Luận án Nghiên cứu phân lập, bảo quản, hoạt hóa và đánh giá hiệu quả điều trị của tế bào gốc mô mỡ tự thân đối với bệnh nhân thoái hóa khớp gối

Nhóm điều trị bằng TBG mô mỡ tự thân cho hiệu quả cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng điều trị bằng sodium hyaluronate: + Lâm sàng: giảm đau và cải thiện chức năng vận động thông qua thang điểm VAS và WOMAC một cách rõ rệt sau điều trị, đặc biệt tốt nhất sau 6 tháng (điểm VAS giảm 65% từ 61,67 ± 10,67 còn 22,38 ± 10,76; điểm WOMAC cũng giảm 70% từ 54,26 ± 10,61 xuống còn 16,26 ± 10,59) và thấp hơn nhóm đối chứng ở tất cả các thời điểm (p < 0,05). + Hình ảnh MRI: độ dày của sụn và chỉ số Circularity sau điều trị của nhóm nghiên cứu tăng, đặc biệt là chỉ số Circularity tăng rõ rệt và tốt nhất sau 6 tháng (T24), cao hơn nhóm đối chứng ở tất cả các thời điểm (p < 0,05). + Hình ảnh mô bệnh học: có sự hồi phục mô sụn rõ rệt cả về hình ảnh đại thể và vi thể. Đặc biệt ở 1 bệnh nhân có sự hồi phục tổn thương từ giai đoạn II sang giai đoạn I (bệnh nhân BV103-37)

pdf166 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu phân lập, bảo quản, hoạt hóa và đánh giá hiệu quả điều trị của tế bào gốc mô mỡ tự thân đối với bệnh nhân thoái hóa khớp gối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sụn: được đo ở vị trí trung tâm, trước và sau của sụn lồi cầu xương đùi và tính ở vị trí trung tâm của sụn mâm chày. Ở những bệnh nhân THK gối, tổ chức sụn thường tổn thương chủ yếu ở các vị trí chịu lực của cơ thể, trong đó có các vị trí trung tâm của các mặt sụn vùng khớp gối. Việc xem xét độ dày sụn trung tâm của các mặt sụn góp phần đánh giá hiệu quả của phương pháp tiêm khớp gối bằng TBG mô mỡ tự thân. Chỉ số Circularity: là một chỉ số đánh giá mức độ mòn của sụn khớp đáng tin cậy. Ở sụn khớp gối của những bệnh nhân THK, do sự tổn thương bề mặt sụn dẫn đến độ trơn nhẵn giảm sẽ làm tăng chu vi bề mặt sụn hơn so với mô sụn thông thường, vì thế mà chỉ số Circularity giảm. Do vậy mà trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng chỉ số này để theo dõi mức độ bồi đắp bề mặt sụn khớp tổn thương, qua đó đánh giá được hiệu quả của liệu pháp điều trị. Sau khi khảo sát lần lượt, tỷ mỉ các vị trí, kết quả cho thấy ở nhóm bệnh nhân được điều trị bằng TBG, sự thay đổi về độ dày sụn như: sụn lồi cầu xương đùi, trung tâm của sụn mâm chày ở các thời điểm sau điều trị tuy có tăng hơn so với trước điều trị, tuy nhiên, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (bảng 3.25 đến 3.28). Trong khi đó, chỉ số Circularity gia tăng, khác biệt so với trước điều trị và so với nhóm chứng (p < 0,05), điều này cho thấy vai trò sửa chữa tổn thương mang tính lan tỏa, tại các vị trí tổn thương, có lẽ đã phát huy được vai trò của các TBG nên việc đo độ dày sụn không phản ánh hết giá trị bằng chỉ số Circularity, đánh giá độ mòn của sụn khớp là thông tin đầy đủ hơn về tính toàn vẹn của sụn khớp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số Circularity cũng khác biệt có ý nghĩa thống kê trong chính nhóm nghiên cứu được tiêm TBG mô mỡ tự thân tại các thời điểm theo dõi, trong đó sau 6 tháng sự cải thiện rõ rệt nhất, tuy nhiên ở tháng thứ 12 thì chỉ số đã có phần giảm đi (bảng 3.29 đến 3.32). Điều này có lẽ liên quan đến thời gian sống của tế bào mô sụn mới được biệt hóa, thường chỉ tồn tại được sau khoảng thời gian, sau khoảng thời gian này chúng sẽ bị thoái hóa và mất dần đi. Nghiên cứu của Bùi Hồng Thiên Khanh và CS (2014) qua phân tích MRI cho thấy, các lớp sụn được tái sinh một phần tại các điểm bị tổn thương và dày hơn sau 6 tháng điều trị [68]. Nghiên cứu của Mai Trọng Khoa (2014), cho thấy sau điều trị 6 tháng, bề dày sụn khớp trung bình trên siêu âm có cải thiện, tăng từ 2,02 ± 0,3 mm lên 2,3 ± 0,4 mm, tuy nhiên, đây là kết quả của siêu âm và mức độ thoái hóa lúc đưa vào điều trị là độ III nên bề dày sụn thấp cũng như sự cải thiện sau điệu trị thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi [10]. Theo nghiên cứu của Pak (2011) trên 2 ca lâm sàng: Bệnh nhân nữ 70 tuổi và bệnh nhân nam 79 tuổi THK gối đều nhận thấy ở tuần thứ 12 độ dày của diện sụn vùng trước bên xương đùi gia tăng rõ rệt. Sự cải thiện này được tác giả cho rằng thông qua 2 cơ chế chính: (i) sự biệt hóa thành mô sụn của TBG ở các vị trí tổn thương của mô sụn diện khớp gối của bệnh nhân; (ii) ngoài ra, còn có sự góp mặt của các yếu tố tăng trưởng như TGFβ, FGF, IGF, và PDGF [88]. Jo và CS (2014) điều trị THK gối bằng tiêm vào ổ khớp TBG trung mô từ mỡ tự thân cho 18 bệnh nhân. Hình ảnh MRI cho thấy kích thước của vùng sụn tổn thương giảm tại vị trí trung tâm lồi cầu xương đùi ở nhóm tiêm liều cao từ 497,9 ± 29,7 mm2 còn 297,9 ± 51,2 mm2, giảm 40% (p = 0,004). Trong khi đó, tại vị trí trung tâm mâm chày, kích thước vùng sụn tổn thương giảm từ 333,2 ± 51,2 mm2 còn 170,6 ± 48,2 mm2, giảm 49% (p < 0,01). Ở nhóm tiêm liều cao cũng cho thấy khối lượng sụn tăng lên dần sau 6 tháng ở cả vị trí trung tâm lồi cầu xương đùi và mâm chày: 3313,7 ± 304,1 mm 3 lên 3780,6 ± 284,4 mm3, tăng 14% (p = 0,044) và 1157,5 ± 145,8 mm 3 lên 1407,7 ± 150,5 mm3, tăng 22% (p = 0,047) [65]. 4.3.2.5. Đánh giá kết quả tổn thương mô bệnh học sụn khớp gối Trong bệnh THK có sự mất cân bằng giữa hai quá trình tổng hợp và thoái hóa các thành phần của chất căn bản, từ đó gây ra hư hại chức năng của sụn khớp. Đã có các nghiên cứu mô tả hiện tượng khởi đầu của bệnh là mất các thành phần chính của chất nền của sụn khớp, bao gồm chất tạo keo collagen và aggrecan, đồng thời tăng hàm lượng nước trong mô sụn khớp của THK. Nếu quá trình sửa chữa xảy ra, các tế bào sụn tăng sinh và tụ thành từng đám. Đánh giá tổn thương mô bệnh học trong nghiên cứu này được tiến hành trên 10 bệnh nhân tự nguyện (10 khớp), chia đều cho hai nhóm. Các bệnh nhân được tiến hành nội soi khớp gối và sinh thiết trước và sau điều trị 12 tháng. Quan sát trực tiếp qua nội soi khớp có thể cung cấp thông tin chính xác về đặc điểm của sụn khớp. Trước điều trị, tất cả các khớp khảo sát trong nghiên cứu này đều có tràn dịch mức độ nhẹ và tổn thương về mặt đại thể sụn khớp chủ yếu là độ II (8/10 khớp) (bảng 3.33, bảng 3.34). Sau điều trị 12 tháng, trong nhóm nghiên cứu có một bệnh nhân giảm mức độ thoái hóa từ độ II xuống độ I, mô sụn giảm phù nề, vùng mềm bất thường dưới ống thăm giảm và không còn bệnh nhân nào tràn dịch. Nhiều hệ thống đã được sử dụng để tính điểm tổn thương sụn khớp dựa vào kết quả nội soi khớp trong bệnh THK, trong nghiên cứu này đã sử dụng hệ thống của Outerbright vì hệ thống này không những cung cấp các thông tin khách quan về mức độ nặng của tổn thương, mà còn đánh giá sự tiến triển của các thương tổn ở sụn khớp. Các thương tổn mô sụn trong THK gối ở nhiều dạng khác nhau, được chia ra làm 4 độ theo Outerbridge [87]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mai Hồng (2011) cho thấy tỷ lệ tổn thương sụn khớp độ II là 26,3%, nhiều nhất là độ III (50%) [8]. Ginley B.J nghiên cứu trên 87 bệnh nhân cũng nhận thấy mức độ tổn thương thường gặp nhất là mức độ III (38/87 tổn thương), chiếm tỷ lệ 43,7%, cao hơn đáng kể so với 2 mức tổn thương còn lại là mức II (28,7%) và mức I (27,6%). Theo Beguin J.A và CS nội soi 27.040 khớp gối đã đưa ra kết quả về mối liên quan giữa mức độ tổn thương sụn và tuổi mắc bệnh trung bình của bệnh nhân. Kết quả cho thấy tổn thương ở mức độ nặng tương ứng với tuổi của bệnh nhân (dẫn theo [8]). Sở dĩ kết quả của chúng tôi khác biệt so với các tác giả trên vì chúng tôi chỉ tiến hành trên số ít các bệnh nhân với giai đoạn thoái hóa nhẹ (giai đoạn I, II), còn các tác giả nghiên cứu trên một số lượng bệnh nhân đông và mức độ thoái hóa nặng hơn (giai đoạn II, III). Để đánh giá mức độ tổn thương vi thể sụn khớp trước và sau điều trị, chúng tôi dựa vào hệ thống phân loại của OARSI [36], [72]. Tất cả các bệnh nhân của cả hai nhóm trước điều trị đều có tổn thương sụn khớp độ I và độ II: bề mặt diện khớp có thể bị gián đoạn, xơ hoá từ bề mặt qua vùng nông của sụn khớp tới tận vùng giữa của sụn. Biến đổi này có thể kèm theo với tăng sinh tế bào, chất căn bản tăng khả năng bắt màu thuốc nhuộm và/hoặc với tế bào hoại tử ở vùng giữa của sụn khớp. Sụn khớp không bị trợt loét, nứt nẻ và mất chất căn bản. Sau 12 tháng theo dõi, cả hai nhóm đều có sự hồi phục tổn thương sụn khớp so với trước điều trị. Hình ảnh vi thể phù hợp với những quan sát được đánh giá qua hình ảnh đại thể nội soi khớp gối. Đặc biệt, ở bệnh nhân có mã số BV103-37 có sự phục hồi vượt trội trên cả phương diện đại thể và vi thể. Sụn khớp không còn hình ảnh nứt và tràn dịch, các tế bào sinh sản của sụn khớp phát triển trở lại, không có thoái hóa tơ huyết và xơ hóa chất căn bản (bảng 3.35). Chúng tôi đánh giá có sự giảm mức độ thoái hóa từ độ II thành độ I. Các bệnh nhân còn lại của cả 2 nhóm không có sự thay đổi mức độ thoái hóa sụn khớp. Theo nghiên cứu của Stone K.R (2006), khi sinh thiết màng hoạt dịch và sụn khớp cũng chỉ ra rằng mật độ tế bào phụ thuộc vào độ dày của sụn. Tuy nhiên, trong THK, sụn khớp trở nên mỏng và thưa thớt tế bào [106]. Nghiên cứu của Jo và CS (2014) điều trị cho các bệnh nhân tại Hàn Quốc bằng TBG mô mỡ tự thân, kết quả mô học cho hình ảnh vùng sụn tái sinh dày và trong suốt [65]. Một kỹ thuật hiện đại, khách quan để xác định sự biệt hóa của TBG mô mỡ trong sụn khớp đó là hóa mô miễn dịch. Tuy nhiên đây là một xét nghiệm phức tạp, hóa chất khá đắt tiền và đòi hỏi hệ thống trang thiết bị đồng bộ nên chúng tôi chưa triển khai được. 4.3.3. Đánh giá tính an toàn của phƣơng pháp điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc mô mỡ tự thân hoạt hóa bởi huyết tƣơng giàu tiểu cầu tự thân và ánh sáng đơn sắc Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng TBG mô mỡ tự thân có ưu điểm về nhiều mặt như: dễ lấy, mức độ xâm nhập tối thiểu nên hạn chế được tối đa các biến chứng so với kỹ thuật lấy TBG tủy xương. Qua 42 bệnh nhân THK gối giai đoạn I và II được điều trị bằng TBG mô mỡ tự thân, chúng tôi nhận thấy đây là một kỹ thuật khá an toàn, tỷ lệ các biến chứng rất thấp. Không có bệnh nhân nào có các biến chứng gây ra do kỹ thuật tiêm như: nhiễm khuẩn khớp gối, dò màng hoạt dịch, dị ứng, tổn thương thứ phát do tiêm. Về phản ứng tiết dịch khớp, chỉ có 2 bệnh nhân có biểu hiện này ở mức độ nhẹ và hết hoàn toàn sau 3-5 ngày dùng thuốc giảm nề (alpha chymotrypsin) và không còn biểu hiện ở các tháng tiếp theo. Về diễn biến của các chỉ số huyết học và sinh hóa máu như: số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu, máu lắng, glucose, ure, creatinin, SGOT, SGPT, acid uric đều nằm trong giới hạn bình thường và hầu như không có thay đổi so với trước điều trị (bảng 3.7, bảng 3.36, bảng 3.37). Điều đó cho thấy các quy trình kỹ thuật chúng tôi thực hiện là an toàn, không gây biến đổi gì lớn về tạo máu của bệnh nhân. Khối tế bào SVF sau các qui trình xử lý chiết tách ngoài cơ thể hầu như không gây ra đáp ứng miễn dịch lớn nào sau khi tiêm trở lại vào khớp gối thoái hóa. Tuy nhiên chúng tôi thấy cần tiếp tục theo dõi với thời gian dài hơn để khẳng định kết quả này. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình (2011) [2]. Theo nghiên cứu của Bùi Hồng Thiên Khanh, 100% bệnh nhân không có tác dụng phụ hoặc biến chứng liên quan đến quy trình điều trị (bằng tiêm khớp gối TBG từ mô mỡ tự thân) như nhiễm trùng hoặc xuất hiện khối u tại khớp [68]. Nghiên cứu của Mai Trọng Khoa (2014) cũng cho thấy liệu pháp khá an toàn: có 5 bệnh nhân (20,8 %) đau tại khớp gối sau tiêm trong vòng 24 giờ. Không gặp trường hợp nào nhiễm khuẩn hoặc chảy máu tại khớp cũng như tại vị trí lấy mỡ bụng [10]. Một trong những quan ngại nhất của việc cấy ghép TBG để điều trị bệnh là lo ngại về việc hình thành khối u. Ngày càng có nhiều nghiên cứu theo dõi với thời gian dài hơn và số lượng bệnh nhân đông hơn và phương thức cấy ghép đa dạng hơn. Tuy nhiên cho tới nay chưa có báo cáo nào ghi nhận TBG mô mỡ không nuôi cấy và cấy ghép tự thân sinh ra khối u. Theo nghiên cứu của Ra J.C và CS (2011), ngay cả truyền TBG từ mô mỡ tự thân vào tĩnh mạch vẫn khá an toàn kể cả ở liều cao nhất (2,5 x 108 tế bào/kg) cũng chưa nhận thấy bất kỳ tác dụng không mong muốn nào ở chuột trắng nghiên cứu, và ở liều 4 x 108 tế bào/kg ở người cũng chưa nhận thấy các biến cố nào xảy ra, kể cả là sự phát triển của các khối u mới khi theo dõi các đối tượng trên 12 tháng [94]. Nghiên cứu của Ra và CS (2011) [94] và điều tra cập nhật nhất của Pak và CS (2013) [89] đều ghi nhận TBG mô mỡ không qua nuôi cấy và sử dụng tự thân là an toàn. Tóm lại, có thể nhận thấy phương pháp tiêm nội khớp gối TBG mô mỡ tự thân không qua nuôi cấy được hoạt hóa bằng HTGTC và ánh sáng đơn sắc có thao tác kỹ thuật tương đối đơn giản, bản thân TBG mô mỡ khi không nuôi cấy và dùng tự thân chưa ghi nhận tác dụng sinh u là cơ sở để khẳng định phương pháp điều trị này an toàn cho bệnh nhân. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 42 bệnh nhân THK gối (nhóm nghiên cứu) điều trị bằng TBG mô mỡ tự thân và 42 bệnh nhân THK gối (nhóm đối chứng) điều trị bằng sodium hyaluronate tại khoa Khớp - Nội tiết, Bệnh viện Quân y 103 trong thời gian từ tháng 6/2014 tới tháng 12/2015, chúng tôi rút ra kết luận: 1. Các đặc điểm của tế bào gốc mô mỡ ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối sau phân lập, bảo quản và hoạt hóa bằng huyết tƣơng giàu tiểu cầu tự thân và ánh sáng đơn sắc: + Khối lượng mỡ trung bình hút được: 154,37 ± 36,61 gram. + Số lượng SVF trung bình: 1,5 x 106 ± 0,5 x 106 tế bào/gram mỡ. + Tỷ lệ TBG mô mỡ sau phân lập: 3,9 ± 1,27%. + 126/126 (100%) mẫu tế bào sau phân lập và bảo quản vô khuẩn. + Tỉ lệ tế bào sống: sau phân lập: 98,06 ± 0,76%; sau 2 và 4 tháng bảo quản đông lạnh -196o C: 97,53 ± 0,87% và 97,07 ± 0,67%. + Các TBG mô mỡ có khả năng bám dính và tạo cụm CFU-F, có hình thoi giống nguyên bào sợi và biểu hiện các marker đặc trưng của TBG trung mô: dương tính với CD90, CD105, CD13 (97,20 ± 1,74%, 94 ± 3,48%, 89,85 ± 6,39%) và âm tính với các dấu ấn CD34, CD45 và HLA-DR (< 1%). + Hoạt hóa TBG mô mỡ bằng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân và ánh sáng đơn sắc làm tăng hoạt động của tế bào thể hiện qua khả năng bám dính sớm vào bề mặt đĩa nuôi cấy: 4,79 ± 1,77 ngày so với 5,36 ± 2,29 ngày; khả năng tạo CFU nhiều hơn so với không hoạt hóa: 14,33 ± 3,14 CFU/giếng so với 10 ± 2,82 CFU/giếng (p < 0,05). 2. Phƣơng pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc mô mỡ tự thân hoạt hóa bởi huyết tƣơng giàu tiểu cầu tự thân và ánh sáng đơn sắc cho hiệu quả rõ rệt qua theo dõi 12 tháng: - Nhóm điều trị bằng TBG mô mỡ tự thân cho hiệu quả cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng điều trị bằng sodium hyaluronate: + Lâm sàng: giảm đau và cải thiện chức năng vận động thông qua thang điểm VAS và WOMAC một cách rõ rệt sau điều trị, đặc biệt tốt nhất sau 6 tháng (điểm VAS giảm 65% từ 61,67 ± 10,67 còn 22,38 ± 10,76; điểm WOMAC cũng giảm 70% từ 54,26 ± 10,61 xuống còn 16,26 ± 10,59) và thấp hơn nhóm đối chứng ở tất cả các thời điểm (p < 0,05). + Hình ảnh MRI: độ dày của sụn và chỉ số Circularity sau điều trị của nhóm nghiên cứu tăng, đặc biệt là chỉ số Circularity tăng rõ rệt và tốt nhất sau 6 tháng (T24), cao hơn nhóm đối chứng ở tất cả các thời điểm (p < 0,05). + Hình ảnh mô bệnh học: có sự hồi phục mô sụn rõ rệt cả về hình ảnh đại thể và vi thể. Đặc biệt ở 1 bệnh nhân có sự hồi phục tổn thương từ giai đoạn II sang giai đoạn I (bệnh nhân BV103-37). - Không có trường hợp bệnh nhân nào bị tai biến toàn thân cũng như tại chỗ liên quan đến kỹ thuật chọc hút mỡ và tiêm nội khớp. KIẾN NGHỊ Dựa trên các kết quả thu được từ nghiên cứu này, chúng tôi có một số kiến nghị: - Đưa phương pháp điều trị THK gối bằng TBG mô mỡ tự thân vào ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam. - Tiếp tục nghiên cứu với số lượng bệnh nhân lớn hơn để đánh giá hiệu quả điều trị và tính an toàn lâu dài thật sự của phương pháp này. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Tạ Việt Hƣng, Nguyễn Thị Phi Nga, Nguyễn Lĩnh Toàn, Trần Viết Tiến (2016), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối điều trị bằng tế bào gốc mô mỡ tự thân tại Bệnh viện Quân y 103”, Tạp chí Y dược học Quân sự, 41(5), tr. 106 - 112. 2. Đỗ Minh Trung, Tạ Việt Hƣng, Phạm Văn Trân, Lê Văn Đông, Đoàn Văn Đệ, Nguyễn Thị Phi Nga, Trần Viết Tiến (2015), “Đặc điểm phân lập, nuôi cấy, hoạt hóa tế bào gốc mô mỡ của bệnh nhân điều trị thoái hóa khớp gối tại Bệnh viện Quân y 103 – Học viện Quân y”, Tạp chí Y học Việt Nam, 429, tr. 294 - 300. 3. Tạ Việt Hƣng, Trần Ngọc Dũng, Đỗ Minh Trung, Lê Văn Đông, Nguyễn Thị Phi Nga, Nguyễn Lĩnh Toàn, Trần Viết Tiến (2016), “Đánh giá mô bệnh học sụn khớp gối của bệnh nhân điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc mô mỡ tự thân ”, Tạp chí Y học Việt Nam, 445, tr. 10 - 15. 4. Tạ Việt Hƣng, Nguyễn Thị Phi Nga, Trần Viết Tiến (2017), “Đánh giá kết quả lâm sàng và tính an toàn của phương pháp sử dụng tế bào gốc mô mỡ tự thân trong điều trị bệnh thoái hóa khớp gối”, Tạp chí Y học Việt Nam, 453, tr. 172 - 179. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Mai Hồng (2013), “Thoái hóa khớp gối”, Phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp, tr. 178-184. 2. Nguyễn Thanh Bình (2012), Nghiên cứu đặc tính và hiệu quả của khối tế bào gốc tự thân từ tủy xương trong điều trị một số tổn thương xương khớp, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 3. Bùi Hải Bình (2016), Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 4. Nguyễn Ngọc Châu (2012), Nghiên cứu mật độ khoáng xương, IL-1β, TNF-α ở bệnh nhân thoái hóa khớp, Luận án tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội. 5. Đoàn Văn Đệ (2008), “Thoái hoá khớp”, Bệnh học nội khoa, tập 2, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tr. 53-59. 6. Nguyễn Thị Thu Hà (2004), "Tế bào gốc và ứng dụng trong y sinh học”, TCNCYDH phụ bản 32 (6): tr. 13-26. 7. Đặng Hồng Hoa (1997), Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh hư khớp gối, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 8. Nguyễn Mai Hồng (2011), Nghiên cứu giá trị của nội soi trong chẩn đoán và điều trị thoái hoá khớp gối, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội. 9. Nguyễn Mạnh Khánh (2011), Nghiên cứu ứng dụng ghép tế bào gốc tủy xương tự thân điều trị chậm liền xương, khớp giả thân xương chày, Luận án tiến sĩ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội. 10. Mai Trọng Khoa và CS (2014), “Đánh giá kết quả phục hồi sụn khớp và cải thiện triệu trứng trên 48 khớp gối thoái hóa nguyên phát điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc mô mỡ tự thân sau 6 tháng”, Tạp chí Y học Việt Nam, 429, tr. 218-224. 11. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012), “Thoái hóa khớp”, Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, NXB Giáo dục, tr. 138-151. 12. Lê Thị Liễu và Nguyễn Mai Hồng (2009) “Nhận xét bước đầu về các hình ảnh siêu âm trong bệnh thoái hóa khớp gối”, Nội khoa, Hội Nội khoa Việt Nam, 4, tr. 96-101. 13. Phan Kim Ngọc, Phạm Văn Phúc, Trƣơng Định (2009), Công nghệ tế bào gốc, NXB Giáo dục. 14. Dƣơng Đình Toàn, Đào Xuân Tích, Nguyễn Xuân Thùy và CS (2014), “Nghiên cứu hiệu quả sử dụng tế bào gốc tủy xương tự thân kết hợp nội soi tạo tổn thương dưới sụn điều trị thoái hóa khớp gối”, Tạp chí Y học Việt Nam, 429, tr. 207-217. TIẾNG ANH 15. Amit M., Melissa K., Carpenter. et al. (2000), "Clonally derived human embryonic stem cell lines maintain pluripotency and proliferative potential for prolonged periods of culture", Developmental Biology, 227, p. 271- 278. 16. Anitua E., Sánchez M., Nurden A.T. et al. (2007), “Platelet-released growth factors enhance the secretion of hyaluronic acid and induce hepatocyte growth factor production by synovial fibroblasts from arthritic patients”, Rheumatology (Oxford), 46 (12), p. 1769-72. 17. Atashi F., Jaconi M.E., Pittet-Cuénod B. et al. (2015), “Autologous Platelet-Rich Plasma: A Biological Supplement to Enhance Adipose- Derived Mesenchymal Stem Cell Expansion”, Tissue Engineering Part C Methods, 21(3), p. 253-62. 18. Aust L., Devlin B., Foster S.J. et al. (2004), “Yield of human adipose- derived adult stem cells from liposuction aspirates,” Cytotherapy, 6 (1), p. 7-14. 19. Baer P.C. (2014), “Adipose-derived mesenchymal stromal/stem cells: An update on their phenotype in vivo and in vitro”, World Journal of Stem Cells, 6 (3), p. 256-265. 20. Baer P.C., Geiger H. (2012), “Adipose-Derived Mesenchymal Stromal/Stem Cells: Tissue Localization, Characterization, and Heterogeneity”, Stem Cells International, Volume 2012, Article ID 812693, 11 pages. 21. Barba M., Cicione C., Bernardini C. et al. (2013), “Adipose-Derived Mesenchymal Cells for Bone Regereneration: State of the Art”, BioMed Research International, Volume 2013, Article ID 416391, 11 pages. 22. Barry L.E., Jennifer E.W., Joel H. et al. (2004), “Platelet Quantification and Growth Factor Analysis from Platelet-Rich Plasma: Implications for Wound Healing”, MyCells, 114 (6), p. 1502-1508. 23. Bendinelli P., Matteucci E., Dogliotti G. et al. (2010), “Molecular basis of anti-inflammatory action of platelet-rich plasma on human chondrocytes: mechanisms of NF-κB inhibition via HGF”, Journal of Cellular Physiology, 225 (3), p. 757-766. 24. Bennell K.L., Hinman R.S. (2011), “A review of the clinical evidence for exercise in osteoarthritis of the hip and knee”, Journal of Science and Medicine in Sport, 14 (1), p. 4-9. 25. Bielecki T.M., Gazdzik T.S., Arendt J. et al. (2007), “Antibacterial effect of autologous platelet gel enriched with growth factors and other active substances: an in vitro study”, The Journal of Bone and Joint Surgery, 89 (3), p. 417-420. 26. Bourin P., Bunnell B.A., Casteilla L. et al. (2013), “Stromal cells from the adipose tissue-derived stromal vascular fraction and culture expanded adipose tissue-derived stromal/stem cells: a joint statement of the International Federation for Adipose Therapeutics and Science (IFATS) and the International Society forCellularTherapy (ISCT),” Cytotherapy, 15 (6), p. 641-648. 27. Brenn D., Richter F., Schaible H.G. (2007), “Sensitization of unmyelinated sensory fibers of the joint nerve to mechanical stimuli by interleukin‐6 in the rat: an inflammatory mechanism of joint pain”, Arthritis and Rheumatism, 56 (1), p.351-359. 28. Bunnell B.A., Flaat M., Gagliardi C. et al. (2008), “Adipose-derived stem cells: isolation, expansion and differentiation”, Methods, 45 (2), p. 115-120. 29. Castro-Malaspina H., Gay R.E., Resnick G. et al. (1980), “Characterization of human bone marrow fibroblast colony-forming cells (CFU-F) and their progeny”, Blood, 56, p. 289-301. 30. Centeno C.J., Busse D., Kisiday J. et al. (2008), “Regeneration of meniscus cartilage in a knee treated with percutaneously implanted autologous mesenchymal stem cells”, Medical Hypotheses, 71 (6), p. 900- 8. 31. Centeno C.J., Busse D., Kisiday J. et al. (2008), “Increased knee cartilage volume in degenerative joint disease using percutaneously implanted, autologous mesenchymal stem cells”, Pain Physician, 11 (3), p. 343-53. 32. Centeno C.J., Schultz J.R., Cheever M. et al. (2010), “Safety and complications reporting on the re-implantation of culture-expanded mesenchymal stem cells using autologous platelet lysate technique”, Current Stem Cell Research and Therapy, 5 (1), p. 81-93. 33. Cooper C., McAlindon T., Coggon D. et al. (1994), Occupational activity and osteoarthritis of the knee, Annals of the Rheumatic Diseases, 53 (2), 90-93. 34. Crop M.J., Baan C.C., Korevaar S.S. et al. (2010), “Inflamatory conditions aff ect gene expression and function of human adipose tissuederived mesenchymal stem cells”, Clinical and Experimental Immunology, 162, p. 474-486. 35. Cui L., Wu Y., Cen L. et al. (2009), “Repair of articular cartilage defect in non-weight bearing areas using adipose derived stem cells loaded polyglycolic acid mesh”, Biomaterials, 30 (14), p. 2683-93. 36. Custers R.J., Creemers L.B., Verbout A.J. et al. (2007), “Reliability, reproducibility and variability of the traditional Histologic/Histochemical Grading System vs the new OARSI”, OsteoArthritis and Cartilage, 15, p. 1241-1248. 37. D'Agostino M.A., Conaghan P., Le Bars M. et al. (2005), “EULAR report on the use of ultrasonography in painful knee osteoarthritis. Part 1: prevalence of inflammation in osteoarthritis”, Annals of the Rheumatic Diseases, 64 (12), p. 1703-1709. 38. Davatchi F., Abdollahi B.S., Mohyeddin M. et al. (2011), “Mesenchymal stem cell therapy for knee osteoarthritis. Preliminary report of four patients”, International Journal of Rheumatic Disease, 14 (2), p. 211-215. 39. Davies-Tuck M.L., Wang Y., Ding C. et al. (2008), “The natural history of cartilage defects in people with knee osteoarthritis”, Osteoarthritis and Cartilage, 16, p. 337-342. 40. De Ugarte D.A., Morizono K., Elbarbary A. et al. (2003), “Comparison of multi lineage cells from human adipose tissue and bone marrow”, Cells Tissues Organs, 174 (3), p. 101-109. 41. Dominici M., Le Blanc K., Mueller I. et al. (2006), "Minimal criteria for defining multipotent mesenchymal stromal cells. The International Society for Cellular Therapy position statement", Cytotherapy, 8 (4), p. 315-317. 42. Dray A., Read S.J. (2007), “Arthritis and pain. Future targets to control osteoarthritis pain”, Arthritis Research and Therapy, 9 (3), p. 212. 43. Ellman M.B., An H.S., Muddasani P. et al. (2008), “Biological impact of the fibroblast growth factor family on articular cartilage and intervertebral disc homeostasis”, Gene, 420 (1), p. 82-89. 44. Eppley B.L., Pietrzak W.S., Blanton M. (2006), “Platelet rich plasma: a review of biology and applications in plastic surgery”, Plastic and Reconstructive Surgery, 118 (6), p. 147e-159e. 45. Evans C., Gouze E., Gouze J. et al. (2006), “Gene therapeutic approaches transfer in vivo”, Advanced Drug Delivery Reviews, 58, p. 243-258. 46. Everts P., Knape J., Weirich G. et al. (2006), “Platelet-rich plasma and platelet gel: a review”, The Journal of The American Society of Extra- Corporeal Technology, 38, p. 174-187. 47. Felson D.T., Lawrence R.C., Dieppe P.A. et al. (2000). Osteoarthritis: new insights. Part 1: the disease and its risk factors. Annals of Internal Medicine, 133 (8), p. 635-646. 48. Felson D.T., Zhang Y., Hannan M.T. et al. (1997), “Risk factors for incident radiographic knee osteoarthritis in the elderly: the Framingham Study”, Arthritis and Rheumatism, 40 (4), p. 728-733. 49. Fernandes J.C., Martel-Pelletier J., Pelletier J.P. (2002), “The role of cytokines in osteoarthritis pathophysiology”, Biorheology, 39 (1-2), p. 237-246. 50. Filardo G., Kon E., Buda R. et al. (2011), “Platelet-rich plasma intra- articular knee injections for the treatment of degenerative cartilage lesions and osteoarthritis”, Knee Surgery Sports Traumatology Arthroscopy, 19 (4), p. 528-35. 51. Filardo G., Kon E., Della Villa S. et al. (2010), “Use of platelet-rich plasma for the treatment of refractory jumper’s knee”, International Orthopaedics, 34 (6), p. 909-915. 52. Fransen M., Bridgett L., March L. et al. (2011), “The epidemiology of osteoarthritis in Asia”, International Journal of Rheumatic Diseases, 14 (2), p. 113-121. 53. García-Olmo D., García-Arranz M., Herreros D. et al. (2005), “A phase I clinical trial of the treatment of Crohn's fistula by adipose mesenchymal stem cell transplantation”, Diseases of the Colon and Rectum, 48 (7), p. 1416-23. 54. Garcia-Olmo D., Herreros D., Pascual I. et al. (2009), “Expanded adipose-derived stem cells for the treatment of complex perianal fistula: a phase II clinical trial”, Diseases of the Colon and Rectum, 52 (1), p. 79-86. 55. Gentile P., Orlandi A., Scioli M.G. et al. (2012), “Concise review: adipose-derived stromal vascular fraction cells and platelet-rich plasma: basic and clinical implications for tissue engineering therapies in regenerative surgery”, Stem Cells Translational Medicine, 1, p. 230-236. 56. Gimble J.M., Katz A.J., Bunnell B.A. (2007), “Adipose-derived stem cells for regenerative medicine”, Circulation Research, 100, p. 1249-1260. 57. Gir P., Oni G., Brown S.A. et al. (2012), “Human Adipose Stem Cells: Current Clinical Applications”, Plastic and Reconstructive Surgery, 129 (6), p. 1277-1290. 58. Hardy M.M., Seibert K., Manninget P.T. et al. (2002), “Cyclooxygenase 2-dependent prostaglandin E2 modulates cartilage proteoglycan degradation in human osteoarthritis explants”, Arthritis and Rheumatism, 46 (7), p. 1789-1803. 59. Hass R., Kasper C., Böhm S. et al. (2011), “Different populations and sources of human mesenchymal stem cells (MSC): A comparison of adult and neonataltissue-derived MSC”, Cell Communication and Signaling, p. 9-12. 60. Hoogduijn M.J., Popp F., Verbeek R. et al. (2010), “The immunomodulatory properties of mesenchymal stem cells and their use for immunotherapy”, International Immunopharmacology, 10 (12), p. 1496- 1500. 61. Hou J.F., Zhang H., Yuan X. et al. (2008), “In vitro effects of low-level laser irradiation for bone marrow mesenchymal stem cells: proliferation, growth factors secretion and myogenic differentiation”, Lasers in Surgery and Medicine, 40 (10), p. 726-33. 62. Iagnocco A. (2010), “Imaging the joint in osteoarthritis: a place for ultrasound”, Best Practice and Research Clinical Rheumatology, 24 (1), p. 27-38. 63. Ichim T.E., Harman R.J., Min W.P. et al. (2010), “Autologous stromal vascular fraction cells: A tool for facilitating tolerance in rheumatic disease”, Cellular Immunology, 264, p. 7-17. 64. Im H.J., Li X., Muddasani P. et al. (2008), “Basic fibroblast growth factor accelerates matrix degradation via a neuro-endocrine pathway in human adult articular chondrocytes”, Journal of Cellular Physiology, 215 (2), p. 452-463. 65. Jo C.H., Lee Y.G., Shin W.H. et al. (2014), "Intra-articular injection of mesenchymal stem cells for the treatment of osteoarthritis of the knee: a proof-of-concept clinical trial", Stem Cells, 32 (5), p. 1254-66. 66. Jurgens W.J., Ritt D.J., Van Milligen F.J. et al. (2008), “Effect of tissue-harvesting site on yield of stem cells derived from adipose tissue: implications for cell-based therapies”, Cell Tissue Research, 332, p. 415- 426. 67. Kaewsuwan S., Song S.Y., Kim J.H. et al. (2012), “Mimicking the functional niche of adipose-derived stem cells for regenerative medicine”, Expert Opinion on Biological Therapy, 12, p. 1575-1588. 68. Khanh Hong Thien Bui., Triet Dinh Duong., Nhan Thanh Nguyen. et al. (2014), "Symptomatic knee osteoarthritis treatment using autologous adipose derived stem cells and platelet-rich plasma: a clinical study”, Biomedical Research and Therapy, 1 (1), p. 2-8. 69. Kilroy G.E., Foster S.J., Wu X. et al. (2007), “Cytokine profile of human adipose-derived stem cells: expression of angiogenic, hematopoietic, and pro-inflammatory factors”, Journal of Cellular Physiology, 212, p. 702-709. 70. Kon E., Buda R., Filardo G. et al. (2010), “Platelet-rich plasma: intra- articular knee injections produced favorable results on degenerative cartilage lesions”, Knee Surgery Sports Traumatology Arthroscopy, 18 (4), p. 472-479. 71. Kon E., Filardo G., Delcogliano M. et al. (2009), “Platelet-rich plasma: new clinical application: a pilot study for treatment of jumper’s knee”, Injury, 40 (6), p. 598-603. 72. Lane N.E., Brandt K., Hawke G. et al. (2011), “OARSI-FDA initiative: defining the disease state of osteoarthritis. Presented at the Osteoarthritis and cartilage/OARS”, Osteoarthritis Research Society, 19, p. 478-482. 73. Lee A.S., Ellman M.B., Yan D. et al. (2013), “A current review of molecular mechanisms regarding osteoarthritis and pain”, Gene 527, p. 440-447. 74. Li X., Ellman M.B., Muddasani P. et al. (2009), “Prostaglandin E2 and its cognate EP receptors control human adult articular cartilage homeostasis and are linked to the pathophysiology of osteoarthritis”, Arthritis and Rheumatism, 60 (2), p. 513-523. 75. Li X., Ellman M.B., Kroin J.S. et al. (2012), “Species-specific biological effects of FGF-2 in articular cartilage: implication for distinct roles within the FGF receptor family”, Jounal of Cellular Biochemistry, 113 (7), p. 2532-2542. 76. Lan.T.H.P., Thai.Q.L., Linh.D.M. et al. (2014), “Prevalence of radiographic osteoarthritis of the knee and its relationship to self-reported pain”, PLoS One, 9 (4), e94563. 77. March L.M., Bagga H. (2004), “Epidemiology of osteoarthritis in Australia”, Medical Journal of Australia, 180 (5), p. 6-10. 78. Marx R.E. (2011), “Platelet-rich plasma (PRP): What is PRP and what is not PRP?”, Implant Dentistry, 10, p. 225. 79. Mishra A., Pavelko T. (2006), “Treatment of chronic elbow tendinosis with buffered platelet-rich plasma”, American Journal of Sports Medicine, 34 (11), p. 1774-1778. 80. Mitchell J.B., McIntosh K., Zvonic S. et al. (2006), “Immunophenotype of human adipose-derived cells: temporal changes in stromal-associated and stem cell-associated markers”, Stem Cells, 24 (2), p. 376-385. 81. Tobita M., Tajima S., Mizuno H. (2015), “Adipose tissue-derived mesenchymal stem cells and platelet-rich plasma: stem cell transplantation methods that enhance stemness”, Stem Cell Research and Therapy, p. 6: 215. 82. Mvula B., Mathope T., Moore T. et al. (2008), “The effect of low level laser irradiation on adult human adipose-derived stem cells”, Lasers in Medical Science, 23 (3), p. 277-82. 83. Mvula B., Moore T.J., Abrahamse H. (2010), “Effect of low-level laser irradiation and epidermal growth factor on adult human adipose-derived stem cells, Lasers in Medical Science, 25 (1), p. 33-9. 84. Niu J., Zhang Y.Q., Torner J. et al. (2009), “Is obesity a risk factor for progressive radiographic knee osteoarthritis?”, Arthritis and Rheumatism, 61 (3), 329-335. 85. Odorico J.S., Kaufman D.S., Thomson J.A. (2001), "Multilineage differentiation from human embryonic stem cell lines", Stem Cells, 19, p. 193-204. 86. Oldershaw R.A. (2012), “Cell sources for the regeneration of articular cartilage: the past, the horizon and the future”, International Journal of Experimental Pathology, 93 (6), p. 389-400. 87. Outerbridge R.E. (1961), “The etiology of chondromalacia patellae”, The Journal of Bone and Joint Surgery, 43, p. 752-757. 88. Pak J. (2011), “Regeneration of human bones hip osteonecrosis and human cartilage in knee osteoarthritis with autologous adipose-tissue- derived stem cells: a case series”, Journal of Medical case reports, 5, p. 296. 89. Pak J., Chang J.J., Lee J.H. et al. (2013), “Safety reporting on implantation of autologous adipose tissue-derived stem cells with platelet- rich plasma into human articular joints.”, BMC Musculoskeletal Disorders, 14, article 337 doi: 10.1186/1471-2474-14-337. 90. Phuc V.P. (2014), “Adipose stem cells in the clinic”, Biomedical Research and Therapy, 1 (2), p. 57-70. 91. Pilar L.I., Alejandro B.M., Jorge F.D. et al. (2011), “Short and long term fate of human AMSC subcutaneously injected in mice”, World Journal of Stem Cells, 3 (6), p. 53-62. 92. Pittenger M.F., Mackay A.M., Beck S.C. et al. (1999), “Multilineage potential of adult human mesenchymal stem cells,”, Science, 284 (5411), p. 143-147. 93. Potter H.G, Linklater J.M., Allen A.A. et al. (1998), “Magnetic resonance imaging of articular cartilage in the knee. An evaluation with use of fast-spin-echo imaging”, The Journal of Bone and Joint Surgery, 80 (9), p. 1276-1284. 94. Ra J.C., Shin I.S., Kim S.H. et al. (2011), “Safety of intravenous infusion of human adipose tissue-derived mesenchymal stem cells in animals and humans”, Stem cells and developmen, 20 (8), p. 1297-307. 95. Roberts S., Genever P., McCaskie A. et al. (2011), “Prospects of stem cell therapy in osteoarthritis”, Regenerative Medicine, 6 (3), p. 351-366. 96. Rosignol M., Leclerc A., Allaert F.A. et al. (2005), "Primary osteoathritis of hip, knee and hand in relation to occupational exposure", Occupational and environmental medicine, 62, p. 772-7. 97. Sampson S., Gerhardt M., Mandelbaum B. (2008), “Platelet rich plasma injection grafts for musculoskeletal injuries: a review”, Current Reviews in Musculoskeletal Medicine, 1, p. 165-174. 98. Sánchez M., Anitua E., Azofra J. et al. (2008), “Intra-articular injection of an autologous preparation rich in growth factors for the treatment of knee OA: a retrospective cohort study”, Clinical and Experimental Rheumatology, 26 (5), p. 910-913. 99. Sandell L., Aigner T. (2001), “Articular cartilage and changes in arthritis. An introduction: cell biology of osteoarthritis”, Arthritis Research, 3, p. 107-113. 100. Saulnier N., Lattanzi W., Puglisi M.A. et al. (2009), “Mesenchymal stromal cells multipotency and plasticity: induction toward the hepatic lineage”, European Review for Medical and Pharmacological Sciences, 13 (1), p. 71-78. 101. Schäfers M., Marziniak M., Sorkin L. et al. (2004), “Cyclooxygenase inhibition in nerveinjury-and TNF-induced hyperalgesia in the rat”, Experimental Neurology, 185 (1), p. 160-8. 102. Sommer C. (2004), “Recent findings on how proinflammatory cytokines cause pain: peripheral mechanisms in inflammatory and neuropathic hyperalgesia”, Neuroscience Letters, 361, p. 184-187. 103. Song S.Y., Chung H.M., Sung J.H. (2010), “The pivotal role of VEGF in adipose-derived-stem-cell-mediated regeneration”, Expert Opinion on Biological Therapy, 10, p. 1529-1537. 104. Srikanth V.K., Fryer J.L., Zhai G. et al. (2005), “A meta-analysis of sex differences prevalence, incidence and severity of osteoarthritis”, Osteoarthritis Cartilage, 13, p. 769-81. 105. Steinert A.F., Rackwitz L., Gilbert F. et al. (2012), “Concise Review: The Clinical Application of Mesenchymal Stem Cells for Musculoskeletal Regeneration: Current Status and Perspectives”, Stem Cells Translational Medicine, 1 (3), p. 237-247. 106. Stone K.R., Walgenbach A.W., Freyer A. et al. (2006), “Articular cartilage paste grafting to full-thickness articular cartilage knee joint lesions: a 2- to 12-year follow-up”, Arthroscopy, 22 (3), p. 291-9. 107. Tobita M., Orbay H., Mizuno H. (2011), “Adipose-derived stem cells: current findings and future perspectives”, Discovery Medicine, 11 (57), p. 160-70. 108. Tsuji W., Rubin J.P., Marra K.G. (2014), “Adipose-derived stem cells: Implications in tissue regeneration”, World Jounal of Stem Cells, 6 (3), p. 312-321. 109. Van Buul G.M., Villafuertes E., Bos P.K. et al. (2012), “Mesenchymal stem cells secrete factors that inhibit inflammatory processes in short-term osteoarthritic synovium and cartilage explant culture”, Osteoarthritis and Cartilage, 20, p. 1186-1196. 110. Van Lent P.L., Van den Berg W.B. (2013), “Mesenchymal stem cell therapy in osteoarthritis: advanced tissue repair or intervention with smouldering synovial activation?”, Arthritis Research and Therapy, 15, p. 112. 111. Xie L., Wang X., Zhou S. (2014), “Mesenchymal Stem Cells and Cartilage Regeneration in Traumatic and Osteoarthritic Cartilage Defects”, Enliven: Journal of Stem Cell Research and Regenerative Medicine, 1 (1), p. 2. 112. Yan D., Chen D., Im H.J. (2012), “Fibroblast growth factor-2 promotes catabolism via FGFR1–Ras–Raf–MEK1/2–ERK1/2 axis that coordinates with the PKCδ pathway in human articular chondrocytes”, Journal of Cellular Biochemistry, 113 (9), p. 2856-2865. 113. Yusuke S., Ichiro S., Kazuyoshi Y. et al. (2005), “Comparison of human stem cells derived from various mesenchymal tissues”, Arthritis and Rhematism, 52 (8), p. 2521-2529. 114. Zhang Y., Jordan J.M. (2010), “Epidemiology of osteoarthritis”, Clinics in Geriatric Medicine, 26, p. 355-69. 115. Zhu Y., Liu T., Song K. et al. (2008), “Adiposederived stem cell: a better stem cell than BMSC”, Cell Biochemistry and Function, 26 (6), p. 664-675. 116. Zuk P.A. (2013), “Adipose-Derived Stem Cells in Tissue Regeneration: A Review”, Stem Cells, Volume 2013, Article ID 713959, 35 pages. 117. Zuk P.A., Zhu M., Ashjian P. et al. (2002), “Human adipose tissue is a source of multipotent stem cells”, Molecular Biology of the Cell, 13, p. 4279-4295. 118. Zuk P.A., Zhu M., Mizuno H. et al. (2001), “Multilineage cells from human adipose tissue: implications for cell-based therapies”, Tissue Engineering, 7 (2), p. 211-228. 119. (truy cập 01/12/ 2015), 120. (truy cập 01/08/ 2011). 121. (truy cập 01/12/ 2015). BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU NHÓM ĐIỀU TRỊ TẾ BÀO GỐC Số bệnh án:...... Số lưu trữ:... Mã số:..... I. Hành chính - Họ tên bệnh nhân:.. Giới: Nam , Nữ ;Tuổi:....... - Ngày vào viện://Ngày ra viện//..... - Khoa:. A11 - Địa chỉ:.. - Điện thoại:. - Họ tên người báo tin.. - Nghề nghiệp: Lao động  Trí thức  Nghỉ hưu  Khác  II. Bệnh sử - Thời gian xuất hiện triệu chứng THKG (năm): III. Tiền sử 1. Bản thân: khoẻ mạnh , có bệnh ... 2. Gia đình: khoẻ mạnh , có bệnh .. IV. Khám lâm sàng 1. Tổng trạng Chiều cao:.cm. Cân nặng:.kg. Chỉ số BMI.. Nhiệt độ:..0C. Mạch:lần/phút. Huyết áp: mmHg. 2. Khám toàn thân 2.1. Hô hấp: Bình thường  Bất thường . 2.2. Tim mạch: Bình thường  Bất thường . 2.3. Tiêu hoá: Bình thường  Bất thường . 2.4. Tiết niệu: Bình thường  Bất thường . 2.5. Thần kinh: Bình thường  Bất thường . 2.6. Nội tiết: Bình thường  Bất thường . 3. Khám cơ - xƣơng - khớp - Vị trí khớp gối đau: Phải  Trái  Cả hai  - Tràn dịch:  - Sưng, nóng, đỏ:  - Biến dạng khớp:  - Teo cơ:  V. Đặc điểm tế bào phân lập từ mô mỡ - Khối lượng mỡ (gram): - Số lượng TB SVF/gram mỡ (x106):. - Tỷ lệ tế bào sống: Lần 1:.%. Lần 2:..%. Lần 3:..(%). - Tỷ lệ TBG trung mô (%): P0: CD90+:. P3: CD90+.CD105+....CD13+.. CD34...CD45.HLA-DR - Thời gian bám dính tế bào (ngày): Không hoạt hóa: .Hoạt hóa - Số lượng CFU-F/giếng: Không hoạt hóa: .Hoạt hóa - Kết quả nuôi cấy vi khuẩn, nấm: Âm tính  Dương tính  VI. Chẩn đoán - Thoái hóa khớp gối: Phải  Trái  Cả hai  - Chẩn đoán giai đoạn theo Xquang: Giai đoạn I  Giai đoạn II  VII. Điều trị Tiêm Số lƣợng tế bào (x 106) Acid hyaluronic (ml) Lần 1 Lần 2 Lần 3 VIII. Đánh giá kết quả điều trị 1. Cận lâm sàng a. Các xét nghiệm máu Chỉ tiêu T0 T24 T48 Hồng cầu (T/l) Bạch cầu (G/l) Tiểu cầu (G/l) Máu lắng 1 giờ (mm) Glucose (mmol/L) Ure (mmol/L) Creatinin (µmol/L) SGOT (U/l) SGPT (U/L) Acid uric (µmol/L) b. Chụp phim Xquang khớp gối Giai đoạn T0 T24 T48 Giai đoạn I Giai đoạn II c. Siêu âm khớp gối Chỉ tiêu T0 T24 T48 Tràn dịch khớp gối (có/không) Gối phải Gối trái d. Chụp MRI khớp gối Chỉ tiêu Vị trí T0 T24 T48 Chỉ số Circularity LCTXĐ Gối P Gối T LCNXĐ Gối P Gối T MCT Gối P Gối T MCN Gối P Gối T Độ dầy sụn vùng TT (mm) LCTXĐ Gối P Gối T LCNXĐ Gối P Gối T MCT Gối P Gối T MCN Gối P Gối T 2. Lâm sàng a. Thang điểm VAS trƣớc và sau điều trị VAS T0 T4 T8 T24 T48 Gối phải Gối trái b. Thang điểm WOMAC trƣớc và sau điều trị WOMAC T0 T4 T8 T24 T48 Gối phải Gối trái c. Mức độ đau theo thang điểm VAS trƣớc và sau điều trị Chỉ tiêu T0 T4 T8 T24 T48 Không đau Đau nhẹ Đau vừa Đau nặng d. Mức độ rối loạn chức năng vận động theo thang điểm WOMAC Chỉ tiêu T0 T4 T8 T24 T48 Không rối loạn chức năng Rối loạn chức năng nhẹ Rối loạn chức năng vừa Rối loạn chức năng nặng IX. Theo dõi biến chứng Chỉ tiêu T0 T24 T48 Tổn thương thứ phát do tiêm Nhiễm khuẩn Viêm khớp không do vi khuẩn Dò màng hoạt dịch Dị ứng Hà Nội, ngày. tháng năm Bác sĩ CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN TÌNH NGUYỆN THAM GIA ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI BẰNG TẾ BÀO GỐC Kính gửi: Bệnh viện Quân y 103 Tên tôi là: Ngày sinh: Địa chỉ:. .. Điện thoại: . Số chứng minh nhân dân:do cấp Tôi đã đọc kỹ bản “Thông tin dành cho bệnh nhân về việc điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc mô mỡ tự thân” và đã được các bác sĩ của Khoa Khớp và Nội tiết (AM11), Bệnh viện Quân y 103 giải thích đầy đủ về phương pháp điều trị này. Tôi đã hiểu về các lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng phương pháp điều trị mới này; tôi cũng hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ của bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Tôi làm đơn này tình nguyện được tham gia điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc mô mỡ tự thân tại Bệnh viện Quân y 103. Hà Nội, ngày. tháng..năm.. Ngƣời làm đơn DANH SÁCH BỆNH NHÂN (Nhóm nghiên cứu) Tên đề tài: Nghiên cứu phân lập, hoạt hóa và đánh giá hiệu quả điều trị của tế bào gốc mô mỡ tự thân đối với bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Chuyên nghành: Sinh lý bệnh. Mã số: 62720108. Họ và tên nghiên cứu sinh: Tạ Việt Hưng. TT Mã số bệnh nhân Họ và tên Tuổi Địa chỉ Ngày vào viện Số bệnh án Số lƣu trữ Nam Nữ 1 BV103-01 Hoàng A 44 Phú Thọ 8/5/14 419 591 2 BV103-02 Trịnh Thị T 60 Hà Nội 9/6/14 508 628 3 BV103-03 Đỗ Văn Đ 51 Hà Nội 9/6/14 506 627 4 BV103-04 Nguyễn Thị H 40 Hà Nội 12/6/14 528 643 5 BV103-05 Nguyễn Thị P 53 Hà Nội 16/6/14 535 662 6 BV103-06 Đỗ Thị Như H 48 Hà Nội 16/6/14 532 680 7 BV103-07 Nguyễn Thị N 64 Hà Nội 16/6/14 544 717 8 BV103-08 Phạm Thị T 52 Thái Bình 24/6/14 590 712 9 BV103-09 Nguyễn Thị Phương H 52 Hải Dương 25/6/14 595 730 10 BV103-10 Ngô Thị T 52 Ninh Bình 24/6/14 588 748 11 BV103-11 Hoàng Thị T 62 Hà Nội 23/6/14 579 1260 12 BV103-12 Phạm Thị N 62 Hà Nội 23/6/14 580 738 13 BV103-13 Phạm Lan H 42 Hà Nội 2/7/14 624 761 14 BV103-14 Nguyễn Thị Bích L 54 Hà Nội 3/7/14 627 771 15 BV103-15 Nguyễn Thị Minh T 54 Hà Nội 16/6/14 538 813 16 BV103-16 Nguyễn Thúy L 59 Hải Dương 11/7/14 656 856 17 BV103-17 Nguyễn Thị H 52 Hà Nội 21/7/14 701 844 18 BV103-18 Nguyễn Thị Thanh H 48 Hà Nội 22/7/14 Q171 879 19 BV103-19 Nguyễn Thị Bích N 44 Hà Nội 23/7/14 710 888 20 BV103-20 Đỗ Văn T 56 Hà Nội 28/7/14 722 886 21 BV103-21 Đỗ Đức V 54 Hà Nội 28/7/14 723 903 22 BV103-22 Nguyễn Thị L 65 Thanh Hóa 30/7/14 736 923 23 BV103-23 Nguyễn Thanh H 60 Hải Dương 4/8/14 756 920 24 BV103-24 Nguyễn Thị Phương T 51 Hà Nội 6/8/14 765 930 25 BV103-25 Nguyễn Thị L 52 Phú Thọ 7/8/14 769 938 26 BV103-26 Trần Thị N 65 Hà Nội 11/8/14 776 951 27 BV103-27 Vũ Thị H 51 Hà Nội 11/8/14 778 955 28 BV103-28 Nguyễn Thị T 61 Hà Nội 7/8/14 768 973 29 BV103-29 Phan Thị H 59 Hà Nội 19/8/14 814 1002 30 BV103-30 Phạm Thị M 51 Hà Nội 20/8/14 Q199 992 31 BV103-31 Trần Thị T 50 Hà Nội 20/8/14 823 1003 32 BV103-32 Đào Xuân T 46 Hà Nội 27/8/14 849 1042 33 BV103-33 Nguyễn Thị T 53 Hà Nội 3/9/14 864 1039 34 BV103-34 Lã Thị Đ 52 Hà Nội 4/9/14 872 1077 35 BV103-35 Nguyễn Thị C 44 Hà Nội 8/9/14 Q205 1092 36 BV103-36 Nguyễn Thị Kim D 51 Hà Nội 10/9/14 898 1099 37 BV103-37 Hà Thị T 66 Hà Nội 12/9/14 904 1108 38 BV103-38 Tống Đức T 56 Hà Nam 11/9/14 1346 1143 39 BV103-39 Nguyễn Thị Thu L 41 Tuyên Quang 16/9/14 923 1107 40 BV103-40 Hà Thị H 62 Hà Nội 12/9/14 905 1134 41 BV103-41 Lê Thị K 64 Hà Nội 10/10/14 1010 1238 42 BV103-42 Phạm Thị P 66 Hà Nội 17/10/14 1042 1288 - Bệnh viện Quân y 103 xác nhận đồng chí Tạ Việt Hưng đã thu thập số liệu nghiên cứu các bệnh nhân trên nằm điều trị nội trú tại khoa A11, Bệnh viện Quân y 103 trong khoảng thời gian từ tháng 05 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014. - Bệnh viện Quân y 103 đồng ý cho nghiên cứu sinh Tạ Việt Hưng sử dụng các số liệu thu thập được của các bệnh nhân trên làm đề tài tiến sĩ. XÁC NHẬN CỦA BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 DANH SÁCH BỆNH NHÂN (Nhóm chứng) Tên đề tài: Nghiên cứu phân lập, hoạt hóa và đánh giá hiệu quả điều trị của tế bào gốc mô mỡ tự thân đối với bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Chuyên nghành: Sinh lý bệnh. Mã số: 62720108. Họ và tên nghiên cứu sinh: Tạ Việt Hưng. TT Mã số bệnh nhân Họ và tên Tuổi Địa chỉ Ngày vào viện Số bệnh án Số lƣu trữ Nam Nữ 1 BV103-01Ch Hoàng Văn T 41 Cao Bằng 11/9/14 Q226 1117 2 BV103-02Ch Lê Thị C 50 Thanh Hóa 21/7/14 703 876 3 BV103-03Ch Bùi Văn H 62 Hòa Bình 28/7/14 727 916 4 BV103-04Ch Hà Văn C 46 Nghệ An 8/10/14 Q250 1268 5 BV103-05Ch Nguyễn Thị L 62 Hải Dương 5/8/14 755 957 6 BV103-06Ch Trần Anh T 38 Hà Nội 4/8/14 Q179 959 7 BV103-07Ch Nguyễn Văn T 39 Hải Phòng 23/7/14 Q172 860 8 BV103-08Ch Nguyễn Thị L 43 Hà Nội 7/10/14 Q247 1258 9 BV103-09Ch Lê Anh D 40 Nghệ An 19/8/14 Q196 1005 10 BV103-10Ch Đào Văn H 48 Hà Nội 7/7/14 Q155 834 11 BV103-11Ch Nguyễn Văn Đ 64 Hà Nội 18/9/14 930 1158 12 BV103-12Ch Trần Thị C 57 Nam Định 10/10/14 1013 1237 13 BV103-13Ch Dương Thị D 55 Hà Nội 16/7/14 680 847 14 BV103-14Ch Phạm Thị S 62 Nam Định 16/9/14 922 1159 15 BV103-15Ch Trần Thị L 65 Hà Nội 16/7/14 667 846 16 BV103-16Ch Lê Thị K 60 Thanh Hóa 11/8/14 773 1016 17 BV103-17Ch Lê Thị C 58 Sơn La 11/7/14 657 839 18 BV103-18Ch Nguyễn Thị H 53 Nghệ An 9/9/14 892 1127 19 BV103-19Ch Nguyễn Thị L 52 Phú Thọ 11/8/14 Q186 944 20 BV103-20Ch Đặng Thị H 52 Hà Nội 5/8/14 761 949 21 BV103-21Ch Nguyễn Thị Hà T 63 Hà Nội 16/6/14 533 711 22 BV103-22Ch Tô Thị H 47 Hà Nội 16/7/14 Q164 907 23 BV103-23Ch Hoàng Văn H 60 Hải Phòng 8/5/14 417 505 24 BV103-24Ch Phạm Thị B 64 Hà Nam 16/7/14 681 818 25 BV103-25Ch Nguyễn Anh B 59 Vĩnh Phúc 20/6/14 571 739 26 BV103-26Ch Bùi Thị H 49 Hưng Yên 2/6/14 479 679 27 BV103-27Ch Bùi Thị T 44 Hà Nội 16/6/14 Q137 721 28 BV103-28Ch Nguyễn Ngọc Đ 37 Phú Thọ 2/6/14 Q121 600 29 BV103-29Ch Nguyễn Thị S 63 Nam Định 23/9/14 943 1195 30 BV103-30Ch Nguyễn Văn H 65 Hà Nội 6/5/14 399 492 31 BV103-31Ch Nguyễn Đình T 64 Nghệ An 29/9/14 1153 1223 32 BV103-32Ch Phạm Ngọc M 61 Thanh Hóa 7/7/14 Q154 826 33 BV103-33Ch Trần Xuân T 37 Hà Nội 19/9/14 Q235 1162 34 BV103-34Ch Phạm Thị T 61 Hà Nội 6/6/14 501 668 35 BV103-35Ch Trần Thị C 57 Hà Nam 22/9/14 937 1168 36 BV103-36Ch Mai Thị H 53 Hà Nội 26/5/14 465 578 37 BV103-37Ch Trần Thị Q 54 Hà Nội 16/7/14 684 845 38 BV103-38Ch Đặng Trường S 57 Thái Bình 7/5/14 408 479 39 BV103-39Ch Hoàng Văn Đ 36 Hải Phòng 19/5/14 Q102 528 40 BV103-40Ch Phạm Thị P 66 Hà Nội 8/9/14 888 1153 41 BV103-41Ch Vũ Thị N 66 Hà Nội 2/10/14 979 1244 42 BV103-42Ch Nguyễn Thị S 66 Hà Nội 14/7/14 664 819 - Bệnh viện Quân y 103 xác nhận đồng chí Tạ Việt Hưng đã thu thập số liệu nghiên cứu các bệnh nhân trên nằm điều trị nội trú tại khoa A11, Bệnh viện Quân y 103 trong khoảng thời gian từ tháng 05 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014. - Bệnh viện Quân y 103 đồng ý cho nghiên cứu sinh Tạ Việt Hưng sử dụng các số liệu thu thập được của các bệnh nhân trên làm đề tài tiến sĩ. XÁC NHẬN CỦA BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftoan_van_lata_viet_hung_3111_2112385.pdf
Luận văn liên quan