Tiềm năng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
Theo đánh giá của tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế AM Best, triển vọng phát
triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng
đạt mức “Ổn định”. Đánh giá này dựa trên các cơ sở thực tế là:
+ Mức vốn hóa theo rủi ro của thị trường bảo hiểm Việt Nam tương đối cao đi kèm
với danh mục đầu tư thận trọng của các doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Cơ cấu dân số và nhu cầu bảo hiểm thuận lợi cho triển vọng tăng trưởng trung và
dài hạn của các sản phẩm phi nhân thọ bán lẻ như bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe, bảo
hiểm nhà tư nhân.
+ Kinh tế Việt Nam được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khi các
công ty đa quốc gia có xu hướng tìm các thị trường mới ngoài Trung quốc. Sự di
chuyển của các công ty đa quốc gia với hướng đến là các nước Đông Nam Á trong
đó có Việt Nam đã đem lại cơ hội sản xuất kinh doanh và phát triển cho thị trường
nội địa.
165 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sự phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận bảo hiểm theo yêu cầu của khách hàng, theo phương thức này thì khách
hàng có thể mua hàng ở mọi lúc, mọi nơi.
+ Việc phát triển mạnh và đa dạng các kênh phân phối tạo ra sự thuận lợi và tiện
dụng cho người mua bảo hiểm sẽ góp phần tích cực vào việc phát triển thị trường bảo
hiểm, đặc biệt là thị trường bán lẻ.
Chuẩn hóa các giấy tờ, biểu mẫu. Để tiết kiệm thời gian cho khai thác viên thì
các tài liệu phải được mẫu biểu hóa và các mẫu biểu này phải thật đơn giản, thuận tiện
mà vẫn đảm bảo các thông tin để quản lý rủi ro. Tránh trường hợp cùng một loại hình
bảo hiểm nhưng với các khai thác viên khác nhau, các phòng bảo hiểm khác nhau, các
công ty bảo hiểm khác nhau lại thực hiện khác nhau, việc thực hiện không thống nhất
sẽ gây ra tình trạng tùy tiện và trong mắt khách hàng là hình ảnh không chuyên nghiệp
của nhà cung cấp.
+ Thực hiện quản lý danh mục khách hàng/danh mục rủi ro, cấp đơn bảo hiểm trên
cơ sở số hóa. Hiện tại hầu hết các công ty bảo hiểm chưa cho phép cấp đơn bảo hiểm trực
tuyến, việc này cần gấp rút chuẩn hóa trong thời gian tới với sự hỗ trợ của Insurtech.
Có một chương trình quản lý khách hàng theo danh mục rủi ro, quản lý cấp đơn
bảo hiểm trực tuyến/số hóa sẽ tăng tính chuyên nghiệp trong khai thác các nghiệp vụ,
góp phần đẩy nhanh quá trình cấp đơn bảo hiểm. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông
tin cho phép lưu giữ các thông tin về đối tượng bảo hiểm, khai thác viên chỉ cần nhập
thông tin ban đầu, khi đến thời hạn tái tục bảo hiểm chỉ gần gọi một đặc tính đặc trưng
của đối tượng bảo hiểm thì toàn bộ các thông tin khác về đối tượng bảo hiểm sẽ được
lấy ra.
- Cấp bảo hiểm vào ngày nghỉ, ngày lễ, thời gian ngoài giờ hành chính:
128
Rủi ro trong bảo hiểm là không thể lường trước, có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất
cứ ở đâu, đặc biệt trong cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển và ý thức của người tham gia
bảo hiểm thấp.
Đối với đa số các doanh nghiệp bảo hiểm, thì việc cấp giấy chứn nhận bảo hiểm
ngoài giờ hành chính rất khó kiểm soát rủi ro do việc không cập nhật được ngay thông
tin về đối tượng bảo hiểm và quyết toán phí bảo hiểm. Vì vậy cần có giải pháp phù hợp
để giải quyết mâu thuẫn giữa việc phục vụ cấp bảo hiểm mọi thời điểm theo yêu cầu của
khách hàng với yêu cầu quản lý rủi ro.
Hiện tại, trên thị trường có một số doanh nghiệp như: GIC, Bảo Việt, v.v đã triển
khai chương trình báo cáo khai thác bảo hiểm qua SMS. Theo chương trình này ngay
sau khi cấp bảo hiểm, ngoài việc thực hiện quy trình cấp bảo hiểm như thông thường,
cán bộ khai thác nhắn tin việc cấp bảo hiểm về tổng đài của doanh nghiệp, sau khoảng
30 giây thì tổng đài sẽ xác nhận việc cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. Việc đưa vào áp
dụng chương trình báo cáo khai thác bảo hiểm qua SMS đã cơ bản khắc phục được mâu
thuẫn như trên, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể cấp bảo hiểm vào mọi thời gian,
trong giờ làm việc, ngoài giờ, ngày nghỉ lễ, cuối tuần theo yêu cầu đa dạng của khách
hàng nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu quản lý rủi ro.
Tuy nhiên, việc triển khai chương trình báo cáo khai thác qua hệ thống SMS còn
nhiều bất cập, cả về mặt công nghệ (hệ thống không báo xác nhận hoặc báo xác nhận
chậm, việc tra cứu thông tin từ hệ thống chưa đạt yêu cầu), và mặt quản lý (khai thác
viên chưa nhận thức đầy đủ, chưa có yêu cầu bắt buộc thực hiện trong toàn hệ thống,
v.v).
Để thực hiện tốt việc cấp bảo hiểm vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ hành chính
thì cần triển khai tốt chương trình báo cáo cấp bảo hiểm qua hệ thống tin nhắn SMS
bằng việc khắc phục những bất cập nêu trên.
- Thực hiện giám định nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ:
Thường xuyên bổ sung số lượng, chất lượng đội ngũ giám định viên phù hợp với
sự gia tăng về nhu cầu bảo hiểm, tránh trường hợp quá tải trong công tác giám định. Đối
với một số địa bàn trọng điểm (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, v.v), do khối lượng
công việc giám định nhiều, phát sinh nhiều vụ việc phức tạp cần thiết phải xây dựng đội
ngũ giám định viên độc lập, tách khỏi hoạt động bồi thường để nâng cao tính chuyên
nghiệp và sự chính xác trong hoạt động giám định tại các khu vực trọng điểm.
Tăng cường hiệu quả của bộ phận tiếp nhận thông tin rủi ro của khách hàng, tiến
tới thành lập trung tâm tiếp nhận thông tin tai nạn, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ bồi
129
thường, tư vấn bảo hiểm. Khi đó, khách hàng bị tai nạn trên toàn quốc chỉ phải liên hệ
duy nhất tới một số điện thoại đường dây nóng miễn phí, nếu xe bị tai nạn cần phải giám
định hiện trường, cứu hộ thì Call Center sẽ yêu cầu đơn vị tại địa phương của doanh
nghiệp, nơi xe bị tai nạn liên lạc với chủ xe để ra hiện trường giám định, trợ giúp cứu
hộ; mặt khác, Call Center có thể giám sát, điều tiết được thời gian giám định viên ra
hiện trường.
- Thực hiện bồi thường nhanh chóng và đầy đủ cho khách hàng:
Chuẩn hóa quy trình giải quyết bồi thường, luân chuyển hồ sơ tai nạn, đặc biệt
đối với hồ sơ ngoại tỉnh (những hồ sơ mà tai nạn tại địa bàn tỉnh khác với địa bàn tham
gia bảo hiểm). Quy định cán bộ thụ lý hồ sơ vụ tai nạn phải hướng dẫn khách hàng hoàn
thiện đầy đủ các loại hồ sơ còn thiếu bằng phiếu báo bổ sung hồ sơ, hẹn thời gian giải
quyết cụ thể, tránh trường hợp khách hàng phải đi lại nhiều lần. Quy định thời gian tối
đa để giải quyết cho một bộ hồ sơ bồi thường, thời gian tối đa bộ hồ sơ ngoại tỉnh phải
được luân chuyển, việc luân chuyển hồ sơ bồi thường phải được cập nhật vào sổ theo
dõi để biết vướng mắc, chậm ở khâu nào để kịp thời giải quyết, quy định trách nhiệm cá
nhân, đơn vị giải quyết hồ sơ chậm.
Xem xét đưa vào áp dụng chương trình thống kê, quản lý hồ sơ bồi thường phù
hợp. Chương trình này sẽ làm nhanh và làm tăng tính chuyên nghiệp của việc giải quyết
hồ sơ bồi thường. Dữ liệu về giám định bồi thường được quản lý tập trung, ngay từ khâu
tiếp nhận hồ sơ, ở các cấp quản lý khác nhau có thể xem xét tổng số lượng hồ sơ đã giải
quyết, số hồ sơ còn tồn đọng, tồn đọng ở khâu nào, ai giải quyết, ai chịu trách nhiệm.
Hồ sơ tai nạn ngoại tỉnh sẽ được giải quyết nhanh hơn do trực hiện trường scan hồ sơ
bao gồm cả bản ảnh và gửi lên mạng. Từ đó công ty cấp bảo hiểm gốc cập nhật ngay
thông tin, nguyên nhân sơ bộ vụ tai nạn, và mức độ thiệt hại. Do đó có thể có ngay
phương án sửa chữa thay vì phải chờ nơi giám định hiện trường hoàn thiện hồ sơ, rửa
ảnh. Việc luân chuyển hồ sơ bồi thường giữa các công ty thường nhanh cũng phải hết
thời gian từ 5 - 7 ngày. Dựa trên phần mềm quản lý bồi thường tập trung, các doanh
nghiệp bảo hiểm có thể nhanh chóng xem xét sự phối hợp về giải quyết bồi thường giữa
các đơn vị thành viên để nhắc nhở kịp thời.
Xây dựng quy định về việc đưa xe bị tai nạn vào nơi sửa chữa, tiêu chuẩn để chọn
làm xưởng sửa chữa vệ tinh của doanh nghiệp bảo hiểm. Ký hợp đồng hợp tác kinh
doanh lâu dài với nơi sửa chữa có chất lượng, có uy tín để có thể quản lý được chất
lượng sửa chữa, giá thành sửa chữa, đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ cam kết với
khách hàng, nâng cao sự hài lòng của khách hàng, góp phần giảm chi phí bồi thường,
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
130
Khâu sửa chữa cũng là khâu quan trọng vì khách hàng cảm nhận được ngay chất
lượng dịch vụ. Ngoài các xưởng sửa chữa tự chọn khi tham gia bảo hiểm khách hàng đã
chọn thì khách hàng rất quan ngại chất lượng nơi sửa chữa và việc đảm bảo chất lượng
sửa chữa sẽ làm khách hàng hài lòng. Nơi sửa chữa xe bị tai nạn phải đảm bảo cơ sở vật
chất, đội ngũ thợ phải lành nghề, chuyên nghiệp, có diện tích mặt bằng đủ lớn, có hệ
thống phòng cháy chửa cháy, an toàn, có cam kết đưa ra giá sửa chữa cạnh tranh, đảm
bảo cam kết giá ổn định, đảm bảo chất lượng, các xe tham gia bảo hiểm của doanh
nghiệp bảo hiểm vào xưởng được ưu tiên sửa chữa trước.
5.4. Kiến nghị điều kiện thực hiện giải pháp
Theo kết quả phân tích thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam
tại chương 3, thị trường bảo hiểm có sự tăng trưởng nóng trong hai thập kỷ vừa qua, bên
cạnh sự gia tăng chung của các nhóm sản phẩm bảo hiểm cho doanh nghiệp, các sản
phẩm bảo hiểm cho khách hàng cá nhân như bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe cơ giới là
những loại hình có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Điều này cho thấy sự cải thiện về thu
nhập thì nhận thức của người dân có thay đổi rất nhiều sau khi kinh tế mở cửa, điều này
cũng được kiểm định thông qua kết quả khảo sát của tác giả từ các chuyên gia được
phỏng vấn hay gửi phiếu khảo sát. Chính vì vậy, để tiếp tục thúc sự phát triển của thị
trường, bên cạnh các giải pháp trực tiếp đối với thị trường liên quan đến chính sách,
doanh nghiệp, thì các giải pháp gián tiếp liên quan đến ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện
nhận thức về bảo hiểm của người dân cũng vô cùng quan trọng. Do đó, luận án đề xuất
một số kiến nghị trọng tâm tập trung vào các vấn đề vừa đề cập.
Thứ nhất, Chính phủ cần có các chính sách hợp lý nhằm ổn định kinh tế vĩ mô,
góp phần cải thiện thu nhập cũng như tạo cơ hội thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh
nghiệp và người dân. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, tốc độ tăng trưởng của Việt
Nam năm 2020 giảm từ mức 5% dự kiến xuống còn 2,7% 9 tháng đầu năm và khả năng
cả năm 2020 tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ ở mức 2%. Mặc dù so với các nước khác
trên thế giới cũng như các nước trong khu vực, kinh tế Việt Nam vẫn ở mức khả quan,
dù vậy, số lượng doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch cũng lên tới hàng nghìn doanh
nghiệp, một số ngành kinh tế trọng điểm như du lịch, hàng không bị ảnh hưởng nặng nề,
tiếp theo là các ngành sản xuất công nghiệp nhẹ như dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng
xuất khẩu, v.v cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng
đến doanh nghiệp và ngân sách Nhà nước mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản thân
người lao động và gia đình họ do mất việc làm, giảm, mất thu nhập. Chính vì vậy, Chính
phủ cần có chính sách tài khóa phù hợp thúc đẩy đầu tư trong nước, hỗ trợ vốn thuận lợi
hơn cho doanh nghiệp giúp họ nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh. Chính sách
131
tiền tệ cần có sự điều chỉnh phù hợp liên quan đến lãi suất cho vay nhằm giảm chi phí
cho doanh nghiệp và kích thích sản xuất.
Thứ hai, chính sách an sinh hỗ trợ người dân cần đồng bộ, phù hợp với thực tế
nhằm đem lại hiệu quả thiết thực đối với người dân, tránh tình trạng chênh lệch vùng
miền, khoảng cách giàu nghèo, giảm tỉ lệ tái nghèo do mất việc làm. Ví dụ gói hỗ trợ an
sinh của Chính phủ cần đơn giản và hợp lý trong khâu thủ tục để hỗ trợ đến được tay người
dân bị ảnh hưởng. Trên thực tế, đây là công việc không hề đơn giản đối với Việt Nam trong
tình hình hiện tại. Công tác quản lý nhân khẩu, quản lý việc làm còn quá chồng chéo không
hiệu quả, năng lực đội ngũ cán bộ địa phương quá yếu, năng lực cơ quan ban hành chính
sách quyết định không có thực tế. Để cải thiện tình trạng này cần trú trọng vào công tác
nhân lực từ trung ương đến địa phương. Về bộ máy cần cơ cấu lại ngành dọc nhằm quản
lý nhân khẩu và lao động thống nhất trong cả nước.
Thứ ba, cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm thay cho Chính phủ cần nỗ lực
xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê rủi ro, tổn thất trong tất cả các ngành, các loại hình
sản xuất kinh doanh nói chung và bảo hiểm nói riêng nhằm tạo cơ sở kỹ thuật tốt nhất
cho công tác quản lý rủi ro và định phí bảo hiểm của thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Cần tạo cơ hội trao đổi cho các doanh nghiệp, ngành, cơ quan quản lý về bảo hiểm làm
việc trao đổi với ngành bảo hiểm tại các nước để có sự hội nhập học hỏi tại các thị
trường phát triển.
132
KẾT LUẬN
Hội nhập là quá trình tất yếu của các thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường
bảo hiểm mới nổi nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra và tác động đến tất cả
các nền kinh tế. Hội nhập và toàn cầu hoá đã đem lại sự thay đổi và phát triển nhanh
chóng của các thị trường bảo hiểm phi nhân thọ mới nổi trong đó có Việt Nam, qui mô
thị trường gia tăng cả về chất và lượng, sự thâm nhập của các doanh nghiệp bảo hiểm
nước ngoài tại các thị trường phát triển đem đến áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp
trong nước nhưng cũng đem đến sự thay đổi trong quản trị, kỹ thuật bảo hiểm cũng
như các xu hướng mới về sản phẩm, kênh phân phối, công nghệ. Với việc vận dụng
mô hình năm lực lượng của Poster (2008), với ba lực lượng được lựa chọn dựa trên
đặc thù của thị trường bảo hiểm và được đánh giá đặt trong bối cảnh toàn cầu hoá, luận
án đã làm rõ tác động của sự thay đổi trong doanh nghiệp bảo hiểm liên quan đến nhân
lực, sản phẩm, phân phối, năng lực tài chính, năng lực đánh giá rủi ro; tác động của
khách hàng với yếu tố nhận thức, nhu cầu; tác động của các nhà cung ứng cụ thể là các
đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ tác động đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi
nhân thọ Việt Nam. Các kết luận được củng cố bởi đánh giá của các chuyên gia trong
ngành (Phụ lục 1) liên quan đến tác động của từng lực lượng gắn với các yếu tố kiểm
soát nhận biết. Vấn đề sở hữu doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tác động đến qui
mô kinh doanh kết hợp với yếu tố an toàn cũng được xem xét đánh giá với kết luận
doanh nghiệp có sở hữu nước ngoài an toàn và ổn định hơn doanh nghiệp trong nước.
Các giải pháp tập trung giải quyết các hạn chế và nguyên nhân gắn với mức độ
tác động của từng nhân tố, tập trung vào vấn đề quản lý với đề xuất quản lý doanh nghiệp
theo hướng minh bạch căn cứ vào thực tế kinh doanh, tăng cường ứng dụng công nghệ
trong quản lý kinh doanh bảo hiểm và thị trường. Các giải pháp đối với doanh nghiệp
tập trung vào đề xuất tăng cường năng lực tài chính, năng lực đánh giá rủi ro, chất lượng
nhân lực và đặc biệt là ứng dụng công nghệ trong kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.
Về cơ bản luận án đã làm rõ các mục tiêu nghiên cứu đặt ra liên quan đến xác
định và xây dựng khung nghiên cứu, đánh giá thực trạng thị trường cũng như khảo sát
nhằm minh chứng cho các nhận định của luận án, đề xuất giải pháp phát triển thị trường
gắn với công cụ quản lý Nhà nước và trực tiếp đối với doanh nghiệp.
Là người làm quản lý doanh nghiệp, không có nhiều kinh nghiệm trong nghiên
cứu và lý luận, nghiên cứu sinh đã nỗ lực hết mình trong quá trình học tập và nghiên
133
cứu, dù vậy luận án vẫn không thể tránh khỏi các hạn chế trong tổng hợp xác định khung
lý luận cũng như quá trình phân tích có thể có ý kiến chủ quan cá nhân. Nghiên cứu sinh
rất mong nhận được sự góp ý trao đổi của các nhà khoa học để có thể tiếp tục quá trình
nghiên cứu tiếp theo, phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp cũng như tư vấn chính
sách đối với cơ quan quản lý.
134
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Quang Phi (2015), “Giải pháp phát triển Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam”,
Tạp chí Châu Ái - Thái Bình Dương, Số kỳ II, tháng 4 năm 2015, trang 40-42,36.
2. Nguyễn Quang Phi (2015), “Phát triển phân phố sản phẩm Bảo hiểm qua Ngân
hàng tại Bảo hiểm Bảo Việt”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, Số 04 (141)
2015, trang 58-62.
3. Nguyen Thi Hai Duong, Nguyen Thi Chinh, Nguyen Quang Phi (2016), “Impacts
of Globalization on the No-Life Insurance Market in Vietnam”, Proceedings of IC
- HUSO 2016: The 12th International Conference on Humanities and Socail
Sciences: Socio - Cultural Geography, Faculty of Humanities and Socail Sciences
Khon Kaen University (KKU), Thailand, pp. 1006-1014.
4. Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Quang Phi (2020), “Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng
đối với thị trường Bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam”, Tạp chí Châu Ái - Thái
Bình Dương, Số 574, tháng 10 năm 2020, trang 96-98.
5. Nguyễn Quang Phi (2020), “Nghiên cứu tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng tới
trị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam”, Tạp chí Châu Ái - Thái Bình Dương,
Số 575, tháng 10 năm 2020, trang 99-101.
135
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Albrow M. và các cộng sự (1990), Globalization, Knowledge and Society.
London: Sage, ISBN 0-8039-8323-9. OCLC 22593547.
2. Allen, I. Elaine, Seaman và Christopher (2007), "Statistics Roundtable: Likert
Scales And Data Analyses", Quality Progress, Volume 40, Issue 7, 64-65.
3. Anđelić G. B., Ćosić I., Đaković V. (2010), "The Impact of Globalization on the
Insurance and Reinsurance Market of Eastern Europe", South East European
Journal of Economics and Business, Vol. 5(1), 95-112.
4. ANZIIF (2014), "Understanding value in general insurance", The Journal Merbourne.
5. Atul Vashistha and Eugene M. Kublanov (2006), "Services Globalization in the
Insurance Industry", Offshore Insights Market Reports Series, truy cập ngày 15 tháng 7
năm 2017 từ https://silo.tips/download/offshore-insights-market-report-series
6. Baranoff Etti (2004), Risk management and insurance, Wiley: London.
7. Baur E., Birkmaier D. và Rüstmann V. (2001), The economic importance of
insurance in Central and Eastern Europe and the impact of globalisation and e-
business, Swiss Re, Economic Research & Consulting, Zurich.
8. Bland, D. (2000), Insurance Principles and Practice (Bảo hiểm - Nguyên tắc và
thực hành, Bản dịch của Euro-TAP Viet). London, UK: The Chartered Insurance
Institute, Nhà xuất bản tài chính.
9. Butterworth &Brocklehurst (2015), Risk Management in Insurance, Charted
Insurance Institute: London.
10. CII (2012), Insurance Business and Finance, Charted Insurance Institute: London.
11. Claudio Stadelmann (2013), The Chinese non-life insurance market - Are you
ready to face the challenge?, truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2019 từ
https://www.bearingpoint.com/en-ch/our-success/insights/the-chinese-non-life-
insurance-market-are-you-ready-to-face-the-challenge/
12. Cục Quản lý và Giám sát Bảo hiểm (2005 - 2016), Vietnam insurance market
statistical book, Ministry of Finance, Finance Press, Hanoi, pdf
13. Cục Quản lý và Giám sát Bảo hiểm (2017), Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt
Nam 2016, truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2017 từ
DocName=MOFUCM098072&_afrLoop=2768609527220204#!%40%40%3F_a
frLoop%3D2768609527220204%26dDocName%3DMOFUCM098072%26_adf.
ctrl-state%3Di5hlpuoxx_124
136
14. Cục Quản lý và Giám sát Bảo hiểm (2018), Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt
Nam 2017, truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2020 từ
https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/cqlgsbh/r/m/ngttbh/ngttbh_chitiet?dDo
cName=MOFUCM135641&_afrLoop=14041219044000#%40%3F_afrLoop%3
D14041219044000%26dDocName%3DMOFUCM135641%26_adf.ctrl-
state%3Dqurlelge_139
15. Cummins J. David, Sharon Tennyson và Weiss Mary A. (1999), "Consolidation
and efficiency in the US life insurance industry", Journal of Banking & Finance,
Vol. 23, Issues 2-4, 325-357.
16. Chính phủ nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Nghị định số
73/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
17. David Begg, Gianluigi Vernasca, Stanley Fischer và Rudiger Dornbusch (2014),
Economics, 11th edition, McGraw Hill Higher Education: New York.
18. Đoàn Minh Phụng (2007), Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi
nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện mở
cửa và hội nhập, Luận án Tiến sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội.
19. Earn and Young (2016), 2015 Global insurance outlook, truy cập ngày 8 tháng 8
năm 2018 từ
insurance-outlook/$FILE/ey-2015-global-insurance-outlook.pdf
20. Ghosh Dilip Kumar và Ariff Mohamed (2004), Regional Financial Markets:
Issues and Policies, Praeger Publisher: California.
21. Gleisner Fabian, Hackethal Andreas và Rauch Christian (2010), "Migration and
the retail banking industry: an examination of immigrants' bank nationality choice in
Germany", The European Journal of Finance, Vol. 16, issue 5, 459-480.
22. Hamilton F. E., Pichler-Milanović N. và Andrews K. D. (2005), Transformation
of Cities in Central and Eastern Europe: Towards Globalization, United Nations
University Press: Tokyo.
23. Hồ Công Trung (2015), Phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
24. Joshi, Rakesh M. (2009), International Business, Oxford University Press, New
Delhi and New York, ISBN 0-19-568909-7.
25. Kotler Philip (2009), Marketing Management, Pearson Prentice Hall: New York.
137
26. Lee Chien-Chiang và Chiu Yi-Bin (2016), "Globalization and insurance activity:
Evidence on the industrial and emerging countries", The North American Journal
of Economics and Finance, Vol. 36, 328-349.
27. Li Zhongda và Liu Lu (2018), "Financial globalization, domestic financial
freedom and risk sharing across countries", Journal of International Financial
Markets, Institutions and Money, 151-169.
28. Litan Robert E. (2001), "Law and Policy in the Age of the Internet", Duke law
journal, Volume 50 Issues 4.
29. McKinsey&Company (2014), Global insurance industry insights: an in-depth
perspective, truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2017 từ
http//Global_insurance_industry_insights_An_in-depth_perspective.pdf
30. Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học Kinh
tế Quốc dân: Hà Nội.
31. Nguyễn Thanh Nga (2015), Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Hải Đường (2016), "Xu hướng hội nhập và phát triển của thị trường
Bảo hiểm Việt Nam", Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 465.
33. Nguyễn Thị Hải Đường và Nguyễn Thị Chính (2016), "Quốc tế hóa doanh nghiệp
bảo hiểm ở Việt Nam, hợp tác và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa", Tạp chí
Châu Á-Thái Bình Dương, số 469.
34. Nguyễn Thị Hải Đường, Nguyễn Thị Chính và Nguyễn Quang Phi (2016), "The
Impact of Globalization on the Non-Life Insurance Market of Vietnam", Kỷ yếu
Hội thảo quốc tế The 12th International Conferrence, On Humanities and Social
Sciences: Socio - Culturel Geography, Đại học Khon Kaen, Thái Lan, tháng
11/2016.
35. Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình Bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội.
36. Nguyễn Văn Định (2010), Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản
Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
37. OECD (2011), Global Insurance Market Trends, truy cập ngày 16 tháng 7 năm
2017 từ
38. Pearson J. (1997), "Towards an historical model of services innovation: The case
of the insurance industry", The Economic History Review, Vol. 50, 235-256.
138
39. Plunkett Jack W. (2007), Plunkett's Insurance Industry Almanac 2007: Insurance
Industry Market Reserch, Statistics, Trends & Leading Companies, Plunkett
Research: London.
40. Poster M. E. (2008), "The five competitive forces that shape strategy", Harvard
Business Review, Vol. 86 Issue 1, 78-93.
41. Phạm Thị Định (2004), "Những ràng buộc pháp lý đối với hoạt động đầu tư của
các công ty bảo hiểm", Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 112.
42. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật số
61/2010/QH12 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Kinh doanh bảo hiểm.
43. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Nghị quyết số
142/2016/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020.
44. Rejda George E. và McNamara Michael J. (2017), Principles of Risk Management
and Insurance, 13th Edition, Pearson: Washington.
45. Schiro James (2006), "External Forces Impacting the Insurance Industry: Threats
from Regulation", Geneva Papers on Risk and Insurance - Issues and Practice,
Vol 31 Issue 1, 25-30.
46. Stever. H. G. (1972), Science, Systems, and Society, Journal of Cybernetics. 2 (3):
1-3. doi:10.1080/01969727208542909.
47. Tạ Lợi và Nguyễn Thị Hường (2016), Giáo trình kinh doanh quốc tế, Nhà xuất
bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
48. The Institute of Chartered Accountants of India (2008), Principles and Practice of
General Insurance, Navi: Mumbai.
49. Trần Thọ Đạt và Tô Trung Thành (2016), An ninh tài chính - tiền tệ của Việt Nam
trong bối cảnh mới, đề tài KX.01.15/11-15, Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam.
50. Trefis team (2015), India Opens Insurance Sector To Foreign Players, truy cập
ngày 5 tháng 6 năm 2019 tại https://www.trefis.com/stock/met/articles
/285018/india-opens-insurance-sector-to-foreign-players/2015-03-20.
51. Trịnh Chi Mai (2013), Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
52. Trịnh Xuân Dung (2012), Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
53. V. Njegomir và D. Stojic’ (2012), "Determinant of Non-life Insurance Market
139
Attractiveness for Foreign Investments: Eastern European Evidence", Economic
Research - Ekonomska Istraživanja, Vol. 25 No. 2, 297-310.
54. Wolf M. (2014), Shaping Globalization, Finance & Development, International
Monetary Fund. trang 22–25, PDF.
55. WTO (2007), Phụ lục của Nghị định thư gia nhập của Cộng hoà Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021 từ
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Cam-ket-318-WTO-CK-dich-vu-
15435.aspx?tab=1, Phần II, Biểu CLX.
140
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM
TRAO ĐỔI VỀ VẤN ĐỀ TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM
SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
Mục đích của buổi thảo luận: xác định ảnh hưởng của toàn cầu hoá đến sự phát
triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam thông qua tác động của toàn cầu
hoá đến các yếu tố cấu thành thị trường nói riêng và sự phát triển của thị trường nói
chung.
Thảo luận nhóm thực hiện vào 17h00 ngày 16 tháng 9 năm 2019
Địa điểm: Phòng 1414 Nhà A1, trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Hình thức: Thảo luận trực tuyến qua MS Teams
Thành phần tham gia thảo luận:
TT Họ và tên
(đã được mã hoá)
Tuổi Thời gian và vị trí
công tác
Ghi
chú
1 Nguyễn Văn A 48 24 năm, Tổng Giám đốc, Tổng công ty bảo hiểm
2
Trần Tiến B
47 25 năm, Phó Tổng Giám đốc, Tổng công ty
Bảo hiểm
3
Trần Trung C
47 25 năm, Phó Tổng Giám đốc, Tổng công ty
Bảo hiểm
4 Nguyễn Thị D 5 20 năm, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
5
Nguyễn Quang E 47 24 năm, Phó Tổng Giám đốc, Tổng công ty
Bảo hiểm
6 Lê Tuấn F 47 24 năm, Tổng Giám đốc Tổng công ty bảo hiểm
7 Bùi Văn G 49 25 năm Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm
141
Nội dung thảo luận:
1. Xác định các tác động của toàn cầu hoá đến thị trường bảo hiểm Việt Nam:
- NCS Nguyễn Quang Phi, NCS Khoa Bảo hiểm trình bày mục đích của buổi
thảo luận: NCS mong muốn các chuyên gia tham gia thảo luận nhìn nhận và làm rõ tác
động của toàn cầu hoá đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
trong giai đoạn 2008 - 2018. Thị trường bảo hiểm Việt Nam mặc dù có sự chuyển biến
từ năm 1994 với sự ra đời của Nghị định 100 NĐ-CP, và sau năm 2000 với mốc Luật
Kinh doanh Bảo hiểm được ban hành. Tuy nhiên, việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở
ra một loạt các thay đổi trực tiếp đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân
thọ lẫn thay đổi vệ kinh tế xã hội và là tiền đề cho sự phát triển hơn nữa của thị trường.
NCS mong muốn thông qua buổi thảo luận hôm nay, các thành viên nhóm thảo luận có
thể chỉ ra các tác động của toàn cầu hoá đến sự phát triển của thị trường. Có nhiều
phương pháp/mô hình khác nhau được sử dụng để đánh giá sự phát triển của thị trường,
trên cơ sở đặc thù cuả thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, NCS áp dụng mô hình Five
Forces của Micheal Porter làm cơ sở cho nghiên cứu.
- Bà D: Việc ứng dụng mô hình five forces là của Porter nghiên cứu tác động của
toàn cầu hoá đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam là hợp lý.
Tuy nhiên, cần xác định tác động của toàn cầu hoá đến từng lực lượng của thị trường và
tác động của toàn cầu hoá đến sự phát triển chung của thị trường cũng như tác động của
từng lực lượng đến sự phát triển của thị trường.
- Ông A: Cần lưu ý, ngành bảo hiểm có những đặc thù rất riêng: sản phẩm bảo
hiểm phi nhân thọ là loại hình không có sản phẩm cạnh tranh hay thay thế, nó là sản
phẩm không mong muốn tiêu dùng, vì vậy trong năm lực lượng không cần thiết xem xét
hay yếu tố lực lượng sản phẩm thay thế và đối thủ tiềm năng.
- Ông C: Nhất trí với ý kiến của B và C, do đặc thù của ngành bảo hiểm: bán sản
phẩm rủi ro và là sản phẩm không mong muốn tiêu dùng, xét trên khía cạnh ngành thì
không có sản phẩm thay thế, về đối thủ tiềm năng thì cần xác định rõ các doanh nghiệp
bảo hiểm hoạt động ở nước nngoài hay các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại
Việt Nam? Nếu là doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt đọng ở nước ngoài thì mức đọ cạnh
tranh hầu như không đáng kể do các qui định chặt chẽ về kinh doanh bảo hiểm, nếu các
doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam thì bản thân họ lúc này
đã là nhân tố cấu thành trong lực lượng doanh nghiệp của thị trường.
- NCS Nguyễn Quang Phi: Rất mong các chuyên gia cho ý kiến liên quan đến tác
động của toàn cầu hoá đến các lực lượng và đến thị trường.
142
- Ông G: Xem xét tác động của toàn cầu hoá đến DNBH cần xem xét một cạnh
toàn diện, rõ ràng toàn cầu hoá đã ảnh hưởng doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh, bao
gồm: năng lực bảo hiểm liên quan đến chiến lược, khả năng tài chính, dự phòng, chất
lượng đánh giá rủi ro, triết lý và năng lực quản trị; các vấn đề liên quan đến nhân lực
của tất cả các mảng chuyên môn như khai thác, giám định, tái bảo hiểm; các sản phẩm
bảo hiểm cũng có sự thay đổi, chuẩn hoá hơn; công nghệ được cải thiện, mặc dù mức
độ cải thiện tuỳ thuộc doanh nghiệp; đặc biệt, chất lượng dịch vụ có xu hướng ngày
càng được nâng cao. Cần khảo sát để làm rõ ảnh hưởng của toàn cầu hoá đến từng
vấn đề này.
- Ông E: Cần xem xét cả tác động của toàn cầu hoá đến khách hàng - khía cạnh
cầu bảo hiểm. Rõ ràng khách hàng trong bối ảnh mới có sự thay đổi về nhận thức, hiểu
biết, nhu cầu và hành vi.
- Ông F: Trong năm lực lượng, các nhà cung ứng dịch vụ phụ trợ cũng giữ một
vai trò nhất định, họ là yếu tố tác động cả gián tiếp lẫn trực tiếp đến chất lượng dịch
vụ.
- Ông E: Mặc dù đối thủ tiềm năng ngoài thị trường dường như tác động không
lớn thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhưng rõ rằng trong cam kết của Việt Nam đối với
WTO, việc mở cửa thị trường và dịch vụ bảo hiểm phi biên giới có được đưa ra, vì vậy
vẫn cần xem xét ảnh hưởng của yếu tố này đến sự phát triển của thị trường vì nó có thể
ảnh hưởng đến hành vi của các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam.
- Bà D: Như vậy có thể tóm tắt cơ bản cần nghiên cứu tác động của toàn cầu hoá
đến các nhà cung cấp mà ở đây là các doanh nghiên bảo hiểm liên quan đến năng lực
bảo hiểm, sản phẩm, vấn đề phân phối, công nghệ, chất lượng dịch vụ; các đối thủ cạnh
tranh tiềm năng; khách hàng; các nhà cung ứng tương ứng với các doanh nghiệp/tổ chức
phụ trợ bảo hiểm.
2. Xác định đối tượng khảo sát:
- NCS Nguyễn Quang Phi: Ý kiến của các chuyên gia vừa đề xuất là vô cùng giá
trị đối với nghiên cứu, vấn đề này cần được khảo sát rộng hơn để làm rõ tác động của
toàn cầu hoá đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, xin phép
các anh/chị cho ý kiến liên quan đến việc lựa chọn đối tượng khảo sát:
- Ông B: Đánh giá tác động của toàn cầu hoá đến sự phát triển của thị trường cần
có cái nhìn bao quát và toàn diện, vì vậy đối tượng khảo sát phải là những người làm
trong ngành, có kinh nghiệm và trải nghiệm lâu năm hoặc những người làm quản lý
trung và cao cấp.
143
- Ông E: Việt Nam gia nhập WTO từ năm 2008 tuy nhiên thị trường đã mở
cửa từng bước từ cuối những năm 90 đầu những năm 2000, vì vậy những người có
trải nghiệm khoảng 10 năm trở lên trong ngành là có thể thấy được sự thay đổi của
thị trường.
- Các thành viên nhất trí với 2 ý kiến vừa nêu.
- Bà D: Mọi người nhất trí với 2 ý kiến vừa nêu vậy nghiên cứu có thể chốt lại
đối tượng khảo sát là những người làm trong ngành có kinh nghiệm 10 năm trở lên
và/hoặc đang giữ chức vụ quản lý ở vị trí trung/cao cấp của các doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ trên thị trường.
3. Nhận định về tác động của toàn cầu hoá đến sự phát triển của thị trường bảo
hiểm phi nhân thọ trong thời gian tới:
- NCS Nguyễn Quang Phi: Các chuyên gia có thể cho ý kiến chung về tác động
của toàn cầu hoá đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong thời
gian tới.
- Ông E: Tác động của toàn cầu hoá đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm
phi nhân thọ là tất yếu hiển nhiên. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rõ ràng là tác động có
cả tích cực và tiêu cực. Toàn cầu hoá đem đến cơ hội phát triển cho thị trường với sự
gia tăng về nhu cầu do sản xuất kinh doanh tăng trưởng, các hoạt động thương mại dịch
vụ gia tăng; Bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm đều có sự nhận thức về xu hướng thay
đổi của thị trường và có sự thay đổi để cải thiện nội tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
toàn cầu hoá cũng tạo ra yếu tố cạnh tranh không lành mạnh, sự tăng trưởng nóng dẫn
đến áp lực về nhân lực, năng lực tài chính và quản trị gia tăng; yêu cầu đổi mới công
nghệ ngày càng bức thiết nhưng không phải doanh nghiệp bào cũng theo kịp, bản thân
mỗi doanh nghiệp có thể cũng chưa định hình được thay đổi công nghệ theo hướng nào.
- Ông C: Chắc chắn nhận định chung là toàn cầu hoá tạo ra ảnh hưởng tích cực
nhưng nếu xét ở góc độ các nhà quản lý quản trị doanh nghiệp, chúng ta cần thấy các
khía cạnh tiêu cực của toàn cầu hoá: thị trường đang thiếu nhân lực chất lượng do phát
triển quá nhanh, luật pháp về kinh doanh bảo hiểm mặc dù được cập nhật và có xu hướng
tiến tới các chuẩn mực quốc tế tuy nhiên chưa theo kịp sự phát triển của thị trường (ví
dụ như qui định về vốn, v.v).
Ở cấp độ vĩ mô, do các cam kết hội nhập sẽ dẫn đến các thay đổi về tự do hóa
dòng vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, thương mại, các rào cản kỹ thuật và phi kỹ thuật
bị dỡ bỏ sẽ dẫn đến các tác động như:
144
Kinh tế sẽ tăng trưởng cao hơn và nhanh hơn tạo ra sự thay đổi tăng nhanh
chóng của thu nhập bình quân đầu người,đô thị hóa tăng cũng dẫn đến nhu cầu tăng
mạnh từ các sản phẩm tài chính trong đó có nhu cầu về bảo hiểm.
Sự tự do ra nhập thị trường sẽ làm gia tăng cạnh tranh trong ngành ở hầu hết
các khâu của chuỗi cung như sản phẩm, kênh phân phối, quản trị, nguồn nhân lực...
Cạnh tranh mạnh làm cho thị trường phát triển không bền vững và toàn diện. Việc này
trong dài hạn sẽ tạo ra bất ổn về an ninh tài chính quốc gia.
Sự tự do dòng vốn, công nghệ, nguồn nhân lực v.v sẽ tạo ra sự thay đổi sâu
sắc về môi trường kinh doanh, làm thay đổi các cách tiếp cận từ quản trị, bán hàng, chăm
sóc khách hàng v.v. Cùng với công nghệ, sự thay đổi này đang diễn ra rất nhanh chóng
và không thể đảo ngược.
Khung khổ pháp lý thay đổi với tiêu chuẩn cao hơn, minh bạch, chặt chẽ hơn
sẽ đảm bảo môi trường kinh doanh tốt hơn cho tất cả các đối tượng tham gia thị trường
nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn với các doanh nghiệp nội trong việc đáp ứng với
các chuẩn mực mới cao hơn.
Hội nhập và phát triển trong tài chính nói chung và bảo hiểm nói riêng cũng
đồng nghĩa với tăng nguy cơ của các hoạt động rửa tiền, chuyển giá v.v. Đặc biệt, trong
lĩnh vực bảo hiểm thì đây là một trong những nguy cơ rất cao khi chúng ta có các nghiệp
vụ kinh doanh xuyên biên giới và các khách hàng là đối tác nước ngoài như tái bảo hiểm,
bồi thường bảo hiểm, môi giới và các dịch vụ phụ trợ v.v.
Hội nhập cũng đồng nghĩa với giảm sự điều tiết, trợ cấp của Chính phủ cho
các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đối với
bảo hiểm là những chính sách như: bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tầu cá, bảo hiểm y
tế v.v đòi hỏi một cơ chế điều tiết tốt vừa hỗ trợ được các lĩnh vực cần quan tâm nhưng
đồng thời cũng đảm bảo minh bạch, theo chuẩn mực quốc tế.
Ở cấp độ ngành, những tác động phổ biến sẽ phát sinh trên các khía cạnh chủ
yếu sau:
Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải nâng lên do sức ép
cạnh tranh, tăng trưởng, yêu cầu cảu các chuẩn mực tài chính quốc tế mới như Basel,
Risk based v.v.
Quản trị doanh nghiệp sẽ thay đổi và tiệm cận với chuẩn mực quốc tế, tính
chuyên nghiệp cao.
Cạnh tranh nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ trở nên mạnh mẽ và khốc liệt
hơn. Việc này dẫn đến tăng chi phí tiền lương mạnh và tác động tiêu cực tới hiệu quả
kinh doanh. Việc giữ chân những nhân tài nội và tuyển dụng nhân tài ngoại với mức
145
lương rất cao sẽ là những mối quan tâm thường trực của các nhà quản lý cấp cao tại các
doanh nghiệp.
Với tác động và thay đổi nhanh chóng của công nghệ, môi trường kinh doanh,
quản trị, chuỗi cung ứng, sản phẩm v.v sẽ thay đổi mạnh mẽ. Automation, AI, big Data,
Fintechs, Insurtechs v.v đòi hỏi rất nhiều thời gian và nguồn lực. Sự thay đổi này là tất
yếu và quyết định tương lai của các doanh nghiệp nói chung và bảo hiểm nói riêng. Với
bảo hiểm, một cấu phần quan trọng của nền tài chính quốc gia, thậm chí còn chịu tác
động sâu sắc và mạnh mẽ từ xu thế này.
Các chuẩn mực thị trường thay đổi do nhu cầu gia tăng, cạnh tranh quốc tế sẽ
là các thách thức cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Đặc biệt, với sự tác động mạnh
của chuyển đổi số sẽ thúc đẩy sự thay đổi nhanh chóng hơn của các chuẩn mực thị trường
này.
Thị phần thay đổi, sự gia tăng cạnh tranh của các công ty đa quốc gia sẽ định
hình lại sự phát triển của thị trường và là thách thức rất lớn về sự tồn tại và phát triển
của các doanh nghiệp trong nước. Ở cấp độ doanh nghiệp, có thể khái quát một số tác
động chính như:
Cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt ở tất cả các lĩnh vực từ quản trị, nhân lưc, sản
phẩm, kênh phân phối v.v.
Trục lợi, gian lận gia tăng do quy mô tăng, số lượng khách hàng tăng.
Chi phí hoạt động của các doanh nghiệp còn cao nếu so sánh với các nước
trong khu vực và các thị trường phát triển.
Biên lợi nhuận giảm đòi hỏi sự hiệu quả trong hoạt động của các doanh nghiệp.
Đây là thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp nội chậm đổi mới, quy mô
nhỏ và thiếu tính chuyên nghiệp.
- NCS Nguyễn Quang Phi cảm ơn các chuyên gia đã tham gia trao đổi, góp ý và
có các nhận định xác đáng.
Thảo luận kết thúc lúc 20h30 ngày 16 tháng 9 năm 2019.
146
Phụ lục 2
PHIẾU KHẢO SÁT
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
TOÀN CẦU HOÁ
Kính chào anh/chị,
Tôi là NCS chuyên ngành Bảo hiểm tại Khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, đang thực hiện “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị
trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”. Tôi thực hiện
cuộc khảo sát này với mục đích nhận được các đóng góp/ý kiến của các anh chị, các
chuyên gia và các nhà quản lý, có kinh nghiệm lâu năm trong ngành bảo hiểm Việt Nam
liên quan đến đánh giá các nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm
phi nhân thọ tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Thông tin anh/chị cung cấp sẽ giúp cho nghiên cứu có cái nhìn toàn diện, đa chiều
từ các nhà quản lý, các nhà quản trị doanh nghiệp, những người đang làm thực tế lâu
năm. Đây là những kiến thức và ý kiến quan trọng để nghiên cứu của tôi có được kết
quả đánh ra khách quan, chính xác và toàn diện nhất.
Thông tin anh/chị cá nhân của các anh chị sẽ được bảo mật theo qui định của
pháp luật.
Xin chân thành cảm ơn!
147
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN
- Họ và tên:
- Giới tính: Nam Nữ
- Độ tuổi:
- Trình độ học vấn của Anh (Chị): Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ
- Thời gian làm việc trong ngành bảo hiểm tính đến thời điểm hiện tại:
- Vị trí công việc hiện tại:
o Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm
o Lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm (tổng công ty/tập đoàn)
o Lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm (công ty thành viên/chi nhánh)
o Quản lý cấp trung (phòng ban)
o Chuyên viên: kinh nghiệm 10 năm trở lên
PHẦN II. NỘI DUNG KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CÁC NHÂN TỐ
Tiếp theo đây là các câu hỏi đánh giá mối liên hệ giữa bối cảnh toàn cầu
hóa với các nhân tố ảnh hưởng và tác động của các nhân tố này tới sự phát triển
của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
Mức độ ảnh hưởng được xác định theo 5 mức độ và tăng dần từ 1 đến 5:
1. Ảnh hưởng rất nhiều khoanh tròn số 5
2. Ảnh hưởng tương đối khoanh tròn số 4
3. Bình thường khoanh tròn số 3
4. Hầu như không ảnh hưởng khoanh tròn số 2
5. Không ảnh hưởng gì khoanh tròn số 1
Câu 1. Theo anh chị toàn cầu hóa và hội nhập có mức độ tác động thế nào
đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
Không
ảnh
hưởng
Hầu như
không ảnh
hưởng
Bình
thường
ảnh
hưởng
tương đối
Ảnh
hưởng
rất nhiều
Toàn cầu hóa và hội nhập có
mức độ tác động thế nào đến sự
phát triển của thị trường bảo
hiểm phi nhân thọ Việt Nam
1
2
3
4
5
148
Câu 2. Theo anh/chị toàn cầu hóa ảnh hưởng thế nào đến các lực lượng/nhân
tố của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Toàn cầu hóa
Không
ảnh
hưởng
Hầu như
không ảnh
hưởng
Bình
thường
ảnh
hưởng
tương đối
Ảnh
hưởng
rất nhiều
ảnh hưởng tích cực đến sự
phát triển của các doanh
nghiệp bảo hiểm PNT
1
2
3
4
5
ảnh hưởng tích cực đến khách
hàng của bảo hiểm PNT
1
2
3
4
5
ảnh hưởng tích cực đến các
đối thủ tiềm năng của bảo
hiểm PNT
1
2
3
4
5
ảnh hưởng tích cực đến các
nhà cung ứng/phụ trợ của thị
trường bảo hiểm PNT
1
2
3
4
5
Câu 3. Theo anh/chị sự thay đổi của các lực lượng/nhân tố trong bối cảnh
toàn cầu hóa tác động thế nào đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân
thọ
ảnh hưởng đến sự phát
triển của thị trường bảo
hiểm phi nhân thọ
Không
ảnh
hưởng
Hầu như
không ảnh
hưởng
Bình
thường
ảnh
hưởng
tương đối
Ảnh
hưởng
rất nhiều
Sự thay đổi của các doanh
nghiệp bảo hiểm PNT
1
2
3
4
5
Sự thay đổi của khách hàng 1 2 3 4 5
Các đối thủ tiềm năng của
bảo hiểm PNT
1 2 3 4 5
Các nhà cung ứng/phụ trợ của
thị trường bảo hiểm PNT
1
2
3
4
5
149
Câu 4. Toàn cầu hóa tác động thế nào đến sự các lực lượng/nhân tố trong thị
trường bảo hiểm Việt Nam
Nhân tố Biến kiểm soát
Không
ảnh
hưởng
Hầu như
không
ảnh
hưởng
Bình
thường
ảnh
hưởng
tương
đối
Ảnh
hưởng
rất
nhiều
Năng
lực bảo
hiểm
Chiến lược của các doanh
nghiệp ngày càng bài bản linh
hoạt với bối cảnh
1 2 3 4 5
Năng lực tài chính được cải thiện 1 2 3 4 5
Dự phòng bảo hiểm đảm bảo
duy trì khả năng thanh toán và
sự an toàn của thị trường
1 2 3 4 5
Năng lực đánh giá giá rủi ro
được cải thiện
1 2 3 4 5
Hoạt động quản trị linh hoạt
với bối cảnh/môi trường
Nhân
lực
Chất lượng nguồn nhân lực
được cải thiện
1 2 3 4 5
Chất lượng nhân lực nhóm
quản trị tốt hơn
1 2 3 4 5
Chất lượng nhân lực quản trị
chưa đáp ứng yêu cầu thực tế
1 2 3 4 5
Chất lượng nhân lực các bộ
phận thẩm định được cải thiện
1 2 3 4 5
Chất lượng nhân lực các bộ
phận thẩm định chưa đáp ứng
yêu cầu công việc
1 2 3 4 5
Chất lượng nhân lực các bộ
phận tái bảo hiểm chưa đáp ứng
yêu cầu thị trường
1 2 3 4 5
150
Nhân tố Biến kiểm soát
Không
ảnh
hưởng
Hầu như
không
ảnh
hưởng
Bình
thường
ảnh
hưởng
tương
đối
Ảnh
hưởng
rất
nhiều
Sản
phẩm
Hoạt động quản lý rủi ro bài
bản tiến đến chuẩn mực
1 2 3 4 5
Sản phẩm phù hợp nhu cầu của
người tiêu dùng
1 2 3 4 5
Sản phẩm của các doanh
nghiệp ngày càng đa dạng
1 2 3 4 5
Phân
phối
Mạng lưới phân phối ngày càng
được mở rộng
1 2 3 4 5
Chất lượng các kênh phân phối
được cải thiện
1 2 3 4 5
Kênh phân phối trực tuyến trở
nên phổ biến, thông dụng
1 2 3 4 5
Công
nghệ
Công nghệ ngày càng được áp
dụng sâu hơn trong cả qui trình
kinh doanh và quản lý nghiệp vụ
1 2 3 4 5
Công nghệ trong bảo hiểm còn
lạc hậu
1 2 3 4 5
Chưa theo kịp xu hướng công
nghệ bảo hiểm
1 2 3 4 5
Chất
lượng
dịch vụ
Dịch vụ bồi thường ngày càng
chuẩn mực
1 2 3 4 5
Dịch vụ chăm sóc khách hàng
được nâng cao
1 2 3 4 5
Chất lượng dịch vụ tư vấn đc
cải thiện
1 2 3 4 5
151
Nhân tố Biến kiểm soát
Không
ảnh
hưởng
Hầu như
không
ảnh
hưởng
Bình
thường
ảnh
hưởng
tương
đối
Ảnh
hưởng
rất
nhiều
Các đối
thủ tiềm
năng
Các DNBH nước ngoài gia tăng
áp lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp bảo hiểm trong nước
1 2 3 4 5
Có sự cạnh tranh của bảo hiêm
phi biên giới
1 2 3 4 5
Khách
hàng
Khách hàng hiểu biết hơn 1 2 3 4 5
Nhu cầu bảo hiểm gia tăng 1 2 3 4 5
Các nhà
cung
ứng/phụ
trợ
Các công ty môi giới ngày càng
có hỗ trợ tích cực hơn
1 2 3 4 5
Các công ty giám định gia tăng
dịch vụ và chất lượng dịch vụ
cho thị trường
1 2 3 4 5
Các tổ chức đào tạo/nghề
nghiệp trong nước ngày càng
hỗ trợ tốt hơn cho thị trường
1 2 3 4 5
Các tổ chức tư vấn/hỗ trợ pháp
luật ngày càng đáp ứng thị trường
1 2 3 4 5
Nếu Anh (Chị) có những ý kiến đóng góp thêm thông tin trong bảng câu hỏi
khảo sát, hãy ghi vào khoảng trống dưới đây:
Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian trả lời bảng khảo sát ý kiến
này. Kính chúc Anh/Chị và gia đình dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và đạt nhiều thành
công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Ngày tháng . Năm 2020
152
Phụ lục 3
DANH SÁCH CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM, MÔI GIỚI BẢO HIỂM NĂM 2020
TT Tên Công ty Năm thành lập
CÔNG TY BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ: 32
1 Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt) 1964
2 Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh) 1994
3 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Pjico) 1995
4 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Long (Bảo Long) 1995
5 Tổng công ty Bảo hiểm PVI (Bảo hiểm PVI) 1996
6 Công ty TNHH Bảo hiểm Bảo Việt Tokio Marine (BVTM) 1996
7 Công ty bảo hiểm Liên hiệp (UIC) 1997
8 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) 1998
9 Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam (Groupama) 2001
10
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam (VBI) 2002
11 Công ty TNHH bảo hiểm Samsung Vina (Samsung Vina) 2002
12 Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS) 2003
13
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIC) 2005
14 Công ty cổ phần bảo hiểm AAA (AAA) 2005
15 Công ty TNHH bảo hiểm AIG Việt Nam (AIG) 2005
16 Công ty Bảo hiểm QBE Việt Nam (QBE) 2005
17 Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) 2006
18 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) 2006
19 Công ty cổ phần bảo hiểm Phú Hưng (PAC) 2006
153
TT Tên Công ty Năm thành lập
20 Công ty TNHH bảo hiểm Liberty (Liberty) 2006
21 Công ty TNHH bảo hiểm Chubb Việt Nam (Chubb) 2006
22 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC) 2007
23 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Hàng Không (VNI) 2008
24 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) 2008
25 Công ty cổ phần bảo hiểm Hùng Vương (BHV) 2008
26 Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân thọ MSIG Việt Nam (MSIG) 2008
27 Công ty TNHH bảo hiểm Fubon (Việt Nam) (Fubon) 2008
28 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Xuân Thành (Xuân Thành) 2009
29 Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân thọ Cathay Việt Nam (Cathay) 2010
30 Chi nhánh Công ty Bảo hiểm Bảo lãnh Seoul tại Hà Nội 2014
31 Công ty cổ phần bảo hiểm OPES (OPES) 2018
32 Công ty TNHH bảo hiểm HD 2020
CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ: 18
33 Tổng Công ty Bảo Việt nhân thọ (BVL) 2004
34 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) 1999
35 Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) (Manulife) 1999
36 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AIA (Việt Nam) (AIA) 2000
37 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Chubb Việt Nam (Chubb Life) 2005
38 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Mirae Asset Prévoir (MAP Life) 2005
39 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) 2007
40 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam (Cathay Life) 2007
41 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam (FWD Viet Nam) 2007
154
TT Tên Công ty Năm thành lập
42
Công ty TNHH Bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam (Hanwha Life Việt
Nam) 2008
43 Công ty TNHH bảo hiểm FWD Việt Nam 2008
44 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Fubon Việt Nam (Fubon Life) 2010
45 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Generali Việt Nam (Generali Life) 2011
46 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Aviva (Aviva) 2011
47 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam (Sun Life) 2013
48 Công ty Cổ phần bảo hiểm nhân thọ Phú Hưng (PHL) 2013
49 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ BIDV MetLife (BIDV MetLife) 2014
50 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas (MB Ageas Life ) 2016
CÔNG TY TÁI BẢO HIỂM: 2
51 Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) 1994
52 Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm PVI (PVI Re) 2011
CÔNG TY MÔI GIỚI BẢO HIỂM: 18
53 Công ty TNHH Aon Việt Nam 1993
54 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Việt Quốc 2001
55 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Á Đông 2003
56 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Đại Việt (*) 2003
57 Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Willis Tower Watson Việt Nam 2003
58 Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Marsh Việt Nam 2004
59 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Thái Bình Dương 2005
60 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Cimeco 2006
61 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm SPE Việt Nam 2008
62 Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Jardine Lloyd Thompson Việt Nam 2008
155
TT Tên Công ty Năm thành lập
63 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Nam Á 2010
64 Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Toyota-Tsusho (Việt Nam) 2011
65 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Legacy 2016
66 Công ty Cổ phần Môi giới bảo hiểm GINET Việt Nam 2017
67 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Integer 2019
68 Công ty TNHH môi giới Bảo hiểm Bảo An 2019
69 Công ty TNHH môi giới bảo hiểm LK Việt Nam 2020
70 Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Pan Asia 2020
(*) Công ty đã dừng hoạt động, đang hoàn tất thủ tục giải thể