Luận án Nghiên cứu cắt mạch chitosan bằng hiệu ứng đồng vận H2O2 / bức xạ gamma coban – 60 để chế tạo oligochitosan

HSTĐPƯ cắt mạch CTS-80 trương trong nước tính theo độ dốc của đường thẳng trên hình 3.37 có giá trị là k80t = 0,88×10-5 kGy-1, thấp hơn so với HSTĐPƯ cắt mạch CTS-91 (1,32×10-5 kGy-1). Nguyên nhân theo chúng tôi là do CTS-80 có độ kết tinh cao hơn so với CTS-91. CTS có độ kết tinh cao tương ứng với cấu trúc phân tử được sắp xếp chặt chẽ hơn vì vậy khả năng tiếp xúc với tác nhân cắt mạch •OH khó khăn hơn do vậy tốc độ phản ứng cắt mạch diễn ra chậm hơn. Taşkin và cộng sự (2014) [91] cũng thu được kết quả tương tự khi cắt mạch CTS ở dạng rắn, theo đó ĐĐA càng cao HSTĐPƯ thu được càng cao. Sự thay đổi độ đa phân tán PI của CTS-80 cắt mạch được thể hiện trên hình 3.38. Kết quả cho thấy PI có xu hướng giảm dần khi cắt mạch trong cả ba trường hợp: cắt mạch bằng H2O2 5%, cắt mạch tia γCo60 và cắt mạch đồng thời bằng tia γCo60 và H2O2 5%. Hình 3.38 cũng cho thấy khi cắt mạch ở liều thấp, mức độ giảm PI của quá trình cắt mạch bằng tia γCo60 không khác nhiều so với cắt mạch bằng H2O2 5%. Ở liều xạ lớn hơn 12 kGy phương pháp cắt mạch bằng tia γCo60 cho giá trị PI tương đối thấp hơn.

doc210 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 742 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu cắt mạch chitosan bằng hiệu ứng đồng vận H2O2 / bức xạ gamma coban – 60 để chế tạo oligochitosan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T 60 kDa được chế tạo bằng chiếu xạ ở liều thấp 2,5 kGy thể hiện hoạt tính kháng khuẩn tốt hơn các mẫu còn lại. Qin và cộng sự (2006) [74] cũng cho rằng hoạt tính kháng khuẩn tối ưu đạt được đối với CTS khoảng 50 đến 60 kDa. Vì vậy, CTS KLPT thấp chế tạo được bằng hiệu ứng đồng vận γCo60 và H2O2 ở liều thấp trong nghiên cứu của luận án có thể sử dụng để làm chất bảo quản thực phẩm và cho nhiều mục đích kháng khuẩn khác. Hiệu ứng kháng khuẩn của CTS KLPT thấp và COS chế tạo bằng phương pháp hóa học CTS KLPT thấp chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ cho hiệu ứng kháng khuẩn tốt và có thể áp dụng sản xuất với quy mô lớn nhưng đòi hỏi phải có nguồn bức xạ. Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng CTS KLPT thấp và COS bằng phương pháp hóa học hiện vẫn còn phù hợp trong điều kiện nguồn xạ chưa phổ biến đối với nước ta hiện nay. Trong thí nghiệm này chúng tôi nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của CTS cắt mạch bằng phương pháp hóa học nhằm mục đích ứng dụng vào chăn nuôi ở các địa phương chưa có nguồn xạ. Từ kết quả chế tạo COS bằng phương pháp hóa học ở mục 3.5, các mẫu CTS có Mw khác nhau gồm 5, 10, 15 kDa được chúng tôi lựa chọn để khảo sát hiệu ứng kháng khuẩn với kí hiệu tương ứng là COSM5, COSM10 và CTSM15. Đối tượng vi khuẩn được lựa chọn để khảo sát là E. coli (gram âm) và S. aureus (gram dương). Hiệu ứng kháng khuẩn E. coli Kết quả khảo sát hiệu ứng kháng E. coli của mẫu CTS và COS được trình bày trên bảng 3.40. Bảng 3.40. Hiệu suất diệt khuẩn E. coli của CTS KLPT thấp và COS Mẫu Đối chứng COSM5 COSM10 CTSM15 E. coli, CFU/ml 5,3×102 2,9×101 2,1×101 < 1 h, % 0 94,53 96,04 100 * Nồng độ CTS/COS 400 ppm Bảng 3.40 cho thấy các mẫu CTS cắt mạch có hoạt tính kháng khuẩn cao. Đặc biệt mẫu CTSM15 tương ứng với CTS có Mw ~ 15 kDa cho hiệu quả kháng khuẩn tốt hơn so với COS, hiệu suất kháng khuẩn đạt ~100%. Mẫu này được lựa chọn để khảo sát hiệu quả kháng khuẩn theo nồng độ. Kết quả cho ở bảng 3.41. Bảng 3.41. Hiệu quả diệt khuẩn E. coli của CTSM15 có nồng độ khác nhau Mẫu Đối chứng 200 ppm 300 ppm 400 ppm E. coli, CFU/ml 3,2×107 7,8×106 6,4×104 1,7×102 h, % 0 75,63 99,80 99,99 Bảng 3.41 cho thấy nồng độ CTSM15 phù hợp để sử dụng cho hoạt tính kháng khuẩn là 300 ppm. Hiệu ứng kháng khuẩn S. aureus Hiệu ứng kháng khuẩn S. aureus cũng được khảo sát tương tự như đối với E. coli. Kết quả thu được cho ở bảng 3.42. Bảng 3.42. Hiệu quả diệt khuẩn S. aureus của CTS có KLPT khác nhau Mẫu Đối chứng COSM5 COSM10 CTSM15 S.Aureus, CFU/ml 1,3×104 1,2×102 < 1 < 1 h, % 0 99 100 100 * Nồng độ CTS/COS 200 ppm Bảng 3.42 cho thấy khi tăng Mw hiệu quả diệt khuẩn tăng. Mẫu COSM10 ở nồng độ 200 ppm đã có khả năng diệt gần như hoàn toàn vi khuẩn S. aureus. Tuy nhiên, để diệt được E. coli bằng COSM10 cần nồng độ lớn hơn > 400 ppm (bảng 3.41). Do đó CTSM15 vẫn được lựa chọn để đảm bảo khả năng diệt đồng thời cả hai loại vi khuẩn này ở nồng độ thấp. Kết quả khảo sát hiệu ứng kháng khuẩn của CTS15 theo nồng độ được thể hiện trên bảng 3.43. Bảng 3.43. Hiệu quả diệt khuẩn S. aureus của CTS có nồng độ khác nhau Mẫu Đối chứng 100 ppm 200 ppm 300 ppm S. aureus, CFU/ml 1,4.104 2,6.103 3,1.102 < 1 h, % 0 81,23 97,79 100 Bảng 3.43 cho thấy nồng độ tối thiểu để diệt vi khuẩn S. aureus là 200 ppm. Kết quả này cũng cho thấy khả năng kháng khuẩn của CTSM15 lên vi khuẩn gram dương (S. aureus) là tốt hơn so với vi khuẩn gram âm (E. coli). Qua kết quả thu được từ nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của CTS cắt mạch bằng phương pháp hóa học, chúng tôi có một số nhận xét như sau: - CTS có KLPT Mw ~ 10 - 15 kDa chế tạo bằng phương pháp cắt mạch hóa học theo bậc có khả năng kháng khuẩn tốt. - Nồng độ CTS Mw 15 kDa thích hợp để kháng vi khuẩn E. coli (gram âm) là 300 ppm, vi khuẩn S. aureus (gram dương) là 200 ppm. 3.6.3. Hiệu ứng kích thích tăng trưởng và kháng bệnh trên gà Qua tìm hiểu tài liệu chúng tôi nhận thấy việc bổ sung COS vào khẩu phần ăn của gà con đã làm giảm số lượng E. coli trong đường tiêu hóa, tăng mật độ vi nhung mao đường ruột, tăng nồng độ kháng thể trong huyết thanh chống lại virus Newcastle, và tăng hiệu suất sinh trưởng [104]. Vì vậy trong thí nghiệm này, chúng tôi bước đầu nghiên cứu khả năng kích thích tăng trưởng và kháng bệnh cho gà dựa trên kết quả kháng khuẩn của CTS chế tạo được. CTS Mw thấp 30 – 60 kDa cho hiệu ứng kháng khuẩn tốt. Tuy nhiên, khả năng ứng dụng của loại CTS này vào quá trình chăn nuôi gặp cản trở vì khả năng hấp thu thấp. Trong khi đó, COS dễ dàng hấp thu qua ruột, nhanh chóng đi vào máu và gây các hiệu ứng sinh học có hệ thống [42]. Vì vậy, các mẫu COSM5, COSM10 và CTSM15 được lựa chọn cho nghiên cứu thử nghiệm kích thích tăng trưởng và kháng bệnh trên gà. Thí nghiệm khảo sát khả năng kháng bệnh và kích thích tăng trưởng trên gà được bố trí gồm 4 lô. Trong đó, có 1 lô đối chứng và 3 lô còn lại được bổ sung các loại COSM5, COSM10 và CTSM15 vào thức ăn với nồng độ 300 ppm. Từ việc so sánh giữa các lô thí nghiệm, các chỉ tiêu theo dõi khả năng kháng bệnh và tăng trưởng của gà được đưa ra ở bảng 3.44 và bảng 3.45. Bảng 3.44. Ảnh hưởng của CTS có Mw khác nhau Hiện tượng Lô 1 COSM5 Lô 2 COSM10 Lô 3 CTSM15 Lô đối chứng Chết Chết 1 con Chết 2 con Lông tơ Lông tơ rụng bình thường Lông tơ rụng khá nhiều Lông tơ rụng gần hết Lông tơ rụng thưa thớt Hình thái phân Phân khá khô, tròn vẫn còn màu vàng của bột, cho thấy tiêu hóa không tốt lắm. Phân khô, tròn, màu vàng của bột ít, cho thấy tiêu hóa khá tốt Phân khô, tròn, màu vàng của bột rất ít, cho thấy tiêu hóa tốt Phân khô, khá tròn, màu vàng của bột còn nhiều, cho thấy tiêu hóa không tốt Nhanh nhẹn Phát triển chưa đều, đa số không năng động lắm Phát triển khá đều, năng động Phát triển đều, không có gà còi cọc, năng động Phát triển bình thường, gà còi cọc khá nhiều. Màu lông, mào, chân Không phân biệt rõ so với gà đối chứng Lông màu đậm, mào đỏ, chân vàng sáng Lông màu đậm, mào đỏ tươi, chân vàng sáng Bình thường Dấu hiệu khác (độ linh hoạt, ăn kém,) Bị tác động nhẹ khi thời tiết thay đổi hoặc khi tiêm thuốc Không bị tác động khi thời tiết thay đổi hoặc khi tiêm thuốc Không bị tác động khi thời tiết thay đổi hoặc khi tiêm thuốc Bị tác động khi thời tiết thay đổi hoặc khi tiêm thuốc Bảng 3.45. Trọng lượng (kg) của gà 72 ngày tuổi ở các lô khác nhau Mã số cân (8 con/mã cân) Lô đối chứng Lô 1 COSM5 Lô 2 COSM10 Lô 3 CTSM15 1 14,4 14,8 15,4 15,3 2 14,0 14,7 15,3 15,5 3 14,2 14,9 15,3 15,7 4 14,1 15,0 15,4 15,6 5 14,3 14,6 15,3 15,4 Trung bình 14,2 ± 0,2 14,8 ± 0,2 15,3 ± 0,1 15,5 ± 0,2 Độ tăng trọng, % - 4,20 ± 0,02 8,04 ± 0,01 9,20 ± 0,03 Phân tích ANOVA một chiều (one-way ANOVA), và kiểm định LSD kết quả cho thấy COSM5, COSM10 và CTSM15 đều cho hiệu quả tăng trọng cao hơn so với mẫu đối chứng (p = 0,00). Trong đó, COM10 và CTS15 không có sự khác biệt thống kê (p = 0,089) và cho hiệu quả tốt hơn so với COSM5 (p = 0,00). Kết quả khảo sát sơ bộ các chỉ tiêu phát triển của gà ở bảng 3.44 cho thấy gà được bổ sung CTSM15 cho hiệu ứng phát triển tốt, gà không bị chết, còi cọc và ít bị tác động khi thời tiết thay đổi hay khi tiêm thuốc. Vì vậy mẫu CTSM15 phù hợp để bổ sung vào thức ăn của gà và được chúng tôi lựa chọn để khảo sát nồng độ thích hợp để bổ sung vào thức ăn. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nồng độ CTSM15 đến khả năng kháng bệnh và kích thích tăng trưởng lên gà cũng được tiến hành với 4 lô. Trong đó, có 3 lô được bổ sung CTSM15 vào thức ăn với nồng độ 100 ppm, 200 ppm và 400 ppm, lô còn lại là lô đối chứng. Từ việc so sánh giữa các lô thí nghiệm, các chỉ tiêu theo dõi khả năng kháng bệnh và tăng trưởng của gà được đưa ra ở bảng 3.46 và bảng 3.47. Bảng 3.46. Ảnh hưởng của CTSM15 có nồng độ khác nhau Hiện tượng Lô 1 (100 ppm) Lô 2 (200 ppm) Lô 3 (400 ppm) Lô đối chứng Dịch Chết 10 con Chết 6 con Chết 5 con Chết 11 con Lông tơ Lông tơ rụng bình thường Lông tơ rụng khá nhiều Lông tơ rụng gần hết Lông tơ rụng thưa thớt Hình thái phân Phân khá khô, tròn vẫn còn màu vàng của bột, cho thấy tiêu hóa không tốt lắm. Phân khô, tròn, màu vàng của bột ít, cho thấy tiêu hóa khá tốt Phân khô, tròn, màu vàng của bột rất ít, cho thấy tiêu hóa tốt Phân khô, khá tròn, màu vàng của bột còn nhiều, cho thấy tiêu hóa không tốt Nhanh nhẹn Phát triển chưa đều, đa số không năng động lắm Phát triển khá đều, năng động Phát triển đều, không có gà còi cọc, năng động Phát triển bình thường, gà còi cọc khá nhiều. Con to thì to rất nhanh Màu lông, mào, chân Không phân biệt rõ so với gà đối chứng Lông màu đậm, mào đỏ, chân vàng sáng Lông màu đậm, mào đỏ tươi, chân vàng sáng Bình thường Dấu hiệu khác (độ linh hoạt, ăn kém,) Bị tác động nhẹ khi thời tiết thay đổi hoặc khi tiêm thuốc Không bị tác động khi thời tiết thay đổi hoặc khi tiêm thuốc Không bị tác động khi thời tiết thay đổi hoặc khi tiêm thuốc Bị tác động khi thời tiết thay đổi hoặc khi tiêm thuốc Bảng 3.47. Trọng lượng (kg) của gà 63 ngày tuổi ở các lô khác nhau Mã số cân (8 con/mã cân) Lô đối chứng (0 ppm) Lô 1 (100 ppm) Lô 2 (200 ppm) Lô 3 (400 ppm) 1 12,7 13,4 13,5 13,9 2 12,7 13,5 13,6 13,5 3 12,8 13,3 13,7 13,7 4 12,9 13,6 13,7 13,8 5 12,7 13,2 13,5 13,6 Trung bình 12,8 ± 0,1 13,4 ± 0,2 13,6 ± 0,1 13,7 ± 0,2 Độ tăng trọng, % - 5,00 ± 0,01 6,58 ± 0,01 7,40 ± 0,02 Phân tích ANOVA một chiều và kiểm định LSD kết quả cho thấy nồng độ 100, 200 và 400 ppm đều cho hiệu quả tăng trọng cao hơn so với mẫu đối chứng (p = 0,00). Trong đó, nồng độ 200 và 400 ppm không có sự khác biệt thống kê (p = 0,243) và cho hiệu quả tốt hơn so với 100 ppm (p = 0,027 và p = 0,002). Kết quả khảo sát sơ bộ các chỉ tiêu phát triển của gà ở bảng 3.46 cho thấy gà được bổ sung CTSM15 với nồng độ 200 - 400 ppm cho hiệu quả phát triển tốt, gà ít bị chết khi gặp dịch, phát triển đều không bị còi cọc và ít bị tác động khi thời tiết thay đổi hay khi tiêm thuốc. Qua thử nghiệm khả năng kháng bệnh và kích thích tăng trưởng trên gà của CTSM15 chúng tôi có một số kết luận như sau: Khi có bổ sung CTSM15 gà có sức đề kháng tốt hơn khi thời tiết thay đổi hoặc khi tiêm vắc-xin phòng dịch. CTSM15 có tác dụng giúp cho hệ tiêu hóa của gà tốt hơn, phân khô hơn làm cho chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, không ẩm ướt, ít mùi hôi thối. Màu lông đậm hơn, mào đỏ tươi, chân sáng hơn. Do ít bị nhiễm bệnh nên gà có tốc độ lớn ổn định. Kết quả phân tích cho thấy CTSM15 nồng độ 200 - 400 ppm bổ sung vào thức ăn của gà cho hiệu quả kháng bệnh và tăng trưởng tốt nhất. KẾT LUẬN CHÍNH CỦA LUẬN ÁN Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống về hiệu ứng đồng vận của tia γCo60 và H2O2 cắt mạch chitosan với các độ đề axetyl khác nhau: 70, 80 và 90%. Kết quả thu được khi nghiên cứu hiệu ứng đồng vận cắt mạch chitosan ở trạng thái trương, cắt mạch trong dung dịch với nồng độ 5% chitosan và cắt mạch bằng H2O2 theo bậc là những kết quả mới chưa được công bố. Luận án đóng góp cho việc phát triển ứng dụng chế tạo dung dịch oligochitosan ở nồng độ cao 5% hướng tới sản xuất với quy mô lớn (trước đây chỉ 1 - 3%). Từ nội dung nghiên cứu của luận án chúng tôi đạt được một số kết quả sau: 1. Chitosan có độ đề axetyl khá cao 83% đã được chế tạo trong điều kiện NaOH 50%, nhiệt độ 90°C chỉ sau 3 giờ phản ứng. Độ đề axetyl có thể được gia tăng lên đến 95,5% bằng cách để nguội hỗn hợp phản ứng sau 12 giờ. 2. Dung dịch oligochitosan 5% được chế tạo bằng kết hợp đồng vận của tia γCo60 và H2O2 0,5% ở liều xạ thấp dưới 20 kGy. Hiệu ứng đồng vận giảm khi tăng liều xạ. Liều xạ cần để chế tạo oligochitosan từ chitosan ban đầu có độ đề axetyl là 91, 80 và 72% tương ứng là 7, 9 và 17 kGy. Hiệu suất cắt mạch bức xạ được gia tăng đáng kể khi có mặt H2O2 trong dung dịch chiếu xạ. Chitosan có độ đề axetyl càng cao thì hiệu suất cắt mạch bức xạ và hằng số tốc độ cắt mạch bức xạ càng cao. Độ đề axetyl của oligochitosan suy giảm so với chitosan ban đầu dưới 12% tùy thuộc vào liều xạ. 3. Chitosan khối lượng phân tử 30 – 45 kDa được chế tạo hiệu quả bằng chiếu xạ chitosan (Mw ~ 91,7 kDa, ĐĐA ~ 91,3%) ở dạng trương trong dung dịch H2O2 trong khoảng liều xạ thấp 2,5 – 10 kGy. Nồng độ H2O2 5% là phù hợp cho quá trình cắt mạch chitosan ở trạng thái trương trên phương diện hạn chế sự thay đổi cấu trúc và giảm độ đề axetyl của sản phẩm. Suất liều càng thấp hiệu quả cắt mạch càng cao. 4. Lần đầu tiên chitosan khối lượng phân tử thấp và oligochitosan được chế tạo bằng hiệu ứng đồng vận ở dạng trương. Tác nhân H2O2 5% cắt mạch chitosan hiệu quả hơn so với tia γCo60 (1,33 kGy/h). Hiệu suất cắt mạch chitosan bằng tia γCo60 ở trạng thái trương thấp hơn đáng kể so với trạng thái dung dịch. Chitosan cắt mạch ở dạng trương có hiệu ứng đồng vận đạt cực đại ở liều xạ khoảng 9, 20 và 14 kGy tương ứng với chitosan ban đầu có độ đề axetyl khoảng 91, 80 và 72%. Cấu trúc và độ đề axetyl của sản phẩm cắt mạch thay đổi không đáng kể so với chitosan ban đầu ở liều xạ < 12 kGy. 5. Phương pháp cắt mạch gia tăng nồng độ H2O2 theo thời gian tuân theo mô hình động học bậc nhất. Phương pháp này có ưu thế hơn so với việc sử dụng H2O2 ở nồng độ cao ngay từ đầu về mặt hiệu quả cắt mạch cũng như bảo vệ nhóm amin. Tuy nhiên, xét về hiệu quả cắt mạch thì phương pháp này vẫn kém hơn so với phương pháp sử dụng hiệu ứng đồng vận tia γCo60 và H2O2. 6. Chitosan khối lượng phân tử càng nhỏ thể hiện hoạt tính chống oxi hóa càng cao. Hoạt tính kháng khuẩn của chitosan khối lượng phân tử thấp cao hơn so với oligochitosan. Chitosan khối lượng phân tử 30 - 60 kDa thể hiện hoạt tính kháng khuẩn tốt với hiệu suất kháng khuẩn ~100%. Khối lượng phân tử khoảng 15 kDa là phù hợp để gia tăng sức đề kháng và trọng lượng cho gà. Nồng độ thích hợp để bổ sung vào thức ăn cho gà là 200 - 400 ppm. Đề nghị cho những nghiên cứu tiếp theo - Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng nước liên kết với chitosan đến tốc độ và hiệu suất cắt mạch đồng vận của tia γCo60 và H2O2 ở trạng thái trương. - Nghiên cứu cơ chế thay đổi tốc độ phản ứng khi cắt mạch sâu chitosan ở liều cao hoặc kéo dài thời gian cắt mạch. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Bùi Duy Du, Đặng Văn Phú, Bùi Duy Cam, Nguyễn Quốc Hiến (2008), “Nghiên cứu hiệu ứng cắt mạch chitosan tan trong nước bằng bức xạ gamma Co – 60”, Tạp chí Hóa học, 46(1), tr. 57-61. [2] Phạm Lê Dũng, Nguyễn Thị Đông, Phạm Thị Mai, Lê Thanh Sơn, Nguyễn Kim Thanh, Võ Thị Thứ, Trịnh Bình, Nguyễn Thị Bình, Bạch Huy Anh, Cao Vân Điểm (2001), “Màng sinh học VINACHITIN”, Tạp chí Hóa học, 39(2), tr. 21-27. [3] Phạm Thị Lệ Hà, Trần Thị Thủy, Lê Hải, Nguyễn Quốc Hiến (2012), “Khả năng diệt nấm phồng lá chè (Exobasidum vexans mesee) của chitosan chiếu xạ”, Tạp chí Sinh học, 24(2), tr. 47-50. [4] Phạm Thị Hà, Trần Thị Thủy, Lê Hải, Võ Tấn Thiện, Nguyễn Quốc Hiến (1996), “Nghiên cứu chiếu xạ chitin để chế tạo chitosan trọng lượng phân tử thấp”, Tạp chí Hóa học, 34(ĐB), tr. 10-12. [5] Nguyễn Quốc Hiến, Lê Hải, Lê Quang Luân, Trương Thị Hạnh, Phạm Thị Lệ Hà (2000), “Nghiên cứu chế tạo oligochitosan bằng kỹ thuật bức xạ”, Tạp chí Hóa học, 38(2), tr. 22-24. [6] Nguyễn Quốc Hiến, Đặng Văn Phú, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Ngọc Duy, Nguyễn Thụy Ái Trinh, Bùi Duy Du (2011), “Nghiên cứu hiệu ứng đồng vận cắt mạch chitosan bằng bức xạ gamma Co – 60 kết hợp với hydroperoxit”, Tạp chí Hóa học, 49(1), tr. 122-124. [7] Trần Thái Hòa (2014), “Nghiên cứu chế tạo chitosan oligosaccharide (COS) phục vụ chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh, Mã số: TTH.2011- KC. 05, Tp. Huế. [8] Châu Văn Minh, Phạm Hữu Điển, Đặng Lan Hương, Trịnh Đức Hưng, Hoàng Thanh Hương (1996), “Nghiên cứu sử dụng chitosan trong nông nghiệp và bảo quản thực phẩm”, Tạp chí Hóa học, 34(4), tr. 29-33. [9] Bùi Phước Phúc, Hà Thúc Huy, Nguyễn Ngọc Duy, Đặng Văn Phú, Nguyễn Quốc Hiến (2006), “Nghiên cứu giảm cấp chitosan bằng hydroperoxit kết hợp với bức xạ gamma Co-60”, Tạp chí Hóa học và Ứng dụng, 52(4), tr. 29-32. [10] Bùi Phước Phúc, Hà Thúc Huy, Nguyễn Ngọc Duy, Đặng Văn Phú, Nguyễn Quốc Hiến (2007), “Nghiên cứu cắt mạch beta-chitosan bằng H2O2 kết hợp với bức xạ Gamma 60Co”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ Hạt nhân toàn quốc lần thứ VI, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Đà Lạt. [11] Bùi Phước Phúc, Nguyễn Triệu, Hà Thúc Huy, Nguyễn Ngọc Duy, Đặng Văn Phú, Nguyễn Quốc Hiến (2006), “Nghiên cứu chế tạo oligochitosan bằng phương pháp chiếu xạ dung dịch chitosan”, Tạp chí Hóa học và Ứng dụng, 57(9), tr. 38-41. [12] Trang Sỹ Trung, Trần Thị Luyến, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Hằng Phương (2010), Chitin-chitosan từ phế liệu thủy sản và ứng dụng, Nxb Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. [13] Lê Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Ngọc Tú (2003), “Khảo sát động học phản ứng deaxetyl hóa chitin thành chitosan ở nhiệt độ thường”, Tạp chí Hóa học, 41(3), tr. 54-60. Tiếng Anh [14] AOAC. (1990), Official Methods of Analysis 15ed, Association of Official Analytical Chemists, Washington, DC. [15] Baxter A., Dillon M., Taylor K.D.A., Roberts G.A.F. (1992), “Improved method for i.r. determination of the degree of N-acetylatin of chitosan”, International Journal of Biological Marcomolecules 14, pp. 166-169. [16] Belamie E., Domard A., Giraud-Guille M.M. (1997), “Study of the solid-state hydrolysis of chitosan in presence of HCl”, Journal of Polymer Science A: Polymer Chemistry 35, pp. 3181-3191. [17] Belloni J., Mostafavi M., Remita H., Marignier J.L., Delcourt M.O. (1998), “Radiation-induced synthesis of mono-and multi-metalic cluslers and nanocolloids”, New Journal of Chemistry, 22(11), pp. 1239-1255. [18] Brugnerotto J., Lizardi J., Goycoolea F.M., Argüelles – Monal W., Desbrières J., Rinaudo M. (2001), “An infrared investigation in relation with chitin and chitosan characterization”, Polymer 42, pp. 3569-3580. [19] Buxton G.V., Greenstock C.L., Helman W.P., Ross A.B (1988), “Critical review of rate constants for reactions of hydrated electrons, hydrogen atoms and hydroxyl radicals (•OH/•O-) in aqueuos solution”, Journal of Physical and Chemical Reference Data 17 (2), pp. 513-886. [20] Cabrera J.C., Cutsem P.V. (2005), “Preparation of chitooligosaccharides with degree of polymerization than 6 by acid or enzymatic degradation of chitosan”, Biochemical Engineering Journal 25, pp. 165-172. [21] Cha S.H., Lee J.S., Song C.B., Lee K.J., Jeon Y.J. (2008), “Effects of chitosan-coated diet on improving water quality and innate immunity in the olive flounder, Paralichthys olivaceus”, Aquaculture 278, pp. 110-118. [22] Chang H.Y., Chen J.J., Fang F., Chen Z. (2004), “Enhancement of antibody response by chitosan, a novel adjuvant of inactivated influenza vaccine”, Chinese Journal of Biology 17, pp. 21-24. [23] Chang K.L.B., Tai M.C., Cheng F.H. (2001), “Kinetics and products of the degradation of chitosan by hydrogen peroxide”, Journal of Agricultural and Food Chemistry 49, pp. 4845-4851. [24] Chang K.L.B., Tsai G., Lee J., Fu W.R. (1997), “Heterogeneous N-deacetylation of chitin in alkaline solution”, Carbohydrate Research 303, pp. 327-332. [25] Charleby A. (1960), Atomic radiation and polymers, Oxford: Pergamon Press. [26] Chen Y.M., Chung Y.C., Wang L.W., Chen K.T., Li S.Y. (2002), “Antibacterial properties of chitosan in waterborne pathogen”, Journal of Environmental Science and Health A 37, pp. 1379-1390. [27] Chmielewski A.G., Haji-Saeid M. (2004), “Radiation technologies: past, present and future”, Radiation Physics and Chemistry 71, pp. 17-21. [28] Cho Y.W., Cho Y.N., Chung S.H., Yoo G., Ko S.W. (1999), “Water - soluble chitin as a wound healing accelerator”, Biomaterials 20, pp. 2139-2145. [29] Costa E.M., Silva S., Pina C., Tavaria F.K., Pintado M.M. (2012), “Evaluation and insights into chitosan antimicrobial activity against oral pathogens”, Anaerobe 18, pp. 305-309. [30] Czechowska-Biskup R., Rokita B., Lotfly S., Ulanski P., Rosiak J.M. (2005), “Degradation of chitosan and starch by 360-kHz ultrasound”, Carbohydrate Polymers 60, pp. 175-184. [31] Davydova V.N., Nagorskaya V.P., Gorbach V.I., Kalitnik A.A., Reunov A.V., Solov’eva T.F., Ermak I.M. (2011), “Chitosan antiviral activity: dependence on structure and depolymerization method”, Applied Biochemistry and Microbiology 47, pp. 103-108. [32] Nguyen Ngoc Duy, Dang Van Phu, Nguyen Tue Anh, Nguyen Quoc Hien (2011), “Synergistic degradation to prepare oligochitosan by γ – irradiation of chitosan solution in the presence of hydrogen peroxide”, Radiation Physics and Chemistry 80, pp. 848-853. [33] Einbu A., Vårum K.M. (2007), “Depolymerization and de-N-acetylation of chitin oligomers in hydrochloric acid”. Biomacromolecules 8, pp. 309-314. [34] El – Sawy N.M., El – Rehim H.A.A., Elbarbary A.M., Hegazy E.A. (2010), “Radiation – induced degradation of chitosan for possible use as a growth promoter in agricultural purposes”, Carbohydrate Polymers 79, pp. 555-562. [35] Fan M., Hu Q., Shen K. (2009), “Preparation and structure of chitosan soluble in wide pH range”, Carbohydrate Polymers 78, pp. 66-71. [36] Feng T., Du Y., Li J., Hu Y., Kennedy F.J. (2008), “Enhancement of antioxidant activity of chitosan by irradiation”, Carbohydrate Polymers 73, pp. 126-132. [37] Fricke H., Hart E.J. (1996), Chemical dosimetry, in Radiation Dosimetry, Academic Press, New York, London. [38] Haji-Saeid M., Safrany A., Sampa M.H.O., Ramamoothy N. (2010), “Radiation processing of natural polymers: the IAEA contribution”, Radiation Physics and Chemistry 79, pp. 255-260. [39] Harish Prashanth K.V., Tharanathan R.N. (2007), “Chitin/chitosan: modification and their unlimited potential – an overview”, Trends in Food Science and Technology 18, pp. 117-131. [40] Nguyen Quoc Hien, Dang Van Phu, Nguyen Ngoc Duy, Nguyen Thi Kim Lan (2012), “Degradation of chitosan in solution by gamma irradiation in the presence of hydrogen peroxide”, Carbohydrate Polymers 87, pp. 935-938. [41] Hirai A., Odani H., Nakajima A. (1991), “Determination of degree of deacetylation of chitosan by 1H NMR spectroscopy”, Polymer Bulletin 26, pp. 87-94. [42] Jeon Y.J., Park P.J., Byun H.G., Song B.K., Kim S.K. (1998), “Production of chitosan oligosaccharides using chitin-immobilized enzyme”, Korean Journal of Biotechnology and Bioengineering 13, pp. 147-154. [43] Jeon Y.J., Park P.J., Kim S.K. (2001), “Antimicrobial effect of chitooligosaccharides produced by bioreactor”, Carbohydrate Polymers 44, pp. 71-76. [44] Kabal'Nova N. N., Murinov K.Y., Mullagaliev I.R., Krasnogorskaya N.N., Shereshovets V.V., Monakov Y.B., Zaikov G.E. (2001), “Oxidative destruction of chitosan under the effect of ozone and hydrogen peroxide”, Journal of Applied Polymer Science 81, pp. 875-881. [45] Kang B., Dai D.Y, Zhang Q.H., Chen D. (2007), “Synergetic degradation of chitosan with gamma radiation and hydrogen peroxide”, Polymer Degradation and Stability 92, pp. 359-362. [46] Kasaai M. R. (2008), “A review of several reported procedures to determine the degree of N-acetylation for chitin and chitosan using infrared spectroscopy”, Carbohydrate Polymers 71, pp. 497-508. [47] Kasaai M.R. (2010), “Determination of the degree of N-acetylation for chitin and chitosan by variuos NMR spectroscopy techniques: A review” Carbohydrate Polymers 79, pp. 801-810. [48] Kasaai M. R. (2009), “Various methods for determination of the degree of N-acetylation of chitin and chitosan: a review”, Journal of Agricultural and Food Chemistry 57, pp. 1667-1676. [49] Khan T.A., Peh K.K., Ch’ng H.S. (2002), “Reporting degree of deacetylation values of chitosan: the influence of analytical methods”, Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences 5, pp. 205-212. [50] Kim J.Y., Lee J.K., Lee T.S., Park W.H. (2003), “Synthesis of chitooligosaccharide derivative with quaternary ammonium group and its antimicrobial activity against Streptococcus mutans”, International Journal of Biological Macromolecules 32, pp. 23-27. [51] Kim K.W., Min B.J., Kim Y.T., Kimmel R.M., Cooksey K., Park S.I. (2011), “Antimicrobial activity against foodborne pathogens of chitosan biopolymer films of different molecular weights”, LWT–Food Science and Technology 44, pp. 565-569. [52] Kim K.W., Thoms R.L. (2007), “Antioxidative activity of chitosans with varying molecular weights”, Food Chemistry 101, pp. 308-313. [53] Kim S.K., Rajapakse N. (2005), “Enzymatic production and biological activities of chitosan oligosaccharides (COS): A review”, Carbohydrate Polymers 62, pp. 357-368. [54] Knaul J.Z., Kasaai M.R., Bui V.T., Creber K.A.M. (1998), “Characterization of deacetylated chitosan and chitosan moleculer weight review”, Canadian Journal of Chemistry 76, pp. 1699-1706. [55] Kumirska J., Czerwicka M., Kaczynski Z., Bychowska A., Brzozowski K., Thöming J., Stepnowski P. (2010), “Application of spectroscopic methods for structural analysis of chitin and chitosan”, Marine Drugs 8, pp. 1567-1636. [56] Lavertu M., Xia Z., Serreqi A. N., Berrada M., Rodrigues A., Wang D., Buschman M. D., Gupta A. (2003), “A validated 1H-NMR method for the determination of the degree of deacetylation of chitosan”, Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis. 32, pp. 1149-1158. [57] Li B., Zhang J., Bu F., Xia W. (2013), “Determination of chitosan with a modified acid hydrolysis and HPLC method”, Carbohydrate Research 366, pp. 50-54. [58] Li K., Xing R., Liu S., Qin Y., Meng X., Li P. (2012), “Microwave-assisted degradation of chitosan for a possible use in inhibiting crop pathogenic fungi”, International Journal of Biological Marcomolecules 51, pp. 767-773. [59] Li P., Wang Y., Peng Z., She F., Kong L. (2011), “Development of chitosan nanoparticles as drug delivery systems for 5–fluorouracil and leucovorin blends”, Carbohydrate Polymers 85, pp. 698-704. [60] Liu H., Bao J., Du Y., Zhou X., Kennedy J.F. (2006), “Effect of ultrasonic treatment on the biochemphysical properties of chitosan”, Carbohydrate Polymers 64, pp. 553-559. [61] Liu N., Chen X.G., Park H.J., Liu C.G., Liu C.S., Meng X.H., Yu L.J. (2006), “Effect of MW and concentration of chitosan on antibacterial activity of Escherichia coli”, Carbohydrate Polymers 64, pp. 60-65. [62] Lu Y.H., Wei G.S., Peng J. (2004), “Radiation degradation of chitosan in the presence of H2O2”, Chinese Journal of Polymer Science 22, pp. 439-444. [63] Makuuchi K. (2010), “Critical review of radiation processing of hydrogel and polysaccharide”, Radiation Physics and Chemistry 79, pp. 267-271. [64] Moore G.H., Roberts G.A.F. (1978), In “Proceeding 1st International Conference Chitin/chitosan (1977)”, (Eds. Muzzarelli R.A.A. and Pariser E.R.), MIT Sea Grant Report 78-7, 421. [65] Morris G.A., Castile J., Smith A., Adams G.G., Harding S.E. (2009), “The kinetics of chitosan depolymerisation at different temperatures”, Polymer Degradation and Stability 94, pp. 1344-1348. [66] Murugadoss A., Chattopadhyay A. (2008), “A “green” chitosan - silver nanoparticles composite as a heterogeneous as well as micro-heterogeneous catalyst”, Nanotechnology, 19(1), pp. 015603/1-015603/9. [67] Muzzarelli R.A.A., Rocchetti R. (1985), “Determination of the degree of acetylation of chitosans by first derivative ultraviolet spectrophotometry”. Carbohydrate Polymers 5, pp. 461-472. [68] Nagasawa N., Mitomo H., Yoshii F., Kume J. (2000), “Radiation-induced degradation of sodium alginate”, Polymer Degradation and Stability 69, pp. 279-285. [69] No H.K., Lee K.S., Meyers S.P. (2000), “Correlation between physicochemical characteristics and binding capacities of chitosan products”, Journal of Food Science 65(7), pp. 1134-1137. [70] No H.K., Park N. Y., Lee S.H., Meyers S.P. (2002), “Antibacterial activity of chitosans and chitosan oligomers with different molecular weights”, International Journal of Food Microbiology 74, pp. 65-72. [71] Ocloo F.C.K., Quayson E.T., Adu-Gyamfi A., Quarcoo E.A., Asare D., Serfor-Armah Y., Woode B.K. (2011), “Physicochemical and functional characteristics of radiation-processed shrimp chitosan”, Radiation Physics and Chemistry 80, pp. 837-481. [72] Ouakfaoui S.E., Asselin A. (1992), “Multiple forms of chitosanase activities”, Phytochemistry 31, pp. 1513 - 1518. [73] Peniche C., Argüelles-Monal W., Davidenko N., Sastre R., Gallardo A., Román J.S. (1999), “Self-curing membranes of chitosan/PAA IPNs obtained by radical polymerization: preparation, characterization and interpolymer complexation”, Biomaterials 20, pp. 1869-1878. [74] Qin C., Li H., Xiao Q., Liu Y., Zhu J., Du Y. (2006), “Water-solubility of chitosan and its antimicrobial activity”, Carbohydrate Polymers 63, pp. 367-374. [75] Qin C.D., Du Y.M., Xiao L. (2002), “Enzymatic preparation of water soluble chitosan and their antitumor activity”, International Journal of Biological Marcomolecules 31, pp. 111-117. [76] Qin C.Q., Du Y.M., Xiao L. (2002), “Effect of hydrogen peroxide treatment on the molecular weight and structure of chitosan”, Polymer Degradation and Stability 76, pp. 211-218. [77] Re R., Pellegrini N., Proteggente A., Pannala A., Yang M., Rice-Evans C. (1999), “Antioxidant activity applying an improved ABTS radical cation decolorization assay”, Free Radical Biology and Medicine 26, pp. 1231-1237. [78] Reddy M.V.B., Arul J., Angers P., Couture L. (1999), “Chitosan treatment of wheat seeds induces resistance to Fusarium gramiearum and inproves seed quality”, Journal of Agricultural and Food Chemistry 47, pp. 1208-1216. [79] Rinaudo M. (2006), “Chitin and chitosan: properties and applications”, Progress in Polymer Science 31, pp. 603-632. [80] Robert G.A.F., Domszy J.G. (1982), “Determination of the viscometric constants for chitosan”, International Journal of Biological Marcomolecules 4, pp. 374-377. [81] Rosiak J. M., Janik I., Kadlubowski S., Kozicki M., Kujawa P., Stasica P., Ulanski P. (2002), “Radiation formation of hydrogels for biomedical applications”, IAEA-TECDOC-1324, Radiation synthesis and modification of polymers for biomedical applications, pp. 5-47. [82] Sannan T., Kurita K., Ogura K., Iwakura Y. (1978), “Studies on chitin : 7. I.r. spectroscopic determination of degree of deactylation”, Polymer 19, pp. 458-459. [83] Shao J., Yang Y., Zhong Q. (2003), “Study on preparation of oligoglucosamine by oxidative degradation under microwave”, Polymer Degradation and Stability 82, pp. 395-398. [84] Srinivasan S.S., Wade J., Stefanakos E.K., Goswami Y. (2006), “Synergistic effects of sulfation and co-doping on the visible light photocatalysis of TiO2”, Journal of Alloys and Compounds, 424, pp. 322-326. [85] Sun T., Zhou D., Xie J., Mao F. (2007), “Preparation of chitosan oligomers and their antioxidant activity”, European Food Research and Technology 225, pp. 451-456. [86] Synowiecki J., Al-Khateeb N.A. (2003), “Production, properties, and some new applications of chitin and its derivatives”, Critical Reviews in Food Science and Nutrition 43, pp. 145-171. [87] Tabata Y. (1991), “General introduction to radiation chemistry”, UNDP/IAEA/RCA, Training course on radiation chemistry, Takasaki, pp. 55-65. [88] Taghizadeh M.T., Abdollahi R. (2011), “Sonolytic, sonocatalytic and sonophotocatalytic degradation of chitosan in the presence of TiO2 nanoparticles”, Ultrasonic Sonochemistry 18, pp. 149-157. [89] Tahtat D., Mahlous M., Benamer S., Khodja A.N., Youcef S.L. (2012), “Effect of molecular weight on radiation chemical degradation yield of chain scission of γ-irradiated chitosan in solid state and in aqueous solution”, Radiation Physics and Chemistry 81, pp. 659-665. [90] Tan S.C., Khor E., Tan T.K., Wong S.M. (1998). “The degree of deacetylation of chitosan: advocating the first derivative uv – spectrophotometry method of determination”, Talanta 45, pp. 713-719. [91] Tașkin P, Canisaǧ H, Șen M. (2014), “The effect of degree of deactylation on the radiation induced degradation of chitosan”, Radiation Physics and Chemistry 94, pp. 236-239. [92] Terbojevich, M., Cosani A. (1997) “Molecular weight determination of chitin and chitosan”, In “Chitin Handbook”, Mazzarelli R.A.A. and Peter M.G. (ed.), European Chitin Society. [93] Terbojevich M., Cosani A., Focher B., Marsano E. (1993), “High-performance gel-permeation chromatography of chitosan samples”, Carbohydrate Research 250, pp. 301-314. [94] Thaipong K., Boonprakob U., Crosby K., Cisneros-Zevallos L., Byrne H.D. (2006), “Comparison of ABTS, DPPH, FRAP, and ORAC assays for estimating antioxidant activity from guava fruit extracts”, Journal of Food Composition and Analysis 19, pp. 669-675. [95] Tian F., Liu Y., Hu K., Zhao B. (2004), “Study of the depolymerization behavior of chitosan by hydrogen peroxide”, Carbohydrate Polymers 57, pp. 31-37. [96] Tomida H., Fujii T., Furutani N., Michihara A., Yasufuku T., Akasaki K., Maruyama T., Otagiri M. Gebicki J.M., Anraku M. (2009), “Antioxidant properties of some different molecular weight chitosans”, Carbohydrate Research 344, pp. 1690-1699. [97] Tommeraas K., Varum K.M., Christensen B.E., Smidrod O. (2001), “Preparation and characterization of oligosaccharides produced by nitrous acid depolymerization of chitosan”, Carbohydrate Research 333, pp. 137-144. [98] Tsaih M.L., Tseng L.Z., Chen R.H. (2004), “Effect of removing small fragments with ultrafiltration treatment and ultrasonic conditions on the degradation kinetics of chitosan”, Polymer Degradation and Stability 86, pp. 25-32. [99] Ulanski P., Rosiak J.M. (1992), “Preliminary study on radiation-induced changes in chitosan”, Radiation Physics and Chemistry 39, pp. 53-57. [100] Ulanski P., von Sonntag C. (2000), “OH – radical – induced chain scission of chitosan in the absence and presence of dioxygen”, Journal of the Chemical Society, Perkin Transactions 2, pp. 2022-2028. [101] Vivek R., Babu V.N., Thangam R., Subramanian K.S., Kannan S. (2013), “pH-responsive drug delivery of chitosan nanoparticles as Tamoxifen carriers for effective anti-tumor activity in breast cancer cells”, Colloids and Surfaces B: Biointerfaces 111, pp. 117-123. [102] Wang S.M., Huang Q.Z., Wang Q.S. (2005), “Study on the synergetic degradation of chitosan with ultraviolet light and hydrogen peroxide”, Carbohydrate Research 340, pp. 1143-1147. [103] Wang W., Bo S., Li S., Qin W. (1991), “Determination of the Mark-Houwink equation for chitosans with different degrees of deacetylation”, International Journal of Biological Marcomolecules 13, pp. 281-285. [104] Wang X.W., Du Y.G., Bai X.F., Li S.G. (2003), “The effect of oligochitosan on broiler gut flora, microvilli density, immune function and growth performance”, Acta Zoonutrim Sin 15, pp. 32-45. [105] Wasikiewicz J.M., Yeates S.G. (2013), “ “Green” molecular weight degradation of chitosan using microwave irradiation”, Polymer Degradation and Stability 98, pp. 863-867. [106] Wasikiewicz J. M., Yoshii F., Nagasawa N., Wach R.A., Mitomo H. (2005), “Degradation of chitosan and sodium alginate by gamma radiation, sonochemical and ultraviolet methods”, Radiation Physics and Chemistry 73, pp. 287-295. [107] Weiss J. (1944), “Radiochemistry of Aqueous solutions”, Nature 153, pp. 748-750. [108] Woods R.T., Pikaev A.K. (1994), Applied radiation chemistry: radiation processing, New York: Wiley. [109] Wu A.C.M, Bough W.A., Conrad E.C., Alden Jr K.E. (1976), “Determination of molecular-weight distribution of chitosan by high-performance liquid chromatography”, Journal of Chromatography A 128, pp. 87-99. [110] Xia W., Liu P., Zhang J., Chen J. (2011), “Biological activities of chitosan and chitooligosaccharides”, Food Hydrocolloids 25, pp. 170-179. [111] Xing R., Liu S., Yu H., Guo Z., Wang P., Li C., Li Z., Li P. (2005), “Salt-assisted acid hydrolysis of chitosan to oligomers under microwave irradiation”, Carbohydrate Research 340, pp. 2150-2153. [112] Yanagiguchi K., Ikeda T., Takai F., Ogawa K., Hayashi Y. (2002), “Wound Heading Following Direct Pulp Capping with Chitosan - Ascorbic Acid Complex in Rat Incisors”, in: Uragami T., Kurita K., Fukamizo T., eds. Chitin and Chitosan-Chitin and Chitosan in Life Science. Tokyo: Kodansha Scientific, pp. 240-242. [113] Yang Y., Shu R., Shao J., Xu G., Gu X. (2006), “Radical scavenging activity of chitooligosaccharide with different molecular weights”, European Food Research and Technology 222, pp. 36-40. [114] Yen M.T., Yang J.H., Mau J.L. (2009), “Physicochemical characterization of chitin and chitosan from crab shells”, Carbohydrate Polymers 75, pp. 15-21. [115] Yen Y.Y., Wang H.T., Guo W.J., (2012), “Synergistic flame retardant effect of metal hydroxide and nanoclay in EVA composites”, Polymer Degradation and Stability 97, pp. 863-869. [116] Yin H., Zhao X., Du Y. (2010) “Oligochitosan: A plant diseases vaccine–review”, Carbohydrate Polymers 82, pp. 1-8. [117] Zheng L.Y., Zhu J.F. (2003), “Study on antimicrobial activity of chitosan with different molecular weigth”, Carbohydrate Polymers 54, pp. 527–530. DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN I. Tạp chí khoa học Đặng Xuân Dự, Đinh Quang Khiếu, Diệp Khanh, Nguyễn Quốc Hiến (2013), Nghiên cứu hiệu ứng đồng vận dùng gamma Co – 60 và H2O2 cắt mạch chitosan chế tạo oligochitosan, Tạp chí Hóa Học, 51(2C), tr. 627 – 631. Đặng Xuân Dự, Nguyễn Thị Thu Hương, Võ Quang Mai, Trần Thái Hòa, Nguyễn Quốc Hiến (2013), Nghiên cứu hiệu ứng đồng vận tia γ/H2O2 cắt mạch chitosan ở dạng trương trong nước, Tạp chí Hóa Học, 51(3AB), tr. 169 – 172. Trần Thái Hòa, Đặng Xuân Dự, Nguyễn Quốc Hiến, Nguyễn Thị Thanh Hải, Đinh Quang Khiếu (2013), Nghiên cứu điều chế oligochitosan bằng phương pháp cắt mạch hóa học H2O2 và hoạt tính kháng khuẩn, Tạp chí Hóa Học, 51(2C), tr. 955 – 959. Đặng Xuân Dự (2013), Xác định độ trương nước bão hòa của một số loại Chitosan có độ đề axetyl khác nhau được chế tạo từ vỏ tôm, Tạp chí Đại học Sài Gòn, 13, tr. 92 – 99. Dang Xuan Du, Bui Phuoc Phuc, Tran Thi Thuy, Le Anh Quoc, Dang Van Phu, Nguyen Quoc Hien (2013), Study on gamma-irradiation degradation of chitosan swollen in H2O2 solution and its antimicrobial activity for E.coli, Nuclear Science and Technology, Vol. 3, pp. 33 –39. Dang Xuan Du, Vo Quang Mai, Nguyen Ngoc Duy, Dang Van Phu, Nguyen Quoc Hien (2014), Degradation of chitosan by γ-irradiation of chitosan swollen in hydrogen peroxide solution, Journal of Science and Technology, 52(4), pp. 441 – 450. Đặng Xuân Dự, Diệp Khanh, Trần Thị Anh Thư, Võ Quang Mai (2014), Nghiên cứu tác dụng đồng vận của tia Gamma Co-60 và hydroperoxit cắt mạch chitosan có độ đề axetyl khoảng 70% ở trạng thái trương, Tạp chí Đại học Sài Gòn, 26(1), pp. 21-31 II. Hội nghị quốc gia Đặng Xuân Dự, Trần Thái Hòa, Võ Quang Mai, Lê Công Nhân, Nguyễn Ngọc Duy, Đặng Văn Phú, Nguyễn Quốc Hiến (2013), Nghiên cứu gia tăng hiệu suất cắt mạch bằng phương pháp chiếu xạ (γCo-60) chitosan trương trong dung dịch H2O2, Chương trình và Tóm tắt báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ Hạt nhân toàn quốc lần thứ 10, tr. 224. Đặng Xuân Dự , Trần Thái Hòa , Nguyễn Thị Thu Hương, Võ Quang Mai, Nguyễn Quốc Hiến (2013), Nghiên cứu hiệu ứng đồng vận tia γ/H2O2 cắt mạch chitosan ở dạng trương trong nước, Danh mục Hội thảo Khoa học cán bộ trẻ các trường Đại học Sư Phạm toàn quốc lần thứ 3, NXB Đà Nẵng, tr. 10. PHỤ LỤC Phụ lục 1: CHẾ TẠO CTS NGUỒN TỪ CHITIN Hình PL 1.1. FT-IR của chitin nguồn chế tạo từ vỏ tôm Hình PL 1.2. FT-IR của chitin sau thời gian đề axetyl 120 phút Hình PL 1.3. FT-IR của chitin sau thời gian đề axetyl 180 phút Hình PL 1.4. FT-IR của CTS giảm cấp 22 giờ từ CTS ĐĐA 95,5% Hình PL 1.5. FT-IR của CTS giảm cấp 35 giờ từ CTS ĐĐA 84,0% Hình PL 1.6. FT-IR của CTS giảm cấp giờ 40 từ CTS ĐĐA 79% Hình PL 1.7. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA ~ 95,5 % (Mw0 = 138 kDa, PI = 3,62) chế tạo từ chitin Hình PL 1.8. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 91% (Mw0 = 49,0 kDa, PI = 3,64) chế tạo từ CTS ĐĐA 95,5 % (Mw0 = 138 kDa, PI =3,62) Hình PL 1.9. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 84% (Mw0 = 163 kDa, PI = 3,77) chế tạo từ chitin Hình PL 1.10. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 80,3% (Mw0 = 50,0 kDa, PI = 3,72) chế tạo từ CTS ĐĐA 84% (Mw0 = 163 kDa, PI =3,77) Hình PL 1.11. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 79% (Mw0 = 183 kDa, PI =4,35) chế tạo từ chitin Hình PL 1.12. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 72% (Mw0 = 48,7 kDa, PI = 4,21) chế tạo từ CTS ĐĐA 79% (Mw0 = 183 kDa, PI = 4,35) Phụ lục 2. HIỆU ỨNG ĐỒNG VẬN CHẾ TẠO COS ĐỐI VỚI CTS CÓ ĐĐA ~ 91% Hình PL 2.1. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 91 % cắt mạch bằng H2O2 0,5% và γ-ray, liều xạ 2,2 kGy (Mw0 = 22,5 kDa, PI = 3,03) Hình PL 2.2. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 91 % cắt mạch bằng H2O2 0,5% và γ-ray, liều xạ 7,6 kGy (Mw0 = 9,9 kDa, PI = 2,15) Hình PL 2.3. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 91 % cắt mạch bằng H2O2 0,5% và γ-ray, liều xạ 15,1 kGy (Mw0 = 5,8 kDa, PI = 1,32) Hình PL 2.4. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 91 % cắt mạch bằng H2O2 0,5% và γ-ray, liều xạ 23,9 kGy (Mw0 = 4,3 kDa, PI = 1,22) Hình PL 2.5. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 91 % cắt mạch bằng H2O2 0,5%, thời gian 18 giờ (Mw0 = 23,2 kDa, PI = 2,99) Hình PL 2.6. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 91 % cắt mạch bằng γ-ray, liều xạ 23,9 kGy (Mw0 = 19,4 kDa, PI = 2,69) Phụ lục 3. HIỆU ỨNG ĐỒNG VẬN CHẾ TẠO COS ĐỐI VỚI CTS CÓ ĐĐA ~ 80,3% Hình PL 3.1. Sắc kí đồ GPC của CTS 80,3 ĐĐA % cắt mạch bằng 0,5% H2O2 liều xạ 2,6 kGy (Mw0 = 23,3 kDa, PI = 3,07) ) Hình PL 3.2. Sắc kí đồ GPC của CTS 80,3 ĐĐA % cắt mạch bằng 0,5% H2O2 liều xạ 5,8 kGy (Mw0 = 14,1 kDa, PI = 2,41) Hình PL 3.3. Sắc kí đồ GPC của CTS 80,3 ĐĐA % cắt mạch bằng 0,5% H2O2 liều xạ 10,7 kGy (Mw0 = 8,8 kDa, PI = 2,15) Hình PL 3.4. Sắc kí đồ GPC của CTS 80,3 ĐĐA % cắt mạch bằng 0,5% H2O2 liều xạ 21,2 kGy (Mw0 = 6,0 kDa, PI = 2,02) Hình PL 3.5. Sắc kí đồ GPC của CTS 80,3 ĐĐA % cắt mạch bằng 0,5% H2O2 thời gian 16 giờ (Mw0 = 34,5 kDa, PI = 3,53 Hình PL 3.6. Sắc kí đồ GPC của CTS 80,3 ĐĐA % cắt mạch bằng chiếu xạ dung dịch, liều xạ 21,2 kGy (Mw0 = 30,5 kDa, PI = 3,75) Phụ lục 4. HIỆU ỨNG ĐỒNG VẬN CHẾ TẠO COS ĐỐI VỚI CTS CÓ ĐĐA ~72% Hình PL 4.1. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 72 % cắt mạch bằng 0,5% H2O2 γ ray liều xạ 3,0 kGy (Mw0 = 25,3 kDa, PI = 2,49) Hình PL 4.2. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 72 % cắt mạch bằng 0,5% H2O2 γ ray liều xạ 12,3 kGy (Mw0 = 14,4 kDa, PI = 3,18) Hình PL 4.3. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 72 % cắt mạch bằng 0,5% H2O2 γ ray liều xạ 16,5 kGy (Mw0 = 11,8 kDa, PI = 3,42) Hình PL 4.4. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 72 % cắt mạch bằng 0,5% H2O2 γ ray liều xạ 21,4 kGy (Mw0 = 9,8 kDa, PI = 3,42) Hình PL 4.5. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 72 % cắt mạch bằng 0,5% H2O2 thời gian 16,1 h (Mw0 = 35,7 kDa, PI = 3,04) Hình PL 4.6. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 72 % cắt mạch bằng γ ray liều xạ 21,4 kGy (Mw0 = 30,6 kDa, PI = 3,04) Phụ lục 5. ĐỘ TRƯƠNG NƯỚC BÃO HÒA CỦA CTS Hình PL 5.1. Phổ FT – IR của các mẫu C90(a), C80(b), C70(c) Hình PL 5.2. Sắc kí đồ GPC của mẫu C90 Hình PL 5.3. Sắc kí đồ GPC của các mẫu C80 Hình PL 5.4. Sắc kí đồ GPC của các mẫu C70 Bảng PL 5.1. Các thông số xác định độ ẩm của C90 Lần đo 1 2 3 4 5 W1(g) 16,608 17,058 16,870 16,644 17,334 W2(g) 17,110 17,558 17,370 17,144 17,834 W3(g) 17,039 17,448 17,301 17,076 17,764 Độ ẩm (%) 14,1 14,0 13,8 13,6 14,0 Độ ẩm trung bình (%) 13,9 ± 0,3%; (p < 0,05) Bảng PL 5.2. Các thông số xác định ĐTNBH của C90 Lần đo 1 2 3 4 m0 (g) 14,018 13,529 14,260 14,009 m01 (g) 16,500 16,048 16,940 16,423 mmois (g) 0,0695 0,0695 0,0695 0,0695 ĐTNBH (%) 592.6829 601.2776 638.6760 576.8873 ĐTNBHTB (%) 600 ± 40%; (p < 0,05) Bảng PL 5.3. Các thông số xác định độ ẩm của C80 Lần đo 1 2 3 4 5 W1(g) 30,664 31,118 29,910 31,114 30,661 W2(g) 31,144 31,619 30,411 31,617 31,142 W3(g) 31,073 31,548 30,343 31,546 31,075 Độ ẩm (%) 14,200 14,172 13,573 14,115 13,929 Độ ẩm trung bình (%) 14,0 ± 0,3(%); (p < 0,05) Bảng PL 5.4. Các thông số xác định ĐTNBH của C80 Lần đo 1 2 3 4 m0 (g) 13,793 13,639 13,848 13,925 m01 (g) 18,748 18,697 18,643 18,973 mmois (g) 0,07 0,07 0,07 0,07 ĐTNBH (%) 1168,605 1192,558 1131,395 1190,233 ĐTNBHTB (%) 1170 ± 50(%); (p < 0,05) Bảng PL 5.5. Các thông số xác định độ ẩm của C70 Lần đo 1 2 3 4 5 W1(g) 29,909 29,903 29,870 29,660 30,015 W2(g) 30,409 30,405 30,380 30,150 30,512 W3(g) 30,313 30,308 30,282 30,054 30,419 Độ ẩm (%) 19,200 19,323 19,216 19,592 18,712 Độ ẩm trung bình (%) 19,2 ± 0,4(%); (p < 0,05) Bảng PL 5.6. Các thông số xác định ĐTNBH của C70 Lần đo 1 2 3 4 m0 (g) 13,534 14,018 13,771 14,252 m01 (g) 17,671 18,417 17,760 18,439 mmois (g) 0,096 0,096 0,096 0,096 ĐTNBH (%) 1047,772 1112,624 1011,139 1060,149 ĐTNBHTB (%) 1060 ± 60(%); (p < 0,05) Phụ lục 6. CHẾ TẠO CTS KLPT THẤP BẰNG TÁC DỤNG ĐỒNG VẬN VÀ KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ, SUẤT LIỀU Hình PL 6.1. Phổ FT – IR của các mẫu CTS có Mw0 = 91,7 kDa; ĐĐA ~ 91,3%; PI = 2,26 chế tạo từ CTS có ĐĐA ~ 83% Hình PL 6.2. CTS ban đầu có Mw ~ 91,7 kDa, ĐĐA= 91,3%; PI=2,26 Hình PL 6.3. Sắc kí đồ GPC của CTS cắt mạch (Mw = 83 kDa, PI = 2,3) bằng tia γ, liều xạ 20 kGy, ở dạng trương trong nước (1gCTS/5ml H2O), từ CTS ban đầu (Mw ~ 91,7 kDa, PI=2,26) Hình PL 6.4. Sắc kí đồ GPC của CTS cắt mạch (Mw = 38 kDa, PI = 2,48) bằng tia γ, liều xạ 20 kGy, ở dạng trương trong dung dịch H2O2 1%, từ CTS ban đầu (Mw ~ 91,7 kDa, PI=2,26) Hình PL 6.5. Sắc kí đồ GPC của CTS cắt mạch (Mw = 36 kDa, PI = 2,52) bằng tia γ, liều xạ 20 kGy, ở dạng trương trong dung dịch H2O2 3%, từ CTS ban đầu (Mw ~ 91,7 kDa, PI=2,26) Hình PL 6.6. Sắc kí đồ GPC của CTS cắt mạch (Mw = 35 kDa, PI = 2,51) bằng tia γ, liều xạ 10 kGy, ở dạng trương trong dung dịch H2O2 5%, từ CTS ban đầu (Mw ~ 91,7 kDa, PI=2,26) Hình PL 6.7. Sắc kí đồ GPC của CTS cắt mạch (Mw = 32 kDa, PI = 2,51) bằng tia γ, liều xạ 15 kGy, ở dạng trương trong dung dịch H2O2 5%, từ CTS ban đầu (Mw ~ 91,7 kDa, PI=2,26) Hình PL 6.8. Sắc kí đồ GPC của CTS cắt mạch (Mw = 30 kDa, PI = 2,49) bằng tia γ, liều xạ 20 kGy, ở dạng trương trong dung dịch H2O2 5%, từ CTS ban đầu (Mw ~ 91,7 kDa, PI=2,26) Hình PL 6.9. Sắc kí đồ GPC của CTS cắt mạch (Mw = 28,3 kDa, PI = 2,41) bằng tia γ, liều xạ 10 kGy (1,8 kGy/h), ở dạng trương trong dung dịch H2O2 5%, từ CTS ban đầu (Mw ~ 91,7 kDa, PI=2,26) Hình PL 6.10. Sắc kí đồ GPC của CTS cắt mạch (Mw = 26,9 kDa, PI = 2,40) bằng tia γ, liều xạ 10 kGy (0,9 kGy/h), ở dạng trương trong dung dịch H2O2 5%, từ CTS ban đầu (Mw ~ 91,7 kDa, PI=2,26) Hình PL 6.11. Sắc kí đồ GPC của CTS cắt mạch (Mw = 26,3 kDa, PI = 2,41) bằng tia γ, liều xạ 10 kGy (0,45 kGy/h), ở dạng trương trong dung dịch H2O2 5%, từ CTS ban đầu (Mw ~ 91,7 kDa, PI=2,26) Phụ lục 7. HIỆU ỨNG ĐỒNG VẬN CẮT MẠCH CTS-91 Ở DẠNG TRƯƠNG Hình PL 7.1. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 91 % cắt mạch bằng γ-ray ở dạng trương, liều xạ 22,7 kGy (Mw0 = 44,9 kDa, PI = 2,86) Hình PL 7.2. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 91 % cắt mạch bằng H2O2 5% và γ-ray ở dạng trương, liều xạ 3,7 kGy (Mw0 = 23,4 kDa, PI = 3,15) Hình PL 7.3. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 91 % cắt mạch bằng H2O2 5% và γ-ray ở dạng trương, liều xạ 8,2 kGy (Mw0 = 16,8 kDa, PI = 2,93) Hình PL 7.4. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 91 % cắt mạch bằng H2O2 5% và γ-ray ở dạng trương, liều xạ 12 kGy (Mw0 = 14,1 kDa, PI = 2,94) Hình PL 7.5. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 91 % cắt mạch bằng H2O2 5% và γ-ray ở dạng trương, liều xạ 15,9 kGy (Mw0 = 12,5 kDa, PI = 2,12) Hình PL 7.6. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 91 % cắt mạch bằng H2O2 5% và γ-ray ở dạng trương, liều xạ 22,7 kGy (Mw0 = 11,2 kDa, PI = 1,96) Phụ lục 8. HIỆU ỨNG ĐỒNG VẬN CẮT MẠCH CTS-80 Ở DẠNG TRƯƠNG Hình PL 8.1. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 80,3 % cắt mạch bằng H2O2 5% thời gian 15,1 giờ (Mw0 = 20,3 kDa, PI = 2,69) Hình PL 8.2. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 80,3 % cắt mạch bằng H2O2 5% và γ-ray ở dạng trương, liều xạ 3,5 kGy (Mw0 = 28,6 kDa, PI =3,25) Hình PL 8.3. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 80,3 % cắt mạch bằng H2O2 5% và γ-ray ở dạng trương, liều xạ 20,1 kGy (Mw0 = 9,6 kDa, PI = 2,81) Phụ lục 9. HIỆU ỨNG ĐỒNG VẬN CẮT MẠCH CTS-72 Ở DẠNG TRƯƠNG Hình PL 9.1. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 72% cắt mạch bằng H2O2 5% và γ-ray ở dạng trương, liều xạ 7,5 kGy (Mw0 = 21,1 kDa, PI =2,33) Hình PL 9.2. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 72% cắt mạch bằng H2O2 5% và γ-ray ở dạng trương, liều xạ 14 kGy (Mw0 = 14,7 kDa, PI =2,6) Hình PL 9.3. Sắc kí đồ GPC của CTS ĐĐA 72% cắt mạch bằng H2O2 5% và γ-ray ở dạng trương, liều xạ 20,1 kGy (Mw0 = 13,6 kDa, PI =1,98) Phụ lục 10. KHẢ NĂNG CHẾ TẠO COS BẰNG H2O2 TRONG DUNG DỊCH Hình PL 10.1. Sắc kí đồ GPC của CTS ban đầu (Mw = 31,3 kDa, PI = 3,40) Hình PL 10.2. Sắc kí đồ GPC của CTS cắt mạch (Mw = 15,6 kDa, PI = 2,40) bằng H2O2 3% từ CTS ban đầu (Mw ~ 31,3 kDa, PI=3,40) sau 3 giờ phản ứng theo phương pháp 1 Hình PL 10.3. Sắc kí đồ GPC của CTS cắt mạch (Mw = 10 kDa, PI = 2,07) bằng H2O2 4% từ CTS ban đầu (Mw ~ 31,3 kDa, PI=3,40) sau 4 giờ phản ứng theo phương pháp 1 Hình PL 10.4. Sắc kí đồ GPC của CTS cắt mạch (Mw = 5,7, kDa, PI = 1,90) bằng H2O2 5% từ CTS ban đầu (Mw ~ 31,3 kDa, PI=3,40) sau 5 giờ phản ứng theo phương pháp 1 Hình PL 10.5. Sắc kí đồ GPC của CTS cắt mạch (Mw = 5,1 kDa, PI = 2,12) bằng H2O2 5% từ CTS ban đầu (Mw ~ 31,3 kDa, PI=3,40) sau 6 giờ phản ứng theo phương pháp 1 Hình PL 10.6. Sắc kí đồ GPC của CTS cắt mạch (Mw = 10,6; kDa, PI = 2,09) bằng H2O2 5% từ CTS ban đầu (Mw ~ 31,3 kDa, PI=3,40) sau 5 giờ phản ứng theo phương pháp 2 Hình PL 10.7. Phổ FT-IR CTS ban đầu (Mw ~ 31,3 kDa, PI=3,40) Hình PL 10.8. Phổ FT-IR của CTS cắt mạch (Mw = 15,6 kDa, PI = 2,40) bằng H2O2 3% từ CTS ban đầu (Mw ~ 31,3 kDa, PI=3,40) sau 3 giờ phản ứng theo phương pháp 1 Hình PL 10.9. Phổ FT-IR của CTS cắt mạch (Mw = 10 kDa, PI = 2,07) bằng H2O2 4% từ CTS ban đầu (Mw ~ 31,3 kDa, PI=3,40) sau 4 giờ phản ứng theo phương pháp 1 Hình PL 10.10. Phổ FT-IR của CTS cắt mạch (Mw = 5,7, kDa, PI = 1,90) bằng H2O2 5% từ CTS ban đầu (Mw ~ 31,3 kDa, PI=3,40) sau 5 giờ phản ứng theo phương pháp 1 Phụ lục 11. ỨNG DỤNG SẢN PHẨM CHITOSAN CẮT MẠCH Hình PL 11.1. Kết quả phân tích E.coli đối với mẫu đối chứng Hình PL 11.2. Kết quả phân tích E.coli đối với mẫu CTSM91 Hình PL 11.3. Kết quả phân tích E.coli đối với mẫu CTSM60 Hình PL 11.4. Kết quả phân tích E.coli đối với mẫu CTSM30

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nghien_cuu_cat_mach_chitosan_bang_hieu_ung_dong_van.doc
Luận văn liên quan