Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị – lấy ví dụ tại thành phố Hà Nội

Trong chương 5, tác giả trình bày tóm tắt về các kết quả nghiên cứu được. Từ đó, tác giả thảo luận ý nghĩa của các kết quả nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam. Cũng từ kết quả nghiên cứu, chương 5 đã đề xuất một số giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao ý định mua và từ đó thúc đẩy hành vi mua của người tiêu dùng đối với mặt hàng thực phẩm an toàn. Trong chương 5, tác giả cũng đề xuất một số khuyến nghị vĩ mô nhằm đẩy mạnh việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm an toàn tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng bộc lộ một số hạn chế về phạm vi và nội dung nghiên cứu. Từ những hạn chế này, tác giả đã đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm mở rộng phạm vi và nội dung nghiên cứu.

pdf148 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 4623 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị – lấy ví dụ tại thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm an toàn. - Giả thuyết H9 được chấp nhận, khẳng định việc tham khảo về mặt thông tin ảnh hưởng thuận chiều đến ý định mua thực phẩm an toàn. - Giả thuyết H10 được chấp nhận, khẳng định truyền thông đại chúng ảnh hưởng thuận chiều đến ý định mua thực phẩm an toàn. (3) Chiều hướng tác động của các nhân tố nghiên cứu tới ý định mua thực phẩm an toàn đều là thuận chiều do các hệ số β của các biến độc lập trong phương trình hồi quy đều có giá trị > 0. Như vậy khi các nhân tố này tăng lên thì ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng tăng lên. Mức độ tác động của mỗi nhân tố là khác nhau. Trong đó, chuẩn mực chủ quan có tác động tới ý định mua thực phẩm an toàn lớn nhất (β = 0,273), theo sau là sự quan tâm tới sức khỏe (β = 0,153). truyền thông đại chúng có tác động nhỏ nhất (β = 0,048). (4) Khi so sánh ý định mua thực phẩm an toàn giữa các nhóm khác nhau trong cùng một biến kiểm soát bằng kiểm định nhóm, luận án đưa ra kết luận sau đây: - Kiểm định Independent- sample T-test giữa biến kiểm soát Giới tính và biến phụ thuộc Ý định mua cho kết luận không có sự khác biệt về ý định mua thực phẩm an toàn giữa nhóm Nam và nhóm Nữ của biến kiểm soát Giới tính. - Kiểm định Anova giữa biến kiểm soát Tuổi và biến phụ thuộc Ý định mua cho kết luận là có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm tuổi nghiên cứu do đó không thể sử dụng kết quả phân tích Anova. 112 - Kiểm định Anova giữa biến kiểm soát Trình độ học vấn và biến phụ thuộc Ý định mua cho kết quả có sự khác biệt giữa trung bình ý định mua thực phẩm an toàn giữa các nhóm khác nhau về trình độ học vấn. Giá trị trung bình ý định mua thực phẩm an toàn của nhóm Dưới phổ thông trung học là 3,8545, Nhóm Tốt nghiệp phổ thông trung học là 3,7727, của nhóm Tốt nghiệp cao đẳng/ đại học là 3,8273, của nhóm Thạc sỹ/ Tiến sỹ là 3,6032. Như vậy nhóm Dưới phổ thông trung học có ý định mua thực phẩm an toàn nhiều nhất, tiếp theo là nhóm Tốt nghiệp cao đẳng/ đại học, theo sau là nhóm Tốt nghiệp phổ thông trung học. Nhóm Thạc sỹ/ Tiến sỹ có trung bình về ý định mua thực phẩm an toàn thấp nhất trong ba nhóm. - Kiểm định Anova giữa biến kiểm soát Thu nhập và biến phụ thuộc Ý định mua cho kết luận là có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm thu nhập nghiên cứu do đó không thể sử dụng kết quả phân tích Anova. 5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu Luận án nghiên cứu dựa trên học thuyết TPB và một số nghiên cứu về ý định mua trong lĩnh vực thực phẩm an toàn tại Việt Nam và trên thế giới. Kết quả nghiên cứu của luận án được tác giả so sánh với kết quả của các nghiên cứu có liên quan trước đây và được phân tích trong điều kiện bối cảnh của Việt Nam như sau: 5.2.1. Tác động của sự quan tâm đến sức khỏe Giả thuyết nghiên cứu 1 (H1) tuyên bố rằng Người tiêu dùng càng quan tâm tới sức khỏe thì càng có ý định mua thực phẩm an toàn. Đúng như mong đợi, kết quả phân tích số liệu điều tra cho thấy Sự quan tâm tới sức khỏe có sig = 0,000 < 0,05 và β1 = 0,157 > 0. Như vậy H1 đã được khẳng định. Giá trị Beta của mô hình hồi quy > 0 cho thấy người tiêu dùng càng quan tâm đến sức khỏe thì càng có ý định mua thực phẩm an toàn cao. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trương T. Thiên và cộng sự (2010), nghiên cứu của Nguyễn Phong Tuấn (2011), nghiên cứu của Jay Dickieson và cộng sự (2009), nghiên cứu của Victoria Kulikovski và cộng sự (2010). Kết quả của luận án không ủng hộ kết quả nghiên cứu của Anssi Tarkiainen và cộng sự (2005). 113 Theo kết quả nghiên cứu định tính và định lượng của luận án kết quả này có thể được giải thích như sau cư dân đô thị Việt Nam hầu hết là những người có tri thức và họ quan tâm đến sức khỏe của họ. Việc quan tâm đến sức khỏe được biểu hiện ra bằng nhiều hình thức khác nhau như tập thể dục buổi sáng, dùng thực phẩm chức năng, tiêu dùng thực phẩm lành mạnh. Từ đó dẫn đến việc có ý định mua thực phẩm toàn để bảo vệ sức khỏe của mình. Tuy nhiên khác với kết quả phỏng vấn sâu, kết quả nghiên cứu định lượng chính thức cho thấy sự quan tâm đến sức khỏe không phải là nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến ý định mua thực phẩm an toàn mà là nhân tố chuẩn mực chủ quan vì sự quan tâm đến sức khỏe là động lực mua xuất phát từ bản thân cá nhân trong khi đó chuẩn mực chủ quan là động lực mua xuất phát từ yêu cầu xã hội. Những người Việt Nam là những người có văn hóa a dua, bầy đàn (Hữu Ngọc, 2006) do đó động lực từ xã hội có thể sẽ mạnh hơn động lực của cá nhân trong việc nảy sinh ý định mua thực phẩm an toàn. 5.2.2. Tác động của nhận thức về chất lượng Giả thuyết nghiên cứu 2 (H2) đưa ra tuyên bố Nhận thức rằng thực phẩm an toàn có chất lượng cao có tác động thuận chiều tới ý định mua thực phẩm an toàn. Kết quả kiểm định cho thấy Nhận thức về chất lượng có quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa với ý định mua thực phẩm an toàn tại β2 = 0,129 > 0 (sig = 0,000 < 0,05). Như vậy H2 được kết luận là chính xác. Giá trị Beta của mô hình hồi quy > 0, như vậy khi người tiêu dùng càng nhận thức là chất lượng của thực phẩm an toàn cao thì càng có ý định mua thực phẩm an toàn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Jay Dickieson và cộng sự (2009), Victoria Kulikowski và cộng sự (2010), Padel và cộng sự (2005), Fotopoulos (2000), Magnusson và cộng sự (2011). Theo kết quả nghiên cứu định tính và định lượng của luận án kết quả này có thể được giải thích như sau trên thị trường Việt Nam, thực phẩm không an toàn tràn lan quá nhiều, người tiêu dùng không dễ tiếp cận với thực phẩm đảm bảo chất lượng. Nhu cầu mua thực phẩm an toàn trên thị trường luôn có, vậy nên khi người tiêu dùng đô thị Việt Nam biết được rằng một loại thực phẩm nào đó thực sự là an 114 toàn hay khi họ nhận thức được chất lượng của thực phẩm là tốt thì điều này sẽ làm nảy sinh ý định mua trong họ. 5.2.3. Tác động của sự quan tâm đến môi trường Giả thuyết nghiên cứu 3 (H3) tuyên bố Người tiêu dùng càng quan tâm đến môi trường thì càng có ý định mua thực phẩm an toàn. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại cho thấy sig = 0,821 > 0,05. Như vậy kết quả kiểm định cho thấy chưa có đủ cơ sở để khẳng định giả thuyết H3. Kết quả nghiên cứu của luận án phù hợp với nghiên cứu của Trương T. Thiên và cộng sự (2010). Tuy nhiên kết quả này lại mâu thuẫn với kết quả trong nghiên cứu của A.H. Aman và cộng sự (2012), nghiên cứu của Nguyễn Phong Tuấn (2011), nghiên cứu của B. Howlett, M. McCarthy và cộng sự (2002). 5.2.4. Tác động của chuẩn mực chủ quan Giả thuyết nghiên cứu 4 (H4) tuyên bố Chuẩn mực chủ quan có tác động thuận chiều đến ý định mua thực phẩm an toàn. Đúng như giả thuyết đã nêu, chuẩn mực chủ quan có quan hệ ý nghĩa theo chiều dương với Ý định mua thực phẩm an toàn tại β4 = 0,270 > 0 (sig = 0,000 < 0,05). Kết quả kiểm định cho phép kết luận H4 có cơ sở đúng đắn và đã được khẳng định. Giá trị Beta của mô hình hồi quy > 0, như vậy chuẩn mực chủ quan ảnh hưởng thuận chiều tới ý định mua thực phẩm an toàn. Và theo như kết quả phân tích, giá trị Beta của biến độc lập này có giá trị lớn nhất. Như vậy trong số các biến độc lập được xem xét, chuẩn mực chủ quan có tác động nhiều nhất tới ý định mua thực phẩm an toàn. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phong Tuấn (2011), Anssi Tarkiainen và cộng sự (2005), và đặc biệt ủng hộ kết quả nghiên cứu của Sudiyanti Sudiyanti (2009) về việc chuẩn mực chủ quan là nhân tố quan trọng nhất trong việc dự đoán ý định mua thực phẩm an toàn. Theo kết quả nghiên cứu định tính và định lượng của luận án kết quả này có thể được giải thích như sau cư dân đô thị Việt Nam là những người có ý thức, họ luôn mong muốn làm theo những chuẩn mực xã hội và những điều mà mọi người 115 xung quanh mong đợi. Khi toàn xã hội lên tiếng về vấn đề an toàn thực phẩm, dân cư đô thị tự nhận thấy mình cần tiêu dùng thực phẩm an toàn cho phù hợp với yêu cầu mới của xã hội và những người xung quanh. Điều đó tạo áp lực và làm nảy sinh ý định mua thực phẩm an toàn trong họ. 5.2.5. Tác động của nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm Giả thuyết nghiên cứu 5 (H5) tuyên bố người tiêu dùng càng nhận thức rằng thực phẩm an toàn sẵn có trên thị trường thì họ càng có ý định mua. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại cho thấy sig = 0,265 > 0,05. Như vậy chưa có đủ cơ sở để khẳng định giả thuyết H5. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Anssi Tarkiainen và cộng sự (2005), tuy nhiên lại mâu thuẫn với kết quả nghiên cứu của Bo Won Suh và cộng sự (2008), Boccaletti và Nardella (2000), Magnusson (2001), Fotopoulos và Krytallis (2002), Zanoli và Naspetti (2002). 5.2.6. Tác động của nhận thức về giá bán sản phẩm Giả thuyết nghiên cứu 6 (H6) tuyên bố Nhận thức về giá thực phẩm an toàn cao ảnh hưởng thuận chiều đến ý định mua thực phẩm an toàn. Kết quả phân tích cho thấy nhận thức về giá bán sản phẩm có quan hệ có ý nghĩa và quan hệ thuận chiều với ý định mua thực phẩm an toàn tại β6 = 0,105 > 0 (sig = 0,000< 0,05). Như vậy giả thuyết H6 có căn cứ và đã được khẳng định. Giá trị Beta của mô hình hồi quy > 0 cho thấy người tiêu dùng nhận thấy thực phẩm an toàn có giá cao hơn thực phẩm thường thì họ càng có ý định mua. Đây là một phát hiện mới ủng hộ cho quan điểm của Philip Kotler (2001) khi cho rằng nhận thức về giá bán sản phẩm ảnh hưởng tới hành vi mua, tuy nhiên kết quả này không cùng quan điểm với các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Trương T. Thiên và cộng sự (2010), Anssi Tarkiainen và cộng sự (2005), Bo Won Suh và cộng sự (2008), Jay Dickieson và cộng sự (2009), Victorya Kulikovski và cộng sự (2010). Theo kết quả nghiên cứu định tính và định lượng của luận án, kết quả này có thể được giải thích như sau hiện nay ở Việt Nam chưa phổ biến rộng rãi những quy 116 định để nhận biết thực phẩm an toàn. Chỉ có một quy định của logo PGS và VietGap cho thực phẩm an toàn đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên trên thị trường có rất ít thực phẩm an toàn mang logo này. Hầu hết các thực phẩm an toàn chỉ in thông tin về sự an toàn trên bao bì. Mặt khác, việc quản lý thực phẩm an toàn bán trên thị trường còn chưa chặt chẽ nên rất nhiều thực phẩm mang nhãn mác an toàn nhưng thực chất không theo đúng tiêu chuẩn. Do đó người tiêu dùng sử dụng giá như một chỉ báo về tính chất của sản phẩm. Những sản phẩm có giá cao được người tiêu dùng cho là có chất lượng cao, là an toàn thật. Điều này thúc đẩy họ đến ý định mua cao hơn. 5.2.7. Tác động của tham khảo-giá trị bản thân Giả thuyết nghiên cứu 7 (H7) tuyên bố sự tham khảo về mặt giá trị bản thân ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại cho thấy sig = 0,159 > 0,05. Như vậy chưa có đủ cơ sở để khẳng định giả thuyết H7 hay chưa thể khẳng định được việc cá nhân mong muốn được nâng cao giá trị bản thân trong mắt của những người khác ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cá nhân đó. Kết quả này không phù hợp với kết quả nghiên cứu của Robin Robert (2007). 5.2.8. Tác động của tham khảo-tuân thủ Giả thuyết nghiên cứu 8 (H8) tuyên bố sự tham khảo về mặt tuân thủ ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại cho thấy sig = 0,880 > 0,05. Do đó chưa có đủ cơ sở để khẳng định giả thuyết H8 hay chưa thể khẳng định việc có ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng là do tuân thủ một cá nhân hay một nhóm người khác vì ý thức được rằng cá nhân hay nhóm người khác đó có thể thưởng hoặc phạt họ. Kết quả này không phù hợp với kết quả nghiên cứu của Robin Robert (2007). 5.2.9. Tác động của tham khảo- thông tin Giả thuyết nghiên cứu 9 (H9): sự tham khảo về mặt thông tin ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn. Kết quả phân tích cho thấy tham khảo-thông tin có 117 quan hệ có ý nghĩa với ý định mua thực phẩm an toàn tại β9 = 0,083 > 0 (sig = 0,000 < 0,05). Như vậy giả thuyết H9 là có căn cứ và đã được khẳng định. Hệ số Beta của mô hình hồi quy > 0 cho thấy nhân tố này có ảnh hưởng thuận chiều tới biến phụ thuộc. Kết quả này ủng hộ kết quả nghiên cứu của Robin Robert (2007). Theo kết quả nghiên cứu định tính và định lượng của luận án, giả kết quả này có thể được giải thích như sau người tiêu dùng có tham khảo ý kiến của những người xung quanh để hình thành nên những thông tin về thực phẩm an toàn, họ sử dụng những thông tin này để mua thực phẩm an toàn và thông tin càng có nhiều thì ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng càng lớn. Những thông tin này làm tăng hiểu biết của những người tiêu dùng về an toàn vệ sinh thực phẩm và giúp họ tìm đến thực phẩm an toàn để thỏa mãn nhu cầu về dinh dưỡng. Như vậy việc người tiêu dùng thu thập thông tin từ những người xung quanh sẽ giúp họ có cơ sở để tìm đến thực phẩm an toàn và nảy sinh ý định mua thực phẩm an toàn. 5.2.10. Tác động của truyền thông đại chúng Giả thuyết nghiên cứu 10 (H10) tuyên bố truyền thông đại chúng ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn. Đúng như kỳ vọng, kết quả phân tích số liệu cho thấy truyền thông đại chúng có mối quan hệ có ý nghĩa với ý định mua thực phẩm an toàn tại β10 = 0,044 > 0 (sig = 0,003 < 0,05) chứng tỏ giả thuyết H10 là đúng đắn và đã được khẳng định. Hệ số Beta của mô hình hồi quy > 0 cho thấy nhân tố này có ảnh hưởng thuận chiều tới biến phụ thuộc. Như vậy việc truyền thông đại chúng có ảnh hưởng thuận chiều tới ý định mua thực phẩm an toàn. Người tiêu dùng càng gặp nhiều thông điệp truyền thông thì càng làm tăng ý định mua của họ. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Wray Ricardo J. và cộng sự (2005) và nghiên cứu của Iman Khalid A. Qader (2011). Theo kết quả nghiên cứu định tính và định lượng của luận án, kết quả này có thể được giải thích như sau những thông điệp truyền thông người tiêu dùng nhận được hàng ngày sẽ làm tăng nhận thức của họ về sản phẩm và từ đó làm nảy sinh ý 118 định mua thực phẩm an toàn. Tuy nhiên hệ số Beta của biến độc lập truyền thông đại chúng là nhỏ nhất hay tác động của truyền thông đại chúng tới ý định mua thực phẩm an toàn là ít nhất do ở Việt Nam, chất lượng của các thông điệp truyền thông chưa được đảm bảo chính xác nên niềm tin của người tiêu dùng vào các thông điệp đó không cao từ đó dẫn đến ảnh hưởng của những thông điệp này tới ý định mua của người tiêu dùng là không cao. Nguồn thông tin đại chúng chủ yếu có tính chất thông bảo nhưng chưa có tính chất khẳng định. Do đó người tiêu dùng còn cần những nguồn thông tin mang tính cá nhân như thông tin tham khảo từ những người thân xung quanh để kiểm chứng những thông tin đại chúng, từ đó mới dẫn đến ý định mua thực phẩm an toàn. 5.3. Một số đề xuất và kiến nghị 5.3.1. Một số đề xuất cho các nhà quản trị Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý định mua thực phẩm an toàn như sau: - Sự quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng sẽ làm nảy sinh ý định mua thực phẩm an toàn trong họ là kết luận trong nghiên cứu. Các doanh nghiệp thực phẩm an toàn vì vậy có thể thực hiện những hoạt động nhằm khơi gợi ở người tiêu dùng ý thức quan tâm đến sức khỏe của mình. Trên thực tế có rất một số ngành như ngành thực phẩm chức năng đã sử dụng giải pháp này. Họ đưa ra những chương trình chăm sóc sức khỏe kèm bán hàng. Các doanh nghiệp thực phẩm an toàn có thể thực hiện những chương trình tư vấn về dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe nhằm nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng về vấn đề sức khỏe có liên quan đến thực phẩm. Từ đó sẽ nâng cao ý thức tiêu dùng thực phẩm an toàn và đẩy mạnh ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng. - Nghiên cứu tìm ra rằng khi người tiêu dùng nhận thức về chất lượng thực phẩm an toàn là tốt họ sẽ có ý định mua. Nguyên lý marketing luôn chỉ ra rằng sản phẩm là cốt lõi của chiến lược marketing hỗn hợp. Sản phẩm có chất lượng phù hợp với mong muốn của khách hàng sẽ tự được tiêu thụ. Vì vậy trước hết những người sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn cần đưa ra những sản phẩm với chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn an toàn theo quy định của nhà nước và phù hợp với nhu cầu 119 của người tiêu dùng. Đồng thời để chất lượng sản phẩm doanh nghiệp đến được với nhận thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần đưa ra những hoạt động truyền thông để thông tin về chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng biết đến nhằm tăng nhận thức về chất lượng của sản phẩm trong tâm trí họ, từ đó tăng ý định mua thực phẩm an toàn. - Nghiên cứu cũng tìm ra rằng chuẩn mực chủ quan sẽ dẫn dắt người tiêu dùng tới ý định mua thực phẩm an toàn. Chuẩn mực chủ quan là nhận thức của con người về việc phải ứng xử thế nào cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Như vậy trước hết trong xã hội cần hình thành những yêu cầu hay xu hướng chung về việc tiêu dùng thực phẩm an toàn. Những yêu cầu hay xu hướng này muốn đến được với nhận thức của người tiêu dùng cần phải có những hoạt động truyền thông trong xã hội. Những hoạt động này sẽ hướng dẫn về tiêu dùng thực phẩm đúng cách và an toàn. Đồng thời cho người tiêu dùng thấy xu hướng tiêu dùng hay yêu cầu của xã hội về việc tiêu dùng thực phẩm. Từ đó sẽ có thể hình thành xu hướng ứng xử của người tiêu dùng làm tăng ý định mua thực phẩm an toàn của họ. - Kết quả nghiên cứu khẳng định truyền thông đại chúng sẽ tác động tích cực tới ý định mua thực phẩm an toàn. Truyền thông đại chúng thường được sử dụng như một công cụ để truyền đi những thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng nhằm xây dựng nhận thức tích cực trong khách hàng về sản phẩm và doanh nghiệp, từ đó sẽ hình thành nên thái độ tích cực và dẫn đến hành vi mua. Luận án cũng ủng hộ quan điểm đó, do vậy doanh nghiệp có thể tích cực sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để thông tin về sản phẩm. Tuy nhiên, kết quả cũng chỉ ra rằng tác động của truyền thông đại chúng là tác động nhỏ nhất. Xét về khách quan thì truyền thông đại chúng đi thông báo các thông tin mà chưa có sự kiểm chứng từ kinh nghiệm sử dụng thực. Về mặt chủ quan thì các thông tin qua truyền thông đại chúng chưa có độ tin cậy cao do đó tính chất ảnh hưởng tới ý định mua chưa cao. Để tăng ảnh hưởng của truyền thông đại chúng tới ý định mua trong tương lai thì các doanh nghiệp cần truyền đi những thông tin chính xác, chân thực từ đó sẽ xây dựng được niềm tin trong người tiêu dùng và làm tăng ý định mua của họ. 120 Ngoài ra các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn có thể phát triển thực hiện các giải pháp nhằm tăng chất lượng sản phẩm và xây dựng niềm tin với người tiêu dùng như: - Xây dựng chuỗi giá trị an toàn. Xây dựng hệ thống sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn xuất phát từ sản xuất: xác định và ổn định diện tích đất an toàn cho việc sản xuất, áp dụng tiêu chuẩn VietGap cho quy trình sản xuất, sử dụng giống sản xuất an toàn..Tiếp đến là khâu kinh doanh: nghiên cứu sử dụng các loại bao bì đóng gói sạch, in mã vạch trên sản phẩm để quản lý nguồn gốc sản phẩm, sử dụng các biện pháp cơ giới, vật lý, hóa học trong bảo quản thực phẩm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn. - Xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn. Hiện nay chưa có nhiều thương hiệu mạnh, thực sự được biết đến là có uy tín về sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh còn manh mún và chưa xây dựng được thương hiệu mạnh. Để nâng cao niềm tin cho người tiêu dùng, nâng cao ý định mua thực phẩm an toàn và giúp họ mạnh dạn biến ý định đó thành hành vi mua thật, các doanh nghiệp cần biết tạo dựng uy tín, xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu đó trên thị trường thực phẩm an toàn. 5.3.2. Một số kiến nghị vĩ mô Để thúc đẩy việc sản xuất và tiêu dùng thực phẩm an toàn, bên cạnh nỗ lực của các doanh nghiệp, Nhà nước nên xem xét, cân nhắc đưa ra những tác động vĩ mô nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị cụ thể sau: - Nhà nước đã đưa ra các văn bản quy định về việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn như Luật an toàn thực phẩm, Nghị định 38 quy định chi tiết việc thực hiện một số điều luật an toàn thực phẩm, thông tư 47 Quy định việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm trong quá trình sản xuất, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau quả đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chếTuy nhiên cần có những chương trình 121 truyền thông để tuyên truyền về pháp luật, đưa những văn bản này tới gần hơn với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và với người tiêu dùng, cụ thể hóa những quy định này đối với từng ngành hàng khác nhau, khu vực khác nhau và đối tượng áp dụng khác nhau. Từ đó, khơi dậy ý thức trách nhiệm đạo đức của người sản xuất và kinh doanh và ý thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng. - Nhà nước cần đưa ra nhưng biện pháp quản lý thị trường thực phẩm chặt chẽ hơn. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, cần có những hoạt động thường xuyên kiểm tra và giám sát quy trình sản xuất để đảm bảo đúng tiêu chuẩn sản xuất an toàn. Đối với các doanh nghiệp và hộ kinh doanh thực phẩm, các cơ quan chức năng về vệ sinh an toàn nên thường xuyên kiểm tra chất lượng thực phẩm kinh doanh và môi trường kinh doanh để đảm bảo kiểm soát những thực phẩm không an toàn trên thị trường. Ngoài ra cần có những biện pháp khống chế việc nhập khẩu những thực phẩm không an toàn từ Trung Quốc và một số nước khác vào thị trường Việt Nam. Tóm lại nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt đông kiểm tra, kiểm soát và quản lý việc sản xuất và tiêu thụ thực phẩm an toàn. - Nhà nước có thể đưa ra những chính sách nhằm xã hội hóa công tác kiểm tra về an toàn thực phẩm. Giao trách nhiệm và quyền hạn kiểm tra tới nhiều cấp độ nhằm giảm áp lực về thời gian và kinh phí và tăng tính chủ động của các tổ chức, tác nhân trong quản lý an toàn thực phẩm. Giải pháp này sẽ giúp giảm áp lực cho nhà nước trong công tác kiểm tra an toàn thực phẩm. - Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn. Mở rộng các vùng trồng rau sạch và chăn nuôi gia súc, gia cầm sạch, hỗ trợ doanh nghiệp nuôi trồng an toàn về quy trình nuôi trồng tiêu chuẩn, giống cây và con giống, vật tư vệ sinh phòng dịch, chống dịch, xử lý môi trường những vùng chăn nuôi tập trung. Từ đó việc sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn sẽ gặp nhiều thuận lợi, lượng sản phẩm an toàn cung cấp trên thị trường sẽ dồi dào và phong phú hơn, thúc đẩy việc tiêu dùng thực phẩm an toàn hơn. - Sản phẩm thực phẩm an toàn là sản phẩm bảo vệ môi trường. Nhiều nghiên cứu trên thế giới trước đây đã khẳng định vì quan tâm đến môi trường mà người tiêu dùng nảy sinh ý định mua thực phẩm an toàn. Tuy nhiên theo nghiên cứu của 122 luận án thì người tiêu dùng không nhìn thấy mối liên hệ giữa tiêu dùng thực phẩm an toàn và việc bảo vệ môi trường nên nhân tố này không đóng góp thúc đẩy ý định mua trong họ. Trong tương lai, để phát triển việc tiêu dùng thực phẩm an toàn, chính phủ nên đưa ra những chương trình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về môi trường liên quan đến việc sản xuất và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Từ đó nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động tiêu dùng thực phẩm an toàn. Những đề xuất và kiến nghị trên đã giúp trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ năm của luận án về những giải pháp nào có thể đưa ra để nâng cao ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Việt Nam. 5.4. Hạn chế của nghiên cứu và gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo Tuy đã đạt được những kết quả cụ thể nêu trên nhưng luận án cũng không tránh khỏ một số hạn chế nhất định cần được các nghiên cứu tiếp theo bổ sung, hoàn thiện. 5.4.1. Hạn chế của nghiên cứu - Luận án mới chỉ nghiên cứu được ảnh hưởng của một số nhân tố tới ý định mua thực phẩm an toàn mà trên thực tế còn có nhiều nhân tố khác có thể cũng có tác động tới biến phụ thuộc này. - Phạm vi nghiên cứu mới chỉ được thực hiện tại Hà Nội từ đó được suy rộng ra các đô thị tại Việt Nam. 5.4.2. Gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo Từ kết quả nghiên cứu của luận án, các nghiên cứu tiếp theo có thể đi theo các hướng: - Đưa thêm các nhân tố khác vào nghiên cứu sự tác động tới ý định mua thực phẩm an toàn. - Mở rộng phạm vi nghiên cứu trên phạm vi địa lý rộng hơn. - Có thể nghiên cứu tiếp mối quan hệ giữa ý định mua và hành vi mua trong lĩnh vực thực phẩm an toàn. 123 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 Trong chương 5, tác giả trình bày tóm tắt về các kết quả nghiên cứu được. Từ đó, tác giả thảo luận ý nghĩa của các kết quả nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam. Cũng từ kết quả nghiên cứu, chương 5 đã đề xuất một số giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao ý định mua và từ đó thúc đẩy hành vi mua của người tiêu dùng đối với mặt hàng thực phẩm an toàn. Trong chương 5, tác giả cũng đề xuất một số khuyến nghị vĩ mô nhằm đẩy mạnh việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm an toàn tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng bộc lộ một số hạn chế về phạm vi và nội dung nghiên cứu. Từ những hạn chế này, tác giả đã đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm mở rộng phạm vi và nội dung nghiên cứu. 124 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ 1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mua thực phẩm an toàn., Tạp chí Kinh tế và dự báo, Số 5 tháng 3 năm 2014 2. Ảnh hưởng của sự quan tâm đến sức khỏe, nhận thức về chất lượng và quy tắc ứng xử chủ quan tới ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Việt Nam - Lấy ví dụ tại Thành phố Hà Nội, Tạp chí Khoa học Thương mại, Số 66 tháng 2 năm 2014 3. The impact of health consciousness, environmental concern and price on organic food purchase intention in Hanoi, Vietnam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế "9th International conference on hunanities and social sciences 2013", Trường Đại học Khon Kaen, Thailand, tháng 11 năm 2013 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. PGS.TS. Trương Đình Chiến (2010), “Giáo trình Quản trị Marketing”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 2. GS.TS. Trần Minh Đạo (2006), “Giáo trình Marketing Căn bản” NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 3. PSG.TS. Nguyễn Viết Lâm (2007), “Giáo trình Nghiên cứu marketing” NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 4. Luật an toàn thực phẩm ( Luật số 55/2010/QH12) năm 2010 5. Hữu Ngọc (2006), “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” NXB Thanh niên. 6. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007), “Nguyên cứu khoa học Marketing ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM” NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Đình Thọ (2011), “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh” NXB Lao động- Xã hội. 8. TS. Vũ Huy Thông (2010), “Giáo trình Hành vi người tiêu dùng” NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 9. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” NXB Hồng Đức. Tiếng Anh: 10. A.H. Aman, Amran Harun và Zuhal Hussein (2012), “ The influence of environmental knowledge and concern on green purchase intention the role of attitude as a mediating variable”, British Journal of Arts and Social Sciences, Vol. 7, No. 2, pp. 145-167. 11. Ajen I. and Fishbein M. (1975), “ Belief, attitude, intention and behavior. An introductiion to theory and research” Reading, Mass: Addison-Wesley. 12. Ajzen I. (1991), “ The theory of planned behavior” Organizational Behavior and Human Decision Processes, Vol. 50, pp. 179-211. 126 13. Ajzen I. ( 2002a), “ Constructing a TpB questionnaire: Conceptual and methodological considerations” URL: 14. Ajzen I. (2002b), “Perceived Behavioral Control, Self-Efficacy, Locus of Control, and the Theory of Planned Behavior” Journal of Applied Social Psychology, Vol. 32, pp. 665-683. 15. Anssi Tarkiainen và Sanna Sundqvist (2005), “ Subjective norms, attitudes and intention of Finish consumers in buying organic food” British food journal, Vol. 107, No. 11, pp. 808-822. 16. Bagozzi R. P. (1983), “ A Holistic methodology for modelling consumer response to innovation” Operations research ,Vol.31, pp. 128-176. 17. Bass, Frank M. (1969), “ A New Product Growth Model for Consumer Durables”, Management Science, Vol. 15, No. 5, pp. 215-227. 18. Bennaor A. C. (1995), “ Predicting behaviour from intention to buy measure: The parametric case” Journal of marketing research, Vol. 32, pp. 176-191. 19. Bo Won Suh, Anita Eves và Margaret Lumbers (2008), “ Consumers’ perception and purchasing intention of organic food in South Korea”, pc.parnu.ee/~htooman/.../consumers%20perception.pdf . 20. Bocaletti S. and Nardella M. (2000), “Consumer willingness to pay for pesticide- free fresh fruit and vegetables in Italy”, The intenational food and agribusiness management review, Vol. 3, No. 3, pp. 297-310. 21. Brown, C. (2003), “ Consumers’ preferences for locally produced food: A study in Southeast Missour” American Journal of Alternative Agriculture, Vol.18, pp. 213-224. 22. Buchan, H.F. (2005), “Ethical Decision Making in the Public Accounting Profession: An extension of Ajzen’s Theory of Planned Behavior”, Journal of Business Ethics, Vol 61, pp. 165-181. 23. Campbell, Donald T. và Duncan W. Fiske (1959), “Convergent and Discriminant validation by the Multitrait Multimethod Matrix” Psychological Bulletin, Vol. 56, No. 2, pp. 81-105. 127 24. Chan, R.Y.K., and Lau, L. B.Y. (2000), “Antecedents of Green Purchases: A survey in China”, Journal of Consumer Marketing, Vol. 17, No. 4, pp. 338- 357. 25. Chang, M. K. (1998), “ Predicting unethical behavior: a comparison of the theory of reasoned action and the theory of planned behavior”, Journal of Business Ethics, Vol. 17, No. 16, pp. 1825-33. 26. Chen, M.F. (2007), “Consumer attitudes and purchase intentions in relation to organic foods in Taiwan: Moderating effects of food-related personality traits”, Food Quality and Preference, Vol. 18, pp. 1008-1021. 27. Chen, M.F. (2009), “Attitude toward organic foods among Taiwanese as related to health consciousness, environmental attitudes, and the mediating effects of a healthy lifestyle”, Journal of British food, Vol 111, No. 2, pp.165- 178. 28. Chika Motomura (2013), “Gain Report”, gain.fas.usda.gov. 29. Davies, A., Titterington, A.J. and Cochrane, C. (1995), “Who buys organic food? A profile of the purchasers of organic food in Northern Ireland”, British Food Journal, Vol. 97 No. 10, pp. 17-23. 30. DeFleur, M. và Everette Dennis (1998), “Understand the mass media”, 6th Ed. Boston. 31. Dettmann, R. and Dimitri, C. (2007), “Who’s buying organic vegetables? Demographic characteristics of US consumers”, Journal of Food Distribution Research, pp. 49-62. 32. Diamantopoulos, A., Schlegelmilch, B. B., Sinkovics, R. R., and Bohlen, G. M (2003), “Can Socio-demographics Still Play a Role in Profiling Green Consumers? A Review of The Evidence and An Empirical Investigation”, Journal of Business Research, Vol. 56, pp. 465-480. 33. Elbeck Matt và Tirtiroglu Ercan (2008) “Qualifying Purchase Intentions Using Queueing Theory”, Journal of Applied Quantitative Method, Vol. 3 No. 2, pp. 167-178. 128 34. Essoussi, L.H. và Zahaf, M. (2008), “Decision making process of community organic food consumers: an exploratory study”, Journal of Consumer Marketing, Vol. 25 No. 2, pp. 95-104. 35. Feick, L. F. và L.L., Price (1987), “The market maven: A diffuser of marketplace information”, Journal of Marketing, Vol.51, pp. 83-97. 36. Figuie, M. (2003), “Vegetable consumption behaviour in Vietnam”, sumption.pdf (accessed 20 July 2010). 37. Fotopoulos, Krystallis (2002), “ Purchasing motives and profile of Greek organic consumers: a countrywide survey”, Brishtish Food Journal, Vol. 104, No. 9, pp. 730-764. 38. Fotopoulos, Christos and George Chryssochoidis (2000), “ Factors affecting the decision to purchase Orgainic food”, Journal of Euromarketing, Vol. 9, No.3, pp. 44. 39. Gerbing, D.W., Anderson,J.C., (1988) “An updated paradigm forscale development incorporating unidimensionality and its assessment”, Journal of MarketingResearch, Vol. 25 No. 2, pp. 186-192. 40. Gil, J.M., Gracia, A. and Sanchez, M. (2000), “Market segmentation and willingness to pay for organic products in Spain”, International Food and Agribusiness Management Review, Vol. 3 No. 2, pp. 207-26. 41. Gracia, A. and de Magistris, T. (2007), “Organic food product purchase behaviour: a pilot study for urban consumers in the South of Italy”, Spanish Journal of Agricultural Research, Vol. 5(4), pp. 439-451. 42. Granbois D. and Summers J. O. (1975), “ Primary and secondary validity of consumer purchase probabilities”, Journal of consumer research, Vol. 1, 1975, pp 31-38. 43. Han, H., Hsu, LT., and Lee, JS. (2009), “ Empirical Investigation Of The Roles Of Attitudes Towards Green Behaviors, Overall Image, Gender, And Age In Hotel Customers' Eco-friendly Decision-making Process”, 129 International Journal of Hospitality Management, Vol 28, pp. 519-528. 44. Hardin, G. (1993) “Living within limits”, Ecology Economics and Population Taboos, Oxford University Press, New York. 45. Hines, J. M., Hungerford, H. R., and Tomera, A. N. (1986), “Analysis synthesis of research on responsible environmental behavior: A meta- analysis”, The Journal of Environmental Education, Vol. 18, No. 2, pp. 1-8. 46. Hofmann, S. (2006), “The market for organic food from the perspective of consumers and market actors – Analysis of supply chain and demand”, Berlin, Humboldt-University, Diss., 2006. 47. Howard, J. A. and Sheth, J. N. (1967), “A Theory of Buyer Behavior” in Moyer, R. (ed.) “Changing Marketing System”, Proceedings of the 1967 Winter Conference of the American Marketing Association AMA, pp. 253-262. 48. Howlett B, McCarthy M, O’Reilly S. (2002), “An examination of consumers’ perceptions on organic yogurt”, Agribusiness Discussion, Paper No. 38. Department of Business and Development, National University of Ireland, pp. 3 – 27. 49. Hughner, Renee Shaw, McDonagh, Pierre Prothero, Andrea, Shultz, Clifford J., Santon, Julie (2007), “Who are organic food consumers? Acompilation and review of why people purchase organic food”, Journal of Consumer Behavior, Vol. 6, Issue 2/3, pp94-110. 50. Iman Khalid A. Qader, Yuserrie Bin Zainuddin (2011), “The Impact of Media Exposure on Intention to Purchase Green Electronic Products amongst Lecturers”, International Journal of Business and Management, Vol. 6, No 3, pp. 240-248. 51. Jay Dickieson và Victoria Arkus (2009), “ Factors that influence the purchase of organic food: A study of consumer behavior in the UK”, www.ein-herz- fuer-bio.org/.../DickiesonJ__ArkusV.pdf. 52. Joseph F. Hair et al. (1998) “Multivariate Data Analysis”, Prentice-Hall International, Inc. 130 53. Justin Paul và Jyoti Rana (2012), “ Consumer behavior and purchase intention for organic food”, Journal of Consumer Marketing, Vol. 29, No. 6, pp. 412- 422. 54. Kaiser, H.F. (1974), “An index of factorial simplicity”, Psychometrika, Vol. 39, pp. 31-36. 55. Kalafatis, S. P., Pollard, M., East, R., and Tsogas, M. H. (1999), “Green Marketing And Ajzen's Theory of Planned Behaviour: A Cross-market Examination”, Journal of Consumer Marketing, Vol. 16, No. 5, pp. 441-460. 56. Kalwani, M. U. and Silk, A. J. (1982), “On the Reliability and Predictive Validity of Purchase Intention Measures”, Marketing Science, Vol. 1, pp. 243-287. 57. Kassarjian, H. (1971), “Incorporating ecology into marketing strategy: the case of air pollution”, Journal of Marketing, Vol. 35. 58. Koen Den Braber (2007), “Organic agriculture, why, where, what, how”, www.ngocentre.org.vn/webfm_send/455/1. 59. Koen Den Braber và Hoang, T. T. H. (2007), “Feasibility Study for Organic Bitter Tea Production and Marketing in Cao Bang Province. Hanoi: Helvetas Vietnam”, Swiss Association for International Cooperation. 60. Kraft F.B. and Goddell, P.W. (1993), “ Identifying the health conscious consumer”, Journal of Health Care Marketing, Vol. 13, pp 18-25. 61. Kyriakopoulos and Van Dijk (1997), “ Post- purchase intention for organic foodstuff: A conceptual framework based on the perception of product value”, Journal of International Food and Agribusiness Marketing, Vol. 9, No. 3, pp 1-19. 62. Lamkin N. (1999), “ Organic farming”, Farming Press, Ipswich. 63. Lapinski, M. and Rimal R. N. (2005), “An explication of social norms” Communication Theory, Vol. 15, No. 2, pp. 127-147. 64. Laroche M., Bergeron J. And Barbaro- Forleo G. (2001), “ Targeting consumers who are willing to pay more for environmentally friendly 131 products”, Journal of Consumer Marketing, Vol. 18, No. 6, pp 503-520. 65. Linda Kalof, Ami Dan, Thomas Dietz (2008), “Essentials of Social Research”, Open University Press. 66. Lutz, R.J. (1991), “The role of attitude theory in marketing”, Perspectives in Consumer Behavior, Prentice-Hall, Englewood Cliffs, NJ, pp.317-39. 67. Magistris, T., and Gracia, A. (2008), “ The decision to buy organic food products in Southern Italy”, Journal of British food, Vol. 110, No. 9, pp. 929- 947. 68. Magnusson, K. M., Arvola A., Hursti K. K. U., Aberg, L. and Sjoden O. P. (2001), “ Attitudes towards organic foods among Swedish consumers”, British Food Journal, Vol. 103, No. 3, pp. 209-226. 69. Mainieri, T. and Barnett, E.G. (1997), “Green buying: the influence of environmental concern on consumer Behaviour”, Journal of Social Psychology, Vol. 137, No. 2, pp.189–205. 70. Makatouni A. (2002), “ What motives consumers to buy organic products in the UK? Result from a qualitative study”, British Food Journal, Vol. 104, No. 3/4/5, pp. 345-352. 71. Maloney, M.P, Ward, M.P., Braucht, G.N (1975), "Psychology in action: a revised scale for the measurement of ecological attitudes and knowledge", American Psychologist, pp.787-90. 72. Mat Said, A., Ahmadun, FR., Hj Paim, L., and Masud, J. (2003), “Environmental Concerns, Knowledge and Practices Gap Among Malaysian Teachers”, International Journal of Sustainability in Higher Education, Vol. 4, No. 4, pp. 305-313. 73. McClelland, D. (1987), “ Human Motivation”, New York: Cambridge University Press. 74. Meisner, C. (2003), “Poverty-Environment Report: Pesticide Use in the Mekong Delta”, 75. Meyers, L. S., Gamst, G., & Guarino, A. J. (2006), “Applied multivariate 132 research: Design and interpretation”, Thousand Oaks, CA: Sage Publications, Inc. 76. Michaelidou, Nina and Louise M. Hassan (2008), “ The role of health consciousness, food safety concern and ethical identity on attitudes and intentions towards organic food”, International Journal of Consumer Studies, Vol. 32, pp163-170. 77. Morowitz, V. G. and Schmittlein, D. (1992), “Using Segmentation to Improve Sales Forecasts Based on Purchase Intent: Which Intenders Actually Buy?”, Journal of Marketing Research, Vol. 29, pp. 391-405. 78. Morowitz, V. G., Steckel, J. and Gupta, A. (1996), “ When do Purchase Intentions Predict Sales?”, Working Paper, Stern School of Business, New York University, New York. 79. Moustier, P., Figuie, M., Loc, N.T.T. and Son, H.T. (2005), “The role of coordination in the safe and organic vegetable chains supplying Ha Noi”, Proceedings of the International Symposium of the International Society for Horticultural Science, Chiang Mai, Thailand. 80. Mullett, G. M. and Karson, M. J. (1985), “ Analysis of Purchase Intent Scales Weighted by Probability of Actual Purchase”, Journal of Marketing Research, pp. 93-96. 81. Newberry, C. R., Kleinz, B. R. and Boshoff, C. (2003), “ Managerial Implications of Predicting Purchase Behaviour from Purchase Intentions: A Retail Patronage Case Study”, Journal of Services Marketing, Vol. 17,pp. 609-618. 82. Newhouse, N. (1990), “Implication of attitude and behavior research for environmental conservation”, The Journal of Environmental Education, Vol. 22, No. 1, pp. 26-32. 83. Ngo Doan Dam (2010), “An overview on organic agriculture in Vientnam: current status and future prospective” ANSOFT Planning Workshop - Sowon Korea 29&30 Nov 2010. 133 84. Nguyen, H. D., & Tran, T. T. D. (1997) “Economic and Health Consequences of Pesticide Use in Paddy Production in the Mekong Delta, Vietnam. Ottawa: International Development Research Centre.”, S/10536137480ACF124.pdf. 85. Nik Abdul Rashid, NR. (2009), “Awareness Of Eco-label In Malaysia's Green Marketing Initiative”, International Journal of Business and Management, Vol. 4, No. 8, pp. 132-141. 86. Nihan Mutlu (2007), “Consumer attitude and behavior towards organic food: Cross-cutural study of Turkey and Germany”, orgprints.org/.../MasterThesis- ConsumerStudy-TR-DE.pdf. 87. Nunnally, J.C., Bernstein, I.H. (1994), “Psychometric theory”, New York: McGraw-Hill. 88. Oliver R. L. and Bearden W. O. (1985), “Crossover effect in the theory of reasoned action: A moderating influence attempt”, Journal of consumer research, pp. 324-340. 89. Olson Jerry C. (1977), “Price as an Informational Cue: Effects in Product Evaluation”, Consumer and Industrial Buying Bahavior, Arch G. Woodside, Jagdish N. Sheth, and Peter D. Bennet, eds. NewYork: North Holland Publishing Company, pp. 267-286. 90. O’Neal, P.W. ed ( 2007), “Motivation of Health Behavior”, New York: Nova Science Publishers Inc. 91. Organic Foods Production Act of 1990, 92. Oude Ophuis, P.A.M. (1989), “Measuring health orientation and health consciousness as determinants of food choice behavior: development and implementation of various attitudinal scales”, in Avlonitis, G.J., Papavasiliou, N.K. and Kouremenos, A.G. (Eds), Marketing Thought and Practice in the 1990s, EMAC XVIII, Athens School of Economics and Business, Athens, pp. 1723-1725. 134 93. Oyewole, P. (2001), “ Social Costs of Environmental Justice Associated with the Practice of Green Marketing”, Journal of Business Ethics, Vol. 29, No. 3, pp. 239-252. 94. P. O’Donovan và M. McCarthy (2002), “Irish consumer preference for organic meat”, British Food Journal, Vol 104, No 3-5, pp. 354-370. 95. Padel, Susanne and Carolyn Foster (2005), “ Exploring the gap between attitudes and behavior”, British Food Journal, Vol. 107, No. 8, pp 606. 96. Philip Kotler (2003), “Marketing Management” 11th edition by Pearson Education, Inc., Prentice Hall. 97. Philip Kotler, Gary Amstrong, John Saunders, Veronica Wong (2001), “Principles of marketing”, 9nd edition by Prentice Hall Inc., 98. Phong Tuan Nguyen (2011), “A comparative study of the intention to buy organic food between consumers in Northern and Southern Vietnam”, Gsbejournal.au.edu, AU-GSB e-Journal, Vol. 4, No. 2, pp. 102-113. 99. Perry, L. and Schultz, D. (2005), “Buying Organic”, Random House, New York, NY 100. Pickering, J. F. and Isherwood, B. C. (1974), “ Purchase Probabilities and Consumer Durable Buying Behaviour”, Journal of the Market Research Society, Vol. 16, pp. 203-226. 101. Radman, M. (2005), “Consumer consumption and perception of organic product in Croatia”, British Food Journal, Vol. 107, No. 4, pp. 263-273. 102. Ramayah, T., Lee, J. WC., and Mohamad, O. (2010), “Green Product Purchase Intention: Some Insights From A Developing Country”, Conservation and Recycling, Vol. 54, pp. 1419-1427. 103. Robin Roberts (2007), “Organic food: Observations of Chinese purchasing behaviors”, usq.edu.au 104. Roger D. Blackwell, Paul W. Miniard, James F. Engel (2006), “Consumer Behavior” 10th edition by Thomson South-Western 105. Rosenthal, D. (1986), “Two concepts of consciousness”, Philosophical studies, 135 Vol 49, pp. 329-359. 106. Schultz, P.W., và Lauterborul, Z. S. (1993), “Value and pro environmental behavior: A five – country survey”, Journal of Cross – Culture Psychology, Vol. 29, No. 4, pp. 540-558. 107. Scott, S. (2005), “Emerging agro-food markets, supply chains and regional rural development prospects in Nghe An Province, Vietnam”, paper presented at the Canadian Council for Southeast Asian Studies (CCSEAS) Biennial Conference, Toronto, 10/2006. 108. Shauna MacKinnon (2013), “The BC Organic market Growth, Trend and Opportunities, 2013”, www.certifiedorganic.bc.ca. 109. Shaw Hughner, Rene and Pierre McDonagh, Andrea Prothero, Clifford J. Shultz and Julie Sstanton (2007), “Who are the organic food consumers?” Journal of Comsumer Behavior, Vol 6, pp 94-110. 110. Sheeran, P., and Taylor, S. (1999), “Predicting intentions to use condoms: A meta-analysis and comparison of the theories of reasoned action and planned behavior”, Journal of Applied Psychology, Vol. 29, pp. 1624-1675. 111. Shepherd, G. J. and O'Keefe, D. J. (1984), “Separability of attitudinal and normative influences on behavioral intentions in the Fishbein-Ajzen model”, The Journal of Social Psychology, Vol. 122, pp. 287-288. 112. Sheppard, B. H., Hatwick, J. and Warshaw, P. R. (1988), “ The Theory of Reasoned Action: A Meta Analysis of Past Research with Recommendations for Modifications and Future Research”, Journal of Consumer Research, Vol. 15, pp. 325-343. 113. Shimp, T. A., Kavas, A. (1984), “ The theory of reasoned action applied to coupon usage”, Journal of Consumer Research, Vol. 11, No. 3, pp. 795-799. 114. Simon và Scott (2008), “Organic agriculture and “safe” vegetable in Vietnam: Implecations for agrofood system sustainability”, www.oacc.info. 115. Siti Nor Bayaah Ahmad, Nurita Juhdi (2010), “ Organic food: A study on demographic characteristics and factors influencing purchase intentions anong 136 consumers in Klang valley Malaysia”, International journal of business and management, Vol. 5, No. 2, pp. 105-118. 116. Sparks, P. và Shepherd, R. (1992), “Self-identity and the theory of planned behavior: Assessing the role of identification with green consumerism”, Social Psychology Quarterly, Vol. 55, pp. 388–399. 117. Sudiyanti Sudiyanti (2009) “ Predicting women purchase intention for green food products in Indonesia”, brage.bibsys.no/hia/...no.../Sudiyanti%20Sudiyanti.pdf. 118. Susan L. Holak and Donald R. Lehmann (1990), “Purchase Intentions and the Dimensions of Innovation: An Exploratory Model”, Journal of Product Innovation Management, Vol. 7, No. 1, pp. 59–73. 119. Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. (1996), “Using multivariate statistics”, 3rd edition, New York: Harper Collins. 120. Taylor, J. W., Houlahan, J. J. and Gabriel, A. C. (1975), “The Purchase Intention Question in New Product Development”, Journal of Marketing, Vol. 39, pp. 90-92. 121. Thien T. Truong and Matthew H.T. Yap, Elizabeth M. Ineson (2012), “Potential Vietnamese cosumer’s perceptions of organic foods”, British Food Journal, Vol. 114, No. 4, pp. 529-543. 122. Transparency (2013), “Organic food and beverages market- global industry analysis, size, share, growth, trend and forecast, 2013-2019”, twileshare.com/.../Organic_Food_and_Beverage_Market. 123. Vallerand, R. J., Deshaies, P., Cuerrier, J. P., Pelletier, L. G., and Mongeau, C. (1992), “Ajzen and Fishbein's theory of reasoned action as applied to moral behavior: a confirmatory analysis”, Journal of Personality and Social Psychology, Vol. 62, No. 1, pp. 98-109. 124. Victoria Kulikovski và Manjola Agolli (2010), “Drivers for organic food consumption in Greece”, International Hellenic University, www.ihu.edu.gr. 125. Vu Le Y Voan (2007), “Organic Production in Vietnam”, 137 538.pdf. 126. Warshaw, P. R. (1980), “ Predicting Purchase and Other Be-haviors from General and Contextually Specific Intentions”, Journal of Marketing Research, Vol. 17, pp. 26-33. 127. Wier, Mette and Carmen Calverley (2002), “Market potential for organic food in Europe”, British Food Journal, Vol. 104, No. 1, pp. 45. 128. Willer H. và Klicher l. (2009), “The world of organic Agriculture: Statistics and emerging trends”, IFOAM, FiBL, ITC, Bonn, Geneva. 129. Willer, H., và Yussefi, M. (2006), “The World of Organic Agriculture: Statistics and Emerging Trends 2006”, International Federation of Organic Agriculture Movements (IFOAM) and the Research Institute of Organic Agriculture (FiBL), Frick Switzerland. 130. William P. and Hammitt J. (2001), “ Perceived risks of conventional and organic produce: pesticides, pathogens and natural toxins”, Risk Analysis, Vol. 21, pp. 319-330. 131. Winter, C.K. and Davis, S.F. (2006), “Organic foods”, Journal of Food Science, Vol. 71 No. 9, pp. R117-24. 132. Woese K, Lange D, Boess C, Bogl KW (1997), “A comparison of organically and conventionally grown foods: results of a review of the relevant literature.” Journal of Science, Food and Agriculture. 133. Wray, R.J., Jupka, K., và Ludiwg-Bell, C. (2005), “A community-wide media campaign to promote walking in a Missouri town”, Public Health research, Practice n Policy, Vol. 2, No. 4, pp. 1-17. 134. Zanoli Raffaele and Simona Naspetti (2002), “Consumer motivation in the purchase of organic food”, British Food Journal, Vol. 104, No. 8/9, pp 643. 135. Zanoli Raffaele, Baehr M., Botschen M., Laberenz H., Naspetti S., Thelen E. (2004), “The European consumer and organic food”, Oganic Marketing Initiatives and rural development, Vol. 4. 138 136. Zeinab Seyed Saleki và Seyedeh Maryam Seyed Sleki (2012), “The main fators influencing purchase behaviour of organic products in Malaysia” Interdisciplinary journal of contemporary research in business, Vol. 4 No. 1, pp. 98-116. Websites:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfla_lethuyhuong_7563.pdf
Luận văn liên quan