Luận án Nghiên cứu đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán Báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo kết quả chạy hồi qui Chương 4 (bảng 4.27. kết quả hồi quy), tác giả đã kiểm định và chỉ ra yếu tố MTKT có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC (hệ số Beta chưa chuẩn hóa là .095, sig. =.002) qua kết quả kiểm định cho thấy, môi trường kinh tế có tác động cùng chiều với kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu. Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố: lãi suất, chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, lạm phát, chính sách thuế, qui định đối với từng lĩnh vực hoạt động của mỗi ngành, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Khi môi trường kinh tế có những qui định chặt chẽ giúp doanh nghiệp thực hiện đúng theo qui định thì RR có SSTY sẽ ít nảy sinh. Nếu môi trường kinh tế không ổn định, qui định về chính sách thuế, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không rõ ràng minh bạch thì trong hoạt động của DN chứa đựng nhiều RR có SSTY. Khi thực hiện kiểm toán, KTV cần đưa ra những nhận định về yếu tố MTKT ảnh hưởng đến RR có SSTY như: DN có thể gian lận về thuế hay vi phạm những qui định pháp luật khác. Để thực hiện hành vi gian lận về thuế, DN có thể khai tăng CP, nhằm mục đích giảm lợi nhuận. Do vậy, KTV cần lưu ý đến chỉ tiêu thuế TNDN, chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu chi phí trên BCTC của đơn vị khách hàng

pdf169 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán Báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp tuân thủ theo các qui định của pháp luật, xây dựng thành quy trình nghiêm ngặt nhằm tăng cường trách nhiệm của KTV để nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty. Ngoài ra, chính sách về tiền lương thưởng của công ty cũng cần đảm bảo rõ ràng tuân thủ theo qui định của pháp luật về chính sách tiền lương, tiền công cho người lao động, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Chính sách đãi ngộ rõ 131 ràng đối với KTV dựa trên năng lực số năm kinh nghiệm tạo điều kiện để KTV yên tâm công tác, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ và gắn bó lâu dài với công ty. Công ty kiểm toán nên có những chính sách đào tạo như: Hỗ trợ 100% phí đào tạo chương trình CPA của Úc, Mỹ hoặc ACCA của Anh quốc dành cho KTV có thành tích xuất sắc trong năm, tạo động lực cho KTV làm việc và cống hiến. Thứ hai, đối với KTV: Để được hành nghề kiểm toán, KTV cần tuân thủ và đảm bảo các yêu cầu: Yêu cầu về tính độc lập, yêu cầu về tư chất đạo đức, các yêu cầu về năng lực nghiệp vụ. Vì vậy, việc nâng cao năng lực KTV là điều cần thiết, để đảm bảo được yếu tố này, KTV phải: Một là, Có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Hai là, có kỹ năng, kinh nghiệm về kiểm toán. Ba là, hiểu biết về pháp luật. Để nâng cao năng lực thì trước hết KTV cần đạt được trình độ chuyên môn kế toán vững vàng, hiểu biết về chế độ chính sách kế toán, tài chính và luật pháp. Bên cạnh đó, KTV cần luôn duy trì về kỹ năng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong suốt quá trình hành nghề, luôn cập nhật chính sách kế toán, tài chính liên quan đến lĩnh vực kiểm toán. Để được hành nghề, KTV đã trải qua kỳ thi sát hạch cấp quốc gia về chứng chỉ kiểm toán do Bộ tài chính tổ chức, ngoài ra KTV có thể thi tuyển để được cấp các chứng chỉ kiểm toán mang tính quốc tế như: CPA của Úc, Mỹ. Ngoài ra, KTV cũng cần chủ động tiếp cận và tìm hiểu về thực tế đối với nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau của doanh nghiệp để có kiến thức cho các cuộc kiểm toán. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ như tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, hội thảo về kiểm toán, kế toán, thuế của hiệp hội kiểm toán, những tổ chức uy tín về kiểm toán. Luôn tìm hiểu về luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động để làm đúng theo luật qui định. Nâng cao tính khách quan cho KTV: Kết quả chạy hồi qui chương 4 (bảng 4.27. Kết quả chạy hồi qui, với hệ số ) của tác giả đã chỉ ra nhân tố khách quan của KTV có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính. Để nâng cao tính khách quan 132 cho KTV thì KTV cần hiểu rõ về chuẩn mực đạo đức nghề kiểm toán. Hiểu được trách nhiệm của KTV với xã hội, với người sử dụng BCTC. Công ty kiểm toán cần có qui định rõ ràng, nghiêm minh với những vi phạm về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của KTV, KTV nếu vi phạm về tính khách quan bị phạt và có thể không được hành nghề nữa tùy mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Hiệp hội nghề nghiệp cần có những buổi tổ chức hội thảo nâng cao về trách nhiệm, nhiệm vụ của KTV cũng như đưa ra những qui định của một KTV, nếu không tuân thủ sẽ bị ra khỏi hiệp hội và thu hồi giấy phép hoạt động của KTV. Cần có sự thay đổi nhiệm kỳ của KTV thực hiện kiểm toán đối với khách hàng để đảm bảo tính độc lập ví dụ: trong Đạo luật SOX 2002, KTV sẽ không được xem là độc lập nếu họ thực hiện kiểm toán cho cùng một khách hàng trong bốn năm. Theo Mautz và Sharaf (1961), nhiệm kỳ của KTV càng dài thì càng làm tăng sự phụ thuộc của KTV vào ban giám đốc của khách hàng. Mặt khác, do làm việc cùng nhau lâu năm nên tạo mối quan hệ thân mật giữa KTV với khách hàng khiến KTV không duy trì được thái độ hoài nghi nghề nghiệp đúng mực và do vậy làm giảm tính khách quan của KTV. Do vậy, cần luân chuyển liên tục KTV đối với khách hàng để duy trì và nâng cao tính khách quan của KTV. Áp lực đối với KTV Theo kết quả chạy hồi qui Chương 4 (bảng 4.27. kết quả hồi quy), tác giả đã kiểm định và chỉ ra yếu tố áp lực KTV có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC. Mặt khác, áp lực đối với KTV không thể không có vì đây là một lĩnh vực nghề liên quan đến kinh tế của đối tượng được kiểm toán, người đầu tư nên KTV tự bản thân đã có áp lực nên việc không có áp lực đối với KTV là điều rất khó thực hiện, việc giảm áp lực bằng biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn, và nâng cao về kinh nghiệm, khả năng xét đoán chuyên môn của KTV. Cũng như có một chế tài đối với các công ty kiểm toán không bị áp lực về việc tìm khách hàng, gây áp lực đến KTV. KTV nên sử dụng những công cụ hỗ trợ về công việc kiểm toán đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua: kỹ năng phân tích các chỉ tiêu tài chính, áp dụng phần mềm kiểm toán để giảm thiểu khối lượng công việc và hạn chế sai sót. Bên cạnh đó, KTV cũng có thể chủ động trong việc tìm kiếm thông tin về khách hàng kiểm toán qua các kênh như: phỏng vấn BGĐ của khách hàng, các phòng ban hoặc có thể lấy số liệu tại tổng cục thống kê để kịp thời trong công việc. 133 Môi trường kinh tế Theo kết quả chạy hồi qui Chương 4 (bảng 4.27. kết quả hồi quy), tác giả đã kiểm định và chỉ ra yếu tố MTKT có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC (hệ số Beta chưa chuẩn hóa là .095, sig. =.002) qua kết quả kiểm định cho thấy, môi trường kinh tế có tác động cùng chiều với kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu. Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố: lãi suất, chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, lạm phát, chính sách thuế, qui định đối với từng lĩnh vực hoạt động của mỗi ngành, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Khi môi trường kinh tế có những qui định chặt chẽ giúp doanh nghiệp thực hiện đúng theo qui định thì RR có SSTY sẽ ít nảy sinh. Nếu môi trường kinh tế không ổn định, qui định về chính sách thuế, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không rõ ràng minh bạch thì trong hoạt động của DN chứa đựng nhiều RR có SSTY. Khi thực hiện kiểm toán, KTV cần đưa ra những nhận định về yếu tố MTKT ảnh hưởng đến RR có SSTY như: DN có thể gian lận về thuế hay vi phạm những qui định pháp luật khác. Để thực hiện hành vi gian lận về thuế, DN có thể khai tăng CP, nhằm mục đích giảm lợi nhuận. Do vậy, KTV cần lưu ý đến chỉ tiêu thuế TNDN, chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu chi phí trên BCTC của đơn vị khách hàng. Với khả năng, đơn vị kiểm toán có thể không tuân thủ pháp luật. KTV cần thực hiện các thủ tục kiểm toán để xác định hành vi không tuân thủ pháp luật có ảnh hưởng đến RR có SSTY: Phỏng vấn BGĐ, ban quản trị, kiểm tra các văn bản của đơn vị được kiểm toán với các đơn vị được cấp phép, các cơ quan quản lý nhà nước để phát hiện đơn vị kiểm toán có tuân thủ các qui định hay không. Qua các thủ tục kiểm toán giúp KTV đưa ra kết luận phù hợp về hành vi không tuân thủ pháp luật (trong môi trường kinh tế) có ảnh hưởng đến RR có SSTY. 5.2.4. Hoàn thiện thủ tục đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. Theo kết quả hồi quy của chương 4, giai đoạn kết thúc kiểm toán có 2 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính: tổng hợp kết quả kiểm toán (hệ số Beta chưa chuẩn hóa là .147 và sig. = .001, bảng 4.27.kết quả chạy hồi qui), đánh giá ảnh hưởng của những sai sót phát hiện giai đoạn kết thúc kiểm toán(hệ số Beta chưa chuẩn hóa là .000, sig. = -.000) Tổng hợp các kết quả kiểm toán: 134 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV tổng hợp các kết quả kiểm toán thu thập được trong quá trình kiểm toán trung thực và đúng theo mẫu qui định mà công ty kiểm toán đề ra. Đối tượng thực hiện tổng hợp các kết quả kiểm toán là KTV có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán về ngành nghề đơn vị khách hàng. Công ty kiểm toán nên có bảng hướng dẫn về qui trình tổng hợp các kết quả kiểm toán theo từng phần hành và có ghi chú về những sai sót trọng yếu để làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán của KTV, và dễ soát xét khi KTV kiểm tra lại. Công ty kiểm toán có thể đưa ra hướng dẫn chi tiết về khả năng sai sót trọng yếu trong mỗi ngành nghề, lĩnh vực đặc thù như (Theo Ngô Thu Hà, 2007 ): Loại hình công ty Khả năng sai sót trọng yếu và cách thức phát hiện Doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng Không tuân thủ những thiết kế ban đầu với mục đích làm giảm chi phí thi công. Sự thông đồng giữa công tác khảo sát thiết kế- nghiệm thu công trình để phân chia phần chênh lệch. Do ngành xây dựng là ngành có đặc trưng riêng nên KTV có thể tham vấn ý kiến của chuyên gia liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Thủ tục áp dụng: so sánh chi phí giữa tiến độ và thực tế phát sinh giữa bản dự toán xây dựng tiêu chuẩn. Công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Khai khống doanh thu, ghi giảm chi phí và công nợ để BCTC có lãi nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư. KTV có thể sử dụng thủ tục phân tích và đánh giá rủi ro dựa trên rủi ro kinh doanh.. Các thử nghiệm chi tiết nên áp dụng: Rà soát các nghiệp vụ bán hàng quanh thời điểm kết thúc niên độ, kiểm tra các giao dịch có giá trị lớn, kiểm tra chứng từ bán hàng và hợp đồng có liên quan. Áp dụng phương pháp phân tích để phát hiện việc công ty khai thiếu chính xác trong chi phí. Phương pháp phân tích có thể áp dụng: phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất, phân tích tính hợp lý. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài Có 2 xu hướng về sai sót trọng yếu: +) Nếu công ty con tại Việt Nam có cam kết về kế hoạch 135 Loại hình công ty Khả năng sai sót trọng yếu và cách thức phát hiện lợi nhuận với công ty mẹ thì sai sót trọng yếu thường là khai khống doanh thu, khai thiếu chi phí. KTV nên thu thập thông tin về chính sách ghi nhận doanh thu của khách hàng hay gửi thư xác nhận số dư khoản phải thu, bên cạnh đó KTV cũng cần kiểm tra danh sách khách hàng mới để phát hiện những rủi ro như tạo khách hàng giả, tăng doanh thu... +) Nếu công ty có chiến lược giảm tối đa số thuế TNDN thì sai sót trọng yếu thường là: khai khống chi phí và công nợ, cố ý trích trước các chi phí lớn và ghi giảm doanh thu. KTV nên áp dụng các thủ tục phân tích, phỏng vấn ban lãnh đạo công ty và những thay đổi trong môi trường kinh doanh của công ty. Đồng thời kiểm tra cách thức ghi nhận, phân bổ chi phí, doanh thu và những thay đổi trong chính sách kế toán, ảnh hưởng của chuẩn mực kế toán đối với doanh nghiệp. Công ty nhà nước Các khoản chi phí Để phát hiện thì KTV nên tập trung phân tích các khoản chi có giá trị lớn, đồng thời kiểm tra tính pháp lý và tính có thực của hợp đồng kinh tế và chứng từ liên quan. Bên cạnh đó, KTV cũng cần gửi thư xác nhận công nợ, đối chiếu số liệu trên hóa đơn chứng từ với các ghi chép trong sổ kế toán nhằm xác định tính có thật của chi phí. Đánh giá ảnh hưởng của những sai sót phát hiện giai đoạn kết thúc kiểm toán: ` Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, công ty kiểm toán cần có yêu cầu đối với người soát xét những sai sót trong giai đoạn kết thúc kiểm toán đánh giá sai sót có phải là sai sót trọng yếu hay không, tác giả xin đưa ra những yêu cầu đối với kiểm toán viên làm nhiệm vụ soát xét như sau: Về vị trí: Là trưởng nhóm kiểm toán hay người phụ trách nhóm kiểm toán. Về trình độ chuyên môn: Có trình độ chuyên môn đáp ứng những tiêu chuẩn theo Nghị định số 84/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có 136 lợi ích công chúng như: Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại Luật kiểm toán độc lập, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận phải có các tiêu chuẩn như: Có tên trong danh sách kiểm toán viên đủ điều kiện hành nghề kiểm toán trong kỳ chấp thuận được Bộ Tài chính công khai tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán. Có ít nhất 24 tháng thực tế hành nghề kiểm toán tại Việt Nam tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện hành nghề kiểm toán đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán. Ngoài ra theo tác giả, KTV cũng cần có kinh nghiệm trên năm năm thực hiện cho DNNY cùng lĩnh vực kinh doanh đối với đơn vị khách hàng. Ngoài ra, khi đánh giá những sai sót trong giai đoạn kết thúc kiểm toán ngoài người trực tiếp đánh giá là trưởng nhóm kiểm toán,thì công ty kiểm toán cần xây dựng một ban chuyên về soát xét những sai sót. Công ty kiểm toán nên đưa ra yêu cầu trước khi ra kết luận thì thông qua ban, với mục đích đưa ra kết luận chính xác về những sai sót phát hiện trong giai đoạn kết thúc có phải là sai sót trọng yếu hay không để đưa ra hướng giải quyết cũng như ý kiến của KTV. Bên cạnh đó, giai đoạn kết thúc kiểm toán, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thường bị bỏ qua có thể do nhiều lí do như: áp lực thời gian, áp lực về sự phức tạp của nghiệp vụ. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV cần thực hiện theo đúng kế hoạch kiểm toán, chương trình kiểm toán. Công ty kiểm toán có thể tham khảo về chương trình kiểm toán chuẩn của các nước trên thế giới, lựa chọn và áp dụng phù hợp đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tăng cường khả năng kiểm tra tồn tại sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính trong giai đoạn kết thúc kiểm toán do có sự ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán tuy nhiên KTV và công ty kiểm toán lại ít quan tâm. 5.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp Để tăng cường tính khả thi của các giải pháp trên, tác giả trình bày một số kiến nghị đến các cơ quan liên quan như sau: Đối với UBCKNN UBCKNN là cơ quan có thẩm quyền nắm rõ những sai sót và hạn chế về DNNY và các công ty kiểm toán, nên UBCKNN phối hợp với Bộ tài chính, VACPA định kỳ tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm cho các công ty kiểm toán được UBCKNN chấp thuận để các công ty kiểm toán nhận rõ hạn chế và có hướng khắc phục. Hội thảo giúp công ty kiểm toán và KTV biết về những hạn chế và có giải pháp để đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong quá trình thực hiện kiểm toán. Bên cạnh đó, UBCKNN cũng nên có qui định kiểm tra lại hồ sơ kiểm toán của 137 những công ty kiểm toán để đánh giá về thực hiện kiểm toán của công ty kiểm toán có thực hiện theo đúng kế hoạch kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán hay không? thông qua kiểm tra, UBCKNN có thể đưa ra chế tài xử lý đối với những công ty kiểm toán, KTV thực hiện không đúng theo qui định, chế độ kiểm toán và chương trình kiểm toán, cũng như giải đáp thắc mắc của công ty kiểm toán, KTV nhanh chóng kịp thời. Đối với Bộ tài chính Bộ tài chính là cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định về chuẩn mực kiểm toán, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc kiểm toán nên có ảnh hưởng rất lớn đến KTV. Kinh tế thị trường ngày càng phát triển và có nhiều nghiệp vụ phức tạp nên BTC cần có những qui định, hướng dẫn cụ thể kịp thời với những thay đổi để giúp KTV có định hướng thực hiện cuộc kiểm toán. Bên cạnh đó, Bộ tài chính cần đưa ra những qui định cụ thể về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đưa ra tình huống cụ thể, mức chế tài xử phạt rõ ràng để công ty kiểm toán có thể áp dụng dễ dàng và thực hiện. Đối với VACPA VCPA là hiệp hội nghề nghiệp nơi hỗ trợ KTV trong lĩnh vực kiểm toán đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, để có thể phát huy được vai trò của mình thì VACPA nên tập trung vào hỗ trợ nâng cao chất lượng KTV bằng các giải pháp như: hội thảo giữa hiệp hội với KTV theo định kỳ về các vấn đề như những sai sót trọng yếu mà KTV thường bỏ qua, cách thức xử lý. VACPA nên tổ chức nhiều những chương trình hợp tác giao lưu giữa các KTV trong và ngoài nước để trao đổi, giao lưu học tập giữa các công ty, giữa các nước với nhau như: hội thảo kiểm toán trong khu vực đông nam á, hội thảo kiểm toán về một lĩnh vực đang được toàn xã hội quan tâm. VACPA có chương trình chọn mẫu những bộ hồ sơ kiểm toán để kiểm tra về việc thực hiện của công ty kiểm toán có đúng theo qui trình kiểm toán đã qui định hay không tuy nhiên, vẫn còn những bất cập như : tâm lý cả nể, chưa thực sự liêm khiết trong quá trình thực hiện kiểm tra .. nên cần có giải pháp về vấn đề kiểm tra chọn mẫu hồ sơ kiểm toán như có thể mời về những người đứng đầu các công ty kiểm toán lớn có nhiều kinh nghiệm để tiến hành kiểm tra hồ sơ mẫu. 138 Kết luận chương 5 Trong chương 5, tác giả đã trình bày về sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện của đánh gía rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của DNNY trên TTCK Việt Nam. Giải pháp hoàn thiện của đề tài tác giả trình bày theo 3 giai đoạn của qui trình kiểm toán: giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tác giả trình bày về phương pháp căn cứ vào rủi ro kinh doanh để đánh gía rủi ro có sai sót trọng yếu có thể sử dụng các mô hình phân tích mới sau: Mô hình PESTEL, mô hình 5F, Phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro (Risk - based approach), giải pháp hoàn thiện đánh giá KSNB. Ở giai đoạn thực hiện kiểm toán hoàn thiện về nâng cao năng lực của KTV, hạn chế áp lực cho KTV và yếu tố khách quan cho KTV. Ở giai đoạn kết thúc kiểm toán, tác giả trình bày nhận định những yếu tố có khả năng xảy ra rủi ro có sai sót trọng yếu trong các ngành nghề, lĩnh vực. Tác giả trình bày một số kiến nghị để tăng cường các giải pháp đối với UBCKNN, Bộ tài chính, VACPA. 139 KẾT LUẬN Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán của KTV, ảnh hưởng đến công ty được kiểm toán, đến người sử dụng báo cáo tài chính. Về lý luận Luận án đã hệ thống hóa các lý luận về sai sót và sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính, sai sót và sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán. Luận án đã đưa ra tổng quan các công trình nghiên cứu về sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính . Về phương pháp nghiên cứu Tác giả đã thực hiện thu thập dữ liệu từ hai nguồn là thứ cấp và sơ cấp. Nguồn dữ liệu thứ cấp thông qua thực trạng kết quả kiểm toán BCTC cuả các DNNY trên TTCK Việt Nam của SGDCK Hà Nội và SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh, UBCKNN, thông tin trên các Website về chứng khoán, Tổng hợp kết quả nghiên cứu của những nghiên cứu trước, Thu thập các bằng chứng thực tế và các thủ tục kiểm toán đã thực hiện; thu thập các tài liệu liên quan đến hoạt động của KTV. Nguồn dữ liệu sơ cấp thông qua phiếu phỏng vấn chuyên gia giúp xây dựng mô hình kiểm định, có kiến nghị về hoàn thiện đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Tác giả đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua phương pháp thông kê và phân tích hồi qui tương quan (phân tích qua phần mềm SPSS). Về kết quả khảo sát, phân tích Tác giả đã tiến hành gửi 390 KTV có tên trong danh sách kiểm toán viên được chấp nhận kiểm toán báo cáo tài chính cho doanh nghiệp có lợi ích công chúng năm 2015 và điều tra bổ sung từ tháng 12/2017 - 3/2018 thu được 148 phiếu. Kết quả thu được 317 phiếu. Kết quả khảo sát tác giả tiến hành chạy phần mềm SPSS và thu được kết quả về những nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu: hệ thống thông tin, nhân tố áp lực, tổng hợp kết quả kiểm toán, đánh giá ảnh hưởng của những sai sót phát hiện giai đoạn kết thúc kiểm toán, áp lực bên thứ ba, đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực, nhân tố khách quan, môi trường kiểm soát, môi trường kinh tế, hoạt động của BGĐ. 140 Về giải pháp Trên cơ sở phân tích thực trạng, kết quả, kiểm định , tác giả đã trình bày những kiến nghị thông qua 3 giai đoạn của qui trình kiểm toán. Và đưa ra các kiến nghị đối với UBCK, Bộ tài chính, VACPA để thực hiện giải pháp. Giới hạn nghiên cứu Trong nghiên cứu, Luận án mới chỉ chủ yếu gửi phiếu điều tra cho các KTV đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội mà chưa thu được kết quả nhiều từ KTV hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở đánh giá kết quả kiểm toán của KTV mà chưa đánh giá được quá trình thực hiện đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính. Mặc dù, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã có nhiều cố gắng, mạnh dạn áp dụng phương pháp nghiên cứu song Luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong sự đóng góp của các nhà khoa học để Luận án được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn ! 141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 1. Ngô Thị Kiều Trang (chủ nhiệm) (2013), “KSNB trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội”, Đề tài cấp cơ sở. 2. Ngô Thị Kiều Trang (2013), “Kiểm toán môi trường - cần đặt đúng vai trò”, Tạp chí Công thương, số 5/2013. 3. Ngô Thị Kiều Trang (2013), “Kiểm toán môi trường sự cần thiết đối với Doanh nghiệp”, Tạp chí Công thương, số 6/2013. 4. Ngô Thị Kiều Trang (2015), “Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính”, Tạp chí Công thương, số 13/2015. 5. Hoàng Đình Hương, Ngô Thị Kiều Trang (2016), “Đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính giai đoạn chuẩn bị kiểm toán”, Tạp chí Kinh tế - Dự báo, số 32/2016. 6. Ngô Thị Kiều Trang (2016), “Studies of factors affecting risk assessment of material misstatement in the audited financial statements”, Hội thảo quốc tế tại Việt Nam, trường Đại học Tôn Đức Thắng tháng 6/2016. 142 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abbott, L.J., Park, Y., & Parker.S (2000), “The efects of audit commitee activity and independence on corporate fraud”, Managerial Finance, 26(11), pp.55-68 2. ACCA (1999), The Audit Framework, BPP Publishing. 3. Accountancy Tution Center Limited (2001), “Audit and Assurance Services (International)”, BPP Publishing Limited, London 4. Albrecht, W.S., & Romney, M.B (1986), Red - flagging management fraud: A validation in Accounting, pp.323- 333 5. Albrecht and Romney (2006), “Red flagging as an indicator of financial statement fraud: The perspective of investors and lenders”, Meditari Accoutancy Research, Vol. 8 2000, pp.69-93. 6. Alvin A.Arens, Randal J. Elder, Mark S. Beasley (2003), Auditing and Assurance Services - An integrated Approach, Prentice Hall. 7. American Institute of Certified Public Accountants (AICPA) (1983), Audit Risk and 8. American Institute of Certified Public Accountants (AICPA) (1997), Consideration of Fraud in a Financial Statement Audit. Statement on Auditing Standards No.82. New York, NY: AICPA. Superseded by SAS 99 9. American Institute of Certified Public Accountants (AICPA) (2006) Performing Audit Procedures in Response to Assessed Risks and Evaluating the Audit Evidence Obtained, Statement on Auditing Standards No. 110. New York, NY: AICPA 10. Anderson, J.C & Gerbing, D.W (1988), “Structural Equation Modeling in Practice: A Review and Recommended Two-Step Approach”, Psychological Bulleti, 103(3), pp.411-423. 11. Asare, S.K., & Wright, A.M (2004), “The effectiveness of alternative risk asessment & program planning tools in a fraud setting”, Contemporagy Accounting Research, pp.325-352. 12. Bealey, M, Carcello, J.V...& Hermanson, D, R (1999), Fraudulent Financial reporting: 1987 -1999, An analysis ò US puplic companies, Commitee of Sponsoring Organizations Ò the Treadway Commisson. 13. Beasly, M.S (1996), “An empirical analysis of the relation between the board of director composition & finacial statêmnet fraud”, Accounting Review, pp.443 -465 143 14. Bell & Carcello (2000), “A Decision Aid for Assessing the Likelihood of Fraudulent Financial Reporting. AUDITING”, A Journal of Practice & Theory, March 2000, Vol. 19, No. 1, pp.169-184. 15. Beneish, M.D (1999), “The Detection of Earnings Manipulation”, Financial Analysts Journal, 55(5), 24-36. 16. Bộ tài chính (2002), VSA 01. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 01 - Chuẩn mực chung. 17. Bộ Tài chính (2003), Quyết định 28/2003/QĐ-BTC ban hành Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam đợt 4, Trang Web của Bộ Tài chính. 18. Bộ Tài chính (2004), Hệ thống văn bản pháp luận về Kiểm toán Việt Nam,NXB Tài chính, Hà Nội. 19. Bộ tài chính (2012), VSA 320 - Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. 20. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 214/2012/TT-BTC về hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. 21. Bộ tài chính (2012), VSA 200- Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. 22. Bộ tài chính (2012), VSA 240 - Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. 23. Bộ tài chính (2012), VSA 330 - Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đa đánh giá. 24. Bộ tài chính (2012), VSA 450 - Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán 25. Bộ tài chính (2012), VSA 560- Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán. 26. Bộ tài chính (2013), VSA 315- Xác định và đánh giá rủi ro các sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị. 27. Bonner, S.E., Palmrose, Z- V., & Young. S.M (1998), “Fraud type & auditor litigation: An analysis of SEC accounting & auditing enforcement releases”, Accounting Review, pp.503 -532. 28. Bùi Thị Thủy (2012), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", Luận án Tiến sỹ, Trường đại học Kinh tế quốc dân. 29. Chaudhry, M.S., Sohail, F &Riaz, N. (2013), “Impact of Employee Relation on Employee Performance in Hospitality Industry of Pakistan”, Entrepreneurship and Innovation Management Journal, 1(1), pp.60-72. 144 30. Coderre, G.D. (1999), Fraud Detection, Using Data Analysis Techniques to Detect Fraud, Global Audit Publications, Vancover. 31. Comrey, A.L., & Lee, H.B. (1992), A first course in factor analysis, Hilsdale, New York, Erlbaun. 32. DeAngelo, H., DeAngelo, L., .. & Skinner, D,J, (1994), “Accouting choice in troubled companies”, Journal of Accounting & Economics, pp.113-143 33. Dikmen, B. (2010), “The Detection of Earnings Manipulation: The Three PhaseCutting Plane Algorithm using Mathematical Programming”, Journal of Forecasting, 29(5), 442-466. 34. Đỗ Hoàng Toàn, Phan Kim Chiến & Vũ Trọng Lâm (2008), Giáo trình quản lý rủi ro trong doanh nghiệp, NXB khoa học và kỹ thuật. 35. Đoàn Thanh Nga (2011), Nghiên cứu đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Trường đại học Kinh tế quốc dân. 36. Đoàn Thanh Nga(2011), Nghiên cứu đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam. 37. Đoàn Thị Ngọc Trai (2003), Hoàn thiện tổ chức kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Trường ĐH Kinh tế quốc dân. 38. EURO-TAPVIET (2000), Chuẩn mực kế toán quốc tế, NXB Tài chính. 39. EURO-TAPVIET (2000), Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế, NXB Tài chính. 40. Fawzi, A.S & Atala, Q. (2012), “Internal Control and Audit Program Effectiveness: Empirical Evidence from Jordan”, International Business Research, 5(9), pp.128-137. 41. Gujarati, D.N. (2008), Basic Econometrics, McGraw Hill. 42. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E. & Tatham, R.L. (2006), “Multivariate Data Analysis 6th ed”, Upper Saddle River NJ, Prentice –Hall. Gerbing & Anderson. 43. Hennes et al., (2008), Simplified Criteria for the Diagnosis of Autoimmune Hepatitis, Hepatology, pp. 169-176. 44. Hoang Trong & Chu Ngoc Nguyen Mong (2008), Analysis of research data with SPSS - 2 episodes, Hong Duc Publishing. 45. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – 2 tập, Nhà xuất bản Hồng Đức 46. Hội đồng Biên soạn Từ điển Quốc gia (2003), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 145 47. Johnstone, K., Li, C., & Rupley, K. (2011), “Changes in Corporate Governance Associated with the Revelation of Internal Control Material Weaknesses and Their Subsequent Remediation”, Contemporary Accounting Research, 28(1), pp.331-383. 48. Karagiorgos, T., Drogalas, G., & Giovanis, N. (2011), Evaluation of the Effectiveness of Internal Audit in Greek Hotel Business, International Journal of Economic Sciences and Applied Research, 4(1), pp.19-34 49. Liên đoàn Kế toán quốc tế - IFAC (1992), Những Chuẩn mực và Nguyên tắc Kiểm toán Quốc tế, Công ty Kiểm toán Việt Nam. 50. Liên đoàn Kế toán Quốc tế - IFAC (2002), Các Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế, NXB Thống kê. 51. Liên đoàn kế toán quốc tế (IAFC), Chuẩn mực 315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị. 52. Loebbecke, J.K., Eining, M.M., & Willingham,J.J, (1989), “Auditors' experience withu material iregularties: Frequency, nature, & detetability”, Auditting: A Journal of Practice & Theory,. 53. Materiality in Conducting an Audit, Statement on Auditing Standards No. 47. New York, NY: AICPA. 54. Messier, W., S. Glover, and D. Prawitt (2006), “Auditing and assurance services: A systematic approach. 5e”, McGraw-Hill Irwin: p. 75. 55. Michael C. Jensen and William H. Meckling, (1976), “Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure”, Journal of Financial Economics 3, pp.305-360. 56. Micheal Jensen and William (1976), “Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure”, Journal of Financial Economics, October, 1976, V. 3, No. 4, pp. 305-360. 57. Nguyễn Đình Hựu, Mai Vinh, Đinh Trọng Hanh, Đỗ Mạnh Hãn, Lê Quang Bính (2004), Nghiệp vụ kiểm toán, NXB Tài Chính, Hà Nội. 58. Nguyễn Như Ý (1999), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin 59. Nguyễn Quang Quynh, Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 60. Nguyễn Quang Quynh, Ngô Trí Tuệ (2006), Giáo trình Kiểm toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 61. Nguyễn Quang Quynh, Nguyễn Thị Phương Hoa (2008), Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài Chính, Hà Nội. 146 62. Nguyễn Quang Quynh (2003), Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính. 63. Nguyễn Thị Loan (2009), Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ. 64. Nguyễn Thị Mỹ (2012), Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Trường đại học Kinh tế quốc dân. 65. Nguyễn Tố Tâm (2014), Hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm tăng cường chất lượng thông tinKTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Trường đại học Kinh tế quốc dân. 66. Nguyễn Xuân Hưng (2004), Hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam đang đi vào hoạt động. Luận án Tiến sỹ 67. Norman et al (2011), Consequence of alternative standards for bulk tank somatic cell count of dairy herds in the United States. 68. Nunally & Bernstein (1994), “Psychometric Theory”, 3ed, McGraw – Hill, New York. 69. Palmrose, Richardson, Scholz (2004), “Determinants of market reactions to restatement announcements”, Journal of Accounting and Economics, 37 (2004) pp.59–89. 70. Palmrose et al. (2004), “Determinants of market reactions to restatement announcements”, Journal of Accounting and Economics, 37 (2004), pp.59–89. 71. Phạm Tiến Hưng (2009), Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính các công ty xây lắp của các tổ chức kiểm toán độc lập, Luận án Tiến sỹ. Học viện Tài chính. 72. S.P.Kothari, Susan Shu, peter D.Wysocki (2008), Journal of Accounting Research. 73. Shibano, T (1990), “Assessing audit risk from errors and irregularities”, Journal of Accounting Research 28 (2), pp.110-140. 74. Suanders, M., Lewis, P., & Thornhill, A (2007), Research method for business students, England: Pearson Education Limited, Edinburgh Gate, Harlow, Essex CM202 JE. 75. Suanders, M., Lewis, P., & Thornhill, A (2007), Research method for business students, England: Pearson Education Limited, Edinburgh Gate, Harlow, Essex CM202 JE. 76. Susanty, A., & Miradipta, R. (2013), ”Analysis Of The Effect Of Attitude Toward Works, Organizational Commitment, And Job Satisfaction, On 147 Employee’s Job Performance”, European Journal of Business and Social Sciences, 1(10), pp.15-24 77. Sy, T., Tram, S., & Hara, L (2006), „Relation of employee and manager emotional intelligence to job satisfaction and performance“, Journal of Vocational Behavior, 68, pp.461-471. 78. Tabacknick & Fidell (2007), Using Multivariate statistics, 5th ed, Boston; Pearson Education. 79. Tabacknick & Fidell (2007), Using Multivariate statistics, 5th ed, Boston; Pearson Education. 80. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia (2005), Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá Sài Gòn. 81. Ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế (1987), Nguyên tắc kiểm toán quốc tế IGA 25- Trọng yếu và rủi ro kiểm toán. 82. Vương Đình Huệ, Đoàn Xuân Tiên (2000), Thực hành kiểm toán báo cáo tài chính, NXB Tài Chính. 83. Vương Đình Huệ, Đoàn Xuân Tiên (2000), Thực hành kiểm toán báo cáo tài chính, NXB Tài chính. 84. Vương Đình Huệ (2004), Giáo trình Kiểm toán, Nhà xuất bản tài chính. 85. W.Robert Knechel (2006), The Role of Risk Management and Governance in Determining Audit Demand. 148 PHỤ LỤC PHỤ LỤC SỐ 01 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ Kết quả kiểm định tin cậy thang đo cho nhân tố môi trường kiểm soát Các biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến CE1 0.868 0.687 0.844 CE2 0.726 0.829 CE3 0.683 0.848 CE4 0.789 0.804 Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS và tổng hợp của tác giả Kết quả kiểm định tin cậy thang đo cho nhân tố đánh giá rủi ro Các biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến RA1 0.847 0.781 0.762 RA2 0.752 0.776 RA3 0.629 0.829 RA4 0.584 0.848 Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS và tổng hợp của tác giả Kiểm định thang độ tin cậy thang đo cho hoạt động kiểm soát: Kết quả kiểm định tin cậy thang đo cho nhân tố hoạt động kiểm soát Các biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến AC1 0.679 0.458 0.623 AC2 0.566 0.586 AC3 0.481 0.613 AC4 0.591 0.559 AC5 0.246 0.769 Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS và tổng hợp của tác giả 149 Kết quả kiểm định tin cậy thang đo cho nhân tố hoạt động kiểm soát Các biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến AC1 0.769 0.427 0.784 AC2 0.616 0.692 AC3 0.588 0.704 AC4 0.661 0.661 Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS và tổng hợp của tác giả Kết quả kiểm định tin cậy thang đo cho nhân tố giám sát các kiểm soát Các biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến MO1 0.807 0.634 0.753 MO2 0.701 0.720 MO3 0.617 0.762 MO4 0.549 0.797 Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS và tổng hợp của tác giả Kết quả kiểm định tin cậy thang đo cho nhân tố hệ thống thông tin Các biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến IS1 0.842 0.681 0.805 IS2 0.629 0.857 IS3 0.820 0.669 Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS và tổng hợp của tác giả 150 Kết quả kiểm định tin cậy thang đo cho nhân tố chiến lược của công ty Các biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến ST1 0.851 0.621 0.841 ST2 0.612 0.842 ST 3 0.776 0.774 ST 4 0.763 0.779 Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS và tổng hợp của tác giả Kết quả kiểm định tin cậy thang đo cho nhân tố thương hiệu Các biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến TR1 0.713 0.520 0.641 TR2 0.431 0.698 TR3 0.492 0.662 TR4 0.609 0.607 Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS và tổng hợp của tác giả Kết quả phân tích khám phá nhân tố cho biến độc lập Nhân tố chính 1 2 3 4 5 6 MO1 .764 AC4 .755 AC2 .745 MO3 .731 MO2 .723 AC3 .706 MO4 .698 AC1 .548 CE2 .851 CE4 .841 CE1 .815 CE3 .751 ST3 .899 151 Nhân tố chính 1 2 3 4 5 6 ST4 .858 ST2 .769 ST1 .765 RA1 .877 RA2 .871 RA3 .769 RA4 .737 IS3 .895 IS1 .834 IS2 .753 TR4 .824 TR1 .748 TR3 .707 TR2 .630 Hệ số KMO 0.678 p-value (Barlett test) 0.000 Phương sai giải thích 69.88 Kết quả phân tích khám phá nhân tố cho biến phụ thuộc 1 Hệ số tải nhân tố R3 0.929 R2 0.879 R1 0.875 R4 0.622 Hệ số KMO 0.773 p-value (Barlett test) 0.000 Phương sai giải thích 69.69% Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS và tổng hợp của tác giả 152 Mối quan hệ giữa các cặp biến RR ACMO CE RA IS ST TR RR 1 ACMO -.177* 1 CE -.591** .126 1 RA -.297** .133 .082 1 IS -.294** .061 .414** .102 1 ST .028 -.019 -.039 .101 .176* 1 TR .061 -.125 -.190* -.184* -.117 -.002 1 Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS và tổng hợp của tác giả Kết quả hồi quy ban đầu Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Thống kê t p- value Thống kê đa cộng tuyến Beta Beta Hệ số VIF (Constant) 6.144 9.203 .000 ACMO -.106 -.082 -1.168 .245 1.040 CE -.510 -.558 -7.193 .000 1.267 RA -.244 -.259 -3.643 .000 1.064 ST .040 .040 .569 .570 1.058 TR -.133 -.109 -1.522 .131 1.078 IS -.041 -.052 -.668 .506 1.268 R2 Hiệu chỉnh 0.402 p-value Kiểm định F 0.000 N=127 Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS và tổng hợp của tác giả 153 PHỤ LỤC SỐ 02 - BẢNG KHÁO SÁT PHIẾU KHẢO SÁT Tôi là Ngô Thị Kiều Trang hiện đang là NCS học trường Đại học Kinh tế quốc dân. Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” cho luận án của mình. Để hoàn thành nghiên cứu này tôi cần sự giúp đỡ của Anh/Chị bằng cách trả lời giúp tôi những câu hỏi ở dưới đây. Mọi ý kiến của Anh/Chị đều giúp ích cho nghiên cứu của tôi và không có ý kiến sai hay đúng. Đây là một nghiên cứu thuần túy khoa học và không vì mục tiêu lợi nhuận. Bởi vậy rất mong Anh/Chị giúp đỡ tôi bằng cách trả lời trung thực nhất về nội dung công việc mà anh chị thực hiện kiểm toán BCTC cho doanh nghiệp niêm yết nhất có thể. Anh/Chị vui lòng trả lời giúp tôi bằng cách khoanh tròn vào các mức độ đồng ý tương ứng của mình với các phát biểu dưới đây (điểm càng lớn mức độ đồng ý càng cao) đối với ảnh hưởng của các yếu tố này tới đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán của BCTC của DNNY . Trong đó: 1 - Hoàn toàn không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – (trung lập); hơi đồng ý 4 – Đồng ý; 5 – Hoàn toàn đồng ý STT Mã hóa Nội dung câu hỏi A GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH I Môi trường kiểm soát của doanh nghiệp 1 CE1 Trách nhiệm của các bộ phận/nhân viên trong doanh nghiệp được xác định rõ ràng 1 2 3 4 5 2 CE2 Cơ cấu tổ chức rõ ràng làm căn cứ cho việc xác định nghĩa vụ của các bộ phận/nhân viên trong doanh nghiệp. 1 2 3 4 5 3 CE3 Các thông tin được phát ra mang tính chất tin cậy và không bị sai lệch với thông tin gốc 1 2 3 4 5 154 STT Mã hóa Nội dung câu hỏi 4 CE4 Sự tách bạch giữa việc kiểm soát và quản lý trong đơn vị 1 2 3 4 5 II Đánh giá rủi ro của doanh nghiệp 5 RA1 Doanh nghiệp có đánh giá các trở ngại có thể cản trở việc đạt được mục tiêu đề ra 1 2 3 4 5 5 RA2 Doanh nghiệp thiết lập mục tiêu ít rủi ro 1 2 3 4 5 6 RA3 Doanh nghiệp có thiết lập bộ phận/cán bộ phụ trách kiểm toán nội bộ phù hợp 1 2 3 4 5 7 RA4 Doanh nghiệp đánh giá và chú trọng tới các rủi ro đặc thù liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính 1 2 3 4 5 III Hoạt động kiểm soát 8 AC1 Sự kiện/sai sót xảy ra được xử lý kịp thời một cách hợp lý 1 2 3 4 5 9 AC2 Xem xét và đánh giá hiệu quả của kiểm soát nội bộ dựa trên kết quả/hiệu quả kiểm soát nội bộ kỳ trước đối với thông tin trên BCTC 1 2 3 4 5 10 AC3 Kiểm soát nội bộ được tích hợp với hệ thống tài chính kế toán đầy đủ 1 2 3 4 5 11 AC4 Phạm vi trách nhiệm và công việc các bộ phận/nhân viên trong doanh nghiệpđược mô tả đầy đủ và cập nhật thường xuyên 1 2 3 4 5 12 AC5 Các kiểm soát được thiết lập trong DN có thể phát hiện sự kiện/sai sót mang tính chất trọng yếu không mong muốn xảy ra 1 2 3 4 5 IV Giám sát các kiểm soát 13 MO1 Thông tin hoạt động sử dụng trong quản lý được ghi nhận lại trong hệ thống 1 2 3 4 5 14 MO2 Ban Giám đốc đặc biệt quan tâm tới vai trò của chất lượng kiểm soát đối với việc vận hành doanh nghiệp 1 2 3 4 5 15 MO3 Có các hoạt động kiểm soát nhân viên trong quá trình thực hiện công việc của họ 1 2 3 4 5 155 STT Mã hóa Nội dung câu hỏi 16 MO4 Chức năng kiểm soát nội bộ trợ giúp đắc lực cho các thành viên Ban giám đốc trong việc giám sát việc vận hành của doanh nghiệp 1 2 3 4 5 V Hệ thống thông tin của doanh nghiệp 17 IS1 Các thiết bị sử dụng trong công việc hiện đại 1 2 3 4 5 18 IS2 Phần mềm sử dụng cho nghiệp vụ tin cậy 1 2 3 4 5 19 IS3 Hệ thống thông tin thường xuyên được cập nhật, và điều chỉnh cho phù hợp với các nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp 1 2 3 4 5 VI Thương hiệu 24 TR1 Anh/chị đã biết tới thương hiệu của doanh nghiệp trước khi thực hiện kiểm toán 1 2 3 4 5 25 TR2 Doanh nghiệp anh chị kiểm toán có vị thế trong hiệp hội doanh nghiệp trong nước 1 2 3 4 5 26 TR3 Doanh nghiệp được kiểm toán có uy tín về tài chính 1 2 3 4 5 27 TR4 Nhắc tới lĩnh vực hoạt động chính của công ty, anh/chị có thể nghĩ ngay tới tên công ty 1 2 3 4 5 VII Đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực 28 DD1 Công ty hoạt động trong ngành nghề nhạy cảm 1 2 3 4 5 29 DD2 Công ty hoạt động trong lĩnh vực có tính cạnh tranh cao 1 2 3 4 5 30 DD3 Ngành nghề hoạt động thường được cộng đồng quan tâm 1 2 3 4 5 VIII Môi trường kinh tế 31 MTKT1 Hệ thống chính sách quản lý của nhà nước không thay đổi trong giai đoạn kiểm toán 1 2 3 4 5 32 MTKT2 Hệ thống chính sách hiệp hội doanh nghiệp DN ổn định 1 2 3 4 5 33 MTKT3 Các điều kiện kinh tế thuận lợi 1 2 3 4 5 IX Áp lực có thể dẫn tới động cơ gian lận báo cáo tài chính (bao gồm cả bên thứ 3 và nội bộ DN) 34 AL1 Công ty hay chịu sức ép trả nợ ngắn hạn 1 2 3 4 5 35 AL2 Công ty thường trong tình trạng huy động vốn 1 2 3 4 5 156 STT Mã hóa Nội dung câu hỏi 36 AL3 Công ty bị chịu sức ép từ phía đối tác 1 2 3 4 5 B GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN KIỂM TOÁN I Hoạt động ban giám đốc 37 HĐ1 Có sự kiêm nhiệm giữa chức danh chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành. 1 2 3 4 5 38 HĐ2 Không có bộ phận kiểm soát tuân thủ các kiểm soát của các phần hành công việc. 1 2 3 4 5 39 HĐ3 BGĐ không có nghiệp vụ về kế toán 1 2 3 4 5 40 HĐ4 BGĐ tham gia nhiều vào hoạt động của kế toán trong công ty 1 2 3 4 5 II Năng lực của kế toán 41 NL1 Các kế toán trong công ty có trình độ đồng đều 1 2 3 4 5 42 NL2 Kế toán công ty có kiến thức chuyên môn tốt 1 2 3 4 5 43 NL3 Kế toán có kinh nghiệm chuyên môn 1 2 3 4 5 III Nhân tố khách quan của KTV 44 KQ1 KTV không có mối quan hệ thân thiết với công ty đang kiểm toán 1 2 3 4 5 45 KQ2 KTV và công ty không phát sinh mẫu thuẫn gì trong quá trình kiểm toán 1 2 3 4 5 46 KQ3 KTV luôn đánh giá BCTC một cách khách quan 1 2 3 4 5 IV Áp lực của KTV 47 PR1 Thời gian hoàn thành cuộc kiểm toán (thời gian từ khi bắt đầu kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán) 1 2 3 4 5 48 PR2 Áp lực từ phía DNNY trong việc phát hành Báo cáo kiểm toán 1 2 3 4 5 49 PR3 Áp lực từ nhiều khách hàng trong một thời gian nhất định 1 2 3 4 5 50 PR4 Áp lực từ phía BGĐ công ty kiểm toán hoàn thiện hồ sơ kiểm toán và phát hành BCKT. 1 2 3 4 5 157 STT Mã hóa Nội dung câu hỏi C GIAI ĐOẠN KẾT THÚC KIỂM TOÁN I Tổng hợp các kết quả 51 TH1 Thu thập các sai sót ảnh hưởng đến BCTC 1 2 3 4 5 52 TH2 Đánh giá mức sai sót với mức trọng yếu tương quan 1 2 3 4 5 53 TH3 Xem xét các bút toán điều chỉnh lũy kế của các năm trước 1 2 3 4 5 II Rà soát lại thông tin có tính trọng yếu 54 RSTT1 Soát xét của giám đốc kiểm toán và trưởng nhóm kiểm toán 1 2 3 4 5 55 RSTT2 Xem xét và so sánh với mức tính rủi ro trong khâu lập kế hoạch kiểm toán 1 2 3 4 5 56 RSTT3 Các sự kiện phát sinh sau thời gian làm việc thực tế tại Khách hàng của nhóm kiểm toán. 1 2 3 4 5 III KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU 57 RR1 Qui mô của doanh nghiệp 1 2 3 4 5 58 RR2 KSNB tại đơn vị kiểm toán 1 2 3 4 5 59 RR3 Kinh nghiệm của đoàn kiểm toán 1 2 3 4 5 60 RR4 Thông tin đầy đủ dữ liệu khách hàng để áp dụng cách tính rủi ro 1 2 3 4 5 II) MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CỦA CHỊ VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRƯỚC VÀ KHI KIỂM TOÁN ĐỂ CUỘC KIỂM TOÁN ĐẠT HIỆU QUẢ (lựa chọn nhiều hơn 1 phương án nếu cần thiết). 1. Anh/chị sử dụng các chỉ tiêu tài chính nào sau đây để xem xét khi đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu? □ ROA: Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản □ GPM: Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu □ ACHANGE: Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản □ CATA: Chênh lệch giữa lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh □ SALTA: Tỷ lệ doanh thu trên nợ phải trả □ INVTA: Tỷ trọng doanh thu trên tổng tài sản 158 2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, nếu phát hiện sai sót trọng yếu có tỷ trọng lớn hơn so với sai sót trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thì KTV sẽ tiến hành: 1. Thực hiện bổ sung các thủ tục kiểm toán để thu thập them bằng chứng; 2. Không thực hiện bổ sung các thủ tục kiểm toán; Nếu có thực hiện bổ sung thủ tục KT (phương án 1) thì anh/chị sẽ: □ Điều chỉnh về mức độ/ khối lượng/số lượng mẫu của các thủ tục kiểm toán đang được áp dụng để thu thập thêm bằng chứng về các thông tin trên BCTC; □ Thay đổi lịch trình của các thủ tục kiểm toán bị tráo đổi để tang cường thời gian thực hiện thu thập bằng chứng kiểm toán □ Sử dụng các thủ tục kiểm toán khác so với các thủ tục kiểm toán đang được áp dụng để thu thập thêm bằng chứng về các thông tin trên BCTC 3. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, nếu phát hiện sai sót trọng yếu có tỷ trọng lớn hơn so với sai sót trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thì KTV sẽ xử lý: □ Duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp □ Tăng cường thêm thành viên nhóm kiểm toán có kinh nghiệm hoặc có kỹ năng chuyên môn đặc biệt □ Sử dụng ý kiến chuyên gia □ Thay đổi với nội dung lịch trình và phạm vi của thủ tục kiểm toán III) Thông tin cá nhân Anh/Chị khoanh tròn vào các thông tin phù hợp với cá nhân của Anh/Chị dưới đây: 1. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ 2. Độ tuổi: 1. < 25 tuổi 2. Từ 25 đến 35 tuổi 3. Từ 36 đến 45 tuổi 159 4. Trên 45 tuổi 3. Số năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán: 1. < 5 năm 2. Từ 5 đến 10 năm 3. Từ 11 năm đến 15 năm 4. Trên 15 năm 4. Loại hình công ty Anh/Chị đang công tác: 1. Công ty TNHH 2. Công ty hợp danh 3. Vốn đầu tư nước ngoài 4. Công ty hãng thành viên quốc tế 5. Xin vui lòng cho biết quí danh của anh/chị: (nếu có thể ) ........................................................................................................................................... ............................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Anh/Chị! 160 PHỤ LỤC SỐ 03- BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHO CÁC CHUYÊN GIA LỜI GIỚI THIỆU Tôi là Ngô Thị Kiều Trang, hiện là nghiên cứu sinh trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Để phục vụ cho nghiên cứu của mình, tôi rất cảm ơn sự tham gia của ông bà vào cuộc phỏng vấn này. Mục đích của cuộc phỏng vấn để ông/bà bình luận về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trên thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK). Xin chân thành cảm ơn sự tham gia của ông bà vào cuộc phỏng vấn này! THÔNG TIN CÁ NHÂN (chỉ phục vụ cho mục đích phân loại đối tượng phỏng vấn) 1. Họ và tên người được phỏng vấn : Nam/Nữ: Học hàm/học vị (nếu có): 2. Vị trí và đơn vị công tác: NỘI DUNG PHỎNG VẤN Câu hỏi 1 Theo ông bà nhân tố thương hiệu có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán? Câu hỏi 2 Theo ông /bà nhân tố hoạt động ban giám độc có ảnh hưởng đến quá trình đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trong giai đoạn thực hiện kiểm toán? Câu hỏi 3 Theo ông/bà nhân tố "nhân tố khách quan của KTV" có ảnh hưởng đến quá trình đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC BCTC của doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trong giai đoạn thực hiện kiểm toán? Câu hỏi 4 Theo ông/bà nhân tố áp lực của KTV có ảnh hưởng đến quá trình đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trong giai đoạn thực hiện kiểm toán? Câu hỏi 5 Theo ông/bà các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm tóan BCTC của DNNY trong giai đoạn kết thúc kiểm toán? Câu hỏi 6 Theo ông/bà khi KTV đánh giá khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu chưa được phát hiện? Câu hỏi 7 Theo ông/bà khi KTV phải đánh giá độ tin cậy và tính đầy đủ Báo cáo kiểm toán nếu chưa thỏa mãn thì KTV phải đưa ra ý kiến như thế nào? Xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_danh_gia_rui_ro_co_sai_sot_trong_yeu_tron.pdf
  • docLA_NgoThiKieuTrang_E.doc
  • pdfLA_NgoThiKieuTrang_Sum.pdf
  • pdfLA_NgoThiKieuTrang_TT.pdf
  • docLA_NgoThiKieuTrang_V.doc
Luận văn liên quan