Luận án Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam

Đánh giá đúng mức vai trò của các DN sản xuất và chế biến sữa trong phát triển kinh tế thời gian qua cũng như trong giai đoạn tới, đồng thời căn cứ vào định hướng và tiềm năng phát triển của các DN sản xuất và chế biến sữa cũng như thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích HQKD mà các DN này đang sử dụng. Những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, nguyên nhân thành công và thất bại trong việc áp dụng các chỉ tiêu nhằm nâng cao năng lực quản trị DN và tăng hiệu quả đầu tư cho nhà đầu tư, tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện nhằm xây dựng HTCT phân tích HQKD áp dụng cho các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam một cách đầy đủ, toàn diện giúp đánh giá, phân tích thực chất, chuẩn xác, kịp thời HQKD của DN trên các phương diện kinh tế và hiệu quả xã hội, hiệu quả ngắn hạn và dài hạn thông qua phân hệ các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính. Ngoài các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính đánh giá HQKD của toàn DN, cần thiết bổ sung các chỉ tiêu đánh giá HQKD bộ phận giúp đánh giá hiệu quả của từng bộ phận trong DN. Với HTCT đầy đủ như vậy, hiệu quả quản trị của DN sẽ được cải thiện rõ rệt. HTCT phân tích HQKD chính là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất giúp các nhà quản trị tối đa hóa lợi nhuận dài hạn cho DN một cách bền vững.

pdf169 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổng quát, cần xây dựng mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu cụ thể phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu chung và giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giúp đánh giá toàn diện mục tiêu chung. Tiếp theo, sau khi đã xây dựng được các mục tiêu cụ thể thì các nhà quản lý cần thiết phải xây dựng được HTCT giúp đo lường và đánh giá hiệu quả thực hiện mục tiêu đó. Hệ thống này bao gồm các chỉ tiêu chi tiết, cụ thể, được xây dựng trên cơ sở các thước đo phù hợp và chuẩn xác giúp giám sát, đo lường quá trình thực hiện mục tiêu. Các chỉ tiêu đánh giá cần được xây dựng một cách trọng tâm, phù hợp với mục tiêu, giúp đo lường chính xác nhất mục tiêu đã đề ra, đồng thời giúp định hướng hoạt động của DN, của nhân viên theo mục tiêu chung. Các chỉ tiêu đánh giá cần được xây dựng một cách chọn lọc và hiệu quả. Với mỗi mục tiêu trong từng giai đoạn sẽ xây dựng HTCT đo lường và đánh giá phù hợp về số lượng, nội dung và phương pháp. 5.2.4. Hoàn thiện phương pháp phân tích các chỉ tiêu Theo phương pháp đánh giá truyền thống, các chỉ tiêu phân tích HQKD trong kỳ được xác định thông qua các công thức tính sẵn có sau đó mang kết quả tính toán của các chỉ tiêu này so sánh với số liệu của các chỉ tiêu kế hoạch hoặc so với các năm trước. Việc so sánh này mang lại kết quả dương thì được đánh giá là tốt, hoàn thành, có tăng trưởng và ngược lại nếu kết quả so sánh này mà mang kết quả âm điều đó có nghĩa là DN hoạt động chưa hiệu quả, kết quả giảm sút so với kế hoạch đề ra hoặc so với những năm trước. Tất cả các đánh giá này được áp dụng cho các chỉ tiêu tài chính cơ bản. Và với phương pháp đánh giá như vậy, nhà quản lý có thể biết được trong kỳ hoạt động của DN đạt được hiệu quả tài chính như thế nào. Đây là phương 125 pháp đánh giá giúp đo lường và phân tích hiệu quả trong một thời kỳ nhất định của quá khứ mà không cho phép đánh giá hay dự báo tiềm năng hay rủi ro của DN trong tương lai. Đây chính là hạn chế lớn nhất của phương pháp đánh giá truyền thống. Trong khi với nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, việc xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển dài hạn, bền vững là một yêu cầu cấp thiết giúp DN định hướng phát triển đúng hướng. Quản trị theo mục tiêu là một trong những phương pháp quản trị hiện đại và rất hiệu quả. Chính vì vậy, phương pháp đánh giá HQKD của DN chỉ dựa trên kết quả so sánh đơn thuần về đại số của các chỉ tiêu tài chính cơ bản giữa kỳ hiện tại với các kỳ trước là chưa đủ cơ sở tin cậy để đánh giá toàn diện và chuẩn xác HQKD của DN đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro khi ra quyết định đối với các nhà quản lý. Mục tiêu phát triển chung của ngành sữa trong giai đoạn tới là đẩy mạnh phát triển thị trường; đa dạng hóa sản phẩm; tăng sản lượng, doanh thu sản phẩm mới; tăng chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành; nâng cao năng lực cạnh tranh với các sản phẩm sữa ngoại; đẩy mạnh phát triển nguồn nguyên liệu, giảm bớt phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu Khi Việt Nam hội nhập càng sâu rộng vào WTO và TPP thì cạnh tranh giữa các DN sữa nội với DN nước ngoài ngày càng khốc liệt. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi các DN phải nỗ lực thực hiện các giải pháp, cần xây dựng các mục tiêu cụ thể để làm cơ sở định hướng hoạt động một cách chuẩn xác đồng thời giúp DN triển khai mục tiêu phát triển lâu dài một cách bền vững. 5.3. Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam 5.3.1. Về phía Nhà nước, bộ chủ quản và Hiệp hội Sữa Việt Nam - Có chiến lược phát triển ngành sữa một cách cụ thể, rõ ràng và ổn định: Muốn ngành sữa phát triển một cách bền vững thì tất yếu phải xây dựng một lộ trình, chiến lược phát triển tổng thể trong ngắn hạn, dài hạn cho ngành một cách bài bản, rõ ràng và ổn định. Chiến lược tổng thể này sẽ giúp các DNsữa có định hướng cho chiến lược phát triển củaDN, đảm bảo tính chủ động và hiệu quả trong đầu tư và mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm. Điều này là yếu tố quan trọng 126 giúp các DN sữa xây dựng mục tiêu phát triển theo đúng hướng của ngành. Các cấp quản lý cần nhận thức rõ về sự cần thiết của xây dựng mục tiêu, chiến lược cho ngành trong việc tạo nền tảng cho xây dựng mục tiêu của DN, từ đó làm cơ sở cho việc áp dụng BSC vào xây dựng HTCT phân tích HQKD giúp đo lường, đánh giá HQKD của DNmột cách kịp thời, toàn diện và chuẩn xác đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ cho quản trị, điều hành DN của các nhà quản lý và ra quyết định của nhà đầu tư. Mặt khác, lãnh đạo các cấp cũng cần nhận thức, đánh giá đúng vai trò và những lợi ích mà BSC mang lại cho DN khi sử dụng nó vào quản trị, đặc biệt là áp dụng BSC để xây dựng HTCT phân tích HQKDcủa DN giúp nâng cao chất lượng thông tin phân tích đáp ứng yêu cầu ngày càng kịp thời và chính xác đối với các thông tin đánh giá vềHQKD của DN. - Định hướng, tạo điều kiện thuận lợi để các DN tiếp cận với phương pháp quản trị hiện đại: Xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ của một số lãnh đạo DN trong quản trị DN cũng như sự hiểu biết và điều kiện tiếp cận những mô hình quản trị hiện đại của các nhà quản lý DN ở Việt Nam hầu hết còn hạn chế, do đó quan điểm và phương pháp quản trị của các nhà quản lý hiện nay chủ yếu theo lối mòn truyền thống, sử dụng kinh nghiệm cá nhân để điều hành nên hiệu quả còn chưa cao, thậm chí là rất thấp, không đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường. Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho các DN sữa triển khai và áp dụng phương pháp quản trị hiện đại nâng cao chất lượng của thông tin phân tích, nâng cao hiệu quả quản trị DN thì các Bộ, ngành cần định hướng và tạo điều kiện để các DN tiếp cận với các phương pháp hiện đại. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho lãnh đạo DN, giới thiệu những mô hình DN thực tế của Việt Nam đã áp dụng thành công các phương pháp quản trị hiện đại đồng thời Bộ ngành cần định hướng các DN áp dụng một cách đồng bộ sẽ đạt hiệu quả cao hơn. - Xây dựng, hoàn thiện các quy định về công bố thông tin đối với các DN nói chung theo hướng bổ sung các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả một cách toàn diện Quy định hiện hành về công bố thông tin đánh giá HQKD của DN của nước ta hiện nay còn khá sơ sài, chưa chặt chẽ, mang nặng tính hình thức. Các quy định đối 127 với công ty cổ phần niêm yết mang tính chặt chẽ hơn các loại hình DN khác. Tuy nhiên các chỉ tiêu bắt buộc cũng chỉ là những chỉ tiêu tài chính hết sức cơ bản, chưa cung cấp cho người sử dụng đặc biệt, lànhà đầu tư một bức tranh toàn cảnh về hiệu quả hoạt động của DN. Điều này là một rào cản rất lớn đối với các nhà đầu tư trong việc đánh giá chính xác giá trị của DN để lựa chọn cơ hội đầu tư đúng đắn. Do đó tính minh bạch của thị trường chưa cao dẫn đến sự kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong đó có nhà đầu tư nước ngoài. Điều này làm giảm nguồn vốn đầu tư vào các DN. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng cần quy định chặt chẽ hơn về yêu cầu bắt buộc trong báo cáo đánh giá HQKD một cách đầy đủ, toàn diện theo quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế gắn với hiệu quả xã hội, thúc đẩy DN phát triển lâu dài bền vững đối với tất cả các loại hình DN. Điều này sẽ tăng tính minh bạch thông tin, thu hút đầu tư một cách hiệu quả. 5.3.2. Về phía các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa - Chủ động trong đổi mới, tiếp cận các mô hình quản trị hiện đại: Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, việc tìm kiếm cơ hội mới để tồn tại và phát triển bằng cách tham gia vào các thị trường mà đối thủ đang yếu dần, tuyển dụng người tài, tìm kiếm các cơ hội mua bán và sáp nhập đang được các DN chú trọng. Các nhà lãnh đạo cần chủ động trong việc chuẩn hóa và hiện đại hóa về cơ bản quá trình quản trị chiến lược và quản trị DN, nhanh chóng nắm bắt thời cơ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu rơi vào thời kỳ khó khăn. Việc tiếp cận các công cụ quản trị hiện đại là hết sức cần thiết đối với các nhà lãnh đạo để có thể triển khai trong toàn DN được hiệu quả nhất. - Nhận thức đúng đắn về vai trò của chiến lược và thực thi chiến lược: Để đảm bảo HTCT phân tích HQKD của DN được xây dựng một cách chuẩn xác, phù hợp và hiệu quả giúp quản trị DN tốt nhất thì yêu cầu bắt buộc đó là phải xây dựng chiến lược của DN. Việc xây dựng chiến lược cho hoạt động của DN là hết sức cần thiết. Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, các DN cần chủ động nghiên cứu tìm ra các hướng đi phù hợp nhất. Điều này được xác định rõ ràng thông qua sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược. Ngoài việc xây dựng chiến lược kinh doanh các DN cần xác định rõ tầm quan trọng của việc thực thi chiến lược và gắn kết tầm nhìn chiến lược với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh. 128 HTCT được xây dựng nhằm đo lường và đánh giá hiệu quả thực hiện các mục tiêu của DN, vì vậy các mục tiêu, chiến lược cần phải được xác định rõ làm nền tảng, cơ sở xây dựng thước đo, chỉ tiêu đánh giá phù hợp và chuẩn xác nhất. Điển hình cho phương pháp quản trị này là mô hình Thẻ điểm cân bằng. BSC giúp các nhà quản lý xây dựng và áp dụng phương pháp hiện đại này vào quản trị DN. - Thực hiện cách thức quản lý theo mục tiêu: Quản lý theo mục tiêu (MBO) là một mô hình quản lý hiện đại và rất hiệu quả, được khá nhiều DN áp dụng đặc biệt là các DN nước ngoài và DN lớn ở Việt Nam. Đây là hệ thống quản lý liên kết mục tiêu của tổ chức với kết quả công việc của các cá nhân và phát triển của tổ chức với sự tham gia của các cấp bậc quản lý. MBO cho phép cán bộ quản lý đánh giá chất lượng công việc của nhân viên dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Với cơ chế quản lý, đánh giá kết quả theo công việc đã khuyến khích sự cạnh tranh và tạo động lực cho nhân viên cam kết đóng góp nhiều hơn, giúp DN nâng cao năng suất, hiệu quả và tối đa hóa được nguồn lực. Là công cụ diễn giải chiến lược một cách rõ ràng, mô hình Bảng điểm cân bằng áp dụng phù hợp tại những DN có cách thức quản lý theo mục tiêu. - Quyết tâm, cam kết của lãnh đạo DN: Một trong những nhân tố quyết định tạo nên thành công của DN đó là trình độ, nhận thức của các lãnh đạo. Nhận thức luôn là rào cản trong việc hoạch định và triển khai, áp dụng các phương pháp quản trị hiện đại. Xây dựng HTCT phân tích HQKD theo mô hình Thẻ điểm cân bằng thì yêu cầu nhận thức của các lãnh đạo đối với Bảng điểm cân bằng là hết sức cần thiết. Phần lớn các nhà quản lý DN sản xuất và chế biến sữa nói riêng và các DN Việt Nam nói chung đều chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ về BSC. Họ quản trị DN chủ yếu là theo kinh nghiệm và áp dụng mô hình quản trị truyền thống. Họ nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của BSC trong quản trị DN ở giai đoạn cạnh tranh khốc liệt. BSC không những là công cụ quản trị hiệu quả mà còn là cơ hội để các nhà quản lý trao đổi, hiện thực hóa mục tiêu tới từng nhân viên giúp họ cải thiện công việc theo hướng đóng góp tốt nhất cho mục tiêu chung của DN. Nhận thức đúng về tầm quan trọng của BSC sẽ giúp lãnh đạo quan tâm, đầu tư xây dựng và áp dụng triệt để BSC trong các hoạt động quản trị giúp đo lường, đánh 129 giá mục tiêu hiệu quả nhất. Chiến lược của DN được cụ thể hóa thành các mục tiêu và căn cứ vào những mục tiêu cụ thể để xây dựng các chỉ tiêu đo lường, đánh giá một cách phù hợp và chuẩn xác mà trong đóHTCT phân tích HQKD là thước đo giúp đánh giá hiệu quả hoạt động, hiệu quả thực hiện mục tiêu của DN. Hệ thống này có phát huy được hiệu quả hay không phụ thuộc vàonhận thức và quyết tâm của các lãnh đạo DN. - Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của lãnh đạo: DN hoạt động có hiệu quả hay không hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực quản trị, điều hành của các nhà quản lý. Để có thể điều hành, quản lý DN một cách thành công thì cán bộ quản lý phải có trình độ đào tạo tương ứng với vị trí, chức danh, yêu cầu, nhiệm vụ được giao bao gồm cả trình độ chuyên môn và trình độ tổ chức quản lý. Tuy nhiên yêu cầu này chưa được số đông các lãnh đạo DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam đáp ứng. Điều này là một tồn tại trong hầu hết các DN Việt Nam nói chung do thời gian hoạt động theo mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp kéo dài, sức ỳ của các DN Việt Nam rất lớn, năng lực cạnh tranh kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trình độ và năng lực quản lý yếu kém dẫn đến cách tổ chức lãnh đạo cũng nhiều hạn chế, không hiệu quả. Thực tế cho thấy hầu hết các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam vẫn đang áp dụng mô hình quản trị truyền thống, quyền lực tập trung vào lãnh đạo cấp cao, ít phân quyền, ủy quyền cho cấp dưới và cho nhân viên. Cách thức ra quyết định dựa trên kinh nghiệm, ít chia sẻ thông tin và không cụ thể hóa mục tiêu đến nhân viên nên hiệu quả thực hiện mục tiêu ở cấp dưới không cao. HTCT phân tích HQKD là công cụ đo lường, đánh giá HQKD của DN thông qua việc đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu. Tuy nhiên đôi khi việc sử dụng các chỉ tiêu này để đo lường mức độ hoàn thành mục tiêu cũng gặp nhiều khó khăn do nó không được triển khai đồng bộ từ cấp trên xuống cấp dưới, nó chưa được chuẩn hóa thành bộ công cụ để đánh giá ở tất cả các cấp và ở các bộ phận của DN. Điều này xuất phát từ việc áp dụng BSC của các nhà lãnh đạo chưa triệt để. - Văn hóa doanh nghiệp cần được quan tâm đúng mức: Văn hóa DN là yếu tố chi phối cách thức quản lý của các nhà lãnh đạo và cách thức làm việc của nhân viên. Văn hóa chính là yếu tố tạo dựng sự khác biệt về quản 130 lý, về môi trường và là yếu tố hỗ trợ đắc lực cho việc áp dụng các phương pháp quản trị hiện đại. Theo khảo sát, đánh giá của các chuyên gia thì việc triển khai, áp dụng các mô hình quản trị hiện đại ở các DN có văn hóa mạnh hiệu quả hơn rất nhiều các DN còn lại. Điều này là phù hợp bởi vì ở các DN có văn hóa mạnh thì chủ trương, đường lối, mục tiêu sẽ được triển khai dễ dàng hơn, nhận được sự ủng hộ, đồng tình cao hơn của tất cả các cá nhân trong tổ chức. Và do đó việc đo lường đánh giá cũng được thuận lợi.Đối với những DN chưa xây dựng được văn hóa DN mạnh sẽ rất khó để tạo được sự kết nối trong suy nghĩ và hành động một cách thống nhất. Điều này sẽ làm cản trở đến việc thực hiện các mục tiêu của DN mà đặc biệt là các mục tiêu dài hạn và bền vững. 131 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 Đánh giá đúng mức vai trò của các DN sản xuất và chế biến sữa trong phát triển kinh tế thời gian qua cũng như trong giai đoạn tới, đồng thời căn cứ vào định hướng và tiềm năng phát triển của các DN sản xuất và chế biến sữa cũng như thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích HQKD mà các DN này đang sử dụng. Những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, nguyên nhân thành công và thất bại trong việc áp dụng các chỉ tiêu nhằm nâng cao năng lực quản trị DN và tăng hiệu quả đầu tư cho nhà đầu tư, tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện nhằm xây dựng HTCT phân tích HQKD áp dụng cho các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam một cách đầy đủ, toàn diện giúp đánh giá, phân tích thực chất, chuẩn xác, kịp thời HQKD của DN trên các phương diện kinh tế và hiệu quả xã hội, hiệu quả ngắn hạn và dài hạn thông qua phân hệ các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính. Ngoài các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính đánh giá HQKD của toàn DN, cần thiết bổ sung các chỉ tiêu đánh giá HQKD bộ phận giúp đánh giá hiệu quả của từng bộ phận trong DN. Với HTCT đầy đủ như vậy, hiệu quả quản trị của DN sẽ được cải thiện rõ rệt. HTCT phân tích HQKD chính là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất giúp các nhà quản trị tối đa hóa lợi nhuận dài hạn cho DN một cách bền vững. 132 KẾT LUẬN CHUNG Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, các DN cần đẩy mạnh, nâng cao năng lực quản trị để tăng sức cạnh tranh cho DN, tối đa hóa lợi ích cho nhà đầu tư một cách lâu dài, bền vững. Đặc biệt khi Việt Nam hội nhập WTO và tham gia TPP thì cạnh tranh giữa các DN nội và các DN nước ngoài ngày càng quyết liệt, do đó hơn lúc nào hết, các nhà quản lý cần nhận thức rõ tầm quan trọng quả các công cụ hỗ trợ quản trị hiệu quả hiện đại. Một trong các công cụ có tầm quan trọng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản trị, giúp các nhà quản trị và nhà đầu tư ra quyết định một cách kịp thời, hiệu quả nhất đó là HTCT phân tích HQKD. HTCT phân tích HQKD theo quan điểm hiện đại cần được xây dựng một cách đầy đủ, toàn diện thông qua hai phân hệ chỉ tiêu: tài chính và phi tài chính. Hai phân hệ chỉ tiêu này được xây dựng một cách đầy đủ, cân bằng, hỗ trợ nhau trong việc phân tích, đánh giá HQKD của DN một cách chuẩn xác nhất. Ngành sữa nói chung và các DN sản xuất và chế biến sữa nói riêng là một trong những ngành, lĩnh vực có đóng góp khá lớn đối với phát triển kinh tế của nước ta trong giai đoạn vừa qua. Mặt khác với tiềm năng và định hướng phát triển trong thời gian tới, muốn đạt được những chỉ tiêu theo mục tiêu đã đặt ra, các DN sữa cần nhận thức được sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị, tăng sức cạnh tranh cho DN. Chính vì vậy việc xây dựng HTCT phân tích HQKD theo quan điểm hiện đại nhằm một mặt nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị, mặt khác thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào ngành sữa là hết sức cấp bách. Với mục tiêu đó, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp xây dựng HTCT phân tích HQKD sử dụng trong các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam một cách đầy đủ, toàn diện. Kết quả cụ thể như sau: Thứ nhất, luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về HQKD và HTCT phân tích HQKD. Theo đó, tác giả hệ thống các quan điểm về HQKD, làm rõ các quan điểm về HQKD và HTCT phân tích HQKD sử dụng trong các DN; Thứ hai, luận án đã tổng quan các nghiên cứu về HQKD; HTCT phân tích HQKD trong và ngoài nước theo các nhóm nghiên cứu có cùng quan điểm. Căn cứ vào những kết quả đã đạt được cũng như những mặt còn hạn chế của các nghiên cứu, luận án đã tìm ra khoảng trống của các nghiên cứu trước, từ đó làm cơ sở để nghiên 133 cứu bổ sung khoảng trống đó nhằm hoàn thiện HTCT phân tích HQKD tại các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam; Thứ ba, luận án đã khảo sát thực trạng HTCT phân tích HQKD tại các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam. Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu, luận án đánh giá những mặt thành công cũng như những mặt hạn chế của HTCT tại các DN này. Đồng thời luận án cũng tìm ra những nguyên nhân thành công và hạn chế của thực trạng HTCT phân tích HQKD tại các DN, từ đó luận án chỉ ra những điểm cần hoàn thiện đối với HTCT theo quan điểm hiện đại nhằm tối đa hóa hiệu quả của HTCT trong phân tích HQKD của các DN sản xuất và chế biến sữa phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà lãnh đạo trong quản trị DN và các nhà đầu tư; Thứ tư, trên cơ sở thực trạng HTCT phân tích HQKD tại các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam, những thành công và hạn chế của HTCT cũng như tiềm năng và định hướng phát triển của các DN sữa trong thời gian tới, luận án đã trình bày quan điểm và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện HTCT phân tích HQKD tại các DN này theo quan điểm đánh giá HQKD hiện đại: Theo đó, HTCT phân tích HQKD được xây dựng theo hai phân hệ: phân hệ chỉ tiêu tài chính và phân hệ chỉ tiêu phi tài chính. Hai phân hệ chỉ tiêu này được xây dựng một cách đầy đủ, toàn diện trong mối quan hệ tác động qua lại, cân bằng nhau giúp phân tích HQKD của DN được kịp thời, đầy đủ và chuẩn xác nhất. Ngoài ra, cần thiết bổ sung các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận phục vụ lãnh đạo trong quản trị DN. Để các giải pháp mà luận án đã đề xuất được áp dụng một cách hiệu quả nhất thì đòi hỏi cần có những điều kiện cụ thể, trong đó vai trò của Nhà nước, các cơ quan chức năng, Hiệp hội Sữa Việt Nam và đặc biệt là chính lãnh đạo các DN sản xuất và chế biến sữa phải có những quan tâm, hỗ trợ tốt nhất để các giải pháp đưa ra có thể trở thành hiện thực. Mặc dù luận án đã đạt được những kết quả nhất định, phần nào bù đắp khoảng trống của các nghiên cứu trước về HTCT phân tích HQKD tại các DN nói chung và DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam nói riêng, nhưng luận án vẫn còn những thiếu sót và hạn chế nhất định. Vì vậy tác giả mong muốn nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của các nhà khoa học đối với luận án để luận án được hoàn thiện tốt hơn nữa. 134 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Nợ công Nhật Bản: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 11(187) Tháng 11-2011 (Đồng tác giả) 2. Hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất sữa và các chế phẩm sữa thời kỳ hậu cổ phần hóa, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán, số 52.T2/2012 (Tác giả) 3. Luật Hồi giáo Sharia và vai trò của nó trong đời sống công cộng ở các nước Trung Đông, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 1/2012 (Đồng tác giả) 4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán, số 53.T3-2012 (Tác giả) 5. Quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội ở nước ta hiện nay, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số đặc biệt tháng 9/2013 (Đồng tác giả) 6. Những bất cập trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay khi áp dụng Luật Kế toán và giải pháp hoàn thiện, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Kế toán, Kiểm toán trong tiến trình cải cách và hội nhập, 2014 (Tác giả) 7. Vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC) vào xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số 1+2/2015 (Tác giả) 8. Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số 3/2015 (Tác giả) 9. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Kế toán, Kiểm toán Việt Nam – 20 năm cải cách và hội nhập, tháng 4/2016 (Tác giả). Ngày 12 tháng 02 năm 2017 Người khai ký tên 135 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.A.J.Singh and Raymond S.Schmidgall (2002), ‘Analysis of financial ratios commonly used by US lodging financial excutives’, Journal of Leisure Property, Aug 2002, 2, page 201-203. 2. Bititci US and Carrie AS and McDevitt LG(2009),“Intergrated performance seasurement systems: A development guide”. 3. Bộ Công Thương (2010), Báo cáo quy hoạch ngành sữa, Hà Nội. 4.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015), Báo cáo đánh giá tiềm năng phát triển ngành sữa, Hà Nội. 5.Bộ Tài chính (2015), Thông tư 155/2015/TT-BTC về việc hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, ban hành ngày 06/10/2015,Hà Nội. 6.CFA (2008), Financial reporting and analysis, Kaplan Schweser. 8.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, ban hànhngày 30/06/2009. 7.Cheng - Min Feng và Rong - Tsu Wang (2000), ‘Performance evaluation for airlines including the consideration of financial ratios’,Journal of Air Transport Management, Volume 6, Issue 3, July 2000, Pages 133-142. 8.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, Về giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp: giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước,ban hành ngày 16/10/2015. 9.Christopher D.Ittner, David F.Larcer và Taylor Randall (2003), ‘Performance implications of strategic performance measuarement in financial services firms’, Accounting Organizations and society. 10.Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội (2010), Bản cáo bạch, Hồ Chí Minh. 11.Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (2010), Bản cáo thường niên, Hà Nội. 12.Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (2015), Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh 5 năm (2011-2015) và phương hướng 5 năm (2016-2020), Hồ Chí Minh. 136 13.Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (2015), Báo cáo thường niên, Hồ Chí Minh. 14.Donglin Wu (2009), Measuring performance in small and medium enterprises in the information and communication technology industries 15.Đỗ Huyền Trang (2013), Hoàn thiện phân tích HQKD trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung Bộ, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 16.Fang- Mei Tseng, Yu- Jing Chiu, Ja-Shen Chen (2007), ‘Measuring business performance in the high-tech manufacturing industry: A case study of Taiwan’s large-sized TFT-LCD panel companies’,Elsevier Journal. 17. Herbert S.Robinson and Patricia M.Carrillo and Chimay J.Anumba and Ahmed M.AlGhassani (2007), Linking knowledge management strategy to business performance in contruction organizations. 18.http//sgx.com/wps/portal/sgxweb/hom/annual_financial, truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2015. 19.Huỳnh Đức Lộng (1999), Hoàn thiện chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, Luận án tiến sĩ kinh tế. 20.Kaplan, R.S. (1983), ‘Measuring Manufacturing Performance,‘A New Challenge for Accounting Research’,The Accounting Review, Vol.58, pp. 686-705. 21.Kaplan, R.S. and David P.Norton (1992),‘The Balanced Scorecard: Measures That Drive Performance’, Harvard Business Review, Jan/Feb. 22.Kaplan, R.S. and David P.Norton (1993),‘Putting the Balanced Scorecard to Work’,Harvard Business review, Sep/Oct. 23.Kaplan, R.S. and Norton, David P (1996),‘Using the Balanced Scorecard as a Strategic Management System’, Harvard Business Review, Jan/Feb. 24.Kaplan, R.S. and Norton, D.P. (1996), ‘Linking the Balanced Scorecard to Strategy (Reprinted From the Balanced Scorecard)’, California Management Review, Vol.39, No. 1, pp.53-79. 25.Kaplan, R.S. and Norton, David P. (2001),‘The Strategy Focused Organization. How BSC Companies thrive in the US new business environment’, Harvard Business School. 137 26.Lênin (2005), Lênin toàn tập (bản dịch), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27.Luliya Teeratansirikool Sunnunta Siengthai (2012), Competitive strategy performance measurement and organizational performance: empiricial study in Thai listed companies. 28.Malcolm Smith (2005), Performance measurement and management 29.Ngô Thế Chi và Đoàn Xuân Tiên và Vương Đình Huệ (1995), Kế toán, Kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội. 30.Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2015), Phân tích tài chính DN, NXB Tài chính (Tái bản lần 3), Hà Nội. 31.Nguyễn Hữu Khoa (2015), Tài liệu về TH True Milk. 32.Nguyễn Năng Phúc (2011), Phân tích tài chính doanh nghiệp (Tái bản lần 2), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 31.Nguyễn Năng Phúc và Nghiêm Văn Lợi và Nguyễn Ngọc Quang (2006), Phân tích tài chính công ty cổ phần, Nhà Xuất bản Tài chính, Hà Nội. 32.Nguyễn Ngọc Quang (2002), Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 33.Nguyễn Sĩ Thịnh và Lê Sĩ Thiệp và Nguyễn Kế Tuấn (1985), Hiệu quả kinh tế trong xí nghiệp công nghiệp, Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội. 34.Nguyễn Tấn Bình (2005), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội. 35.Nguyễn Thị Mai Hương (2008), Phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 36.Nguyễn Thị Minh Tâm (1999), Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong ngành công nghiệp dệt Việt Nam. 37.Nguyễn Thị Quyên (2012), Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinhtế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 138 38.Nguyễn Trọng Cơ (1994), Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty cổ phần phi tài chính, Luận án tiến sỹ kinh tế,Trường Đại học Tài Chính Kế toán. 39.Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2015), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính (Tái bản lần 1), Hà Nội. 40.Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 41.Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về báo cáo tài chính, lập, đọc báo cáo tài chính,NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 42.Nguyễn Văn Công và Nguyễn Năng Phúc và Trần Quý Liên (2002), Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 43.Nguyễn Văn Lợi (2003), Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho phân tích tài chính DN ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế. 44.Nguyễn Xuân Kiểm (2002), Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 45.Paul A.Samuelson và Wiliam D. Nordhaus (1997), Kinh tế học (bản dịch), lần thứ 15,Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 46.Phạm Phúc (2004), Bàn về vấn đề tăng trưởng kinh tế toàn cầu, Tạp chí Lao động và xã hội, Hà Nội. 47.Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê. 48.Phùng Thị Thanh Thủy (1991), Đánh giá hiệu quả kinh tế xí nghiệp thương nghiệp và một số biện pháp nâng cao hiệu quả, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. 49.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Chứng khoán số 70/2006/QH 11, ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006. 50.Trần Thị Minh Hương (2008), Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 139 51.Trần Thị Thu Phong (2013), Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 52.Trương Đình Hẹ (1988), Xác định hiệu quả lao động trong các xí nghiệp thương nghiệp, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. 53.Umit Bititci and Viktor Dorfler and Sai Nudurupati 1 and Patrizia Gareng (2009), Performmance measurement: Question for tomorrow. 54.Wen – Cheng Lin and Chin – Feng Liu and Ching – Wu Chu (2005), Performance efficiency evaluation of the Taiwan’s shipping industry: An application of data envelopment analysis. 140 PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN SỮA Ở VIỆT NAM ĐƯỢC TÁC GIẢ KHẢO SÁT STT Tên doanh nghiệp Địa chỉ trụ sở Địa chỉ email 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Công ty Cổ phần Giống bò Sữa Mộc Châu Công ty cổ phần sữa TH True milk Công ty phần sữa Hà Nội Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm Công ty cổ phần sản xuất Tân Việt Xuân Công ty cổ phần sữa Ba Vì Công ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm Hoàng Khang Công ty Cổ phần Bò sữa Đồng Nai Công ty Cổ phần sữa Sức sống Việt Công ty TNHH Giống gia súc Hà Nội Công ty Thảo Nguyên sữa Công ty TNHH Chế biến lương thực thực phẩm Mai Anh Công ty TNHH Thương mại & Sản xuất sữa Bách Việt 184-186-188 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3,Tp. Hồ Chí Minh Thị trấn Nông trường Mộc Châu – Huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La 166 Nguyễn Thái Học, P. Quang Trung, TP.Vinh, Nghệ An. Km9 - Đường Bắc Thăng Long - Khu công nghiệp Quang Minh, thôn Gia Trung, xã Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc 208 Nguyễn Thái Bình, P. 12, Q. Tân Bình,Tp. Hồ Chí Minh 36/54, Đường D2, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM Xóm 2, Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, Xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội Số 2A-107A ấp 2, Tỉnh Lộ 10, X. Phạm Văn Hai, H. Bình Chánh,Tp. Hồ Chí Minh Quốc Lộ 51, X. Tam Phước, H. Long Thành, Đồng Nai Nhà B9 khu Đô thị mới Đại Kim - Q. Hoàng Mai - Hà Nội Tổ 14 Thị trấn Cầu Diễn - Từ Liêm - Hà Nội TT. Nông Trường, H. Mộc Châu, Sơn La 149-149/1A Thống Nhất, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh https://www.vinamilk.com.vn jsc.com.vn r.com.vn vn 141 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. Công ty Cổ phần G & P Mama sữa non Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Á Việt Công ty Cổ Phần kem sữa Giang Sơn Công Ty Cổ Phần sữa sức sống Việt Nam Công ty Cổ phần sữa Đông Triều Công Ty Cổ Phần Lothamilk Công Ty TNHH Sản xuất Thương Mại Và Quốc Tế Hải Minh Công Ty TNHH Thương Mại & Chế Biến Thực Phẩm Mai Phú Thành Công Ty Cổ Phần Thương Mại- Sản Xuất Tân Úc Việt Công Ty TNHH Chế Biến Lương Thực Thực Phẩm Mai Anh Công Ty TNHH Thương Mại & Sản xuất Sữa Bách Việt Công Ty TNHH Sản xuất Thương mại Chế biến Thực phẩm Truyền Tâm Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Vinacali 22 Nguyễn Trãi, P. Bến Thành, Q. 1,Tp. Hồ Chí Minh Miền bắc: Số 26/134 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội Miền Nam: Số 53 Bàu Cát 7, P14, Q. Tân Bình, TP.HCM 69/15 Đường 18 KP.1, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh Khu 5, P Đông Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá B9, khu đô thị Đại Kim, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội. Thôn Trại Thông, Xã Bình Khê, Huyện Đông Triều, Quảng Ninh Quốc Lộ 51, Km 14, X. Tam Phước, TP. Biên Hòa, Đồng Nai G47 KĐT Ngô Thì Nhậm, Q. Hà Đông, Hà Nội 584 Nguyễn Đình Chiểu, P.4, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Lô 60,Đường 2, P. Tân Tạo, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh 149-149/1A Thống Nhất, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh 22 Nguyễn Trãi, P. Bến Thành, Q. 1, Tp. Hồ Chí Minh 143/17 Gò Dầu, P. Tân Quý, Q. Tân Phú,Tp. Hồ Chí Minh 425A Phan Văn Chí, P. 7, Q. 6,Tp. Hồ Chí Minh (TPHCM) solarmilk@yahoo.com.vn om.vn 142 PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT Kính gửi: Ông/Bà Tôi là: Hiện nay tôi đang nghiên cứu đề tài: “NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN SỮA Ở VIỆT NAM”. Để phục vụ cho thực hiện luận án, tôi cần tìm hiểu một số thông tin về hệ thống chỉ tiêu (HTCT) phân tích HQKD tại các doanh nghiệp (DN) sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam. Xin Ông/Bà giúp đỡ tôi bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. Tôi xin cam kết rằng, những thông tin mà Ông/Bà cung cấp chỉ phục vụ duy nhất cho việc nghiên cứu và sẽ được bảo mật tuyệt đối. Trân trọng cảm ơn! 1.Tên doanh nghiệp: Nguồn vốn của DN Từ 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Từ trên 100 tỷ đồng 2. Số lao động của DN Từ dưới 10 người trở xuống Từ trên 10 người đến 50 người Từ trên 51 người đến 100 người Từ trên 100 người 3. Loại hình DN Công ty cổ phần Công ty TNHH Doanh nghiệp tư nhân Các loại hình khác 143 4. DN có vốn Nhà nước Có - Tỷ lệ vốn NN: Không 5. DN Ông/Bà có lập báo cáo đánh giá HQKD của DN theo quy định hiện hành của Nhà nước không? Các chỉ tiêu được báo cáo là những chỉ tiêu nào? Chỉ tiêu Báo cáo Có Không Các chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu về năng lực hoạt động -Vòng quay HTK Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi -LNST/DTT (ROS) -LNST/TS (ROA) -LNST/VCSH (ROE) -Hệ số LN từ HĐKD/DTT Các chỉ tiêu phi tài chính Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường -Tổng số lần bị xử phạt do không tuân thủ pháp luật môi trường -Tổng số tiền do bị xử phạt Chính sách liên quan đến người lao động -Số lượng lao động -Mức lương trung bình - Chính sách lao động nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và phúc lợi - Số giờ đào tạo trung bình mỗi năm - Các chính sách phát triển kỹ năng và học tập để hỗ trợ người lao động 6. DN Ông/Bà có sử dụng các chỉ tiêu tài chính phân tích HQKD phục vụ quản trị DN và nhà đầu tư không? 144 Chỉ tiêu Sử dụng Có Không Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi -Tỷ suất sinh lợi/TS -Tỷ suất sinh lợi trên DTT (ROS) -Tỷ suất sinh lợi trên VCSH (ROE) -Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư (ROI) Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động -Số vòng quay của TS -Sức sx của TSCĐ -Số vòng quay của TSNH -Số vòng quay HTK -Số vòng khoản phải thu -Kỳ thu tiền bình quân Nhóm chỉ tiêu sử dụng cho nhà đầu tư -Tỷ suất LN/vốn CP -Thu nhập/CPPT -Hệ số giá/Thu nhập của CP -Hệ số chi trả cổ tức -Tỷ lệ cổ tức/thị giá 7. DN Ông/Bà có sử dụng các chỉ tiêu phi tài chính phân tích HQKD phục vụ quản trị DN và nhà đầu tư không? Chỉ tiêu Sử dụng Có Không Nhóm chỉ tiêu đánh giá khách hàng, thị trường -Tỷ lệ KH hài lòng về chất lượng sản phẩm sữa -Tỷ lệ KH hài lòng về giá sản phẩm sữa -Tỷ lệ KH hài lòng về dịch vụ bán hàng 145 -Tỷ lệ KH khiếu nại về sản phẩm, dịch vụ -Mức biến động thị phần từng loại sản phẩm -Đánh giá của KH về SP mới -Đánh giá của KH về SP của DN so với các SP khác cùng loại -Tỷ lệ KH mới tăng thêm -Tỷ lệ KH cũ giảm đi Nhóm chỉ tiêu đánh giá về lao động -Số giờ đào tạo nâng cao chuyên môn cho nhân viên kỹ thuật -Số giờ đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ -Số cán bộ tham gia các lớp đào tạo kỹ năng quản lý -Chính sách lao động nhằm đảm bảo an toàn, phúc lợi cho lao động -Số giờ đào tạo trung bình cho nhân viên -Các chính sách phát triển kỹ năng để hỗ trợ người lao động -Sự hài lòng của NV với môi trường làm việc -Sự hài lòng của NV về thu nhập -Sự hài lòng của NV về chính sách đãi ngộ của DN -Số ca tai nạn lao động trong năm -Lương bình quân -Mức biến động lao động Nhóm chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả xã hội -Tổng số lần bị xử phạt về vi phạm pháp luật môi trường -Tổng số tiền bị xử phạt -Mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước -Các khoản chi hoạt động xã hội -Chi phí về xử lý chất thải, chi phí môi trường -Các hoạt động đầu tư cộng đồng 8. Xin Ông/Bà cho biết mức độ sử dụng và mức độ quan trọng của các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính đối với quản trị DN và nhà đầu tư? 146 MỨC ĐỘ SỬ DỤNG CHỈ TIÊU MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG Không sử dụng Ít sử dụng Định kỳ quý Định kỳ tháng Thườn g xuyên Không quan trọng Ít quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi -Tỷ suất sinh lợi/TS -Tỷ suất sinh lợi trên DTT (ROS) -Tỷ suất sinh lợi trên VCSH (ROE) -Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư (ROI) Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động -Số vòng quay của TS -Sức sx của TSCĐ -Số vòng quay của TSNH -Số vòng quay HTK -Số vòng khoản phải thu -Kỳ thu tiền bình quân Nhóm chỉ tiêu sử dụng cho nhà đầu tư -Tỷ suất LN/vốn CP -Thu nhập/CPPT -Hệ số giá/Thu nhập của CP -Hệ số chi trả cổ tức -Tỷ lệ cổ tức/thị giá 147 MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CHỈ TIÊU MỨC ĐỘ SỬ DỤNG Không quan trọng Ít quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng Không sử dụng Ít sử dụng Định kỳ quý Định kỳ tháng Thườ ng xuyên 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khách hàng, thị trường -Tỷ lệ KH hài lòng về chất lượng sản phẩm sữa -Tỷ lệ KH hài lòng về giá sản phẩm sữa -Tỷ lệ KH hài lòng về dịch vụ bán hàng -Tỷ lệ KH khiếu nại về sản phẩm, dịch vụ -Mức biến động thị phần từng loại sản phẩm -Đánh giá của KH về SP mới -Đánh giá của KH về SP của DN so với các SP khác cùng loại -Tỷ lệ KH mới tăng thêm -Tỷ lệ KH cũ giảm đi Nhóm chỉ tiêu đánh giá về lao động -Số giờ đào tạo nâng cao chuyên môn cho nhân viên kỹ thuật -Số giờ đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ -Số cán bộ tham gia các lớp đào tạo kỹ năng quản lý -Chính sách lao động nhằm đảm 148 bảo an toàn, phúc lợi cho lao động -Số giờ đào tạo trung bình cho nhân viên -Các chính sách phát triển kỹ năng để hỗ trợ người lao động -Sự hài lòng của NV với môi trường làm việc -Sự hài lòng của NV về thu nhập -Sự hài lòng của NV về chính sách đãi ngộ của DN -Số ca tai nạn lao động trong năm -Lương bình quân -Mức biến động lao động Nhóm chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả xã hội -Tổng số lần bị xử phạt về vi phạm pháp luật môi trường -Tổng số tiền bị xử phạt -Mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước -Các khoản chi hoạt động xã hội -Chi phí về xử lý chất thải, chi phí môi trường -Các hoạt động đầu tư cộng đồng 9. Ông/Bà vui lòng cho biết lý do Ông/Bà không sử dụng các chỉ tiêu phân tích HQKD hiện tại của DN? Thông tin không kịp thời 149 Thông tin không đầy đủ, chính xác Lý do khác 10. Theo đánh giá của Ông/Bà, mức độ đóng góp của HTCT phân tích HQKD hiện tại của DN trong việc hỗ trợ ra quyết định của Ông/Bà? Không đóng góp Đóng góp ít Đóng góp nhiều 11.Tần suất sử dụng HTCT phân tích HQKD của Ông/Bà? Không bao giờ sử dụng Ít sử dụng Sử dụng nhiều 12. Theo Ông/Bà, HTCT phân tích HQKD hiện tại mà DN đang sử dụng đã phản ánh được đầy đủ, toàn diện các mặt của HQKD chưa? Rất sơ sài Sơ sài Bình thường Đầy đủ Rất đầy đủ 13. Đánh giá của Ông/Bà về mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ quản trị, điều hành DN của HTCT phân tích HQKD hiện tại? Chưa đáp ứng Đáp ứng một phần Bình thường Đáp ứng đầy đủ Rất tốt 150 14. Xin Ông/Bà cho biết nguyên nhân nào ảnh hưởng đến chất lượng thông tin phân tích HQKD của các DN? (Có thể chọn nhiều phương án) Số lượng chỉ tiêu phân tích Nội dung phân tích Phương pháp phân tích Trình độ chuyên môn của cán bộ phân tích Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động phân tích Các nguyên nhân khác 15. Theo Ông/Bà có cần thiết đánh giá HQKD của DN theo mục tiêu không? DN hiện nay đã xây dựng mục tiêu hoạt động cho DN chưa? Không biết Khôngcần thiết Cần thiết 16. Theo Ông/Bà, có cần thiết bổ sung các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận để phục vụ quản trị DN không? Mức độ quan trọng của các chỉ tiêu bộ phận như thế nào? Chỉ tiêu Rất không quan trọng Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng Số cán bộ quản lý được đào tạo kỹ năng quản lý mới Số cán bộ quản lý được đào tạo về phong cách lãnh đạo Số cán bộ quản lý được đào tạo về văn hóa DN Số LĐ được đào tạo về an toàn LĐ Số lần tập huấn nâng cao nhận thức người LĐ về an toàn 151 Số hộ dân được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sữa theo quy chuẩn Số hộ dân được tập huấn về quy trình vắt sữa đảm bảo an toàn VSTP Số LĐ được tuyển dụng mới trong năm Số LĐ nhảy việc trong năm Số lượng hợp đồng được ký kết trong năm Số lượng KH mới tăng thêm Số lượng KH mất đi do sử dụng sản phẩm sữa thay thế Doanh thu sản phẩm mới Thị phần mới tăng thêm tại các nước đang phát triển Mức độ hài lòng của KH về chất lượng dịch vụ của DN Mức độ hài lòng của KH về SP sữa mới cung cấp ra thị trường Đánh giá và nhu cầu của thị trường đối với các loại SP sữa bột của công ty Đánh giá và nhu cầu của thị trường đối với các loại SP sữa tươi của công ty Phản ứng của thị trường đối với sản phẩm mới của công ty Khả năng chi trả của người dân đối với sản phẩm sữa của công ty tại các thị trường mới Số ngày tồn kho bình quân của sữa nguyên liệu nhập khẩu Số ngày tồn kho bình quân của sữa nguyên liệu thu mua từ hộ nông dân Tỷ lệ sữa nguyên liệu thu mua trong nước bị kém phẩm chất 152 Tỷ lệ sữa nguyên liệu bị hỏng do bảo quản không đúng quy định về ATTP Tỷ lệ sữa nguyên liệu thu mua thiếu so với kế hoạch Chi phí thu mua, bảo quản sữa nguyên liệu so với định mức Mức độ đáp ứng kế hoạch sản xuất của nguồn nguyên liệu sữa trong nước Tỷ lệ nguồn NVL sữa trong nước so với nguồn nhập khẩu Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải trả Tỷ trọng công nợ phải thu quá hạn Chất lượng các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thường niên Khả năng đáp ứng kịp thời về cung cấp thông tin tài chính Tỷ lệ SP sữa hỏng không đạt chất lượng Số lượng các đơn hàng chậm tiến độ Số lượng các đơn hàng bị trả lại do sp kém chất lượng Chi phí tiết kiệm năng lượng Số loại SP sữa mới Số loại SP sữa mới được cải tiến về mẫu mã Chi phí SX SP tiết kiệm được do áp dụng công nghệ kỹ thuật mới Số lượng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật Chi phí tiết kiệm NVL sữa nguyên liệu do áp dụng cải tiến kỹ thuật Chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Ông/Bà! 153 154 PHỤ LỤC 3a: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT (Kết quả khảo sát từ câu hỏi 01 đến câu hỏi 04; từ câu 09 đến câu 15) Câu hỏi khảo sát Kết quả khảo sát Số DN/Số phiếu khảo sát Tỷ lệ % 1.Nguồn vốn của DN Từ 20 tỷ đồng trở xuống 7 26 Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 11 41 Từ trên 100 tỷ đồng 9 33 2. Số lao động của DN Từ dưới 10 người trở xuống 0 0 Từ trên 10 người đến 50 người 3 11 Từ trên 51 người đến 100 người 13 48 Từ trên 100 người 11 41 3. Loại hình DN Công ty cổ phần 19 70 Công ty TNHH 8 30 Doanh nghiệp tư nhân 0 0 Các loại hình khác 0 0 4. DN có vốn Nhà nước Có 1 3,7 Không 26 96,3 9.Ông/Bà vui lòng cho biết lý do Ông/Bà không sử dụng các chỉ tiêu phân tích HQKD hiện tại của DN Thông tin không kịp thời 14 19 Thông tin không đầy đủ, chính xác 48 67 Lý do khác 9 14 10.Theo đánh giá của Ông/Bà, mức độ đóng góp của HTCT phân tích HQKD hiện tại của DN trong việc hỗ trợ ra quyết định của Ông/Bà Không đóng góp 24 34 Đóng góp ít 37 52 Đóng góp nhiều 10 14 11.Tần suất sử dụng HTCT phân tích HQKD của Ông/Bà? Không bao giờ sử dụng 18 26 Ít sử dụng 29 41 Thường xuyên sử dụng 23 33 12. Theo Ông/Bà, HTCT phân tích HQKD hiện tại mà DN đang sử dụng đã phản ánh được đầy đủ, toàn diện các mặt của HQKD chưa? Rất sơ sài 5 7 Sơ sài 17 24 Bình thường 34 48 Đầy đủ 11 15 Rất đầy đủ 4 6 13. Đánh giá của Ông/Bà về mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ quản trị, điều hành DN của HTCT phân tích HQKD hiện tại? 155 Chưa đáp ứng 16 23 Đáp ứng một phần 27 38 Bình thường 20 28 Đáp ứng đầy đủ 5 7 Rất tốt 3 4 14. Xin Ông/Bà cho biết nguyên nhân nào ảnh hưởng đến chất lượng thông tin phân tích HQKD của các DN? (Có thể chọn nhiều phương án) Số lượng chỉ tiêu phân tích 57 80 Nội dung phân tích 51 72 Phương pháp phân tích 44 62 Trình độ chuyên môn của cán bộ phân tích 30 42 Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động phân tích 28 39 Các nguyên nhân khác 7 10 15. Theo Ông/Bà có cần thiết đánh giá HQKD theo mục tiêu và xây dựng mục tiêu của DN không? Không biết 8 11 Không cần thiết 18 25 Cần thiết 45 64 156 PHỤ LỤC 3b: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT (Từ câu hỏi 05 đến câu hỏi 07) Câu hỏi khảo sát Kết quả khảo sát Có sử dụng Không sử dụng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 5. DN có sử dụng các chỉ tiêu phân tích HQKD theo quy định hiện hành Các chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu về năng lực hoạt động -Vòng quay HTK 2 100 0 0 Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi -LNST/DTT (ROS) 2 100 0 0 -LNST/TS (ROA) 2 100 0 0 -LNST/VCSH (ROE) 2 100 0 0 -Hệ số LN từ HĐKD/DTT 2 100 0 0 Các chỉ tiêu phi tài chính Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường -Tổng số lần bị xử phạt do không tuân thủ pháp luật môi trường 2 100 0 0 -Tổng số tiền do bị xử phạt 2 100 0 0 Chính sách liên quan đến người lao động -Số lượng lao động 2 100 0 0 -Mức lương trung bình 2 100 0 0 - Chính sách lao động nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và phúc lợi 1 50 1 50 - Số giờ đào tạo trung bình mỗi năm 1 50 1 50 - Các chính sách phát triển kỹ năng và học tập để hỗ trợ người lao động 2 100 0 0 6. DN có sử dụng các chỉ tiêu tài chính phân tích HQKD phục vụ quản trị DN và nhà đầu tư Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi -Tỷ suất sinh lợi/TS 9 33,33 18 66,67 -Tỷ suất sinh lợi trên DTT (ROS) 9 33,33 18 66,67 -Tỷ suất sinh lợi trên VCSH (ROE) 9 33,33 18 66,67 -Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư (ROI) 4 33,33 18 66,67 Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động -Số vòng quay của TS 8 29,62 19 70,38 -Sức sx của TSCĐ 6 22,22 21 77,78 -Số vòng quay của TSNH 8 29,62 19 70,38 -Số vòng quay HTK 8 29,62 19 70 157 -Số vòng khoản phải thu 8 29,62 19 70 -Kỳ thu tiền bình quân 7 25,92 20 74,08 Nhóm chỉ tiêu sử dụng cho nhà đầu tư -Tỷ suất LN/vốn CP 2 7,4 25 92,6 -Thu nhập/CPPT 2 7,4 25 92,6 -Hệ số giá/Thu nhập của CP 2 7,4 25 92,6 -Hệ số chi trả cổ tức 1 3,7 26 96,3 -Tỷ lệ cổ tức/thị giá 1 3,7 26 96,3 7. DN có sử dụng các chỉ tiêu phi tài chính phân tích HQKD phục vụ quản trị DN và nhà đầu tư Nhóm chỉ tiêu đánh giá khách hàng, thị trường -Tỷ lệ KH hài lòng về chất lượng sản phẩm sữa 5 18,5 22 81,15 -Tỷ lệ KH hài lòng về giá sản phẩm sữa 4 14,8 23 85,2 -Tỷ lệ KH hài lòng về dịch vụ bán hàng 5 18,5 22 81,15 -Tỷ lệ KH khiếu nại về sản phẩm, dịch vụ 3 11,11 24 88,89 -Mức biến động thị phần từng loại sản phẩm 4 14,8 23 85,2 -Đánh giá của KH về SP mới 5 18,5 22 81,15 -Đánh giá của KH về SP của DN so với các SP khác cùng loại 2 7,4 25 92,6 -Tỷ lệ KH mới tăng thêm 5 18,5 22 81,15 -Tỷ lệ KH cũ giảm đi 5 18,5 22 81,15 Nhóm chỉ tiêu đánh giá về lao động -Số giờ đào tạo nâng cao chuyên môn cho nhân viên kỹ thuật 1 3,7 26 96,3 -Số giờ đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ 1 3,7 26 96,3 -Số cán bộ tham gia các lớp đào tạo kỹ năng quản lý 1 3,7 26 96,3 -Chính sách lao động nhằm đảm bảo an toàn, phúc lợi cho lao động 6 22,22 21 77,78 -Số giờ đào tạo trung bình cho nhân viên 1 3,7 26 96,3 -Các chính sách phát triển kỹ năng để hỗ trợ người lao động 2 7,4 25 92,6 -Sự hài lòng của NV với môi trường làm việc 2 7,4 25 92,6 -Sự hài lòng của NV về thu nhập 2 7,4 25 92,6 -Sự hài lòng của NV về chính sách đãi ngộ của DN 1 3,7 26 96,3 -Số ca tai nạn lao động trong năm 5 18,5 22 81,5 -Lương bình quân 22 81,15 5 18,5 -Mức biến động lao động 22 81,15 5 18,5 158 Nhóm chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả xã hội -Tổng số lần bị xử phạt về vi phạm pháp luật môi trường 4 14,8 23 85,2 -Tổng số tiền bị xử phạt 4 14,8 23 85,2 -Mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước 22 81,15 5 18,5 -Các khoản chi hoạt động xã hội 6 22,22 21 77,78 -Chi phí về xử lý chất thải, chi phí môi trường 4 14,8 23 85,2 -Các hoạt động đầu tư cộng đồng 3 11,11 24 88,89

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_he_thong_chi_tieu_phan_tich_hieu_qua_kinh.pdf
Luận văn liên quan