Luận án tiến hành nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự thành công của các dự
án hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo lý
luận, kinh nghiệm quốc tế và thực trạng tại Việt Nam. Luận án đã cơ bản đạt được các
mục tiêu nghiên cứu đặt ra, cụ thể:
- Xác định được danh mục các nhân tố tác động đến sự thành công của các dự án
hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam.
- Đo lường sự tác động của các nhân tố đến sự thành công của các dự án PPP:
Phân tích mô hình hồi qui đa biến đã chỉ ra nhân tố Hiệu quả đầu tư tác động lớn nhất
đến sự thành công của dự án PPP trong phát triển CSHT giao thông đường bộ tại Việt
Nam; tiếp theo đó lần lượt là các nhân tố Sự bảo lãnh của chính phủ, Khả năng triển
khai dự án, Thị trường tài chính sẵn có, và cuối cùng là Điều kiện kinh tế thuận lợi.
- Đánh giá tầm quan trọng của từng nhân tố dựa trên sự cảm nhận của tất cả các
đối tượng được khảo sát, trong đó bốn nhân tố - một đối tác tư nhân mạnh, phân bổ
và chia sẻ rủi ro phù hợp, thị trường tài chính sẵn có và cam kết/trách nhiệm của
nhà nước/tư nhân – là các nhân tố nổi bật quan trọng nhất trong việc phát triển thành
công dự án PPP.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đã thảo luận nghiên cứu và đề xuất các
khuyến nghị đối với từng bên liên quan đến dự án PPP trong giao thông đường bộ (khu
vực nhà nước; khu vực tư nhân; bên cho vay, tài trợ và bên người sử dụng); cũng như
đưa ra các giải pháp, bao gồm:
+ Các giải pháp về vai trò và trách nhiệm của nhà nước;
+ Các giải pháp về lựa chọn đối tác tư nhân;
+ Các giải pháp về rủi ro;
+ Các giải pháp về tài chính.
Các khuyến nghị và giải pháp này nhằm đảm bảo sự thành công của các dự án
PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam.
Mặc dù cơ bản đã đạt được mục tiêu nghiên cứu, tuy nhiên luận án vẫn còn một
số hạn chế, đó là trong đối tượng khảo sát thuộc khu vực tư nhân chưa có các doanh
nghiệp nước ngoài, đặc biệt một trong những bên liên quan khá quan trọng trong các dự
án PPP giao thông đường bộ là đối tượng người sử dụng vẫn chưa được khảo sát. Đây
là những vấn đề đặt ra để tác giả cố gắng triển khai thực hiện, phát triển và hoàn thiện
các nghiên cứu trong tương lai.
181 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự thành công của dự án hợp tác công tư (PPP) trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cường cơ chế lựa chọn nhà đầu tư
Tăng cường yếu tố cạnh tranh và minh bạch trong dự án công tư. Minh bạch
trong phân chia quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan giữa nhà nước và tư
nhân, minh bạch trong đấu thầu trong khuôn khổ dự án hợp tác công tư cụ thể, đảm bảo
cạnh tranh trong quá trình cung cấp đầu vào cho dự án hợp tác công tư, đảm bảo khoảng
trống cần thiết cho khu vực tư nhân tham gia
Cần công khai thông tin về các dự án trong lĩnh vực đường bộ cần kêu gọi vốn
đầu tư của khu vực tư nhân. Công bố công khai tình hình triển khai thực hiện, nhu cầu
vốn đầu tư làm cơ sở tiếp cận thông tin, hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân có năng lực.
Việc lựa chọn chủ đầu tư của khu vực tư nhân cũng phải được đánh giá một cách kỹ
lưỡng, chỉ giao các dự án hạ tầng giao thông đường bộ cho các chủ đầu tư khu vực tư
nhân thực sự có năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư xây dựng quản lý trong lĩnh
vực đường bộ.
Quy định cụ thể chi tiết hơn về chỉ định thầu trong thực hiện PPP đường bộ. Việc
chỉ định thầu chỉ nên áp dụng khi xuất hiện nhu cầu cấp bách cần sử dụng trong hệ thống
144
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và cơ quan có thẩm quyền tiến hành sơ tuyển nhà
thầu nhưng chỉ có một nhà thầu tham gia hoặc có sự chênh lệch rõ rệt trong một nhóm
nhỏ nhà thầu tham gia. Nhà nước cũng cần phải xây dựng và công khai các phương
pháp, tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng cho việc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp chỉ định
thầu. Đối với đấu thầu cạnh tranh: xây dựng cơ chế nhà thầu bắt buộc là một liên doanh
giữa ít nhất một doanh nghiệp làm chủ thầu chính với một tổ chức có khả năng cung cấp
tài chính bền vững. Nhóm công ty này cũng có thể bao gồm thêm các công ty quản lý
dự án và các công ty tư vấn pháp lý, tài chính khác nhằm tăng cường năng lực pháp lý,
tài chính cho công ty dự thầu.
4.4.3. Giải pháp về rủi ro của dự án PPP giao thông đường bộ
Trong thực tiễn có nhiều rủi ro tiềm năng trong dự án đường bộ. Để có thể giảm
thiểu hay chia sẻ rủi ro một cách hiệu quả trong các dự án hợp tác công tư, cần tìm hiểu
về cơ chế hình thành các rủi ro trong PPP, từ đó có thể lên danh sách các rủi ro có thể
xảy ra. Trên cơ sở các rủi ro được xác định, các giải pháp giải quyết sẽ có hiệu quả hơn,
chia sẻ rủi ro trong các dự án hợp tác công tư đường bộ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Nhận diện được các rủi ro có thể có trong các dự án hợp tác công tư trong phát
triển CSHT giao thông đường bộ ở Việt Nam. Nhận diện chính xác các rủi ro của dự án
hợp tác công tư sẽ cho phép hạn chế rủi ro, chia sẻ rủi ro hợp lý nhằm thúc đẩy được sự
tham gia của khu vực tư nhân trong các dự án hợp tác công tư đường bộ. Tuy nhiên, mỗi
dự án hợp tác công tư đường bộ lại có những rủi ro riêng biệt xuất hiện trong bối cảnh
của dự án, chính sách, điều kiện kinh tế, văn hóa
Chia sẻ rủi ro trong dự án hợp tác công tư đường bộ. Cần xác định rõ rủi ro trong
các dự án hợp tác công tư trong lĩnh vực đường bộ. Đồng thời, những rủi ro đó do ai nên
chịu trách nhiệm hoặc chia sẻ trách nhiệm giữa các bên. Cần nghiên cứu một cách kỹ
lưỡng về các loại rủi ro trong các dự án phát triển CSHT giao thông đường bộ ở Việt
Nam và thực hiện đúng các nguyên tắc về chia sẻ rủi ro giữa các bên trong quá trình
thực hiện các dự án hợp tác công tư. (i) Bên nào có thể kiểm soát được rủi ro nào thì nên
chịu trách nhiệm về rủi ro đó do họ kiểm soát rủi rovới chi phí thấp nhất, (ii) Hợp đồng
dự án cần thể hiện và đóng vai trò là phương tiện để giảm thiểu rủi ro; (iii) Các rủi ro
thường xuyên như rủi ro chính trị, rủi ro thay đổi chính sách cần được bảo đảm, bảo
lãnh; và (iv) Các rủi ro không thể giảm thiểu thì chuyển cho khách hàng thông qua phí
dịch vụ cao. Tuy nhiên lưu ý rằng, trong từng lĩnh vực cụ thể sẽ có nhưng loại rủi ro
khác nhau dẫn đến việc chia sẻ rủi ro cũng khác nhau.
Kết quả phân tích cho thấy các loại rủi ro thường gặp trong các dự án hợp tác
công tư trong phát triển CSHT giao thông đường bộ ở Việt Nam là khá đa dạng. Nhóm
145
rủi ro nhất trong các dự án hợp tác công tư đường bộ ở Việt Nam phần lớn liên quan tới
phía đối tác nhà nước: từ sự can thiệp, chính sách, thực thi quản trị nhà nước và bối cảnh
kinh tế vĩ mô. Đây là vấn đề rất lớn mà đối tác Nhà nước cần thay đổi và khắc phục nếu
tiếp tục muốn huy động đầu tư từ khu vực tư nhân. Dựa trên kết quả này, việc chia sẻ
rủi ro cho bên nhà nước và tư nhân trong các dự án dự án hợp tác công tư trong lĩnh vực
đường bộ có thể phân bổ và xử lý như sau:
- Đối với rủi ro chính trị, rủi ro chính sách; Nhà nước chính là người phải giải
quyết vấn đề rủi ro chính trị bởi chỉ có Nhà nước mới đủ trách nhiệm, thẩm quyền và
năng lực để làm điều này.
- Các rủi ro liên quan tới nhu cầu thay đổi, rủi ro do công tác dự báo yếu, rủi ro
tài chính, rủi ro kỹ thuật, nên được chuyển giao cho phía tư nhân theo đúng nguyên
tắc ai có khả năng kiểm soát rủi ro tốt hơn thì sẽ được chia sẻ rủi ro đó. Thông qua
việc dự báo và kí kết các hợp đồng, nhà đầu tư tư nhân có thể hạn chế bớt được loại
rủi ro này.
- Các rủi ro liên quan tới môi trường khuyến khích PPP như rủi ro lạm phát, rủi
ro về giá cả, rủi ro về hợp đồng PPP, cả hai bên nhà nước và tư nhân cần phối hợp
thực hiện phân chia giữa nhà nước và tư nhân.
Phương pháp chia sẻ rủi ro phải được xây dựng trước khi tiến hành dự án. Phương
án chia sẻ rủi ro này cần được xây dựng và bao gồm một số nội dung chính sau đây:
- Xác định được các loại rủi ro có thể xảy ra đối với các dự án hợp tác công tư
đường bộ trong bối cảnh cụ thể của dự án. Thông thường, các rủi ro chính trong các dự
án dạng này ở Việt Nam bao gồm: rủi ro chính sách thay đổi, rủi ro do can thiệp của nhà
nước, rủi ro do lạm phát, do thiếu cam kết của các bên và do tham nhũng, .
- Xây dựng các nguyên tắc thực hiện chia sẻ rủi ro trong các dự án hợp tác công
tư đường bộ.
- Xây dựng phương án chia sẻ rủi ro cho từng rủi ro cụ thể, trong đó nêu rõ trách
nhiệm các bên đối với rủi ro xảy ra, cơ chế phối hợp xử lý rủi ro giữa đối tác nhà nước
và tư nhân.
Các rủi ro này cần được phân chia rõ ràng giữa CQNN và nhà đầu tư trong từng
giai đoạn cụ thể của dự án, những rủi ro nào nhà nước sẵn sàng gánh chịu thay hoặc
đồng ý chia sẻ một phần rủi ro cho nhà đầu tư. Các quyết định về chia sẻ rủi ro cần tuân
thủ theo nguyên tắc “chia sẻ rủi ro cho bên có khả năng quản lý rủi ro tốt nhất”. Cũng
cần lưu ý rằng các rủi ro trên cần tính toán đến yếu tố thị trường. Bộ GTVT nên nghiên
cứu và công bố các mẫu hợp đồng dự án theo các đặc thù khung chia sẻ rủi ro trong từng
dự án đường bộ thông qua các văn bản hướng dẫn để phù hợp với thông lệ quốc tế và
điều kiện cụ thể của Việt Nam.
146
4.4.4. Giải pháp về tài chính cho dự án PPP giao thông đường bộ
• Về đảm bảo doanh thu tối thiểu
Cần đưa ra các quy định cụ thể và quy trình minh bạch để bảo lãnh doanh thu cho
các dự án đường bộ. Các kết quả khảo sát đều cho thấy đây là yếu tố có ảnh hưởng đến
sự thành công của các dự án PPP trong phát triển CSHT giao thông đường bộ. Hiện nay,
Luật PPP quy định cơ chế chia sẻ được áp dụng cho tất cả các dự án PPP với tỉ lệ cố
định 50%-50% cho hai bên và trên cơ sở kiểm soát định kì doanh thu hàng năm. Việc
chia sẻ phần giảm doanh thu khi doanh thu thực tế chỉ đạt 75% và trên 125% doanh thu
trong phương án tài chính chỉ được áp dụng khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp điều
chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công hoặc thời hạn hợp đồng và phải được Kiểm
toán nhà nước thực hiện kiểm toán phần giảm doanh thu. Điều này vừa đảm bảo lợi ích
của cả nhà nước cũng như đối tác tư nhân.
• Về bảo lãnh nhà nước cho khoản vay của dự án
Thông thường các nhà đầu tư tư nhân sử dụng vốn vay để thực hiện các dự án PPP
đường bộ. Nguồn vay chủ yếu là các ngân hàng và tổ chức tài chính. Tuy nhiên, các ngân
hàng và tổ chức tài chính cho vay vốn đều yêu cầu phải có bảo đảm vốn vay.
Để giải quyết vấn đề này, giải pháp quan trọng là nhà nước mở rộng đối tượng
bảo lãnh nhà nước về vốn vay trong quy định của Bộ Tài chính trong đó quy định rõ
trường hợp cụ thể nhà nước cung cấp bảo lãnh, điều kiện để được bảo lãnh và quy trình,
thủ tục đơn giản, minh bạch và dễ tiếp cận. Đồng thời, cần có cơ chế kiểm soát bảo lãnh
để tránh việc nhà nước bị thiệt hại khi dự án không đạt được mục tiêu.
Tuy nhiên, cần lựa chọn các nhà đầu tư tư nhân có đủ tiềm lực về tài chính đủ
điều kiện vay vốn không cần bảo lãnh để thực hiện các dự án PPP đường bộ nhằm đẩy
nhanh tiến độ triển khai các dự án phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
• Về tham gia về tài chính của nhà nước
Đóng góp của Nhà nước về mặt tài chính để đảm bảo dự án có tính thực tế, hấp
dẫn được nhà đầu tư. Ngoài các đóng góp mang tính gián tiếp (thông qua chính sách ưu
đãi thuế) thì phần mang tính trực tiếp bằng tiền, vốn của Nhà nước vào các dự án, đặc
biệt là dự án quy mô lớn là cần thiết và không thể thiếu. Trên cơ sở nghiên cứu khả năng
huy động vốn từ các dự án hợp tác công tư trong lĩnh vực đường bộ, bảo đảm doanh thu,
bảo đảm tỷ giá, tăng cường tài trợ từ thị trường tài chính cho các dự án hợp tác công tư
đường bộ. Phối hợp ban hành các cơ chế chính sách nhằm tăng khả năng huy động vốn
của các dự án từ nguồn vốn thương mại trong nước, nước ngoài cũng như từ các tổ chức
147
tài chính, ngân hàng nước ngoài, vốn vay ưu đãi và hỗ trợ phát triển chính thức. Hiện
nay, theo Luật PPP tỉ lệ góp vốn của nhà nước không quá 50%. Bổ sung, hoàn thiện các
quy định cụ thể về yêu cầu cơ chế huy động tài chính và hạch toán kinh doanh của Hợp
đồng dự án, đặc biệt là các quy định có liên quan đến việc xác định nguồn vốn, cơ chế
huy động vốn chủ sở hữu; thẩm tra năng lực tài chính của nhà đầu tư; sử dụng vốn Nhà
nước để tham gia thực hiện dự án hoặc thanh toán cho nhà đầu tư; kiểm tra, giám sát
việc thực hiện tiến độ góp vốn; quyết toán vốn đầu tư; tổ chức kinh doanh và chuyển
giao công trình.
148
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu từ các chương trước; định hướng phát triển và
nhu cầu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của Việt Nam trong
thời gian tới; và quan điểm, định hướng đầu tư theo hình thức PPP trong giao thông
đường bộ ở Việt Nam, chương 4 đã đề xuất các khuyến nghị đối với các bên liên quan
trong dự án PPP giao thông đường bộ, bao gồm khu vực nhà nước, khu vực tư nhân,
bên cho vay, tài trợ và bên sử dụng. Đồng thời cũng đề xuất các nhóm giải pháp theo
từng nhân tố. Tất cả các khuyến nghị và giải pháp này là cơ sở để đảm bảo sự thành
công của các dự án hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
tại Việt Nam.
149
KẾT LUẬN
Luận án tiến hành nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự thành công của các dự
án hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo lý
luận, kinh nghiệm quốc tế và thực trạng tại Việt Nam. Luận án đã cơ bản đạt được các
mục tiêu nghiên cứu đặt ra, cụ thể:
- Xác định được danh mục các nhân tố tác động đến sự thành công của các dự án
hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam.
- Đo lường sự tác động của các nhân tố đến sự thành công của các dự án PPP:
Phân tích mô hình hồi qui đa biến đã chỉ ra nhân tố Hiệu quả đầu tư tác động lớn nhất
đến sự thành công của dự án PPP trong phát triển CSHT giao thông đường bộ tại Việt
Nam; tiếp theo đó lần lượt là các nhân tố Sự bảo lãnh của chính phủ, Khả năng triển
khai dự án, Thị trường tài chính sẵn có, và cuối cùng là Điều kiện kinh tế thuận lợi.
- Đánh giá tầm quan trọng của từng nhân tố dựa trên sự cảm nhận của tất cả các
đối tượng được khảo sát, trong đó bốn nhân tố - một đối tác tư nhân mạnh, phân bổ
và chia sẻ rủi ro phù hợp, thị trường tài chính sẵn có và cam kết/trách nhiệm của
nhà nước/tư nhân – là các nhân tố nổi bật quan trọng nhất trong việc phát triển thành
công dự án PPP.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đã thảo luận nghiên cứu và đề xuất các
khuyến nghị đối với từng bên liên quan đến dự án PPP trong giao thông đường bộ (khu
vực nhà nước; khu vực tư nhân; bên cho vay, tài trợ và bên người sử dụng); cũng như
đưa ra các giải pháp, bao gồm:
+ Các giải pháp về vai trò và trách nhiệm của nhà nước;
+ Các giải pháp về lựa chọn đối tác tư nhân;
+ Các giải pháp về rủi ro;
+ Các giải pháp về tài chính.
Các khuyến nghị và giải pháp này nhằm đảm bảo sự thành công của các dự án
PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam.
Mặc dù cơ bản đã đạt được mục tiêu nghiên cứu, tuy nhiên luận án vẫn còn một
số hạn chế, đó là trong đối tượng khảo sát thuộc khu vực tư nhân chưa có các doanh
nghiệp nước ngoài, đặc biệt một trong những bên liên quan khá quan trọng trong các dự
án PPP giao thông đường bộ là đối tượng người sử dụng vẫn chưa được khảo sát. Đây
là những vấn đề đặt ra để tác giả cố gắng triển khai thực hiện, phát triển và hoàn thiện
các nghiên cứu trong tương lai.
150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Phạm Anh Tuấn (2017), “Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về chính sách thu
hút khu vực kinh tế tư nhân tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo hình thức
hợp tác công - tư”, Tạp chí Giao thông vận tải, số tháng 05/2017, trang 151-154.
2. Phạm Anh Tuấn (2019), “Tầm quan trọng của các yếu tố tác động đến sự thành
công của dự án hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
Việt Nam”, Tạp chí Giao thông vận tải, số tháng 03/2019, trang 120-123.
3. Phạm Anh Tuấn (2020), “Giải pháp tài chính cho các dự án giao thông theo
hình thức đối tác công tư”, Tạp chí Thuế Nhà nước, số 29 (804) - tháng 07/2020,
trang 24-25.
4. Phạm Anh Tuấn (2020), “Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong thu hút hu vực tư
nhân tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hình thức đối tác công tư:
trường hợp tỉnh Bắc Ninh”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: “Phát triển hệ
thống kết cấu hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, NXB Đại học KTQD, ISBN: 978-604-946-
956-5, tháng 12/2020, trang 272-283.
5. Phạm Anh Tuấn (2021), “Lựa chọn đối tác tư nhân cho các dự án phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông theo phương thức đối tác công tư”, Tạp chí Thuế Nhà nước,
số 37-39 (864-866) - tháng 09/2021, trang 34-35.
6. Phạm Anh Tuấn (2023), “Giải pháp nâng cao năng lực đối tác tư nhân trong các dự
án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư”, Tạp
chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 635 - tháng 05/2023, trang 46-48.
151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abdel Aziz A.M. (2007), “Successful Delivery of Public-Private Partnerships for
Infrastructure Development”, Journal of Construction Engineering and
Management, 133/12 (December 2007), pp. 918-931.
2. Abednego M.P. and Ogunlana S.O. (2006), “Good Project Governance for Proper
Risk Allocation in Public-Private Partnerships in Indonesia”, International Journal
of Project Management, 24/7, pp. 622-634.
3. ADB (2013), Public private partnership (PPP) handbook
4. AECOM Consult (2005), Inc., Synthesis of Public-Private Partnership Projects for
Roads, Bridges and Tunnels from Around the World, 1985-2004, Washington D.C.:
United States Department of Transportation.
5. Ahadzi M. and Bowles G. (2001), “The Private Finance Initiative: The Procurement
Process in Perspective”, in Proceedings of the 17th Annual Conference of ARCOM,
Salford, pp. 971-980.
6. Akintoye A., Beck M., and Hardcastle C. (2003), Public Private Partnerships:
Managing Risks and Opportunities, Oxford: Blackwell Science.
7. Akintoye A., Hardcastle C., Beck M., Chinyio E., and Asenova D. (2003),
“Achieving Best Value in Private Finance Initiative Project Procurement”,
Construction Management and Economic, 21, pp.461-470.
8. Allison P. (2001), Missing Data. Design and Inference, Sage Publishers, Thousand
Oaks, CA, USA.
9. Arndt R. and Maguire G. (1999), Risk Allocation and Identification Project-Survey
Report, The University of Melbourne, The Department of Treasury and Finance,
Melbourne.
10. Badshah A. (1998), Good Governance for EnvironmentalSustainability, Public
Private Partnerships for the UrbanEnvironment Programme (PPPUE), United
NationsDevelopment Program, UNDP, New York.
11. Berkeley D., Humphreys P. C., and Thomas R.D. (1991), “Project Risk Action
Management”, Construction Management and Economics, 9/1 (February 1991), pp. 3-17.
12. Birnie J. (1997), “Risk Allocation to the Construction Firm within a Private Finance
Initiative (PFI) Project”, ARCOM Conference Proceedings, pp. 527-534.
152
13. Birnie J. (1999), “Private finance initiatve (PFI) - UK construction industry
response”, Journal of construction procurement, 51, pp. 5-14.
14. Boyfield K. (1992), “Private sector funding of public sector infrastructure”, Public
money and management, Oxford, 12 (2), pp. 41-46.
15. Bộ Giao thông Vận tải – Hiệp hội Phát triển Quốc tế (2009), Hợp tác Nhà nước – Tư
nhân (PPP) ngành đường bộ - Báo cáo cuối cùng.
16. Briones J.M. (1997), “The Philippine BOT Program-A Framework for Public
Private Cooperation in Philippine Infrastructure”, in Proceedings of Regional
Seminar on Infrastructure Procurement-the BOO/BOT Approach, Colombo, Sri
Lanka, pp. 16-22.
17. Brodie M.J. (1995), “Public/private joint ventures: the government as partner – bane
or benefit?”, Real Estate Issues, 20(2), pp. 33–39.
18. Bult-Spiering M. and Dewulf G. (2007), Strategic Issues in Public-Private
Partnerships: an International Perspective, Oxford: Wiley-Blackwell.
19. Canadian Council for Public-Private Partnerships (2004), About PPP, available at
.
20. Collins A. and D. Baccarini (2004), “Project success - a survey”, Journal of
Construction Research, vol. 5, no. 2, pp. 211–231.
21. Comrey A. L. and Lee H. B. (1992), A First Course in Factor Analysis, Lawrence
Erlbaum Associates, Hillsdale, NJ, USA.
22. Costello A. B. and Osborne J. W. (2005), “Best practices in exploratory factor
analysis: four recommendations for getting the most from yours analysis, practical
assessment”, Research and Evaluation, vol. 10, pp. 1–9.
23. Chan A. P. C., Lam P. T. I., Chan D. W. M. et al. (2010), “Critical success factors for
PPPs in infrastructure developments: Chinese perspective”, Journal of Construction
Engineering and Management, vol. 136, no. 5, pp. 484–494.
24. Charoenpornpattana S. and Minato T. (1999), “Privatization-Induced Risks: State-
Owned Transportation Enterprises in Thailand,” in Proceedings of Joint CIB
Symposium on Profitable Partnering in Construction Procurement (London: E &
FN Spon), pp. 429-439.
25. Chege L.W. and Rwelamila P.D. (2001), “Private Financing of Construction
Projects and Procurement Systems: An Integrated Approach”, in Proceedings of
CIB World Building Congress, Wellington, New Zealand.
153
26. Chính phủ (2013), Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải
đường bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
27. Chính phủ (2015), Nghị định số 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/02/2015
về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
28. Chính phủ (2018), Nghị định số 63/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/05/2018
về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
29. Dailami M. and Klein M. (1997), “Government support to private infrastructure
projects in emerging markets”, in Irwin, T. (ed.) World Bank Latin American and
Caribbean Studies Viewpoints: Dealing with Public Risk in Private Infrastructure,
World Bank, Washington, pp. 21–42.
30. Delmon J. (2000), BOO/BOT Projects: A Commercial and Contractual Guide,
London: Sweet & Maxwell Limited.
31. Devapriya K.A.K. (2006), “Governance Issues in Financing of Public Private
Partnership Organizations in Network Infrastructure Industries”, International
Journal of Project Management, 24/7, pp. 557-565.
32. Durchslag S., Puri T., and Rao A. (1994), “The Promise of Infrastructure of
Privatization”, The McKinsey Quarterly, 1, pp. 3-19.
33. Dvir D., Raz T., and Shenhar A. J. (2003), “An empirical analysis of the relationship
between project planning and project success”, International Journal of Project
Management, vol. 21, no. 2, pp. 89–95.
34. Eaton D., Akbiyikli R., and Dickinson M. (2006), “An Evaluation of the Stimulants
and Impediments to Innovation within PFI/PPP Projects”, Construction Innovation:
Information, Process, Management, 6/2, 63-67;
35. Edwards L. (1995), “Practical Risk Management in the Construction Industry”,
Engineering Management Series, London: Thomas Telford.
36. EI-Gohary N., Osman H., and EI-Diraby T. E. (2006), “Stakeholder management
for public private partnerships”, International Journal of Project Management, vol.
24, no. 7, pp. 595–604.
37. Engel E., Fischer R., and Galetovic A. (2006), “Privatizing Highways in the United
States”, Review of Industrial Organization, 29/1-2 (September 2006), pp.27-53.
154
38. Esther Malini (số 3/2007), “Hình thức BOT trong xây dựng cầu đô thị của Ấn Độ”,
Tạp chí Cầu đường Việt Nam.
39. European Commission (2003), Guidelines for Successful Public-Private
Partnerships.
40. European Investment Bank (2000), The European Investment Bank and Public
Private Partnerships, Newsletter of the International Project Finance Association,
1, pp. 3–4.
41. Flanagan R. and Norman G. (1993), Risk Management and Construction, Oxford-
Blackwell Scientific Publications.
42. Frilet M. (1997), “Some universal issues in BOT projects for public infrastructure”,
International Construction Law Review, 14(4), pp. 499–512.
43. Froud J. (2003), “The Private Finance Initiative: Risk, Uncertainty, and the State”,
Accounting, Organizations and Society, 28/6 (August 2003), pp.567-589;
44. Garvin M. (2007), “Are Public-Private Partnerships Effective Infrastructure
Development Strategies”, in Proceedings of Construction Management and
Economics 25th Anniversary Conference, University of Reading, UK.
45. Gómez-Ibáñez J. A. (2006), Regulating Infrastructure: Monopoly, Contracts, and
Discretion, Boston, MA: Harvard University Press.
46. Gómez-Ibáñez J.A. and Meyer J.R. (1993), Going Private: The International
Experience with Transport Privatization, Washington, D.C.: The Brookings
Institution, November 1993.
47. Grant T. (1996), “Keys to Successful Public Private Partnerships”, Canadian
Business Review, 23/3, pp. 27-32.
48. Grimsey D. and Lewis M.K. (2002), “Evaluating the Risks of Public Private
Partnerships for Infrastructure Projects”, International Journal of Project
Management, 20/2 (February 2002), 107-118.
49. Hair J. F. J., Anderson R. E., Tatham R. L. et al. (1998), Multivariate Data Analysis,
Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ, USA.
50. Hambros SG (1999), Public–Private Partnerships for highways: experience, structure,
financing, applicability and comparative assessment, Hambros SG, Canada.
51. HM Treasury (1998), Partnerships for Prosperity: The Private Finance Initiative,
London.
155
52. HM Treasury Taskforce (1999), “Step-by-Step Guide to the PFI Procurement
Process”, Private Finance Unit, available at <www.treasuryprojects-
taskforce.gov.uk>.
53. HM Treasury Taskforce (1999), “Standardization of PFI Contracts”, Private
Finance Unit, available at .
54. Huỳnh Thị Thúy Giang (2012), Hình thức hợp tác công tư (public private
partnership) để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam, Luận án
tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
55. Hwang B. G., Zhao X., and Gay M. J. S. (2013), “Public private partnership projects
in Singapore: factors, critical risks and preferred risk allocation from the perspective
of contractors”, International Journal of Project Management, vol. 31, no. 3, pp.
424–433.
56. Jefferies M., Gameson R. and Rowlinson S. (2002), “Critical success factors of the
BOOT procurement system: reflection from the Stadium Australia case study”,
Engineering, Construction and Architectural Management, 9(4), pp. 352–361.
57. Kaiser H. (1974), “An index of factorial simplicity”, Psychometrika, vol. 39, no. 1,
pp. 31–36.
58. Kanter R.M. (1999), “From spare change to real change”, Harvard Business Review,
77(2), pp. 122–32.
59. Kelley E.S., Haskins S., and Reiter P.D. (1998), “Implementing a DBO Project: The
Process of Implementing Seattle’s Tolt Design-Build-Operate Project Provides a
Road Map for other Utilities Interested in Alternative Contracting Approaches”,
Journal of American Water Works Association, 90/6, pp. 34-46.
60. Kelley E.S., Haskins S., and Reiter P.D. (1998), “Implementing a DBO Project: The
Process of Implementing Seattle’s Tolt Design-Build-Operate Project Provides a
Road Map for other Utilities Interested in Alternative Contracting Approaches”,
Journal of American Water Works Association, 90/6 (June 1998), pp.34-46.
61. Klijn E. and Teisman G.R. (2003), “Institutional and Strategic Barriers to Public-
Private Partnership: An Analysis of Dutch Cases”, Public Money and Management,
23 (July 2003), 137-146.
62. Koch C. and Buser M. (2006), “Emerging Metagovernance as an Institutional
Framework for Public Private Partnership Networks in Denmark”, International
Journal of Project Management, 14, pp.548-556.
156
63. Kopp J.C. (1997), Private capital for public works: designing the next-generation
franchise for Public–Private Partnerships in transportation infrastructure,
unpublished Master’s thesis, Department of Civil Engineering, Northwestern
University, USA.
64. Kumaraswamy M.M. and Zhang X.Q. (2001), “Governmental Role in BOT-led
Infrastructure Development”, International Journal of Project Management, 19/4,
pp. 195-205.
65. Kwak Y.H. (2002), “Analyzing Asian Infrastructure Development Privatization
Market”, Journal of Construction Engineering and Management, 12/2, pp. 110-116.
66. Levy S.M. (1996), Build, Operate, Transfer: Paving the Way for Tomorrow’s
Infrastructure, New York, NY: Wiley.
67. Li B., Akintoye A., Edwards P.J., and Hardcastle C. (2005), “Perceptions of Positive
and Negative Factors Influencing the Attractiveness of PPP/PFI Procurement for
Construction Projects in the UK”, Engineering, Construction and Architectural
Management, 12/2, pp.125-148.
68. Li B., Akintoye A., Edwards P.J., and Hardcastle C. (2005), “The Allocation of Risk
in PPP/PFI Construction Projects in the UK”, International Journal of Project
Management, 23/1 (January 2005), pp.25-35.
69. Li B., Akintoye A., Edwards, & Hardcastle (2005), “Critical success factors for
PPP/PFI projects in the UK construction industry”, Construction Management and
Economics, 23, pp. 459-471.
70. Liang Y. (2012), A study of Public Private Partnership project success in Mainland
China: exploring distinctions with other places, Ph.D. thesis, The University of
Hong Kong, Pok Fu Lam, Hong Kong.
71. Liu J., Zhao X., and Li Y. (2017), “Exploring the factors inducing contractors’
unethical behavior: the case of China”, Journal of Professional Issues in
Engineering Education and Practice, vol. 143, no. 3, article 04016023.
72. Merna A. and Smith N.J. (1996), Guide to the Preparation and Evaluation of Build-
Own-Operate-Transfer (BOOT) Project Tenders, Hong Kong: Asia Law & Practice.
73. Merna T. and Dubey R. (1998), Financial Engineering in the Procurement of
Projects, Hong Kong: Asia Law and Practice Publishing Limited.
157
74. Miller J.B. (1999), “Applying Multiple Project Procurement Methods to a Portfolio
of Infrastructure Projects”, in Procurement Systems: A Guide to Best Practice in
Construction, London: E & FN Spon, 1999, pp. 109-227.
75. Miller J.B. (2000), Principles of Public and Private Infrastructure Delivery, New
York, NY: Springer, January 2000.
76. Morris P. W. G. and Hough G. H. (1987), The Anatomy of Major Projects: A Study of
the Reality of Project Management, John Wiley & Sons, Chichester, UK.
77. Mustafa A. (1999), “Public–private partnership: an alternativeinstitutional model
for implementing the private financialinitiative in the provision of transport
infrastructure”, Journal of Project Finance, Summer, pp.64–79.
78. National Audit Office (NAO) (2001b), Managing the Relationship to Secure a
Successful Partnership in PFI projects, NAO, London.
79. Nisar T.M. (2007), “Risk Management in Public-Private Partnership Contracts”,
Public Organization Review, 7/1, pp. 1-19.
80. Norusis M.J. (1992), SPSS for Windows, Professional Statistics, Release 5, SPSS
Inc., Chicago.
81. Nunnally J. C. (1994), Psychometric theory, McGraw-Hill, New York, NY, USA.
82. Ng A. and Loosemore M. (2007), “Risk Allocation in the Private Provision of
Infrastructure”, International Journal of Project Management, 25/1 (January 2007),
pp.66-76.
83. Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2007), Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB
ĐH KTQD.
84. Nguyễn Đức Cảnh (2017), Hợp tác công tư trong lĩnh vực cấp nước sạch đô thị tại
Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân.
85. Nguyễn Hồng Thái (2007), “Hợp tác công tư trong đầu tư phát triển hạ tầng giao
thông”, Hội thảo quốc tế, Hà Nội - Việt Nam.
86. Nguyễn Hồng Thái và Thân Thanh Sơn (2015), Nghiên cứu rủi ro và phân bổ rủi
ro trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức hợp
tác công tư, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
87. OECD (2006), Interim Report on the Role of Private Participation in Major
Infrastructure Provision, Submitted to the Working Party on Territorial Policy in
Urban Areas at its 8th session in Bilbao, Spain.
158
88. Orr R. (2006), “The Privatization Paradigm. Jumping onto the Infrastructure
Bandwagon”, Infrastructure Journal.
89. Park H. (2006), PPI System in Korea and its Policy Issues, Seoul: Korea
Development Institute.
90. Pinto J. K. and Slevin D. S. (1987), “Critical factors in successful project
implementation”, IEEE Transactions Engineering Management, vol. 34, no. 1, pp.
22–27.
91. Pongsiri N. (2002), “Regulation and Public-Private Partnerships”, The International
Journal of Public Sector Management, 15/6, pp. 487-495.
92. Qiao L., Wang S.Q., Tiong and Chan (2001), “Framework for Critical Success
Factors of BOT Projects in China”, Journal of Project Finance, 7/1, pp. 53-61.
93. Quốc hội (2020), Luật số 64/2020/QH14 ngày 18/06/2020 về Đầu tư theo phương
thức đối tác công tư.
94. Reijniers J.J.A.M. (1994), “Organization of Public-Private Partnership Projects: The
Timely Prevention of Pitfalls”, International Journal of Project Management, 12/3,
pp.137-142.
95. Rockart J.F (1982), “The changing Role of information systems executive: a Critical
success factors perspective”, Sloan Management Review, 24 (1), pp. 3-13.
96. Sadeh A., Dvir D., and Shenhar A. J. (2000), “The role of contract type in the
success of R&D defence projects under increasing uncertainty”, Project
Management Journal, vol. 31, no. 3, pp. 14–21.
97. Schaufelberger J.E. and Wipadapisutand I. (2003), “Alternate Financing Strategies
for Build-Operate-Transfer Projects”, Journal of Construction Engineering and
Management, 129/2 (March/April 2003), pp.205-213.
98. Shan M., Chan A. P. C., Le Y. et al. (2015), “Investigating the effectiveness of
response strategies for vulnerabilities to corruption in the Chinese public
construction sector”, Science and Engineering Ethics, vol. 21, no. 3, pp. 683–705.
99. Shenhar A. J., Dvir D., Levy O. et al. (2001), “Project success: a multidimensional
strategic concept”, Long Range Planning, vol. 34, no. 6, pp. 699–725.
100. SPSS Inc. (2007), SPSS Base 16.0 User’s Guide, SPSS Inc., Chicago, IL, USA.
101. Stein S.W. (1995), “Construction financing ang BOT projects”, International
Bussiness Lawyer, International Bar Association, 23 (4), pp. 173-180.
159
102. Stern L. (2010), A Visual Approach to SPSS for Windows: A Guide to SPSS 17.0,
Allyn & Bacon, Boston, MA, USA, 2nd edition.
103. Stonehouse J.H., Hudson A.R. and O’Keefe M.J. (1996), “Private–public
partnerships: the Toronto Hospital experience”, Canadian Business Review, 23(2),
pp. 17–20.
104. Takim R. and Akintoye A. (2002), “Performance indicators for successful
construction project performance”, in Proceedings of 18th Annual ARCOM
Conference, pp. 545–555, Newcastle upon Tyne, UK.
105. Tam C.M. and Leung A.W.T. (1997), “Risk Management of BOT Projects in
Southeast Asian Countries”, Proceedings of the CIB W92 (Procurement Systems)
and CIB TG23 (Culture in Construction) Joint Symposium: Profitable Partnering
in Construction Procurement.
106. Technical Note No. 4 (1999), “How to Appoint and Work with a Preferred
Bidder”, Treasury Taskforce- Private Finance, London.
107. Tiong R.L.K. (1996), “CSFs in Competitive Tendering and Negotiation Model for
BOT Projects”, Journal of Construction Engineering and Management, 122/3, pp.
205-211.
108. Tiong R.L.K. and Alum J. (1997), “Evaluation of Proposals for BOT Projects”,
International Journal of Project Management, 15/2 (April 1997), pp.67-72;
109. The World Bank (1994), World Development Report 1994: Infrastructure for
Development, Oxford University, Oxford, UK.
110. The World Bank (1996), “Asian Business”, Special Report on Asia’s
Infrastructure Boom, pp.60-69.
111. The World Bank (2003), World Bank Group Private Sector Development Strategy
Implementation Progress Report, Washington, D.C..
112. The World Bank (2007), Public-Private Partnership Units: Lessons for their
Design and Use in Infrastructure, Washington, D.C.
113. Thomas A.V., Kalidindi S. N. and Ananthanarayanan K. (2003), “Risk Perception
Analysis of BOT Road Project Participants in India”, Construction Management
and Economics, 21/4 (June 2003), pp.393-407.
114. Tranfied D., Rowe A., Smart P.K., Levene R., Deasley P., and Corley J. (2005),
“Coordinating for Service Delivery in Public-Private Partnership and Private
160
Finance Initiative Construction Projects: Early Findings from an Exploratory
Study”, Journal of Engineering Manufacture, 219, pp.165-175.
115. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2013), Phương thức đối tác công tư (PPP): kinh
nghiệm quốc tế và khuôn khổ thể chế tại Việt Nam, NXB Tri thức.
116. Viện Chiến lược và Phát triển GTVT (2013), Báo cáo Điều chỉnh Quy hoạch phát
triển GTVT đường bộ VN đến 2020 và định hướng đến 2030.
117. Vining A.R., Boardman A.A., and Poschmann F. (2005), “Public-Private
Partnerships in the U.S. and Canada: There Are No Free Lunches”, Journal of
Comparative Policy Analysis: Research and Practices, 7/3, pp.199-220.
118. Walker D. H. T. and Nogeste K. (2008), “Performance measures and project
procurement”, in Procurment Systems: A Cross-Industry Project Management
Perspective, D. H. T. Walker and S. Rowlinson, Eds., Taylor & Francis,
Abingdon, UK.
119. Walsh K. (1995), Public Services and Market Mechanism: Competition,
Contracting and the New Public Management, London: MacMillan Press Ltd.
120. Wang S.Q., Tiong R.L.K., Ting S.K. and Ashley D. (2000), “Evaluation and
Management of Political Risks in China’s BOT Projects”, Journal of Construction
Engineering and Management, 126/3, pp. 242-250.
121. Wang S.Q., Tiong R.L.K., Ting S.K. and Ashley D. (2000), “Evaluation and
Management of Foreign Exchange and Revenue Risks in China’s BOT Projects”,
Construction Management and Economics, 18/2, pp. 197-207.
122. Ward J. L. và Sussman (2006), Analysis of the Malaysian Toll Road Public-Private
Partnership Program and Recommendations for Policy Improvements, ESD
Working Paper Series,
123. Ward S.C. and Chapman C.B. (1991), “On the Allocation of Risk in Construction
Projects”, International Journal of Project Management, 9/3, pp. 140-147.
124. Westerveld E. (2003), “The project excellence model: linking success criteria and
critical success factors”, International Journal of Project Management, vol. 21,
no. 6, pp. 411–418.
125. Xenidis Y. and Angelides D. (2005), “The Financial Risks in Build-Operate-
Transfer Projects”, Construction Management and Economics, 23/4, pp. 431-441.
161
126. Xenidis Y. and Angelides D. (2005), “The Legal Risks in Build-Operate-Transfer
Projects”, Journal of Construction Research, 6/2, pp. 273-292.
127. Xiong W., Zhao X., and Wang H. (2018), “Information asymmetry in
renegotiation of public–private partnership projects”, Journal of Computing in
Civil Engineering, vol. 32, no. 4, article 04018028.
128. Xiong W., Zhao X., Yuan J. F. et al. (2017), “Ex post risk management in public
private partnerships infrastructure projects”, Project Management Journal, vol.
48, no. 3, pp. 76–89.
129. Ye S. and Tiong R.K.L. (2000), “Government Support and Risk-Return Trade-Off
in China’s BOT Power Projects”, Engineering, Construction and Architectural
Management, 7/4, pp. 412-422.
130. Yelin Xu; Albert P. C. Chan; and John F. Y. Yeung (2010), “Developing a Fuzzy
Risk Allocation Model for PPP Projects in Trung Quốc”, Journal of Construction
Engineering and Management, © ASCE 10.1061/(ASCE)CO.1943-
7862.0000189.
131. Yuan J. (2012), “The key performance indicators in international PPP projects”,
Journal of Industrial Technological Economics, vol. 31, no. 6, pp. 109–120.
132. Yuan J. F., Zeng A. Y. J., Skibniewski M. J. et al. (2009), “Selection of
performance objectives and key performance indicators in public–private
partnership projects to achieve value for money”, Construction Management and
Economics, vol. 27, no. 3, pp. 253–270.
133. Yuan J., Skibniewski M. J., Li Q. et al. (2010), “Performance objectives selection
model in Public-Private Partnership projects based on the perspective of
stakeholders”, Journal of Management in Engineering, vol. 26, no. 2, pp. 89–104.
134. Zhang X.Q. (2004), “Concessionaire Selection: Methods and Criteria”, Journal of
Construction Engineering and Management, 130/2, pp. 235-244.
135. Zhang X.Q. (2004), “Improving Concessionaire Selection Protocols in
Public/Private Partnered Infrastructure Projects”, Journal of Construction
Engineering and Management, 130/5, pp. 670-679.
136. Zhang X.Q. (2005), “Concessionaire’s Financial Capability in Developing Build-
Operate-Transfer Type Infrastructure Projects”, Journal of Construction
Engineering and Management, 131/10, pp. 1054-1064.
162
137. Zhang X.Q. (2005), “Criteria for Selecting the Private-Sector Partner in Public-
Private Partnerships”, Journal of Construction Engineering and Management,
131/6, pp. 631-644.
138. Zhang X.Q. (2005), “Financial Viability Analysis and Capital Structure
Optimization in Privatized Public Infrastructure Projects”, Journal of Construction
Engineering and Management, 131/6, pp. 656-668.
139. Zhang X.Q. (2005), “Paving the Way for Public-Private Partnerships in
Infrastructure Development”, Journal of Construction Engineering and
Management, 131/1, pp. 71-80.
140. Zhang X.Q. (2005a), “Critical Success Factors for Public-Private Partnerships in
Infrastructure Development”, Journal of Construction Engineering and
Management, 131 1, pp. 3-14.
141. Zhang X.Q. (2006), “Public Clients’ Best Value Perspectives of Public Private
Partnerships in Infrastructure Development”, Journal of Construction Engineering
and Management, 132/2, pp. 107-114.
142. Zhang X.Q. and Kumaraswamy M.M. (2001), “Hong Kong Experience in
Managing BOT Projects”, Journal of Construction Engineering and Management,
127/2, pp. 154-162.
143. Zhang X.Q. and Kumaraswamy M.M. (2001), “Procurement Protocols for Public-
Private Partnered Projects”, Journal of Construction Engineering and
Management, 127/5, pp. 351-358.
144. Zhang X.Q., Kumaraswamy M.M., Zheng W., and Palaneeswaran E. (2002),
“Concessionaire Selection for Build-Operate-Transfer Tunnel Projects in Hong
Kong”, Journal of Construction Engineering and Management, 128/2, pp. 155-163.
145. Zhao X., Hwang B. G., and Low S. P. (2013), “Critical success factors for
enterprise risk management in Chinese construction companies”, Construction
Management and Economics, vol. 31, no. 12, pp. 1199–1214.
146. Zhu L., Zhao X., and Chua D. K. H. (2016), “Agent-based debt terms’ bargaining
model to improve negotiation inefficiency in PPP projects”, Journal of Computing
in Civil Engineering, vol. 30, no. 6, article 04016014.
147. Zouggari M. (2003), “Public Private Partnerships: Major Hindrances to the Private
Sector’s Participation in the Financing and Management of Public Infrastructures”,
International Journal of Water Resources Development, 19/2, pp. 123-129.
163
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát
PHIẾU KHẢO SÁT
Xin chào quý Ông/Bà!
Tôi là Phạm Anh Tuấn – Nghiên cứu sinh trường Đại học Kinh tế quốc dân
Hiện nay, tôi đang thực hiện luận án với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động
đến sự thành công của dự án hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ Việt Nam”. Để hoàn thành được nghiên cứu này, tôi rất cần sự hỗ trợ của Ông/Bà
thông qua việc trả lời phiếu khảo sát này. Tôi xin cam kết rằng dữ liệu khảo sát của Ông/Bà
chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu chứ không sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác và sẽ
được giữ bảo mật.
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của quý Ông/Bà!
I. Thông tin về tổ chức/doanh nghiệp và người trả lời
1. Thông tin chung
Tên tổ chức/doanh nghiệp: ...............................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................
Điện thoại:........................................Fax: .....................................................
Email:..................................................Website: ...............................................
Họ tên người trả lời: ...................................................................................
Vị trí công tác:...................................Số năm kinh nghiệm:.......................
2. Thông tin về đặc điểm tổ chức/công ty
☐ Cơ quan quản lý Nhà nước
☐ Tổ chức tài chính
☐ Viện nghiên cứu
☐ Doanh nghiệp nhà nước
☐ Doanh nghiệp tư nhân
☐
164
3. Hình thức tham gia dự án PPP của tổ chức/doanh nghiệp
☐ Quản lý nhà nước ☐ Chủ đầu tư
☐ Doanh nghiệp dự án ☐ Tổ chức tài chính, ngân hàng
..
II. Nội dung khảo sát
Với những dự án PPP giao thông đường bộ mà tổ chức/doanh nghiệp của Ông/Bà
đã tham gia, xin Ông/Bà hãy thể hiện mức độ đồng ý của mình với những nhận định sau?
1. Các nhân tố tác động đến sự thành công của dự án PPP trong phát triển cơ
sở hạ tầng giao thông đường bộ
Nhận định
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Trung
lập
Đồng
ý
Hoàn
toàn
đồng ý
1 2 3 4 5
Đối tác tư nhân có năng lực đủ mạnh
để thực hiện dự án
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Rủi ro của dự án được nhận diện,
phân bổ và chia sẻ phù hợp
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Quá trình đấu thầu dự án đảm bảo
tính cạnh tranh
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Cả khu vực nhà nước và tư nhân cam
kết và có trách nhiệm đóng góp tốt
nhất các nguồn lực cho dự án
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Đánh giá chính xác, chi tiết và thực
tế về chi phí và lợi ích của dự án
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Tính khả thi về mặt kỹ thuật của dự
án
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Quá trình đấu thầu dự án đảm bảo
tính minh bạch
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Năng lực quản trị của cả khu vực nhà
nước và tư nhân tốt
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Khung pháp lý về PPP đầy đủ và
thuận lợi
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
165
Đối tác tư nhân dễ dàng tiếp cận thị
trường tài chính với chi phí tài chính
thấp
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Môi trường chính trị ổn định và
thuận lợi cho việc thực hiện dự án
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Dự án đảm bảo mục tiêu đáp ứng lợi
ích của các bên liên quan đến dự án
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Chính phủ cung cấp bảo lãnh cho dự
án về vốn vạy, doanh thu tối thiểu
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Các chính sách kinh tế hoàn chỉnh
nhằm đảm bảo ổn định tỷ giá, lãi
suất
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Nhà nước thiết lập các cơ quan
chuyên trách quản lý, điều phối, hỗ
trợ dự án PPP đảm bảo đủ năng lực
và được tổ chức tốt
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Phân định rõ ràng quyền hạn và trách
nhiệm giữa khu vực nhà nước và tư
nhân
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Sự đồng thuận của công chúng về
các dịch vụ cung cấp từ khu vực tư
nhân
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
2. Các yếu tố đo lường sự thành công của dự án PPP trong phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ
Nhận định
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Trung
lập
Đồng
ý
Hoàn
toàn
đồng ý
1 2 3 4 5
Kết quả dự án đáp ứng mục tiêu tiến độ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Kết quả dự án đáp ứng mục tiêu chi phí 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
166
Nhận định
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Trung
lập
Đồng
ý
Hoàn
toàn
đồng ý
1 2 3 4 5
Kết quả dự án đáp ứng các thông số kỹ
thuật
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Kết quả dự án đáp ứng các yêu cầu chức
năng
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Kết quả dự án đáp ứng yêu cầu của đối
tượng thụ hưởng về phí sử dụng
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Kết quả dự án được cung cấp cho đối
tượng thụ hưởng đúng thời hạn
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Kết quả dự án được sử dụng lâu dài 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Kết quả dự án cải thiện đáng kể chất
lượng cuộc sống của đối tượng thụ hưởng
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Đối tượng thụ hưởng hài lòng với kết quả
của dự án
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Lợi nhuận của dự án đạt được vượt kế
hoạch
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Lợi nhuận dự án đạt được vượt quá các dự
án tương tự
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Đối tác tư nhân đã khám phá được thị
trường mới khi thực hiện dự án
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Đối tác tư nhân đã phát triển công nghệ
mới khi thực hiện dự án
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Đối tác tư nhân đã phát triển kiến thức và
chuyên môn mới khi thực hiện dự án
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Đối tác tư nhân tạo được danh tiếng tích
cực khi thực hiện dự án
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Đối tác tư nhân có thể ứng phó với mối đe
dọa cạnh tranh thông qua việc thực hiện
dự án
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Chi phí vòng đời của dự án có được kiểm
soát như mong đợi
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Đầu tư công của chính phủ giảm như
mong đợi
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
167
Nhận định
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Trung
lập
Đồng
ý
Hoàn
toàn
đồng ý
1 2 3 4 5
Uy tín của chính phủ có được cải thiện
thông qua việc thực hiện dự án
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Dịch vụ được cung cấp có tốt hơn so với
dự án truyền thống
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Quy trình cung cấp dịch vụ được rút ngắn 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Sự phát triển kinh tế địa phương được
hưởng lợi từ việc thực hiện dự án
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Các phương pháp tiếp cận sáng tạo được
phát triển trong quá trình thực hiện dự án
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Việc thực hiện dự án tạo ra một kết quả
mới
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Các ngành công nghiệp đã chuẩn bị để
thực hiện những thay đổi cho những thách
thức trong tương lai dựa trên việc thực
hiện dự án
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
3. Tầm quan trọng của các yếu tố tác động đến sự thành công của dự án PPP
trong phát triển cơ ở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam
Theo Ông/Bà các yếu tố sau quan trọng như thế nào đối với sự thành công của
dự án PPP trong phát triển cơ ở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam?
Yếu tố
Hoàn
toàn
không
quan
trọng
Không
quan
trọng
Trung
lập
Quan
trọng
Hoàn
toàn
quan
trọng
1 2 3 4 5
Đối tác tư nhân có năng lực đủ mạnh để
thực hiện dự án
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Rủi ro của dự án được nhận diện, phân bổ
và chia sẻ phù hợp
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Quá trình đấu thầu dự án đảm bảo tính 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
168
Yếu tố
Hoàn
toàn
không
quan
trọng
Không
quan
trọng
Trung
lập
Quan
trọng
Hoàn
toàn
quan
trọng
1 2 3 4 5
cạnh tranh
Cả khu vực nhà nước và tư nhân phải cam
kết và có trách nhiệm đóng góp tốt nhất
các nguồn lực cho dự án
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Đánh giá chính xác, chi tiết và thực tế về
chi phí và lợi ích của dự án
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Tính khả thi về mặt kỹ thuật của dự án 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Quá trình đấu thầu dự án đảm bảo tính
minh bạch
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Năng lực quản trị của cả khu vực nhà
nước và tư nhân tốt
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Khung pháp lý về PPP đầy đủ và thuận lợi 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Đối tác tư nhân dễ dàng tiếp cận thị
trường tài chính với chi phí tài chính thấp
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Môi trường chính trị ổn định và thuận lợi
cho việc thực hiện dự án
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Dự án đảm bảo mục tiêu đáp ứng lợi ích
của các bên liên quan đến dự án
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Chính phủ cung cấp bảo lãnh cho dự án
về vốn vạy, doanh thu tối thiểu
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Các chính sách kinh tế hoàn chỉnh nhằm
đảm bảo ổn định tỷ giá, lãi suất
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Nhà nước thiết lập các cơ quan chuyên
trách quản lý, điều phối, hỗ trợ dự án PPP
đảm bảo đủ năng lực và được tổ chức tốt
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
Phân định rõ ràng quyền hạn và trách 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
169
Yếu tố
Hoàn
toàn
không
quan
trọng
Không
quan
trọng
Trung
lập
Quan
trọng
Hoàn
toàn
quan
trọng
1 2 3 4 5
nhiệm giữa khu vực nhà nước và tư nhân
Sự đồng thuận của công chúng về các
dịch vụ cung cấp từ khu vực tư nhân
1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5 □
III. Với kinh nghiệm của mình, Ông/Bà có đề xuất gì để góp phần đảm bảo
sự thành công của dự án PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
Việt Nam?
Xin trân trọng cảm ơn!