Nhóm soạn thảo CMKT cần có đại diện của các nhóm lợi ích có liên quan đến
DN. Bộ Tài Chính ở góc độ điều hành vĩ mô cần đảm bảo cân đối lợi ích của các bên
có liên quan. Thực tiễn trong quá trình đổi mới của nước ta đã cho thấy BCTC không
còn hướng đến đối tượng duy nhất là cơ quan Thuế như trước đây, mà đã quan tâm
đến nhiều nhóm đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, những sự kiện về không minh bạch
thông tin của nhiều công ty yết giá như trường hợp công ty dược Viễn Đông đã cho
thấy lợi ích của người đầu tư ít được coi trọng. Đó còn chưa kể đến nhiều tập đoàn
Nhà nước, với tài sản vẫn công bố thông tin theo giá gốc nên việc bảo toàn vốn và đo
lường hiệu quả vẫn là vấn đề cần xem xét. Do vậy, cần xem xét nhu cầu thông tin của
các nhóm lợi ích lớn đối với từng loại DN để có những yêu cầu về đo lường và công
bố thông tin một cách thích hợp.
Cần rà soát những nhóm tài sản, những quan hệ kinh tế và cả những BCTC mà
ở đó tác động của nó đối với lợi ích của người sử dụng là quan trọng nhất. Những đối
tượng kế toán cần phải rà soát có thể kể đến như: Bất động sản đầu tư, tài sản vô hình,
nông nghiệp, tài nguyên khoáng sản, BCTC hợp nhất là những điển hình cần cải cách,
phù hợp với sự dịch chuyển kinh tế nước ta trong thời gian tới. Khi đó nó sẽ chi phối
đến quá trình đo lường và công bố thông tin tài chính theo như tiêu chuẩn quốc tế. Tất
nhiên, trong kịch bản đổi mới như vậy, phía DN phải có những cách thức để cải tổ hệ
thống thông tin của mình và chi phí kế toán sẽ cao hơn; nhưng DN cũng cần nhận thức
về lợi ích nhận được khi sẽ nhiều đối tác hiểu hơn và hợp tác với mình. Đó cũng thể
hiện trách nhiệm của mỗi DN đối với cộng đồng kinh doanh nhằm giảm thiểu sự bất
cân xứng về thông tin.
Cần chú ý đến những đặc thù của DN lớn và DN NVV để xây dựng chuẩn mực
phù hợp. Bộ chuẩn mực quốc tế cho DN NVV đã được sự ủng hộ của nhiều nước và
đã được vận dụng ở nhiều quốc gia vì vai trò to lớn của khối DN này. Điều này cũng
đặt ra một cuộc cải cách trong kế toán cho các DN NVV, trong đó phải luôn cân nhắc
đến khía cạnh chi phí và lợi ích. Trong điều kiện công nghệ phát triển hiện nay, nhiềuDN NVV đã sử dụng các PMKT trong công tác kế toán của mình (Trần Đình Khôi
Nguyên, 2011, tr.12+34).
Việc thu hẹp giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế là hết sức cần thiết, cần phải
được chú trọng. Tuy nhiên, cần hòa nhập nhưng không hòa tan, phải vận dụng hợp lý
và phù hợp với điều kiện kinh tế và xã hội của Việt Nam. Nên có lộ trình thay đổi rõ
ràng, đi kèm với các biện pháp đào tạo, cập nhật tránh việc có nhiều sự thay đổi trong
thời gian ngắn gây nhầm lẫn cho người hành nghề
308 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế của các doanh nghiệp FDI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
164
TSCĐ vô hình (KM4) Between Groups
(Giữa các nhóm) ,856 2 ,428
,462
,631
Within Groups (trong
từng nhóm) 149,966 162 ,926
Total 150,822 164
Thuê tài sản (KM5) Between Groups
(Giữa các nhóm) ,046 2 ,023
,025
,976
Within Groups (trong
từng nhóm) 150,800 162 ,931
Total 150,846 164
Doanh thu (KM6) Between Groups
(Giữa các nhóm) ,000 2 ,000
,000
1,000
Within Groups (trong
từng nhóm) 113,842 162 ,703
Total 113,842 164
Chi phí đi vay (KM7) Between Groups
(Giữa các nhóm) 1,380 2 ,690
,663
,517
Within Groups (trong
từng nhóm) 168,532 162 1,040
Total 169,912 164
Các khoản dự phòng,
tài sản và nợ tiềm tàng
(KM8)
Between Groups
(Giữa các nhóm) 3,183 2 1,592
1,695
,187
Within Groups (trong
từng nhóm) 152,127 162 ,939
Total 155,310 164
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Phụ lục số 49: Independent Samples T test (kiểm định 2 mẫu độc lập)
về trình bày BCTC
Levene's
Test for
Equality of
Variances
(kiểm định
Levene's về
sự bằng
nhau của
phương sai)
t-test for Equality of Means (kiểm định T Test về sự bằng nhau của
trung bình)
F (giá
trị
kiểm
định
F)
Sig
(mức
ý
nghĩa
kiểm
định)
T (giá
trị
kiểm
định
T)
Df (số
bậc tự
do)
Sig.
(2-
tailed)
(mức
ý
nghĩa
kiểm
định)
Mean
Difference
(Sự khác
biệt bình
quân)
Std. Error
Difference
(Sai số sự
khác biệt)
95% Confidence
Interval of the
Difference (khoảng
ước lượng với độ tin
cậy 95%)
Lower
(thấp
nhất)
Upper
(cao
nhất)
TB1
Equal
variances
assumed
(Phương sai
tổng thể
bằng nhau)
,589 ,444 3,090 138 ,002 ,344 ,111 ,123 ,564
Equal
variances
not assumed
(Phương sai
tổng thể
không bằng
nhau)
3,762 78,143 ,000 ,344 ,091 ,162 ,526
TB 2
Equal
variances
assumed
(Phương sai
tổng thể
bằng nhau)
,534 ,466 -,453 138 ,652 -,074 ,163 -,395 ,248
Equal
variances
not assumed
(Phương sai
tổng thể
không bằng
nhau)
-,496 62,342 ,622 -,074 ,149 -,371 ,223
TB 3 Equal
variances
assumed
(Phương sai
tổng thể
bằng nhau)
,948 ,332 -1,275 138 ,205 -,178 ,140 -,455 ,098
Equal
variances
not assumed
(Phương sai
tổng thể
không bằng
nhau)
-
1,340 57,858 ,185 -,178 ,133 -,445 ,088
TB 4 Equal
variances
assumed
(Phương sai
tổng thể
bằng nhau)
,809 ,370 ,038 138 ,970 ,006 ,148 -,287 ,298
Equal
variances
not assumed
(Phương sai
tổng thể
không bằng
nhau)
,041 60,692 ,967 ,006 ,137 -,269 ,280
TB 5 Equal
variances
assumed
(Phương sai
tổng thể
bằng nhau)
1,618 ,205 -,335 138 ,738 -,046 ,139 -,322 ,229
Equal
variances
not assumed
(Phương sai
tổng thể
không bằng
nhau)
-,405 76,583 ,687 -,046 ,115 -,277 ,183
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Phụ lục số 50: Independent Samples T test (kiểm định 2 mẫu độc lập) về khoản
mục trên BCTC
Kiểm định
Levene's về
sự bằng nhau
của phương
sai
Kiểm định T Test về sự bằng nhau của trung bình
F Sig T Df Sig Mean Difference
Std. Error
Difference
Khoảng ước lượng
với độ tin cậy 95%
Lower Upper
KM1
Equal
variances
assumed
(Phương
sai tổng thể
bằng nhau)
1,024 ,313 3,253 138 ,001 ,33126 ,10184 ,12989 ,53263
Equal
variances
not
assumed
(Phương
sai tổng thể
không bằng
nhau)
3,872 74,226 ,000 ,33126 ,08554 ,16082 ,50170
KM2
Equal
variances
assumed
(Phương
sai tổng thể
bằng nhau)
,328 ,568 2,524 138 ,013 ,29793 ,11805 ,06451 ,53135
Equal
variances
not
assumed
(Phương
sai tổng thể
không bằng
nhau)
2,404 49,553 ,020 ,29793 ,12395 ,04892 ,54694
KM3 Equal
variances
assumed
(Phương
sai tổng thể
bằng nhau)
50,213 ,000 5,366 138 ,000 1,11234 ,20730 ,70244 1,52223
Equal
variances
not
assumed
(Phương
sai tổng thể
không bằng
nhau)
8,087 130,362 ,000 1,11234 ,13754 ,84023 1,38445
KM4 Equal
variances
assumed
2,172 ,143 -3,704 138 ,000 -,75588 ,20406
-
1,15937 -,35238
(Phương
sai tổng thể
bằng nhau)
Equal
variances
not
assumed
(Phương
sai tổng thể
không bằng
nhau)
-
3,524 49,481 ,001 -,75588 ,21448
-
1,18679 -,32496
KM5 Equal
variances
assumed
(Phương
sai tổng thể
bằng nhau)
,036 ,850 -,757 138 ,450 -,09780 ,12912 -,35310 ,15750
Equal
variances
not
assumed
(Phương
sai tổng thể
không bằng
nhau)
-,760 53,502 ,451 -,09780 ,12873 -,35595 ,16035
KM6 Equal
variances
assumed
(Phương
sai tổng thể
bằng nhau)
,014 ,907 -1,145 138 ,254 -,22232 ,19422 -,60635 ,16171
Equal
variances
not
assumed
(Phương
sai tổng thể
không bằng
nhau)
-
1,153 53,878 ,254 -,22232 ,19278 -,60885 ,16421
KM7 Equal
variances
assumed
(Phương
sai tổng thể
bằng nhau)
2,435 ,121 -3,160 138 ,002 -,66846 ,21154
-
1,08674 -,25018
Equal
variances
not
assumed
(Phương
sai tổng thể
không bằng
nhau)
-
3,633 68,741 ,001 -,66846 ,18402
-
1,03560 -,30132
KM8 Equal
variances
assumed
(Phương
sai tổng thể
bằng nhau)
,064 ,801 ,260 138 ,796 ,03984 ,15343 -,26353 ,34321
Equal
variances
not
assumed
(Phương
sai tổng thể
không bằng
nhau)
,267 55,575 ,791 ,03984 ,14941 -,25952 ,33919
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Phụ lục số 51: Giải thích nhân tố “chuẩn mực kế toán quốc tế”
không được chấp nhận (accept) đối với mô hình hồi quy
Chuẩn mực KTVN được xây dựng dựa trên IAS/IFRS. Trong khi IAS/IFRS
được cập nhật, sửa đổi bổ sung liên tục, hướng dẫn cụ thể thì chuẩn mực KTVN còn
nhiều bất cập trong quá trình chỉnh sửa, bổ sung để theo kịp với IAS/IFRS. IAS/IFRS
đã tạo nên một khuôn mẫu thống nhất cho toàn bộ các DN về đánh giá tình hình tài
chính và kết quả kinh doanh theo những tiêu chí chung nhất, xu hướng chung hiện nay
là nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS. Tuy nhiên, IAS/IFRS
không hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị của mọi quốc gia do đặc thù
về thể chế và quyền lực chính trị. Việt Nam là một trong những nước có khoảng cách
quyền lực lớn, chịu sự chi phối nghiêm ngặt từ hệ thống luật và các quy định. Mặt
khác, điều kiện eo hẹp tại các DN cũng như sự hạn chế và không thống nhất trong quá
trình sản xuất và sử dụng PMKT cũng góp phần làm tĕng khoảng cách giữa chuẩn
mực KTVN và quốc tế. Kế toán tại các DN FDI hướng đến sử dụng hệ thống thông tin
kế toán riêng bao gồm cả việc tự viết PMKT.
Mặc dù có nhiều thay đổi về các nội dung của chế độ kế toán qua ba phiên bản,
về cơ bản Chế độ kế toán bao gồm bốn nội dung lớn: chứng từ, tài khoản, sổ kế toán
và BCTC. Bên cạnh Chế độ kế toán, Việt Nam cũng đã ban hành 26 VAS từ nĕm 2001
đến 2005. Có thể nói, việc cùng tồn tại song song VAS và Chế độ kế toán là một đặc
thù của hệ thống kế toán Việt Nam Nguyễn Công Phương, 2017, tr.31). Tuy nhiên
VAS ít có tính thực tiễn hơn chế độ kế toán do (i) chuẩn mực quá trừ tượng, (ii) không
có hướng dẫn tác nghiệp cụ thể, (iii) nhân viên kế toán không có khả nĕng và thói quen
xét đoán để vận dụng các nguyên tắc kế toán. Do đó, khi xét về khía cạnh ứng dụng,
kế toán thường đề cập về Chế độ kế toán hơn là CMKT (Nguyễn Công Phương, 2017,
tr.32). Đặc điểm của VAS này có nhiều tương đồng với một số thuộc tính của nhân tố
kỹ thuật nghiệp vụ.
Phụ lục số 52: Giải thích kết quả mô hình hồi quy tuyến tính chuẩn hóa
Điều kiện tổ chức thực hiện
Kết quả nghiên cứu cho thấy, còn đó những mâu thuẫn giữa các cơ quan quản
lý Nhà nước về tài chính, kế toán. Sự giới hạn về nguồn kinh phí để thực hiện quá
trình chỉnh sửa, bổ sung chuẩn mực KTVN gây khó khĕn cho việc tiếp cận, học hỏi
kinh nghiệm của các quốc gia khác cũng như mời gọi các chuyên gia để hỗ trợ thực
hiện. Việc soạn thảo, bổ sung về kế toán chưa có sự phân định nhiệm vụ rõ ràng cho
các ban ngành có liên quan. Mặt khác, khả nĕng ứng dụng công nghệ thông tin của các
đơn vị, cá nhân trong các DN còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, nguồn lực có chất lượng để
đáp ứng sự đổi mới còn hạn chế và chưa sẵn sàng, Kế toán thiếu thông tin về DN FDI
để tham khảo và học hỏi . Do vậy, điều kiện tổ chức thực hiện có ảnh hưởng lớn đến
sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế.
Giáo dục, tính chuyên nghiệp
Mặc dù chương trình đào tạo kế toán từ trước đến nay chú trọng đào tạo kế toán
DN nhưng chương trình đào tạo đại học kế toán ở Việt Nam hướng người học trở thành
người ghi sổ kế toán hơn là trở thành kế toán viên thực thụ. Các trường đại học còn thiếu
thốn về cơ sở vật chất như điều kiện của giảng đường, hệ thống thư viện và đặc biệt là
thiếu thốn về nhân lực có trình độ chuyên môn cao, nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu
khoa học. Chương trình đào tạo được xây dựng chưa thật sự khoa học, nặng tính lắp
ghép và chứa đựng nhiều khối kiến thức không phục vụ trực tiếp cho việc phát triển
chiều sâu của khối kiến thức chuyên ngành nên đã làm cho chương trình đào tạo vừa
nặng nề, vừa khô cứng và đặc biệt là thiếu sự gắn kết giữa các khối kiến thức trong quá
trình đào tạo đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, việc thiết kế
chương trình đào tạo chưa gắn kết được kiến thức thực tiễn có tính ứng dụng cao với
kiến thức hiện đại mang tính hội nhập nên kết cấu chương trình chưa tạo được sự liên
thông với quốc tế cũng như chưa tạo ra được khả nĕng thích ứng của người học trong
môi trường làm việc có nhiều thay đổi sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, còn nhiều người làm
kế toán thiếu ý thức nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, mang nặng tư tưởng bảo
thủ, ngại đổi mới. Một bộ phận người làm kế toán tại DN FDI bị giới hạn nĕng lực, trình
độ nên chưa bắt kịp với yêu cầu đổi mới.
Bối cảnh truyền thống và hệ thống kế toán dựa vào quy tắc đã và đang ảnh
hưởng đến cách giảng dạy kế toán ở bậc đại học ở nước ta. Theo đó, cách thức giảng
dạy chủ yếu là ―truyền thụ kiến thức, với mục tiêu chính là giúp cho sinh viên làm chủ
được cách ghi chép trên tài khoản (định khoản), ghi sổ kế toán và lập BCTC tuân theo
quy định trong chế độ kế toán. Mặc dù đã có những thay đổi, tuy nhiên vẫn còn rất hạn
chế do thói quen dạy và học theo cách truyền thống, cũng như áp lực về thay đổi cách
giảng dạy dựa vào nguyên tắc chưa đủ mạnh (Nguyễn Công Phương, 2017, tr.34).
Nghiêm Vĕn Lợi (2017) cho rằng: Mục tiêu đào tạo cử nhân kế toán của các
trường đại học Việt Nam so với các trường đại học nước ngoài có sự khác nhau đáng kể,
từ đó dẫn đến chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy cũng có sự khác biệt
đáng kể. Trong các chương trình đào tạo cử nhân kế toán ở Việt Nam, chưa có chương
trình nào đưa học phần đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán và các học phần
ngoài kinh doanh vào giảng dạy. các chương trình đào tạo của các trường đại học Việt
Nam là vẫn còn nặng về truyền đạt kiến thức hàn lâm, ít chú trọng rèn luyện cho sinh
viên khả nĕng tư duy, khả nĕng tranh luận, khả nĕng xử lý những tình huống cụ thể.
Kết quả của các chương trình đào tạo hiện nay là tạo ra những sinh viên có kiến
thức kế toán hạn hẹp, chỉ làm được nhiệm vụ ghi sổ kế toán và lập BCTC, thụ động
trong giải quyết công việc, không có khả nĕng thiết kế hệ thống thông tin đáp ứng nhu
cầu của quản trị DN, không có khả nĕng tham gia vào các hoạt động quản trị, xây
dựng và thực hiện chiến lược, tư vấn cho các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định
để giúp cho DN nâng cao hiệu quả kinh doanh, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và
đạt được mục tiêu chiến lược trong tương lai, v.v(Nghiêm Vĕn Lợi, 2017, tr.50).
Mặc dù CMKT đã được ban hành nhưng hầu hết các giáo trình kế toán tài chính
được sử dụng trong các trường đại học hiện nay đều được biên soạn dựa theo các vĕn
bản hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán của Bộ Tài chính. Các giáo trình kế toán quản
trị chủ yếu đề cập đến các kỹ thuật kế toán quản trị truyền thống với các thông tin tài
chính, hầu như không có giáo trình nào đề cập đến những kỹ thuật kế toán quản trị
được phát triển gần đây như hạch toán chi phí theo hoạt động, bảng điểm cân bằng,
điểm chuẩn (benchmarking) và các hệ thống đánh giá chiến lược khác cũng như vai trò
của thông tin phi tài chính ngày càng tĕng trong kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt
động của các DN. Một số giáo trình kế toán quản trị tiếp cận theo cách hoàn toàn khác
với cách tiếp cận phổ biến của các giáo trình của các nước phát triển. Nội dung giảng
dạy của nhiều học phần còn trùng lặp và chưa phù hợp với sinh viên ngành kế toán..
Kết quả của chương trình và nội dung đào tạo cử nhân kế toán hiện nay là chỉ đào tạo
ra những sinh viên biết ghi sổ kế toán một cách máy móc theo chế độ kế toán được ban
hành. Sinh viên không có kiến thức cơ bản và hiểu biết đầy đủ về chuẩn mực; không
có kiến thức và tầm nhìn chiến lược; không biết thiết kế hệ thống kiểm soát quản trị và
tạo ra những thông tin quan trọng để hỗ trợ cho các nhà quản trị trong việc ra quyết
định và thực hiện chiến lược, v.v (Nghiêm Vĕn Lợi, 2017, tr. 50)
Trong thời gian qua việc đào tạo chuyên ngành kế toán bậc đại học được thực
hiện ở rất nhiều trường đại học công lập và ngoài công lập. Việc đào tạo với quy mô
rộng như vậy đã đáp ứng khá tốt nhu cầu nhân lực cho các đơn vị sử dụng thuộc các
lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế. Tuy nhiên, do việc đào tạo không được quy
hoạch tổng thể gắn với nhu cầu xã hội đồng thời lại được thực hiện một cách dễ dàng,
dễ dãi nên đã tạo ra một bộ phận nhân lực đôi thừa, có chất lượng không đáp ứng yêu
cầu sử dụng của các nhà tuyển dụng dù rằng ở Việt Nam có đến hơn 96% là DN nhỏ
và vừa. Tình hình này gióng lên một hồi chuông dài cảnh báo với các trường về chất
lượng đào tạo và trách nhiệm đào tạo đối với người học cũng như đối với xã hội. Nếu
cứ để tình trạng này xảy ra thì chắc chắn trong một tương lai không xa ở Việt Nam sẽ
lạm phát bằng cấp đại học trong khi nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ càng khan
hiếm, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước, làm giảm uy tín đào tạo và làm lu
mờ hình ảnh của các trường đại học ở Việt Nam so với các nước trong khu vực cũng
như toàn cầu. Nguyên nhân làm cho chất lượng đào tạo kế toán bậc đại học ở nhiều
trường bị giảm sút hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng của các nhà tuyển dụng
đó là: Việc xây dựng mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra còn mang nặng tình hình thức
và tính phô trương mà chưa thật sự gắn với nĕng lực đào tạo cũng như yêu cầu tĕng
cường chất lượng đào tạo trong bối cảnh thực tế của nền kinh tế đang trong giai đoạn
chuyển đổi, phát triển và hội nhập sâu rộng. Chương trình đào tạo được xây dựng chưa
thật sự khoa học, nặng tính lắp ghép và chứa đựng nhiều khối kiến thức không phục vụ
trực tiếp cho việc phát triển chiều sâu của khối kiến thức chuyên ngành nên đã làm cho
chương trình đào tạo vừa nặng nề, vừa khô cứng và đặc biệt là thiếu sự gắn kết giữa
các khối kiến thức trong quá trình đào tạo đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đào
tạo. Bên cạnh đó, việc thiết kế chương trình đào tạo chưa gắn kết được kiến thức thực
tiễn có tính ứng dụng cao với kiến thức hiện đại mang tính hội nhập nên kết cấu
chương trình chưa tạo được sự liên thông với quốc tế cũng như chưa tạo ra được khả
nĕng thích ứng của người học trong môi trường làm việc có nhiều thay đổi sau khi tốt
nghiệp. Đội ngũ giảng viên và phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng lớn và trực tiếp
đến chất lượng đào tạo hiện nay ở các trường đại học.
Tuy nhiên, hiện tại đội ngũ giảng viên ở nhiều trường đại học chưa đạt những
tiêu chuẩn cần thiết về trình độ lẫn kinh nghiệm đào tạo, lại đảm đương một khối
lượng giảng dạy quá lớn nên không còn thời gian nghiên cứu hoặc rất ngại nghiên cứu
để nâng cao trình độ cũng như để phục vụ cho giảng dạy, đã làm giảm sút chất lượng
đào tạo ở mức đáng kể. Bên cạnh đó việc sử dụng phương pháp giảng dạy không phù
hợp, không lấy người học làm trung tâm, giảng dạy nặng về độc thoại và đọc chép đã
làm thui chột tính độc lập và nĕng lực sáng tạo của người học cũng góp phần lớn vào
việc làm giảm sút chất lượng đào tạo và khả nĕng thích ứng của người học với môi
trường làm việc sau khi tốt nghiệp. Chất lượng đầu vào của người học và phương pháp
học tập có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng đào tạo và chất lượng đầu ra. Tuy
nhiên, một số trường khác tuyển vào nhiều người học có kết quả và chất lượng đầu vào
khá thấp. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo là điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao
chất lượng đào tạo trong điều kiện hội nhập và phát triển nhanh chóng của đào tạo đại
học trong khu vực và trên thế giới. Hiện tại điều kiện về cơ sở vật chất của các trường
đại học ở nước ta còn rất nghèo nàn, thiếu thốn phòng ốc cũng như thiếu phương tiện
hiện đại để phục vụ cho giảng dạy. Đặc biệt hệ thống thư viện còn quá nhiều hạn chế
về không gian, về tiện ích, về đầu sách chuyện ngành và cơ sở dữ liệu phục vụ cho
nghiên cứu; giảng dạy và học tập (Võ Vĕn Nhị và Võ Minh Hùng, 2017, tr 53-55).
Trần Phước (2017) cho rằng cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy kế
toán theo hướng tiếp cận IFRS hiệu quả hơn, nhằm tạo cơ hội cho người làm kế
toán hội nhập và phát triển ngành nghề kế toán - kiểm toán với AEC nói riêng và
thế giới nói chung.
Hệ thống pháp lý
Hệ thống pháp lý của Việt Nam còn nhiều tồn tại, bất cập, điều này đã được thể
hiện ở kết quả nghiên cứu. Hầu hết các đối tượng khảo sát đều cho rằng các quy định hiện
tại về lĩnh vực kế toán DN thiếu sự nhất quán, không rõ ràng, còn chung chung, thậm chí
còn trùng lắp, từ đó tạo ra sự phức tạp, gây khó khĕn trong quá trình thực hiện. Khi thực
hiện, hầu như các DN phải tự nghiên cứu, nếu sai sót thì các DN phải gánh chịu các hậu
quả. Ngoài ra, có quá nhiều hệ thống vĕn bản pháp lý đặc biệt là pháp luật thuế. Nhưng kế
toán tại DN FDI lại không được thực hành nhiều, ít kênh hỗ trợ trong quá trình thực hiện,
thậm chí có những loại vĕn bản pháp lý kế toán không hề biết là có liên quan đến công
việc cần phải hiểu để vận dụng. Trong thời gian tác giả thực hiện luận án, luật kế toán
(2015) có hiệu lực từ 01/01/2017; TT200/2014/TT-BTC có hiệu lực từ 01/01/2015 và
TT133/2016/TT-BTC có hiệu lực từ 01/01/2017 và một số vĕn bản pháp luật về Thuế đã
được sửa đổi bổ sung và đã khắc phục phần nào nhiều hạn chế mà luận án đã phân tích.
Tuy nhiên, những hạn chế về hệ thống pháp lý tại Việt Nam không những gây khó khĕn
cho các DN trong quá trình thực hiện, gây khó khĕn cho việc quản lý tài chính mà còn tạo
ra nhiều nét đặc thù khác biệt với IAS/IFRS.
Kỹ thuật nghiệp vụ
Theo kết quả nghiên cứu, việc vận dụng chuẩn mực KTVN nói chung và lập,
trình bày BCTC nói riêng còn nhiều khó khĕn đối với người thực hiện do có quá nhiều
vĕn bản về chuẩn mực KTVN nhưng lại chưa đồng nhất. Hơn nữa, kế toán có thói
quen làm kế toán dựa vào những hướng dẫn cụ thể bao gồm cả định khoản kế toán
được quy định trong chế độ kế toán. Nhưng hệ thống tài khoản kế toán DN hiện nay
còn nhiều bất cập cùng với hệ thống chứng từ sử dụng của các DN chưa thống nhất về
chỉ tiêuTừ đó, các chỉ tiêu trên BCTC còn chưa thống nhất, chưa phản ánh đầy đủ
thông tin cho đối tượng sử dụng và đặc biệt là không phù hợp với thông lệ quốc tế.
Phụ lục số 53: Các khuyến nghị theo nhân tố ảnh hưởng
Đối với nhân tố kinh tế
Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho lộ trình hội nhập với hệ thống
IAS/IFRS nếu Việt Nam thật sự muốn hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế
cần làm rõ vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế Nhà nước; phát triển thị trường vốn;
TTCK; cải thiện chính sách kinh tế theo hướng mở, thông thoáng. Bên cạnh đó, kinh
tế nước nhà cần giảm tỷ lệ lạm phát, có biện pháp hữu ích đối với quá trình toàn cầu
hóa. Ngoài ra, mối liên hệ bền vững, hợp tác và phát triển đổi với các tổ chức như quỹ
tiền tệ thế giới, ngân hàng thế giới, tổ chức thương mại thế giới và các công ty đa quốc
gia tại Việt Nam cần được duy trì.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với quốc tế, yêu cầu chuyển đổi báo
cáo theo chuẩn mực quốc tế ngày càng trở lên thiết yếu. Việc thu hẹp khoảng cách
giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế; nâng cao CMKT và BCTC, công bố thông tin và
quản trị thông tin theo thông lệ quốc tế, sẽ giúp cho việc hội nhập và giao thoa kinh tế
trở lên dễ dàng hơn xét trên cả hai phương diện của chuẩn mực KTVN và quốc tế. Mặt
khác, để BCTC trở lên minh bạch, dễ dàng sử dụng cho mọi đối tượng và giảm thời
gian đối chiếu, giải thích với đối tác nước ngoài, thúc đẩy thị trường vốn phát triển.
Ngoài ra, nó còn xóa bỏ rào cản, thay đổi dần tư duy của người lập BCTC và hiểu kết
quả của người đọc BCTC trong đó bao gồm nhà đầu tư, khi đó nhà đầu tư sẽ đánh giá
cao và sử dụng BCTC để đưa ra các quyết định đầu tư. Tuy nhiên, điều này là không
hề đơn giản, cần sự cố gắng, nỗ lực từ nhiều phía, từ Bộ Tài Chính, kế toán viên, kiểm
toán viên và những người hành nghề chuyên nghiệp.
Theo Hà Xuân Thạch và Nguyễn Ngọc Hiệp (2011): Sự phát triển của nền kinh
tế thị trường của bất cứ quốc gia nào cũng đòi hỏi hệ thống kế toán phải được nghiên
cứu, xây dựng cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế được thừa nhận.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, quá trình toàn cầu hóa cũng như sự
phát triển về công nghệ, hòa nhập về tài chính, kinh doanh, điều tất yếu dẫn đến thống
nhất các nguyên tắc kế toán chung để đảm bảo giá trị của thông tin sử dụng. Với định
hướng đó, Việt Nam cũng đang tích cực hội nhập với kinh tế, tài chính trên thế giới.
TT200/TT-BTC ra đời, nâng cao yếu tố bản chất hơn hình thức, tạo điều kiện áp dụng
linh hoạt hơn so với kế toán truyền thống. Một số yếu tố mới được đưa vào như nội
dung trong IFRS 15 – Doanh thu cũng vừa mới được đưa vào và áp dụng trên thế giới.
Tuy vậy, việc áp dụng vẫn mang tính giải pháp, thay đổi từ gốc rễ hệ thống vậy nên
cần được sửa đổi hơn nữa để đáp ứng nhu cầu thực tế. Để làm được điều này cần lộ
trình thống nhất đưa ra bởi Bộ tài chính, sự phối hợp của DN cũng như kế toán, kiểm
toán viên để phát huy hơn nữa vai trò thông tin kế toán trong DN.
Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có nhiều
thành phần kinh tế; trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là
động lực quan trọng của nền kinh tế. Kinh tế nhà nước giữ vị trí trọng yếu, vai trò chủ
đạo trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo nền tảng cơ bản để
phát triển mọi ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp. Thúc
đẩy phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích các chủ thể kinh tế tư nhân làm giàu hợp
pháp và góp phần làm giàu cho xã hội là cách thức quan trọng giải phóng sức sản xuất,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
+ Phát triển TTCK là nhân tố thuận lợi cho việc áp dụng IAS/IFRS vào hệ
thống kế toán của quốc gia, vì các IAS/IFRS được xây dựng cho người sử dụng thông
tin chủ yếu là nhà đầu tư. Ngoài ra, cần nâng cao tính xét đoán trong công tác kế toán
của DN dựa trên cơ sở hợp lý và đáng tin cậy (Lê Mạnh Hùng, 2007). Phát triển
TTCK trong thời gian tới là một trong những mục tiêu của ngành chứng khoán nói
riêng và của nền kinh tế nói chung; các khuyến nghị cụ thể được trích dẫn từ việc trả
lời phỏng vấn của Vũ Bằng – Nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: Hoàn
thiện khung pháp lý và nâng cao nĕng lực quản lý, giám sát; tiếp tục đẩy mạnh công
tác cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước gắn với việc niêm yết và
đĕng ký giao dịch; chuẩn bị các điều kiện cần thiết đưa TTCK phái sinh đi vào hoạt
động, trong đó có hệ thống giao dịch, hàng hóa, cơ chế quản lý giám sát đảm bảo
triển khai có hiệu quả và thành công; Triển khai hệ thống giao dịch sản phẩm Covered
Warrant (chứng quyền có đảm bảo), nghiên cứu để từng bước áp dụng trong nĕm 2018
nghiệp vụ bán khống và một số nghiệp vụ thị trường theo chuẩn mực quốc tế; hoàn
thiện và phát triển thị trường trái phiếu; phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư và
cải thiện sức cầu; phát triển, nâng cao nĕng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian thị
trường; giải pháp tái cấu trúc tổ chức thị trường, cơ sở hạ tầng, công nghệ; tiếp tục
nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát TTCK và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Chỉ tiêu lạm phát nĕm 2017 được Quốc hội đặt ra là dưới 4%. Để đảm bảo đạt
mục tiêu này, đòi hỏi nỗ lực rất lớn trong quản lý, điều hành nền kinh tế. Theo Lê
Quốc Phương (2017), một số giải pháp giúp kiểm soát hiệu quả lạm phát đó là: tiếp tục
chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; phối hợp tốt các bộ, ngành, địa
phương trong điều hành giá; kiểm soát tốt cơ cấu và chất lượng tín dụng.
Vai trò của các tổ chức như ngân hàng thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế, tổ chức
thương mại thế giới đối với nền kinh tế Việt Nam là không thể bàn cãi. Ngoài việc
phát triển quan hệ đối tác và thực hiện tốt vai trò là thành viên tích cực của các tổ chức
này, Việt Nam cần tiếp tục chủ động triển khai công tác nghiên cứu, sử dụng các
khoản vay mới có điều kiện ưu đãi thấp hơn từ ngân hàng thế giới. Cần triển khai áp
dụng các sản phẩm tài chính của ngân hàng thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế trong việc phát
triển kinh tế tư nhân, bảo lãnh, phát triển trái phiếu. Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện
hệ thống vĕn bản pháp lý, nhất là trong các lĩnh vực như quản lý và thực hiện dự án,
cơ chế tài chính trong nước, và các hướng dẫn thực hiện của các bộ, ngành hữu quan.
Các địa phương cần nâng cao hơn nữa tính chủ động; tĕng cường đào tạo cán bộ và
nĕng lực thực hiện dự án và đề xuất những chính sách, cơ chế ưu đãi để thu hút cán bộ
có nĕng lực tham gia quản lý dự án.
Đối với nhân tố điều kiện tổ chức thực hiện
Chi phí để thực hiện mọi công việc là cần thiết và việc chỉnh sửa, bổ sung hoặc
ban hành mới chuẩn mực KTVN cũng cần nguồn kinh phí để triển khai. Mặt khác, các
cơ quan có liên quan cần có sự phân định nhiệm vụ rõ ràng cho từng ban ngành có liên
quan cũng như giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa các cơ quan quản lý Nhà nước.
Ngoài ra, thông tin về DN FDI khác để tham khảo và học hỏi cũng cần được mở để
các DN FDI nói chung, người làm kế toán nói riêng có điều kiện để học hỏi thêm kinh
nghiệm. Cách thức triển khai cụ thể như sau:
Thiết lập lộ trình bổ sung, chỉnh sửa chuẩn mực KTVN một cách rõ ràng, cụ
thể; lập dự toán và xin kinh phí từ các cơ quan ban ngành. Để thực hiện việc bổ sung,
chỉnh sửa và cập nhật chuẩn mực KTVN, bộ Tài Chính cần thiết lập lộ trình rõ ràng,
theo đó cần thành lập ban chuẩn mực KTVN bao gồm: Quốc Hội, bộ Tài Chính, Kiểm
toán độc lập, hội nghề nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng chế độ, CMKT,
các chuyên gia có kinh nghiệm lập BCTC trong các DN, đặc biệt là DN FDI có quy
mô lớn. Song song đó, thành lập ban kiểm soát, tư vấn chuẩn mực KTVN để đảm bảo
chuẩn mực KTVN hoạt động đúng quy chế, công bằng, khách quan đối với mọi đối
tượng không vì lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm. Ban chuẩn mực KTVN hoạt động độc
lập, có nhiệm vụ bổ sung, chỉnh sửa chuẩn mực KTVN cho khu vực DN, thiết lập những
phương pháp, nguyên tắc kế toán cơ bản để hoàn thiện báo cáo kế toán đặc biệt là
BCTC trên cơ sở giảm thiểu sự khác biệt, tĕng cường sự hài hòa với IAS/IFRS. Theo
đó, ban chuẩn mực KTVN xem xét sử dụng đầy đủ những IAS/IFRS có nội dung tương
đồng phù hợp, những chuẩn mực có nội dung chưa phù hợp thì sửa đổi, bổ sung
Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin trong kế toán: Thiết lập hệ thống công
nghệ thông tin đồng bộ, nâng cấp đường truyền dữ liệu đảm bảo thông tin được truy
cập nhanh phục vụ cho công tác kiểm tra chặt chẽ nhưng được bảo mật tuyệt đối. Mặt
khác, giúp cho các DN FDI có được thông tin về các DN FDI khác để học hỏi kinh
nghiệm. Chú trọng đến việc đầu tư nâng cấp công nghệ thông tin song song với việc
chú trọng công tác đào tạo, nâng cao nĕng lực ứng dụng công nghệ thông tin của nhân
sự kế toán trong các DN FDI.
Trong một chừng mực nào đó, những sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và
quốc tế có ảnh hưởng đến quá trình hội nhập quốc tế về kế toán của Việt Nam. Việt
Nam lựa chọn mô hình vận dụng có chọn lọc IAS/IFRS làm cơ sở chủ yếu để xây
dựng hệ thống CMKT cho mình là một sự lựa chọn hợp lý.
Việc nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và điều kiện, phương pháp vận dụng
“nguyên tắc FV” trở thành một vấn đề cần được Việt Nam xem xét và thực hiện một
các nghiêm túc.
Cần khẩn trương đánh giá, sửa đổi, cập nhật 26 chuẩn mực đã ban hành cho phù
hợp với những thay đổi của IAS/IFRS và thực tiễn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Nhằm đáp ứng kịp thời sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế, cần sớm ban
hành 5 CMKT liên quan đến các đối tượng và giao dịch đã phát sinh trong đời sống
kinh tế bao gồm: Thanh toán bằng cổ phiếu (IFRS 02); Tìm kiếm, thĕm dò và xác định
giá trị các nguồn tài nguyên khoáng sản (IFRS06); Công cụ tài chính (IFRS7, IFRS9);
các khoản tài trợ của Chính phủ (IAS20); tổn thất tài sản (IAS36). Một số chuẩn mực
cũng cần có bước chuẩn bị để ban hành trong thời gian tiếp theo như: Tài sản nắm giữ
để bán và hoạt động kinh doanh không liên tục; phúc lợi của nhân viên; nông nghiệp.
Việt Nam cần từng bước tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh tế và luật pháp
phù hợp với yêu cầu của IAS/IFRS. Chẳng hạn như thị trường giao dịch tài sản cần
phải “minh bạch” và “hoạt động” để có thể sử dụng FV làm cơ sở đo lường giá trị tài
sản (Lê Hoàng Phúc, 2011, tr 22).
Coi trọng bản chất hơn hình thức, chuẩn mực KTVN cần có lộ trình ban hành
đầy đủ các CMKT phù hợp với IAS/IFRS và tiến tới chỉ sử dụng hệ thống chuẩn
mực, xóa bỏ chế độ kế toán với hệ thống tài khoản và quy định hướng dẫn hạch toán
cứng. Hiện tại, trên thế giới có khá nhiều quốc gia chỉ áp dụng chuẩn mực, không
quy định chế độ kế toán cứng (Pháp, Trung Quốc) tạo điều kiện cho việc nghiên
cứu và áp dụng thống nhất CMKT. Hiện tại, Việt Nam còn song hành cả hai chế độ
kế toán DN (TT200; TT133) thực sự không hợp lý và cũng không đảm bảo nguyên
tắc duy nhất. Chế độ kế toán hiện nay dường như đang “chạy theo” các phát sinh mới
để hướng dẫn, thiếu tính đồng bộ, nhất quán và tuân thủ. Theo quan điểm của chúng
tôi, cần nghiên cứu ban hành đủ hệ thống CMKT và chấm dứt việc áp dụng theo chế
độ kế toán (Vũ Mạnh Chiến và Lê Như Tuyền, 2014, tr 39).
Xây dựng dần các điều kiện tiến tới áp dụng FV
Thực tế tại nhiều quốc gia cho thấy việc áp dụng FV thực sự đem lại cho các
nhà đầu tư trên TTCK những thông tin xác thực hơn rất nhiều về BCTC của DN. Đặc
biệt với những quốc gia đang mong muốn phát triển TTCK trở thành một kênh cung
cấp vốn quan trọng cho DN thì việc này quan trọng hơn bao giờ hết. Hơn nữa, khi
chuẩn mực hợp nhất DN, chuẩn mực công cụ tài chính ra đời sẽ cho thấy sự cần thiết
sử dụng FV trong chuẩn mực KTVN. Chúng ta có nhiều thuận lợi để áp dụng giá trị
này như hệ thống các thị trường đang phát triển mạnh góp phần cung cấp thông tin
tham chiếu, các hoạt động và quy định về định giá cũng đang phát triển có vai trò quan
trọng trong cung cấp thông tin để xác định giá trị, có cơ sở pháp lý hướng dẫn
(TT79/2002/TT-BTC, TT126/2014/TT-BTC) và chúng ta cũng có khả nĕng cung cấp
như điều kiện tiếp cận các nghiên cứu quốc tế về FV.
Ban hành sớm khung lý thuyết về chuẩn mực
Hiện nay, khung lý thuyết về chuẩn mực hiện đang được soạn thảo và sẽ sớm
ban hành. Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta nên đặt tên là khung lý thuyết hay đặt tên là
một chuẩn mực. Thực tế ở các nước cho thấy khung lý thuyết không phải là một chuẩn
mực trong hệ thống chuẩn mực mà chỉ là một vĕn bản pháp lý cung cấp các khái niệm,
các cách hiểu về nội dung những chuẩn mực sau này. Khung này có liên quan đến việc
hiểu hệ thống các CMKT chứ không mang bản chất độc lập. Do đó, theo chúng tôi,
Việt Nam nên giữ nguyên cách gọi là khung lý thuyết hoặc khung khái niệm, không
nên coi là một chuẩn mực riêng biệt.
Nghiên cứu áp dụng nguyên tắc duy nhất
Về cơ bản, hệ thống các chuẩn mực KTVN đã ban hành trước đây đều được xây
dựng trên cơ sở các IAS/IFRS phiên bản cũ nay đã có nhiều thay đổi, việc chỉnh sửa
cho phù hợp cũng như việc ban hành tiếp các CMKT mới chú trọng tới nguyên tắc duy
nhất sẽ góp phần làm cho người sử dụng hiểu một cách rõ ràng, tránh việc cho phép áp
dụng nhiều phương án, không những gây khó khĕn cho kế toán mà cho cả công tác
thanh, kiểm tra.
Hoàn thiện hệ thống BCTC phù hợp với IAS/IFRS
Với việc cập nhật hệ thống CMKT, hệ thống mẫu biểu các BCTC trong chuẩn
mực KTVN có nhiều điểm không còn phù hợp với những sự thay đổi này. Với vai trò
quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư và cơ quan quản lý Nhà
nước, việc xem xét hoàn thiện hệ thống BCTC cho phù hợp với IAS/IFRS sẽ đảm bảo
tính đồng bộ.
Việt Nam là quốc gia đi sau trong việc biên soạn và ban hành hệ thống CMKT
riêng, chúng ta cần lưu ý tới khía cạnh “giữa IAS/IFRS và GAAP của Mỹ có sự hội tụ
và đồng nhất, nhưng cuối nĕm 2012, phía Hoa Kỳ đã tuyên bố thẳng là sẽ vẫn không
du nhập chuẩn mực quốc tế. Hoa kỳ muốn CMKT phải tuân thủ theo GAAP của Mỹ
nhưng do các cơ quan có liên quan đến CMKT trong EU rất quyết liệt nên hiện nay
chưa thật sự có sự đồng thuận hoàn toàn giữa FASB và IASB” để quá trình xây dựng
đạt hiệu quả tốt nhất, tránh tối đa những vấn đề phát sinh ở các quốc gia khác, đặc biệt
ở Hoa Kỳ và Châu Âu.
Việt Nam cần sớm ban hành chuẩn mực giảm giá trị tài sản (Impairment of
assets). Theo VAS, không ghi nhận việc giảm giá do hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, thị
trường (Impairment losses) cho các tài sản dài hạn. Theo IAS36, có một nguyên tắc đã
được thiết lập là các tài sản sẽ không được ghi nhận và báo cáo ở giá trị cao hơn giá trị
có thể thu hồi được. DN cần phải ghi giảm giá trị ghi sổ của một tài sản về bằng giá trị
có thể thu hồi được nếu giá trị ghi sổ của tài sản không thể thu hồi hoàn toàn. Một
khoản lỗ giảm giá trị là số tiền mà giá trị ghi sổ của một tài sản vượt quá số tiền có thể
thu hồi được của nó. Nguyên tắc cơ bản của IAS 36 là nếu giá trị của một tài sản trong
Báo cáo tình hình tài chính cao hơn giá trị thực của nó, được đo lường là giá trị có thể
thu hồi được, tài sản đó được đánh giá là một khoản lỗ giảm giá trị. Do vậy nó cần
được ghi giảm giá trị đúng bằng giá trị lỗ do giảm giá trị tài sản. Số tiền lỗ do giảm giá
trị này phải được ghi giảm khoản lãi ngay lập tức (Trần Xuân Nam, 2011, tr.13).
Việc thu hẹp là cần thiết, hiện tại VAS có nhiều chuẩn mực đã phù hợp với
IAS/IFRS như VAS 14- Doanh thu, ....nhưng còn một số chuẩn mực còn chưa được
soạn thảo, áp dụng như IAS 32/39, 40,... Ngoài ra, do VAS được soạn từ IAS/IFRS
nên luôn bị chậm so với quốc tế vài nĕm.
- Các DN FDI áp dụng CMKT nhưng đôi khi một số nội dung trong các quy
định còn khác nhau dẫn tới khó khĕn trong thực hiện như TT45/2013 về TSCĐ, TT228
về dự phòng,....
- Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam còn lợi dụng sơ hở chính
sách thuế dẫn tới chuyển giá, trốn thuế, gian lận thuế. Vấn đề này còn tồn tại nhiều ở
cả các DN FDI lớn.
- Giữa kế toán và thuế còn nhiều khác biệt dẫn tới khó khĕn khi thực hiện công
tác kế toán. Kế toán viên chủ yếu phục vụ việc kê khai quyết toán thuế mà đôi khi làm
sai lệch, méo mó BCTC để nhằm đồng nhất số liệu kế toán và thuế.
Đối với nhân tố giáo dục, tính chuyên nghiệp
Đổi mới giáo dục ngành kế toán bên cạnh việc nâng cao tính chuyên nghiệp của
người làm kế toán là một trong những việc làm rất cần thiết. Cần xóa bỏ dần tư tưởng
bảo thủ, ngại đổi mới của kế toán, ngoài ra cần tuyên truyền, giáo dục tới kế toán về
trách nhiệm công việc nhằm tĕng thời gian gắn bó lâu dài với công việc kế toán tại DN
FDI. Cách làm như sau:
Đổi mới chương trình đào tạo kế toán của các trường đại học, áp dụng phương
pháp lấy người học làm trung tâm (SCL) vào đào tạo kế toán và tài chính (Phạm Đức
Cường, 2017)
Janor và cộng sự (2013) (trích dẫn trong Phạm Đức Cường (2017, tr 25) cho
rằng: Phương pháp này được xác định là một trong những cách tiếp cận tốt nhất có thể
giúp sinh viên đạt được tám tiêu chí nghề nghiệp, bao gồm: (i) kiến thức; (ii) kỹ nĕng
thực hành; (iii) kỹ nĕng và trách nhiệm xã hội; (iv) giá trị, thái độ và tính chuyên
nghiệp, (v) giao tiếp, lãnh đạo và kỹ nĕng nhóm; (vi) giải quyết vấn đề và các kỹ nĕng
khoa học; (vii) quản lý thông tin và các kỹ nĕng học tập suốt đời; (viii) kỹ nĕng quản
lý và kinh doanh. Các nghiên cứu trước đây cho thấy học tập hợp tác thông qua
phương pháp tiếp cận SCL là phương pháp phù hợp để phát triển và nâng cao các kỹ
nĕng mà sinh viên cần phải có sau khi hoàn thành chương trình giáo dục chính quy.
Boud & Feletti, (1997) (trích dẫn trong Phạm Đức Cường (2017, tr 26) cho
rằng các điểm mạnh của phương pháp này bao gồm (1) khả nĕng lái sự tò mò của sinh
viên; (2) cho phép sinh viên có được các thuộc tính, chẳng hạn như sáng kiến, và để
học các kỹ nĕng tư duy phê bình và giải quyết vấn đề, đồng thời thu thập kiến thức về
các khái niệm thiết yếu của khóa học; (3) cho phép sinh viên tìm, xác định và sử dụng
các tài nguyên học tập thích hợp, do đó có được các kỹ nĕng học tập suốt đời; (4) giúp
phát triển các kỹ nĕng tư duy phê phán thông qua các vấn đề đã được xây dựng cẩn
thận. Theo cách tiếp cận PBL, trong các hoạt động của nhóm, sinh viên được rèn luyện
kỹ nĕng giao tiếp và nâng cao kinh nghiệm học tập, giải quyết những vấn đề thực tế
ngay từ khi trên ghế nhà trường.
Nhiều học giả đã lập luận rằng phương pháp này phù hợp với chương trình
đào tạo kế toán, bởi lẽ có sự thay đổi liên quan đến phương pháp giảng dạy, các hoạt
động học tập, nội dung môn học, và đánh giá khóa học. Ngoài việc tiếp nhận kiến thức
từ giảng viên, sinh viên còn có được nhiều kiến thức khác thông qua các bài tập nhóm
và bài tập cá nhân, các buổi trình bày theo nhóm, quá trình học tập ngoài lớp học, các
buổi học tập bằng trải nghiệm thực tế và qua các buổi được sử dụng công nghệ truyền
thông thông tin (Phạm Đức Cường, 2017, tr 27-28).
Thực hiện chiến lược thay đổi phương pháp giảng dạy có thể bị hạn chế bởi lý
do ngân sách hoặc do mục tiêu đào tạo của từng cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, các giảng
viên kế toán nên làm quen với các phương pháp giảng dạy tiếp cận dựa trên giải quyết
vấn đề theo phương pháp giải quyết vấn đề (PBL-Proplem –based Learning), phương
pháp giảng dạy theo định hướng tiếp cận chu trình (POGIL – Process Oriented Guided
Inquyry Learning), là hết sức cần thiết.
Thay đổi quan điểm dạy kế toán là điều kiện tất yếu trong tình hình mới. Cập
nhật và tiếp cận các giáo trình nước ngoài, IFRS, GAAP để thay đổi giáo trình, giáo
án giảng dạy. Các khoa, các trường có đào tạo ngành kế toán cần có những thay đổi:
- Về quan điểm: Dạy kế toán là dạy kinh doanh và quản lý. Ngược lại, người
học kế toán là học để kinh doanh, chứ không thông túy là người sắm vai trò ―kiểm
tra, kiểm soát và cung cấp thông tin;
- Điều chỉnh lại chương trình đào tạo, đề cương chi tiết. Trong đó chú ý đổi mới
phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá;
- Biên soạn lại giáo trình Nguyên lý kế toán: Tập trung trình bày các khái niệm,
phương pháp kế toán và các nguyên tắc, khuôn mẫu kế toán mang tính nền tảng;
- Biên soạn lại các giáo trình Kế toán tài chính theo các hướng đi từ kiến
thức chung đến chi tiết, từ chuẩn mực cơ bản đến các chuẩn mực nâng cao. Kết cấu
các chương theo khoản mục kế toán, theo các chuẩn mực từ chung đến cụ thể, hay
theo hướng tiếp cận các chu trình kế toán cơ bản trong hoạt động SXKD trong DN;
Cần chuyển đổi giảng dạy hệ thống kế toán hiện hành qua IFRS. Khoa Kế toán,
bộ môn Kế toán tài chính của các trường cần soạn thảo ra nhiều tài liệu giảng dạy của
mình như các giáo trình, slides thuyết trình, nghiên cứu trường hợp, bài tập, các bài
trắc nghiệm, vì khi chuyển qua giảng dạy IFRS, không có nhiều tài liệu giảng dạy sẳn
có. Trong thời gian đầu, cần tham khảo các tài liệu này ở nước ngoài, chuyển thể cho
phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Đặc biệt, các ví dụ, minh họa, nghiên cứu trường hợp
có sử dụng số liệu kế toán cần trích dẫn từ BCTC của các công ty Việt Nam thay vì sử
dụng BCTC từ các tài liệu nước ngoài, vì sẽ có sự khập khiễng về bối cảnh và những
quy định pháp lý. Cần nghiên cứu các tình huống thực tế từ các nguồn sẵn có (thông
qua website) của các công ty kiểm toán, tổ chức nghề nghiệp để biên soạn các tình
huống phục vụ giảng dạy. Biên soạn giáo trình kế toán tài chính cũng cần có sự thay
đổi về cách tiếp cận. Thay vì trình bày lại những gì được nêu trong chế độ kế toán
(nhất là liệt kê định khoản) hay chuẩn mực, cần tập trung trình bày và phân tích khái
niệm, nguyên tắc kế toán. Minh họa ghi chép trên tài khoản chỉ ở dạng nguyên tắc
chung. Cũng cần minh họa các trường hợp cụ thể trong thực tế gắn với các nội dung
trình bày để giúp sinh viên tự học vì thời lượng không cho phép giảng dạy tất cả các
nội dung, nguyên tắc kế toán (Nguyễn Công Phương, 2017, tr 37).
Chú trọng đến các kỹ nĕng làm việc nhóm, khả nĕng làm việc độc lập và nâng
cao nghiệp vụ về công nghệ thông tin, ngoại ngữ để có khả nĕng tự nghiên cứu các tài
liệu, chương trình đào tạo quốc tế. Tĕng cường mở rộng liên kết với các tổ chức đào
tạo quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi học tập kinh nghiệm và tiếp
cận với các phương pháp quản lý hiện đại.
Thay vì đào tạo ra các nhân viên kế toán thành thạo việc ghi sổ và lập BCTC, các
trường đại học cần phải đào tạo ra các nhân viên kế toán chuyên nghiệp có kiến thức về
chiến lược, quản trị kinh doanh, có hiểu biết về hành vi trong tổ chức và quy trình, công
nghệ, v.v Muốn vậy, trước hết cần thay đổi nhận thức về kế toán, mục tiêu đào tạo cử
nhân kế toán để đổi mới chương trình, giáo trình, nội dung và phương pháp đào tạo.
Về chương trình đào tạo: Cần giảm bớt những học phần với mục tiêu trang bị
kiến thức phục vụ cho ghi sổ kế toán. Các môn học kế toán tài chính nên tập trung
trang bị kiến thức về CMKT và sự vận dụng các chuẩn mực này trong các lĩnh vực
kinh doanh khác nhau.
Về nội dung đào tạo: Các học phần cần coi trọng các nguyên tắc, nguyên lý,
chuẩn mực là cơ sở nền tảng của kế toán. Thay vì chỉ dạy cho sinh viên chế độ kế toán
và cách thức ghi sổ kế toán trong các tình huống cụ thể (coi trọng hạch toán vào các tài
khoản), các trường đại học cần quan tâm trang bị cho sinh viên các kiến thức cần thiết
liên quan đến CMKT, bao gồm chuẩn mực KTVN và IAS/IFRS nhằm trang bị các
kiến thức và sự hiểu biết về chuẩn mực, nguyên tắc kế toán từ đó có thể phân tích và
xử lý được các tính huống phức tạp về kế toán. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến đạo
đức nghề nghiệp, các kỹ nĕng cần thiết để phát triển nghề nghiệp, trở thành nhân viên
kế toán chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn của các Hội nghề nghiệp quốc tế và Việt Nam
cũng cần được coi trọng trong nội dung đào tạo.
Về giáo trình: Thay vì biên soạn giáo trình kế toán chỉ dựa trên các vĕn bản do
cơ quan quản lý ban hành, cần dựa vào các CMKT để biên soạn. Hệ thống các chuẩn
mực quốc tế về trình bày BCTC cũng luôn thay đổi, do vậy các nội dung của các giáo
trình kế toán cũng cần cập nhật thường xuyên để không lạc hậu với thế giới. Để thực
hiện được các yêu cầu trên, cần có sự phối hợp tích cực giữa các Hội nghề nghiệp kế
toán, kiểm toán với các trường đại học trong quá trình xác định chuẩn đầu ra, xây dựng
chương trình và nội dung đào tạo đại học ngành kế toán. Cụ thể: Khi xây dựng chuẩn
đầu ra, các hội nghề nghiệp cần tham gia để giúp các trường xác định được các yêu
cầu về kiến thức chuyên môn và kỹ nĕng để có thể trở thành một nhân viên kế toán
chuyên nghiệp. Trong quá trình xây dựng chương trình và xác định nội dung đào tạo,
các hội nghề nghiệp cần tham gia để tư vấn cho các trường nên xây dựng chương trình
và xác định nội dung giảng dạy như thế nào để đạt được những yêu cầu kiến thức và
kỹ nĕng đã được xác định trong chuẩn đầu ra (Nghiêm Vĕn Lợi, 2017, tr 51).
Đối với nhân tố kỹ thuật nghiệp vụ
Chuẩn mực KTVN cần hoàn chỉnh, sửa đổi, bổ sung trong đó bao gồm về biểu
mẫu cụ thể về BCTC; hệ thống tài khoản kế toán; hệ thống chứng từ sử dụng; nguyên
tắc ghi nhận tài sảnkhi đó sẽ hạn chế được thói quen làm kế toán dựa vào những
hướng dẫn cụ thể bao gồm cả định khoản kế toán được quy định trong chế độ kế toán
của kế toán. Mặt khác, cần tĕng tốc lộ trình cải cách tài chính tại Việt Nam nhằm đáp
ứng được yêu cầu hội nhập, phù hợp với yêu cầu đổi mới. Để các hoàn thành các mục
tiêu trên, các công việc cần được thực hiện như sau:
Chỉnh sửa, bổ sung chế độ kế toán thống nhất đối với kế toán DN: Luật kế toán
2015, thông tư 200/2014/TT-BTC, thông tư 133/2016/TT-BTC mới được ban hành và
áp dụng, mặc dù đã khắc phục được nhiều tồn tại trước đây nhưng vẫn còn đó nhiều bất
cập. Vì vậy, Bộ Tài Chính cần chỉnh sửa, bổ sung nhằm hoàn thiện chế độ kế toán DN
theo hướng thống nhất một chế độ kế toán cho khu vực DN, bao trùm toàn bộ các hoạt
động tại các DN cũng như các hoạt động có liên quan. Chế độ kế toán DN theo đó quy
định thống nhất bao gồm: Hệ thống tài khoản để phản ánh và cung cấp thông tin, hệ thống
chứng từ để thu thập thông tin, hệ thống báo cáo kế toán trong đó bao gồm BCTC
Hoàn thiện hệ thống BCTC: Thống nhất các quy định và phương pháp chung
cho các DN trong việc thiết lập BCTC nhằm cung cấp thông tin minh bạch, tin cậy,
hữu ích cho mọi đối tượng sử dụng thông tin. Để thực hiện việc làm này đòi hỏi xác
định nhu cầu cụ thể của từng đối tượng.
Hoàn thiện hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ: Bổ sung, điều chỉnh hệ thống
tài khoản thống nhất cho toàn bộ khu vực kế toán DN theo hướng mở. Đối với hệ thống
chứng từ cần hoàn thiện hệ thống thông tin đầu vào, hệ thống xử lý và kết xuất thông tin
đầu ra nhằm đảm bảo thu thập, minh chứng và cung cấp thông tin kế toán cho các đối
tượng sử dụng. Đặc biệt chứng từ là hóa đơn GTGT cần có nhiều biện pháp cụ thể để xóa
bỏ tình trạng hóa đơn ma cũng như việc mua, bán hóa đơn như hiện nay.
Với phương pháp hạch toán kế toán và trình bày BCTC nên được điều chỉnh
theo hướng tiến dần đến sự hòa hợp với IAS/IFRS và phù hợp với tình hình phát triển
của Việt Nam hiện nay, cụ thể như sau:
- Cổ tức phải trả: Nên ước tính cổ tức phải trả vào cuối nĕm tài chính và trình
bày như một khoản phải trả được tách từ lợi nhuận chưa phân phối từ nguồn vốn và
chuyển lên khoản mục phải trả trên bảng CĐKT.
- Báo cáo tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu: Vì tầm quan trọng của báo cáo nên
tách riêng thành một báo cáo độc lập thay vì phải để vào bản thuyết minh BCTC.
- Lãi cơ bản trên cổ phiếu pha loãng nhằm giúp cho nhà đầu tư có cơ sở để dự
đoán lãi cơ bản trên cổ phiếu trong tương lai đối với trường hợp công ty phát hành các
công cụ tài chính, vì vậy lãi cơ bản trên cổ phiếu pha loãng nên là chỉ tiêu bắt buộc
phải trình bày trên BCTC.
- Kế toán các khoản đầu tư: Nên sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu khi phản
ánh giá trị các khoản đầu tư tại BCTC riêng.
- Hệ thống tài khoản, DN nên được trao quyền chủ động trong việc tự xây dựng một
hệ thống tài khoản phù hợp với đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của từng DN.
- Từng bước xây dựng thị trường hoạt động tại Việt Nam để làm tiền đề áp
dụng phương pháp FV trong hạch toán kế toán nên được cân nhắc và xem xét (Võ Thị
Quý, Nguyễn Thị Liên Hương, 2010, tr 16).
Nhóm soạn thảo CMKT cần có đại diện của các nhóm lợi ích có liên quan đến
DN. Bộ Tài Chính ở góc độ điều hành vĩ mô cần đảm bảo cân đối lợi ích của các bên
có liên quan. Thực tiễn trong quá trình đổi mới của nước ta đã cho thấy BCTC không
còn hướng đến đối tượng duy nhất là cơ quan Thuế như trước đây, mà đã quan tâm
đến nhiều nhóm đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, những sự kiện về không minh bạch
thông tin của nhiều công ty yết giá như trường hợp công ty dược Viễn Đông đã cho
thấy lợi ích của người đầu tư ít được coi trọng. Đó còn chưa kể đến nhiều tập đoàn
Nhà nước, với tài sản vẫn công bố thông tin theo giá gốc nên việc bảo toàn vốn và đo
lường hiệu quả vẫn là vấn đề cần xem xét. Do vậy, cần xem xét nhu cầu thông tin của
các nhóm lợi ích lớn đối với từng loại DN để có những yêu cầu về đo lường và công
bố thông tin một cách thích hợp.
Cần rà soát những nhóm tài sản, những quan hệ kinh tế và cả những BCTC mà
ở đó tác động của nó đối với lợi ích của người sử dụng là quan trọng nhất. Những đối
tượng kế toán cần phải rà soát có thể kể đến như: Bất động sản đầu tư, tài sản vô hình,
nông nghiệp, tài nguyên khoáng sản, BCTC hợp nhất là những điển hình cần cải cách,
phù hợp với sự dịch chuyển kinh tế nước ta trong thời gian tới. Khi đó nó sẽ chi phối
đến quá trình đo lường và công bố thông tin tài chính theo như tiêu chuẩn quốc tế. Tất
nhiên, trong kịch bản đổi mới như vậy, phía DN phải có những cách thức để cải tổ hệ
thống thông tin của mình và chi phí kế toán sẽ cao hơn; nhưng DN cũng cần nhận thức
về lợi ích nhận được khi sẽ nhiều đối tác hiểu hơn và hợp tác với mình. Đó cũng thể
hiện trách nhiệm của mỗi DN đối với cộng đồng kinh doanh nhằm giảm thiểu sự bất
cân xứng về thông tin.
Cần chú ý đến những đặc thù của DN lớn và DN NVV để xây dựng chuẩn mực
phù hợp. Bộ chuẩn mực quốc tế cho DN NVV đã được sự ủng hộ của nhiều nước và
đã được vận dụng ở nhiều quốc gia vì vai trò to lớn của khối DN này. Điều này cũng
đặt ra một cuộc cải cách trong kế toán cho các DN NVV, trong đó phải luôn cân nhắc
đến khía cạnh chi phí và lợi ích. Trong điều kiện công nghệ phát triển hiện nay, nhiều
DN NVV đã sử dụng các PMKT trong công tác kế toán của mình (Trần Đình Khôi
Nguyên, 2011, tr.12+34).
Việc thu hẹp giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế là hết sức cần thiết, cần phải
được chú trọng. Tuy nhiên, cần hòa nhập nhưng không hòa tan, phải vận dụng hợp lý
và phù hợp với điều kiện kinh tế và xã hội của Việt Nam. Nên có lộ trình thay đổi rõ
ràng, đi kèm với các biện pháp đào tạo, cập nhật tránh việc có nhiều sự thay đổi trong
thời gian ngắn gây nhầm lẫn cho người hành nghề.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_su_khac_biet_ve.pdf