Do lịch sử tác động của con người đến các TTV ở KVNC đã diễn ra từ rất lâu
nên thời gian thực hiện đề tài không thể quan sát được một cách toàn diện. Vì vậy,
chúng tôi lấy không gian thay thế thời gian để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng.
Để đánh giá sự thay đổi về cấu trúc hê ̣sinh thái rừ ng , chúng tôi đã chọn địa
điểm nghiên cứ u là các traṇ g thái thảm thực vật như : Trạng thái rừng tự nhiên trên
núi đất, rừ ng thứ sinh nhân tác , thảm cây bụi và thảm cỏ . Các trạng thái này đều có
nguồn gốc từ rừng nguyên sinh do con người khai thác quá mức mà thành. Trong giớ i
hạn đề tài này , chúng tôi chỉ nghiên cứu cấu trúc không gian thẳng đứng của các
trạng thái thảm thực vật. Kết quả điều tra như sau:
* Trạng thái rừng tự nhiên trên núi đất : Trạng thái rừng này là đối tượng bị
tác động mạnh nhất. Từ những năm 1990 trở về trước, rừng thường có cấu trúc 5
tầng, với nhiều loài cây gỗ quý, có kích thước lớn. Tuy nhiên, do sự tác động của con
người, kiểu rừng này đã bị suy giảm, thậm chí còn bị phá hủy cấu trúc vốn có của nó.
139 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng an toàn khu Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiêm trọng đến
tính bền vững của HST rừng.
4.5. Đề xuất giải pháp phát triển bền vững hệ sinh thái rừng
Qua điều tra cho thấy, đời sống của đại đa số cộng đồng dân cư ở huyện Định
Hóa phụ thuộc vào tài nguyên rừng, từ đất rừng làm nương rẫy đến các sản phẩm
làm công cụ, đồ dùng, nhà ở và nguồn lương thực, thực phẩm trực tiếp thu được từ
rừng như rau rừng, cây thuốc Khai thác tài nguyên rừng là một trong những
truyền thống văn hóa, đồng thời là một nguồn thu nhập đáng kể trong đời sống
người dân. Do đó, trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng ở KVNC còn gặp
nhiều khó khăn. Sau khi thảo luận với Chính quyền các cấp và người dân địa
100
phương, chúng tôi đưa ra một số giải pháp góp phần quản lý, khai thác và sử dụng
bền vững các loại lâm sản.
4.5.1. Quan điểm, mục tiêu khai thác và sử dụng hệ sinh thái rừng
4.5.1.1. Quan điểm
- Thể hiện tính nhân văn “Uống nước nhớ nguồn”: Rừng Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong quần thể di tích lịch sử cách mạng
ATK – Định Hóa. Trong những năm kháng chiến, đồng bào các dân tộc huyện Định
Hóa đã có nhiều công lao trong việc chở che, bảo vệ cán bộ của Trung ương Đảng,
Chính phủ và quân đội, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ. Vì vậy, cần đầu tư bảo vệ và phát triển nhằm bảo tồn cảnh quan rừng, di tích, tài
nguyên, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
- Thể hiện “tính công bằng” trong đầu tư giữa miền núi với đồng bằng, nông
thôn với thành thị. Nếu mức đầu tư tại KVNC thấp, kém hiệu quả thì đến khi rừng bị
phá hủy hoàn toàn sẽ phải tốn kém công sức, tiền của và thời gian gấp hàng trăm,
thậm chí hàng ngàn lần để khắc phục những hậu quả về Môi trường - kinh tế - xã hội.
4.5.1.2. Mục tiêu
Các giải pháp cần hướng tới:
- Đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng tại khu
ATK Định Hóa.
- Đảm bảo sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài nguyên rừng.
- Đảm bảo sinh kế bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học.
- Đảm bảo mức độ sử dụng tài nguyên rừng không được vượt quá khả năng tái
sinh của chúng.
- Phù hợp với trình độ dân trí, canh tác, các điều kiện kinh tế, xã hội của địa
phương để hướng tới thành công phát triển bền vững.
4.5.2. Các nhóm giải pháp cần được ưu tiên thực hiện
4.5.2.1. Đẩy lùi các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái rừng
* Đối với hoạt động sản xuất chế biến Chè
+ Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế và môi trường
Hiện nay, huyện Định Hóa có 3 nhà máy chế biến chè: Nhà máy chè Định
Hóa, Công ty TNHH chè Bình Yên và Nhà máy chè Sơn Phú. Huyện có sản lượng
101
Chè lớn, đứng thứ tư trong tỉnh nhưng nhiều năm nay các nhà máy này luôn trong
tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất, bởi giá mà các Nhà máy thu mua luôn thấp hơn
giá mà bà con nông dân bán cho tư thương. Bên cạnh đó, đa số các hộ sau khi thu
hoạch tiến hành sao Chè rồi bán lại cho tư thương, vì theo họ sẽ kinh tế hơn so với
bán nguyên liệu cho nhà máy.
Theo kết quả điều tra trong bảng 4.37 ta thấy, 100kg chè tươi bán được
800.000đ, nếu đem sao khô được khoảng 23kg bán được 1.475.000đ. Như vậy lợi
nhuận tăng lên khoảng 85% nhưng TTV sẽ bị suy thoái do sử dụng củi sao chè. Tuy
hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng được thực hiện theo đường tiểu ngạch để xuất khẩu
sang Trung Quốc nên không ổn định cho đầu ra của sản phẩm, sản xuất gặp nhiều
khó khăn. Trước đây người dân đã phải phá bỏ những rừng Cọ, rừng Vầu, rừng tự
nhiên để mở mang diện tích trồng Chè. Hiện nay, nhiều hộ gia đình đã và đang có
xu hướng phá bỏ các đồi Chè để trồng rừng Keo, Mỡ, Quế
Bảng 4.37. So sánh hiệu quả các hình thức sử dụng chè tƣơi sau khi thu hoạch
Chỉ tiêu
Chè tƣơi sau khi thu hoạch đƣợc dùng:
Đem bán ngay Chế biến trước khi bán
Loại sản phẩm Chè tươi Chè khô
Số lượng (Kg) 100 23
Đơn giá/kg 80.000đ 75.000đ
Thành tiền (1) 800.000đ 1.725.000đ
Chi phí
Củi (2) 0đ 100.000đ
Nhân công (3) 0đ 150.000đ
Tổng số tiền: (1) - (2) - (3) 800.000đ 1.475.000đ
Mức độ tác động môi trường Tiết kiệm được củi đun Phá hủy cấu trúc rừng
+ Các giải pháp đề ra là:
- Cần có những quy hoạch và quản lý chặt chẽ về chuyển đổi mục đích sử
dụng đất nông lâm nghiệp.
- Nhà máy cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng giá thu mua chè
nguyên liệu.
- Nhà nước hỗ trợ xây dựng phương án gắn kết lợi ích giữa Nhà máy và người
nông dân, thông qua cam kết người dân bán chè tươi lại cho nhà máy theo mức giá
102
thị trường. Trong đó, Nhà máy thực hiện hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu trả chậm,
thậm chí hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, thu hái chè. Qua đó, người dân có điều kiện
đầu tư, yên tâm chăm bón để tăng năng suất và chất lượng chè, còn Nhà máy sẽ chủ
động và đảm bảo được nguồn nguyên liệu.
* Đối với hoạt động chăn thả rông gia súc
+ Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế và môi trường
Hiện nay chăn nuôi đại gia súc của huyện mới chỉ phát triển theo hướng dùng
làm sức cày kéo, đa số được thả rông trên rừng, có nhiều gia đình chỉ ngày mùa mới
tìm về để cày kéo hoặc khi cần một khoản tiền để chi phí sinh hoạt thì mới lên bắt về.
Việc thả rông có ưu điểm là lợi dụng được TTV tự nhiên làm thức ăn, không mất
công chăn dắt nhưng cũng có rất nhiều nhược điểm do đó năng suất của vật nuôi
cũng không cao, hiệu quả kinh tế thấp, gây suy thoái TTV. Các nhược điểm chính:
- Không có sự chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh của con người dẫn đến đàn gia
súc bị chết rét, thiếu thức ăn, dịch bệnh dễ xảy ra
- Xảy ra hiện tượng giao phối gần làm cho con lai có phẩm chất kém, đàn gia
súc ngày càm kém chất lượng.
- Không có sự chăm sóc đặc biệt đối với gia súc chửa, đẻ và con non.
+ Các giải pháp đề ra là:
- Có chính sách nghiêm cấm, xử phạt những trường hợp chăn thả rông vào
những khu rừng đang khoanh nuôi, bảo vệ, khu di tích cảnh quan.
- Địa phương cần quy hoạch vùng chăn thả gia súc, tiến hành chăn thả tận
dụng, luân phiên với mật độ phù hợp.
- Nghiên cứu phân vùng sinh thái để làm căn cứ quy hoạch vùng trồng cỏ. Xác
định các loại cỏ trồng phù hợp với điều kiện khí hậu.
- Hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trồng cỏ, chăm sóc, thu hoạch, chế biến
thức ăn thô xanh, dự trữ thức ăn cho gia súc, hướng tới chăn nuôi gia súc hàng hóa.
- Hướng dẫn kỹ thuật cho người nông dân cách chăm sóc, phòng bệnh cho gia
súc, đặc biệt là chăm sóc gia súc chửa, đẻ, gia súc non.
- Tận dụng phân của gia súc và trong gia đình để làm chất thải hữu cơ cho hầm
ủ khí biogas cung cấp khí gas thay thế củi đun nấu sinh hoạt hàng ngày. Theo cách
này, sẽ hạn chế được ô nhiễm môi trường và hoạt động khai thác củi.
103
- Khi xây dựng mô hình chăn nuôi gia súc ăn cỏ có thể tham khảo các kết quả
nghiên cứu trong tài liệu của tác giả Hoàng Chung [19], [20] và tác giả Từ Quang
Hiển [35].
* Các hoạt động khai thác gỗ và LSNG
+ Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế và môi trường
Nguồn tài nguyên cây gỗ và LSNG đã và đang là những đối tượng để người
dân hướng tới khai thác, vì đây là nguồn lợi duy nhất đem lại cho họ từ rừng. Hiện
nay, thu nhập đem lại từ các tài nguyên này tuy không nhiều nhưng cũng đủ để trang
trải một số chi phí sinh hoạt trong gia đình. Tuy nhiên, vì khai thác quá mức nên tài
nguyên đang ngày càng bị cạn kiệt, môi trường đất dần suy thoái, xói mòn đất gia
tăng, nguồn nước bị suy giảm
+ Các giải pháp đề ra là:
- Có chính sách nghiêm cấm, xử phạt những trường hợp khai thác gỗ và LSNG
tại những khu rừng đang khoanh nuôi, bảo vệ, khu di tích cảnh quan. Xây dựng các
quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển vốn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ.
- Đối với khai thác gỗ: Khuyến khích sử dụng các gỗ Mỡ, Keo, Bạch đàn từ
rừng trồng, dùng các vật liệu thay thế gỗ: Dùng các đồ vật, vật dụng bằng nhựa (cửa,
bàn, ghế)
- Đối với khai thác củi: Tận dụng các cành cây bị gãy, rụng, các cây bị chết,
sâu bệnh. Đồng thời nâng cao hiệu suất sử dụng củi bằng việc dùng bếp đun củi cải
tiến, sử dụng bếp ga, hướng tới sử dụng năng lượng mặt trời.
- Đối với Song mây: Khai thác bằng hình thức chặt trên các khu rừng vì vậy
cấm khai thác đối với các sợi mây dài dưới 3m.
- Đối với các loại rau rừng và cây thuốc: Cần có nghiên cứu khoa học về đặc
điểm sinh thái, sinh vật học của từng loài cụ thể rồi tiến hành gây trồng thử nghiệm,
từ đó hướng dẫn kĩ thuật cho nhân dân trồng tại vườn đồi quanh nhà để tiện chăm
sóc nâng cao năng suất, góp phần bảo tồn tài nguyên.
- Đối với các loại tre, nứa, vầu: Khi khai thác không được chặt trắng, mỗi bụi
để lại từ 10 – 12 cây để rừng có thể phục hồi trở lại.
104
- Đối với cây Cọ: Không được chặt trắng, sau khi lấy lá ở mỗi cây phải dừng
lại ít nhất 3 tháng sau mới được khai thác tiếp để cây có thể ra lá và phát triển bình
thường.
* Đối với hoạt động săn bắt động vật rừng
+ Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế và môi trường
Từ xa xưa, động vật rừng, đặc biệt các loại thú rừng là những đối tượng chính
mà người dân thường săn bắt. Đa số các động vật săn bắt được chỉ đơn thuần là cung
cấp thực phẩm cho gia đình và trao đổi quanh bản làng. Sản phẩm này cũng có thể
được đem bán cho các nhà hàng hoặc tư thương, tuy nhiên với giá rất rẻ. Hoạt động
này đã gây những tác động xấu đến tài nguyên động vật, suy giảm tính đa dạng loài.
+ Các giải pháp đề ra là:
- Cần xử phạt hành chính đối với những trường hợp săn bắt động vật rừng.
- Cần truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những cá nhân, tổ chức buôn bán
động vật hoang dã trái phép.
- Xây dựng mô hình chăn nuôi các động vật hoang dã: Hươu, Nhím, Lợn rừng,
Dúi, Trăn, Rắn nhằm nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân, giảm áp lực
đến tài nguyên động vật rừng. Để thành công cần: Khuyến khích, hỗ trợ vay vốn ưu
đãi cho người dân; Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời tổ chức tham quan học
hỏi kinh nghiệm thực tế từ các mô hình đã mang lại hiệu quả cao; Khi áp dụng tại địa
phương, ban đầu nên triển khai thí điểm rồi mới nhân rộng tới nhân dân; Quảng bá và
giới thiệu sản phẩm trên thị trường.
4.5.2.2. Phát triển các hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến hệ sinh thái rừng.
* Hoạt động trồng rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh
+ Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế và môi trường
Mô hình trồng rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh là một giải pháp quan
trọng để nâng cao độ che phủ của rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đặc biệt là
phòng hộ, từng bước nâng cao đời sống người dân tiến tới làm giầu. Hiện nay, xét về
hiệu quả kinh tế của các mô hình này tại KVNC mới chỉ đáp ứng ở mức độ xóa đói
giảm nghèo, về hiệu quả môi trường thì chỉ ở mức phủ xanh đất trống đồi trọc. Một
số tồn tại:
105
- Sau mỗi chu kỳ khai thác trắng, chủ rừng sẽ dọn sạch thực bì bằng cách phát
hoặc đốt bỏ lớp TTV để trồng rừng theo chu kỳ mới (có nơi còn bỏ hoang). Như vậy,
họ mới chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế, chưa quan tâm đến vai trò phòng hộ lâu dài
của rừng. Với cách làm này, sẽ khiến đất bị rửa trôi, bạc mầu, đồng thời vai trò phòng
hộ của rừng thuần loài bao giờ cũng thấp hơn so với rừng hỗn giao, nhiều tầng tán.
- Mặc dù có tiến hành khoanh nuôi nhưng đa số chủ rừng chưa có tác động các
biện pháp kỹ thuật lâm sinh, mức hỗ trợ còn thấp 200.000đ/ha/năm (từ năm 2010 trở
về trước chỉ là 100.000đ/ha/năm).
- Nhiều nơi khoanh nuôi chưa đúng đối tượng. Ví dụ: Nơi đất dốc, đất còn tốt,
yếu tố gieo giống tự nhiên còn phong phú, đáng lẽ ra phải thực hiện khoanh nuôi để
TTV phục hồi, hạn chế được xói mòn, bảo vệ đa dạng sinh học, ít tốn kém kinh phí
đầu tư. Thế nhưng người dân lại tiến hành dọn sạch thực bì để trồng rừng. Tại nhưng
nơi đất bạc mầu, nguồn gieo giống cây gỗ không còn thì họ lại khoanh nuôi.
- Chủ rừng thường gặp phải khó khăn về nguồn vốn đầu tư, thủ tục vay vốn
ngân hàng gặp khó khăn, thời hạn vay ngắn hơn so với chu kỳ khai thác rừng, lãi suất
cao
- Tương tự như chăn thả rông gia súc, người dân chưa thực sự coi trồng rừng
là một “nghề”, một phần do chưa được hướng dẫn đầy đủ kỹ thuật kinh doanh rừng,
phần khác tuy đã được hướng dẫn đầy đủ quy trình nhưng không tuân thủ theo.
+ Các giải pháp đề ra là:
- Trước tiên Nhà nước và người dân phải thực sự hiểu và coi trồng rừng là một
nghề “kinh doanh rừng”. Để thành công cần phải tổ chức tuyên truyền, tham quan
học tập những mô hình kinh doanh rừng đã mang lại hiệu quả cao về môi trường và
kinh tế.
- Xác định đúng đối tượng khoanh nuôi hoặc trồng rừng. Hướng dẫn đầy đủ
quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác rừng cho người dân, có thể tham khảo
“Các giải pháp, quy trình phủ xanh đất trống, đồi trọc ở Thái Nguyên, Bắc Kạn” của
tác giả Lê Đồng Tấn và cộng sự [85].
- Nâng mức hỗ trợ cho khoanh nuôi phục hồi rừng lên thành 500.000đ/ha/năm,
106
đối với năm thứ nhất, từ năm thứ 2 là 200.000đ/ha/năm. Khi thực hiện, không nên
triển khai cùng một lúc trên diện rộng mà cần tiến hành theo từng khu vực nhỏ, sau
khi rừng phục hồi và phát triển tốt, tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm rồi mới
chuyển giao cho các chương trình hỗ trơ ̣khác như chương trình cấp chứng chỉ rừng .
- Thời gian đầu, tại những nơi đất đã bị thoái hóa trồng cây mọc nhanh, có tác
dụng cải tạo đất (Keo). Trồng cây nông nghiệp để tận thu tối đa trên một đơn vị diện
tích và tạo thu nhập ổn định trong khi chưa được khai thác rừng, đồng thời hạn chế cỏ
dại xâm chiếm, chống cháy rừng, có tác dụng phòng hộ. Đến khi được khai thác tiến
hành chặt tỉa, chặt theo băng và trồng dặm cây bản địa sẽ có tác dụng phòng hộ lâu
dài, hướng tới tạo rừng hỗn giao, cấp chứng chỉ rừng.
* Hoạt động tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, cảnh quan
+ Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế và môi trường
Khu vực nghiên cứu nằm trong “Quần thể di tích lic̣h sử qua n troṇg bâc̣ nhất
của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX” . Năm 2012 đã được Nhà nước xếp hạng là
“Di tích Quốc gia đặc biệt”. Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đã đầu tư cho công tác tôn
tạo các di tích, nơi mà trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp các cơ quan
Trung ương đặt cơ sở để hoạt động cách mạng. Đây là việc làm không chỉ mang ý
nghĩa phát triển kinh tế (du lịch sinh thái) mà còn phục hồi được cảnh quan rừng tại
các điểm di tích. Đặc biệt, còn mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện đạo lý uống nước
nhớ nguồn.
+ Các giải pháp đề ra là:
- Quy hoạch, mở rộng kết nối với các tua du lịch sinh thái ATK Tân Trào (Sơn
Dương, Tuyên Quang) và ATK Chợ Đồn (Bắc Kạn), hồ Núi Cốc.
- Xây dựng các tuyến du lịch nghiên cứu khoa học.
- Phát triển các dịch vụ như: Sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm cho
khách du lịch và sản phẩm nông nghiệp đặc sản của khu vực (chè, gạo ...). Đây là cơ
hội cho người dân tăng thu nhập ổn định và giúp họ có ý thức chủ động trong bảo vệ
và đầu tư trở lại cho công tác phát triển rừng.
- Có cơ chế khuyến khích, mời gọi các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát
triển, khai thác triệt để tiềm năng du lịch dựa vào các sinh cảnh và di tích lịch sử cách
107
mạng của khu vực ATK.
- Tiếp tục đầu tư nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, hiện vật để bổ sung cho phòng
trưng bày, tạo thêm sinh động, hấp dẫn du khách.
- Xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng phục vụ cho
du khách.
- Cần chú ý áp lực của số lượng du khách đến môi trường sinh thái trong
tương lai khi xây dựng những quy hoạch tổng thể.
4.5.3. Các nhóm giải pháp tổng hợp
4.5.3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý
- Thiết lập chặt chẽ hệ thống các văn bản quy định pháp luật về khai thác, vận
chuyển, chế biến lâm sản.
- Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ kiểm
lâm.
- Xây dựng cơ chế phối hợp lâu dài giữa các tổ chức nghiên cứu, giáo dục, đào
tạo và khuyến lâm với các chủ rừng, doanh nghiệp và cộng đồng.
- Tăng cường sự phối hợp các cấp, các ngành và các địa phương vùng giáp
ranh để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng.
- Đa dạng hóa hình thức quản lý sử dụng đất lâm nghiệp (giao, khoán, cho
thuê).
- Xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Hoàn thiện công tác quy hoạch và định hướng phát triển 3 loại rừng cho phù
hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
4.5.3.2. Nhóm giải pháp về kinh tế
- Hỗ trợ tài chính để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian nông
nhàn, giảm dần áp lực vào rừng.
- Nhà nước có cơ chế hỗ trợ như cho vay ưu đãi, cấp lương thực, cấp cây
giống có phẩm chất tốt, phân bón... để trồng rừng sản xuất, sản xuất nông lâm kết
hợp trong thời gian chưa có thu nhập từ rừng.
- Đầu tư phát triển cơ sở chế biến lâm sản (bột giấy, ván ghép, ván dăm, chế
biến gỗ gia dụng) để tiêu thụ sản phẩm cho các chủ rừng.
108
- Đầu tư cho việc điều tra đánh giá và lựa chọn kênh thị trường theo hướng có
lợi cho sản xuất.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân
nước ngoài về tài chính, công nghệ nhằm đầu tư có hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng.
4.5.3.3. Nhóm giải pháp về xã hội
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
- Tiếp tục thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tiến tới xóa nghèo tại
KVNC.
- Bảo tồn và phát triển các tổ chức cộng đồng, Hương ước, các tri thức bản địa
liên quan đến quản lý và bảo vệ rừng, tạo phong trào toàn dân tham gia bảo vệ rừng.
- Thực hiện ký cam kết trong nhân dân với nội dung không đốt rừng làm
nương rẫy; không đốt lửa sưởi trong rừng; không khai thác, vận chuyển gỗ trái phép.
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giá
trị kinh tế, sinh thái của rừng và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát
triển rừng.
- Chính sách dân số: Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tích cực chính
sách dân số, kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm dần tốc độ gia tăng dân số, giảm áp
lực của dân số lên tài nguyên rừng.
4.5.3.4. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ
- Ứng dụng công nghệ sinh học (công nghệ gen, công nghệ mô) trong sản
xuất cây giống chất lượng cao nhằm tăng năng suất cây trồng.
- Đối với các loài thực vật quý hiếm: Tiến hành điều tra toàn diện để xác định
chính xác trữ lượng, sự phân bố, sinh cảnh, của các loài thực vật quý hiếm, kỹ thuật
gây trồng cũng như công dụng... làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình dài hạn
về bảo tồn và phát triển các loài thực vật này. Khi xây dựng các phương án bảo tồn
các loài quý hiếm nên định hướng theo phương pháp nguyên vị, nhằm bảo tồn đa
dạng sinh học trong điều kiện tự nhiên.
- Xây dựng mô hình trồng các loại cây rừng giống mới, cây bản địa, trồng
rừng hỗn giao, nhiều tầng, trồng các loài cây đa tác dụng (Bời lời, Quế...), trồng cây
dưới tán rừng và chuyển giao kỹ thuật cho các chủ rừng.
- Xây dựng các mô hình khoanh nuôi phục hồi rừng , xúc tiến tái sinh tự nhiên .
109
Điều chỉnh tán rừng, dây leo taọ không gian cho cây tái sinh sinh trưởng phát triển
tốt, nuôi dưỡng những loài cây mục đích, loại bỏ những cây ít giá trị, phẩm chất kém.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám trong quản lý, theo dõi diễn biến
tài nguyên rừng đến từng lô rừng.
- Các mô hình có thể áp dụng tại KVNC:
Bảng 4.38. Một số mô hình sản xuất có thể áp dụng tại KVNC
Tên môn hình Ý nghĩa Công việc cần triển khai
1. Mô hình
trồng măng Bát
Độ
- Tạo việc làm và tăng thu
nhập cho người dân.
- Bảo vệ đất, chống xói
mòn, giảm áp lực lên tài
nguyên rừng.
- Tiến hành quy hoạch vùng sản
xuất.
- Phổ biến kỹ thuật gây trồng, chăm
sóc, chế biến và bảo quản sản phẩm.
- Quảng bá và giới thiệu sản phẩm
trên thị trường.
2. Trồng Nấm
từ các sản phẩm
gỗ tạp tận dụng
- Tạo việc làm và thu nhập
cho người dân.
- Có thể tận dụng tối đa sản
phẩm từ gỗ.
- Tiến hành quy hoạch vùng sản
xuất.
- Tập huấn kỹ thuật gây trồng,
chăm sóc thu hoạch, bảo quản và
chế biến.
- Quảng bá và giới thiệu sản phẩm
trên thị trường.
3. Nuôi ong
lấy mật
- Tạo việc làm và tăng thu
nhập cho người dân.
- Tận dụng được các điều
kiện thuận lợi tự nhiên.
- Tăng khả năng thụ phấn
cho cây rừng, thúc đẩy tái
sinh tự nhiên.
- Xác định vùng nuôi ong.
- Tập huấn kỹ thuật nuôi ong.
- Quảng bá và giới thiệu sản phẩm
trên thị trường.
4. Xây dựng
vườn cây thuốc
nam
- Giải quyết vấn đề thuốc
tại chỗ cho cộng đồng.
- Gảm tác động đến tài
nguyên rừng.
- Khảo sát xác định vị trí xây dựng
vườn cây thuốc.
- Xây dựng kỹ thuật quản lý chăm
sóc, sử dụng.
- Quảng bá và giới thiệu sản phẩm.
4.5.3.5. Giải pháp sử dụng, khai thác các loại rừng
Căn cứ vào Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành “Quy chế quản lý rừng” [14]; Đề án “Bảo vệ và phát
triển rừng khu ATK Định Hóa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008-2020” [104], đề tài
đưa ra một số giải pháp sử dụng các loại rừng như sau:
110
* Đối với rừng đặc dụng
- Đối với thảm cây bụi trên núi đá thực hiện bảo vệ nghiêm ngặt cấm mọi hành
vi chặt phá.
- Đối với rừng tự nhiên: Khai thác theo phương thức khai thác chọn, sau khai
thác phải tiến hành trồng lại rừng. Ngoài ra, chủ rừng được tổ chức các hoạt động
nghiên cứu khoa học, du tịch sinh thái trong rừng.
- Đối với rừng trồng: Chủ rừng được chọn thời điểm khai thác sao cho có lợi
nhất. Phương thức khai thức là chặt theo băng, theo dải, không chặt theo đám rộng
hoặc có thể chặt chọn theo cấp đường kính, với cường độ <20%. Sau khi chặt cần
tiến hành trồng lại rừng ngay.
- Đối với đất trống cây gỗ rải rác (trạng thái Ic) áp dụng biện pháp trồng dặm.
Loài cây trồng là cây gỗ bản địa, có khả năng cho sản phẩm phụ hoa, quả, nhựa như:
Trám, Sấu, Dẻ, Quế
- Đối với đất trống cây bụi và đất trống cỏ áp dụng phương thức trồng rừng
hỗn giao giữa cây bản địa với cây gỗ mọc nhanh. Trồng theo phương thức thâm canh,
các loài cây có thể trồng là Dẻ, Trám, Tai chua, Nhọc, Sấu, Sui, Bạch đàn, Keo...
* Đối với rừng phòng hộ
+ Đối với rừng tự nhiên:
- Được khai thác tận thu, tận dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
- Khi rừng đạt tiêu chuẩn về phòng hộ được khai thác gỗ (trừ các loài gỗ quý
hiếm) tiến hành chặt chọn đảm bảo độ tàn che của rừng sau khai thác lớn hơn 0,6.
+ Đối với rừng trồng:
- Khi rừng khép tán được phép khai thác cây phù trợ nhưng phải đảm bảo cây
trồng chính còn lại ít nhất là 600 cây/ ha, độ tàn che sau khi khai thác là 0,6.
- Khi rừng đạt tiêu chuẩn về phòng hộ được khai thác chọn với cường độ
không quá 20%, độ tàn che rừng sau khai thác > 0,6.
- Có thể chặt trắng theo băng, theo đám có diện tích 1,0 ha đối với rừng phòng
hộ xung yếu, dưới 0,5 ha đối với phòng hộ rất xung yếu (nếu nhà nước đầu tư), diện
tích 2 ha đối với rừng phòng hộ xung yếu và dưới 1 ha đối với rừng phòng hộ rất
111
xung yếu (nếu tự đầu tư). Tổng diện tích khai thác không vượt quá 1/10 diện tích đã
trồng thành rừng và phải đầu tư trồng lại rừng trong vòng 1 năm kể từ khi khai thác.
- Chủ rừng được tổ chức các hoạt động du lịch, nghiên cứu khoa học. Được
trồng xen cây dược liệu dưới tán rừng phòng hộ và được sử dụng 30% diện tích đất
trống không có rừng để sản xuất nông nghiệp, ưu tiên cây lâu năm, có tán lá rộng,
xanh quanh năm.
* Đối với rừng sản xuất
- Được khai thác các loại lâm sản, trường hợp khai thác các loài cây quý hiếm thực
hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực
vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm của Chính phủ.
- Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có nhu cầu khai thác gỗ rừng tự
nhiên phục vụ cho nhu cầu gia dụng cần báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận
và quản lý.
- Chủ rừng là tổ chức được sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp trên
diện tích rừng và đất trồng rừng. Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
thôn được sử dụng không quá 30% diện tích đất không có rừng là đất rừng sản xuất
để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; được trồng xen cây nông nghiệp dưới
tán rừng nhưng không làm ảnh hưởng tới mục đích sử dụng chính của rừng.
- Chủ rừng được tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch trong rừng hoặc nghiên
cứu khoa học nhưng không được làm thay đổi mục đích sử dụng rừng.
112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
+ Theo khung phân loại của UNESCO (1973), tại huyện Định Hóa có các kiểu
thảm thực vật sau: Lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ cây bụi
và lớp quần hệ cỏ.
+ Đã thu thập được 636 loài thuộc 401 chi, 126 họ, 5 ngành thực vật bậc cao
có mạch. Trong đó có 30 họ có từ 6 loài trở lên và 16 chi có từ 4 loài trở lên.
+ Phát hiện được 50 loài thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam,
nghị định 32 của Chính phủ và danh lục đỏ cây thuốc.
+ Thống kê được 10 nhóm giá trị sử dụng của các loài thực vật. Trong đó,
nhóm cây cho gỗ, cây dược liệu, cây ăn được, cây làm vật liệu xây dựng, cây làm đồ
thủ công mỹ nghệ và cây thức ăn gia súc bị sử dụng, khai thác nhiều nhất.
+ Xác định được những tác động của con người có ảnh hưởng đến hệ sinh thái
rừng bao gồm:
- Các tác động tiêu cực: Canh tác nương rẫy, phá rừng trồng chè, chăn thả gia
súc, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ, săn bắt động vật rừng, trong đó canh tác nương
rẫy là hoạt động có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.
- Các tác động tích cực: Hoạt động trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh,
tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, công tác quản lý bảo vệ rừng.
+ Đã xác định được những ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng do tác động của
con người:
- Ảnh hưởng tiêu cực: Suy giảm đa dạng sinh học, phẩm chất cây tái sinh, phá
hủy cấu trúc hệ sinh thái rừng, suy giảm môi trường đất và nước.
- Ảnh hưởng tích cực: Nâng cao độ che phủ của hệ sinh thái rừng.
+ Đưa ra các nhóm giải pháp phát triển bền vững bao gồm:
- Giải pháp đẩy lùi các hoạt động tiêu cực, thúc đẩy các hoạt động tích cực
- Nhóm các giải pháp tổng hợp: Công tác tổ chức quản lý, giải pháp về kinh tế
xã hội và khoa học công nghệ.
2. Kiến nghị
- Đầu tư, phát triển các mô hình chăn nuôi động vật hoang dã.
- Đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại khu vực nghiên cứu.
113
- Nghiên cứu quy hoạch sử dụng diện tích đất lâm nghiệp phục vụ công tác
trồng rừng, khoanh nuôi rừng, trồng cỏ một cách khoa học.
- Nghiên cứu khoa học quy hoạch vùng chăn thả gia súc cho phù hợp.
- Nghiên cứu xây dựng “Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng” để đưa
những lợi ích kinh tế xứng đáng đến các chủ rừng.
114
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lê Đồng Tấn, Nguyễn Anh Hùng, Dương Thị Vân Anh (2010), “Một số kết
quả nghiên cứu về hiện trạng thảm thực vật tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 70 (8),
tr.115-120.
2. Nguyễn Anh Hùng, Đỗ Như Tiến, Phạm Thái Thái, Trần Đình Lý, Lê Đồng
Tấn (2011), “Điều tra về thành phần loài và dạng sống của cây thức ăn cho đại gia
súc tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học
toàn quốc lần thứ 5 về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, tr.1151-1156.
3. Nguyễn Anh Hùng, Lê Đồng Tấn, Đỗ Như Tiến, Phạm Thái Thái (2011),
“Thực trạng chăn nuôi đại gia súc ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí
chăn nuôi, 149 (8), tr.18-22.
4. Nguyễn Anh Hùng, Lê Đồng Tấn, Ma Thị Ngọc Mai (2012), “Kết quả điều
tra về giá trị chăn thả và nhóm sinh thái của cây thức ăn cho đại gia súc tại xã Phú
Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Chăn nuôi, 160 (7), tr. 46-49.
5. Nguyễn Anh Hùng, Lê Đồng Tấn, Ma Thị Ngọc Mai, Tống Kim Thuần
(2012), “Số lượng và hoạt tính sinh học của một số nhóm vi sinh vật đất trong các
trạng thái thảm thực vật tại huyện Định Hóa, Thái Nguyên”, Tạp chí Rừng và Môi
trường, (48), tr.31-35.
6. Nguyễn Anh Hùng, Lê Đồng Tấn, Ma Thị Ngọc Mai (2012), “Đa dạng
nguồn tài nguyên thực vật tại xã Linh Thông, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”
Tạp chí Sinh học, 34(4), tr. 455-463.
7. Nguyễn Anh Hùng, Trần Đình Lý, Lê Đồng Tấn (2013), “Giá trị sử dụng và
thực trạng khai thác tài nguyên thực vật ở vùng An Toàn Khu Định Hóa tỉnh Thái
Nguyên”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 5 về Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật, tr.1049-1056.
8. Nguyễn Anh Hùng (2013), “Kết quả điều tra tính đa dạng của tài nguyên
thực vật rừng tại vùng An Toàn Khu Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học
và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 107 (7), tr.121-126.
115
9. Nguyễn Anh Hùng (2013), “Các hoạt động của con người có ảnh hưởng đến
hệ sinh thái rừng vùng An Toàn Khu Định Hóa, Thái Nguyên”, Tạp chí Rừng và Môi
trường, (58), tr.20-25.
116
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tiếng Việt
1. Babieva, Gorin (1987), Nấm men đất, Nxb MGU ( tiếng Nga)
2. Phạm Hồng Ban (2000), Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái sau
nương rẫy ở vùng Tây nam Nghệ An, Luận án tiến sĩ sinh học, Trường Đại học Sư
phạm Vinh, Nghệ An.
3. Ban Quản lý khu rừng cảnh quan ATK Định Hóa (2009), Dự án khôi phục, bảo vệ và
phát triển rừng cảnh quan khu ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-
2020.
4. Baur G. N. (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị
dịch, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
5. Nguyễn Tiến Bân (1997), “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục hồi hệ sinh thái vùng
cao núi đá vôi Cao Bằng bằng các loại cây gỗ quý bản địa”, Kỷ yếu Hội nghị môi
trường các tỉnh phía Bắc tại Sơn La, Sở Khoa học công nghệ môi trường tỉnh Sơn
La, tr. 97 – 99.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách
Đỏ Việt Nam, phần II: Thực vật, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
7. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Các Mác (1994), Tư bản, Quyển 1, Nxb Tự thuật.
9. Catinot R. (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi, Vương Tấn Nhị dịch,
Tài liệu Khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
10. Lê Trần Chấn, Huỳnh Nhung (1994), Diễn thế thứ sinh thảm thực vật Việt Nam
(Lấy ví dụ ở Lâm Sơn, Lương Sơn, Hoà Bình), Tuyển tập các công trình nghiên
cứu địa lý, Nxb Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 275 -284.
11. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên (2009), Dự án hỗ trợ chi phí đầu tư xây
dựng rừng tại các điểm di tích do các hộ gia đình quản lý được quy hoạch thành
rừng đặc dụng ATK.
12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Quyết định số
153/2004/QĐ-TTg ngày 17/08/2004 về việc ban hành “Định hướng chiến lược
phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).
117
13. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định
32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
14. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Quyết định số
186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
“Quy chế quản lý rừng”
15. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Quyết định số
1134/QĐ-TTg ngày 21/8/2008, Về việc phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng
khu ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008-2020.
16. Nguyễn Duy Chuyên (1995), “Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên
rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu Nghệ An”, Kết quả nghiên
cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991-1995, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.
53-56.
17. Hoàng Chung (2004), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội.
18. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
19. Hoàng Chung, Nguyễn Anh Hùng (2008), “Tiềm năng thức ăn chăn nuôi đại gia
súc của xã Bắc Sơn (Móng Cái) và đề xuất mô hình khai thác nguồn thức ăn”, Tạp
chí Chăn nôi, (8), tr. 10-17.
20. Hoàng Chung, Nghiêm Văn Cường (2008), “Tập đoàn cỏ trồng Mộc Châu và
hiệu quả của các mô hình thức ăn”, Tạp chí Chăn nuôi, (8), tr. 13-18.
21. Hà Chu Chử (1997), “Hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên – nguyên nhân và những
vấn đề đặt ra”, Tạp chí Lâm nghiệp (5), tr. 6-7.
22. Trần Văn Con (2001), Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và khả
năng ứng dụng trong kinh doanh rừng tự nhiên, Nghiên cứu rừng tự nhiên, Nxb
Thống kê, Hà Nội, tr. 44-59.
23. Lâm Phúc Cố (1994), “Vấn đề phục hồi rừng đầu nguồn Sông Đà tại Mù Cang
Chải”, Tạp chí Lâm nghiệp, (5), tr. 14-15.
118
24. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung, Trần Đình Lý (2001), “Bước đầu nghiên cứu ảnh
hưởng của các quần xã thực vật phục hồi tự nhiên sau nương rãy đến một số đặc
tính của đất ở tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Sinh học, 23 (3), tr. 60-63.
25. Lê Ngọc Công (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của mô hình khoanh nuôi phục hồi
tự nhiên đến một số yếu tố của môi trường đất thuộc huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên, Báo cáo đề tài KHCN cấp Bộ, mã số B2000-03-47, trường Đại học Sư
phạm – Đại học Thái Nguyên.
26. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi
trên một số thảm thực vật tại Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh
thái & Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.
27. Lê Ngọc Công (2010), Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại
tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo Đề tài Khoa học Công nghệ cấp bộ, mã số: B2008-
TN04-11, trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
28. Lê Trọng Cúc, Phạm Hồng Ban (1996), “Động thái thảm thực vật sau nương rẫy
ở Con Cuông, Nghệ An”, Tạp chí Lâm nghiệp, (7), tr. 9-10.
29. Cục thống kê Thái Nguyên (2012), Niên giám thống kê huyện Định Hóa.
30. Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm (2003), Tài nguyên rừng, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
31. Dejkin V. (1975), Nói chuyện về sinh thái học, (Bùi Quốc Khánh dịch năm
1975), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
32. Nguyễn Lân Dũng và cộng sự (1972), Phương pháp nghiên cứu vi sinh vật - Tập
1, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
33. Nguyễn Trọng Hà (1996), Xác định các yếu tố gây xói mòn và khả năng dự báo
xói mòn trên đất dốc, Luận án phó tiến sĩ Khoa học Kỹ thuật, trường Đại học
Thủy lợi, Hà Nội.
34. Lưu Đức Hải (2002), Cơ sở khoa học môi trường, Nxb Đại học Quốc gia, Hà
Nội.
35. Từ Quang Hiển (2002), Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc, Nxb Nông
nghiệp.
36. Vũ Tiến Hinh (1991), “Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên”, Tạp chí Lâm
nghiệp, tr. 3-4.
119
37. Nguyễn Văn Hoàn (2011), Nghiên cứu đặc điểm tái sinh và phục hồi rừng tự
nhiên tại khu bảo tồn Tây Yên Tử - Bắc Giang, Luận án tiến sĩ Sinh học, Viện
sinh thái tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
38. Vũ Tuyên Hoàng (2001), Khí hậu và sinh vật, Hội thảo Quốc tế Sinh học, Hà
Nội.
39. Phạm Hoàng Hộ (1991, 1992, 1993), Cây cỏ Việt Nam, Tập 1, 2, 3 Motreal.
40. Hoàng Hoè (1995), Bảo vệ các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên là sự
nghiệp của nhân dân, Các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
41. Nguyễn Đình Hòe (2009), Môi trường và Phát triển bền vững, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
42. Phan Nguyên Hồng (1991), Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam,
Luận án tiến sĩ Sinh học, Hà Nội.
43. Đặng Hữu (2001), Phát triển kinh tế tri thức rút ngắn quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44. Đỗ Thị Hường, Đặng Tùng Hoa (2013), “Nghiên cứu sự phụ thuộc của cộng đồng
người dân đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, huyện
Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, (7),
tr.101-105.
45. Nguyễn Thế Hưng (2003), Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phục hồi rừng của
thảm thực vật cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả Quảng Ninh, Luận án
tiến sĩ khoa học Sinh học.
46. Phương Hữu Khiêm (2011), “Hiện trạng quản lý rừng tại huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 88 (12),
tr.9-15.
47. Trần Kiên, Hoàng Đức Nhuận, Mai Sĩ Tuấn (2002), Sinh thái học và Môi
trường, Nxb Giáo dục.
48. Phùng Ngọc Lan (1984), “Bảo đảm tái sinh trong khai thác rừng”, Tạp chí Lâm
nghiệp, (9), tr. 45-51.
49. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học - tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
50. Phùng Ngọc Lan (1991), “Trồng rừng hỗn loài nhiệt đới”, Tạp chí Lâm nghiệp
120
(3), tr. 9-14.
51. Trần Ngọc Lân (chủ biên) (1999), Phát triển bền vững vùng đệm Khu bảo tồn
thiên nhiên và vườn quốc gia, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
52. Vũ Thị Liên (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật lên sự
biến đổi môi trường đất ở một số khu vực tỉnh Sơn La, Luận án tiến sĩ Sinh học,
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.
53. Hoàng Xuân Long (1996), “Sai lầm của một triết lý về phát triển kinh tế”, Tạp
chí Kinh tế Sinh thái, (4), Tr. 15-19.
54. Nguyễn Ngọc Lung (1994), “Những vấn đề lâm sinh trong chiến lược phục hồi
rừng ở Việt Nam”, Tạp chí Lâm nghiệp, (2), tr. 4-6.
55. Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải (1997), Kết quả bước đầu nghiên cứu tác dụng
rừng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và xây dựng rừng
phòng hộ nguồn nước, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
56. Trần Đình Lý (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Nxb Thế giới.
57. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn (1995), “Khả năng tái sinh tự nhiên
thảm thực vật vùng núi cao SaPa”, Tạp chí Lâm nghiệp, (2), tr. 12-13.
58. Trần Đình Lý (1995), Nghiên cứu xác định diện tích và hệ thống biện pháp kỹ
thuật cho việc khoanh nuôi phục hồi rừng, Báo cáo đề tài KN.03.11, Viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.
59. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn (1997), “Diễn thế thảm thực vật sau
cháy rừng ở Phan Xi Phăng”, Tạp chí Lâm Nghiệp, (2), tr 8-9.
60. Trần Đình Lý (2006), Hệ sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nxb Khoa học
Công nghệ Việt Nam.
61. Mác - Lê nin (2000), Triết học Mác - Lê nin, Chương trình cao cấp, tập 3, Nxb
Chính trị Quốc gia.
62. Ma Thị Ngọc Mai, Tống Kim Thuần (2005), “Nghiên cứu hiện trạng vi sinh vật đất
trong một số trạng thái thảm thực vật ở trạm Đa dạng sinh học Ngọc Thanh, Vĩnh
phúc”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia lần thứ nhất, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 784 -
788.
63. Ma Thị Ngọc Mai (2007), Nghiên cứu quá trình diễn thế đi lên của thảm thực vật ở
trạm đa dạng Mê Linh – Vĩnh Phúc và các vùng phụ cận, Luận án tiến sĩ Sinh học,
121
Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Hà
Nội.
64. Nguyễn Hữu Nhân, Hoàng Quý Tỉnh (2011), Giáo trình Sinh thái học người,
Nxb Giáo dục.
65. Plaudy. J- Rừng nhiệt đới ẩm, Văn Tùng dịch, Tổng luận chuyên đề số 8/1987,
Bộ Lâm nghiệp.
66. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Nxb
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
67. Trần Ngũ Phương (2000), Một số vấn đề về rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
68. Vũ Đình Phương, Đào Công Khanh (2001), Kết quả thử nghiệm phương pháp
nghiên cứu một số quy luật cấu trúc, sinh trưởng phục vụ điều chế rừng lá rộng,
hỗn loại thường xan ở Kon Hà Nừng - Gia Lai, Nghiên cứu rừng tự nhiên, Nxb
Thống kê, Hà Nội, tr. 94-100.
69. Dương Quỳnh Phương (2007), Kiến thức bản địa của các dân tộc Mông, Dao
tỉnh Thái Nguyên trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên đất, rừng phục vụ phát
triển bền vững ở cấp thôn bản, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
70. Đinh Thị Phượng (2010), Nghiên cứu sự thay đổi môi trường đất trong quá trình
phục hồi thảm thực vật rừng ở một số khu vực tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ
Sinh học, Viện sinh thái Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
71. Võ Quý (1997), Bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam, Các vườn quốc gia và khu
bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, tr. 19-26.
72. Richards. P. W. (1964, 1967, 1968), Rừng mưa nhiệt đới, tập I, II, III, (Vương
Tấn Nhị dịch), Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
73. Đoàn Trường Sơn (2011), “Nghiên cứu khả năng thấm nước của đất rừng t ại xã
Bộc Nhiêu, huyêṇ Điṇh Hóa , Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại
học Thái Nguyên, 86 (10), tr.149-152.
74. Phạm Đình Tam (1987), Khả năng tái sinh tự nhiên dưới tán rừng thứ sinh vùng
Hương Sơn, Hà Tĩnh, Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, Viện Khoa học
lâm nghiệp Việt Nam, (1), tr. 23-26.
75. Vũ Trung Tạng (2008), Sinh thái học các hệ sinh thái nước, Nxb Giáo dục.
122
76. Vũ Trung Tạng (2008), Cơ sở Sinh thái học, Nxb Giáo dục.
77. Vũ Trung Tạng (2009), Sinh thái học các hệ cửa sông Việt Nam, Nxb Giáo dục.
78. Nguyễn Hữu Tăng, Đặng Trung Thuận, Nguyễn Hữu Ninh, Hồ Ngọc Luật
(2003), Bảo vệ Môi trường và Phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Chính trị
Quốc Gia, Hà Nội.
79. Lê Đồng Tấn, Đỗ Hữu Thư, Hà Văn Tuế (1995), “Một số kết quả nghiên cứu về
cấu trúc thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy tại Chiềng Sinh, Sơn La”,
Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật, Nxb Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 117-121.
80. Lê Đồng Tấn, Đỗ Hữu Thư (1998), “Một số dẫn liệu về thảm thực vật tái sinh
trên đất sau nương rẫy tại Sơn La”, Tạp chí Lâm nghiệp, (7), tr. 39-42.
81. Lê Đồng Tấn (1999), Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên của một số quần xã
thực vật sau nương rẫy tại Sơn La phục vụ cho việc khoanh nuôi. Luận án tiến sĩ
Sinh học, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
82. Lê Đồng Tấn (2002), “Thảm thực vật vùng núi cao xã Mường Phăng, huyện Điện
Biên, tỉnh Lai Châu”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (10), tr. 941-
945
83. Lê Đồng Tấn (2003), “Nghiên cứu rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên trên đất sau
nương rẫy ở Sơn La”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (3), tr. 341-
343.
84. Lê Đồng Tấn, Đỗ Hoàng Chung, Ma Thị Ngọc Mai (2005), “Một số kết quả
nghiên cứu về tái sinh tự nhiên dưới tán rừng thứ sinh tại vườn quốc gia Tam
Đảo”, Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc về Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa
học Sự sống, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 1063 – 1066.
85. Lê Đồng Tấn (2007), Nghiên cứu cơ sở khoa học và các giải pháp, quy trình phủ
xanh đất trống đồi trọc ở Thái Nguyên, Bắc Kạn. Báo cáo Đề tài cấp Viện nghiên
cứu Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
86. Nguyễn Tập (2007), Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam, Viện dược liệu,
Hà Nội.
87. Nguyễn Thị Kim Thái, Lê Thị Hiền Thảo (2003), Sinh thái học và bảo vệ môi
trường, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
123
88. Trần Xuân Thiệp (1995), Nghiên cứu qui luật phân bố chiều cao cây tái sinh
trong rừng chặt chọn tại lâm trường Hương Sơn, Hà Tĩnh, Công trình nghiên cứu
khoa học kỹ thuật, Viện Điều tra qui hoạch rừng 1991-1995, Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội.
89. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông
Nghiệp, Hà Nội.
90. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
91. Dương Hữu Thời (1998), Cơ sở sinh thái học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
92. Tống Kim Thuần, Nguyễn Đình Kỳ, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Thanh Thủy (2007),
“Một số chỉ tiêu vi sinh vật và thông số hóa lý, thổ nhưỡng theo diễn thế sinh thái
đất rừng - đất cây bụi - đất trơ sởi đá ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc”, Tuyển tập báo cáo
Hội nghị khoa học Công nghệ môi trường – Nghiên cứu và ứng dụng, tr. 137-142.
93. Nguyễn Văn Thụy (1994), Một số vấn đề về chính sách phát triển Khoa học và
Công nghệ, Nxb Chính trị Quốc gia.
94. Đỗ Hữu Thư, Trần Đình Lý, Hà Văn Tuế, Lê Đồng Tấn (1995), “Nghiên cứu
năng lực tái sinh tự nhiên thảm thực vật rừng trong các trạng thái thực bì khác
nhau ở Việt Nam”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 141 - 146.
95. Nguyễn Vạn Thường (1991), “Bước đầu tìm hiểu tình hình tái sinh tự nhiên ở
một số khu rừng miền Bắc Việt Nam”, Một số công trình 30 năm điều tra qui
hoạch rừng 1961-1991, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Hà Nội, tr. 49-54.
96. Phạm Ngọc Thường (2001), “Một số mô hình phục hồi rừng và sử dụng đất bỏ
hoá sau nương rẫy ở Thái Nguyên và Bắc Kạn”, Tạp chí Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, (7), tr. 480-481.
97. Phạm Ngọc Thường (2001), “Một số đặc điểm của đất rừng phục hồi sau canh tác
nương rẫy ở hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn”, Tạp chí Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, (11), tr. 830-831.
98. Phạm Ngọc Thường (2003), “Một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của thảm thực vật
cây gỗ sau canh tác nương rẫy ở Bắc Kạn”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, (1), tr. 98-104.
124
99. Nguyễn Hoàng Trí (2006), Sinh quyển và các khu dự trữ sinh quyển, Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
100. Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (2003, 2005), Danh lục
các loài thực vật Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
101. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội.
102. Thái Văn Trừng (2000), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb
Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
103. Nguyễn Văn Trương (1983), Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài, Nxb Khoa học
kỹ thuật, Hà Nội.
104. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2008), Đề án bảo vệ, phát triển rừng khu
ATK Định Hóa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008-2020.
105. Lê Thanh Vân (2006), Con người và Môi trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà
Nội.
106. Trần Đức Viên, Phạm Văn Phê, Ngô Thế Ân (2004), Sinh thái học nông
nghiệp, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội
107. Bùi Minh Vũ (2000), “Điều tra đánh giá thực trạng tự nhiên kinh tế xã hội có
liên quan đến khu rừng đặc dụng làm cơ sở cho việc xây dựng, phát triển kinh tế -
xã hội vùng đệm của các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta”,
Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 1996 - 2000, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 225 - 231.
* Tiếng nước ngoài
Tiếng Anh
108. Baur G. N. (1964), The ecological basic of rain forest management - XVII,
Rapport dactyl, Archives FAO, Rome.
109. Bazzaz F. A. (1968), “Succession an abandoned fileds in the Shawnee Hills,
Southern Illinois”, Ecology, Voll. 49 (5), pp. 925 – 936.
110. Bernet H. D., Hunter B. (1971), Illustrated genera of imperfect fungi Burgess,
3
th
ed. Minneapolis. pp. 56-62.
111. Boughey A. S. (1975), Human Ecology: Man and Environment, Mac – Millan
Publishing House Co.
125
112. Buchanan E. R., Gibbon N. E. (1974), Bergy
,
s manual of determinative
bacteriology, 8
th
Baltimore.
113. Clements F. E. (1916), “Plant succession. An analysis of the development of
vegetattion”, Carnegie Institution of Washington, 242, Washington.
114. Cowles H. C. (1899), “The ecological relations of vegetation on the sand dunes
of Lake Michigan”. Bot. Gazette 27, 95 – 117, 167 – 202, 281 – 308, 361 – 391.
115. Godt M. C. and Hadley M. (1991), “Ecosytem rehabilitation and forest
regeneration an the humic tropics: Case studies and management insights”.
Restosration of tropical forest ecosystems, Proceeding of symposium held on
October 7 – 10, pp. 25 – 36.
116. Hibbs D. E. (1983), “Forty years of forest succession in control New England”.
Ecology, Vol. 64 (6), pp. 1314 – 1404.
117. Jiuner T., Jiahe et all Z. (1993), Analysis on coenological characterics of
Sapium discolor secodary forests in Xishuangbanna. Chinese foresty selected
abstracts. CAF – FOSPA, pp. 15.
118. Kurniatun H., S. M. Sitompul, M. Van Noordwijk, C. Palm (2001), “Methods
for sampling carbon stocks above and below ground”, ASB lecture note 4b.
Bogor, Indonesia.
119. Lamprecht H. (1969), Silviculture in Troppics. Eschborn.
120. Odum P. (1971), Fundamentals of ecology, 3rd ed. Press of WB. SAUNDERS
Company.
121. Paul R. Jensen and William Fenical, 1994. Strategies for the discovery of
secondary metabolites from marine bacteria; ecological perspectives.Annu. rev.
Microbiol. V.48, pp.559-584.
122. Richards P.W. (1952), The Tropical Rain Forest, Cambridge University Press,
London.
123. Schumacher F. X., Coil T. X. (1960), Growth and Yield of natural stands of
Southern pines, T. S. Coile, Inc. Durham. N. C (1960).
124. Atlas R. M., Bartha R. (1995), Microbial of soil and atmosphere. Microbial
ecology: Fundamentals and Application. pp. 660 – 722.
125. Ha Thi Minh Thu (2001), The current natural resource use by the Dzao and
126
forest management practise in Ba Vi National Park in north of Vietnam,
Larenstein Profession International University.
126. Đo Anh Tuan (2001), Influences of conservation initiatives on livelihooh of
local communities and their attitutes towards conservation policy, A casestudy of
Pu Mat nature reserve, Vietnam School of Environment, Resources and
Development Bangkok, Thailand.
127. UNESCO (1973), International classification and mapping of vegetation,
Paris.
128. Van Steenis. J (1956), Basic principles of rain forest Sociology, Study of
tropical vegetation prceedings of the Kandy Symposium UNESCO.
129. Walton A. B., Barrnand R. C., Wgatt smith (1950), La sylviculture des forest of
dipterocarpus des basser terrer en Malaisie, Unasylra vol VII, N01.
130. Wolfgang Tzschuphe (1998), Forest sustainability: A contribution to Conserving
the Basis on Our Existance Plant Research and Development: Focus on Forest
Management and Sustlinability.Vol. 47/49, 1nstitute for Seientiflc Cooperation,
Tubingen, Germany.
131. Yarrow D. (1998), Methods for the identification of yeasts. In The Yeasts, a
Taxonomic Study, 4
th
ed. editted by C.P. Kurtzman and J.W. Fell. Elsevier Science
B.V., Amsterdam, p.77-100, pp. 248-253.
132. Yucheng L., Shili M. (1993), The study on secondary succession of evergreen
broad- leaved forest of communities and dominant populations, Chinese foresry
selected abstracts. CAF-FORSPA, pp. 15.
Tiếng Đức
133. Kammesheidt L. (1994): Bestandesstruktur und Artendiversität in selektiv
genutzten Feuchtwäldern der westlichen Llanos Venezuelas, unter besonderer
Berücksichtigung einiger autökologischer Merkmale wichtiger Baumarten.
Verlag Erich Goltze GmbH & Co. KG, Göttingen, 230 S. (ISBN 3-88452-426-7).
134. Nguyen Van Sinh (2000), Sukzessionsuntersuchungen in den
Sekundaerwaeldern auf aufgegebenen Reisanbau- und Siedlungsflaechen im
Norden Vietnams. Verlag Erich Goltze GmbH & Co. KG, Göttingen, 116 S.
(ISBN 3-88452-401-1).
127
* Tài liệu internet
135. Phanbonhuunghi.vn