Luận án Nghiên cứu giải phẫu học ứng dụng điều trị gãy 3-4 mảnh đầu trên xương cánh tay bằng nẹp khóa

Biến chứng sau mổ Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 6/58 trường hợp có biến chứng sau mổ, chiếm tỉ lệ 10,34%. Trong đó, có 1 trường hợp biến chứng hoại tử chỏm xương cánh tay dẫn đến vít xuyên thủng chỏm thứ phát tại lần đánh giá sau cùng. Hội chứng cấn dưới mỏm cùng vai sau mổ trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 5,17%, cao hơn Sproul (2011) với 4,8% và Kavuri (2018) với 5% 72,78. Các tác giả cho rằng, nguyên nhân cấn dưới mỏm cùng vai có thể do vị trí đặt nẹp quá cao, không đúng theo khuyến cáo dưới bờ trên mấu động lớn 5 mm của AO. Dựa trên nghiên cứu hình thái và thực nghiệm, chúng tôi đặt nẹp ngang mức điểm nhô cao nhất mấu động bé, hoặc theo mức khuyến cáo của nhà sản xuất là thấp hơn đỉnh mấu động lớn 15 mm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cả 2 mấu động đều gãy nát, chúng tôi sử dụng mốc tham chiếu là bờ dưới lỗ nẹp cách bờ trên cơ ngực lớn 25 mm. Có thể do các mấu động gãy cũng kèm theo lún một phần chỏm gây nên hội chứng cấn dưới mỏm cùng vai. Cả 3 trường hợp cấn dưới mỏm cùng vai trong nghiên cứu lâm sàng đều lành xương tại thời điểm đánh giá sau cùng, chúng tôi đã cho bệnh nhân tháo dụng cụ và tập vật lý trị liệu sau đó. Trong một số trường hợp gãy nhiều mảnh, nhất là mảnh gãy mấu động lớn, việc đặt nẹp theo đúng khuyến cáo khó mà giữ được mảnh gãy, dẫn đến tình trạng mất nắn mảnh mấu động lớn, như 1 trường hợp biến chứng chúng tôi đã gặp. Dù chúng tôi đã dùng nẹp vợt ôm phần lớn xương mấu động lớn và khâu thêm chỉ siêu bền vào gân chóp xoay mảnh mấu động lớn để cố định vào nẹp khóa. Di lệch mảnh mấu động vẫn xảy ra, cho thấy khi gãy nát mảnh xương mấu động thì ngoài việc gia cố bằng nẹp và chỉ, cần có biện pháp bảo vệ như đai vai có ôm gối dạng vai và xoay ngoài nhẹ để chùn các gân chóp xoay bám vào mảnh mấu động. Hoại tử chỏm xương cánh tay là luôn là mối lo ngại với phẫu thuật viên Chấn Thương Chỉnh Hình đối với những bệnh nhân gãy đầu trên xương cánh tay, đặc biệt trong những trường hợp gãy phức tạp, thường gặp ở 6 – 17% các trường hợp trong y văn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, hoại tử chỏm xương cánh tay sau mổ chiếm tỉ lệ 1,72%, thấp hơn Sproul (2011) với 10,8%. Các nghiên cứu chỉ ra động mạch mũ cánh tay sau được cho là cung cấp máu chính cho chỏm xương cánh tay. Hertel đưa ra các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến hoại tử chỏm như bờ can - ca < 8 mm, mất bờ bản lề trong, gãy nhiều mảnh xương 51. Chúng tôi chỉ ghi nhận 1 trường hợp hoại tử chỏm xương cánh tay sau thời gian theo dõi trung bình 36 tháng. Đây là 1 trường hợp gãy 4 mảnh phức tạp, có kích thước mảnh bờ can - ca < 2 mm và di lệch vẹo trong, phù hợp với các yếu tố đã được Hertel chỉ ra. Tỉ lệ hoại tử chỏm trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các nghiên cứu nước ngoài có thể do kĩ thuật đặt nẹp của chúng tôi không bộc lộ bóc tách vùng bờ can - ca của xương qua đó giảm nguy cơ tổn thương động mạch mũ cánh tay trước và sau nuôi chỏm xương cánh tay, mà dựa vào việc nắn xương gián tiếp, kéo nẹp và vít để nắn hết di lệch chồng ngắn và đảm bảo góc cổ - thân xương cánh tay trong giới hạn cho phép khi kiểm tra nhiều bình diện dưới màn tăng sáng trong mổ.

pdf226 trang | Chia sẻ: Kim Linh 2 | Ngày: 09/11/2024 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu giải phẫu học ứng dụng điều trị gãy 3-4 mảnh đầu trên xương cánh tay bằng nẹp khóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u mổ, anh/chị sẽ được hẹn tái khám, theo dõi tình trạng vết thương và sự lành xương trên X quang, đồng thời sẽ được hướng dẫn tập vận động để tay có thể phục hồi vận động sớm và tốt nhất. Kết quả thu được sẽ được đánh giá ít nhất sau 6 tháng điều trị. 6. Có bất lợi và rủi ro khi anh/chị tham gia vào nghiên cứu không? Có hai loại nguy cơ anh/chị có thể gặp là: a. Nguy cơ gặp phải các biến chứng của phẫu thuật, ví dụ như: gây mê, sốc thuốc, tổn thương thần kinh mạch máu b. Các biến chứng sau mổ, ví dụ như: nhiễm trùng, không lành xương, hoại tử xương nguyệt Tuy nhiên, các biến chứng của phẫu thuật anh chị có nguy cơ gặp phải sẽ giống như bất kỳ bệnh nhân nào đồng ý phẫu thuật, chứ không riêng gì trong nghiên cứu này. Ngoài ra, tổn thương anh/chị gặp phải đều là rất nặng, bắt buộc phải phẫu thuật. Bên cạnh đó để giảm thiểu rủi ro, chúng tôi có quy trình phẫu thuật được kiểm soát chặt chẽ và phối hợp với bác sĩ Gây mê để hạn chế các biến chứng trong quá trình Gây mê – hồi sức. Các thao tác trong quá trình phẫu thuật được tuân thủ theo các nguyên tắc vô trùng, các nguyên lý kết hợp xương, các nguyên tắc bảo vệ phần mềm tối đa nhằm đạt kết quả tốt nhất. Tất cả các trường hợp đều được chúng tôi theo dõi sát sau mổ để phát hiện và khắc phục kịp thời các biến chứng nếu có. Khi xảy ra rủi ro, chúng tôi sẽ cố gắng tận dụng mọi điều kiện tốt nhất để khắc phục. Trong trường hợp nhiễm trùng, chúng tôi sẽ sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ và mổ cắt lọc vết thương cho đến khi sạch, có thể tháo bỏ nẹp và nạo xương viêm. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ theo dõi sát và đánh giá quá trình lành xương để can thiệp đúng lúc. 7. Lợi ích có thể khi tham gia vào nghiên cứu? Nếu anh/chị đồng ý tham gia vào nghiên cứu, anh chị sẽ giúp chúng tôi đánh giá được hiệu quả của hai phương pháp, từ đó chọn được phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân bị tương tự như anh/chị sau này. Anh/chị sẽ góp phần thúc đẩy cho y học nước nhà. Ngoài ra, nếu anh/chị đồng ý tham gia vào nghiên cứu, anh/chị sẽ có được các lợi ích trực tiếp như sau: • Được chỉ định và phẫu thuật đúng quy trình • Được PTV theo dõi thật sát về tình trạng bệnh • Được thông báo chi tiết diễn tiến bệnh • Được phát hiện và xử lý tốt các biến chứng có thể xảy ra • Được thực hiện các phẫu thuật tiếp theo cho đến khi phục hồi tốt nhất • Được bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng hướng dẫn tập theo phác đồ riêng phù hợp nhất với tổn thương • Được khám miễn phí tất cả các lần tái khám • Có thể dừng tham gia nghiên cứu bất kỳ lúc nào mà vẫn được điều trị tiếp tục. 8. Việc anh/chị đồng ý tham gia vào nghiên cứu sẽ được giữ bí mật? Mọi thông tin thu thập được có liên quan đến anh chị trong suốt quá trình nghiên cứu sẽ được giữ bí mật một cách tuyệt đối. Mọi thông tin liên quan đến cá nhân như tên và địa chỉ sẽ được xóa khỏi các thông tin khác để đảm bảo người khác không biết được anh/chị là ai. 9. Cách thức sử dụng kết quả nghiên cứu? Khi hoàn thành quá trình thu thập số liệu, chúng ta sẽ bắt đầu phân tích số liệu và viết báo cáo chi tiết. Chúng tôi dự định sẽ hoàn thành công việc này vào tháng 12 năm 2022. Một lần nữa, nhóm nghiên cứu đảm bảo với những người tham gia nghiên cứu rằng trong các báo cáo cũng như ấn phẩm xuất bản khác sẽ không ghi họ tên người tham gia. 10. Ai là người chủ trì và tài trợ cho nghiên cứu? Nghiên cứu này được chủ trì bởi Đại học Y Dược TP.HCM và nghiên cứu viên chính là Bác sĩ Lê Gia Ánh Thỳ. Nghiên cứu này không nhận được bất kỳ tài trợ nào. 11. Người cần liên hệ để biết thông tin chi tiết? ThS.BSCKII. Lê Gia Ánh Thỳ Khoa Chi Trên - bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình ĐT: 0913155488 Xin chân thành cám ơn anh chị đã tham gia vào nghiên cứu của chúng tôi. II. CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU Tôi đã đọc và hiểu thông tin trên đây, đã có cơ hội xem xét và đặt câu hỏi về thông tin liên quan đến nội dung trong nghiên cứu này. Tôi đã nói chuyện trực tiếp với nghiên cứu viên và được trả lời thỏa đáng tất cả các câu hỏi. Tôi nhận một bản sao của Bản Thông tin cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận tham gia nghiên cứu này. Tôi tự nguyện đồng ý tham gia. Chữ ký của người tham gia: Họ tên___________________ Chữ ký___________________ Ngày tháng năm_________________ Chữ ký của Nghiên cứu viên/người lấy chấp thuận: Tôi, người ký tên dưới đây, xác nhận rằng bệnh nhân/người tình nguyện tham gia nghiên cứu ký bản chấp thuận đã đọc toàn bộ bản thông tin trên đây, các thông tin này đã được giải thích cặn kẽ cho Ông/Bà và Ông/Bà đã hiểu rõ bản chất, các nguy cơ và lợi ích của việc Ông/Bà tham gia vào nghiên cứu này. Họ tên ___________________ Chữ ký___________________ Ngày tháng năm_________________ PHỤ LỤC 2 BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU I. Hành chính 1. Họ và tên: Năm sinh: Giới: 2. Địa chỉ: Số điện thoại: 3. Nghề nghiệp: 4. Ngày vào viện: 5. Ngày ra viện: 6. Ngày phẫu thuật: 7. Tiền căn chấn thương, bệnh lí kèm theo: 8. Hút thuốc lá: Có Không 9. Phía tổn thương: Trái Phải 10. Tổn thương tay thuận: Có Không 11. Nguyên nhân chấn thương: Tai nạn giao thông Tai nạn sinh hoạt Nguyên nhân khác: 12. Tổn thương phối hợp: 13. Chẩn đoán và xử trí trước khi nhập viện: 14. Thời gian từ khi chấn thương đến lúc phẫu thuật: 15. Lý do phẫu thuật: 16. Thời gian theo dõi sau mổ: II. Hình ảnh X - quang trước mổ 1. Phân loại tổn thương theo Neer: Gãy 3 mảnh Gãy 4 mảnh 2. Chỉ số lồi củ đen - ta: 3. Gãy tách chỏm: Có Không Số NC: Số HS: 4. Mức độ di lệch bản lề trong chỏm xương cánh tay: < 2mm ≥ 2mm, không có mảnh rời ≥ 2mm, có mảnh rời 5. Chiều dài cựa bờ dưới trong chỏm xương cánh tay: < 2mm 2 - 8 mm > 8 mm 6. Kiểu gãy: Dạng Khép Di lệch hoàn toàn III. Các yếu tố trong quá trình phẫu thuật 1. Đường mổ: 2. Thời gian mổ: (phút) 3. Vít Can - ca: Có Không 4. Lượng máu mất: (mL) 5. Truyền máu: Có Không 6. Ghép xương: Có Không 7. Sử dụng chỉ Siêu bền khâu chóp xoay: Có Không IV. Hình ảnh X quang sau phẫu thuật: 1. Khoảng cách từ đỉnh mấu động lớn đến đỉnh chỏm: (mm) 2. Khoảng cách di lệch bản lề trong: (mm) 3. Góc cổ - thân xương cánh tay: (o) V. Kết quả chức năng khớp vai ở các thời điểm tái khám: 1. Thang điểm VAS Trước mổ 1 ngày 3 tháng 6 tháng Lần đánh giá kết quả cuối cùng Điểm VAS 2. Thang điểm Constant - Murley Tiêu chuẩn 3 tháng 6 tháng Lần đánh giá kết quả cuối cùng Ghi chú Đau (15đ) Hoạt động (20đ) Tầm vận động (40đ) Gấp vai (10đ) Dạng vai (10đ) Xoay ngoài (10đ) Xoay trong (10đ) Sức cơ (25đ) Tổng 3. Phân loại theo thang điểm Constant- Murley (ở lần thu thập số liệu cuối cùng) Rất tốt Tốt Trung bình Kém 4. Thang điểm QDASH 3 tháng 6 tháng Lần đánh giá kết quả cuối cùng Điểm QDASH 5. Mức độ hài lòng của bệnh nhân (ở lần thu thập số liệu cuối cùng) Rất hài lòng Hài lòng Hài lòng một phần Không hài lòng Rất không hài lòng 6. Biến chứng: VI. Hình ảnh X quang vào lần thăm khám cuối cùng: 1. Lành xương: Có Không 2. Khoảng cách đỉnh mấu động lớn đến đỉnh chỏm xương cánh tay: (mm) 3. Góc cổ - thân xương cánh tay: (o) Ghi chú: PHỤ LỤC 3 THANG ĐIỂM ĐAU TRỰC QUAN (VAS - VISUAL ANALOGUE SCALE) Thang điểm đau trực quan đánh giá mức độ đau theo cảm nhận của bệnh nhân, trên lâm sàng có thể sử dụng thước đo điểm VAS gồm hai mặt (Hình 1): - Một mặt có chiều dài 10 cm, mang 5 hình mặt người diễn tả trạng thái đau, được đặt tại các khoảng chia đều, thể hiện sự tăng dần mức độ đau liên tục từ: “không đau” đến “rất đau”. - Mặt bên đối diện là một đường thẳng 10 cm được chia nhỏ đến đơn vị mm; ứng với đường biểu diễn mức độ đau ở mặt kia. Giá trị được đặt theo chiều “không đau” tương ứng 0; và “rất đau” tương ứng 10. Thang điểm được phân chia thành các đoạn: không đau (0–0,4 cm), đau ít (0,5-4,4 cm), đau trung bình (4,5–7,4 cm), rất đau (7,5–10 cm) Bệnh nhân sẽ đánh dấu điểm trên đường có hình mặt người để chỉ mức độ đau của họ lúc khảo sát. Điểm VAS sẽ có giá trị là trị số tương ứng ở mặt bên kia của thước (hệ thập phân, không có đơn vị). Hình 1: Dụng cụ đo điểm VAS “Nguồn: tác giả” PHỤ LỤC 4 THANG ĐIỂM CONSTANT - MURLEY Năm 1987, Constant-Murley giới thiệu một bảng đánh giá tương đối hoàn chỉnh về mặt chức năng, cả về khách quan (65 điểm) và chủ quan (35 điểm), được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thay khớp vai ngày nay. Trị số điểm càng lớn, chức năng khớp vai càng được cải thiện. Thang điểm Constant - Murley được thiết kế để đánh giá chức năng khớp vai bình thường, vai bị tổn thương hoặc theo dõi phục hồi chức năng khớp vai sau điều trị. Thang điểm này gồm phần do bác sĩ đánh giá và phần do bệnh nhân tự đánh giá, bao gồm 4 lĩnh vực: đau (15 điểm), hoạt động sinh hoạt hàng ngày (tối đa 20 điểm), khả năng vận động (tối đa 40 điểm) và sức cơ (tối đa 25 điểm). Điểm dao động từ 0 (hạn chế nhiều) đến 100 (không hạn chế). Tầm vận động khớp được đo bằng thước đo góc. Người bệnh ở tư thế giải phẫu theo quy ước. Sức cơ được đo bằng dụng cụ cân vali thông thường, đơn vị tính bằng pound. Dụng cụ cân được treo vào tay bệnh nhân, với tay dạng 900. Ở các bệnh nhân mà tầm vận động chủ động nhỏ hơn 900, thì sức cơ sẽ được ghi nhận tại vị trí dạng vai tối đa mà bệnh nhân có thể thực hiện. Lực lớn nhất khi người khám kéo xuống dưới mà bệnh nhân chịu được là sức cơ của bệnh nhân. Trị số tuyệt đối hiện trên cân chính là số điểm của sức cơ, được ghi nhận bằng điểm số cao nhất trong 3 lần đo, mỗi lần cách nhau ít nhất 1 phút. - Đau: 15 đ  Có đau trong hoạt động thường ngày không? Không đau: 15 đ Đau nhẹ: 10 đ Đau vừa: 5 đ Đau nặng và liên tục: 0 đ - Các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày: 20 đ Tổng (1+2+3+4)  Nghề nghiệp và cuộc sống hằng ngày có bị hạn chế do vai không? Không: 4 đ Có vừa: 2 đ Có nặng: 0 đ  Các hoạt động thể thao và giải trí có bị hạn chế do vai không? Không: 4 đ Có vừa: 2 đ Có nặng: 0 đ  Có ảnh hưởng giấc ngủ không? Không: 2 đ Thỉnh thoảng: 1 đ Có: 0 đ  Có thể dùng tay đến mức nào mà không gây đau, hoạt động tốt? Ngang eo: 2 đ Xương ức: 4 đ Cổ: 6 đ Đầu: 8 đ Trên đầu: 10 đ - Tầm vận động: 40 đ tổng:  Gập ra trước: 0 – 30o : 0 đ 31 o - 60 o : 2 đ 61-90 o : 4 đ 91-120 o : 6 đ 121-150 o : 8 đ 151-180 o : 10 đ  Dạng 0 - 30 o : 0 đ 31-60 o : 2 đ 61-90 o : 4 đ 91-120 o : 6 đ 121-150 o : 8 đ 151-180 o : 10 đ  Xoay ngoài: Tay sau đầu và khuỷu trước mặt 2 đ Tay sau đầu và khuỷu sau lưng 2 đ Tay trên đầu và khuỷu trước mặt 2 đ Tay trên đầu và khuỷu sau lưng 2 đ Nâng tay hoàn toàn 2 đ  Xoay trong Đùi 0 đ Hậu môn 2 đ Khớp cùng cụt 4 đ Eo 6 đ N12 8 đ Giữa vai và xương vai 10 đ - Sức cơ: 25 đ Tổng điểm = A + B + C + D (tối đa 100 điểm) PHỤ LỤC 5 THANG ĐIỂM GIẢM CHỨC NĂNG CÁNH TAY, VAI VÀ BÀN TAY RÚT GỌN (QDASH) Được giới thiệu vào năm 1996, thang điểm giảm chức năng cánh tay, vai và bàn tay (DASH) được thiết kế để lượng giá tiêu chuẩn về tác động của bệnh lý cơ xương khớp và chấn thương lên chức năng chi trên. Năm 2005, thang điểm QDASH được giới thiệu, là một tập hợp con gồm 11 mục từ DASH 30 mục và là bảng câu hỏi tự bệnh nhân đánh giá, câu trả lời được trình bày dưới dạng thang đo Likert 5 điểm. Ít nhất 10 trong số 11 mục phải được hoàn thành và điểm số nằm trong khoảng từ 0 điểm (không khuyết tật) đến 100 điểm (khuyết tật nặng nhất). Bảng câu hỏi thang điểm QDASH: - Mở một lọ kín hoặc mới: Không khó khăn: 1 đ Khó khăn nhẹ: 2 đ Khó khăn vừa: 3 đ Khó khăn nhiều: 4 đ Không thể làm được: 5 đ - Làm việc nhà nặng nhọc (chùi rửa tường, lau sàn) Không khó khăn: 1 đ Khó khăn nhẹ: 2 đ Khó khăn vừa: 3 đ Khó khăn nhiều: 4 đ Không thể làm được: 5 đ - Mang một giỏ mua sắm hoặc cặp sách Không khó khăn: 1 đ Khó khăn nhẹ: 2 đ Khó khăn vừa: 3 đ Khó khăn nhiều: 4 đ Không thể làm được: 5 đ - Tự lau chùi lưng Không khó khăn: 1 đ Khó khăn nhẹ: 2 đ Khó khăn vừa: 3 đ Khó khăn nhiều: 4 đ Không thể làm được: 5 đ - Dùng dao để cắt thức ăn Không khó khăn: 1 đ Khó khăn nhẹ: 2 đ Khó khăn vừa: 3 đ Khó khăn nhiều: 4 đ Không thể làm được: 5 đ - Hoạt động giải trí mà trong đó bạn cần phải gắng sức hoặc tác động lực qua cánh tay, vai hoặc bàn tay (đánh golf, đóng đinh, chơi tennis): Không khó khăn: 1 đ Khó khăn nhẹ: 2 đ Khó khăn vừa: 3 đ Khó khăn nhiều: 4 đ Không thể làm được: 5 đ - Trong tuần qua, các vấn đề của cánh tay, vai hoặc bàn tay đã cản trở các hoạt động xã hội bình thường của bạn với gia đình, bạn bè, láng giềng hoặc hội nhóm đến mức độ nào? Không ảnh hưởng: 1 đ Ảnh hưởng ít: 2 đ Ảnh hưởng vừa: 3 đ Ảnh hưởng khá nhiều: 4 đ Ảnh hưởng rất nhiều: 5 đ - Trong tuần qua, bạn có bị hạn chế trong công việc hàng ngày hoặc các hoạt động thường xuyên khác do vấn đề của cánh tay, vai hoặc bàn tay của bạn hay không? Không khó khăn: 1 đ Khó khăn nhẹ: 2 đ Khó khăn vừa: 3 đ Khó khăn nhiều: 4 đ Không thể làm được: 5 đ Hãy đánh giá mức độ trầm trọng của các triệu chứng sau trong tuần vừa qua: - Đau cánh tay, vai hoặc bàn tay: Không: 1 đ Nhẹ: 2 đ Vừa: 3 đ Nhiều: 4 đ Rất nhiều: 5 đ - Cảm giác tê rần (kim châm, kiến bò) ở cánh tay, vai hoặc bàn tay: Không: 1 đ Nhẹ: 2 đ Vừa: 3 đ Nhiều: 4 đ Rất nhiều: 5 đ - Trong tuần qua, bạn đã bị khó ngủ như thế nào vì đau ở cánh tay, vai hoặc bàn tay? Không khó ngủ: 1 đ Khó ngủ nhẹ: 2 đ Khó ngủ vừa: 3 đ Khó ngủ nhiều: 4 đ Không ngủ được: 5 đ Tổng điểm = ቀ𝑻ổ𝒏𝒈 𝒔ố đ𝒊ể𝒎 𝒄ủ𝒂 𝒕ấ𝒕 𝒄ả 𝒄á𝒄 𝒄â𝒖 𝒕𝒓ả 𝒍ờ𝒊 𝑺ố 𝒄â𝒖 𝒉ỏ𝒊 đã 𝒕𝒓ả 𝒍ờ𝒊 − 𝟏ቁ 𝒙 𝟐𝟓 (điểm) PHỤ LỤC 6 BỆNH ÁN MINH HỌA BỆNH ÁN MINH HỌA 1 (Bệnh nhân số 14, gãy 3 mảnh đầu trên xương cánh tay Phải) Bệnh nhân Lâm Thị B., nữ, 64 tuổi (mã số bệnh nhân: CH200951757) - Bệnh nhân đi xe gắn máy đụng xe máy khác, té đập vai Phải xuống đất, cánh tay khép. Sau té bệnh nhân tỉnh, đau vai Phải, hạn chế vận động. Bệnh nhân đến khám tại bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh, được điều trị bảo tồn mang đai Desault vai Phải. - Sau 3 ngày, bệnh nhân tự lên khám tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình. - Tiền căn: tăng huyết áp, hút thuốc lá. - Hình ảnh X quang và dựng hình chụp cắt lớp vi tính khớp vai trước phẫu thuật ghi nhận hình ảnh gãy 3 mảnh đầu trên xương cánh tay. Phân tích hình ảnh cắt lớp vi tính ghi nhận di lệch mảnh bản lề trong >2 mm và có mảnh rời, kích thước mảnh bờ calcar trong khoảng 2-8mm, góc cổ thân <1280, kiểu gãy khép, chỉ số lồi củ delta là 1,43. Hình 1: X quang cánh tay Phải thẳng/ nghiêng và phim dựng hình 3D thời điểm trước mổ. Ghi nhận gãy 3 mảnh đầu trên xương cánh tay, chỉ số lồi củ đenta 1,43. “Nguồn: bệnh nhân số 14” Hình 2: Chụp CLVT đầu trên xương cánh tay Phải. Ghi nhận gãy 3 mảnh đầu trên xương cánh tay, di lệch mảnh bản lề trong >2 mm và có mảnh rời, kích thước mảnh bờ calcar trong khoảng 2-8mm, góc cổ thân <1280, kiểu gãy khép. “Nguồn: bệnh nhân số 14” - Bệnh nhân được phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít khóa dưới C-arm vào ngày thứ 6 kể từ lúc chấn thương. - Kết quả hình ảnh học sau mổ, khoảng cách từ đỉnh mấu động lớn đến đỉnh chỏm xương cánh tay là 4 mm, góc cổ thân xương cánh tay là 1360. Hình 3: Hình C-arm trong lúc phẫu thuật và X quang ngay sau mổ, khoảng cách từ đỉnh mấu động lớn đến đỉnh chỏm xương cánh tay là 4 mm, góc cổ thân xương cánh tay là 1360 “Nguồn: bệnh nhân số 14” - Bệnh nhân được theo dõi trong 32 tháng. Ở lần thu thập số liệu cuối cùng, điểm VAS của bệnh nhân là 0 điểm, điểm QDASH là 9 điểm và điểm Constant-Murley là 86 điểm, được phân loại là rất tốt. Bệnh nhân không gặp biến chứng. Hình 4: Tầm vận động của bệnh nhân ở lần thu thập số liệu cuối cùng. Ghi nhận: dạng vai đến 1700, gấp ra trước đến 1700, xoay ngoài tay hoàn toàn, xoay trong đến mức thắt lưng. “Nguồn: bệnh nhân số 14” - Hình ảnh X quang ở lần thăm khám cuối cùng ghi nhận lành xương hoàn toàn, khoảng cách đỉnh mấu động lớn- đỉnh chỏm xương cánh tay là 4 mm, góc cổ thân là 1350. Hình 5: Hình ảnh X quang vai phải bệnh nhân ở lần thăm khám cuối cùng. Ghi nhận khoảng cách đỉnh mấu động lớn- đỉnh chỏm xương cánh tay là 4 mm, góc cổ thân là 1350. “Nguồn: bệnh nhân số 14” BỆNH ÁN MINH HỌA 2 (Bệnh nhân số 13, gãy 3 mảnh đầu trên xương cánh tay Phải) Bệnh nhân Lâm Kim H., nữ, 70 tuổi (mã số bệnh nhân: CH200944561) - Bệnh nhân tự trượt té ở nhà, té đập vai Phải xuống đất, cánh tay khép. Sau té bệnh nhân tỉnh, đau vai Phải, hạn chế vận động. Bệnh nhân đến khám tại bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau, được điều trị bảo tồn mang đai Desault vai Phải. - Sau 2 ngày, bệnh nhân tự lên khám tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình. - Tiền căn: tăng huyết áp, không hút thuốc lá. - Hình ảnh X quang và dựng hình chụp cắt lớp vi tính khớp vai trước phẫu thuật ghi nhận hình ảnh gãy 3 mảnh đầu trên xương cánh tay. Phân tích hình ảnh cắt lớp vi tính ghi nhận di lệch mảnh bản lề trong <2 mm, kích thước mảnh bờ calcar 1450, kiểu gãy dạng, chỉ số lồi củ delta là 1,36. Hình 6: Hình ảnh X quang và dựng hình 3D khớp vai Phải trước phẫu thuật. Ghi nhận gãy 3 mảnh đầu trên xương cánh tay, chỉ số lồi củ Đenta 1,36. “Nguồn: bệnh nhân số 13” Hình 7: Chụp CLVT đầu trên xương cánh tay Phải. Ghi nhận gãy 3 mảnh đầu trên xương cánh tay, di lệch mảnh bản lề trong < 2mm, kích thước mảnh bờ calcar trong khoảng 1450, kiểu gãy dạng “Nguồn: bệnh nhân số 13” - Bệnh nhân được phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít khóa dưới C-arm vào ngày thứ 5 kể từ lúc chấn thương. - Kết quả hình ảnh học sau mổ, khoảng cách từ đỉnh mấu động lớn đến đỉnh chỏm xương cánh tay là 5 mm, góc cổ thân xương cánh tay là 1400. Hình 8: Hình C-arm trong lúc phẫu thuật và X quang ngay sau mổ, khoảng cách từ đỉnh mấu động lớn đến đỉnh chỏm xương cánh tay là 5 mm, góc cổ thân xương cánh tay là 1400 “Nguồn: bệnh nhân số 13” - Bệnh nhân được theo dõi trong 32 tháng. Ở lần thu thập số liệu cuối cùng, điểm VAS của bệnh nhân là 0 điểm, điểm QDASH là 5 điểm và điểm Constant-Murley là 78 điểm, được phân loại là tốt. Bệnh nhân không gặp biến chứng. Hình 9: Tầm vận động của bệnh nhân ở lần thu thập số liệu cuối cùng. Ghi nhận: dạng vai đến 1700, gấp ra trước đến 1700, xoay ngoài tay hoàn toàn, xoay trong đến mức thắt lưng. “Nguồn: bệnh nhân số 13” - Hình ảnh X quang ở lần thăm khám cuối cùng ghi nhận lành xương hoàn toàn, khoảng cách đỉnh mấu động lớn- đỉnh chỏm xương cánh tay là 3 mm, góc cổ thân là 1400. Hình 10: Hình ảnh X quang vai phải bệnh nhân ở lần thăm khám cuối cùng. Ghi nhận khoảng cách đỉnh mấu động lớn- đỉnh chỏm xương cánh tay là 3 mm, góc cổ thân là 1400. “Nguồn: bệnh nhân số 13” BỆNH ÁN MINH HỌA 3 (Bệnh nhân số 52, gãy 4 mảnh đầu trên xương cánh tay Phải, vít thủng chỏm sau phẫu thuật) Bệnh nhân Thạch Thị Thu T., nữ, 57 tuổi (mã số bệnh nhân: CH211111790) - Bệnh nhân đi xe máy va chạm với xe máy, té đập vai Phải xuống đất, cánh tay khép. Sau té bệnh nhân tỉnh, đau vai Phải, hạn chế vận động. Bệnh nhân đến khám tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp, được điều trị bảo tồn mang đai Desault vai Phải. - Sau 3 tuần, bệnh nhân tự lên khám tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình. - Tiền căn: tăng huyết áp, không hút thuốc lá. - Hình ảnh X quang và dựng hình chụp cắt lớp vi tính khớp vai trước phẫu thuật ghi nhận hình ảnh gãy 4 mảnh đầu trên xương cánh tay. Phân tích hình ảnh cắt lớp vi tính ghi nhận di lệch mảnh bản lề trong >2 mm có mảnh rời, kích thước mảnh bờ trong khoảng 2-8 mm, góc cổ thân <1280, kiểu gãy khép, chỉ số lồi củ delta là 1,68. Hình 11: Hình ảnh X quang và dựng hình 3D khớp vai Phải trước phẫu thuật. Ghi nhận gãy 4 mảnh đầu trên xương cánh tay Phải, chỉ số lồi củ Đenta 1,68. “Nguồn: bệnh nhân số 52” Hình 12: Chụp CLVT đầu trên xương cánh tay Phải. Ghi nhận gãy 4 mảnh đầu trên xương cánh tay, di lệch mảnh bản lề trong >2 mm có mảnh rời, kích thước mảnh bờ trong khoảng 2-8 mm, góc cổ thân <1280, kiểu gãy khép “Nguồn: bệnh nhân số 52” - Bệnh nhân được phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít khóa dưới C-arm vào ngày thứ 21 sau chấn thương. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân bị mất khoảng 450 ml máu, được truyền máu, ghép xương đồng loại và dùng chỉ siêu bền khâu gân chóp xoay bị rách. - Hình ảnh X quang sau mổ ghi nhận vít calcar nằm ngoài xương bờ dưới chỏm Bệnh nhân được phẫu thuật chỉnh vít 2 ngày sau lần phẫu thuật đầu tiên. Hình 13: Hình X quang khớp vai sau phẫu thuật 1 ngày, ghi nhận vít calcar nằm ngoài xương bờ dưới chỏm “Nguồn: bệnh nhân số 52” - Kết quả hình ảnh học sau phẫu thuật chỉnh vít calcar, khoảng cách từ đỉnh mấu động lớn đến đỉnh chỏm xương cánh tay là 6 mm, góc cổ thân xương cánh tay là 1280. Hình 14: Hình quang chụp lại sau khi đã phẫu thuật chỉnh vít calcar, ghi nhận khoảng cách từ đỉnh mấu động lớn đến đỉnh chỏm xương cánh tay là 6 mm, góc cổ thân xương cánh tay là 1280 “Nguồn: bệnh nhân số 52” - Bệnh nhân được theo dõi trong 18 tháng. Ở lần thu thập số liệu cuối cùng, điểm VAS của bệnh nhân là 1 điểm, điểm QDASH là 11 điểm và điểm Constant-Murley là 74 điểm, được phân loại là tốt. Bệnh nhân không gặp biến chứng. Hình 15: Tầm vận động của bệnh nhân ở lần thu thập số liệu cuối cùng. Ghi nhận: dạng vai đến 1700, gấp ra trước đến 1700, xoay ngoài tay hoàn toàn, xoay trong đến mức thắt lưng. “Nguồn: bệnh nhân số 52” - Hình ảnh X quang ở lần thăm khám cuối cùng ghi nhận lành xương hoàn toàn, khoảng cách đỉnh mấu động lớn- đỉnh chỏm xương cánh tay là 7 mm, góc cổ thân là 1260. Hình 16: Hình ảnh X quang vai phải bệnh nhân ở lần thăm khám cuối cùng. Ghi nhận khoảng cách đỉnh mấu động lớn- đỉnh chỏm xương cánh tay là 7 mm, góc cổ thân là 1260. “Nguồn: bệnh nhân số 52” BỆNH ÁN MINH HỌA 4 (Bệnh nhân số 33, gãy 4 mảnh đầu trên xương cánh tay Phải biến chứng hoại tử chỏm xương cánh tay) Bệnh nhân Nguyễn Thị M., nữ, 53 tuổi (mã số bệnh nhân: CH201100968) - Bệnh nhân đi xe máy va chạm với xe máy, té đập vai Phải xuống đất, cánh tay khép. Sau té bệnh nhân tỉnh, đau vai Phải, hạn chế vận động. Bệnh nhân tự đến khám tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình. - Tiền căn: tăng huyết áp, không hút thuốc lá. - Hình ảnh X quang và dựng hình chụp cắt lớp vi tính khớp vai trước phẫu thuật ghi nhận hình ảnh gãy 4 mảnh đầu trên xương cánh tay. Phân tích hình ảnh cắt lớp vi tính ghi nhận di lệch mảnh bản lề trong >2 mm có mảnh rời, kích thước mảnh bờ calcar trong khoảng 2-8 mm, góc cổ thân >1450, kiểu gãy dạng, chỉ số lồi củ delta là 1,57. Hình 17: Hình ảnh X quang và dựng hình 3D khớp vai Phải trước phẫu thuật. Ghi nhận gãy 4 mảnh đầu trên xương cánh tay Phải, chỉ số lồi củ Đenta 1,57. “Nguồn: bệnh nhân số 33” Hình 18: Chụp CLVT đầu trên xương cánh tay Phải. Ghi nhận gãy 4 mảnh đầu trên xương cánh tay, di lệch mảnh bản lề trong >2 mm có mảnh rời, kích thước mảnh bờ trong khoảng 2-8 mm, góc cổ thân >1450, kiểu gãy dạng “Nguồn: bệnh nhân số 33” - Bệnh nhân được phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít khóa dưới C-arm vào ngày thứ 7 sau chấn thương. - Kết quả hình ảnh học sau mổ, khoảng cách từ đỉnh mấu động lớn đến đỉnh chỏm xương cánh tay là 6 mm, góc cổ thân xương cánh tay là 1350. Hình 19: Hình C-arm trong lúc phẫu thuật và X quang ngay sau mổ, khoảng cách từ đỉnh mấu động lớn đến đỉnh chỏm xương cánh tay là 6 mm, góc cổ thân xương cánh tay là 1350 “Nguồn: bệnh nhân số 33” - Sau phẫu thuật 3 tháng, bệnh nhân được tái khám, ghi nhận vết thương lành tốt. Hình ảnh X quang cho thấy vít Calcar nằm sát chỏm xương cánh tay, biến chứng vít thủng chỏm thứ phát. Do dịch bệnh covid19, bệnh nhân không có điều kiện tái khám, chỉ tiếp tục theo dõi qua điện thoại. Hình 20: Hình ảnh X quang sau phẫu thuật 3 tháng. Ghi nhận vít calcar nằm sát chỏm xương cánh tay. “Nguồn: bệnh nhân số 33” - Bệnh nhân được theo dõi trong 31 tháng. Ở lần thu thập số liệu cuối cùng, điểm VAS của bệnh nhân là 2 điểm, điểm QDASH là 14 điểm và điểm Constant-Murley là 51 điểm, được phân loại là xấu. Khớp vai hạn chế vận động: dạng vai 900, gấp vai ra trước 900, xoay ngoài 900, xoay trong ngang mức thắt lưng L5. Bệnh nhân gặp biến chứng hoại tử chỏm. Hình 21: Tầm vận động của bệnh nhân ở lần thu thập số liệu cuối cùng. Ghi nhận: dạng vai đến 900; gấp ra trước đến 900; xoay ngoài: hai bàn tay ra tay sau đầu, khuỷu tay trước; xoay trong đến mức khớp cùng chậu. “Nguồn: bệnh nhân số 33” - Hình ảnh X quang ở lần thăm khám cuối cùng ghi nhận hoại tử chỏm, khoảng cách đỉnh mấu động lớn- đỉnh chỏm xương cánh tay là 8 mm, góc cổ thân là 1350. Hình 22: Hình ảnh X quang vai phải bệnh nhân ở lần thăm khám cuối cùng. Ghi nhận khoảng cách đỉnh mấu động lớn- đỉnh chỏm xương cánh tay là 8 mm, góc cổ thân là 1350. “Nguồn: bệnh nhân số 33” BỆNH ÁN MINH HỌA 5 (Bệnh nhân số 54, gãy 3 mảnh đầu trên xương cánh tay Phải) Bệnh nhân Trang Yến N., nữ, 74 tuổi (mã số bệnh nhân: CH210313157) - Bệnh nhân được người nhà chờ bằng xe máy, va chạm với xe máy khác, té đập vai Phải xuống đất, cánh tay khép. Sau té bệnh nhân tỉnh, đau vai Phải, hạn chế vận động. Bệnh nhân tự đến khám tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình. - Tiền căn: tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, đái tháo đường type II, không hút thuốc lá. - Hình ảnh X quang và dựng hình chụp cắt lớp vi tính khớp vai trước phẫu thuật ghi nhận hình ảnh gãy 3 mảnh đầu trên xương cánh tay. Phân tích hình ảnh cắt lớp vi tính ghi nhận di lệch mảnh bản lề trong >2 mm không có mảnh rời, kích thước mảnh bờ calcar > 8 mm, góc cổ thân >1450, kiểu gãy dạng, chỉ số lồi củ delta là 1,35. Hình 23: Hình ảnh X quang trước phẫu thuật. Ghi nhận gãy 3 mảnh đầu trên xương cánh tay Phải, chỉ số lồi củ Đenta 1,35. “Nguồn: bệnh nhân số 54” Hình 24: Hình ảnh dựng hình 3D khớp vai Phải trước phẫu thuật. Ghi nhận gãy 3 mảnh đầu trên xương cánh tay Phải “Nguồn: bệnh nhân số 54” Hình 25: Chụp CLVT đầu trên xương cánh tay Phải. Ghi nhận gãy 3 mảnh đầu trên xương cánh tay, di lệch mảnh bản lề trong >2 mm có mảnh rời, kích thước mảnh bờ trong khoảng >8 mm, góc cổ thân >1450, kiểu gãy dạng “Nguồn: bệnh nhân số 54” - Bệnh nhân được phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít khóa dưới C-arm vào ngày thứ 8 sau chấn thương. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được khâu chóp xoay rách bằng chỉ siêu bền. - Kết quả hình ảnh học sau mổ, khoảng cách từ đỉnh mấu động lớn đến đỉnh chỏm xương cánh tay là 6 mm, góc cổ thân xương cánh tay là 1300. Hình 26: Hình C-arm trong lúc phẫu thuật và X quang ngay sau mổ, khoảng cách từ đỉnh mấu động lớn đến đỉnh chỏm xương cánh tay là 6 mm, góc cổ thân xương cánh tay là 1300. “Nguồn: bệnh nhân số 54” - Bệnh nhân được theo dõi trong 27 tháng. Ở lần thu thập số liệu cuối cùng, điểm VAS của bệnh nhân là 0 điểm, điểm QDASH là 7 điểm và điểm Constant-Murley là 86 điểm, được phân loại là rất tốt. Bệnh nhân không gặp biến chứng. Hình 27: Tầm vận động của bệnh nhân ở lần thu thập số liệu cuối cùng. Ghi nhận: dạng vai đến 1800; gấp ra trước đến 1800; xoay ngoài tay hoàn toàn; xoay trong đến mức đốt sống ngực 12 “Nguồn: bệnh nhân số 54” - Hình ảnh X quang ở lần thăm khám cuối cùng ghi nhận lành xương hoàn toàn, khoảng cách đỉnh mấu động lớn- đỉnh chỏm xương cánh tay là 6 mm, góc cổ thân là 1300. Hình 28: Hình ảnh X quang vai phải bệnh nhân ở lần thăm khám cuối cùng. Ghi nhận khoảng cách đỉnh mấu động lớn- đỉnh chỏm xương cánh tay là 6 mm, góc cổ thân là 1300. “Nguồn: bệnh nhân số 54” BỆNH ÁN MINH HỌA 6 (Bệnh nhân số 9, gãy 3 mảnh đầu trên xương cánh tay Trái) Bệnh nhân Hoàng Văn Q., nam, 59 tuổi (mã số bệnh nhân: CH211016873) - Bệnh nhân đi xe máy, va chạm với xe máy khác, té đập vai trái xuống đất, cánh tay khép. Sau té bệnh nhân tỉnh, đau vai trái, hạn chế vận động. Bệnh nhân tự đến khám tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình. - Tiền căn: Không bệnh nền, có hút thuốc lá. - Hình ảnh X quang và dựng hình chụp cắt lớp vi tính khớp vai trước phẫu thuật ghi nhận hình ảnh gãy 3 mảnh đầu trên xương cánh tay. Phân tích hình ảnh cắt lớp vi tính ghi nhận di lệch mảnh bản lề trong >2 mm không có mảnh rời, kích thước mảnh bờ calcar trong khoảng 2- 8 mm, góc cổ thân >1450, kiểu gãy dạng, chỉ số lồi củ delta là 1,35. Hình 29: Hình ảnh X quang trước phẫu thuật. Ghi nhận gãy 3 mảnh đầu trên xương cánh tay Trái, chỉ số lồi củ Đenta 1,35. “Nguồn: bệnh nhân số 9” Hình 30: Chụp CLVT đầu trên xương cánh tay Trái. Ghi nhận gãy 3 mảnh đầu trên xương cánh tay, di lệch mảnh bản lề trong >2 mm có mảnh rời, kích thước mảnh bờ trong khoảng 2-8 mm, góc cổ thân >1450, kiểu gãy dạng “Nguồn: bệnh nhân số 9” - Bệnh nhân được phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít khóa dưới C-arm vào ngày thứ 3 sau chấn thương. - Kết quả hình ảnh học sau mổ, khoảng cách từ đỉnh mấu động lớn đến đỉnh chỏm xương cánh tay là 5 mm, góc cổ thân xương cánh tay là 1370. Hình 31: Hình C-arm trong lúc phẫu thuật và X quang ngay sau mổ, khoảng cách từ đỉnh mấu động lớn đến đỉnh chỏm xương cánh tay là 5 mm, góc cổ thân xương cánh tay là 1370. “Nguồn: bệnh nhân số 9” - Bệnh nhân được theo dõi trong 19 tháng. Ở lần thu thập số liệu cuối cùng, điểm VAS của bệnh nhân là 0 điểm, điểm QDASH là 2 điểm và điểm Constant-Murley là 88 điểm, được phân loại là rất tốt. Bệnh nhân không gặp biến chứng. Hình 32: Tầm vận động của bệnh nhân ở lần thu thập số liệu cuối cùng. Ghi nhận: dạng vai đến 1700; gấp ra trước đến 1700; xoay ngoài tay hoàn toàn; xoay trong đến thăt lưng “Nguồn: bệnh nhân số 9” - Hình ảnh X quang ở lần thăm khám cuối cùng ghi nhận lành xương hoàn toàn, khoảng cách đỉnh mấu động lớn- đỉnh chỏm xương cánh tay là 6 mm, góc cổ thân là 1370. Hình 33: Hình ảnh X quang vai phải bệnh nhân ở lần thăm khám cuối cùng. Ghi nhận khoảng cách đỉnh mấu động lớn- đỉnh chỏm xương cánh tay là 6 mm, góc cổ thân là 1370. “Nguồn: bệnh nhân số 9”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_giai_phau_hoc_ung_dung_dieu_tri_gay_3_4_m.pdf
  • doc30_ Mẫu Thông tin luận án đưa lên mạng (2022).doc
  • pdf20240709111128.pdf
  • pdf20240808100325.pdf
  • pdftóm tắt luận văn 01-08-24.pdf
Luận văn liên quan