Dự kiến đến năm 2010, tổng giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp - xây
dựng đạt 1.553 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị gia tăng của ngành
trong giai đoạn 2006 - 2010 đạt 28,3 %/năm, cao hơn so với mức bình quân giai
đoạn 2001 - 2005. Giai đoạn 2011 - 2015, giá trị gia tăng ngành công nghiệp - xây
dựng vẫn tăng cao, khoảng 18,5%/năm song thấp hơn mức bình quân giai đoạn
2006 - 2010. Cơ cấu nội bộ ngành cũng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng
tỷ trọng công nghiệp chế biến. Đến năm 2020, giá trị gia tăng toàn ngành công
nghiệp - xây dựng đạt khoảng 19.500 tỷ đồng (theo giá hiện hành).
Về du lịch: Sơn La là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch, là điểm trung
chuyển, dừng chân của du khách với nhiều loại hình du lịch. Hình thành các hệ
thống tua du lịch (sinh thái nhân văn) tuyến đường sông từ Hòa Bình - Vạn Yên -
Tà Hộc - thủy điện Sơn La; tuyến du lịch đường bộ theo quốc lộ 6 đặc biệt với 2
trung tâm: Cao nguyên Mộc Châu (vùng du lịch sinh thái, nhân văn, nghỉ mát tĩnh
dưỡng, có khí hậu mát mẻ, có đồi chè, đồng cỏ, bò sữa, thác nước, hang động ) và
trung tâm thành phố Sơn La (vùng du lịch nhân văn, làng văn hóa, lịch sử, sinh thái
cảnh quan, hồ Bản Mòng, suối nước nóng, di tích nhà tù Sơn La, các hang động,
Văn bia Quế Lâm ngự chế và toàn cảnh thủy điện Sơn La.)
162 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sinh thái cảnh quan tỉnh sơn la phục vụ quy hoạch, phát triển kinh tế - Xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
che phủ gốc hoặc mặt đất bằng rơm rạ, cỏ khô, thân cành, lá cây, phân xanh hoặc
bằng nilon...). Ở vùng đồi núi chưa có các hồ chứa nước và các công trình thủy lợi,
các biện pháp sinh học hạn chế bốc hơi giữ ẩm cho đất là vô cùng quan trọng,
không chỉ cải thiện chế độ nước cho cây trồng, mà còn phát huy hiệu lực của phân
bón, điều hòa hoạt động của vi sinh vật và quá trình tích luỹ, phân giải hữu cơ trong
đất.
Đồng thời phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả nhằm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng sản xuất nông sản hàng hóa; ứng dụng chuyển giao công nghệ
vào nông - lâm nghiệp, tập trung cho thâm canh, giống mới năng suất cao (cả cây
trồng và vật nuôi); xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế
biến như: vùng chè chất lượng cao, vùng mía cao sản, vùng cà phê, vùng dâu tằm,
vùng nguyên liệu sắn, vùng cây ăn quả, vùng bò sữa, bò thịt, vùng ngô cao sản,
vùng đậu tương và vùng trồng cỏ chất lượng cao.
- Khai thác hợp lý các loại STCQ hiện đang nuôi trồng thủy sản để phát triển
ngành thủy sản. Ngoài ra, cần khai thác hợp lý các diện tích mặt nước hồ thủy điện
Sơn La để nuôi trồng thủy sản, bảo vệ vùng sinh thái môi trường vừa phát triển nuôi
trồng và đánh bắt thủy sản vùng lòng hồ với diện tích khoảng 7.000 ha mặt nước,
nuôi cá lồng bè trên hồ Suối Tấc và Suối Sập.
3.4.2.2. Ngành lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp là thế mạnh của Sơn La, tuy nhiên, sản xuất lâm nghiệp
hiện nay chưa đem lại hiệu quả kinh tế tương xứng với tiềm năng, nặng về khai thác
tài nguyên rừng sẵn có. Vì vậy, cần khai thác triệt để các loại STCQ có đất lâm
nghiệp hiện nay của tỉnh Sơn La, nhằm đạt được hiệu quả hài hòa giữa bảo tồn,
phòng hộ đầu nguồn và hiệu quả kinh tế. Đối với tỉnh Sơn La, nâng cao độ che phủ
rừng vẫn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm không chỉ trong thời gian trước
mắt mà còn về lâu dài. Độ che phủ rừng được nâng cao không chỉ giúp tỉnh hạn chế
được những tác động tiêu cực của thiên tai như thiếu nước mùa khô, trượt lở đất, lũ
quét, lũ bùn đá.., mà còn góp phần cải thiện điều kiện vi khí hậu, điều hòa dòng
chảy nước mặt, nâng cao khả năng chống xói mòn. Rừng là một trong những thành
phần quan trọng nhất của sinh quyển được hình thành dưới ảnh hưởng của các nhân
126
tố như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất và sinh vật. Ngược lại, rừng cũng
ảnh hưởng rõ rệt đến các nhân tố đó. Rừng có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt trong
cuộc sống con người. Giá trị của rừng ảnh hưởng đến môi trường phụ thuộc vào
thành phần loài, cấu trúc, tuổi, cây rừng, điều kiện địa hình và phương thức sản xuất
trong lâm nghiệp. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường sống đã
trở thành vấn đề thời sự lôi cuốn sự quan tâm của toàn thể loài người, nhất là trong
xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng rõ rệt như hiện nay. Rừng ảnh hưởng
tổng hợp đến môi trường, đặc biệt là đất và nước. Rừng làm tăng lượng tích lũy
nước ngầm, để cung cấp nước vào mùa khô nên giảm bớt được dòng chảy nước
mặt, do đó, hạn chế được xói mòn và lũ lụt. Chức năng quan trọng này của rừng
được gọi là chức năng phòng hộ nguồn nước.
- Các loại STCQ rừng cây lá rộng (8c, 9c, 10c, 19c, 25c, 27c), các loại STCQ
rừng hỗn giao tre nứa (9e, 11e, 18e, 23e, 25e, 26e, 27e) cần tiếp tục khai thác sử
dụng hợp lý để phát triển rừng. Trong các khu vực này, có lượng mưa vừa đến
nhiều (1.500 - 2.500 mm/năm), độ dốc lớn, đủ ánh sáng, đủ năng lượng, đất có tầng
dày... là các điều kiện thuận lợi cho phát triển rừng.
- Các loại STCQ: Rừng cây lá kim (1a), rừng hỗn giao cây lá rộng, cây lá
kim (1b), rừng cây lá rộng (3c, 4c 7c, 18c, 24c) cần tiếp tục bảo vệ và bảo tồn do
đây là các diện tích rừng trên núi đá vôi, rừng giàu thuộc các khu rừng đặc dụng,
rừng phòng hộ.
- Các loại STCQ rừng trồng (9f, 18f, 19f, 20f, 24f) cần tiếp tục khai thác sử
dụng hợp lý để phát triển rừng trồng. Trồng rừng là một bộ phận quan trọng trong tổ
thành các biện pháp tổng hợp nhằm chống xói mòn đất, lũ lụt và trượt lở. Trồng
rừng là biện pháp sản xuất đồng thời cũng là biện pháp công trình nhằm bảo vệ môi
trường. Đẩy mạnh trồng rừng, bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi, chú trọng xây dựng
các khu rừng nguyên liệu, rừng sinh thái phòng hộ dọc hành lang giao thông. Trước
mắt đẩy nhanh chương trình trồng rừng kinh tế ở cả 5 huyện dọc quốc lộ 6 để đáp
ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản và gỗ trụ mỏ xây dựng thủy điện
Sơn La. Trồng rừng kinh tế cung cấp nguyên liệu bột giấy kết hợp trồng rừng phòng
hộ. Xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà. Trồng và khoanh nuôi
tái sinh tạo vốn rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Các nguyên tắc phát triển
127
rừng trồng: Rừng trồng ở Sơn La một mặt là để kinh doanh, mặt khác là rừng phòng
hộ, do đó, cần thỏa mãn các nguyên tắc sau đây: Phải chiếm một diện tích thoả đáng
đủ để phát huy vai trò điều tiết nước, bảo vệ đất; phải có bề rộng thích hợp đủ sức
ngăn chặn dòng chảy, phát huy tối đa tác dụng giữ đất, lắng đọng bùn cát; có cấu
trúc nhiều tầng để phát huy mạnh mẽ tác dụng giữ đất, giữ nước của rừng. Cây
trồng rừng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện ý tưởng trồng rừng vừa bảo
vệ môi trường, vừa kinh doanh. Vì vậy, cây trồng rừng cần đảm bảo các tiêu chuẩn
sau đây: Trước hết phải phù hợp với điều kiện lập địa. Cần chú ý cây bản địa và
những cây có khả năng chịu được đất khô hạn và nghèo kiệt; cây nên có tán lá dày,
cành nhánh nhiều, thường xanh để tăng khả năng che phủ đất và ngăn cản nước
mưa; có bộ rễ phát triển sâu rộng để giữ đất và chuyển hoá được nhiều dòng chảy
mặt thành dòng chảy ngầm; có khả năng mọc nhanh, sinh trưởng mạnh, tái sinh
chồi, hạt tốt, sống lâu năm; có khả năng chịu được đất khô hạn, nghèo kiệt; Với
những tiêu chuẩn đã nêu, chúng tôi đề xuất một số loài cây trồng rừng ở Sơn La như
sau: Lát hoa (Chukrasia tabularis); Muồng đen (Cassia siamea); Mỡ (Manglietia
glauca); Keo lá tràm (Acacia magnum); Thông 3 lá (Pinus kesiya).
- Cần điều tra, khảo sát, đánh giá các loại STCQ cây bụi, thảm cỏ (13g, 14g,
17g, 22g, 29g, 32g) hiện chưa được sử dụng để đưa vào khai thác sử dụng phát triển
hai loại rừng phòng hộ và sản xuất, trong đó chú trọng đến rừng sản xuất.
3.4.2.3. Phát triển các khu bảo tồn
Hiện nay, ở Sơn La có các khu BTTN Sốp Cộp, Xuân Nha, Tà Xùa. Đây là
khu vực có phần lớn diện tích rừng đặc dụng của tỉnh Sơn La. Hiện nay đã có Ban
quản lý khu bảo tồn, nên việc bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học của hệ sinh thái
rừng nhiệt đới gió mùa núi cao đặc trưng của Tây Bắc đang được thực hiện
nghiêm túc.
Các khu Bảo tồn của Sơn La đang chịu một sức ép rất lớn do sự gia tăng dân
số, đặc biệt là tình trạng tăng cơ học do di dân tự do. Nguy cơ suy giảm ĐDSH do
gia tăng nhu cầu khai thác các sản phẩm của rừng để xây dựng nhà ở, làm chất đốt
và đem bán phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Nguy cơ làm suy giảm ĐDSH
nghiêm trọng hơn là hiện tượng người dân phá rừng làm nương rẫy để lấy đất sản
xuất nông nghiệp. Việc phá rừng làm nương rẫy cũng là nguyên nhân gây ra các vụ
128
cháy rừng, nhất là trong mùa khô. Vì vậy, việc mất rừng và suy giảm chất lượng của
rừng nếu không tiếp tục gia tăng, cũng chưa thể giảm và tiến tới chấm dứt hoàn toàn
nếu Nhà nước và các cấp chính quyền chưa đưa ra được cơ chế chính sách, các giải
pháp giúp người dân địa phương ổn định được đời sống bằng các phương thức bảo
tồn, bảo vệ và phát triển rừng.
Để bảo tồn ĐDSH ở các khu Bảo tồn, cần phải có chiến lược quản lý tài
nguyên nói chung, tài nguyên ĐDSH một cách hiệu quả. Nói cách khác là phải bằng
mọi cách đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Sự phát triển bền vững đòi hỏi việc
khai thác, sử dụng tài nguyên đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại
đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Điều này được hiểu là phải
sử dụng tài nguyên sinh vật một cách hợp lý, đảm bảo bảo tồn ĐDSH.
Nhằm bảo tồn ĐDSH và phục hồi các HST tại các khu bảo tồn ở Sơn La cần
thực hiện các giải pháp như sau:
Các giải pháp về khoa học công nghệ
- Thực hiện đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn đồng
thời đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực.
- Tiếp tục các hoạt động điều tra nghiên cứu sâu hơn, xây dựng các mô hình
thử nghiệm hoặc ứng dụng các nghiên cứu khoa học đã thực hiện có liên quan đến
các hoạt động bảo tồn, hoạt động lâm sinh tại khu bảo tồn và vùng đệm.
- Tiếp cận các công nghệ mới phục vụ cho công tác chuyên môn của Khu
bảo tồn như các công nghệ nuôi cấy mô tế bào, nhân giống các loài thực vật quý
hiếm... Đào tạo cán bộ, chuyển giao, tập huấn kỹ thuật trước khi thực hiện từng hoạt
động cụ thể của khu bảo tồn và vùng đệm khu bảo tồn như khoanh nuôi tái sinh
rừng.
- Nghiên cứu xây dựng các mô hình kinh tế hộ gia đình, mô hình nông lâm
kết hợp, ứng dựng các nghiên cứu đã có, các tiến bộ kỹ thuật xây dựng và nhân rộng
các mô hình phát triển sản xuất cho nhân dân toàn vùng đệm khu bảo tồn.
- Để bảo vệ tốt rừng và ĐDSH của các khu bảo tồn, việc nâng cao điều kiện
kinh tế - xã hội, mức sống của dân cư sống trong vùng đệm khu bảo tồn là việc làm
không thể thiếu nhằm giảm thiểu nguy cơ xâm hại đến tài nguyên thiên nhiên bên
129
trong khu BTTN; đồng thời khuyến khích các cộng đồng địa phương trong vùng
đệm tham gia vào các hoạt động bảo tồn.
- Để nâng cao đời sống của người dân vùng đệm khu bảo tồn, các cấp chính
quyền địa phương và các đơn vị kinh tế khác trong vùng đệm phối hợp trong việc
quy hoạch, quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
vùng đệm bền vững và không đi ngược lại với các mục tiêu bảo tồn đã được đề ra
cho khu bảo tồn và vùng đệm.
Các giải pháp quản lý, tuyên truyền
- Ngăn chặn làn sóng di dân tự do. Nghiêm cấm sự xâm hại rừng của khu bảo
tồn để làm nương rẫy hoặc khai thác tài nguyên rừng trái phép và có hình thức xử
phạt nặng những cá nhân hoặc tổ chức xâm phạm.
- Tìm hiểu và thúc đẩy các loại hình quản lý khu Bảo tồn liên quan đến tiềm
năng để đạt được mục tiêu bảo tồn ĐDSH phù hợp với công ước, nó có thể là khu
vực do cộng đồng địa phương quản lý hoặc do tư nhân quản lý. Việc thúc đẩy loại
hình quản lý này là các cơ chế chính sách, tài chính hoặc cộng đồng.
- Xây dựng cơ chế chính sách và thể chế với sự tham gia đầy đủ của cộng
đồng địa phương để có thể thúc đẩy sự xác nhận hợp pháp và quản lý hiệu quả của
cộng đồng địa phương làm sao phù hợp với ĐDSH, kiến thức, thực tiễn của
người dân.
- Xây dựng cơ chế phân chia lợi ích kinh tế - xã hội từ khu Bảo tồn để phục
vụ xoá đói giảm nghèo và phù hợp với các mục tiêu của khu Bảo tồn.
- Xây dựng quy chế tham gia của người dân và các bên liên quan trong quá
trình quản lý, thực hiện các nguyên tắc về tiếp cận HST. Xây dựng quy chế đảm bảo
quyền và trách nhiệm tham gia của người dân và các bên liên quan phù hợp với luật
pháp quốc gia và các quy định quốc tế.
- Xây dựng và thực hiện các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức
cho các cộng đồng địa phương về bảo vệ môi trường nói chung, ĐDSH nói riêng và
những lợi ích của nó mang lại cho đời sống của cộng đồng, nhằm khuyến khích sự
tự nguyện tham gia của cộng đồng trong công tác bảo tồn ĐDSH.
130
- Kết hợp và tư vấn với các cơ quan khác đang hoạt động trong vùng (quân
đội, biên phòng, các dự án, chính quyền các xã) để các hoạt động của các đơn vị
này không gây ra hậu quả xấu đối với ĐDSH, mặt khác các đơn vị này có thể hỗ trợ
cho các hoạt động về nâng cao đời sống và nhận thức của người dân sống trong khu
bảo tồn và vùng đệm, hỗ trợ về bảo vệ tài nguyên và ngăn chặn các hành vi xâm hại
ĐDSH
3.4.2.4. Ngành công nghiệp
Sơn La có tiềm năng về tài nguyên để phát triển các ngành công nghiệp
khai thác khoáng sản, chủ yếu là khoáng sản vật liệu xây dựng; ngành công nghiệp
thủy điện và ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp.
- Tài nguyên khoáng sản ở Sơn La khá đa dạng, tuy nhiên trữ lượng ít, phân
tán, nhiều mỏ phân bố ở vị trí khó khai thác, giao thông đi lại khó khăn, xa trung
tâm và xa thị trường tiêu thụ; hầu hết các mỏ đều chưa được đánh giá một cách cụ
thể về tiềm năng, trữ lượng và chất lượng.
- Chỉ nên tập trung vào khai thác các loại khoáng sản, chủ yếu là khoáng sản
có trữ lượng lớn và chất lượng tốt để phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại địa phương và
xuất khẩu sang Lào, cụ thể: mỏ than suối Bàng - Mộc Châu (trữ lượng vài triệu tấn),
mỏ than Quỳnh Nhai (trữ lượng 578 ngàn tấn), mỏ than Hang Mon - Yên Châu (trữ
lượng 1 triệu tấn), mỏ than Mường Lựm - Yên Châu (trữ lượng trên 80 ngàn tấn),
mỏ than Suối Lúa - Phù Yên; các mỏ sét xi măng Nà Pó (trữ lượng 16 triệu tấn), mỏ
sét xi măng Chiềng Sinh (trữ lượng 760 ngàn tấn),...
- Tập trung khai thác phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, trong đó phần
lớn là vùng hồ Sông Đà, các di tích lịch sử cách mạng như Nhà tù Sơn La, cây đa
bản Hẹo, Văn bia Quế Lâm ngự chế... Có thể kết hợp với các tỉnh bạn để phát triển
du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch văn hoá Đặc biệt, có triển vọng là phát
triển tuyến du lịch Mộc Châu và thủy điện Sơn La - công trình thủy điện lớn nhất cả
nước.
- Phát triển công nghiệp chế biến ở các khu vực có tiềm năng về nguồn
nguyên liệu sản xuất để gắn công nghiệp chế biến với đầu tư phát triển vùng sản
131
xuất nguyên liệu như: Chè ở Mộc Châu, Cà phê ở Mai Sơn, Thuận Châu, cao su ở
Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai,
- Xây dựng vùng nguyên liệu cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi bò sữa,
bò thịt gắn với công nghiệp chế biến xuất khẩu, gồm một số cây, con chủ lực: chè
chất lượng cao, cà phê, dâu tằm, mía đường, sắn công nghiệp, ngô, đậu tương, bò
sữa, bò thịt, rừng kinh tế, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (xi
măng, gạch), cơ khí sửa chữa, kinh tế dịch vụ - du lịch. Chế biến nông lâm sản: chè
xanh, chè Đài Loan, chè Nhật, chè hoà tan, cà phê, đường mía, sữa, hoa quả, tinh
bột, cồn công nghiệp, thức ăn gia súc, ươm tơ, dệt lụa, măng xuất khẩu giấy, bột
giấy, một số lâm sản khác và sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng clanhke, gạch,
ngói, cát đá chất lượng cao,...
- Phát triển rộng rãi các cơ sở sơ chế gắn với các công nghệ sau thu hoạch và
chế biến nhỏ như chế biến chè, xay sát, chế biến thức ăn gia súc, chế biến lương
thực, thực phẩm... ở các vùng nông thôn để thúc đẩy quá trình CNH nông thôn,
đồng thời giải quyết lao động, nâng cao thu nhập cho người nông dân, xây dựng
nông thôn mới.
- Phát triển hợp lý các công trình thủy điện vừa và nhỏ, điện năng lượng mặt
trời cho các khu vực vùng cao, vùng xa, nơi không có lưới điện quốc gia để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng điện tại chỗ phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
3.4.2.5. Ngành du lịch, thương mại, dịch vụ
Du lịch, thương mại, dịch vụ là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành,
liên vùng và xã hội hoá cao, có nội dung văn hoá sâu sắc, vì vậy các ngành này
muốn phát triển phải có sự kết nối với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều địa
phương. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, nếu không kết nối và cân đối được với các
ngành khác trong khuôn khổ một tổng thể thống nhất thì sẽ dẫn đến phát triển mất
cân đối, cung không đáp ứng được cầu và ngược lại cung thừa mà nhu cầu không
có. Đây là các ngành làm cầu nối giữa các nhà sản xuất và người tiêu thụ, vì vậy rất
cần phải có đánh giá nghiêm túc và dài hạn về tiềm năng tài nguyên và nhu cầu của
thị trường để có kế hoạch phát triển đúng đắn.
132
Để phát triển bền vững ngành du lịch, thương mại, dịch vụ cần đặc biệt
quan tâm đến bảo vệ môi trường không chỉ tại các khu vực hoạt động của ngành,
mà còn cả các khu vực dân cư xung quanh.
Riêng ngành du lịch để phát triển bền vững còn cần tham gia với các
ngành khác để bảo tồn ĐDSH các khu Bảo tồn, bảo vệ tôn tạo cả những giá trị cảnh
quan - địa chất - địa mạo, các di tích lịch sử - văn hoá, các địa điểm du lịch cộng
đồng và nghỉ dưỡng khá hấp dẫn của Sơn La, giữ gìn bản sắc văn hóa của từng địa
phương mang đậm nét khác biệt của Sơn La nói riêng, của cả vùng Tây Bắc nói
chung, nhằm thu hút một lượng khách du lịch đến với Sơn La ngày càng nhiều hơn.
Cũng như quan tâm đến lợi ích của cộng đồng địa phương có các điểm du lịch nhằm
chia sẻ lợi ích, nâng cao mức sống của người dân, thì họ sẽ có biện pháp để bảo vệ
nguồn thu nhập này bằng cách bảo vệ tài nguyên và môi trường nói chung, bảo vệ
ĐDSH nói riêng, bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống để tiếp tục thu hút khách
du lịch.
Thực hiện xã hội hóa phát triển ngành du lịch, dịch vụ thương mại. Chú
trọng phát triển các mô hình du lịch cộng đồng, các hợp tác xã, tổ hợp tác thương
mại, dịch vụ ở những vùng xa xôi, vùng đồng bào các dân tộc nhằm phục vụ nhu
cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư.
Bảo tồn, tôn tạo các di tích danh thắng phục vụ phát triển mạnh ngành du
lịch theo hướng bền vững; bảo tồn, tôn tạo các điểm di tích phân bố rải rác trong
tỉnh để khai thác phục vụ phát triển ngành du lịch.
Tập trung phát triển thương mại dịch vụ ở các khu vực đông dân cư thuộc
các loại STCQ thổ cư (9k, 13k, 14k, 15k, 16k, 17k; 22k, 24k, 29k, 31k, 32k), các
khu vực cửa khẩu biên giới Lóng Sập, Nà Cài, Sốp Đung nhằm mở rộng các hoạt
động thương mại, trao đổi hàng hóa với nước láng giềng là Lào.
Triển khai phát triển các hoạt động thương mại dịch vụ đối với các điểm
dân cư tại các bản vùng sâu, vùng xa để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của
người dân.
133
3.4.2.6. Phát triển đô thị
- Phát triển hợp lý các đô thị lớn ở các khu vực tập trung đông dân cư. Phát
triển các thị trấn, thị tứ ở các điểm quần cư các xã, bản vùng sâu, vùng xa tại các
loại STCQ có độ dốc nhỏ dưới 8o.
- Tiến hành rà soát quy hoạch phát triển hệ thống các đô thị từ thành phố, thị
xã, thị trấn đến các thị tứ, trung tâm cụm xã theo hướng khang trang hiện đại.
- Đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng đô thị như các công trình cấp điện, cấp nước
và thoát nước. Có đầy đủ các công trình đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị, khu dân
cư như hệ thống thu gom, xử lý rác thải, nước thải, các công trình vệ sinh; các công
trình vui chơi giải trí
Hiện trạng và định hướng sử dụng lãnh thổ tỉnh Sơn La được thể hiện thông
qua bảng 3.6 và hình 3.21.
Bảng 3.6. Hiện trạng và định hướng sử dụng lãnh thổ tỉnh Sơn La
Các
loại
STCQ
Diện tích
(ha)
Đặc điểm
Hiện
trạng
sử dụng
Giá trị
dịch vụ
của các
loại STCQ
Đề xuất, định
hướng không
gian bảo tồn và
sử dụng hợp lý
tài nguyên
thiên nhiên
13i,
14i,
15i,
16i,
17i,
21i,
22i,
29i,
30i,
31i,
32i,
33i
493.468,60 Là các khu vực
đồi núi thấp,
tương đối bằng
phẳng, độ dốc
nhỏ, đất feralit
được hình thành
trên các loại đá
khác nhau.
Đất trồng
lúa và cây
hàng năm
Cung cấp
lương thực,
thực phẩm
- Loại 13i, 14i,
21i tiếp tục duy
trì, khảo sát và
lựa chọn cây
trồng cho phù hợp
với điều kiện tự
nhiên từng khu
vực, phù hợp với
độ dốc của đất
- Nâng hệ số sử
dụng đất
- Chống xói mòn,
rửa trôi, cải tạo
môi trường đất
(22i)
134
Các
loại
STCQ
Diện tích
(ha)
Đặc điểm
Hiện
trạng
sử dụng
Giá trị
dịch vụ
của các
loại STCQ
Đề xuất, định
hướng không
gian bảo tồn và
sử dụng hợp lý
tài nguyên
thiên nhiên
13g,
14g,
17g,
22g,
29g,
32g
184.279,07 Là các khu vực
đồi núi thấp, đất
feralit được hình
thành trên các
loại đá khác
nhau.
Thảm cây
bụi có
nguồn gốc
thứ sinh,
được hình
thành chủ
yếu do tác
động của
con người.
Cấu trúc
của thảm
thực vật
gồm một
tầng cây
bụi và tầng
cỏ quyết,
xen lẫn
một số loài
cây gỗ còn
sót lại sau
khi khai
thác và tre
nứa
Cải tạo đất
hoang để
mở rộng
diện tích
đất nông
nghiệp,
chăn nuôi,
- Mở rộng thêm
các diện tích
trồng lúa nước
với những nơi có
điều kiện thuận
lợi (14g)
- Có thể phát triển
các trang trại
chăn nuôi gia súc
lớn và gia cầm
(32g)
- Động viên,
khuyến khích
người dân
trồng rừng, phủ
xanh đất trống,
đồi trọc tại các
khu vực sườn đồi
(17g, 22g, 29g)
- Khai thác phát
triển rừng phòng
hộ và rừng sản
xuất tại các khu
vực
8c, 9c,
10c,
19c,
25c,
27c
178.128,98 Là các khu vực
đồi núi thấp, độ
dốc, lớn, lượng
mưa vừa đến
nhiều, đủ ánh
sáng, đất có tầng
dày
Đất để
trống và
diện tích
rừng cây lá
rộng bị
giảm
Nâng cao
chất lượng
rừng
- Bảo vệ và tiếp
tục công tác trồng
rừng trên toàn
khu vực 8c, 9c,
10c, 25c, 27c
135
Các
loại
STCQ
Diện tích
(ha)
Đặc điểm
Hiện
trạng
sử dụng
Giá trị
dịch vụ
của các
loại STCQ
Đề xuất, định
hướng không
gian bảo tồn và
sử dụng hợp lý
tài nguyên
thiên nhiên
9e,
11e,
18e,
23e,
24e,
25e,
26e,
27e
19.552,49 Là các khu vực
đồi núi thấp, độ
dốc, lớn, lượng
mưa vừa đến
nhiều, đủ ánh
sáng, đất có tầng
dày
Diện tích
rừng hỗn
giao tre
nứa giảm
Nâng cao
chất lượng
rừng, cân
bằng sinh
thái
- Bảo vệ và tiếp
tục công tác trồng
rừng trên khu vực
9e, 11e, 18e, 25e,
26e, 27e
1a, 1b,
2g,
2.207,80 Đây là các khu
vực núi trung
cao, cao nhất là
đỉnh Pu Luông
2.853m, có chế
độ khí hậu và tài
nguyên thực vật
giống với vùng
ôn đới, đất mùn
alít núi cao rất
đặc trưng. Đất
luôn ẩm ướt và ít
dòng chảy
thường xuyên.
Độ ẩm cao do
ngưng tụ hơi
nước khí quyển
và bốc hơi nhỏ,
đất được phát
sinh từ đá mẹ
liparit nên tầng
đất mỏng nghèo
các chất dinh
dưỡng.
Diện tích
rừng cây lá
kim, rừng
hỗn giao
cây lá rộng
lá kim và
một phần
trảng cỏ
cây bụi.
Một số loài
cây quý
hiếm
Bảo tồn đa
dạng sinh
học, bảo
tồn các loài
động thực
vật đặc
hữu, quý
hiếm, lưu
trữ nhiều
nguồn gen
quý hiếm,
phòng hộ,
giữ đất, giữ
nước, hạn
chế lũ lụt,
bảo vệ môi
trường,
chống biến
đổi khí
hậu.
- Bảo tồn nguyên
vẹn loại STCQ
1a, 1b;
- Phục hồi rừng
trên các loại sinh
thái cảnh quan
(2g)
136
Các
loại
STCQ
Diện tích
(ha)
Đặc điểm
Hiện
trạng
sử dụng
Giá trị
dịch vụ
của các
loại STCQ
Đề xuất, định
hướng không
gian bảo tồn và
sử dụng hợp lý
tài nguyên
thiên nhiên
3c, 4c,
7c,
18c,
24c,
5g, 6g
88.460,14 Đây là các khu
vực núi trung
bình, khí hậu
lạnh, nhiệt độ
trung bình năm
10 - 15
o
C, mùa
lạnh dài ≥ 8
tháng, mùa khô
dài 5 - 6 tháng
có 0 - 3 tháng
hạn; lượng mưa
lớn trên 2.000 -
2.500 mm/năm,
đất mùn alit trên
núi
Diện tích
rừng cây lá
kim, rừng
hỗn giao
cây lá
rộng, lá
kim, rừng
cây lá rộng
trên núi đá
vôi, rừng
cây lá rộng
rụng lá và
nửa rụng
lá, trảng
cây bụi,
trảng cỏ
trên núi
cao và núi
trung bình
đều giảm,
giảm nhiều
nhất là loại
7c
Bảo tồn đa
dạng sinh
học, bảo
tồn các loài
động thực
vật đặc
hữu, quý
hiếm, lưu
trữ nhiều
nguồn gen
quý hiếm,
phòng hộ,
giữ đất, giữ
nước, hạn
chế lũ lụt,
bảo vệ môi
trường,
chống biến
đổi khí
hậu,
- Phát triển du
lịch thám hiểm
khám phá các
hang động Karst
(3c, 4c, 7c, 18c,
24c);
- Du lịch kết hợp
với nghỉ dưỡng
(3c, 4c, 7c, 18c,
24c);
- Phục hồi rừng
trên các loại sinh
thái cảnh quan
(5g, 6g)
9f, 18f,
19f,
20f,
24f
12.329,95 Khí hậu mát,
nhiệt độ dao
động từ 15oC -
20
o
C, mùa lạnh
trung bình 4 - 7
tháng, mưa vừa
đến ít, lượng
Rừng trồng
trên đồi núi
thấp và cao
nguyên
Chống xói
mòn đất, lũ
lụt, trượt
lở, bảo vệ
môi
trường,
phòng hộ,
Tiếp tục công tác
trồng rừng trên
khu vực 9f, 20f.
- Đề xuất một số
cây trồng ở Sơn
La như sau: Lát
hoa (Chukrasia
137
Các
loại
STCQ
Diện tích
(ha)
Đặc điểm
Hiện
trạng
sử dụng
Giá trị
dịch vụ
của các
loại STCQ
Đề xuất, định
hướng không
gian bảo tồn và
sử dụng hợp lý
tài nguyên
thiên nhiên
mưa trung bình
năm 1.500 -
2.000 mm hoặc
< 1.500 mm,
mùa khô trung
bình đến dài 3 -
6 tháng. Đây là
đai đất feralit có
mùn trên núi
sản xuất
kinh tế
tabularis);
Muồng đen
(Cassia siamea);
Mỡ (Manglietia
glauca); Keo lá
tràm (Acacia
magnum); Thông
3 lá (Pinus
kesiya).
9k,
13k,
14k,
15k,
16k,
17k,
22k,
24k,
29k,
31k,
32k
73.921.61 Khu vực thung
lũng, địa hình
thấp, đất đai
bằng phẳng, độ
cao tương đối từ
25 - 900 m,
Nhiệt độ trung
bình năm lớn
hơn 20 oC,
lượng mưa bình
quân trong năm
< 2.000 mm,
mùa lạnh ngắn ≤
4 tháng, mùa
khô trung bình
đến dài 3 - 6
tháng
Đất thổ cư,
phát triển
thương mại
- dịch vụ
và các khu
công
nghiệp
Phát triển
kinh tế - xã
hội, phát
triển đô
thị, phát
triển cơ sở
hạ tầng,
- Tiếp tục phát
triển các cảnh
quan này theo
hiện trạng nhằm
phục vụ các hoạt
động sản xuất và
đời sống của
người dân trong
vùng
- Phát triển đô thị:
Phát triển hợp lý
các đô thị lớn,
phát triển các thị
trấn, thị tứ.
- Tiến hành rà
soát quy hoạch
phát triển hệ
thống các đô thị
- Đầu tư đồng bộ
cơ sở hạ tầng đô
thị;
- Phát triển công
138
Các
loại
STCQ
Diện tích
(ha)
Đặc điểm
Hiện
trạng
sử dụng
Giá trị
dịch vụ
của các
loại STCQ
Đề xuất, định
hướng không
gian bảo tồn và
sử dụng hợp lý
tài nguyên
thiên nhiên
nghiệp chế biến
gỗ, dịch vụ lâm
nghiệp và nâng
cao giá trị sản
phẩm ngành lâm
nghiệp;
- Nâng cao ý thức
trong công tác
bảo vệ môi
trường
34l 25.490,64 Gồm các ao, hồ,
sông suối phát
triển các loài
thực vật thủy
sinh ở lòng ao,
hồ, sông, suối và
thực vật ưa ẩm
ven ao, hồ, sông
suối
Diện tích
mặt nước
chuyên
dùng
Nuôi trồng
thủy sản,
thủy điện,
du lịch,
giao thông
đường thủy
- Bảo vệ và phát
triển thủy điện
Sơn La;
- Phát triển nuôi
trồng thủy sản và
giao thông thủy
tại các khu vực có
điều kiện thuận
lợi;
- Phát triển du
lịch tại khu vực
thủy điện Sơn La,
các suối nước có
cảnh quan thiên
nhiên đẹp.
139
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Luận án đã phân loại được hệ thống STCQ tỉnh Sơn La gồm: Hệ STCQ
nhiệt đới gió mùa, phụ hệ STCQ nhiệt đới gió mùa, có mùa đông hơi lạnh và một
mùa khô. Hình thành 4 lớp STCQ gồm: Lớp STCQ núi (SLI) diện tích 649.884,78
ha; lớp STCQ cao nguyên (SLII) diện tích 253.894,66 ha; lớp STCQ đất đồi và đất
thấp dưới 500 m (SLIII) diện tích 483.229,96 ha; lớp STCQ sông, suối, ao, hồ
(SLIV) diện tích 25.490,64 ha. Lớp STCQ núi có 3 phụ lớp STCQ, 7 kiểu STCQ;
lớp STCQ cao nguyên có 1 phụ lớp STCQ, 3 kiểu STCQ; lớp STCQ đồi và đất thấp
dưới 500 m có 3 kiểu STCQ; lớp STCQ sông, suối, ao, hồ có 1 phụ lớp STCQ. Có
33 hạng STCQ và 63 loại STCQ được phân chia trên lãnh thổ Sơn La.
2. Luận án đã thành lập được bản đồ STCQ tỉnh Sơn La năm 2005 và 2015
theo tỷ lệ 1:100.000. Đồng thời tính được diện tích từng loại STCQ và biến động
STCQ tỉnh Sơn La từ năm 2005 đến 2015 thể hiện:
- Có khoảng 1.731,79 ha diện tích loại STCQ biến động theo chiều hướng
tích cực (đất trống thành diện tích loại STCQ rừng trồng) chiếm 0,12% diện tích
lãnh thổ.
- Có khoảng 28.431,64 ha diện tích loại STCQ biến động theo chiều hướng
tiêu cực (rừng kín thường xanh chuyển thành diện tích loại STCQ đất trống, trảng
cỏ) chiếm 2,01% diện tích lãnh thổ.
- Có một loại STCQ biến động mạnh, có diện tích 25.490,64 ha chiếm 1,80%
do hoạt động xây dựng đập thủy điện Sơn La. Loại STCQ này ảnh hưởng lớn đến
sự biến động STCQ tỉnh Sơn La từ 2005 - 2015 cũng như mối tương tác giữa các
thành phần cấu thành STCQ.
3. Căn cứ các đặc điểm tự nhiên, sinh thái nhân văn của từng đơn vị STCQ
luận án đã đề xuất 6 nhóm khai thác, sử dụng và phát triển bền vững STCQ tỉnh
Sơn La gồm: Ngành nông nghiệp trên các kiểu SLII - k3; ngành công nghiệp trên
các kiểu SLII - k1; phát triển các khu bảo tồn trên các kiểu SLI - k1. Các ngành,
nghề chi tiết hơn được đề xuất theo các đặc điểm của đơn vị cấp hạng và loại.
140
KIẾN NGHỊ
1. Đẩy mạnh hơn công tác nghiên cứu, tiếp cận STCQ trong bảo tồn đa dạng
sinh học nhằm có được những cơ sở lý thuyết hoàn thiện hơn.
2. Từng bước có kế hoạch giảng dạy về STCQ trong sinh học và công tác
nghiên cứu thành lập các khu bảo tồn Việt Nam.
141
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN
1. Doãn Thị Trường Nhung, Hà Quý Quỳnh, 2015. Xây dựng hệ thống thông tin
quản lý đa dạng sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên, lấy KBTTN Tà Xùa, tỉnh
Sơn La làm ví dụ. Báo cáo khoa học tại Hội nghị toàn quốc về Sinh thái và
Tài nguyên sinh vật toàn quốc lần thứ VI, 2015. NXB. Khoa học tự nhiên và
Công nghệ, tr. 764-772.
2. Hà Quý Quỳnh, Doãn Thị Trường Nhung, 2015. Ứng dụng công nghệ viễn
thám và GIS nghiên cứu biến đổi thảm thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Tà
Xùa, Sơn La. Báo cáo khoa học tại Hội nghị toàn quốc về Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật toàn quốc lần thứ VI, 2015. NXB. Khoa học tự nhiên và
Công nghệ, tr. 1627-1635.
3. Hà Quý Quỳnh, Doãn Thị Trường Nhung, Chu Thị Ngọc, 2016. Ứng dụng phần
mềm MapEdit và GIS để xây dựng và hiển thị bản đồ trong máy định vị GPS
Garmin 60.x phục vụ quản lý vườn quốc gia, lấy ví dụ tại Vườn Quốc gia
Xuân Sơn, Phú Thọ. Báo cáo khoa học tại Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa
học và công nghệ “Đo đạc bản đồ với ứng phó biến đổi khí hậu”. NXB. Tài
nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, tr. 221-229.
4. Doãn Thị Trường Nhung, Hà Quý Quỳnh, 2016. Ứng dụng viễn thám và GIS
để nghiên cứu thảm thực vật lòng hồ thuỷ điện, lấy ví dụ hồ thuỷ điện Sơn
La. Báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần thứ 7. NXB.
Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội, tr.475-480.
5. Doãn Thị Trường Nhung, Hà Quý Quỳnh, Lê Quang Tuấn, 2017. Ứng dụng
viễn thám và GIS để nghiên cứu biến động STCQ tại tỉnh Sơn La. Báo cáo
khoa học tại Hội nghị toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật toàn
quốc lần thứ VII, 2017. NXB. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, tr. 1890-
1894.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Lê Thái Bạt, 1995. Đất tỉnh Sơn La và vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất
trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. NXB. Hà Nội.
2. Đào Đình Bắc, 2004. Địa mạo đại cương. NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
3. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, 2001. Từ điển đa dạng sinh học và
phát triển bền vững. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 57.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007.
Sách Đỏ Việt Nam, Phần I, Động vật. NXB. Khoa học tự nhiên và Công
nghệ, Hà Nội, 515 trang.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007.
Sách Đỏ Việt Nam, Phần II, Thực vật. NXB. Khoa học tự nhiên và Công
nghệ, Hà Nội, 612 trang.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000. Xây dựng các khu bảo vệ để
bảo tồn tài nguyên trên quan điểm sinh thái cảnh quan. Lưu trữ tại Cục
Kiểm lâm.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009. Báo cáo tham vấn xã hội Khu
bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Tài liệu lưu trữ.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005. Bản đồ địa hình, hệ tọa độ Việt Nam
2000. Tài liệu lưu trữ.
9. Lê Xuân Cảnh, Nguyễn Cử, Trần Thanh Tùng, Hà Quý Quỳnh, Lê Minh
Hạnh, 2001. Sử dụng công nghệ Hệ thông tin Địa lý (GIS) để xây dựng bản
đồ phân bố Công ở Đắk Lắk. Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái
học và tài nguyên sinh vật. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 135-138.
10. Lê Xuân Cảnh, Trần Thanh Tùng, Hà Quý Quỳnh, Lê Minh Hạnh, 2001. Ứng
dụng phương pháp Viễn thám và hệ thông tin Địa lý trong nghiên cứu sinh
thái khu Na Hang. Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái học và tài
nguyên sinh vật. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 139-146.
11. Lê Xuân Cảnh, Hà Qúy Quỳnh và Trần Thanh Tùng, 2005. Nghiên cứu ứng
dụng GPS, phần mềm Mapsources và MapInfo trong nghiên cứu Sinh thái
học và bảo tồn đa dạng sinh học. Báo cáo khoa học toàn quốc 2005, Những
vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. NXB. Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội, tr. 890-893.
12. Nguyễn Trần Cầu, 1992. Cảnh quan học - sinh thái học và việc nghiên cứu
thành lập bản đồ cảnh quan - sinh thái. Hội thảo về sinh thái cảnh quan:
Quan điểm và phương pháp luận (Các báo cáo khoa học), Hà Nội, tr. 8-13.
13. Lê Trần Chấn, Nguyễn Hữu Hiến, Nguyễn Kim Đào, 1999. Góp phần nghiên
cứu đa dạng sinh học của hệ thực vật lưu vực hồ thủy điện Sơn La. Tuyển tập
các báo cáo khoa học tại hội nghị môi trường toàn quốc. NXB. Khoa học và
Kỹ thuật, Hà nội, tr.1002-1006.
14. Chi hội Sinh thái cảnh quan Việt Nam, 1992. Hội thảo về sinh thái cảnh quan:
quan điểm và phương pháp luận, Tuyển tập các báo cáo, Hà Nội.
15. Chương trình Khoa học cấp nhà nước Khoa học Công nghệ - 07, Đề tài
KHCN - 07.07 (3/1999). Diễn biến môi trường liên quan đến công trình thủy
điện Sơn La. Hà Nội.
16. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung, Trần Đình Lý, 2001. Bước đầu nghiên cứu ảnh
hưởng của các quần xã thực vật phục hồi tự nhiên sau nương rẫy đến một số
đặc tính của đất ở tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Sinh học, 23 (3): 60-63.
17. Lê Trọng Cúc, 1983. Nghiên cứu để quản lý hệ sinh thái Trung du. Hội nghị
khoa học về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ Môi trường. Hà
Nội.
18. Lê Trọng Cúc, 1985. Cấu trúc và phân bố sinh khối phần trên mặt đất của các
quần xã cỏ cao, cỏ cây bụi ở Alưới, Bình Trị Thiên. Tạp chí Khoa học Đại
học Tổng hợp Hà Nội. Số 3.
19. Cục Kiểm lâm Sơn La, 2005. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch bảo vệ
và phát triển rừng tỉnh Sơn La đến năm 2020. Tài liệu lưu trữ.
20. Cục thống kê tỉnh Sơn La, 2016. Niêm giám Thống kê tỉnh Sơn La năm 2015,
NXB. Thống kê, Hà Nội.
21. Trần Đình Đại, Đỗ Hữu Thư, Phạm Huy Tạo, Lê Đồng Tấn, 1988. Nghiên cứu
khả năng tái sinh tự nhiên của một số vùng đất trống đồi núi trọc ở Sơn La.
Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, (1-2): 15-17.
22. Trần Đình Đại, Đỗ Hữu Thư, Phạm Huy Tạo, Lê Đồng Tấn, 1990. Nghiên cứu
các biện pháp phục hồi rừng bằng khoanh nuôi tại Sơn La. Báo cáo đề tài
04A-00-03, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
23. Trần Đình Đại, Nguyễn Trung Vệ, 1993. Một số dẫn liệu bước đầu về tài
nguyên thực vật Sơn La. Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài
nguyên sinh vật (1990-1992).
24. Vũ Quốc Đạt, 2013. Thiết lập cơ sở địa lí học phục vụ tổ chức lãnh thổ, sử
dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng Tây Bắc Việt Nam. Luận án
Tiến sĩ Địa lí, Hà Nội.
25. Đào Vọng Đức, 1995. Thuyết minh bản đồ đất và độ phì nhiêu của đất tỉnh
Sơn La tỷ lệ 1:000.000, Hà Nội, 59 trang.
26. Eve R., Madhavan S., Vũ Văn Dũng, 2000. Quy hoạch không gian để bảo tồn
thiên nhiên ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang - Một phương thức tiếp cận
STCQ. WWF VN, Hà Nội.
27. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh, 1997. Cơ sở
cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi
trường lãnh thổ Việt Nam. NXB. Giáo dục, Hà Nội, 159 trang.
28. Phạm Hoàng Hải, 2000. Phân vùng cảnh quan Việt Nam, nguyên tắc và hệ
thống các đơn vị. Tuyển tập các công trình khoa học Hội nghị Địa lí - Địa
chính, tr. 40-46.
29. Phan Nguyên Hồng, 1991. Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam.
Luận án tiến sĩ khoa học sinh học. Hà Nội: 35-40
30. Nguyễn Văn Hồng, 2012. Nghiên cứu sự thích ứng với điều kiện sống mới của
dân di cư vùng thuỷ điện Sơn La. Luận án Tiến sỹ.
31. Nguyễn Cao Huần, Đặng Trung Thuận, Phạm Quang Tuấn, 2000. Tiếp cận
kinh tế sinh thái trong đánh giá quy hoạch cảnh quan cây công nghiệp dài
ngày. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa
học tự nhiên, Hà Nội, tr. 175-181.
32. Nguyễn Cao Huần, 2005. Đánh giá cảnh quan (theo tiếp cận kinh tế sinh
thái). NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 178 trang.
33. Trần Trọng Huệ, 2004. Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các loại hình tai biến
địa chất trên lãnh thổ Việt Nam và các giải pháp phòng tránh (các tỉnh miền
núi phía Bắc), Viện địa chất - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà
Nội.
34. Ixatsenko A. G., 1976. Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên
(Người dịch: Vũ Tự Lập, Trịnh Sanh, Nguyễn Phi Hạnh, Lê Trọng Túc),
NXB. Khoa học, Hà Nội
35. Ixatsenko A. G., 1985. Cảnh quan học ứng dụng (Người dịch: Đào Trọng
Năng), NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
36. Lê Vũ Khôi, Nguyễn Nghĩa Thìn, 2001. Địa lý sinh vật. NXB. Đại học Quốc
gia, Hà Nội, 163 trang.
37. Trần Kiên, Hoàng Đức Nhuận, Mai Sỹ Tuấn, 1999. Sinh thái học và môi
trường (Giáo trình dùng cho các trường cao đẳng). NXB. Giáo dục, Hà Nội
38. Vũ Tự Lập, 1976. Cảnh quan Địa lý miền bắc Việt Nam. NXB. Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội, 254 trang.
39. Vũ Tự Lập và nnk., 1996. Tập bản đồ địa lí địa phương Việt Nam. NXB. Lao
động xã hội, Hà Nội.
40. Vũ Tự Lập, 2002. Địa lí tự nhiên Việt Nam. NXB. Giáo dục, Hà Nội.
41. Vũ Thị Liên, 2005. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến
sự biến đổi môi trường đất ở một số khu vực tỉnh Sơn La. Luận án tiến sỹ
Sinh học, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
42. Trần Đình Lý, 1998. Sinh thái thảm thực vật. Giáo trình cao học, viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội, 77 trang.
43. Trần Đình Lý, Lê Đồng Tấn, Đỗ Hữu Thư, 1997. Diễn thế thảm thực vật sau
cháy rừng ở Phăngxipan. Tạp chí Lâm nghiệp, (4+5), tr.15-16.
44. Nguyễn Thành Long (chủ biên), 1993. Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh
quan các tỷ lệ trên lãnh thổ Việt Nam. NXB. Viện Khoa học Việt Nam, Hà
Nội, 90 trang.
45. Đoàn Hương Mai, 2008. Quy hoạch Sinh thái học để phát triển bền vững Đa
dạng sinh học và các hệ sinh thái cho huyện miền núi Kim Bôi, Hòa Bình.
Luận án tiến sỹ Sinh học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
46. Nguyễn Văn Minh, 2015. Nghiên cứu cảnh quan phục vụ phát triển nông lâm
nghiệp và bảo vệ môi trường tỉnh Lai Châu. Luận án tiến sỹ Địa lý, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội.
47. Đỗ Thị Mùi, 2010. Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La. Luận án
tiến sỹ Địa lý, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
48. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm bản đồ giáo khoa, 1996. Atlat địa lý Việt
Nam. NXB. Bản đồ, Hà Nội.
49. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1994. Luật bảo vệ và phát triển
rừng và nghị định hướng dân thi hành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
50. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1994. Luật đất đai nước cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
51. Odum E. P., 1978. Cơ sở sinh thái học (tập 1). NXB. Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội, 422 trang.
52. Odum E. P., 1979. Cơ sở sinh thái học (tập 2). NXB. Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội, 329 trang.
53. Lê Mỹ Phong, 2002. Nghiên cứu sử dụng hợp lý lãnh thổ Sơn La khi có công
trình thủy điện trên cơ sở phân tích cảnh quan. Luận án tiến sỹ Địa lý, Viện
Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và công nghệ Quốc Gia, Hà Nội.
54. Nguyễn Thị Quyên, 2015. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái tự nhiên và quá
trình phục hồi rừng tại huyện Sông Mã tỉnh Sơn La. Luận án tiến sỹ Sinh
học, viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
55. Hà Quý Quỳnh, 2003. Sử dụng công nghệ Hệ thông tin Địa lý trong xây dựng
bản đồ phục vụ nghiên cứu đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Yok Đôn, Đăk
Lăk. Tạp chí Hoạt động Khoa học, 11, (534)/2003, tr. 33-35.
56. Hà Quý Quỳnh, 2009. Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch
và quản lý các Vườn Quốc gia vùng Đông Bắc Việt Nam (phần đất liền).
Luận án Tiến sĩ khoa học Địa lý, Viện địa lý.
57. Hà Quý Quỳnh, Trần Thanh Tùng, Lê Xuân Cảnh, 2005. Ứng dụng Viễn thám
và Hệ thông tin Địa lý trong nghiên cứu phân khu chức năng Khu bảo tồn
thiên nhiên Hang Kia, Pà Cò. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật, Hội thảo Quốc gia lần thứ nhất. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội, tr. 822-827.
58. Hà Quý Quỳnh, 2008. Nghiên cứu quan hệ thoái hóa đất với sinh vật góp
phần bảo vệ đa dạng sinh học ở 2 Vườn Quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và
Xuân Sơn (Phú Thọ). Báo cáo khoa học, Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc
lần thứ III. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 554-562.
59. Ruzichka M., Miklo M., 1988. Phương pháp đánh giá cảnh quan sinh thái
nhằm mục đích phát triển tối ưu lãnh thổ (người dịch: Hứa Chính Thắng),
Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Hà Nội.
60. Sở Khoa học và Công nghệ môi trường tỉnh Sơn La, 1995. Đánh giá tổng hợp
tiềm năng tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn
La giai đoạn 2000-2010.
61. Vũ Trung Tạng và nnk., 1971. Một số dẫn liệu về đặc điểm phân loại, sinh học
của cá mòi và ý nghĩa kinh tế của nó. Trong "Điều tra thuỷ sản nước ngọt",
NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, tr. 84-98.
62. Vũ Trung Tạng và nnk., 1982. Bảo vệ và sử dụng hợp lý các hệ sinh thái cửa
sông Việt Nam. Nội san "Khí tượng thuỷ văn", n. 4 +5 (256-257), tr. 20- 26,
Hà Nội và trong "Các vấn đề về môi trường”, Uỷ Ban Khoa học kỹ thuật
Nhà nước, Hà Nội, Tr. 228-236.
63. Vũ Trung Tạng, 2000. Cơ sở sinh thái học. Giáo trình dành cho sinh viên,
giảng viên các trường Đại học. NXB. Giáo dục, Hà Nội, 264 trang.
64. Lê Đồng Tấn, 1993. Ảnh hưởng của canh tác nương rẫy đến đất rừng ở Sơn
La. Tuyển tập công trình nghiên cứu Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (1990
-1992). NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 31-35.
65. Lê Đồng Tấn, 2003. Nghiên cứu rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên trên đất sau
nương rẫy ở Sơn La. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (3), tr.
341-343.
66. Lê Đồng Tấn, 1993. Ảnh hưởng của canh tác nương rẫy đến đất rừng ở Sơn
La. Tuyển tập công trình nghiên cứu Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (1990
-1992). NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 31 - 35.
67. Nguyễn Ngọc Thạch và nnk., 1997. Viễn thám trong nghiên cứu tài nguyên
môi trường. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 214 trang.
68. Lê Bá Thảo, 2008. Thiên Nhiên Việt Nam. NXB. Giáo Dục, Hà Nội, 324 trang.
69. Tống Duy Thanh, Vũ Khúc, 2013. Các phân vị địa tầng Việt Nam. Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
70. Nguyễn An Thịnh, Phạm Quang Anh, 2008. Xu thế phát triển của STCQ trên
thế giới và định hướng ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học, số 6/2008. Đại học Sư
phạm Hà Nội,
71. Nguyễn An Thịnh, 2007. Phân tích cấu trúc STCQ phục vụ phát triển bền
vững nông lâm nghiệp và du lịch Huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Luận án tiến sỹ
Địa lý. Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
72. Nguyễn An Thịnh, 2014. STCQ: lý luận và ứng dụng trong môi trường nhiệt
đới gió mùa. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1029 trang.
73. Nguyễn An Thịnh, 2014. Động lực biến đổi, đa dạng cảnh quan và đa dạng
nhân văn lãnh thổ miền núi, một trường hợp nghiên cứu STCQ tại huyện
Sapa, tỉnh Lào Cai. NXB. Thế giới, Hà Nội, 220 trang.
74. Nguyễn Thế Thôn, 1993. Bàn về sinh thái cảnh quan và cảnh quan sinh thái,
Thông báo khoa học Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội, Tập II, chuyên san
Sinh học - Địa lý, Hà Nội.
75. Nguyễn Thế Thôn, 2001. Nguyên tắc và phương pháp thiết kế mô hình kinh tế
- môi trường trên cơ sở lý thuyết cảnh quan sinh thái và cảnh quan sinh thái
ứng dụng, Tạp chí Khoa học về Trái Đất, số 2/2001, trang 23.
76. Thái Văn Trừng, 1998. Thảm thực vật rừng Việt Nam. NXB. Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội, 314 trang.
77. Phạm Anh Tuân, 2017. Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng
không gian phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm tại tỉnh Sơn La.
Luận án tiến sỹ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 106-114.
78. Đào Thế Tuấn, 1984. Hệ sinh thái nông nghiệp. NXB. Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội, 174 trang.
79. UBND tỉnh Sơn La, 2002. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Sơn La đến năm 2015. Tài liệu lưu trữ.
80. UBND tỉnh Sơn La, Sở tài nguyên và môi trường, 2005, Bản đồ hiện trạng sử
dụng đất tỉnh Sơn La tỷ lệ 1:100.000. Tài liệu lưu trữ.
81. UBND tỉnh Sơn La, Sở tài nguyên và môi trường, 2006. Báo cáo hiện trạng
môi trường tỉnh Sơn La. Tài liệu lưu trữ.
82. UBND tỉnh Sơn La, Sở tài nguyên và môi trường, 2006. Quy hoạch bảo tồn
đa dạng sinh học tỉnh Sơn La đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Báo
cáo chuyên đề.
83. UBND tỉnh Sơn La, Sở tài nguyên và môi trường, 2014, Số liệu kiểm kê đất
đai tỉnh Sơn La. Tài liệu lưu trữ.
84. UBND tỉnh Sơn La, Sở tài nguyên và môi trường, 2015, Bản đồ hiện trạng sử
dụng đất tỉnh Sơn La tỷ lệ 1:100.000. Tài liệu lưu trữ.
85. UBND tỉnh Sơn La, 2005. Chương trình phát triển bền vững tỉnh Sơn La. Tài
liệu lưu trữ.
86. Nguyễn Khanh Vân, Nguyễn Thị Hiền, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp,
2000. Các biểu đồ Sinh khí hậu Việt Nam. NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội,
126 trang.
87. Viện Địa lý, 2015. Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Sơn La. Tài liệu lưu trữ.
88. Viện Địa lý, 2015. Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Sơn La. Tài liệu lưu trữ.
89. Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2005. Thuyết minh Bản đồ thổ
nhưỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ 1:100.000. Hà Nội.
90. Viện Quy hoạch thủy lợi, 2001. Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Sơn La từ
năm 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội.
91. Viện Điều tra quy hoạch rừng, 2005. Bản đồ hiện trạng rừng. Tài liệu lưu trữ.
92. Viện Điều tra quy hoạch rừng, 2015. Bản đồ hiện trạng rừng. Tài liệu lưu trữ.
93. Viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp, 2005. Bản đồ thổ nhưỡng. Tài liệu lưu
trữ.
94. Nguyễn Văn Vinh và Huỳnh Nhung, 1994. Quan niệm về Cảnh quan, Hệ sinh
thái Sự phát triển của Cảnh quan học và Sinh thái học cảnh quan. Tuyển tập
các công trình nghiên cứu Địa lý. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.
259-266.
B. Tiếng Anh
95. Barrett G., Peles J., Hanski I., 1999. Landscape Ecology of Small Mammals,
Springer Publisher. 366 pages.
96. Bastian O., Steinhardt U., 2010. Development and Perspectives of Landscape
Ecology, Springer Publisher, 525 pages.
97. Bissonette J. A., Ilse, 2003. Landscape Ecology and Resources managerment.
Linking theory with practice, Island Press.
98. Brewer R., 1993. The Science of Ecology. Saunders College Publishing, New
York, Lon Don, Tokyo.
99. Burel F., Baudry J., 2003. Landscape Ecology: Concepts, Methods and
Application, Science Publisshers, 378 pages.
100. Burke V. J., 2000. Landscape Ecology and Species Conservation. Landscape
Ecology. 15, page 1-3.
101. Carol A. T., 1988. Geographic Infomation System in Ecology.
102. Cushman S. A., McGarigal K., 2003. Landscape-level patterns of avian of
diversity in the Oregon Coast Range. Ecological Monographs, 73: 259-281.
103. Dang Huy Huynh, 1998. Division of geo-biological regions and the system of
special use forests in Vietnam. Vietnamese Studies 3, tr 109-120.
104. Daniel T. Heggem et al., 2000. A Landscape ecology assessment of Tensas
River Basin. Environmental Monitoring and Assessment, 64, page 41-54.
105. Erwin Schanda, 1976. Remote Sensing for Environmental Sciences. Springer-
Verlag New York. Inc. USA.
106. Forman R. T. T., Godron M., 1981. Patches and Structural Components for a
Landscape Ecology. BioScience, 31(10): 733-740. American Institute of
Biological Sciences.
107. Forman R. T. T., Godron M., 1986. Landscape Ecology. Wiley. New York,
619 pages.
108. Frohn R. C., 1997. Remote Sensing for Landscape Ecology: New Metric
Indicators for Monitoring, Modeling, and Assessment of Ecosystems
(Mapping Science). CRC Press, 112 pages.
109. Groom G. et al., 2006. Remote sensing in landscape ecology: experiences and
perspectives in a European context. Landscape Ecology (2006) 21, page 391-
408.
110. Hobbs R., 1977. Future landscape and theo future of landscape ecology,
Landscape and Urban Planning, Vol.37. page 1-9.
111. Hansson L., Angelstam P., 1991. Landscape ecology as a theoretical basis for
nature conservation. Landscape Ecology, 5(4): 191-201.
112. Horning N., Koy K., Ha Quy Quynh, 2008. Remote sensing and GIS for
Biodiversity conservation. Center for Biodiversity and Conservation
American Museum of Natural History. Traing material. Power point
presentaion.
113. Krauklis A. A., 1979. The Problem of Expermental Landscape Science. Nauka
Novosibirsk, 232 pages.
114. Lillesand T. M., Kiefer R. W., 1994. Remote Sensing and Image
Interpretation 1987, 1994, John Wiley & Sons. Inc USA.
115. Lindeman R. L., 1942. The Trophic-Dynamic Aspect of Ecology. Ecology,
23(4): 399-417. Wiley on behalf of the Ecological Society of America. DOI:
10.2307/1930126.
116. Menges E. S., 1991. The Application of minimum variable population theory
to plants, In D. A Falk and K.E Holsinger (eds). Genetics and conservation
of rare plants. Oxford University Press, New York, page 45-61.
117. Metzger J. P., 2008. Landscape ecology: perspectives based on the 2007
IALE, world congress. Landscape Ecology, 23: 501-504.
118. Naveh Z., 2007. Landscape ecology and sustainability. Landscape Ecology,
22: 1437-1440.
119. Naveh Z., Lieberman A. S., 1984. Landscape Ecology (Theory and
Application). Springer-Verlag New York. Inc. USA.
120. Sanderson J., Harris L. D., 2000. Landscape Ecology A Top-Down Approach.
Lewis Publishers, New York, USA.
121. Schubert R., 1986. Lehrbuch der Oekologie. Veb Gustav Fischer Verlag Jena.
122. Sukachev V. N., 1947. The theory of bio-geo-coenology. In Collection of the
Acad. Of Sci. USSR, in commenmoration of the 30
th
anniversary of the
revolution, part II. Moscow-Leningrad, USSR.
123. Tansley A. G., 1935. The Use and Abuse of Vegetational Concepts and
Terms. Ecology, Vol. 16, No. 3 (Jul., 1935), pp. 284-307. Wiley on behalf
of the Ecological Society of America. DOI: 10.2307/1930070.
124. Young H., David R., Cousins S., 1994. Landscape Ecology and Geographical
Information Systems. CRC Press. 298 pages.
125. Zonneveld I. S., 1995. Land Ecology: An Introduction to Landscape Ecology
as a Base for Land Evaluation. Land Management and Conservation. SPB
Academic Publishing, Amsterdam.