Luận án Nghiên cứu khu hệ dơi (chiroptera) ở một số tỉnh vùng Tây Bắc Việt Nam

Kích thước trung bình, chiều dài cẳng tay 43,3 - 45,6 mm [128]. Mặt lưng lông dài, đồng màu nâu tối. Lông mặt bụng màu nâu tối ở gốc lông, đỉnh lông màu nhạt hơn. Mặt bụng lông sáng hơn mặt lưng. Tai dài và hẹp 15,68 - 16,67 mm, gập xuống không vượt quá mũi, mép trước tai lồi, mép sau tai lõm có một thùy nhỏ, đỉnh tai uốn vòng. Mấu tai có 1 thùy phát triển ở gốc, chiều cao mấu tai khoảng 1/2 chiều cao tai. Màng cánh dính ở gốc ngón chân 1. Cựa kéo dài vượt 1/2 chiều dài từ mép sau màng gian đuôi (từ đỉnh đuôi đến bàn chân sau). Phân biệt với các loài khác: trong KVNC M. indochinensis gần giống M. annectan nhưng khác nhau ở đặc điểm: giữa mặt bụng của M. annectans thường có 1 mảng lông màu gỉ sắt (da cam), còn ở M. indochinensis đồng màu. Khác nhau về răng trước hàm 2.

pdf159 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu khu hệ dơi (chiroptera) ở một số tỉnh vùng Tây Bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hái tương tự nhau nhưng tần số siêu âm rất khác nhau. Vì vậy, sử dụng tần số siêu âm để phân biệt 2 loài này rất dễ dàng. Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích thống kê tần số siêu âm các loài dơi trong KVNC, kết quả thể hiện trong bảng 3.9. Bảng 3.9. Phân tích thống kê đặc điểm tần số tiếng kêu siêu âm (Fmax) Tên loài n Fmaxtb S Khoảng tin cậy cho giá trị trung bình (95%) Giới hạn dưới Giới hạn trên R. affinis 27 75,73 4,56 73,93 77,53 R. malayanus 19 81,94 2,51 80,73 83,15 R. macroglobossus 23 93,82 0,48 93,61 94,03 R. thomasi 46 81,01 1,08 80,69 81,33 R. pusillus 46 112,63 5,97 110,86 114,40 R. pearsonii 41 54,55 1,06 54,21 54,88 R. cf. macrotis 11 50,97 0,15 50,87 51,07 R. cf. siamensis 10 72,42 0,32 72,19 72,65 R. marshalli 15 44,35 0,36 44,15 44,55 Total 238 79,216 21,707 76,444 81,9879 Ghi chú: n: dung lượng mẫu, S: sai tiêu chuẩn, Fmaxtb: giá trị trung bình của tần số siêu âm. Từ bảng 3.9 nhận thấy: Với mức tin cậy là 95% giá trị trung bình tần số siêu âm của R. affinis nằm trong khoảng từ 73,93 – 77,53kHz, R. cf. siamensis 72,19 – 72, 65kHz, R. malayanus 80,73 – 83,15kHz, R. thomasi 80,69 – 81,33kHz. Tuy nhiên, 2 loài R. malayanus và R. thomasi vẫn có tần số siêu âm trung bình ở khoảng ước lượng trùng nhau. Để kiểm tra sự sai khác nhau về tần số siêu âm của các loài R. affinis, R. cf. siamensis, R. thomasi, R. malayanus, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố với mức ý nghĩa 0,05 (bảng 1 trong phụ lục 6,). Từ phụ lục 6, ta có sig = 0,000 < 0,05, như vậy tần số siêu âm của các loài dơi trên là có sự khác nhau rõ rệt. Để biết cụ thể sự sai khác về tần số siêu âm giữa các loài, ta sử dụng tiêu chuẩn Bonferroni (bảng 2 trong phụ lục 6) để so sánh tần số siêu âm. Từ bảng 2 trong phụ lục 6, cho thấy: So sánh tần số siêu âm theo từng loài (từng cặp) với nhau cho thấy tần số siêu âm của các loài là rất khác nhau. Tuy 123 nhiên, tần số siêu âm của Rhinolophus malayanus và R. thomasi là không có sự sai khác nhau rõ rệt. Tuy nhiên hai loài này có đặc điểm hình thái rất khác nhau. 3.5.1.2. Tương quan giữa tần số tiếng kêu siêu âm với kích thước cơ thể Mối quan hệ giữa tần số tiếng kêu siêu âm với kích thước cơ thể của các loài trong họ Rhinolophidae đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu như: Vu Dinh Thong (2011), Robinson (1996). Trong nghiên cứu này, kết quả phân tích tương quan giữa tần số tiếng kêu siêu âm (Fmax) với một số kích thước cơ thể (chiều dài cẳng tay, chiều cao tai) thể hiện như sau: - Tương quan giữa tần số siêu âm (Fmax) và chiều dài cẳng tay (FA): Kết quả phân tích thống kê giữa tần số tiếng kêu siêu âm và chiều dài cẳng tay thể hiện trong phụ lục 8. Từ bảng 02 (trong phụ lục 8) cho thấy sig = 0,000 < 0,005. Vì vậy, giữa tần số tiếng kêu siêu âm và chiều dài cẳng tay thực sự tồn tại mối tương quan với hệ số R = 0,679 (tương quan tương đối chặt) (bảng 01 trong phụ lục 8). Bảng 03 (trong phụ lục 8) cho thấy Sig = 0.000 < 0.005, nghĩa là hai hệ số a, b của phương trình tương quan thực sự tồn tại. Như vậy, tương quan giữa tần số siêu âm và chiều dài cẳng tay có dạng Fmax = 194, 557 – 2,541* FA (hình 3.68). Hình 3.68. Tương quan giữa tần số tiếng kêu siêu âm và dài cẳng tay của các loài thuộc họ Rhinolophidae 124 Từ phương trình tương quan và hình 3.68 cho thấy tương quan giữa tần số tiếng kêu siêu âm và chiều dài cẳng tay có tương quan âm ở mức độ tương đối chặt. Khi chiều dài cẳng tay tăng lên thì tần số tiếng kêu siêu âm mà chúng sử dụng sẽ thấp đi. - Tương quan giữa tần số tiếng kêu siêu âm và chiều cao tai (EH) (phụ lục 9) Từ phụ lục 9 cho thấy, hệ số tương quan và các hệ số a,b của phương trình tuyến tính thực sự tồn tại. Mối quan hệ giữa tần số siêu âm và chiều cao tai là mối tương quan âm, tương quan chặt (R = 0,784). Như vậy, khi chiều cao tai tăng nên thì tần số siêu âm mà chúng sử dụng cũng thấp đi theo phương trình Fmax = 161,493 – 4,426*EH (hình 3.69). Hình 3.69. Tương quan giữa tần số tiếng kêu siêu âm và cao tai của các loài thuộc họ Rhinolophidae Tóm lại: Các loài dơi cò kích thước nhỏ sử dụng tần số tiếng kêu siêu âm cao hơn những loài có kích thước cơ thể lớn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Vu Dinh Thong (2011). 125 3.5.2. Đặc điểm tiếng kêu siêu âm của các loài Dơi nếp mũi 3.5.2.1. Tần số tiếng kêu siêu âm Các loài dơi thuộc họ Hipposideridae phát ra tín hiệu siêu âm có tiểu phần: tần số tiếng kêu siêu âm ổn định (CF), tần số tiếng kêu siêu âm kết thúc (tFM) bảng 3.10, hình 3.70. Bảng 3.10. Tần số tiếng kêu siêu âm của các loài Dơi nếp mũi Stt Tên loài Nghiên cứu này Tài liệu khác 1. A. stoliczkanus 125,90 – 134,10 kHz 124,3 – 130,8 kHz [93] 118.4–130 kHz [160] 2. H. pomona 120,00 – 128,50 kHz 122,00 – 127,70 kHz [93] 128.2-129.1 kHz [146] 125.7– 132.5 )[160] 3. H. cineraceus 150,40 – 160,30 kHz 149,2–150,6kHz [121] 155.5–163.5 kHz)[160] 4. H. larvatus 84,50 – 94,10 kHz 83,80 – 89,30 kHz [93] 85.9-88.2 kHz[146] 86.5–87.8 kHz [160] 5. H. armiger 64,70 – 68,40 kHz 63,20 – 66,80 kHz [93] 64,9-65,9 kHz[146] 65.1–72.7 kHz [160] Hình 3.70. Đặc điểm tiếng kêu siêu âm của các loài Dơi nếp mũi Trong 6 loài dơi thu thập được mẫu vật tại KVNC, có 5 loài ghi tần số siêu âm, 1 loài chưa ghi được tần số siêu âm (Coelops frithii). Tần số siêu âm của các loài dơi KVNC phù hợp với tần số siêu âm của các tác giả công bố ở Việt Nam và một số nước trong khu vực (bảng 3.10). Trong giống Hipposideros nhóm “bicolor” 126 có tần số siêu âm lớn nhất 120,0 – 160,3 kHz, nhóm “larvatus” có tần số siêu âm khá thấp 64,7 – 94,10 kHz. Giống Aselliscus có tần số siêu âm 125,90 – 134,10 kHz. Các loài H. armiger, H. larvatus, H. cineraceus có tần số siêu âm rất khác nhau, không có khoảng trùng nhau (bảng 3.10). Vì vậy, có thể căn cứ vào tần số siêu âm để định loại loài trong KVNC. Các loài Aselliscus toliczkanus, Hipposideros pomona có tần số siêu âm khác hẳn với các loài khác trong họ ở KVNC (cao hơn các loài thuộc nhóm “larvatus” nhưng thấp hơn H. cineraceus) nhưng hai loài này có khoảng siêu âm trùng nhau. Tuy nhiên, Aselliscus toliczkanus, Hipposideros pomona thuộc 2 giống khác nhau và có đặc điểm hình thái rất khác nhau. Hai loài H. pomona và H. cinraceus có đặc điểm hình thái tương tự nhau nhưng tần số siêu âm khác xa nhau H. pomona 120,00 – 128,50 kHz, H. cineraceus 150,40 – 160,30 kHz. Sử dụng phần mềm SPSS, 16.0 để phân tích tần số siêu âm các loài dơi trong KVNC kết quả thể hiện trong bảng 3.11. Bảng 3.11. Phân tích thống kê tần số siêu âm các loài trong họ Hipposideridae Tên loài n Fmax S Mức tin cậy cho giá trị trung bình 95% Giới hạn dưới Giới hạn trên A, stoliczkanus 34 129,87 2,25 129,08 130,65 H, pomona 37 124,39 2,50 123,56 125,22 H, cineraceus 11 155,65 3,18 153,51 157,79 H, larvatus 78 87,69 1,74 87,30 88,09 H, armiger 55 66,35 1,00 66,08 66,63 Ghi chú: n: dung lượng mẫu, S: sai tiêu chuẩn, Fmaxtb: giá trí trung bình của tần số siêu âm. Với mức tin cậy 95% : giá trị trung bình tần số siêu âm của A. stoliczkanus nằm trong khoảng 129,08 – 130,65 kHz, H. pomona 123,56 – 125,22 kHz, H.cineraceus 153,51 – 157,79 kHz, H. larvatus 87, 3 – 88,09 kHz, H. armiger 66,08 – 66,63 kHz. Như vậy, hai loài H. pomona và A. stoliczkanus có khoảng ước lượng trung bình của tần số siêu âm không trùng nhau. 127 Để kiểm tra sự sai khác nhau về tần số siêu âm giữa Aselliscus sloticzkanus, H. pomona sử dụng phần mềm SPSS 16.0 kết quả thể hiện trong phụ lục 7 Sig1 = 0,295 > 0,05, có nghĩa là đảm bảo sự bằng nhau về phương sai của 2 mẫu để áp dụng tiêu chuẩn T – Test. Sig2 = 0,000 < 0,05 nên tần số siêu âm của 2 loài dơi (A. stoliczkanus và H. pomona) là có sự khác nhau rõ rệt. Như vậy, tuy có khoảng tần số siêu âm trùng nhau nhưng khoảng giá trị trung bình của 2 loài dơi này là khác nhau rõ rệt. Mặt khác, đây là 2 loài thuộc 2 giống khác nhau nên có đặc điểm hình thái khác xa nhau. 3.5.2.2. Tương quan giữa tần số tiếng kêu âm với kích thước cơ thể Tương quan giữa tần số tiếng kêu siêu âm và chiều dài cẳng tay Kết quả phân tích thống kê giữa tần số tiếng kêu siêu âm và chiều dài cẳng tay thể hiện trong phụ lục 10. Từ phụ lục 10 (bảng 2, 3) cho thấy, hệ số tương quan và các hệ số a,b của phương trình tuyến tính thực sự tồn tại. Mối quan hệ giữa tần số siêu âm và chiều dài cẳng tay có mối tương quan âm, tương quan rất chặt (R = 0,910). Như vậy, khi chiều cẳng tay tăng nên thì tần số siêu âm mà chúng sử dụng cũng thấp đi theo phương trình Fmax = 170,312 – 1,159*FA (hình 3.71). Hình 3.71. Tương quan giữa tần số tiếng kêu siêu âm và dài cẳng tay của các loài trong họ Hipposideridae 128 Tương quan giữa tần số tiếng kêu siêu âm và chiều cao tai Kết quả phân tích thống kê giữa tần số tiếng kêu siêu âm và chiều dài cẳng tay thể hiện trong phụ lục 11. Từ phụ lục 11 (bảng 2, 3) cho thấy, hệ số tương quan và các hệ số a,b của phương trình tuyến tính thực sự tồn tại. Mối quan hệ giữa tần số siêu âm và chiều cao tai là mối tương quan âm, tương quan chặt (R = 0,814). Như vậy, khi chiều cao tai tăng lên thì tần số siêu âm mà chúng sử dụng cũng thấp đi theo phương trình Fmax = 167,902 – 3,251*EH (hình 3.72). Hình 3.72. Tương quan giữa tần số tiếng kêu siêu âm và cao tai của các loài trong họ Hipposideridae 129 KẾT LUẬN 1. Đa dạng về thành phần loài - Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 64 loài dơi thuộc 28 giống, 8 họ trong KVNC. Trong đó, đã ghi nhận ở tỉnh Điện Biên có 36 loài thuộc 16 giống và 6 họ, tỉnh Lai Châu có 28 loài thuộc 12 giống và 5 họ tỉnh Sơn La có 59 loài 26 giống và 8 họ. Ghi nhận mới cho Việt Nam 02 loài, cho khu vực Tây Bắc 5 loài, cho KVNC 14 loài, cho tỉnh Sơn La 15 loài, cho tỉnh Điện Biên 18 loài, tỉnh Lai Châu 15 loài. - Chưa có cơ sở dữ liệu để khẳng định các loài Megaerops caudatus, Rhinolophus rouxii, R. borneensis, R. chaseni, R. subbadius, R. lepidus, Hipposideros ater, H. speoris, H. pratti, H. fulvus, Myotis longipes đã công bố trong các công trình nghiên cứu trước phân bố tại KVNC. - Khu vực Tây Bắc có mức độ tương đồng về thành phần loài cao với các khu vực Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ. Mức độ tương đồng thấp với vùng Nam Bộ. 2. Đặc điểm phân bố - Sự phân bố của các loài dơi ở các sinh cảnh có liên quan chặt chẽ đến điều kiện sống ở các sinh cảnh. Sinh cảnh rừng trên núi đất và sinh cảnh rừng trên núi đá vôi, có nhiều điều kiện thuận lợi về nơi ở, thức ăn nên đã ghi nhận được 42 loài thuộc 17 giống và 5 họ (Sinh cảnh rừng trên núi đất); 39 loài , 17 giống, 7 họ (Sinh cảnh rừng trên núi đá). Sinh cảnh tre nứa và hỗn giao tre nứa, sinh cảnh nương rẫy, khu dân cư có ít điều kiện thuận lợi về nơi ở, thức ăn nên thành phần loài dơi ở khu vực này đơn giản hơn, đã ghi nhận đươc 28 loài dơi thuộc 11 giống, 5 họ (Sinh cảnh nương rẫy); 24 loài thuộc 12 giống, 5 họ (Sinh cảnh khu dân cư); 14 loài dơi thuộc 8 giống, 4 họ (Sinh cảnh tre nứa và hỗn giao tre nứa). - Trong KVNC đã xác định được 8 loài phân bố trong 5 sinh cảnh, 12 loài phân bố trong 4 sinh cảnh, 7 loài phân bố trong 3 sinh cảnh, có 15 loài phân bố trong 2 sinh cảnh, có 8 loài chỉ có trong một sinh cảnh. Sinh cảnh rừng trên núi đá (Harpiocephalus harpia, Kerivoura hardwickii, Taphozous melanopogon, Chaerephon plicatus, Tadaria sp.); Sinh cảnh rừng trên núi đất (Hesperopterus tickelli, Thainycteris aureocollaris); Sinh cảnh nương rẫy (Coelops frithii). - Ở đai cao nhiệt đới ẩm dưới 700 m địa hình tương đối đơn giản, sự tác động của con người trong khu vực này rất lớn, đã ghi nhận được 35 loài dơi thuộc 15 130 giống và 5 họ. Trong đó, họ Vespertilionidae có số lượng loài nhiếu nhất (15 loài), họ Rhinolophidae (10 loài), họ Hipposideridae (5 loài), họ Pteropodidae (4 loài). Họ Miniopteridae có số lượng loài ít nhất (1 loài). Có 2 loài chỉ bắt gặp ở đai độ cao này là Kerivoura hardwickii, Myotis indochinensis - Ở đai cao trên 700 m địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, thảm thực vật còn tương đối nguyên vẹn, sự tác động của con người vào ít, có nhiều hang động tạo điều kiện thuận lợi cho các loài dơi cư trú, đã ghi nhận được 48 loài dơi thuộc 24 giống và 7 họ. Trong đó, họ Vespertilionidae có số lượng loài nhiều nhất là 22 loài, họ Rhinolophidae 10 loài, họ Hipposideridae 6 loài, họ Pteropodidae 5 loài, họ Miniopteridae và họ Molossidae 2 loài. Họ họ Emballonuridae có số lượng loài ít nhất với 1 loài. Có 14 loài chỉ bắt gặp ở đai độ cao > 700 m như: Sphaerias blanfordi, Coelops frithii, Harpiocephalus harpia, Hesperopterus tickelli, Hypsugo cadornae, Myotis altarium, Myotis chinensis, Myotis pilosus, Pipistrellus javanicus, Scotomanes ornatus, Thainycteris aureocollaris, Tophozous melanopogon, Miniopterus pusillus, Chaerephon plicatus, Tadaria sp... 3. Đặc điểm sinh học sinh thái - Mô tả đặc điểm nhận dạng 50 loài dơi thuộc 25 giống, 7 họ và xây dựng khóa định loại cho 64 loài dơi thuộc 28 giống và 8 họ ở KVNC. - Tần số siêu âm của các loài Rhinolophus pusillus, R. microglobosus, R. pearsoni, R. cf. macrotis, R marshalli, H. armiger, H. larvatus, H. cineraceus sử dụng được trong xác định loài trên thực địa ở KVNC. Các loài Aselliscus toliczkanus, Hipposideros pomona, R. affinis, R. malayanus, R. cf. siamensis, R. thomasi chưa thể sử dụng tần số siêu âm trong định loại trong KVNC. - Giữa tần số siêu âm và chiều dài cẳng tay, chiều cao tai của các loài thuộc họ Rhinolophidae và Hipposideridae có mối quan hệ chặt chẽ, những loài có kích thước nhỏ thường sử dụng tần số siêu âm cao hơn những loài có kích thước cơ thể lớn. 131 KHUYẾN NGHỊ 1. Các điểm điều tra trong KVNC mới chỉ tập chung vào các khu rừng đặc dụng, các khu bảo tồn. Vì vậy cần phải mở rộng phạm vi và quy mô nghiên cứu để xác định tình trạng bảo tồn, các đặc điểm sinh thái học của các loài dơi, sự tác động của con người vào nơi cư trú của các loài dơi,làm cơ sở để cho các nhà quản lý đưa ra phương thức bảo tồn hợp lý và lâu dài. 2. Cần tiếp tục nghiên cứu sâu về đặc điểm di truyền hai giống Pipistrellus và Myotis trong KVNC vì hai giống này rất phức tạp trong phân loại. 3. Cần tiếp tục nghiên cứu nhằm làm rõ vị trí phân loại của các loài Tadarida sp., Rhinolophus cf. siamensis, Rhinolophus cf. macrotis và mô tả các đặc điểm về tiếng siêu âm của các loài dơi thuộc các họ Megadermatidae, Miniopteridae, Emballonuridae, Molossidae, Vespertilionidae để làm cơ sở cho việc phân loại các loài dơi dựa vào đặc điểm siêu âm. 132 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 1. Đào Nhân Lợi (2015), Nghiên cứu thành phần loài dơi tại khu rừng đặc dụng Copia, Thuận Châu, Sơn La, Tạp chí Trường Đại học Tây Bắc, tập 1 (2), tr 68 – 76. 2. Đào Nhân Lợi, Nguyễn Văn Viết, Đặng Huy Huỳnh, Vũ Đình Thống (2017), Kết quả điều tra dơi các tỉnh Lai Châu, Điện Biên và Sơn La, Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 7, tr 255 - 260. 3. Nguyễn Văn Viết, Đào Nhân Lợi, Lê Vũ Khôi, Vũ Đình Thống (2017), Kết quả nghiên cứu các loài dơi thuộc hai giống Pipistrellus và Myotis (Chiroptera: Vespertilionidae) với ghi nhận mới về phạm vi phân bố của chúng ở Việt Nam, Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 7, tr 525 - 535. 4. Dao Nhan Loi, Vu Dinh Thong (2017), First records of bats (Ma mmalia: Chiroptera) from Muong Phang Cultural and Historical site, Dien Bien province, Northwestern Viet Nam, Tap chi Sinh hoc, tập 39 (3), tr 396 - 402. 5. Đào Nhân Lợi, Vũ Đình Thống, Đoàn Đức Lân, Phạm Văn Nhã (2017), Atlat nhận dạng các loài dơi ở vùng Tây Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 119 tr. 6. Vu Dinh Thong, Xiuguang Mao, Gábor Csorba, Paul Bates, Manuel Ruedi, Nguyen Van Viet, Dao Nhan Loi, Pham Van Nha, Oana Chachula, Tran Anh Tuan, Nguyen Truong Son, Dai Fukui, Vuong Tan Tu, and Uttam Saikia (2018), First records of Myotis altarium (Chiroptera: Vespertilionidae) from India and Vietnam, Mammal Study, 43 (1). 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2017), Quyết định số 1819/QĐ - BNN - TCLN ngày 16/05/2017 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2016. 2. Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde, Shin-Ichiro Kawada, Akiko Hayashida và Motoki Sasaki (2008), Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam,, Shoukadoh Book Sellers, Japan, 400 tr. 3. Đặng Ngọc Cần và Vũ Đình Thống (2004), Hiện trạng loài thú quý hiếm ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Báo cáo khoa học hội nghị toàn quốc 2004, Hội đồng Khoa học Tự nhiên, Hà Nội, tr. 55 - 58. 4. Lê Trần Chấn (2012), Báo cáo đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La, Trung tâm đa dạng và an toàn sinh học, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. 5. Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Điện Biên (2008), Báo cáo dự án quy hoạch chi tiết khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Điện Biên. 6. Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Điện Biên (2014), Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch chi tiết khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan Môi trường, Mường Phăng - Pa Khoang, huyện Điện Biên đến năm 2025, định hướng năm 2030, Ủy Ban Nhân dân tỉnh Điện Biên. 7. Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009), Phân loại học lớp thú (Mammalia) và đặc điểm khu hệ thú hoang dã Việt Nam, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 150 tr. 8. Nguyễn Xuân Đặng và Đặng Huy Phương (2007), Thành phần loài thú ở Vườn Quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Tạp chí Sinh học, 29(1), tr. 20- 25. 9. Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Trường Sơn và Nguyễn Xuân Nghĩa (2006), Kết quả điều tra khu hệ thú ở Vườn Quốc Gia Tam Đào, tỉnh Vĩnh Phúc, Tạp chí Sinh học, 28(3), tr. 9-14. 10. Nguyễn Xuân Đặng và và Cộng sự (2017), Danh lục các loài thú hoang dã ở Việt Nam (bài báo đã phản biện), Tạp chí Sinh học. 11. Trần Hồng Hải (2010), Nghiên cứu khu hệ thú góp phần đề xuất xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Mường Do, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, Luận án Tiến Sĩ, Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật. 134 12. Trần Hồng Hải, Trần Hồng Việt, Lê Xuân Cảnh và Nguyễn Xuân Đặng (2010), Kết quả nghiên cứu khu hệ thú Mường Phong, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, Tạp chí Sinh học, 32(2), tr. 31-42. 13. Lê Quốc Hùng (2014), Báo cáo kết quả điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt nở đất tỷ lệ 1/50.000 khu vực miền núi tỉnh Điện Biên, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội. 14. Đặng Huy Huỳnh, Hoàng Minh Khiên, Lê Xuân Cảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Vũ Đình Thống và Đặng Huy Phương (2007), Thú rừng - Mammalia Việt Nam hình thái và sinh học sinh thái một số loài, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 232 tr. 15. Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiên và Nguyễn Minh Tâm (2008), Lớp thú - Mammalia, Động vật chí Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, Tập 25, 362 tr. 16. Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung, Phạm Trọng Ảnh và Hoàng Minh Khiên (1994), Danh lục các loài thú (Mammalia) Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 18 - 59. 17. Đặng Huy Huỳnh và Vũ Đình Thống (2005), Sự đa dạng của khu hệ thú ở tỉnh Bình Định, Tạp chí Sinh học, 27(4A), tr. 1-10. 18. Lê Vũ Khôi (2000), Danh lục các loài thú ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 139 tr. 19. Lê Vũ Khôi, Nguyễn Xuân Hưng, Vũ Đình Thống và Niel Furey (2007), Đa dạng thành phần loài dơi (Chiroptera) tại Vườn Quốc gia Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn), Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Báo cáo khoa học hội nghị toàn quốc 2007, Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội, tr. 73 - 76. 20. Lê Vũ Khôi và Nguyễn Nghĩa Thìn (2001), Địa lý sinh vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 171 tr. 21. Lê Vũ Khôi và Vũ Đình Thống (2005), Thành phần loài Dơi hiện biết ở Việt Nam, Tạp chí Sinh học, 27(4A), tr. 51-59. 22. Đào Nhân Lợi (2007), Nghiên cứu khu hệ dơi (Chiroptera) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây. 23. Phạm Văn Nhã (2008), Góp phần nghiên cứu khu hệ thú Sơn La, Luận án Tiến Sỹ, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, Hà Nội. 24. Nguyễn Trường Sơn, Đặng Ngọc Cần và Vũ Đình Thống (2003), Khu hệ dơi Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Báo cáo khoa học hội nghị toàn quốc lần 135 thứ 2 nghiên cứu cơ bản trong sinh học, nông nghiệp, y học, Hà Nội, tr. 721 - 724. 25. Nguyễn Trường Sơn, Đặng Huy Phương, Trinh Việt Cường, Vũ Đình Thống và Csorba Gabor (2009), Kết quả bước đầu điều tra các loài dơi và gặm nhấm tại Khu bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 3, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội, tr. 776 - 783. 26. Nguyễn Trường Sơn và Vũ Đình Thống (2004), Kết quả điều tra dơi ở các khu vực Đồng Phúc, bản Thi – Xuân Lạc (tỉnh Bắc Kạn) và Sinh Long, Bản Lãm (tỉnh Tuyên Quang) Tạp chí Sinh học, 26(4), tr. 25-30. 27. Nguyễn Trường Sơn và Vũ Đình Thống (2005), Đa dạng thành phần các loài dơi ở khu vực Vườn quốc gia Ba Bể và Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Báo cáo khoa học hội nghị toàn quốc 2005, Hội đồng khoa học tự nhiên, Hà Nội, tr. 272 - 275. 28. Nguyễn Trường Sơn và Vũ Đình Thống (2006), Nhận dạng một số loài dơi ở Việt Nam, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 96 tr. 29. Nguyễn Trường Sơn và Vũ Đình Thống (2011), Kết quả điều tra dơi ở Vườn Quốc gia Chư Mom Ray tỉnh Kon Tum và Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 4, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội, tr. 314 - 318. 30. Cao Văn Sung, Judith Eger và Ngô Văn Trí (2000), Kết quả bước đầu khảo sát dơi ở miền nam Việt Nam, Tạp chí Sinh học, 22(15), tr. 136 - 144. 31. Cao Văn Sung, Phạm Đức Tiến và Vũ Đình Thống (2001), Kết quả điều tra dơi miền Nam, Việt Nam, Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái học và tài nguyên sinh vật 1996-2000, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội, tr. 356-362. 32. Đào Văn Tiến (1985), Kết quả khảo sát thú miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 33. Phạm Đức Tiến, Trần Minh Hợi, Nguyễn Trường Sơn và Vũ Đình Thống (2004), Kết quả bước đầu điều tra dơi ở Vườn quốc gia Xuân Sơn, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Báo cáo khoa học hội nghị toàn quốc 2004, tr. 267 - 270. 34. Phạm Đức Tiến, Vũ Đình Thống và Lê Vũ Khôi (2005), Hiện trạng dơi ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học 136 sự sống, Báo cáo khoa học hội nghị toàn quốc 2005, Hội đồng Khoa học tự nhiên, Hà Nội, tr. 320 - 323. 35. Phạm Đức Tiến, Vũ Đình Thống, Lê Vũ Khôi, Trần Thị Loan, Nguyễn Thị Hiền và Hồ Văn Cừ (2007), Thành phần loài dơi hiện biết ở Vườn Quốc gia Yok Don và hiện trạng loài Dơi quả không đuôi lớn Megaerops niphanae ở Việt Nam, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Báo cáo khoa học hội nghị toàn quốc 2007, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 199 - 201. 36. Nguyễn Thanh Tuấn và Lê Vũ Khôi (2011), Đa dạng khu hệ thú ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi và giá trị bảo tồn của chúng, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27(2), tr. 134 - 142. 37. Hoàng Trung Thành (2017), Nghiên cứu họ Dơi lá mũi (Chiroptera: Rhinolophidae) ở Việt Nam, Dự thảo Luận án tiến sĩ sinh học, Trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 38. Lê Thị Mỹ Thanh và Vũ Đình Thống (2011), Kết quả điều tra tính đa dạng của khu hệ thú (Mammalia) vùng đồi núi thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội, tr. 892 - 895. 39. Bùi Thị Thắm và Lê Trần Chấn (2015), Đánh giá hiện trạng, đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học ở Ðiện Biên, Tạp chí Môi trường, 11, tr. 42 - 44. 40. Nguyễn Viết Thịnh (2016), Nghiên cứu tính đa dạng các loài dơi (Mammalia: Chiroptera) ở Khu Dự trữ Sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, Hà Nội. 41. Vũ Đình Thống (2002), Bước đầu nghiên cứu Dơi ở khu bảo tồn thiên nhiên Pu Hoạt. và Vườn Quốc Gia Bạch Mã, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, Hà Nội. 42. Vũ Đình Thống (2002), Kết quả nghiên cứu Dơi của khu vực Pu Hoạt tỉnh Nghệ An, Tạp chí Sinh học, 24(2), tr. 15-21. 43. Vũ Đình Thống (2013), Hiệu chỉnh thành phần loài dơi nếp mũi (Hipposideridae) ở Việt Nam và bổ sung một số đặc điểm của Hipposideros alongensis, Tạp chí Sinh học, 35(2), tr. 178-184. 44. Vũ Đình Thống và Đặng Ngọc Cần (2004), Thành phần loài dơi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Báo cáo khoa học hội nghị toàn quốc 2004, Hội đồng Khoa học Tự nhiên, Hà Nội, tr. 245 - 248. 137 45. Vũ Đình Thống và Neil Furey (2008), Thành phần loài dơi hiện biết ở khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, Tạp Chí Sinh học, 30(7), tr. 73 - 77. 46. Vũ Đình Thống, Đặng Huy Huỳnh và Lê Vũ Khôi (2014), Bổ sung 2 loài dơi mới cho khu hệ dơi Việt Nam, Tạp chí Sinh học, 27(4), tr. 7-10. 47. Vũ Đình Thống, Nguyễn Trường Sơn, Đào Nhân Lợi và Phạm Đức Tiến (2010), Tổng quan tình hình nghiên cứu và kết quả điều tra dơi ở 2 Vườn Quốc Gia Côn Đảo và Bái Tử Long, Tạp chí công nghệ sinh học, 8(3A), tr. 999 - 1005. 48. Vũ Đình Thống, Nguyễn Trường Sơn, Phạm Đức Tiến, Trần Hồng Hải và Phạm Văn Nhã (2009), Thành phần loài dơi hiện biết ở khu vực Mường Do huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ III, Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh vât, Hà Nội, tr. 818 - 822. 49. Vũ Đình Thống và Phạm Đức Tiến (2003), Hiện trạng Dơi khu vực Hương Sơn Hà Tĩnh, Tạp chí Khoa học Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 4, tr. 132- 136. 50. Vũ Đình Thống, Phạm Đức Tiến, Lê Vũ Khôi và Hoàng Trung Thành (2005), Đa dạng dơi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh và Vườn Quốc gia Chư Mom rây, tỉnh Kon Tum, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Báo cáo khoa học hội nghị toàn quốc 2005, Hội đồng khoa học tự nhiên, Hà Nội, tr. 305 - 308. 51. Vũ Đình Thống, Phạm Đức Tiến và Nguyễn Trường Sơn (2003), Các loài dơi đã nghi nhận được ở Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang và Vườn Quốc gia Ba Bể, Báo cáo hội thảo khoa học quốc gia, Các công trình nghiên cứu liên quan đến vườn quốc gia Ba Bể và khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang, Dự án bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (PARC), Hà Nội, tr. 109 - 114. 52. Vũ Đình Thống, Phạm Đức Tiến và Cao Văn Sung (2001), Loài dơi quả núi cao – Sphaerias blanfordi (Thomas, 1891) phát hiện ở Việt Nam, Tạp chí Sinh học, 23(1), tr. 17 - 20. 53. Vũ Đình Thống, Phạm Đức Tiến, Trần Hồng Việt và Neil Furey (2004), Thành phần loài dơi hiện biết ở Việt Nam và tên Tiếng Việt của chúng, Tạp chí Khoa học Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 4, tr. 120 - 126. 54. Vũ Đình Thống, Vương Tấn Tú, Phạm Đức Tiến, Chiao Wen Chu, Juliana senawi, Paul Bates và Neil Furey (2007), Dẫn liệu về siêu âm của Dơi lá rẻ quạt (Rhinolophus marshalli) ghi nhận được ở Vườn Quốc gia Cát Bà và hiện trạng của loài này ở Việt Nam, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài 138 nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 2, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội, tr. 274 - 277. 55. Vũ Đình Thống và Trần Hồng Việt (2005), Kết quả điều tra dơi ở Vườn Quốc Gia Bạch Mã, Tạp chí Sinh học, 27(2), tr. 39-45. 56. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Khoa học và kỹ thuật, 276 tr. 57. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Điện Biên (2014), Kế hoạch hành động Giảm phát thải khí nhà kính thông qua lỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng , quản lý bền vững tài nguyên rừng tại tỉnh Điện Biên 2013 - 2020, UBND tỉnh Điện Biên. 58. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Điện Biên (2017), Kế hoạch hành động Redd+ tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017 - 2020. 59. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lai Châu (2014), Lai Châu tiềm năng và cơ hội đầu tư, Công ty TNHH MTV in báo Lào Cai, Lai Châu, 52 tr. 60. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lai Châu (2015), Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, đảm bảo Quốc phòng - An ninh năm 2015, kế hoạch năm 2016 61. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Sơn La (2017), Kế hoạch hành động Redd+ tỉnh Sơn La giai đoạn 2017 – 2020. 62. Trần Hồng Việt, Trần Hồng Hải và Phạm Văn Nhã (2006a), Kết quả nghiên cứu khu hệ thú huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La, Tạp chí khoa học Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 4, tr. 150 - 158. 63. Trần Hồng Việt, Trần Hồng Hải và Phạm Văn Nhã (2006b), Kết quả nghiên cứu khu hệ thú huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La, Tạp chí khoa học Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 4, tr. 141 - 149. 64. Trần Hồng Việt, Trần Hồng Hải và Phạm Văn Nhã (2006c), Kết quả bước đầu khảo sát khu hệ thú huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, Tạp chí khoa học Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 1, tr. 146 -155. 65. Trần Hồng Việt, Trần Hồng Hải và Phạm Văn Nhã (2006d), Đánh giá hiện trạng của khu hệ thú huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, đề xuất biện pháp khôi phục, bảo tồn nguôn lợi, Tạp chí sinh học, 28(4), tr. 18-27. 66. Trần Hồng Việt, Trần Hồng Hải và Phạm Văn Nhã (2007a), Danh sách thú tỉnh Sơn La, Tạp chí khoa học Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 1, tr. 116 - 125. 67. Trần Hồng Việt, Trần Hồng Hải và Phạm Văn Nhã (2007b), Kết quả nghiên cứu khu hệ thú huyện Sông Mã và Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, Tạp chí khoa học Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 1, tr. 107 - 115. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 139 68. Abramov, Alexei V, Kalinin, Alexei A, Morozov, Petr N (2007), Mammal survey on Phu Quoc island, southern Vietnam, pp. 40 - 46. 69. Bates, Paul JJ and Harison, David L (1997), Bats of the Indian Subcontinent, Harrison Zoological Museum publication, Sevenoaks, Kent, United Kingdom, 258 pp. 70. Bates, Paul JJ, Hendrichsen, Ditte K, Walston, Joseph L, Hayes, Ben (1999), A review of the mouse-eared bats (Chiroptera: Vespertilionidae: Myotis) from Vietnam with significant new records, Acta chiropterologica. 1(1), pp. 47-74. 71. Bates, Paul JJ, Struebig, Matthew J, Hayes, Ben D, Furey, Neil M, Mya, Khin Mya, Thong, Vu Dinh, Tien, Pham Duc, Son, Nguyen Truong, Harrison, David L, Francis, Charles M (2007), A new species of Kerivoula (Chiroptera: Vespertilionidae) from Southeast Asia, Acta Chiropterologica. 9(2), pp. 323-337. 72. Bates, Paul, Thong, D, Bumrungsri, S (2005), Voucher specimen preparation: bats, Part of the Darwin Initiative Project: Taxonomic initiative for Southeast Asian bat studies (Vietnam, Thailand, Cambodia and Lao PDR). 12pp. 73. Bates, PJJ, Harrison, DL, Jenkins, PD, Walston, JL (1997), Three rare species of Pipistrellus (Chiroptera: Vespertilionidae) new to Vietnam, Acta Zoologica Academiae Scientiarum Hungaricae. 43(4), pp. 359-374. 74. Blumenbach, J.F (1779), Handbuch der Naurgeschichte, 1st ed, Gottingen, Germanypp. 75. Bonhote, J Lewis (1907), On a collection of mammals made by Dr. Vassal in Annam, Proceedings of the Zoological Society of London, Wiley Online Library, pp. 3-11. 76. Borissenko, Alex V, Kruskop, Sergei V, Ivanova, Natalia V (2008), A new mouse-eared bat (Mammalia: Chiroptera: Vespertilionidae) from Vietnam, Russian Journal of Theriology. 7(2), pp. 57-69. 77. Borissenko, Alex V Kruskov (2003), Bats of Vietnam and adjacent territoriesan identification manual, Moscow, 211 pp. 78. Brunet-Rossinni, AK and Wilkinson, Gerald S (2009), Methods for age estimation and the study of senescence in bats, Ecological and behavioral methods for the study of bats, pp. 315-325. 79. Buchannan, Francis (1800), XXVII. Description of the Vespertilio plicatus, Transactions of the Linnean Society of London. 5(1), pp. 261-263. 140 80. Corbet, Gordon Barclay and Hill, John Edwards (1992), The mammals of the Indomalayan region: a systematic review, Oxford university press Oxford, 488 pp. 81. Csorba, Gábor and Jenkins, P (1998), First records and a new subspecies of Rhinolophus stheno (Chiroptera, Rhinolophidae) from Vietnam, Blulletin- Natural history museum zoology series. 64, pp. 207-211. 82. Csorba, Gabor, Son, Nguyen Truong, Saveng, Ith, Furey, Neil M (2011), Revealing cryptic bat diversity: three new Murina and redescription of M. tubinaris from Southeast Asia, Journal of Mammalogy. 92(4), pp. 891-904. 83. Csorba, Gabor, Thong, Vu Dinh, Bates, Paul JJ, Furey, Neil M (2007), Description of a new species of Murina from Vietnam (Chiroptera: Vespertilionidae: Murininae), Occasional Papers, Museum of Texas Tech University. 268, pp. 1-12. 84. Csorba, Gabor, Ujhelyi, Peter, Thomas, Nikki (2003), Horseshoe bats of the world:(Chiroptera: Rhinolophidae), Alana Books, 158 pp. 85. Dobson, GE (1875), A monograph of the genus Taphozous, Proceedings of the Zoological Society of London, pp. 546-556. 86. Dorst, Jean (1947), Une nouvelle chauve-souris de l'Indochine française Paracoelops megalotis, Bulletin de Paris Muséum Naturelle Histoire, ser. 2(19), pp. 436-437. 87. Dorst, Jean (1954), Précisions sur un rhinolophidé rare du Tonkin, Mammalia. 18(2), pp. 212-215. 88. Eger, J.L and Τηΐΐbekoe, M.M (1999), Thainycteris aureocollaris (Chiroptera, Vespertilionidae) in Vietnam, Mammalia. 63(2), pp. 237 - 240. 89. Fenton, M Brock and Simmons, Nancy B (2014), Bats: a world of science and mystery, University of Chicago Press, 240 pp. 90. Francis, Charles M and Barrett, Priscilla (2008), A guide to the mammals of Southeast Asia, Princeton University Press Princeton, New Jersey, 392 pp. 91. Francis, Charles M and Eger, Judith L (2012), A review of tube-nosed bats (Murina) from Laos with a description of two new species, Acta Chiropterologica. 14(1), pp. 15-38. 92. Freeman, Patricia W (1981), A multivariate study of the family Molossidae (Mammalia, Chiroptera): morphology, ecology, evolution, Mammalogy papers: University of Nebraska State Museum, 173 pp. 93. Furey, Neil M, Mackie, Iain J, Racey, Paul A (2009), The role of ultrasonic bat detectors in improving inventory and monitoring surveys in Vietnamese karst bat assemblages, Current Zoology. 55(5), pp. 327-341. 141 94. Furey, Neil M, Thong, Vu Dinh, Bates, Paul JJ, Csorba, Gabor (2009), Description of a new species belonging to the Murina ‘suilla- group’(Chiroptera: Vespertilionidae: Murininae) from north Vietnam, Acta Chiropterologica. 11(2), pp. 225-236. 95. Görföl, Tamás, Csorba, Gabor, Eger, Judith L, Son, Nguyen Truong, Francis, Charles M (2014), Canines make the difference: a new species of Hypsugo (Chiroptera: Vespertilionidae) from Laos and Vietnam, Zootaxa. 3887(2), pp. 239-250. 96. Griffin, D.R (1944), Echolocation by lind men, bats, and radar, Science. 100(2609), pp. 589-590. 97. Griffin, Donald R (1958), Listening in the dark: the acoustic orientation of bats and men. 98. Gyldenstolpe, Nils (1916), Zoological results of the Swedish zoological expeditions to Siam 1911-1912 & 1914-1915. V. Mammals ii, Kungl. Svenska vetenskapsakademiens handlingar. 57, pp. 1-59. 99. Hendrichsen, DK, Bates, PJJ, Hayes, BD, Walston, JL (2001), Recent records of bats (Mammalia: Chiroptera) from Vietnam with six species new to the country, Myotis. 39, pp. 35-122. 100. Hill, JE, Zubaid, A, Davison, GWH (1986), The taxonomy of leaf-nosed bats of the Hipposideros bicolor group (Chiroptera: Hipposideridae) from southeastern Asia, Mammalia. 50(4), pp. 535-540. 101. Hill, John Edwards (1972), The Gunong Benom Expedition, 1967.4. New Records of Malayan Bats, with Taxonomic Notes and the Description of a New Pipistrellus, British Museum (Natural History). 23, pp. 23-42. 102. Hill, John Edwards and Harrison, DL (1987), The baculum in the Vespertilioninae (Chiroptera: Vespertilionidae) with a systematic review, a synopsis of Pipistrellus and Eptesicus, and the descriptions of a new genus and subgenus, London, 87 pp. 103. Hill, John Edwards and Thonglongya, Kitti (1972), Bats from Thailand and Cambodia, Vol. 22, British Museum (Natural History), 306 pp. 104. Hill, M, Kemp, N, Dung, NC, Truong, VL, Ha, VT (1996), Biological survey of Na Hang Nature Reserve, Tuyen Quang Province, Vietnam, part 1; Ban Bung Sector, SEE-Vietnam Scientific Report. 1. 105. Jones, Gwilym S (1983), Ecological and distributional notes on mammals from Vietnam, including the first record of Nyctaltis, Mammalia. 47(3), pp. 339-344. 142 106. Kloss, CB (1920), The Pulo Condore group and its mammals, J. Nat. Hist. Soc. Siam. 4, pp. 73-83. 107. Kruskop, Sergei V (2013), New record of poorly known bat Myotis phanluongi (Mammalia, Chiroptera) from Southern Vietnam, Russian Journal of Theriology. 12(2), pp. 79 - 81. 108. Kruskop, Sergei V and Eger, Judith L (2008), A new species of tube-nosed bat Murina (Vespertilionidae, Chiroptera) from Vietnam, Acta Chiropterologica. 10(2), pp. 213-220. 109. Kruskop, Sergei V and Shchinov, Anton V (2010), New remarkable bat records in Hoang Lien Son mountain range, northern Vietnam, Russian Journal of Theriology. 9(1), pp. 1-8. 110. Kruskop, Sergei Vadimovich (2013), Bats of Vietnam: Checklist and an identification manual, KMK, 299 pp. 111. Kruskop, Sergey V and Borisenko, Alex V (2013), A new species of South- East Asian Myotis (Chiroptera: Vespertilionidae), with comments on Vietnamese ‘whiskered bats’, Acta Chiropterologica. 15(2), pp. 293-305. 112. Kruskop, SV (2000), New records of bats from Central Vietnam, Plecotus. 3, pp. 121-128. 113. Kruskop, SV, Kalyakin, MV, Abramov, AV (2006), First record of Harpiola (Chiroptera, Vespertilionidae) from Vietnam, Russian Journal of Theriology. 5(1), pp. 15-18. 114. Kruskop, SV and Tsytsulina, KA (2001), A new big-footed mouse-eared bat Myotis annamiticus sp. nov.(Vespertilionidae, Chiroptera) from Vietnam, Mammalia. 65(1), pp. 63-72. 115. Kuznetsov, GV (2000), Mammals of coastal islands of Vietnam: zoogeographical and ecological aspects, Bonner Zoologische Monographien. 4, pp. 357-366. 116. Kuznetsov, GV and Trong, Anh Phan (1992), Mammals of coastal islands of vietnam (biogeography and ethological aspects), in zoological investigations in Vietnam, Moscov, 290 pp. 117. Linnaeus, C (1758), Systema naturae per regna tria naturae :secundum classes, ordines, genera, species, cum characteribus, differentiis, synonymis, locis (in Latin) (10th ed.) (= System of nature through the three kingdoms of nature, according to classes, orders, genera and species, with characters, differences, synonyms, places), Laurentius Salvius, Stockholm, Sweden, 824 pp. 118. Nowak, Ronald M (1994), Walker's bats of the world, JHU Press, 287 pp. 143 119. Osgood, Wilfred Hudson (1932), Mammals of the Kelley-Roosevelts and Delacour asiatic expeditions, Field Museum of Natural History, 339 pp. 120. Peters, W (1869), Bemerkungen über neue order weniger bekannte Flederthiere, besonders des Pariser Museums. Monatsb. k. preuss, Akad. Wiss., Berlin, pp. 391-408. 121. Phauk, S, Phen, S, Furey, NM (2013), Cambodian bat echolocation: a first description of assemblage call param, Cambodian Journal of Natural History, pp. 16 - 23. 122. Robinson, Mark F, Jenkins, Paulina D, Francis, Charles M, Fulford, Anthony JC (2003), A new species of the Hipposideros pratti group (Chiroptera, Hipposideridae) from Lao PDR and Vietnam, Acta Chiropterologica. 5(1), pp. 31-48. 123. Sanborn, Colin Campbell (1939), Eight new bats of the genus Rhinolophus, Vol. 24, Field Museum. 124. Simmons, Nancy B (2005), Order chiroptera, Mammal species of the world: a taxonomic and geographic reference. 1, pp. 312-529. 125. Soisook, Pipat, Bumrungsri, Sara, Satasook, Chutamas, Thong, Vu Dinh, Bu, Si Si Hla, Harrison, David L, Bates, Paul JJ (2008), A taxonomic review of Rhinolophus stheno and R. malayanus (Chiroptera: Rhinolophidae) from continental Southeast Asia: an evaluation of echolocation call frequency in discriminating between cryptic species, Acta Chiropterologica. 10(2), pp. 221-242. 126. Sokolov, VE, Kuznetzov, GV, Huynh, Dang Huy, Cao, Van Sung, Anh, Phan Trong (1986), Taxonomic checklist of the mammal fauna of Vietnam, Fauna and ecology of mammals and birds, Moscow, pp. 5-14. 127. Son, Nguyen Truong, Csorba, Gabor, Tu, Vuong Tan, Thong, Vu Dinh, Wu, Yi, Harada, Masashi, Oshida, Tatsuo, Endo, Hideki, Motokawa, Masaharu (2015), A new species of the genus Murina (Chiroptera: Vespertilionidae) from the Central Highlands of Vietnam with a review of the subfamily Murininae in Vietnam, Acta Chiropterologica. 17(2), pp. 201-232. 128. Son, Nguyen Truong, Görföl, Tamás, Francis, Charles M, Motokawa, Masaharu, Estók, Péter, Endo, Hideki, Thong, Vu Dinh, Dang, Nguyen Xuan, Oshida, Tatsuo, Csorba, Gábor (2013), Description of a new species of Myotis (Vespertilionidae) from Vietnam, Acta Chiropterologica. 15(2), pp. 473-483. 129. Son, Nguyen Truong, Motokawa, Masaharu, Oshida, Tatsuo, Thong, Vu Dinh, Csorba, Gabor, Endo, Hideki (2015), Multivariate analysis of the skull 144 size and shape in tube-nosed bats of the genus Murina (Chiroptera: Vespertilionidae) from Vietnam, Mammal Study. 40(2), pp. 79-94. 130. Topal, G (1970), The first record of Ia io Thomas, 1902 in Vietnam and India, and some remarks on the taxonomic position of Parascotomanes beaulieu Bourret, 1942, Ia longimana Pen, 1962, and the genus Ia Thomas, 1902 (Chiroptera: Vespertilionidae), Opuscula Zoologica Budapestinensis. 10, pp. 341-347. 131. Topal, Gy (1974), Field observations on Oriental bats. Sex ratio and reproduction, Vertebr. Hung. XV, pp. 83-94. 132. Topal, Gy (1993), Taxonomic status of Hipposideros larvatus alongensis Bourret, 1942 and occurrence of H. turpis Bangs, 1901 in Vietnam (Mammalia, Chiroptera), Acta Zool. Acad. Sci. Hung. 39, pp. 267-288. 133. Tordoff, Andrew W, Minh, Tran Hieu, Ngoc, Tran Quang (2000), A feasibility study for the establishment of Ngoc Linh Nature Reserve, Quang Nam province, Vietnam, Birdlife Inter national Vietnam Programme, Hanoi, Vietnam. 134. Tu, Vuong Tan (2013), A program for conservation of biodiversity and endemism of bats in scattered forests and cave complex in North Western, Vietnam (RGS 10259-2). 135. Tu, Vuong Tan, Cornette, Raphaël, Utge, José, Hassanin, Alexandre (2015), First records of Murina lorelieae (Chiroptera: Vespertilionidae) from Vietnam, Mammalia. 79(2), pp. 201-213. 136. Tu, Vuong Tan, Csorba, Gábor, Görföl, Tamás, Arai, Satoru, Son, Nguyen Truong, Thanh, Hoang Trung, Hasanin, Alexandre (2015), Description of a new species of the genus Aselliscus (Chiroptera, Hipposideridae) from Vietnam, Acta Chiropterologica. 17(2), pp. 233-254. 137. Tu, Vuong Tan, Csorba, Gábor, Ruedi, Manuel, Furey, Neil M, Son, Nguyen Truong, Thong, Vu Dinh, Bonillo, Céline, Hassanin, Alexandre (2017), Comparative phylogeography of bamboo bats of the genus Tylonycteris (Chiroptera, Vespertilionidae) in Southeast Asia, European Journal of Taxonomy( 274), pp. 1-38. 138. Tu, Vuong Tan, Hassanin, Alexandre, Görföl, Tamás, Arai, Satoru, Fukui, Dai, Thanh, Hoang Trung, Son, Nguyen Truong, Furey, Neil M, Csorba, Gábor (2017), Integrative taxonomy of the Rhinolophus macrotis complex (Chiroptera, Rhinolophidae) in Vietnam and nearby regions, Journal of Zoological Systematics and Evolutionary Research. 55(3), pp. 177 - 198. 145 139. Thomas, Oldfield (1925), The Mammals obtained by Mr. Herbert Stevens on the Sladen‐Godman Expedition to Tonkin, Proceedings of the Zoological Society of London, Wiley Online Library, pp. 495-506. 140. Thomas, Oldfield (1927), The Delacour Exploration of French Indo‐China— Mammals, Proceedings of the Zoological Society of London, Wiley Online Library, pp. 41-58. 141. Thomas, Oldfield (1928a), The Delacour Exploration of French Indo‐China.—Mammals, Journal of Zoology. 98(1), pp. 139-150. 142. Thomas, Oldfield (1928b), The Delacour Exploration of French Indo‐China.—Mammals. III. Mammals collected during the Winter of 1927– 28, Journal of Zoology. 98(4), pp. 831-841. 143. Thong, Vu Dinh (2011), Systematics and echolocation of rhinolophoid bats (Mammalia: Chiroptera) in VietnamGerman. 144. Thong, Vu Dinh (2012), New finding and an extensive description of Rhinolophus Marshalli thonglongya, 1973 in Vietnam, Journal of Science of HNUE. 57(8), pp. 3 - 10. 145. Thong, Vu Dinh (2012), New records of griffin’s leaf-nosed bat (Hipposideros griffini Thong et al. 2012) from Vietnam, Journal of Biology. 34(3), pp. 323-327. 146. Thong, Vu Dinh (2014), Acoustic identification and taxonomic remarks of Hipposiderids and Rhinolophids (Chiroptera: Hipposideridae, Rhinolophidae) in Tam Dao national park, Northeastern Nietnam, Journal of Biology. 36(4), pp. 487-493. 147. Thong, Vu Dinh (2015), Taxonomic and distributional assessments of Chaerephon plicatus (Chiroptera: Molossidae) from Vietnam, Journal of Biology. 36(4), pp. 479-486. 148. Thong, Vu Dinh (2015), Bats of cat tien national park: Diversity, echolocation and taxonomic remarks Journal of Biology. 37(3), pp. 336-343. 149. Thong, Vu Dinh, Bumrungsri, Sara, Harrison, David L, Pearch, Malcolm J, Helgen, Kristofer M, Bates, Paul JJ (2006), New records of Microchiroptera (Rhinolophidae and Kerivoulinae) from Vietnam and Thailand, Acta Chiropterologica. 8(1), pp. 83-93. 150. Thong, Vu Dinh, Dietz, C, Schnitzler, HU, Denginger, A, Furey, NM, Borisenko, AV, Bates, PJJ (2008), First record of Hipposideros khaokhouayensis (Chiroptera: Hipposideridae) from Vietnam, Journal of Science of HNUS. 53(5), pp. 138. 146 151. Thong, Vu Dinh, Dietz, Christian, Denzinger, Annette, Bates, Paul JJ, Puechmaille, Sebastien J, Callou, Cécile, Schnitzler, Hans-Ulrich (2012), Resolving a mammal mystery: the identity of Paracoelops megalotis (Chiroptera: Hipposideridae), Zootaxa. 3505(1), pp. 75-85. 152. Thong, Vu Dinh, Puechmaille, Sebastien J, Denzinger, Annette, Bates, Paul JJ, Dietz, Christian, Csorba, Gabor, Soisook, Pipat, Teeling, Emma C, Matsumura, Sumiko, Furey, Neil M (2012), Systematics of the Hipposideros turpis complex and a description of a new subspecies from Vietnam, Mammal Review. 42(2), pp. 166-192. 153. Thong, Vu Dinh, Puechmaille, Sebastien J, Denzinger, Annette, Dietz, Christian, Csorba, Gabor, Bates, Paul JJ, Teeling, Emma C, Schnitzler, Hans-Ulrich (2012), A new species of Hipposideros (Chiroptera: Hipposideridae) from Vietnam, Journal of Mammalogy. 93(1), pp. 1-11. 154. Van Peenen, P. F. D (1968), A guide to the fruit bats of South Vietnam, Formosan Science. 22, pp. 95-107. 155. Van Peenen, Peter FD, Ryan, Paul F, Light, Rudolph H (1969), Preliminary identification manual for mammals of South Vietnam, DTIC Document 156. Van Peenen, PFD, Cunningham, ML, Duncan, JF (1970), A collection of mammals from Con Son Island, Vietnam, Journal of Mammalogy. 51(2), pp. 419-424. 157. Van Peenen, PFD, Light, RH, Duncan, JF (1971), Observations on mammals of Mt. Sontra, South Vietnam, Mammalia. 35(1), pp. 126-143. 158. Van Sung, Cao (1976), New data on morphology and biology of some rare small mammals from North Vietnam, Zoologicheskii zhurnal. 55, pp. 1880- 1885. 159. Wilson, Don E. and Reeder, DeeAnn M. (2005), Don E. Wilson & DeeAnn M. Reeder Vol. 2, Johns Hopkins University Press, 142 pp. 160. Zhang, Libiao, Jones, Gareth, Zhang, Jinshuo, Zhu, Guangjian, Parsons, Stuart, Rossiter, Stephen J, Zhang, Shuyi (2009), Recent surveys of bats (Mammalia: Chiroptera) from China. I. Rhinolophidae and Hipposideridae, Acta Chiropterologica. 11(1), pp. 71-88. TÀI LIỆU TIẾNG PHÁP 161. Bourret, René (1942), Les Mammifères de la collection du laboratoire de zoologie de l'École supérieure des sciences, Impr. IDEO, 101 pp. 162. Bourret, René (1944), Mammifères récemment entrés dans les collections du laboratoire de Zoologie de l’École Supérieure des Sciences, Notes et travaux 147 de l’École Supérieure des Sciences de l’Université Indochinoise, Hanoi. 3, pp. 1-17. 163. Delacour, J (1940), Liste provisoire des mammiferes de l’Indochine francaise (suite), Mammalia. 4(2), pp. 46-58. 164. Morice, Albert (1875), Coup d'oeil sur la faune de la Cochinchine française, par M. le Dr Albert Morice, H. Georg, 101 pp. 165. Pousargues, E de (1904), Mammifères de l’Indo-Chine, Pavie, AJM Mission Pavie Indo-Chine 1879 - 1895. Études diverses III, Recherches sur l'Histoire Naturelle de l'Indo-chine Orientale.-Paris, Paris, 549 pp. 166. Van Tien, Dao (1960), Recherches zoologiques dans la région de Vinh-Linh, Zool. Anz. 164, pp. 221-239. 167. Van Tien, Dao (1962), Materiaux sur la faune des vertébrés de Vietnam, Zool Zh. 41, pp. 724-735. 168. Van Tien, Dao (1965), Notes sur une Collection de Mammifères de L'extrême Nord du Vietnam, Zoosystematics and Evolution. 41(1), pp. 3-10. 169. Van Tien, Dao (1978), Sur une Collection de Mammiferes du Plateau de Moc Chau.(Province de So'n‐la, Nord‐Vietnam), Zoosystematics and Evolution. 54(2), pp. 377-391. ĐỊA CHỈ INTERNET 170. Cổng thông tin điện tử tỉnh Điện Biên (2017), Tổng quan về Điện biên, UBND tỉnh Điện Biên, truy cập ngày 07 - 04-2017, tại trang web 171. Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu (2014), Điều kiện kinh tế - xã hội truy cập ngày 10-4-2017, tại trang web

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_khu_he_doi_chiroptera_o_mot_so_tinh_vung.pdf
Luận văn liên quan