Luận án Nghiên cứu phát triển thể chất của học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh bắc miền trung

Từ những kết luận nêu trên của luận án, cho phép đi đến một số kiến nghị sau: 1. Kết quả nghiên cứu của luận án cho phép sử dụng làm thông tin tham khảo cho các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên TDTT. Các số liệu trình bày ở các bảng 3.17 đến 3.29 có thể được coi là các tiêu chuẩn cần áp dụng trong kiểm tra đánh giá năng lực thể chất cho học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung. 2. Để phát triển thể chất cho học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác GDTC một cách mạnh mẽ trong nhà trường, cần thiết phải được triển khai áp dụng một cách đồng bộ hệ thống các giải pháp mà kết quả nghiên cứu của luận án đã xây dựng và kiểm chứng.

pdf207 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 5611 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu phát triển thể chất của học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh bắc miền trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiện cho mỗi học sinh tham gia. Giải pháp 7: Cải tạo, mua sắm, trang bị bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, sân bãi dụng cụ phục vụ tập luyện. Giải pháp 8: Thành lập, đưa vào hoạt động các CLB thể thao cho các đối tượng là cán bộ, giáo viên, học sinh các khối theo hình thức xã hội hoá dưới sự chỉ đạo của các nhà trường và các tổ chức Hội thể thao học sinh Việt Nam. 141 Xuất phát từ cơ sở lý luận và kết quả điều tra thực tiễn, luận án đã tổ chức thực nghiệm thí điểm tại trường THPT chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa các giải pháp ngắn hạn trong năm học 2014 - 2015 (ứng với 9 tháng thực nghiệm) để từng bước hoàn thiện một số cơ chế chính sách và mô hình tổ chức hoạt động GDTC và ngoại khóa TD,TT trong nhà trường. Luận án đã xây dựng, ứng dụng thí điểm 06 giải pháp, đây là các giải pháp có tính triển khai cụ thể. Bao gồm: Giải pháp 1: Giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí của GDTC và thể thao trường học đối với mục tiêu phát triển thể chất (sức, khỏe, thể lực và những kiến thức có liên quan) và giáo dục đạo đức nhân cách, xây dựng lối sống khỏe mạnh vận động tích cực có kế hoạch cho học sinh. Giải pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy học thể dục theo hướng tích cực hóa, phát triển tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học thể dục. Giải pháp 3: Đa dạng hóa nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa theo hướng gắn chặt với dạy học nội khóa và bám sát mục tiêu GDTC. Giải pháp 5: Đổi mới tổ chức dạy học thể dục theo phân loại sức khỏe, thể lực và năng khiếu của học sinh. Giải pháp 6: Tăng cường hoạt động thi đấu - tổ chức thi đấu nhiều nội dung trên cơ sở tạo điều kiện cho mỗi học sinh tham gia. Giải pháp 8: Thành lập, đưa vào hoạt động các CLB thể thao cho các đối tượng là cán bộ, giáo viên, học sinh các khối theo hình thức xã hội hoá dưới sự chỉ đạo của các nhà trường và các tổ chức Hội thể thao học sinh Việt Nam. Ứng dụng các giải pháp nêu trên trước hết phải đảm bảo sự tăng cường quản lý và chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo về mặt quản lý nhà nước đồng thời phát huy những yếu tố phát triển TDTT có tính tác nghiệp chuyên ngành trong điều kiện và khả năng hiện có ở từng trường một cách cụ thể. Các giải pháp đề xuất và xây dựng phải được triển khai áp dụng một cách đồng bộ và triệt để. Triển khai tốt ở giải pháp này, nhưng không tốt ở giải pháp khác sẽ 142 không đạt được những kết quả như mong muốn. Mô hình tổ chức quản lý phong trào tập luyện TD,TT, cũng như công tác GDTC trong nhà trường sẽ giữ vai trò chủ đạo; ở những trường cơ sở sân bãi TDTT đã được xây dựng quy mô và ổn định, phong trào TDTT mạnh thành lập riêng các câu lạc bộ TDTT cho các đối tượng học sinh, giáo viên là cách làm có tính sáng tạo. Đảm bảo sự quản lý về mặt nhà nước của ngành Giáo dục - Đào tạo trực tuyến và thường xuyên là một nguyên tắc đã được đề tài tập trung thực hiện. 3.3.5.2. Về kết quả ứng dụng một số giải pháp nhằm phát triển thể chất của học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung. Về tác động của các giải pháp đến sự phát triển thể chất của học sinh THPT chuyên: Sau 9 tháng ứng dụng các giải pháp phát triển thể chất mà luận án đã lựa chọn và xây dựng, tố chất thể lực chung của học sinh (khối 11 thí điểm tại trường THPT chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa) đã có sự khác biệt rõ rệt qua các giai đoạn kiểm tra tại các thời điểm trước và sau thực nghiệm (với ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất P < 0.05). Mặc dù luận án đã sử dụng phương pháp thực nghiệm so sánh tự đối chiếu, nhưng thực chất là theo dõi dọc trên một nhóm trong thời gian 9 tháng (ứng với 1 năm học). Kết quả đã xác định được sự khác biệt về tố chất thể lực chung trong thời gian áp dụng các giải pháp lựa chọn (mặc dù chỉ có sự khác biệt về các test thể lực chung giữa trước và sau thực nghiệm, còn các yếu tố về hình thái và chức năng thì kết quả so sánh cho thấy mặc dù có sự tăng trưởng, nhưng không có sự khác biệt rõ rệt sau thời gian thực nghiệm 9 tháng ở ngưỡng xác suất P > 0.05), điều này cũng cho thấy các chỉ số hình thái, chức năng cũng chịu sự tác động của các giải pháp, tuy nhiên cần phải có thời gian thực nghiệm dài hơn (vì đây là các yếu tố mang tính di truyền, đặc biệt là chỉ số chiều cao đứng). Kết quả so sánh giữa nhóm thực nghiệm và nhóm học sinh không phải là đối tượng thực nghiệm (bao gồm nhóm học sinh không tập luyện ngoại khóa hoặc tự tập luyện ngoại 143 khóa) đã cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về thể lực chung giữa 2 nhóm này (ở ngưỡng xác suất P < 0.05). Qua đó có thể khẳng định, dù có tập luyện ngoại khóa TD,TT, nhưng học sinh tham gia tập luyện với các phương thức tổ chức chặt chẽ, khoa học, có tổ chức dưới sự hướng dẫn thường xuyên của giáo viên thì sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt hơn so với hình thức học sinh tự tập luyện hoặc là không tập luyện. Có thể lý giải kết quả này là nhờ tham gia tập luyện trong môi trường tập thể, không khí vui nhộn, đông đảo bạn bè lại được các giáo viên người đóng vai trò tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn tận tình mà học sinh biết phát huy vai trò tự giác, tích cực trong tập luyện. Từ đó, các năng lực vận động được tích lũy, ổn định và ngày càng phát triển nhanh theo chiều hướng tích cực. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh, tập luyện ngoại khóa các môn thể thao lâu dài sẽ cải thiện được mối quan hệ nhịp điệu giữa các trung khu thần kinh vỏ não và khu võ đại não, nâng cao tính linh hoạt, tính cân bằng và cường độ của quá trình thần kinh. Giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, các nhà sinh lý học Nga đã khám phá tập luyện ngoại khóa các môn võ thuật còn cải thiện được chức năng hệ tuần hoàn, lúc yên tĩnh huyết áp, mạch đập đều có trị số giảm. Khoa Sinh lý học tại Học viện TDTT Bắc Kinh đã nghiên cứu 161 VĐV võ thuật thanh thiếu niên cho thấy, mạch đập lúc yên tĩnh có hiện tượng mạch chậm và huyết áp thấp (mạch: 50 lần/phút, huyết áp: 100/68 mmHg), dung tích sống trung bình đạt 4200ml/phút. Đặc điểm biến đổi chức năng hô hấp của VĐV võ thuật là nhu cầu ôxy tương đối cao, sự cung cấp năng lượng (ATP) chủ yếu bằng con đường đường phân yếm khí, cho nên tập luyện môn võ thuật có thể nâng cao khả năng yếm khí cơ thể. Các tác giả Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu (2000) đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò hướng dẫn và tầm ảnh hưởng sâu sắc đến học sinh, sinh viên trong hoạt động tập luyện ngoại khóa TD,TT của giáo viên TDTT: “Học sinh, sinh viên có nhận thức sâu sắc đối với ý nghĩa của TDTT, tự giác luyện tập thì 144 90% trong số họ chịu ảnh hưởng của giáo viên TDTT Những VĐV ưu tú nước ta đều trải qua giáo dục ban đầu của thầy giáo TDTT ở các cấp học từ tiểu học đến Đại học” [36, tr. 84]. Vì vậy, hiệu quả tích cực thông qua tập luyện ngoại khóa TD,TT không thể không nhắc đến vai trò dẫn dắt của giáo viên, HLV TD,TT. Cùng với quan điểm này, tác giả Lưu Quang Hiệp cho rằng: “Hoạt động thể thao một cách thường xuyên có hệ thống sẽ tạo ra những ảnh hưởng tác động đến sự phát triển thể chất và thể tạng của con người” [30, tr. 48]. Theo các tác giả Maximenko A.M (2001); B.C. Kyznhétxốp và Xôkhôlốp (2000) [77, tr. 79]: “Tiến hành tập thể dục một cách lâu dài, có hệ thống và theo dõi chặt chẽ việc tăng dần lượng vận động, cơ thể sẽ xuất hiện những biến đổi tốt về mặt sinh hóa”. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có những điểm khá trùng hợp với các tác giả khác như Nguyễn Mạnh Liên (1993) [37]; Nguyễn Xuân Sinh (1993) [51]; Lương Thị Ánh Ngọc (2011) [43]; Nguyễn Đức Thành (2013) [52], Huỳnh Trọng Khải (2001) [34], Mai Thị Thu Hà(2014) [27] đều cho rằng: Tập luyện ngoại khóa TD,TT có tổ chức chặt chẽ dù là tập với các hình thức nào cũng đều có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển thể chất. Còn tập luyện ngoại khóa TD,TT không được tổ chức chặt chẽ sẽ không đảm bảo phát triển đáng kể về thể chất cho học sinh, không những thế có những chỉ số như vòng bụng, chạy bền, chạy nhanh không có sự cải thiện mà còn giảm sút rõ rệt. Tác giả Nguyễn Ngọc Việt (2010) [71, tr. 95] nhận định: Trong tất cả các hình thức tập luyện ngoại khóa thì hình thức tập luyện ngoại khóa có hướng dẫn của giáo viên với các môn tự chọn của học sinh, sinh viên là hiệu quả nhất Thông qua hoạt động thể thao ngoại khóa có hướng dẫn đã góp phần khắc phục được tình trạng thiếu hụt vận động, tác động tích cực đến thể lực và tầm vóc của học sinh. Tập luyện ngoại khóa TDTT thể hiện được một số yêu cầu như một giờ học nội khóa đó là hoạt động có chủ đích, có định hướng rõ ràng của đối tượng tập luyện. 145 Đặc biệt nghiên cứu của các tác giả Trần Kim Cương (2008) [22], Nguyễn Đức Thành (2013) [52] khi so sánh giữa những sinh viên tập luyện ngoại khóa theo hình thức tự phát với những sinh viên tập luyện ngoại khóa theo hình thức Câu lạc bộ TD,TT đơn thuần và những sinh viên tập luyện ngoại khóa theo hình thức Câu lạc bộ TDTT hoàn thiện đã khẳng định rằng, hình thức tập luyện ngoại khóa TD,TT trong các Câu lạc bộ TD,TT hoàn thiện cho hiệu quả cao nhất đối với sự phát triển thể chất của sinh viên một số trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Huế. Từ các kết quả nghiên cứu như đã trình bày ở mục 3.3, khi so sánh đặc điểm tố chất thể lực chung của học sinh THPT chuyên khối 11 qua các giai đoạn tập luyện (trước và sau thực nghiệm) đều có khác biệt. Qua đó thấy đặc điểm chung của học sinh quá trình tập luyện vẫn phát triển bình thường theo quy luật, các tiêu chí nghiên cứu về tố chất thể lực chung đều phát triển nhờ quy luật tăng trưởng phát dục và ảnh hưởng tốt của quá trình tập luyện có hệ thống, phù hợp với quy luật sinh học của con người. Đánh giá mức độ tác động của các giải pháp đến sự phát triển phong trào tập luyện TD,TT ngoại khoá sau thời gian thực nghiệm. Trường THPT Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa có 03 tổ chức đoàn thể xã hội bao gồm: Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; 11 tổ chuyên môn (trong đó gồm 01 tổ thể dục - quốc phòng). Với nhiệm vụ nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác GDTC trong mục tiêu đào tạo giáo dục của nhà trường, trong quá trình thực hiện luận án đã xây dựng những kiến nghị, kế hoạch xây dựng và cải tạo cơ sở vật chất, đảm bảo dụng cụ học tập, và được sự quan tâm của Ban giám hiệu và các đơn vị chức năng, điều kiện đảm bảo cho học tập môn học thể dục và phát triển phong trào TDTT trong toàn trường đã có tăng về số lượng và nâng cao được chất lượng. Cụ thể là trong năm học 2014 - 2015, nhà trường đã cho sửa chữa, nâng cấp và xây dựng khu nhà tập GDTC, cải tạo một số sân bãi tập luyện như: sân 146 cầu lông và đường chạy 60 m, đã tạo điều kiện để tổ bộ môn thể dục lên kế hoạch và giám sát chất lượng mua sắm dụng cụ thể thao đáp ứng phục vụ cho công tác giảng dạy và phát triển trong phong trào thể thao của học sinh. Đồng thời, nhà trường cũng có chế độ khen thưởng, động viên về vật chất và học tập đối với các VĐV đội tuyển và VĐV đạt thành tích cao. Do vậy, sau thời gian thực nghiệm, luận án nhận thấy nhu cầu mở các lớp năng khiếu, xây dựng mô hình các câu lạc bộ thể thao và tổ chức hướng dẫn tập luyện ngoại khoá của học sinh trường THPT Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa tăng cao, cũng như số người tập luyện ngoại khoá các môn thể thao, rèn luyện thân thể đã tăng đáng kể và trở thành phong trào trong cán bộ, giáo viên và học sinh, việc tập luyện các môn thể thao tự chọn nhằm nâng cao sức khoẻ đã trở thành nhu cầu hàng ngày của học sinh. Các giải thi đấu thể thao trong học sinh đã tăng lên đáng kể ở cấp trường, khối, lớp, câu lạc bộ với các loại hình thi đấu giao hữu giữa các đơn vị trong và ngoài trường, giải thi đấu truyền thống một số môn thể thao, thi đấu giao lưu giữa các câu lạc bộ... Tổ bộ môn thể dục đã kết hợp chặt chẽ với các giáo viên chủ nhiệm, Hội phụ huynh học sinh, Công đoàn, Đoàn thành niên, các Chi đoàn thuộc các khối tiến hành tổ chức, quản lý các hoạt động thi đấu thể thao ngoại khóa và xây dựng thành kế hoạch thi đấu hàng năm. Đồng thời đáp ứng những điều kiện sân bãi, dụng cụ và tổ chức trọng tài các giải đó. Hoạt động thi đấu của học sinh đã được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, và đã góp phần xây dựng đời sống văn hoá - thể thao lành mạnh trong đồng đảo đội ngũ học sinh các khối, lớp. Trong quá trình tổ chức ứng dụng các nhóm giải pháp, kết quả về số lượng các đội tuyển, câu lạc bộ thể thao, các lớp năng khiếu tự chọn của cán bộ, giáo viên và học sinh các khối, lớp, cũng như số lượng hội viên tham gia sinh hoạt, tập luyện thường xuyên tại các câu lạc bộ này (ngoài số học sinh nhóm thực nghiệm) đã tăng lên đáng kể so với thời điểm trước thực nghiệm. Kết quả thu được như trình bày tại bảng 3.36 và bảng 3.37. 147 BẢNG 3.36. SỐ LƯỢNG CÂU LẠC BỘ THỂ THAO VÀ SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN CÂU LẠC BỘ THAM GIA TẬP LUYỆN THƯỜNG XUYÊN. Số lượng Người tham gia TT Đối tượng Trước TNSau TN W% Trước TN Sau TN W% 1. Cán bộ. 0 3 200.00 0 35 200.00 2. Giáo viên. 1 4 120.00 24 67 94.51 3. Học sinh khối 10. 0 2 200.00 0 32 200.00 4. Học sinh khối 11. 1 3 100.00 26 74 96.00 5. Học sinh khối 12. 1 2 66.67 30 46 42.11 Trung bình 3 14 120.00 80 254 95.26 BẢNG 3.37. SỐ LƯỢNG CÁC GIẢI THI ĐẤU THỂ THAO VÀ SỐ LƯỢNG VĐV THUỘC CÁC ĐỘI TUYỂN THAM GIA CÁC GIẢI THI ĐẤU TRƯỚC THỰC NGHIỆM VÀ SAU THỰC NGHIỆM Số lượng VĐV TT Tên giải Trước TN Sau TN W% Trước TN Sau TN W% 1. Giao hữu cấp trường. 2 4 66.67 24 48 66.67 2. Giao lưu cấp khối. 4 8 66.67 86 132 42.20 3. Giao lưu cấp CLB. 6 14 80.00 75 115 42.11 4. Giải truyền thống các môn thể thao. 0.5* 1 66.67 67 89 28.21 Ghi chú: * Giải thi đấu giải truyền thống trước thực nghiệm được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần. Đạt được những kết quả trên là do: Việc xây dựng và phát triển phong trào tập luyện các môn thể thao theo mô hình lớp năng khiếu tự chọn và môn hình câu lạc bộ bắt nguồn từ các đơn vị trong đó có lực lượng cán bộ, giáo viên và học sinh. Vì vậy để phát triển phong trào phải dựa vào các đơn vị hành chính, các tổ chức chính quyền, tổ chức xã hội và các thành viên trong các đơn vị tổ chức đó... Việc tổ chức phải theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Kết quả các ý kiến các đơn vị, tổ chức và cá nhân cho thấy giải pháp tích cực để nâng cao năng lực thể chất nói riêng, cũng như nâng cao hiệu quả công tác GDTC nói chung là phát triển phong trào TDTT ở các đơn vị cơ sở là phù hợp với điều kiện thực tế về tổ chức, biên chế và đặc điểm của các tổ chức đơn vị hiện nay. Số các cuộc thi đấu nội bộ trong nhà trường như: Thi đấu các giải trong và ngoài trường, giải thi đấu truyền thống một số môn thể thao, giao hữu giữa các CLB, các khối, lớp trên cơ sở đó cũng tăng lên đáng kể. 148 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. Kết luận. Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên của luận án, cho phép đi đến một số kết luận sau: 1. Công tác GDTC cho học sinh tại các trường THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung mặc dù đảm bảo theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cơ bản như: Việc thực hiện chương trình môn học thể dục chưa triệt để; chưa coi trọng công tác ngoại khoá thể thao; các điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo; chưa có sự động viên thích hợp đối với cán bộ, giáo viên và học sinh trong công tác GDTC. Điều đó đã dẫn đến năng lực thể chất của học sinh còn thấp, đặc biệt là thấp hơn đáng kể so với kết quả điều tra thể chất người Việt Nam năm 2001 có cùng độ tuổi, giới tính. Số lượng học sinh đạt tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) chỉ đạt tỷ lệ trung bình ở mức 51.16%. 2. Căn cứ vào những nguyên nhân, đặc điểm thực trạng và sự khác biệt về năng lực thể chất của học sinh THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung so với chuẩn thể lực người Việt Nam công bố thời điểm năm 2001 có cùng độ tuổi, luận án đã xây dựng được 06 bảng phân loại, 06 bảng điểm tổng hợp theo từng test và 01 bảng điểm tổng hợp đánh giá xếp loại năng lực thể chất phù hợp với đối tượng học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung (các lứa tuổi 15, 16 và 17 tương ứng với các khối lớp 10, 11 và 12). 3. Quá trình nghiên cứu đã lựa chọn và xây dựng được 08 giải pháp với những chỉ dẫn cụ thể nhằm phát triển thể chất, góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung. Các giải pháp bao gồm: Giải pháp 1: Giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí của GDTC và thể thao trường học đối với mục tiêu phát triển thể chất (sức khỏe, thể lực và những kiến thức có liên quan) và giáo dục đạo đức nhân cách, xây dựng lối sống khỏe mạnh và vận động tích cực có kế hoạch cho học sinh. 149 Giải pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy học thể dục theo hướng tích cực hóa, phát triển tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học thể dục. Giải pháp 3: Đa dạng hóa nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa theo hướng gắn chặt với dạy học nội khóa và bám sát mục tiêu GDTC. Giải pháp 4: Xây dựng kế hoạch và điều hành công tác tự bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. Giải pháp 5: Đổi mới tổ chức dạy học thể dục theo phân loại sức khỏe, thể lực và năng khiếu của học sinh. Giải pháp 6: Tăng cường hoạt động thi đấu - tổ chức thi đấu nhiều nội dung trên cơ sở tạo điều kiện cho mỗi học sinh tham gia. Giải pháp 7: Cải tạo, mua sắm, trang bị bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, sân bãi dụng cụ phục vụ tập luyện. Giải pháp 8: Thành lập, đưa vào hoạt động các CLB thể thao cho các đối tượng là cán bộ, giáo viên, học sinh các khối theo hình thức xã hội hoá dưới sự chỉ đạo của các nhà trường và các tổ chức Hội thể thao học sinh Việt Nam. Các giải pháp trên đây đều được sự thừa nhận của các giáo viên, chuyên gia làm công tác lãnh đạo, quản lý và công tác giảng dạy tại các trường THPT, Đại học TDTT. Do điều kiện về thời gian và phạm vi nghiên cứu, cũng như tác động của cá nhân, luận án đã ứng dụng 6/8 giải pháp (các giải pháp 1, 2, 3, 5, 6 và 8) thông qua thực nghiệm sư phạm trên đối tượng nghiên cứu đã khẳng định được hiệu quả phát triển thể chất cho học sinh trong các nhà trường, thể hiện qua những mặt chất lượng môn học thể dục, năng lực thể chất của học sinh và phong trào tập luyện - thi đấu TDTT đã được tăng lên đáng kể. 150 B. Kiến nghị. Từ những kết luận nêu trên của luận án, cho phép đi đến một số kiến nghị sau: 1. Kết quả nghiên cứu của luận án cho phép sử dụng làm thông tin tham khảo cho các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên TDTT. Các số liệu trình bày ở các bảng 3.17 đến 3.29 có thể được coi là các tiêu chuẩn cần áp dụng trong kiểm tra đánh giá năng lực thể chất cho học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung. 2. Để phát triển thể chất cho học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác GDTC một cách mạnh mẽ trong nhà trường, cần thiết phải được triển khai áp dụng một cách đồng bộ hệ thống các giải pháp mà kết quả nghiên cứu của luận án đã xây dựng và kiểm chứng. 3. Các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường cần tạo điều kiện để tiếp tục nghiên cứu và tiến tới thành lập Hội đồng GDTC thuộc trường THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung với chức năng chỉ đạo, quản lý, phối hợp lập kế hoạch hoạt động cụ thể theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Hội thể thao học sinh Việt Nam, nhằm tăng cường các giải pháp phù hợp, giúp đỡ nhau cả về nội dung, phương pháp, điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác GDTC cho học sinh các trường THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung trong điều kiện thực tiễn hiện nay. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Đại Dương, Đồng Hương Lan (2016), “Thực trạng thể chất của học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung”, Tạp chí Khoa học Đào tạo và Huấn luyện thể thao (số 1/2016), Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 2. Đồng Hương Lan (2016), “Thực trạng về hoạt động tập luyện ngoại khoá TDTT của học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung”, Tạp chí Khoa học Đào tạo và Huấn luyện thể thao (số 1/2016), Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt: 1. Ngũ Duy Anh, Vũ Đức Thu (2003), “Tình hình phát triển thể chất của học sinh phổ thông ở nước ta trong những thập kỷ qua” Kỷ yếu Hội nghị khoa học thể thao Đông Nam Á - Việt Nam 2003, Nxb TDTT, tr.21-37. 2. Nguyễn Võ Kỳ Anh, Vũ Đức Thu và cộng sự (1998), “Một số nhận xét về sự phát triển chiều cao, cân nặng của học sinh phổ thông Việt Nam trong những năm qua”, Tuyển tập NCKH giáo dục sức khỏe, thể chất trong nhà trường các cấp lần thứ II, Nxb TDTT, Hà Nội, tr.184-187. 3. Tô Thị Anh, Nguyễn Thị Bích Hồng (1994), Tâm lý học lứa tuổi, Nxb Giáo dục, Hà Nội 4. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1994), Chỉ thị 36/ CT-TW của Ban bí thư TW Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới, ngày 24/03/1994. 5. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2002), Chỉ thị 17 CT/TƯ ngày 23/10/2002 về phát triển TDTT đến năm 2010. 6. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2006), Văn kiên Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia. 7. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2011), Nghị quyết số 08/-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 1/12/2011 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về Thể dục, Thể thao đến năm 2020. 8. Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lý học nhân cách - Một số vấn đề lý luận, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Quy hoạch phát triển TDTT ngành giáo dục đào tạo 1996 - 2000 và định hướng đến năm 2025 (tháng 12/1996). 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Quyết định số 14 ngày 3 tháng 5 năm 2001, ban hành Quy chế GDTC và Y tế trường học. 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn thể dục ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Công văn số 8607/BGD-ĐT hướng dẫn dạy học tự chọn cấp THCS và cấp THPT năm học 2007-2008. 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/QĐ-BGDĐT ngày 18/09/2008, ban hành Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. 14. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội. 15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. 16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên. 17. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, Nxb TDTT, thành phố Hồ Chí Minh. 18. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao, Nxb TDTT, thành phố Hồ Chí Minh. 19. Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2004), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 20. Chính phủ nước cộng hoà XHCN Việt Nam (2007), Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2007 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao 21. Nguyễn Ngọc Cừ (1996), “Y học thể thao”, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ bác sĩ thể thao, tập 1 + 2, Hà Nội. 22. Trần Kim Cương (2008), Nghiên cứu những giải pháp phát triển các loại hình câu lạc bộ TDTT cơ sở trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 23. Daxiorơxki V.M (1978), Các tố chất thể lực của vận động viên, Nxb TDTT, Hà Nội. 24. Hoàng Công Dân (2005), Nghiên cứu phát triển thể chất cho học sinh các trường dân tộc nội trú khu vực miền núi phía Bắc từ 15 đến 17 tuổi, Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 25. Trần Đức Dũng (2010), Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 (thời điểm 2002 đến 2013), Đề tài KHCN cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 26. Thẩm Hoàng Điệp (1991), “Bàn về sự phát triển chiều cao của một nhóm học sinh phổ thông sau 10 năm theo dõi liên tục”, Tập san hình thái học tập 1, 91 (1). 27. Mai Thị Thu Hà (2014), Nghiên cứu hiệu quả tập luyện và thi đấu thể dục Aerobic trong hoạt động ngoại khoá đối với học sinh tiểu học, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 28. Tạ Hồng Hải (2000), Nghiên cứu nâng cao năng lực thể chất của học sinh phổ thông lứa tuổi 11 - 14, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 29. Bùi Quang Hải (2007), Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học một số tỉnh phía Bắc bằng phương pháp quan sát dọc (6 đến 10 tuổi), Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 30. Lưu Quang Hiệp (1994), “Tập bài giảng sinh lý học TDTT”, Tài liệu dùng cho các học viên cao học TDTT, Hà Nội. 31. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 32. Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 33. Ivanôv V.X (1996), Những cơ sở của toán học thống kê, Dịch: Trần Đức Dũng, Nxb TDTT, Hà Nội. 34. Huỳnh Trọng Khải (2001), Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh nữ tiểu học (từ 7 - 11 tuổi) ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 35. Lê Văn Lẫm (2004), GDTC ở một số nước trên thế giới, Nxb TDTT, Hà Nội. 36. Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu (2000), “Thực trạng phát triển thể chất của học sinh, sinh viên trước thềm thế kỷ 21”, Nxb TDTT, Hà Nội. 37. Nguyễn Mạnh Liên (1993), “Một vài nhận xét về sự phát triển thể lực của thanh thiếu niên Việt Nam”, Tuyển tập NCKH giáo dục sức khỏe thể chất trong nhà trường các cấp lần thứ I, Nxb TDTT, Hà Nội, tr.128. 38. Trần Đình Long và cộng sự (1998), “Nghiên cứu đặc điểm sự phát triển cơ thể học sinh phổ thông lớp 1 - 12”, Tuyển tập NCKH giáo dục sức khỏe, thể chất trong nhà trường các cấp lần tứ II, Nxb TDTT, Hà Nội, tr. 232 39. Nguyễn Kim Minh (1992), Tổng quan phát triển thể chất học sinh Việt Nam đến năm 2010, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KX 07.06, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 40. Nguyễn Kim Minh (1999), “Đánh giá sự phát triển thể lực của trẻ em theo các số liệu hình thái”, Thông tin khoa học kỹ thuật TDTT, (4), tr. 17 - 19. 41. Nguyễn Viết Minh (2006), “Đổi mới phương pháp giảng dạy môn thể dục nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông”, Tuyển tập NCKH giáo dục sức khỏe, thể chất trong nhà trường các cấp lần thứ IV, Nxb TDTT, Hà Nội, tr.79-85. 42. Cấn Văn Nghĩa, Lương Kim Chung (2006), “Mức độ phát triển tố chất thể lực và hình thái của học sinh phổ thông đại diện cho 3 vùng đồng bằng, trung du và thị xã của tỉnh Hà Tây”, Khoa học Thể thao (5), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội, tr.33-36 43. Lương Thị Ánh Ngọc (2011), Sự phát triển thể lực, thành phần cơ thể của học sinh 11 - 14 tuổi dưới tác động của TDTT trường học tại Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 44. Novicop, Matveep (1990), Lý luận và phương pháp GDTC, Dịch: Phạm Trọng Thanh, Lê Văn Lẫm, Nxb TDTT, Hà Nội 45. Philin V.P (1996), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, Dịch: Nguyễn Quang Hưng, Nxb TDTT, Hà Nội. 46. Trần Phúc Phong (1999), “Bàn về nghiên cứu thể chất thiếu niên và nhi đồng”, Thông tin khoa học công nghệ TDTT, (2), tr. 19. 47. V. Prolop, G.Iuroko (1983), Tập luyện thể dục ngoài trời cho trẻ lứa tuổi đến trường, Nxb TDTT Matxcơva. 48. Nguyễn Quang Quyền (1994), Nhân trắc học và ứng dụng trên người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 49. Nguyễn Duy Quyết (2012), Nghiên cứu ứng dụng chương trình “điền kinh cho trẻ em” của Hiệp hội các Liên đoàn điền kinh quốc tế tại một số trường tiểu học khu vực phía bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 50. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩ Việt Nam (2006), Luật Thể dục, Thể thao, số 77/2006/QH11, được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 11 ngày 19/11/2006. 51. Nguyễn Xuân Sinh (1993), “Đánh giá trình độ thể lực học sinh phổ thông cơ sở độ tuổi 12 - 14 theo tiêu chuẩn RLTT”, Tuyển tập NCKH giáo dục sức khỏe, thể chất trong nhà trường các cấp, Nxb TDTT, Hà Nội. 52. Nguyễn Đức Thành (2013), Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên một số trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 53. Lê Anh Thơ (1998), “Bàn về nội dung điều tra thể chất học sinh trong trường học các cấp”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, sức khỏe trong trường học các cấp, Nxb TDTT, Hà Nội. 54. Vũ Đức Thu (1995), Lý luận và phương pháp GDTC, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 55. Vũ Đức Thu, Lưu Quang Hiệp, Trương Anh Tuấn (1998), Lý luận và phương pháp GDTC, Tài liệu dành cho các trường đại học và chuyên nghiệp, Nxb TDTT, Hà Nội. 56. Vũ Đức Thu (1999) “Đánh giá thực trạng và định hướng công tác GDTC, sức khoẻ và y tế trường học”, GDTC (21), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, tr. 33-39. 57. Vũ Đức Thu (1999), Báo cáo thực trạng giáo dục phát triển thể chất của thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 58. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020. 59. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 641/QĐ-TTG ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030. 60. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 2160/QĐ-TTG ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 61. Nguyễn Toán (1998), Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo VĐV, Nxb TDTT, Hà Nội. 62. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 63. Phạm Danh Tốn (1991), Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 64. Nguyễn Tấn Gi Trọng (1975), Hằng số sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 65. Nguyễn Thế Truyền (1990), “Độ tuổi và những năng lực thể thao”, Thông tin khoa học kỹ thuật TDTT (4). 66. Nguyễn Anh Tuấn (1998), Nghiên cứu hiệu quả giáo dục thể chất đối với sự phát triển tố chất thể lực của nam học sinh phổ thông TP Hồ Chí Minh, lứa tuổi 8 - 17, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 67. Trương Anh Tuấn (2009), “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TDTT trường học”, Bản tin khoa học đào tạo và huấn luyện thể thao, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, số 1, tr.10. 68. Nguyễn Quang Uẩn (1997), Tâm lý học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 69. Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 70. Viện khoa học TDTT (2003), Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi (thời điểm 2001), Nxb TDTT Hà Nội. 71. Nguyễn Ngọc Việt (2011), Sự biến đổi tầm vóc và thể lực dưới tác động của tập luyện thể dục thể thao nội khóa, ngoại khóa đối với học sinh tiểu học từ 6 đến 9 tuổi ở Bắc miền Trung”, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 2. Tài liệu tiếng Anh. 72. Stephen J.Virgilio, 1997, Fitness Education for Children- A team approach Publisher Human Kinetics, in New York, page 3-4. 73. Steve Wootton (1993) Nutrition for Sport. Simon & Schuster Ltd, page 199 74. William D. Mc Ardle. Frank I. Katch, Victor L. Katch, (1994), Essentials of Exercise Physilogy, publisher William and Wilkin, A Waverly Company; Page 454 3. Tài liệu tiếng Nga. 75. Максименко А.М. ĀОсновы теории и методики физической культурыā (1999). Учеб.пособие для студентов вузов физической культуры, Российский государственный академик физической культуры, Москва. 76. Максименко А.М. ĀТеория и методика физической культурыā (2001). Учеб. Пособие для студентов института физической культуры, Москва. 77. Холодов Ж.К, Кузнецов В.С. ĀТеория и методика физического воспитания и спортаā (2000). Учеб. Пособие для студентов института физической культуры, Москва, Академик. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1.BẢNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÔN THỂ DỤC CHÍNH KHOÁ CỦA CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN CÁC TỈNH BẮC MIỀN TRUNG (Nguồn: Vụ Giáo dục Trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo) Khối lớp 10: Thời lượng Tổng TT Nội dung Lý thuyết Thực hành Kiểm tra Số giờ Tỷ lệ % 1. Chương 1. Tập luyện TDTT và sử dụng các yếu tố thiên nhiên để rèn luyện sức khoẻ. 2 0 0 2 2.86 2. Chương 2. Thể dục - Bài thể dục nhịp điệu (nam, nữ riêng) 0 7 1 8 11.43 3. Chương 3. Chạy ngắn 0 5 1 6 8.57 4. Chương 4. Chạy bền 0 5 1 6 8.57 5. Chương 5. Nhảy cao 0 7 1 8 11.43 6. Chương 6. Đá cầu 0 5 1 6 8.57 7. Chương 7. Cầu lông 0 5 1 6 8.57 8. Chương 8. Môn thể thao tự chọn 0 18 2 20 28.57 9. Ôn tập, kiểm tra học kì I và II; Kiểm tra, đánh giá, xếp loại thể lực. 0 4 4 8 11.43 Tổng cộng (Cả năm: 37 tuần, 70 tiết) - Học kỳ 1: 19 tuần, 36 tiết - Học kỳ 2: 18 tuần, 34 tiết 2 56 12 70 100.00 Khối lớp 11: Thời lượng Tổng TT Nội dung Lý thuyết Thực hành Kiểm tra Số giờ Tỷ lệ % 1. Chương 1. Một số nguyên tắc tập luyện TDTT 2 0 0 2 2.86 2. Chương 2. Thể dục: - Nam: Bài thể dục phát triển chung; - Nữ: Bài thể dục nhịp điệu. 0 6 1 7 10.00 3. Chương 3. Chạy tiếp sức 4 × 100m 0 4 1 5 7.14 4. Chương 4. Chạy bền 0 4 1 5 7.14 5. Chương 5. Nhảy xa 0 5 1 6 8.57 6. Chương 6. Nhảy cao 0 5 1 6 8.57 7. Chương 7. Đá cầu 0 4 1 5 7.14 8. Chương 8. Cầu lông 0 5 1 6 8.57 9. Chương 9. Môn thể thao tự chọn 0 18 2 20 28.57 10. Ôn tập, kiểm tra học kì I và II; Kiểm tra, đánh giá, xếp loại thể lực. 0 4 4 8 11.43 Tổng cộng (Cả năm: 37 tuần, 70 tiết) - Học kỳ 1: 19 tuần, 36 tiết - Học kỳ 2: 18 tuần, 34 tiết 2 55 13 70 100.00 Khối lớp 12: Thời lượng Tổng TT Nội dung Lý thuyết Thực hành Kiểm tra Số giờ Tỷ lệ % 1. Chương 1. Một số hướng dẫn tập luyện phát triển sức mạnh 2 0 0 2 2.86 2. Chương 2. Thể dục: - Nam: Bài thể dục phát triển chung; - Nữ: Bài thể dục nhịp điệu. 0 6 1 7 10.00 3. Chương 3. Chạy tiếp sức 0 5 1 6 8.57 4. Chương 4. Chạy bền 0 5 1 6 8.57 5. Chương 5. Nhảy xa 0 7 1 8 11.43 6. Chương 6. Đá cầu 0 5 1 6 8.57 7. Chương 7. Cầu lông 0 6 1 7 10.00 8. Chương 8. Môn thể thao tự chọn 0 18 2 20 28.57 9. Ôn tập, kiểm tra học kì I và II; Kiểm tra, đánh giá, xếp loại thể lực. 0 4 4 8 11.43 Tổng cộng (Cả năm: 37 tuần, 70 tiết) - Học kỳ 1: 19 tuần, 36 tiết - Học kỳ 2: 18 tuần, 34 tiết 2 56 12 70 100.00 PHỤ LỤC 2. PHIẾU PHỎNG VẤN SỐ 1 BỘ VH, TT & DL CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN Nhằm tìm hiểu thực trạng công tác GDTC cho học sinh trường THPT chuyên trên địa bàn các tỉnh Bắc miền Trung, mong đồng chí nghiên cứu kỹ những câu hỏi dưới đây của chúng tôi và cho cách trả lời bằng cách gạch chân và đánh dấu vào ô cần thiết. Ý kiến đóng góp của đồng chí sẽ giúp chúng tôi có được những thông tin bổ ích trong việc ứng dụng một số giải pháp phát triển thể chất cho học sinh các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn các tỉnh Bắc miền Trung. Xin trân trọng cảm ơn! Xin đ/c cho biết sơ lược về bản thân. Họ và tên: .........................................................Tuổi:................................... Trình độ chuyên môn: .................................................................................. Chức vụ: ....................................................................................................... Đơn vị công tác:............................................................................................ Thâm niên làm công tác ............................................................................... Câu hỏi 1: Theo đồng chí, công tác GDTC đã đáp ứng được yêu cầu của Bộ GDĐT và nhà trường chưa? - Rất đáp ứng.  - Đáp ứng.  - Đáp ứng từng phần.  - Chưa đáp ứng.  Câu hỏi 2: Theo đồng chí, công tác GDTC của trường trung học phổ thông chuyên mà đồng chí đang quản lý/công tác có những vấn đề gì còn tồn tại và cần tập trung vào những vấn đề gì? - Ban giám hiệu luôn quan tâm.  - Công tác quản lý môn học thể dục nề nếp.  - Chất lượng giáo viên thể dục thể thao đảm bảo.  - Phương pháp giảng dạy môn học thể dục chưa phù hợp với điều kiện nhà trường.  - Cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ hạn chế.  - Kinh phí dành cho hoạt động thể thao hạn hẹp.  - Cần tổ chức các hoạt động thể thao.  - Tổ chức các giải thể thao, các CLB thể thao và các lớp năng khiếu ngoài giờ học chính khoá rất hạn chế.  Câu hỏi 3: Theo đồng chí, muốn tổ chức quản lý tổ bộ môn, cần coi trọng công việc gì dưới đây? * Đưa bộ môn phát triển thành bộ môn Thể dục? - Rất cần.  - Cần.  - Chưa cần  * Công tác kế hoạch tổ bộ môn có làm thường xuyên? - Rất thường xuyên.  - Thường xuyên.  - Chưa thường xuyên.  * Công tác hướng dẫn học sinh tập luyện ngoại khoá? - Thường xuyên.  - Thỉnh thoảng.  - Chưa có.  * Tổ chức các câu lạc bộ, lớp năng khiếu thể thao theo hình thức tập luyện ngoại khoá? - Rất cần thiết.  - Cần thiết.  - Chưa cần thiết.  Câu hỏi 4: Đồng chí có kiến nghị gì với nhà trường về công tác giáo dục thể chất hiện nay cho học sinh? - Cần thiết đưa môn thể dục lên thành tổ môn học.  - Công tác kế hoạch của môn học:  - Tổ chức các hoạt động ngoại khoá TDTT cho học sinh  - Xây dựng lại chương trình, nội dung giảng dạy.  - Nên đưa nội dung kiểm tra tiêu chuẩn RLTT vào đánh giá điểm học tập của học sinh.  - Ý kiến đề nghị khác: ....................................................................................  Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của đồng chí./. Ngày ..... tháng ..... năm . Người phỏng vấn Người được phỏng vấn (Ký tên) ĐỒNG HƯƠNG LAN PHỤ LỤC 3. PHIẾU PHỎNG VẤN SỐ 2 BỘ VH, TT & DL CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN Kính gửi: ...................................................... Lớp: ............................................................. Nhằm tìm hiểu thực trạng công tác GDTC cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn các tỉnh Bắc miền Trung, mong các em nghiên cứu kỹ những câu hỏi dưới đây của chúng tôi và cho cách trả lời bằng cách gạch chân và đánh dấu vào ô cần thiết. Ý kiến đóng góp của các em sẽ giúp chúng tôi có được những thông tin bổ ích trong việc ứng dụng một số giải pháp phát triển thể chất cho học sinh các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn các tỉnh Bắc miền Trung. Xin trân trọng cảm ơn! Hãy cho biết sơ lược về bản thân. Họ và tên: ............................................................................Tuổi: ............... Giới tính:  Nam  Nữ Khối, lớp: ...................................................................................................... Câu hỏi 1: Xin em cho biết động cơ của bản thân khi tham gia tập luyện ngoại khoá các môn thể thao? A. Động cơ tham gia tập luyện: - Ham thích.  - Tăng cường sức khoẻ  - Làm đẹp, giảm béo.  - Nâng cao năng lực vận động.  - Phòng chống bệnh tật.  - Thói quen vận động  - Nhu cầu học tập.  - Động cơ khác: ...........................................................  ...........................................................  B. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới động cơ tập luyện: - Ảnh hưởng của các trường học  - Ảnh hưởng của truyền thông  - Nhờ giáo dục trường học  - Ảnh hưởng của gia đình, bạn bè  - Sự hấp dẫn của các môn thể thao  - Ảnh hưởng của ngôi sao thể thao  - Yếu tố khác ...........................................................  ...........................................................  Câu hỏi 2: Xin em cho biết số lượng buổi tập luyện ngoại khoá các môn thể thao của bản thân trong 1 tuần? - Tập 1 buổi/1 tuần  - Tập từ 2 - 3 buổi/1 tuần  - Tập 4 buổi/1 tuần  - Tập trên 4 buổi/1 tuần  Câu hỏi 3: Số năm tham gia tập luyên ngoại khoá các môn thể thao (tính cả các cấp học trước đây, không tính nội dung bắt buộc trong trường học) của bản thân? - Đã tập luyện dưới 1 năm.  - Đã tập luyện từ 1 đến 2 năm.  - Đã tập luyện từ trên 2 năm đến 3 năm.  - Đã tập luyện trên 3 năm.  Câu hỏi 4: Hãy cho biết, môn thể thao nào em thường xuyên tham gia tập luyện ngoại khoá? Hình thức tập luyện môn thể thao đó của em như thế nào? A. Môn thể thao thường xuyên tập luyện ngoại khoá: - Bóng đá  - Bóng bàn  - Cờ vua  - Đá cầu  - Cầu lông  - Bóng chuyền  - Bơi lội  - Điền kinh  - Bóng rổ  - Các môn thể thao khác  B. Hình thức tập luyện ngoại khoá các môn thể thao đó: - Tự tập luyện  - Tập luyện theo nhóm  - Tập theo lớp năng khiếu  - Tập luyện theo đội tuyển  - Tập luyện theo câu lạc bộ  - Hình thức khác  Câu hỏi 5: Nếu được tổ chức tập luyện ngoại khoá các môn thể thao theo các loại hình các câu lạc bộ, lớp năng khiếu... em có mong muốn được tham gia hay không? Rất muốn  Bình thường  Không cần thiết  Câu hỏi 6: Em hãy cho biết ý kiến đánh giá của bản thân về giờ học nội khoá môn thể dục tại nhà trường hiện nay? - Giờ học sôi động.  - Giờ học khô khan.  - Không đủ sân bãi dụng cụ.  - Ý kiến khác .......................................................  .......................................................  Câu hỏi 7: Em hãy cho biết ý kiến đánh giá của bản thân về các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giờ học thể dục nội khoá và ngoại khoá? A. Về giờ học nội khoá: - Do điều kiện sân bãi.  - Do trình độ giáo viên.  - Thiếu dụng cụ tập luyện.  - Không có đủ trang bị giầy, quần áo.  - Ý kiến khác ............................................................  ............................................................  ............................................................  ............................................................  B. Về giờ học ngoại khoá: - Không có giáo viên hướng dẫn.  - Không có thời gian.  - Không có đủ điều kiện sân bãi dụng cụ tập luyện.  - Không được sự ủng hộ bạn bè.  - Không ham thích môn thể thao nào.  - Ý kiến khác ................................................................................  ................................................................................  ................................................................................  ................................................................................  Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của em./. Ngày ..... tháng ..... năm . Người phỏng vấn Người được phỏng vấn (Ký tên) ĐỒNG HƯƠNG LAN PHỤ LỤC 4. PHIẾU PHỎNG VẤN SỐ 3 BỘ VH, TT & DL CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN Kính gửi:...................................................... Đơn vị:......................................................... Nhằm tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng các giải pháp phát triển thể chất cho học sinh các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn các tỉnh Bắc miền Trung, mong đồng chí nghiên cứu kỹ những câu hỏi dưới đây của chúng tôi và cho cách trả lời bằng cách gạch chân và đánh dấu vào ô cần thiết. Ý kiến đóng góp của đồng chí sẽ giúp chúng tôi có được những thông tin bổ ích trong việc xác định, ứng dụng các giải pháp phát triển thể chất cho học sinh các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn các tỉnh Bắc miền Trung. Xin trân trọng cảm ơn! Xin đ/c cho biết sơ lược về bản thân. Họ và tên: .........................................................Tuổi:................................... Trình độ chuyên môn: .................................................................................. Chức vụ: ....................................................................................................... Đơn vị công tác:............................................................................................ Thâm niên làm công tác ............................................................................... Câu hỏi 1: Theo đồng chí, những giải pháp nào sau đây có thể sử dụng để phát triển thể chất cho học sinh các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn các tỉnh Bắc miền Trung? (gạch chân dòng thích hợp) và mức độ ưu tiên quan trọng trong đánh giá (đánh dấu vào ô thích hợp). - Mức ưu tiên 1: (Giải pháp rất cần thiết). - Mức ưu tiên 2: (Giải pháp cần thiết). - Mức ưu tiên 3: (Giải pháp không cần thiết). 1. Giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí của GDTC và thể thao trường học đối với mục tiêu phát triển thể chất (sức khỏe, thể lực và những kiến thức có liên quan) và giáo dục đạo đức nhân nhân cách, xây dựng lối sống khỏe mạnh và vận động tích cực có kế hoạch cho học sinh. 2. Đổi mới phương pháp dạy học thể dục theo hướng tích cực hóa, phát triển tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học thể dục. 3. Đa dạng hóa nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa theo hướng gắn chặt với dạy học nội khóa và bám sát mục tiêu GDTC. 4. Xây dựng kế hoạch và điều hành công tác tự bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. 5. Đổi mới tổ chức dạy học thể dục theo phân loại sức khỏe, thể lực và năng khiếu của học sinh. 6. Tăng cường hoạt động thi đấu - tổ chức thi đấu nhiều nội dung trên cơ sở tạo điều kiện cho mỗi học sinh tham gia. 7. Cải tạo, mua sắm, trang bị bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, sân bãi dụng cụ phục vụ tập luyện. 8. Thành lập, đưa vào hoạt động các câu lạc bộ thể thao cho các đối tượng là cán bộ, giáo viên, học sinh các khối theo hình thức xã hội hoá. Câu hỏi 2. Ngoài các giải pháp nêu trên, để phát triển thể chất cho học sinh các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn các tỉnh Bắc miền Trung, theo đ/c còn có những giải pháp nào khác có thể sử dụng? Điền vào chỗ trống. 1. ............................................................................................ 2. ............................................................................................ 3. ............................................................................................ 4. ............................................................................................ 5. ............................................................................................ 6. ............................................................................................ Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của đồng chí./. Ngày ..... tháng ..... năm . Người phỏng vấn Người được phỏng vấn (Ký tên) ĐỒNG HƯƠNG LAN PHỤ LỤC 5. PHIẾU KIỂM TRA NĂNG LỰC THỂ CHẤT BỘ VH, TT & DL CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU KIỂM TRA NĂNG LỰC THỂ CHẤT CỦA HỌC SINH THPT CHUYÊN I. THÔNG TIN CHUNG. Ngày kiểm tra:......../ .......... /201.... Lần kiểm tra thứ: Họ và tên học sinh: .................................................................................. Ngày tháng năm sinh: ........ / ........ /........ Giới tính:  Nam  Nữ Trường: ....................................................................... Khối, lớp:............ II. THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ KIỂM TRA. TT Nội dung kiểm tra (test) Kết quả kiểm tra Ghi chú Hình thái: 1. Chiều cao đứng (cm) 2. Cân nặng (kg) 3. Chỉ số Quetelet (g/cm) Tính bằng công thức 4. Chỉ số BMI (kg/m2) Tính bằng công thức Chức năng: 5. Chỉ số công năng tim (HW) Tố chất thể lực: 6. Lực bóp tay thuận (kG) 7. Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 8. Chạy 30m XPC (s) 9. Dẻo gập thân (cm) 10. Chạy con thoi 4 × 10m (s) 11. Bật xa tại chỗ (cm) 12. Chạy tuỳ sức 5 phút (m) NGƯỜI ĐƯỢC KIỂM TRA (Ký, ghi rõ họ tên) ..........., ngày ..... tháng ..... năm 201... NGƯỜI KIỂM TRA (Ký, ghi rõ họ tên) Ghi chú: Các test được sử dụng trong chương trình điều tra thể chất nhân dân của Viện Khoa học Thể dục thể thao công bố thời điểm năm 2001 và theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/09/2008 quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên PHỤ LỤC 6. VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI THỂ LỰC HỌC SINH, SINH VIÊN (TRÍCH) (Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Điều 6. Tiêu chuẩn đánh giá thể lực đối với Nam từ 6 tuổi đến 20 tuổi (trích). Tuổi Phân loại Lực bóp tay thuận (kg) Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) Bật xa tại chỗ (cm) Chạy 30m XPC (giây) Chạy con thoi 4 x 10m (giây) Chạy tùy sức 5 phút (m) Tốt > 40,9 > 18 > 210 1020 15 Đạt ≥ 34,0 ≥ 13 ≥ 191 ≤ 6,20 ≤ 12,80 ≥ 910 Tốt > 43,2 > 19 > 215 1030 16 Đạt ≥ 36,9 ≥ 14 ≥ 195 ≤ 6,00 ≤ 12,70 ≥ 920 Tốt > 46,2 > 20 > 218 1040 17 Đạt ≥ 39,6 ≥ 15 ≥ 198 ≤ 5,90 ≤ 12,60 ≥ 930 Điều 7. Tiêu chuẩn đánh giá thể lực đối với Nữ từ 6 tuổi đến 20 tuổi (trích). Tuổi Phân loại Lực bóp tay thuận (kg) Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) Bật xa tại chỗ (cm) Chạy 30m XPC (giây) Chạy con thoi 4 x 10m (giây) Chạy tùy sức 5 phút (m) Tốt > 28,5 > 15 > 164 860 15 Đạt ≥ 24,5 ≥ 12 ≥ 147 ≤ 7,10 ≤ 13,40 ≥ 790 Tốt > 29,0 > 16 > 165 890 16 Đạt ≥ 26,0 ≥ 13 ≥ 148 ≤ 7,00 ≤ 13,30 ≥ 810 Tốt > 30,3 > 17 > 166 920 17 Đạt ≥ 26,3 ≥ 14 ≥ 149 ≤ 6,90 ≤ 13,20 ≥ 830

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1_luan_an_1329.pdf