Luận án Nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam

Đồng thời, hiện NHNN cũng đang xây dựng Dự thảo Thông tư quy định về hoạt động cho vay của TCTD với quy định: “Thông tư này không điều chỉnh đối với hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ tiêu dùng (Mục c, Khoản 2, Điều 1)” – như một nội dung “bật đèn xanh” khởi động cuộc đua NHTM dồn dập lập CTTC để cho vay tiêu dùng, song việc các TCTD có nguyện vọng và kế hoạch đăng kí thành lập CTTC, theo Luật các TCTD lại vẫn phải xin giấy phép, được cấp phép từ phía NHNN. Đây là lý do khiến cho việc bùng nổ các thương vụ M&A liên quan đến CTTC. Trong đó, các NHTM lớn nhất là BIDV, VietinBank và Vietcombank đều có kế hoạch lập CTTC để cho vay tiêu dùng, phát triển mảng bán lẻ trong năm 2015. Ngoài ra hàng loạt các NHTM đã lập kế hoạch và trình NHNN phương án thành lập CTTC mới hoặc chuyển đổi mô hình hoạt động của công ty cho thuê tài chính thành CTTC như Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank), Ngân hàng TMCM Sài gòn Thương tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB).

pdf168 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính là các đơn vị thành viên, các công ty liên doanh, công ty cổ phần và các đơn vị thành viên có góp vốn của các tập đoàn/tổng công ty. Trong giai đoạn đến năm 2015-2020 nhu cầu vốn đầu tư trung, dài hạn đầu tư vào các dự án của các đơn vị thành viên của hầu hết các tập đoàn/tổng công ty, công ty cổ phần và các đơn vị thành viên có góp vốn của các tập đoàn/tổng công ty là rất lớn. Để chiếm lĩnh thị trường tiềm năng và khẳng định 130 vai trò, vị thế của mình CTTC cần tiếp tục mở rộng, củng cố quan hệ truyền thống với các đơn vị trong ngành, xác định đây là đối tượng khách hàng chính, quan trọng. Ngoài đối tượng khách hàng trên, CTTC cần mở rộng cho vay các đối tượng khách hàng ngoài ngành có liên quan trực tiếp tới hoạt động của tập đoàn/tổng công ty và các khách hàng có dự án hiệu quả, có năng lực tài chính và có năng lực quản trị doanh nghiệp. Việc cho vay ngoài ngành đảm bảo yêu cầu thực hiện từng bước, thận trọng trên cơ sở lựa chọn ngành nghề và xây dựng danh mục khách hàng có năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp, có uy tín. b) Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng Các NHTM dù có nhiều kinh nghiệm hơn khối các CTTC trong hoạt động tín dụng nhưng những năm 2010-2014 vừa qua đã cho thấy hàng loạt NHTM mất vốn lớn vì rủi ro tín dụng. Để công tác tín dụng hiệu quả và kiểm soát được rủi ro tín dụng đòi hỏi CTTC cần nhanh chóng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng cần đuợc thực hiện thống nhất và đảm bảo tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về công tác tín dụng. Trước hết CTTC cần ban hành đầy đủ các quy chế, quy trình và hướng dẫn hoạt động tín dụng. Các văn bản về hoạt động tín dụng được ban hành đảm bảo tuân thủ các quy định về quản trị rủi ro của CTTC nhưng phải thuận lợi cho các khách hàng. Tuy điều này có vẻ mâu thuẫn nhưng vẫn buộc các CTTC phải đảm bảo cân đối để đảm bảo sự phát triển. Các CTTC cũng cần tập trung thực hiện và nâng cao chất lượng các hoạt động tín dụng bao gồm từ khâu thẩm định tín dụng, ra quyết định cấp tín dụng, quản lý khoản vay sau giải ngân đến thu hồi nợ gốc và lãi cũng như xử lý các khoản rủi ro tín dụng nếu có. Thực tế đã chứng minh, hoạt động tín dụng tuy mang lại lợi nhuận lớn nhưng cũng có thể mang lại rủi ro đối với CTTC, do đó để hạn chế rủi ro lớn trong hoạt động tín dụng, các CTTC cần thực hiện nghiêm túc các bước công việc trong công tác tín dụng, việc phân quyền cấp tín dụng phải được quy định cụ thể, phù hợp với các đối tượng được phân quyền cấp tín dụng, cụ thể cho các cấp từ cán bộ tín dụng, trưởng đơn vị cấp tín dụng tới Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị các CTTC. Bên cạnh đó, CTTC cũng cần quan 131 tâm đầy đủ đến công tác quản lý khoản vay sau giải ngân, quản lý khách hàng cũng như tuân thủ theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tính toán và trích lập dự phòng tín dụng để đảm bảo khoản vay được an toàn. c) Triển khai các hoạt động tín dụng khác • Tăng cường hoạt động bảo lãnh Thứ nhất, Cùng với việc cho vay đối với tập đoàn/tổng công ty và các đơn vị thành viên củatập đoàn/tổng công ty, các CTTC cần đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh cho các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, các nhà thầu chính, nhà thầu phụ của các đơn vị thành viên và các dự án của tập đoàn/tổng công ty. Thứ hai, Ưu tiên đánh giá, lựa chọn một số dự án đầu tư có hiệu quả cao để thực hiện bảo lãnh qua đó nâng cao uy tín và vị thế của CTTC. Thứ ba, Rà soát, bám sát các dự án, công trình do tập đoàn/tổng công ty và các đơn vị ngoài ngành thực hiện đầu tư hoặc thi công để cung cấp các loại hình bảo lãnh. Thứ tư, Cùng với cho vay, cần cân đối và đảm bảo kỳ hạn tín dụng trung dài hạn và ngắn hạn, tỷ trọng nhóm ngành và lĩnh vực phù hợp để hạn chế rủi ro. • Triển khai hoạt động bao thanh toán (Factoring) Các đơn vị thành viên của tập đoàn/tổng công ty thường có quan hệ chặt chẽ với nhau, thị trường đầu ra của đơn vị này là đầu vào của đơn vị khác và ngược lại. Trong những năm qua, mặc dù ở phần lớn các tập đoàn/tổng công ty có nguồn thu dồi dào và chủ động nhưng giữa các đơn vị vẫn có nhiều trường hợp thanh toán chậm dẫn đến việc lưu chuyển vốn trong nội bộ tập đoàn/tổng công ty chậm, gây khó khăn cho các đơn vị trong việc duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh do thiếu vốn lưu động trong ngắn hạn, phải đi vay các TCTD làm tăng thêm chi phí dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động của toàn tập đoàn/tổng công ty. Hoạt động bao thanh toán với mục đích giúp các đơn vị thành viên của tập đoàn/tổng công ty có nguồn vốn lưu động ổn định, chủ động trong công tác tài chính, giảm chi phí lãi vay và góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của các tập đoàn/tổng công ty. • Phát triển hoạt động chiết khấu thương phiếu: 132 Trong những năm qua, hoạt động chiết khấu thương phiếu chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam do nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết của Nhà nước và còn thiếu nhiều văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại nói chung và hoạt động chiết khấu thương phiếu nói riêng. Trong thời gian tới, hoạt động chiết khấu thương phiếu có nhiều điều kiện để phát triển do các văn bản pháp lý đã tương đối đầy đủ như Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ban hành ngày 14/06/2005, Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005 có hiệu lực từ 01/07/2006, Thông tư 04/2013/TT-NHNN ngày 01/03/2013 quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Ngày nay thương phiếu càng trở thành công cụ quan trọng trong hoạt động tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp và dẫn đến sự cần thiết tất yếu phải có hoạt động chiết khấu thương phiếu. Để triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động này, CTTC cần chuẩn bị những điều kiện vật chất làm cơ sở phát triển hoạt động chiết khấu thương phiếu, trước mắt tập trung vào các khách hàng chủ yếu là các đơn vị thành viên, các công ty mà tập đoàn/tổng công ty có góp vốn, sau đó từng bước mở rộng ra các khách hàng là các doanh nghiệp trong cùng ngành kinh tế kỹ thuật, các tổ chức kinh tế khác. 3.3.2.6 Phát triển hoạt động đầu tư tài chính và kinh doanh chứng khoán Ngoài hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư tài chính là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho nhiều CTTC, đặc biệt là trong giai đoạn 2004-2009. Tuy nhiên, những năm sau đó cũng chính hoạt động này đã khiến cho nhiều CTTC rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ khi thị trường tài chính khủng hoảng, giá chứng khoán giảm sâu. Đánh giá một cách khách quan thì đây là một trong những mảng hoạt động mà các CTTC có lợi thế và kinh nghiệm. Để hoạt động đầu tư tài chính trở thành hoạt động chủ lực và an toàn, các CTTC cần có hệ thống giải pháp đồng bộ, phù hợp. - Đầu tư mua cổ phần tại các đơn vị thành viên của tập đoàn/tổng công ty: 133 Đầu tư mua cổ phần tại các đơn vị thành viên của tập đoàn/tổng công ty bao gồm khi các đơn vị tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng hoặc các công ty cổ phần thành lập mới. Thực hiện chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Nhà nước về đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước. Giai đoạn 2004-2007 vừa qua cũng như với những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ về tiến độ cổ phần hóa trong năm 2014-2015, nhiều tập đoàn/tổng công ty đang triển khai quyết liệt công tác cổ phần hóa, đa số đã thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa, giao mục tiêu, tiến độ thực hiện chương trình cổ phần hóa một cách cụ thể, nhiều DNNN lớn đã thực hiện IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng). Chiến lược phát triển đến năm 2020, các tập đoàn/tổng công ty đã xây dựng lộ trình cổ phần hóa mới để đổi mới toàn diện hoạt động, đảm bảo đa sở hữu, đa ngành nghề nhưng có trọng tâm, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực quản trị điều hành. Nhiều tập đoàn/tổng công ty cũng chủ trương tham gia thành lập mới các công ty cổ phần hoạt động trong các lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ được giao. Việc tham gia đầu tư tài chính vào các công ty nhà nước cổ phần hóa cũng như tham gia mua cổ phần của các công ty mới thành lập là cơ hội tốt để các CTTC thực hiện hiệu quả chức năng đầu tư tài chính. Các tập đoàn/tổng công ty cũng cần tạo điều kiện thuậnlợi cho các CTTC được mua cổ phần tại các đơn vị thành viên mới thành lập và từng bước chuyển giao, ủy quyền cho các CTTC thực hiện vai trò là người đại diện trực tiếp cho phần vốn góp của tập đoàn/tổng công ty tại các công ty cổ phần tập đoàn/tổng công ty có tham gia góp vốn. Tuy nhiên, vấn đề cử người đại diện vốn cũng cần được lựa chọn kỹ lưỡng để chọn được người xứng đáng, đủ trình độ chuyên môn, đạo đức cũng như đủ cơ chế ràng buộc trách nhiệm để phát huy vai trò quản lý vốn, đem lại hiệu quả cho phần vốn góp. - Đầu tư chứng khoán: Huy động vốn trên thị trường chứng khoán của các tập đoàn/tổng công ty không chỉ đóng một vị trí quan trọng đối với tiến trình phát triển thị trường 134 chứng khoán của Việt Nam mà còn là một đòi hỏi tất yếu nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi chiến lược đầu tư phát triển tăng tốc và lâu dài của các tập đoàn/tổng công ty. Thị trường chứng khoán được xem là một kênh quan trọng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của xã hội gồm cả nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước thông qua việc phát hành, lưu thông cổ phiếu, trái phiếu của các tập đoàn/tổng công ty, các đơn vị thành viên trên thị trường. Xác định đầu tư chứng khoán là một hình thức kinh doanh phổ biến của các doanh nghiệp trong nền kinh tế phát triển. Đối với các CTTC, việc đầu tư chứng khoán giúp đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận và giảm dần lượng tiền gửi tại các NHTM và các TCTD khác. Để hoạt động đầu tư chứng khoán đạt hiệu quả cao, các CTTC cần xây dựng quy chế đầu tư chứng khoán với các nội dung chủ yếu sau: • Mục tiêu: đa dạng hóa các khoản đầu tư, tăng khả năng thanh khoản cho các tài sản, gia tăng lợi nhuận. • Cơ sở để phân tích, đánh giá chứng khoán dựa trên dự báo về chu kỳ phát triển kinh tế, chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ, những quy định của Chính phủ về hoạt động đầu tư chứng khoán, các quan điểm về đầu tư tài chính, các điều kiện về vốn và nhân sự. • Phân loại và xác định chất lượng chứng khoán theo các tiêu thức về chủ thể phát hành, kỳ hạn, quyền sở hữu, loại tiền tệ • Xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán theo hướng ưu tiên đầu tư vào các chứng khoán có độ an toàn cao, dễ chuyển đổi tiền mặt như trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc. Đầu tư vào trái phiếu do các TCTD, các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả phát hành - đây là chứng từ có giá đem lại thu nhập ổn định, rủi ro thấp và có tính thanh khoản cao trên thị trường. Đầu tư vào các trái phiếu, cổ phiếu do các doanh nghiệp khác phát hành, đầu tư góp vốn thành lập các công ty cổ phần mới... • Chính sách đầu tư chứng khoán gồm quy mô của danh mục đầu tư chứng khoán, xác định mức đầu tư trung bình và yêu cầu về chất lượng, chính sách về kỳ hạn, kinh doanh chứng khoán. 135 Hoạt động đầu tư tài chính thực hiện đảm bảo tối đa hạn mức đầu tư được phép, nâng cao khối lượng vốn ủy thác đầu tư, tập trung vào các dự án trong ngành, tham gia một số dự án ngoài ngành đạt hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo an toàn vốn đầu tư. Đẩy mạnh hoạt động mua bán doanh nghiệp và chuyển nhượng cơ hội đầu tư, nhận ủy thác, quản trị vốn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng. Đầu tư dự án song song với cung cấp các dịch vụ tài chính. Cung cấp thêm các sản phẩm và dịch vụ phục vụ khách hàng như: Quản lý tiền mặt, quản lý rủi ro bằng các sản phẩm phái sinh, chiết khấu các chứng từ có giá 3.3.2.7 Phát triển hoạt động dịch vụ tài chính tiền tệ - Cung cấp dịch vụ tư vấn và đại lý phát hành chứng khoán: Trên cơ sở lộ trình cổ phần hóa của Đảng và Nhà nước cũng như của từng tập đoàn/tổng công ty, việc chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà nước thành các công ty cổ phần là một thị trường đầy tiềm năng để các CTTC tiếp tục phát triển dịch vụ tư vấn cổ phần hóa từ khâu xây dựng phương án cổ phần hóa, định giá tài sản, xây dựng cơ cấu vốn hoạt động và vốn cổ phần, các phương thức xử lý nợ tồn đọng, xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần. Ngoài ra, các CTTC cần mở rộng phát triển dịch vụ đại lý phát hành cổ phiếu, giúp các đơn vị cổ phần hóa giảm chi phí phát hành, hỗ trợ kinh nghiệm bán cổ phiếu theo đúng quy định. Bên cạnh đó, các CTTC cần nghiên cứu và triển khai hoạt động nhận làm đại lý phát hành trái phiếu trong và ngoài nước cho các đơn vị thành viên của tập đoàn/tổng công ty. - Dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán: • Môi giới đầu tư chứng khoán: thực hiện việc thu thập và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để chỉ dẫn, tư vấn các khách hàng mua bán chứng khoán, đồng thời đại diện cho các khách hàng để đàm phán, thực hiện giao dịch chứng khoán, thay mặt khách hàng giải quyết mọi vấn đề liên quan theo ủy nhiệm của khách hàng sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian tìm hiểu thông tin cần thiết về chứng khoán đầu tư, có cơ sở tin cậy để đưa ra quyết định lựa chọn danh mục chứng khoán đầu tư, các lệnh mua bán chứng khoán của khách hàng nhanh chóng được thực hiện ngay sau khi khách hàng yêu cầu. 136 • Phát triển dịch vụ thị trường chứng khoán không tập trung (viết tắt là OTC): Để tạo ra một kênh giao dịch chứng khoán mới, tăng tính thanh khoản thực tế của chứng khoán và góp phần bảo vệ quyền lợi của người sở hữu chứng khoán, các CTTC cần tổ chức nghiên cứu và triển khai cung cấp dịch vụ trên thị trường OTC, tổ chức môi giới giúp những người có nhu cầu mua bán cổ phiếu gặp gỡ nhau và trực tiếp thực hiện các hình thức giao dịch kinh doanh các cổ phiếu này như mua, bán, chiết khấu, cho vay cầm cố, mua bán kỳ hạn • Ủy thác đầu tư chứng khoán: Đây là hoạt động nhằm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trong hoạt động kinh doanh chứng khoán và mang lại lợi nhuận, ít rủi ro. Các tổ chức và cá nhân được phép hoạt động đầu tư chứng khoán tại Việt Nam gọi chung là khách hàng ủy thác cho CTTC đầu tư chứng khoán trên cơ sở hợp đồng ủy thác đầu tư chứng khoán. CTTC thay mặt khách hàng để đầu tư mua, bán các loại chứng khoán trên cơ sở vốn ủy thác của khách hàng. - Cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và dịch vụ khác: Tại các CTTC hiện đại trên thế giới, hoạt động dịch vụ tài chính là hoạt động mang lại giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng lợi nhuận lớn. Để nâng cao hiệu quả hoạt động và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, các CTTC cần tiếp tục phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ bao gồm: + Tư vấn tài chính dự án: Bao gồm từ việc xây dựng phương án cấu trúc tài chính cho dự án, khảo sát nguồn vốn, lập phương án tài chính; tư vấn thẩm định kinh tế dự án bao gồm thẩm định tính khả thi của phương án tài chính, thẩm tra độ tin cậy của các yếu tố đầu vào, thẩm định tổng dự toán, dự toán công trình, thẩm định độ an toàn và hiệu quả đầu tư, tư vấn quản lý vốn và tài sản thông qua các hình thức như tư vấn tiền gửi, tư vấn mua bán, chuyển đổi ngoại tệ, quản lý dòng luân chuyển tiền tệ. Các loại hình ủy thác đầu tư, tư vấn đầu tư, ủy thác quản lý đầu tư, ủy thác đầu tư hoàn toàn, ủy thác đầu tư cùng chia sẻ rủi ro. + Tư vấn xử lý nợ: Xử lý các khoản nợ với các hình thức phù hợp và đề xuất các giải pháp tái cơ cấu nợ hợp lý nhằm nâng cao khả năng thu hồi vốn và cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực tài chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của khách hàng. 137 + Tư vấn mua bán, cho thuê doanh nghiệp: Tư vấn định giá giá trị doanh nghiệp bằng phương pháp kỹ thuật định giá tiên tiến, tất cả các yếu tố nhân lực, trình độ quản lý, công nghệ, lợi thế thương mại, lợi nhuận tương lai đều được phản ánh trong giá trị doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhận thức, đánh giá đúng giá trị đích thực và vị thế của mình trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ. Tư vấn xử lý và tái cơ cấu nợ trước cổ phần hóa, đề xuất các giải pháp tái cơ cấu nợ hợp lý giúp doanh nghiệp lành mạnh hóa bảng cân đối kế toán trước khi phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp. Tư vấn cho doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, mua bán, thuê doanh nghiệp. Tư vấn, hướng dẫn xây dựng hệ thống hoạch định tài chính và kiểm soát gồm các khâu lập ngân sách, tính chi phí, định giá, đánh giá, đầu tư xây dựng cơ bản, dự báo nguồn thu nhập. + Tư vấn và hướng dẫn việc tổ chức vận hành bộ máy kế toán của các doanh nghiệp, hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán, chế độ báo cáo tài chính, phương pháp tập hợp chi phí, xây dựng giá thành sản phẩm, dịch vụ phù hợp với đặc điểm SXKD của doanh nghiệp và tuân thủ quy định của pháp luật. + Dịch vụ bảo quản và ký gửi các cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, các hợp đồng bảo hiểm, các chứng thư tài sản hoặc các đồ quý giá như tiền, vàng bạc, đá quý. Việc bảo quản có thể theo phương thức “mở” là mọi tài sản được ghi chi tiết vào biên lai hoặc theo phương thức “đóng kín”, việc ký gửi tài sản được thực hiện thông qua việc khách hàng thuê một khoang trong két sắt đặc biệt của CTTC để gửi tài sản, mỗi bên giữ một chìa khóa. Tuy nhiên, hoạt động này cũng trên cơ sở chủ trương của các cơ quan quản lý nhà nước. + Thẩm định: Cung cấp dịch vụ thẩm định tài chính cho các đơn vị trong và ngoài tập đoàn/tổng công ty. + Hoạt động ngoại hối: Triển khai song song với các sản phẩm dịch vụ sử dụng VND, trong đó ưu tiên thực hiện các nghiệp vụ như thu xếp chuyển đổi ngoại tệ không kỳ hạn, có kỳ hạn. Chú trọng đầu tư kỹ thuật, xây dựng đội ngũ chuyên gia để hoạt động có hiệu quả các hoạt động ngoại hối. 3.3.3 Giải pháp đối với các công ty tài chính đã hoặc sẽ sáp nhập, hợp nhất với ngân hàng thương mại 138 3.3.3.1 Tận dụng tối đa tiềm lực của NHTM nhận sáp nhập, hợp nhất Với tình hình hiện nay và sắp tới, hầu hết CTTC tiêu dùng nội đều trực thuộc các NHTM và các công ty này đều có thể phát triển tín dụng tiêu dùng dựa trên một số nền tảng từ NHTM đó. Cụ thể, các CTTC có thể tiếp cận với các công ty/tổ chức hiện đang là khách hàng của ngân hàng mẹ để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình. Ngoài ra, các công ty có thể sử dụng dữ liệu của NHTM để tiếp cận các khách hàng đến ngân hàng vay nhưng không đủ tiêu chuẩn để giải ngân. Đây có thể là những cơ sở ban đầu để các CTTC triển khai hoạt động thay vì khởi động từ con số 0. 3.3.3.2 Nhanh chóng xây dựng và phát triển các điểm giới thiệu dịch vụ, thiết lập mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ Với đặc điểm cung cấp dịch vụ gần như tức thời, các CTTC cần thiết lập các mối quan hệ để phát triển các địa điểm giới thiệu dịch vụ ở những vị trí thuận lợi, các nhà cung cấp, đại lý lớn của những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu với người dân như xe máy, điện thoại smartphone, du học, điện tử điện lạnh, dịch vụ du lịch, cưới hỏi... 3.3.3.3 Xây dựng các sản phẩm mới mà thị trường còn nhiều tiềm năng Hiện nay, sản phẩm chủ đạo của CTTC cho vay tiêu dùng là cho vay tiền mặt, cho vay mua xe máy, cho vay mua đồ gia dụng, kim khí, điện máy, ô tô... Trong đó, Home Credit và FE Credit theo đuổi chiến lược chỉ tập trung vào một vài nhóm sản phẩm cụ thể, như cho vay xe máy, cho vay điện thoại, điện máy và hiện 2 công ty này đang nắm thị phần lớn về việc cung cấp các sản phẩm này. Như vậy, danh mục sản phẩm tín dụng tiêu dùng trên thị trường còn khá khiêm tốn, đây là một cơ hội cho CTTC nội thâm nhập thị trường tiềm năng này. Việc tiếp cận thị trường thông qua các sản phẩm mới cũng có thể xem như là chiến lược “tránh đối đầu”, mở ra nhiều cơ hội để nâng cao thị phần. 3.3.3.4 Xây dựng các biểu lãi suất khác nhau để hạn chế rủi ro và tăng tính chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ Rõ ràng là càng nhiều thời gian, cùng với sự hỗ trợ của CIC và các biện pháp khác, các CTTC càng có điều kiện để thẩm định khách hàng từ đó tăng 139 cường chất lượng và hạn chế rủi ro tín dụng. Do vậy, với thời gian giải ngân trong vòng 15 phút khách hàng sẽ phải chấp nhận mức lãi suất cao hơn, nếu chờ thêm 2-3 ngày và nộp đủ hồ sơ cho CTTC như hợp đồng lao động, xác nhận địa chỉ nhà và copy bảng sao kê ngân hàng và có dấu của ngân hàng, thì lãi suất sẽ thấp hơn và chất lượng tín dụng sẽ tốt hơn. Ngoài ra cùng là các dịch vụ tài chính ngân hàng nên đương nhiên khi sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ so sánh với CTTC.Kết quả khảo sát của tác giả ở Biểu đồ 3.2 dưới đây cho thấy khách hàng kể cả doanh nghiệp và cá nhân ngày càng khó tính, đều rất đề cao đến tính chuyên nghiệp của nhà cung cấp dịch vụ. Biểu đồ 3.2. Lý do các khách hàng cá nhân không hài lòng với dịch vụ của CTTC Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả. 3.3.3.5 Hợp tác với đối tác chiến lược nước ngoài để được tiếp cận với nền tảng công nghệ hiện đại và phương thức quản trị rủi ro tiên tiến và hoàn chỉnh Nền tảng công nghệ thông tin và phương thức quản trị rủi ro, như đã đề cập ở trên, là các yếu tố quyết định đến sự phát triển vững mạnh của một CTTC tiêu dùng. Để có thể cạnh tranh được với các CTTC hiện hữu như Home Credit, FE Credit, HD Saison hay Prudential, một trong những giải pháp hiệu quả là tìm 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00% 40,00% Giá cả (lãi suất, phí) Sự đa dạng của sản phẩm Thủ tục Tính chuyên nghiệp Sự thuận tiện giao dịch 33,33% 7,41% 11,11% 37,04% 11,11% 140 kiếm và hợp tác với các đối tác chiến lược nước ngoài có kinh nghiệm lâu năm và vượt trội trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng. 3.4 Điều kiện đảm bảo thực hiện các giải pháp 3.4.1 Về phía Chính phủ 3.4.1.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến tổ chức và hoạt động của các CTTC tại Việt Nam Các CTTC nói chung và CTTC thuộc các tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, trước 25/06/2014 chịu sự điều chỉnh của Nghị định 79/2002/NĐ-CP quy định về mô hình tổ chức và hoạt động của các CTTCvà Nghị định số 81/2008/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2002/NĐ-CP. Từ 25/06/2014, Nghị định 39/2014/NĐ- CP về hoạt động của các công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính đã thay thế các nghị định trên. Ngoài ra mô hình tổ chức, các hoạt động nghiệp vụ của CTTC thực hiện theo các thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động của các NHTM. Như vậy, mặc dù CTTC là một TCTD phi ngân hàng, có quy định về chức năng nhiệm vụ, hoạt động với đặc thù khác biệt so với các NHTM nhưng hiện nay vẫn chưa có đủ các văn bản riêng biệt quy định về loại hình hoạt động của CTTC, đặc biệt là các CTTC thuộc các tập đoàn/tổng công ty. Trong Luật các TCTD chỉ có 4 điều quy định riêng cho hoạt động của CTTC. Tại Nghị định 39/2014/NĐ-CP với điểm mới là phân biệt rõ hơn về “công ty tài chính tổng hợp” và “công ty tài chính chuyên ngành” nhưng dường như chủ yếu để phục vụ cho sự ra đời của công ty tài chính tiêu dùng. Do tính chất lịch sử của quá trình hình thành và phát triển CTTC ở Việt Nam nên đến hiện tại vẫn còn những chắp vá hoặc chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ và định hướng rõ ràng của hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến CTTC. Do đó, để thực hiện đúng và phát huy chức năng nhiệm vụ của tập đoàn/tổng công ty, cũng như thực hiện đúng chủ trương phát triển đa dạng loại hình CTTC tại Việt Nam đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan quản lý sớm nghiên cứu để tham mưu cho Chính phủ xem xét, trình Quốc hội ban hành Luật công ty tài chính hoặc Luật các tổ chức 141 tín dụng phi ngân hàng quy định một cách đầy đủ, rõ ràng và nhất quán về hoạt động của CTTC. 3.4.1.2 Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý đối với hoạt động của các tập đoàn tài chính ngân hàng Quá trình đổi mới nền kinh tế Việt Nam, tham gia hội nhập quốc tế và khu vực đặt ra yêu cầu phải đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống tài chính ngân hàng. Căn cứ vào chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành tài chính ngân hàng xây dựng mục tiêu đổi mới nhằm thích ứng với điều kiện kinh tế thị trường, phục vụ và thúc đẩy nền kinh tế, tạo vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế mở, tăng cường cạnh tranh và hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế. Luật ngân hàng Nhà nước 2010 và Luật các tổ chức tín dụng 2010 thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước trong việc tiếp tục đổi mới toàn diện và triệt để hệ thống tài chính ngân hàng. Hiện nay, hệ thống văn bản pháp lý của Việt Nam chưa có một văn bản nào quy định hoàn chỉnh về sự kết hợp giữa các TCTD riêng biệt có nguyện vọng tập hợp lại thành một thể thống nhất dưới sự chỉ đạo của tập đoàn tài chính ngân hàng, bao gồm các quy định pháp lý về sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD. Trong khi đó khung pháp lý về mua bán và sáp nhập là nền tảng quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn công khai minh bạch tại các TCTD. Bên cạnh đó, văn bản pháp lý khác không kém phần quan trọng, có tác động trực tiếp tới việc hình thành và phát triển tập đoàn tài chính ngân hàng là luật điều chỉnh mô hình kinh doanh mới này về các vấn đề nền tảng như định nghĩa tập đoàn tài chính ngân hàng, những tiêu chí, điều kiện để thành lập tập đoàn tài chính ngân hàng, những quy định về cấu trúc tổ chức quản lý, chuẩn mực kế toán. Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Doanh nghiệp sửa đổi 2014 cũng như các văn bản dưới luật khác chưa quy định cụ thể mang tính đặc thù của mô hình mới này. Do đó, để phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thế giới, để tập đoàn tài chính ngân hàng Việt Nam ra đời và có hành lang pháp lý hoạt động, 142 Chính phủ Việt Nam cần sớm xem xét, trình Quốc hội ban hành Luật quy định hoạt động của tập đoàn tài chính Ngân hàng. 3.4.1.3 Phân tầng, phân loại các tổ chức tín dụng Số lượng các TCTD (gồm NHTM và các TCTD phi ngân hàng) tuy không nhiều nếu xét theo tiêu chí số lượng tài khoản ngân hàng so với dân số nhưng với trình độ dân trí và quy mô của thị trường Việt Nam hiện nay thì số lượng các TCTD hiện tại quá nhiều và đã tỏ ra kém hiệu quả. Điều này được lý giải do các TCTD chưa được phân tầng, phân loại rõ ràng nên đang tạo ra sự cạnh tranh không hợp lý, thậm chí có phần hỗn loạn giữa các loại hình TCTD (NHTM cũng đang cố gắng hướng tới các dịch vụ bán lẻ hay các thị trường ngách để cạnh tranh với các CTTC, các tập đoàn/tổng công ty lúng túng trong việc lựa chọn giữa NHTM hay CTTC của mình trong việc gửi tiền hay vay vốn...). Nhìn lại lịch sử ra đời của nhiều CTTC trực thuộc tập đoàn/tổng công ty cho thấy mô hình này được sinh ra trong quá trình hình thành các tập đoàn nhà nước và đâu đó có ý chí chủ quan của một số nhóm cá nhân. Không thể phủ nhận là đã có những CTTC được ra đời theo “phong trào”. Hiện nay, các tập đoàn/tổng công ty nhà nước cũng đang trong quá trình sắp xếp lại, cổ phần hóa... Do vậy, về lâu dài việc hình thành các CTTC trực thuộc các tập đoàn/tổng công ty hoàn toàn vẫn có thể ra đời nhưng trên cơ sở đã có sự ổn định hơn của cả hệ thống TCTD Việt Nam, trên cơ sở nhu cầu tất yếu, tùy thuộc vào đặc thù của từng tập đoàn/tổng công ty. 3.4.1.4 Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các tập đoàn/tổng công ty nhà nước Đây là chủ trương đã được Chính phủ đề ra, tuy nhiên, trong thực tế việc thực hiện đang diễn ra chậm chạp, thể hiện rõ nét sự chần chừ, thiếu quyết tâm từ phía lãnh đạo các tập đoàn/tổng công ty cũng như sự thiếu quyết liệt từ phía Chính phủ. Tham khảo các ý kiến chuyên gia, tác giả cũng nhận được rất nhiều ý kiến đồng tình. Ông Nguyễn Công Minh, nguyên phó giám đốc Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu Điện khi được hỏi:“Điều quan trọng nhất để các CTTC thuộc các tập đoàn/tổng công ty có thể thực hiện tốt vai trò điều tiết, dẫn vốn trong nội bộ các tập đoàn/tổng công ty là gì? Vì sao?” đã cho rằng “Điều quan trọng nhất 143 là phải cổ phần hóa các tập đoàn/tổng công ty nhà nước vì lúc đó họ mới quan tâm thực sự đến hiệu quả kinh tế”. Theo đó, các CTTC có vốn góp của tập đoàn/tổng công ty mới thực sự thực hiện đúng chức năng của mình và có trách nhiệm cao nhất về hiệu quả sử dụng vốn. 3.4.2 Về phía Ngân hàng Nhà nước 3.4.2.1 Giám sát chặt chẽ hơn đối với các CTTC về chấp hành các quy định liên quan đến giới hạn an toàn của TCTD Nội dung muốn đề cập ở đây là việc giám sát của NHNN đối với các CTTC trong việc tuân thủ các quy định liên quan đến chức năng của một TCTD, đặc biệt là các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng và đầu tư tài chính, kinh doanh chứng khoán (tỷ lệ đầu tư tài chính/dự án, tỷ lệ đầu tư tài chính/nhóm các dự án, tỷ lệ đầu tư tài chính/vốn điều lệ và quỹ dự trữ của CTTC, tỷ lệ cho vay/dự án, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu...) vì một trong những nguyên nhân chính kể trên là sự giám sát chưa thật chặt chẽ hoặc chưa xử lý tích cực, kịp thời khi phát hiện các lỗ hổng trong việc tuân thủ các quy định liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ của các TCTD. Ví dụ như vẫn còn tình trạng nhiều CTTC chưa ban hành các quy chế, quy định nội bộ trong hoạt động đầu tư tài chính và cho vay hoặc đã ban hành nhưng không tuân thủ nghiêm túc. Hay tình trạng nhiều CTTC còn chưa thành lập Hội đồng đầu tư, Hội đồng tín dụng, chưa chia tách chức năng cho vay và thẩm định tín dụng... dẫn đến việc giải ngân đôi lúc thiếu khách quan, cảm tính thậm chí là lợi ích nhóm... 3.4.2.2 Giám sát quá trình M&A giữa NHTM và CTTC Trong quá trình thực hiện tái cơ cấu, các CTTC ngoài việc cần đến sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước thì ở góc độ quản lý, NHNN cần dự báo, phát hiện kịp thời những khó khăn, vướng mắc để khơi thông hoạt động cho các CTTC cũng như giữ ổn định hệ thống TCTD. Một số công việc cần được chú ý bao gồm: - Đón trước xu hướng vận động của thị trường, dự báo về việc bùng nổ số lượng các CTTC trong thời gian tới kéo theo đó là những phức tạp sẽ nảy sinh. Quy mô của các CTTC tăng thêm, các hoạt động nhộn nhịp hơn nhưng cũng sẽ 144 phát sinh nhiều vấn đề phải xử lý liên quan đến các mối quan hệ đa chiều giữa CTTC với nhà phân phối sản phẩm, hàng hóa, với khách hàng và sự cạnh tranh giữa các CTTC nội và ngoại trên thị trường Việt Nam. Hay bên cạnh đó là vấn đề kiểm soát rủi ro, chính sách lãi suất của CTTC... - Theo dõi sát sao quá trình hậu M&A giữa các NHTM và CTTC để giúp cho các tổ chức sau sáp nhập nhanh chóng gắn kết, ổn định và phát triển. 3.4.2.3 Cần có thêm những chế tài để quản lý cũng như hỗ trợ phát triển tín dụng tiêu dùng của CTTC Hiện nay, NHNN đã đưa ra một dự thảo Thông tư để quản lý các CTTC và bắt buộc các ngân hàng phải thành lập CTTC để cho vay tiêu dùng. Bởi khách hàng vay tiêu dùng thường có thu nhập thấp, thiếu tài sản thế chấp nên phù hợp với mô hình CTTC hơn và rủi ro cũng lớn. Do vậy, NHNN cần phải quản lý các CTTC để hạn chế tối đa rủi ro. Bên cạnh đó, mặc dù nhiều CTTC cũng phải đi vay để mà cho vay, song lại không được huy động vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm của dân. Do đó, CTTC phải đi vay của ngân hàng hoặc vay trên thị trường trái phiếu để cho vay. Đó cũng chính là lý do cần có sự quản lý khác. 3.4.2.4 Nên áp dụng trần lãi suất cho vay đối với CTTC trong giai đoạn đầu và tiến tới để các CTTC tự quyết định lãi suất theo quy luật thị trường Đây là vấn đề mà NHNN cần cân nhắc vì trong thực tế việc áp dụng trần lãi suất cho vay đã thất bại đối với các TCTD trước đây và điều đó chưa tuân theo quy luật thị trường. Tuy nhiên, nếu cho phép các CTTC tự do xác định lãi suất thỏa thuận với khách hàng như hiện nay thì cũng có thể xảy ra những hậu quả khó kiểm soát và bất lợi cho người tiêu dùng. Mức lãi suất cho vay tiêu dùng hiện nay được các CTTC áp dụng theo nhiều kiểu khác nhau nhưng về bản chất mức lãi suất khoảng từ 27-35%/năm, đây là mức quá cao (vay tiêu dùng tín chấp tại các NHTM lãi suất vài năm gần đây khoảng 12-15%/năm nhưng các NHTM vẫn rất thận trọng cho vay vì lo ngại rủi ro). Mức lãi suất cao như vậy có thể khiến cho một vài CTTC có lãi lớn như số liệu vài CTTC đã công bố trong 1-2 năm gần đây, tuy nhiên, sẽ có thể xảy ra 145 tình trạng vì theo đuổi mục tiêu lợi nhuận bất chấp nguy cơ rủi ro tiềm ẩn của các CTTC. Vay tiêu dùng là một hoạt động tín dụng tốt, mở ra điều kiện cho người dân tiếp cận vốn tiêu dùng, cho dù lãi suất cho vay cao hơn NHTM. Mặc dù vậy, có lẽ cũng cần phải xem xét đến yếu tố áp trần lãi suất cho vay đối với loại hình tín dụng này. Bởi khi có “trần” cũng đồng nghĩa với việc tạo ra ranh giới trong cho vay, với mức trần cụ thể thì hoạt động tín dụng tiêu dùng sẽ nề nếp hơn trong việc áp dụng lãi suất cho vay, giảm rủi ro lớn cho CTTC và cả người tiêu dùng khi mà các CTTC phần lớn còn thiếu kinh nghiệm trong hoạt động này. Tuy nhiên, mức trần lãi suất áp dụng trong cho vay tiêu dùng sẽ phải ở mức cao để có thể tạo điều kiện cho CTTC bù đắp mức chi phí vốn cao, kiểm soát và bù đắp được rủi ro trong cho vay nhỏ lẻ. Việc áp trần cũng sẽ loại trừ được tình trạng CTTC cho vay với bất kỳ giá nào, làm khó đối với những người túng quẫn, đang cần được hỗ trợ tài chính. Theo tác giả, rủi ro nợ xấu trong đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cá nhân rất lớn do vậy hoạt động của các CTTC cần được đặt trong trạng thái giữ rủi ro trong vòng kiểm soát của NHNN. Sau giai đoạn đầu tích lũy kinh nghiệm của CTTC (có thể là 3-5 năm), NHNN sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể diễn biến thực tế thị trườngViệt Nam để cho những CTTC tự xác định lãi suất theo cung - cầu thị trường, theo mức rủi ro của mỗi hồ sơ xin vay và theo quy luật cạnh tranh. 3.4.2.5 Kiểm soát rủi ro để tránh “bong bóng” tín dụng tài chính cá nhân Có thể nhận thấy đa số các CTTC chưa chuẩn bị tốt và kỹ càng để bước chân vào lĩnh vực bán lẻ tài chính tiêu dùng. Vì thực tế, để thâm nhập và đẩy mạnh được dịch vụ cho vay tiêu dùng nhỏ lẻ, đòi hỏi trước hết phải có kế hoạch và thời gian lâu dài để xây dựng hệ thống quản lý. Home Credit cũng đã phải mất 25 năm để phát triển hệ thống tính điểm và quy trình thẩm định hồ sơ tự động. Bởi kinh doanh không đơn giản chỉ là mở cửa kinh doanh. Kinh nghiệm triển khai và đẩy mạnh phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng của các CTTC trên thế giới cho thấy việc kỳ vọng lợi nhuận chỉ trong vòng 2 năm đầu triển khai cho vay tiêu dùng là điều hết sức nguy hiểm cho toàn hệ thống ngân hàng bởi rủi ro 146 cao. Trong khi hệ thống ngân hàng ở Việt Nam vẫn còn yếu, nợ xấu cao, chưa có hệ thống tính điểm tiên tiến, thì khả năng đối mặt với rủi ro là rất cao khi đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Chính vì vậy, NHNN cần theo dõi sát sao hoạt động của CTTC thông qua hệ thống báo cáo từ các CTTC cũng như thực tế thị trường để kịp thời phát hiện, hạn chế và chấn chỉnh tình trạng “bong bóng” tín dụng tiêu dùng có thể xảy ra trong một vài năm tới. 3.4.2.6 Tăng cường sự phát triển của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia để hỗ trợ cho các CTTC hoạt động hiệu quả hơn Trên thực tế, với sự phát triển của Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) do NHNN sáng lập, nhiều CTTC đã sử dụng được phần mềm báo cáo thông tin tín dụng của khách vay cá nhân trên toàn quốc của CIC để xây dựng một hệ thống riêng để đánh giá chất lượng tín dụng của mỗi khách làm đơn xin vay. Các thông tin của CIC những năm gần đây tuy đã có những bước thay đổi lớn nhưng NHNN vẫn cần tập trung vào việc liên tục phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng của hệ thống CIC để giúp các CTTC có thể truy cập và kiểm tra tức thời các thông tin liên quan đến lịch sử tín dụng của các cá nhân, tổ chức, từ đó đảm bảo sự an toàn của toàn hệ thống tài chính tín dụng vĩ mô nói chung và của các CTTC nói riêng. 3.4.3 Về phía các tập đoàn/tổng công ty sở hữu vốn tại các CTTC 3.4.3.1 Công tác giám sát hoạt động đối với các CTTC trực thuộc Hiện tại hay tương lai, nếu duy trì mô hình CTTC trực thuộc thì các tập đoàn/tổng công ty cần tăng cường công tác giám sát chặt chẽ và hiệu quả hơn đối với hoạt động của CTTC, đặc biệt là việc quản trị rủi ro. Việc lựa chọn và cử người làm đại diện vốn cũng cần phù hợp và ràng buộc trách nhiệm rõ ràng hơn. 3.4.3.2 Phát huy vai trò điều tiết nguồn vốn nội bộ tập đoàn/tổng công ty Cần phân định rõ vai trò của CTTC với Ban Tài chính - Kế toán trong các tập đoàn để CTTC có thể chủ động hơn, trách nhiệm và phạm vi công việc rõ ràng hơn để CTTC có thể thực hiện tốt vai trò điều tiết nguồn vốn trong nội bộ tập đoàn/tổng công ty. 147 3.4.3.3 Chính sách hỗ trợ và sử dụng dịch vụ nội bộ tập đoàn/tổng công ty Ngoài việc các CTTC phải tự nâng cao chất lượng dịch vụ nói riêng và năng lực cạnh tranh nói chung thì với các tập đoàn/tổng công ty cũng cần những chính sách hỗ trợ minh bạch, cụ thể và sát thực tế hơn để các dịch vụ của CTTC đến gần với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân trong nội bộ. 3.4.4 Về phía cơ quan, tổ chức khác 3.4.4.1 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Các CTTC trực thuộc các tập đoàn/tổng công ty đều là thành viên của Hiệp hội NHNN Việt Nam nhưng đôi khi vai trò của các CTTC rất mờ nhạt, thường bị nấp sau các NHTM mà chưa có tiếng nói riêng, đủ mạnh mẽ để bảo vệ cho khối các CTTC. Do vậy, Hiệp hội cần bố trí nhân sự và quan tâm theo dõi sát sao với mảng hoạt động của các TCTD phi ngân hàng nói riêng và các CTTC nói chung nhằm kịp thời đề xuất các giải pháp với các cơ quan quản lý nhà nước tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của các CTTC ở Việt Nam. 3.4.4.2 Hiệp hội Người tiêu dùng Việt Nam Trong khi sự hiểu biết của người dân đối với các hợp đồng tín dụng chưa cao sẽ rất dễ xảy ra tranh chấp. Chính vì vậy, các DN đặc biệt là các cá nhân rất cần sự hỗ trợ của Hiệp hội Người Tiêu dùng Việt Nam trong việc phổ biến, tuyên truyền, nâng cao sự hiểu biết đối với các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại nhằm vừa đảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng vừa tránh được các tranh chấp, kiện tụng cũng như những bức xúc trong xã hội. 148 KẾT LUẬN CTTC ở Việt Nam có thể tồn tại, phát triển và đóng góp không nhỏ vào sự đa dạng và lớn mạnh của hệ thống các TCTD nói chung. Tuy nhiên, trong giai đoạn hoạt động vừa qua của các CTTC, đặc biệt là các CTTC trực thuộc tập đoàn/tổng công ty đã bộc lộ rõ nét những yếu kém, tồn tại. Do đó, việc hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các CTTC ở Việt Nam không chỉ cần thiết và đặc biệt cấp bách vào những giai đoạn hậu khủng hoảng như hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã giải quyết được những vấn đề cơ bản sau: Về lý luận: Đã tìm hiểu và tổng quan có hệ thống các thông tin, tài liệu nghiên cứu về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các CTTC, đã khái quát hóa được bản chất, đặc điểm kinh doanh và vị trí của CTTC thuộc các tập đoàn/tổng công ty cùng những kinh nghiệm về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các CTTC ở các nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Về thực tiễn: Luận án đã mô tả, phân tích, đánh giá về thực trạng mô hình tổ chức và thực trạng hoạt động kinh doanh của các CTTC tthuộc các tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam. Bên cạnh đó, trên cơ sở làm rõ những quan điểm, định hướng và những căn cứ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các CTTC thuộc các tập đoàn/tổng công ty, trên cơ sở tham khảo các ý kiến chuyên gia và kết quả điều tra, khảo sát khách hàng sử dụng dịch vụ của CTTC, luận án cũng đã đề xuất được một sốnhóm giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối với các CTTC thuộc các tập đoàn/tổng công ty sau17 năm tồn tại ở Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng tác giả đã không thể thu thập được một số nguồn số liệu hoặc thông tin thật đầy đủ hoặc chính xác.Trong phần 149 tổng quan về tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong Chương 1 khi tham khảo về kinh nghiệm của các nước trên thế giới, một vài thông tin thu thập được chưa hoàn toàn sát với yêu cầu của chủ đề nghiên cứu. Trong Chương 2 của Luận án, một số số liệu về nợ xấu của các CTTC hay số lỗ lũy kế, mức thâm hụt vốn chủ sở hữu của một vài CTTC, đặc biệt là nhóm CTTC do tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệtác giả đã phải sử dụng số liệu ước tính trên cơ sở tham khảo các nguồn thông tin không chính thức từ chính các CTTC đó hoặc nguồn báo chí. Qua tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu, tác giả cho rằng để thực sự tìm được hướng đi phù hợp cho mô hình CTTC, để các CTTC có thể giải quyết những khó khăn, tồn tại đang hiện hữu và đủ sức cạnh tranh khi Việt Nam hội nhập sâu rộng và thực hiện đầy đủ các cam kết mở cửa thị trường tài chính, trong ngắn hạn và dài hạn, tác giả dự định sẽ tiếp tục đi sâu hướng nghiên cứu với những nội dung như sau: (1) Đánh giá kết quả thực hiện phương án tái cấu trúc các CTTC trực thuộc các tập đoàn/tổng công ty. (2) Đánh giá tình hình hoạt động của các CTTC ở Việt Nam sau quá trình tái cấu trúc (kết quả và hạn chế, tồn tại của các thương vụ M&A giữa các NHTM với CTTC, việc chuyển đổi mô hình hoạt động của các CTTC...). (3) Nghiên cứu hoàn thiện và bổ sung những quy định pháp lý đối với tổ chức và hoạt động kinh doanh của CTTC ở Việt Nam. (4) Nghiên cứu về sự đóng góp của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng đối với thị trường tài chính ở Việt Nam. (5) Nghiên cứu về sự phát triển của thị trường tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam và sự đóng góp của khối các CTTC. Cuối cùng, tác giả luận án hy vọng những kết quả nghiên cứu sẽ được xem xét tham khảo để áp dụng vào thực tế cũng như góp phần hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các CTTC ở Việt Nam trong thời gian tới./. 150 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Hương Lan (2008), “Hoạt động của các công ty tài chính trong năm 2008: Chưa hết khó khăn”, Tạp chí Dự báo và Kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (16), tr.20-22. 2. Nguyễn Thị Hương Lan (2015), “Cách khắc phục điểm yếu của công ty tài chính có vốn góp từ tập đoàn, tổng công ty nhà nước”, Tạp chí Dự báo và Kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (18), tr.52-54. 3. Nguyễn Thị Hương Lan (2015), “Cơ hội và thách thức đối với kinh doanh tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Kế toán, Học viện Tài chính, Bộ Tài chính, (09)146, tr.16- 18. TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 TIẾNG VIỆT 1. Chính phủ (2002), Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về Tổ chức và Hoạt động của Công ty Tài chính. 2. Chính phủ (2008), Nghị định 81/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 79/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính. 3. Chính phủ (2014), Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/05/2014 của Chính phủ về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. 4. Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực, Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính 2011-2014. 5. Công ty Tài chính cổ phần Sông Đà, Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính 2011-2014. 6. Công ty Tài chính cổ phần Xi măng, Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính 2011-2014 7. Công ty Tài chính cổ phần Hóa chất Việt Nam, Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính 2011-2014. 8. Công ty Tài chính cổ phần Dệt may, Báo cáo tài chính 2011-2014. 9. Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu Điện, Báo cáo tài chính 2011-2014. 10. Trần Công Diệu (2002), Những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển công ty tài chính ở Việt Nam, Luận án tiễn sỹ kinh tế, Hà Nội. 11. Nguyễn Dương (2008), Thành lập các CTTC ở Việt Nam – nguồn lực dẫn vốn, Tạp chí Thương mại, số 13/2008. 12. Lê Thị Thu Hà (2011), Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các công ty tài chính Việt Nam, Luận án tiễn sỹ kinh tế, Hà Nội. 13. Phùng Việt Hà (2013), “Quản trị rủi ro tín dụng tại các CTTC trong các tập đoàn kinh tế theo khuyến nghị của Ủy ban Basel”, Tạp chí Thương mại số 1+2/2013. 14. Vũ Huy Hào (1996), Giải pháp hoàn thiện và phát triển các loại hình trung gian tài chính ở nước ta hiện nay, Luận án phó tiến sỹ, Hà Nội. 152 15. Vũ Huy Hào (1996), Sớm hình thành và phát triển hệ thống các tổ chức tài chính phi ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Kinh tế và Phát triển. 16. Hồ Thị Thu Hương (2012), Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích trong các công ty tài chính ở Việt Nam, Luận án tiễn sỹ kinh tế, Hà Nội. 17. Hồ Kỳ Minh (2002), Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động của Công ty Tài chính Bưu Điện Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Hà Nội. 18. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. 19. Quốc hội nước Cộng hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XII, kỳ họp thứ 7 (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 16/6/2010, Hà Nội. 20. Quốc hội nước Cộng hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XII, kỳ họp thứ 7 (2010), Luật các tổ chức tín dụng, ngày 16/6/2010, Hà Nội. 21. Ngô Anh Sơn (2002), Giải pháp phát triển các nghiệp vụ của Công ty Tài chính Dệt may, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Hà Nội. 22. Tổng Công ty cổ phần Tài chính Dầu khí, Báo cáo tài chính 2011-2012 và 9 tháng đầu năm 2013. 23. Tống Quốc Trường (2009), Hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam: kinh nghiệm và giải pháp, Luận án tiễn sỹ kinh tế, Hà Nội. TIẾNG NƯỚC NGOÀI 24. Akhan, Jafor Ali, Non-Banking Financial Companies (NBFCs) in India - Functioning and Reforms, Published by New Century Publications, 31 July 2010. 25. Capital market liberalization and development, Stiglitz, Joseph E.; Ocampo, José Antonio Oxford. Oxford University Press. 2008. 1 v. The initiative for policy dialogue series. 26. Christopher Viney, Financial Institutions, Instruments & Markets, Australia, 2012. 27. Jeffrey Carmichael and Michael Pomerleano, Development and Regulation of Non-Bank Financial Institutions,2011. 28. Lalit Raina, Marie-Renée Bakker, Non-bank Financial Institutions and Capital Markets in Turkey, World Bank Publications, January 1, 2003. 153 29. McGraw-Hill and McGraw-Hill Irwin, Principles of Corporate Finance, New York, 2014. 30. Sundararajan, V. Petersen, Arne B. Sensenbrener, Gabriel, May 1996, Central Bank Reform in the Transition Economies, IMF. 31. Sundararajan, V. (1990), “Financial sector Reform and Central banking in Centrally Planned Economies”, IMF. CÁC WEBSITE 32. www.chinhphu.vn, Cổng thông tin điện tử Chính phủ Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Văn bản quy phạm pháp luật, Tài chính – Ngân hàng, đường dẫn: truy cập: 29/4/2015 33. www.cfc.com.vn, Trang thông tin điện tử của Công ty tài chính cổ phần Xi măng, Về CFC, sơ đồ cơ cấu và cấp lãnh đạo, đường dẫn: truy cập 30/6/2015 34. www.evnfc.vn, Trang thông tin điện tử của Công ty tài chính cổ phần Điện lực, Giới thiệu cơ cấu cổ đông, đường dẫn: thieu/gioi-thieu-co-cau-co-dong.html, truy cập 28/6/2015 35. www.ptf.com.vn, Trang thông tin điện tử của Công ty tài chính TNHH MTV Bưu điện, Giới thiệu về công ty, đường dẫn: truy cập: 20/6/2015 36. www.rfc.com.vn, Trang thông tin điện tử của Công ty tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam, cơ cấu tổ chức, truy cập 8/2013 37. www.sbv.gov.vn, Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hệ thống các tổ chức tín dụng, Công ty tài chính, đường dẫn 9h1WCVR3vmny2jckxq24XhPL1Wfqz72JLytZCXpPMnG6tvZqz3t, truy cập: 02/07/2015 154 38. www.sdfc.com.vn, Trang thông tin điện tử của Công ty tài chính cổ phần Sông Đà, Giới thiệu công ty, đường dẫn: thieu-cong-ty.html, truy cập: 12/02/2015 39. www.vinacomin.vn, Trang thông tin điện tử của tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, truy cập: 15/09/2015 40. www.vinashin-finance.com.vn, Trang thông tin điện tử cuả Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy, Giới thiệu về VFVC, truy cập: 16h00 ngày 3/4/2012 41. www.vietstock.vn, Trang thông tin chuyên về thị trường tài chính, đường dẫn: truy cập: tháng 6-7/2015 42. www.vvf.com.vn, Trang thông tin điện tử của Công ty tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel, Giới thiệu, đường dẫn: chung.html, , truy cập: 30/5/2015 43. 44. https://www.openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/14012/ multi0page.txt?sequence=2 45. 46. www.investopedia.com/terms/n/nbfcs.asp 47. Nhuệ Mẫn (2015), Công ty tài chính tiêu dùng nội cần tìm lối đi riêng, đường dẫn: dung-noi-can-tim-loi-di-rieng-124509.html, Báo điện tử Đầu tư Chứng khoán, thời điểm truy cập: 17h00 26/6/2015 48. Nhuệ Mẫn (2015), Công ty tài chính cần được định đoạt lãi suất theo quy luật thị trường, đường dẫn: chinh-can-duoc-dinh-doat-lai-suat-theo-quy-luat-thi-truong-118866.html, Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam, Báo điện tử Đầu tư Chứng khoán, truy cập: 19h15 ngày 14/5/2015 49. Vân Linh (2015), Sẽ thêm nhiều công ty tài chính tham gia cho vay tiêu dùng, đường dẫn: chinh-tham-gia-cho-vay-tieu-dung-108834.html,Báo điện tử Đầu tư Chứng khoán, truy cập: 18h00 ngày 24/12/2014. 155 50. Thùy Vinh (2015), “Ép” cho vay qua công ty tài chính, ý định nào của NHNN?, đường dẫn: cong-ty-tai-chinh-y-dinh-nao-cua-nhnn-103514.html, Báo điện tử Đầu tư Chứng khoán, truy cập: 15h00 ngày 26/9/2014. 51. Thanh niên (2015), “Tập đoàn Cao su Việt Nam gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng”, đường dẫn: hang-tram-ti-dong-19160.html, truy cập: 30/12/2014 52. Phương Dung (2015), “Phong tỏa toàn bộ tài khoản ngân hàng của Công ty tài chính Vinashin”, đường dẫn: bo-tai-khoan-ngan-hang-cua-cong-ty-tai-chinh-vinashin-29942.html, truy cập 01/06/2015 53. 54. 55. toyota-viet-nam(Giới thiệu về CTTC Toyota Việt Nam) 56. https://www.prudentialfinance.com.vn/pressDetail.pru?pressID=1171560 (Báo cáo tài chính năm 2013 của CTTC Prudential). 57. https://www.prudentialfinance.com.vn/press.pru (Thông tin báo chí về CTTC Prudential) 58. dung-510124.html

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_mo_hinh_to_chuc_va_hoat_dong_kinh_doanh_c.pdf
  • pdf3. PHỤ LỤC 1 đến 12 (cap Vien).pdf
  • pdf4. TOM TAT LUAN AN cap Vien (Tieng Anh)_Revied.pdf
  • pdf5. TOM TAT LUAN AN cap Vien (Tieng Viet).pdf
  • pdf6. TRANG THÔNG TIN CÁ NHÂN cap Vien (T. Viet).pdf
  • pdf7. TRANG THÔNG TIN CÁ NHÂN cap Vien (T. Anh).pdf
Luận văn liên quan