Quản lý nhà nước về BHXH là vấn đề hết sức quan trọng trong sự phát triển
chung của nền KT-XH. BHXH thể hiện trình độ, năng lực quản lý rủi ro của xã hội
của nhà nước đó. Vấn đề quản lý nhà nước về BHXH không tách rời khỏi chủ trương,
đường lối của nhà nước, phải vì mục tiêu và chiến lược ASXH quốc gia. Chỉ khi công
tác quản lý nhà nước về BHXH thể hiện được vai trò của mình thì hệ thống BHXH sẽ
hoạt động hiệu quả, đảm bảo lợi ích hài hòa cho tất cả các bên tham gia.
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BHXH, tác giả đã đi
sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH.
Trong phạm vi của luận án, tác giả đã đi vào giải quyết các vấn đề chính như sau:
Thứ nhất, trình bày bức tranh toàn cảnh các công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước về công tác quản lý nhà nước về BHXH.
Thứ hai, hệ thống hóa lý luận làm rõ lý luận chung về quản lý nhà nước về
BHXH và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH ở
Việt Nam.
- Đề xuất được một mô hình nghiên cứu quản lý nhà nước về BHXH, mô hình
thể hiện sự tương quan giữa công tác quản lý nhà nước với các nhân tố ảnh hưởng; Mô
hình thể hiện sự tương quan giữa các tiêu chí đánh giá với các nhân tố ảnh hưởng. Mô
hình đề xuất đều phù hợp với dữ liệu khảo sát, có ý nghĩa thống kê.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến
công tác quản lý nhà nước về BHXH ở chương 04, tác giả đưa ra các giải pháp phù
hợp trong chương 05 nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nhà nước về BHXH ở
Việt Nam. Ở đây tác giả cũng xin nhấn mạnh rằng, luận án này tiến hành nghiên cứu
những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mô hình nghiên cứu dựa trên thang đo Cronbach Alpha là
một công cụ hữu ích. Tuy nhiên, kết quả của nó chỉ chính xác như tính đầy đủ của dữ
liệu trong mô hình, và cũng lưu ý rằng xem xét mức ảnh hưởng từ thang đo Cronbach
Alpha không phải là một giải pháp đánh giá hoàn chỉnh. Nó chỉ là một trong nhiều
công cụ mà các nhà quản lý nên xem xét trong đánh giá mức ảnh hưởng đến công tác
quản lý của mình.
159 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế độ BHXH, BHYT.
Cụ thể, thông qua việc kiểm tra, theo dõi BHXH các địa phương trong việc thực
hiện các văn bản về cải cách TTHC; rà soát, cắt giảm các TTHC thuộc thẩm quyền;
triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động của Ngành; chú
trọng giáo dục đạo đức công vụ, xử lý nghiêm những hành vi nhũng nhiễu, gây khó
khăn cho các tổ chức và cá nhân; tăng cường hơn nữa công tác phối hợp, trao đổi,
cung cấp thông tin với các cơ quan nhà nước trong thực hiện TTHC về BHXH,
BHYT; tổng kết cuộc thi “Sáng kiến cải cách TTHC và giao dịch điện tử trong lĩnh
vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp” và triển khai ứng dụng các sáng kiến trong hoạt
động của ngành BHXH Trên cơ sở các nhiệm vụ trên, BHXH Việt Nam cũng đề ra
mục tiêu đến nay đạt chỉ tiêu trên 90% đơn vị thực hiện TTHC qua giao dịch điện tử
(số còn lại thực hiện qua dịch vụ bưu chính).
5.4.8. Tăng cường năng lực quản lý đầu tư quỹ BHXH
- Tạo môi trường và cơ cấu quản lý điều hành tự chủ về quỹ BHXH: Cần thành
lập một ủy ban đầu tư dưới sự chỉ đạo của ban điều hành để nâng cao năng lực giải
quyết những vấn đề quản lý đầu tư chuyên sâu. Điều này giúp tạo ra cơ cấu điều hành
3 cấp của BHXH Việt Nam. Trong đó ban điều hành chịu trách nhiệm và giữ trọng
trách đối với những quyết định cấp cao liên quan đến chính sách đầu tư, mức độ mạo
hiểm và nhân sự thực hiện. Hội đồng đầu tư có trách nhiệm cơ bản về xây dựng chính
sách đẩu tư, phân bổ tài sản chiến lược, giám sát hoạt động đầu tư, cán bộ quản lý đầu
tư phải có trách nhiệm thường xuyên với hoạt động đầu tư. Hội đồng đầu tư có trách
nhiệm báo cáo chiến lược đầu tư trong phạm vi cho phép của ban điều hành.
- Nguồn nhân lực và đào tạo sẽ là nền tảng căn bản để xây dựng năng lực quản
lý đầu tư: đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư phải có kiến thức, chuyên
môn về lĩnh vực đầu tư tài chính, có thái độ làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với
công việc. Nguồn nhân lực này phải không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức để xây
dựng chiến lược đầu tư hiệu quả.
- Xây dựng khung phân bổ tài sản chiến lược (Strategic asset allocation-SAA)
để mang lại điểm tựa trong các quyết định đầu tư của BHXH Việt Nam: Khung SAA
cho phép có thể cho phép quỹ xác định và áp dụng có hệ thống việc phân bổ tài sản
dựa trên các tiêu thức của quỹ, mức độ mạo hiểm và những cân nhắc dựa trên thực tế
của thị trường.
121
- BHXH Việt Nam cần xây dựng năng lực quản lý rủi ro dựa trên sự đánh giá
thị trường định kỳ của danh mục đầu tư: Hiện nay BHXH Việt Nam chưa có một cơ sở
hạ tầng quản lý rủi ro nào. Việc xây dựng năng lực quản lý rủi ro là một tiền đề rất
quan trọng trước khi BHXH Việt Nam có thể bắt đầu cân nhắc việc mở rộng phạm vi
đầu tư.
- Đẩy mạnh sử dụng các biện pháp đo lường và tiêu chuẩn kết quả hoạt động để
thúc đẩy quản lý đầu tư vững mạnh: Căn cứ vào báo cáo tài sản và công nợ hàng năm
để tính toán và phân loại loại hình đầu tư, từ đó cung cấp thông tin về hiệu quả tương
đối của các loại hình đầu tư khác nhau để phục vụ cho quá trình ra quyết định điều
hành. Nên xây dựng hệ thống tiêu chuẩn để đánh giá kết quả đầu tư cho từng loại đầu
tư và danh mục đầu tư tổng hợp, cũng như để theo dõi và đánh giá chi phí quản lý đầu
tư và các chi phí khác trong quá trình thực hiện.
5.4.9. Cần hiện đại hóa hệ thống hành chính của BHXH và tăng cường hoạt
động của các cơ quan nhà nước liên quan trong quản lý nhà nước về BHXH
- Trong bối cảnh có nhiều chuyển đổi quan trọng diễn ra ở Việt Nam trong thập
kỷ tới đây, việc phát triển một nền hành chính ASXH hiện đại phải được ưu tiên hàng
đầu. Không chỉ yêu cầu tăng cường quản lý ASXH để thu phí BH từ các DN tư nhân
đang lớn nhanh về mặt số lượng và những NLĐ ở khu vực phi chính thức cần có quản
lý BHXH chất lượng cao để nâng cao môi trường đầu tư, phát triển DN tư nhân, đảm
bảo hệ thống hưu trí hiệu quả. Hệ thống cần phải khuyến khích sự thay đổi LĐ và tối
thiểu hóa sự bóp méo động lực làm việc.
- Trong giai đoạn đầu BHXH cần phải có chiến lược cải cách rõ ràng cho 10
năm tới để tăng cường hiệu quả, hoạt động và trách nhiệm giải trình quản lý nhà nước
về BHXH. Chiến lược cải cách BHXH Việt Nam cần đưa ra hệ thống tầm nhìn ASXH
hiện đại cho thập kỷ tới, cùng những kế hoạch thực hiện tiếp theo để phát triển một hệ
thống phù hợp tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất. Chiến lược cũng cần phải dự báo về nhu
cầu năng lực, nguồn nhân lực và vật lực cần thiết cho việc phát triển hệ thống BHXH
hiện đại.
- Tăng cường hiệu quả hoạt động và năng lực của BHXH Việt Nam đòi hỏi
những nỗ lực nhiều mặt của cả hệ thống quản lý BHXH, do đó công tác quản lý nhà
nước về BHXH cần chú trọng hoàn thiện quy trình tác nghiệp và quản lý thông tin, tăng
cường dịch vụ cho khách hàng và tính minh bạch. Hệ thống quản lý BHXH phải xây
dựng được hệ thống dữ liệu để quản lý đối tượng tham gia đáng tin cậy, đây sẽ là cơ sở
để sử dụng dữ liệu vào những nhiệm vụ khác, phục vụ cho hệ thống ASXH quốc gia.
122
- Đẩy mạnh điều phối giữa các cơ quan Chính phủ liên quan sẽ rất quan trọng
để cải thiện dịch vụ cung cấp ASXH. Việc phân chia công việc hiện tại là Bộ tài chính,
Bộ LĐTB&XH, Bộ y tế chịu trách nhiệm về banh hành chính sách, trong khi BHXH
Việt Nam thực hiện chính sách là một trong những điểm mạnh của hệ thống BHXH
Việt Nam, tránh được xung đột lợi ích có thể xảy ra. Tuy nhiên trên thực tế, một số
chức năng chồng chéo và điều phối yếu kém giữa các tổ chức này có thể tạo ra những
rủi ro cho hệ thống ASXH và quản lý nhà nước về BHXH. Những dữ liệu phù hợp của
BHXH Việt Nam phải được cung cấp kịp thời cho các cơ quan khác để phân tích đưa
ra các quyết định quản lý, điều này sẽ giúp cho BHXH dễ dàng thực hiện nhiệm vụ
của mình hơn.Hợp tác hài hòa và lồng ghép tốt hơn một số chức năng chính giúp cho
BHXH Việt Nam tập trung vào chức năng quản lý của mình và hướng tới hiện đại hóa
hệ thống BHXH theo hướng cải thiện dịch vụ.
5.5. Điều kiện thực hiện giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về bảo hiểm xã hội
Để đảm bảo việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về BHXH ngày càng hiệu
quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân, một số phương hướng và giải pháp
cơ bản để tổ chức thực hiện chính sách BHXH trong tình hình mới như sau:
- Cải cách công nghệ thông tin và các cải cách khác luôn phụ thuộc lẫn nhau
bởi sự hỗ trợ về công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực phụ thuộc vào tiến
bộ đạt được trong chính sách ASXH, cũng như tái thiết quy trình hoạt động. Đồng thời
quy trình hành chính ASXH chủ chốt chỉ có thể hoạt động chính xác với sự hỗ trợ hiệu
quả từ công nghệ thông tin và năng lực của đội ngũ nhân sự quản lý BHXH. Do vậy
việc kết nối bên trong của hệ thống công nghệ thông tin với quy trình hoạt động và
nhân sự quản lý BHXH phải được thiết kế và triển khai một cách cẩn trọng.
- Coi công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH là nhiệm vụ trọng tâm; bảo
đảm thu BHXH đầy đủ, kịp thời; khắc phục tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH;
kiểm tra chặt chẽ công tác cấp, quản lý sổ BHXH. BHXH các tỉnh phải chủ động phối
hợp với các sở, ban, ngành và đoàn thể tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương
chỉ đạo khảo sát, nắm rõ số đơn vị được thành lập mới hoặc giải thể, phá sản, số lao
động đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị và người lao động trong khu vực phi chính
thức; giao chỉ tiêu cụ thể về phát triển đối tượng tham gia BHXH cho từng địa phương
và đến từng cán bộ chuyên quản, coi việc thực hiện chỉ tiêu này là tiêu chí quan trọng
để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với đơn vị và cá nhân; nâng cao hiệu quả
hoạt động của tổ thu nợ liên ngành, đẩy mạnh công tác khởi kiện đối với các đơn vị nợ
đọng BHXH, BHYT;
123
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về BHXH, phối hợp giữa cơ quan
Thanh tra Lao động, Thanh tra Nhà nước và các cơ quan LĐ-TB&XH, Kế hoạch và
Đầu tư, Tài chính, BHXH, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và các cơ quan liên
quan trong kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các quy định của Luật BHXH.
- BHXH Việt Nam cần chỉ đạo BHXH các cấp báo cáo kịp thời, đầy đủ tình
hình nợ BHXH với UBND, cơ quan thanh tra về lao động địa phương thực hiện thanh
tra, xử lý vi phạm theo quy định; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ, khởi
kiện các đơn vị nợ; phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên
đoàn Lao động tỉnh và các cơ quan hữu quan trong việc giải quyết chế độ BHXH, đảm
bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu sửa đổi Luật BHXH theo hướng nâng mức xử phạt vi phạm pháp
luật BHXH, nâng lãi suất chậm đóng như lãi suất quy định tại Luật Quản lý Thuế và
đề xuất đưa vào Bộ Luật Hình sự tội danh trốn đóng BHXH để có cơ sở xử lý hình sự
đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH.
- Ngân hàng Nhà nước cần có hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục áp dụng biện
pháp buộc trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp nợ BHXH để làm căn cứ cho các
ngân hàng thương mại thực hiện.
- UBND tỉnh chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành
và xử lý các vi phạm về BHXH; kiên quyết xử lý những doanh nghiệp vi phạm pháp
luật về BHXH.
- Cơ quan BHXH các cấp tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban, ngành
(như cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế...) trong việc quản lý doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác quản lý việc giải quyết hưởng các chế độ BHXH, bảo
đảm quyền lợi cho người lao động, đồng thời ngăn chặn các hành vi lạm dụng quỹ.
Trong đó, chú trọng công tác hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác chính sách
tại các đơn vị sử dụng lao động; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương để
quản lý tốt đối tượng hưởng BHXH, đặc biệt là đối tượng hưởng có thời hạn; phối hợp
với các cơ sở y tế kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng
BHXH; phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ,
chính sách tại các đơn vị sử dụng lao động để kịp thời chấn chỉnh các sai sót; xử lý
nghiêm các trường hợp gian lận, giả mạo, lập khống hồ sơ để trục lợi quỹ;
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm,
chất lượng phục vụ nhân dân. Coi đây là nhiệm vụ thường xuyên liên tục, kiên quyết
cắt giảm những thủ tục, hồ sơ không cần thiết, rút ngắn quy trình thực hiện nghiệp vụ
124
để vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý, vừa giảm thiểu chi phí thực hiện thủ tục và tạo
điều kiện thuận lợi tối đa cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH;
- Về công nghệ, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi mặt hoạt
động của ngành, tiến tới tự động hóa việc cập nhật thông tin, giải quyết chế độ, qua đó,
hạn chế được các hành vi tiêu cực, lạm dụng quỹ. Tập trung xây dựng, hoàn thiện các
phần mềm nghiệp vụ và đầu tư hạ tầng thông tin để triển khai đồng bộ các phần mềm
nghiệp vụ, kết nối cơ sở dữ liệu trong toàn hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
điều hành và giải quyết chính sách; xây dựng kho cơ sở dữ liệu tập trung để quản lý
quá trình tham gia và thụ hưởng chính sách của người lao động; triển khai việc cấp mã
số tham gia duy nhất cho từng cá nhân để nâng cao hiệu quả quản lý; nghiên cứu xây
dựng hệ thống dịch vụ công trực tuyến, triển khai hệ thống chứng thực điện tử và chữ
ký số tạo môi trường giao dịch điện tử thuận lợi và hiệu quả giữa cơ quan BHXH với
các tổ chức, cá nhân đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính;
- Về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ: Đây là khâu quyết định cơ bản, là
xương sống trong quản lý nhà nước về BHXH, đội ngũ cán bộ phải được chuẩn hóa
về chuyên môn, thường xuyên học tập nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu công việc
trong tình hình mới. Có nhiều biện pháp khuyến khích để đội ngũ cán bộ ngành BHXH
tận tụy với nghề và đưa ngành BHXH ngày càng phát triển, đóng góp vào sự phát triển
chung của nền KT-XH nước nhà.
125
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Chương 5 của luận án đã dự báo những xu hướng phát triển của đối tượng tham
gia BHXH đến năm 2025, chỉ ra những thách thức đối với hoạt động quản lý nhà nước
về BHXH.
Công tác quản lý nhà nước về BHXH chịu tác động của nhiều yếu tố khách
quan cả bên trong và bên ngoài. Quản lý nhà nước về BHXH là một trong những
nhiệm vụ quan trọng của nền kinh tế- xã hội, bởi vấn đề này có tác động rất lớn tới đời
sống của NLĐ và hệ thống ASXH. Do vậy việc đưa ra những giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý nhà nước là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Trong nội dung
Chương 5, tác giả đề xuất các giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu thực tế tại các đơn
vị quản lý, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực BHXH, những giải pháp này có ý
nghĩa thực tiễn cao và có thể ứng dụng vào công tác quản lý nhà nước về BHXH hiện
nay và trong thời gian tới.
126
KẾT LUẬN CHUNG
Quản lý nhà nước về BHXH là vấn đề hết sức quan trọng trong sự phát triển
chung của nền KT-XH. BHXH thể hiện trình độ, năng lực quản lý rủi ro của xã hội
của nhà nước đó. Vấn đề quản lý nhà nước về BHXH không tách rời khỏi chủ trương,
đường lối của nhà nước, phải vì mục tiêu và chiến lược ASXH quốc gia. Chỉ khi công
tác quản lý nhà nước về BHXH thể hiện được vai trò của mình thì hệ thống BHXH sẽ
hoạt động hiệu quả, đảm bảo lợi ích hài hòa cho tất cả các bên tham gia.
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BHXH, tác giả đã đi
sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH.
Trong phạm vi của luận án, tác giả đã đi vào giải quyết các vấn đề chính như sau:
Thứ nhất, trình bày bức tranh toàn cảnh các công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước về công tác quản lý nhà nước về BHXH.
Thứ hai, hệ thống hóa lý luận làm rõ lý luận chung về quản lý nhà nước về
BHXH và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH ở
Việt Nam.
- Đề xuất được một mô hình nghiên cứu quản lý nhà nước về BHXH, mô hình
thể hiện sự tương quan giữa công tác quản lý nhà nước với các nhân tố ảnh hưởng; Mô
hình thể hiện sự tương quan giữa các tiêu chí đánh giá với các nhân tố ảnh hưởng. Mô
hình đề xuất đều phù hợp với dữ liệu khảo sát, có ý nghĩa thống kê.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến
công tác quản lý nhà nước về BHXH ở chương 04, tác giả đưa ra các giải pháp phù
hợp trong chương 05 nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nhà nước về BHXH ở
Việt Nam. Ở đây tác giả cũng xin nhấn mạnh rằng, luận án này tiến hành nghiên cứu
những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mô hình nghiên cứu dựa trên thang đo Cronbach Alpha là
một công cụ hữu ích. Tuy nhiên, kết quả của nó chỉ chính xác như tính đầy đủ của dữ
liệu trong mô hình, và cũng lưu ý rằng xem xét mức ảnh hưởng từ thang đo Cronbach
Alpha không phải là một giải pháp đánh giá hoàn chỉnh. Nó chỉ là một trong nhiều
công cụ mà các nhà quản lý nên xem xét trong đánh giá mức ảnh hưởng đến công tác
quản lý của mình.
127
HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN
1) Bộ tiêu chí đánh giá mức ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về bảo
hiểm xã hội ở Việt nam theo đề xuất của tác giả mới giải thích được 73,77% sự biến
động của mô hình nghiên cứu, như vậy vẫn còn một số nhân tố ảnh hưởng khác chưa
được đưa vào mô hình nghiên cứu trong luận án.
2) Các giải pháp đưa ra dựa vào mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô
hình, do đó những giải pháp khác chưa đề cập cho những nhân tố khác chưa có trong
mô hình nghiên cứu cũng có giá trị nhất định trong việc hoàn thiện công tác quản lý
nhà nước về bảo hiểm xã hôi ở Việt Nam.
3) Phạm vi không gian nghiên cứu chủ yếu ở cấp Trung ương và trên địa bàn
Hà Nội còn nhỏ trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.
4) Về kênh cung cấp thông tin nghiên cứu: Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa xây
dựng và lưu trữ chính xác dữ liệu quốc gia trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Do đó,
trong một chừng mực nào đó thì việc tự thu thập số liệu có ảnh hưởng một phần đến
kết luận của nghiên cứu.
128
KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Với các hạn chế của luận án, tác giả đưa ra một số đề xuất cho những nghiên cứu
tiếp theo về công tác quản lý nhà nước về BHXH có thể mở rộng ở các khía cạnh sau:
1. Xây dựng thêm chỉ tiêu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
nhà nước về BHXH ở Việt Nam đầy đủ hơn và phản ánh đúng với tình hình thực tế hơn.
2. Đưa thêm các biến độc lập để tăng khả năng giải thích của mô hình nghiên
cứu. Tăng thời gian khảo sát của nghiên cứu để có đánh tổng thể trong dài hạn.
3. Mở rộng phạm vi không gian nghiên cứu để tăng số lượng quan sát nhận diện
thêm các nhán tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam.
4. Tiếp tục nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam
theo phương pháp tiếp cận mới phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội hiện nay và
trong thời gian tới.
129
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
1. Hoàng Minh Tuấn (2013a), ‘Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội
hiện hành’, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 450, tr.21-23.
2. Hoàng Minh Tuấn (2013b), ‘Đề xuất giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội tự
nguyện’, Tạp chí bảo hiểm xã hội, kỳ 01, tr.22-24.
3. Hoàng Minh Tuấn (2014a), ‘Giải pháp nhằm đảm bảo tốt hơn quyền anh sinh xã
hội của người lao động’, Tạp chí bảo hiểm xã hội, kỳ 01, tr.8-10.
4. Hoàng Minh Tuấn (2014b), ‘Luật bảo hiểm xã hội tạo điều kiện mở rộng tham gia
trong khu vực phi chính thức’, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 491, tr.10-12
5. Hoàng Minh Tuấn (2014c), ‘Mở rộng đối tượng – vấn đề cần quan tâm hơn trong
sửa đổi luật bảo hiểm xã hội’, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 477, tr.8-10
6. Hoàng Minh Tuấn (2014d), ‘Tăng cường trong phối hợp đào tạo nhằm nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực cho ngành bảo hiểm thương mại Việt Nam’, Hội thảo
khoa học quốc gia: Công tá đào tạo theo hướng chuẩn hóa cán bộ ngành bảo hiểm
thương mại ở Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà nội, tr.281-290-507
130
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alexander, L. & Dirk, K. (2016), ‘On the optimal provision of social insurance
Progressive taxation versus education subsidies in general equilibrium by’,
Journal of Monetary Economics, Volume 77, pp.72 -102.
2. Anil, D. (2010), ‘Risks in the labor market and social insurance preferences:
Germany and the USA’, International Journal of Social Economics, Volume 37,
Issue 2, pp. 101 -121.
3. Arturo, A., Roy, B., Alejandra, E., & María, E. (2016), ‘Universal social
insurance for Mexico: Modeling of a financing scheme’, Economic Modelling,
Volume 52, Part B, pp. 838-850.
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2006), Nghị quyết số 56/2006/QH11
về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, ban
hành ngày 29 tháng 6 năm 2006.
5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2012), Nghị quyết số 15-NQ/TW về
một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, ban hành ngày 01 tháng
06 năm 2012.
6. Ban Chấp hành Trung ương khoá X (2008), ‘Kết luận về cải cách chính sách tiền
lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2008 – 2012’, Hội
nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá X, ngày 28 tháng 1 năm 2008.
7. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2005), Báo cáo của BHXH Việt Nam từ năm 2005-
2015, Hà Nội
8. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020, ban hành ngày 22
tháng 11 năm 2012.
9. Bùi Văn Hồng (1997), Vai trò của nhà nước trong việc thực hiện các chính sách
BHX’, đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.
10. Các Mác – Ph. Ăng ghen (2004), Các Mác – Ph. Ăng ghen toàn tập 23, NXB
chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Charles, K., & Yui, L.(2001), ‘Productivity growth, increasing income inequality
and social insurance: the case of China?’, Journal of Economic Behavior &
Organization, Volume 46, Issue 4, pp. 395-408.
131
12. Christopher, S., & Şevin, Y. (2008), ‘Politically credible social insurance’,
Journal of Monetary Economics, Volume 55, Issue 1, pp.129-151.
13. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011), Chiến lược tổng thể phát triển kinh
tế−xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
14. Đỗ Văn Sinh (2001), ‘Quỹ BHXH và những giải pháp đảm bảo sự cân đối ổn
định giai đoạn 2000 – 2020’, Đề tài khoa học, Hà Nội.
15. Dương Xuân Triệu (1996), ‘Thực trạng và định hướng hoàn thiện tác nghiệp chi
trả các chế độ BHXH hiện nay’, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.
16. Dương Xuân Triệu (1998), ‘Hoàn thiện phương thức tổ chức, quản lý chi trả chế
độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người tham gia
BHXH’, Đề tài khoa học, Hà Nội.
17. Friedel , B., Hannah, L., & Claudia, V. (2012). ‘How much social insurance do
you want? An experimental study’, Journal of Economic Psychology, Volume
33, Issue 6, pp. 1170-1181.
18. Georges C., Helmuth, C., & Pierre, P. (2000), ‘Political sustainability and the
design of social insurance’, Journal of Public Economics, Volume 75, Issue
3, pp. 341-364
19. Gerhard, I. (2015), ‘Social Insurance: Legal Aspects’, International
Encyclopedia of the Social & Behavioral Sciences (Second Edition), pp. 362-364.
20. Giacomo, C. (2013), ‘Work norms, social insurance and the allocation of talent’,
Journal of Public Economics, Volume 107, pp. 79-92.
21. Gianni, B., Caterina, L. , & Nicoletta, M. (2014), ‘Do emotions affect social
insuarance demand?’, Review of Behavioural Finance, Volume 6 Issue 2, 2014.
22. Helmuth, C., & Pierre, P. (2003), ‘Social insurance competition between Bismarck and
Beveridge’, Journal of Urban Economics, Volume 54, Issue 1, pp. 181-196.
23. Helmuth, C., & Kerstin, R. (2015), ‘Social insurance with
competitive insurance markets and risk misperception’, Journal of Public
Economics, Volume 146, pp.138-147.
24. Hoàng Trọng và Chu Mộng Ngọc, (2008b), phân tích dữ liệu với SPSS tập 2,
Nhà xuất bản Hồng Đức.
25. Hoàng Trọng và Chu Mộng Ngọc, (2008a), phân tích dữ liệu với SPSS tập 1,
Nhà xuất bản Hồng Đức.
132
26. Hoàng Mạnh Cừ và Đoàn Thị Thu Hương (2012), Bảo hiểm xã hội, Nhà xuất
bản Học viện Tài chính, Hà Nội.
27. Học viện Hành chính Quốc Gia (2011), Quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực kinh
tế hành chính nhà nước, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
28. Hong soo Kim, Young-Il Jung, & Soonman Kwon (2015), ‘Delivery of
institutional long-term care under two social insurances: Lessons from the
Korean experience’, Health Policy, Volume 119, Issue 10, pp. 1330-1337.
29. Ilektra, S., & Kallopi, K. (2014), ‘A New Proposal in the Public – Social
Insurance System. The Case of Greece’, Procedia Economics and Finance,
Volume 9, Pages 533-538.
30. Johanna, R. (2013), ‘Labor market conditions and social insurance in China’,
China Economic Review, Volume 27, pp. 52.
31. John, G., Dewen, W., & Albert, P. (2013), ‘Expanding Social Insurance
Coverage in Urban China, in Corrado Giulietti, Konstantinos Tatsiramos, Klaus
F. Zimmermann (ed.)’, Labor Market Issues in China (Research in Labor
Economics, Volume 37) Emerald Group Publishing Limited, pp.123 – 179.
32. Kohei, K., Atsuhiro, Y. (2004), ‘Who bears the burden of social insurance?
Evidence from Japanese health and long-term care insurance data’, Journal of the
Japanese and International Economies, Volume 18, Issue 4, Pages 565-581.
33. Mai Thị Cẩm Tú (2004), “Cơ sở khoa học xây dựng hệ tiêu thức quản lý BHXH”,
Đề tài khoa học
34. Marcelo, B., & Guillermo, C. (2014), ‘Work and tax evasion incentive effects of
social insurance programs: Evidence from an employment-based benefit
extension’, Journal of Public Economics, Volume 117, Pages 211-228.
35. Marcelo, B., & Guillermo, C. (2014), ‘Work and Tax Evasion Incentive Effects
of Social Insurance Programs: Evidence from an Employment-Based Benefit
Extension’, Journal of Public Economics, 117, pp. 211-228.
36. Morrisey (2014), ‘State Insurance Mandates in the USA’, Encyclopedia of
Health Economics, pp. 348-351.
37. Nguyễn Danh Long (2008) với chuyên đề tốt nghiệp, Tăng cường quản lý nhà
nước đối với hoạt động BHXH ở Việt Nam, chuyên đề tốt nghiệp, Hà Nội.
133
38. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh,
Nhà xuất bản Tài chính.
39. Nguyễn Huy Ban (1999), Chiến lược phát triển BHXH phục vụ mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội đến năm 2020’, Đề tài cấp bộ.
40. Nguyễn Kim Thái (2006), hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn hệ thống BHXH Việt Nam, đề án khoa học.
41. Nguyễn Thị Chính (2010), Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các
chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội.
42. Nguyễn Thị Kim Phụng (2013), Luật ASXH, Nhà xuất bản Công an Nhân dân,
Hà Nội.
43. Nguyễn Tiệp (2010), Bảo hiểm xã hội, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
44. Nguyễn Văn Định (2008a), An sinh xã hội, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc
dân, Hà Nội.
45. Nguyễn Văn Định (2008b), Bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân,
Hà Nội.
46. Paulette Castel ( 2011), Việt Nam: Phát triển một hệ thống BHXH hiện đại -
Những thách thức hiện tại và các phương án lựa chọn cải cách cho tương lai,
truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2017,
từ
0WP0Vietn00Box377335B00PUBLIC0.pdf.
47. Phạm Trường Giang (2008), hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam,
Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
48. Philippe, D., Jean, H. (2007), ‘Equilibrium social insurance with policy-
motivated parties’, European Journal of Political Economy, Volume 23, Issue 3,
Pages 624-640.
49. Qin, G., Sui,Y., Shi, L. (2012), ‘Labor contracts and social insurance
participation among migrant workers in China’, China Economic Review,
Volume 23, Issue 4, Pages 1195-1205.
50. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Bảo hiểm Xã
hội, ban hành ngày 29 tháng 06 năm 2006.
134
51. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2013.
52. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Bảo hiểm Xã
hội, ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014.
53. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số
134/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật BHXH tự nguyện, ban
hành ngày 29 tháng 12 năm 2015.
54. Ramona, L., Raúl, R., Pedro, G., & Josefa, M. (2013), ‘Social network analysis:
A tool for evaluating and predicting future knowledge flows from an insurance
organization’, Technological Forecasting and Social Change, Volume 114, pp.
103- 118.
55. Stéphane, R., & Emmanuelle, T. (2004), ‘Social insurance with representative
democracy’, Economics Letters, Volume 82, Issue 1, Pages 127-134.
56. Takacs , G.(2016), ‘PMD113 - A Time Series Analysis of Social Insurance and
Patient Costs of Reimbursed Medical AIDS in Hungary’, Value in Health,
Volume 19, Issue 7, pp. A705.
57. Thomas, O., Peter, F., & Gottfried, E. (2015), Identifying Structural Changes in Austrian
Social Insurance Data’, IFAC-PapersOnLine, Volume 48, Issue 1, pp. 115-120.
58. Tổ chức Lao động quốc tế (2014), Hơn 70% dân số thế giới không được hưởng
chế độ bảo trợ xã hội đầy đủ, truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2016
từ
WCMS_245457/lang--vi/index.htm.
59. Trần Đức Nghiêu (2005), Hoàn thiện quy chế chi BHXH, Đề tài khoa học.
60. Từ điển Bách khoa năm 2003, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà nội
61. Vũ Đức Thuật (2006), thực trạng và giải pháp hoàn thiện đầu tư xây dựng trụ sở
làm việc của hệ thống BHXH Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học.
62. Xian H., & Qin, G. (2014), ‘Does social insurance enrollment improve citizen
assessment of local government performance? Evidence from China’, Social Science
Research, Volume 70, pp. 28-40.
63. Zhiming, C., Ingrid, N., & Russell, S.(2014), ‘Access to social insurance in urban
China: A comparative study of rural–urban and urban–urban migrants in
Beijing’, Habitat International, Volume 41, pp. 243-252.
135
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội
Xin kính chào Anh, Chị!
Tôi là Hoàng Minh Tuấn, giảng viên Khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Lao
động và Xã hội, nghiên cứu sinh của Khoa Kinh tế Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân với Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản
lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”.
Phiếu khảo sát này thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu định lượng về quản
lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà
nước về bảo hiểm xã hội. Sự giúp đỡ của anh/chị có ý nghĩa rất lớn đối với đề tài
nghiên cứu của tôi. Mọi thông tin do anh chị cung cấp được sử dụng chỉ cho mục đích
nghiên cứu khoa học và được đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối.
Rất mong anh/chị dành thời gian giúp đỡ tôi hoàn thành các câu hỏi dưới đây:
PHẦN 1. THÔNG TIN CHUNG:
1. Họ và tên:
2. Đơn vị công tác:
3. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ
4. Tuổi:
5. Chức vụ: 1. Lãnh đạo đơn vị 2. Trưởng/phó phòng
3. Chuyên viên
6. Số năm công tác: 1. Dưới 5 năm
2. Từ 5 năm đến dưới 10 năm 3. Trên 10 năm đến dưới 15 năm
4. Trên 15 năm
7. Trình độ đào tạo:
8. Chuyên ngành:
9. Trình độ ngoại ngữ:
1. Thạc sỹ 2. Cử nhân
3. Chứng chỉ (IELTS, TOEFL, TOEIC, Khung Châu Âu)
4. Chứng chỉ khác
136
PHẦN 2. THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Anh chị hãy cho biết mức độ đánh giá của mình đối với công tác quản lý nhà
nước về BHXH qua những tiêu chí dưới đây theo quy ước sau, mỗi câu hỏi chỉ chọn
duy nhất một đáp án:
Các thang đo như sau: (1) Rất tốt; (2) Tốt; (3) Khá; (4) Trung bình; (5) Dưới
trung bình.
Câu 1:Anh, chị đánh giá chung như thế nào về công tác quản lý nhà nước
về bảo hiểm xã hội hiện nay?
STT Tiêu chí
Kết quả đánh giá
1 2 3 4 5
1 Hoạch định chính sách và định hướng phát triển BHXH
2 Xây dựng hệ thống pháp luật về BHXH
3 Xây dựng cơ chế tài chính BHXH
4 Hỗ trợ, bảo trợ của Nhà nước
5 Thanh tra, kiểm tra hoạt động BHXH
Câu 2:Anh, chị có nhận xét như thế nào về trình độ, năng lực của đội ngũ
cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về BHXH?
STT Tiêu chí
Kết quả đánh giá
1 2 3 4 5
I. Trình độ
1 Bằng cấp trong lĩnh vực BHXH
2 Khả năng ngoại ngữ
3 Khả năng về tin học
II. Lập Kế hoạch và tổ chức thực hiện
1 Khả năng xác định nhiệm vụ ưu tiên
2 Khả năng xác định nhiệm vụ và nguồn lực thực hiện nhiệm vụ
3 Khả năng phân bổ thời gian để thực hiện công việc
4 Khả năng tận dụng nguồn lực để thực hiện công việc
5 Khả năng giữ sự tập trung, sử dụng thời gian hiệu quả
137
STT Tiêu chí
Kết quả đánh giá
1 2 3 4 5
III. Ra quyết định chiến lược
1 Khả năng thu thập thông tin, xác định vấn đề chính để đạt mục
tiêu dài hạn
2 Khả năng phân tích thông tin để giải quyết các vấn đề cơ bản
3 Khả năng phân tích các yếu tố chi phí, lợi ích, rủi ro, thời gian
để lực chọn chiến lược khả thi
4 Khả năng lập kế hoạch thực hiện chiến lược
5 Khả năng thực hiện kế hoạch
IV. Tạo dựng mối quan hệ tích cực
1 Khả năng chủ động xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả
với đồng nghiệp
2 Khả năng thăm dò và cung cấp thông tin để làm rõ các tình huống
3 Khả năng tìm kiếm, mở rộng ý tưởng của đồng nghiệp
4 Khả năng sẵn sàng ưu tiên mục tiêu nhóm hơn mục tiêu cá nhân
5 Khả năng được đồng nghiệp chấp thuận hỗ trợ các ý tưởng
hoặc hành động.
6 Khả năng sử dụng kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Câu 3: Anh, chị đánh giá thế nào về mức độ cải cách hành chính trong
quản lý nhà nước về BHXH?
STT Tiêu chí
Kết quả đánh giá
1 2 3 4 5
1 Đáp ứng yêu cầu công việc
2 Giảm thời gian giao dịch cho doanh nghiệp, NLĐ
3 Tạo điều kiện cho đối tượng có liên quan
138
Câu 4: Anh, chị đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện công tác quản
lý nhà nước về bảo hiểm xã hội?
STT Tiêu chí
Kết quả đánh giá
1 2 3 4 5
1 Mức độ hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của đơn vị
2 Kết quả xây dựng, ban hành văn bản quy phạm
pháp luật trong lĩnh vực đơn vị quản lý
3 Kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến chính
sách, pháp luật trong lĩnh vực quản lý của đơn vị
4 Kết quả công tác chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn
các cơ quan chức năng ở địa phương thực hiện
chính sách
5 Mức độ tiện lợi, đơn giản của quy trình, thủ tục
hành chính trong tổ chức thực hiện chính sách
6 Kết quả công tác quản lý đối tượng
7 Mức độ hoàn thành công tác thanh tra, kiểm tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo
8 Mức độ vi phạm chính sách, pháp luật trong lĩnh
vực quản lý
9 Mức độ hài lòng của anh chị về kết quả thực hiện
công việc của đơn vị
Câu 5: Anh, chị vui lòng đánh giá về cơ sở vật chất phục vụ công tác quản
lý nhà nước về BHXH?
STT Tiêu chí
Kết quả đánh giá
1 2 3 4 5
1 Sự đáp ứng về trụ sở, diện tích, không gian làm việc
2 Sự đáp ứng về trang thiết bị, phương tiện phục vụ
hoạt động
3 Mức độ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
4 Mức độ đáp ứng về kinh phí hoạt động
139
Câu 6: Anh, chị đánh giá như thế nào việc phát triển hệ thống chính sách
an sinh xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH?
STT Tiêu chí
Kết quả đánh giá
1 2 3 4 5
1 Về mở rộng đối tượng an sinh xã hội
2 Chính sách trợ giúp xã hội
3 Chính sách giảm nghèo
4 Nguồn tài chính cho các chính sách an sinh xã hội
5 Các chính sách phúc lợi khác
Câu 7: Anh, chị đánh giá như thế nào của sự phát triển các chính sách bảo
hiểm thương mại ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH?
STT Tiêu chí
Kết quả đánh giá
1 2 3 4 5
1 Về chính sách bảo hiểm nhân thọ
2 Số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
3 Nguồn tài chính của bảo hiểm thương mại
4 Sự phát triển của các sản phẩm bảo hiểm thương mại
Câu 8: Anh, chị đánh giá như thế nào về nhu cầu, nhận thức của người
dân về BHXH ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH?
STT Tiêu chí
Kết quả đánh giá
1 2 3 4 5
1 Tuyên truyền về chính sách BHXH
2 Nguồn kinh tế chi cho chính sách tuyên truyền BHXH
3 Thu nhập bình quân của người lao động
4 Tỷ lệ lao động trong khu vực chính thức
5 Độ tuổi của người lao động
140
PHẦN 3: CÁC THÔNG TIN KHÁC
Câu 9. Ngoài những nhân tố ảnh hướng công tác quản lý nhà nước về bảo
hiểm xã hội đã nêu trên, theo ý kiến của anh chị có còn một/hoặc một số yếu tố
nào khác, nếu có đề nghị anh chị cho biết mức độ ảnh hưởng theo thang đo 5 mức
nêu trên.........................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Câu 10. Anh, chị có ý kiến gì để nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà
nước về BHXH?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Anh, Chị
141
Phụ lục 2. Bảng. Tổng các phương sai được giải thích
Total Variance Explained
Component
Initial Eigenvalues Extraction Sums
of Squared Loadings
Rotation Sums
of Squared Loadings
Total % of Variance
Cumulativ
e % Total
% of
Variance
Cumulati
ve % Total
% of
Variance
Cumulativ
e %
1 17.562 48.784 48.784 17.562 48.784 48.784 9.022 25.062 25.062
2 2.943 8.176 56.960 2.943 8.176 56.960 5.908 16.412 41.474
3 2.092 5.812 62.772 2.092 5.812 62.772 3.554 9.873 51.347
4 1.803 5.009 67.781 1.803 5.009 67.781 3.118 8.662 60.009
5 1.148 3.188 70.969 1.148 3.188 70.969 3.103 8.620 68.629
6 1.007 2.797 73.766 1.007 2.797 73.766 1.849 5.137 73.766
7 .856 2.379 76.145
8 .763 2.121 78.266
9 .658 1.828 80.093
10 .611 1.698 81.791
11 .528 1.466 83.257
12 .488 1.354 84.611
13 .457 1.269 85.881
14 .415 1.152 87.033
15 .394 1.094 88.128
16 .366 1.017 89.144
17 .348 .967 90.111
18 .321 .891 91.002
19 .291 .808 91.810
20 .279 .774 92.584
21 .264 .734 93.318
22 .246 .682 94.000
23 .232 .645 94.645
24 .218 .605 95.250
25 .212 .590 95.840
26 .197 .547 96.387
27 .177 .492 96.879
28 .168 .467 97.346
29 .156 .434 97.780
30 .151 .420 98.200
31 .143 .396 98.596
32 .125 .346 98.942
33 .112 .310 99.252
34 .103 .287 99.539
35 .096 .266 99.805
36 .070 .195 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
142
Phụ lục 3: Bảng. Tọa độ các thành phần chính của các biến trước khi quay
Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6
c2a1 .666 .024 .106 .219 .255 -.354
c2a2 .756 -.028 .034 .268 .118 -.147
c2a3 .707 -.012 .027 .313 -.041 -.008
c2b1 .758 -.225 .158 .118 -.123 .181
c2b2 .786 -.287 .128 .101 -.112 .152
c2b3 .759 -.254 .151 .046 .059 -.171
c2b4 .739 -.212 .174 .077 .094 -.230
c2c1 .803 -.278 .192 -.016 -.133 -.040
c2c2 .818 -.255 .134 -.038 -.152 -.036
c2c3 .791 -.290 .202 -.093 -.113 .024
c2c4 .763 -.352 .282 -.102 -.196 .018
c2d1 .747 -.188 .158 .232 -.082 .184
c2d2 .777 -.166 .184 .172 .036 .149
c2d3 .781 -.196 .146 .063 .105 -.022
c2d4 .780 -.091 .168 .222 -.089 .134
c3a1 .715 .090 -.293 .387 .074 .098
c3a2 .669 .073 -.291 .303 .243 -.169
c3a3 .682 -.003 -.273 .386 .304 .015
c5a1 .253 .695 .348 .149 .152 .238
c5a2 .339 .718 .409 .042 .172 .148
c5a3 .476 .345 .508 -.271 .075 .073
c5a4 .389 .584 .443 -.059 .073 -.046
c6a1 .612 .416 -.340 .211 -.367 .057
c6a2 .577 .414 -.323 .113 -.412 .097
c6a3 .675 .327 -.297 .081 -.321 .121
c6a4 .597 .308 .033 -.170 -.238 -.523
c6a5 .652 .317 .001 -.125 -.240 -.397
c7a1 .773 -.099 -.268 -.221 .143 .072
c7a2 .694 .044 -.346 -.147 .251 .025
c7a3 .779 .015 -.226 -.311 .118 .025
143
Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6
c7a4 .716 .165 -.303 -.136 .223 .013
c8a1 .756 -.024 -.168 -.401 .090 .154
c8a2 .769 -.008 -.158 -.384 .061 .135
c8a3 .767 .064 -.086 -.256 .054 .071
c8a4 .682 .227 -.089 -.267 .064 -.056
c8a5 .699 -.155 .021 -.407 -.024 .069
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 6 components extracted.
Component Transformation Matrix
Component 1 2 3 4 5 6
1 .662 .512 .356 .295 .204 .209
2 -.512 .021 .056 .415 .729 .178
3 .452 -.378 -.315 -.450 .585 .095
4 .166 -.698 .604 .272 -.011 -.215
5 -.227 .279 .584 -.642 .218 -.265
6 .128 .170 -.257 .228 .193 -.894
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
144
Phụ lục 5. Kiểm định khuyết tật trong mô hình
Phụ lục 5a. Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity
Ho: Constant variance
Variables: fitted values of c1a1
chi2(1) = 0.50
Prob > chi2 = 0.4790
Kết quả kiểm định cho thấy Prob >0,05 => Mô hình không có hiện tượng
phương sai sai số thay đổi
Phụ lục 5b. Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình
Tên biến VIF 1/VIF
Nhóm nhân tố 1 1 1
Nhóm nhân tố 2 1 1
Nhóm nhân tố 3 1 1
Nhóm nhân tố 4 1 1
Nhóm nhân tố 5 1 1
Nhóm nhân tố 6 1 1
Mean VIF 1
Kết quả kiểm định hệ số VIF đều nhỏ hơn 5 => mô hình không có hiện tượng
đa cộng tuyến.
Phụ lục 5c. Kiểm định thiếu biến trong mô hình
Ramsey RESET test using powers of the fitted values of c1a1
Ho: model has no omitted variables
F(3, 242) = 0.65
Prob > F = 0.5828
Kết quả kiểm định ramsey reset cho Prob=0,58>0,05 => Mô hình không bị hiện
tượng thiếu biến.
145
Phụ lục 6. Kết quả hồi quy chi tiết các nội dung quản lý nhà nước về BHXH
Phụ lục 6a.Ước lượng các nhân tố tác động đến yếu tố hoạch định chính sách
Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
Durbin-Watson
1 .665a .442 .428 .574 2.021
a. Predictors: (Constant), REGR factor score 6 for analysis 2, REGR factor score 5
for analysis 2, REGR factor score 4 for analysis 2, REGR factor score 3 for analysis
2, REGR factor score 2 for analysis 2, REGR factor score 1 for analysis 2
b. Dependent Variable: c1a1
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 63.738 6 10.623 32.295 .000b
Residual 80.591 245 .329
Total 144.329 251
a. Dependent Variable: c1a1
b. Predictors: (Constant), REGR factor score 6 for analysis 2, REGR factor score 5
for analysis 2, REGR factor score 4 for analysis 2, REGR factor score 3 for
analysis 2, REGR factor score 2 for analysis 2, REGR factor score 1 for analysis 2
Coefficientsa
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients T Sig.
B Std. Error Beta
1 (Constant) 3.552 .036 98.302 .000
REGR factor score 1 for analysis 2 .341 .036 .450 9.421 .000
REGR factor score 2 for analysis 2 .144 .036 .190 3.977 .000
REGR factor score 3 for analysis 2 .275 .036 .362 7.588 .000
REGR factor score 4 for analysis 2 .138 .036 .182 3.817 .000
REGR factor score 5 for analysis 2 .092 .036 .122 2.550 .011
REGR factor score 6 for analysis 2 .118 .036 .155 3.248 .001
a. Dependent Variable: c1a1
146
Phụ lục 6b. Ước lượng các nhân tố tác động đến yếu tố xây dựng hệ thống luật
Model Summaryb
Model R R Square
Adjusted R
Square
Std. Error of the
Estimate
Durbin-Watson
1 .724a .525 .513 .534 2.128
a. Predictors: (Constant), REGR factor score 6 for analysis 2, REGR factor score
5 for analysis 2, REGR factor score 4 for analysis 2, REGR factor score 3 for
analysis 2, REGR factor score 2 for analysis 2, REGR factor score 1 for analysis 2
b. Dependent Variable: c1a2
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 77.008 6 12.835 45.052 .000b
Residual 69.797 245 .285
Total 146.806 251
a. Dependent Variable: c1a2
b. Predictors: (Constant), REGR factor score 6 for analysis 2, REGR factor score 5
for analysis 2, REGR factor score 4 for analysis 2, REGR factor score 3 for
analysis 2, REGR factor score 2 for analysis 2, REGR factor score 1 for analysis 2
Coefficientsa
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
B Std. Error Beta
1 (Constant) 3.528 .034 104.922 .000
REGR factor score 1 for analysis 2 .342 .034 .447 10.144 .000
REGR factor score 2 for analysis 2 .176 .034 .230 5.230 .000
REGR factor score 3 for analysis 2 .325 .034 .424 9.635 .000
REGR factor score 4 for analysis 2 .088 .034 .115 2.604 .010
REGR factor score 5 for analysis 2 .074 .034 .097 2.202 .029
REGR factor score 6 for analysis 2 .201 .034 .263 5.966 .000
a. Dependent Variable: c1a2
147
Phụ lục 6c. Ước lượng các nhân tố tác động đến yếu tố xây dựng cơ chế tài chín
Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
Durbin-Watson
1 .664a .441 .428 .592 1.999
a. Predictors: (Constant), REGR factor score 6 for analysis 2, REGR factor score 5
for analysis 2, REGR factor score 4 for analysis 2, REGR factor score 3 for analysis
2, REGR factor score 2 for analysis 2, REGR factor score 1 for analysis 2
b. Dependent Variable: c1a3
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 67.826 6 11.304 32.246 .000b
Residual 85.889 245 .351
Total 153.714 251
a. Dependent Variable: c1a3
b. Predictors: (Constant), REGR factor score 6 for analysis 2, REGR factor score 5
for analysis 2, REGR factor score 4 for analysis 2, REGR factor score 3 for analysis
2, REGR factor score 2 for analysis 2, REGR factor score 1 for analysis 2
Coefficientsa
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
B Std. Error Beta
1 (Constant) 3.762 .037 100.861 .000
REGR factor score 1 for analysis 2 .333 .037 .426 8.913 .000
REGR factor score 2 for analysis 2 .116 .037 .148 3.098 .002
REGR factor score 3 for analysis 2 .279 .037 .356 7.464 .000
REGR factor score 4 for analysis 2 .236 .037 .301 6.310 .000
REGR factor score 5 for analysis 2 .101 .037 .130 2.715 .007
REGR factor score 6 for analysis 2 .046 .037 .059 1.236 .218
a. Dependent Variable: c1a3
148
Phụ lục 6c. Ước lượng các nhân tố tác động đến yếu tố hỗ trợ, bảo trợ Nhà nước
Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
Durbin-Watson
1 .726a .527 .515 .587 2.125
a. Predictors: (Constant), REGR factor score 6 for analysis 2, REGR factor score 5
for analysis 2, REGR factor score 4 for analysis 2, REGR factor score 3 for
analysis 2, REGR factor score 2 for analysis 2, REGR factor score 1 for analysis 2
b. Dependent Variable: c1a4
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 93.969 6 15.661 45.484 .000b
Residual 84.361 245 .344
Total 178.329 251
a. Dependent Variable: c1a4
b. Predictors: (Constant), REGR factor score 6 for analysis 2, REGR factor score 5
for analysis 2, REGR factor score 4 for analysis 2, REGR factor score 3 for
analysis 2, REGR factor score 2 for analysis 2, REGR factor score 1 for analysis 2
Coefficientsa
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
B Std. Error Beta
1 (Constant) 3.663 .037 99.087 .000
REGR factor score 1 for analysis 2 .423 .037 .502 11.426 .000
REGR factor score 2 for analysis 2 .255 .037 .302 6.873 .000
REGR factor score 3 for analysis 2 .285 .037 .338 7.689 .000
REGR factor score 4 for analysis 2 .200 .037 .237 5.403 .000
REGR factor score 5 for analysis 2 .052 .037 .062 1.406 .161
REGR factor score 6 for analysis 2 .081 .037 .096 2.196 .029
a. Dependent Variable: c1a4
149
Phụ lục 6d. Ước lượng các nhân tố tác động đến yếu tố thanh tra, kiểm tra
Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
Durbin-Watson
1 .525a .276 .258 .845 1.447
a. Predictors: (Constant), REGR factor score 6 for analysis 2, REGR factor score 5
for analysis 2, REGR factor score 4 for analysis 2, REGR factor score 3 for analysis
2, REGR factor score 2 for analysis 2, REGR factor score 1 for analysis 2
b. Dependent Variable: c1a5
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 66.745 6 11.124 15.564 .000b
Residual 175.113 245 .715
Total 241.857 251
a. Dependent Variable: c1a5
b. Predictors: (Constant), REGR factor score 6 for analysis 2, REGR factor score 5
for analysis 2, REGR factor score 4 for analysis 2, REGR factor score 3 for
analysis 2, REGR factor score 2 for analysis 2, REGR factor score 1 for analysis 2
Coefficientsa
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
t Sig.
B
Std.
Error
Beta
1(Constant) 2.690 .053 50.519 .000
REGR factor score 1 for analysis 2 .273 .053 .278 5.118 .000
REGR factor score 2 for analysis 2 .157 .053 .160 2.945 .004
REGR factor score 3 for analysis 2 .167 .053 .170 3.123 .002
REGR factor score 4 for analysis 2 .037 .053 .038 .700 .485
REGR factor score 5 for analysis 2 .131 .053 .133 2.451 .015
REGR factor score 6 for analysis 2 .347 .053 .353 6.501 .000
a. Dependent Variable: c1a5
150
Phụ lục 6e. Ước lượng các nhân tố tác động đến yếu tố công tác quản lý
NN về BHXH chung
Model Summaryb
Model R R Square
Adjusted R
Square
Std. Error of the
Estimate
Durbin-Watson
1 .788a .621 .612 .41045 1.983
a. Predictors: (Constant), REGR factor score 6 for analysis 2, REGR factor score 5
for analysis 2, REGR factor score 4 for analysis 2, REGR factor score 3 for
analysis 2, REGR factor score 2 for analysis 2, REGR factor score 1 for analysis 2
b. Dependent Variable: ctac
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 67.663 6 11.277 66.938 .000b
Residual 41.276 245 .168
Total 108.939 251
a. Dependent Variable: ctac
b. Predictors: (Constant), REGR factor score 6 for analysis 2, REGR factor score
5 for analysis 2, REGR factor score 4 for analysis 2, REGR factor score 3 for
analysis 2, REGR factor score 2 for analysis 2, REGR factor score 1 for analysis 2
Coefficientsa
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
B Std. Error Beta
1
(Constant) 3.439 .026 133.001 .000
REGR factor score 1 for analysis 2 .342 .026 .520 13.218 .000
REGR factor score 2 for analysis 2 .170 .026 .257 6.544 .000
REGR factor score 3 for analysis 2 .266 .026 .404 10.265 .000
REGR factor score 4 for analysis 2 .140 .026 .212 5.397 .000
REGR factor score 5 for analysis 2 .090 .026 .137 3.480 .001
REGR factor score 6 for analysis 2 .159 .026 .241 6.122 .000
a. Dependent Variable: ctac
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_nhan_to_anh_huong_den_cong_tac_quan_ly_nh.pdf