Huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội trong vùng, chú trọng các công trình thiết yếu, quan trọng,
phát huy tác dụng nhanh. Tập trung ưu tiên phát triển giao thông duy tu, sữa
chữa các tuyến đường giao thông và các công trình trên tuyến bị hư hỏng,
xuống cấp để tạo thuận lợi cho việc đi lại của cộng đồng dân cư các xã trên
địa bàn, đặc biệt là các xã: Tri Lễ, Nậm Giải, Hạnh Dịch, Quang Phong, Nậm
Nhóng, Tiền Phong. Đảm bảo tất cả các thôn bản đều có trục đường chính
được đổ bê tông; cải tạo và nâng cấp hệ thống các trường học, các trạm y tế,
tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, dụng cụ học tập, thiết bị y tế
cho các cơ sở y tế trên địa bàn
160 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch và đề xuất các giải pháp bảo tồn ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nông dân và nhà khoa học, doanh
nghiệp và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông
thôn, trong đó:
- Về trồng trọt, lâm nghiệp: Ổn định diện tích lúa nước, giảm diện tích
rẫy, tập trung đưa giống mới thâm canh, tăng năng suất. Thực hiện dồn điền đổi
120
thửa, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn các xã vùng đệm. Mạnh dạn
chuyển đổi vùng khó khăn nước tưới sang trồng màu, mở rộng diện tích trồng
mía, cây chanh leo và một số cây công nghiệp có lợi thế trên cơ sở hợp đồng
với nhà máy chế biến. Tập trung trồng rừng nguyên liệu, trồng các loài cây bản
địa có giá trị kinh tế cao, tổ chức và quản lý tốt việc khai thác lâm sản, chú
trọng khai thác có hiệu quả các loại lâm sản phụ gắn với cải tạo rừng nghèo.
- Về chăn nuôi: Phát huy lợi thế từng vùng về đất đai, đẩy mạnh phát
triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng gắn trang trại với các tổ hợp tác để
khoanh vùng chăn thả, giảm tối đa chăn thả quảng canh, quy hoạch vùng chăn
nuôi tập trung, trồng cỏ làm nguồn thức ăn dự trữ, từng bước xây dựng và
quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm chăn nuôi gắn với doanh nghiệp chế
biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn
mới: Quan tâm công tác quy hoạch, bố trí lại dân cư phù hợp tiêu chí xây
dựng nông thôn mới. Từng bước hoàn chỉnh và đồng bộ các công trình giao
thông, cơ sở thiết chế văn hóa. Thực hiện tốt công tác định canh, định cư, gắn
thực hiện tái định cư theo các chương trình thủy điện, hình thành các cụm dân
cư đạt tiêu chí nông thôn mới. Xây dựng và đầu tư phát triển kinh tế trang
trại, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã phù hợp trong các bản làng để hỗ
trợ, liên kết trong sản xuất.
- Tích cực thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bằng nhiều biện
pháp, khai thác và phát huy tiềm năng sẵn có của địa phương, kết hợp quản
lý, sử dụng có hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư của trung ương, của
tỉnh nhất là các chương trình, dự án thuộc Nghị quyết 30a của Chính phủ, tập
trung cho vay phát triển sản xuất, xóa đói giảm ngèo. Đẩy mạnh thực hiện các
chính sách giải quyết việc làm, nâng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông
thôn, tăng số lượng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp đi xuất khẩu lao
động, chuyển sang các hoạt động dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp.
- Xây dựng các chương trình phát triển kinh tế vùng đệm của Khu
BTTN Pù Hoạt theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP và các văn bản có liên quan
121
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Nghệ An. Một số
khu vực có cảnh quan đẹp, Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt kết hợp với địa
phương mở rộng các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch tâm linh và cộng
đồng theo hướng bền vững dựa vào bản sắc văn hóa, tin ngưỡng và tài nguyên
như: thác Sao va, thác Bảy tầng, Quần thể cây Di sản Samu dầu của Khu
BTTN Pù Hoạt,đền Chín gian, bản Thái cổ Na Xái, Hủa Mương của xã
Hạnh Dịch, Bản Piêng Lâng của xã Nậm Giải... từ đó giảm thiểu các tác động
đến rừng.
3.3.4.3. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức
về công tác bảo vệ rừng
- Nhận thức của đồng bào các dân tộc huyện Quế Phong nói chung và
nhân dân trên địa bàn 9 xã thuộc địa bàn của Khu BTTN Pù Hoạt nói riêng về
công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, những lợi
ích của việc bảo tồn, các chính sách hiện hành của nhà nước quy định vẫn
đang còn nhiều hạn chế vì vậy cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn
vị cần xây dựng kế hoạch thực hiện và tổ chức tuyên truyền đến từng cán bộ,
đảng viên và mọi người dân trên địa bàn bằng nhiều hình thức như: thông qua
các buổi hội nghị quán triệt, tuyên truyền, tập huấn, sinh hoạt chi bộ; các tin
bài, phóng sự; lồng ghép vào chương trình học tập, hoạt động ngoại khóa
trong các nhà trường và cơ sở giáo dục; tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng tới
các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân và các em học sinh; phát động các phong
trào thi đua và kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển
hình tiên tiến, có đóng góp tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, sử
dụng và phát triển rừng.
- Cán bộ kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của Ban quản
lý Khu BTTN Pù Hoạt phải thường xuyên bám sát cơ sở; có biện pháp tuyên
truyền phù hợp với các lứa tuổi, nhóm sở thích, trong đó chú ý đến phong tục,
tập quán, tri thức bản địa của đồng bào các dân tộc; tổ chức cho 100% các hộ
dân tham gia ký cam kết bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng; điều chỉnh, bổ
sung nội dung các quy ước, hương ước liên quan đến công tác bảo vệ và phát
122
triển rừng; quy chế xử phạt đối với trường hợp vi phạm lĩnh vực quản lý, bảo
vệ rừng, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng từ mỗi cá nhân
trong cộng đồng dân cư.
3.3.4.4. Chủ động rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự
án phát triển kinh tế, xã hội có tác động đến diện tích, chất lượng rừng
- Huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội trong vùng, chú trọng các công trình thiết yếu, quan trọng,
phát huy tác dụng nhanh. Tập trung ưu tiên phát triển giao thông duy tu, sữa
chữa các tuyến đường giao thông và các công trình trên tuyến bị hư hỏng,
xuống cấp để tạo thuận lợi cho việc đi lại của cộng đồng dân cư các xã trên
địa bàn, đặc biệt là các xã: Tri Lễ, Nậm Giải, Hạnh Dịch, Quang Phong, Nậm
Nhóng, Tiền Phong. Đảm bảo tất cả các thôn bản đều có trục đường chính
được đổ bê tông; cải tạo và nâng cấp hệ thống các trường học, các trạm y tế,
tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, dụng cụ học tập, thiết bị y tế
cho các cơ sở y tế trên địa bàn.
- Riêng đối với Khu BTTN Pù Hoạt cần tiếp tục bám sát Quy hoạch phát
triển rừng đặc dụng Khu BTTN Pù Hoạt giai đoạn 2012-2020, đồng thời rà soát
lại để phân bổ hợp lý về mặt không gian dựa vào tình hình sử dụng của người
dân và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực để điều chỉnh quy
hoạch giai đoạn tiếp theo cho phù hợp. Tiếp tục củng cố, đổi mới hệ thống đội
trạm, bổ sung hợp đồng thêm lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Đặc biệt một
số địa bàn trọng điểm thuộc các xã như: Hạnh Dịch, Nậm Giải, Đồng Văn,
Thông Thụ và Tri Lễ cần tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất; Sữa chữa các
trạm đã xuống cấp, xây dựng mới trạm Châu Thôn Mường Lống. Liên kết với
các Khu BTTN Xuân Liên tỉnh Thanh Hóa và Khu BTTN Nậm Sam thuộc nước
bạn Lào trong công tác trao đổi thông tin và ngăn chặn kịp thời các vụ phá rừng.
- Tiếp tục phân định, đánh mốc ranh giới các loại rừng trên bản đồ và
thực địa, nội dung này chưa thực hiện được nguyên nhân cơ bản do kinh phí
đầu tư cắm mốc ranh giới giữa các chủ rừng chưa được bố trí. Giải quyết tốt
123
tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật, chồng lấn đất lâm
nghiệp giữa các chủ rừng và người dân.
Để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch phát triển Khu BTTN Pù Hoạt đạt
được mục tiêu đặt ra, nguồn vốn đầu tư cần quan tâm và huy động từ nguồn
ngân sách nhà nước, dịch vụ môi trường rừng, hợp tác quốc tế và các nguồn
hợp pháp khác các để đầu tư cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trong
Khu BTTN, phát triển rừng, nghiên cứu khoa học, hệ thống giao thông,
đường tuần tra bảo vệ tại phân khu hành chính dịch vụ du lịch, phát triển kinh
tế - xã hội vùng đệm, theo quy định của pháp luật; hỗ trợ đầu tư cho cộng
đồng dân cư thôn bản vùng đệm để đồng quản lý rừng đặc dụng. Huy động
các nguồn vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài để thực hiện các dự án/đề
tài bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm bị đe dọa bị tuyệt chủng, đào tạo
các chuyên gia bảo tồn động, thực vật hoang dã, cử đi đào tạo sau đại học...
3.3.4.5. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng các chương trình, dự án phù hợp
- Toàn huyện hiện có diện tích đất lâm nghiệp hơn 172.000 ha, trong đó
có gần 80.000 ha được quy hoạch cho rừng sản xuất nhưng hiện nay chưa có
nhiều mô hình phát triển kinh tế rừng có hiệu quả vì vậy cần tập trung công
tác giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp
cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Xây dựng và nhân rộng
các mô hình, các vườn ươm giống đạt chuẩn về các loài cây bản địa, cây dược
liệu có giá trị cao đặc sản của địa phương như: Trà Hoa vàng, Sâm cau, Đảng
sâm, tập trung phát triển cây quế quỳ... trong đó có thể chọn một vài xã làm
mô hình thí điểm như ở các xã: Tiền Phong, Đồng Văn, Thông Thụ.
- Lựa chọn một số đối tượng, mô hình đã thành công để nhân rộng, phát
triển thành hàng hóa. Đối với trồng trọt, nên tiếp tục phát triển vùng nguyên
liệu chanh leo theo quy hoạch đã được duyệt (1.500 ha); Tập trung phát triển
các sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương Quế Phong, như: Bí xanh,
dưa rẫy, rau rừng;Phát triển vùng sản xuất lúa gạo Japonica –J02 và xây
124
dựng thương hiệu "gạo Mường Nọc" và phát triển thành hàng hóa; Tiếp tục
ứng dụng phân viên nén dúi sâu cho cây lúa, sản xuất rau an toàn.
- Đối với chăn nuôi, chú trọng một số nội dung như: Bảo tồn và phát
triển vịt bầu ở vùng Tri Lễ, Châu Thôn, Cắm Muộn, Quang Phong để xây
dựng thương hiệu "vịt bầu Sông Quàng"; Phát triển nuôi cá lồng trên các hồ
thủy điện, thủy lợi,
- Đối với chế biến, sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học công nghệ
vào sản xuất tinh dầu, như: Quế quỳ, Màng tang; chế biến Trà hoa vàng
như: dạng túi lọc, thực phẩm chức năng - trà hòa tan, nước uống đóng chai;
Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm, như: chanh leo, lúa gạo japonica,
quế quỳ, trà hoa vàng...
3.3.4.6. Giải pháp về cơ chế chính sách, giám sát
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số
886/QĐ-TTg ngày 16/06/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020; Quyết định
số 2915/QĐ-BNN-TCLN ngày 05/7/2017 của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn về ban hành kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 886/QĐ-
TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, các chính sách theo Nghị quyết
số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn khu vực nghiên cứu.
- Xây dựng, bổ sung các cơ chế chính sách về quản lý, bảo vệ, phát
triển rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp, để người dân được thụ hưởng
chính sách, tạo sinh kế và việc làm, giảm áp lực tác động tiêu cực đến rừng tự
nhiên, đặc biệt là chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; chính sách
khoán bảo vệ rừng; chính sách vay vốn trồng rừng, chăn nuôi xóa đói giảm
nghèo theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ v.v....
- Tổ chức hoạt động giám sát, tập trung vào các nội dung như tiến độ các
hoạt động của dự án, tiến độ đầu tư vốn, hiệu quả các hoạt động tác động đến
môi trường sinh thái, việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, tiến độ
thực hiện quy hoạch, thực hiện chế độ chính sách trong bảo vệ và phát triển
125
rừng và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; kiểm tra các số liệu thống kê, hồ sơ
thiết kế trồng, bảo vệ, khoanh nuôi, làm giàu rừng, khai thác tại hiện trường.
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện đề án giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, gắn với giao rừng cho thuê rừng; quản lý chặt chẽ các chủ rừng
sử dụng đất và rừng; ngăn chặn hành vi tự ý chuyển nhượng chuyển đổi trái
phép đất rừng; giải quyết tốt vấn đề giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên khu vực
biên giới, gắn với việc bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới; đối với diện tích
rừng và đất lâm nghiệp hiện đang do UBND xã quản lý, khẩn trương rà soát
để tổ chức giao đất, gắn với giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định của pháp
luật, phấn đấu đến năm 2020 không còn diện tích rừng, đất lâm nghiệp do
UBND xã quản lý, rừng thật sự có chủ.
3.3.4.7. Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý bảo
vệ rừng
- Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt phải tiếp tục bố trí bộ máy tinh gọn
ở bộ phận văn phòng, tập trung lực lượng bảo vệ rừng ưu tiên cho các trạm,
và các vùng trọng điểm, xây dựng quy chế hoạt động, chế độ tuần tra, báo cáo
và phân công địa bàn phụ trách đến tận tiểu khu để gắn trách nhiệm. Tập
trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là công việc quan trọng hàng đầu,
phát huy dân chủ, nâng cao tinh thần đoàn kết, xây dựng đội ngũ cán bộ công
tâm, trung thực, bố trí đúng sở trường công tác, có năng lực thực thi pháp
luật, đam mê nghiên cứu khoa học, đồng thời có kỹ năng tuyên truyền vận
động quần chúng tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Tiếp tục bổ sung lao
động làm hợp đồng chuyên trách bảo vệ rừng, ưu tiên tuyển dụng lao động
được đào tạo chính quy, con em đồng bào địa phương.
- Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo tồn đa dạng sinh học, lâm
sinh, kiểm lâm và du lịch, dịch vụ. Tạo điều kiện cho các kỹ sư theo học các
lớp cao học và nghiên cứu sinh theo lộ trình của chương trình đào tạo phát triển
nguồn nhân lực. Nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng tin học, cử cán bộ
tham gia các khoá đào tạo về công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Trang bị đầy
126
đủ các công cụ, dụng cụ hỗ trợ tiên tiến, các thiết bị hiện đại có độ chính xác
cao như: Máy định vị GPS, máy tính bảng,...để phục vụ quá trình công tác.
3.3.4.8. Giải pháp phối hợp giữa các ngành, các đồn Biên phòng UBND
các xã trên địa bàn
- Trên địa bàn quản lý của Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt quản lý
hiện nay có 3 đồn Biên phòng đó là: Đồn Biên phòng Tri lễ, Đồn Biên phòng
Hạnh Dịch và Đồn Biên phòng Thông Thụ; các đội kinh tế của Quân Khu 4,
Công an huyện; Hạt kiểm lâm huyện... vì vậy cần tăng cường phối hợp và
đánh giá hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng bảo vệ rừng trên cùng một địa
bàn, kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh những lực lượng hoạt động kém hiệu quả;
Hàng năm tiến hành rà soát xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung các quy chế phối
hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Biên phòng, chủ rừng... đảm bảo
sự đồng bộ, phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đơn vị; Xây dựng kế
hoạch kiểm tra định kỳ hàng năm, thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên
ngành rà soát các tụ điểm phá rừng;
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong cơ quan quản
lý nhà nước, quy định trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý,
bảo vệ và phát triển rừng thuộc tổ chức, đơn vị, địa phương quản lý; Cấp ủy,
chính quyền các cấp thường xuyên giám sát, kiểm tra, phát hiện và kịp thời xử
lý nghiêm minh trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra sai phạm trên địa
bàn quản lý; Hàng năm xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua và quyết
định khen thưởng kịp thời các cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong
công tác Quản lý bảo vệ rừng. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, địa phương trong xử lý đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng
thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý. Chỉ đạo thực hiện nghiêm, tạo
bước chuyển lớn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương; Các vấn đề
nổi cộm, tại các điểm nóng khai thác rừng, chặt phá rừng, cháy rừng xảy ra trên
địa bàn, cấp ủy, người đứng đầu phải thực hiện trách nhiệm người đứng đầu,
trực tiếp tham gia điều hành và chỉ đạo xử lý vụ việc.
127
- Kiểm tra, xử lý trách nhiệm đối với công chức, viên chức để xảy các
vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản
lý. Cần thực hiện chương trình giám sát, tổ chức các đợt thanh, kiểm tra nội
ngành, liên ngành, công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan cấp trên đối với
các đơn vị cấp dưới trực tiếp trong thực hiện vụ bảo vệ và phát triển rừng.
- Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương từ cấp thôn (bản) cho đến
xã trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng. Thường xuyên giữ mối quan
hệ giữa Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp
và các tổ chức xã hội trong vùng, ký kết việc phối hợp với các tổ chức như:
Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ tham gia công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng
sinh học tại địa phương. Phối hợp quản lý rừng đặc dụng trên địa bàn theo
Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu
tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020 và các quy định hiện hành.
- Chính quyền địa phương cấp huyện, xã cần quản lý theo dõi việc sử
dụng rừng của các hộ nhận rừng, trực tiếp giải quyết các thủ tục liên quan đến
quyền hưởng lợi theo quy định của chính sách Nhà nước, phối hợp với Ban
quản lý Khu BTTN Pù Hoạt, kiểm tra giám sát việc di dân tự do, tách hộ, việc
sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, đồng thời xử lý các vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp theo thẩm quyền, chú trọng việc
hoà giải các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn;
3.3.4.9. Đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng
Hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng cần được chú trọng thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế phù hợp
với lợi ích quốc gia và thông lệ quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác song phương với
các huyện có chung đường biên giới nhằm tăng cường trao đổi thông tin, bảo
đảm công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản hiệu quả, chặt
chẽ. Hàng năm luân phiên tổ chức hội nghị giao ban phối hợp bảo vệ rừng giữa
các huyện của nước bạn Lào và huyện Quế Phong; ký biên bản ghi nhớ về việc
trao đổi kinh nghiệm trong công tác điều tra, kiểm soát rừng khu vực giáp ranh
128
giữa huyện Quế Phong và Huyện Quỳ Châu, huyện Tương Dương, giữa huyện
Quế Phong và huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa.
Tăng cường quảng bá, giới thiệu và tìm kiếm tài trợ từ các tổ chức quốc
tế. Tạo điều kiện môi trường tốt cho các tổ chức quốc tế tham gia vào hoạt
động điều tra, nghiên cứu trong khu bảo tồn, tạo điều kiện cho cán bộ của Ban
quản lý Khu BTTN tham gia các lớp tập huấn, hội thảo quốc tế; Tranh thủ tối
đa và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ nước ngoài (vốn ODA, vay ưu đãi
và hỗ trợ quốc tế...) cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng như: Ngân
hàng thế giới (World bank); Dự án Redd+, Quỹ môi trường toàn cầu (GEF).
129
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1. Hệ thực vật Khu BTTN Pù Hoạt đã xác định được 2.425 loài và dưới
loài thuộc 885 chi, 208 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch là Khuyết lá
thông (Psilotophyta), Thông đất (Lycopodiophyta), Có tháp bút (Equisetophyta),
Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta).
2. Mô tả 3 loài mới cho khoa học dự kiến đặt tên là: Trà hoa vàng nghệ
an (Camellia ngheanensis Do N.D., Luong V.D., Ly N.S., Le T.H. & Nguyen
D.H.), Trà hoa vàng pù hoạt (Camellia puhoatensis Luong V.D., Ly N.S., Le
T.H., Nguyen D.H. & Do N.D.) thuộc họ Chè (Theaceae) và Xuyến thư pù hoạt
(Loxotigma puhoatensis Ly N.S., Le T.H., Nguyen D.H. & Do N.D.).
Bổ sung 4 loài cho hệ thực vật Việt Nam là: Gừng quả trần (Zingiber
nudicarpum D. Feng), Gừng nhọn đầu mới (Zingiber neotruncatum T.L. Wu,
K. Larsen & Turland), Sa nhân nhẵn (Amomum glabrum S.Q. Tong); Huyết
rồng pù hoạt (Spatholobus pulcher Dunn.).
3. Các họ đa dạng nhất là Euphorbiaceae, Lauraceae, Rubiaceae,
Annonaceae, Fabaceae, Poaceae, Zingiberaceae, Moraceae, Araceae, Rutaceae.
4. Các chi đa dạng nhất là Ficus, Litsea, Cinnamomum, Asplenium,
Selaginella, Bauhinia, Smilax, Syzygium, Fissistigma và Lasianthus.
5. Về giá trị sử dụng: nhóm cây làm thuốc với 1.103 loài; nhóm cây cho
gỗ 348 loài; nhóm cây ăn được 263 loài; nhóm cây làm cảnh 205 loài; nhóm
cây cho tinh dầu 197 loài; nhóm cây làm thức ăn gia súc 38 loài; cây cho
tanin với 30 loài; cây cho dầu béo với 29 loài; cây cho sợi 22 loài; cây làm
gia vị với 21 loài; các nhóm còn lại chiếm từ 0,21%-0,54%.
6. Đã lập phổ dạng sống của hệ thực vật Khu BTTN Pù Hoạt như sau:
SB = 73,44% Ph + 14,80% Ch + 2,10% Hm + 3,51% Cr + 6,14% Th.
7. Hệ thực vật Khu BTTN Pù Hoạt có 8 yếu tố địa lý chính, trong đó
yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm 52,82%, yếu tố đặc hữu chiếm 29,24%, yếu tố
cổ nhiệt đới chiếm 6,60%, yếu tố ôn đới chiếm 4,74%, yếu tố liên nhiệt đới
130
chiếm 2,89%, yếu tố cây trồng chiếm 2,80%, yếu tố toàn cầu chiếm 0,25% và
yếu tố chưa xác định chiếm 0,66%.
8. Đã xác định được 129 loài và dưới loài có nguy cơ bị tuyệt chủng
được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) có 112 loài, Danh mục của Nghị
định 06/2019/NĐ-CP với 25 loài và IUCN (2017) với 15 loài. Lập bản đồ
phân bố của các loài nguy cấp ở Khu BTTN Pù Hoạt.
9. Thảm thực vật Khu BTTN Pù Hoạt được mô tả gồm 6 kiểu thảm là
Kiểu rừng kín thường xanh, mưa nhiệt đới (<700 m); Kiểu rừng kín lá cứng
hơi ẩm nhiệt đới (<700 m); Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới
(<700 m); Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh, mưa á nhiệt đới núi thấp (700-
1.800 m); Kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng, và lá kim, ẩm, á nhiệt đới núi
thấp; Kiểu quần hệ lạnh vùng cao (đỉnh núi >1.800 m). Thành lập bản đồ
thảm thực vật Khu BTTN Pù Hoạt tỷ lệ 1/100.000 gồm 15 đơn vị, trong đó có
2 đơn vị kiểu rừng kín, 3 đơn vị rừng thứ sinh, 5 đơn vị trảng cỏ - trảng cây
bụi thứ sinh, 5 đơn vị thảm nhân tác.
10. Đánh giá được các nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên thực vật
và đề xuất được các giải pháp nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật tại
Khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An.
2. Kiến nghị
1. Cần phải xây dựng hệ thống ô định vị để nghiên cứu, giám sát các
quy luật của hệ sinh thái rừng và sự biến đổi đa dạng sinh học ở Khu BTTN
Pù Hoạt.
2. Đầu tư xây dựng một số mô hình kinh tế hộ gia đình nhằm phát
triển kinh tế hộ gia đình tại các địa phương trong vùng lõi và vùng đệm khu
BTTN nhằm giảm thiểu áp lực sự tác động của cộng đồng lên tính đa dạng hệ
thực vật Pù Hoạt.
3. Cần đánh giá hiện trạng 2 loài trà hoa vàng mới được phát hiện ở
khu BTTN Pù Hoạt. Đây là 2 loài có giá trị kinh tế cao và giá trị dược liệu,
hiện người dân ở các xã: Tiền Phong, Đồng Văn, Nậm Nhoóng đang khai thác
nhiều để bán cho thương lái.
131
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
+ Đã xây dựng danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch hoàn chỉnh ở
Khu BTTN Pù Hoạt với 2.425 loài và dưới loài, 885 chi thuộc 208 họ của 6
ngành thực vật bậc cao có mạch Khuyết lá thông (Psilotophyta), Thông đất
(Lycopodiophyta), Có tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta),
Thông (Pinophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta).
+ Đã mô tả 3 loài mới cho khoa học dự kiến đặt tên là: Trà hoa vàng
nghệ an (Camellia ngheanensis Do N.D., Luong V.D., Ly N.S., Le T.H. &
Nguyen D.H.), Trà hoa vàng pù hoạt (Camellia puhoatensis Luong V.D., Ly
N.S., Le T.H., Nguyen D.H. & Do N.D.) thuộc họ Chè (Theaceae) và Xuyến
thư pù hoạt (Loxotigma puhoatensis Ly N.S., Le T.H., Nguyen D.H. & Do
N.D.) thuộc họ Tai voi (Gesneriaceae).
+ Đã bổ sung 4 loài cho hệ thực vật Việt Nam là Gừng quả trần
(Zingiber nudicarpum D. Feng), Gừng nhọn đầu mới (Zingiber neotruncatum
T.L. Wu, K. Larsen & Turland), Sa nhân lá nhắn (Amomum glabrum S.Q.
Tong), Huyết rồng pù hoạt (Spatholobus pulcher Dunn.).
+ Đã mô tả, đánh giá các kiểu thảm thực vật và lập lập bản đồ phân bố
của các kiểu thảm thực vật hiện có ở Khu BTTN Pù Hoạt.
+ Đã đưa ra được các nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên thực vật và
đề xuất được 2 nhóm giải pháp nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật tại
Khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An.
132
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Ly Ngoc Sam, Dang Van Son, Do Dang Giap, Truong Ba Vuong, Do Ngoc
Dai, Nguyen D. Hung (2017), Zingiber nudicarpum D. Fang (Zingiberaceae)
a new record for Vietnam, Bioscience Discovery, 8(1): 01-05.
2. Nguyễn Danh Hùng, Đặng Văn Sáu, Lê Thị Hương (2018), Nghiên cứu
tính đa dạng họ Gừng ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An,
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 18, 109-114.
3. Nguyễn Danh Hùng, Trần Minh Hợi, Nguyễn Thị Hoài Thương, Đỗ
Ngọc Đài (2019), Đa dạng lớp Một lá mầm ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên
Pù Hoạt, Nghệ An, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Quốc gia
Hà Nội, 35(1): 81-89.
4. Nguyễn Danh Hùng, Trần Minh Hợi, Hoàng Đệ Huynh, Đỗ Ngọc Đài
(2019), Đa dạng các loài thực vật bậc cao có mạch sinh sản bằng bào tử ở
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ An, Tạp chí Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, Số 7, 92-98.
5. Nguyễn Danh Hùng, Nguyễn Thị Hoài Thương, Lê Thị Hương, Trần
Minh Hợi, Nguyễn Thành Chung, Đỗ Ngọc Đài (2019), Đa dạng các loài
thực vật nguy cấp, quý hiếm ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ
An, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Số 2: 3-13.
6. Nguyễn Danh Hùng, Trần Thế Bách, Bùi Hồng Quang, Sangmi Eum,
Phạm Hồng Ban, Lê Thị Hương (2019), Bổ sung loài huyết rồng vân nam
(Spatholobuspulcher Dunn.) cho hệ thực vật Việt Nam, Tạp Khoa học
Đại học Vinh, 43(1A): 40-44.
7. Nguyễn Danh Hùng, Trần Minh Hợi, Vương Duy Hưng, Vũ Thị Hà, Đỗ
Ngọc Đài (2019), Đa dạng thảm thực vật ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù
Hoạt, tỉnh Nghệ An, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số
21, 85-93.
133
8. Nguyễn Danh Hùng, Nguyễn Thành Chung, Lý Ngọc Sâm, Lê Thị
Hương (2019), Amomum glabrum S.Q.Tong (Zingiberaceae) loài bổ sung
cho hệ thực vật Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội,
35(4): (Nhận đăng).
9. Nguyễn Danh Hùng, Trần Minh Hợi, Lý Ngọc Sâm, Lê Thị Hương
(2019), Zingiber neotruncatum loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam,
Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia, Hà Nội, 35(4): (Nhận đăng).
10. Do Ngoc Dai, Luong Van Dung, Nguyen Danh Hùng, Le Thi Huong,
Nguyen Thanh Nhan, Ly Ngoc Sam (2019), Camellia ngheanensis (Sect.
Chrysantha: Theaceae), a new species from north Central Vietnam,
Phytotaxa, (Accepted) (SCIE, Q2).
11. Nguyen Danh Hung, Luong Van Dung, Le Thi Huong, Do Ngoc Dai, Ly
Ngoc Sam (2019), Camellia puhoatensis (Theaceae), a new yellow
Camellia from northern central region Vietnam, PhytoKeys, (SCE, Q2)
(Submit).
12. Ly Ngoc Sam, Nguyen Danh Hung, Le Thi Huong, Tran Minh Hoi, Do
Ngoc Dai, Truong Ba Vuong, Stephen Maciejewski (2019), A new
Loxostigma puhoatensis (Gesneriaceae) for flora in Vietnam, PhytoKeys,
(Submitt) (SCIE, Q2).
134
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) và cộng sự, Danh lục các loài thực vật Việt
Nam, Tập II-III, Nxb Nông nghiệp, 2003, 2005, Hà Nội.
2. Lê Thị Hương, Đỗ Ngọc Đài, Đa dạng thực vật và bảo tồn ở Khu Bảo
tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ An, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,
50(3E) 2012, 1347-1352
3. Viện Điều tra Quy hoạch Rừng Bắc Trung Bộ, Điều tra đa dạng sinh học
Pù Hoạt làm cơ sở Thành lập Khu Bảo tồn Thiên nhiên, 2013, Vinh.
4. Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An, Nghiên cứu đa dạng sinh học Khu
Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ An đề xuất biện pháp bảo vệ, 2017,
Vinh.
5. Jeffrey A. M., Kenton R. M., Walter V. R., Russell A. M., Timothy B.
W., The importance of biological diversity, Gland, Switzerland, and
1990, Washington, D.C.
6. WRI/UNEP/UNDP, World Resources, Oxford University Press, 1994-95,
New York.
7. Wri, Wcu, WB, WWF, Conserving the World's Biological Diversity,
1991
8. IUCN/UNEP, WWF, Caring for the Earth, 1991,
9. Richard B. P., Cơ sở Sinh học Bảo tồn, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1999,
Hà Nội.
10. Heywood V.H., Watson R.T., Global biodiversity Assessment,
Cambridge; New York, NY, USA: 1995, Cambridge University Press.
11. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, Phân loại học thực vật, Nxb Đại học và
Trung học Chuyên nghiệp, 1978, Hà Nội.
12. Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Thị Sy, Hệ thống học thực vật, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2004, Hà Nội.
13. C. Linnaeus, Species Plantarum. ed 1.1, 1753, London.
14. Cronquist A., An integrated system of classification of flowering plants.
New York: 1981, Columbia University Press.
135
15. Hutchinson J., Những họ thực vật có hoa, Tập I-II, Nguyễn Thạch Bích
và nnk dịch, Nxb Khoa học và kỹ thuật, 1975, Hà Nội
16. Takhtajan A., Diversity and classification of flowering plants, Columbia
University Press, 1987, New York
17. Takhtajan, Armen Leonovich, Flowering Plants, New York, 2009,
Springer.
18. Brummitt R. K., Vascular Plant families and genera, Royal Botanic
Gardens, 1992, Kew.
19. Heywood V. H., Flowering plants of the world, Oxford University Press,
2007, New York.
20. An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders
and families of flowering plants: APG IV The Angiosperm Phylogeny
Group, Botanical Journal of the Linnean Society, 2016, 181, 1-20
21. Hooker J. H., The Flora of British India, Vol. 1-7, 1872-1897, London.
22. Steenis van C. G. G. J. (editor), Flora Malaisiana, Vol. 1-23, The
Netherlands, 1948-1972.
23. Tem Smitinand K. Larsen (editor), Flora of Thailand, Vol. 1-11, Asrct
Press, Bangkok, 1970-2012, Thailand.
24. Anonymous, Flora Hainanica, Vol. 1-9, Hainan Science Press, 1971-
1980.
25. Institutum Botanicum Kunmingenes, Academinae Sincae edita, Flora
Yunnanica, Vol. 1-7, Yunnan science Technology Press, 1977-1997,
Kunming.
26. Anonymous, Flora Reipublicae Popularis sinicae, Vol. 1-70. Science
Publishing House, 1968-2000, Beijing.
27. Wu Z. Y., P. H. Raven & D. Y. Hong (editor) et al., Flora of China,
Volume 1-25. Missouri Botanical Garden Press, 1994-2013, USA.
28. Hongkong herbarium and South China Botanical Garden, Flora of
Hongkong, Vol. 1-3, Garden Road, Central, Hongkong, 2007-2009, China.
136
29. Auctors, Flora of Taiwan, Volume 1-6. Second Editions, Roc Taipei,
1993-2000, Taiwan.
30. A. F.W. Schimper, Plant geography upon a physiological basis, Oxford,
1903, Clarendon Press.
31. Champion H. G, A Premliminary survey of the forest types of India and
Burma, Indian Forestry Records 1: 286, 1936, New Delhi.
32. A. Aubréville, La FAO et les problèmes forestiers tropicaux. Bois et
Forêts des Tropiques, 11, 1949, 249-250.
33. Schimithusen, Đại cương Thảm thực vật, Nxb Khoa học và Kỹ thuật,
1959, Hà Nội.
34. UNESCO, International Classification and Mapping of vegetation,
Paris, 1973, France.
35. Bear J.S., Climax vegetation in tropical America, Ecology, 25(2) 1944,
127-158.
36. Forber F.R., On the possibility of a rational general classification of
humid tropical vegetation, Proc. of Sys. on humid vegetation, Tjawi,
1958, 34-59.
37. Loureiro J., Flora Cochinchinensis, ed 2.1, 1793, Berolini.
38. Pierre J. B. L., Flore forestière de la Cochinchine, I-II, 1880, Paris.
39. Lecomte H. et Humbert, Flore générale de l'Indo-chine., I-VII, et
suppléments, Masson et Cie, Editeurs, 1907-1952, Paris.
40. Thái Văn Trừng, Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ
thuật, 1978, Hà Nội.
41. Thái Văn Trừng, Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb Khoa
học và Kỹ thuật Việt Nam, 1999, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
42. Aubréville A., M. L. Tardieu-Blot, J. E. Vidal et Ph. Morat, Reds, Flore
du Cambodge, du Laos et du Vietnam, fasc. 1-29, 1960-1996, Paris.
43. Lê Khả Kế (chủ biên), Võ Văn Chi, Vũ Văn Chuyên, Phan Nguyên
Hồng, Trần Hợp, Đỗ Tất Lợi, Thái Văn Trừng, Cây cỏ thường thấy ở
Việt Nam, tập 1-6, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1969-1976, Hà Nội.
137
44. Lê Trần Chấn (chủ biên), Trần Tý, Nguyễn Hữu Tứ, Huỳnh Nhung, Đào
Thị Phượng, Trần Thúy Vân, Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật
Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, 1999, Hà Nội.
45. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, Quyển I-III, Montréal, 1991-1993,
Canada.
46. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, Quyển I-III, Nxb Trẻ, 1999-2000,
Thành phố Hồ Chí Minh.
47. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học Quốc gia Hà
Nội, Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập I, Nxb Nông nghiệp,
2001, Hà Nội.
48. Averyanov L., Identification on Orchidaceae of Vietnam, 1994, Saint
Peterburg.
49. Averyanov L.V., A.L. Averyanova, Lan Việt Nam-Updated checklist of
the orchids of Vietnam, Nxb Đai học Quốc gia, Hà Nội, 2003.
50. Nguyễn Tiến Bân, Thực vật chí Việt Nam - Họ Na (Annonaceae), Tập 1,
Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2000, Hà Nội.
51. Vũ Xuân Phương, Thực vật chí Việt Nam-Họ Hoa môi (Lamiaceae), Tập
2, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2000, Hà Nội.
52. Vũ Xuân Phương, Thực vật chí Việt Nam-Họ Cỏ roi ngựa
(Verbenaceae), Tập 6, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2007, Hà Nội.
53. Nguyễn Khắc Khôi, Thực vật chí Việt Nam-Họ Cói (Cyperaceae), Tập 3,
Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2002, Hà Nội.
54. Trần Thị Kim Liên, Thực vật chí Việt Nam-Họ Đơn nem (Myrsinaceae),
Tập 4, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2002, Hà Nội.
55. Trần Đình Lý, Thực vật chí Việt Nam-Họ Trúc đào (Apocynaceae), Tập
5, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2007, Hà Nội.
56. Lê Kim Biên, Thực vật chí Việt Nam-Họ Cúc (Asteraceae), Tập 7, Nxb
Khoa học và Kỹ thuật, 2007, Hà Nội.
138
57. Dương Đức Huyến, Thực vật chí Việt Nam-Họ Lan (Orchidaceae)-chi
Hoàng thảo (Dendrobium) Tập 9, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2007, Hà
Nội.
58. Nguyễn Thị Đỏ, Thực vật chí Việt Nam-Họ Rau răm (Polygonaceae),
Tập 11, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2007, Hà Nội.
59. Nguyễn Thị Đỏ, Thực vật chí Việt Nam-Bộ Hoa loa kèn (Liliales), Tập 8,
Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2007, Hà Nội.
60. Nguyen Nghia Thin, Taxomony of the Euphorbiaceae in Vietnam,
University National, 2006, Hanoi.
61. Nguyễn Kim Đào, Thực vật chí Việt Nam, Họ Long não – Lauraceae Juss.,
Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2017, Hà Nội.
62. Nguyễn Quốc Bình, Thực vật chí Việt Nam, Họ Gừng – Zingiberaceae,
Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2017, Hà Nội.
63. Vũ Xuân Phương, Thực vật chí Việt Nam, Tai voi – Gesneriaceae, Nxb
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2017, Hà Nội.
64. Nguyễn Hữu Hiến, Thực vật chí Việt Nam, Họ Chè – Theaceae, Nxb Khoa
học Tự nhiên và Công nghệ, 2017, Hà Nội.
65. Trần Thế Bách, Thực vật chí Việt Nam, Họ Thiên lý – Aspleniaceae, Nxb
Khoa học v Tự nhiên à Công nghệ, 2017, Hà Nội.
66. Hà Minh Tâm, Thực vật chí Việt Nam, Họ Bồ hòn – Sapindaceae, Nxb
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2017, Hà Nội.
67. Nguyễn Thị Phương Anh, Thực vật chí Việt Nam, Họ Cau – Arecaceae,
Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2017, Hà Nội.
68. Đỗ Thị Xuyến, Thực vật chí Việt Nam, Họ Bông – Malvaceae, Nxb Khoa
học Tự nhiên và Công nghệ, 2017, Hà Nội.
69. Vũ Văn Hợp, Vũ Xuân Phương, Thực vật chí Việt Nam, Họ Cà –
Solanaceae, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2017, Hà Nội.
70. Nguyễn Văn Dư, Thực vật chí Việt Nam, Họ Ráy – Araceae, Nxb Khoa
học Tự nhiên và Công nghệ, 2017, Hà Nội.
139
71. Viện Điều tra quy hoạch rừng, Cây gỗ rừng Việt Nam, tập 1 - 7, Nxb
Nông nghiệp, 1971 – 1989, Hà Nội.
72. Vu Van Dung (Editor) et al., Vietnam Forest Trees, Agriculture
Publishing House, 1996, Hanoi.
73. Trần Đình Lý và cs, 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Nxb Thế giới,
1993, Hà Nội.
74. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, 1997, Hà Nội.
75. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1-2, Nxb Y học, 2012, Hà
Nội.
76. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng
Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiến, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai,
Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn, Cây thuốc và
Động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập I-II, Nxb Khoa học và Kỹ thuật,
2004, Hà Nội.
77. Trần Hợp, Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, 2002, Hà Nội.
78. Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ, Tính da dạng
thực vật ở Cúc Phương, Nxb Nông nghiệp, 1996, Hà Nội.
79. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn, Đa dạng thực vật VQG Pù
Mát, Nxb Nông nghiệp, 2004, Hà Nội.
80. Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô, Đa dạng sinh học hệ nấm và thực vật
VQG Bạch Mã, Nxb Nông nghiệp, 2003, Hà Nội,\.
81. Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Quyết Chiến, Đa dạng thực vật khu Bảo tồn
Thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, Nxb Nông nghiệp, 2006, Hà Nội.
82. Nguyễn Nghĩa Thìn (chủ biên), Đăng Huy Huỳnh, Lê Vũ Khôi, Trương
Văn Lã, Đặng Thị Đáp, Trần Minh Hợi, Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Quốc
Trị, Vũ Anh Tài, Nguyễn Thị Kim Thanh, Trương Ngọc Kiểm và
Nguyễn Anh Đức, Đa dạng sinh học VQG Hoàng Liên, Nxb Nông
nghiệp, 2008, Hà Nội.
140
83. Trần Minh Hợi, Nguyễn Xuân Đặng (chủ biên), Vũ Xuân Phương, Lê
Xuân Huệ, Đỗ Hữu Thư, Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen sinh
vật tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ, Nxb Giáo dục, 2008, Hà Nội.
84. Đậu Bá Thìn, Đỗ Ngọc Đài, Phạm Hồng Ban, Đa dạng hệ thực vật Khu
Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa, Nxb Nông nghiệp, 2016, Hà
Nội.
85. Nguyễn Nghĩa Thìn, Trần Quang Ngọc, Bước đầu nghiên cứu tính đa
dạng của hệ thực vật vùng núi đá vôi Hòa Bình, Tạp chí Lâm nghiệp, 3,
1997, 17-20.
86. Trần Quang Ngọc, Đa dạng sinh học khu BTTN Kon Ka Kinh, tỉnh Gia
Lai, Tạp chí Lâm nghiệp, 9, 1999, 22-25, 27.
87. Nguyễn Nghĩa Thìn, Phạm Phú Long, Trần Văn Mùi, Tính đa dạng về
phân loại hệ thực vật VQG Nam Cát Tiên, Tạp chí Lâm nghiệp, 7, 2000,
16-19.
88. Nguyễn Nghĩa Thìn, Vũ Anh Tài, Đa dạng về phân loại thực vật ở khu
BTTN Cát Lộc, phân khu phía Bắc VQG Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng”, Tạp
chí Di truyền học và Ứng dụng, 3, 2004, 1-4.
89. Hồ Mạnh Tường, Lê Văn Chẩm, Đỗ Tước, Hoàng Văn Tuệ, Nguyễn Cử,
Kết quả nghiên cứu bước đầu về đa dạng sinh học tại VQG Chư Mon
Ray, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 23, 2006, 79-81.
90. Đỗ Ngọc Đài, Phạm Hồng Ban, Lê Thị Hương, Đánh giá tính đa dạng hệ
thực vật bậc cao có mạch trên núi đá vôi VQG Bến En, Thanh Hóa, Tạp chí
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 19, 2007, 106-111.
91. Đỗ Ngọc Đài, Lê Thị Hương, Nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật bậc
cao có mạch ở VQG Bạch Mã, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, 9, 2008, 96-99.
92. Lý Ngọc Sâm, Tính đa dạng, giá trị bảo tồn và nguồn tài nguyên thực vật
ở VQG Núi Chúa, Ninh Thuận, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài
nguyên Sinh vật, Hội nghị khoa học Toàn quốc lần thứ 3, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội, 2009, 1041-1048.
141
93. Nguyễn Đức Linh, Phạm Hồng Ban, Đỗ Ngọc Đài, Đa dạng thực vật núi
đá vôi và bảo tồn chúng ở vùng Đông Bắc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ
An, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 1, 2010, 81-85.
94. Đỗ Ngọc Đài, Lê Thị Hương, Đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu
BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Công nghệ Sinh học, 8(3A),
2010, 929-935.
95. Bùi Thu Hà, Trần Thế Bách, Đa dạng thực vật Hạt kín có ích tại khu
BTTN Vân Long, tỉnh Ninh Bình, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài
nguyên Sinh vật, Hội nghị khoa học Toàn quốc lần thứ 4, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội, 2011, 1103-1106.
96. Đỗ Văn Trường, Lê Văn Phúc, Đa dạng thực vật và giá trị bảo tồn ở khu
BTTN Tà Sùa, tỉnh Sơn La, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài
nguyên Sinh vật, Hội nghị khoa học Toàn quốc lần thứ 4, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội, 2011, 1004-1009.
97. Hoàng Văn Sâm, Nguyễn Hữu Cường, Nghiên cứu tính đa dạng thực vật
tại khu BTTN Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và
Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị khoa học Toàn quốc lần thứ 4, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội, 2011, 860-864.
98. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Ma Thị Ngọc Mai, Lê Đồng Tấn, Đánh giá tính
đa dạng thực vật và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc
Kạn, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị
khoa học Toàn quốc lần thứ 4, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2011, 574-
579.
99. Nguyễn Thị Yến, Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh
thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ làm cơ sở cho công
tác quy hoạch và bảo tồn, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Đại học Thái
nguyên, 2014, Thái Nguyên.
100. Trần Minh Tuấn, Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở
VQG Ba Vì, Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam, 2014, Hà Nội.
142
101. Lê Thị Hương, Lý Ngọc Sâm, Đỗ Ngọc Đài, Nghiên cứu tính đa dạng hệ
thực vật bậc cao có mạch ở Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh, Tạp chí
Công nghệ Sinh học, 13(4A) 2015, 1347-1352.
102. Chu Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Thị Thanh Hương, Đa dạng thành phần
loài thực vật bậc cao có mạch tại khu BTTN Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn,
Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị khoa
học Toàn quốc lần thứ 6, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2015,
Hà Nội.
103. Phan Thị Hà, Trần Thị Phương Anh, Đánh giá tính đa dạng của hệ thực
vật tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định, Báo cáo Khoa học về
Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị khoa học Toàn quốc lần thứ
6, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2015, Hà Nội.
104. Ma Thị Ngọc Mai, Nguyễn Thị Ngần, Nghiên cứu tính đa dạng thực vật
bậc cao có mạch tại khu BTTN Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái,
Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị khoa
học Toàn quốc lần thứ 6, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2015,
Hà Nội.
105. Đặng Văn Sơn, Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Lê Tuyết Dung, Đa
dạng thành phần loài và thảm thực vật ở tỉnh Bạc Liêu, Tạp chí Khoa
học Lâm nghiệp, 2016, 4441-4449.
106. Đặng Quốc Vũ, Nghiên cứu đa dạng thực vật làm cơ sở cho công tác bảo
tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân liên tỉnh Thanh Hóa, Luận án Tiến sĩ
Sinh học, 2016, Hà Nội.
107. Phan Thanh Lâm, Nghiên cứu tính đa dạng thực vật và cấu trúc rừng tại
rừng quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh, Viện Hàn Lâm Khoa học Lâm
Nghiệp Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Lâm học, 2017, Hà Nội.
108. Đinh Thị Hoa, Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại khu bảo tồn thiên
nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La, Luận án Tiến sĩ, Đại học Lâm Nghiệp,
2017, Hà Nội.
143
109. Nguyễn Chí Hiểu, Nguyễn Ngọc Nông, Đỗ Thị Lan, Dương Minh Ngọc,
Hiện trạng tính đa dạng thực vật tại tỉnh Bắc Kạn, Báo cáo Khoa học về
Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị khoa học Toàn quốc lần thứ
7, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2017, Hà Nội.
110. Chevalier A., Premier inventaire des bois et autres produits forestiers du
Tonkin, 1918.
111. Maurand P., L’ indochine Forestiere, BEI, 1943, Hanoi.
112. Trần Ngũ Phương, Nghiên cứu thảm thực vật rừng ở miền bắc Việt Nam,
Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1970, Hà Nội.
113. Phan Kế Lộc, Thử vận dụng bản phân loại của UNESCO để xây dựng
khung phân loại thảm thực vật Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, 4(7), 1985,
1-5.
114. Schmid M. Végétation du Vietnam-Le massif-Sud Annamitique et les
régions limitrophes, Orstom, 1974, Paris.
115. Vũ Tự Lập, Cảnh quan địa lý Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật,
1976, Hà Nội.
116. Trần Văn Thụy, Nguyễn Phúc Nguyên, Một số dẫn liệu về Thảm thực
vật VQG Ba Vì”, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự
sống, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2005, Hà Nội, 1085-1089.
117. Ngô Tiến Dũng, Hồ Văn Cử, Nguyễn Nghĩa Thìn, Vũ Anh Tài, Thảm thực
vật VQG Yok Đôn-một hệ sinh thái đặc biệt ở Tây Nguyên, Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, 16, 2006, 61-64.
118. Nguyễn Hữu Tứ, Thảm thực vật tỉnh Quảng Trị, Nxb Khoa học tự nhiên
và Công nghệ, 2007, Hà Nội.
119. Nguyễn Trọng Bình, Nguyễn Toàn Thắng, Đặc điểm thảm thực vật khu
BTTN Hoàng Liên-Văn Bàn, Lào Cai, Tạp chí Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, 3, 2008, 62-66.
120. Vũ Anh Tài, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Quốc Trị, Đa dạng thảm thực
vật đai cao trên 1800m ở VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai, Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, 3+4, 2007, 108-111.
144
121. Vũ Anh Tài, Nguyễn Quốc Trị, Nghiên cứu sự phân bố theo độ cao các
loài thực vật đặc hữu của VQG Hoàng Liên phục vụ mục đích bảo tồn,
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 11, 2008, 76-82.
122. Vũ Anh Tài, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Nghĩa Thìn, Thảm thực vật tự
nhiên VQG Hoàng Liên theo khung phân loại của UNESCO, Tạp chí
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 6, 2008, 87-91.
123. Vũ Anh Tài, Nguyễn Anh Đức, Lê Khắc Quyết, Kết quả nghiên cứu cấu
trúc và diễn thế thảm thực vật ở khu rừng Khau Ca, tỉnh Hà Giang, Báo
cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học
toàn quốc lần thứ ba, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2009, 1587-1593.
124. Lý Ngọc Sâm, Trương Quang Tâm, Đặc điểm sinh thái thảm thực vật núi
đá vôi Kiên Giang, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ ba, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,
2009, 1550-1556.
125. Đinh Thị Phượng, Lê Ngọc Công, Trần Đình Lý, Nghiên cứu đặc điểm
của thảm thực vật rừng thứ sinh ở Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 11, 2009, 86-90.
126. Nguyễn Thế Dũng, Một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên tại VQG
Xuân Sơn-Phú Thọ, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh
vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ tư, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,
2011, 1464-1468.
127. Đỗ Hữu Thư, Đỗ Thị Hà, Hiện trạng thảm thực vật và đặc điểm của một
số quần thể thực vật chính ở tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo khoa học về
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ
tư, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2011, 1845-1848.
128. Pócs T., Analyse aire – géographique et écologique de la flore du Viet
Nam Nord, Acta Acad, Aqrieus, Hungari, 3, 1965, 395-495.
129. Nguyễn Nghĩa Thìn, Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2007, Hà Nội.
145
130. Đỗ Ngọc Đài, Đánh giá tính đa dạng yếu tố địa lý và phổ dạng sống của
hệ thực vật bậc cao có mạch trên núi đá vôi Vườn quốc gia Bến En-
Thanh Hoá, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 55, 2009, 57-62.
131. Raunkiær C., The Life Forms of Plants and Statistical Plant Geography,
Introduction by A.G. Tansley, Oxford University Press, Oxford, 1934.
132. Richard P.R., Rừng mưa nhiệt đới, Vương Tấn Nhị Dịch, Nxb Khoa học
và Kỹ thuật, 1978, Hà Nội
133. Hoàng Danh Trung, Phạm Hồng Ban, Đỗ Ngọc Đài, Đa dạng thực vật
bậc cao có mạch ở vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ
An, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 16, 2010, 90-94.
134. Xin Hong, Zhen-Long Li, Stephen Maciejewski, Fang Wen, and Truong
Van Do, Didymocarpus puhoatensis (Gesneriaceae), a new species from
Vietnam, PhytoKeys, 94, 2018, 87–93.
135. Klein R.M., Klein D.T., Phương pháp nghiên cứu thực vật, (2 tập). Nxb
Khoa học và kỹ thuật, 1975, Hà Nội.
136. (The Plant List).
137. (The International Plant Names Index).
138. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ
thuật, 1999, Hà Nội.
139. Võ Văn Chi, Trần Hợp, Cây cỏ có ích ở Việt Nam, Tạp I-II, Nxb Giáo
dục, 1999-2000, Hà Nội.
140. Triệu Văn Hùng, Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Nxb Bản đồ, 2007, Hà Nội.
141. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
Sách đỏ Việt Nam, Phần II-Thực vật, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ, 2007, Hà Nội.
142. The IUCN species survival Commission, Red List of Threatened species
TM 2017 International Union for the Conservation of Nature and Nature
Resources, (www.iucnredlist.org), 2017.
143. Chính phủ Việt Nam, Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019, về quản
lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về
146
buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, 2019, Hà
Nội.
144. C. Mitsuyuki, S. Tagane, N. V. Ngoc, H. T. Binh, S. Suddee, S.
Rueangruea, H. Toyama, K. Mase, C. J. Yang, A. Naiki, T. Yahara, Two
New Species of Neolitsea (Lauraceae), N. kraduengensis from Thailand
and N. vuquangensis from Vietnam and an Analysis of their
Phylogenetic Positions using ITS sequences, Acta Phytotaxonomica et
Geobotanica, 69(3) 2018, 161-173.
145. Quang B. H., Choudhary R. K., Chinh V. T., Cuong N. T., Xuyen D. T., Hai
D. V. Duy, Tien T. V., Goniothalamus banii sp. nov. (Annonaceace) from
Thanh Hoa, Vietnam, Nordic Journal of Botany, 34(6), 2016, 690–693.
146. Leong-Škornicková J., Nguyen Q. B., Trân H. Đ., Šída O., Ry bková R.
& Trương B. V., Nine new Zingiber species (Zingiberaceae) from
Vietnam, Phytotaxa 219(3) 2015, 201–220.
147. Nguyễn Viết Hùng, Lê Thị Hương, Đỗ Ngọc Đài, Lý Ngọc Sâm,
Nguyễn Trung Thành, Bổ sung loài Gừng sáng bóng (Zingiber nitens M.
F. Newman) (Zingiberaceae) cho hệ thực vật Việt Nam, Tạp chí Khoa
học Đại học Quốc gia Hà Nội, 33(2) 2017, 46-50.
148. Lê Thị Hương, Trần Thế Bách, Nguyễn Quốc Bình, Lý Ngọc Sâm, Bổ
sung loài Riềng nhiều hoa (Alpinia polyantha D. Fang) cho hệ thực vật Việt
Nam, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 31(4S), 2015, 35-38.
149. Xing-Er Ye, Jana Leong-Škorničková, Nian-He Xia, Taxonomic studies
on Amomum (Zingiberaceae) in China I: Amomum velutinum, a new
species from Yunnan previously misidentified as A. repoeense and A.
subcapitatum, Nordic Journal of Botany, 36(5), 2018, njb.01661.
150. Le Thi Huong, Trinh Thi Huong, Do Ngoc Dai, Nguyen Viet Hung, Ly
Ngoc Sam, Zingiber vuquangense (Sect. Cryptanthium: Zingiberaceae),
a new species from North Central coast region in Vietnam, Phytotaxa,
338(4) (2009) 295-300.
147
151. Jana Leong- Skornickova, Tran Huu Dang, Nguyen Quoc Binh, Kristyna
Hlavata, Luu Hong Truong, Nguyen Quoc Dat, Nguyen Thanh Trung,
Mark Newman, The identity of Amomum trilobum and Amomum
unifolium (Zingiberaceae: Alpinioideae), and description of four new
related species from Vietnam, Phytotaxa, 401 (2019) 149-165.
152. Nguyễn Thanh Nhàn, Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch
tại Vườn Quốc gia Pù Mát, nguyên nhân suy giảm và các giải pháp bảo
tồn bền vững, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Đại học Vinh, 2017, Vinh.
153. Nguyễn Nghĩa Thìn, Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông
nghiệp, 1997, Hà Nội.
154. Hoang Van Sam, Pieter Baas, Paul A. J. Kessler, Plant Biodiversity in Ben
En National Park, Vietnam”, Agriculture Publishing House, 2008, Hanoi.
155. Chang H. T., A taxonomy of the genus Camellia. Acta Scientiarum
Naturalium Universitatis Sunyatseni, Monogr. Ser. 1, 1981, 1-180.
156. Sealy J. R., A revision of the genus Camellia. Royal Horticultural
Society, 1958, London.
157. Triboun P., Larsen K. & Chantaranothai P., A key to the genus Zingiber
(Zingiberaceae) in Thailand with descriptions of 10 new taxa, Thai J.
Bot., 6 (2014) 53–77.
158. Sabu M., P.E. Sreejith, Alfred Joe and A.K. Pradeep, Zingiber
neotruncatum (Zingiberaceae): A new distributional record for India,
Rheedea, 23 (2013) 46-49.
I
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_da_dang_thuc_vat_bac_cao_co_mach_va_de_xu.pdf