Sau khi hoàn thiện hồ sơ, D nộp hồ sơ gửi HNX để đăng ký niêm yết. Sự việc
chưa xong thì ngày 29/5/2015, đối tượng này bị khởi tố, bắt tạm giam vì hành vi làm giả
con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức; trốn thuế và vi phạm quy định về cho vay trong
hoạt động của các tổ chức tín dụng ở một vụ án khác.
Tháng 6/2015, T.H.T và P.T.C tiếp cận hồ sơ MTM từ vợ của D với thỏa thuận
nếu cổ phiếu được giao dịch trên TTCK, mỗi bên sẽ sở hữu 50% trong tổng số 31 triệu
cổ phiếu MTM (tương đương 155 tỷ đồng). 3 đối tượng này thống nhất sử dụng hồ sơ
hiện có để đưa cổ phiếu MTM đăng ký giao dịch trên UPCoM và ngày 15/4/2016 là
ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu này.
Để làm giả được hồ sơ nói trên, T và C đã móc nối với các cán bộ của ngân
hàng liên quan làm giả 143 chứng từ ủy nhiệm chi/nộp - rút tiền với tổng số 485 tỷ
đồng bằng cách hạch toán dòng tiền tệ trên hệ thống phần mềm (mỗi giao dịch cách
nhau vài phút). Các tài liệu này được sử dụng để hạch toán sổ sách kế toán, báo cáo tài
chính, báo cáo thuế
225 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Equity Offering Announcements: The Role of Growth
Opportunities’, Journal of Business Finance & Accounting, 26(5-6), 621-649.
65. Gorsuch, R. L. (1983), Factor analysis, (2nd ed.). Hillsdale, NJ: Lawrence
Erlbaum.
66. Goshen and G. Parchomovsky (2000), ‘On Insider Trading Markets, and
‘Negative’ Property Rights in Information’, Fordham Law and Economics
Research, Paper No. 06.
67. Gottschalk, p., Solli-Saether, H. (2011), ‘Financial crime in business
organizations: An empirical study’, Journal of Financial Crime, 75(10), 76-92.
68. Graham, J. R., and C. R. Harvey (2001), ‘The Theory and Practice of Corporate
Finance: Evidence from the Field’, Journal of Financial Economics, Vol. 60 (2-3).
69. Giroux, G. (2008), ‘What went wrong? Accounting fraud and lessons from the
recent scandals’, Social Research, 75(4), 1205-1238.
70. Hà Thị Thúy Vân (2016), ‘Thủ thuật gian lận trong lập báo cáo tài chính của các
công ty niêm yết, Tạp chí Tài chính, tháng 4/2016.
71. Hackner, E., & Nilsson, A. (2008), ‘Fraud, corruption and the paradox of
control’, The Southern Business & Economic Journal, 31(3), 49-72.
72. Hair, J. F., et al. (1998), Multivariate Data Analysis, Prentice - Hall International, Inc.
73. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E. and Tatham, R.L. (2010),
Multivariate Data Analysis, 7th ed., Prentice-Hall, Upper Saddle River, NJ.
74. Hegazy, M., & Kassem, R. (2010), ‘Fraudulent financial reporting: Do red flags
really help?’, Journal of Economics and Engineering, 4, 69-70.
75. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, Tập 2, Nhà xuất bản Hồng Đức, trang 24.
182
76. Howe, M.A. and Malgwi, C.A. (2006), ‘Playing the ponies: A $5 million
embezzlement case’, Journal of Education for Business, 82 (1): 27 - 33.
77. Huse, M., & Solberg, A. (2006), ‘Gender-related boardroom dynamics: how
Scandinavian women make and can make contributions on corporate boards’,
Women in Management Review, 21, 113-30.
78. Jaffe. J. F. (1974), ‘Special Information and Insider Trading’, Journal of
business, 410-428.
79. Jalil, J.P. (2003), ‘Proposals for insider trading regulation after the fall of the
house of Enron’, Fordham J. Corporation and Financial Law, 8, 689-711.
80. Jennifer L. Weske (2013), Share Price Changes and Price/Earnings Ratios As
Predictors of Fraud Prior to a Fraud Announcement, Doctor of Philosophy,
Northcentral University.
81. Jeng, Leslie A. (1998), ‘Corporate Insiders and the Window of Opportunity',
Working paper, Boston University.
82. Jiang, X., & Zaman, M. A. (2010), ‘Aggregate Insider Trading: Contrarian Beliefs
or Superior Information?’, Journal of Banking & Finance, 34(6), 1225-1236.
83. John, K., & Lang, L. H. P. (1991), ‘Insider Trading around Dividend
Announcements: Theory and Evidence’, The Journal of Finance, 46(4), 1361-1389.
84. Jonas Mackevicius, Lukas Giriunas (2013), Transformational research of fraud
triangle, Ekonomika, 2013, Vol. 92(4).
85. Jordan, J. S. (1999), ‘Bank managers’ opportunistic trading of their firms’
shares’, Financial Management, 28, 36-51.
86. Kaiser, H.F. (1974), ‘An index of factor simplicity’, Psychometrika, 39 (1) 31-36.
87. Kallunki, J., Nilsson, H., & Peltoniemi, J. (2009), ‘Regulated and unregulated
insider trading around earnings announcements’, European Journal of Law and
Economics, 27, pp. 285-308.
88. Karpoff, J. M., and D. Lee (1991), ‘Insider Trading before New Issue
Announcements’, Financial Management, Vol. 20 (1), pp. 18-26.
89. Kenyon, W. and Tilton, P. D. (2006), Potential red flags and fraud detection
techniques: A Guide to Forensic Accounting Investigation, First Edition, John
Wiley & Sons, Inc, New Jersey.
90. Kim, J.Y., Roden, D.M., & Cox, S.R. (2013), ‘The composition and
compensation of the board of directors as predictors of corporate fraud’,
Accounting and Finance Research, 2(3), 142-154.
91. Klein, M. and Maxson, C. (2006), Street Gang Patterns and Policies, Oxford
University Press, Oxford.
183
92. Klein, M. (1995), The American Street Gang: Its Nature, Prevalence, and
Control, Oxford University Press, New York, NY.
93. Kolman, M. (2007), ‘Creating a fraud risk dialogue: Internal auditors can use a
carefully crafted questionnaire to help meet their responsibility for identifying
the indicators of fraud’, Internal Auditor, 64(3), 45-48.
94. KPMG (2012), Fraud and misconduct survey, Australia and New Zealand,
Retrieved on 16 January 2018,
[www.kpmg.com/AU/en/IssuesAndInsights/ArticlesPublications/Fraud-
Survey/Documents/ fraud-bribery-corruption-survey-2012.pdf].
95. Kraakman, R. (1991), The legal theory of insider trading regulation in the United
States, In European insider dealing, ed. K. E. Hopt and E. Wymeersch. London:
Butterworths.
96. Kyle, Albert S. (1984), A Theory of Futures Market Manipulations, In The
Industrial Organization of Futures Markets, ed. R. W. Anderson.
97. Kyle, A.S. (1985), ‘Continuous auctions and insider trading’, Econometrica:
Journal of the Econometric Society, 1315-1335.
98. Leland, H. E. (1992), ‘Insider trading: Should it be prohibited?’, Journal of
Political Economy, 100, 859-887.
99. Lê Nguyễn Thế Cường (2013), Giải pháp nâng cao trách nhiệm của kiểm toán
viên độc lập đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài
chính của công ty niêm yết Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh.
100. Lê Nguyễn Trung Thanh (2017), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chí giám
sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán niêm yết, Đề tài Ủy ban
chứng khoán Nhà nước, UB17.04.
101. Lister, L. M. (2007), ‘A practical approach to fraud risk’, Internal Auditor,
December, pp.1-30
102. Loebbecke, J.K., Eining, M.M. and Willingham, J.J. (1989), ‘Auditors’
experience with material irregularities: Frequency, nature, and detectability’,
Auditing: A Journal of Practice & Theory, 9(1): 1-28.
103. Lord, A. (2010), ‘The prevalence of fraud: What should we, as academics, be
doing to address the problem?’ Accounting & Management Information Systems,
9(1), 4-21.
104. Lou, Y., & Wang, M. (2009), ‘Fraud risk factor of the fraud triangle assessing
the likelihood of fraudulent financial reporting’, Journal of Business &
Economics Research, 7(2), 61-78.
184
105. Louhichi, W. (2008), ‘Adjustment of stock prices to earnings announcements:
Evidence from Euronext Paris’, Review of Accounting and Finance, 7(1), 102-115.
106. Mackevicius, J.; Bartaska, R. (2003), ‘Klaidu ir apgauliu aptikimas, ivertinimas
ir prevencija’, Pinigu studijos, 2, pp. 37-59.
107. Mai Chi (2013), Phát hiện gần 3.000 nhà đầu tư chứng khoán gian lận, truy cập
ngày 10 tháng 5 năm 2018, từ [
3000-nha-dau-tu-chung-khoan-gian-lan-1374820374.htm].
108. Mai Phương (2011), Mạnh tay chống gian lận chứng khoán, truy cập ngày 10
tháng 5 năm 2018, từ [
gian-lan-chung-khoan-2011040408586629.chn].
109. Mai Văn Bưu & Phan Kim Chiến (1999), Quản lý Nhà nước về kinh tế, Nhà xuất
bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
110. Manove, M. (1989), ‘The harm from insider trading and informed speculation’,
The Quarterly Journal of Economics, 104(4), 823-845.
111. Marden , R . and Edwards , R . (2005), ‘Internal controls for the small business:
Skimming and the fraud triangle’, Internal Auditing, 20 (1) : 3 - 10 .
112. Maug, E. (2002), ‘Insider trading legislation and corporate governance’,
European Economic Review, 46(9), 1569-1597.
113. McKinney, S., Holtan, A., & Sohn, W. (2011), ‘SEC Adopts final rules
implementing whistleblower provisions of Dodd-Frank’, Insights: The Corporate
& Securities Law Advisor, 25(6), 2-9.
114. Merriam Webster (1996), Merriam-Webster's Dictionary of Law, Incorporated
Springfield, Massachusetts.
115. Meulbroek, Lisa K., (1992), An empirical analysis of illegal insider trading, J.
Finan, 47 (5), 1661-1699.
116. Miller, G. (2006), ‘The press as a watchdog for accounting fraud’, Journal of
Accounting Research, 44, 1001-1033.
117. Ming, J. J., & Wong, T.J. (2003), ‘Earnings management and tunnelling through
related party transactions: Evidence from Chinese corporate groups’ EFA 2003
Annual Conference, Paper No.549.
118. Moyes G., Lin, P. & Landry-Jr, R. (2005), ‘Raise the red flag: a recent study
examines which SAS No. 99 indicators are more effective in detecting fraudulent
financial reporting’, Internal Auditor, Vol. 62, Issue 5, 47-51.
119. Munir, Q., Ching, K., Furouka, F., & Mansur, K. (2012), ‘The efficient market
hypothesis revisited: Evidence from the five small open ASEAN stock markets’,
The Singapore Economic Review, 57(3), 1-12.
185
120. Murdock, H. (2008), “The three dimensions of fraud”, Internal Auditor, Vol. 65
No. 4, pp. 81-83.
121. Murphy, D., & Tibbs, S. (2010), ‘Internal controls and the cost of fraud: An
empirical investigation’, Journal of Corporate Treasury Management, 3(2), 127-131.
122. Newkirk, T.C., & Robertson, M.A. (1998), ‘Insider trading-a US perspective’, 16
th International Symposium on Economic Crime, Jesus College, Cambridge,
England, September (Vol. 19, pp. 1998).
123. Noe, C.F. (1999), ‘Voluntary disclosures and insider transactions’, Journal of
Accounting and Economics, 27(3), 305-326.
124. Nunnally, J. (1978), Psychometric Theory, New York, McGraw-Hill.
125. Nguyễn Cường, Có hay không việc tiếp tay gian lận trên thị trường chứng
khoán?, truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2017, từ [
hay-khong-viec-tiep-tay-gian-lan-tren-thi-truong-chung-khoan-11214.htm].
126. Nguyễn Dũng (2005), Một số giải pháp ngăn ngừa hoạt động giao dịch nội gián
trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Đề tài Ủy ban Chứng khoán Nhà nước,
UB.05.01.
127. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011), Phương pháp nghiên cứu
khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
128. Nguyễn Đức Hiển (2012), Nghiên cứu hành vi nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam,
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số 2009.133.06.
129. Nguyễn Thanh Tùng (2016), Hoàn thiện hệ thống giám sát giao dịch cho thị
trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, Đề tài Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước, UB.16.07.
130. Nguyễn Thành Trung (2016), Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ, rủi ro gian lận
và lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
131. Nguyễn Thế Thọ (2014), Hoàn thiện phương pháp phân tích giao dịch chứng
khoán trong công tác giám sát giao dịch thao túng và nội gián, Đề tài Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước, Đề tài UB.14.01.
132. Nguyễn Thị Thanh Hiếu (2011), Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường
chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
133. Nguyễn Văn Thắng (2015), Thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh
doanh, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
134. O’Hara, M. (1998), Market microstructure theory, New York: Wiley.
135. Ozkul, F.U. and Pamukcu, A. (2012), Emerging Fraud: Fraud Cases from
Emerging Economies, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, London, New York, NY.
186
136. Peterson, B. K. & Buckhoff, T. A. (2004), ‘Anti-fraud education in academia’,
Advances in Accounting Education, Vol. 6, pp. 45-67.
137. Pettit, R. R., & Venkatesh, P. C. (1995), ‘Insider Trading and Long-Run Return
Performance’, Financial Management, 24(2), 88-103.
138. Piotroski, J. D., & Roulstone, D. T. (2005), ‘Do insider trades reflect both
contrarian beliefs and superior knowledge about future cash flow realizations?’,
Journal of Accounting and Economics, 39(1), 55-81.
139. Pulford, Briony D., and Andrew M. Colman, (1997), ‘Overconfidence: Feedback
and item difficulty effects’, Personality and Individual Differences, Vol. 23,
Issue 1, July 1997, pp. 125-133.
140. Quốc hội (2009), Luật chứng khoán số 54/2019/QH14, ban hành ngày 26/11/2019.
141. Quốc hội (2015), Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13, ban hành ngày 27/11/2015
142. Chính phủ (2019), Quyết định 242/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2025, ban hành ngày 28/02/2019.
143. Rae, K., & Subramaniam, N. (2008), ‘Quality of internal control procedures:
Antecedents and moderating effect on organisational justice and employee
fraud’, Managerial Auditing Journal, 23(2), 104-124.
144. Rajesh K. Aggarwal (2003), ‘Stock Market Manipulation - Theory and
Evidence’, SSRN Electronic Journal, April 2003.
145. Ravina, E., & Sapienza, P. (2010), ‘What do independent directors know?
Evidence from their trading’, Review of Financial Studies, 23(3), 962-1003.
146. Rezaee, Z., & Riley, R. (2010), Financial statement fraud: Prevention and
detection, Hoboken, NJ: John Wiley & Sons, Inc.
147. Rezaee, Z., Crumbley, D. L., & Elmore, R. C. (2004), ‘Forensic accounting
education’, Advances in Accounting Education, Vol. 6, pp. 193-231.
148. Rosen, A. (2007), ‘How to stop leaks’, Canadian Business, 80(10), 23-26.
149. Ross Stephen (1979), Disclosure Regulation in Financial Markets: Implications
of Modern Finance and Signaling Theory, In: Edwards, F.R., Ed., Financial
Regulation, Chapter 4, Mc Graw-Hill, Inc., New York, 177-202.
150. Rozanov, K.A. (2008), Corporate governance and insider trading, Doctor of
philosophy, Massachusetts Institute of Technology Sloan School of
Management, Cambridge, MA.
151. Rozeff, M.S., & Zaman, M.A. (1988), ‘Market efficiency and insider trading:
New evidence’, The Journal of Business, 61(1), 25-44.
187
152. Russo, J. Edward, and Paul J. H. Schoemaker (1992), ‘Managing
overconfidence’, Sloan Management Review, (33:2), 7-17.
153. Sabau, E.M (2013), ‘Fraud Risk Management - Human Rationalization
Assessment’, Business Excellence and Management, Faculty of Management,
Academy of Economic Studies, Bucharest, Romania, vol. 3(1), pages 41-56, March.
154. Sauser, W.I., Jr (2007), ‘Employee theft: Who, how, why, and what can be
done’, SAM Advanced Management Journal, 72(3):13-25 January.
155. Schwert, G. W. (1996), ‘Markup pricing in mergers and acquisitions’, Journal of
Financial Economics, 41, 153-192.
156. “Securities fraud” (2017), Wikipedia, Retrieved on 10 December 2017,
[https://en.wikipedia.org/wiki/Securities_fraud].
157. ‘Investment and Securities Fraud’, The official website of the Government of
Canada, Retrieved on 2 August 2018, [
fraudes/inv-fra-eng.htm]
158. Seyhun (1986), ‘Insiders' Profits, Costs of Trading, and Market Efficiency’,
Journal of Financial Economics, 16(2), 189-212.
159. Shafer, W. E., Morris, R. E., & Ketchand, A.A. (2001), ‘Effects of personal
values on auditors’ ethical decisions’, Accounting, Auditing & Accountability
Journal , 14(3), 254-277.
160. Singleton, T. W., Bologna, G. J., Lindquist, R. J., & Singleton, A. J. (2006), Fraud
Auditing and Forensic Accounting, 3rd Ed., John Wiley & Sons, Inc, New Jersey.
161. Skousen, C., & Twedt, B. (2010), ‘Fraud score analysis in emerging markets’,
Cross Cultural Management, 16(3), 301-316.
162. Srinidhi, B., Gul, F. A., & Tsui, J. (2011), ‘Female directors and earnings
quality’, Contemporary Accounting Research, 28(5), 1610-1644.
163. Tạ Thu Trang (2017), Kiểm toán gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính của
các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận
án Tiến sĩ Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
164. The Sarbanes-Oxley Act of (2002), University of Cincinnati Law School,
retrieved on 2/27/2018, from [].
165. Thomsen, L.C. (2006), ‘US. Securities and Exchange Commission concerning
insider trading’, Examining Enforcement of Criminal Insider Trading and Hedge
Fund Activity: Hearing before the Senate, Committee on the Judiciary, 109th Congress.
166. Trần Thị Giang Tân (2014), ‘Đánh giá rủi ro gian lận báo cáo tài chính của các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế & Phát
triển, Số 26(1), trang 74-94.
188
167. Trương Minh Huy (2015), TTCK: Khoảng trống pháp lý giao dịch nội gián, truy
cập ngày 15 tháng 12 năm 2017, từ
khoang-trong-phap-ly-giao-dich-noi-gian-12535.html.
168. Van Bommel, Jos. (2003), ‘Rumors’, Journal of Finance, 58(4): 1499-1519.
169. Vance, S. (1983), Corporate leadership: Boards, directors and strategy, New
York: McGraw-Hill.
170. Velicer, W. F., & Fava, J. L. (1998), ‘Affects of variable and subject sampling on
factor pattern recovery’, Psychological Methods, 3(2), 231-251
171. Vinh Nguyen, Anh Tran, Richard Zeekhauser (2017), 'Stock splits to profit
insider trading: Lessons from an emerging market’, Journal of International
Money and Finance, 74 (2017) 69-87.
172. Võ Thị Hoàng Nhi (2008), 'Giao dịch nội gián trên thị trường chứng khoán Việt
Nam', Công nghệ ngân hàng, Số 29 tháng 8/2008, trang 42- 45.
173. Vona, I. W. (2008), Fraud Risk Assessment: Building a Fraud Audit Programme,
Hoboken, New Jersey: John Wiley and Sons.
174. Wang, W.K.S., & Steinberg, M.L. (2005), Insider trading, 2nd ed. New York:
Oxford University Press.
175. Weerman, F. (2003), ‘Co-offending as social exchange explaining: explaining
characteristics of co-offending’, The British Journal of Criminology, Vol. 43 No. 2,
pp. 398-416.
176. Wei Wu (2015), Asymmetry and insider trading, Doctor of philosophy, The
university of chicago.
177. Wells, J., & Gill, J. (2007), ‘Assessing fraud risk’, Journal of Accountancy, 204(4), 63-65.
178. Wilks, T.J. and M.F. Zimbelman (2004), ‘Decomposition of fraud risk
assessment and auditors’ sensitivity to fraud cues’, Comtemporary Accounting
Research, 21(3), 719-745.
179. Xu Sun (2015), Essays on Insider Trading, Doctor of philosophy, The University
of Texas-Pan American.
180. Yue Wang (2005), Securities Fraud: An Economic Analysis, Doctor of
Philosophy, the University of Maryland.
189
PHỤ LỤC 01
PHIẾU KHẢO SÁT
Lời giới thiệu
Tên tôi là Nguyễn Thị Bích Thủy, hiện đang thực hiện nghiên cứu với Đề tài
“Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Nghiên cứu
tập trung vào các loại hành vi gian lận gồm giao dịch nội gián; thao túng giá; công bố
thông tin sai lệch; điều chỉnh hoặc làm giả tài liệu, hồ sơ chứng khoán.
Sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn của ông/bà có ý nghĩa quan trọng giúp tôi
hoàn thành tốt nhất nghiên cứu của mình. Tôi xin cam đoan tất cả thông tin sẽ được
bảo mật và chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu. Các câu hỏi được thiết kế dựa trên tham
khảo nghiên cứu của Cressey (1953).
Nếu Ông/Bà có điều gì cần trao đổi vấn đề liên quan tới Nghiên cứu của tôi, xin liên
hệ với tôi theo số điện thoại: 0989.222186 hoặc qua email: bichthuy@vinhuni.edu.vn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông/bà!
Phần 1: Thông tin chung
Ông/bà hãy khoan tròn vào lựa chọn của mình
1. Giới tính:
a. Nam
b. Nữ
2. Trình độ học vấn
a. Phổ thông c. Đại học
b. Trung cấp, cao đẳng d. Sau đại học
3. Thuộc nhóm đối tượng
a. Nhà đầu tư trên 5 năm kinh nghiệm
b. Người làm việc trong lĩnh vực chứng khoán: CTCK, UBCKNN, SGD
4. Số năm kinh nghiệm tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán
a. Dưới 1 năm
b. Từ 1 - 3 năm
c. Từ 5 - 10 năm
d. Trên 10 năm
190
Phần 2: Nội dung khảo sát
Ông/bà hãy khoanh tròn vào lựa chọn.
Trong đó: 1 (RẤT KHÔNG ĐỒNG Ý); 2 (KHÔNG ĐỒNG Ý); 3 (BÌNH
THƯỜNG); 4 (ĐỒNG Ý); 5 (RẤT ĐỒNG Ý).
5. Mức độ đồng ý của anh/chị về các yếu tố CƠ HỘI tác động đến hành vi
gian lận trên TTCK Việt Nam (mức 5 là rất đồng ý)?
TT Yếu tố Mức độ đồng ý
I Các cơ hội do người nội bộ và tổ chức phát hành
1 Người có thông tin nội bộ chưa công bố của công ty
làm tăng
1 2 3 4 5
2 Sự thông đồng của tổ chức phát hành, người nội bộ và
công ty chứng khoán
1 2 3 4 5
3 Lạm dụng quyền lực, vị trí để thực hiện hành vi gian lận
hoặc lôi kéo, dụ giỗ người khác vi phạm
1 2 3 4 5
4 Khi được bạn bè, người quen nhờ có thể đứng tên công
ty nhưng không tham gia góp vốn hay điều hành cty
1 2 3 4 5
5 Tổ chức phát hành có giao dịch của các bên liên quan,
công ty mẹ - công ty con
1 2 3 4 5
6 Tổ chức phát hành có cơ cấu tổ chức phức tạp, một
người kiêm nhiệm nhiều vị trí.
1 2 3 4 5
7 Tổ chức phát hành không kiểm soát tốt thông tin nội bộ 1 2 3 4 5
II Các cơ hội do nhà đầu tư
1 Nhà đầu tư không phân tích kỹ các thông tin của TCPH
như bản cáo bạch, thuyết minh BCTC
1 2 3 4 5
2 Nhà đầu tư cho bạn bè, người quen mượn tài khoản
chứng khoán
1 2 3 4 5
3 Nhà đầu tư mua bán chứng khoán theo người nội bộ
hoặc được cho là có thông tin nội bộ
1 2 3 4 5
4 Nhà đầu tư có xu hướng giao dịch theo nhà đầu tư
nước ngoài
1 2 3 4 5
5 Nhà đầu tư giao dịch theo khuyến nghị của nhà môi giới 1 2 3 4 5
6 Nhà đầu tư giao dịch theo thông tin tư vấn trên các diễn
đàn chứng khoán
1 2 3 4 5
191
TT Yếu tố Mức độ đồng ý
III Các cơ hội do quản lý, giám sát thị trường
1 Các dịch vụ “tín dụng tạo đòn bẩy” của CTCK 1 2 3 4 5
2 Hệ thống giám sát phát hiện gian lận của cơ quan nhà
nước chưa kịp thời
1 2 3 4 5
3 Hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập (để lọt hoặc đánh
giá không đúng loại tội phạm, chưa có chính sách người
tố cáo)
1 2 3 4 5
4 Các biện pháp xử phạt quá nhẹ, chưa có tính răn đe 1 2 3 4 5
5 Các biện pháp xử phạt không kịp thời, chậm trễ 1 2 3 4 5
6 Thẩm quyền của UBCK trong thanh tra, kiểm tra, xử
phạt còn nhiều hạn chế
1 2 3 4 5
6. Mức độ đồng ý của anh/chị về các cách thức thực hiện hành vi gian lận?
(Mức 5 là rất đồng ý)
Hình thức gian lận Mức độ đồng ý
Dùng một hay nhiều tài khoản để liên tục mua, bán tạo
ra cung, cầu giả tạo cho chứng khoán.
1 2 3 4 5
Liên tục giao dịch với khối lượng chi phối tại thời điểm
xác định giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới của chứng
khoán đó.
1 2 3 4 5
Đưa ra ý kiến thông qua phương tiện thông tin đại
chúng về một loại chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng
đến giá của loại chứng khoán.
1 2 3 4 5
Tạo dựng, công bố thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm
ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường
1 2 3 4 5
Sử dụng thông tin nội bộ chưa công bố để giao dịch
chứng khoán.
1 2 3 4 5
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
192
PHỤ LỤC 02
Tình huống giao dịch nội gián cổ phiếu KSH.
Bà Đ.T.K, do là cổ đông của công ty đồng thời là vợ của tổng giám đốc công ty
nên có được thông tin nội bộ về việc triển khai dự án khai thác mỏ vàng Sa Khoang
của công ty KSH. Bà K đã lợi dung thông tin này để làm lợi cho chính mình đồng thời
tiết lộ cho người quen là bà N.T.N và ông N.V.G. Tổng số cổ phiếu những người này
gom thêm là 100.000 cổ phần.
Đến ngày 22/09/2009, công ty công bố thông tin khai thác mỏ vàng. Với thông
tin tốt nói trên, giá cổ phiếu KSH đã tăng từ 18.000 đồng/CP vào đầu tháng 9.2009,
tiếp theo đó là 19 phiên tăng trần liên tục và đạt đỉnh 93.000 đồng/CP vào tháng 10
(tăng hơn 400% trong vòng 2 tháng). Do đó, số tiền lãi của nhóm nhà đầu tư này hơn 1
tỷ đồng. Tuy nhiên, theo quyết định xử phạt hành chính, 3 đối tượng trên bị xử phạt
165 triệu đồng, số tiền quá nhỏ so với số lợi nhuận mà họ thu được từ hành vi giao
dịch nội gián kể trên.
Các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi giao dịch nội gián nói trên:
- Có mối quan hệ quen thân với người nội bộ hoặc người có liên quan với người
nội bộ giúp tiếp cận được thông tin quan trọng chưa công bố của công ty. Những thông
tin này có ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trong tương lai.
- Hình thức xử phạt còn quá nhẹ. Số tiền phạt chỉ vài chục triệu không đáng là
bao so với số tiền tỷ lãi thu về từ hoạt động gian lận nói trên.
- Thời gian phát hiện và ra quyết định chậm trễ. Gian lận chỉ được phát hiện sau
khi đã hoàn thành giao dịch, các quyết định xử phạt được đưa ra sau 6 tháng kể từ khi
vi phạm.
Các cách thức thực hiện hành vi gian lận nói trên:
- Sử dụng lợi thế thông tin nội bộ chưa công bố để kiếm lợi.
193
PHỤ LỤC 03
Tình huống gian lận của ông V.T.N đối với cổ phiếu SBC.
Ngày 05/12/2014, ông V.T.N chủ tịch HĐQT công ty đã bán ra 115.000 cổ
phiếu SBC của công ty nhưng không báo cáo trước khi thực hiện giao dịch. Trước đó
cổ phiếu SBC tăng kịch trần 10 phiên liên tiếp. Phía Công ty cũng giải trình về việc
tăng kịch trần này là do công ty đã CBTT về kết quả kinh doanh sau khi liên tục bị
nhắc nhở và xử phạt vì lỗi chậm CBTT.
Tuy nhiên, việc ông V.T.N bán ra chỉ được giải thích rõ khi ngày 15/01/2015
công ty thông báo sẽ hủy niêm yết từ ngày 12/02/2015. Thông tin xấu nói trên đã khiến cổ
phiếu lao dốc trên thị trường. Giá cổ phiếu đã giảm từ đỉnh 36.500/cổ phiếu ngày
05/12/2014 xuống 17.500 đồng/cổ phiếu ngày 29/01/2015 (giảm 52% trong gần 1 tháng).
Như vậy, ông V.T.N đã lợi dụng lợi thế thông tin có được để giao dịch nội gián
trước khi công ty CBTT ra công chúng, ông đã tránh được khoản lỗ hơn 2 tỷ đồng. Ông N
sau đó đã bị xử phạt 42,5 triệu đồng vì không báo cáo trước khi thực hiện giao dịch.
Các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi giao dịch nội gián nói trên:
- Là người có vị trí cao trong công ty nên có được thông tin quan trọng chưa
công bố của công ty.
- Hình thức xử phạt còn quá nhẹ.
Các cách thức thực hiện hành vi gian lận nói trên:
- Sử dụng lợi thế thông tin nội bộ chưa công bố để kiếm lợi.
194
PHỤ LỤC 04
Tình huống gian lận của ông T.V.Đ đối với cổ phiếu D2D
Ông T.V.Đ - Thành viên HĐQT đã mua 19.640 cổ phiếu D2D từ ngày
15/01/2018 - 22/01/2018 nhưng không báo cáo UBCK NN, giao dịch này được thực
hiện trước khi CBTT về KQKD khả quan nêu trên. Trước khi CBTT tốt về KQKD, từ
ngày 30/01/2018 - 09/02/2018, ông Đ lại mua thêm 20.000 cổ phiếu nữa nhưng có
thông báo giao dịch.
Ngày 28/03/2018 công ty CBTT từ Nghị quyết của HĐQT với nội dung chính:
KQKD năm 2017 doanh thu thuần đạt hơn 241,4 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2016
và vượt gần 24% kế hoạch năm. LNST cả năm đạt trên 75,33 tỷ đồng, tăng 26% so với
năm 2016, vượt 70,3% kế hoạch cả năm. Tổng LNST chưa phân phối đến cuối năm
2017 đạt hơn 86 tỷ đồng. Dự kiến chi trả cổ tức 30% mệnh giá. Với thông tin tốt nêu
trên, từ ngày 17/01/2018 đến ngày 10/04/2018, cổ phiếu D2D đã tăng từ 62.100 lên
78.000 đồng (tăng 25,8% chỉ trong 3 tháng)
Ông Đ đã hưởng lợi từ thông tin nội bộ chưa công bố khoảng 640 triệu đồng
(giá D2D tính đến ngày 10/04/2018). Ông giải trình lý do thực hiện mua trước thời
điểm CBTT là nhu cầu đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, việc liên tục mua vào trước thời
điểm CBTT tốt đặt ra nghi vấn của việc sử dụng lợi thế thông tin người nội bộ có được
để kiếm lợi nhuận vượt trội so với thị trường. Ông Đ sau đó đã bị xử phạt với số tiền
10 triệu đồng.
Các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi giao dịch nội gián nói trên:
- Lợi dụng vị trí là thành viên HĐQT, người nội bộ có khả năng tiếp cận được
sớm các thông tin có giá trị trước khi công bố ra công chúng.
- Tổ chức phát hành không quản lý tốt thông tin nội bộ.
- Chế tài xử phạt không có tính răn đe, việc xử phạt các hành vi gian lận trên
TTCK còn khá nhẹ, khiến cho các đối tượng có tâm lý sẵn sàng chấp nhận mức xử
phạt ít hơn nhiều so với mức lãi có được từ các hành vi gian lận.
Các cách thức thực hiện hành vi gian lận nói trên:
- Sử dụng lợi thế thông tin nội bộ chưa công bố để kiếm lợi.
195
PHỤ LỤC 05
Phân tích tình huống thao túng giá cổ phiếu TNT
Giá trị cổ phiếu TNT vào cuối năm 2014 tới cuối tháng 5/2015 chỉ giao động từ
2.000 - 3.000 đồng/CP. Từ ngày 9/6/2015, giá cổ phiếu TNT liên tục kịch trần nhiều
phiên liên tiếp, trong vòng nửa tháng giá cổ phiếu này đã đẩy lên hơn gấp gần 3 lần.
Đến ngày 24/7/2015, giá cổ phiếu TNT đã lên tới 8.200 đồng/CP.
Qua điều tra phát hiện, từ ngày 09/6/2015 đến 24/7/2015, ông H.Đ.D đã sử
dụng 26 tài khoản của mình và người khác để giao dịch cổ phiếu TNT. Ông D bị xử
phạt 550 triệu đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi
gian lận là hơn 491 triệu đồng. Với tổng số tiền phải nộp là hơn 1,041 tỷ đồng, đây
được coi là số tiền phạt lớn nhất đối với cá nhân trong lĩnh vực xử phạt vi phạm trong
lĩnh vực chứng khoán lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, sau khoảng thời gian này, giá cổ phiếu TNT vẫn tiếp tục tăng trần, đến
cuối tháng 12/2015, giá cổ phiếu TNT đã đại nhảy vọt lên đứng ở mức 25.000 đồng/CP.
Đầu năm 2016, toàn thị trường khá ảm đạm nhưng cổ phiếu TNT vẫn ổn định giá hơn
23.000 đồng/CP. Điều này là bất thường bởi cổ phiếu TNT thuộc lĩnh vực bất động sản,
vốn điều lệ và mục tiêu lợi nhuận chỉ ở mức khiêm tốn, nhưng giá cao hơn gấp 2, gấp 3
lần giá cổ phiếu của các doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực này như Vinaconex, sông Đà.
Ngoài ra, công ty này thành lập năm 2006, với vốn điều lệ chỉ là 3,6 tỷ đồng.
Qua điều tra đã phát hiện, từ ngày 23/12/2015 - 10/10/2016, bà L.T.T đã sử
dụng 29 tài khoản để thao túng giá cổ phiếu TNT. Bà T bị xử phạt số tiền 550 triệu
đồng, và không nhận thấy có số lợi bất hợp pháp do hành vi nêu trên.
Các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận nói trên:
- Dễ dàng tạo lập và sử dụng nhiều TK chứng khoán từ bạn bè, người quen.
- Tâm lý đám đông của các NĐT chạy theo xu hướng giao dịch mà không xác
định được là cung, cầu ảo.
- Nhà đầu tư chưa đánh giá đúng giá trị chứng khoán dựa trên các thông tin cơ bản.
- Các biện pháp xử phạt về TTCK giai đoạn này chưa kịp thời, chưa hiệu quả.
Cách thức thực hiện hành vi gian lận nói trên:
- Vụ thao túng của bà T và ông D sử dụng chiêu thức kinh điển là dùng nhiều
tài khoản để liên tục mua bán tạo nhu cầu giả tạo đối với chứng khoán TNT.
196
PHỤ LỤC 06
Phân tích tình huống thao túng giá cổ phiếu SPI
Đầu tháng 9 năm 2015, SPI chỉ có mức giá 3.100 đồng/cổ phiếu nhưng đến
phiên giao dịch cuối tháng 5 năm 2016, giá cổ phiếu này đã leo lên mức 14.500
đồng/cổ phiếu (tăng 368 %). Sau đó cổ phiếu quay đầu đến cuối tháng 12 năm 2016
giá cổ phiếu chỉ còn 2.300 đồng.
Qua điều tra xác minh, bà Đ.T.C.T, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị của SPI
đã sử dụng 29 tài khoản tại 04 công ty chứng khoán liên tục mua bán, tạo cung cầu giả
tạo, thao túng cổ phiếu SPI trong khoảng thời gian từ ngày 01/9/2015 - 13/5/2016.
Bà T đã bị xử phạt số tiền 600 triệu đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có
được do thực hiện hành vi vi phạm là 9,28 tỷ đồng. Căn cứ kết quả xác minh của cơ
quan công an thì chưa đủ căn cứ để khởi tố bà Đ.T.C.T theo Điều 181c Bộ Luật Hình
sự 1999 (tội thao túng chứng khoán).
Các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận nói trên:
- Đối tượng từng là lãnh đạo cấp cao, biết rõ tình hình tài chính công ty và nắm
được nhiều thông tin nội bộ của công ty.
- Tâm lý đám đông của các NĐT chạy theo xu hướng giao dịch mà không xác
định được là cung, cầu ảo.
- Dễ dàng mượn tài khoản chứng khoán từ bạn bè, người quen.
- Với số tiền xử phạt hành chính lớn, chế tài chưa đủ căn cứ để khởi tố hình sự
đối với bà Giang.
Cách thức thực hiện hành vi gian lận nói trên:
- Bà T đã sử dụng chiêu thức kinh điển là dùng nhiều tài khoản để liên tục mua
bán tạo nhu cầu giả tạo đối với chứng khoán SPI.
- Ngoài ra, do nguyên là chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty SPI nên bà T đã
kết hợp sử dụng thông tin nội bộ chưa công bố để thực hiện các hành vi thao túng nói trên.
197
PHỤ LỤC 07
Phân tích tình huống thao túng giá cổ phiếu MTM
Sau khi đăng ký giao dịch UPCoM, T.H.T, khi đó là Chủ tịch HĐQT MTM đã
giao cho P.T.C, Trưởng Ban kiểm soát MTM và 2 nhân sự khác là Đ.H.T, B.T.L mở
59 TK tại 3 CTCK là CTCK Bảo Việt (BVSC), CTCK Sài Gòn (SSI), CTCK
Maritime (MSI). Các TK này đứng tên những người có trong danh sách cổ đông giả,
người thân, người quen do P.T.C nhờ.
Mỗi khi khớp lệnh, C nhờ người đứng tên TK rút ngay tiền bán để nộp tiền vào
TK khác để quay vòng mua chứng khoán, tạo cung - cầu giả tạo. Khi không đủ tiền
thực hiện lệnh mua, P.T.C sử dụng dịch vụ bảo lãnh sức mua do MSI cung cấp. Thực
tế, CTCK không giải ngân tiền vào TK chứng khoán mà cấp bút toán trên hệ thống ghi
nhận TK có tiền cho TK. Mặc dù không được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp
phép, nhưng MSI vẫn đưa ra sản phẩm trên.
Trong 43 phiên giao dịch từ ngày 15/4/2016 đến ngày 17/6/2016, P.T.C trực
tiếp đặt lệnh và chỉ đạo 2 nhân sự khác đặt lệnh mua bán cổ phiếu MTM khớp chéo
giữa các TK trong nhóm.
P.T.C đã nhờ N.N.H, Trưởng phòng giao dịch một CTCK cho mượn 1 TK, rút
hộ 370 triệu đồng; nhờ T.S.T, Phó trưởng phòng cho mượn 2 TK, rút hộ 4,4 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra không đủ căn cứ kết luận H, T thông đồng thao túng giá, các đối
tượng này được tách vụ án điều tra và kết luận tội danh về làm giả hồ sơ tài liệu, giả
mạo trong công tác. Nhóm tội Thao túng chứng khoán bị kết án gồm có B.T.L và
Đ.H.T cùng mức án 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận nói trên:
- Có sự thông đồng, tiếp tay của nhóm lợi ích, các nhân viên ở các CTCK.
- Sự dễ dãi của những người cho mượn hoặc được nhờ mở TK giao dịch chứng khoán.
- Lợi dụng vị trí trưởng phòng, phó trưởng phòng CTCK, T.N.H và T.S.H đã
cho P.T.C mượn TK để rút tiền, đồng thời hỗ trợ các đối tượng tiếp cận các dịch vụ
“tín dụng” từ CTCK.
- Các dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán, bảo lãnh sức mua tại các CTCK
đã giúp các đối tượng có lượng tiền xoay vòng nhanh nhằm thực hiện tạo cung, cầu ảo.
- Tâm lý đám đông của các NĐT chạy theo xu hướng giao dịch mà không xác
định được là cung, cầu ảo.
198
- Các biện pháp xử phạt về vi phạm trên TTCK giai đoạn này chưa kịp thời,
chưa hiệu quả. Các hình thức xử phạt trước đó chưa có tính răn đe.
Cách thức thực hiện hành vi gian lận nói trên:
- Sử dụng nhiều tài khoản để liên tục khớp chéo trong nhóm tạo cung, cầu
giả tạo cho chứng khoán.
199
PHỤ LỤC 08
Tình huống gian lận của ông H.M.T đối với cổ phiếu KDM
Ngày 29/3/2016 - ngày ông H.M.T bắt đầu hành vi thao túng giá cổ phiếu KDM
cũng là ngày công ty đưa cổ phiếu lên niêm yết trên HNX. Từ ngày 29/03/2016 -
01/04/2017, ông T đã sử dụng 32 tài khoản để liên tục giao dịch, tạo cung cầu giả tạo,
thao túng giá cổ phiếu KDM. Thời điểm mới lên sàn giá 11.600 đồng/CP, dù không phải
tăng nhanh, nhưng đến đầu tháng 5/2016 đã lên 15.400 đồng/cổ phiếu (tăng 33%) dù
không có bất kỳ thông tin tốt nào hỗ trợ, sau đó là thời gian giảm điểm và chỉ hơn 1 tháng
sau đã nhanh chóng giảm còn 5.500 đồng/cổ phiếu. Độ giao động giá KDM khá lớn khi
sau đó không lâu đã quay đầu tăng mạnh, có lúc khớp lệnh ở vùng giá 17.700 đồng/cổ
phiếu ngày 12/01/2017 (tăng 234% trong 6 tháng), rồi lại tiếp đà giảm sâu, đến ngày
14/4/2017 đã xuống đến mức giá 3.400 đồng/cổ phiếu.
Ngày 20/09/2018, ông H.M.T bị xử phạt số tiền 550 triệu đồng, cơ quan điều
tra không thấy có số lợi bất hợp pháp từ hành vi nêu trên.
Các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận nói trên:
- Tâm lý đám đông của các NĐT chạy theo xu hướng giao dịch mà không xác
định được là cung, cầu ảo.
- Quản lý, giám sát chưa hiệu quả.
Cách thức thực hiện hành vi gian lận nói trên:
- Sử dụng nhiều tài khoản để giao dịch tạo cung cầu ảo
- Sử dụng các phương tiện truyền thông để đưa ra các nhận định có tính
chất lôi kéo, xúi dục các nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu
200
PHỤ LỤC 09
Tình huống gian lận cổ phiếu AAA của các nhóm nhà đầu tư
Xuất phát từ thông tin AAA từ chối bán 25% cổ phần cho một đối tác chiến lược
Nhật Bản (Maruzen Kanri Kaihattsu Co. Ltd) với giá 40.000 đồng/cổ phiếu vì sợ ảnh
hưởng đến quyền lợi cổ đông và Hội đồng quản trị đã hướng dẫn đối tác Nhật làm thủ tục
chào mua công khai trên sàn. Sau đó, không có thông tin nào được công bố thêm về việc
chào mua công khai của đối tác Nhật.
Ngay sau đó, cổ đông lớn nhất của AAA là CTCP Đầu tư Tam Sơn công bố bán
toàn bộ 3 triệu cổ phiếu nắm giữ trong thời gian từ ngày 25/8 - 20/9/2010. Việc cổ đông lớn
nhất bán toàn bộ cổ phiếu nắm giữ (chiếm hơn 30%), không có nhiều tin tốt nổi bật trên thị
trường mà giá AAA vẫn luôn trong xu hướng tăng trần là một hiện tượng lạ. Trong khoảng
thời gian từ 13/8 đến 16/9/2010, cổ phiếu AAA đã tăng từ 43.700 đồng lên 91.600 đồng/cổ
phiếu, tương đương tăng 109%, trong đó có 15 phiên tăng giá (12 phiên tăng trần liên tiếp).
Sau đó từ ngày 17/9 đến 5/10/2010, AAA đã giảm liên tục 13 phiên trong đó có 9 phiên
giảm sàn liên tiếp, giá vào ngày 30/9 là 54.800 đồng/cổ phiếu.
Bản thân ông P.A.D, chủ tịch HĐQT cũng phát biểu về việc lượng bán khủng
khiến giảm sàn là chủ yếu từ các công ty chứng khoán. Riêng cổ đông lớn nhất của
AAA (Công ty Tam Sơn) là tổ chức đầu tư tài chính, việc họ bán ra chốt lời là điều
hiển nhiên khi đã đạt được mức giá kỳ vọng. Ngoài ra, một số lãnh đạo chủ chốt của
công ty đã sử dụng margin trong giao dịch cổ phiếu AAA tại các công ty chứng khoán,
khi giá cổ phiếu xuống quá thấp, chúng đã bị các CTCK giải chấp.
Điều này được minh chứng bởi nhiều công ty chứng khoán cho biết một số nhà
đầu tư VIP của họ đã bị "cháy" bởi chính AAA. Các nhà đầu tư sử dụng dịch vụ
margin tại các công ty chứng khoán có tỷ lệ ký quỹ cao để mua lại khối lượng lớn cổ
phiếu với mức giá gần đỉnh, khi giá giảm mạnh, những nhà đầu tư này bị "cháy" tài
khoản (giá cổ phiếu giảm quá số tiền nhà đầu tư có) nhưng không chịu nộp tiền vào để
"chữa cháy". Các công ty chứng khoán này phải ôm một lượng lớn và chỉ còn cách
duy nhất là giải chấp cổ phiếu. Việc hàng loạt công ty chứng khoán xả hàng đã dẫn tới
giá tụt dốc không phanh. Có 4,54 triệu cổ phiếu (gần 250 tỷ đồng, giá cổ phiếu lúc bấy
giờ là 54.900 đồng/cổ phiếu) được chuyển nhượng trong phiên ngày 28/9 (tương
đương 45,8% cổ phần công ty) tạo ra sự chú ý đặc biệt từ công chúng. Tóm lại, đối
tượng hưởng lợi lớn nhất là công ty Tam Sơn và các nhà đầu tư làm giá theo kiểu một
tay bán ra với giá cao, một tay mua vào bằng tiền của CTCK.
Qua điều tra, của Cục Cảnh sát kinh tế, Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội
phạm (Bộ Công an) đã phát hiện, từ ngày 13/8 đến 1/10/2010, ông N.H.Q và ông
201
T.N.B (sử dụng 22 tài khoản tại 5 công ty chứng khoán) cùng với ông P.V.X (sử dụng
03 tài khoản tại 01 công ty chứng khoán), bà N.T.M.H (sử dụng 04 tài khoản tại 01
công ty chứng khoán) đã có hành vi liên tục thực hiện mua, bán cổ phiếu AAA với tần
suất, tỷ trọng lớn so với khối lượng giao dịch toàn thị trường; có nhiều phiên thực hiện
các giao dịch chéo với các tài khoản trong nhóm, tạo cung cầu giả tạo nhằm thao túng
giá đối với cổ phiếu AAA. Ngày 15/11/2011, Ủy ban chứng khoán ra Quyết định xử
phạt 4 đối tượng nêu trên, mức phạt cho mỗi cá nhân là 300 triệu đồng.
Các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận nói trên:
- Tổ chức phát hành không kiểm soát tốt thông tin nội bộ
- Tâm lý đám đông của các NĐT chạy theo xu hướng giao dịch mà không xác
định được là cung, cầu ảo.
- Quản lý, giám sát chưa hiệu quả.
- Dịch vụ “tín dụng” của các CTCK tạo điều kiện cho các nhà đầu tư dễ dàng
tranh mua cổ phiếu
Cách thức thực hiện hành vi gian lận nói trên:
- Sử dụng nhiều tài khoản để giao dịch tạo cung cầu ảo
- Công bố thông tin gây hiểu lầm ảnh hưởng đến giá chứng khoán trên thị trường
202
PHỤ LỤC 10
BCTC của TTF trong 5 năm 2011 - 2015 do Công ty TNHH Kiểm toán DFK
Việt Nam thực hiện, các ý kiến đều là chấp nhận toàn phần. Tuy nhiên, đến khi Tân
Liên Phát trở thành cổ đông lớn của TTF và Công ty Kiểm toán Ernst & Young (E&Y)
được vào kiểm toán lại trong năm 2016 mới phát hiện ra việc thất thoát hàng tồn kho
trị giá 980 tỷ đồng, để lại những hậu quả nặng nề cho chủ nợ và các cổ đông của TTF
BCTC của HNG có chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm
2016 sau kiểm toán là 106,002 tỷ đồng, con số mà công ty công bố trước đó là 209,171
tỷ; nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chênh lệch số liệu là do công ty không thực hiện
trích lập dự phòng khoản lỗ công ty con tại BCTC riêng Quý IV/2016 theo quy định
pháp luật. Tuy nhiên, sai phạm lại tiếp tục lặp lại trong năm 2016. BCTC năm 2017
của HNG cũng bị điều chỉnh giảm 509 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau kiểm toán, từ
mức 951 tỷ đồng xuống còn 441 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do sau kiểm toán
doanh thu tài chính bị điều chỉnh giảm, chi phí tài chính tăng, chi phí quản lý tăng, và
đặc biệt phần chi phí khác cũng bị điều chỉnh tăng mạnh.
BCTC của HAI quý IV/2017 tự lập và BCTC năm 2017 sau khi được kiểm toán
có tới 10 khoản mục trên Báo cáo KQKD và Bảng cân đối kế toán của KHP đã thay
đổi sau kiểm toán với giá trị chênh lệch từ 5% trở lên.
BCTC của AGF niên độ 2016 - 2017 của AGF sau kiểm toán, doanh thu thuần
giảm 7,3%, lợi nhuận gộp giảm mạnh 55,2% so với báo cáo tự lập. Trong khi đó, chi
phí quản lý doanh nghiệp lại tăng mạnh gấp 4,78 lần, khiến lợi nhuận sau thuế của
AGF âm 187 tỷ đồng. Số lỗ này tương đương 66,5% vốn điều lệ của AGF.
BCTC của HVG niên độ 2016 - 2017 của HVG, khi sau kiểm toán, lợi nhuận
sau thuế ghi nhận lỗ 705 tỷ đồng, tăng 642 tỷ đồng so với báo cáo tự lập, mà nguyên
nhân chủ yếu là do giá trị khoản chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp bị
điều chỉnh tăng mạnh.
Năm 2019, Công ty DCS thông báo đạt lợi nhuận hơn 1,7 tỷ đồng. Sau kiểm
toán, khoản lợi nhuận này biến thành lỗ hơn 715 triệu đồng. Không chỉ vậy, phía kiểm
toán đã từ chối đưa ra ý kiến với báo cáo tài chính của DCS do chưa thu thập được báo
cáo tài chính của công ty liên kết là CTCP Xuân Minh SĐ Thanh Hoa để làm cơ sở
trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn. DCS cũng lấy tiền tạm ứng thực
hiện dự án Phú Thượng để cho các tổ chức, cá nhân vay và không thực hiện tính lãi
phải thu.
203
Các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận nói trên:
- Giám đốc/tổng giám đốc lạm dụng quyền lực, vị trí để thao túng số liệu BCTC
- Công ty có giao dịch phức tạp với các công ty liên kết
- Xử phạt vi phạm về công bố thông tin, sai lệch BCTC không có tính răn đe,
nên các hành vi này diễn ra khá phổ biến.
- Các quy định về lập BCTC còn nhiều bất cập để các đối tượng lợi dụng thao
túng BCTC.
Cách thức thực hiện hành vi gian lận nói trên:
- Tạo dựng, điều chỉnh số liệu báo cáo tài chính, kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh.
- Công bố thông tin sai lệch gây ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường
204
PHỤ LỤC 11
Đánh giá độ tin cậy của thang đo biến phụ thuộc
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.754 5
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
FRD1 14.14 8.299 .516 .711
FRD2 14.30 8.897 .485 .722
FRD3 14.23 8.432 .578 .690
FRD4 14.27 8.540 .498 .718
FRD5 14.16 8.487 .523 .708
205
PHỤ LỤC 12
Đánh giá độ tin cậy của thang đo các biến độc lập
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.802 7
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha if
Item Deleted
ISD1 19.77 19.237 .525 .779
ISD2 19.89 19.584 .580 .769
ISD3 20.01 19.252 .601 .765
ISD4 20.47 20.754 .363 .809
ISD5 19.92 19.466 .572 .770
ISD6 20.07 18.949 .632 .759
ISD7 20.10 19.759 .496 .784
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.758 6
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha if
Item Deleted
IVT1 16.50 13.330 .413 .746
IVT2 16.82 13.241 .403 .750
IVT3 16.43 12.908 .515 .719
IVT4 16.49 12.762 .540 .712
IVT5 16.53 12.595 .570 .705
IVT6 16.49 12.236 .564 .705
206
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.832 6
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha if
Item Deleted
MNG1 17.46 19.049 .333 .858
MNG2 17.15 16.256 .645 .796
MNG3 17.03 16.041 .715 .782
MNG4 17.05 16.091 .692 .786
MNG5 17.09 16.395 .715 .783
MNG6 17.32 17.323 .553 .815
207
PHỤ LỤC 13
Phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .877
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 3938.315
df 136
Sig. .000
Total Variance Explained
Component
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of Squared
Loadings
Rotation Sums of Squared
Loadings
Total
% of
Variance
Cumulative
%
Total
% of
Variance
Cumulative
%
Total
% of
Variance
Cumulative
%
1 6.065 35.677 35.677 6.065 35.677 35.677 2.863 16.842 16.842
2 1.925 11.326 47.003 1.925 11.326 47.003 2.633 15.487 32.329
3 1.345 7.910 54.913 1.345 7.910 54.913 2.613 15.372 47.702
4 1.054 6.203 61.116 1.054 6.203 61.116 2.280 13.414 61.116
5 .873 5.136 66.252
6 .822 4.837 71.089
7 .661 3.888 74.978
8 .622 3.658 78.636
9 .594 3.494 82.130
10 .544 3.198 85.328
11 .486 2.860 88.188
12 .458 2.694 90.882
13 .397 2.337 93.219
14 .354 2.083 95.302
15 .336 1.976 97.278
16 .240 1.409 98.687
17 .223 1.313 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
208
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4
MNG4 .844
MNG5 .835
MNG6 .657
MNG3 .654 .524
ISD6 .700
ISD7 .697
MNG2 .522 .601
ISD5 .560
IVT2
IVT1
IVT6 .768
IVT5 .763
IVT4 .682
IVT3 .663
ISD2 .865
ISD1 .710
ISD3 .708
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.
209
PHỤ LỤC 14
Phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .817
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 2343.840
df 66
Sig. .000
Total Variance Explained
Component
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of Squared
Loadings
Rotation Sums of Squared
Loadings
Total
% of
Variance
Cumulative
%
Total
% of
Variance
Cumulative
%
Total
% of
Variance
Cumulative
%
1 4.311 35.923 35.923 4.311 35.923 35.923 2.692 22.433 22.433
2 1.732 14.437 50.360 1.732 14.437 50.360 2.343 19.525 41.957
3 1.228 10.234 60.595 1.228 10.234 60.595 2.236 18.637 60.595
4 .878 7.318 67.913
5 .648 5.402 73.315
6 .624 5.203 78.518
7 .594 4.951 83.470
8 .531 4.426 87.895
9 .477 3.971 91.867
10 .408 3.401 95.268
11 .342 2.848 98.115
12 .226 1.885 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
210
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3
ISD2 .845
ISD3 .758
ISD1 .712
ISD6 .637
ISD7 .505
IVT6 .787
IVT5 .778
IVT4 .713
IVT3 .678
MNG5 .851
MNG4 .844
MNG6 .712
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 5 iterations.
211
PHỤ LỤC 15
Đánh giá độ tin cậy của thang đo mới
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.781 5
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha if
Item Deleted
ISD1 13.41 9.813 .566 .738
ISD2 13.54 10.189 .613 .723
ISD3 13.66 10.120 .601 .726
ISD6 13.72 10.376 .548 .743
ISD7 13.75 10.659 .461 .772
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.756 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha if
Item Deleted
IVT3 10.04 6.007 .535 .709
IVT4 10.10 6.005 .538 .707
IVT5 10.14 5.785 .597 .676
IVT6 10.11 5.704 .544 .705
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.806 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha if
Item Deleted
MNG4 6.82 3.436 .696 .688
MNG5 6.87 3.539 .747 .639
MNG6 7.10 4.047 .530 .858
212
PHỤ LỤC 16
Bảng phân tích mô hình hồi quy đa biến
Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R
Square
Std. Error of the
Estimate
Durbin-
Watson
1 .584a .341 .337 .57762 2.124
a. Predictors: (Constant), MNG, IVT, ISD
b. Dependent Variable: FRD
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 97.260 3 32.420 97.170 .000b
Residual 188.173 564 .334
Total 285.433 567
a. Dependent Variable: FRD
b. Predictors: (Constant), MNG, IVT, ISD
Coefficientsa
Model Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
t Sig. Collinearity
Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
(Constant) 1.470 .135 10.893 .000
ISD .377 .036 .413 10.347 .000 .732 1.366
IVT .072 .034 .079 2.116 .035 .842 1.188
MNG .164 .031 .211 5.201 .000 .711 1.406
213
PHỤ LỤC 17
Thống kê mô tả các biến
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
FRD 568 1.00 5.00 3.5613 .70951
ISD 568 1.00 5.00 3.4035 .77863
IVT 568 1.00 5.00 3.3666 .77702
MNG 568 1.00 5.00 3.4654 .91495
Valid N (listwise) 568
Bảng thống kê mô tả giá trị các quan sát
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
ISD1 568 1 5 3.60 1.141
ISD2 568 1 5 3.48 1.009
ISD3 568 1 5 3.36 1.036
ISD6 568 1 5 3.30 1.045
ISD7 568 1 5 3.27 1.095
IVT3 568 1 5 3.42 1.007
IVT4 568 1 5 3.36 1.004
IVT5 568 1 5 3.32 1.001
IVT6 568 1 5 3.36 1.076
MNG4 568 1 5 3.57 1.110
MNG5 568 1 5 3.53 1.039
MNG6 568 1 5 3.30 1.084
Valid N
(listwise) 568
214
PHỤ LỤC 18
Kiểm định ANOVA đối với nhóm giới tính
Test of Homogeneity of Variances
FRD
Levene
Statistic
df1 df2 Sig.
.691 1 566 .406
ANOVA
FRD
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 3.575 1 3.575 7.179 .008
Within Groups 281.858 566 .498
Total 285.433 567
Descriptives
FRD
N Mean Std. Deviation Std. Error
95% Confidence Interval for Mean
Minimum Maximum
Lower Bound Upper Bound
1 331 3.6284 .68272 .03753 3.5546 3.7022 2.00 5.00
2 237 3.4675 .73659 .04785 3.3732 3.5618 1.00 5.00
Total 568 3.5613 .70951 .02977 3.5028 3.6197 1.00 5.00