Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin cho việc ứng dụng IPSAS
Thiết lập hệ thống thông tin đồng bộ, nâng cấp đƣờng truyền dữ liệu đảm bảo thông tin
đƣợc truy cập nhanh phục vụ cho công tác kiểm tra chặt chẽ nhƣng đƣợc bảo mật tuyệt đối.
Chú trọng đến việc đầu tƣ nâng cấp công nghệ thông tin song song với việc chú trọng công
tác đào tạo, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của nhân viên kế toán công
288 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n mực này quy định các phƣơng pháp kế toán cơ bản đối với các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh từ hoạt động liên doanh của các đơn vị thuộc khu vực công. Đồng
thời hƣớng dẫn việc ghi nhận các khoản bao gồm tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi
phí liên doanh trong Báo cáo tài chính của bên góp vốn liên doanh và nhà đầu tƣ cho
các hình thức liên doanh.
- IPSAS 9 “Doanh thu từ các giao dịch trao đổi” ban hành 7/2001 dựa trên IAS 18
“Doanh thu”
Mục đích của chuẩn mực này là quy định các phƣơng pháp kế toán đối với doanh
thu từ các nghiệp vụ trao đổi. Trong đó, quy định những điều kiện theo đó doanh thu
chỉ đƣợc ghi nhận khi có những bằng chứng về lợi ích kinh tế tƣơng lai hoặc dịch vụ
[48]
tiềm tàng phát sinh và có thể xác định một cách đáng tin cậy. Chuẩn mực này quy định
các tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu và hƣớng dẫn cho việc áp dụng các tiêu chuẩn đó
nhƣ doanh thu dịch vụ, bán hàng, thu từ lãi suất,... Chuẩn mực này không áp dụng cho
các giao dịch một chiều nhƣ thuế, tài trợ và biếu tặng.
- IPSAS 10 “Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát” ban hành 7/2001dựa
trên IAS 29
Chuẩn mực này không thiết lập một tỷ lệ chắc chắn cho hiện tƣợng siêu lạm phát
sẽ xảy ra trong nền kinh tế mà chỉ thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho các Báo cáo
tài chính trong điều kiện siêu lạm phát. Hiện tƣợng siêu lạm phát trong một nền kinh tế
có thể đƣợc nhận biết qua các đặc tính sau đây (tuy nhiên đây cũng không phải là toàn
bộ các đặc tính có thể của siêu lạm phát): Phần lớn dân số nắm giữ tài sản khác tiền
hoặc dƣới hình thức bằng đồng ngoại tệ; Việc mua bán chịu có thể đền bù những mất
mát do mất giá đồng tiền; Lãi suất, tiền lƣơng và giá cả hàng hóa đƣợc tính theo chỉ số
giá; Các Báo cáo tài chính phải đƣợc trình bày lại nếu tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong
vòng ba năm gần đạt hoặc vƣợt 100%. Chuẩn mực yêu cầu công khai các báo cáo lập
lại cho các kỳ trƣớc đó và chỉ số giá cả chung đƣợc sử dụng.
- IPSAS 11 “Hợp đồng xây dựng” ban hành 7/2001 dựa trên IAS 11
Mục đích của chuẩn mực này là quy định phƣơng pháp hạch toán kế toán đối với
doanh thu và chi phí liên quan đến các hợp đồng xây dựng. Bao gồm việc xác định các
thỏa thuận đƣợc phân loại hợp đồng xây dựng; Cung cấp các hƣớng dẫn cho các loại
hợp đồng xây dựng có thể phát sinh trong các đơn vị thuộc khu vực công và chỉ rõ cơ
sở ghi nhận và trình bày đối với doanh thu và chi phí hợp đồng xây dựng và doanh thu
hợp đồng xây dựng, nếu phù hợp. Trong đó, quy định việc ghi nhận doanh thu trên cơ
sở các giai đoạn hoàn thành và phân bổ chi phí phù hợp với doanh thu đã thực hiện.
- IPSAS 12 “Hàng tồn kho” ban hành 12/2006 dựa trên IAS 2
Mục đích của chuẩn mực này là để quy định phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho
theo nguyên tắc giá gốc. Theo đó, hàng tồn kho đƣợc ghi nhận nhƣ một tài sản và
đƣợc theo dõi cho đến khi doanh thu liên quan đƣợc thực hiện. Chuẩn mực cũng cung
cấp những hƣớng dẫn cụ thể về việc xác định giá gốc và sau đó ghi nhận nó là một
khoản chi phí, bao gồm khoản ghi giảm tới mức giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc.
Chuẩn mực này cũng hƣớng dẫn các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để xác định giá gốc
hàng tồn kho; công thức xác định giá xuất kho FIFO, bình quân gia quyền (bỏ LIFO);
[49]
giá gốc hàng tồn kho đƣợc coi là chi phí phát sinh trong kỳ khi doanh thu đƣợc công
nhận.
- IPSAS 13 “Thuê tài sản” ban hành 12/2006 dựa trên IAS 17
Mục đích của chuẩn mực này là quy định những chính sách kế toán và trình bày
thông tin kế toán phù hợp với bên thuê và bên cho thuê tài sản về thuê tài chính và
thuê hoạt động. Chuẩn mực này áp dụng cho toàn bộ các đơn vị thuộc lĩnh vực công,
cho những hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản ngay cả khi bên cho thuê phải
thực hiện các dịch vụ chủ yếu liên quan đến hoạt động hoặc bảo dƣỡng tài sản thuê,
không áp dụng cho các đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nƣớc.
- IPSAS 14 “Các sự kiện phát sinh sau ngày báo cáo” ban hành 12/2006 dựa trên
IAS 10
Mục đích của chuẩn mục này là quy định: Trƣờng hợp nào một đơn vị phải điều
chỉnh Báo cáo tài chính của mình vì các sự kiện phát sinh sau ngày báo cáo, đồng thời
hƣớng dẫn các giải trình về ngày phát hành Báo cáo tài chính và các sự kiện phát sinh
sau ngày Báo cáo tài chính cho thấy giả thiết hoạt động liên tục là không phù hợp.
- IPSAS 15 “Công cụ tài chính: Thuyết minh và trình bày” ban hành 12/2001 dựa
trên IAS 32
Mục đích của chuẩn mực này là giúp ngƣời sử dụng Báo cáo tài chính hiểu rõ
hơn tầm quan trọng của các công cụ tài chính ngoài bảng và trong bảng cân đối kế
toán đối với tình hình tài chính, tình hình hoạt động và lƣu chuyển tiền tệ của Nhà
nƣớc hoặc của đơn vị công khác. Chuẩn mực mô tả các yêu cầu nhất định đối với việc
trình bày các công cụ tài chính trong bảng báo cáo tình hình tài chính và nhận diện
thông tin cần phải đƣợc giải trình của công cụ tài chính ngoài bảng (không đƣợc ghi
nhận) và trong bảng (đƣợc ghi nhận) chuẩn mực đề cập việc phân loại công cụ tài
chính thành công cụ nợ và công cụ vốn/tài sản thuần, phân loại lãi suất, cổ tức, doanh
thu và chi phí liên quan và các trƣờng hợp trong đó tài sản tài chính và nợ phải trả tài
chính đƣợc bù trừ cho nhau. Về giải trình, thông tin về các yếu tố ảnh hƣởng đến giá
trị, thời gian và sự chắc chắn của dòng tiền trong tƣơng lai liên quan đến công cụ tài
chính và chính sách kế toán áp dụng cho công cụ tài chính của đơn vị. Song song đó,
chuẩn mực cũng khuyến khích giải trình thông tin về bản chất và hoàn cảnh sử dụng
công cụ tài chính, mục đích tài chính, rủi ro gắn liền với công cụ này và chính sách của
ban quản lý đối với việc kiểm soát các rủi ro đó.
[50]
- IPSAS 16 “Bất động sản đầu tư” ban hành 12/2006 dựa trên IAS 40
Chuẩn mực này quy định về kế toán bất động sản đầu tƣ và một số yêu cầu liên
quan đến trình bày Báo cáo tài chính của bên đi thuê theo hợp đồng thuê tài chính.
Đồng thời hƣớng dẫn phƣơng pháp xác định giá trị bất động sản đầu tƣ cho thuê trong
Báo cáo tài chính của bên cho thuê.
- IPSAS 17 “Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị” ban hành 12/2006 dựa trên IAS 16
Mục đích của chuẩn mực này là quy định phƣơng pháp kế toán đối với bất động
sản, nhà xƣởng và thiết bị tại thời điểm ghi nhận ban đầu, giá trị khấu hao và giá trị
còn lại của tài sản.
- IPSAS 18 “Báo cáo bộ phận” ban hành 6/2002 dựa trên IAS 14
Mục đích của chuẩn mực này là đƣa ra các nguyên tắc cho việc báo cáo thông tin
tài chính theo bộ phận. Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các đơn vị công trừ đơn vị
kinh doanh bằng vốn Nhà nƣớc. Chuẩn mực đƣa ra cấu trúc của báo cáo bộ phận nhằm
cung cấp thông tin giúp ngƣời sử dụng báo cáo tài chính hiểu rõ hơn về hoạt động
trong quá khứ của đơn vị và xác định các nguồn lực đƣợc phần bổ để thực hiện các
hoạt động chính của đơn vị, làm tăng tính minh bạch của Báo cáo tài chính và giúp
đơn vị có khả năng hoàn thành tốt hơn nghĩa vụ giải trình.
- IPSAS 19 “Các khoản dự phòng, nợ phải trả tiềm tàng và tài sản tiềm tàng” ban
hành 10/2002 dựa trên IAS 37 “Bất động sản đầu tƣ”
Chuẩn mực này quy định các trƣờng hợp cần ghi nhận các khoản dự phòng, các
khoản nợ phải trả tiềm tàng và các tài sản tiềm tàng; phƣơng pháp xác định và cách
trình bày các khoản dự phòng trong Thuyết minh Báo cáo tài chính để giúp cho ngƣời
sử dụng hiểu đƣợc về bản chất, thời gian xác định, và số tiền của các khoản mục đó.
- IPSAS 20 “Thông tin về các bên liên quan” ban hành 10/2002 dựa trên IAS 24.
Mục đích của chuẩn mực này là yêu cầu trình bày sự tồn tại của mối quan hệ với
các bên liên quan khi có sự kiếm soát và trình bày thông tin về các giao dịch giữa đơn
vị với các bên liên quan trong một số trƣờng hợp cụ thể. Đồng thời, quy định các vấn
đề cơ bản trong việc giải trình thông tin về các bên liên quan là xác định các bên có vai
trò kiếm soát hoặc có ảnh hƣởng đáng kể đến đơn vị báo cáo và xác định những thông
tin cần phải trình bày về các giao dịch với các bên liên quan đó.
[51]
- IPSAS 21 “Tổn thất của tài sản không tạo tiền” ban hành 12/2004 dựa trên IAS 36
“Tổn thất của tài sản”
Mục đích của chuẩn mực này mô tả các thủ tục mà một đơn vị phải áp dụng để
xác định liệu tài sản không tạo tiền có bị tổn thất hay không và để đảm bảo rằng lỗ tổn
thất đƣợc ghi nhận. Chuẩn mực này cũng chỉ rõ khi nào một đơn vị phải hoàn nhập lỗ
tổn thất và đƣa ra hƣớng dẫn trình bày vấn đề này.
- IPSAS 22 “Công bố thông tin tài chính về khu vực Chính phủ” ban hành 12/2006
Mục đích của chuẩn mực này là quy định các yêu cầu công bố các Chính phủ
chọn để trình bày thông tin về các lĩnh vực chung của Chính phủ (GGS) trong Báo cáo
tài chính hợp nhất của họ. Việc công bố các thông tin thích hợp về GGS có thể nâng
cao tính minh bạch của các Báo cáo tài chính và cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn về
các mối quan hệ giữa các hoạt động thị trƣờng và phi thị trƣờng của khu vực công và
giữa các Báo cáo tài chính và cơ sở thống kê của Báo cáo tài chính. Việc công bố các
thông tin thích hợp về GGS có thể nâng cao tính minh bạch của các Báo cáo tài chính
và cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn về các mối quan hệ giữa các hoạt động thị trƣờng
và phi thị trƣờng của khu vực công và giữa các Báo cáo tài chính và cơ sở thống kê
của Báo cáo tài chính.
- IPSAS 23 “Doanh thu từ các giao dịch không thay đổi” ban hành 12/2006
Mục tiêu của chuẩn mực này là quy định các yêu cầu về trình bày doanh thu phát
sinh từ các giao dịch không đổi trên Báo cáo tài chính. Đồng thời, chuẩn mực cũng
yêu cầu xem xét công nhận và đo lƣờng doanh thu từ giao dịch không đổi bao gồm
việc xác định các khoản đóng góp của chủ sở hữu. Trong khi đó doanh thu của các chủ
thể của công ty bắt nguồn từ cả các giao dịch thay đổi và không đổi, hầu hết các giao
dịch ở khu vực chủ thể công ty đều là các giao dịch không thay đổi
- IPSAS 24“Trình bày thông tin ngân sách trong Báo cáo tài chính” ban hành
12/2006
Chuẩn mực này yêu cầu công bố thông tin công khai so sánh các khoản dự toán
ngân sách đã đƣợc phê duyệt với số tiền thực tế phát sinh từ thực hiện ngân sách trong
Báo cáo tài chính của các đơn vị đƣợc yêu cầu. Chuẩn mực này cũng yêu cầu sự giải
trình về lý do khác biệt trọng yếu giữa ngân sách và số tiền thực tế phát sinh. Việc tuân
thủ các yêu cầu của chuẩn mực này sẽ đảm bảo tăng cƣờng tính minh bạch trong Báo
[52]
cáo tài chính và qua đó cho thấy rằng các đơn vị thuộc khu vực công đã thực hiện
nghĩa vụ của họ khi chứng minh sự phù hợp với ngân sách đã đƣợc phê duyệt.
- IPSAS 25 “Phúc lợi của người lao động” ban hành 2/2008 dựa trên IAS 19
Chuẩn mực này quy định về kế toán và công bố thông tin về phúc lợi của ngƣời
lao động.
- IPSAS 26 “Sự giảm giá trị của tài sản tiền tệ” ban hành 2/2008 dựa trên IAS 36
Chuẩn mực quy định các thủ tục để xác định một tài sản tạo ra tiền mặt bị suy
yếu đƣợc đảm bảo rằng khoản này đƣợc lập dự phòng.
- IPSAS 27 “Nông nghiệp” ban hành 12/2009 dựa trên IAS 41
Chuẩn mực này quy định việc xử lý kế toán và thuyết minh thông tin liên quan
đến hoạt động nông nghiệp.
- IPSAS 28 “Công cụ tài chính: Trình bày” ban hành 1/2010 dựa trên IAS 32
Chuẩn mực này đƣợc thay thế cho chuẩn mực số 15 “Công cụ tài chính: Thuyết
minh và trình bày” dựa trên IAS 32 “Công cụ tài chính - Trình bày”. Chuẩn mực này
thiết lập các nguyên tắc để trình bày công cụ tài chính nhƣ các khoản nợ hoặc tài sản
ròng/ vốn chủ sở hữu, để bù đắp tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính. Đồng thời
hƣớng dẫn việc phân loại lợi ích liên quan, cổ tức.
- IPSAS 29 “Công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường” ban hành 1/2010 dựa trên
IAS 39
Chuẩn mực kế toán 29 đƣợc dựa trên IAS 39 “Công cụ tài chính”: Ghi nhận và
đo lƣờng thiết lập các nguyên tắc để nhận biết và đo lƣờng tài sản tài chính, công nợ
tài chính.
- IPSAS 30 “Công cụ tài chính: Công bố thông tin” ban hành 1/2010 dựa trên IFRS
7
Chuẩn mực này trình bày các yêu cầu công bố thông tin trên Báo cáo tài chính về
các công cụ tài chính để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của đơn vị, tính chất và
mức độ rủi ro phát sinh từ các công cụ tài chính và cách thức tổ chức quản lý các rủi
ro.
- IPSAS 31 “Tài sản vô hình” ban hành 1/2010 dựa trên IAS 38
Chuẩn mực này quy định các phƣơng pháp ghi nhận đối với tài sản vô hình.
Trong đó, quy định những điều kiện ghi nhận tài sản vô hình đồng thời quy định cách
[53]
thức đo lƣờng giá trị ghi sổ của tài sản vô hình và những yêu cầu về công bố thông tin
tài sản vô hình.
- IPSAS 32 “Thỏa thuận nhượng quyền dịch vụ” ban hành 10/2011 dựa trên IFRIC
12.
Chuẩn mực này quy định kế toán cho ngƣời chuyển nhƣợng trong trƣờng hợp
phát sinh thỏa thuận chuyển nhƣợng quyền dịch vụ.
- IPSAS 33 “Áp dụng lần đầu cơ sở kế toán dồn tích” ban hành 01/2015 dựa trên
IFRS 01.
1. Miễn giảm cho các đối tƣợng áp dụng cơ sở dồn tích trong lần đầu tiên.
2. Cung cấp hƣớng dẫn cho các đối tƣợng chuyển đổi sang cơ sở dồn tích.
3. Cho phép các đối tƣợng lần đầu áp dụng này trong vòng ba năm ghi nhận tài
sản và nợ phải trả theo quy định.
4. Trình bày thông tin so sánh trong báo cáo tài chính IPSAS quá độ và báo cáo
tài chính lần đầu áp dụng cơ sở dồn tích.
- IPSAS 34 “Báo cáo tài chính độc lập” ban hành 01/2015 dựa trên IAS 27.
Mục đích của chuẩn mực này là quy định về các yêu cầu kế toán và công bố
thông tin cho các khoản đầu tƣ kiểm soát, liên doanh, liên kết khi các đối tƣợng này
lập Báo cáo tài chính độc lập.
- IPSAS 35 “Báo cáo tài chính hợp nhất” ban hành 01/2015 dựa trên IAS03, IFRS
10.
Mục đích của chuẩn mực này là thiết lập các nguyên tắc để trình bày và lập Báo
cáo tài chính hợp nhất khi một đối tƣợng kiểm soát một hoặc nhiều những đối tƣợng
khác.
IPSAS 35 vẫn yêu cầu việc kiểm soát phải đƣợc đánh giá liên quan đến lợi ích và
quyền lực nhƣng định nghĩa về kiểm soát đã thay đổi và các tiêu chuẩn hiện nay cung
cấp nhiều hƣớng dẫn hơn vào việc đánh giá kiểm soát.
Yêu cầu trong chuẩn mực này là:
Một đối tƣợng (đối tƣợng kiểm soát) kiểm soát một hoặc nhiều đối tƣợng khác
(đối tƣợng bị kiểm soát) thì phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
Xác định các nguyên tắc kiểm soát và thiết lập kiểm soát nhƣ là cơ sở cho việc
xem xét.
[54]
Thiết lập các nguyên tắc để xác định rằng làm sao để biết một đối tƣợng có
đang kiểm soát một đối tƣợng khác hay không.
Thiết lập các yêu cầu kế toán để lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
- IPSAS 36 “Đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết” ban hành 01/2015 dựa trên
IAS 28.
Mục đích của chuẩn mực này là xây dựng các quy định kế toán cho các khoản
đầu tƣ vào các công ty liên doanh, liên kết và đặt ra các yêu cầu đối với phƣơng pháp
vốn chủ sở hữu.
IPSAS 36 giải thích việc áp dụng phƣơng pháp vốn chủ sở hữu, phƣơng pháp mà
đƣợc sử dụng cho tài khoản đầu tƣ vào công ty liên doanh, liên kết.
- IPSAS 37 “Các thoả thuận liên doanh” ban hành 01/2015 dựa trên IFRS 11.
IPSAS 37 xác định các yêu cầu về việc thiết lập và kiểm soát để phân loại rõ các
thoả thuận liên doanh cho các loại hình thoả thuận liên doanh khác nhau.
Các thoả thuận liên doanh đƣợc phân loại rõ gồm “joint operation” và “joint
venture”. Với “joint operation”: 2 bên có quyền đối với tài sản và nghĩa vụ nợ phải trả
liên quan đến thoả thuận. Với “joint venture”: 2 bên có quyền đối với tài sản thuần liên
quan đến thoả thuận. Sự phân loại này khác với IPSAS 8 khi IPSAS phân loại thoả
thuận gồm 3 loại (đối tƣợng đồng kiểm soát, hoạt động đồng kiểm soát và tài sản đồng
kiểm soát).
- IPSAS 38 “Công bố lãi suất” ban hành 01/2015 dựa trên IFRS 12.
Mục tiêu của chuẩn mực này là yêu cầu các đối tƣợng tiết lộ những thông tin mà
ngƣời dùng có thể dùng báo cáo tài chính để đánh giá:
Bản chất của rủi ro liên doanh và tiền lãi của các đối tƣợng bị kiểm soát, đối
tƣợng không bị kiểm soát và các tổ chức có cấu trúc chƣa hợp nhất.
Tác động của lãi suất đối với tình hình tài chính, hoạt động tài chính và dòng tiền
của doanh nghiệp.
[55]
PHỤ LỤC 17
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KHU VỰC CÔNG
1) Hệ thống tài khoản kế toán KBNN
Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng
Loại TK
Nhóm TK TK cấp 1 TK cấp 2 TK cấp 3 TK cấp 4
Tài khoản trong bảng 31 97 212 168 36
- Tài sản ngắn hạn 9 33 81 112 28
- Tài sản dài hạn 2 2 4 6
- Phải trả và thanh toán 7 39 87 41 8
- Nguồn vốn, quỹ 4 8 15
- Thu ngân sách 4 5 6
- Các khoản chi 5 10 19 9
Tài khoản ngoài bảng 7 34 73 46 19
Bảng 1.1
2) Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán Thuế nội địa
Phân
Tên Mã Số ký tự Nguyên tắc hạch toán
đoạn
Sử dụng để kế toán thuế của từng ngƣời nộp thuế nhằm
10 hoặc
1 Mã số thuế đảm bảo tính duy nhất trong hệ thống kế toán thuế và
13
đƣợc quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc
Đƣợc cấp cho mỗi cơ quan quản lý thuế với mỗi cơ
Mã cơ quan
2 7 quan là một mã duy nhất để hạch toán các hoạt động
quản lý thuế
nghiệp vụ quản lý thuế do cơ quan thuế đó thực hiện
Sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ quản lý thuế phát
Mã tài khoản sinh, theo đó các nghiệp vụ quản lý thuế phát sinh có
3 6
kế toán thuế cùng nội dung kinh tế hoặc có tính chất tƣơng đồng,
phải đƣợc sử dụng cùng một tài khoản kế toán thuế
Mã nội dung Đƣợc dùng để hạch toán các khoản thuế nội địa thu nộp
4 4
kinh tế vào ngân sách Nhà nƣớc
Đƣợc dùng để hạch toán các khoản thuế nội địa thu nộp
5 Mã chƣơng 3
vào ngân sách Nhà nƣớc của ngƣời nộp thuế
Đƣợc dùng để hạch toán các khoản thu nộp ngân sách
Mã tài khoản
Nhà nƣớc theo yêu cầu của kế toán ngân sách Nhà
6 thu ngân sách 4
nƣớc, phù hợp với quy định của luật Ngân sách và luật
tại KBNN
Quản lý thuế
Dùng để hạch toán các khoản thu nộp ngân sách Nhà
Mã năm ngân
7 1 nƣớc tại thời điểm cơ quan thuế thực hiện ghi chép,
sách
hạch toán kế toán thuế theo kỳ kế toán thuế
Dùng để hạch toán các khoản thu nộp NSNN phát sinh
Mã địa bàn thu
8 5 trên địa bàn theo mã địa bàn quận/huyện/thị xã/thành
ngân sách
phố thuộc tỉnh
[56]
Mỗi một khoản thu NSNN đƣợc xác định gắn với (duy
Mã KBNN
nhất) một KBNN, hạch toán thu ngân sách hoặc hoàn
9 hạch toán thu 4
trả từ ngân sách Nhà nƣớc đối với số tiền thuế nộp
NSNN
NSNN hoặc số tiền NSNN hoàn trả cho ngƣời nộp thuế
10 Mã dự phòng 3 Dùng để hạch toán theo yêu cầu chi tiết của địa phƣơng
Bảng 1.2
3) Hệ thống tài khoản kế toán Thuế nội địa
Số lƣợng TK Số lƣợng TK Số lƣợng TK
Loại TK
cấp 1 cấp 2 cấp 3
Tài khoản trong bảng 22 162 428
- Tiền 01 02
- Phải thu 07 34 22
- Phải trả 08 69 127
- Chênh lệch tỷ giá 01
- Thu 02 28 172
- Khấu trừ, miễn giảm, xóa nợ 03 29 107
Tài khoản ngoài bảng 03
4) Hệ thống tài khoản kế toán Thuế xuất, nhập khẩu
Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng
Nhóm tài khoản
TK cấp 1 TK cấp 2 TK cấp 3 TK cấp 4
Tài khoản trong bảng 22 114 120 54
- Tiền 03 07 08
- Phải thu 05 19 50
- Phải trả 04 25 36 54
- Thanh toán vãng lai 02 07
- Điều chỉnh giảm thu và
02 06 06
khấu trừ
- Thu 06 50 20
Tài khoản ngoài bảng 03
Bảng 1.3
5) Hệ thống tài khoản kế toán Hành chính sự nghiệp
Số lƣợng TK Số lƣợng TK cấp
Loại tài khoản
cấp 1 2
Tài khoản trong bảng 49 89
1.Tiền và vật tƣ 07 10
2.Tài sản cố định 05 12
3.Thanh toán 12 24
Bảng 1.44.Ngu ồn kinh phí 10 23
Bảng 1.55.Các kh oản thu 03 05
6.Các khoản chi 05 11
Tài khoản ngoài bảng 07 04
[57]
6) Hệ thống tài khoản kế toán Ngân sách và tài chính xã
Loại Tài khoản Tài khoản cấp 1 Tài khoản cấp 1
Tiền và vật tƣ 03 02
Tài sản cố định 03 03
Thanh toán 03 02
Nguồn kinh phí và các quỹ chuyên dùng 03 03
Thu NS xã và thu sự nghiệp xã 03 04
Chi NS xã và thu sự nghiệp xã 03 04
Chênh lệch thu, chi ngân sách xã 01
7) Hệ thống tài khoản kế toán BHXH
Loại tài khoản Tài khoản cấp 1 Tài khoản cấp2
Tài khoản trong bảng 65 130
- Tiền và vật tƣ 07 10
- Tài sản cố định 05 16
- Thanh toán 16 15
- Nguồn kinh phí 16 36
- Các khoản thu 10 19
- Các khoản chi 11 34
Tài khoản ngoài bảng 16 8
8) Hệ thống tài khoản kế toán dự trữ Nhà nƣớc áp dụng cho các đơn vị Dự
trữ nhà nƣớc
Loại tài khoản Tài khoản cấp 1 Tài khoản cấp 2
Tài khoản trong bảng 54 148
Tiền và vật tƣ 09 25
Tài sản cố định 05 24
Thanh toán 14 44
Nguồn kinh phí 12 28
Các khoản thu 04 06
Các khoản chi 10 21
Tài khoản ngoài bảng 08 05
(Áp dụng cho các đơn vị Dự trữ Nhà nước)
9) Hệ thống tài khoản kế toán dự trữ Nhà nƣớc áp dụng cho các bộ
Loại tài khoản Tài khoản cấp 1 Tài khoản cấp 2
Tài khoản trong bảng 15 29
Tiền và vật tƣ 02 03
Thanh toán 05 10
Nguồn kinh phí 03 06
Các khoản thu 01 02
Các khoản chi 04 08
Tài khoản ngoài bảng 01 05
(Áp dụng cho các Bộ được giao nhiệm vụ quản lý hàng DTQG, các tổ chức
thuộc bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý hàng DTQG)
[58]
PHỤ LỤC 18
HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KHU VỰC CÔNG
1) Hệ thống chứng từ kế toán KBNN
STT LOẠI CHỨNG TỪ SỐ LOẠI
01 Chứng từ thu ngân sách Nhà nƣớc 08
02 Chứng từ chi ngân sách Nhà nƣớc 21
03 Chứng từ thanh toán vốn đầu tƣ 05
04 Chứng từ thanh toán 11
05 Chứng từ về tín dụng Nhà nƣớc 02
06 Các chứng từ khác 33
07 Các chứng từ quy định ở văn bản khác 02
Tổng cộng 82
Bảng 1.6
2) Hệ thống chứng từ kế toán thuế nội địa
SỐ
STT LOẠI CHỨNG TỪ
LOẠI
1. Chứng từ kế toán thuế đƣợc ban hành tại thông tƣ này 01
01 Chứng từ điều chỉnh 01
2. Chứng từ kế toán thuế tham chiếu từ các văn bản khác 115
02 Hồ sơ khai thuế của ngƣời nộp thuế 71
03 Quyết định, thông báo của cơ quan thuế liên quan đến nghĩa vụ của ngƣời 31
nộp thuế
04 Chứng từ nộp thuế của ngƣời nộp thuế 10
05 Chứng từ hoàn trả tiền thuế cho ngƣời nộp thuế 02
06 Chứng từ điều chỉnh 01
Bảng 1.7
3) Hệ thống chứng từ kế toán các đơn vị sử dụng NSNN
Số lƣợng
Số lƣợng CT
Loại chứng từ CT hƣớng
bắt buộc
dẫn
Chứng từ ban hành theo QĐ19/QĐ-BTC 04 34
- Chỉ tiêu lao động tiền lƣơng 15
- Chỉ tiêu vật tƣ 06
- Chỉ tiêu tiền tệ 04 06
- Chỉ tiêu tài sản cố định 07
Chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác 06 21
[59]
PHỤ LỤC 19
HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHU VỰC CÔNG
Hệ thống Báo cáo tài chính KBNN
STT LOẠI BÁO CÁO MỤC TIÊU BÁO CÁO SỐ LOẠI
I. Báo cáo tài chính 29
Báo cáo về tổng hợp Báo cáo tình hình phân bổ, giao dự toán
01 04
dự toán từ TW đến tỉnh huyện,
Báo cáo tổng hợp thu
02 Báo cáo tình hình thu vay của NSNN 05
và vay của NSNN
Báo cáo tổng hợp chi Báo cáo tổng hợp về tình hình chi
03 05
NSNN NSNN
Báo cáo chi chƣơng Báo cáo chi cho các chƣơng trình mục
04 trình mục tiêu quốc tiêu quốc gia, chƣơng trình 135, dự án 02
gia trồng mới 5 triệu ha rừng niên độ...
Báo cáo sử dụng kinh Báo cáo tình hình chi đầu tƣ phát triển
05 05
phí và chi thƣờng xuyên cho tỉnh, huyện, xã
Báo cáo vay, trả nợ Báo cáo tình hình vay nợ trong và ngoài
06 02
vay nƣớc
Báo cáo ghi thu, ghi
07 02
chi ngoài nƣớc
Báo cáo nhanh và
08 báo cáo cân đối ngân 04
sách
Báo cáo ghi thu, ghi Tổng hợp ghi thu, ghi chi NSTW vốn
07 02
chi vốn nƣớc ngoài ngoài nƣớc theo niên độ
Báo cáo nhanh, báo
Báo cáo nhanh về tình hình hoạt động
08 cáo cân đối thu chi 04
ngân sách các cấp
NSNN
II. Báo cáo quản trị 18
Bảng cân đối tài khoản; báo cáo công
Báo cáo quản trị
09 nợ, các khoản tạm thu hoặc thừa thiếu 05
nghiệp vụ KBNN
chờ xử lý và khoản tồn ngân
Các báo cáo chi tiết về tình hình thanh
10 Báo cáo quản trị khác 13
toán
[60]
PHỤ LỤC 20
NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN
CÁC MÃ TÀI KHOẢN KHO BẠC NHÀ NƢỚC
Số
Phân
Tên Mã ký Nguyên tắc hạch toán
đoạn
tự
Hạch toán các nghiệp vụ thu, chi và giao dịch khác trong phạm vi
1 Mã quỹ 2
của từng quỹ đảm bảo tính cân đối của từng quỹ độc lập
Mã tài
Hạch toán các nghiệp vụ theo các đối tƣợng kế toán của một đơn
2 khoản kế 4
vị kế toán
toán
Hạch toán chi tiết cho mã tài khoản kế toán để phản ánh các
Mã nội
3 4 khoản thu, chi NSNN theo nội dung kinh tế quy định trong Mục
dung kinh tế
lục NSNN
Mã cấp Hạch toán các khoản thu, chi NS của từng cấp NS theo quy định
4 1
Ngân sách của Luật NSNN; các khoản tiền gửi tại KBNN
Mã đơn vị
Hạch toán các khoản thu, chi NSNN phát sinh tại các đơn vị có
có quan hệ
5 7 quan hệ với ngân sách, gồm: Đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân
với Ngân
sách, các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản
sách
Mã địa bàn Hạch toán thu NSNN trên địa bàn tỉnh, huyện, xã đƣợc giao quản
6 5
hành chính lý; hạch toán chi NSNN phát sinh trên địa bàn hành chính
Hạch toán thu, chi NSNN liên quan đơn vị trực thuộc 1 cấp chính
7 Mã chƣơng 3 quyền nhằm xác định tính trách nhiệm của đơn vị đó đối với
NSNN làm căn cứ điều tiết số thu NSNN cho từng cấp ngân sách
Hạch toán chi NSNN theo tính chất hoạt động kinh tế phục vụ
yêu cầu lập dự toán, phân bổ, quản lý, kế toán, quyết toán NSNN,
Mã ngành
8 3 cung cấp thông tin thống kê chi tiêu của Chính phủ theo ngành
kinh tế
kinh tế và theo chức năng quản lý Nhà nƣớc theo yêu cầu của các
tổ chức quốc tế.
Hạch toán chi tiết dùng để hạch toán chi NSNN của từng chƣơng
Mã CTMT,
trình mục tiêu, dự án quốc gia, các nhiệm vụ chi của ngân sách
9 DA và hạch 5
Trung ƣơng, ngân sách địa phƣơng, bao gồm cả các chƣơng trình
toán chi tiết
của nhà tài trợ quốc tế.
Hạch toán các nghiệp vụ để tổng hợp số liệu báo cáo theo từng
10 Mã KBNN 4 đơn vị KBNN và toàn hệ thống KBNN. Mỗi Kho bạc giao dịch
quy định có một mã duy nhất.
Mã nguồn
Hạch toán chi NSNN theo nguồn chi NSNN, phục vụ lập dự toán,
11 Ngân sách 2
phân bổ, quản lý, kế toán, quyết toán NSNN
Nhà nƣớc
Mã dự Hạch toán theo yêu cầu chi tiết của địa phƣơng ngoài các nội
12 3
phòng dung đã đƣợc hạch toán tại các mã chính thức theo quy định.
[61]
Số
Phân
Tên Mã ký Nguyên tắc hạch toán
đoạn
tự
Hạch toán các nghiệp vụ thu, chi và giao dịch khác trong phạm vi
1 Mã quỹ 2
của từng quỹ đảm bảo tính cân đối của từng quỹ độc lập
Mã tài
Hạch toán các nghiệp vụ theo các đối tƣợng kế toán của một đơn
2 khoản kế 4
vị kế toán
toán
Hạch toán chi tiết cho mã tài khoản kế toán để phản ánh các
Mã nội
3 4 khoản thu, chi NSNN theo nội dung kinh tế quy định trong Mục
dung kinh tế
lục NSNN
Mã cấp Hạch toán các khoản thu, chi NS của từng cấp NS theo quy định
4 1
ngân sách của Luật NSNN; các khoản tiền gửi tại KBNN
Mã đơn vị
Hạch toán các khoản thu, chi NSNN phát sinh tại các đơn vị có
có quan hệ
5 7 quan hệ với ngân sách, gồm: Đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân
với ngân
sách, các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản
sách
Mã địa bàn Hạch toán thu NSNN trên địa bàn tỉnh, huyện, xã đƣợc giao quản
6 5
hành chính lý; hạch toán chi NSNN phát sinh trên địa bàn hành chính
Hạch toán thu, chi NSNN liên quan đơn vị trực thuộc 1 cấp chính
7 Mã chƣơng 3 quyền nhằm xác định tính trách nhiệm của đơn vị đó đối với
NSNN làm căn cứ điều tiết số thu NSNN cho từng cấp ngân sách
Hạch toán chi NSNN theo tính chất hoạt động kinh tế phục vụ
yêu cầu lập dự toán, phân bổ, quản lý, kế toán, quyết toán NSNN,
Mã ngành
8 3 cung cấp thông tin thống kê chi tiêu của Chính phủ theo ngành
kinh tế
kinh tế và theo chức năng quản lý Nhà nƣớc theo yêu cầu của các
tổ chức quốc tế
Hạch toán chi tiết dùng để hạch toán chi NSNN của từng chƣơng
Mã CTMT,
trình mục tiêu, dự án quốc gia, các nhiệm vụ chi của ngân sách
9 DA và hạch 5
Trung ƣơng, ngân sách địa phƣơng, bao gồm cả các chƣơng trình
toán chi tiết
của nhà tài trợ quốc tế
Hạch toán các nghiệp vụ để tổng hợp số liệu báo cáo theo từng
10 Mã KBNN 4 đơn vị KBNN và toàn hệ thống KBNN. Mỗi Kho bạc giao dịch
quy định có một mã duy nhất
Mã nguồn
Hạch toán chi NSNN theo nguồn chi NSNN, phục vụ lập dự toán,
11 ngân sách 2
phân bổ, quản lý, kế toán, quyết toán NSNN
Nhà nƣớc
Mã dự Hạch toán theo yêu cầu chi tiết của địa phƣơng ngoài các nội
12 3
phòng dung đã đƣợc hạch toán tại các mã chính thức theo quy định
[62]
PHỤ LỤC 21
NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG KẾ TOÁN CÔNG VIỆT NAM
Quá trình phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam gắn liền với các giai đoạn
phát triển của thể chế chính trị :
1) Giai đoạn năm 1945 - 1963
Ngay khi nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, trên cơ sở tiếp quản hệ thống
tài chính của chính quyền cũ, Chính phủ đã thực hiện chính sách quản lý tài chính tập
trung thống nhất. Bằng Sắc lệnh số 75 ngày 29/05/1946, Chính phủ đã kiện toàn bộ
máy quản lý tài chính Nhà nƣớc theo hƣớng thành lập các cơ quan thu nhƣ: Sở thuế
quan và thuế Gián thu; Nha thuế trực thu; Nha thuế Trƣớc bạ; Công sản và Điền thổ;...
theo hệ thống dọc. Đồng thời thành lập Nha Ngân khố có nhiệm vụ tập trung quản lý
các khoản thu về thuế, công phiếu kháng chiến, đảm phụ quốc phòng, quản lý, giám
sát các khoản cấp phát theo dự toán đƣợc duyệt, xác nhận và thanh toán kinh phí cho
các đơn vị sử dụng ngân sách. Ngoài thuế còn có một số khoản thu đặc biệt để lập một
số quỹ nhƣ: Quỹ Độc lập, Quỹ Quốc phòng... và thu từ các hoạt động của tổ chức kinh
tế của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, Nha Ngân khố còn có nhiệm vụ tổ chức việc in, đúc
các loại tiền giấy và kim loại. Nguồn thu của Nhà nƣớc tập trung về Ngân khố và Quỹ
Quốc phòng, Bộ Tài chính quản lý trực tiếp tình hình chi tiêu của các cơ quan, tổ chức
lấy từ Ngân khố và Quỹ Quốc phòng.
Năm 1947, Trong tình hình kháng chiến toàn quốc, Bộ Tài chính lập quỹ chi tiêu
cho cả nƣớc và phân cấp công quỹ cho mỗi tỉnh để tránh việc chia cắt, phong tỏa. Hệ
thống ngân sách kháng chiến đƣợc xây dựng đơn giản gồm 2 cấp: ngân sách Nhà nƣớc
và ngân sách xã. Để thực hiện quản lý thu chi ngân sách các cấp, Bộ Tài chính ban
hành “Thể lệ thu chi và Kế toán đại cƣơng” vào ngày 25/09/1948, bao gồm 6 mục và
90 điều. Trong đó, quy định phƣơng pháp kế toán bao gồm: Thời gian khóa sổ, quyết
toán, hình thức sổ kế toán, quản lý sổ sách, chứng từ, báo cáo tài chính,...
Ngày 06/05/1951 Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng
Quốc gia Việt Nam, giải thể Nha Ngân khố quốc gia và Nha Ngân khố Tín dụng, Ngân
hàng Quốc gia Việt Nam phát hành tờ bạc ngân hàng thay cho tờ bạc tài chính. Bên
cạnh việc phát hành tiền mới, Ngân hàng xúc tiến việc triển khai công tác quản lý lƣu
[63]
thông tiền tệ, công tác tín dụng đƣợc chấn chỉnh. Tiếp theo đó, ngày 20/07/1951, Thủ
tƣớng đã ký nghị định số 107-TTg thành lập Kho bạc Nhà nƣớc đặt trong Ngân hàng
quốc gia, chịu sự quản lý của Bộ Tài chính. Ngày 12/05/1951, Ngân hàng quốc gia
Việt Nam phát hành Tờ bạc ngân hàng thay cho tờ bạc Tài chính. Với việc chuyển đổi
nhƣ trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng quốc gia trong quản lý, giám sát các
khoản thu chi của ngân sách Nhà nƣớc. Ngoài ra, Bộ Tài chính còn ban hành “Điều lệ
tạm thời quy định việc quản lý Tài chính xã” tại Nghị định số 315/TT-LB.NV-TC
ngày 17/04/1952. Trong đó, quy định phƣơng pháp kế toán ghi nhận các khoản thu
chi, đối với cấp xã, huyện và cấp tỉnh. Thông tƣ 25-TT-LB.NV-TC quy định công
khai, minh bạch về kế toán tài chính.
Nhìn chung, giai đoạn này kế toán Việt Nam chịu ảnh hƣởng của Kế toán Cộng
hòa Pháp. Từ sau tháng 09/1948 đến 1954 đã hình thành kế toán công bao gồm kế toán
về tình hình chi tiêu của các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách Nhà nƣớc và kế toán
ngân sách xã. Mặc dù quy định về Chế độ kế toán công trong giai đoạn này khá đơn
giản do điều kiện chiến tranh, các phƣơng tiện thông tin còn nghèo nàn, kỹ thuật còn
lạc hậu, nội dung các khoản thu chi của Nhà nƣớc cũng khá đơn giản, chủ yếu dựa vào
việc thống kê, ghi chép thủ công và không thống nhất trong cả nƣớc. Nhìn chung,
nhiều tài sản Nhà nƣớc không đƣợc phản ánh đầy đủ, chủ yếu chỉ ghi nhận các khoản
bằng tiền thuộc ngân sách Nhà nƣớc. Tuy nhiên, phƣơng pháp ghi nhận lại phù hợp
với cơ chế quản lý ngân sách Nhà nƣớc giai đoạn này, góp phần vào việc kiểm tra,
kiểm soát các hoạt động tài chính, góp phần ngăn chặn những tiêu cực, lãng phí, thất
thoát tài sản Nhà nƣớc.
Dƣới sự chỉ đạo và quản lý của Bộ Tài chính và Ngân hàng quốc gia, hệ thống
Kho bạc Nhà nƣớc đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, quản lý các nguồn thu của
ngân sách, cấp phát kịp thời các nhu cầu chi tiêu của cuộc kháng chiến. Giai đoạn này
Hệ thống kế toán chung của Việt Nam cũng đã bắt đầu hình thành, 18/10/1961 Chính
phủ đã ký Nghị định số 175/CP ban hành Điều lệ Tổ chức kế toán Nhà nƣớc. Đây là
văn bản đầu tiên quy định tính thống nhất và sự quản lý về kế toán. Tiếp theo đó, Bộ
Tài chính đã lần lƣợt ban hành Hệ thống tài khoản thống nhất áp dụng trong nền kinh
tế quốc dân; Quyết định số 714 QĐ-TC-CDKT ngày 22/11/1962 ban hành chế độ tạm
thời về kiểm tra kế toán. Hệ thống kế toán đã bƣớc đầu có những qui định pháp lý và
thống nhất.
[64]
2) Giai đoạn 1964 – 1989
Ngày 26/10/1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 171/CP quy định
thay đổi chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy ngân hàng Nhà nƣớc. Tiếp theo đó,
Hội đồng Chính phủ đã ra quyết định số 113/CP ngày 27/07/1964 thành lập Vụ quản
lý quỹ ngân sách Nhà nƣớc thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, thay cho Kho bạc
Nhà nƣớc. Trên nền tảng kế hoạch hóa tập trung, ngân hàng Nhà nƣớc thực hiện chức
năng quản lý ngân sách Nhà nƣớc nhƣ chấp hành quỹ ngân sách Nhà nƣớc; tập trung
các nguồn thu của ngân sách Nhà nƣớc; cấp phát các loại vốn theo chế độ; định mức
và chi trả các khoản chi ngân sách Nhà nƣớc theo lệnh của cơ quan tài chính; theo dõi
thống kê tình hình thu chi và lập báo cáo cho Bộ Tài chính và cơ quan tài chính các
cấp. Để theo dõi tình hình sử dụng các loại kinh phí hành chính, kinh phí sự nghiệp
cấp cho bộ máy hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ số 02-TC-
CĐKT. Ngày 21/02/1964 với Thông tƣ số 07-TC-CĐKT Bộ Tài chính đã ban hành
Chế độ chứng từ sổ sách kế toán.
3) Giai đoạn 1991 – 1997
Ngày 08/08/1990, Quốc hội đã thông qua 3 đạo luật quan trọng về Thuế gồm:
Luật Thuế doanh thu, Luật Thuế lợi tức và Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Nhƣ vậy, cùng
với Luật Thuế xuất nhập khẩu (ban hành ngày 29/12/1987) và Pháp lệnh thuế nông
nghiệp (ban hành ngày 30/01/1989), hệ thống thuế của Việt Nam đã đƣợc xây dựng
một cách đồng bộ. Ngày 02/03/1990, Bộ Tài chính đã ban hành “Chế độ kế toán tạm
thời thống nhất áp dụng trong hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc” theo quyết định số 75/TC-
KBNN của Bộ Tài chính. Chế độ kế toán kho bạc Nhà nƣớc đƣợc áp dụng thống nhất
trong toàn bộ hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc từ ngày 01/04/1990, thay thế tất cả các văn
bản kế toán quỹ ngân sách Nhà nƣớc do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam quy định. Sau
2 năm thực hiện, chế độ kế toán tạm thời của hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc đã bộc lộ
những hạn chế nhất định. Trên bối cảnh đó, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số
478/TC-KBNN ngày 19/11/1992 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính.
Ngày 10/12/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 187/NĐ-CP thành lập
Tổng cục đầu tƣ phát triển trực thuộc Bộ Tài chính để thực hiện chức năng quản lý
Nhà nƣớc về tài chính đầu tƣ phát triển; tổ chức thực hiện cấp phát vốn ngân sách Nhà
nƣớc đầu tƣ và vốn tín dụng ƣu đãi của Nhà nƣớc đối với các dự án, mục tiêu, chƣơng
trình theo danh mục do Chính phủ quyết định hằng năm. Từ 01/01/1996, Tổng cục đầu
[65]
tƣ phát triển còn đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao điều hành tác nghiệp Quỹ Hỗ trợ đầu
tƣ quốc gia, thành lập theo Quyết định số 808/QĐ-TTg ngày 09/12/1995 để huy động
vốn và cho vay đối với các dự án đầu tƣ phát triển các ngành, nghề thuộc diện ƣu đãi
và các vùng khó khăn theo quy định của Chính phủ.
Do nhận thấy rằng Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp năm 1990 chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu quản lý mới đối với các đơn vị Hành chính sự nghiệp theo tinh thần của
Luật Ngân sách năm 1996. Vì vậy, dƣới sự chỉ đạo của Ban đổi mới kế toán Trung
ƣơng, Bộ Tài chính đã chủ trì, nghiên cứu, tổ chức áp dụng thử nghiệm và ban hành
Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp theo Quyết định số 999/QĐ-CĐKT ngày
02/11/1996 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính.
4) Giai đoạn 1998 – 2005
Giai đoạn này công tác thu thuế đƣợc hiện đại hóa, cải cách thủ tục thu và tăng
cƣờng quản lý Nhà nƣớc đối với công tác thu thuế: Chuẩn bị điều kiện để thực hiện cơ
chế tự khai, tự nộp thuế và triển khai trong toàn quốc từ năm 2007. Tin học hóa công
tác quản lý thuế nhƣ nối mạng toàn bộ hệ thống ngành thuế; xây dựng và triển khai
thực hiện các phần mềm ứng dụng vào hầu hết các khâu quản lý thuế. Tiêu chuẩn hóa
công tác quản lý thuế thông qua ban hành quy trình nghiệp vụ thuế Nhà nƣớc cũng
đổi mới chính sách ngân sách theo hƣớng tăng cƣờng quyền lực và cơ chế quản lý
ngân sách triệt để tiết kiệm; giải quyết quan hệ hài hòa giữa Nhà nƣớc, doanh nghiệp
và dân cƣ. Ngày 17/12/2001 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số
192/2001/QĐ-TTg về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính
đối với cơ quan hành chính Nhà nƣớc nhằm nâng quyền tự chủ đối với cơ quan hành
chính Nhà nƣớc. Ngày 16/01/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP
về Chế độ tài chính áp dụng cho sự nghiệp có thu.
5) Giai đoạn 2006 – 2012
Giai đoạn này nền kinh tế của đất nƣớc đi vào ổn định và có những phát triển tột
bậc. Để đáp ứng với nhu cầu phát triển không ngừng và nhu cầu hội nhập quốc tế, một
loạt các chính sách đƣợc ban hành để thích ứng với hoàn cảnh lúc bấy giờ:
Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 về việc ban hành Chế độ kế
toán hành chính sự nghiệp.
Thông tƣ số 32/2006/TT-BTC ngày 10/04/2006 hƣớng dẫn kế toán nghiệp vụ
thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
[66]
Thông tƣ số 140/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 hƣớng dẫn kế toán áp dụng
cho sơ sở ngoài công lập.
Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC về việc ban hành Chế độ quản lý, tính hao
mòn tài sản cố định trong các cơ quan Nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập và
các tổ chức có sử dụng ngân sách Nhà nƣớc.
Thông tƣ số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 hƣớng dẫn sửa đổi, bổ sung
Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số
18/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính.
[67]
PHỤ LỤC 22
ĐỊNH HƢỚNG XÂY DỰNG
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG VIỆT NAM
(1) Phạm vi áp dụng
Chuẩn mực kế toán công Việt Nam đƣợc áp dụng cho các đơn vị thuộc lĩnh vực
công bao gồm: Các cơ quan Nhà nƣớc, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức có sử dụng
kinh phí Nhà nƣớc nhƣ Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Chủ
tịch nƣớc; Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân các cấp; Tòa án Quân sự và
Viện kiểm sát nhân dân các cấp; các đơn vị vũ trang nhân dân; các Hội đồng và Ủy
ban nhân dân các cấp; các Tổ chức Xã hội nghề nghiệp có sử dụng kinh phí; các đơn
vị sự nghiệp đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo một phần hoặc toàn bộ kinh phí ; Ban quản lý
các dự án; các đơn vị Dự trữ Quốc gia; các Hiệp hội do Nhà nƣớc quản lý; các tổ chức
khác sử dụng hoặc không sử dụng kinh phí nhƣ chụi sự kiểm soát của các cơ quan Nhà
nƣớc có thẩm quyền...
(2) Định dạng các Chuẩn mực kế toán công Việt Nam
Tƣơng ứng
STT Tên Chuẩn mực Nội dung
IPSAS
Giai đoạn 1
01 Chuẩn mực kế toán công số 01 Trình bày Báo cáo tài chính IPSAS 01
02 Chuẩn mực kế toán công số 02 Báo cáo Lƣu chuyển tiền tệ IPSAS 02
03 Chuẩn mực kế toán công số 04 Ảnh hƣởng của chênh lệch tỷ giá hối đoái IPSAS 04
04 Chuẩn mực kế toán công số 05 Chi phí đi vay IPSAS 05
Thặng dƣ hoặc thâm hụt thuần trong kỳ,
05 Chuẩn mực kế toán công số 03 các sai sót cơ bản và những thay đổi trong IPSAS 03
CSKT
06 Chuẩn mực kế toán công số 09 Doanh thu từ các giao dịch trao đổi IPSAS 09
07 Chuẩn mực kế toán công số 11 Hợp đồng xây dựng IPSAS 11
08 Chuẩn mực kế toán công số 12 Hàng tồn kho IPSAS 12
09 Chuẩn mực kế toán công số 13 Thuê Tài sản IPSAS 13
10 Chuẩn mực kế toán công số 16 Bất động sản đầu tƣ IPSAS 16
11 Chuẩn mực kế toán công số 17 Bất động sản, nhà xƣởng và thiết bị IPSAS 17
Thuyết minh các thông tin tài chính về
12 Chuẩn mực kế toán công số 22 IPSAS 22
khu vực Chính phủ công
13 Chuẩn mực kế toán công số 31 Tài sản cố định vô hình IPSAS 31
Trình bày các thông tin ngân sách trên
14 Chuẩn mực kế toán công số 24 IPSAS 24
Báo cáo tài chính
15 Chuẩn mực kế toán công số 33 Áp dụng lần đầu cơ sở kế toán dồn tích IPSAS 33
[68]
16 Chuẩn mực kế toán công số 34 Báo cáo tài chính độc lập IPSAS 34
17 Chuẩn mực kế toán công số 38 Công bố về lãi suất IPSAS 38
Giai đoạn 2
Kế toán đối với các khoản lợi ích từ hoạt
15 Chuẩn mực kế toán công số 07 IPSAS 07
động liên doanh
Báo cáo tài chính khoản lợi ích trong công
16 Chuẩn mực kế toán công số 08 IPSAS 08
ty liên kết
17 Chuẩn mực kế toán công số 14 Sự kiện phát sinh sau ngày báo cáo IPSAS 14
18 Chuẩn mực kế toán công số 18 Báo cáo bộ phận IPSAS 18
Các khoản dự phòng, nợ phải trả tiềm tàng
19 Chuẩn mực kế toán công số 19 IPSAS 19
và tải sản tiềm tàng
20 Chuẩn mực kế toán công số 20 Thông tin về các bên liên quan IPSAS 20
21 Chuẩn mực kế toán công số 21 Tổn thất của tài sản không tạo ra tiền IPSAS 21
22 Chuẩn mực kế toán công số 26 Giảm giá các tài sản tạo ra tiền IPSAS 26
23 Chuẩn mực kế toán công số 23 Doanh thu từ các nghiệp vụ phi trao đổi IPSAS 23
24 Chuẩn mực kế toán công số 25 Phúc lợi ngƣời lao động IPSAS 25
Đầu tƣ trong các công ty liên doanh, liên
25 Chuẩn mực kế toán công số 36 IPSAS 36
kết
26 Chuẩn mực kế toán công số 37 Các thỏa thuận liên doanh IPSAS 37
Giai đoạn 3
Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các
25 Chuẩn mực kế toán công số 06 IPSAS 06
khoản đầu tƣ vào đơn vị bị kiểm soát
Công cụ tài chính Thuyết minh và trình
26 Chuẩn mực kế toán công số 15 IPSAS 15
bày
27 Chuẩn mực kế toán công số 28 Công cu tài chính - Trình bày IPSAS 28
28 Chuẩn mực kế toán công số 29 Công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lƣờng IPSAS 29
29 Chuẩn mực kế toán công số 30 Công cụ tài chính: Thuyết minh IPSAS 30
30 Chuẩn mực kế toán công số 32 Thỏa thuận nhƣợng quyền dịch vụ IPSAS 32
31 Chuẩn mực kế toán công số 17 Nông nghiệp IPSAS 17
32 Chuẩn mực kế toán công số 35 Báo cáo tài chính hợp nhất IPSAS 35
(Nguồn tác giả)
Các chuẩn mực giai đoạn 2 sẽ đƣợc xây dựng khi các quy định về hoạt động liên
doanh, việc giảm giá của tài sản đƣợc đƣa vào quy định cụ thể.
Các chuẩn mực giai đoạn 3 sẽ đƣợc soạn thảo khi các chuẩn mực của kế toán
doanh nghiệp đƣợc ban hành.
[69]
(3) Kế hoạch, lộ trình xây dựng và ban hành Chuẩn mực KTC Việt Nam
+ Quy trình nghiên cứu đề xuất
Lộ trình xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam
Thành lập Ban chỉ đạo Tổ chức biên dịch Tổng hợp nội dung
DCMKTC nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan IPSAS Ban hành các nghị định
và kinh nghiệm xây dựng thông tƣ
Thành lập nhóm làm việc Sàng lọc Không phù hợp Lập chuẩn mực mới
CMKTC
Phù hợp
Đánh giá thực trạng, phân tích
Lập kế hoạch chi tiết
Cơ hội, thách thức
Tổ chức tập huấn
Áp dụng chuẩn mực kế Định dạng và xác định nội
hƣớng dẫn
toán công quốc tế dung của từng chuẩn mực
Phân tích các điểm Sai
Lập kế hoạch
tƣơng đồng
nguồn kinh phí Đúng
Đánh giá lại
Sai Tổ chức thăm dò ý kiến
Lựa chọn chính sách rộng rãi
Đúng
Hoàn thiện
Xác định lại các vấn đề chuẩn mực kế toán công
Hiệu chỉnh
Giai đoạn tổ chức Giai đoạn nghiên cứu Giai đoạn xây dựng Giai đoạn triển khai
[Tham chiếu chi tiết phụ lục 23]
+ Giải thích quy trình
a) Giai đoạn tổ chức
- Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam và Ban
Kiểm soát và tư vấn: Để tổ chức quá trình thực hiện, Bộ Tài chính sẽ thành lập Ban
Chỉ đạo xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam và Ban Kiểm soát và tƣ vấn
đồng thời bổ nhiệm các trƣởng Ban để triển khai dự án.
- Thành lập nhóm làm việc: Ban Chỉ đạo xây dựng CMKTCVN thành lập nhóm
làm việc bao gồm: Ban Quản lý Dự án; Nhóm Dự án; Nhóm Thƣ ký. Theo đó, Ban
Chỉ đạo thiết lập kế hoạch Chƣơng trình làm việc để thực hiện dự án, đồng thời xây
dựng kế hoạch về nguồn kinh phí cho quá trình thực hiện dự án.
b) Giai đoạn nghiên cứu
[70]
- Tổ chức biên dịch, nghiên cứu IPSAS và nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng
chuẩn mực kế toán công của một số quốc gia:
Thực hiện nghiên cứu biên dịch nội dung Chuẩn mực kế toán công quốc tế, đảm
bảo hiểu rõ tƣờng tận Chuẩn mực kế toán công quốc tế, thu thập tài liệu về kinh
nghiệm xây dựng thành công chuẩn mực kế toán công của một số quốc gia làm bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam. Việc tổ chức biên dịch Chuẩn mực kế toán công quốc tế
lần đầu tiên đã hoàn thành vào tháng 4/2007, với phiên bản đầu tiên gồm 21 chuẩn
mực. Tuy nhiên, đến nay Ban Chuẩn mực kế toán công quốc tế đã hoàn thành và ban
hành 38 Chuẩn mực. Bên cạnh đó, trong những năm qua, nghiên cứu kinh nghiệm xây
dựng chuẩn mực kế toán công của các quốc gia khác đã đƣợc nhiều nhà khoa học
trong nƣớc quan tâm, cụ thể nhiều cuộc Hội thảo của các chuyên gia, nhiều đề tài
nghiên cứu khoa học đã đi sâu nghiên cứu để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam.
- Đánh giá thực trạng và lựa chọn chính sách phù hợp cho dự án:
Thực hiện đánh giá thực trạng hệ thống kế toán công Việt Nam, đánh giá xoay
quanh các vấn đề bất cập trong quá trình điều hành và quản lý ngân sách ở Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. Chi tiết đánh giá bao gồm đánh giá hệ thống
luật, chế độ kế toán và các văn bản pháp quy hiện chi phối hoạt động ngân sách, cơ
chế quản lý tài chính công. Quá trình đánh giá cần xác định các nhân tố ảnh hƣởng và
mức độ tác động của từng nhân tố đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công, khả
năng vận dụng IPSAS bao gồm những cơ hội và thách thức để xây dựng Chuẩn mực
kế toán công Việt Nam, những nội dung tƣơng đồng và khác biệt giữa các chế độ kế
toán công Việt Nam với IPSAS, xác định những vấn đề đặc thù tại Việt Nam ảnh
hƣởng đến việc vận dụng IPSAS. Lựa chọn các chính sách phù hợp để vận dụng
IPSAS. Tổ chức các buổi Hội thảo nằm xác định lại các vấn đề nghiên cứu.
Kết quả của giai đoạn này sẽ chỉ ra những hạn chế của hệ thống kế toán công,
điều kiện cần thiết để xây dựng CMKTC, những nội dung tƣơng đồng và khác biệt
cũng nhƣ những đặc thù từ cơ chế chính sách quản lý tài chính công Việt Nam có ảnh
hƣởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam. Giai đoạn này cũng đƣa
ra những khuyến nghị cho việc cải cách hệ thống KTCVN để tạo điều kiện tiền đề cho
việc xây dựng CMKTCVN và đề xuất mô hình vận dụng IPSAS.
c) Giai đoạn xây dựng
[71]
- Tổng hợp các nội dung nghiên cứu:
Nhóm Thƣ ký tổng hợp các ý kiến thông qua các buổi hội thảo trình Ban Quản lý
dự án. Ban Chỉ đạo xây dựng CMKTCVN tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia để
dự thảo đề cƣơng các nhóm chuẩn mực có sự tham gia phối hợp tham khảo ý kiến giữa
các chuyên gia về lĩnh vực kế toán công và các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài
chính công để hoàn thiện đề cƣơng.
- Xác định mô hình vận dụng IPSAS và định dạng chuẩn mực:
Thông qua đánh giá tổng quan Ban Chỉ đạo xây dựng CMKTCVN sẽ xác định
mô hình vận dụng chuẩn mực kế toán công bao gồm mức độ vận dụng và định dạng
các chuẩn mực cần xây dựng.
- Xác định nội dung các chuẩn mực:
Giai đoạn này Ban Chỉ đạo dự án và các nhóm làm việc xác định nội dung các
chuẩn mực bao gồm: Các chuẩn mực có thể vận dụng hoàn toàn, các chuẩn mực cần
điều chỉnh hoặc giải thích phù hợp với thực trạng của Việt Nam, các chuẩn mực cần
xây dựng mới theo đặc thù của Việt Nam. Có thể nói đây là giai đoạn quan trọng để
định dạng mô hình vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế. Giai đoạn này cần tổ
chức các hội thảo theo từng chuyên đề và khuyến khích các đề tài của các nhà nghiên
cứu, những đóng góp của những ngƣời đang tham gia công tác kế toán tại khu vực
công.
Trên cơ sở các nghiên cứu, Ban Chỉ đạo đề xuất nội dung các chuẩn mực, tổ chức
các buổi hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nƣớc, các nhà
lãnh đạo đang quản lý điều hành ngân sách, các Tổ chức Kế toán chuyên nghiệp để lấy
ý kiến đánh giá. Tổ chức thăm dò ý kiến của những ngƣời đang làm kế toán tại các
đơn vị công, các Tổ chức cá nhân có liên quan nhƣ thanh tra, kiểm toán bằng các phiếu
khảo sát, hoặc thông qua trang web,... Những nội dung chƣa nhất trí sẽ đƣợc hiệu
chỉnh và tiếp tục thăm dò ý kiến cho đến khi đạt đƣợc thống nhất. Ngoài ra, những nội
dung chƣa có trong Chuẩn mực kế toán công quốc tế thì biên soạn mới cho đến khi
IPSAS có chuẩn mực tƣơng đồng thì điều chỉnh cho phù hợp.
Chuẩn mực kế toán công đƣợc xây dựng và ban hành theo từng nhóm sẽ đƣợc áp
dụng thử nghiệm trong một thời gian nhất định để tiếp tục xem xét sự phù hợp của nó
với yêu cầu quản lý tài chính, nếu cần thiết sẽ bổ sung nội dung trên các nhóm chuẩn
mực kế tiếp có liên quan.
[72]
d) Giai đoạn triển khai thực hiện
- Ban hành các Nghị định, thông tư hướng dẫn:
Để thực hiện triển khai các chuẩn mực đã xây dựng, Bộ Tài chính ban hành các
nghị định và thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện KTNN nhằm áp dụng thống nhất trong toàn
bộ khu vực công.
- Tổ chức tập huấn hướng dẫn:
Giai đoạn này, để phát huy vai trò của các đơn vị đào tạo nghề, các trƣờng đại
học chuyên ngành kế toán. Cần tổ chức các buổi tập huấn để triển khai, đặc biệt những
chuẩn mực vận dụng hoàn toàn theo Chuẩn mực kế toán công quốc tế, giúp cho những
ngƣời đang làm công tác kế toán khu vực công thấy đƣợc sự khác biệt và những ƣu
điểm khi áp dụng chuẩn mực kế toán cho khu vực công.
- Đánh giá tổng quan:
Các chuẩn mực đã ban hành tiếp tục cho đánh giá, trong trƣờng hợp cần thiết sẽ
hiệu chỉnh. Tuy nhiên để tránh tình trạng không ổn định nên hạn chế việc sửa đổi.
[73]
PHỤ LỤC 23
LỘ TRÌNH XÂY DỰNG & BAN HÀNH CMKTCVN
[74]