Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển theo hướng phát triển bền vững
thị trường bảo hiểm phi nhân thọ địa phương, phân tích và đánh giá thực trạng phát
triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015, cùng với phân tích
những cơ hội, thách thức và định hướng phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh
Phúc, luận án đã đưa ra 3 nhóm giải pháp nhằm phát triển thị trường BHPNT:
Một là, nhóm giải pháp nhằm tăng cường sự ảnh hưởng của các nhân tố tích
cực đến sự phát triển của thị trường BHPNT.
Hai là, nhóm giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng của các nhân tố tiêu
cực đến sự phát triển thị trường BHPNT.
Ba là, nhóm giải pháp quản lý khác nhằm phát triển bền vững thị trường
BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong đó, việc thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh
không lành mạnh là giải pháp mang tính cấp thiết nhất hiện nay, nhằm tạo ra môi
trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm, có
lợi cho sự phát triển của DNBH. Các giải pháp nhằm tận dụng lợi thế về môi trường
KT – XH tỉnh và xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững của DNBH, là nền tảng
để phát triển bền vững TTBHPNT về góc độ kinh tế. Thực hiện các giải pháp nhằm
phát triển TTBHPNT trên góc độ xã hội và môi trường sẽ đem lại tính đột phá cho
Vĩnh Phúc, không những góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững TTBH trên góc
độ kinh tế mà còn có tác dụng lan toả ý thức, trách nhiệm của cộng đồng doanh
nghiệp, của người dân đối với sự phát triển bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc.
Đồng thời, để các nhóm giải pháp trên có tính khả thi và hiệu quả, luận án đã
đưa ra các nhóm kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Tài chính, Cục quản lý giám sát
bảo hiểm và Hiệp hội bảo hiểm.
Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp và kiến nghị trên sẽ góp phần phát triển
thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng bền vững trong tương lai.
175 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết về các dịch vụ BHPNT của ngƣời dân
Vĩnh Phúc còn chƣa cao, việc tham gia bảo hiểm chủ yếu theo thói quen thì vấn đề
thƣơng hiệu và văn hoá kinh doanh của các DNBH sẽ tƣơng đối đặc thù so với thực
tiễn chung của cả nƣớc.
* Giải pháp tổng quát
Các DNBH vẫn cần chú trọng đến việc xây dựng, cải thiện thƣơng hiệu, văn
hoá kinh doanh theo hƣớng hiện đại, phù hợp với chủ trƣơng chung của các công ty
mẹ, phù hợp với xu thế hội nhập.
Bên cạnh đó, các công ty BH cần chú trọng hơn đến việc xây dựng, cải thiện
thƣơng hiệu, văn hoá kinh doanh theo hƣớng gần gũi, thân thiện với đại bộ phận
ngƣời dân Vĩnh Phúc.
* Giải pháp cụ thể
Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa
phƣơng trong việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, thƣơng hiệu, sản phẩm đến với
ngƣời dân.
133
Xây dựng các chính sách chăm sóc khách hàng, đãi ngộ sau bán hàng phù
hợp với văn hoá, lối sống từng địa phƣơng trong tỉnh.
Thái độ tiếp xúc với khách hàng cần kiên trì, nhẫn nại, gần gũi, quyết đoán,
phù hợp với tính cách của ngƣời dân các vùng tỉnh lẻ.
* Tác dụng của giải pháp
Góp phần tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với văn hoá và
con ngƣời Vĩnh Phúc. Tạo hiệu ứng tích cực trong việc nỗ lực nâng cao năng lực
cạnh tranh của công ty BHPNT trên địa bàn tỉnh.
Làm thay đổi thói quen tham gia bảo hiểm của một bộ phận lớn ngƣời dân
Vĩnh Phúc, đặc biệt là các tổ chức nhƣ trƣờng học, đơn vị hành chính trong tỉnh. Đó
là, thay đổi từ thói quen tham gia bảo hiểm vì các khoản hoa hồng, trích lại thành
thói quen tham gia bảo hiểm vì quyền lợi bảo hiểm.
4.4.2. Nhóm giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố đến sự phát
triển thị trường BHPNT
4.4.2.1. Giải pháp hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường
Theo kết quả từ chƣơng 3 cho thấy: Tình trạng cạnh tranh phức tạp trên thị
trƣờng đang là nhân tố cơ bản, có mức tác động tiêu cực lớn nhất đến sự phát triển
của thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc. Vì vậy, hạn chế tình trạng cạnh tranh không
lành mạnh là vấn đề mang tính bức thiết hiện nay.
* Nội dung của giải pháp
Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý và giám sát thị trƣờng BHPNT
nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh nhƣ: Giảm phí, trích hoa hồng
và chi trả hoa hồng sai quy định, giải quyết bồi thƣờng ngoài phạm vi bảo hiểm,
cạnh tranh thông qua sự can thiệp hành chính.
* Giải pháp cụ thể
- Về phía các cơ quan chức năng trong tỉnh.
Các cơ quan chức năng đẩy mạnh hơn nữa công tác rà soát, hoàn thiện hành
lang pháp lý để tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, nâng cao hiệu quả của
134
công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ nhằm phòng chống những biểu hiện tiêu cực
trong quá trình hoạt động của các công ty BHNT thành viên tại địa phƣơng.
Cần có những chỉ đạo kịp thời, sâu sát hơn nữa đến các vấn đề đấu thầu bảo
hiểm, vấn đề can thiệp hành chính trong lĩnh vực BHPNT, nhằm tăng cƣờng tính
minh bạch cho thị trƣờng BHPNT.
- Về phía các công ty mẹ.
Các công ty mẹ cần tuân thủ và kiểm tra chặt chẽ hơn nữa, việc tuân thủ các quy
định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đối với các công ty thành viên. Việc này, góp
phần quan trọng nhằm hạn chế tình trạng giảm phí, hạ phí, bồi thƣờng thiện chí, trục lợi
bảo hiểm, từ phía các công ty BHPNT thành viên.
Cần có biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn nữa chính sách hoa hồng
đại lý. Trên cơ sở mức hoa hồng theo quy định của pháp luật, cần nghiên cứu các
chính sách hoa hồng phù hợp với từng đối tƣợng đại lý, phù hợp với từng đối tƣợng
khách hàng tại các địa phƣơng khác nhau, điều này góp phần hạn chế tình trạng chi
trả hoa hồng trực tiếp cho khách hàng.
Xây dựng những chính sách giao khoán phù hợp với từng thời kỳ, phù hợp
với điều điện đặc thù địa phƣơng nhằm hạn chế các công ty BH thành viên thực
hiện mọi giải pháp vì các mục tiêu trƣớc mắt.
Cần xây dựng các chiến lƣợc phát triển và phát triển bền vững từ các công ty
BHPNT thành viên, trên cơ sở đó các công ty mẹ sẽ tổng hợp đƣợc chiến lƣợc phát
triển chung, phù hợp và khai thác đƣợc lợi thế của từng địa phƣơng.
- Về phía các công ty BHPNT Vĩnh Phúc.
Các công ty cần tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về kinh doanh
bảo hiểm, các chính sách cạnh tranh, đặc biệt là chính sách về hoa hồng.
Các công ty BHPNT trong tỉnh cần thiết lập lại sự hợp tác, trao đổi thông tin với
nhau. Việc thiết lập sự hợp tác trong việc xây dựng những cam kết và thực hiện nghiêm
túc những cam kết này về cạnh tranh đối với một số nghiệp vụ truyền thống nhƣ bảo
hiểm học sinh, bảo hiểm xây dựng, bảo hiểm vật chất ô tô,Điều này sẽ mang lại lợi ích
to lớn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cho chính các công ty BHPNT và tính an
toàn cho các hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.
135
Đồng thời tăng cƣờng sự hợp tác, trao đổi thông tin giữa các công ty BHPNT
trong tỉnh sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng trục lợi bảo hiểm từ phía khách hàng,
đặc biệt đối với khách hàng tham gia bảo hiểm vật chật ô tô.
- Về phía người tham gia bảo hiểm
Chủ động trong việc nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các điều khoản của các dịch vụ
BH trƣớc khi tham gia nhằm thực hiện đúng nghĩa vụ và bảo vệ quyền lợi về bảo
hiểm của chính mình.
Đây là dịch vụ sau bán hàng, nên cần từ bỏ thói quen tham gia bảo hiểm vì
các khoản chiết khấu, trích lại từ các DNBH.
Nâng cao ý thức cộng đồng trong việc tham gia các dịch vụ BHPNT.
* Tác dụng của giải pháp
Giảm thiểu tình trạng cạnh tranh không lành mạnh đang diễn biến phức tạp
trên thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.
Tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, giúp các DNBH yên tâm xây dựng
và thực hiện các chiến lƣợc kinh doanh bền vững.
Quyền lợi của ngƣời tham gia bảo hiểm đƣợc đảm bảo tốt hơn.
Giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh BHPNT, nâng cao hiệu quả
hoạt động của thị trƣờng.
Giúp các DNBH trong tỉnh không bị “kiệt sức” trong cuộc chạy đua với
nhau, tạo ra tính hấp dẫn cho thị trƣờng BHPNT.
4.4.2.2. Phát triển kênh phân phối sản phẩm theo chiều sâu
Việc thực hiện phân phối sản phẩm chủ yếu thông qua các cán bộ bảo hiểm, thay
vì hệ thống đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp đang đƣợc coi là một hạn chế, gây ảnh hƣởng
đến quá trình phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua.
Việc thực hiện phân phối sản phẩm chủ yếu thông qua các cán bộ bảo hiểm
gây tốn kém chi phí, kém hiệu quả trong khai thác. Đặc biệt, với đặc thù của tỉnh
Vĩnh Phúc, mật độ dân cƣ đông, khả năng lan toả thông tin nhanh chóng, việc định
hƣớng chiến lƣợc sang thị trƣờng bán lẻ sẽ là xu thế tất yếu trong tƣơng lai. Trong khi
việc phát triển đại lý vốn là nhiệm vụ cơ bản của bộ phận quản lý đại lý trong các
136
công ty BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc, nhƣng rõ ràng đã không hiệu quả trong nhiều năm
qua. Đã đến lúc, các công ty BHPNT trong tỉnh cần coi việc phát triển hệ thống đại lý
là một trong những mục tiêu mang tính chiến lƣợc.
* Nội dung giải pháp
Tiếp tục nghiên cứu phát triển mạng lƣới bán hàng trực tiếp vì đây đƣợc coi
là mạng phân phối tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng dễ tiếp xúc, phù hợp với
trình độ dân trí của đại bộ phận ngƣời dân Vĩnh Phúc.
Tiếp tục phát triển mạng lƣới cộng tác viên từ các đơn vị, trƣờng học, ngân
hàng, showroom ô tô, xƣởng sữa chữa ô tô.
Nghiên cứu phát triển kênh phân phối qua mạng internet, qua dịch vụ tin nhắn
điện thoại. Kênh phân phối này hiện đang đƣợc triển khai tƣơng đối hiệu quả tại một
số thành phố lớn, nhƣng lại đang là mảng trống tại Vĩnh Phúc.
* Giải pháp cụ thể
- Đối với các công ty mẹ
Có chính sách hộ trợ tài chính, đào tạo cho các công ty BH thành viên trong
việc phát triển hệ thống đại lý bảo hiểm.
Xây dựng chƣơng trình đào tạo chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp với văn
hoá vùng miền tại Vĩnh Phúc.
Xây dựng chế độ đãi ngộ đại lý cấp Tổng công ty, nhằm động viên, khuyến
khích, thu hút nhân tài.
- Đối với các công ty BHPNT trên địa bàn Vĩnh Phúc
Lập kế hoạch cụ thể về việc tìm, phát hiện và tuyển dụng đại lý, kế hoạch mở
lớp tập huấn trên cơ sở kế hoạch doanh thu, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, kế
hoạch hợp tác với các đại lý bảo hiểm phi nhân thọ nhằm khai thác thị trƣờng bán lẻ
đầy tiềm năng tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Xây dựng cơ chế tài chính phù hợp trong từng giai đoạn, các chế độ đãi ngộ
cụ thể về tiền lƣơng, tiền thƣởng, quà tặng, du lịch, cho đại lý trên cơ sở doanh
thu phí bảo hiểm, số lƣợng khách hàng, tỷ lệ duy trì khách hàng, Nhằm tạo ra thu
nhập ổn định cho đại lý, tạo sự gắn bó lâu dài của đại lý với công ty.
137
Việc lan toả thông tin dẫn đến việc chi trả hoa hồng cho khách hàng, khó có
thể khắc phục ngay đƣợc. Vì vậy, để có thể phát triển hệ thống đại lý, thì ngoài
phần hoa hồng đƣợc chi trả theo đúng tỷ lệ qui định, các công ty BH thành viên
trong tỉnh cần xây dựng chính sách hỗ trợ cho đại lý tuỳ theo kết quả hoạt động của
đại lý nhƣ: Hỗ trợ công tác tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo,... để có thể khuyến
khích tinh thần làm việc của đại lý, phát động các phong trào thi đua với những giải
thƣởng hấp dẫn, qua đó tạo ra động lực cho đại lý hoạt động mang lại hiệu quả cao.
Xây dựng chế độ khen thƣởng, thăm hỏi, động viên đại lý theo từng cấp bậc đại lý,
cấp bậc doanh thu, hiệu quả khai thác nhằm tạo ra động lực phấn đấu cho đại lý.
Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục, các Phòng giáo dục, cơ quan BHXH, các
trƣờng học để triển khai các sản phẩm BH con ngƣời.
Phối hợp chặt chẽ với Phòng cảnh sát PCCC trong việc triển khai các sản
phẩm bảo hiểm cháy nổ đến các cơ quan, ban, ngành, các doanh nghiệp trong tỉnh.
Phối hợp với Sở Giao thông, Ban quản lý các dự án, Kho bạc để triển khai
các sản phẩm bảo hiểm xây dựng lắp đặt.
Phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng, Showroom để triển khai bảo hiểm xe
cơ giới. Đặc biệt triển khai bảo hiểm đến các đối tƣợng mua xe ô tô bằng vốn vay
ngân hàng.
Thay vì chỉ giao khoán các mục tiêu doanh thu cho các cán bộ bảo hiểm, thì
cần phải giao khoán cả mục tiêu phát triển đại đến tất cả các bộ phận, các cán bộ
trong công ty.
* Tác dụng của giải pháp
Phát triển đội ngũ đại lý hoạt động chuyên nghiệp, gắn bó với nghề, nâng cao
chất lƣợng phục vụ khách hàng.
Phát triển hệ thống phân phối vừa có tính chiều rộng, vừa có tính chiều sâu
để có thể khai thác tốt tiềm năng thị trƣờng bán lẻ và khu vực có yếu tố nƣớc ngoài.
Giảm thiểu chi phí khai thác, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh BHPNT.
4.4.2.3. Chính sách thu hút các DNBH gia nhập vào thị trường
Sự gia nhập thị trƣờng của các DNBH sẽ góp phần vào mục tiêu thu hút vốn
đầu tƣ và phát triển mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của tỉnh Vĩnh Phúc, đồng
138
thời đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngày càng cao trên thị trƣờng. Để phát triển lực
lƣợng DNBH trên địa bàn tỉnh, cần thực hiện một số biện pháp cụ thể:
Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút thêm các
DNBH mở chi nhánh, hoạt động kinh doanh hiệu quả nhƣ: Có những chính sách ƣu
đãi về đất, về thủ tục hành chính,
Tăng cƣờng và mở rộng đào tạo kiến thức quản trị doanh nghiệp, kinh doanh
nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng, trình độ đội ngũ doanh nhân trong lĩnh vực
bảo hiểm trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức tốt công tác thông tin kinh tế, xã hội, nhằm tạo điều kiện cho các
DNBH tiếp cận thông tin một cách dễ dàng đảm bảo nắm bắt, tiếp cận thị trƣờng
một cách nhanh nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNBH trên
địa bàn tỉnh.
Hỗ trợ các DNBH trong công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của ngƣời
dân về các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ thông qua các phƣơng tiện thông tin đại
chúng, thông qua các cơ quan văn hoá các cấp. Đƣa giáo dục bảo hiểm vào các
chƣơng trình ngoại khoá trong nhà trƣờng, nhằm nâng cao hiểu biết về bảo hiểm
cho thế hệ trẻ và giáo dục ý nghĩa nhân văn của bảo hiểm.
Giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh của các DNBH trong tỉnh, nhằm
điều chỉnh kịp thời những hành vi vi phạm của các DNBH, góp phần hoàn thiện
môi trƣờng kinh doanh theo hƣớng lành mạnh, chuyên nghiệp, tạo điều kiện thuận
lợi cho các DNBH trong tỉnh yên tâm thực hiện các chiến lƣợc kinh doanh bền
vững, củng cố niềm tin của ngƣời dân đối với các DNBH trong tỉnh.
4.4.3. Một số giải pháp quản lý khác nhằm phát triển bền vững thị TTBHPNT
tỉnh Vĩnh Phúc
4.4.3.1. Về mặt kinh tế
* Mục tiêu của giải pháp
Khai thác tốt tiềm năng của thị trƣờng nhằm gia tăng doanh thu, giảm thiểu
chi phí kinh doanh, từ đó tăng trƣởng bền vững về lợi nhuận cho các DNBH trên
địa bàn tỉnh, làm tiền đề phát triển bền vững về mặt xã hội và môi trƣờng của thị
139
trƣờng BHPNT, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển nhanh và bền
vững nền kinh tế tỉnh.
* Nội dung giải pháp
(1) Chính sách hoa hồng
- Đối với các Tổng công ty mẹ
Để việc chi trả hoa hồng của các công ty BH thành viên không làm ảnh
hƣởng tiêu cực tới sự phát triển của thị trƣờng địa phƣơng nói chung, thị trƣờng
BHPNT nói riêng, cần có một số giải pháp cụ thể kèm theo:
Cần quản lý chặt chẽ, hạn mức chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khai
thác của các công ty BHPNT thành viên.
Quản lý chặt chẽ hơn nữa việc cấp, thu hồi các ấn chỉ bảo hiểm, danh sách
khách hàng tham gia bảo hiểm, nhằm tránh những ảnh hƣởng tiêu cực từ việc cấp
ấn chỉ và quản lý danh sách khách hàng theo phƣơng thức thủ công.
Việc trích lập hoa hồng chỉ thực hiện đối với những đại lý, cộng tác viên đã
qua những khoá đào tạo và đƣợc cấp chứng chỉ hành nghề của Hiệp hội Bảo hiểm
hoặc từ các tổ chức đào tạo bảo hiểm uy tín đƣợc Bộ Tài chính công nhận.
(2) Chính sách quản lý hoạt động khai thác và bồi thường của các công ty BHPNT.
Trong thời gian qua hoạt động kinh doanh BHPNT nói chung, hoạt động
khai thác và bồi thƣờng của các công ty BHPNT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc dƣới
sự quản lý khá “dễ thở” từ phía các cơ quan chuyên môn, các công ty mẹ và các cấp
chính quyền, đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh ngày càng phức
tạp, thông tin thị trƣờng thiếu minh bạch, bất cân xứng. Để khắc phục những hạn
chế này cần có một số biện pháp khắc phục sau:
Các DNBH cần phải cập nhật danh sách khách hàng tham gia bảo hiểm trên
trang wed của DN. Khi đó, mỗi khách hàng khi tham gia bảo hiểm sẽ đƣợc cấp một
mã khách hàng để họ có thể truy cập thông tin về việc tham gia bảo hiểm của mình
nhƣ: số tiền bảo hiểm, tỷ lệ phí, bảng tỷ lệ bồi thƣờng, thời hạn bảo hiểm, các rủi ro
đƣợc bảo hiểm, lịch sử rủi ro,. Đồng thời, khi cần thiết các cơ quan quản lý nhà
nƣớc có thể lấy thông tin để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra. Điều này sẽ
140
góp phần làm giảm tình trạng hạ phí, bồi thƣờng ngoài phạm vi bảo hiểm, bồi
thƣờng thiện chí.
Do đặc thù của sản phẩm bảo hiểm, dễ bắt chƣớc và không có tính bảo hộ,
nên để khuyến khích các công ty BHPNT địa phƣơng thực hiện khai thác những
dịch vụ bảo hiểm cho những đối tƣợng khó khăn, chính sách, hay tại những địa bàn
khó khăn, những sản phẩm có tỷ lệ rủi ro cao trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh cần chỉ
đạo các cấp chính quyền trong việc phối hợp, hợp tác với các DNBH triển khai
trong một thời gian đủ dài, nhằm giúp các DNBH có đủ thời gian thu hồi vốn, tránh
bị thiệt hại do tình trạng cạnh tranh không lành mạnh gây ra.
Cần có những biện pháp mạnh để các cá nhân trong các cơ quan chính quyền
tham gia can thiệp vào hoạt động khai thác, bồi thƣờng của các DNBH, nhằm giữ
sự minh bạch, công bằng cho thị trƣờng, thu hút sự gia nhập của các DNBH nƣớc
ngoài tham gia vào thị trƣờng tỉnh.
* Tác dụng của giải pháp
Điều này sẽ tránh đƣợc việc chi trả hoa hồng tràn lan, giảm thiểu việc trích
lập hoa hồng trực tiếp cho khách hàng nhƣ hiện nay.
Giảm thiểu chi phí kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNBH
trong tƣơng lai.
Tạo sức ép cho các công ty BHPNT trên địa bàn, trong việc nâng cao năng
lực cạnh tranh.
Tạo môi trƣờng khuyến khích các DNBH trong tỉnh, tham gia vào các hoạt
động cộng đồng tại địa phƣơng.
4.4.3.2. Về mặt xã hội
* Nội dung của giải pháp
(1) Chính sách phát triển nguồn nhân lực.
Vấn đề thách thức trong chính sách phát triển đại lý của các DNBH trên địa
bàn tỉnh là “đại lý chuyên nghiệp không sống đƣợc bằng nghề bảo hiểm” và tình
trạng đại lý bán chuyên bán bảo hiểm cho nhiều DNBH cùng lúc, việc trả hoa hồng
sai quy định chính là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến đại lý chuyên
141
nghiệp trên thị trƣờng có xu hƣớng ngày càng giảm, cùng với việc dễ dàng trong
việc tuyển dụng đại lý bán chuyên của các DNBH khiến việc đào tạo đại lý trở nên
kém hiệu quả.
Trƣớc thực trạng này, cơ quan quản lý nhà nƣớc cần có những quy định chặt
chẽ trong việc thi, cấp chứng chỉ hành nghề cho đại lý chuyên nghiệp.
Về phía các DNBH Việt Nam cần nghiên cứu, xây dựng hệ thống điểm đại
lý thống nhất, trên cơ sở đó để làm hệ số xác định mức hoa hồng thực tế cho đại lý.
Xây dựng và triển khai hệ thống hoa hồng, nhằm tạo ra tính linh hoạt trong việc chi
trả hoa hồng đối với từng loại dịch vụ BHPNT trong mỗi thời kỳ.
(2) Chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm.
Đối với những khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn nhƣ một số xã thuộc
huyện Tam Dƣơng, Lập Thạch, Tam Đảo, Bình Xuyên, Sông Lô. Những đối tƣợng
có hoàn cảnh khó khăn nhƣ hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt. Những lĩnh vực có
nhiều nguy cơ xảy ra rủi ro trong khi ngƣời dân chƣa có thói quen tham gia bảo
hiểm nhƣ: chăn nuôi bò sữa, trang trại lợn, trang trại gia cầm, Đây là những khu
vực, đối tƣợng cần tham gia bảo hiểm nhƣng lại không có hoặc khó có điều kiện
tham gia bảo hiểm. Bởi vì, việc triển khai các sản phẩm bảo hiểm cho những đối
tƣợng này tốn kém chi phí ban đầu, khi triển khai thành công lại vấp phải tình trạng
cạnh tranh gay gắt do đặc thù của sản phẩm bảo hiểm.
Vì vậy, để góp phần nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh cho những đối
tƣợng này, cần có sự chung tay của các cấp chính quyền, các nhà tài trợ trong việc
hỗ trợ phí bảo hiểm cho những đối tƣợng này, nhằm khuyến khích, tạo điều kiện
cho họ có cơ hội tham gia các sản phẩm bảo hiểm. Đồng thời, có những cam kết
trong việc tham gia bảo hiểm về mặt thời gian, nhằm giúp các DNBH có thể bù đắp
một phần những chi phí khai thác ban đầu, khuyến khích các DNBH triển khai các
sản phẩm bảo hiểm mới đến những đối tƣợng này.
* Tác dụng của giải pháp
Tăng cƣờng tính gắn kết, sự ủng hộ, quan tâm, hiệu quả quản lý của các cấp
chính quyền địa phƣơng đối với thị trƣờng BHPNT.
142
Góp phần xây dựng hệ thống đại lý bảo hiểm hoạt động ngày càng chuyên
nghiệp, gia tăng số lƣợng việc làm cho ngƣời lao động trong tỉnh.
Những đối tƣợng khó khăn trong tỉnh có điều kiện tốt hơn để tiếp xúc, tham
gia các dịch vụ BHPNT, góp phần đảm bảo an sinh xã hội tốt hơn.
4.4.3.3. Về mặt môi trường
* Nội dung giải pháp
Các cấp chính quyền, các đoàn thể tại địa phƣơng cần phối hợp, chỉ đạo,
động viên các DNBH trên địa bàn tỉnh tham gia nhiều hơn nữa các hoạt động chung
tay với cộng đồng bảo vệ môi trƣờng sống tại địa phƣơng.
Cần có những biện pháp động viên, khen thƣởng kịp thời đối với DNBH
thực hiện việc chi trả bồi thƣờng kịp thời đối với những rủi ro bảo hiểm do thiên tai
gây ra, cũng nhƣ trong việc chung tay giúp ngƣời dân địa phƣơng khắc phục những
hậu quả của thiên tai tại địa phƣơng.
Đoàn thanh niên của Tỉnh, cần chủ động xây dựng các chƣơng trình phù hợp
để các DNBH trong tỉnh tham gia vào các chƣơng trình hành động vì môi trƣờng tại
Vĩnh Phúc nhƣ tham gia tổ chức, tài trợ cho các hội thi về bảo vệ môi trƣờng, tham
gia tuyên truyền bảo vệ môi trƣờng tại các khu công nghiệp, các khu vực chăn nuôi
nhƣ một số xã huyện Tam Đảo, một số xã huyện Vĩnh Tƣờng,... Điều này không
những góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái của tỉnh mà còn giúp các DNBH trong
tỉnh hạn chế đƣợc những tổn thất trong tƣơng lai và xây dựng một trong những
phƣơng thức quảng bá hình ảnh đẹp nhất về các DNBH đến ngƣời dân địa phƣơng.
Có nhiều đối tƣợng bảo hiểm có liên quan mật thiết đến môi trƣờng sống,
nên Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, UBND các huyện thị
có liên quan đến những đối tƣợng này, nên xem xét trong việc đƣa một số công ty
BHPNT uy tín tại địa phƣơng vào các ban nhƣ: Ban phòng chống lụt bão, ban
phong chống dịch bệnh gia xúc, gia cầm
Dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm ô nhiễm môi trƣờng tại Vĩnh Phúc còn khá
mới mẻ, trong khi tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc tại các khu vực quanh các khu
công nghiệp, các nhà máy sản xuất của các doanh nghiệp nƣớc ngoài là rất lớn, ảnh
143
hƣởng đến cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng. Vì vậy, Phòng Cảnh sát môi
trƣờng cần chủ động, tạo điều kiện, hợp tác để các DNBH trong tỉnh có thể sớm tiếp
cận, triển khai các sản phẩm bảo hiểm này.
* Tác dụng của giải pháp
Tăng cƣờng nhận thức về trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn môi trƣờng sinh thái
địa phƣơng đối với các DNBH trong tỉnh.
Góp phần lan toả ý thức bảo vệ môi trƣờng đối với ngƣời tham gia bảo hiểm,
cũng nhƣ toàn thể ngƣời dân trong tỉnh.
Tạo cơ hội cho các DNBH trong tỉnh triển khai các sản phẩm BH còn mới
mẻ tại Việt Nam.
4.5. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để có thể đạt đƣợc mục tiêu phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc cả
về chiều rộng và chiều sâu theo hƣớng bền vững, đảm bảo và hài hoà đƣợc lợi ích
của địa phƣơng, ngƣời tham gia bảo hiểm và DNBH, cần thực hiện đồng bộ các giải
pháp trên. Tuy nhiên, để các giải pháp trên có tính khả thi và hiệu quả, luận án đƣa
ra một số kiến nghị sau:
- Đối với Chính phủ
Ngoài việc hoàn thiện hệ thống văn bản chuyên nghành, cần củng cố và
phát huy hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nƣớc tại địa phƣơng. Trong
đó, quy định cụ thể hơn trong việc phân giao trách nhiệm quản lý thị trƣờng
BHPNT địa phƣơng đối với các cấp chính quyền địa phƣơng, nhằm cùng với Bộ
Tài chính tăng cƣờng hiệu quả quản lý và giám sát hoạt động của thị trƣờng
BHPNT địa phƣơng.
Tăng cƣờng hơn nữa trong việc thực hiện chỉ đạo các chính sách hỗ trợ bảo
hiểm kết hợp trong các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội.
Nhà nƣớc cần xem xét trong việc nộp một phần hoặc toàn bộ thuế TNDN
của các Công ty BHTV tại địa phƣơng để tăng cƣờng mối gắn kết, trách nhiệm quản
lý của các cấp chính quyền địa phƣơng với doanh nghiệp.
144
- Đối với Bộ Tài Chính
Tăng cƣờng đội ngũ cán bộ quản lý, cộng tác viên trong nƣớc cả về số lƣợng
và trình độ quản lý, am hiểu đặc thù thị trƣờng BHPNT từng địa phƣơng. Từ đó, có
đƣợc những giải pháp quản lý, giám sát hoạt động của thị trƣờng BHPNT các địa
phƣơng một cách hiệu quả.
Hoàn thiện mô hình quản lý nhà nƣớc về kinh doanh BH tại địa phƣơng.
Việc quản lý thị trƣờng BHPNT địa phƣơng hiện nay liên quan đến nhiều đơn vị
khác nhau nhƣ Kiểm toán Nhà nƣớc, Thanh tra Nhà nƣớc, các Tổng Công ty Bảo
hiểm, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Cục Thuế tại các địa phƣơng, Tuy nhiên,
việc quản lý riêng lẻ hiện nay đang cho thấy kém hiệu quả, tốn kém chi phí, gây ảnh
hƣởng đến hoạt động kinh doanh BH. Vì vậy, Bộ Tài chính cần xem xét trong việc
phối hợp, thống nhất với các đơn vị trong việc quản lý thị trƣờng BHPNT.
Bộ Tài Chính cần chủ động hơn trong việc phối hợp với Ngân hàng Nhà
nƣớc trong việc ban hành các quy định, các văn bản liên ngành trong việc giám sát,
kiểm tra các công ty bảo hiểm thành viên của các DN kinh doanh dịch vụ tài chính
có bảo hiểm tại các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc theo đúng quy định.
Bộ Tài chính nhanh chóng xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu toàn thị trƣờng,
phục vụ cho công tác quản lý toàn thị trƣờng nói chung và quản lý hoạt động kinh
doanh bảo hiểm tại các thị trƣờng địa phƣơng nói riêng, đồng thời phục vụ cho việc
định phí bảo hiểm, tạo mặt bằng về mức phí sàn, góp phần lành mạnh hoá môi
trƣờng cạnh tranh trên toàn thị trƣờng.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, củng cố, hoàn thiện chế độ bảo hiểm đang là
nhu cầu cấp thiết tại tại một số địa phƣơng trong đó có Vĩnh Phúc nhƣ: Bảo hiểm
tài sản công, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm môi trƣờng.
Bộ Tài Chính nên xem xét việc hƣớng dẫn quy định về hạn mức chi hoa
hồng, thay vì quy định hạn mức trần về hoa hồng. Việc khó kiểm soát việc chi trả là
vấn đề chung của cả thị trƣờng BHPNT Việt Nam, trong khi để phát triển bền vững
các BHBH nói chung, các công ty BH chi nhánh thành viên nói riêng sẽ ngày càng
phải hƣớng đến hiệu quả kinh doanh.
Đối với các thị trƣờng BHPNT địa phƣơng, đặc biệt nhƣ tỉnh Vĩnh Phúc với
đặc thù 100% các DNBHPNT là các công ty BH thành viên, vấn đề kiểm soát hoa
145
hồng càng trở nên phức tạp. Bởi vì, việc chi trả hoa hồng đại lý trên chứng từ vẫn
tuân thủ quy định tại thông tƣ số 155/2007 của Bộ Tài chính, nhƣng tỷ lệ chi trả
thực tế hoàn toàn khác. Phần chi thêm, các DN thƣờng có các cách tính khác nhau
để chi phí đó trở lên hợp lệ, chẳng hạn nhƣ chi phí quản lý, các chi phí quảng cáo
truyền thông, thậm chí là các cách xử lý thông qua ấn chỉ,
- Đối với Cục quản lý giám sát bảo hiểm
Cục quản lý giám sát bảo hiểm cần chủ động hơn nữa trong việc giám sát từ
xa và tăng cƣờng kiểm tra tại chỗ đối với các công ty BHTV tại các địa phƣơng, đặc
biệt là các địa phƣơng có sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp BHPNT nhƣ tỉnh
Vĩnh Phúc.
Cần bám sát theo dõi hơn nữa diễn biến thị trƣờng, tăng cƣờng kiểm tra theo
chiều ngang tại các tỉnh, thành phố nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi
cạnh tranh không lành mạnh tại các công ty BHPNT thành viên, đặc biệt tại những
tỉnh, thành phố mà trình độ hiểu biết về bảo hiểm của ngƣời dân còn thấp, nhằm đảo
bảo quyền lợi cho ngƣời tham gia bảo hiểm.
- Đối với Hiệp hội bảo hiểm.
Hiệp hội cần nghiên cứu xây dựng và ban hành quy tắc hợp tác chống cạnh
tranh không lành mạnh giữa các DNBH, xây dựng và cụ thể hoá những văn bản
thoả thuận hợp tác về các nghiệp vụ bảo hiểm đến các công ty BHPNT thành viên
tại các địa phƣơng trong cả nƣớc.
Điều này sẽ giúp các công ty BHPNT thành viên tại các địa phƣơng, có thể
thực hiện các hoạt động kinh doanh bảo hiểm thống nhất không chỉ trong toàn hệ
thống, mà còn thống nhất trên toàn thị trƣờng. Bên cạnh đó, điều này cũng tạo cho
khách hàng sự yên tâm về chất lƣợng các dịch vụ BH.
Hiệp hội cần tăng cƣờng hơn nữa các hoạt động mang tính địa phƣơng nhƣ:
Xây dựng nội dung các chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực mang tính địa phƣơng,
nghĩa là việc đào tạo sẽ đƣợc thực hiện tại các địa phƣơng thay vì tại một số trung
tâm lớn của Hiệp hội nhƣ hiện nay, nhằm tạo ra sự gắn kết, hợp tác giữa các công ty
BHTV tại các địa phƣơng. Đồng thời, giúp Hiệp hội xây dựng đƣợc những chƣơng
trình đào tạo mang tính thực tiễn cao.
146
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển theo hƣớng phát triển bền vững
thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ địa phƣơng, phân tích và đánh giá thực trạng phát
triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015, cùng với phân tích
những cơ hội, thách thức và định hƣớng phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh
Phúc, luận án đã đƣa ra 3 nhóm giải pháp nhằm phát triển thị trƣờng BHPNT:
Một là, nhóm giải pháp nhằm tăng cƣờng sự ảnh hƣởng của các nhân tố tích
cực đến sự phát triển của thị trƣờng BHPNT.
Hai là, nhóm giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hƣởng của các nhân tố tiêu
cực đến sự phát triển thị trƣờng BHPNT.
Ba là, nhóm giải pháp quản lý khác nhằm phát triển bền vững thị trƣờng
BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong đó, việc thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh
không lành mạnh là giải pháp mang tính cấp thiết nhất hiện nay, nhằm tạo ra môi
trƣờng kinh doanh lành mạnh, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời tham gia bảo hiểm, có
lợi cho sự phát triển của DNBH. Các giải pháp nhằm tận dụng lợi thế về môi trƣờng
KT – XH tỉnh và xây dựng chiến lƣợc kinh doanh bền vững của DNBH, là nền tảng
để phát triển bền vững TTBHPNT về góc độ kinh tế. Thực hiện các giải pháp nhằm
phát triển TTBHPNT trên góc độ xã hội và môi trƣờng sẽ đem lại tính đột phá cho
Vĩnh Phúc, không những góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững TTBH trên góc
độ kinh tế mà còn có tác dụng lan toả ý thức, trách nhiệm của cộng đồng doanh
nghiệp, của ngƣời dân đối với sự phát triển bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc.
Đồng thời, để các nhóm giải pháp trên có tính khả thi và hiệu quả, luận án đã
đƣa ra các nhóm kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Tài chính, Cục quản lý giám sát
bảo hiểm và Hiệp hội bảo hiểm.
Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp và kiến nghị trên sẽ góp phần phát triển
thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc theo hƣớng bền vững trong tƣơng lai.
147
KẾT LUẬN CHUNG
Phát triển thị trƣờng BHPNT là một tất yếu khách quan, gắn với quá trình
phát triển của bất kỳ Quốc gia, địa phƣơng nào. Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh
trong cả nƣớc có tốc độ phát triển kinh tế, xã hội cao và còn nhiều tiềm năng phát
triển trong tƣơng lai. Vì vậy, để thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc có thể đáp ứng
đầy đủ nhu cầu của nền KT- XH Vĩnh Phúc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế,
thực hiện công bằng xã hội của tỉnh, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, kiến nghị.
Qua nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu phát triển thị trƣờng bảo hiểm phi nhân
thọ tỉnh Vĩnh Phúc”, luận án đã đạt đƣợc những kết quả sau:
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những lý luận về “Phát triển” và lý luận
về “Thị trƣờng BHPNT”, luận án đã xây dựng đƣợc cơ sở lý luận về phát triển
TTBHPNT địa phƣơng theo hƣớng phát triển bền vững. Trong đó, luận án đã đƣa
ra quan điểm, mục tiêu phát triển TTBHPNT địa phƣơng, luận giải các tiêu chí
đánh giá và các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển TTBHPNT địa phƣơng. Từ
đó, làm căn cứ khoa học đánh giá thực trạng phát triển TTBHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.
Đồng thời, trên cơ sở vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp để
phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh trong thời gian qua,
luận án đã xác định đƣợc mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến sự phát triển thị
trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ ra đƣợc những hạn chế còn tồn tại và nguyên
nhân cơ bản của những hạn chế đó.
Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh
Vĩnh Phúc trong mối quan hệ với các mục tiêu, định hƣớng phát triển KT-XH tỉnh
Vĩnh Phúc và thị trƣờng BHPNT Việt Nam. Luận án đã chỉ ra những tiềm năng, cơ
hội và thách thức đối với sự phát triển của TTBHPNT tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở
đó, luận án đã đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển TTBHPNT tỉnh
Vĩnh Phúc, góp phần vào sự phát triển của TTBHPNT Việt Nam, vào việc thực hiện
các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025.
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2012), “Cạnh tranh trên thị trƣờng bảo hiểm phi nhân
thọ tại Vĩnh Phúc”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (521), tr. 52- 54.
2. Nguyễn Thị Thu Thủy (2012), “Thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam: Cơ
hội đan xen thách thức”, Tạp chí Kinh tế và dự báo,(523), tr. 29- 31. .
3. Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Tiến Dũng (2013), “Thị trƣờng bảo hiểm phi
nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc: Tiềm năng và hạn chế”, Tạp chí Kinh tế và dự báo,
(543), tr. 48- 50.
4. Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Trần Thị Thu Hà (2013), “Nâng cao hiệu quả quản lý đại
lý tại các công ty bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc”, Tạp chí Kinh tế và dự
báo, (545), tr. 47- 49.
5. Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Tiến Dũng (2013), “Từ phát triển thị trƣờng bảo
hiểm phi nhân thọ ở Hàn Quốc và Australia”, Tạp chí Kinh tế và dự báo (557),
tr. 70- 71.
6. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2015), “Đánh giá tính bền vững của thị trƣờng BHPNT
tỉnh Vĩnh Phúc”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (05/2015), tr. 12- 14.
7. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2016), “Một vài nhận định về thị trƣờng bảo hiểm phi
nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (624), tr. 65- 67.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Lƣu Văn An (2014), Lý thuyết và mô hình phát triển xã hội, NXB Lý luận
Chính trị.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lê Nin, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2009), Giáo trình Triết học, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
4. Bộ Tài Chính (2010), Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi
hành, NXB Tài chính.
5. Chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, ngày 17/8/2004 về việc
ban hành định hướng chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương
trình nghị sự 21), Hà Nội.
6. Chính phủ (2012), Quyết định số 193/QĐ-TTg, ngày 15/2/2012 phê duyệt định
hướng phát triển thị trường BHVN đến năm 2020, Hà Nội.
7. Công ty Bảo hiểm BIG - Chi nhánh Tây Bắc, Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015.
8. Công ty Bảo hiểm Hùng Vƣơng, Báo cáo hoạt động năm 2011, 2012, 2013,
2014, 2015.
9. Công ty Bảo hiểm MIC Vĩnh Phúc, Báo cáo doanh thu năm 2014, 2015.
10. Công ty Bảo hiểm PJICO Vĩnh Phúc, Báo cáo kết quả hoạt động năm 2011,
2012, 2013, 2014, 2015
11. Công ty Bảo hiểm PTI Vĩnh Phúc, Báo cáo kết quả hoạt động năm 2011,
2012, 2013, 2014, 2015, Báo cáo thị trường năm 2013, 2014.
12. Công ty Bảo hiểm Xuân Thành, chi nhánh Vĩnh Phúc, Báo cáo doanh thu năm
2012, 2013, 2014,2015.
13. Công ty Bảo Minh Vĩnh Phúc, Báo cáo kết quả hoạt động năm 2011, 2012,
2013, 2014, 2015.
14. Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc, Báo cáo kết quả hoạt động năm 2011, 2012,
2013, 2014, 2015.
15. Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc, Báo cáo thị trường năm 2011, 2013, 2014,2015.
16. Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc, Kế hoạch kinh doanh 5 năm 2016 - 2020, triển
khai Chiến lược kinh doanh của Tổng Công Bảo hiểm Bảo Việt giai đoạn
2016 - 2020 tầm nhìn 2025.
17. Cục quản lý, giám sát bảo hiểm (2012), Báo cáo kết quả thanh tra tháng
9/2016.
18. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, BC số 491/BC-CTK ngày 20/12/2013 về tình
hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 2013.
19. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, BC số 696/BC-CTK ngày 22/12/2014 về tình
hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 2014 .
20. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo số 653/BC-CTK ngày 22/12/2015 về
tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 2015.
21. Bùi Thế Cƣờng, Đỗ Minh Khuê, Một lịch sử ngắn về quan niệm phát triển,
truy cập ngày 22/12/2014.
22. Nguyễn Đức Diệp (2015), Nghiên cứu các nhân tố tác động tới sự phát triển
thị trường xăng dầu ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân.
23. Trịnh Xuân Dung (2012), Giải pháp phát triển thị trường BHPNT ở Việt Nam,
Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân.
24. Trần Hữu Dũng, Phát triển bền vững nhìn từ góc độ xã hội và văn hoá,
htttp:/www.chungta.com.vn, truy cập ngày 23/10/2014.
25. Nguyễn Văn Định (2012), Giáo trình bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế
Quốc dân.
26. Vũ Văn Hiền (2014), Phát triển bền vững ở Việt Nam, Tạp chí cộng sản, số
tháng 1-2014.
27. Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Chiến lƣợc bảo tồn
Thế giới: Bảo vệ tài nguyên tối cần thiết nhằm phục vụ cho sự phát triển lâu
dài (Gland, Thuỵ Sĩ, U.I.C.N,1980), bản dịch tiếng Việt.
28. Đinh Công Hiệp (2014), Giải pháp phát triển thị trường BHPNT Việt Nam
trong điều kiện hội nhập, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính.
29. Học viện Tài chính (2010), Giáo trình lý thuyết bảo hiểm, NXB Tài chính.
30. Học viện Tài chính (2010), Giáo trình bảo hiểm phi nhân thọ, NXB Tài chính.
31. Trƣơng Quang Học (2012), Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng,
Đại học Quốc gia Hà Nội, Bài viết Hội thảo khoa học về phát triển bền vững ở
việt nam ngày 18/7/2012.
32. Đoàn Trung Kiên (2005), Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động đầu tư
tại các Công ty BHVN, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân.
33. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật KDBH số 61/2010/QH12, ngày
24/11/2010, Hà Nội.
34. Nguyễn Thanh Nga (2015), Giám sát thị trường BHPNT tại Việt Nam, Luận
án tiến sĩ, Học viện Tài chính.
35. Nghị định số 73/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/7/2016, Quy định chi
tiết thi hành luật kinh doanh bảo hiểm và luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của luật kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội.
36. Nghị định số 98/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/8/2013, Quy định về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, Hà
Nôi.
37. Nghị định số 103/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/9/2008, Quy định về
bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Hà Nội.
38. Trần Ngọc Ngoạn (2007), Một số vấn đề lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế
trong phát triển bền vững nông thôn, Tạp chí Nghiên cứu Phát triển bền vững.
39. Đoàn Minh Phụng (2007), Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm
phi nhân thọ của các doanh nghiệp BHPNT Việt Nam trong điều kiện mở cửa
và hội nhập, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính.
40. Hồ Xuân Phƣơng, Võ Thị Pha (1999), Bảo hiểm, NXB Tài Chính
41. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội.
42. Hồ Sỹ Sà (2000), Giáo trình bảo hiểm, NXB Thống kê.
43. Soubbotina, Tatyana (2005), Không chỉ là tăng trưởng kinh tế - Nhập môn về
Phát triển bền vững, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
44. Tập đoàn Bảo Việt, Mô hình phát triển bền vững, http:/www.baoviet.com.vn,
truy cập ngày 6/12/2016.
45. Võ Minh Tập (2014), Phát triển bền vững - Một số vấn đề lý luận và thực thi
chiến lược trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI, Trong sách “Phát triển bền
vững Đồng bằng Sông Cửu Long - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB
ĐHQG TP.HCM.
46. Nguyễn Quang Thái và Ngô Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững ở Việt
Nam: Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng, NXB Lao động - xã hội, Hà
Nội.
47. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh: Thiết kế và thực hiện, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
48. Trung tâm đào tạo Bảo Việt (2004), Marketing trong hoạt động khai thác bảo
hiểm, NXB Thống kê.
49. Trung tâm nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm (2016), Giáo trình đại lý bảo hiểm
cơ bản, NXB Tài chính.
50. Hồ Công Trung (2015), Phát triển hoạt động BHPNT tại Việt Nam, Luận án
tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân.
51. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Đề án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2016 - 2020.
52. vi.wikipedia.org, Phát triển bền vững, truy cập 23/10/2014.
Tài liệu tiếng Anh.
53. Aranee Treerattanapun (2011), The impact of culture on Non-life insurance
consumption, Wharton Rereach Scholars Project, University of Pennsylvania.
54. Begg David, Fisher Stanley, Rudiger Dornbusch (2007), Economics, Mc
Graw- Hill Education.
55. Debra Lam (2014), Vietnam’s Sustainable Development Policies: Vision VS
Implementation, World Scienctific Book.
56. Georges Dionne (2013), Handbook of Insurance, Springer-Verlag NewYork.
57. Georges Dionne, Pierre-Carl Michaud, Jean Pinquet (2012), A review of recent
theoretical and ampirical analyses of asymmetric information in Road Safety
and Automobile Insurance, Interuniversity Research Centre on Enterprise
Networks, Logistics and Transportation.
58. Georges Dionne, Neil Doherty, Nathalie (2000), Adverse selection in
Insurance Markets, University of Pensylvania.
59. Georges Dimonne, HEC Montreal, Canada; pierre-Carl Michaud, UQAM,
Canada; Jean Pinquet, Universite‟ Paris Ouest, France (2012), A review of
recent thoeretical and empirical analyses of asymmetric information in road
safety and automobile insurance, Paper.ssrn.com
60. Hair & ctg, 1998. Multivariate Data Analysis, fith edition, Prentice-Hall.
61. Maho Mina d‟s Ercole (2008), Statistics for Sustainable Development, OECD.
62. Michael Zboron (2015), Insurance underwriting and broking in the London
insurance market: The role of reputation making process, Doctor of
philosophy, University of Southampton.
63. Oxfortleanerdictionaries.com, truy cập ngày 22/12/2014.
64. Richard J. Estes: Toward sustainable development: From Theory to Praxis.
65. Robert W. Kates, Thomas M. Parris, and Anthony A. Leiserowitz: What Is
Sustainable Development: Goals, Indicators, Values, and Practice?
66. Tanveer Ahmad Darzi (2012), Financial performance of insurance industry in
post Liberalization era in India, Doctor of philosophy, University of Kashmir.
67. Tisné, M. 2010. Transparency, Participation and Accountability: Definitions,
Background Note for Transparency and Accountability Initiative, Institute of
Development Studies.
68. Venkataramani.K, Dr.R.Mohan Kurmar, Dr.G.Brinda (2015), A study on the
attitude of Consumers and Insurance Agents towards the proposed increase in
Foreign Direct Investment (FDI) in Insurance sector in India, International
Journal of Scientific and Research Publications.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. DÀN BÀI PHỎNG VẤN, THẢO LUẬN
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ TRIỂN CỦA
THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TỈNH VĨNH PHÚC
Kính thƣa Ông/Bà!
Chúng tôi là nhóm nghiên cứu thuộc trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất. Hiện
nay, chúng tôi đang thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh
Vĩnh Phúc”. Đề tài rất cần sự hỗ trợ của quý Ông/Bà về những ý kiến thể hiện trong
bản câu hỏi dƣới đây.
Kính mong nhận đƣợc sự giúp đỡ của quý Ông/Bà. Chúng tôi xin cam kết
những thông tin trong phiếu điều tra này chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu và
đảm bảo không tiết lộ các thông tin mà quý Ông/Bà cung cấp. Nếu quý Ông/Bà
quan tâm đến kết quả nghiên cứu, chúng tôi rất sẵn sàng gửi tới quý Ông/Bà bản
tổng hợp kết quả phân tích khảo sát sau khi nghiên cứu hoàn thành.
Phần I: Thông tin chung về cơ quan, đơn vị, cá nhân:
Họ tên ngƣời phỏng vấn:
Ngày phỏng vấn:
Chức vụ:
Tên doanh nghiệp:
Địa chỉ:
Phần II. Nội dung thảo luận sự phát triển của thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh
Phúc.
1. Trình bày tóm tắt những phân tích, đánh giá của tác giả về các nhân tố ảnh hƣởng
đến thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2015.
2. Nội dung phỏng vấn
2.1. Một cách tổng quát, ông/bà có đồng ý với những phân tích, đánh giá của tác giả
về các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2011 – 2015 không ?
2.2. Ông/Bà vui lòng cho biết đánh giá của ông/bà về mức độ ảnh hƣởng của các
nhân tố tới sự phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.
Ông/Bà vui lòng đánh dấu (X) vào các ô, với quy ƣớc: (1): Mức độ ảnh
hƣởng rất ít; (2): Mức độ ảnh hƣởng ít; (3): Mức độ ảnh hƣởng bình thƣờng; (4):
Mức độ ảnh hƣởng lớn; (5): Mức độ ảnh hƣởng rất lớn.
STT Nhân tố ảnh hƣởng
Mức độ ảnh hƣởng
1 2 3 4 5
1 Môi trƣờng pháp lý
2 Môi trƣờng kinh tế - xã hội
3 Môi trƣờng - môi sinh
4 Sự phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế
5 Số lƣợng DNBH
6 Yếu tố bảo hiểm nội ngành
7 Tập quán kinh doanh
8 Chiến lƣợc kinh doanh của Công ty mẹ
9 Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh
10 Kênh phân phối sản phẩm
11 Thƣơng hiệu, văn hóa kinh doanh của DNBH
2.3. Ông/ Bà vui lòng cho biết đánh giá của ông/bà về thực trạng phát triển của thị
trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015.
Ông/Bà vui lòng đánh dấu (X) vào các ô, với quy ƣớc: (1): Không phát triển;
(2): Kém phát triển; (3): Phát triển bình thƣờng; (4): Phát triển nhanh; (5): Phát triển
rất nhanh.
STT
Thực trạng phát triển thị trƣờng
BHPNT tỉnh VP
Mức độ đánh giá
1 2 3 4 5
1 Thị trƣờng có sự phát triển
2
Thị trƣờng phát triển bền vững về
mặt kinh tế
3
Thị trƣờng phát triển bền vững về
mặt xã hội
4
Thị trƣờng phát triển bền vững về
mặt môi trƣờng
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Ông/Bà!
Phụ lục 2. DÀN BÀI PHỎNG VẤN, THẢO LUẬN
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ ĐỊA PHƢƠNG
Kính thƣa Ông/Bà!
Chúng tôi là nhóm nghiên cứu thuộc trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất. Hiện
chúng tôi đang thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh
Vĩnh Phúc”. Đề tài rất cần sự hỗ trợ của quý Ông/Bà về những ý kiến thể hiện trong
bản câu hỏi dƣới đây.
Kính mong nhận đƣợc sự giúp đỡ của quý Ông/Bà. Chúng tôi xin cam kết
những thông tin trong phiếu điều tra này chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu và
đảm bảo không tiết lộ các thông tin mà quý Ông/Bà cung cấp. Nếu quý Ông/Bà
quan tâm đến kết quả nghiên cứu, tôi rất sẵn sàng gửi tới quý Ông/Bà bản tổng hợp
kết quả phân tích khảo sát sau khi nghiên cứu hoàn thành.
Phần I: Thông tin chung về cơ quan, đơn vị, cá nhân:
Họ tên ngƣời tham gia:
Ngày phỏng vấn:
Chức vụ:
Tên doanh nghiệp:
Địa chỉ:
Phần II. Nội dung thảo luận về các tiêu chí đánh giá sự phát triển của thị
trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.
1. Một cách tổng quát, ông (bà) có đồng ý rằng:
- Phát triển thị trƣờng BHPNT địa phƣơng (nghiên cứu ở cấp tỉnh) theo hƣớng phát
triển bền vững là phù hợp với xu thế hiện nay?
- Hệ thống các tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trƣờng BHPNT địa phƣơng bao
gồm ba nhóm nhân tố: Trên góc độ kinh tế; trên góc độ xã hội; trên góc độ môi
trƣờng?
2. Ông/Bà có thể vui lòng cho biết ý kiến của ông/bà về các tiêu chí cơ bản đánh giá
sự phát triển thị trƣờng BHPNT địa phƣơng trên góc độ kinh tế?
STT Chủ thể
Tiêu chí
Đồng ý
Không
đồng ý
I Các tiêu chí luận án đƣa ra
1
DNBH
Số tiền doanh thu, lợi nhuận.
Số lƣợng doanh nghiệp.
Số lƣợng sản phẩm đặc thù tại địa
phƣơng
Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm/GDRP
2
Ngƣời tham gia
bảo hiểm
Số tiền bồi thƣờng
Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm/dân số
3 Cơ quan Quản lý
Các chính sách hỗ trợ thị trƣờng
Các biện pháp quản lý và giám sát thị
trƣờng
II
Các ý kiến khác
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
3. Ông/Bà có thể vui lòng cho biết ý kiến của ông/bà về các tiêu chí cơ bản đánh giá
sự phát triển thị trƣờng BHPNT địa phƣơng trên góc độ xã hội?
STT Chủ thể
Tiêu chí
Đồng ý
Không
đồng ý
I Các tiêu chí luận án đƣa ra
1
DNBH
Sự phân bổ lợi nhuận vào các hoạt động
xã hội.
Số lƣợng ngƣời lao động
Năng lực quản trị điều hành
Hoạt động xã hội tại địa phƣơng
Số lƣợng sản phẩm có ý nghĩa phúc lợi
xã hội đƣợc triển khai tại địa phƣơng.
Mức độ tuân thủ các quy định pháp luật
của DNBH địa phƣơng, các cam kết về
kinh doanh BH.
2
Ngƣời tham gia
bảo hiểm
Khả năng đáp ứng các nhu cầu bảo hiểm
thiết yếu mang tính đặc thù của địa
phƣơng.
3 Cơ quan Quản lý
Các biện pháp hỗ trợ thị trƣờng liên
quan đến các đối tƣợng xã hội.
Các biện pháp kiểm soát thị trƣờng liên
quan đến quyền lợi ngƣời tham gia bảo
hiểm
II
Các ý kiến khác
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
4. Ông/Bà có thể vui lòng cho biết ý kiến của ông/bà về các tiêu chí cơ bản đánh giá
sự phát triển thị trƣờng BHPNT địa phƣơng trên góc độ môi trƣờng?
STT Chủ thể
Tiêu chí
Đồng ý
Không
đồng ý
I Các tiêu chí luận án đƣa ra
1
DNBH
Các hoạt động cộng đồng vì môi
trƣờng tại địa phƣơng
Các sáng kiến bảo hiểm môi trƣờng tại
địa phƣơng.
Số lƣợng sản phẩm BH môi trƣờng.
2
Ngƣời tham gia
bảo hiểm
Số tiền bồi thƣờng cho những thiệt hại
liên quan đến môi trƣờng.
3 Cơ quan Quản lý
Các chính sách hỗ trợ thị trƣờng đối
với những sản phẩm BH liên quan chặt
chẽ với môi trƣờng.
II
Các ý kiến khác
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Ông/Bà!
Phụ lục 3. SỐ LƢỢNG CHUYÊN GIA THAM GIA THẢO LUẬN NHÓM
(Nhằm nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của
thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc)
STT Tên đơn vị Địa chỉ
Số lƣợng
chuyên gia
1
Công ty Bảo Việt
Vĩnh Phúc
Phƣờng Tích Sơn – Thành phố
Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc
25
2
Công ty Bảo Minh
Vĩnh Phúc
Phƣờng Tích Sơn – Thành phố
Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc
20
3
Công ty Bảo hiểm
Bƣu Điện Vĩnh Phúc
Phƣờng Ngô Quyền – Thành phố
Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc
23
4
Công ty Bảo hiểm
BIDV Vĩnh Phúc
Phƣờng Ngô Quyền – Thành phố
Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc
26
5
Công ty Bảo hiểm
PVI Sông Hồng
Phƣờng Liên Bảo – Thành phố
Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc
01
6
Trƣờng ĐH Công
nghệ GTVT
Phƣờng Đồng Tâm – Thành phố
Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc
5
Tổng cộng 100
Phụ lục 4. DANH SÁCH CHUYÊN GIA THẢO LUẬN
(Nhằm tìm ra những chỉ tiêu cơ bản đánh giá sự phát triển của
thị trƣờng BHPNT địa phƣơng)
STT Họ và tên Cơ quan công tác
1 Đỗ Ngọc Thân Nguyên Giám đốc Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc
2 Dƣơng Việt Lâm Giám đốc Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc
3 Hà Quang Thành
Trƣởng phòng Bảo hiểm Cháy - Kỹ thuật, Công
ty Bảo Việt Vĩnh Phúc
4 Lê Đình Tuyến
Nguyên giám đốc, Công ty Bảo hiểm Bƣu điện
Vĩnh Phúc
5 Nguyễn Thái Hoà
Nguyên giám đốc, Công ty Bảo Minh Vĩnh
Phúc
6 Phan Thị Hƣơng
Nguyên Trƣởng phòng Kế toán, Công ty bảo
hiểm BIDV Vĩnh Phúc
7
Giám đốc Công ty Bảo
hiểm PVI Sông Hồng.
Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng.
8
Giám đốc Công ty Bảo
hiểm Bƣu Điện Vĩnh Phúc
Công ty Bảo hiểm Bƣu Điện Vĩnh Phúc
9 Trịnh Thị Thu Hằng Trƣờng ĐH Công nghệ GTVT
10 Trần Thị Thu Hà Trƣờng ĐH Công nghệ GTVT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_phat_trien_thi_truong_bao_hiem_phi_nhan_t.pdf