1. Xác định được 96 loài rong biển thuộc 51 chi, 35 họ, 20 bộ của 4 ngành
rong tại vùng biển quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang. Trong đó, ngành rong
lam (Cyanobacteria) 4 loài; ngành rong đỏ (Rhodophyta) 44 loài; ngành rong
nâu (Ochrophyta) 23 loài và ngành rong lục (Chlorophyta) 25 loài. Rong biển
phân bố tại quần đảo Nam Du tương đối phong phú về sự đa dạng các taxon.
2. Ghi nhận 1 loài rong cùi bắp cạnh (Turbinaria decurrens) quý, hiếm, có
nguy cơ đe dọa tuyệt chủng nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); và 3 loài rong
biển nằm trong Nhóm I của Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm theo Nghị định
số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ bao gồm: Rong câu cong
(Gracilaria arcuata); rong hồng mạc nhăn/rộng (Halymenia dilatata) và rong
hồng mạc trơn/đốm (Halymenia maculata). Ghi nhận bổ sung 3 loài rong biển
mới cho Danh mục các loài rong biển Việt Nam, gồm: Chondrophycus tronoi;
Peyssonnelia boergesenii và Lobophora papenfussii. Kết hợp phương pháp hình
thái và DNA đã rà soát xác định chính xác 05 loài rong biển (Ceratodictyon
intricatum, Hydropuntia edulis, Chondrophycus tronoi, Hypnea pannosa,
Acanthophora spicifera). Sáu gen rong biển được cấp mã số trên ngân hàng gen
quốc tế (GenBank). Đã mô tả chi tiết đặc điểm hình thái, sinh thái học và hình
ảnh minh họa của 96 loài rong biển phân bố tại quần đảo Nam Du làm tư liệu
cho các nghiên cứu tiếp theo.
271 trang |
Chia sẻ: huydang97 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đa dạng sinh học và nguồn lợi rong biển quần đảo Nam Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triều, nơi sóng vừa.
Giá trị sử dụng: -
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Vĩnh Thực, Bạch Long Vỹ, Cồn
Cỏ, Lý Sơn, Trường Sa lớn, Phú Quý,
Côn Đảo, Thổ Chu
Thế giới: Phân bố ở các đảo vùng
Caribe, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương,
Thái Bình Dương; Nam Mỹ, châu Âu,
châu Phi, châu Á, Đông Nam Á
(Indonesia, Philippines, Singapore);
Australia và New Zealand
1. Dạng sống tự nhiên; 2. Mẫu vật tươi;
3. Mẫu vật khô; 4. Mặt cắt ngang phần
gốc phiến.
100µm
3cm
3cm
lxii
Ochrophyta, Dictyotales, Dictyotaceae
Padina tetrastromatica Hauck, 1887
Tên tiếng Việt: Rong quạt bốn lớp
Tên tiếng Anh: -
Tên đồng danh: -
Đặc điểm hình thái: Rong hình phiến,
màu nâu vàng, cao 12-15 cm, rộng 10-20
cm hoặc hơn, bám bằng bàn bám dạng
đĩa tròn, từ đó mọc ra nhiều rễ giả dạng
nhung nỉ. Cuống nhỏ hình nêm và rộng ra
thành phiến hình quạt rộng, xẻ thành
nhiều thùy, các viền mép nhăn, mặt phiến
có những lỗ tròn hoặc bầu dục. Vòng vân
đồng tâm thường cách nhau 2-3 cm và rất
rõ khi còn non. Nhìn mặt cắt ngang, phần
ngọn có 2 lớp tế bào hình chữ nhật, phần
giữa có 3 lớp và phần gốc phiến có 4 lớp
tế bào.
Sinh thái: Rong mọc bám trên đá, sỏi
đá nhỏ, trên rạn san hô ở mực triều giữa
đến vùng dưới triều, nơi sóng vừa.
Giá trị sử dụng: Chiết xuất thuốc
chống thụ thai, kháng vi rút, kháng
khuẩn.
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Vĩnh Thực, Cô Tô, Bạch Long Vỹ,
Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý Thế giới:
Phân bố ở các đảo vùng Đại Tây Dương,
Ấn Độ Dương; Nam Mỹ, châu Phi, châu Á,
Đông Nam Á; Australia và New Zealand
1. Dạng sống tự nhiên; 2. Mẫu vật tươi;
3. Mẫu vật khô; 4. Mặt cắt ngang phần
gốc phiến (© Tsutsui Isao).
50µm
4cm
4cm
lxiii
Ochrophyta, Ectocarpales, Scytosiphonaceae
Colpomenia sinuosa (Mertens ex Roth) Derbès & Solier, 1851
Tên tiếng Việt: Rong bóng trơn, rong
bao tử
Tên tiếng Anh: Papery sea bubble,
Silver-ballon, Sea ballon, Sea potato,
Puffy brown seaweeds
Tên đồng danh: Ulva sinuosa Mertens
ex Roth, 1806; Encoelium sinuosum
(Mertens ex Roth) C.Agardh, 1820;
Encoelium vesicatum (Harvey) Kützing,
1849; Stilophora sinuosa (Mertens ex
Roth) C.Agardh, 1827; Stilophora
vesicata Harvey, 1834; Asperococcus
sinuosus (Mertens ex Roth) Bory, 1832;
Asperococcus sinuosus (C.Agardh)
Zanardini, 1841; Hydroclathrus sinuosus
(Mertens ex Roth) Zan., 1843; Tremella
cerina Clemente, 1807; Tremella
rugosula Clemente, 1807; Soranthera
leathesiformis P.Crouan & H.Crouan.,
1865; Colpomenia sinuosa f. typica
Setchell & N.L.Gardner, 1925
Đặc điểm hình thái: Rong dạng búi
bộng, chứa đầy khí, hình cầu đến cầu hơi
dẹp, khi trưởng thành thì móp méo, bám
trên vật bám bằng bàn bám ở gốc của túi
bộng, màu nâu vàng hay nâu thẫm. Mặt
rong phẳng hay nhăn gấp, đường kính
thường 3-7 cm, dày 0,17-0,27 mm. Rong
dễ nát vì ít chất keo.
Sinh thái: Rong mọc bám trên đá, sỏi
đá nhỏ, trên rạn san hô hay bám trên các
rong khác
2cm
2cm
lxiv
Ochrophyta, Ectocarpales, Scytosiphonaceae
Colpomenia sinuosa (Mertens ex Roth) Derbès & Solier, 1851 (tiếp)
ở vùng triều giữa đến vùng dưới triều, nơi
sóng vừa đến yên sóng.
Giá trị sử dụng: Thực phẩm, chiết xuất
chất ôxy hóa và kháng khuẩn.
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Vĩnh Thực, Cô Tô, Bạch Long Vỹ,
Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo
Thế giới: Phân bố ở các đảo vùng biển
Caribe, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương,
Thái Bình Dương; châu Âu, châu Mỹ, châu
Phi, châu Á, Đông Nam Á (Indonesia,
Malaysia, Myanmar, Philippines,
Singapore, Thái Lan); Australia và New
Zealand
1,2. Dạng sống tự nhiên; 3. Mẫu vật
tươi; 4. Mẫu vật khô.
Một số hình ảnh về loài Colpomenia sinuosa tại Nam Du
lxv
Ochrophyta, Ectocarpales, Scytosiphonaceae
Hydroclathrus clathratus (C.Agardh) M.Howe, 1920
Tên tiếng Việt: Rong mặt lưới, rong
ruột heo
Tên tiếng Anh: Hydroclathrus, South
sea colander, Sponge seaweed
Tên đồng danh: Encoelium clathratum
C.Ag., 1823; Stilophora clathrata (C.Ag.)
C.Ag., 1827; Asperococcus clathratus
(C.Ag.) J.Ag., 1848; A. cancellatus
(Bory) Sonder, 1846; H. cancellatus
Bory, 1825
Đặc điểm hình thái: Rong dạng bán
cầu, mọc thành đám rối lớn, bám vào vật
bám bằng bàn bám ở gốc, dòn, dễ đứt,
trơn nhớt. Lúc mới phát sinh thành dạng
túi, phao, bóng, không có lỗ, dần dần về
sau xuất hiện nhiều lỗ thủng lớn nhỏ, hình
tròn đến bầu dục, tạo thành mạng lưới,
mép các lỗ thủng cuộn vào phía trong.
Sinh thái: Rong mọc bám trên đá, sỏi
đá nhỏ, trên rạn san hô ở mực triều thấp
đến phần trên của vùng dưới triều, nơi
nước tương đối yên.
Giá trị sử dụng: Thức ăn gia súc, chiết
xuất thuốc trị giun.
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Phú Quý
Thế giới: Phân bố ở các đảo vùng biển
Caribe, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương,
Thái Bình Dương; châu Âu, châu Mỹ, châu
Phi, châu Á, Đông Nam Á (Indonesia,
Malaysia, Philippines, Singapore, Thái
Lan); Australia và New Zealand
1,2. Dạng sống tự nhiên; 3. Mẫu vật
tươi; 4. Mẫu vật khô.
3cm
2cm
lxvi
Ochrophyta, Ectocarpales, Scytosiphonaceae
Pseudochnoospora implexa (J.Agardh) Santiañez, G.Y.Cho & Kogame, 2018
Tên tiếng Việt: Rong lông bao rối
Tên tiếng Anh: -
Tên đồng danh: Chnoospora implexa
J.Agardh, 1848; Chnoospora pannosa
J.Agardh, 1848; Dictyota obtusangula
Kützing, 1859; Chnoospora obtusangula
(Harvey) Sonder, 1871
Đặc điểm hình thái: Rong mọc thành
những bụi lớn rối, màu nâu vàng, dòn, dễ
gẫy, dính vào giấy khi ép khô. Thân rong
dạng trụ tròn hay trụ tròn dẹp, cao 10-15
cm, rộng 1-1,5 mm, thường chia nhánh
chạc hai hay mọc cách rất rậm rạp, các
nhánh thon nhỏ lại về phía đỉnh, góc
nhánh hơi tròn hoặc vuông, đỉnh nhánh
cuối cùng xẻ thành chạc hai.
Sinh thái: Rong bám trên đá, vỏ động
vật thân mềm, trên rạn san hô ở mực triều
giữa đến phần trên của vùng dưới triều.
Giá trị sử dụng: Phân bón, chiết xuất
chất chống bướu cổ.
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo
Thế giới: Phân bố ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới Tây Đại Tây Dương, các đảo
ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương; châu
Mỹ, châu Phi, châu Á, Đông Nam Á
(Indonesia, Myanmar, Philippines,
Singapore); Australia và New Zealand
1,2. Dạng sống tự nhiên; 3. Mẫu vật
tươi; 4. Mẫu vật khô.
3cm
2cm
lxvii
Ochrophyta, Fucales, Sargassaceae
Sargassum aquifolium (Turner) C.Agardh, 1820
Tên tiếng Việt: Rong mơ lá dày
Tên tiếng Anh: Common Pacific
sargassum, Binder’s sargassum weed
Tên đồng danh: Fucus aquifolius Tur., 1807;
Sargassum heterocystum Mon., 1842; S.
crassifolium J.Ag., 1848; S. echinocarpum J.Ag.,
1848; S. binderi Son. ex J.Ag., 1848; S. oocyste
J.Aga., 1848; S. biserrula J.Aga., 1848; S.
echinocarpum Gre., 1848; S. odontocarpum Son.,
1871; S. echinocarpum var. vitiense Gru., 1874;
S. cinctum var. echinocarpum Gru., 1888; S.
anapense Set. & Gar., 1901; S. crassifolium var.
samoensis Gru., 1915; S. binderi var. incisifolium
Son. ex Gru., 1915; S. spathulifolium var.
neocaledonicum Gru., 1916; S. fonanonense Set.
& Gar., 1924
Đặc điểm hình thái: Rong dài 30-50
cm, đĩa bám hình nón, đường kính 1,2 cm;
trục chính hình trụ, dài 0,2-0,5 cm, mang 2-4
nhánh chính; nhánh chính hơi dẹp đến dẹp,
nhẵn, rộng 0,5 cm. Lá dày và có lông, hình
trứng ngược đến elip, thuôn; cuống lá ngắn
hoặc không có, đỉnh lá tròn, mép lá có răng
cưa to và thường dày lên thành hai hàng. Gân
giữa rõ, không suốt đỉnh; ổ lông to, hơi nhô
lên trên bề mặt lá, xếp thành một hoặc nhiều
hàng ở mỗi bên của gân chính và nằm rải rác
trên lá. Phao có dạng hình trứng ngược hay
hình cầu, nhẵn, có gai ngắn; cuống phao dẹt,
dài hơn hoặc bằng phao. Đế mọc thành chùm
dày ở nách lá, phân nhánh, có gai, dài đến 1
cm.
Sinh thái: Rong bám trên đá, rạn san hô
trong vùng triều thấp đến vùng dưới triều.
Giá trị sử dụng: Phân bón; chiết xuất keo
alginate, thuốc chống bướu cổ.
Phân bố: Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp
phân bố tại Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Lý Sơn,
Phú Quý Thế giới: Phân bố ở các đảo vùng
biển Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương; châu
Phi, châu Á, Đông Nam Á (Indonesia,
Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan);
Australia và New Zealand
1,2. Dạng sống tự nhiên; 3. Mẫu vật tươi; 4.
Một số hình dạng phao và lá.
1cm
1cm
lxviii
Ochrophyta, Fucales, Sargassaceae
Sargassum flavicans (Mertens) C.Agardh, 1820
Tên tiếng Việt: Rong mơ vàng
Tên tiếng Anh: Brown algae
Tên đồng danh: Fucus flavicans
Mertens, 1819
Đặc điểm hình thái: Rong mịn, dài
khoảng 80 cm hay hơn, đĩa bám nhỏ.
Trục chính ngắn, nhánh chính hình trụ,
như chỉ, rộng 0,5 mm, trơn, các nhánh
bên dài 5-10 cm, cách nhau 1-3 cm. Lá
hình mũi giáo, mỏng, dài 3 cm, rộng 4
mm. Mép lá có răng cưa xẻ sâu, nhọn,
gân giữa rõ, chạy suốt đỉnh. Ổ lông nhỏ
nhưng rõ, xếp rải rác. Ở các nhánh, lá
hẹp, ổ lông xếp hai hàng. Phao hình cầu,
đều đặn, không gai, to 3-4 cm, cọng mịn,
ngắn. Đế hình bắp, có u, cao 3-4 mm, cô
độc hay thành chùm thưa 2-3, thường chẻ
ở hai đầu, chót của đế có thể có vài gai.
Chùm đế thường có phao.
Sinh thái: Rong mọc ven đảo, các dãy
đá ngầm ở vùng dưới triều.
Giá trị sử dụng: Phân bón; chiết xuất
keo alginate, thuốc chống bướu cổ.
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý
Thế giới: Phân bố ở châu Phi (Ai Cập,
Ethiopia), Tây Nam Á (Bangladesh, Ấn
Độ, Jordan, Yemen), Đông Nam Á
(Indonesia), các đảo ở Thái Bình Dương,
Australia và New Zealand
1. Mẫu vật khô; 2. Dạng lá; 3. Phao.
3mm 1cm
lxix
Ochrophyta, Fucales, Sargassaceae
Sargassum glaucescens J.Agardh, 1848
Tên tiếng Việt: Rong mơ mốc
Tên tiếng Anh: Brown algae
Tên đồng danh: Sargassum ornatum
Greville, 1848; Sargassum debile
Greville, 1849
Đặc điểm hình thái: Rong cao 30-80
cm hay hơn. Đĩa bám hình nón, nhỏ hơn
1 cm. Trục chính rất ngắn 3-5 mm.
Nhánh chính có từ 2-3, hình trụ, mịn,
đường kính 1 mm, đôi khi dẹp ở phần
gốc. Các nhánh bên mọc cách nhau 1-4
cm. Lá ở phần gốc dài đến 5 cm, rộng
0,8-1 cm, chót lá tròn, cuống ngắn, không
thon và thường có gai. Lá trên ngọn hẹp
hơn. Mép lá có răng cưa nhọn, gân giữa
thấy được, không suốt đỉnh, ổ lông nhiều,
rải rác. Phao hình cầu, to 2-5 mm, cọng
mịn và ngắn hơn phao, không gai. Đế
mọc thành chùm dài 3-5 mm. Đế đực
hình trụ hay dẹp có ít gai. Đế cái hình 3
cạnh có răng to.
Sinh thái: Rong bám trên đá tảng, rạn
san hô ở vùng dưới triều.
Giá trị sử dụng: Phân bón, chiết xuất
keo alginate, thực phẩm, thuốc chống
bướu cổ.
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Cồn Cỏ, Phú Quý
Thế giới: Phân bố ở các đảo vùng biển
Ấn Độ Dương (Andaman, Nicobar); châu
Á (Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản,
Biển Đông, Đài Loan, Xisha); Trung Đông
(Iran); Tây Nam Á (Goa, Ấn Độ); Đông
Nam Á (Singapore)
1. Mẫu vật khô; 2. Dạng lá; 3. Dạng
phao.
3mm
3mm
lxx
Ochrophyta, Fucales, Sargassaceae
Sargassum henslowianum C.Agardh, 1848
Tên tiếng Việt: Rong mơ Henslow
Tên tiếng Anh: Gulf weed
Tên đồng danh: -
Đặc điểm hình thái: Rong mọc cao đến
1 m hay hơn, đĩa bám hình nón, nhỏ, trục
chính ngắn hơn 1 cm, nhánh chính hình
trụ, trơn, to khoảng 1 mm. Các nhánh bên
mọc dày, cách nhau 1-2 cm. Lá dai chắc,
có hình mũi giáo, chót lá nhọn, lá ở phần
dưới dài 3-7 cm, rộng 2-6 mm. Ở các
nhánh thụ lá nhỏ hơn. Mép lá có răng cưa
nhọn, gân giữa rõ, suốt đỉnh, ổ lông rải
rác hay sắp thành hai hàng ở các lá hẹp.
Phao hình xoan hay hình cầu to 2-3 mm,
đôi khi có mũi nhỏ, cọng phao dài bằng
phao hay hơn. Đế như đũa, dài 2-5 mm,
mọc chung quanh một trục dài, đế đực
hình trụ, có u, đế cái hơi dẹp và ngắn hơn.
Sinh thái: Rong bám trên đá, trên rạn
san hô ở vùng dưới triều.
Giá trị sử dụng: Phân bón, chiết xuất
keo alginate, thực phẩm, thuốc chống
bướu cổ.
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Lý Sơn, Côn Đảo
Thế giới: Phân bố ở châu Á (Trung
Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, Biển Đông,
Đài Loan); Trung Đông (Iran)
1. Mẫu vật tươi (© N.V. Tu); 2. Các
dạng lá; 3. Các dạng phao.
3mm
3mm
lxxi
Ochrophyta, Fucales, Sargassaceae
Sargassum ilicifolium (Turner) C.Agardh, 1820
Tên tiếng Việt: Rong mơ ô rô
Tên tiếng Anh: Sargassum big leaves
Tên đồng danh: Fucus ilicifolius Tur., 1807;
F. latifolius Poi., 1808; Carpacanthus ilicifolius
(Tur.) Küt., 1849; Sargassum cristaefolium
C.Aga., 1820; S. duplicatum Bory, 1828; S.
droserifolium Bory, 1828; S. berberifolium
J.Aga., 1848; S. ilicifolium var. duplicatum
J.Aga., 1848; S. ilicifolium var. oocystoides Gru.,
1888; S. ilicifolium var. venustum Gru., 1888; S.
duplicatum (J.Aga.) J.Aga., 1889; S. sandei Rei.,
1913; S. turbinatifolium Tseng & Lu, 1979
Đặc điểm hình thái: Rong dài 20-40 cm,
đĩa bám nhỏ hơn 1 cm. Trục chính dài đến 1
cm, mang 1-4 nhánh chính hình trụ hay hơi
dẹp ở phần gốc, các nhánh bên ngắn 2-5 cm,
mọc dày cách nhau 1-3 cm. Lá có hình bầu
dục to cỡ 1 cm, dày, dai chắc, cuống ngắn,
đáy lá không đối xứng. Mép lá có răng cưa
nhọn, không đều, chót lá có một mâm nhỏ.
Gân giữa không rõ, ổ lông rải rác. Phao ít,
hình cầu đều đặn, to 2-3 mm, có khi mang
gai nhỏ, cọng phao mịn, ngắn. Đế mọc thành
chùm, phân nhánh, dài 3-5 mm, hơi dẹp hay
3 cạnh, có răng hay gai to.
Sinh thái: Rong bám trên đá, trên rạn san
hô ở mực triều thấp đến vùng dưới triều.
Giá trị sử dụng: Phân bón, chiết xuất keo
alginate, thuốc chống bướu cổ.
Phân bố: Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp
phân bố tại Cô Tô, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý,
Côn Đảo, Thổ Chu Thế giới: Phân bố ở các
đảo vùng biển Ấn Độ Dương, Thái Bình
Dương; châu Phi, châu Á, Đông Nam Á
(Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines,
Singapore, Thái Lan); Australia và New
Zealand
1. Dạng sống tự nhiên; 2. Chi tiết chót lá; 3.
Một số hình dạng phao và lá.
1cm
lxxii
Ochrophyta, Fucales, Sargassaceae
Turbinaria conoides (J.Agardh) Kützing, 1860
Tên tiếng Việt: Rong loa (chùy) diệp
chuỳ, rong cùi bắp phao hình nón
Tên tiếng Anh: Sea bell, Turbinaria
Tên đồng danh: Turbinaria vulgaris
var. conoides J.Agardh, 1848
Đặc điểm hình thái: Nhánh chính cao
10-15 cm, nhiều nhánh bên, dài 5-10 cm.
Trên nhánh, lá mọc dày khít gồm một
cọng thon hay hơi có hình ba cạnh, phiến
có hình tròn hay hình tim, lõm ở giữa,
mép có răng cưa to và sắc, phao nằm
ngay giữa phiến. Đế mọc thành chùm
dày, phân nhánh. Bàn bám hình thuẩn.
Sinh thái: Rong bám trên đá, rạn san hô
ở vùng triều và dưới triều, sóng vừa.
Giá trị sử dụng: Phân bón, nguyên liệu
chiết alginate; chiết xuất chất chống
khuẩn, thuốc trừ sâu.
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Côn Đảo
Thế giới: Phân bố ở các đảo khu vực Ấn
Độ Dương, Thái Bình Dương; châu Phi,
châu Á, Đông Nam Á (Indonesia,
Malaysia, Philippines, Singapore, Thái
Lan); Australia và New Zealand
1. Dạng sống tự nhiên; 2. Mẫu vật tươi;
3. Mẫu vật khô; 4. Chi tiết phiến rong.
4mm
2cm
2cm
lxxiii
Ochrophyta, Fucales, Sargassaceae
Turbinaria decurrens Bory, 1828
Tên tiếng Việt: Rong loa (chùy) bắp
cạnh, rong cùi bắp cạnh
Tên tiếng Anh: Triangular sea bell
Tên đồng danh: Turbinaria vulgaris
var. decurrens (Bory) J.Agardh, 1848
Đặc điểm hình thái: Nhánh chính cao
10-20 cm, đường kính 3-4 mm, bám nhờ
rễ. Trên nhánh chính có mang nhiều lá,
xòe to ra thành một phiến có hình tam
giác, to cỡ 2 cm, hơi lõm ở giữa, mép có
răng cưa nhỏ, không mang phao. Phiến
này được mang bằng một cọng dài 1,5 cm
hình ba cạnh, có răng cưa nhỏ. Đế hình
trụ, mọc thành chùm dày, phân nhánh,
mọc ở nách lá.
Sinh thái: Rong bám trên đá, rạn san hô
ở vùng triều thấp đến vùng dưới triều.
Giá trị sử dụng: Phân bón, nguyên liệu
chiết alginate; chiết xuất chất chống bướu
cổ, thuốc trừ sâu.
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Thổ Chu
Thế giới: Phân bố ở các đảo khu vực Ấn
Độ Dương, Thái Bình Dương; châu Phi,
châu Á, Đông Nam Á (Indonesia,
Philippines, Singapore, Thái Lan);
Australia và New Zealand
1. Dạng sống tự nhiên; 2. Mẫu vật tươi;
3. Mẫu vật khô; 4. Chi tiết phiến rong.
4mm
2cm
2cm
lxxiv
Ochrophyta, Fucales, Sargassaceae
Turbinaria gracilis Sonder, 1845
Tên tiếng Việt: Rong loa (chùy) bắp
mịn, rong cùi bắp mịn
Tên tiếng Anh: Ornate turbinaria
Tên đồng danh: -
Đặc điểm hình thái: Rong thường chỉ
có một nhánh chính cao cỡ 10-15 cm. Lá
dài 1,5-2,5 cm, gồm những phiến hình
tam giác, ở giữa lõm, mép có răng cưa,
cọng thon. Phao phát triển dài theo cọng
lá. Đế hình trụ, phân nhánh mọc thành
chùm dày.
Sinh thái: Rong mọc bám trên rạn san
hô chết ở vùng triều thấp đến vùng dưới
triều.
Giá trị sử dụng: Phân bón, nguyên liệu
chiết alginate, mannitol, thuốc trừ sâu.
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Thổ Chu
Thế giới: Phân bố ở châu Á (Biển
Đông); Australia và New Zealand
(Australia, Houtman Abrolhos,
Queensland)
1,2. Mẫu vật khô; 3. Dạng sống tự nhiên
(© J.M. Huisman).
2cm
1cm
lxxv
Ochrophyta, Fucales, Sargassaceae
Turbinaria ornata (Turner) J.Agardh, 1848
Tên tiếng Việt: Rong loa (chùy) gai,
rong cùi bắp dẹp
Tên tiếng Anh: Crowded sea bell
Tên đồng danh: Fucus turbinatus var.
ornatus Tur., 1807; Sargassum turbinatum
var. ornatum (Tur.) C.Ag., 1820
Đặc điểm hình thái: Rong mọc cao 10-
30 cm, rễ to, phát triển phân nhánh nhiều,
dày đặc trên vật bám. Mỗi gốc có thể có
một hoặc vài nhánh chính. Lá mọc dày
xung quanh nhánh. Mỗi lá gồm một phiến
tròn hay gần hình tam giác, cứng và có
nhiều răng cưa to. Ở giữa phiếm lõm
xuống và có mang phao, ổ lông rải rác.
Cọng lá hình tròn hay có ba cạnh tròn, dài
cỡ 1 cm. Đế hình trụ, mọc chùm dày,
phân nhánh.
Sinh thái: Rong bám trên đá, rạn san hô
ở vùng triều thấp đến vùng dưới triều.
Giá trị sử dụng: Phân bón, nguyên liệu
chiết alginate, mannitol, thuốc trừ sâu.
Phân bố: Việt Nam: Nam Du. Còn bắt
gặp phân bố tại Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ,
Lý Sơn, Trường Sa lớn, Phú Quý, Côn
Đảo, Thổ Chu Thế giới: Phân bố ở các
đảo khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình
Dương; Nam Mỹ, châu Phi, châu Á, Đông
Nam Á; Australia và New Zealand
1. Dạng sống tự nhiên; 2. Mẫu vật tươi;
3. Mẫu vật khô; 4. Chi tiết phiến rong.
4mm
2cm
2cm
lxxvi
Chlorophyta, Cladophorales, Boodleaceae
Boodlea composita (Harvey) F.Brand, 1904
Tên tiếng Việt: Rong búp ghép, rong
Bôtlea ghép
Tên tiếng Anh: -
Tên đồng danh: Conferva composita
Har., 1834; Cladophora composita (Har.)
Küt., 1849; Aegagropila composita (Har.)
Küt., 1854; Cladophora physarthra Küt.,
1863; Boodlea siamensis Rei., 1901
Đặc điểm hình thái: Rong dạng nùi
xốp như hải miên, dễ gãy, màu lục nhạt,
gần giống rong búp (B. coacta) nhưng
các nhánh nhỏ trụ tròn ngắn, dài khoảng
0,2 mm, đỉnh nhọn.
Sinh thái: Rong mọc bám trên đá, rạn
san hô ở vùng triều đến dưới triều, nơi
nước chảy vừa phải.
Giá trị sử dụng: -
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Lý Sơn,
Trường Sa lớn, Phú Quý, Thổ Chu
Thế giới: Phân bố tại các đảo ở Đại Tây
Dương (Bermuda, Cape Verde); Bắc Mỹ
(Mexico), Trung Mỹ (Panama), Nam Mỹ
(Ecuador, Venezuela); châu Á, châu Phi;
các đảo ở Ấn Độ Dương, Thái Bình
Dương; Australia và New Zealand
1. Dạng sống tự nhiên; 2. Mẫu vật tươi;
3. Mẫu vật khô; 4. Chi tiết nhánh nhỏ (©
J.M. Huisman).
1cm
1cm 200µm
lxxvii
Chlorophyta, Cladophorales, Boodleaceae
Cladophoropsis fasciculata (Kjellman) Wille, 2010
Tên tiếng Việt: Rong lông cứng giả
Tên tiếng Anh: -
Tên đồng danh: Siphonocladus
fasciculatus Kje., 1897; S. sundanensis
(Rei.) Rei., 1913; Cladophoropsis
sundanensis Rei., 1905; Cladophora
sabulosa H.L.Lyon, 1916
Đặc điểm hình thái: Rong mọc thành
thảm mềm, dày 0,7-1,2 mm, cao 1-2 cm;
chia nhánh không có quy luật, ở dưới chia
nhánh chạc hai, ở trên chia nhánh kiểu
chạc hai kép hầu như một bên. Thân
chính thường vắng. Lóng dài 0,6-2,2 mm,
đường kính 90-145 µm, gốc nhánh không
có vách ngăn ở đáy. Rễ giả rất hiếm và
khó phát hiện.
Sinh thái: -
Giá trị sử dụng: -
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Cô Tô, Bạch Long Vỹ
Thế giới: Phân bố tại Trung Quốc, Ấn
Độ, Thái Lan, Malaysia, Philippines,
Indonesia, Macsan (Thái Bình Dương),
Đại Tây Dương, Australia, New
Zealand
1. Dạng sống tự nhiên; 2. Mẫu vật tươi;
3. Chi tiết nhánh (© Eurico Oliveira).
0,3mm
1cm
lxxviii
Chlorophyta, Cladophorales, Cladophoraceae
Chaetomorpha aerea (Dillwyn) Kützing, 1849
Tên tiếng Việt: Rong tóc đốt nhẹ
Tên tiếng Anh: Hair-shaped green
algae, Big green algae
Tên đồng danh: Conferva crassa C.Ag.,
1824; C. urbica Zan., 1840; C. princeps
Küt., 1843; C. brachyarthra Küt., 1843; C.
vasta Küt., 1843; C. variabilis Küt., 1843;
C. chlorotica Mon., 1846; C. monilina
Zan., 1847; Chaetomorpha crassa (C.Ag.)
Küt., 1845; Ch. princeps (Küt.) Küt., 1845;
Ch. variabilis (Küt.) Küt., 1845; Ch.
brachyarthra (Küt.) Küt., 1845; Ch. urbica
(Zan.) Küt., 1847; Ch. herbacea Küt.,
1847; Ch. chlorotica (Mon.) Küt., 1849;
Ch. vasta Küt., 1849; Ch. vasta var. inflata
Küt., 1849; Ch. dubyana Küt., 1853; Ch.
monilina (Zan.) Zan., 1858; Ch. aerea f.
versata Hey., 1894; Ch. crassa f. genuina
Sch., 1938; Ch. paucitatis Gil., 1965
Đặc điểm hình thái: Rong dạng sợi,
gồm một dãy tế bào hình tang trống (trụ
tròn), không chia nhánh, bám vào vật
bám hay các rong khác bằng tế bào đáy
kéo dài, thon dần lại ở gốc.
Sinh thái: Rong phủ trên đáy hoặc gài
rối với rong khác ở vùng triều đến dưới
triều, nơi nước yên đến chảy nhẹ.
Giá trị sử dụng: -
Phân bố: Việt Nam: Nam Du. Còn bắt
gặp phân bố tại Phú Quý Thế giới:
Phân bố ở phần Bắc Đại Tây Dương,
Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Địa
Trung Hải, châu Đại Dương, Australia,
Nga, Rumania, Bungaria, Thổ Nhĩ Kỳ
1. Dạng sống tự nhiên; 2. Mẫu vật tươi;
3. Mẫu vật khô; 4. Chi tiết tế bào của
sợi.
1cm 200µm 5cm
lxxix
Chlorophyta, Cladophorales, Cladophoraceae
Chaetomorpha antennina (Bory) Kützing, 1847
Tên tiếng Việt: Rong tóc đốt cần
Tên tiếng Anh: -
Tên đồng danh: Conferva antennina
Bory, 1804; Conferva media C.Agardh,
1824; Chaetomorpha media (C.Agardh)
Kützing, 1849; Chaetomorphopsis
pacifica H.L.Lyon, 1901
Đặc điểm hình thái: Rong dạng sợi,
gồm một dãy tế bào hình trụ hay tang
trống, không chia nhánh. Mọc chung
thành cụm, cao 10-20 cm, màu lục nhạt
hay lục thẫm, dính vào vật bám bằng rễ
giả, hình thành từ phần dưới của tế bào
gốc. Tế bào gốc dài 3-5 mm, dài hơn tế
bào ở phần giữa và phần ngọn.
Sinh thái: Rong mọc bám trên đá ở
mực triều cao đến triều giữa, nơi sóng
đập.
Giá trị sử dụng: -
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Thổ Chu
Thế giới: Phân bố ở đảo Canari, vùng
Tây Ấn Độ, Brazil, Thái Bình Dương: bờ
phía Bắc, Trung và Nam Mỹ, Nhật Bản,
Trung Quốc, Indonesia, Philippines,
Xamoa, Australia
1. Dạng sống tự nhiên; 2. Mẫu vật tươi;
3. Mẫu vật khô; 4. Chi tiết tế bào thân
sợi.
2cm 2cm 200µm
lxxx
Chlorophyta, Cladophorales, Cladophoraceae
Chaetomorpha indica (Kützing) Kützing, 1849
Tên tiếng Việt: Rong tóc đốt ấn
Tên tiếng Anh: -
Tên đồng danh: Conferva indica
Kützing, 1843
Đặc điểm hình thái: Rong dạng sợi rối,
hơi cứng, màu lục tươi, dài 2-5 cm hoặc
hơn, rộng 50-70 µm, không chia nhánh.
Đốt ở đáy dài gấp 5-10 lần chiều ngang
và hơi thon, còn lại các đốt của sợi gần
như đều nhau.
Sinh thái: Rong sống dính vào đá, vỏ
động vật thân mềm, cài rối thành bè, búi,
lẫn lộn với các loài rong khác như
Enteromorpha, Calothrix
Giá trị sử dụng: -
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Thổ Chu
Thế giới: Phân bố ở Trung Mỹ
(Panama); vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
phía Tây Đại Tây Dương; châu Phi
(Libya, Tanzania); Thái Bình Dương
(Polynesia, Micronesia, Guam, Hawaiian,
Line, Mariana, Marshall, Samoan); Trung
Đông (Ai Cập, Kuwait); Tây Nam Á
(Arabian, Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka);
Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia,
Myanmar, Singapore); Australia và New
Zealand
1. Mẫu vật tươi (© Katrin Oesterlund);
2. Mẫu vật khô; 3. Chi tiết tế bào sợi.
200µm
m
1cm
lxxxi
Chlorophyta, Cladophorales, Cladophoraceae
Chaetomorpha linum (O.F.Müller) Kützing, 1845
Tên tiếng Việt: Rong tóc đốt vạch
Tên tiếng Anh: Flax brick wee,
Floating chaetomorpha
Tên đồng danh: Conferva linum
O.F.Müller, 1778; Lychaete linum
(O.F.Müller) Areschoug, 1851;
Rhizoclonium linum (O.F.Müller) Thuret
ex Bornet, 1892; Conferva aerea
Dillwyn, 1806; C. linoides S.F.Gray,
1821; C. linoides C.Agardh, 1822; C.
rigida C.Agardh, 1824; C. sutoria
Berkeley, 1833; Chloronitum aerea
(Dillwyn) Gaillon, 1828; Chaetomorpha
baltica Kützing; Ch. rigida Kützing,
1845; Ch. reticulata Kützing, 1853; Ch.
sutoria (Berkeley) Harvey, 1858; Ch.
linum var. brachyarthra Schiffner, 1916;
Ch. linum f. aerea (Dillwyn) Collins,
1918; Ch. linum f. brachyarthra
(Kützing) Børgesen, 1935; Ch. crassa f.
tenuior Schiffner, 1938
Đặc điểm hình thái: Rong dạng sợi,
hơi cứng, dòn, dài 5-10 cm hoặc hơn,
không chia nhánh, màu lục vàng nhạt,
óng mượt, khi già trở lên lục thẫm hoặc
đen. Chiều ngang sợi 0,2-0,3 mm; chiều
dài gióng không đều nhau, bằng hay gấp
1,5 lần chiều ngang.
Sinh thái: Rong sống tự do, thường cài
rối thành từng bè, búi, lẫn lộn với các loài
rong khác như Enteromorpha,
Cladophora, Rhizoclonium, Lyngbya
Giá trị sử dụng: Phân bón.
Phân bố: Việt Nam: Nam Du. Còn bắt
gặp phân bố tại Thổ Chu Thế giới:
Phân bố ở Nga (biển Đen), Rumania,
Bungaria, Thổ Nhĩ Kỳ, biển Azov, biển
Caspi, Bắc Đại Tây Dương, Thái Bình
Dương, Địa Trung Hải, đảo Mauritiut, Ấn
Độ, biển Đỏ, Australia
1. Mẫu vật tươi; 2. Mẫu vật khô; 3. Chi
tiết tế bào của sợi.
1cm
1cm
200µm
lxxxii
Chlorophyta, Cladophorales, Cladophoraceae
Lychaete herpestica (Montagne) M.J.Wynne, 2017
Tên tiếng Việt: Rong lông cứng giả,
rong chi đài hình rắn
Tên tiếng Anh: -
Tên đồng danh: Conferva herpestica
Montagne, 1842; Cladophora herpestica
(Montagne) Kützing, 1849; Aegagropila
herpestica (Montagne) Kützing, 1854;
Cladophoropsis herpestica (Montagne)
M.Howe, 1914; Acrocladus herpesticus
(Montagne) Boedeker, 2016
Đặc điểm hình thái: Rong mọc bám
thành bụi, thô và hơi cứng, cao 2-2,5 cm.
Nhánh sợi trụ tròn, chia nhánh chạc hai
không đều, phần trên hơi cong.
Sinh thái: Rong màu lục nhạt, mọc ở
chỗ tối trên đá hay vách đá, ở vùng triều
giữa đến dưới triều, nơi sóng yên đến
vừa.
Giá trị sử dụng: -
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Vĩnh Thực, Bạch Long Vỹ, Thổ
Chu
Thế giới: Phân bố ở các đảo vùng
Caribe, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương,
châu Phi, châu Á, Trung Quốc, Đài Loan,
Biển Đông, Philippines, Indonesia, Thái
Lan, Malaysia, Sri Lanka, Oman,
Australia và New Zealand
1. Dạng sống tự nhiên; 2,3. Mẫu vật
tươi; 4. Mẫu vật khô.
3mm 3mm 1cm
lxxxiii
Chlorophyta, Cladophorales, Siphonocladaceae
Dictyosphaeria cavernosa (Forsskål) Børgesen, 1932
Tên tiếng Việt: Rong võng cầu bộng
Tên tiếng Anh: Green bubble weed
Tên đồng danh: Ulva cavernosa For.,
1775; Valonia favulosa C.Ag., 1823;
Dictyosphaeria favulosa (C.Ag.) Dec. ex
End., 1843
Đặc điểm hình thái: Rong có màu xanh
nhạt, dạng gần hình cầu hoặc bán cầu
không đều, rỗng giữa, không có cuống,
thể chất cứng, ráp; cấu tạo bởi một lớp tế
bào lục giác to và dày, đường kính
khoảng 4 cm, phần đỉnh túi bị rách vỡ khi
rong già.
Sinh thái: Rong bám trên đá, rạn san
hô, bám trên các rong khác ở vùng triều
thấp đến vùng dưới triều, nơi sóng vừa.
Giá trị sử dụng: Thực phẩm, mồi câu
cá; chế thuốc chống vi rút, chống khuẩn.
Phân bố: Việt Nam: Nam Du. Còn bắt
gặp phân bố tại Vĩnh Thực, Cô Tô, Bạch
Long Vỹ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Trường Sa
lớn, Phú Quý, Thổ Chu Thế giới: Phân
bố ở các đảo vùng biển Caribe, Đại Tây
Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ
Dương, châu Phi, châu Mỹ, châu Á,
Trung Quốc, Đài Loan, Biển Đông, Nhật
Bản, đảo Yonaguni, Philippines,
Indonesia, Thái Lan, Singapore,
Malaysia, Australia và New Zealand
1. Dạng sống tự nhiên; 2,3. Mẫu vật
tươi; 4. Mẫu vật khô.
1cm 1cm
lxxxiv
Chlorophyta, Cladophorales, Siphonocladaceae
Dictyosphaeria versluysii Weber Bosse, 1905
Tên tiếng Việt: Rong võng cầu Verluys
Tên tiếng Anh: Button weed
Tên đồng danh: Dictyosphaeria
vanbosseae Bør., 1912; D. bokotensis
Yam., 1925; D. setchellii Bør., 1940
Đặc điểm hình thái: Rong màu lục
(màu lá chuối non), dạng túi, dạng cầu,
đặc cứng, cao 3-5 cm, các túi do nhiều
lớp tế bào lục giác đến đa giác nhỏ hơn
tạo thành.
Sinh thái: Rong mọc bám trên đá, rạn
san hô hay san hô gãy vụn, bám chắc vào
vật bám ở vùng triều thấp đến phần trên
của vùng dưới triều, nơi có sóng.
Giá trị sử dụng: -
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Vĩnh Thực, Bạch Long Vỹ, Cồn
Cỏ, Lý Sơn, Trường Sa lớn, Phú Quý, Côn
Đảo, Thổ Chu
Thế giới: Phân bố ở các đảo vùng biển
Caribe, Đại Tây Dương, Thái Bình
Dương, Ấn Độ Dương, châu Phi, châu
Mỹ, châu Á, Trung Quốc, Đài Loan, Biển
Đông, Nhật Bản, đảo Yonaguni,
Philippines, Indonesia, Thái Lan,
Singapore, Australia và New Zealand
1. Dạng sống tự nhiên; 2. Mẫu vật tươi;
3. Mẫu vật khô; 4. Mặt cắt ngang của
rong tươi với phần trong đặc.
4mm 5mm 5mm
lxxxv
Chlorophyta, Cladophorales, Valoniaceae
Valonia aegagropila C.Agardh, 1823
Tên tiếng Việt: Rong túi mảnh, rong
đại bào dề
Tên tiếng Anh: Green sea vesicles
Tên đồng danh: Valonia utricularis var.
aegagropila (C.Ag.) Hau., 1876; V. utricularis
f. aegagropila (C.Ag.) Hau., 1884; V.
savignyana Aud., 1826; V. aegagropila f.
confervacea (Zan.) Kuc., 1907; V.
aegagropila f. veneta Kuc., 1907; V.
aegagropila var. luxurians Sch. & Vat., 1938
Đặc điểm hình thái: Rong mọc từng
đám, thành dạng bán cầu, đường kính gần
10 cm, bao gồm nhiều đốt, dạng trụ chứa
đầy dịch, phân nhánh. Loài này gần giống
với loài V. fastigiata nhưng các đốt mảnh
hơn, dài 3 cm, đường kính 2-3 mm.
Sinh thái: Rong mọc bám trên đá, rạn
san hô ở vùng triều thấp, nơi nước yên
hoặc trong các vũng ở vùng triều.
Giá trị sử dụng: Làm thực phẩm; chứa
các sắc tố, đường, tinh bột, kim loại nặng.
Phân bố: Việt Nam: Nam Du. Còn bắt
gặp phân bố tại Vĩnh Thực, Cồn Cỏ, Lý
Sơn Thế giới: Phân bố ở các đảo vùng
biển Caribe, Đại Tây Dương, Thái Bình
Dương, Ấn Độ Dương, châu Âu, châu
Phi, châu Mỹ, châu Á, Đông Nam Á,
Australia và New Zealand
1. Dạng sống tự nhiên; 2. Mẫu vật tươi;
3. Chi tiết một đốt rong.
1cm 2cm
lxxxvi
Chlorophyta, Dasycladales, Dasycladaceae
Neomeris annulata Dickie, 1874
Tên tiếng Việt: Rong tân tiết ngắn
Tên tiếng Anh: Spindleweed, Finger
algae, Fuzzy tip alga
Tên đồng danh: Neomeris kelleri
Cramer, 1887
Đặc điểm hình thái: Rong dạng hình
chùy có tẩm vôi và hơi cong, dài 1,5-2
cm, đường kính 2-3,5 mm; phần ngọn
màu lục nhạt, có phủ nhiều lông tơ, phần
dưới màu trắng tẩm nhiều vôi, khi già
rụng đi để lại dấu vết. Rất dễ thấy các
vòng nhánh (lông) trên thân; có khoảng
70 vòng nhánh, mỗi vòng chứa khoảng
50 nhánh.
Sinh thái: Rong mọc bám trên đá, trên
rạn san hô có phủ lớp cát, ở mực triều
thấp đến vùng dưới triều, nơi sóng đập
đến êm sóng.
Giá trị sử dụng: -
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Lý Sơn,
Trường Sa lớn, Phú Quý, Côn Đảo, Thổ
Chu
Thế giới: Phân bố ở các đảo vùng biển
Caribe, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương,
Thái Bình Dương; châu Phi, châu Mỹ,
châu Á; Đông Nam Á (Indonesia,
Myanmar, Philippines, Singapore);
Australia và New Zealand
1,2. Dạng sống tự nhiên; 3. Mẫu vật
tươi, 4. Mẫu vật khô.
5mm 5mm
lxxxvii
Chlorophyta, Dasycladales, Dasycladaceae
Neomeris vanbosseae M.Howe, 1909
Tên tiếng Việt: Rong tân tiết thụ
Tên tiếng Anh: Taugeh seaweed
Tên đồng danh: -
Đặc điểm hình thái: Rong có trục
chính hình trụ, dài 2,5-4,5 cm, đường
kính 2-3 mm, ngấn ngang không rõ, đầu
tròn có lông dài khoảng 3 mm, không
màu, mau rụng. Trên trục chính có những
vòng lông không tẩm vôi, với 30-50 lông
trên mỗi vòng. Rong ở phần gốc màu
trắng, phần trên màu lục tươi.
Sinh thái: Rong mọc bám trên đá, san
hô chết, vỏ động vật thân mềm ở vùng
dưới triều.
Giá trị sử dụng: -
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Phú Quý, Thổ Chu
Thế giới: Phân bố ở các đảo vùng biển
Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương; châu
Phi, châu Mỹ, châu Á; Đông Nam Á
(Indonesia, Philippines, Singapore, Thái
Lan); Australia và New Zealand
1. Dạng sống tự nhiên; 2,3. Mẫu vật
tươi, 4. Mẫu vật khô.
1cm 1cm
1cm
lxxxviii
Chlorophyta, Bryopsidales, Bryopsidaceae
Bryopsis pennata J.V.Lamouroux, 1809
Tên tiếng Việt: Rong lông chim, rong
lục tùng
Tên tiếng Anh: -
Tên đồng danh: Bryopsis plumosa var.
pennata (J.V.Lamouroux) Børgesen,
1911; Bryopsis densa Pilger, 1920
Đặc điểm hình thái: Rong mọc thành
bụi, màu lục đậm, cao 2-3 cm, đính vào
vật bám bằng rễ giả mọc từ phần gốc.
Nhánh đứng dạng lông chim, gồm trục
chính với phần ngọn cong về một hướng
và các nhánh nhỏ vươn theo một hướng.
Sinh thái: Rong mọc bám trên đá, rạn
san hô chết ở mực triều giữa đến triều
thấp, nơi sóng vừa.
Giá trị sử dụng: -
Phân bố: Việt Nam: Nam Du. Còn bắt
gặp phân bố tại Bạch Long Vỹ Thế
giới: Phân bố ở Đại Tây Dương (bờ châu
Âu, châu Mỹ), biển Caribe, Brazil,
Colombia, Peru, Chile, Triều Tiên, Trung
Quốc, Nhật Bản, Australia, Indonesia
1,2. Dạng sống tự nhiên; 3. Mẫu vật
khô.
2cm
lxxxix
Chlorophyta, Bryopsidales, Bryopsidaceae
Bryopsis plumosa (Hudson) C.Agardh, 1823
Tên tiếng Việt: Rong lông chim, rong
lục tùng tam giác
Tên tiếng Anh: Hen pen, Evenly
Branched Mossy Feather Weed
Tên đồng danh: Ulva plumosa Hudson,
1778; Fucus arbuscula Candolle, 1805;
Conferva tenax Roth, 1806; Bryopsis
plumosa var. nuda Holmes; B. arbuscula
(Candolle) Lam., 1809; B. abietina Küt.,
1845; B. thuyoides Kützing, 1856; B.
plumosa var. condensata Kjel., 1897; B.
hypnoides var. arbuscula (Can.) Sch.,
1935; B. plumosa f. genuina Sch., 1938
Đặc điểm hình thái: Bụi rong cao 2 cm
hoặc hơn, màu lục thẫm, bám bằng rễ giả.
Trục chính hình trụ tròn, rộng 0,7-1 mm,
chia nhánh ít, nửa dưới trục chính trần
trụi, nửa trên mọc ra nhiều nhánh chính
và nhánh nhỏ, sắp xếp theo kiểu đối xứng
hoặc mọc cách lông chim suốt hai bên
mép; nhánh nhỏ không hoặc hơi thắt lại
về phía gốc, dài 2-3 mm, rộng 100-150
µm. Chiều dài của nhánh nhỏ giảm dần
theo vị trí sắp xếp của chúng từ gốc đến
ngọn các nhánh chính, vì vậy rong có
dạng hình tam giác.
Sinh thái: Rong mọc bám trên đá, rạn
san hô chết ở vùng dưới triều và trong
khe vũng của vùng triều.
Giá trị sử dụng: -
Phân bố: Việt Nam: Nam Du. Còn bắt
gặp phân bố tại Cô Tô, Cồn Cỏ, Lý Sơn,
Côn Đảo, Thổ Chu Thế giới: Phân bố
tại các đảo ở Đại Tây Dương, Thái Bình
Dương, biển Caribe, châu Á, Âu, Mỹ,
Phi, Australia và New Zealand
1. Dạng sống tự nhiên (© J.M. Huisman);
2. Mẫu vật tươi; 3. Chi tiết nhánh rong.
1mm
1cm
xc
Chlorophyta, Bryopsidales, Caulerpaceae
Caulerpa brachypus Harvey, 1860
Tên tiếng Việt: Rong guột chân ngắn,
rong cầu lục chân ngắn
Tên tiếng Anh: Sea mustard
Tên đồng danh: Caulerpa anceps
Harvey ex J.Agardh, 1873; Caulerpa
stahlii Weber Bosse, 1898; Caulerpa
simplex Levring, 1938; Caulerpa
mauritiana Børgesen, 1940; Caulerpa
brachypus var. mauritiana (Børgesen)
Børgesen, 1948; Caulerpa brachypus f.
exposita Børgesen, 1951
Đặc điểm hình thái: Rong có thân bò
rộng khoảng 1mm, mọc lên các nhánh
đứng đơn, dẹp, giống như những lưỡi
kiếm, có thể dài đến 5cm, rộng 2-4 cm.
Các nhánh đứng có bìa đứng, đáy hẹp
thành cọng ngắn, không răng cưa.
Sinh thái: Rong thường bám trên đá,
rạn san hô chết, ở mực triều giữa đến
triều thấp.
Giá trị sử dụng: -
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo
Thế giới: Rong có nguồn gốc từ khu
vực nhiệt đới và cận nhiệt đới Ấn Độ -
Thái Bình Dương, gồm Đông Phi, Ấn
Độ, Đông Nam Á và Đông Á, các đảo ở
Thái Bình Dương, Australia và New
Zealand
1. Dạng sống tự nhiên; 2. Mẫu vật khô.
2cm
xci
Chlorophyta, Bryopsidales, Caulerpaceae
Caulerpa chemnitzia (Esper) J.V.Lamouroux, 1809
[dạng chùm dài]
Tên tiếng Việt: Rong guột chùm, rong
cầu lục chùm
Tên tiếng Anh: Flattop seagrape
Tên đồng danh: Fucus chemnitzia Esp.,
1800; Ahnfeldtia chemnitzia (Esp.) Tre.,
1849; A. peltata (J.V.Lam.) Tre., 1849;
Chauvinia chemnitzia (Esp.) Küt., 1849;
Ch. laetevirens (Mon.) Tre., 1849; Ch.
peltata (J.V.Lam.) Küt., 1849; Ch.
imbricata Kje., 1880; Caulerpa racemosa
var. chemnitzia (Esp.) Web.-V. Bos., 1898;
C. peltata J.V.Lam., 1809; C. chemnitzia
var. peltata (J.V.Lam.) Zan., 1858; C.
chemnitzia var. occidentalis J.Ag., 1873; C.
imbricata G.Murray, 1887; C. racemosa
var. laetevirens (Montagne) Weber Bosse,
1898; C. peltata f. imbricata (G.Murray)
Weber, Bosse 1898; C. racemosa var.
occidentalis (J.Agardh) Børgesen, 1907; C.
racemosa var. peltata (J.V.Lamouroux)
Eubank, 1944; C. racemosa var. imbricata
(Kjellman) Eubank, 1946; C. racemosa f.
occidentalis (J.Agardh) Nizamuddin, 1964
Đặc điểm hình thái: Rong cao 3-10
cm, gồm các thân bò dạng trụ tròn, chia
nhánh, có rễ giả, nhánh nhỏ dạng trụ tròn
đến dạng cái chày, màu lục nhạt khi tươi.
Sinh thái: Rong mọc bám trên đá ở chỗ
tối, ở vùng triều thấp đến dưới triều, nơi
sóng vừa đến yên sóng.
1,2. Dạng sống tự nhiên; 3. Mẫu vật
tươi; 4. Mẫu vật khô.
2cm 2cm
xcii
Chlorophyta, Bryopsidales, Caulerpaceae
Caulerpa chemnitzia (Esper) J.V.Lamouroux, 1809
[dạng chùm tán]
Tên tiếng Việt: Rong guột chùm tán,
rong guột khiên, rong cầu lục chùm tán,
rong cầu lục khiên
Đặc điểm hình thái: Rong cao 2-3 cm,
mọc bò lan thành cụm, màu lục thẫm.
Thân bò dạng trụ tròn, chia nhánh, mặt
dưới có rễ giả. Thân đứng dạng trụ tròn,
nhánh nhỏ dạng tán ô, có cuống dài mọc
cách trên thân đứng và thân bò, đường
kính ô 3-4 mm, chiều dài của cuống 3-8
mm.
Sinh thái: Rong mọc bám trên đá hoặc
san hô chết ở vùng triều thấp đến dưới
triều, nơi sóng vừa.
Giá trị sử dụng: Hạ huyết áp, thực
phẩm.
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Lý Sơn,
Trường Sa lớn, Phú Quý, Côn Đảo, Thổ
Chu
Thế giới: Phân bố ở quần đảo Bermuda,
biển Caspi, Brazil, Trung Quốc,
Philippines, châu Đại Dương, Nhật Bản,
Indonesia, Xri Lanka, biển Đỏ,
Australia
1. Dạng sống tự nhiên; 2,3. Mẫu vật
tươi; 4. Mẫu vật khô.
1cm 1cm 1cm
xciii
Chlorophyta, Bryopsidales, Caulerpaceae
Caulerpa cupressoides (Vahl) C.Agardh, 1817
[dạng trục nhánh hai dãy]
Tên tiếng Việt: Rong guột bách, rong
cầu lục bách
Tên tiếng Anh: Toothed stolon, Zipper
green seaweed
Tên đồng danh: Fucus cupressoides
Vahl, 1802; Chauvinia cupressoides
(M.Vahl) Trevisan, 1849; Chauvinia
indica Sonder ex Kützing, 1857;
Caulerpa triangularis Mazé & Schramm,
1878; Caulerpa cupressoides var. typica
Weber Bosse, 1898
Đặc điểm hình thái: Rong có thân bò
dạng trụ tròn, chia nhánh, mặt dưới có rễ
giả. Nhánh đứng dạng lược (dạng trục
nhánh hai dãy), cứng và hơi xoắn vặn.
Nhánh nhỏ dày, ngắn, cong lên, đỉnh
nhọn.
Sinh thái: Rong màu lục thẫm, mọc bò
trên đá, sỏi đá nhỏ ở vùng dưới triều, nơi
nước chảy nhẹ.
1. Dạng sống tự nhiên; 2. Mẫu vật tươi;
3. Mẫu vật khô; 4. Chi tiết một trục
nhánh hai dãy.
2cm 5mm
xciv
Chlorophyta, Bryopsidales, Caulerpaceae
Caulerpa cupressoides (Vahl) C.Agardh, 1817
[dạng trục nhánh ba dãy]
Tên tiếng Việt: Rong guột bách, rong
cầu lục bách
Đặc điểm hình thái: Rong có thân bò
dạng trụ tròn, chia nhánh, mặt dưới có rễ
giả. Nhánh đứng mọc lên từ thân bò, theo
ba hướng (dạng trục nhánh ba dãy).
Nhánh nhỏ dày, ngắn, cong ở ngọn với
đỉnh nhọn.
Sinh thái: Rong cứng màu xanh đậm,
mọc trên đá hay san hô chết, ở vùng dưới
triều, nơi nước chảy mạnh, như ở mép
ngoài của các rạn.
Giá trị sử dụng: Thuốc chống nấm,
giảm huyết áp, axit amin.
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Bạch Long Vỹ, Lý Sơn, Trường Sa
lớn, Phú Quý, Côn Đảo
Thế giới: Phân bố ở các đảo vùng biển
Caribe, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương,
Thái Bình Dương; châu Âu, châu Phi,
châu Mỹ, châu Á, Australia và New
Zealand
1,2. Mẫu vật tươi; 3. Mẫu vật khô; 4.
Chi tiết một trục nhánh ba dãy.
2cm 4mm 2cm
xcv
Chlorophyta, Bryopsidales, Caulerpaceae
Caulerpa racemosa var. macrophysa (Sonder ex Kützing) W.R.Taylor, 1928
Tên tiếng Việt: Rong guột chùm, rong
cầu lục chùm
Tên tiếng Anh: Pea caulerpa, Coarse
seagrape, Grape alga, Grape caulerpa,
Grape weed, Sea grapes
Tên đồng danh: Chauvinia macrophysa
Son. ex Küt., 1857; Caulerpa macrophysa
(Son. ex Küt.) G.Mur., 1887; C. racemosa
f. macrophysa (Sonder ex Kützing) Weber
Bosse, 1898; C. racemosa f. macrophysa
(Son. ex Küt.) Sve., 1906
Đặc điểm hình thái: Rong mọc bò lan
thành đám rộng, cao 3-5 cm, màu lục
thẫm. Thân đứng hình trụ tròn, chia
nhánh ít; nhánh nhỏ mọc ra từ bốn phía
của thân đứng, hình cầu, đường kính 3-5
mm.
Sinh thái: Rong mọc thành bụi, trên đá
ở mực triều giữa đến vùng dưới triều, nơi
sóng vừa đến yên sóng hay trong các
vũng ở vùng triều.
Giá trị sử dụng: Thực phẩm, chữa
huyết áp thấp, thấp khớp, gây mê.
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Cồn Cỏ, Lý Sơn, Trường Sa lớn,
Phú Quý, Thổ Chu
Thế giới: Phân bố ở vùng Ấn Độ - Thái
Bình Dương, châu Đại Dương, Trung
Quốc, Nhật Bản, Philippines, Indonesia
1. Dạng sống tự nhiên; 2. Mẫu vật tươi;
3. Mẫu vật khô; 4. Chi tiết một nhánh
nhỏ.
2cm 5mm 2cm
xcvi
Chlorophyta, Bryopsidales, Codiaceae
Codium arabicum Kützing, 1856
Tên tiếng Việt: Rong nhung Ả rập
Tên tiếng Anh: Green sea cushion
Tên đồng danh: Codium adhaerens
var. arabicum (Kützing) P.Crouan &
H.Crouan, 1878; Codium coronatum
Setchell, 1926; Codium coronatum var.
insculptum Setchell, 1926; Codium
coronatum var. aggregatum Børg., 1940
Đặc điểm hình thái: Rong có dạng
phiến dầy, mọc bò trải trên đá, rộng 3-4
cm hoặc hơn, màu lục nhạt đến đậm, bám
bằng rễ giả mọc từ mặt bụng của phiến,
bề mặt mịn như nhung. Khi còn non có
dạng phiến tròn, sau xẻ thành các thùy
không quy luật. Túi nhỏ có dạng chùy
tròn, đỉnh bằng, đường kính 0,1 mm, hơi
thắt ở phần ngọn.
Sinh thái: Rong mọc bám trên đá có
phủ lớp cát mỏng, ở mực triều thấp đến
vùng dưới triều, nơi nước chảy vừa đến
êm.
Giá trị sử dụng: Thuốc giun, chống
nấm, chống ung thư, thực phẩm.
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Cô Tô, Bạch Long Vỹ, Lý Sơn,
Phú Quý Thế giới: Phân bố ở quần đảo
Hawaii, Chilê, châu Đại Dương, Xri
Lanka, Ấn Độ, biển Đỏ, Nhật Bản, Trung
Quốc, Philippines, Indonesia
1,2. Dạng sống tự nhiên; 3. Mẫu vật
khô; 4. Chi tiết túi nhỏ (© Eurico
Oliveira).
1cm 200µm
xcvii
Chlorophyta, Bryopsidales, Codiaceae
Codium geppiorum O.C.Schmidt, 1926
Tên tiếng Việt: Rong nhung Gepp
Tên tiếng Anh: Sagati
Tên đồng danh: Codium divaricatum
A.Gepp & E.Gepp, 1911; C. bulbopilum
Setchell, 1924; C. taitense Setchell, 1926
Đặc điểm hình thái: Rong mọc bò trên
vật bám, màu lục đậm. Nhánh trụ tròn,
rộng 3-5 mm, chia chạc hai không đều,
lóng ngắn, đầu không thon tròn, dính
với nhau ở một số chỗ. Túi nhỏ dạng
chùy, đỉnh tròn, đường kính 0,1-0,2
mm, hơi thắt lại ở phần ngọn.
Sinh thái: Rong dạng hải miên, phủ
lông ngắn, mọc trên đá hay rạn san hô, ở
vùng dưới triều, nơi sóng vừa.
Giá trị sử dụng: -
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Bạch Long Vỹ, Lý Sơn, Trường Sa
lớn, Phú Quý
Thế giới: Phân bố ở vùng Ấn Độ
Dương, Thái Bình Dương, Nam Phi,
Australia, bờ biển phía bắc Papua New
Guinea, khắp Đông Nam Á
1. Dạng sống tự nhiên; 2. Mẫu vật
tươi; 3. Mẫu vật khô; 4. Chi tiết túi nhỏ
(© Eduard & Titlyanova).
2cm 200µm 1cm
xcviii
Chlorophyta, Bryopsidales, Dichotomosiphonaceae
Avrainvillea erecta (Berkeley) A.Gepp & E.S.Gepp, 1911
Tên tiếng Việt: Rong cọ đứng
Tên tiếng Anh: Elephant’s ear, Solitary
fan green seaweed
Tên đồng danh: Dichonema erectum
Berkeley, 1842; Udotea sordida
Montagne, 1844; Chloroplegma
papuanum Zanardini, 1878; Rhipilia
andersonii G.Murray, 1886; Avrainvillea
papuana (Zanardini) G.Murray &
Boodle, 1889
Đặc điểm hình thái: Rong dạng phiến
phẳng, hình tròn đến quả thận, rộng 2-9
cm, bìa nguyên rồi rách, màu lục nhạt
hay đậm, có sọc xuyên tâm và quầng
đồng tâm, mọc lên từ cuống gắn. Bàn
bám dạng củ, dài gần 10 cm, rộng 1-2
cm.
Sinh thái: Rong mọc bám trên đáy cát
mịn, ở mực triều thấp đến vùng dưới
triều, nơi sóng yên.
Giá trị sử dụng: -
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Thổ Chu
Thế giới: Phân bố ở vùng Ấn Độ
Dương, Tây Thái Bình Dương, Australia,
Singapore, Malaysia, Philippines
1. Dạng sống tự nhiên; 2,3. Mẫu vật
tươi; 4,5. Mẫu vật khô.
2cm
1cm 2cm 1cm
xcix
Chlorophyta, Bryopsidales, Halimedaceae
Halimeda discoidea Decaisne, 1842
[dạng đốt rộng]
Tên tiếng Việt: Rong hải cốt, rong thận
đĩa
Tên tiếng Anh: Coralline alga, Large
leaf watercress alga
Tên đồng danh: Halimeda discoidea
var. platyloba Børgesen, 1911
Đặc điểm hình thái: Rong cao 5-15
cm, tẩm vôi ít, mang nhánh trong một
mặt phẳng. Đốt mềm, dẹp, hình quạt,
hình xoan hơi tam giác hay hình quả
thận, rộng 6-32 mm, dày 0,3-1,2 mm.
Mép phía trên đốt gợn sóng hay chia
thùy không đều, bàn bám nhỏ.
Sinh thái: Rong màu lục đến lục đậm,
mọc trên đá ở vùng dưới triều, nơi sóng
đập đến nước yên.
1. Dạng sống tự nhiên; 2. Mẫu vật
tươi; 3. Mẫu vật khô.
2cm 2cm
c
Chlorophyta, Bryopsidales, Halimedaceae
Halimeda discoidea Decaisne, 1842
[dạng đốt hẹp]
Tên tiếng Việt: Rong hải cốt, rong thận
đĩa
Đặc điểm hình thái: Rong tẩm vôi vừa
phải, dạng quả thận, quạt hay trụ tròn.
Phần trên các đốt thường trụ tròn. Bàn
bám nhỏ.
Sinh thái: Rong màu lục, mọc trên đá
có phủ cát mịn, ở mực triều thấp đến dưới
triều, nơi sóng vừa đến yên sóng.
Giá trị sử dụng: Thuốc giun sán, vi rút,
vi khuẩn, thức ăn của rùa biển, các sắc tố.
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Cô Tô, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo,
Thổ Chu
Thế giới: Phân bố ở châu Phi, châu Mỹ,
vùng Caribe, các đảo ở Đại Tây Dương,
Ấn Độ Dương, Ấn Độ, Bangladesh, Iran,
Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,
Indonesia, Singapores
1,2. Dạng sống tự nhiên; 3. Mẫu vật
tươi.
2cm 2cm
ci
Chlorophyta, Bryopsidales, Udoteaceae
Rhipidosiphon javensis Montagne, 1842
Tên tiếng Việt: Rong hải nữ Java
Tên tiếng Anh: -
Tên đồng danh: Udotea javensis
(Montagne) A.Gepp & E.S.Gepp, 1904
Đặc điểm hình thái: Rong dạng phiến
có cuống. Phiến dẹp, có sọc, một lớp, hơi
tẩm vôi, dạng quạt đến lá cây bạch quả.
Cuống rất ngắn, bàn bám nhỏ có một ít rễ
giả. Màu chuyển sang lục xám khi khô.
Sinh thái: Rong mọc bám trên chỗ tối
của đá, trên rạn san hô, ở vùng triều dưới
và phần trên vùng dưới triều, nơi có sóng
đến nước yên.
Giá trị sử dụng: -
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Lý Sơn, Trường Sa lớn, Côn Đảo
Thế giới: Phân bố ở châu Phi; các đảo
ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương;
châu Á, Tây Nam Á, Đông Nam Á
(Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái
Lan, Philippines); Australia và New
Zealand
1,2. Dạng sống tự nhiên; 3. Mẫu vật
tươi; 4. Mẫu vật khô.
1cm
1cm
cii
Chlorophyta, Ulvales, Ulvaceae
Ulva lactuca Linnaeus, 1753
Tên tiếng Việt: Rong cải biển nhăn
Tên tiếng Anh: Sea lettuce, Green laver
Tên đồng danh: Phyllona lactuca (Lin.)
F.H.Wig., 1780; Monostroma lactuca (Lin.)
J.Ag., 1883; Ulva lactucaefolia S.F.Gray,
1821; Ulva fenestrata Pos. & Rup., 1840;
Ulva crassa Kjellman, 1877
Đặc điểm hình thái: Rong dạng phiến
rộng, mềm mại, gồm hai lớp tế bào, mọc
xoè, xẻ thuỳ, mép nhăn gấp, không có
răng cưa nhỏ. Màu lục thẫm hoặc lục
nhạt. Tản rong cao 10-25 cm, rộng 4-10
cm.
Sinh thái: Rong bám trên đá, vỏ động
vật thân mềm, gỗ mục ở vùng triều thấp
tới phần trên vùng dưới triều vào mùa
xuân và đầu hè, nơi chỗ nước yên hoặc
sâu.
Giá trị sử dụng: Thực phẩm, phân bón.
Phân bố: Việt Nam: Nam Du. Còn bắt
gặp phân bố tại Cô Tô, Lý Sơn, Phú Quý,
Thổ Chu Thế giới: Phân bố ở châu Âu,
châu Mỹ, châu Phi, biển Caribe; các đảo
ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn
Độ Dương, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật
Bản, Australia, New Zealand, các nước
Đông Nam Á Là loài cực nhiệt đới.
1,2. Dạng sống tự nhiên; 3. Mẫu vật
tươi; 4. Mép phiến nguyên không răng
cưa nhỏ.
3mm 3cm
ciii
Chlorophyta, Ulvales, Ulvaceae
Ulva reticulata Forsskål, 1775
Tên tiếng Việt: Rong cải biển, rong lục
võng
Tên tiếng Anh: Ribbon sea lettuce
Tên đồng danh: Phycoseris reticulata
(Forsskål) Kützing, 1849
Đặc điểm hình thái: Rong dạng đai
phiến, gồm hai lớp tế bào, xoắn quấn vào
nhau, trên mặt có nhiều lỗ thủng nhỏ,
màu lục nhạt đến thẫm. Mép phiến và lỗ
có răng cưa li ti.
Sinh thái: Rong thường bám trên các
rong khác, đặc biệt trên rong mơ
(Sargassum), mọc ở mực triều thấp cho
đến chỗ nước sâu, nơi sóng vừa.
Giá trị sử dụng: Thực phẩm, phân bón.
Phân bố:
Việt Nam: Nam Du. Còn bắt gặp phân
bố tại Lý Sơn, Phú Quý, Thổ Chu
Thế giới: Phân bố ở châu Âu, châu Mỹ,
Ấn Độ Dương, Tây Đại Tây Dương, Thái
Bình Dương, vịnh Ả Rập, Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Indonesia, Malaysia, Myanmar,
Philippines, Australia và New Zealand
1. Dạng sống tự nhiên; 2. Mẫu vật tươi;
3. Mẫu vật tươi; 4. Chi tiết phiến rong có
nhiều lỗ thủng nhỏ.
5mm 3cm 3cm