Luận án Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Khi phân tích nhân tố khám phá, hai tiêu chí cần phải đạt yêu cầu là phương sai trích và trọng số nhân tố. Phương sai trích nói lên các yếu tố trích được bao nhiêu phần trăm phương sai của các biến quan sát và trọng số nhân tố biểu thị mối quan hệ giữa biến quan sát với nhân tố. Cũng theo (Hair J.F, Anderson R.E, Tatham R.L, Black W.C, 2006) thì yêu cầu cho phương sai trích là phải đạt từ 50% trở lên và trọng số nhân tố phải từ .50 trở lên. Ngoài ra khi phân tích nhân tố người ta còn quan tâm đến kết quả kiểm định KMO (Kaiser Meyer Olkin) và kiểm định Bartlett. KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, với thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Barlett xem xét giả thuyết H0 : độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

pdf196 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năng lực về ngoại ngữ (đối với giám đốc các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk hiện nay rất yếu), các kiến thức cơ bản về văn hoá, xã hội, lịch sử trong kinh doanh quốc tế, giao tiếp quốc tế và xử lý sự khác biệt về văn hoá trong kinh doanh, thông lệ quốc tế trong lĩnh vực, ngành 158 kinh doanh. Đây có lẽ là một trong những điểm đáng chú ý nhất đối với các doanh nghiệp ở Vùng Tây Nguyên, đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Phát triển năng lực quản trị chiến lược cho cán bộ quản lý trong doanh nghiệp, vì thiếu về tầm nhìn chiến lược thì đó là một trong những nguyên nhân của sự thất bại trong phát triển dài hạn. Ở Đắk Lắk đã cho chúng ta thấy có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp cà phê phát triển rầm rộ trong một vài năm, sau đó suy yếu nhanh, thậm chí tan vỡ (đó là các doanh nghiệp ở các huyện Krông Pắk, Buôn Hồ, Ea Hleo) là các minh chứng cho điều này. Chính vì vậy cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý không những giỏi về nghiệp vụ mà phải có trình độ ngoại ngữ, vi tính, khả năng giao dịch tốt với đối tác nước ngoài, đội ngũ cán bộ thị trường phải hiểu và nắm rõ phong tục tập quán của từng vùng mà doanh nghiệp cần xuất khẩu, nắm vững được thay đổi về chính sách của Nhà nước cũng như đường lối chính trị để có những đối sách cần thiết, phù hợp. Bên cạnh đó để bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý chiến lược và tư duy chiến lược cho đội ngũ giám đốc và cán bộ kinh doanh trong các doanh nghiệp cà phê ở đây, cần chú trọng đặc biệt những kỹ năng: Phân tích kinh doanh, phân tích và dự báo giá cả, dự đoán và định hướng chiến lược, lý thuyết và quản trị chiến lược, quản trị rủi ro và tính nhạy cảm trong quản lý. 5.2.1.4 Năng lực cạnh tranh thương hiệu của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu, từng bước khẳng định xuất xứ và uy tín của cà phê Đắk Lắk trên trường quốc tế là một yêu cầu cấp thiết. Bởi thương hiệu doanh nghiệp là tài sản vô hình của doanh nghiệp, là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, cùng với chất lượng sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột mà thiên nhiên đã ban tặng cho các doanh nghiệp vùng này thì thương hiệu góp phần quan trọng vào nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở đây chưa chú trọng đúng mức tới thương hiệu và bảo vệ thương hiệu của mình. Để có thương hiệu mạnh, các doanh nghiệp cà phê ở đây cần chú ý: 159 Thứ nhất, phải xây dựng và phát triển sáng tạo thương hiệu trên cơ sở các sản phẩm cà phê đặc thù của doanh nghiệp mình, xu hướng phát triển của ngành cà phê, đặc tính của thị trường, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và cảm xúc của khách hàng. Hiện nay ở Đắk Lắk thương hiệu của nhiều doanh nghiệp mang tên chủ doanh nghiệp, dài và khó nhớ. Do vậy, các doanh nghiệp ở đây có thể tổ chức đấu thầu thiết kế thương hiệu, thuê chuyên gia hay tham vấn các chuyên gia về thương hiệu để doanh nghiệp có một thương hiệu tốt nhất. Thứ hai, xây dựng thương hiệu cần phải đi đôi với bảo vệ thương hiệu. Do đó, việc đăng ký bảo vệ sở hữu công nghiệp, đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa là rất cần thiết và cần được coi trọng. Song song với việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, cần mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ sau bán hàng để củng cố và tăng uy tín của thương hiệu. Ngoài ra cần quảng bá thương hiệu trong và ngoài nước đặc biệt thông qua các cuộc triển lãm, Festival cà phê tại Buôn Ma Thuột diễn ra định kỳ. Cải tiến bao gói hình thức đẹp hơn, tiện dùng hơn, bảo vệ sản phẩm dài ngày hơn. Chúng ta biết rằng để làm ra được một đơn vị sản phẩm cà phê là kết quả hoạt động của một doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp có sức cạnh tranh hay không là phụ thuộc vào tính cạnh tranh của sản phẩm. Trong hoàn cảnh toàn cầu hóa và tự do thương mại, lợi thế yếu tố đầu vào cho sản phẩm theo quan niệm cổ điển (nguyên, nhiên vật liệu, lao động, vốn) ngày càng bị hạn chế, các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk cần phải nhận thức được rằng lợi thế so sánh của sản phẩm hiện nay phụ thuộc rất lớn vào việc nâng cao tính độc đáo, hàm lượng tư bản và tri thức trong sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì và dịch vụ hậu mãi của sản phẩm, vv cho phù hợp với các đối tượng người tiêu dùng. Do đó, các doanh nghiệp cần coi trọng và chủ động xây dựng thương hiệu hàng hóa cho doanh nghiệp mình, đây chính là công cụ hữu hiệu nâng cao sức cạnh tranh của các DN trên trường quốc tế. Từ những lý do trên các doanh nghiệp cần nhanh chóng xây dựng thương hiệu cho cà phê Đắk Lắk hay cà phê Buôn Ma Thuột. Trên cơ sở chất lượng tốt lại 160 có thương hiệu thì uy tín của doanh nghiệp ngày một mở rộng và năng lực cạnh tranh ngày được nâng cao. 5.2.1.5 Công nghệ sản xuất trong các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk. Giảm tối đa chi phí trong mọi khâu của quá trình sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. Về phương hướng, nâng cao NLCT của các DN sản xuất và kinh doanh cà phê trên địa bàn trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế so sánh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu và nội địa; phát triển toàn diện, bền vững, hiện đại hóa đồng bộ các khâu: sản xuất nông nghiệp – chế biến công nghiệp – giao dịch thương mại. Phấn đấu giảm mọi chi phí trong mọi khâu của quá trình thu hái, chế biến, bảo quản, vận chuyển,vv và quản lý để tạo điều kiện cơ bản giảm giá thành, tăng NLCT. Thu hái không đảm bảo chất lượng là làm tăng chi phí. Như thế nào là thu hái không đảm bảo chất lượng? thu hái quả chín, xanh và lẫn tạp chất dẫn đến giảm chất lượng của quả nhân, giảm chất lượng của nhân là làm tăng chi phí. Chi phí đó gọi là chi phí không chất lượng. Đến năm 2020, toàn bộ sản phẩm cà phê của vùng được sản xuất – chế biến hợp chuẩn, hợp quy, giao dịch bình đẳng tại các sàn giao dịch trong và ngoài nước với giá bán ngang bằng hoặc cao hơn giá sản phẩm cùng loại trên thị trường; giá trị gia tăng của sản phẩm do yếu tố chất lượng mang lại tăng từ 30 - 50%, nâng cao lợi nhuận của DN và vị thế của cà phê Đắk Lắk trên trường quốc tế, đóng góp đáng kể vào quá trình CNH – HĐH đất nước. Sử dụng có hiệu quả và nâng cao năng lực công nghệ chế biến cà phê của các doanh nghiệp. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp cần sử dụng có hiệu quả và nâng cao năng lực của công nghệ bởi nó là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng và giá thành của sản phẩm. Trong khi đó hiệu quả sử dụng công nghệ phụ thuộc rất lớn vào tổ chức sản xuất, bố trí nhân lực, thời gian khai thác. Sản xuất kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk mang tính mùa vụ rất cao, do đó các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở đây cần phải bố trí nhân lực, khai thác hợp lý công nghệ để đảm bảo sử dụng có hiệu quả. Ngoài việc tăng cường khai thác, tổ chức thành ca kíp 161 sản xuất để khai thác tối đa thiết bị, công nghệ thì cần chú ý chế độ bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, công nghệ, nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng thiết bị, công nghệ của người lao động. Trên cơ sở đó nâng cao năng suất của thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp cần nhanh chóng đổi mới thiết bị công nghệ. Trước hết cần lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất vùng Tây Nguyên, đặc thù của sản phẩm cà phê (chế biến ướt, chế biến bán ướt, chế biến khô), trình độ tay nghề của người lao động trong doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa việc kết hợp các nguồn lực để đạt được hiệu quả cao. Tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm chế biến, xây dựng và khẳng định thương hiệu cà phê Đắk Lắk trên trường Quốc tế Đầu tư, nâng cấp hệ thống sân phơi và máy sấy đối với việc sơ chế bằng phương pháp khô. Khuyến khích nông dân, thực hiện việc sơ chế cà phê thóc quy mô lớn và áp dụng phương pháp chế biến ướt, hoặc bán ướt đối với cả cà phê vối, đảm bảo phẩm cấp nguyên liệu cho các quá trình chế biến tiếp theo. Từng bước hiện đại hoá các cơ sở tái chế, phân loại cà phê nhân xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần chủ động đầu tư trang bị các máy móc, thiết bị tiên tiến, áp dụng tự động hoá dây chuyền sản xuất và giám sát chất lượng sản phẩm, áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO: 9000, HACCP, ISO: 14000; để từ sau năm 2015, hầu hết các cơ sở chế biến cà phê nhân xuất khẩu tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển công nghệ chế biến các dạng cà phê khác nhau như: cà phê rang, cà phê bột, cà phê hòa tan, cà phê sữa hòa tan, cà phê lon, cà phê tươivv giảm dần xuất khẩu cà phê nhân, tăng cường các sản phẩm chế biến từ cà phê nhân. Xu hướng người tiêu dùng là thích các dạng cà phê chế biến. Các doanh nghiệp cần phát triển đa dạng các mặt hàng để tăng kim gạch xuất khẩu. Cần khai thác tốt thiết bị công nghệ hiện có từng bước đi đến cải tiến các thiết bị, máy móc công nghệ phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, đồng thời tạo khả năng vươn lên làm chủ thiết bị công nghệ mới. Để thực hiện tiến trình đó cần 162 chú trọng đầu tư nghiên cứu đổi mới thiết bị và công nghệ theo hướng tập trung ở một vài khâu then chốt có ảnh hưởng quyết định nhất. Để có công nghệ phù hợp, cần tăng cường hoạt động mua bán, chuyển giao công nghệ. Doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm để cập nhật thông tin về thị trường công nghệ để từ đó đưa ra giải pháp công nghệ phù hợp nhất với khả năng tài chính, năng lực sử dụng, cải tiến và làm chủ công nghệ, đặc biệt là tính đồng bộ của công nghệ. Ngoài ra cần tăng cường liên kết và hợp tác với các đơn vị, tổ chức để tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ cùng đầu tư nghiên cứu, thiết kế và chế tạo sản phẩm mới, cải tiến thiết bị, quy trình sản xuất. 5.2.1.6 Năng lực xử lý tranh chấp thương mại Trong tiến trình phát triển chung của kinh tế thương mại, việc cạnh tranh đôi khi dẫn đến khả năng tranh chấp, kiện tụng giữa các DN là điều khó có thể tránh khỏi. vì vậy các DN kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk cần nâng cao hiểu biết luật pháp kinh doanh quốc tế, am hiểu các thông lệ kinh doanh quốc tế, kiến thức chuyên sâu về kinh tế thị trường quốc tế vv, để tránh phải chịu những thua thiệt khi gặp phải các vụ kiện, tranh chấp thương mại quốc tế. Bên cạnh đó các DN cần có sự liên kết, hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các DN kinh doanh cà phê với nhau để tạo nên những “vòng vây bạch tuộc” chắc chắn nhằm chống lại những tác động khách quan lẫn chủ quan từ thị trường bên ngoài, đặc biệt các DN quốc tế. Cuối cùng các doanh nghiệp cũng cần tạo thói quen thực sự tin tưởng vào sự tư vấn về phát luật của đội ngũ luật sư - những người thật sự am hiểu về luật pháp kinh doanh quốc tế có thể hỗ trợ DN trong các điều khoản hợp đồng khi tham gia vào những giao dịch thương mại. Các DN cà phê ở đây cũng phải bắt đầu làm quen với việc học kiện và thực hiện kiện các đối tác nước ngoài nếu họ vi phạm những điều luật khi kinh doanh ở Việt Nam. 5.2.1.7 Tài chính trong các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk. Tài chính trong doanh nghiệp kinh doanh cà phê là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành trôi chảy, đúng kế hoạch và 163 tiến độ. Bởi doanh nghiệp cà phê ở Đắk Lắk có đặc thù theo mùa vụ, có những thời điểm trong năm doanh nghiệp phải chuẩn bị một lượng tiền lớn nhất định để đáp ứng yêu cầu thu mua sản phẩm kịp thời vụ sản xuất, chi trả lương lao động mùa vụ và các yếu tố sản xuất khác. Hoạt động này nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp: tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, tăng trưởng và phát triển. Doanh nghiệp cần xác lập, huy động và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn. Lãnh đạo phải kiểm soát được tài chính của doanh nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải phân tích một cách tỉ mỉ và hoạch định tài chính một cách cụ thể cho từng khối công việc đối với các đơn hàng, kế hoạch kinh doanh cho từng thời gian sản xuất trong năm, tìm các nguồn cung ứng vốn. Doanh nghiệp phải tính toán cẩn thận để huy động và sử dụng vốn mang lại hiệu quả cao, tránh rủi ro. 5.2.2 Dưới góc độ quản lý của Nhà nước 5.2.2.1 Về cơ chế chính sách Tăng cường sự hỗ trợ của chính quyền trong công tác quản lý Nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh nghiệp, cơ chế chính sách của Nhà nước cần được tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và thực sự tạo điều kiện hỗ trợ sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thương trường trong và ngoài nước. Cần chống hiện tượng phá rừng để trồng cà phê một cách tự phát. Phát triển sản lượng cà phê quá mức sẽ không có hiệu quả. Do đó cần rà soát chính sách quy hoạch đất đai. Điều chỉnh, bổ sung và phổ biến rộng rãi bản đồ thích nghi cây cà phê. Sự hỗ trợ của các sở ban ngành như Sở khoa học và công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, Trung tâm xúc tiến thương mại vv, về tư vấn thiết bị, công nghệ mới hiện đại, thích hợp và cung cấp thông tin công nghệ, thị trường cho các doanh nghiệp, tạo lập và phát triển thị trường công nghệ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp này tăng cường cạnh tranh trong sản xuất, chế biến sản phẩm. Tỉnh cần thành lập một số tổ chức hỗ trợ tư vấn 164 (bằng những hình thức đa dạng) trong các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh cà phê, giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, có thêm một tiềm lực mới trong công cuộc hội nhập quốc tế. Chính sách về Khoa học kỹ thuật: Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nghiên cứu lai tạo, chọn lọc những giống cà phê có sức kháng bệnh, có năng suất, chất lượng cao, để đưa vào sản xuất đại trà. Nếu cần phải nhập nội các loại giống tốt. Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi bổ sung các quy trình kỹ thuật sản xuất cà phê, chuyển giao kỹ thuật cho người sản xuất cà phê. Nhân rộng các mô hình sản xuất cà phê bền vững (đã triển khai ở Krông Pắk, CưMgar), mô hình sản xuất cà phê sạch, bền vững.Tập trung nghiên cứu chế tạo máy móc, thiết bị trong nước vừa đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, phù hợp với yêu cầu thực tế và giá cả hợp lý để cung ứng cho doanh nghiệp. Chính sách đất đai: Rà soát hoàn chỉnh quy hoạch đất đai. Điều chỉnh bổ sung và phổ biến rộng rãi bản đồ thích nghi cây cà phê. Khuyến khích người trồng cà phê tích cực liên doanh, liên kết, hình thành vùng sản xuất có quy mô lớn, tạo thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng khoa học công nghệ. Tạo cơ chế phù hợp để các thành phần kinh tế thuê đất xây dựng các cơ sở chế biến cà phê phù hợp với quy hoạch vùng nguyên liệu Chính sách tài chính ngân hàng: Chỉ đạo NHNN và các NHTM trên địa bàn tỉnh cải cách thủ tục vay vốn thuận lợi hơn, thời gian vay vốn đủ dài, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh cà phê. Tạo lập thị trường tài chính tiền tệ để làm phong phú, đa dạng thị trường vốn, phát huy sức mạnh nội lực đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư để thu hút các nguồn lực thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cà phê. Hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo hiểm sản xuất và bảo hiểm giá cà phê. Tăng cường cơ sở hạ tầng: phục vụ cho chăm bón tưới tiêu, thu hái, sơ chế, sân phơi, buồng sấy kho tàng bảo quản,những cơ sở này thiếu thốn không hiện đại sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng nhân cà phê. Ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn, các chương trình, đầu tư xây dựng các công trình giao thông, điện, thủy lợi, các cơ sở 165 kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng cà phê. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư mở rộng hệ thống kho, sân phơi, máy sấy nông sản. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế thuê đất xây dựng các cơ sở chế biến cà phê phù hợp với quy hoạch vùng nguyên liệu. Trên cơ sở đó, Tỉnh Đắk Lắk cần phối hợp với các cơ quan hữu quan, nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tổ chức sản xuất lớn, an toàn, bền vững. 5.2.2.2 Về năng lực nguồn nhân lực địa phương Cần có Chính sách đào tạo nguồn nhân lực bằng việc tăng cường ngân sách hỗ trợ công tác khuyến nông, khuyến công (mở lớp đào tạo, tập huấn cho nông dân, xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và nhân rộng mô hình). Xây dựng chính sách nguồn nhân lực giỏi, liên kết với các nhà khoa học, viện nghiên cứu hỗ trợ đào tạo, tư vấn kỹ thuật và cung cấp thông tin. Liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tranh thủ học tập kinh nghiệm và đẩy nhanh quá trình áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng cao. Bên cạnh đó quá trình cạnh tranh và hội nhập đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk của chúng ta phải có lực lượng lao động đủ mạnh để nắm bắt cơ hội thực hiện kinh doanh dài hạn, thực tế ở Đắk Lắk cho thấy có nhiều doanh nghiệp thất bại do người lao động không nắm bắt, làm chủ được công nghệ hiện đại và sự cạnh tranh gay gắt của môi trường kinh doanh. Chính vì vậy các doanh nghiệp ở đây cần: Thứ nhất tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ công nhân hiện có tại các doanh nghiệp. Cần phát hiện người có năng lực, bố trí vào những công việc phù hợp trong từng khâu, từng công đoạn của quá trình sản xuất như thu hái, phơi, rang xay, chế biến vv. Bổ sung lực lượng lao động đủ tiêu chuẩn, đồng thời thay thế những lao động không có năng lực, không đủ tiêu chuẩn, vi phạm pháp luật và đạo đức. Đa dạng hóa các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng của người lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ doanh nghiệp khi mùa vụ và sau mùa vụ. Biện 166 pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh lao động khi có những biến động, giảm được chi phí do tuyển dụng. Thứ hai tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp bằng các chính sách như: tặng sổ tiết kiệm cho CBCNV có thâm niêm trên 10 năm công tác tại doanh nghiệp nhưng khi nghỉ hưu mới được rút sổ này, đầu tư cho đào tạo ngắn hạn, dài hạn tại trường Đại học Tây Nguyên về chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho người lao động kể cả khi có biến động, xây dựng chế độ tiền lương và thưởng theo hướng khuyến khích người lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Thứ ba đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cần đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ làm công tác xuất khẩu tại các trường lớn như: Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Ngoại Thương cơ sở 2,vv để có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, sử dụng thành thạo vi tính, am hiểu thị trường thế giới và luật lệ buôn bán quốc tế. Thứ tư xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực giỏi, liên kết với các nhà khoa học ở các trường Đại học như: Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, Đại học Nông Lâm Thủ Đức TP. Hồ Chí Minh, Đại học Tây Nguyên (khoa Kinh tế, Khoa Nông lâm nghiệpvv), Viện Khoa học kỹ thuật nông Lâm nghiệp Tây Nguyên nghiên cứu hỗ trợ đào tạo, tư vấn kỹ thuật và cung cấp thông tin. Thứ năm cần thường xuyên đào tạo tại doanh nghiệp cho công nhân, nhân viên biết quản lý tốt chất lượng trong từng khâu công việc của mình như: hái như thế nào để đảm bảo chất lượng, phơi như thế nào thì đạt chất lượng, đóng bao gói như thế nào, lưu kho, bảo quản như thế nào cho tốt nhất vv. Những cách làm trên đây là giải pháp quan trọng để nâng cao NLCT nguồn nhân lực, năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác của lực lượng lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk hiện nay. 5.3 Các điểm hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo Với kết quả của nghiên cứu này sẽ góp phần giúp cho các DN KD cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng như các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn về bức tranh NLCT đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng tới 167 NLCT của doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở đây. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp thành công đó nghiên cứu này còn có những hạn chế nhất định như: Thứ nhất, do hạn chế về năng lực nghiên cứu, thời gian, điều kiện và kinh phívv nên nghiên cứu này chỉ tập trung thực hiện trong phạm vi các DNKD cà phê ở Đắk Lắk. Chính vì vậy kết luận này nó có thể chưa thật xác đáng cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê của Vùng Tây nguyên hay cả nước nói chung. Do đó, cần có một nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi rộng hơn như Khu vực Tây Nguyên hay cả nước, đó là điều mở ra cho hướng nghiên cứu tiếp theo. Thứ hai, nghiên cứu này mới chỉ tập trung phân tích 9 yếu tố (bao gồm 7 yếu tố bên trong và 2 yếu tố bên ngoài) ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh cà phê tại Đắk Lắk. Thực tế, còn có rất nhiều yếu tố khác nữa ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh cà phê. Từ đó, cần có những nghiên cứu tiếp theo để có thể bổ sung thêm các yếu tố ảnh hưởng tới NLCT của doanh nghiệp kinh doanh cà phê. Thứ ba, nghiên cứu này chỉ tiếp cận với tư cách là người nghiên cứu về quản trị kinh doanh của DN, còn có những cách tiếp cận khác như tiếp cận với tư cách là người trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực cà phê hoặc là những người hoạch định chính sách cho loại hình DN này hoạt động thì sẽ có những kết quả phong phú hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp kinh doanh cà phê. Đây cũng là hướng mở ra cho những nghiên cứu tiếp theo. Để thực hiện thành công việc nâng cao NLCT của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở đây không chỉ có bản thân mỗi doanh nghiệp mà cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ từ nhiều phía của các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương, với sự phối hợp nhịp nhàng và thực hiện đồng bộ các giải pháp. Hy vọng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk sẽ được nâng lên một tầm cao mới trong thời gian tới. 168 NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Văn Đạt, Lê Thế Phiệt Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội, số 55 /2010 (Bộ kế hoạch và đầu tư), tr 48-53. 2. Nguyễn Văn Đạt (2014), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk. Tạp chí Kinh tế và Dự báo Số 12 tháng 6/2014 (Bộ kế hoạch và đầu tư), tr 73-75. 3. Nguyễn Văn Đạt, Lê Thế Phiệt, Nguyễn Thanh Trúc Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí Kinh tế và Dự báo Số 19 tháng 10/2014 (Bộ kế hoạch và đầu tư), tr 63-64. 4. Nguyễn Văn Đạt (2014), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cà phê vùng Tây Nguyên. Tạp chí Kinh tế và Dự báo Số Chuyên đề tháng 9/2014 (Bộ kế hoạch và đầu tư), tr 37-39. 5. Nguyễn Văn Đạt, Lê Đức Niêm Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cà phê tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí Kinh tế và Dự báo Số chuyên đề tháng 04/2016 (Bộ kế hoạch và đầu tư), tr 48-50. 6. Nguyễn Văn Đạt, Lê Đức Niêm Hướng đi nào cho ngành cà phê Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Dự báo Số chuyên đề tháng 05/2016 (Bộ kế hoạch và đầu tư), tr 21-23. 169 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt 1. Bạch Thụ cường. (2002). Bàn về cạnh tranh toàn cầu. Hà Nội: NXB Thông Tấn. 2. Ban chấp hành Trung Ương. (2014). Nghị Quyết số 30 NQ-TW ngày 12/3/2014 Nghị quyết của Bộ chính trị Về tiếp tục sắp xếp đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. 3. Bộ Nông nghiệp & PTNT. (2012). Quyết định số 1987/ QĐ/BNN-TT Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Hà Nội. 4. Bộ nông nghiệp và PTNT. (2008). Quyết định số : 2635/ QĐ BNN-CB ngày 26/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT V/v "Phê duywwtj đề án nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê đến năm 2015 và định hướng đén năm 2030. Hà Nội: Bộ nông nghiệp. 5. Bùi Thị Thanh và Nguyễn Xuân Hiệp. (2012). Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, nghiên cứu trường hợp các siêu thị tại TP.Hồ Chí Minh. Hà Nội: NXB Lao động. 6. Bùi Xuân Phong. (2007). Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh - cơ sở quan trọng để xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tạp chí Thông tin KHKT & Kinh tế Bưu điện, 3, 12-17. 7. Câu lạc bộ doanh nghiệp. (2002). Thương hiệu Việt. TP. Hồ Chí Minh: NXB Trẻ. 8. Chu Văn Cấp. (2003). Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia. 9. Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk. (2010). Niên giám thống kê 2009. Đắk Lắk. 10. Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk. (2011). Niên giám thống kê 2010. Đắk Lắk. 11. Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk. (2012). Niên giám thống kê 2011. Đắk Lắk. 12. Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk. (2013). Niên giám thống kê 2012. Đắk Lắk. 13. Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk. (2014). Niên giám thống kê 2013. Đắk Lắk. 14. Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk. (2016). Niên giám thống kê 2015.Đắk Lắk. 170 15. Dương Ngọc Dũng. (2009). Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Micheal E. Porter. TP. Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 16. Đại học Kinh tế quốc dân. (2000). từ điển kinh doanh. Hà nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 17. Đặng Đức Thành và cộng sự. (2010). Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời kỳ hội nhập. Hà Nội: NXB Thanh Niên. 18. Đinh Văn Thành. (2006). Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản trong thương mại quốc tế. Hà Nội: NXB Lao động - Xã hội. 19. Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt. (2011). Quản trị chiến lược. TP. Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp. 20. Đỗ Thị Nga. (2012). Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk, luận án tiến sĩ kinh tế. Hà Nội: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 21. Đỗ Thúy Phương. (2011). Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chè ở tỉnh thái nguyên, luận án tiến sĩ kinh tế. Hà Nội: Đại học Nông nghiệp. 22. Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam. (2014). Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động SXKD cà phê nhiệm kỳ 2011 - 2014 và phương hướng nhiệm kỳ 2014 - 2017 của hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA). TP. Hồ Chí Minh. 23. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 1. TP. Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức. 24. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 2. TP. Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức. 25. Hoạt, P. M. (2007). Vận dụng phương pháp Thompson - Strickland đánh giá so sánh tổng thể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hà Nội: Viện Khoa học Thống kê. 26. Hội đồng lý luận Trung ương. (2002). Giáo trình kinh tế học chính trị Mác Lênin. Hà Nội: NXB chính trị quốc gia. 27. Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng. (2006). Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia. 28. Luật doanh nghiệp . (2005). Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia. 171 29. Ngô Kim Thanh. (2012). Giáo trình Quản trị chiến lược. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 30. Nguyễn Bách Khoa. (2004). Phương pháp xác định năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp. Tạp chí khoa học Thương mại, số 4,5, Hà Nội. 31. Nguyễn Cúc. (2002). Đổi mới cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia. 32. Nguyễn Đình Hương và cộng sự. (2002). Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia. 33. Nguyễn Đình Long. (1999). Phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam. Hà Nội: NXB Nông nghiệp. 34. Nguyễn Đình Thị & Nguyễn Thị Mai Trang. (2008). Năng lực động của doanh nghiệp Việt Nam trong thờ kỳ hội nhập. Tạp chí Kinh tế phá triển , 17 , pp 2 - 6. 35. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang. (2003). Brand equity and its antecedence in Vietnamese market. Worrking paper UEH. 36. Nguyễn Đình Thọ. (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: NXB Lao động - Xã hội. 37. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang. (2009). Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh. Hà Nội: NXB Thống Kê. 38. Nguyễn Đức Dỵ. (2000). Từ điển Kinh tế Anh - Việt. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật. 39. Nguyễn Hùng Anh và cộng sự. (2011). Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn miền Bắc Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tạp chí Khoa học và phát triển, 4, 9-13. 40. Nguyễn Hữu Thắng và cộng sự. (2008). Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia. 41. Nguyễn Mạnh Quân. (2011). Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 172 42. Nguyễn Minh Tuấn. (2010). Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. TP. Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia. 43. Nguyễn Trần Trọng và Lê Huyền Trang. (2012). Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Nông. Tạp chí Cộng sản, 69 (9/2012), 59-62. 44. Nguyễn Văn Đạt và Huỳnh Thị Nga. (2014). Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp tại tỉnh Đắk Lắk, thực trạng và gợi ý chính sách. Thông tin Khoa học & Công nghệ, 03(1859-1353), 14. 45. Nguyễn Văn Hóa. (2014). Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, luận án tiến sĩ kinh tế. Huế: trường Đại học Kinh tế Huế. 46. Nguyễn Vâm Điềm và Nguyễn Ngọc Quân. (2004). Giáo trình quản trị nhân lực. Hà Nội: NXB Lao động - Xã hội. 47. Nguyễn Vĩnh Thanh. (2005). Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 11. 48. Nguyễn Vĩnh Thanh. (2005). Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. TP. Hồ Chí Minh: NXB Lao động - Xã hội. 49. Phạm Quang Trung. (2008). Nâng cao năng lực cạnh tranh của DNVVN ở Hà Nội. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 129, 10-14. 50. Phạm Thúy Hồng. (2004). Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia. 51. Phạm Văn Hồng . (2007). Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, i. Hà Nội: trường Đại học Kinh tế quốc dân. 52. Sở công thương Đắk Lắk. (2013). Báo cáo tổng kết niên vụ cà phê 2012 -2013 và kế hoạch niên vụ cà phê 2013 - 2014. 53. Sở NN&PTNT Đắk Lắk. (2013). Báo cáo nhanh kết quả sản xuất và xuất khẩu cà phê năm 2012 và năm 2013. 54. Thủ tướng Chính phủ. (2002). Quyết định số 80/2002 QĐ-TTg ngày 24/6/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản, hàng hóa thông qua hợp đồng. 173 55. Tỉnh Ủy Đắk Lắk. (2008). Nghị Quyết số 08 /NQ-TU ngày 08/5/2008 của Tỉnh Ủy Đắk Lắk về phát triển cà phê bền vững trong thời kỳ mới . 56. Tôn Thất Nguyễn Thiêm. (2003). Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu: Cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp. TP. Hồ Chí MInh: NXB Tổng Hợp. 57. Tổng công ty cà phê Việt Nam. (2014). báo cáo tình hình thực hiện công tác kinh doanh XNK niên vụ 2013 - 2014, Kế hoạch và phương án kinh doanh XNK niên vụ 2014 - 2015. TP. Hồ Chí Minh. 58. Từ điển bách khoa. (1995). Hà Nội: NXB từ điển bách khoa. 59. Trần Hoàng Kim và Lê Thu. (1996). Vũ Khí cạnh tranh. Hà Nội: NXB Thống Kê. 60. Trần Hữu Ái. (2014). Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu nghiên cứu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Luận án tiến sĩ kinh tế, Học Viện khoa học xã hội - Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 61. Trần Kiều Trang. (2010). Nâng cao năng lực quản lý của chủ DNVVN ở nước ta hiện nay. Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, 3(92), 28-31. 62. Trần Ngọc Ca. (2011). Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam: Con đường công nghệ. Tạp chí Kinh tế và phát triển,165, 3-7. 63. Trần Sửu. (2006). Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa. Hà Nội: NXB Lao động. 64. Trần Thế Hoàng. (2011). Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2020. Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP .HCM. 65. Từ điển bách khoa. (1995). Hà Nội: NXB từ điển bách khoa. 66. UBND tỉnh Đắk Lắk. (2008). Quyết Định số 41/2008 QĐ - UBND ngày 17/11/2008 Quyết định về việc phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. 67. UBND tỉnh Đắk Lắk. (2010). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2010 và phương hướng 2012. 174 68. UBND tỉnh Đắk Lắk. (2011). Báo cáo tổng kết niên vụ cà phê 2010 - 2011 và phương hướng, nhiệm vụ niên vụ cà phê 2011 - 2012. Đắk Lắk. 69. UBND tỉnh Đắk Lắk. (2012). Báo cáo tổng kết niên vụ cà phê 2011 - 2012 và phương hướng, nhiệm vụ niên vụ cà phê 2012 - 2013. Đắk Lắk. 70. UBND tỉnh Đắk Lắk. (2012). Quyết Định số 1360 QĐ - UBND ngày 27/6/2012 Đề án phát triển thủy lợi trong vùng cà phê bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2013 - 2020 và định hướng đến năm 2025. 71. UBND tỉnh Đắk Lắk. (2012). Quyết Định số 1418 QĐ - UBND ngày 04/7/2012 Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020. 72. UBND tỉnh Đắk Lắk. (2014). Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk năm 2013 và 2014. Đắk Lắk. 73. UBND tỉnh Đắk Lắk. (2014). Báo cáo tổng kết niên vụ cà phê 2012 - 2013 và phương hướng, nhiệm vụ niên vụ cà phê 2013 - 2014. Đắk Lắk. 74. Viện nghên cứu Quản lý kinh tế trung ương và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc . (2002). Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Hà Nội: NXB Giao thông vận tải. 75. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và chương trình phát triển Liên hiệp quốc. (2002). Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Hà Nội: NXB Giao thông vận tải. 76. Vũ Hùng Phương. (2008). Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành gấy Việt Nam qua một số chỉ số cơ bản. Tạp chí kinh tế & Phát triển, 4, 24-29. 77. Vũ Minh Khương. (2010). Một số kiến nghị nâng cao sức cạnh tranh phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tạp chí Quản lý kinh tế, 35, 34. 78. Vũ Quốc Tuấn và Hoàng Thu Hòa. (2001). Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh nghiêm nước ngoài và phát triển DNNVV ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Thống kê. 79. Vũ Trọng Lâm và cộng sự. (2006). Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia. 175 Danh mục tài liệu tiếng Anh 80. Ajitabh Ambastha; Monmaya. K. (2004). Copetitiveness of Firms: Review of Theory, Frameworks, and models. Singapore Management Review, vol 26; pp 45- 61. 81. Ambastha. A, Momaya. K . (2004). "Competitiveness of firm: review of theories, framworks and models". Singapore management Review, Vol 26(1), P45-61. 82. Anderson, M.J, Gerbing. D. W. (1988). Structural equation mdelling in proactive: A review and recommended two step approach. Psychological Bulletin, 103(3), 411 - 423. 83. ArThur A.Thompson, Jr; A J.Strickland and John Gamble. (2008). Crafting and Excuting Strategy: The quest for competitive advantage:concepts and cases. New York: Mc Graw - Hill. 84. Barney J. (1991). Firm resources and subtained competitive advantage . Journal of management , 17(1) pp 99 - 120. 85. Barney. J. (1995). Looking inside for competitive advantage. Academy of management excutive, Vol 9(4), p49-61. 86. Bartlett A and S Ghoshal . (1989). Managing across borders. Boston: Havard business school. 87. Bartlett A and S Ghoshan. (1989). Managing across border. Boston: Havard Business School Press. 88. Benedetto D.C.A & Crawford C.M. (2008). New products management. Burr ridge: Irwin/Mc Graw Hill. 89. Buckley. P.J, Pass. C. L, Prescott. K. (1988). Measures of international competitiveness: A critical survey. Journal of marketing management, Vol 4(2), p175 - 200. 90. Buhalis. D. (2000). Marketing competitive destinations of the future. Tourism management, vol 21(1), p97-116. 91. Clifton R & Simons J. (2003). Brand and branding. Profile books Ltd. 176 92. Coevert. V, Waal. A. (2007). The effect of performance management on the organizational results of a bank. International Jounal of productivity and performance management , 56, 397 - 416. 93. Corbett C and L Wassenhove. (1983). Trade offs ? What trade offs? competance and competitiveness in manufacturing. California management review, 35(4), pp 107 - 122. 94. Chamberlin. E .H. (1933). The theory of monopolistic competition. Cambridge: Havard University Press. 95. Chinn. M.D, and Ito. H. (2008). New measures of financial openness. Journal of Comparative Policy Analysis, Vol. 10(4), pp. 309-322. 96. Christensen, H.K. (2010). Defining customer value as the driver of competitive advantage. Strategy and Leadership. 97. D’Cruz. J.R, and Rugman. A.M. (1993). Developing international competitiveness: the five partners. Business Quarterly of Journal, Vol. 58 No. 2, pp. 60-72. 98. David, F. R. (2009). Strategic Management. Concepts: Prentice Hall. 99. David. F. (2001). Strategic management, concepts. Upper saddle river: prentice Hall. 100. Day, G.S. (2011). Closing the Marketing Capabilities Gap. Journal of Marketing, 75, 183-195. 101. D'Cruz J and A Rugman. (1992). New concepts for canadian competitiveness. Kodak: Canada. 102. Determinants of business success of small and medium enterprises. (2011). International Journal of Business and social science, Vol 2 (20) p. 103. Doz YL and CK Prahalad. (1987). The multinaional mission. New York: The free press. 104. Drabek. Z, and Brada. J. (1998). Exchange rate regimes and the stability of trade policy intransition economies. Journal of Comparative Economics, Vol. 26 No. 4, pp. 642-668. 177 105. Dunning, J. H. (1993). Multinational Enterprises and the global economic. Wokingham england: Addison wesley Publishing company. 106. Easterby - Smith., M; Thorpe, R. and Lowe, A. (1991). Management Research: An Introdution. London: Sage Publications. 107. Fafchamps Marcel. (1999). Ethnicity and credit in african manufacturing. Mimeo: Standford university. 108. Feurer. R, Chaharbaghi. (1994). Defining competitiveness: A holistics approach. Management desision, 32(2), p 49-60. 109. Fontana, A., & Frey, J. (2000). Handbook of Qualitaitive Research. Thousand Oaks: Sage publication. 110. Francis. A, Winstanley. D. (1992). The organization and management of engineering design in the UK In. G. Susman (Ed), Designing for manufacture. New York: Oxford University press. 111. Fred R. David. (1995). Khái luận về quản trị chiến lược. Hà Nội: NXB Thống Kê. 112. Freiling, J . (2004). A Competence base theory of the firm. Management revue, 15(1). 113. Freiling. J, Gersh. M, Goeke. C, Sanchez. R. (2008). Fundamental isses in a competence based theory of the firm. Research in competence based management, 4, 79-106. 114. Grant. R. M. (1991). Contemporary strategy analysis: concepts. Cambridge: Blackwell Ltd. 115. Grant. R.M. (1991). The resource-based theory of competitive advantage: implications for strategy formulation. California Management Review, , Vol. 33 No. 3, pp. 114-135. 116. Gray. B, Matear. S, Boshoff. C, Matheson. P. (1998). Developing a better measure of market orientation. Eroupean journal of marketing , 32, 884 - 903. 117. Green SB. (1991). How many subjects does it take to do a Regression analysis ? Multivariate Behavioral Research, 499 - 510. 178 118. Greenaway. D, Hine. R, Milner. C. (1994). Country specific factors and the pattern of horizontal and vertical intra-industry trade in the UK. Review of World Economics, Vol130(1), P77-100. 119. Grupp H. (1997). The links between competitiveness, Firm innovative activities and public R&D support in germany: An Empirical analysis. Technology analysis and strategic managament, 9(1), pp 19 - 33. 120. Hair J.F, Anderson R.E, Tatham R.L, Black W.C. (2006). Multivariate data analysis. Prentice - Hall: Inc. 121. Hanman. M .T, Freeman. J. (1989). The organizational mortality: American labor unions 1936 - 1985. American Journal of sociology, Vol 94, p 35 - 52. 122. Hassan. S. (2000). Determinants of market competitiveness in an environmentally sustainable tourism industry. Journal of travel research, vol38(3), pp 239-245. 123. Hatch. N, and Dyer. J . (2004). Human capital and learning as a source of sustainable competitive advantage. Strategic Management Journal, Vol. 25 No. 12, pp. 1155-1178. 124. Hofstede. G. (1993). Cultural constraints in management theories. Academy of Management executive, Vol. 1 No. 1, pp. 81-94. 125. Hubbard. G, Zubac. A, Jonhson. L, Sanchez. R. (2008). Rethinking traditional value chain logic. Research in competence based management, 4, 107 - 129. 126. Hulland. J, Chow. J, Lam. S. (1996). Use of causal models in marketing research: A review. International journal of research marketing, Vol 13, p 181 - 197. 127. Ibrahim. H. W, Zailani. S. (2010). A review on the competitiveness of global supply chian in a cofee industry in indonesia. Medwel Journal of International business management, 4 (3), p105 - 115. 128. J. C Guan et al. (2006). A study of the relationship between competitiveness and technological innovation capability based on DEA models. European journal of operational research, vol 170 p971 - 986. 179 129. J. Markham Collins and Michael L. Troilo. (2015). National factor effects on firmcompetitiveness and innovation. Competitiveness Review, Vol. 25 No. 4, pp. 392-409. 130. J.Markham Collins and Micheal L. Troilo. (2015). National factor effects on firm competitiveness and innovation. competitiveness Review, vol 25(4); pp 392- 409. 131. JH, A. (1993). Từ điển rút ngọn về kinh doanh. NewYork: NXB Longman. 132. Johnson HT. (1992). Relevance regained . New York: The free press. 133. Josef. A. (2015). Factors that influence the competitiveness of Czech rural small and medium enterprises. Original Paper Agric. Econ - Czech, Vol 61(10), pp450 - 460. 134. Keller K. L. (1993). Conceptualizing, measuring, and managing customer - based brand equity. Journal of marketing, 57 pp 1-22. 135. Keller K.L. (1998). Strategic brand management: building, measuring, and managing brand equity. Upper saddle river: Prentice Hall. 136. Kohli. A.K, Jaworski.B.J. (1990). Market orientation: The construct , research propositions and managerial implication. Journal of marketing , 54, 1 - 18. 137. Konecnik. (2006). Croation basa brand equity for slovenia as a tourism destination. Jounal of economics and business review for central and south- eastern eroup, 8(1) . 138. Kotler P & Waldermar Pfoertsch. (2006). B2B brand management. Spinger Berlin - Heideberg. 139. Kotler. P, Amstrong. G. (2012). Principle of marketing (14 th ed). Pearson Prentice Hall. 140. Kouser. R, Mehvish. H, Azeem. M. (2011). CAMEL analysis for islamic and conventional banks: Comparative study from Pakistan. Economics and Finance Riview, 1(10), p55-64. 141. Krueger, R. (1994). Focus Groups: A Practical guide for supplied research. Newbury: Park Sage. 180 142. Khalil TM. (2000). Management of technology: the key to competitiveness and wealth creation. Singapore: Mc Graw Hill. 143. Lamarque. E. (2005). Indentifying key activities in banking firms: Acompetence based analysis. advances in applied business strategy, 7, p29- 47. 144. Ljungquist. U. (2007). Core competency beyond indentification: Presentation of a model. Management Decision, 45(3), 393 - 402. 145. López. J, and Garcia. R. (2005). Technology and export behavior: a resource- based view approach. International Business Review, Vol. 14( 5), pp. 539- 557. 146. M. Krishna & ctg. (2012). A study on factors effecting the competitiveness of SMEs in Malaysia. International journal of Academic, Vol2, No4. 147. Morgan, D. (1997). Focus groups as quallitative research . Thousand Oaks: Sage. 148. Narashimbha. S. (2000). Organization knowldge, human resource management, and subtained competitive advantage: toward a framework. Competitiveness review, pp 123 - 135. 149. Naver. C.J, Slater. F. S. (1998). The effect of market orientation on business profitability. Journal of marketing, October, 20 - 35. 150. Nunnally JC và Burnstein IH . (1994). Psychometric Theory (3 ed.). New York: McGraw - Hill. 151. Nunnally. J.C, Bernstein. I.H. (1994). Psychometric theory (3nd). New York: Me Graw-Hill. 152. Peteraf M . (1993). The cornerstones of competitive advantage: a resource base view. Strategic managament journal, 14(3); pp 179 - 191. 153. Pine R & Philips P. (2005). Performance compar isons of hotels in china. International journal of hospitality management , 24(1) pp 57 - 73. 154. Porter. M. E. (1980,1988). Competitive strategy : Techniques for analysing sindustries and competitors. New York: The Free Press. 155. Porter. M. E. (1990). The competitive advantage of Nation. The Free Press. 181 156. Porter. M. E. (1996). What is strategy ? . Havard business review, November, 61 - 78. 157. Porter.M. E. (1985,1998). The competitive advantage: Creating and sustaining superior performance. New York: The Free press. 158. Prahalad CK and G Hamel. (1990). The core competence of the corporation. Havard business riview, vol 68, pp 79 - 91. 159. Prahalad CK and G Hamel. (1990). The core competence of the corporation. Havard business review, 68, pp79 - 91. 160. Prahalad. C. K, Hamel. G. (1990). The core competence of the coporation. Havard business review, 1-15. 161. Priyono. A, Tejadand. D, Sanchez. R. (2010). An expanded view of "management processes" in the systems view of organizations. Research in competence based management, 5, 203 - 227. 162. Psamuelson. (2000). Kinh tế học. Hà Nội : NXB Giáo dục . 163. Rastogi. P. N. (2000). Sustaining enterprise competitiveness - is human capital the answer ? Human Systems management, Vol 19; pp 193 - 203. 164. Ross JW. (1996). Developing long tẻm competitiveness thoungh IT aset. . Loan managanent review , 38(1) pp 31 - 42. 165. Rossister J R & Percy L . (1987). Advertising and promotion management. New York: Mc Graw Hill. 166. Sanchez. R. (1996). A Systems view of the firm in competence based competition. Dynamics of competence based competition, 39-62 Oxford: Pergamon. 167. Sanchez. R. (2008). A scientific critique of the resource based view (RBV) in strategy theory, with competence based remedies for the RBV's conceptual deficienceis and logic problem. Research in competence based management, 4, 3 - 78. 168. Sanchez. R; Heene. A. (2004). Understanding competence base management: Identifying and managing five modes of competence. Journal of Buisness Research, 518-532. 182 169. Scandura, T., & Williams, EA. (2000). Research methodology in management: Current practices, trends, and omplications for future research. Academy of management journal, 43, 1248 - 1264. 170. Scandura. T, Williams. E. A. (2000). Research methodology in management: Current practicies, trends, and implications for future reasearch. Academy of management journal, Vol 43, p 1248 - 1264. 171. Scott. B. R, Lodge. G. C. (1985). US competitiveness in the world economy. Boston: Havard Business School Press. 172. Silverman, D. (2001). Interpriting qualitative data: Methods for analysing talk, text, and interaction. London: Sage Publications. 173. Sivastava. R. K, Fahey. L, Christensen. H. K. (2001). The resource based view and marketing: The role of market based assets in gaining competitive advantage. Journal of management, 27, 777 - 802. 174. Stefanovic. I, Prokic. S. (2010). "Motivational and success factors enterpreneurs: the invidence from developing country" . Zb.rad.Ekon.fak.Rị, Vol 28(2), pp251 - 269. 175. Swann P and M Taghave. (1994). Measuring price and quality competitiveness - A study of 18 british product markets. Vermont: Ashagate publishing Co. 176. Szirmai. A. (2005). The dynamics of socio- economics development: An introduction. Cambridge: Cambridge university press. 177. Tabachnick BC & Fidell LS. (2007). Using Multivariate Statistics. Boston: Pearson Education. 178. Teece. D. J, Pisano. G, Shuen. A. (1997). Dynamic capabilities and strategic management. Stretegic. Stretegic management Jounal, 18(7), 509 - 533. 179. Teece. DJ, Pisano. G, Shuen A. (1997). Dynamic capabilities and strategic management. Strategic management journal, vol18(7), p509 - 533. 180. Tomas & ctg. (2004). Innovativeness: it's antecedents and impact on business performance. industrial marketing management , 33(5) pp 429 - 438. 183 181. Varadarajan P.R & Cunningham M.H. (1995). Strategic alliances: A synthesis of conceptual foundations. Journal of susbtainable tourism, 7(2) pp 146 - 158. 182. W. Chan Kim - Renee Mauborgne. (2013). Chiến lược đại dương xanh. Hà Nội: NXB Lao động - Xã hội. 183. W.Chan Kim and Rene'e Mauborgne. (n.d.). Blue Ocean Strategy. Boston. Massachusetts: Harvard Business School. Press. 184. Wacziang. R, and Welch. K.H . (2003). Trade liberalization and growth: new evidence. National Bureau of Research Working Paper Series, No. 10152. 185. Wayne F. Cascio. (2010). managing human resources: productivity, quality of work life, profits. Mc Graw Hill Irwin. 186. Wernerfelt. B. (1984). A resource based view of the firm. Strategic management Journal, 5, 171 - 180. 187. Williams. D. A. (2007). Competitiveness of small enterprises: Insight from a developing economy. The round table, 96(390), p347- 363. 188. Wint. A. G. (2003). Competitiveness in small developing economics: Insights from the caribbean. Kingston: The University of the West indies Press. 189. Ylvije Kraja, Elez Omani. (2013). Competitive advantage and its impact in small and medium enterprises (SMEs): Case of Albania. Euroupeaan Scientific Journal, Vol 9 (16); pp76 - 85.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_toi_nang_luc_canh_tr.pdf
  • pdfMoi-E.pdf
  • pdfMoi-V.pdf
  • pdfTomTat-E.pdf
  • pdfTomTat-V.pdf
Luận văn liên quan