KSNB có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của DNXD niêm yết. Luận án đã tập
trung làm rõ mối quan hệ này. Mối quan hệ càng cho thấy KSNB có vai trò quan trọng
trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng niêm yết. Từ đó
các nhà quản lý cần phải có sự quan tâm và đầu tư hơn đối với KSNB. Luận án đã hệ
thống những vấn đề lý luận cơ bản về KSNB, cụ thể lý luận cơ bản về KSNB vào
những doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam, phân tích những ảnh
hưởng của đặc điểm doanh nghiệp xây dựng niêm yết đến KSNB, tổng quan những
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, mối quan hệ giữa KSNB và khả năng sinh
lời, những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng KSNB, lý luận cũng như nghiên cứu
thực tiễn về các mối quan hệ. Đồng thời, căn cứ của những giả thuyết được trình bày
trong luận án cũng được tác giả phân tích chỉ rõ. Luận án cũng trình bày các phương
pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng được áp dụng để thu thập thông tin,
số liệu. Các thang đo, căn cứ của thang đo cho các biến độc lập, các biến phụ thuộc và
các biến kiểm soát cũng được chỉ ra; thực hiện điều tra để kiểm tra mối quan hệ giữa
chất lượng KSNB và khả năng sinh lời, mối quan hệ giữa BKS với chất lượng KSNB
và khảo sát về thực trạng từng yếu tố cấu thành KSNB trong các DNXD niêm yết trên
thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy KSNB có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, BKS
không có ảnh hưởng đến chất lượng KSNB, hoạt động của BKS mang tính hình thức
chưa thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ theo quy định. Bên cạnh những ưu điểm về
thiết kế và vận hành, từng yếu tố cấu thành của KSNB vẫn còn những hạn chế cần
hoàn thiện.
Luận án đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB trong các DNXD niêm
yết trên TTCK Việt Nam, các giải pháp quan trọng được đề cập gồm quy định chi tiết
các quy tắc đạo đức kinh doanh gồm hướng dẫn “Làm những việc đúng”, giữ bí mật
thông tin, BKS có thể được bổ nhiệm bởi HĐQT, bản chất và tầm quan trọng của
KSNB cần được nhà lãnh đạo công ty nhấn mạnh và phổ biến cho cấp dưới cho nhân
viên để họ thấy rõ được vai trò của KSNB đối với sự phát triển của công ty, giúp họ
nhận thấy những khâu kiểm soát quan trọng trong công việc của mình, các công ty cần
có báo cáo của nhà quản lý về KSNB, báo cáo này cần có sự chứng thực của công ty
kiểm toán để đảm bảo nhận xét của nhà quản lý về KSNB là đúng đắn; giải pháp về
thiết lập và sử dụng kênh truyền thông riêng biệt như đường dây nóng cung cấp các
thông tin về hành vi bất hợp pháp và phi đạo đức. Những kênh thông tin như thế này
nên được sử dụng để đảm bảo sự truyền tải thông tin bí mật và nặc danh khi những156
kênh truyền tải thông tin thông thường không hiệu quả; đánh giá và cung cấp thông tin
về những thiếu sót của KSNB một cách kịp thời cho những người chịu trách nhiệm
thực hiện những hành động sửa chữa, bao gồm hội đồng quản trị và nhà quản lý cấp
cao khi thích hợp; xem xét khả năng gian lận gồm mất tài sản và tham nhũng trong
việc đánh giá những rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt các mục tiêu, xác định và đánh giá
những thay đổi mà có thể ảnh hưởng đáng kể đến KSNB; hoạt động kiểm soát nên
được thực hiện theo cách kịp thời và bất cứ hành động sửa chữa cần thiết nào nên được
thực hiện, đánh giá định kỳ hoạt động kiểm soát để xác định những hoạt động kiểm
soát cần tiếp tục và nên làm mới lại những hoạt động này khi cần thiết.
240 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hợp tính tiền lương
cho từng CBCNV trong Chi nhánh.
- Kết thúc năm tài chính, trong vòng 15 ngày kể từ ngày có số liệu kiểm toán, Chi nhánh có
trách nhiệm lập và trình Công ty phê duyệt quyết toán tiền lương cho CBCNV gián tiếp của Chi
nhánh. Xác định quỹ tiền lương quyết toán tiền lương theo chỉ tiêu kinh tế thực hiện và công thức tính
như sau:
QTH năm = (SL x KSL + DT x KDT + LN x KLN) x KTN
210
Trong đó:
- QTH năm : Tổng tiền lương đạt được trong năm của Chi nhánh;
- SL : Giá trị sản lượng thực hiện trong năm của Chi nhánh;
- DT
: Giá trị doanh thu thực hiện trong năm của Chi nhánh;
- LN : Giá trị lợi nhuận thực hiện trong năm của Chi nhánh;
- KSL, KDT, KLN : Hệ số lương năng suất khoán theo các chỉ tiêu trên (quy định tại bảng số 01);
- KTN : Hệ số thu nhập tính theo mức độ đảm bảo thu nhập CBCNV thực tế năm
(tính trung bình của 12 tháng) so với mức trung bình toàn Công ty (theo kế hoạch năm đề ra) (Quy
định tại bảng số 02).
Tiền lương của từng người được xác định như sau:
QTLi = ∑Qi*Ki*Di/24
Trong đó:
QTLi : Tổng tiền lương của từng người trong năm
Qi : Tiêng lương của từng người trong từng tháng được hưởng trong năm
Qi = QTH năm/12
Ki : Hệ số lương khoán theo chức danh công việc của từng người được hưởng trong
tháng.
Di : Số ngày công thực tế của từng người trong tháng
- Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình của Chi nhánh, Công ty có trách nhiệm
kiểm tra và phê duyệt quyết toán.
9.5. Thẩm quyền phê duyệt quyết toán tiền lương gián tiếp các Chi nhánh: Tổng giám đốc Công ty
Điều 10: Quy chế này áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Kể từ ngày quyết định này có hiệu
lực thì các quy chế trả lương áp dụng đối với cán bộ nhân viên gián tiếp công ty ban hành kèm theo
quyết định 90 CT/HĐQT ngày 20/5/2006 và quy chế trả lương áp dụng đối với các chức danh quản lý
và điều hành các đơn vị trực thuộc của Công ty ban hành kèm theo quyết định số 91 CT/HĐQT ngày
20/5/2006 hết hiệu lực thực hiện.
211
Phụ lục 10
Trích Bảng đơn giá khoán ca xe máy – thiết bị
Số
TT Tên thiết bị
Biển
ĐK
Thông
số kỹ
thuật
Đơn giá khoán nội bộ Đơn giá cho thuê ngoài
Giá ca máy
theo tính đơn
giá nhà
nước(chưa
nhiên liệu,
lương thợ
vận hành)
Giá khoán
XMTB/tháng
(chưa nhiên
liệu, chưa
lương thợ vận
hành)
Cho thuê
theo ca đã
bao gồm
VAT,
lương,
chưa bao
gồm nhiên
liệu (đ/ca)
Cho thuê
theo tháng
đã bao gồm
lương thợ
vận hành
và VAT,
chưa nhiên
liệu
(đ/tháng)
MÁY XÚC
LỐP
1 Máy xúc lốp
Deawoo
DH07 0,7m3 367,863 18,000,000 2,150,000 33,000,000
2 Máy xúc
KOBELKO
80LA
0577
0,45m3 470,671 18,000,000 2,150,000 33,000,000
3 Máy xúc
Komatsu W130
0,6m3 520,512 22,000,000 2,400,000 37,000,000
MÁY XÚC
BÁNH XÍCH
1 Máy xúc
KOBELKO
80XA
0321
0,8m3 536,365 22,000,000 2,600,000 35,000,000
2 Máy xúc
KOMATSU
80XA
0426
0,8m3 592,941 22,000,000 2,300,000 33,000,000
3 Máy xúc
KOBELKO
80XA
0333
1m3 519,724 20,000,000 2,300,000 33,000,000
4 Máy xúc
KOMATSU
80XA
0542
1m3 584,992 22,000,000 2,400,000 37,000,000
5 Máy xúc
HITACHI
80XA
0567
1m3 671,272 24,000,000 2,600,000 37,000,000
6 Máy xúc
KOBELCO
1m3 636,027 25,000,000 2,600,000 37,000,000
7 Máy xúc CAT -
320C
80XA
-0568
1m3 922,249 30,000,000 2,900,000 42,000,000
8 Máy xúc CAT-
322C
80XA
0432
1,1m3 992,264 30,000,000 3,300,000 45,000,000
9 Máy xúc CAT
320D
1,1m3 1,375,926 35,000,000 3,300,000 45,000,000
XE MÁY ĐẶC
CHỦNG
9 Ô TÔ CHỞ
TRỘN BÊ
TÔNG
37V
0253
7m3 638,183 30,000,000 3,500,000 50,000,000
10 Ô TÔ CHỞ
TRỘN BÊ
TÔNG
37V
0478
7m3 638,183 30,000,000 3,500,000 50,000,000
Nguồn: Công ty cổ phần 482
212
Phụ lục 11
Trích QUY ĐỊNH
THÀNH PHẦN VÀ QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI ĐỒNG KỶ LUẬT CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này là quy định về việc thành lập Hội đồng kỷ luật và quy chế hoạt động của Hội
đồng kỷ luật Công ty đối với tập thể, cá nhân đang làm việc tại Công ty cổ phần Vinaconex 25 (kể cả
cá nhân đang thực tập và nghiên cứu tại Công ty cổ phần Vinaconex 25).
`2. Đối tượng điều chỉnh
Toàn thể cán bộ công nhân viên có tên trong danh sách thường xuyên, có Hợp đồng lao động
từ 03 tháng trở lên (kể cả hợp đồng thử việc, nghiên cứu tại Công ty). Các đối tượng trên gọi chung là
người lao động của Công ty.
3. Đối tượng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này
a) Người lao động chuyên trách giữ các chức danh trong Đảng – Đoàn thể (nếu có), khi vi
phạm kỷ luật thì xử lý theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức mà người lao động là người
giữ chức vụ trong tổ chức đó.
b) Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng có thời hạn dưới 3 tháng khi vi phạm kỷ
luật thì xử lý theo quy định của Bộ Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
4. Các trường hợp bị xử lý kỷ luật
a) Tập thể và cá nhân quy định tại khoản 1, 2 Điều 1 có hành vi vi phạm các Nội quy – Quy
định lao động của Công ty cổ phần Vinaconex 25 và các quy định của pháp luật hiện hành.
b) Người lao động vi phạm pháp luật bị Toà án tuyên là có tội hoặc bị cơ quan chức năng có
thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật.
5. Các trường hợp không xem xét kỷ luật đối với người lao động trong thời gian:
a) Đang trong thời gian nghỉ phép, nghỉ chế độ được người có thẩm quyền cho phép.
b) Đang điều trị bệnh tại bệnh viện.
c) Đang bị tạm giam, tạm giữ chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và
kết luận đối với hành vi vi phạm pháp luật.
d) Người lao động nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Người lao động
năm phải nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Điều 2. Nguyên tắc xem xét xử lý kỷ luật người lao động
1. Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng thời hiệu quy định. Thời hiệu xử lý kỷ luật
được tính từ khi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật người lao động xác
định người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật cho đến thời điểm Hội đồng kỷ luật họp.
2. Khi xử lý kỷ luật người lao động phải thành lập Hội đồng kỷ luật, trừ trường hợp người lao
động phạm tội bị Tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo.
3. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu người lao động có nhiều hành
vi vi phạm thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi và tổng hợp lại sẽ phải nhận hình thức kỷ luật cao hơn
một mức so với hành vi vi phạm có hình thức kỷ luật cao nhất.
213
4. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của người lao động trong quá
trình xem xét, xử lý vi phạm.
CHƯƠNG II
HỘI ĐỒNG KỶ LUẬT
Điều 3. Hội đồng kỷ luật
1.Hội đồng kỷ luật do Chủ tịch Hội đồng quản trị / Giám đốc Công ty quyết định thành lập, thực hiện
nhiệm vụ xem xét để quyết định hoặc đề nghị Hộ đồng quản trị Công ty áp dụng hình thức kỷ luật phù
hợp với mức độ vi phạm của người lao độngtheo phân cấp quản lý cán bộ của Công ty. Hội đồng kỷ
luật hoạt động theo các quy định tại Quy chế này.
Điều 5: Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng kỷ luật
1. Khi có người lao động vi phạm kỷ luật (sau đây gọi là người vi phạm), Chủ tịch Hội đồng
quản trị/ Giám đốc Công ty phải thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét, kiến nghị áp dụng hình thức
kỷ luật đối với người vi phạm.
2. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng:
a) Yêu cầu người vi phạm làm biên bản kiểm điểm, tường trình nội dung sự việc, tự nhận xét
về tính chất và mức độ sai phạm, nguyên nhân, phương hướng khắc phục (nếu có) và tự đề xuất hình
thức kỷ luật tương ứng đối với hành vi vi phạm.
b) Phân công Thư ký Hội đồng thu thập hồ sơ tài liệu có liên quan đến sai phạm của người lao
động
c) nghiên cứu hồ sơ, xem xét sự việc; liên hệ với các cơ quan chức năng điều tra, thanh tra,
kiểm tra, nắm chắc sự việc để đưa ra Hội đồng kỷ luật.
d) Quyết định ngày họp và tổ chức việc họp Hội đồng kỷ luật theo quy định tại Quy chế này.
3. Trong thời gian đang bị xem xét xử lý kỷ luật, nếu nhận thấy người vi phạm có thể gây khó
khăn cho việc xác m inh hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm, Chủ tịch Hội đồng kỷ luật có thể đề nghị
Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Giám đốc Công ty tạm đình chỉ công tác đối với người vi phạm theo phân
cấp quản lý cán bộ. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt có thể kéo
dài nhưng không quá 3 tháng.
4. Các thành viên Hội đồng: Nắm vững các quy định pháp luật về xử lý kỷ luật người lao
động; tìm hiểu sự việc sai phạm của người vi phạm; phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan, tính
chất, mức độ, hậu quả về tinh thần, vật chất (nếu có), và kiến nghị hình thức kỷ luật đối với người vi
phạm.
5. Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan sự việc nghiên cứu
nắm chắc sự việc và trình ra Hội đồng theo trình tự quy định tại khoản 3, Điều 6, Quy chế này; chịu
trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Hội đồng ký đề
nghị Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Giám đốc công ty xem xét, quyết định kỷ luật.
Điều 6. Quy trình xem xét kỷ luật
1. Người lao động vi phạm kỷ luật phải làm bản kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật. Thủ
trưởng trực tiếp quản lý người lao động có trách nhiệm tổ chức để người vi phạm kiểm điểm trước tập
thể đơn vị và lấy ý kiến về kiến nghị hình thức kỷ luật đối với người vi phạm. Trường hợp người vi
phạm kỷ luật sau khi đã được yêu cầu hai lần mà vẫn không chịu viết bản kiểm điểm thì đơn vị vẫn
tiến hành họp, góp ý kiến về sau phạm và kiến nghị hình thức kỷ luật đối với người vi phạm.
2. Người vi phạm kỷ luật được Hội đồng kỷ luật gửi giấy báo triệu tập trước khi họp 7 ngày
làm việc. Khi họp Hội đồng kỷ luật phải có mặt của người vi phạm. Nếu người vi phạm vắng mặt phải
có lý do chính đáng và phải có đơn xin vắng mặt gửi cho Hội đồng kỷ luật ít nhất trước một ngày.
214
Trường hợp đã gửi giấy triệu tập hai lần mà người vi phạm đều vắng mặt không có lý do chính đáng
thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật.
3. Hồ sơ trình Hội đồng kỷ luật gồm:
a) Biên ban vi phạm (mẫu 1)
b) Bản tự kiểm điểm của người vi phạm kỷ luật (mẫu 2)
c) Biên bản họp kiểm điểm của đơn vị quản lý người lao động (có kiến nghị hình thức kỷ luật
– mẫu 3)
d) Trích ngang sơ yếu lý lịch của người vi phạm
e) Các tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc vi phạm kỷ luật (đơn tố cáo, khiếu nại; bản tường
trình của người vi phạm hoặc của những người liên quan; văn bản kết luận của cơ quan điều tra, xử
lý,)
Điều 7. Trình tự cuộc họp Hội đồng kỷ luật
1. Chủ tịch Hội đồng tuyên bố lý do, giới thiệu thành viên tham dự
2. Thư ký Hội đồng trình bày trích ngang sơ yếu lý lịch, hồ sơ và các tài liệu có liên quan.
3. Người vi phạm đọc bản kiểm điểm. Trường hợp người vi phạm vắng mặt thì Thư ký Hội
đồng đọc giúp bản kiểm điểm.
4. Thư ký Hội đồng đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm người vi phạm của cơ quan
5. Các thành viên Hội đồng và các đại biểu tham dự họp phát biểu ý kiến
6. Người vi phạm kỷ luật phát biểu ý kiến về hình thức kỷ luật của mình trước khi Hội đồng
kỷ luật bỏ phiếu kín để kiến nghị hình thức kỷ luật.
7. Kết quả kiến nghị hình thức kỷ luật của Hội đồng được thông báo công khai tại cuộc họp
Hội đồng kỷ luật.
Điều 8. Các trường hợp xem xét để tăng nặng hoặc giảm nhẹ hình thức kỷ luật
1. Khi xem xét hình thức kỷ luật, Hội đồng kỷ luật có thể áp dụng hình thức kỷ luật cao hơn
một mức đối với người vi phạm trong các trường hợp sau:
a) Trong thời gian đang bị thi hành kỷ luật lại tiếp tục có hành vi vi phạm kỷ luật.
b) Vi phạm kỷ luật nhiều lần trong vòng một năm hoặc có tính hệ thống.
c) Có hành vi cố tình che giấu hoặc gây cản trở trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật
2. Khi xem xét hình thức kỷ luật, Hội đồng kỷ luật có thể áp dụng hình thức kỷ luật thấp hơn
một mức đối với người vi phạm trong trường hợp sau:
a) Đã đạt nhiều thành tích trong quá trình công tác (chiến sỹ thi đua, khen thưởng cấp Công ty
trở lên)
b) Có thái độ thành khẩn và đã cố gắng giải quyết, khắc phục các hậu quả do mình gây ra.
Điều 9. Giải quyết những vướng mắc phát sinh
1. Trong quá trình trao đổi, thảo luận, Hội đồng có quyền yêu cầu Thư ký báo cáo, giải trình
những vấn đề chưa rõ liên quan đến sai phạm của người lao động.
2. Chủ tịch Hội đồng có thể quyết định việc dừng cuộc họp trong trường hợp còn có những
vấn đề chưa rõ cần phải thẩm tra, xác minh thêm.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm bổ sung
hoặc xác minh làm rõ những vấn đề mà Hội đồng đã nêu ra để trình Hội đồng xem xét quyết định
trong phiên họp tiếp theo.
Điều 10. Thủ tục sau cuộc họp Hội đồng kỷ luật
1. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có văn
bản đề nghị xử lý kỷ luật (kèm theo biên bản, các hồ sơ, tài liệu liên quan) gửi Chủ tịch Hội đồng quản
trị/ Giám đốc Công ty xem xét, quyết định kỷ luật theo phân cấp quản lý cán bộ của Công ty.
215
2. Trong trường hợp kiến nghị của Hội đồng kỷ luật khác với ý kiến của người ra quyết định
thì hội đồng kỷ luật phải họp lại để trao đổi, thảo luận về ý kiến đó (Biên bản cuộc họp được gửi cho
cơ quan có liên quan và người ra quyết định). Nếu sau khi trao đổi, thảo luận vẫn không thống nhất thì
người ra quyết định có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định xử lý của mình.
CHƯƠNG III
ÁP DỤNG HÌNH THỨC KỶ LUẬT
Điều 11. Hình thức khiển trách bằng lời nói
Người lao động sẽ bị khiển trách bằng lời nói nếu có hành vi vi phạm một trong những điều sau:
1. Đi làm trễ hoặc về sớm hơn thời gian quy định của công ty mà không được sự đồng ý của
người có thẩm quyền.
2. Không nghỉ giải lao đúng thời gian quy định hoặc nghỉ dài hơn thời gian quy định mà không
được sư đồng ý của người có thẩm quyền.
3. Ra ngoài trong giờ làm việc mà không có lý do chính đáng.
4. Không thực hiện công việc theo đúng quy trình của công ty nhưng không gây ra thiệt hại trực
tiếp về vật chất và không làm ảnh hưởng đến Công ty, khách hàng.
5. Không giữ sạch sẽ chỗ làm việc của mình.
6. Không giữ gìn hình thức cá nhân trong giờ làm việc, không mặc đồng phục theo đúng quy
định của Công ty.
7. Sử dụng, chiếm dụng thời gian của Công ty cho những công việc và mục đích riêng.
8. Không tắt công tắc điện và các máy móc, thiết bị hoạt động bằng điện, máy vi tích, máy in
trong phạm vi quản lý của mình khi hết giờ làm việc.
9. Hút thuốc ở khu vực cấm, ngủ trong giờ làm việc.
10. Có hành vi sử sự không đúng mực với đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng tại nơi làm việc.
11. Không thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết khi mang tài sản của Công ty ra ngoài.
Điều 12. Hình thức cảnh cáo bằng văn bản.
Hình thức cảnh cáo bằng văn bản được áp dụng khi người lao động thuộc ít nhất một trong các
trường hợp sau:
1. Trong vòng 01 tháng, vi phạm từ 03 hành vi hoặc 03 lần trở lên đối với một hành vi được liệt
kê trong phần khiển trách bằng lời nói.
2. Có ý làm chậm công việc được giao hoặc ngưng việc mà không có lý do chính đáng.
3. Nghỉ ốm, nghỉ việc riêng, nghỉ thai sản không theo quy định của Công ty.
4. Vi phạm thời gian yêu cầu thông báo trước khi nghỉ phép năm làm cho Công ty bị động trong
việc điều người khác thay thế.
5. Không tuân thủ quy trình vận hành, sử dụng công nghệ gây hư hỏng máy móc thiết bị.
6. Không tuân thủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
7. Không thực hiện đúng quy đinh phòng cháy, chữa cháy.
8. Sử dụng các đồ vật hoặc phương tiện dành riêng cho khách hoặc người khác.
9. Cung cấp hoặc sử dụng các thông tin trong phạm vi quản lý của mình vào mục đích cá nhân.
10. Không báo cáo đầy đủ sự mất mát, hư hại tài sản của Công ty dù cố ý hoặc do sao lãng trong
công tác.
11. Vô ý làm hư hỏng máy móc, thiết bị gây thiệt hại cho Công ty.
12. Chơi cờ bạc hoặc có bất kỳ dạng nào của chơi cờ bạc trong phạm vị Công ty
13. Gây bè phái, không tuân thủ các vấn đề an ninh của Công ty.
14. Che dẫu lỗi của nhân viên cấp dưới hoặc đồng nghiệp.
15. Lập sai bảng đánh giá công việc hàng tháng.
216
Điều 13. Kéo dài thời gian nâng lương hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp
hơn nhưng không quá 06 tháng hoặc cách chức.
Kéo dài thời gian nâng lương hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn nhưng
không quá 06 tháng hoặc cách chức được áp dụng khi người lao động thuộc ít nhất một trong các
trường hợp sau.
1. Người lao động đã bị kỷ luật cảnh cáo bằng văn bản mà tái phạm trong thời gian 03 tháng tính
từ thời điểm bị kỷ luật..
2. Công ty yêu cầu làm thêm giờ theo đúng quy định trong quy chế. Luật lao động nhưng không
thực hiện, có thái độ chống đối hoặc không tuân thủ theo yêu cầu đúng đắn của cấp trên và tập
thể.
3. Không thực hiện theo đúng quy trình của Công ty và gây ra thiệt hại trực tiếp về vật chất hoặc
lãng phí, tiêu hao vật tư quá mức cho phép nhưng ở mức độ không nghiêm trọng (giá trị thiệt
hại dưới 5.000.000đ)
4. Tham ô, hối lộ hoặc tiết lộ bí mật sản xuất kinh doanh của Công ty ở mức độ không nghiêm
trọng.
5. Ắn cắp, phá hoại tài sản của Công ty, của khách hàng, của nhân viên khác.
6. Không hoàn thành tới 30% công việc được giao.
7. Lôi kéo, bao che, giúp đỡ những người lao động khác chống đối hặc không tuân theo yêu cầu
đúng đắn của cấp trên, của tập thể.
8. Có hành vi, lời nói đe dọa đồng nghiệp hoặc cấp trên. Khiêu khích, xúi dục đánh nhau hoặc
đánh nhau, cãi nhau tại nơi làm việc.
9. Phát biểu sai sự thật hoặc có ác ý về nhân viên khác về Công ty hặc sản phẩm của Công ty.
10. Phát biểu sai sự thật hoặc có ác ý về nhân viên khác, về Công ty hoặc sản phẩm của Công ty.
11. Chú tâm kìm hãm hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, không duy trì chuẩn mực chất
lượng sản phẩm của Công ty nhưng ở vi phạm lần đầu ở mức độ không nghiêm trọng.
12. Truy cập vào mạng máy tính hoặc máy tính lưu trữ thông tin mà không được phép.
13. Thực hiện các thay đổi không được phép về nội dung trên mạng máy tính nội bộ, bao gồm
việc xóa hoặc thay đổi dữ liệu nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng.
14. Làm sai lệch các chứng từ, hồ sơ hoặc tài liệu của Công ty vì lý do vô ý hoặc do thiếu hiểu
biết.
15. Tự tiện sử dụng máy móc, thiết bị làm việc khi chưa được huấn luyện, chứng nhận có đủ năng
lực vận hành các loại máy móc, thiết bị đó.
16. Mang những chất dễ cháy, chất nổ, vũ khí thô sơ, vũ khí bất hợp pháp vào Công ty hoặc cất
trữ, sử dụng các loại rượu, bia, dược phẩm, chất kích thích bất hợp pháp trong khu vực Công
ty.
17. Dán, sửa đổi hoặc tháo gỡ các văn bản trên bảng thông báo cho nhân viên mà không được sự
cho phép của người có thẩm quyền.
Điều 14. Hình thức buộc thôi việc – sa thải
1. Người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật với hình thức buộc thôi việc, sa thải theo đúng Điều 85
Bộ luật lao động, cụ thể như sau:
a) Người lao động bị xử lý vi phạm kỷ luật với hình thức kéo dài thời gian nâng lương hoặc
chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa
xóa kỷ luật
b) Người lao động có hành vi trộm cắp tài sản của cá nhân, tập thể trong Công ty, của khách
hàng (giá trị tài sản thiệt hại gây ra trên 5 triệu đồng hoặc dưới 5 triệu đồng nhưng hành vi đó có liên
quan đến tính mạng, sức khỏe con người)
217
c) Tham ô, hối lộ hoặc tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại
nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của Công ty (giá trị thiệt hại trên 5 triệu đồng).
d) Người lao động tự ý bỏ việc năm (05) ngày trong một tháng hoặc 20 ngày trong một năm
mà không có lý do chính đáng.
2. Sau khi sa thải người lao động, Công ty sẽ có thông báo cho Sở lao động thương binh và xã
hội thuộc tỉnh hoặc thành phố biết.
Điều 15. Trách nhiệm vật chất
1. Người lao động cố ý làm hư hỏng hay mất mát dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây
thiệt hại về tài sản của Công ty tùy thuộc theo mức độ lỗi, thiệt hại, ngoài việc bị xử lý kỷ luật lao
động còn phải hoàn trả hoặc bồi thường một phần hoặc toàn bộ giá trị tài sản, thiệt hại theo thời giá thị
trường.
2. Trong trường hợp người lao động do vô ý, sơ suất làm hư hỏng hoặc mất mát dụng cụ, thiết
bị và có hành vi khác gây thiệt hại nhưng không nghiêm trọng (mức thiệt hại dưới 5 triệu đồng), thì
phải bồi thường tối đa 03 tháng tiền lương và khấu trừ dần vào thu nhập hàng tháng, mỗi lần trừ không
quá 30% lương hàng tháng.
3. Trường hợp gây thiệt hại nghiêm trọng dẫn đến việc sa thải thì người lao động phải bồi
thường ngay khoản thiệt hại. Khoản bồi thường thiệt hại sẽ được trừ vào khoản trợ cấp thôi việc hoặc
các khoản khác mà Công ty chưa thanh toán hết cho người lao động.
CHƯƠNG IV
CHẤM DỨT HIỆU LỰC CỦA QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT
Điều 16. Chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật
1. Người lao động bị cảnh cáo bằng văn bản sau 03 tháng và người bị xử lý kỷ luật kéo dài
thời gian nâng lương hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn hoặc cách chức sau 06
tháng, kể từ ngày bị xử lý kỷ luật nếu không tái phạm thì đương nhiên được xóa kỷ luật.
2. Trong trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời gian nâng lương hoặc chuyển
làm công việc khác có mức lương thấp hơn hoặc cách chức khi chấp hành được một nửa thời hạn, nếu
có những tiến bộ tích cực sửa chữa sai phạm của mình thì sẽ được xem xét giảm thời hạn kỷ luật.
3. Trong trường hợp người lao động bị xử lý vi phạm kỷ luật kéo dài thời gian nâng lương
hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn hoặc cách chức, sau khi hoàn thành thời hạn
kỷ luật nếu như không còn vị trí cũ hoặc không thể bố trí lại vị trí cũ thì hai bên sẽ thỏa thuận giải
quyết trên cơ sở đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
CHƯƠNG V
THẨM QUYỀN XỬ LÝ KỶ LUẬT
Điều 17. Những vi phạm của người lao động ở mức độ khiển trách bằng lời nói thì người đứng đầu
Phòng ban, Đơn vị xem xét xử lý.
Điều 18. Những vi phạm khác sẽ do Hội đồng kỷ luật họp thông qua và Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Giám đốc Công ty ra quyết định xử lý.
.
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
218
Phụ lục 12
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX
CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
(Mẫu số 01)
BIÊN BẢN VI PHẠM
Hôm nay, vào lúc..giờ ..phút, ngày tháng năm
Chúng tôi gồm:
1. Họ và tên người lập biên bản:..
2. Họ và tên người làm chứng:
3. Họ và tên người có liên quan đến vụ việc: ..
..
..
..
..
Tiến hành lập biên bản với những nội dung như sau:
Thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc:
Diễn biến của vụ việc xảy ra:
Thiệt hại về vật chất hoặc vi phạm những nội quy – Quy định của Công ty:
Người có liên quan đến vi phạm:
Biên bản được lập và đọc lại cho mọi người đều nghe và ký tên dưới dây.
Người vi phạm Người làm chứng Người lập biên bản
219
Phụ lục 13
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX
CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
(Mẫu số 02)
BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Tôi tên: .
Hiện đang làm việc tại bộ phận: .
Nhiệm vụ được giao là: ..
Nay tôi tự kiểm điểm bản thân với những sự việc xảy ra như sau:
Xác định sự việc trên bản thân mình có lỗi hay không?
Nguyên nhân sai phạm (hoặc lý do tại sao không có lỗi):
Hậu quả do sai phạm xảy ra:
Bản thân tự nhận hình thức kỷ luật:
Bản thân hứa để lần sau không vi phạm:
Ghi chú: Có ba hình thức kỷ luật chính:
- Cảnh cáo bằng văn bản;
- Chuyển làm công tác khác có mức
lương thấp hơn không quá sáu tháng
hoặc cách chức;
- Sa thải.
Ngày tháng năm
Người viết kiểm điểm
220
Phụ lục 14
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX
CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
(Mẫu số 03)
BIÊN BẢN HỌP
XEM XÉT XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
Tên bộ phận:
Tiến hành họp kiểm điểm và đề nghị hình thức kỷ luật Anh/ Chị:
Thời gian họp:.. giờ . Ngày tháng năm .
Chủ trì cuộc họp:
Thành phần tham dự:
Hội nghị nhất trí bầu thư ký ghi biên bản là:
Anh/ Chị: ..
Nội dung cuộc họp bao gồm:
1- Chủ trì cuộc họp đọc biên bản sự việc và tóm tắt nội dung sự việc xảy ra.
2- Người sai phạm tự đọc bản tự kiểm điểm cá nhân.
3- Ý kiến đóng góp của thành viên trong cuộc họp:
Chủ trì cuộc họp tóm tắt ý kiến phát biểu của các thành viên cuộc họp và biểu quyết đề nghị
hình thức kỷ luật đối với người sai phạm:
Ngày tháng năm
Chủ trì cuộc họp Người liên quan Thư ký cuộc họp
221
Phụ lục 15
Trích QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
Hội đồng nhân sự và tiền lương Công ty Cổ phần Vinaconex 25
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy chế này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế
hoạt động của Hội đồng nhân sự và tiền lương Công ty Cổ phần Vinaconex 25 (gọi tắt là Hội đồng
nhân sự và tiền lương).
Điều 2. Hội đồng nhân sự và tiền lương Công ty cổ phần Vinaconex 25 được thành lập theo
Quyết định số 115 QĐ/VC25-HĐQT ngày 14/6/2010 của Hội HĐQT Công ty.
Hội đồng nhân sự và tiền lương hoạt động tuân thủ theo đúng quy định của Điều lệ Công ty,
quy định của pháp luật và các quy định trong Quy chế này.
CHƯƠNG II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 3. Chức năng
Hội đồng nhân sự và tiền lương Công ty cổ phần Vinaconex 25 có chức năng tư vấn, thẩm
định, tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến công tác nhân sự tiền lương trước khi Hội đồng
quản trị Công ty quyết định các nội dung trên.
Điều 4. Nhiệm vụ
1. Công tác nhân sự
a) Tư vấn xây dựng, thẩm định các chính sách, quy chế, quy định về công tác nhân sự trước
khi trình Hội đồng quản trị công ty xem xét quyết định.
b) Tư vấn xây dựng, thẩm định tổng định biên nhân sự hàng năm, kế hoạch tuyển dụng, đào
tạo, bồi dưỡng, quy hoạch nguồn nhân sự dài hạn, trung hạn và rà soát bổ sung quy hoạch nguồn nhân
sự hàng năm.
c) Tư vấn xây dựng, thẩm định các tiêu chuẩn chức danh chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán
bộ công nhân viên; tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật đối với lao động trực tiếp Công ty trước khi trình Hội
đồng quản trị Công ty hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
d) Tư vấn xây dựng, thẩm định hệ thống định mức lao động theo các quy định hiện hành trước
khi trình Hội đồng quản trị Công ty hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Công tác tiền lương
a) Tư vấn xây dựng dự thảo quy chế, quy định, hướng dẫn về tiền lương, thu nhập cho
CBCNV của Công ty hoặc dự thảo bổ sung, sửa đổi Quy chế quy định, hướng dẫn về tiền lương, thu
222
nhập. Thẩm định các dự thảo quy chế, quy định, hướng dẫn về tiền lương thu nhập trước khi trình Hội
đồng quản trị/ Giám đốc Công ty phê duyệt ban hành theo phân cấp, tuân thủ các quy định của Điều lệ
Công ty và pháp luật hiện hành;
b) Tư vấn xây dựng, thẩm định hệ thống thang lương, bảng lương, đơn giá tiền lương theo các
quy định hiện hành trước khi trình Hội đồng quản trị hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Tư vấn xây dựng, thẩm định quỹ tiền lương, tiền thưởng từ quỹ lương hàng năm trước khi
trình Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt.
d) Thông qua kết quả hoặc đề xuất điều chỉnh tiền lương, thu nhập cho CBCNV (bộ phận lao
động gián tiếp) định kỳ/ đột xuất theo quy định của Quy chế tiền lương Công ty trước khi trình Hội
đồng quản trị/ Giám đốc Công ty phê duyệt, ban hành áp dụng theo phân cấp.
e) Thông qua kế hoạch nâng bậc, ngạch lương hàng năm; tổ chức thi nâng bậc đối với lao
động trực tiếp sản xuất, kinh doanh; xét nâng bậc lương hàng năm đối với cán bộ chuyên môn, nghiệp
vụ theo đúng các quy định; tổ chức thi nâng ngạch hàng năm đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.
3. Các nhiệm vụ khác có liên quan đến công tác nhận sự, tiền lương được Hội đồng quản trị
Công ty giao.
Điều 5. Nhiệm vụ của thường trực Hội đồng
1. Xây dựng các Chương trình, kế hoạch hoạt động và chuẩn bị nội dung các phiên họp của
Hội đồng; Tổ chức thực hiện các nội dung đã được Hộ đồng thông qua và giải quyết các công việc
hàng ngày của Hội đồng.
2. Tổng hợp tình hình xây dựng báo cáo các nhiệm vụ được giao định kỳ quý/06 tháng/ năm
của Công ty.
3. Là đầu mỗi giải quyết các nội dung đột xuất theo yêu cầu nhiệm vụ được giao của Hội đồng
giữa hai kỳ họp. Trong trường h ợp này, thường trực Hội đồng căn cứ chức năng, nhiệm vụ, các quy
định hiện hành để tham mưu, đề xuất cho Chủ tịch Hộ đồng quản trị/ Giám đốc Công ty xem xét quyết
định các nội dung đồng thời báo cáo kết quả thực hiện cho các thành viên Hội đồng biết theo quy định.
4. Xem xét, thông qua việc nâng bậc lương định kỳ đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.
Điều 6. Nhiệm vụ của các thành viên của Hội đồng
1. Chủ tịch Hộ đồng là người lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội đồng và Thường trực
Hội đồng;
2. Phó Chủ tịch Hội đồng giúp Chủ tịch Hội đồng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của
Chủ tịch Hội đồng. Phó Chủ tịch Hội đồng điều hành các hoạt động của Hội đồng khi Chủ tịch Hội
đồng đi vắng.
3. Các Ủy viên Hội đồng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hộ đồng, có
trách nhiệm thực hiện đúng chương trình hoạt động của Hội đồng và tham dự đầy đủ các phiên họp
của Hi đồng.
4. Các thành viên của Hội đồng chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thuộc
phạm vi lĩnh vực mình phụ trách, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện và tham gia thảo luận tại các
phiên họp. Những thông tin, nhận định, đánh giá được đưa ra thảo luận phải chính xác và có căn cứ.
223
Điều 7. Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng
1. Tư vấn, thẩm định, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng được Hội đồng quản trị
công ty giao;
2. Đưa ra các kết quả thống nhất bằng văn bản làm cơ sở cho người có thẩm quyền quyết định
các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Chịu trách nhiệm trước Hội dồng quản trị Công ty về các mặt hoạt động của Hội đồng theo
chức năng, nhiệm vụ được giao;
4. Được quyền yêu cầu các cá nhân, phòng ban, đơn vị cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu liên
quan, các nguồn lực khác phục vụ công tác tư vấn, thẩm định, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được
giao;
5. Được quyền đề xuất với Hội đồng quản trị Công ty trong việc thuê chuyên gia, tổ chức tư
vấn để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao;
6. Hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo quy định này.
CHƯƠNG III
CƠ CẤU TỔ CHỨC
Điều 8. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng
1. Hội đồng gồm có Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch, các ủy viên và thường trực hội đồng:
a) Chủ tịch Hội đồng : Giám đốc Công ty
b) Phó Chủ tịch : Chủ tịch Công đoàn cơ sở
c) Các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng là các ủy viên thường trực.
d) Các ủy viên: Thủ trưởng các phòng ban, đơn vị trực thuộc Công ty.
2. Thường trực Hội đồng gồm: Chủ tịch Hộ đồng, Phó Chủ tịch và các ủy viên thường trực
của Hội đồng;
3. Phòng Tổ chức Hành chính là bộ phận giúp việc cho Hội dồng và là thường trực Hội đồng.
Trưởng phòng Tổ chức Hành chính là Thư ký Hội đồng;
4. Các thành iveen của Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
224
Phụ lục 16
Trích QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Công ty Cổ phần Vinaconex 25
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy chế này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế
hoạt động của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Công ty Cổ phần Vinaconex 25.
Điều 2. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng (gọi tắt là Hội đồng) được thành lập theo Quyết định
của Hội đồng quản trị Công ty, có chức năng tư vấn, giúp Hội đồng quản trị về công tác thi đua khen
thưởng của Công ty cổ phần Vinaconex 25 và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
CHƯƠNG II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng
1. Đề xuất xây dựng các chủ trương, kế hoạch, biện pháp chủ yếu để Hội đồng quản trị Công
ty chỉ đạo tổ chức thực hiện và chỉ đạo phối hợp giữa các Phòng ban, đơn vị trong Công ty với các tổ
chức đoàn thể trong việc tổ chức phong trào thi đua, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra nhằm
đảm bảo phong trào thi đua phát triển mạnh mẽ, đúng hướng, có hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ
chính trị và sản xuất kinh doanh.
2. Tổng kết thực tiễn phong trào thi đua, từ đó nghiên cứu, đề xuất phương hướng, kế hoạch,
tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến. Xây dựng các quy định về
thi đua khen thưởng trong toàn Công ty.
3. Tổ chức theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện công tác thi đua khen
thưởng đối với các Phòng, ban, đơn vị trong toàn Công ty.
4. Xét chọn các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua của Công ty
trình Hội đồng quản trị Công thi khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng theo quy định.
5. Xem xét, kiến nghị giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về thi đua khen thưởng trong
Công ty; Xem xét trình các cấp có thẩm quyền thu hồi Quyết định khen thưởng đối với các trường hợp
phát hiện có vi phạm các quy định về thi đua, khen thưởng.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác thi đua khen thưởng do Hội đồng quản
trị Công ty giao.
Điều 4. Thường trực Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng các Chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng và chuẩn bị nội dung các
phiên họp của Hội đồng; Tổ chức thực hiện các nội dung đã được Hội đồng thông qua và giải quyết
các công việc hàng ngày của Hội đồng.
2. Tổng hợp tình hình, xây dựng báo cáo về công tác thi đua khen thưởng quý/06 tháng/ năm
của Công ty.
3. Chuẩn bị các quyết định cử nhân sự, các quyết định tổ chức hội nghị thi đua và dự kiến các
đoàn đi dự các Hội nghị thi đua cấp trên trình Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty quyết định.
225
4. Dự trù kinh phí thi đua khen thưởng của toàn Công ty cũng như kinh phí hoạt động hàng
năm của Hội đồng trình Hội đồng quản trị Công ty quyết định.
5. Phối hợp cùng với các Phòng ban, đơn vị trực thuộc và các tổ chức đoàn thể có liên quan
xem xét, đánh giá thành tích của tập thể, cá nhân trong phong trào thi đua để:
a) Trình Hội đồng quản trị Công ty khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất
sắc đột xuất hoặc có thành tích xuất sắc về một lĩnh vực công tác sau một cuộc vận động, một đợt thi
đua.
b) Trình Giám đốc Công ty ký văn bản đề nghị cấp trên xét khen thưởng đối với tập thể, cá
nhân không thuộc thẩm quyền xét duyệt của Công ty.
Điều 5. Các thành viên Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây
1. Chủ tịch Hội đồng là người lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội đồng và Thường
trực Hội đồng.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng giúp Chủ tịch Hội đồng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của
Chủ tịch Hội đồng. Phó Chủ tịch Hội đồng điều hành các hoạt động của Hội đồng khi Chủ tịch Hội
đồng vắng mặt.
3. Các Ủy viên Hội đồng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng, có
trách nhiệm thực hiện đúng chương trình hoạt động của hội đồng và tham dự đầy đủ các phiên họp của
Hội đồng.
4. Các thành viên của Hội đồng chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thi đua
khen thưởng thuộc phạm vi lĩnh vực mình phụ trách, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện và tham gia
thảo luận tại các phiên họp. Những thông tin, nhận định, đánh giá được đưa ra thảo luận phải chính
xác và có căn cứ.
Điều 6. Phòng Tổ chức Hành chính có nhiệm vụ giúp Hội đồng và Thường trực Hội đồng chuẩn bị các
nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng và Thường trực Hội đồng; Thường xuyên cung cấp
thông tin về công tác thi đua khen thưởng cho các thành viên của Hội đồng.
Trưởng phòng Tổ chức Hành chính là thư ký Hội đồng, có nhiệm vụ ghi Biên bản kết quả
phiên họp của Hội đồng.
.
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
226
Phụ lục 17
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty cổ phần Solavina
Phòng
Đội xây
lắp số 1
Đội xây
lắp số 2
Đội xây
lắp số 3
Phòng
Kế toán –
Tài chính
Phòng
Kế hoạch –
Kỹ thuật
Phòng
Quản lý thiết bị -
vật tư
Phòng
Quản lý Đầu tư
Phòng
Hành chính
– Nhân sự
BAN KIỂM SOÁT
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
Các dự án
Đầu tư, thương
mại
227
Phụ lục 18
Trích BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN THÀNH NAM – COTANAGROUP NĂM 2015
.
HĐQT phản ánh đánh giá kết quả hoạt động cũng như chỉ đạo thực hiện các hoạt động SXKD
của Công ty. Các cuộc họp của HĐQT được chuẩn bị chu đáo về nộ dung, đúng quy định, ý kiến của
từng thành viên đều được ghi chép đầy đủ trong Biên bản họp. Các văn bản Nghị quyết của HĐQT
được ban hành kịp thời và dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, đúng pháp luật, HĐQT luôn bám sát
tình hình thực tế của Công ty để đề ra các chủ trương, Nghị quyết và các quyết định nhằm chỉ đạo kịp
thời và tạo điều kiện thuận lợi cho Ban điều hành Công ty hoàn thành nhiệm vụ SXKD.
c. Các tiểu ban thuộc Hội đồng quản trị
- Tiểu ban Tài chính: Ban tài chính với nhiệm vụ bảo toàn và phát triển nguồn vốn, quản trị
tốt tài chính doanh nghiệp, đáp ứng các nhu cầu về tài chính cho các công trình và dự án của Công ty
cũng như nguồn vốn góp của Công ty đối với các Công ty con, Công ty thành viên và Công ty liên kết.
- Tiểu ban phụ trách Đầu tư: Trong giai đoạn đầy khó khăn và thách thức này với những
quyết sách quyết liệt, bài bản và luôn nhạy bén bắt kịp xu hướng phát triển của nền kinh tế, Hội đồng
quản trị đã chỉ đạo Ban Tổng giám đốc và tiểu ban phụ trách đầu tư tìm kiếm các dự án đầu tư mới.
Đầu năm 2015, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Nam đã ký kết với công ty cổ phần Apec
land Huế là đồng chủ đầu tư dự án AZURA GARDEN – đầu tư xây dựng khu phức hợp Thủy Vân giai
đoạn I, khu B – khu đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng mức đầu tư 750 tỷ
đồng.
- Tiểu ban phụ trách an toàn vệ sinh môi trường: Công tác quản lý an toàn lao động, vệ
sinh môi trường luôn được Hội đồng quản trị đặc biệt coi trọng và đã kết hợp Ban Tổng giám đốc tổ
chức triển khai bài bản:
+ Tổ chức các lớp học cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động cho các chỉ huy, cán bộ kỹ
thuật, các đội, các xí nghiệp trực thuộc, các Công ty con, Công ty thành viên và liên kết.
+ Ban an toàn lao động của Công ty luôn thường xuyên và chủ động đến các công trường để
kiểm tra và tư vấn cho người lao động kiến thức về an toàn – VSLĐ.
+ Đào tạo về an toàn lao động cho công nhân, cấp phát bảo hộ lao động đầy đủ
+ Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác quản lý an toàn lao động tại các công trường.
+ Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và cấp phát thuốc cho người lao động
- Tiểu ban quản lý các Công ty con và các Công ty thành viên: Để tăng cường sự đoàn kết
và phát triển thương hiệu và định hướng phát triển trong toàn COTANA GROUP. Đầu năm, Chủ tịch
HĐTV đã tiến hành cuộc họp các công ty con, công ty thành viên và đã thống nhất thành lập câu lạc
bộ Cotana Group và xây dựng nhà sinh hoạt chung tại Km21 đường Láng – Hòa Lạc – Hà Nội.
- Tiểu ban phụ trách về công tác Đảng và đoàn thể: Với mục tiêu tăng cường khối Đại
đoàn kết trong COTANA GROUP, Công đoàn và Đoàn thanh niên đã tổ chức thành công các hoạt
động:
+ Tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ III nhiệm kỳ 2015 – 2020
228
+ Tổ chức lễ sinh nhật Công ty lần thứ 22 trong không khí ấm áp, đoàn kết và thân thiện.
+ Tạo điều kiện cho CBCNV được nghỉ làm để nghỉ mát cùng gia đình tại Sầm Sơn – Thành
Hóa.
+ Tổ chức thành công lễ trao giải thưởng CSC lần thứ 5.
- Tiểu ban phụ trách quản lý xây lắp: Để đáp ứng được yêu cầu về tiến độ và hiệu quả trong
công tác thi công hiện trường HĐQT đã chỉ đạo Ban Tổng giám đốc rà soát và tuyển dụng nhận sự
chất lượng cho tiểu ban này. Trong thời gian qua hiệu quả trong công tác quản lý xây lắp được cải
thiện rõ rệt:
+ Các công trình được thi công bài bản khoa học hơn
+ Công tác hồ sơ thanh quyết toán được chú trọng hơn, rất nhiều hiện trường thi công làm đến
đâu hồ sơ gọn gàng đến đấy.
+ Các công trình hiện công ty đang thi công cơ bản đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư về
chất lượng và tiến độ.
2. Ban kiểm soát
b) Hoạt động của Ban kiểm soát
- Ban kiểm soát gồm có 03 thành viên (01 trưởng ban và 02 thành viên)
- Ban kiểm soát đại diện cho cổ đông đã thường xuyên giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh
của Công ty, giám sát HĐQT và Tổng Giám đốc trong việc điều hành và quản lý Công ty. Ngoài giám
sát thường kỳ, Ban kiểm soát họp định kỳ mối quý một lần để kiểm tra tình hình hoạt động tài chính
của Công ty, kịp thời có kiến nghị và tham mưu cho HĐQT để chỉ đạo các bộ phận có liên quan khắc
phục những sai sót trong công tác tài chính.
+ Đồng ý với HĐQT thuê Công ty TNHH kiểm toán và định giá Việt Nam (VAE); đồng thời
xem xét các kết quả kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty mẹ và Báo cáo tài chính hợp nhất năm
2015.
+ Đã tham gia và có ý kiến về nội dung các quy chế, quy định quản lý nội bộ của Công ty.
+ Giám sát việc chỉ đạo và triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐQT Công ty cũng như
việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của Ban Tổng giám đốc, cán bộ quản lý trong Công ty.
+ Tham gia tư vấn về các thủ tục hành chính đối với cơ quan Nhà nước phục vụ cho việc quản
lý và điều tiết nguồn vốn của Công ty trên thi trường chứng khoán.
+ Tham gia vào công tác thanh tra các công ty con, chi nhánh.
229
Phụ lục 19
Trích BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2015
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2
IV. Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Công ty
1. Đánh giá của Hội đồng quản trị về các mặt hoạt động của công ty: Trong năm 2015 Hội đồng
quản trị đã chỉ đạo và hoàn thành các công tác chính sau:
+ Trên cơ sở kế hoạch của năm 2015 đã đề ra và thực tế triển khai thực hiện, với chức năng ,
nhiệm vụ và quyền hạn được quy định, HĐQT đã tiến hành giám sát, quản lý, điều hành hoạt động của
Công ty theo quy định của pháp luật, Điều lệ Công ty; Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông
qua, đã xác định được các vấn đề trọng tâm trong hoạt động của Công ty trong từng giai đoạn để đưa
ra kế hoạch hoạt động phù hợp, đồng thời cùng với Ban điều hành tập trung giải quyết những vấn đề
có ảnh hưởng trực tiếp tới Công ty như: Cơ cấu sắp xếp lại mô hình tổ chức và nhân lực, công tác tiếp
thị đấu thầu, tìm kiếm việc làm, công tác đầu tư các dự án, công tác quản lý tài chính,
+ HĐQT đã sắp xếp trực tiếp làm việc với các bộ phận chức năng liên quan nghe ý kiến tham
mưu và có những góp ý với Ban Tổng giám đốc nhằm đưa ra các giải pháp, biện pháp tháo gỡ những
vướng mắc, khó khăn và chỉ đạo kịp thời phục vụ tốt nhất cho hoạt động SXKD và các mặt công tác
khác.
+ Trong năm qua, Hội đồng quản trị đã tiến hành 04 cuộc họp định kỳ, có nhiều cuộc họp đột
xuất và 35 cuộc họp dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản, để xem xét, quyết định và ban hành 51
Nghị quyết, 32 Quyết định và 58 văn bản khác để làm cơ sở cho Tổng giám đốc triển khai các hoạt
động SXKD. Các vấn đề lớn của Công ty đã được xem xét, phê duyệt như sau:
+ Xem xét thông qua kế quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014, phương hướng kế
hoạch sản xuất kinh doanh năm 2015 cũng như các tài liệu, báo cáo khác trình Đại hội đồng cổ đông
Công ty năm 2015.
+ Xem xét, thông qua báo cáo sản xuất kinh doanh quý và nhiệm vụ trong tâm của quý tiếp
theo.
+ Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2014 – 2017 và tầm nhìn
đến năm 2020 của Công ty.
+ Triển khai Phương án sáp nhập Công ty CP Công trình giao thông Sông Đà vào Công ty CP
Sông Đà 2 và đổi tên thành Công ty TNHH MTV Công trình giao thông Sông Đà.
+ Sắp xếp lại tổ chức một số phòng chức năng Công ty và đơn vị trực thuộc bao gồm: Sáp
nhập Chi nhánh Sông Đà 209 vào Xí nghiệp Sông Đà 208; Thành lập Ban kiểm soát nội bộ trực thuộc
Hội đồng quản trị; Đổi tên một số phòng ban phù hợp với cơ cấu tổ chức của Tổng công ty và yêu cầu
thực tế của Công ty.
+ Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhiều quy chế, quy định nội bộ của Công ty để phù hợp với yêu
cầu nhiệm vụ SXKD và thực tiễn hiện nay:
+ Sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng quản trị Công ty.
+ Điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Quy chế trả lương khoán đối với CBCNV gián tiếp
Công ty CP Sông Đà 2.
230
+ Quy chế phân cấp, quản lý và thực hiện hợp đồng của Công ty.
+ Quy chế phân cấp quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh tại các đơn vị trực thuộc.
+ Quy chế quản lý nội bộ
+ Quy chế thiết lập triển khai công tác quản trị rủi ro của Công ty.
+ Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát nội bộ Công ty
+ Quy định về công tác quản lý xe máy, thiết bị vật tư của Công ty
+ Quyết định việc miễn nhiệm, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý.
+ Quyết định các phương án, chủ trương trong công tác đầu tư vào các dự án cũng như đầu tư
khác
.
c. Hoạt động của Hội đồng quản trị:
* Công tác quản lý, giám sát các lĩnh vực hoạt động SXKD:
- Năm 2015 là một năm vẫn còn nhiều khó khăn trong hoạt động SXKD đối với các doanh
nghiệp xây lắp, trong đó có Công ty Cổ phân Sông đà 2. Nhưng với sự đoàn kết, nhất trí, và sự nỗ lực
của tập thể CBCNV – Người lao động trên các lĩnh vực công tác, trong đó có sự tập trung cao độ trong
quản lý chỉ đạo từ HĐQT và ban Tổng giám đốc điều hành Công ty đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu
do ĐHĐCĐ đề ra. Công tác sản xuất kinh doanh tại dự án khu đô thị Hồ Xương Rồng đã hoàn thành
vượt mức kế hoạch; Một số các dự án khác cơ bản đã đạt tiến bộ đề ra. Tổng giá trị SXKD năm 2015
là hoàn thành vượt mức kế hoạch.
- Công tác tiếp thị và đấu thầu 2015 đã được coi là công việc quan trọng hàng đầu và xuyên
suốt, HĐQT đã chỏ đạo cùng với ban điều hành hoàn thiện sự phân công trách nhiệm từ lãnh đạo công
ty đến trường phòng chức năng liên quan tiếp tục cũng cố đội ngũ làm hồ sơ thầu đã có những kết quả
tích cực.
- HĐQT chỉ đạo ban điều hành định kỳ tổ chức kiểm tra kinh tế, công tác hạch toán kinh
doanh, công tác hợp đồng và công tác phân tích hoạt động kinh tế, công tác quản lý chi phí – giá thành
được tăng cường và ngày càng hiệu quả hơn.
* Chỉ đạo xây dựng bộ máy tổ chức và nhân sự của Công ty.
HĐQT Công ty xác định nhiệm vụ trọng tâm và cần thiết trong năm 2015 là tiếp tục và tích
cực thực hiện đề án cơ cấu, sắp xếp mô hình tổ chức nhân sự của Công ty và theo đề án tái cấu trúc
Công ty mà Tổng công ty và Bộ xây dựng đã phê duyệt. Để cơ cấu, sắp xếp lại, trong năm 2015
HĐQT Công ty đã chỉ đạo thực hiện các nội dung cụ thể sau:
Điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy:
- Sắp xếp lại các Chi nhanh, Xí nghiệp trực thuộc để phù hợp với tình hình SXKD của Công ty:
Sáp nhập Chi nhánh Sông đàn 209 vào Chi nhánh Sông đà 208; Củng cố và bổ sung bộ máy quản lý,
lãnh đạo từ các ban quản lý dự án đến phòng ban công ty và cách chi nhánh trực thuộc trên cơ sở giao
quyền chủ động gắn với trách nhiệm và hiệu quả công việc; Sáp nhập chi nhánh Sông Lô vào chi
nhánh Trung Mầu thuộc Công ty TNHH MTV CTGT Sông Đà; Hoàn thành việc đổi tên các phòng
chức năng công ty phù hợp với chức năng nhiệm vụ theo mô hình tổ chức đã được Tổng chông ty phê
duyệt và chiến lược kinh doanh của công ty.
231
- Nghị quyết phê duyệt để Tổng giám đốc quyết định bổ nhiệm và luân chuyển một số vị trí cán bộ
có trình độ, năng lực phụ trách đơn vị trực thuộc và các phòng chức năng của Công ty.
Điểu chỉnh, sửa đổi, bổ sung quy chế:
- HĐQT Công ty chỉ đạo việc thực hiện điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số quy chế quản lý của
Công ty (Quy chế: Quản lý và sử dụng xe con; Tổ chức và hoạt động của HĐQT; Phân cấp quản lý và
thực hiện hợp đồng) cho phù hợp với cơ cấu tổ chức cũng như khắc phục những hạn chế của những
quy chế đang áp dụng của công ty. Tất cả các quy chế nội bộ của Công ty ban hành đã và đang được
áp dụng của Công ty ban hành đã và đang được HĐQT công ty chỉ đạo xây dựng lại trên cơ sở phận
tích đánh giá một cách khách quan, khoa học những mặt ưu điểm, hạn chế của các quy định hiện hành,
những mặt chưa được cần điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với điều kiện và yêu cầu của hoạt động
SXKD của Công ty, các quy chế sau khi được soạn thảo đều được HĐQT Công ty chỉ đạo cho lấy ý
kiến đóng góp, bổ sung và hoàn thiện của ban điều hành Công ty, các phòng chức năng, các đơn vị
trực thuộc nhằm bảo đảm tính dân chủ, nâng cao tính phù hợp và có hiệu quả của quy chế.
* Cơ cấu sắp xếp lại nguồn nhân lực:
Trước những thực tế của Công ty, HĐQT công ty đã chỉ đạo xác định cần phải cơ cấu sắp xếp lại
lao động theo hướng tinh giảm, đảm bảo gọn nhẹ, phát huy cao nhất về năng lực của các thành viên
trong công việc. Trên cơ sở đó HĐQT Công ty đã chỉ đạo Ban điều hành Công ty tiến hành rà soát,
đánh giá lại toàn bộ nguồn nhân lực của Công ty, xây dựng phương án sắp xếp thật phù hợp, hiệu quả,
đồng thời chỉ đạo thực hiện việc cơ cấu sắp xếp lại lao động đảm bảo đúng quy định của pháp luật,
đảm bảo quyền lợi và lợi ích của người lao động, giữ vững sự ổn định hoạt động SXKD của Công ty.
Trong năm 2015, Công ty đã tiến hành cơ cấp sắp xếp lại lao động cho phù hợp với tình hình SXKD
của đơn vị, HĐQT Công ty cũng đã chỉ đạo Ban điều hành xây dựng phương án tiết kiệm chi phí quản
lý và đã thực hiện có hiệu quả.
* Chỉ đạo công tác tài chính:
HĐQT Công ty đã chỉ đạo và cùng Ban điều hành triển khai một cách đồng bộ và linh hoạt
các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong công tác tài chính. Bên cạnh việc liên hệ chặt chẽ với các
ngân hàng để đảm bảo vốn phục vụ cho yêu cầu nhiệm vụ SXKD với hạn mức tín dụng, lãi suất phù
hợp v.v Ban điều hành công ty tập trung tối đa vào việc thu hồi công nợ tồn đọng tại các công trình,
dự án Công ty thi công, chỉ đạo các đơn vị trực tiếp tham gia sản xuất thực hiện các giải pháp tích cực
trong công tác thu hồi vốn. Bên cạnh đó HĐQT Công ty cũng đã xác định các mục tiêu ưu tiên và triển
khai trong giai đoạn khó khăn về vốn đối với các dự án đầu tư của Công ty để đảm bảo không đầu tư
dàn trải, không có hiệu quả, mất cân đối về vốn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_kiem_soat_noi_bo_trong_cac_doanh_nghiep_x.pdf