Có thể khẳng định, với các phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng,
độ tin cậy của kết quả nghiên cứu của Luận án hoàn toàn được đảm bảo. Để
đảm bảo thông tin phục vụ các kết luận và giúp đề xuất được các giải pháp
tốt nhất, Luận án đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để đảm
bảo độ tin cậy của thông tin đánh giá, thẩm định như: Thu thập, đọc và
phân tích tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến nhiều mặt của quản
lý R&D, CGCN nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động này; sử dụng
phương pháp phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia; điều tra bằng bảng câu
hỏi và hội thảo khoa học. Trong đó, Luận án đã tham khảo 111 tài liệu
(trong đó có 19 tài liệu khoa học và tư liệu trong nước, 92 tài liệu tiếng
Anh của nhiều nước) để khẳng định những hướng nghiên cứu về quản lý
R&D, CGCN hiện nay và nghiên cứu vận dụng một cách sáng tạo những
lý luận quản lý đã có vào điều kiện cụ thể của Tổng cục CNQP, đảm bảo một
trình độ lý thuyết hiện đại.
185 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tổng cục công nghiệp quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h/đánh giá ở cả ba giai đoạn: Hình thành, thực hiện và sau khi thực
hiện các dự án R&D, CGCN.
148
(2) Rà soát và thực hiện kế hoạch chiến lược về nhân lực và tổ chức
- Xây dựng kế hoạch xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và
chuyên môn theo hưởng: Cán bộ lãnh đạo giỏi về khoa học và kỹ năng quản
lý, đồng thời am hiểu về chuyên môn, trong khi cán bộ chuyên môn không
những giỏi về chuyên môn mà còn am hiểu về quản lý và TĐCN Bằng cách
đó, nâng cao chất lượng lãnh đạo, tham mưu và thực hiện có hiệu quả các dự
án R&D, CGCN của đơn vị.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý KH&CN, thành thạo
về xây dựng, thẩm định và quản lý dự án đầu tư R&D, CGCN để đáp ứng
yêu cầu mới về quản lý các đề tài, dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, liên
quan đến vũ khí, khí tài hiện đại.
- Xây dựng đội ngũ chuyên gia công nghệ trình độ cao theo các lĩnh
vực công nghệ quân sự chủ chốt của Tổng cục, đủ sức đề xuất, đánh giá và
tham mưu cho lãnh đạo các cấp trong xây dựng và thực hiện các đề tài, dự án
R&D, CGCN hiện đại một cách hiệu quả.
- Khuyến khích nâng cao trình độ ngoại ngữ tới mức có thể tìm kiếm,
tham khảo tài liệu nước ngoài và có khả năng giao tiếp và đàm phán trong
quan hệ đối tác.
- Thực hiện quản lý thường xuyên đối với đội ngũ cán bộ thông qua các
phương pháp sử dụng và đánh giá một cách khoa học và hiện đại để xây
dựng đội ngũ năng động và chuyên nghiệp.
- Xây dựng hệ thống tổ chức phòng ban nghiên cứu, triển khai hoạt
động R&D, CGCN của các đơn vị tinh gọn nhưng đủ khả năng triển khai
và hoàn thành tốt mọi yêu cầu của hoạt động R&D, CGCN. Xây dựng
các cơ chế hoạt động có tính đến tính hệ thống của của tổ chức, tính đa
dạng và tính liên kết của các hoạt động R&D, CGCN của lộ trình công
nghệ của tổ chức mình.
149
(3) Tạo nguồn tài chính mạnh, vững chắc và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
- Tạo nguồn vốn vững chắc đảm bảo kế hoạch nhiệm vụ một cách
kịp thời là điều kiện để các chương trình, dự án R&D, CGCN có hiệu quả.
Bên cạnh việc sử dụng vốn từ nhà nước một cách hợp lý, tiết kiệm, việc
xây dựng mối quan hệ vững chắc và uy tín với các ngân hàng là cách để
thủ tục vay vốn được thuận lợi, đặc biệt trong những trường hợp có nhu
cầu đột biến.
- Tăng cường liên kết không những có thể khắc phục những thiếu hụt
về nhân lực, trang thiết bị phục vụ cho R&D, CGCN mà còn có thể tạo thêm
các nguồn vốn từ các đối tác, tạo điều kiện thực hiện các hợp đồng lớn cả về
khoa học, công nghệ và tài chính.
(4) Thực hiện nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường, trong đó có thị trường quân đội, để phục vụ
cho việc xây dựng chiến lược R&D, CGCN là không thể thiếu của bất kỳ
doanh nghiệp nào. Trong bối cảnh hiện tại, cần phải có một chiến lược
nghiên cứu thị trường đồng bộ và quy củ cả với thị trường xuất khẩu và
nhập khẩu. Qua nghiên cứu thị trường có thể đề ra những chủ trương đầu
tư đúng mức và đúng chỗ cho các sản phẩm xuất khẩu và cho việc nâng
cao năng lực R&D, CGCN. Đối với thị trường nhập khẩu cần nghiên cứu
để mở rộng các nguồn mới cung cấp công nghệ để giúp tìm được các
nguồn hàng mới với chất lượng và giá cả phù hợp. Qua đó cho phép các
doanh nghiệp của Tổng cục nâng tầm hiểu biết, nhanh chóng hội nhập
vào dòng thác CGCN, R&D trên thế giới, tạo điều kiện nâng cao hiệu
quả R&D, CGCN của doanh nghiệp.
(5) Nâng cao kỹ năng đàm phán và ký hợp đồng CGCN
* Lựa chọn phương án kinh doanh hợp lý. Bất kỳ dự án CGCN nào cũng
phải gắn với mục đích SXKD của doanh nghiệp và do đó cần phải được tính
150
toán trên nhiều phương diện về lợi ích và khả năng cạnh tranh của công nghệ
mang lại Qua đó, đảm bảo CGCN đạt được hiệu quả cao nhất.
* Đối với khâu đàm phán Khắc phục một cách tích cực sự thiếu hụt
thông tin về công nghệ, giá cả công nghệ, về đối tác và về kỹ năng đàm
phán cũng như sự thiếu hiểu biết về luật pháp quốc tế trong CGCN. Khắc
phục yếu điểm này là một nhu cầu bức bách và có thể bằng cách tăng
cường sự hiểu biết của đội ngũ làm công tác CGCN và lựa chọn cán bộ có
trình độ, kỹ năng tham gia các khâu có liên quan trong quá trình đàm phán
và CGCN. Ngoài ra, về thủ thuật, muốn đàm phán thành công phải chuẩn
bị một vài phương án cho việc lựa chọn khác nhau và phải luôn thể hiện
mình ở thế chủ động so với đối phương; chủ động xác định mục tiêu tối
đa, mục tiêu tối thiểu và chiến thuật đảm phán với đối tác Đặc biệt cần
chuẩn bị trước một số vấn đề, những câu hỏi mà đối tác cần làm rõ trong
đàm phán để thêm phần chủ động Trong đàm phán cần quan triệt phương
châm cùng thắng.
* Về văn bản và các điều khoản trong hợp đồng. Hợp đồng là cơ sở
pháp lý để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình trong hoạt động R&D,
CGCN. Vì vậy, cần chú trọng đến các điều khoản chủ yếu của hợp đồng
như giá cả, số lượng, chất lượng, phương thức chuyển giao và thanh toán,
điều kiện cơ sở giao hàng một cách chặt ch , tránh xảy ra những sai sót
trong quá trình thực hiện Trước khi đặt bút ký vào hợp đồng, nhất thiết
cần có thời gian đánh giá lại toàn bộ Dự thảo hợp đồng một cách hết sức
thận trọng, trong đó có cả những vấn đề liên quan đến pháp lý, chính sách,
quy định của nước mình, của nước đối tác và luật pháp quốc tế Đặc biệt
chú ý đến những từ, những nội dung có tính chất “Chìa khóa”, mà có thể
hiểu theo nhiều nghĩa hay có thể bị lợi dụng làm khó dễ cho việc thực hiện
mục tiêu của hợp đồng hay gây tổn hại cho doanh nghiệp về sau. Tất cả
151
phải được thể hiện trên văn bản. Vì vậy, cán bộ soạn thảo hợp đồng phải
là người am hiểu về luật pháp trong nước cũng như luật pháp quốc tế, có
kiến thức sâu rộng về thương mại quốc tế, có trình độ ngoại ngữ đủ đáp
ứng khi tham gia vào giao dịch. Mọi câu từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa
đều phải được định nghĩa lại trong hợp đồng.
4.2.2.3. Nhóm các giải pháp đối với cá nhân các nhà khoa học, các nhà
quản lý và cán bộ công nhân viên của Tổng cục
Cá nhân các nhà khoa học, các nhà quản lý và các cán bộ công nhân
viên có vai trò rất quan trọng đối với việc tăng cường và nâng cao hiệu
quả hoạt động R&D, CGCN của mỗi doanh nghiệp và của toàn Tổng cục.
Trí tuệ, tài năng, năng lực và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của họ trực tiếp
quyết định chất lượng, hiệu quả của R&D, CGCN. Vì vậy, để sự tham gia
của họ vào quá trình R&D, CGCN có hiệu quả, họ cần thực hiện các nội
dung sau đây:
(1) Xác định những vấn đề khoa học cần theo dõi, nắm vững xu hướng
phát triển của nghiên cứu và quản lý nghiên cứu trong R&D, CGCN và xây
dựng những đề tài, dự án sát với yêu cầu phát triển của đơn vị, Tổng cục và
Quân đội thông qua TĐCN, xác định mục tiêu, yêu cầu, khả năng hoàn
thành, khả năng phát triển và đóng góp vào sự phát triển cả trước mắt và lâu
dài cho đơn vị; tác động của sản phẩm lên kinh tế, quân sự, xã hội, văn hóa
và môi trường trước khi trình phê duyệt.
(2). Không ngừng tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ Đặc
biệt cần chú trọng nâng cao năng lực và kỹ năng đánh giá trước, sau và trong
quá trình thực hiện một đề tài, dự án R&D, CGCN; tiếp cận phương pháp xử
lý vấn đề ở trình độ quốc tế và tích cực vận dụng những hiểu biết này trong
hoạt động thực tiễn; có kế hoạch khắc phục những hạn chế về ngoại ngữ, kỹ
năng nghề nghiệp và không ngừng nâng cao trình độ lý luận, phương pháp
152
luận quản lý đối với cán bộ chuyên môn và kiến thức chuyên môn đối với
cán bộ quản lý.
(3). Thường xuyên cập nhật các thành tựu nghiên cứu, các phương
pháp quản lý và nghiên cứu mới của hoạt động R&D, CGCN gắn với SXKD
và xu hướng đổi mới sáng tạo phục vụ cho chiến lược phát triển của doanh
nghiệp và hiện đại hóa quân đội; tìm hiểu và nắm vững pháp luật, chính sách
của nhà nước và quốc tế có liên quan.
(4). Quan tâm nghiên cứu và đề xuất những vấn đề cần đổi mới, cải tiến
trong quản lý hoạt động R&D, CGCN để kịp thời đề xuất với lãnh đạo tiến
hành nghiên cứu sáng tạo, mua sắm, khai thác trang thiết bị và công nghệ,
xây dựng các quy trình nghiên cứu, CGCN đảm bảo có hiệu quả của các hoạt
động này.
(5). Tìm hiểu và nắm vững bản chất của những khó khăn trở ngại
trong hoạt động R&D, CGCN, nhất là đối với công nghệ cao và trong việc
đưa sản phẩm nghiên cứu hay chuyển giao vào thực tiễn SXKD và đưa ra
các phương thức, giải pháp khắc phục những khó khăn trở ngại đó
153
Kết luận chương 4
1. Hai nhóm giải pháp lớn luận án đề xuất nhằm khắc phục hai lĩnh vực
tồn tại, yếu kém đã nêu Trong đó, chín giải pháp được đề ra trong nhóm các
giải pháp thứ nhất về nâng cao nhận thức, kiến thức quản lý đảm bảo một
nền tảng kiến thức cần thiết để hoạt động quản lý tiếp cận với trình độ quốc
tế hiện nay, đảm bảo hoạt động R&D, CGCN mang lại hiệu quả. Thực hiện
đồng bộ các giải pháp s đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động R&D, CGCN
phức tạp và ở trình độ cao hơn trong tương lai
2. Nâng cao khả năng và kỹ năng áp dụng kiến thức về khoa học quản
lý hoạt động R&D, CGCN một cách sáng tạo của các cấp, các cơ quan của
Tổng cục đến lãnh đạo các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp và cuối cùng
đến cá nhân các nhà quản lý, nhà nghiên cứu vừa là yêu cầu thường xuyên
đặt ra vừa là các biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý tốt hoạt động R&D
3. Quản lý R&D là một hoạt động đòi hỏi phải phù hợp với trình độ và
mục tiêu, mục đích đặt ra và theo yêu cầu khách quan của sự phát triển, đòi
hỏi của thực tiễn Do đó, với mỗi doanh nghiệp CNQP cần xác định cách tiếp
cận quản lý một cách phù hợp để đảm bảo rằng quản lý có hiệu quả. Quy
trình quản lý R&D là phải mềm dẻo và phụ thuộc vào từng doanh nghiệp và
thậm chí từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cũng như bản chất của
mỗi dự án R&D.
4. Các giải pháp luận án đề xuất đã làm r mục đích và nội dung
dẫn luận khoa học, tuy nhiên với giới hạn phạm vi và nội dung nghiên
cứu của luận án, các giải pháp mới chỉ dừng lại ở những định hướng
chung nhất về việc cần phải làm Do vậy, khi thực hiện các giải pháp
trong thực tiễn, cần vận dụng một cách linh hoạt và tiến hành đồng bộ
các biện pháp cả về nội dung, phương pháp triển khai và đặc biệt là điều
kiện thực tiễn của các đơn vị
154
Chương 5
KIỂM TRA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
5.1. Kiểm tra kết quả nghiên cứu
Có thể khẳng định, với các phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng,
độ tin cậy của kết quả nghiên cứu của Luận án hoàn toàn được đảm bảo. Để
đảm bảo thông tin phục vụ các kết luận và giúp đề xuất được các giải pháp
tốt nhất, Luận án đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để đảm
bảo độ tin cậy của thông tin đánh giá, thẩm định như: Thu thập, đọc và
phân tích tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến nhiều mặt của quản
lý R&D, CGCN nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động này; sử dụng
phương pháp phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia; điều tra bằng bảng câu
hỏi và hội thảo khoa học. Trong đó, Luận án đã tham khảo 111 tài liệu
(trong đó có 19 tài liệu khoa học và tư liệu trong nước, 92 tài liệu tiếng
Anh của nhiều nước) để khẳng định những hướng nghiên cứu về quản lý
R&D, CGCN hiện nay và nghiên cứu vận dụng một cách sáng tạo những
lý luận quản lý đã có vào điều kiện cụ thể của Tổng cục CNQP, đảm bảo một
trình độ lý thuyết hiện đại.
Việc tham khảo các tài liệu tổng kết về hoạt động KH&CN của Cục
Khoa học Quân sự - Bộ Quốc phòng và của Tổng cục CNQP, kết hợp với
điều tra khảo sát bằng phiếu các câu hỏi về hoạt động quản lý R&D, CGCN
tại 28 doanh nghiệp, viện nghiên cứu thuộc Tổng cục CNQP cho phép có đầy
đủ dữ liệu để phân tích, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, những bất cập và
nguyên nhân, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp Đặc biệt,
nội dung và những kết quả chính của Luận án đã được tổ chức hội thảo tại
Khoa Chỉ huy Tham mưu Kỹ thuật - Học viện Kỹ thuật Quân sự với hàng
chục các nhà khoa học trong và ngoài Học viện tham gia. Những vấn đề
được xin ý kiến tại hội thảo bao gồm ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề
155
tài, sự trùng lặp của đề tài, sự hợp lý của kết cấu luận án theo các chương và
sự hợp lý và chính xác về mặt khoa học của nội dung các chương; trình độ và
sự phù hợp của các bài báo khoa học với chủ đề của Luận án; những công
hiến khoa học đã đạt được và những vấn đề khác. Tất cả những ý kiến phản
biện của các nhà khoa học đã được tác giả nghiêm túc tiếp thu và hoàn thiện.
Nhờ đó, Luận án đã được phép bảo vệ tại Hội đồng đánh giá cấp Cơ sở luận
án tiến sĩ vào ngày 16 tháng 6 năm 2018, tại Học Viện Kỹ thuật Quân sự.
Những đánh giá và góp ý hoàn thiện của Hội đồng cho Luận án một lần nữa
đã được tiếp thu, hoàn thiện một cách đầy đủ trước khi trình Hội đồng đánh
giá Luận án Tiến sỹ cấp Học viện xem xét.
5.2. Bàn luận
Từ kết quả nghiên cứu, từ nhận thức về xu hướng vận động và phát
triển của các yếu tố chi phối đến quản lý hoạt động R&D, CGCN đã đặt ra
một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, bàn luận, phát triển thành lý luận để
chỉ đạo công tác quản lý các hoạt động này Trong đó, hai vấn đề Luận án
muốn làm rõ thêm Đó là:
- Nhận diện khâu quan trọng những yếu nhất trong quản lý các chương
trình, dự án R&D, CGCN ở Tổng cục CNQP
- Quản lý các chương trình, dự án R&D, CGCN ở Tổng cục nên tiến
hành như thế nào?
5.2.1. Nhận diện khâu quan trọng nhưng yếu nhất trong quản lý
các chương trình, dự án R&D, CGCN ở Tổng cục CNQP
Một chương trình, dự án từ khi thai nghén đến khi hoàn thành phải trải
qua ba giai đoạn chính: đó là nghiên cứu tiền khả thi để phục vụ cho việc xét
duyệt và quyết định đầu tư; xây dựng kế hoạch thực hiện sự án và thực hiện
kế hoạch; kết thúc dự án. Mỗi giai đoạn có vai trò riêng trong việc thực hiện
mục tiêu của một chương tình, dự án Tương ứng với ba giai đoạn này của
một chương trình, dự án, quản lý tại ba giai đoạn này cũng có những nhiệm
156
vụ khác nhau, nhưng nổi lên là nhiệm vụ đánh giá dự án ở mỗi giai đoạn
tương ứng: Đánh giá trước khi thực hiện, đánh giá trong thực hiện và đánh
giá sau thực hiện chương trình, dự án. Việc đánh giá ở mỗi giai đoạn cũng có
mục tiêu khác nhau.
- Đánh giá chương trình, dự án ở giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và
xét duyệt để đầu tư (Ex-ante Evaluation) nhằm cho ta thông tin toàn diện để
khẳng định, liệu chương trình, dự án đó có chấp nhận được không? Kết quả
của chương trình, dự án đó có mang lại lợi ích nhiều không? Những loại lợi
ích nào là chủ yếu và mức độ quan trọng của nó? Nói cách khác, nó có đáp
ứng tốt mục tiêu chiến lược mong muốn hay không Ngoài ra, thông tin đánh
giá ở giai đoạn này còn đòi hỏi phải xem xét đến khả năng của đơn vị về việc
thực hiện chương trình, dự án đã đề ra: Các dạng nguồn lực chủ yếu như tài
chính, con người (Số lượng, chất lượng, chủng loại, ); cần xem xét đến
những ảnh hưởng gần và xa của kết quả chương trình, dự án về quân sự,
chính trị, môi trường, xã hội, Khối lượng và chủng loại thông tin mà đánh
giá trước khi thực hiện chương trình dự án là rất lớn, rất phức tạp, phải sử
dụng nhiều loại chuyên gia, nhiều phương pháp và kỹ thuật đánh giá Nhưng
đó là những thông tin vô cùng quan trọng mà nếu thiếu chúng hoặc thông tin
thiếu chính xác s chắc chắn mang lại hậu quả xấu không cần bàn cãi.
Việc đánh giá trong quá trình thực hiện (Evaluation in process) nhằm
làm rõ khả năng chương trình dự án được thực hiện có đúng theo kế hoạch
mục tiêu, kế hoạch tiến độ và những kế hoạch khác về chi tiêu tài chính, sử
dụng vật tư, kỹ thuật, hay không; kết quả trung gian có đảm bảo để tiếp
tục thực hiện kế hoạch hay không? Những gì cần thay đổi, điều phối, điều
chỉnh?.... Khối lượng, chủng loại thông tin, phương pháp lấy thông tin phục
vụ đánh giá ở giai đoạn này có phần đơn giản hơn
Việc giám sát và kiểm tra đánh giá trong quá trình thực hiện s đảm
bảo cho quá trình thực hiện đi đúng hướng, đạt tiến độ và mục tiêu và cuối
cùng là làm cho chương trình, dự án được thực hiện một cách tốt nhất.
157
Đánh giá sau thực hiện (Ex-Post Evaluation) nhằm xem xét lại toàn bộ
quá trình thực hiện chương trình, dự án theo kế hoạch và mục tiêu về mức độ
đạt được; xem xét việc điều hành, quản lý có ưu nhược điểm gì? Xem xét
hiệu quả sử dụng tài chính, vật tư, kỹ thuật, sử dụng nhân lực? Trên cơ sở đó
rút ra những bài học cho việc hình thành và thực hiện những chương trình,
dự án tiếp theo; thực hiện quản lý kết quả đầu ra của chương trình, dự án như
tìm cách đưa kết quả vào ứng dụng trong thực tiễn, thực hiện quyền sở hữu
trí tuệ; đề xuất những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu hay kiến nghị về cơ
chế, chính sách quản lý của cấp trên,
Ngoài ra, đánh giá sau thực hiện còn phải đánh giá những tác động
trực tiếp của kết quả chương trình, dự án đến hoạt động SXKD, hoạt
động chính trị - quân sự, môi trường đối với đơn vị có dự án; đánh giá
ảnh hưởng KT-XH và môi trường đối với các dự án có tần quan trọng và
ảnh hưởng lớn,
Qua việc phân tích trên đây về yêu cầu đối với việc đánh giá trong
mỗi giai đoạn cho thấy, tuy đánh giá ở mỗi giai đoạn đều quan trọng và có
những nội dung và yêu cầu khác nhau, nhưng đánh giá trước thực hiện nổi
lên như một loại đánh giá có tính quyết định hàng đầu bởi “đầu có xuôi thì
đuôi mới lọt” Một khi đã chấp nhận một dự án thiếu căn cứ, thiếu chất lượng
thì dù có làm gì đi chăng nữa cũng s không mang lại kết quả như mong
muốn. Xét thấy đây là khâu quan trọng nhất, đồng thời, do tính phức tạp của
nó, cũng thường là khâu yếu nhất trong hoạt động thực tiễn của quản lý hoạt
động R&D, CGCN của Việt Nam nói chung và ở Tổng cục CNQP nói riêng.
Nhận thức r điều này để tập trung vào các biện pháp khắc phục như xây
dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn, quản lý, đáp ứng yêu cầu của việc đánh
giá, đồng thời hoàn thiện khâu tổ chức và thực hiện đánh giá Bằng cách đó,
chúng ta có thể đảm bảo để các chương trình, dự án R&D, CGCN trong
tương lai có hiệu quả cao hơn.
158
5.2.2. Quản l các chương trình, dự án R&D, chuyển giao công
nghệ ở Tổng cục nên tiến hành như thế nào?
Để quản lý R&D, CGCN có hiệu quả, s là hữu ích nếu tham khảo
những nội dung và trình tự công việc cần làm sau đây:
- Trên cơ sở chiến lược phát triển SXKD của toàn Tổng cục và của
doanh nghiệp, tiến hành đánh giá NCCN bằng cách rà soát công nghệ của
các lĩnh vực SXKD; phân loại các cụm công nghệ; đánh giá chất lượng của
các cụm công nghệ theo lĩnh vực và làm rõ những công nghệ nào đang và s
đáp ứng yêu cầu phát triển SXKD trong trung hạn, dài hạn; những công nghệ
nào sắp phải loại bỏ để đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Một khía cạnh khác
cần phải thực hiện là đánh giá tính hệ thống của những công nghệ này theo
dây chuyền sản xuất để xác định những công nghệ thay thế phải đảm bảo
những tính năng kỹ, chiến thuật nào. Tất nhiên, để thực hiện việc đánh giá
này, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của Tổng cục, các nhà máy, viện nghiên
cứu cần đánh giá, phân loại hệ thống công nghệ của mình, theo cách phân
loại chung đối với các lĩnh vực SXKD, làm cơ sở cho Tổng cục tổng hợp và
phân tích đánh giá chung
- Tiến hành đánh giá NLCN của từng doanh nghiệp, viện nghiên cứu và
của toàn Tổng cục về nhân lực, tài lực, vật lực, tin lực và tổ chức, theo các
cụm tiêu chí đánh giá năng lực đã được trình bày trong chương hai của Luận
án này.
- Tiến hành sắp xếp ưu tiên các công nghệ theo thứ tự cần có trước, căn
cứ vào vị trí và vai trò quan trọng của các công nghệ này trong hệ thống sản
xuất của Tổng cục và năng lực công nghệ của từng doanh nghiệp, viện
nghiên cứu và của toàn Tổng cục.
- Xây dựng lộ trình phát triển công nghệ của mỗi doanh nghiệp và xác
định những công nghệ nào có thể thực hiện R&D trong nước, loại nào cần
nhận CGCN từ nước ngoài. Tìm kiếm những đơn vị có khả năng tiến hành
R&D và những hãng công nghệ có khả năng cung cấp những công nghệ
159
thích hợp. Tiêu chuẩn lựa chọn công nghệ chủ yếu là phải hiện đại, nhưng
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Tổng cục và nhất thiết phải lấy tiêu
chuẩn đáp ứng yêu cầu phát triển chiến lược của Tổng cục làm tiêu chí chủ
yếu. Mỗi loại công nghệ nên dự kiến một hai chủng loại tương đương nhau
và của một vài hãng có uy tín để sau đó tiến hành thẩm định và lựa chọn cụ
thể cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng CGCN hay tiến hành R&D.
- Xây dựng danh mục các dự án đầu tư R&D và CGCN thông qua việc
đề xuất các dự án R&D và CGCN và tiến hành đánh giá theo các tiêu chí cụ
thể cần thiết để đảm bảo mục tiêu của các nhiệm vụ chính trị và SXKD của
các doanh nghiệp. Những tiêu chí có thể về đảm bảo tính năng kỹ chiến thuật
của vũ khí, trang bị và phù hợp với chiến thuật tác chiến của Quân đội Nhân
dân Việt Nam; các tiêu chí liên quan đến lợi ích khác do các dự án này mang
lại trực tiếp cho doanh nghiệp và quân đội, Kết quả của việc xây dựng các
danh mục đầu tư các dự án R&D, CGCN là một tập hợp các dự án đã được
sắp xếp ưu tiên và được dự kiến kế hoạch kinh phí phù hợp và kịp thời;
- Nghiên cứu xây dựng, bổ sung, bồi dưỡng đối ngũ cán bộ về số
lượng và kiến thức theo phương châm đảm bảo cán bộ giỏi về chuyên môn
nghiệp vụ của mình và biết những kiến thức có liên quan để đảm bảo chất
lượng hoạt động chuyên môn cũng như chất lượng quản lý như đã trình bày
tại các giải pháp về nhân lực.
- Lồng ghép các danh mục đầu tư các dự án R&D, CGCN vào kế hoạch
chiến lược và cụ thể hóa trong kế hoạch hàng năm để thực hiện và quản lý,
kiểm soát việc thực thi các kế hoạch và các dự án đã được phê duyệt.
- Trong thực hiện các dự án R&D, CGCN cần tiến hành quản lý, giám
sát thông qua việc đánh giá trong quá trình thực hiện và đánh giá sau khi
thực hiện theo các phương pháp đã được trình bày trong chương 2 của Luận
án này;
- Đối với các dự án quan trọng, có tác động đến sức chiến đầu hay
chiến thuật tác chiến của Quân đội, đến phát triển SXKD của doanh
160
nghiệp,nên tiến hành thẩm định tác động quân sự, kinh tế, xã hội và môi
trường để đánh giá giá trị của các dự án này một cách khách quan, làm bài
học cho việc xây dựng các đề án tiếp theo, đồng thời qua đó cũng nâng cao
trình độ quản lý, đánh giá các dự án của các doanh nghiệp.
Triển khai các bước trên đây là không ít khó khăn nhưng là rất cần
thiết, đòi hỏi có quyết tâm cao và có sự lãnh đạo sâu sát của Tổng cục và của
Bộ quốc phòng cũng như sự phối hợp hiệu quả của các cơ quan và các đơn vị
hữu quan của Bộ.
5.2.3. Những hướng cần quan tâm nghiên cứu tiếp theo của
luận án
Để phát triển và làm sâu sắc thêm những nội dung mà Luận án đã đề
cập, có thể tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau đây:
- Những định hướng cho hoạt động R&D, CGCN trong lĩnh vực công
nghệ cao phục vụ hiện đại hóa quân đội và xuất khẩu. Công nghệ cao thường
là công nghệ phức tạp, hàm chứa nhiều ngành khoa học hiện đại Do đó,
công tác quản lý, đánh giá và bản thân việc tiến hành nghiên cứu s có nhiều
đặc thù cần được tính đến một cách khoa học và đầy đủ.
- Nghiên cứu phát triển khoa học quản lý, các phương pháp đánh giá
chất lượng và hiệu quả đối với hoạt động R&D, CGCN thuộc các lĩnh vực
chủ chốt của khoa học và kỹ thuật quân sự như lĩnh vực thông tin quân sự;
điện tử và tự động hóa trong quân sự; vũ khí và thiết bị quân sự của hải quân,
không quân; tác chiến điện tử và chiến tranh mạng; vũ khí, khí tài bộ binh;
thuốc phóng, thuốc nổ; công nghệ nano trong quân sự, Mỗi lĩnh vực này
lại đòi hỏi có chiến lược phát triển riêng, vận dụng các phương pháp quản lý
và đánh giá riêng.
161
Kết luận Chương 5
Thông qua việc kiểm tra kết quả nghiên cứu đã thể hiện rằng cách
tiếp cận vấn đề nghiên cứu của Luận án là hợp lý, có tính khoa học. Mặt
khác, điều này cũng cho thấy những kết luận, đề xuất mà luận án đề cập là
đáng tin cậy Đặc biệt, trong phần này đã bàn luận và làm rõ thêm một vấn
đề quan trọng đối với thực tiễn quản lý R&D, CGCN của Tổng cục và các
nhà máy quân đội để nâng cao hiệu quả hoạt động R&D, CGCN. Ngoài ra,
những gợi ý về trình tự và nội dung những việc làm để nâng cao hiệu quả
hoạt động R&D, CGCN có thể giúp lãnh đạo các đơn vị nhanh chóng và tự
tin hơn khi bắt tay vào thực hiện những ý tưởng về thúc đẩy và nâng cao hiệu
quả hoạt động R&D, CGCN của đơn vị mình. Cuối cùng, Luận án đã đề cập
đến hai hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm phát triển và làm sâu sắc hơn
những vấn đề mà Luận án đã nghiên cứu.
162
KẾT LUẬN
1. Các nghiên cứu về hoạt động R&D và quản lý hoạt động R&D đã
được các học giả và các tổ chức KH&CN trong và ngoài nước nghiên cứu
dưới nhiều góc độ, hướng và những nội dung rất khác nhau. Tuy vậy, từ
nghiên cứu tổng quan, luận án có thể khẳng định rằng, công trình của tác giả
nghiên cứu không trùng, lặp với bất kỳ một công trình khoa học nào đã từng
công bố ở trong nước và trên thế giới.
2. Luận án là một công trình khoa học được tác giả nghiên cứu dựa trên
những luận cứ khoa học về lý thuyết khoa học quản lý và những căn cứ thực
tiễn xuất phát từ nhu cầu của Quân đội, Tổng cục CNQP về thực hiện chiến
lược phát triển CNQP trong các giai đoạn (2010 - 2015), (2015 - 2020) và
những năm tiếp theo. Vì vậy, luận án nghiên cứu khá toàn diện và có định
hướng chuyên sâu về hoạt động R&D và công tác quản lý R&D ở các doanh
nghiệp CNQP Đây là một nghiên cứu vừa mang tính thực tiễn và đáp ứng
được nhu cầu khách quan của Tổng cục CNQP trong thực thi chiến lược phát
triển CNQP trong tương lai
3. Luận án có nhứng đóng góp mới về mặt khoa học là:
(1) - Làm rõ những xu thế phát triển lý luận quản lý hiện đại nâng cao
hiệu quả hoạt động R&D, CGCN ở trong và ngoài nước.
(2) - Nghiên cứu và vận dụng một cách sáng tạo cơ sở lý luận khoa học của
quản lý hoạt động R&D, CGCN vào điều kiện cụ thể của Tổng cục CNQP.
(3) - Trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề xuất hệ thống các giải
pháp quản lý có tính khoa học, thực tiễn và khả thi, vừa có tính khái
quát, vừa có tính cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động R&D, CGCN tại
Tổng cục CNQP.
4. Các giải pháp mà Luận án đề xuất là có tính toàn diện, khách quan và hệ
thống, vì vậy, để thực hiện các giải pháp đó một cách có hiệu quả s liên
163
quan đến nhiều hoạt động, chính sách, cơ chế vận hành không những đối với
lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục CNQP mà cần có sự quan tâm và phối hợp của
các cơ quan chức năng của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và các đơn vị thành
viên thuộc Tổng cục.
5. Luận án đã đạt được mục tiêu, những nội dung nghiên cứu đặt ra. Kết
quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các
nhà hoạch định chính sách và các cá nhân, tổ chức trong xây dựng chiến
lược, quy hoạch và kế hoạch cũng như triển khai hoạt động R&D trong thực
tiễn, đặc biệt là đối với các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp CNQP.
6. Luận án được nghiên cứu trong điều kiện có nhiều biến động về tổ
chức, biên chế của Quân đội nói chung và những quan điểm mới về xây
dựng và phát triển nền CNQP trong thời kỳ mới, như quy hoạch và cấu trúc
các doanh nghiệp CNQP, các cơ sở nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực
trong Quân đội; vì vậy, thông qua thực tiễn, những vấn đề nghiên cứu của
luận án cần được bổ sung và hoàn thiện thêm.
164
KIẾN NGHỊ
. Đối với Bộ Quốc phòng
1 - Thực hiện phân cấp và giao quyền cho Tổng cục CNQP được
quyết định những vấn đề, nội dung phù hợp về xây dựng tổ chức, biên chế,
cơ chế hoạt động và sử dụng kinh phí đề tài, dự án, liên quan đến hoạt động
R&D, CGCN tại Tổng cục, nhằm tạo điều kiện để việc tổ chức hoạt động
R&D được linh hoạt và hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian thực hiện cho doanh
nghiệp, giảm bớt khả năng chậm tiến độ dự án.
2- Chỉ đạo việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên
môn trình độ cao cả về năng lực quản lý lẫn năng lực đề xuất và thực hiện đề
tài, dự án; tiến hành đào tạo các nhà khoa học (quản lý và KHKT) cho toàn
Quân, đáp ứng yêu cầu quản lý và triển khai các chương trình dự án lớn của
Nhà nước, đặc biệt là lĩnh vực Quốc phòng.
3- Phối hợp cùng các Bộ, Ngành có liên quan để hoàn thiện cơ chế,
chính sách, các quy định về thực hiện và quản lý các hoạt động R&D, CGCN
hiện đại.
II. Đối với Nhà nước
1 - Hoàn thiện cơ chế chính sách về hoạt động R&D, CGCN: Chính
sách về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ quốc tế và các chính sách ưu tiên,
hỗ trợ đối với hoạt động đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ và kỹ
thuật quốc phòng
2 - Thành lập các tổ chức đánh giá và TĐCN chuyên nghiệp của Nhà
nước, có năng lực thực sự trong việc đánh giá NCCN, NLCN, TĐCN; đánh
giá các chương trình, dự án R&D, CGCN, tạo điều kiện hỗ trợ cho Bộ Quốc
phòng và tổng cục CNQP trong việc thực hiện một cách đầy đủ và khoa học
quy trình quản lý các chương trình, dự án R&D, CGCN của Nhà nước và của
Quân đội.
165
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ C NG BỐ
1. Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Đăng Hải (2016), Hoạt động chuyển giao
công nghệ - Cách tiếp cận hiệu quả theo giai đoạn, Tạp chí Khoa học &
Công nghệ Việt Nam số (693), tr.58-61.
2. Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Đăng Hải (2016), Các giai đoạn phát
triển của Quản lý hoạt động R&D và suy nghĩ về quản lý R&D ở Việt Nam,
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Số 6 (687), tr.59-61.
3. ThS Nguyễn Hồng Sơn, PGS-TS Ngô Văn Giao, PGS-TS Nguyễn
Duy Bảo (2017), Xây dựng năng lực nghiên cứu phát triển và chuyển giao
công nghệ ở Tổng Cục CNQP, Tạp chí Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế
số 4 (154) , tr. 70-72.
4. Thạc sỹ Nguyễn Hồng Sơn, PGS-TS Nguyễn Duy Bảo (2017), Hoạt
động Nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ ở Tổng Cục CNQP.
Tạp chí Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế, Số 5 (155), tr.76-78.
5. Nguyễn Duy Bảo, Nguyễn Hồng Sơn (2016), Vai trò quản lý hoạt
động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp, Tạp chí Công nghiệp
quốc phòng và Kinh tế, Số 6 (149), tr.68-70.
6. Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Đăng Hải (2017), Các giải pháp mang tính
quyết định đến chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ
và chuyển giao công nghệ, Tạp chí Kỹ thuật và Trang b , Số 203, tr. 21-25.
7. Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Đăng Hải (2016), Về phương pháp đánh
giá các chương trình, dự án nghiên cứu và phát triển, Tạp chí Kỹ thuật và
Trang b , Số (194), tr.39-42.
8. Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Duy Bảo (2017), Các giải pháp cơ bản
nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và
chuyển giao công nghệ, Tạp chí Kỹ thuật và Trang b , số (199) tr.35-38.
166
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Thu Anh (2013), Nghiên cứu đánh giá chính sách hỗ trợ tài
chính cho hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp theo Nghị định 119/CP, Đề
tài cấp Bộ, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, Bộ KH&CN.
2. Nguyễn Hòa Bình (2013), 8 bước để thương mại hóa kết quả khoa học
(Khoahoc@vnexpress.net-10/8/2013)
3. Trần Ngọc Ca (2013), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng
một số chính sách và biện pháp thúc đẩy đổi mới công nghệ và nghiên cứu
triển khai trong các cơ sở sản xuất ở Việt nam”, Đề tài cấp cơ sở, 2013, Viện
Chiến lược và Chính sách KH&CN, Bộ KH&CN.
4. Nguyễn Thanh Cương (2015), Nghiên cứu các giải pháp ứng dụng
hoa học và Công nghệ trong các bệnh viện Quân y tuyến chiến lược, Luận
án tiến sỹ, Học Viện Kỹ thuật Quân sự
5. Nguyễn Đăng Hải (2014), Liên kết Viện-Trư ng trong lĩnh vực hoa
học ỹ thuật - Cơ sở khoa học, thực tiễn và đ nh hướng phát triển, Luận án
Tiến sỹ, Học viện Kỹ thuật Quân sự.
6. Nguyễn Đình Hậu (2012), Nghiên cứu đề xu t giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ lĩnh vực cơ
khí quốc phòng, Luận án Tiến sỹ, Học Viện Kỹ thuật Quân sự.
7. Phạm Duy Hiển (2014), So sánh năng lực nghiên cứu khoa học của
11 nước Đông Á dựa trên các công bố quốc tế và bài học rút ra cho Việt
Nam* Giáo dục, (14/8/2014)
8. Nguyễn Việt Hòa (2006), Nghiên cứu tác động của cơ chế, chính
sách công đến việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào H CN, Đề tài
cấp Bộ, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN - Bộ KH&CN
167
9. Nguyễn V Hưng (2013), Nghiên cứu cơ chế, chính sách KH&CN
khuyến khích ĐMCNđối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn nhà nước Đề
tài cấp Bộ, 2013, Viện Chiến lược và chính sách KH&CN, Bộ KH&CN
10. Hoàng Văn Long (2013), Nghiên cứu xu thế liên kết giữa các tổ
chức NC&PT DN ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, Đề tài nghiên cứu
cấp Bộ (2013), Viện Chiến lược và Chính sách- Bộ KH&CN
11. Lê Minh Quý (2014), Thẩm đ nh công nghệ từ giác độ của Nhà
quản lý và vận dụng trong một số lĩnh vực công nghệ, Luận án Tiến sỹ, Học
Viện Kỹ thuật Quân sự.
12. Sangtaodoimoi.blogspot.com (2015), Đôi điều về R&D của các
công ty Nhật Bản sangtaodoimoi.blogspot.com dẫn từ nguồn:
13. Sở KH&CN Bình Định (2007), Vài nét về công tác khoa học và
công nghệ ở Hungary.
14. Tạp chí Hoạt động khoa học (2012), Đề xuất mô hình quản lý kết
quả nghiên cứu của các đề tài/dự án sau nghiệm thu, Tạp chí Hoạt động
Khoa học, số 4.
15. Nguyễn Văn Toàn (2016), Hợp tác đại học - doanh nghiệp trên thế
giới và một số gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học, ĐHQ HN, Kinh tế và
Kinh doanh, tập 12, số 4, tr.69-80
16. Nguyễn Đức Trọng, Lê Hiếu Học (2017), Mối liên kết trư ng đại
học và doanh nghiệp, Nhìn từ quan điểm chính sách (Phần 1), Nguồn:
Nhứng vấn đề Kinh tế & Chính trị thế giới số 2/2017
17. Hoàng Văn Tuyên (Chủ nhiệm) (2008), Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng tới hoạt động nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp.
18. Viện Chiến lược và chính sách - Bộ KH&CN (2008), Phát triển
công nghệ cao ở Trung Quốc, Viện Clcs
tuc/tin-quoc-te/62-phat-trin-cong-ngh-cao-trung-quoc, Chi tiết, Được đăng
Thứ ba, 20 Tháng ? năm 2008
168
19. Viện NC chiến lược Viettel (2012), Quan điểm mới trong công tác
tuyển dụng tại Viettel R&D - 2012
20. Abetti, P.A. (2006), Corporate Science and Technology Strategy,
Section Twenty, Modified: April 17, 2006
21. Alden S. Bean (2002), Trends in Industrial R&D Management and
Organization, National Research Council, Future R&D Environments, A
Report for the National Institute of Standards and Technology, Washington,
DC: The National Academies Press, doi:10.17226/10313
22. Adrienn CZÁRL, Gödöllő (2007), Role of Research and Development
in the 21st Century.
23. Algimantas Sakalas (2014), Development of R&D effectiveness
assessment system in the research organizations. 19th International Scientific
Conference; Economics and Management 2014, ICEM 2014, 23-25. April
2014, Riga, Latvia.
24. Amir Piric and Neville Reeve (2010). Evaluation of public
investment in R&D-Towards a contingency analysis. Chapter 5. By Amir
Piric and Neville Reeve, Ministry of Research, Science and Technology,
Wellington, New Zealand.
25. Andreas Larsson (2007), Strategic Management of Intrafirm. R&D
in Process Industry, Six Essays on Technology Strategic Planning. Doctoral
Thesis - Luleå University of Technology7.
26. Anne French (2003), R&D Strategy for creative industries - a
discussion Paper, anne.french@frst.govt.nz by 31 August 2003.
27. Ariel Pakes, Mark Schankerman (2014), Chapter Title: The Rate of
Obsolescence of Patents, Research Gestation Lags, and the Private Rate of
Return to Research Resources. Chapter Author: Ariel Pakes, Mark
Schankerman
169
28. Araz Khodabakh-shian (2013), R&D Project portfolio in R&D, part
of a Whole in R&D strategy- 2013
29. Australia council of leaarned academies (2014), The role of
science,research and technology in lifting Australian productivity, ACOLA.
30. Ben S. Bernanke, Leave a reply (2014), Promoting Research and
Development The Government‟s Role, by Ben S. BernankeLeave a reply.
31. Boris and Alla Zusman (2005), Revolutionary Innovation Tools for
the Ultimate R&D organizations. Ideation International Inc
32. Bronwyn H. Hal, Jacques Mairesse và Pierre Mohnen (2009),
Measuring the Returns to R&D. (Maastricht University), December 10.
33. Brown, Kenneth, Schmied, Helwig, Tarondeau, Jean-Claude (2002),
Success factors in R&D: A meta-anlysis of the empirical literature and
derived implications for design management, Copyright Design Management
Institute.
34. Chandran Govindaraju (2010), R&D commercialization challenges
for developing countries -The case of Malaysia Department of Economics.
Universiti Teknologi MARA, Shah Alam, Selangor, Malaysia
35. Charles F. Larson (2000), R&D in Industry, AAAS Report XXIV:
Research & Development Fly FY 2000.
36. Charles I. Jones, John C.Williams (1997), Measuring the Social
Return to R&D February 1997
37. Charles Lusthaus, Marie-Hélène Adrien, Mark Perstinger (1999),
Capacity Development: Definitions, Issues andImplications for Planning,
Monitoring and Evaluation, Universalia Occasional Paper, No. 35, September.
38. Christian Köhler, Philippe Laredo,.. (2012), The Impact and
Effectiveness of Fiscal Incentives for R&D. Nesta Working Paper No, 12/01
170
39. Dennis Nobelius (2002), Managing R&D processes - Focusing on
Technology Development, Product Development, and their Interplay
Chalmers University of Technology Göteborg, Sweden-2002.
40. Department for Business, Innovation & Skills (2010), The role of
science, research and innovation in creating growthDepartment for Business,
Innovation & Skills and The Rt Hon Dr Vince Cable MP , 8 September.
41. European Foundation center (2011), Research Forum Evaluation
Guidelines, How to Evaluate. European Foundation center- 2011
42. Final Report Submitted to European Commission (2009), Design
and Evaluation of Tax Incentives forBusiness Research and Development
Good practice and future developments, Expert Group on Impacts of R&D
Tax Incentives - Final Report Submitted to European Commission
Directorate General - Research. Brussels
43. Florian Zettelmeyer and John R. Hauser (1995), Metrics to Evaluate
R&D Groups Phase I: Qualitative Interviews. March 7, 1995 Update.
44. Frontier Economics Ltd, London (2014), Rates of return to
investment in science and innovation. A report prepared for the Department
for Business, innovation and skills (BIS), July 2014 © Frontier Economics
Ltd, London.
45. Gregory Tassey (2003), Methods for Assessing the
EconomicImpacts of Government R&D. September
46. Gregory Tassey (1999), R&D Trends in the U.S. Economy:
Strategies and Policy Implications, National Institute of Standards and
Technology. April 1999
47. Group Manager, R&D Outcomes, Council for Scientific and
Industrial Research (2012), Charpter NO. 6.14. Monitoring, Evaluating, and
Assessing Impact-2012Sibongile Pefile, Group Manager, R&D Outcomes,
Council for Scientific and Industrial Research (CSIR), South Africa
171
48. Henri Capron and Bruno van Pottelsberghe de la Potterie (2010),
Chapter 4, Public support to R&D progammes: An integrated assement
scheme, Unité d‟Economie Spatiale et de la Technologie, Université Libre de
Bruxelles, Brussels
49. https://www.google.com/ (2015), History of R&D Management - and
Key
Themeshttps://www.google.com/?gws_rd=ssl#q=Principles+of+R%26D+management
(19/8/2015)
50. Jacques W. Brook, Erik J. de Bruijn, Edward F.(2015), Strategic
Reorientation of Industrial R&D TowardsCommercial objectives,
Organisational Implications for Dynamic Management of Technology
Transfer and Innovation Transfer
51. Jeff Butler (2005).Innovation and learning in R&D management;
trends in practice. Institute of Innovation Research. Editor, R&D
Management
52. Johan schot and Arie Rip (1998), The Past and Future of
Constructive Technology Assessment, Technological Forecasting and Social
Change 54, 251-268 (1998), New York,
53. John Hagedoorn (2001), Strategic Research Partnership:Proceedings
from an NSF Workshop Inter-Firm R&D Partnership- An Overview of
Major Trends and Patterns Since 1960. Maastricht University
54. John Hagedoorn (2005), Intellectual property rights and the
governance of international R&D partnerships.Journal of International
Business Studies 36, 175-186
55. John W. Kendrick and Beatrice N. Vaccara, (1980), New
Developments in Productivity Measurement, University of Chicago Press
56. Juan Julio Gutierrez (2012), Commercialization of Publicly Funded
Research and Development (R&D) in Russia Scaling up the Emergence of
172
Spi Received 27 June 2000; received in revised form 23 August 2000;
accepted noff Companies, 2012
57. Juliana Hsuan Mikkola (2000), Portfolio management of R&D
projects: implications for innovation management, Copenhagen Business
School, Department of Industrial Economics and Strategy, Howitzvej 60,
DK-2000 Frederiksberg, Denmark. 5 September 2000
58. Julie Michel (2010), Internationalization Of R&D Activities: The
Case Of Swiss MNEs, Switzerland. International Business & Economics
Research Journal - June 2010 Volume 9, Number 6 65
59. Kalypso LP (2015), The R&D Management Framework
60. Kassahun Yimer Kebede, Karel F. Mulder (2008), Needs
Assessment and Technology Assessment: Crucial Steps in Technology
Transfer to Developing Countries
61. Land and Water Resources Research and Development Corporation
(1997), Guidelines for the Selection ofEvaluation Techniques to AssessR&D
Programs, Canberra ACT 2601. E-mail public@lwrrdc.gov.au
62. Leo Sveikauskas (2007), R&D and Productivity Growth: A Review
of the Literature U.S. Bureau of Labor Statistics. September
63. London Business School-Social Business service (2004), Chương 6:
Social Return on Investment (SROI)- Cung cấp pp tính lợi nhuận xã hội đối
với đầu tư cho R&D
64. Magnus Karlsson (2004), Commercialization of ResearchResults in
the United States-An Overview of Federal and AcademicTechnology
Transfer Science and Technology Counselor, Swedish Institute for Growth
Policy Studies, ITPS Embassy of Sweden, Washington.
65. Magnus Karlsson (2006), The Internationalization of Corporate
R&D, ITPS, Swedish Institute For Growth Policy Studies Studentplan 3, SE-
831 40 Östersund, Sweden
173
66. Meng J.C.S. (1995), Fostering Innovation and Intrapreneurship in an
R&D Organization
67. Michal Fineman (2009), Managing Talent in R&D
Organizations 2/7/09
68. Michele Cincera (2008), New Concepts and Trends in International
R&D Organization, illustrated by the example of Nestlé, Research and
development in Multinationals. Solvay Business School and Economics -
Université Libre de Bruxelles. March 17.
69. Nigel Simister with Rachel Smith (2010), Praxis Paper 23: Monitoring
and Evaluating Capacity Building: Is it really that difficult? © INTRAC 2010
70. Nobelius D. (2003), Towards the sixth generation of R&D
management, Volvo Cars Corporation, Project Management, PVD 1:1, 405
31 Gothenburg, Sweden. 27 October 2003
71. OECD (2010), Supporting Evaluation Capacity Development
www.oecd.org/dac/evaluationnetwork
72. OECD (2000), Science, Technologyand Innovation in theNew
Economy. September, 2000.
73. Paul C. B. Liu (2005), Successful Factors for Commercializing the
Results of Research and Development in Emerging Economies - A Study of
ITRI in Taiwan- 2005
74. Peter J. Harvey John F. Dalrymple (2014), Quality Management in
Industrial Research and Development - A Preliminary Comparison of
International Understandings
75. Peter Morgan, (1997), The designand use of capacity development
indicators. December
76. Philippe Aghion Paul A. David (2008), Science, Technology and
Innovation for Economic Growth:Towards Linking Policy Research and
Practice in „STIG Systems‟
174
77. Philip A. Roussel, Kamal N. Saad, and Tamara J. Erickson (2014),
Third-Generation R&D Management
78. Philip Shapira and Stefan Kuhlmann (2001), Learning fromScience
and TechnologyPolicy Evaluation. Proceedings from the 2000 US-EU
Workshop on Learning from Science and Technology Policy Evaluation,
Bad Herrenalb, Germany, School of Public Policy, Georgia Institute of
Technology, Atlanta, USAand the Fraunhofer Institute for Systems and
Innovations Research, Karlsruhe, Germany
79. Pradosh Nath (2012), Commercialization of Public R&D in India -
Challenges and opportunities, National Institute of Science Technology And
Development Studies (NISTADS) CSIR, India
80. Rachel Griffith (2000), How important is business R&D for
ecônmic growth and should the government subsidise it? © Institute for
Fiscal Studies, October 2000. ISBN 1-903274-13-3.
81. RADMA Research and Development Management (2015), History of
R&D Management - and Key Themes,
82. Rechard C. Levin and others (1987), Appropriating the returns from
Industrial Research and Development on Economic activity 3.
83. Richard B. Fadden Thomas J. Lawson (2014), Defence and security
S&T strategy science and technology in action: Delivering results for
Canada‟s defence and security
84. Richard B. Fadden Thomas J. Lawson (2014), Defence and security
S&T strategy science and technology in action: Delivering results for
Canada‟s defence and security, Defence and Security S&T Strategy, Date
modified: 2014-12-10
85. Roli Varma (2015), Technical Expertise: Creating An Effective
Managerial Environment for Maximizing Productivity
175
86. Rosalie Ruegg (2007), Overview of Evaluation Methods for R&D
Programs A Directory of Evaluation Methods Relevant to Technology
Development Programs - 2007. Prepared for U.S. Department of Energy
Office of Energy Efficiency and Renewable Energy
87. Rosalie Ruegg (2011), Evaluating Public R&D Investments
National Science Foundation (NSF), Industry/University Cooperative
Research Consortium (IUCRC). Arlington, VA. June 9, 2011
88. Rosalie Ruegg, Iruvin Feller (2013), Evaluating Public R&D
Investment: Models, Methods, and Findings- From ATP‟s First Decade
July.
89. Rubén Del Rosario (2005), Concurrent Engineering for the
Management of Research and Development. Ruben.DelRosario@nasa.gov
90. Sandro Smailagic Andrej Smailagic (2014), Designing and
Implementing Process Management in R&D, A Practical Application in the
Flooring Industry
91. Sang-Jin Ahn and Yoon Been Lee (2013), Ex ante Evaluation
Framework for R&D Program: Exercises from Korea Government
International Journal of Innovation, Management and Technology, Vol. 4,
No. 1, February
92. Secretary of State for Business, Innovation and Skills (2011),
Innovation andResearch Strategy for Growth. Presented to Parliament by the
Secretary of State for Business, Innovation and Skills by Command of Her
Majesty. December.
93. Seongmin Yim (2013), Technological Analysis Questionnaire
forPreliminary Feasibility Study on R&D Program, World Academy of
Science, Engineering and Technology International Journal of Social,
Management, Economics and Business Engineering Vol:7 No:9.
176
94. Seung Jun Yoo (2008), In-depth Evaluation of R&D Programs –
how could it be accountable?R&D Evaluation Center KISTEP, KOREA,
Symposium on International Comparison of the Budget Cycle in Research
Development and Innovation Policies. Madrid (Spain), 3-4 July.
95. Seung Jun Yoo, Boo-jong Gill, Woo Chul Chai (2013), In-depth
Evaluation of R&D Program in Korea Seung Jun Yoo, PhD,
biojun@kistep.re.kr. www.kistep.re.kr.
96. Shigeru Azuhata (2009), New frameworks in corporate R&D and
commercialization of results. Shigeru Azuhata, D.Eng. 3rd December.
97. Simone Guercini (1999), International Growth as Integration of
R&D Activities. Evidence from Large Multinational Companies, Department
of Business, University of Florence.
98. Sinan Tandogan, Mehmet Teoman Pamukcu (2010), Evaluating
Effectiveness of Public Support to Business R&D in Turkey through
Concepts of Input and Output Additionality ERF 17th International Annual
Conference, Antalya, Turkey 20-22 March.
99. Siyanbola Willie Owolabi (2012), Strategic Approach to R and D
Commercialization in Nigeria. International Journal of Innovation,
Management and Technology, Vol. 3, No. 4, August
100. Sujit Bhattacharya &Kashmiri Lal (2008), S&T and IndustryIndustrial
R&D in India: Contemporary Scenario India, Science and Technology.
101. Susana Elena Pérez , Hans-Günther Schwarz (2009), Developing
an analytical framework for mapping, monitoring and assessingtransnational
R&D collaboration in Europe. The case of the ERA-NETs. EUR 23843 EN.
102. Terhi Nokkala (2007), Network building, motivation and learning
in inter-organisational R&D collaboration projects - Theoretical
considerations. NEMO Working Paper #4 (University of Surrey)
177
103. Tessella. Technology and Consulting (2009), Strategic planning for
technology R&D. Copyright © Tessella plc 2009, all trademarks
acknowledged. Issue: V1.R1.M0 | October
104. Th. Bemelman P.(1979), Strategic Planning for Researchand
Development Long Range Planning Vol. 12, April
105. Unclassified OCDE/GD (1997), The revaluation of sciencific
research : Selected experiences organiation for economic co-operation and
development, Unclassified OCDE/GD(97)194. Paris – 12/1997
106. United Nations New York and Geneva (2003), United Nations
Conference on Trade and Development investment and technology policies
for competitiveness: Review of successful country experiences
107. Warren P. Gunderman (2006), USAWC Strategy research project
from containment to integration : A grand strategy for the 21
st
century, Report
By Colonel Warren P. Gunderman. United States Army
108. Wikipedia, the free Encyclopedia (2018), Social Return On
Investment (SROI).
109. World Bank (2010), Performance in Government The Evolving
System of performnance and Evaluation measurement Monitoring and
measurement in United Kingdom, IEG World Bank IFC MIGA N 24,
November
110. Youngseong Harry KOO (2013), Performance-Based Research &
Development Project Evaluation in South Korea, R&D planning division.
KICTEP, Korea
111. Zvi Griliches (2015), Chapter Title: Returns to Research and
Development Expenditures in the Private Sector-2015, Chapter URL: