Trong bối cảnh phát triển kinh tế trên diện tích hẹp ven biển của vùng HG-CP,
bên cạnh Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên Thế giới, Vườn Quốc gia Bái Tử Long
trong Vịnh Bái Tử Long thì các công tác quản lý kỹ thuật CTPHMT theo hướng đa
mục tiêu (theo lợi thế của vùng), theo định hướng phân vùng chức năng sử dụng đất
trên cơ sở ĐMT và các giải pháp kỹ thuật lồng ghép trong quá trình khai thác mỏ sẽ
là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho công tác CTPHMT tại các mỏ than KTLT vùng HGCP đạt được mục tiêu như các nước tiên tiến trong khu vực - là vùng phụ cận,
vùng đệm, vùng cách ly hoạt động khai thác mỏ để bảo vệ và phát huy giá trị của
các cảnh quan thiên nhiên của đất nước và của thế giới.
213 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các giải pháp quản lý – kỹ thuật tổng thể nhằm phục vụ công tác cải tạo và phục hồi môi trường cho các mỏ khai thác than lộ thiên vùng Hòn Gai – Cẩm Phả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g vẫn còn nhiều hạn chế về dữ liệu đối với các chủng loài động thực vật
và số lượng của chúng; tiêu chí đánh giá theo hệ sinh thái vẫn là tiêu chí hàng đầu,
đảm bảo được tính phục hồi môi trường cho khu vực KTLT của các doanh nghiệp
mỏ, hơn nữa việc CTPHMT theo hướng này cũng thuận lợi cho việc đánh giá và
vẫn đảm bảo được tính thuyết phục của chương trình CTPHMT.
Tiêu chí hệ sinh thái là tiêu chí đánh giá đơn giản nhất mà lại rõ ràng và dễ
thuyết phục các doanh nghiệp thực hiện nhất.
Về mặt đa dạng sinh học, có rất nhiều loài sống rất đa dạng trước khi khai
thác, nay cần được doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, đây chỉ là tiêu chí xác định
và đánh giá sơ bộ, bước đầu sàng lọc, nên cần thiết phải đánh giá qua các yếu tố
sau:
- Một khu vực chỉ cần có một loài hoặc hai loài, Cần thiết CTPHMT để lập
được hệ sinh thái đặc trưng, đồng thời có trách nhiệm duy trì và phát triển. Mặc dù,
có thể xác định được hệ sinh thái cần phục hồi và khả năng phục hồi để khắc phục
các hậu quả xấu mà khi kết thúc KTLT vẫn có thể gây ra, tuy nhiên chỉ tiêu này
cũng mang tính dự đoán chứ chưa mang tính thực tiễn cao. Do đó, tiêu chí này ít
quan trọng: 3 điểm. Khu vực lân cận liên quan có hiện trạng hệ sinh thái tự nhiên
đa dạng, phong phú: 5 điểm. Khu vực lân cận liên quan có hiện trạng hệ sinh thái tự
nhiên kém đa dạng (lấy mốc so sánh tính điểm là mức độ hệ sinh thái của khu vực
nghiên cứu), phong phú hơn: 5 điểm. Khu vực lân cận liên quan có hệ sinh thái
nhân tác: 0 điểm.
3
- Cần xem xét các loại canh tác như ruộng lúa, hoa mầu ở địa hình thấp; ruộng
lúa, hoa mầu địa hình cao; cây lâu năm; cây công nghiệp; mật độ cá thể; thời gian
tồn tại; nguồn thức ăn; nguồn dinh dưỡng của đất; nơi sinh sản; môi trường sống
cho một loài,
- Cần xem sét sự phù hợp với: địa hình (bằng phẳng, dốc thoải, dốc đứng), địa
mạo, địa chất; cảnh quan vùng; hệ sinh thái đa dạng; hệ sinh thái nhân tác.
Tiêu chí 2: Đánh giá về sự phù hợp với điều kiện KT-XH vùng.
Tiêu chí này đánh giá xem khu vực đó được bố trí ở vùng giáp ranh và lân cận
vùng liên quan có mức độ nhạy cảm thế nào; có tình hình phát triển kinh tế ra sao;
việc CTPHMT có thiết thực, có tương thích và hỗ trợ cho sự phát triển tương lai,
do đó việc phân vùng CTPHMT phải mang tính khả thi trên cơ sở phân tích, đánh
giá nguồn và khả năng thực hiện; tính phù hợp và tương thích với các biến động về
KT-XH-MT.
Tiêu chí 3: Đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch vùng và quy hoạch phát
triển ngành.
Vùng mỏ than KTLT khi kết thúc sẽ để lại treen vùng đá gốc nhiều dạng địa
hình khác nhau, nhưng vẫn là vùng sẽ được quy hoạch để sử dụng quỹ đất để phù
hợp với quy hoạch vùng lân cận và hoà nhập với vùng đó, đồng thời cũng phải
tương đồng về quy hoạch phát triển và định hướng trong tương lai. Trong vùng
này, có thể có các quy hoạch phát triển các ngành như: du lịch, nuôi trồng thuỷ sản,
công nghiệp, Do đó, từ tiêu chí này sẽ xem xét được vùng CTPHMT phù hợp với
quy hoạch phát triển vùng và ngành liên quan (quy hoạch phát triển ngành, quy
hoạch thoát nước, quy hoạch đổ thải, quy hoạch giao thông,). Do đó, nếu vùng
CTPHMT phù hợp với quy hoạch phát triển vùng và ngành liên quan, thì việc phát
triển trong tương lai là phù hợp và khả thi. Do đó, tiêu chí này rất quan trọng tương
ứng 10 điểm. Mức độ phù hợp cao với quy hoạch khu vực lân cận liên quan: 5
điểm; mức phù hợp trung bình với quy hoạch khu vực lân cận liên quan: 3 điểm;
mức phù hợp trung bình thấp với quy hoạch khu vực lân cận liên quan: <2 điểm;
không phù hợp với quy hoạch khu vực lân cận liên quan: 0 điểm.
4
Tiêu chí 4: Đánh giá thông qua kết quả tham khảo ý kiến của các chuyên gia
về kinh tế, môi trường và của các mỏ.
Đây là tiêu chí quan trọng, luôn có trong quá trình đánh giá để phân vùng
CTPHMT phù hợp với cộng đồng và phục vụ cho cộng đồng. Tuy nhiên, tiêu chí
này có tính khách quan không cao, nhưng lại là tiêu chí được đánh giá quan trọng
nhất vì nó mang tính xác thực cao. Đây là một tiêu chí đánh giá cần thiết.
Vùng được các chuyên gia chấp nhận với tỷ lệ 80÷100%: 5 điểm; vùng được
các chuyên gia chấp nhận với tỷ lệ 40÷70%: 3÷4 điểm; vùng được các chuyên gia
chấp nhận với tỷ lệ 10÷30%: 2 điểm; vùng được các chuyên gia chấp nhận với tỷ lệ
0÷10%: 0 điểm.
Đây là một tiêu chí quan trọng, thể hiện rõ mục đích, đó là các công cụ kinh tế
được các cơ quan chức năng sử dụng nhằm tác động tới vùng CTPHMT mang lại
hiệu quả kinh tế mà vẫn có lợi cho môi trường, góp phần làm cho công tác BVMT
có hiệu quả hơn, gia tăng nguồn thu nhập phục vụ cho công tác BVMT và cho ngân
sách Nhà nước. Vì thế, quy ước đây là tiêu chí quan trọng: 2 điểm.
Vì vậy, việc rà soát ý kiến và dư luận của người dân xung quanh cơ sở sản xuất
cũng là một tiêu chí xác thực để đánh giá sự phù hợp của vùng CTPHMT. Tiêu chí
này mang tính khách quan cao và có tính quần chúng cao. Hơn nữa, việc xem xét
các ý kiến của quần chúng cũng giúp cho việc đánh giá toàn diện hơn.
Đội ngũ các chuyên gia bao gồm: chuyên gia kinh tế, chuyên gia ngành du
lịch, chuyên gia ngành cảng biển, chuyên gia ngành phát triển đô thị, chuyên gia
các mỏ.
Tiêu chí 5: Đánh giá theo hệ số vùng.
Vùng CTPHMT phân bố ở khu vực nào cũng có liên quan và ảnh hưởng đến
môi trường xung quanh của khu vực đó. Nếu là khu vực nhạy cảm (tức có nhiều giá
trị khác về du lịch hay là di sản thiên nhiên hoặc là khu đô thị đặc biệt, đông
dân,...), thì mức độ sử dụng đất sẽ được đánh giá gắt gao hơn so với các khu vực
không nhạy cảm.
5
Do đó, việc đánh giá theo hệ số vùng cũng không kém phần quan trọng. Vùng
CTPHMT ở các khu vực nhạy cảm sẽ càng được quan tâm nhiều hơn vì các khu
vực này có nhiều mục đích sử dụng đất mang lại hiệu quả so với các khu vực kém
nhạy cảm hơn.
Khi đánh giá về vị trí vùng CTPHMT, cần xem xét đánh giá điểm theo các tiêu
chí điều chỉnh theo hệ số điều chỉnh theo vùng (Kd).
Tiêu chí 6: Hiệu quả về kinh tế.
Hệ số Ki quy ước điểm được trình bày như trong mục 3.5.1 (Bảng 3.2). Đây
cũng là cơ sở hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan về hướng dẫn thực hiện
Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg, ngày 29/3/2013 của Thủ Tướng Chính phủ.
Việc lựa chọn mô hình kinh tế để CTPHMT mang lại hiệu quả kinh tế phù hợp
với điều kiện cụ thể của các mỏ than KTLT vùng HG-CP sẽ giúp cho việc xử lý
môi trường, CTPHMT đạt hiệu quả cao, giảm được chi phí cho CTPHMT, Các
mô hình CTPHMT được lựa chọn để phát triển kinh tế, đồng thời đạt mục tiêu
BVMT phải phù hợp với đặc điểm tự nhiên (địa hình, địa chất thủy văn, khí
hậu,) và các điều kiện KT-XH (mức sống của người dân, mức đầu tư của các
doanh nghiệp, phải phù hợp với giao thông, cung cấp điện, khu dân cư, nguồn lao
động,) của địa phương (phù hợp với trình độ người lao động; khả năng đầu tư,
quản lý; khả năng áp dụng duy trì và phát triển bền vững,).
1.2. Lựa chọn và xác định các định hướng vùng CTPHMT đa chức năng
Việc lựa chọn và xác định các định hướng vùng CTPHMT đa chức năng dự
kiến (bao gồm cả các tiểu vùng) được thực hiện theo phạm vi, diện tích; ranh giới;
tọa độ; đường bờ sông suối hoặc theo địa giới hành chính và điều kiện phát triển
KT-XH lân cận và vùng ưu tiên đã được xác định.
Với mục tiêu định hướng vùng CTPHMT, phân vùng CTPHMT dự kiến, nhằm
phục vụ, định hướng công tác lập dự án CTPHMT đảm bảo các nội dung sau:
(1). Giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng xấu của hoạt động khai thác than lộ thiên
ngay cả khi đã dừng khai thác để không tiếp tục gây ô nhiễm môi trường.
6
(2). CTPHMT mỗi một mỏ khai thác than lộ thiên riêng biệt nhưng vẫn phải
phù hợp và thống nhất trong cụm mỏ.
(3). Đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên, phát triển KT-XH-MT vùng phụ
cận (phù hợp với các dự án phát triển đã và đang thực hiện; thống nhất với các khu,
cụm công nghiệp, các đô thị và khu vực tập trung dân cư lận cận vùng CTPHMT).
(4). Giữ gìn hiện trạng sử dụng đất được xem là hợp lý hoặc một số thực trạng
không thể thay đổi được nữa (các khu vực đã cải tạo, phục hồi môi trường tính đến
thời điểm hiện nay).
(5) Tăng cường hiệu quả sử dụng đất và mang lại việc làm cho người lao động
(khi mỏ dừng khai thác) nhằm tiếp tục phát triển kinh tế địa phương.
(6). Tăng quỹ đất phục vụ mục đích phát triển kinh tế
(7). Vốn đầu tư hợp lý, phù hợp với khả năng kinh tế của chủ đầu tư.
Xác định định hướng phân vùng CTPHMT theo các nguyên tắc sau:
(1). Tương đối đồng nhất về đặc điểm tự nhiên, KT-XH vùng lân cận và phụ
cận.
(2). Tương đối đồng nhất về các vấn đề môi trường cần giải quyết sau khi kết
thúc khai thác than lộ thiên.
(3). Có vị trí địa lý thuộc cùng một lưu vực sông, suối, vịnh.
1.3. Phân tích, đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên và KT-XH vùng phụ
cận các mỏ than KTLT để dự báo định hướng phân vùng CTPHMT
1.3.1. Phân tích kế hoạch phát triển KT-XH thành phố Hạ Long đến năm
2015 định hướng đến năm 2020
- Phát triển KT-XH thành phố Hạ Long đặt trong mối quan hệ tương tác chặt
chẽ và định hướng chung của tỉnh Quảng Ninh và cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ. Đồng thời, đặt trong mối quan hệ với các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các
khu kinh tế đối ngoại, cảng biển và ven biển tới Móng Cái và biên giới Trung
Quốc, tạo điều kiện phát triển nhanh và hiện đại hoá nền kinh tế thành phố.
- Dựa vào tiềm năng của thành phố Hạ Long, cần phát triển mạnh các ngành có
lợi thế như: công nghiệp, du lịch, dịch vụ thương mại, cảng và vận tải biển,...
7
hướng tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng nền kinh tế với cơ cấu công
nghiệp, dịch vụ du lịch, nông lâm thuỷ sản đa dạng, gắn kết với việc BVMT.
- Kết hợp hài hoà phát triển sản xuất với phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và
xã hội tạo môi trường cho phát triển kinh tế thành phố ổn định và bền vững. Tăng
tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá nhất là ngành dịch vụ và công nghiệp.
Với mục tiêu đến năm 2010 đưa thành phố Hạ Long trở thành trung tâm du
lịch lớn tầm cỡ quốc gia, quốc tế, là trung tâm công nghiệp, cảng, thương mại, dịch
vụ của vùng và khu vực, trở thành động lực thúc đẩy phát triển KT-XH. Đến năm
2020 đưa Hạ Long trở thành đô thị loại I.
Cơ cấu phát triển kinh tế xác định là theo hướng phát triển mạnh khu vực dịch
vụ, đặc biệt là du lịch, dịch vụ vận tải và thương mại. Với các chỉ tiêu tăng trưởng
cụ thể như: đến năm 2010 đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân từ 14÷15%,
tỷ trọng công nghiệp và xây dựng là 53÷56% trong tổng giá trị gia tăng; dịch vụ
43÷46% và nông nghiệp dưới 1%.
Hướng phát triển công nghiệp chủ yếu của thành phố là các khu công nghiệp
tập trung và cảng như: khu công nghiệp Cái Lân và cảng Cái Lân, khu công nghiệp
Đồng Đăng (Việt Hưng). Qua đó tập trung xây dựng các ngành công nghiệp có giá
trị sản xuất cao như: công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp phụ tùng và vận
tải thuỷ, công nghiệp VLXD, công nghiệp may mặc, công nghiệp điện và điện tử,
công nghiệp cơ khí lắp ráp, công nghiệp chế biến gỗ, hàng tiêu dùng, công nghiệp
thực phẩm và công nghiệp nước giải khát phục vụ du lịch. Các khu công nghiệp
được bố trí tại khu vực rất thuận lợi về giao thông, có đường Quốc lộ 18A, đường
sắt kép và hệ thống cơ sở hạ tầng và điện nước thuận lợi. Có thể thấy đối với thành
phố Hạ Long, phát triển các khu công nghiệp tập trung có vai trò quan trọng cho
việc tạo hạt nhân phát triển vùng.
Ngoài ra, nhiều ngành công nghiệp khác như công nghiệp chế tác và cơ khí,
công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống cũng được quan tâm phát triển.
Phát triển các ngành kinh tế của thành phố Hạ Long cần được gắn chặt với việc
quản lý tốt vấn đề môi trường của ngành công nghiệp khai thác than; việc khống
8
chế lượng chất thải nguy hại và chất rắn rửa trôi xuống vịnh sẽ giảm đáng kể tiềm
năng xảy ra các tác động tích luỹ trong khu vực đối với khu vực di sản thế giới
Vịnh Hạ Long.
1.3.2. Phân tích, đánh giá khái quát về đặc điểm tự nhiên và KT-XH vùng
phụ cận các mỏ than KTLT vùng Hòn Gai
1.3.2.1. Nhóm vùng phía Tây Hạ Long
Nhóm vùng phía Tây bao gồm các phường Hà Khánh, Cao Xanh, Cao Thắng,
Hà Lầm thuộc thành phố Hạ Long.
a) Đặc điểm tự nhiên và KT-XH
Các phường Hà Khánh, Cao Xanh có vị trí nằm ven bờ vịnh Cửa Lục. Đây là
vùng hệ thống đô thị mới phát triển ven biển, có quy hoạch phát triển khu công
nghiệp Hà Khánh; nhà máy nhiệt điện Hà Khánh; các cảng than, cảng vật liệu xây
dựng.
Đây là vùng có giao thông thuận lợi về đường bộ (đường quốc lộ 337) và
đường thuỷ, là khu vực có nhiều điều kiện phát triển công nghiệp, du lịch và cảng
hàng hóa, phục vụ phát triển công nghiệp, thông thương với huyện Hoành Bồ.
Phường Cao Thắng có vị trí tiếp giáp với khu Hà Khánh và phường Hà Lầm.
Đây là vùng khu dân cư tập trung, đông đúc; việc phát triển kinh tế chủ yếu phục
vụ cho hoạt động sản xuất than tại các mỏ vùng Hòn Gai; là vùng phát triển nông
nghiệp, cung cấp rau, thực phẩm chăn nuôi cho thị trường khu vực; là vùng có giao
thông thuận lợi về đường bộ (đường quốc lộ 18B).
Chảy qua khu vực nghiên cứu có sông Sông Diễn Vọng và hệ thống suối nhỏ
chảy ra biển tại Hà khánh như suối Suối Lại, suối Bắc Bàng Danh và suối chảy qua
địa phận Hà Trung, Hà Lầm, Hà Khánh với lưu lượng nước suối phụ thuộc vào
nước thải mỏ và nước mưa.
b) Các vấn đề môi trường nổi cộm
- Khu vực Cao xanh, Hà Khánh: lân cận khu vực có hoạt động khai thác than lộ
thiên của mỏ than 917; khu lộ vỉa mỏ Thành Công (đã kết thúc khai thác 2008);
Cao Thắng (đã kết thúc khai thác 2006); khu lộ vỉa 10B của mỏ Hà Tu (sẽ kết thúc
9
khai thác năm 2018). Vùng phụ cận có khu đô thị Cao Xanh; Hà Khánh A, B, C và
nhà máy nhiệt điện Hà Khánh, nguy cơ tiếp tục gây ô nhiễm không khí tại đây do
các bãi thải dọc theo đường 337; ô nhiễm môi trường cảnh quan nhìn từ cầu Bãi
Cháy với các dãy núi bãi thải với một mầu đất xám xịt, phía sau dải đồi thấp và
dưới vùng trời xanh. Nguy cơ tiếp tục gây xói lở và bồi lắng sông Diễn Vọng và
vịnh Cửa Lục.
- Khu vực Cao Thắng, Hà Lầm: lân cận có hoạt động khai thác than lộ vỉa của
mỏ Hà Lầm, Núi Béo (sẽ kết thúc khai thác 2015); có nguy cơ tiếp tục gây ô nhiễm
không khí tại khu tập trung dân cư do các bãi thải gần khu dân cư và nguy cơ tiếp
tục gây bồi lắng hệ thống suối của khu vực và vịnh Cửa Lục.
1.3.2.2. Nhóm vùng phía Đông Hạ Long
Nhóm vùng phía Đông bao gồm các phường Hà Trung, Hà Tu, Hà Phong thuộc
thành phố Hạ Long.
a) Đặc điểm tự nhiên và KT-XH
Các phường Hà Trung có vị trí tiếp giáp với phường Hà Lầm và Hà Tu. Đây là
vùng khu dân cư tập trung, đông đúc; việc phát triển kinh tế chủ yếu phục vụ cho
hoạt động sản xuất than tại các mỏ vùng Hòn Gai là khu vực có nhiều điều kiện
phát triển dịch vụ và nông nghiệp. Trong khu vực mỏ có suối chảy qua Hà Lầm, Hà
Khánh với lưu lượng nước suối phụ thuộc vào nước thải mỏ và nước mưa.
Các phường Hà Tu, Hà Phong có vị trí nằm giáp với phường Hà Trung và
phường Hồ Hải (ven biển khu cọc 8), ven bờ vịnh Hạ Long. Đây là vùng khu dân
cư tập trung, đông đúc; việc phát triển kinh tế chủ yếu là phục vụ cho hoạt động
sản xuất than tại các mỏ vùng Hòn Gai, là vùng phát triển nông nghiệp cung cấp
rau, thực phẩm chăn nuôi cho thị trường khu vực.
Tại khu vực có suối Hà Tu, Hà Phong. Suối Hà Phong là nguồn cung cấp nước
cho hồ Khe Cá và tưới tiêu cho vùng nông nghiệp hạ lưu. Khu vực có nhiều điều
kiện phát triển nông nghiệp và công nghiệp khai thác đá.
b) Các vấn đề môi trường nổi cộm
10
- Khu vực Hà Trung: lân cận có hoạt động khai thác than lộ thiên của mỏ Núi
Béo (kết thúc khai thác vào năm 2015); khu lộ vỉa của mỏ Hà Lầm là nguy cơ tiếp
tục gây ô nhiễm không khí tại đây, đặc biệt do các bãi thải dọc theo đường 18B; ô
nhiễm môi trường cảnh quan nhìn từ đường 18B với các núi bãi thải nham nhở;
nguy cơ tiếp tục gây bồi lắng ven bờ vịnh Hạ Long.
- Khu vực Hà Tu, Hà Phong: Hoạt động khai thác than lộ thiên của mỏ Tân Lập
(kết thúc khai thác vào năm 2009); khu lộ vỉa mỏ Hà Tu có nguy cơ tiếp tục gây ô
nhiễm không khí; ô nhiễm môi trường cảnh quan khi nhìn từ vịnh Hạ Long; nguy
xói lở và bồi lắng bờ vịnh Hạ Long.
- Khu vực Hạ Long: bao gồm ngoài các phường thuộc vùng lân cận thuộc thành
phố Hạ Long (phường Bãi Cháy, Hồng Gai, Hồng Hải), là các vùng nằm ven bờ
vịnh Hạ Long. Đây là vùng có hệ thống đô thị ven biển phát triển, là vùng cảng du
lịch, phát triển thương mại và du lịch.
Môi trường không khí ít chịu ảnh hưởng của việc khai thác than lộ thiên.
Phường Hồng Hải có môi trường không khí chịu ảnh hưởng của việc vận chuyển
than, sàng tuyển chế biến than và bãi thải mỏ. Do hiện nay chưa có biện pháp cách
ly các khu vực khai thác với khu dân cư, nên ô nhiễm bụi vẫn là nguy cơ lớn, ảnh
hưởng đến sinh hoạt và phát triển dịch vụ của khu vực. Chất thải sinh hoạt, chất
thải khai thác than và khoáng sản là nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ven bờ vịnh
Hạ Long.
- Khu vực Di sản thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long: có cảnh quan đẹp, đa
dạng sinh học cao, là khu bảo vệ thiên nhiên kết hợp du lịch độc đáo của Việt Nam.
Các vấn đề môi trường nổi cộm là ô nhiễm và bồi lắng đáy vịnh do các hoạt động
khai thác than lộ thiên và sản xuất, dịch vụ từ đất liền, dải ven biển; các hoạt động
du lịch trên biển, hang động; các hoạt động giao thông đường thủy qua cảng Cái
Lân; các hoạt động khai thác hải sản ven bờ.
1.3.3. Phân tích, dự báo định hướng các vùng CTPHMT tại Hòn Gai
Vùng khai thác than lộ thiên lân cận vùng dân cư, đô thị và vùng du lịch trọng
điểm của Thành phố Hạ Long có tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, bình quân hàng
11
năm đạt 12÷15%. Cơ cấu kinh tế có sự biến chuyển mạnh mẽ, đến nay đã phát triển
thành một trong những trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ, công nghiệp lớn của
tỉnh Quảng Ninh và cả nước. Ngành du lịch tại Quảng Ninh đang phát triển trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong dự thảo “Chiến lược phát triển cho các thành
phố loại vừa tại Việt Nam” do nhóm tư vấn thuộc Viện Quy hoạch Đô thị Nông
thôn, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Thế giới thực hiện, thành phố Hạ Long sẽ trở
thành trung tâm công nghiệp, cảng biển - dịch vụ, một địa chỉ hấp dẫn đầu tư về du
lịch, có môi trường sống và cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế, là hình ảnh tiêu
biểu về sự hài hoà giữa văn hoá, thiên nhiên và con người vào năm 2020. Mục tiêu
phát triển KT-XH được xác định có tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng
13,3%/năm đến năm 2010 và 14,5%/năm trong giai đoạn 2011-2015.
Do vậy các định hướng chức năng CTPHMT ở vùng Hòn Gai bao gồm:
- Việc mở rộng diện tích đất đô thị thành phố Hà Long là điều cần thiết, tuy
nhiên, các dự án lấn biển với mục đích mở rộng diện tích đã ở mức tới hạn. Vì vậy,
cần hình thành những khu đô thị mới khu dân cư tập trung tại các khu vực kết thúc
khai thác mỏ. Nếu không quan tâm ngay từ bây giờ, thì sẽ mất nguồn kinh tế lớn và
sau này muốn CTPHMT thành khu đô thị sẽ phải đầu tư thêm lượng kinh phí lớn
để thực hiện.
Trên mặt bằng các khu vực kết thúc khai thác mỏ ở lân cận khu đô thị tập trung
của Hạ Long, hiện nay vẫn chưa chú ý đến việc dành các không gian nhất định cho
việc mở rộng khu đô thị, khu du lịch công nghiệp, tạo mặt nước, tạo cảnh quan và
mối liên hệ với biển (lợi thế của vùng HG-CP), để tạo không gian sinh thái cho
đô thị mới, khu vui chơi giải trí phục vụ du lịch công nghiệp tại các khu vực kết
thúc khai thác than lộ thiên.
Vấn đề xử lý chất thải rắn của hoạt động khai thác lộ thiên là một vấn đề lớn,
trước khi thực hiện việc đổ thải, phải được chú ý ngay từ khi thiết kế ban đầu (tạo
cảnh quan hay tạo mặt bằng tạo quỹ đất). Nếu không, khi diện tích bãi thải tăng lên
và phát triển không theo định hướng sẽ gây khó khăn cho công tác phục hồi đất sau
này. Về lâu dài, trong bối cảnh phát triển kinh tế, phát triển đô thị trên diện tích hẹp
12
như khu vực Hạ Long thì công tác CTPHMT với tầm nhìn hạn hẹp như hiện nay sẽ
trở nên vô ích và quá lãng phí. Tất cả các hạng mục CTPHMT đều phải xem xét
đến mọi việc có liên quan và phải tận dụng được lợi thế của vùng. Điều này cần
được chú ý và quán triệt cho việc CTPHMT các mỏ than KTLT vùng HG-CP nói
riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.
Các bãi thải sẽ tiếp tục là nguy cơ tiềm ẩn gây trượt lở, gây bồi lắng suối làm
tăng nồng độ độ đục và chất rắn lơ lửng tại vùng cửa biển tăng nhanh sẽ là điều
không tránh khỏi. Do vậy, phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm thiểu và
triệt tiêu các tai biến gây trượt lở, gây bồi lắng suối.
Việc CTPHMT nhằm hỗ trợ BVMT du lịch sinh thái vịnh Hạ Long là vấn đề
phát triển chiến lược cho vùng phụ cận thành phố Hạ Long với Di sản thiên nhiên
thế giới (Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái tử Long và Vườn Quốc gia Bái Tử Long), cần
được những người quản lý CTPHMT các mỏ than KTLT quan tâm.
Trên cơ sở đó, các vùng CTPHMT tại Hòn Gai được hình thành với các chức
năng dự kiến như sau:
(1). Vùng CTPHMT tạo thành khu vực phát triển cảnh quan lâm nghiệp nhằm
BVMT vịnh Cửa Lục; bảo vệ đất nông nghiệp vùng hạ lưu bải thải Nam Lộ Phong
và Hồ Khe Cá; bảo vệ môi trường khu dân cư lân cận (gọi tắt là vùng HG1).
Các vấn đề BVMT quan trọng cần quan tâm trong khu vực này gồm:
- BVMT khu dân cư, phòng tránh tai biến trượt lở đất, giảm thiểu xói mòn đất
gây suy thoái tài nguyên đất nông nghiệp lân cận bãi thải Nam lộ phong, bồi lắng
lòng hồ Khe Cá.
- BVMT đất, nước, không khí ở các khu vực bãi thải. Hiện nay, hoạt động khai
thác than đã làm cho cảnh quan và môi trường bị biến đổi lớn, việc đổ thải đã tạo
lên các bãi thải thải lớn. Bãi thải Nam Lộ Phong nằm sát đường 18A,... nhưng chưa
được đảm bảo an toàn. Nhiều vấn đề bức xúc chưa được quan tâm giải quyết một
cách quyết liệt, hiệu quả như: xử lý nước thải mỏ, đất đá trôi từ các khai trường, bãi
13
thải cũng như việc xử lý bụi trên các tuyến đường có hoạt động vận chuyển than
chưa cao đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt, sức khỏe của nhân dân.
(2). Vùng CTPHMT tạo thành khu vực dân cư; du lịch công nghiệp; phát triển
khu vui chơi giải trí (sân golf) phục vụ du lịch công nghiệp; hành lang cây xanh
cảnh quan cách ly khai thác hầm lò với khu dân cư (gọi tắt là vùng HG2).
Là khu vực có hoạt động khai thác than lộ thiên và hầm lò của Công ty CP than
Núi Béo với quy mô công nghiệp lớn; khu vực khai thác có địa hình đa dạng, rộng
trên 300ha và có khoảng cách đường đến đường 18 B là 300m và đường 18A là
1km, lân cận khu dân cư trọng điểm. Do vậy, khi kết thúc khai thác than lộ thiên,
có khả năng tạo thành khu du lịch công nghiệp với bảo tàng khu vực khai thác lộ
thiên và hầm lò, tạo thành sân golf, khu ngắm vịnh Hạ Long thơ mộng và khu vui
chơi giải trí phục vụ du lịch công nghiệp.
Các vấn đề CTPHMT quan trọng cần được quan tâm ở vùng này bao gồm:
- BVMT do ảnh hưởng của cảnh quan khu vực đến du lịch vịnh Hạ Long.
- Trồng rừng bằng cây xanh cách ly khu vực sản xuất than hàm lò của Công ty
Núi Béo để BVMT khu dân cư, tạo cảnh quan cho khu du lịch công nghiệp lân cận.
- Việc mở rộng diện tích thành phố Hạ Long với việc hình thành khu du lịch
công nghiệp với bảo tàng khu vực khai thác lộ thiên và hầm lò, tạo sân golf, khu
ngắm vịnh Hạ Long thơ mộng và khu vui chơi giải trí phục vụ du lịch công nghiệp.
(3). Vùng CTPHMT nhằm phát triển lâm nghiệp và BVMT lưu vực sông Diễn
Vọng - Vịnh Cửa Lục; hành lang cây xanh cảnh quan cách ly khai thác hầm lò với
khu dân cư và bảo vệ môi trường cảnh quan nhìn từ Cầu Bãi Cháy (gọi tắt là vùng
HG3).
Vùng này với bãi thải cao chiếm ưu thế với độ cao tuyệt đối từ 200÷300m, đỉnh
rộng, sườn dốc trung bình 28o, sườn thải nhiễu rãnh phân cắt vào sườn thải sâu
1,5÷20m. Dân cư tập trung đông đúc dọc các tuyến quốc lộ và hạ lưu suối Suối Lại,
Hà Lầm, Hà Trung.
Lân cận là khu đô thị phát triển trên thềm biển thoải dần về phía biển, bị phân
cắt yếu tạo địa hình gò thoải. Phía Nam là địa hình bãi triều, nghiêng thoải về phía
14
biển, độ cao 0,5÷1,5m, cấu tạo bởi bùn sét màu xám đen; khu vực cửa các khe suối,
các máng thoát nước có lẫn nhiều vật liệu thô như mảnh dăm sét than, sét bột kết.
Rừng ngập mặn kém phát triển do các hoạt động phát triển kinh tế. Phía Tây là
huyện Hoành Bồ, phía Đông là khu đô thị và công nghiệp than, các nhà máy Nhiệt
Điện Hà Khánh,... Hoạt động lấn biển lấy không gian phát triển đô thị Hà Khánh
A, B, C và Đ đang diễn ra nhanh chóng.
Bên cạnh đó, vấn đề nguy cơ tiềm ẩn về sạt lở, tai biến của các bãi thải trên
vùng khai thác than lộ thiên lưu vực vịnh Của Lục cũng cần phải được xem xét giải
quyết trong công tác CTPHMT.
Các vấn đề CTPHMT cần quan tâm ở vùng này bao gồm:
- Phòng ngừa nguy cơ trượt lở và lũ bùn đá do đất đá thải; ngăn ngừa, giảm
thiểu xói mòn đất bằng cách bảo vệ lớp phủ thực vật đã có; ngăn ngừa tai biến sạt
lở đất tại bãi thải; rửa trôi bãi thải, đe dọa bồi lắng vịnh Cửa Lục và các cụm dân cư
lân cận.
- Trồng rừng bằng cây xanh cách ly khu vực sản xuất than hầm lò của Công ty
TNHH MTV than Hòn Gai và Hà Lầm để BVMT khu dân cư lân cận, đồng thời
nâng cao chất lượng môi trường lao động của khu vực khai thác than có liên quan
đến ô nhiễm không khí.
- Xây dựng hệ thống kè kiên cố, hợp lý, hiệu quả cho khu vực từ thượng nguồn
suối, ngăn đất đá rửa trôi gây ô nhiễm môi trường nước ven biển, gây bồi lắng vùng
vịnh Cửa Lục, ảnh hưởng gián tiếp tới khu vực vịnh Hạ Long.
Tóm lại, NCS định hướng phân vùng CTPHMT cho các nhóm mỏ than KTLT
vùng Hòn Gai như sau:
a) Vùng HG1 bao gồm khu vực vỉa 7, 8 mỏ Hà Tu; khai thác lộ vỉa của Xí
nghiệp than Thành Công; Cao Thắng (đã kết thúc khai thác); khai thác lộ thiên 917
- Xí nghiệp than 917.
b) Vùng HG2: bao gồm khai trường, bãi thải mỏ Núi Béo và một phần khai
trường, bãi thải mỏ phần phía Bắc và Tây Bắc, mỏ Hà Tu.
c) Vùng HG3: bao gồm lộ vỉa mỏ Tân Lập (đã kết thúc khai thác); phần phía
Đông và Đông Bắc mỏ than Hà Tu; Lộ vỉa +110 Tân Lập.
15
PHỤ LỤC 2
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CÁC LOẠI CÂY
TRỒNG TRÊN ĐẤT SUY THOÁI CỦA MỘT SỐ MỎ THAN KHAI
THÁC LỘ THIÊN, PHỤC VỤ CÔNG TÁC LỰA CHON LOẠI CÂY
VÀ PHỤC HỒI THẢM THỰC VẬT
2.1. Mô hình trồng cây nhiên liệu trên đất suy thoái của Công ty TNHH
MTV Khe Sim
Theo báo cáo quá trình chăm sóc, theo dõi và đánh giá mô hình cây nhiên liệu
trên đất suy thoái thực hiện từ tháng 6/2011 đến tháng 1/2012 của Công ty TNHH
MTV Khe Sim được thực hiện tại bãi thải than Đông Khe Sim trên diện tích 2,8 ha.
Cây trồng thử nghiệm gồm 7 loại cây trồng khác nhau: sắn, lúa miến ngọt, jatropha,
thanh thất, cỏ vetiver, cỏ chè vè và keo tai tượng. Cây được bắt đầu trồng từ
4/5/2011 đến 20/5/2011, trồng dặm và trồng bổ sung từ 7-11/6/2011.
Điều kiện thời tiết: Mặc dù mô hình mới được thực hiện khoảng 7 tháng thì
gặp nhiều điều kiện bất thuận của thời tiết gồm mưa lớn, bão gió và khô hạn nên
ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và tốn nhiều công chăm
sóc. Điều kiện nắng nóng, khô hạn diễn ra nhiều, điển hình là đợt mới trồng (từ
6/5/2011 đến 11/5/2011), đợt khô hạn kéo dài từ 10/9/2011 đến 25/9/2011, từ
10/10/2011 đến 20/11/2011, đã ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển
của cây trồng. Việc tưới nước bổ sung phải thực hiện nhiều lần với các cây trồng,
đặc biệt là với lúa miến ngọt (trên 10 lần tưới) và jatropha (7 lần). Ngoài ra, các
cây trồng khác phải tưới bổ sung 3-4 lần ở các thời điểm khô hạn nghiêm trọng.
(1). Cây sắn (Cassava) và lúa miến (Sweet sorghum)
Qua thực tế đánh giá tình hình sinh trưởng của cây sắn và cây lúa miến trên mô
hình, chúng tôi nhận thấy: cây sắn và cây lúa miến phát triển chủ yếu dựa vào phân
bón. Nếu loại trừ ảnh hưởng của điều kiện gió bão và thời vụ muộn, với lượng phân
bón tối ưu, năng suất sắn trồng trên đất bãi thải hoàn toàn có thể đạt ngang bằng với
16
năng suất sắn bình quân của Việt Nam năm 2010 là 17.2 tấn/ha. Nhưng loại cây
này khó chống xói mòn.
Hình 1: Cây lúa miến
trồng ngày 26/6 – 1/9/2011
Hình 2: Cây sắn
trồng sau 4 tháng
(2). Cây Jatropha
Qua theo dõi, đánh giá cho thấy jatropha có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt
trên đất bãi thải trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Qua kết quả theo dõi cho thấy,
phân bón có tác động lớn đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của atropha và
phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ. Cây không phát triển và rụng lá vào
mùa khô. Ở cây giống trồng bằng cành giâm, sau 2 tháng trồng đã có 30% số cây
có hoa và đạt 90% sau 5 tháng trồng. Ở cây giống trồng bằng hạt, số cây có hoa đạt
5% sau 3 tháng trồng, đạt 70% sau trồng 5 tháng trồng. Những cây ra hoa đều có
khả năng kết hạt và hình thành năng suất.
Hình 3: Jatropha
trồng sau 4 tháng (24/9)
Hình 4: Thanh thất
trồng sau 5 tháng
17
(3). Cây Thanh thất (Ailanthus)
Cây giống Ailanthus được khai thác tự nhiên ở rừng núi Phú Thọ và lần đầu
tiên được trồng trên đất bãi thải than. Sau 7 tháng trồng, Ailanthus đã sinh trưởng,
phát triển tốt và được đánh giá là cây có triển vọng trồng trên đất bãi thải than. Ở
công thức không bón phân, cây sinh trưởng phát triển kém. Khác với jatropha,
thanh thất có khả năng phục sinh trưởng nhanh sau bão và vẫn giữ được bộ lá xanh
tốt cả trong điều kiện khô hạn và bụi của điều kiện Quảng Ninh (tháng 11/2011-
1/2012), tuy nhiên tốc độ tăng trưởng cả về chiều cao và đường kính tán chậm bị
chậm lại.
Hình 5: Cây keo sau trồng 5 tháng Hình 6: Cỏ chè vè sau trồng 5 tháng
(4). Cây keo (Acacia)
Phân bón quyết định đến sinh trưởng, phát triển của cây keo. Ở công thức
không bón phân, cây keo sinh trưởng, phát triển kém và còi cọc, bộ lá vàng và thiếu
sức sống. Sau 7 tháng trồng, chiều cao trung bình chỉ đạt 60 cm. Ngược lại, ở các
công thức có bón phân cây keo có tốc độ sinh trưởng, phát triển rất tốt. Dù bị gió
bão gây dập nát lá nhưng cây phục hồi rất nhanh. Hai tháng đầu mới trồng, tốc độ
tăng trưởng chiều cao cây và đường kính tán chậm nhưng càng về thời gian sau, tốc
độ tăng trưởng chiều cao cây và đường kính tán càng nhanh mặc dù không được
bón phân bổ sung so với cây trồng khác. Tuy nhiên theo thực tế tại mặt bãi thải
Nam Lộ Phong sau 5 năm phát triển tốt trên bãi thải nhưng trường hợp có gió lớn
cây sẽ bị bật gốc với tỷ lệ 10% như vậy cây có bộ rễ nông.
18
(5). Cỏ chè vè (Miscanthus)
Cỏ chè vè được phân bố tự nhiên trong khắp các vùng sinh thái Việt Nam và
xuất hiện nhiều tại Quảng Ninh, cả trên diện tích đất bãi thải như một loài cỏ dại.
khả năng sinh trưởng và tạo sinh khối phụ thuộc vào phân bón. tất cả các cây đều trổ
hoa và có hiện tượng vàng úa, giảm sức sống. Qua 7 tháng theo dõi mô hình nhận
thấy, khả năng đẻ nhánh và hình thành sinh khối của cỏ miscanthus thấp hơn nhiều
so với cỏ vertiver (lượng phân bón ở các công thức của hai cây trồng giống nhau).
(6). Cỏ Vetiver
Cỏ đem trồng tại mô hình là những bầu cỏ được ươm 50 ngày tuổi, sinh trưởng
phát triển tốt, có từ 3 đến 10 nhánh, bộ rễ phát triển tốt. Cỏ được trồng vào thời
điểm cuối tháng 5 năm 2011, thời điểm sau trồng gặp điều kiện thời tiết thuận lợi,
có mưa lên cỏ phát triển rất thuận lợi. Tăng trưởng phụ thuộc vào bón phân. Tỷ lệ
cây sống đều đạt trên 90%. công thức không bón. Ở công thức này, cây sinh trưởng
phát triển rất chậm, lá vàng úa, khả năng đẻ nhánh kém. Sau 2 tháng trồng, cây có
biểu hiện bị tàn lụi và bị chết dần. Tiến hành trồng dặm và bón phân bằng lượng tối
ưu. Sau 2 tháng, cây có phục hồi sinh trưởng nhưng rất chậm. có bón phân cây sinh
trưởng, phát triển rất tốt. Cây đẻ nhiều nhánh, tăng nhanh về chiều cao và sinh
khối. Hai tháng sau trồng, cây đã phát triển thành băng hoàn chỉnh, bộ rễ phát triển
và có khả năng chống xói mòn tốt. Vào mùa khô cây vetiver ngừng sinh trưởng,
vàng lá và rụng lá, mùa xuân đã phát triển trở lại.
Hình 7. Cỏ vetiver
trồng sau 4 tháng
Hình 8. Cỏ vetiver sau
5 năm tại bãi thải Nam Lộ Phong
19
2.2. Chương trình hợp tác giữa CHLB Đức với Công ty Cổ phần Than
Núi Béo về việc trồng một số loại cây bản địa trên bãi thải chính Bắc Núi Béo
Chương trình bắt đầu từ ngày 14/5/2008 đến ngày 24/9/2012 với việc trồng
cây thử nghiệm tại mặt bằng mức +256 bãi thải Chính Bắc với tổng diện tích là 0,65
ha; qua thời gian nghiên cứu, các chuyên gia đã tìm được ba loại cây đại diện của
khu vực có khả năng thích ứng được với môi trường khô cằn như bãi thải, với các
loại cây: bông bạc, xoan, cỏ đót. Đến nay ba loại cây này vẫn đang sinh trưởng
nhưng phát triển chậm, do thời tiết khô hạn. Công ty thực hiện trồng cây găng trên
bãi thải mỏ, cây phát triển chậm và cho cảnh quan đẹp do nở hoa có mầu đỏ đẹp và
bền lâu tuy nhiên công tác bảo vệ cây phải tăng cường để phòng chông lấy trộm cây.
Hình 9: Cây găng xen lẫn cỏ lau le Hình 10: Cây bông bạc
Hình 11: Cây Xoan trồng trên bãi thải Hình 12: Cây cỏ đót trồng trên bãi thải
20
Hình 13: Cây cỏ lau le mọc tự nhiên tại bãi thải mỏ than Núi Béo (12/2013)
2.3. Chương trình trồng cây keo trên đất suy thoái tại bãi thải lộ thiên
Nam Lộ Phong của Công ty Cổ phần Than Hà Tu
Hình 14: Cây keo bật gốc khi bão lớn
21
Hình 15: Cây Jatropha sau 5 năm trồng tại bãi thải Nam Lộ Phong
Hình 16: Hố nước trên mặt bãi thải Nam
Lộ Phong và cỏ ventiver (12/2013)
Hình 17: Bãi thải Nam Lộ Phong và
nương ngô dưới chân bãi thải
(12/2013)
2.4. Chương trình trồng cây côt khí trên đất suy thoái tại bãi thải lộ
thiên vỉa G của Công ty Cổ phần Than Mông Dương
Loại cây cốt khí có khả năng phát triển rất nhanh và chi phí thấp. Thực tế
cho thây chỉ trong vòng tuần đầu sau khi gieo là cây đã phát triển được 2 lá mầm và
khoảng 2 tháng là cây đã phát triển cao 1520 cm tạo màu xanh cho toàn bộ khu
vực bãi thải lộ thiên vỉa G của Công ty Cổ phần Than Mông Dương.
22
Hình 18: Cây cốt khí tại bãi thải vỉa G - Công ty Cổ phần Than Mông Dương
23
PHỤ LỤC 3
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ TAI BIẾN TRƯỢT LỞ ĐẤT,
LŨ BÙN ĐÁ KHU VỰC HẠ LONG - CẨM PHẢ
3.1. Nguồn phát sinh nguy cơ tai biến sạt lở đất
Trên những khu vực khai thác than chính vùng HG-CP, có nhiều đới đứt gãy
làm đất đá bị nén ép mạnh, cà nát, tạo thành những khe nứt có thể làm tăng cường
độ và tính thấm của đất đá, thuận lợi cho hoạt động của nước và quá trình phong
hóa, làm tiền đề cho những khe rãnh xói mòn lớn, gây phát sinh trượt lở mạnh.
Các bãi thải mỏ được thành tạo bởi đất đá thải ra từ hoạt động khai thác than
lộ thiên với đất đá bở rời, hỗn độn (nhiều kích thước khác nhau), là nơi có sự tiềm
ẩn lớn nhất các tai biến trượt lở, lũ bùn đá xảy ra sau khi kết thúc khai thác, thường
xuyên đe dọa đến các khu dân cư lân cận, các khu dân cư nằm ở hạ lưu của các
sông suối bắt nguồn từ các bãi thải.
Thời gian đầu, khi kết thúc khai thác và đổ thải thì chưa ảnh hưởng tới quá
trình địa mạo và chưa phát sinh nguy cơ tai biến. Theo thời gian, các bãi thải này sẽ
có quá trình biến đổi đất đá như bị phong hóa bởi thời tiết và khí hậu, sẽ tích luỹ
các nguy cơ tiềm ẩn tai biến.
Theo thời gian, đất đá thải tiếp tục bị phá huỷ cơ học, đặc biệt là ở các lớp phía
trên, đá rắn chắc trở nên mềm bở. Do đất đá thải không đồng đều, có độ lỗ hổng
lớn, các tác nhân phong hoá có thể tác động tới lớp cuối cùng. Đặc biệt, quá trình
phong hoá ở đới nước ngầm lưu thông - nơi tiếp giáp giữa bề mặt nguyên thuỷ và
khối đất đá thải sẽ xảy ra mạnh nhất.
Đất đá tại bãi thải luôn có một phần không nhỏ đất đá có bề mặt bị phong hóa;
đó là đất đá thải đã có sự cân bằng hoá học tương đối với môi trường bề mặt và luôn
có sự tham gia đáng kể của cấp hạt sét. Quá trình phong hóa cơ học, hóa học sẽ dần
phá hủy các mảnh vụn rắn chắc thành các mảnh có kích thước nhỏ hơn, hình thành
các khoáng vật sét và dẫn tới các đặc trưng môi trường khác so với khi mới được đổ
ra.
24
Đặc điểm chung của đất đá thải là có sự liên kết với nhau rất yếu. Khi được đổ
thải từ trên cao xuống tạo thành núi cao, nhưng thực tế, chúng tạo nên một phần bề
mặt sườn có độ dốc cao hơn góc dốc tự nhiên và chỉ một phần phù hợp với góc dốc
tự nhiên. Tuy nhiên, đây là các sườn dốc chưa ổn định và khá nhạy cảm với các tác
động bên ngoài.
Các nghiên cứu cho thấy, mức độ bảo tồn và chiều dày của vỏ phong hóa còn
có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với độ chênh cao, tuổi địa hình và tỷ lệ thuận với diện
tích của bề mặt địa hình phát triển vỏ phong hóa. Ở độ cao càng lớn thì điều kiện
phát triển vỏ phong hóa càng kém và khó được bảo tồn. Diện tích của bề mặt địa
hình phát triển vỏ phong hóa càng lớn thì vỏ phong hóa càng dày và được bảo tồn
tốt. Vỏ phong hóa phát triển trên các bề mặt địa hình có tuổi càng cổ thì càng
mỏng, nhưng nếu có diện tích rộng thì điều này sẽ ngược lại.
Trong vùng HG-CP, hoạt động khai thác than lộ thiên từ năm 1965 đến nay đã
làm cho địa hình ở đây bị biến động mạnh mẽ. Vị trí các moong khai thác đã xuống
sâu gần đến mức -200m, trong khi đó, ở các vị trí đổ thải, độ cao của bãi thải đã cao
thêm gần 350m. Điều này ảnh hưởng mạnh đến độ ổn định của đất đá trong khu vực,
ở các vị trí có độ dày lớn, quá trình trượt lở diễn ra càng mạnh, liên quan đến tỷ trọng
của đất đá thải trên sườn và kết cấu của chúng khi bị ngậm nước khi mưa.
Việc đánh giá sự biến đổi địa hình được thực hiện thông qua việc so sánh và
tính toán từ 2 mô hình số độ cao địa hình, được xây dựng từ bản đồ địa hình năm
1965 và năm 2004 (Hình 19, 20).
Hình 19: Mặt cắt biến đổi địa hình vùng HG-CP giai đoạn 1965-2004
Đối với khu vực biến động dương, việc đánh giá trọng số dựa trên cơ sở bề dày
của các bãi thải đối với nguy cơ trượt lở đất. Các khu vực biến động âm được đánh
giá riêng vì nó không liên quan bề dày của bãi thải.
25
Hình 20: Bản đồ biến đổi địa hình vùng HG-CP giai đoạn 1965-2004
Hai nhân tố có ý nghĩa quan trọng đối với trượt lở đất, đó là sự phá vỡ trạng
thái cân bằng tương đối của sườn bởi làm tăng độ dốc và tải trọng sườn. Các tác
nhân chính dẫn đến tăng độ dốc sườn đó là sự đào khoét sườn dọc theo các dòng
chảy và sự xâm thực giật lùi của các mương xói, do cắt xe taluy đường, hạ thấp
thân đường, khoét sâu vào chân sườn. Sự phát triển của mương xói ngầm trên các
sườn, đặc biệt là ở khu vực bãi thải, cộng với hoạt động làm đường, có thể làm
giảm tính bền vững của kết cấu đất đá và làm tăng nguy cơ trượt lở. Trong điều
kiện phát triển tự nhiên, ngoại trừ trên các đá rắn chắc, còn lại độ dốc của địa hình
thường hiếm khi đạt được đến 35÷40o. Trong khi đó độ dốc trên sườn các bãi thải
hầu hết đều đạt giá trị này và thậm trí còn cao hơn, lại trên các vật liều mềm rời,
bởi vậy, nguy cơ phát sinh trượt lở ở đây là rất cao.
Phân tích mật độ và đặc trưng của mạng lưới khe xói cũng là cơ sở quan trọng
cho việc đánh giá và dự báo trượt lở đất. Mật độ chia cắt ngang càng lớn, số lượng
sông suối, khe rãnh càng nhiều sẽ làm tăng thêm tính bất ổn định của các sườn dốc,
dẫn đến nguy cơ trượt lở đất càng cao. Trong khu vực nghiên cứu, các khe xói phát
triển rất mạnh, rõ nhất là trên sườn các bãi thải ở các khu vực khai thác than.
26
Hình 21: Khe suối cắt vào chân bãi thải
Hình 22: Sườn dốc trên 450 trên các bãi thải từ hoạt động khai thác than
Sự xâm thực giật lùi của mương xói dẫn tới việc hình thành một dạng sườn hẹp
có trắc diện khá dốc. Sự tập trung nước ở phần chân sườn dốc này vào mùa mưa là
cơ sở cho việc phát sinh các khối trượt. Đáng lưu ý là quá trình này cung cấp một
lượng đất đá thải khá lớn tham gia vào hoạt động dòng chảy, làm tăng tính khốc liệt
của lũ quét.
Độ chia cắt sâu hay độ chênh cao của địa hình cũng có ý nghĩa quan trọng đối
với việc đánh giá nguy cơ trượt lở. Độ chênh cao của địa hình càng lớn, năng lượng
của địa hình càng cao và nguy cơ xảy ra tai biến trượt lở cũng càng mạnh. Trong
khu vực nghiên cứu, độ chia cắt sâu lớn nhất trên 200 m, trung bình là trên 100m.
Điều này cho thấy rõ tầm ảnh hưởng của chia cắt sâu tới hiện tượng trượt lở đất.
27
Hình 23: Bản đồ nguy cơ trượt lở, lũ bùn đá vùng HG-CP
3.2. Nguồn phát sinh nguy cơ lũ bùn đá
Đối với dạng tuôn chảy chủ yếu liên quan đến nguy cơ trượt lở và dòng bùn đá
trong lưu vực, độ dốc và hình dáng của lưu vực. Đối với loại lũ quét vỡ dòng, nó
phụ thuộc vào cấu trúc của thung lũng sông suối, đó là dạng thung lũng xuyên
thủng có nhiều đoạn thắt hẹp, mở rộng xen kẽ nhau.
Vùng HG-CP có mạng lưới sông suối không phải dày đặc tuy nhiên trên các
sườn hình thành nhiều khe rãnh xâm thực.
Diện tích lưu vực hứng mưa càng lớn, lòng sông suối chính càng ngắn thì dòng
lũ và vận tốc lũ càng lớn. Độ lớn của lưu vực có ảnh hưởng đến tính chất và quy
mô của lũ bùn đá. Hiện trạng lũ bùn đá ở vùng HG-CP cho thấy chúng thường xuất
hiện trên các khe suối nhỏ trên các sườn bãi thải.
28
Độ dốc lòng suối có ý nghĩa quyết định tới việc hình thành các dòng bùn đá và
lũ quét dọc các suối. Độ dốc lòng càng cao thì vận tốc dòng chảy càng lớn, khả
năng lôi cuốn bùn đá càng mạnh. Độ dốc trung bình của các lưu vực càng lớn nguy
cơ trượt lở càng mạnh và độ tập trung nước càng nhanh.
Dạng lũ bùn đá xảy ra theo cơ chế vỡ dòng hết sức nguy hiểm do liên tục có sự
tích lũy năng lượng khối nước và bùn đá. Loại lũ này thường xảy ra trên các sông
suối dạng xuyên thủng hoặc có nhiều đoạn gấp khúc đột ngột. Trong khu vực
nghiên cứu trận lũ bùn đá xảy ra ở thung lũng Khe Dè là một ví dụ điển hình.
Thông thường, sự hình thành thung lũng có dạng như thế này đều gắn với mối
quan hệ giữa phương của cấu trúc địa chất và hướng của thung lũng suối. Khi dòng
chảy cắt vuông góc với phương cấu trúc địa chất và cắt qua nhiều tập đá có độ bền
vững khác nhau, tại chỗ cắt qua đá gốc rắn chắc sẽ là nơi thung lũng bị thắt hẹp, ở
những vị trí cắt qua các đá kém bền vững, thung lũng sông thường mở rộng do ở
đây quá trình phong hóa và xâm thực bờ diễn ra mạnh hơn.
3.3. Vùng cảnh báo tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá vùng HG-CP
Kết quả nghiên cứu của PGS.TS. Đặng Kế Bào cho thấy, nguy cơ xảy ra trượt
lở, lũ bùn đá cao nhất tập trung vào 2 khu vực khai thác than Hà Tu - Hà Lầm và
Đèo Nai - Cọc 6 - Mông Dương - Núi Béo. Ngoài ra, còn có một số vị trí khác như
ở khu vực phường Quang Hanh, ở phía Tây, Tây Bắc Bằng Tẩy và xã Cộng Hòa
nhưng với diện phân bố không đáng kể. Nguy cơ trượt lở cao ở đây, một mặt liên
quan đến đặc điểm kết cấu kém của đất đá thải, bề dày và độ dốc lớn của các bãi
thải, còn lại, các vị trí khác thì trùng với nơi có điều kiện thuận lợi về đặc điểm
thạch học và các đặc trưng hình thái. Ví dụ, ở khu vực phường Quang Hanh, vị trí
trượt lở cao trùng với nơi địa hình có độ dốc lớn (>25o), bị chia cắt mạnh (chia cắt
ngang trên 500m/km
2
, chia cắt sâu là trên 200m), các sườn, một mặt phát trên đá
của hệ tầng Hòn Gai có chứa than, mặt khác lại trùng với hướng cắm của đá gốc,
đồng thời lại trùng với một đới đứt gãy kéo dài từ Hà Tu đến Cọc 6. Các khu vực
còn lại nhìn chung khá ổn định, nguy cơ trượt lở không lớn.
29
Bảng 1: Bảng thống kê một số khu vực có nguy cơ phát sinh trượt lở
Những nơi có khả năng phát sinh tai biến lũ quét - bùn đá cao hầu hết tập trung
ở những lưu vực sông suối nhỏ bắt nguồn từ các bãi thải từ hoạt động khai thác
than có nguy cơ trượt lở cao. Theo cách đánh giá ngẫu nhiên này, các lưu vực suối
Lộ Phong, Khe Rè rơi vào các vị trí có nguy cơ cao nhất. Đây là những điểm đã
được khảo sát thực địa và là những vị trí có sự tập trung đất đá bở rời lớn ở phần
thượng nguồn, thung lũng suối có nhiều đoạn gấp khúc hoặc bị thắt hẹp đột ngột,
làm tăng khả năng nghẽn tắc, đồng thời có độ dốc và mật độ chia cắt ngang lớn.
Phía đông bắc huyện Cẩm Phả, nơi có mật độ chia cắt ngang khá cao, nhưng các
sườn khá ổn định do phát triển chủ yếu trên các đá rắn chắc của hệ tầng Hà Cối.
Trong khu vực này, nguy cơ phát sinh trượt lở, lũ bùn đá chỉ ở mức thấp và rất
thấp. Giữa Cẩm Phả và Hạ Long là khu vực có nguy cơ trượt lở khá cao, nhưng do
mạng lưới sông suối không phát triển, bởi vậy nguy cơ xảy ra lũ bùn đá ở đây là rất
thấp.
Khu vực
Nguy cơ trượt
Rất thấp Thấp TB Mạnh Rất mạnh
Khe Dè x
Thượng nguồn suối Lộ
Phong
x x
Mỏ than Đèo Nai x
30
PHỤ LỤC 4
QUY TRÌNH ĐỔ THẢI THEO LỚP ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH BÃI THẢI
4.1. Mở bãi thải
1. Căn cứ hộ chiếu đổ thải, kiểm tra địa hình trong khu vực giới hạn và phụ
cận có thể ảnh hưởng của việc đổ thải, di chuyển hết các công trình bị ảnh hưởng
do đổ thải (công trình nhà cửa, xưởng điện), thi công phải hướng nước chảy ra
ngoài phạm vi đổ thải (nếu có), ngăn chặn các tuyến đường mòn người hay đi qua
lại và cắm biển báo nguy hiểm do đổ thải (nếu cần).
2. Làm đường vận chuyển tới vị trí mở thải (ghi trong bình đồ hộ chiếu đổ
thải). Công việc làm đường thực hiện theo quy trình làm đường mỏ.
3. Sau đó từ vị trí mở thải kết hợp máy gạt và ô tô đổ đất tiến hành đổ bồi tạo
diện đổ thải. Ban đầu thi công mở bãi thải, ô tô chỉ được phép đổ đất trên mặt, sau
đó sử dụng máy gạt gạt bằng mặt thiết kế lớp đổ thải quy định 2m hoặc 4m.
4.2. Tiến hành đổ thải
Trình tự đổ thải được thiết lập trên cơ sở đảm bảo cho công tác đổ thải ổn định,
không ảnh hưởng đến sản xuất và đảm bảo điều kiện kỹ thuật an toàn.
1. Ở mỗi khu vực đổ thải có các vị trí: Vị trí đang đổ thải, vị trí dự phòng (nếu
có điều kiện). Việc đổ thải sẽ được luân chuyển từ vị trí này sang vị trí khác căn cứ
vào điều kiện an toàn của từng vị trí để quyết định.
2. Trong quá trình đổ thải phải thường xuyên quan sát bãi thải để xác định thời
điểm chuyển đổ thải sang vị trí khác một cách hợp lý, trên cơ sở chiều cao bãi thải,
tính chất đất đá, điều kiện thời tiết, tốc độ phát triển, chiều rộng của chu kỳ đang đổ
và hiện tượng sụt lún của vị trí đổ thải. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, ở mỗi khu
vực không được phát triển quá 70 m chiều rộng trong một chu kỳ đổ thải.
3. Trên mỗi khu vực đang đổ thải dọc theo chu vi bãi thải phải tổ chức được tối
thiểu hai khu vực nhỏ: Khu vực ô tô lùi ra đổ đất, khu vực máy gạt đang gạt đất đá,
để đảm bảo ô tô và máy gạt đều đồng thời làm việc.
4. Ô tô đổ đất đá phải đổ ở vị trí kế tiếp nhau dọc theo chu vi và dịch chuyển vị
trí theo hướng phát triển đổ thải.
31
4.3. Củng cố bãi thải
Trong quá trình đổ thải, bãi thải có thể có hiện tượng sụt lún nứt nẻ, làm thay
đổi các thông số kỹ thuật an toàn của bãi thải. Để đảm bảo hoạt động ổn định cần
phải thường xuyên bồi dưỡng củng cố bãi thải.
1. Hàng ca phải thường xuyên kiểm tra bãi thải, khi phát hiện bãi thải có hiện
tượng sụt lún: Mặt bãi thải bị lún làm giảm độ dốc vào; xuất hiện các vết nứt trên
bề mặt; bờ an toàn không đảm bảo kích thước theo quy định, thì phải ngăn không
cho xe ra đổ thải ở khu vực có hiện tượng sụt lún và nhanh chóng tổ chức củng cố
lại để đảm bảo thông số theo quy định.
2. Củng cố bãi thải do sụt lún. Từ vị trí có hiện tượng bị sụt lún, nứt nẻ cho ô
tô đổ đất “úp bát” lên bề mặt. Lượng đất tùy theo khối lượng cần phải đổ bồi củng
cố. Sau đó sử dụng máy gạt san đất đá đổ bồi, nâng độ cao mặt bãi thải lên bằng
cao độ thiết kế để đảm bảo độ dốc thoát nước.
3. Củng cố bề mặt bãi thải khắc phục hiện tượng lồi lõm.
Trong quá trình xe ô tô ra vào đổ thải do sự tác động của bánh xe lên bề mặt
chưa ổn định nên mặt bãi thải hay có hiện tượng chỗ lồi, chỗ lõm. Để đảm bảo cho
xe ra vào đổ thải thuận lợi, cần phải thường xuyên san gạt tạo cho mặt bãi thải được
phẳng và dốc đều vào tâm bãi thải.
Nếu mức độ lồi lõm không lớn, sử dụng máy gạt trực tiếp san gạt bù trừ đất đá
chỗ lồi và chỗ lõm cho nhau.
Nếu mức độ lồi lõm lớn lựa chọn đất đá phù hợp (không sử dụng đất pha sét,
than, bùn) đổ bồi vào chỗ lõm bằng xe ô tô và san gạt. Vị trí cần đổ bồi do công
nhân máy gạt yêu cầu và công nhân chỉ dẫn đầu đường hướng dẫn cho xe đổ thải.
4. Củng cố bờ an toàn.
Khi bờ an toàn không đảm bảo kích thước theo quy định cần phải củng cố lại
ngay. Sau khi mặt bãi thải đảm bảo điều kiện kỹ thuật an toàn, chỉ dẫn cho xe đổ
đất cạnh bờ an toàn và dùng máy gạt để làm lại bờ an toàn đạt được kích thước theo
quy định. Ô tô chỉ được phép đổ đất trên mặt bãi thải và dùng máy ủi đẩy ra làm bờ
an toàn.
32
5. Củng cố bãi thải.
Cần phải đặc biệt tăng cường công tác kiểm tra và củng cố. Sau mỗi thời gian
tạm dừng đổ thải: Nghỉ giao ca; nghỉ sửa chữa máy; nghỉ do thời tiết để tiếp tục
đổ thải trở lại, cán bộ công trường phải trực tiếp kiểm tra, củng cố, xử lý bãi thải
đảm bảo điều kiện kỹ thuật an toàn mới cho đổ.
- Cán bộ công trường trực tiếp chỉ đạo việc củng cố bãi thải.
- Hiện tượng sụt lún, nứt nẻ và việc củng cố ở ca trước phải được bàn giao chi
tiết cho ca sau, để ca sau nắm được tình trạng sụt lún của bãi thải và có biện pháp
xử lý đúng, đảm bảo an toàn cho sản xuất.
4.4. Thoát nước bãi thải
1. Có biện pháp hướng nước ra ngoài khu vực đổ thải, không cho các nguồn
nước chảy vào bãi thải, đặc biệt bãi thải đang hoạt động. Không được để cho mặt
bãi thải bị đọng nước và để nước trên bãi thải chảy ngược vào khai trường mỏ.
2. Trong quá trình đổ thải, phương hướng và trình tự đổ thải đảm bảo sao cho
mặt bãi thải có độ dốc để dồn nước (nước trên mặt bãi thải) tập trung về một khu
vực rồi theo hệ thống thoát nước chảy ra ngoài khu vực đổ thải.
3. Khi kết thúc đổ thải, sử dụng máy gạt kết hợp ô tô đổ đất cấm đường ra bãi
thải (nếu cần) làm hoàn chỉnh hệ thống thoát nước của toàn bộ khu vực bãi thải,
đảm bảo dẫn nước mặt trong khu vực bãi thải theo hệ thống thoát nước của mỏ.
33
PHỤ LỤC 5
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHAI THÁC THAN LỘ THIÊN VÀ CÔNG TÁC
CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG Ở VÙNG HÒN GAI
Hình 25: Bãi thải chưa trồng cây
(Mỏ Núi Béo)
Hình 26: Bãi thải đã trồng cây
(Mỏ Núi Béo)
Hình 27: Xói mòn ở bãi thải
của mỏ Núi Béo
Hình 28: Mỏ than 917 và
Nhà máy Nhiệt điện Hà Khánh
34
Hình 29: Moong khai thác mỏ than Núi Béo (12/2013)
Hình 30: Tầm nhìn từ bãi thải
mỏ Núi Béo ra Vịnh Hạ Long
Hình 31: Bãi thải Nam
Lộ Phong (122013)
35
Hình 32: Đập rọ đá chân
bãi thải Nam Lộ Phong
Hình 33: Suối Lộ Phong
(12/2013)
Hình 34: Toàn cảnh vịnh Hạ Long nhìn từ mỏ Núi Béo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_cac_giai_phap_quan_ly_ky_thuat_tong_the_nham_phuc_vu_cong_tac_cai_tao_va_phuc_hoi_moi_tru.pdf