêm về Kế toán giảm giá
trị tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH), xin vui long đọc phần giới thiệu về Kế toán
giảm giá trị tài sản cố định hữu hình gửi kèm theo Phiếu khảo sát.
Phần nội dung Phiếu khảo sát
1. Xin Anh/Chị cho biết vị trí của Anh/Chị trong doanh nghiệp. (Xin chọn 1 phương
án phù hợp nhất).
a.□ Chủ tịch Hội đồng quản trị
b.□ Thành viên Hội đồng quản trị
c.□ Giám đốc điều hành
d.□ Phó giám đôc
e.□ Giám đốc tài chính
f. □ Kế toán trưởng
g. □ Phó phòng kế toán
h. □ Kế toán tổng hợp
i. □ Kế toán Tài sản cố định
k. □ Vị trí khác. Xin nêu rõ.
2. Xin Anh/Chị cho biết quyết định đầu tư TSCĐHH mới tại doanh nghiệp do các bộ
phận nào trong doanh nghiệp phê duyệt. (Xin chọn các phương án tham gia).
a. □ Hội đồng quản trị
b. □ Đại hội cổ đông
c. □ Ban giám đốc
d. □ Kế toán trưởng
e. □ Giám đốc tài chính
f. □ Ý kiến khác. Xin nêu rõ
3. Khi đầu tư TSCĐHH, mới doanh nghiệp có lập dự án đầu tư. (Xin chọn 1 phương
án phù hợp nhất).
a. □ Có
b. □ Không
c. □ Tùy từng trường hợp. Xin nêu rõ..
4. Nếu doanh nghiệp có lập dự án đầu tư TSCĐHH , xin cho biết phương pháp lựa
chọn dự án đầu tư doanh nghiệp sử dụng. (Xin chọn 1 phương án phù hợp nhất).
a. □ NPV
b. □ IRR
c. □ Khác. Xin nêu rõ phương pháp.
5. Nếu doanh nghiệp không lập dự án đầu tư TSCĐHH, xin cho biết doanh nghiệp
quyết định đầu tư TSCĐHH dựa trên cơ sở :...
6. Doanh nghiệp kiểm kê TSCĐHH định kỳ. (Xin chọn 1 phương án phù hợp nhất).
a. □ Hàng tháng.
b. □ Hàng quí.
c. □ Hàng năm.
d. □ Ý kiến khác. Xin nêu rõ
7. Doanh nghiệp có phân tích hiệu quả sử dụng của TSCĐHH trong quá trình sử dụng
không:
a. □ Có.
b. □ Không
8. Doanh nghiệp phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH theo :
a. □ Từng tài sản.
b. □ Nhóm tài sản
c. □ Toàn bộ TSCĐHH
9. Chỉ tiêu để phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại doanh nghiệp (Xin chọn các
chỉ tiêu sử dụng).
a. □ Tỷ suất sinh lời
b. □ Tỷ suất đầu tư TSCĐHH
c. □ Tỷ suất hao phí TSCĐHH
d. □ Sức sản xuất của TSCĐHH
c. □ Chỉ tiêu khác. Xin nêu rõ..
10. Bộ phận kế toán quản trị TSCĐHH tại doanh nghiệp:
a. □ Có
b. □ Không
11. Hiện nay doanh nghiệp đầu tư TSCĐHH do vốn:
a. □ Vốn chủ sở hữu
b. □ Vốn vay
c. □ Một phần vốn chủ sở hữu, một phần vốn vay
12. Phương pháp khấu hao TSCĐHH hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng (Xin chọn
các phương pháp sử dụng)
a. □ Phương pháp khấu hao đường thẳng.
b. □ Phương pháp khấu hao nhanh.
c. □ Phương pháp khấu hao theo sản lượng.
13. Đối với những TSCĐHH khấu hao theo phương pháp đường thẳng, thời gian sử
dụng để tính khấu hao thường là:
a. □ Thời gian dài trong khoảng cho phép.
b. □ Thời gian ngắn trong khoảng cho phép.
c. □ Thời gian trung bình trong khoảng cho phép.
d. □ Tùy từng trường hợp. Xin vui long nêu rõ:..
14. Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp có xem xét những TSCĐHH sẽ thanh lý
trong kỳ kế toán kế tiếp:
a. □ Có
b. □ Không
15. Trong 2 năm gần đây, doanh nghiệp có phát sinh nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán
TSCĐHH:
a. □ Có.
Nếu có, chênh lệch thu nhập – chi phí khi thanh lý nhượng bán TSCĐHH là:
□ Lãi.
□ Lỗ.
□ Bằng không.
b. □ Không.
16. Doanh nghiệp có dự định sẽ thanh lý nhượng bán TSCĐHH trong vòng 1 năm tới:
a. □ Có.
b. □ Không.
c. □ Không có ý kiến.
17. Anh/Chị đồng ý thực hiện kế toán giảm giá trị TSCĐHH tại doanh nghiệp:
a. □ Rất đồng ý. Lý do:..
b. □ Đồng ý. Lý do:
c. □ Không có ý kiến. Lý do:..
d. □ Không đồng ý. Lý do:
e. □ Rất không đồng ý. Lý do:..
18. Nếu Bộ Tài chính ban hành Chuẩn mực kế toán giảm giá TSCĐHH, theo
Anh/Chị, có nên cho phép doanh nghiệp ghi đảo ngược giá trị giảm khi có dấu hiệu
phục hồi kinh tế:
a. □ Có cho phép. Nếu có thể, xin Anh/Chị cho biết lý do
b. □ Không cho phép. Nếu có thể, xin Anh/Chị cho biết lý do.
c. □ Không có kiến.
Xin Anh/Chị cho biết một số thông tin cá nhân của Anh/Chị:
19. Sinh năm..
20. Giới tính:
21. Trình độ học vấn cao nhất của Anh/Chị.
a. □ Trung cấp/Cao đẳng. Tại trường .. ....Năm tốt nghiệp...
b. □ Đại học. Tại trường ... Năm tốt nghiệp
c. □ Thạc sĩ . Tại trường .. ..Năm tốt nghiệp
d. □ Tiến sĩ. Tại trường Năm tốt nghiệp.
22. Hiểu biết của Anh/ Chị về kế toán giảm giá trị tài sản trước khi trả lời Phiếu khảo sát:
a. □ Hiểu rõ
b. □ Biết nhưng chưa hiểu kỹ
c. □ Chưa từng biết
23. Nếu đã biết về Kế toán giảm giá trị tài sản, xin cho biết kiến thức Anh/Chị có được
là do:
a. □ Tự tìm hiểu.
b. □ Các khóa học Chuẩn mực kế toán quốc tế.
c. □ Các hội thảo, các đợt tập huấn của Bộ Tài chính.
d. □ Khác. Xin vui long nêu rõ:
24. Số năm công tác của Anh/Chị trong doanh nghiệp hiện tại:
25. Xin Anh/Chị vui long cho biết ý kiến khác của Anh/Chị về việc áp dụng kế toán
giảm giá trị TSCĐHH tại VN .. .
26. Để thuận lợi cho việc sử dụng các thông tin tài chính, quản trị doanh nghiệp đã
công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nghiên cứu , xin Anh/Chị
vui lòng cho biết Mã cổ phiếu của Công ty:..
Xin chân thành cảm ơn Anh/ Chị đã giành thời gian trả lời Phiếu khảo sát!
Phụ lục 5
Câu hỏi định hướng sử dụng trong cuộc phỏng vấn nhà đầu tư tổ chức
và các chuyên viên tín dụng của ngân hàng thương mại
Chào Anh/Chị, tôi là Phạm Thị Minh Hồng –Giảng viên thuộc Viện Kế toán- Kiểm
toán, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, đồng thời là Nghiên cứu sinh tại Trường Đại
học Kinh tế quốc dân. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “ Nghiên cứu áp dụng Kế
toán suy giảm giá trị Tài sản cố định hữu hình tại Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu nhằm
mục đích phân tích các nhân tố tác động để áp dụng kế toán giảm giá trị tài sản tại Việt
Nam một cách hiệu quả nhất. Đầu tiên, rất cảm ơn Anh/Chị đã giành thời gian cho
cuộc phỏng vấn này!
Anh/Chị đã đọc tài liệu giới thiệu tóm tắt về kế toán giảm giá trị tài sản theo
Chuẩn mực kế toán quốc tế số 36 (IAS 36), có những vấn đề gì Anh/Chị cần giải đáp
thêm không?
Anh/Chị đã có những hiểu biết sơ bộ về kế toán giảm giá trị tài sản theo Chuẩn
mực kế toán quốc tế, vậy Anh/Chị có đồng ý sẽ thực hiện kế toán giảm giá trị đối với
đối tượng TSCĐHH tại Việt Nam không? Mức độ đồng ý cụ thể của Anh/Chị:
- Rất đồng ý.
- Đồng ý.
- Không có ý kiến.
- Không đồng ý.
- Rất không đồng ý.
Xin Anh/Chị cho biết lý do tại sao Anh/Chị Đồng ý (hay Không đồng ý) thực
hiện kế toán giảm giá trị tài sản đối với đối tượng TSCĐHH tại Việt Nam?
(Đối với những người trả lời đồng ý) Anh/Chị đã trả lời đồng ý thực hiện kế toán
giảm giá trị đối với TSCĐHH tại Việt Nam, còn điều gì Anh/Chị băn khoăn nếu Việt Nam
thực hiện kế toán giảm giá trị TSCĐHH? Theo Anh/ Chị cần có những điều kiện gì để có
thể thực hiện một cách có hiệu quả nhất kế toán giảm giá trị TSCĐHH tại Việt Nam?
(Đối với những người trả lời không đồng ý) Hiện tại Anh/Chị không đồng ý thực
hiện kế toán giảm giá trị TSCĐHH tại Việt Nam trong khi trên Thế giới đã có nhiều
nước thực hiện rồi, theo Anh/Chị Việt Nam cần có thêm những điều kiện gì để có thể
thực hiện ?
Xin chân thành cám ơn Anh/Chị đã tham gia cuộc phỏng vấn của chúng tôi!
Phụ lục 6
Nội dung tham khảo ý kiến của các chuyên gia kế toán, các kế toán
trong doanh nghiệp về giải pháp thực hiện kế toán giảm giá trị TSCĐHH
tại Việt Nam
Tác giả phác thảo dự kiến đề xuất và xin ý kiến của chuyên gia kế toán và trong doanh
nghiệp về các vấn đề sau đây:
I. Về giải pháp cụ thể để thực hiện kế toán giảm giá trị TSCĐHH tại doanh nghiệp:
1. Xác định đơn vị tạo tiền.
2. Những công việc cần thực hiện đối với kế toán giảm giá trị TSCĐHH:
- Trong khâu chuẩn bị đầu tư TSCĐHH.
- Trong quá trình sử dụng TSCĐHH: những công việc cần thực hiện trước khi lập BCTC.
3. Ghi sổ kế toán.
4. Trình bày thông tin trên BCTC về giảm giá trị TSCĐHH.
II. Lộ trình thực hiện tại Việt Nam.
Phụ lục 7
Trích dẫn thông tin kế toán TSCĐHH trên Báo cáo tài chính hợp nhất
Công ty Cổ phần FPT
Qúi IV Năm 2015
(Nguồn: https://www.fpt.com.vn)
Hiện nay, các công ty cổ phần niêm yết thực hiện kế toán tuân thủ theo chế độ
kế toán Bộ Tài Chính đã ban hành. Tác giả luận án xin được trích dẫn thông tin kế
toán TSCĐHH trên BCTC mới nhất của Công ty cổ phần FPT, công ty được tạp chí
Asia Money bình chọn là Công ty công bố thông tin minh bạch nhất.
Ngày 17/02/2016, tại Hồng Kông, FPT đã được vinh danh là Công ty Quản trị
tốt nhất Việt Nam. Giải thưởng do Asia Money - tạp chí tài chính uy tín hàng đầu châu
Á trao tặng. Đây là giải thưởng thường niên có quy mô lớn nhất châu Á về quản trị
doanh nghiệp, được bầu chọn bởi hàng trăm lãnh đạo và chuyên gia tài chính trong
khu vực.
FPT trở thành Công ty Quản trị tốt nhất Việt Nam do đã thống lĩnh 4/5 hạng
mục quan trọng của bảng xếp hạng năm 2015 của Asia Money, gồm: Công ty công bố
thông tin minh bạch nhất; Công ty đối xử công bằng và đảm bảo quyền lợi cổ đông tốt
nhất; Công ty tốt nhất về Trách nhiệm của ban điều hành và Hội đồng quản trị, và
Công ty có hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư tốt nhất. Những giải thưởng trên đã ghi
nhận những nỗ lực của FPT trong công tác quản trị doanh nghiệp nói chung, và quan
hệ nhà đầu tư nói riêng. Trong gần 10 năm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán,
FPT luôn nằm trong top doanh nghiệp trả cổ tức cao nhất và nỗ lực đối xử công bằng
và đảm bảo quyền lợi cổ đông. Ở khía cạnh công bố thông tin, FPT luôn là một trong
những công ty công bố báo cáo tài chính sớm nhất trong danh sách VN30 – các công
ty đại diện cho quy mô và mức độ phức tạp trong công tác lập báo cáo. Ngoài báo cáo
tài chính định kỳ hàng quý và năm, FPT cũng là công ty đầu tiên và hiếm hoi trên thị
trường chứng khoán Việt Nam công bố kết quả kinh doanh hàng tháng.
I. Thông tin trên Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán hợp nhất (Trích dẫn)
Ngày 31 tháng 12 năm 2015
Đơn vị: VND
Mã số Thuyết
minh
31/12/2015 31/12/2014
TSCĐHH 221
12
4.010.358.393.448 2.998.002.341.729
Nguyên giá 222 6.975.640.312.089 5.352.532.953.679
Gía trị hao
mòn lũy kế
223 (2.965.281.918.641) (2.354.530.611.950)
II. Thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
III. Thuyết minh Báo cáo tài chính:
4. Tóm tắt các chính sách kế toán chủ yếu:
TSCĐHH và khấu hao
TSCĐHH được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế.
Nguyên giá TSCĐHH bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan
trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá TSCĐHH do tự làm, tự xây dựng bao gồm chi phí xây dựng, chi
phí sản xuất thực tế phát sinh cộng chi phí lắp đặt chạy thử.
TSCĐHH được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu
dụng ước tính, cụ thể như sau:
Năm 2015
(Số năm)
Nhà cửa, vật kiến trúc 5-25
Máy móc thiết bị 3-25
Phương tiện vận tải 3-10
Thiết bị văn phòng 3-8
Tài sản khác 3-25
12. TSCĐHH:
Phụ lục 8
Thuyết minh Chính sách kế toán giảm giá trị TSCĐHH
của công ty FordMotor
(Nguồn: www.annualreport.ford.com)
Long-Lived Asset Impairment
We test long-lived asset groups for recoverability at the operating segment level when
changes in circumstances indicate the carrying value may not be recoverable. Events
that trigger a test for recoverability include material adverse changes in projected
revenues and expenses, significant underperformance relative to historical and
projected future operating results, significant negative industry or economic trends,
and a significant adverse change in the manner in which an asset group is used or in its
physical condition. When a triggering event occurs, a test for recoverability is
performed, comparing projected undiscounted future cash flows to the carrying value
of the asset group. If the test for recoverability identifies a possible impairment, the
asset group’s fair value is measured relying primarily on a discounted cash flow
methodology. An impairment charge is recognized for the amount by which the
carrying value of the asset group exceeds its estimated fair value. When an impairment
loss is recognized for assets to be held and used, the adjusted carrying amount of those
assets is depreciated over their remaining useful life.
Net Property
Net property is recorded at cost, net of accumulated depreciation and impairments. We
capitalize new assets when we expect to use the asset for more than one year. Routine
maintenance and repair costs are expensed when incurred.
Property and equipment are depreciated primarily using the straight-line method over
the estimated useful life of the asset. Useful lives range from 3 years to 36 years. The
estimated useful lives generally are 14.5 years for machinery and equipment, 3 years
for software (8 years for mainframe and client based software), 30 years for land
improvements, and 36 years for buildings. Tooling generally is amortized over the
expected life of a product program using a straight-line method.
Net property at December 31 was as follows (in millions):
Automotive Sector
Land
Buildings and land improvements
Machinery, equipment and other
Software
Construction in progress
Total land, plant and equipment and other
Accumulated depreciation
Net land, plant and equipment and other
Tooling, net of amortization
Total Automotive sector
Financial Services sector (a)
Total Company
2014
$ 351
10,601
33,381
2,122
1,719
48,174
(29,134)
19,040
10,755
29,795
331
$ 30,126
2013
$ 440
10,325
34,830
2,069
2,110
49,774
(31,476)
18,298
9,194
27,492
124
$ 27,616
__________
(a) Included in Other assetson our sector balance sheet.
Automotive sector property-related expenses for the years ended December 31 were as
follows (in millions):
Depreciation and other amortization
Tooling amortization
Total
Maintenance and rearrangement
2014 2013 2012
$ 2,092 $ 2,110 $ 1,794
2,160 1,954 1,861
$ 4,252 $ 4,064 $ 3,655
$ 1,523 $ 1,422 $ 1,352
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_ap_dung_ke_toan_suy_giam_gia_tri_tai_san_co_dinh_huu_hinh_tai_viet_nam_tv_7273.pdf