Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của 3 loài cây thuộc họ thầu dầu của Việt Nam

Các kết quả nghiên cứu trong luận án cho thấy các loài Cleistanthus và Macaranga thuộc họ Thầu dầu là nguồn giàu có các hợp chất thiên nhiên có cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học thú vị. Do đó nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của 2 loài trên là một hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng.

pdf183 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của 3 loài cây thuộc họ thầu dầu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cis của nối đôi được thể hiện qua hằng số tương tác J = 12,0 của 2 proton α và β. So sánh dữ liệu phổ NMR của MKF2.2 và 3,4-dimetoxy-cis-stilben cho thấy chúng trùng nhau [61]. Hình 4.41: Cấu trúc hóa học của MKF2.2 Hợp chất 3,5-dimetoxy trans stilben (MKF8.1) Hợp chất MKF8.1 được phân lập từ cặn chiết etyl axetat dưới dạng chất dầu. Phổ khối va chạm electron EI-MS cho pic ion phân tử ở m/z 240 [M]+. Phổ 1H-NMR của MKF8.1 gần tương tự như của hợp chất MKF2.2. Điểm khác biệt giữa 2 hợp chất này trên phổ 1H-NMR là tín hiệu của của 2 proton α và β ở δH 7,12 (d, J = 16,5 Hz) và 7,07 (d, J = 16,5 Hz) trong hợp chất MKF8.1, đặc trưng cho cấu hình trans. Như vậy hợp chất MKF8.1 được xác định là 3,4-dimetoxy-trans-stilben. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất này trùng khớp với tài liệu đã công bố cho 3,4-dimetoxy-trans-stilben [62]. 131 Hình 4.42: Cấu trúc hóa học của MKF8.1 Hợp chất β-amyrin (MKF8.4) Hợp chất MKF8.4 được phân lập từ cặn chiết etylaxetat dưới dạng chất bột trắng. Điểm nóng chảy 197-198 oC. Phổ khối ESI-MS cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 427 [M+H]+. Phổ proton của hợp chất MKF8.4 cho các pic đặc trưng của hợp chất tritecpen khung olean với các tín hiệu singlet của 8 nhóm metyl bậc 4 ở δH 0,85, 0,94, 0,99, 1,01, 1,10, 1,11, 1,14, 1,17 và 1 proton olefinic ở δH 5,63 (H-12). Ngoài ra, tín hiệu triplet của proton ở δH 3,46 (t, J = 3,0 Hz, H-3) chứng tỏ H-3 ở vị trí equatorial. Hợp chất MKF8.4 được xác định là β-amyrin với việc so sánh dữ liệu phổ NMR với các dữ liệu đã được công bố trong tài liệu [63]. Hình 4.43: Cấu trúc hóa học của MKF8.4 Hợp chất axit 3,4-dihydroxy benzoic (MKFM 1.1) Hợp chất MKFM1.1 được phân lập từ cặn chiết MeOH dưới dạng chất bột màu nâu nhạt. Hợp chất MKFM1.1 có điểm nóng chảy 195-196 oC và có pic ion giả phân tử ở m/z 153 [M-H]- trên phổ ESI-MS (negative). Phổ proton của MKFM1.1 cho thấy sự có mặt của hệ vòng thơm ABX với 3 proton ở δH 6,82 (d, J = 8,0 Hz); 7,45 (dd, J = 2,0 ; 8,0 Hz) và 7,47 (d, J = 2,0 Hz,). Phân tích phổ NMR và so sánh với các chất chuẩn có sẵn trong phòng thí nghiệm có thể kết luận của hợp chất MKF1.1 là axit 3,4-dihydroxy benzoic. 132 Hình 4.44: Cấu trúc hóa học của MKF1.1 4.4. Các hợp chất phân lập được từ quả cây Bạch đàn nam (M. tanarius) Quá trình xử lý mẫu thực vật, chiết và phân lập các hợp chất từ quả cây Bạch đàn nam đã được trình bày chi tiết trong chương 3 mục 3.4 (trang 52). Từ quả cây Bạch đàn nam 8 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc hóa học. Hầu hết các hợp chất này thuộc lớp chất flavonoid. Cấu trúc hóa học của các chất phân lập được đã được xác định nhờ phân tích các dữ liệu phổ như được trình bày dưới đây. Hình 4.45: Các hợp chất phân lập từ quả cây Bạch đàn nam (M. tanarius) Hợp chất macatanarin A (MTF10C) Hợp chất MTF10C được phân lập từ dưới dạng chất bột màu nhạt (n- hexan/ axeton), điểm nóng chảy 197-198 oC, độ quay cực [α]D 25 -1,48 (c, 1,15; 133 MeOH). Phổ khối phân giải cao HRESI-MS (negative) cho thấy pic ion giả phân tử ở m/z 475,1214 [M-H]-. Phổ IR cho các đỉnh hấp thụ đặc trưng của nhóm hydroxyl ở 3430 cm-1, của nhóm cacbonyl ở 1744 cm-1 và của nối đôi C=C vòng thơm ở 1631, 1590 cm-1. Phổ 1D NMR cho biết sự có mặt của 30 cacbon, trong đó có 1 hệ vòng thơm A2B2 ở, 1 hệ tương tác ABX [δH 5,32 (H- 2), 2,78 (Ha-3), 3,07 (Hb-3)]; 1 proton singlet ở δH 5,99 (H-8); 3 proton olefinic ở δH 5,26 (H-2’’), 5,07 (H-6’’) và 5,08 (H-10’’); 4 nhóm metylen alyphatic và 4 nhóm metyl singlet ở δH 1,58 (CH3-13’’), 1,59 (CH3-14’’), 1,67 (CH3-15’’) và 1,81 (CH3-12’’). Ngoài ra trên phổ 1H NMR còn xuất hiện tín hiệu của proton chelat ở δH 12,37 (OH-5), còn trên phổ 13C NMR có thể dễ dàng nhận thấy sự có mặt của nhóm keton ở 196,2. Các phân tích trên cho thấy hợp chất MTF10C có khung cơ bản thuộc lớp chất flavanon. Độ chuyển dịch hóa học của C-4’, C-5 và C-7 chứng tỏ chúng liên kết với nguyên tử oxy. Phân tích phổ 1H-1H-COSY với sự trợ giúp của phổ HMBC có thể xác định được mạch nhánh là nhóm farnesyl. Sự kết nối của mạch nhánh này với khung flavanon tại vị trí C-6 được thiết lập nhờ tương tác HMBC của C-6 (δC 107,0) với proton của nhóm CH2-1’’ (δH 3,36) của mạch farnesyl. Proton H-2 cho 1 hằng số tương tác anti (J = 13,0 Hz) và 1 hằng số tương tác gauche (J = 2,7 Hz), chứng tỏ H-2 ở vị trí axial. Phân tích chi tiết phổ 2D NMR có thể xác định được hợp chất MTF10C là 4’,5,7-trihydroxy-6-farnesyl-flavanon. Đây là hợp chất mới và được đặt tên là Macatanarin A. O OH O OH OH 2 3 45 6 7 8 9 10 1' 2' 3' 4' 5' 6' 1'' 2'' 3'' 4'' 5'' 6'' 7'' 8'' 9'' 10'' 11'' 12''13'' 14'' 15'' Hình 4.46: Tương tác HMBC chính của MTF10C 134 Bảng 4.19: Dữ liệu NMR của MTF10C (1H: 500 MHz, 13C: 125 MHz, CDCl3) Stt δC δH m ( J, Hz) Stt δC δH m ( J, Hz) 2 78,8 5,32 dd (2,7; 13,0) 1” 21,1 3,36 d (7,0) 3 43,3 2,78 dd (2,7; 17,0) 3,07 dd (13,0; 17,0) 2” 121,3 5,26 t (7,0) 4 196,2 - 3” 139,4 - 5 161,3 - 4” 39,7 2,07 t (7,0) 6 107,0 - 5” 26,3 2,11 t (6,5) 7 161,1 - 6” 123,6 5,07 d (6,0) 8 95,6 5,99 s 7” 135,7 - 9 164,1 - 8” 39,6 1,96 t (7,0) 10 102,9 - 9” 26,7 2,04 t (7,0) 1’ 130,7 - 10” 124,4 5,08 d (6,0) 2’; 6’ 127,9 7,31 d (8,5) 11” 131,3 - 3’; 5’ 115,7 6,87 d (8,5) 12” 16,3 1,81 s 4’ 156,2 - 13” 16,1 1,58 s OH-5 12,37 14” 17,7 1,59 s 15” 25,7 1,67 s Hợp chất 3',4',5,7-tetrahydroxy-6-farnesyl-flavanon (MTF12.6A) Hợp chất MTF12.6A được phân lập từ cặn EtOAc dưới dạng dầu màu vàng. Phổ 13C-NMR và DEPT cho thấy tín hiệu của 30 cacbon. Phổ 1H NMR của MTF12.6A có tác tín hiệu gần tương tự như của hợp chất MTF10C. Điểm khác biệt là tín hiệu của hệ A2B2 của MTF10C được thay thế bằng tín hiệu của hệ ABX trong hợp chất MTF12.6A, với tín hiệu của 3 proton ở δH 6,86 (br.d, J = 8,0 Hz, H-2’); 6,87 (d, J = 8,0 Hz, H-3’); 6,97 (br. s, H-6’). Phân tích chi tiết phổ NMR và so sánh với tài liệu tham khảo [64] cho phép xác định hợp chất MTF12.6A là 3,4’,5,7-tetrahydroxy-6- farnesyl-flavanon. 135 Hình 4.47: Cấu trúc hóa học của MTF12.6A Hợp chất macatanarin B (MTF8) Hợp chất MTF8 nhận được dưới dạng chất bột màu vàng (n-hexan/ axeton), điểm nóng chảy 181-182 oC. Phổ khối phân giải cao HRESI-MS có pic ion phân tử proton hóa ở m/z 421,1805 [M+H]+. Phổ IR cho các đỉnh hấp thụ đặc trưng của nhóm hydroxyl ở 3309 cm-1, nhóm cacbonyl 1638 cm-1 và nối đôi C=C vòng thơm ở 1598, 1562 cm-1. Phổ 1D NMR có các tín hiệu cho phép nhận biết được MTF8 có khung cơ bản là flavonol tương tự như các hợp chất đã phân lập được từ cây (Săng bù) Macaranga kurzii ở trên. Cùng với đó còn sự xuất hiện của nhóm prenyl [δH 1,85 (CH3-15), 1,78 (CH3-14), 5,29 (H-12) và 3,47 (CH2-11)] và tín hiệu của vòng pyran [δH 1,48 (CH3-15 và CH3-14), 5,69 (d, J = 10,0 Hz, H-8’), 6,42 (d, J = 10,0 Hz, H-7’)] như trong trường hợp của hợp chất MKF 8.3. Sự kết nối của nhóm prenyl với vòng A của khung flavonol tại vị trí C-6 được xác định nhờ tương tác của C-6 (δC 109,4) với proton của nhóm hydroxyl chelat ở δH 12,10 (OH-5) và nhóm CH2-11. Mặt khác liên kết của C-7’ với C-3’ của vòng B được thiết lập dựa trên tương tác HMBC của C-2’ (δC 125,9) với H-7’ (δH 6,42). Phân tích chi tiết phổ 2D NMR cho phép xác định được cấu trúc của MTF8 như được chỉ ra trong hình 4.48. Hợp chất này lần đầu tiên phân lập và được đặt tên là Macatanarin B. 136 Bảng 4.20: Dữ liệu NMR của MTF8 (1H: 500 MHz, 13C: 125 MHz, CDCl3) Stt δC δH m ( J, Hz) Stt δC δH m ( J, Hz) 2 145,5 - 15 17,9 1,85 s 3 135,4 - 1’ 123,3 - 4 175,2 - 2’ 125,9 7,85 d (2,5) 5 157,7 - 3’ 121,1 - 6 109,4 - 4’ 155,0 - 7 161,6 - 5’ 116,6 6,89 d (9,0) 8 94,2 6,47 s 6’ 128,9 7,97 d (2,5; 8,6) 9 155,0 - 7’ 122,0 6,42 d (10,0) 10 103,6 - 8’ 131,2 5,69 d (10,0) 11 21,5 3,47 d (7,0) 9’ 76,8 - 12 121,0 5,29 m 10’ 28,3 1,48 s 13 136,0 - 11’ 28,3 1,48 s 14 125,9 1,78 s OH-5 12,10 O O O OH OH OH 2 3 45 6 7 8 9 10 1' 2' 3' 4' 5' 6' 11 7' 8' 1214 13 9' 10' 11' 15 A B C Hình 4.48: Tương tác HMBC chính của MTF8 Hợp chất macatanarin C (MTF16A) Hợp chất MTF16A nhận được dưới dạng chất bột màu vàng (n-hexan/ axeton), điểm nóng chảy 185-186 oC. Phổ khối phân giải cao HRESI-MS cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 455,1790 [M+H]+. Phổ IR có các pic đặc trưng cho nhóm OH ở 3395 cm-1, nhóm C=O ở 1731 cm-1 và 1643, 1613 cm-1 137 của nối đôi C=C vòng thơm. So sánh phổ 1H NMR của MTF16A và MTF8 nhận thấy phần khung flavonol và nhóm prenyl đều xuất hiện ở cả 2 hợp chất. Tuy nhiên, tín hiệu nối đôi của vòng pyran được thay thế bởi tín hiệu của 2 proton ở δH 4,23 (H-8’) và 5,28 (H-7’). Phổ 13C NMR và DEPT cho thấy tín hiệu của 25 cacbon. Ngoài các tín hiệu của khung flavonol và nhóm prenyl, đáng chú ý là sự xuất hiện của 2 nhóm oxymetin (δC 71,1 và 97,3), 1 cacbon bão hòa được liên kết với nguyên tử oxy ở δC 69,6 và tín hiệu của 2 nhóm metyl dịch chuyển về trường cao hơn so với 2 nhóm metyl của vòng pyran trong hợp chất MTF8. Phân tích phổ HMBC cho thấy tương tự như MTF8, nhóm prenyl được liên kết tại vị trí C-6 của vòng A. Ngoài ra, trên phổ HMBC, cacbon C-9’ (δC 69,6) cho tương tác một mặt với 2 nhóm metyl ở δH 1,14 (CH3-10’) và 1,18 (CH3-11’) mặt khác với proton ở δH 4,23 (H-8’) và 5,28 (H-7’). Các phân tích này cho thấy sự có mặt của mạch nhánh là dẫn xuất của isopentyl. Liên kết của C-7’ và C-3’ được thiét lập dựa theo tương tác của H-7’ với C-2’ (δC 125,2) trên phổ HMBC. Đồng thời, tương tác của C-4’ (δC 161,2) với H-8’ khẳng định liên kết giữa C-8’ và C-4’ thông qua nguyên tử oxy. Phân tích cụ thể phổ 2D NMR xác định cấu trúc của hợp chất MTF16A như trong hình 4.49. Đây là hợp chất mới và được đặt tên là Macatanarin C. O O OH OH OH O OH OH 2 3 45 6 7 8 9 10 1' 2' 3' 4' 5' 6' 11 7' 8' 1214 13 9' 10' 11' 15 A B C Hình 4.49: Tương tác HMBC chính của MTF16A 138 Bảng 4.21: Dữ liệu NMR của MTF16A (1H: 500 MHz, 13C: 125 MHz, CDCl3) Stt δC δH m ( J, Hz) Stt δC δH m ( J, Hz) 2 146,4 - 1’3’ 130,5 - 3 154,0 - 2’ 125,2 - 4 175,9 - 3’1’ 123,1 - 5 161,8 - 4’ 161,2 - 6 110,2 - 5’ 109,6 - 7 157,4 - 6’ 129,6 - 8 92,7 6,50 s 7’ 71,1 5,28 dd (4,5; 6,0) 9 135,7 - 8’ 97,4 4,23 d (4,5) 10 102,8 - 9’ 69,6 - 11 20,9 3,24 d (7,0) 10’ 25,2 1,14 s 12 122,2 5,19 t (7,0; 7,5) 11’ 25,6 1,18 s 13 131,1 - OH-5 12,70 s 14 25,4 1,63 s OH 10,8 s 15 17,6 1,74 s OH 9,38 s Hợp chất glyasperin A (MTF10B) Hợp chất MTF10B được phân lập từ cặn EtOAc, dưới dạng tinh thể màu vàng đậm, điểm nóng chảy 154,5-156 oC. Trên phổ ESI-MS pic ion phân tử proton hóa được quan sát thấy ở m/z 423 [M+H]+. Tương tự như các hợp chất miêu tả ở trên, các tín hiệu của khung flavonol cũng được nhận biết cho hợp chất MTF10B trên phổ 1D NMR. Ngoài ra còn ghi nhận sự có mặt của 2 nhóm prenyl. Sự gắn kết của 1 nhóm prenyl tại vị trí C-6 của vòng A đước thể hiện qua tương tác của C-6 (δC 109,3) với CH2-11 (δH 3,48) và với proton của nhóm hydroxyl chelat OH-5 (δH 12,11) trên phổ HMBC. Tương tự liên kết của nhóm prenyl thứ 2 với C-3’ của vòng B được xác định từ tương tác HMBC của C-2’ (δC 129,7) với CH2-7’ (δH 3,48). Phân tích phổ 2D NMR cho thấy hợp chất MTF10B chính là 139 glyasperin. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất MTF10B trùng khớp với glyasperin A trong tài liệu đã công bố trước đây. Hợp chất này đã được phân lập từ cây Glycyrrhiza aspera [65]. Hình 4.50: Cấu trúc hóa học của MTF10B Hợp chất broussoflavonol F (MTF10) Hợp chất MTF10 thu được từ cặn EtOAc, dưới dạng tinh thể màu vàng, điểm nóng chảy 155-157 oC. Phổ ESI-MS cho pic ion giả phân tử ở m/z 445 [M+Na]+. Phổ 13C-NMR và DEPT cho thấy tín hiệu của 25 cacbon. Phổ 1D NMR của MTF10 gần giống với MTF10B. Điểm đáng lưu ý là độ chuyển dịch hóa học của proton chelat OH-5 ở δH 11,77. Sự có mặt của 2 nhóm prenyl cũng được nhận biết: A) [δH 1,70 (s, H-14); 1,85 (s, H- 13); 3,59 (d, J = 7,0 Hz, CH2-11); 5,32 (t, J = 7,0 Hz, H-12)]; B) [δH 1,76 (s, H-11’); 1,80 (s, H-10’); 3,44 (d, J = 7,0 Hz, CH2-7’); 5,37 (t, J =7,0 Hz, H-8’)]. Vị trí gắn kết của nhóm prenyl tại vị trí C-8 đước xác định từ tương tác của C-7 (δC 160,8), C-8 (δC 105,2), C-9 (δC 153,9) với CH2-11 trên phổ HMBC. Điều này còn được khẳng định từ độ chuyển dịch hóa học của proton chelat OH-5 ở trường cao hơn (δH 11,77), trong khi tín hiệu của proton này ở δH 12,11 (ở hợp chất MTF10B). Tương tự như hợp chất MTF10B, nhóm prenyl thứ 2 được xác định liên kết tại C-3’ nhờ tương tác HMBC của C-2’ (δC 129,5) với CH2-7’ (δH 3,44). Từ các dữ kiện phổ IR, MS, NMR và so sánh với tài liệu tham khảo [66] cho phép xác định cấu trúc chất MTF10 là broussoflavonol F. 140 Hình 4.51: Cấu trúc hóa học của MTF10 Hợp chất broussonol E (MTF12.5B) Hợp chất MTF12.5B được phân lập từ dưới dạng bột màu vàng, điểm nóng chảy 118-119 oC. Trên phổ ESI-MS xuất hiện pic ion giả phân tử ở m/z 439 [M+H] + . Phổ 1H-NMR của hợp chất MTF12.5B gần giống với chất MTF10B, bao gồm tín hiệu của 2 nhóm prenyl và tín hiệu của proton thuộc nhóm OH liên kết nội phân tử ở δH 12,10 (OH-5). Khác với chất MTF10B, 3 proton thơm hệ ABX đã bị thay thế bởi tín hiệu của 2 proton thơm dạng singlet tù (broad singlet) ở δH 7,60 (H-2’); 7,66 (H-6’), cho thấy khả năng chúng ở vị trí meta trên vòng B. Dựa trên các dữ liệu phổ và kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo [67, 68] hợp chất MTF12.5B được xác định là broussonol E. Hình 4.52: Cấu trúc hóa học của MTF12.5B Hợp chất isolicoflavonon (MTF12.5A) Hợp chất MTF12.5A được phân lập dưới dạng bột màu vàng, đnc 194-195 o C. Trên phổ ESI-MS xuất hiện pic ion phân tử ở m/z 355 [M+H] + . Các dữ liệu phổ NMR cho thấy MTF12.5A cũng thuộc lớp chất 141 flavonol. Tuy nhiên, khác với các hợp chất MTF10 và MTF10B, trên phổ 1 H NMR của MTF12.5A chỉ ghi nhận sự có mặt của 1 nhóm prenyl. Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của 2 proton tương tác meta ở δH 6,29 (d, J = 2,0 Hz, H-6) và 6,45 (d, J = 2,0 Hz, H-8) thay vì chỉ có 1 proton singlet trong các hợp chất MTF10 và MTF10B, trong khi hệ vòng ABX vẫn được quan sát thấy. So sánh với tài liệu tham khảo [69] có thể kết luận hợp chất MTF12.5A chính là isolicoflavonon. Hình 4.53: Cấu trúc hóa học của MTF12.5A 4.5. Tổng hợp các dẫn xuất của hợp chất Cleistantoxin CLQF11 Hợp chất Cleistantoxin (CLQ11) được phân lập từ cặn CH2Cl2 của quả cây Cách hoa đông dương. Đây là hợp chất mới, có hoạt tính gây độc tế bào trên dòng tế bào KB rất mạnh và là hợp chất chính trong quả cây này. Nhằm tìm hiểu mối tương quan giữa hoạt tính – cấu trúc, 1 dãy các dẫn xuất amide đã được tổng hợp từ nguyên liệu đầu là Cleistantoxin (CLQ11). Thực tế, hợp chất Cleistantoxin (CLQ11) có khung cơ bản giống với Podophyllotoxin, là hợp chất có hoạt tính sinh học đa dạng được phân lập từ nhiều loài thuộc chi Podophyllum. Rất nhiều dẫn xuất của Podophyllotoxin đã được tổng hợp và trong số đó hiện có dẫn xuất etoposide và teniposide đang được sử dụng làm tác nhân chữa trị một số bệnh ung thư. Nhiều các nghiên cứu cho thấy cấu hình của C-7 trong phân tử Podophyllotoxin rất dễ bị epime hóa trong môi trường axit ngay cả axit loãng. Ngược lại C-8’ lại đễ bị epime hóa trong môi trường kiềm. Do vậy các nghiên cứu dẫn xuất của Podophyllotoxin cho tới nay 142 vẫn thu hút sự quan của nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới nhằm tìm kiếm các hợp chất có cấu trúc bền hơn và có hoạt tính sinh học cao. OMe OMe O O O OH O MeO Podophyllotoxin 7 8' Từ 700 g quả Cách hoa đông dương khô, 3,0 g hợp chất Cleistantoxin (CLQ11) đã được phân lập. Mục đích trong khuôn khổ nghiên cứu này là tạo được các dẫn xuất mới của Cleistantoxin (CLQ11) có có cấu trúc bền hơn với việc tạo liên kết C-C thay vì liên kết C-O. Sơ đồ tổng hợp các dẫn xuất của cleistantoxin (CLQ11) được trình bày trong hình 4.55. Theo đó, hợp chất Cleistantoxin (CLQ11) được xử lý với tác nhân Me3SiCN trong sự có mặt của InCl3 và Me3SiBr trong dung môi CH2Cl2 khan ở nhiệt độ 40 oC thu được hợp chất 1 đạt hiệu suất 81% [70]. Cấu trúc hóa học của hợp chất 1 đã được xác định bằng các phương pháp phổ, đặc biệt là phổ NMR phổ NMR. Trên phổ 13C NMR, tín hiệu của nhóm CN được quan sát rõ ràng tại δC 115,3. Đồng thời, tín hiệu của nhóm oxymetin CH-7 của Cleistantoxin (CLQ11) đã bị thay thế bới tín hiệu tại δC 28,7 và δC 4,37. Điều đáng chú ý ở đây là H-7 trong hợp chất 1 có hằng số tương tác nhỏ (J = 5,5 Hz), trong khi cấu hình của các trung tâm bất đối còn lại (C-7’, C-8’ và C-8) không thay đổi so với Cleistantoxin (CLQ11). Điều này chứng tỏ cấu hình của C-7 đã bị đảo ngược so với Cleistantoxin (CLQ11). Đây là phản ứng thế SN2 (thế nucleophin lưỡng phân tử) trong đó có sự đảo cấu hình. 143 Cơ chế phản ứng được giả thiết như sau: Đầu tiên là sự kết hợp của InCl3 và Me3SiBr tạo thành hệ axit Lewis tăng cường. Hệ axit Lewis này hoạt hóa 1 phần nhóm hydroxyl (-OH) bằng sự liên hợp mạnh đến trung tâm silic để thúc đẩy sự tạo thành cacbocation. Tiếp đó là sự cộng hợp của Me3SiCN với cacbocation để tạo thành sản phẩm nitril hóa và có sự tái sinh lại hệ xúc tác [70]. Sơ đồ cơ chế phản ứng được thể hiện trong hình sau: Hình 4.54: Sơ đồ cơ chế phản ứng thế nitril Hợp chất 1 sau đó được thủy phân trong môi trường HCl 2N trong dung môi dioxane ở 90 oC trong 5 giờ tạo thành hợp chất 2 đạt hiệu suất 70%. Việc nhóm nitril đã được thủy phân tạo thành nhóm cacboxylic cũng được khẳng định với việc biến mất tín hiệu của nhóm nitril tại δC 115,3 của 1 thay vào đó là sự xuất hiện của nhóm cacboxylic tại δC 175,2 trên phổ 13C NMR của 2. Phân tích phổ NMR của hợp chất 2 thấy rõ rằng trong điều kiện phản ứng này, vòng lacton trong cấu trúc 1 đã được mở, sau đó nhóm hydroxyl tại C-9 đóng vòng lại với nhóm cacboxylic được tạo thành từ việc thủy phân nhóm nitril: trên phổ HMBC, cacboxylic C-7a (δC 175,2) cho tương tác mạnh với proton 144 CH2-9 [δH 4,15 (d, J = 9,5 Hz, Ha-9) và 4,53 (dd, J = 5,5, 9,5 Hz, Hb-9)], trong khi C-9’ không thấy xuất hiện tương tác với các proton này. Từ hợp chất trung gian 2, dãy dẫn xuất amide đã được tổng hợp thông qua việc xử lý hợp chất 2 với oxallyl chloride để chuyển hóa nhóm cacboxylic thành nhóm acid chloride hoạt hóa hơn. Sau đó dẫn xuất acid chloride thu được đã được phản ứng với các amine khác nhau (furfurylamine, imidazole, cyclopentylamine, cycloheptylamine, N,N-dibenzylamine và 4-fluorobenzylamine, 3,4- dichlorobenzylamine và piperidine) trong sự có mặt của Et3N trong dung môi CH2Cl2 khan ở nhiệt độ phòng thu được các sản phẩm amide tương ứng 3a-h với hiệu suất trong khoảng 40-75%. Như vậy thông qua các phản ứng này, 8 dẫn xuất amide của Cleistantoxin (CLQ11) đã được tổng hợp với việc tạo liên kết C-C thay vì liên kết C-O và sự biến đổi vòng lacton. Cấu trúc hóa học của các dẫn xuất amide này đã được khẳng định qua phân tích các dữ liệu phổ, bao gồm phổ MS và NMR 1D và 2D. 145 Hình 4.55: Sơ đồ tổng hợp các dẫn xuất của Cleistantoxin (CLQ11) 4.6. Khảo sát hoạt tính sinh học của các dịch chiết, các phân đoạn các hợp chất phân lập được từ cây Cách hoa đông dương, cây Săng bù và cây Bạch đàn nam và các hợp chất bán tổng hợp từ Cleistantoxin Như đã trình bày trong phần mở đầu, dịch chiết của 3 loài thực vật này đã được thử nghiệm hoạt tính sinh học, bao gồm hoạt tính gây độc tế bào và hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên (CNRS-CH Pháp). Kết quả cho thấy hầu hết các dịch chiết này đều thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên dòng KB tại nồng độ 1 µg/ ml. Trong đó đáng chú ý nhất là dịch chiết quả cây cách hoa đông dương (C. indochinensis) và quả cây Bạch đàn nam (M. tanarius), cho hoạt tính ức chế tương ứng là 94% và 62,7% ở nồng độ 1 µg/ ml. Bảng 4.21: Kết quả thử hoạt tính sinh học sơ bộ các dịch chiết Dịch chiết EtOAc % ức chế tế bào KB, nồng độ 1 µg/ ml % ức chế enzyme acetylcholinesterase Lá cây Cách hoa đông dương 30 % 6 % (100 µg/ ml) Quả cây Cách hoa đông dương 94 % 29 % (100 µg /ml) Lá cây Săng bù 21,6 % 38 % (10 µg/ ml) Quả cây Bạch đàn nam 62,7 % 65,5 % (10 µg/ ml) Các phân đoạn của cột sắc ký đầu tiên của các dịch chiết lá cây Cách hoa đông dương (C. indochinensis) đã được khảo sát lại trên dòng tế bào KB. Như được trình bày trong bảng 4.22, các phân đoạn F17-F19 từ cặn chiết CH2Cl2 cho hoạt tính tốt ở nồng độ 10 µg/ml, tuy nhiên khi thử nghiệm ở nồng độ 1µg/ml, hầu hết các phân đoạn không thể hiện hoạt tính hoặc thể hiện rất yếu. Bảng 4.22: Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào trên dòng KB của các phân đoạn của dịch chiết CH2Cl2 và MeOH của lá cây Cách hoa đông dương (C. indochinensis). Phân đoạn cặn % ức chế Phân đoạn cặn % ức chế 146 CH2Cl2 (10 µg/ml-1µg/ml) MeOH (10 µg/ml-1µg/ml) CLF-CH2Cl2 19 - 5 CLF-MeOH 0 – 0 F1 0 - 0 F3 6 – 1 F2 24 - 0 F4-5 0 – 13 F3 31 - 7 F6 0 – 14 F4-5 42 - 15 F7 3 – 16 F6 11 - 6 F8 0 – 27 F7-9 24 - 4 F9 3 – 0 F10-11 0 - 0 F10 0 – 0 F12-15 0 - 5 F11 0 – 13 F16 91 - 0 F12 0 – 0 F17 88 - 34 F13 0 – 0 F18 94 - 9 F14 0 – 0 F19 69 - 12 Bốn hợp chất mới là cleistanone (CLF3.20), cis-p-cumaroyl epifriedelanol (CLF4.6), trans-p-cumaroyl-β-sitosterol (CLF6.3), trans-p- cumaroyl epifriedelanol (CLF6.4), được phân lập từ lá cây Cách hoa đông dương (C. indochinensis) sau đó cũng đã được khảo sát lại hoạt tính trên dòng KB. Tuy nhiên các hợp chất này cho hoạt tính rất yếu ở nồng độ 10 µg/ml. Tương tự các phân đoạn của cột sắc ký đầu tiên của các cặn chiết quả cây Cách hoa đông dương (C. indochinensis). Kết quả cho thấy các phân đoạn F7-F13 của cặn chiết CH2Cl2 cho hoạt tính rất mạnh trên dòng tế bào KB ngay cả ở nồng độ 1 µg/ml. Bảng 4.23: Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào trên dòng KB của các phân đoạn của quả loài Cách hoa đông dương (C. indochinensis) Phân đoạn cặn CH2Cl2 % ức chế (10 µg/ml - 1 µg/ml) Phân đoạn cặn MeOH % ức chế (10 µg/ml-1 µg/ml) F-CH2Cl2 95-90 F-MeOH 73-0 F1 0-10 F1 0-0 147 F2 0-0 F2 0-0 F3 25-2 F3 0-1 F4 27-4 F4 29-5 F5-6 14-5 F5 86-0 F7-8 92-84 F6 87-87 F9-10 95-64 F7 55-7 F11 96-95 F12-13 96-89 F14-15 82-0 F16 89-0 F17 0-8 Chín hợp chất lignan aryl-tetralin mới phân lập được cũng đã được thử nghiệm lại hoạt tính trên dòng tế bào ung thư KB. Kết quả được trình bày trong bảng 4.24 cho thấy, ở nồng độ 10 µg/ml, có 4 hợp chất thể hiện hoạt tính mạnh bao gồm cleistantoxin (CLQF11), demethoxycleistantoxin (CLQF12.3), podocleistantoxin (CLQF15.3) và cleindoside E (CLQF4.5). Tuy nhiên khi được thử nghiệm tại nồng độ 1 µg/ml, chỉ còn lại hợp chất cleistantoxin (CLQF11) cho hoạt tính ức chế mạnh (97%). Bảng 4.24 : Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào trên dòng tế bào KB của các hợp chất được phân lập từ quả Cách hoa đông dương (C. indochinensis) Hợp chất % ức chế (10 µg/ml - 1 µg/ml) Hợp chất % ức chế (10 µg/ml - 1 µg/ml) CLQF11 97-97 CLQF17.2 3-10 CLQF12.3 96-22 CLQF4.3 0-9 CLQF15.3 96-38 CLQF4.4 8-13 CLQF16 14-11 CLQF4.5 95-19 CLQF17.1 9-5 Hợp chất CLQF11 (Cleistantoxin) sau đó đã được thử nghiệm ở nồng độ thấp hơn để xác định giá trị IC50, đồng thời hợp chất này cũng đã 148 được thử nghiệm trên các dòng tế bào khác. Kết quả cho thấy hợp chất CLQF11 (Cleistantoxin) cho hoạt tính ức chế rất mạnh trên các dòng tế bào thử nghiệm (hình 4.55) với giá trị IC50 trong khoảng 14 – 36 nM (tương đương với khoảng từ 0,006 – 0,014 µg/ml). (Theo Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ NCI, một hợp chất có hoạt tính gây độc tế bào mà có giá trị IC50 ≤ 4 µg/ml thì chất đó được coi là có hoạt tính) . Điều đặc biệt thú vị là hợp chất này ức chế chọn lọc dòng tế bào ung thư vú kháng thuốc (MCF7R: IC50 14 nM) khi so sánh với dòng ung thư vú thường (MCF7: IC50 36 nM). Cũng cần nhấn mạnh rằng, hợp chất CLQF 11 (Cleistantoxin) được phân lập từ phân đoạn F11 của cặn chiết CH2Cl2 của quả loài Cách hoa đông dương (C. indochinensis). Đây là 1 trong các phân đoạn có hoạt tính mạnh nhất. Khảo sát trên bản mỏng cho thấy các phân đoạn từ F7-F13 thể hiện hoạt tính cao khi được thử nghiệm đều chứa hợp chất CLQF11 (Cleistantoxin). Như vậy có thể kết luận hợp chất CLQF11 (Cleistantoxin) chính là tác nhân tạo ra hoạt tính ban đầu của dịch chiết tổng của quả loài Cách hoa đông dương (C. indochinensis). Hình 4.56: Hoạt tính gây độc tế bào của Cleistantoxin (CLQF 11) trên các dòng tế bào ung thư khác nhau. Khi so sánh cấu trúc hóa học của hợp chất CLQF11 (Cleistantoxin) và hợp chất CLQF12.3 (Demethoxycleistantoxin) cho thấy hoạt tính gây độc tế bào của CLQF12.3 yếu hơn rất nhiều lần so với CLQF11. Như vậy có thể 149 thấy nhóm metoxy tại vị trí C-6 của CLQF11 đóng vai trò quan trọng đối với hoạt tính của hợp chất này. Các phân đoạn của cột sắc ký đầu tiên của các cặn chiết của lá loài Săng bù (M. kurzii) cũng được khảo sát hoạt tính gây độc tế bào trên dòng KB và hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase. Kết quả cho thấy 3 phân đoạn, F9, F12 và F13 cho hoạt tính gây độc tế bào tốt tại nồng độ 10 µg/ml. Tuy nhiên cả 3 phân đoạn này đều không thể hiện hoạt tính tại nồng độ 1 µg/ml. Mỗi phép thử được lặp lại 3 lần để đảm bảo độ chính xác. Mặt khác khi thử nghiệm hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase, các phân đoạn F2-F5 và F9 cho hoạt tính tốt tại nồng độ 10 µg/ml. Bảng 4.26 Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào trên dòng KB và hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase của các phân đoạn của cặn chiết lá loài Săng bù (M. kurzii) Các phân đoạn % ức chế (10 µg/ml, 3 lần) % ức chế (1 µg/ml, 3 lần) % ức chế enzyme acetylcholinesterase (10 µg/ml, 2 lần) MK-MeOH 0/8/0 6/9/10 MK-EtOAc 23/44/50 20/0/3 F1 0/28/19 7/27/8 F2-3 29/21/26 20/6/16 90/90 F4 22/29/40 12/9/8 90/90 F5 21/44/24 9/15/1 80/80 F6-8 57/69/51 4/0/5 F9 101/101/101 22/11/6 70/70 F10 58/55/36 11/18/0 F11 49/49/25 0/21/0 F12 91/90/87 6/20/0 F13 73/79/69 0/0/0 F14-15 48/53/48 0/0/0 F16 74/76/72 0/0/0 150 Các hợp chất sạch phân lập được từ dịch chiết lá cây Săng bù (M. kurzii) sau đó đã được thử nghiệm lại hoạt tính. Kết quả cho thấy hợp chất glepidotin A (MKF 10) và flavastin B (MKF 11.5.1) cho hoạt tính trên dòng KB, trong đó MKF 11.5.1 cho hoạt tính rất mạnh tại nồng độ 10 µg/ml. Tuy nhiên cả 2 hợp chất này đều mất hoạt tính khi thử nghiệm ở nồng độ 1 µg/ml. Hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase cũng đã được khảo sát đối với các hợp chất này. Trong số các hợp chất thử nghiệm có 5 hợp chất 3,5- dimetoxy-trans-stylben (MKF8.1) macakurzin B (MKF8.3), flavastin B (MKF11.5.1), 5,7-dihydroxy-6-prenyl-flavanone (MKF9.4) và glabranin (MKF9.7) cho hoạt tính đáng quan tâm ở nồng độ 10 µg/ml. Bảng 4.27: Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào trên dòng KB và hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase của các chất từ lá loài Săng bù (M. kurzii) Hợp chất % ức chế KB (10 µg/ml, 3 lần) % ức chế KB (1 µg/ml, 3 lần) % ức chế enzyme acetylcholinesterase (10 µg/ml, 2 lần) MKF 8.1 27/9/0 4/15/0 90/90 MKF 8.3 28/12/21 0/0/0 70/60 MKF 9 0/40/9 0/17/0 30/30 MKF 9.4 28/25/5 0/0/0 70/70 MKF 9.5 3/2/0 0/0/0 50/20 MKF 9.7 4/4/9 0/3/0 70/70 MKF 10 52/69/47 0/0/0 0/0 MKF 11.4 48/12/0 0/0/0 10/20 MKF 11.4.1 0/1/0 0/0/0 30/30 MKF 11.5.1 102/101/98 0/0/0 90/90 MKF 11.5.2 0/11/0 0/9/0 30/30 MKF 11.5.3 43/36/22 0/0/0 10/10 151 3 hợp chất mới được phân lập từ quả cây Bạch đàn nam (M. tanarius) cũng được khảo sát hoạt tính trên dòng KB. Cả 3 hợp chất thử nghiệm đều cho hoạt tính khá tốt tại nồng độ 10 µg/ml. Tuy nhiên cũng như nhiều hợp chất trên, hoạt tính của các hợp chất này giảm mạnh, hầu như không có hoạt tính ở nồng độ 1 µg/ml. Bảng 4.28: Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào trên dòng tế bào KB của một số hợp chất được phân lập từ quả cây Bạch đàn nam (M. tanarius) Hợp chất % ức chế (10 µg/ml) % ức chế (1 µg/ml) MTF 8 99 ± 1 0 ± 7 MTF10C 100 ± 1 9 ± 5 MTF 16A 92 ± 1 1 ± 8 Cuối cùng, các hợp chất bán tổng hợp từ hợp chất CLQF11 (Cleistantoxin) cũng được khảo sát hoạt tính trên dòng KB. Như được trình bày tại bảng 4.28, hầu hết các dẫn xuất bán tổng hợp có hoạt tính gây độc tế bào trên dòng KB yếu hơn rất nhiều so với hợp chất CLQF11 (Cleistantoxin). Dẫn xuất có hoạt tính mạnh nhất là 1 (IC50 : 0,5 µg/ml), tiếp theo là 3d (IC50 : 14,39 µg/ml) và 3h (IC50 : 21,19 µg/ml). Tuy nhiên việc tổng hợp này đã mở ra hướng tổng hợp các dẫn xuất có khung chất hoàn toàn mới từ khung lignan aryl-tetralin phục vụ việc sàng lọc các hoạt tính sinh học khác. Bảng 4.29: Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào trên dòng tế bào KB của các dẫn xuất Cleistantoxin (CLQF11) Hợp chất IC50 (µg/ml) Hợp chất IC50 (µg/ml) CLQ F11 0,055 3d 14,39 1 0,50 3e >128 2 54,97 3f >128 3a >128 3g >128 3b 41,19 3h 21,19 3c >128 Ellipticin 0,51 152 153 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Trong quá trình thực hiện luận án này, chúng tôi đã thu được các kết quả nghiên cứu mới về loài Cách hoa đông dương (Cleistanthus indochinensis), loài Săng bù (Macaranga kurzii) và loài Bạch đàn nam (Macaranga tanarius) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) của Việt Nam như sau:  Lần đầu tiên loài Cách hoa đông dương (C. indochinensis) được nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học và kết quả là: - Từ dịch chiết lá loài Cách hoa đông dương, 13 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc là: squalen (CLF2.1), epifriedelanon (CLF3.1), lupeol (CLF3.14), cleistanone (CLF3.20), cis-p-cumaroyl epifriedelanol (CLF4.6), trans-p-cumaroyl-β-sitosterol (CLF6.3), trans-p-cumaroyl epifriedelanol (CLF6.4), axit 4-hydroxy cinamic (CLFM4.1), sequoiaflavon (CLFM4.5.1), axit galic (CLFM8.1), amentoflavon (CLFM8.1.1), 3-O-metylellagic-4’-α-rhamnopyranoside (CLFM10.3) và axit ellagic (CLFM10.6). Trong đó có 4 hợp chất mới lần đầu tiên được phân lập trong tự nhiên là cleistanone (CLF3.20), cis- p-cumaroyl epifriedelanol (CLF4.6), trans-p-cumaroyl-β-sitosterol (CLF6.3), trans-p-cumaroyl epifriedelanol (CLF6.4). Đáng chú ý là hợp chất cleistanone (CLF3.20) có khung triterpenoid mới, cấu trúc của hợp chất này đã được khẳng định bằng phương pháp X-ray. - Từ quả loài Cách hoa đông dương, 11 hợp chất cũng đã phân lập và xác định cấu trúc, trong đó có 9 hợp chất mới lầnđàutiên được phân lập trong tự nhiên, là các hợp chất cleistantoxin (CLQF11), demethoxycleistantoxin (CLQF12.3), podocleistantoxin (CLQF15.3), cleindoside B (CLQF16), cleindoside A (CLQF17.1), cleindoside C (CLQF17.2), cleindoside D (CLQFM4.4), cleindoside E 154 (CLQFM4.5), cleindoside F (CLQFM4.3), và hai hợp chất đã biết là axit gallic (CLQFM2) và amentoflavon (CLQFM7). - Các hợp chất phân lập được từ lá và quả cây Cách hoa đông dương (C. indochinensis) đã được khảo sát hoạt tính gây độc tế bào. Kết quả cho thấy có 4 hợp chất thể hiện hoạt tính mạnh bao gồm cleistantoxin (CLQF11), demethoxycleistantoxin (CLQF12.3), podocleistantoxin (CLQF15.3) và cleindoside E (CLQF4.5). Trong đó đặc biệt hợp chất CLQF11 là hợp chất chính trong quả cây này và cho hoạt tính ức chế rất mạnh trên 4 dòng tế bào ung thư thử nghiệm là KB, MCF7, MCF7R và HT29 với các giá trị IC50 trong khoảng 14 – 36 nM. Đặc biệt hợp chất này ức chế chọn lọc dòng tế bào ung thư vú kháng thuốc (MCF7R: IC50 14 nM) khi so sánh với dòng ung thư vú thường (MCF7: IC50 36 nM). - Từ nguyên liệu đầu là hợp chất cleistantoxin (CLQF11), 8 dẫn xuất amide đã được tổng hợp với việc tạo liên kết C-C thay vì liên kết C-O và sự biến đổi vòng lacton. Các dẫn xuất bán tổng hợp cũng đã được khảo sát hoạt tính trên dòng KB, hầu hết các dẫn xuất này có hoạt tính gây độc tế bào trên dòng KB yếu hơn rất nhiều so với hợp chất CLQF11 (cleistantoxin). Tuy nhiên việc tổng hợp này đã mở ra hướng tổng hợp các dẫn xuất có khung chất hoàn toàn mới từ khung lignan aryl-tetralin phục vụ việc sàng lọc các hoạt tính sinh học khác.  Lần đầu tiên loài Săng bù (M. kurzii) được nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học. - Từ lá loài Săng bù 17 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc hóa học. Trong đó 4 hợp chất có cấu trúc mới lần đầu tiên được phân lập trong tự nhiên là macakurzin A (MKF9.5), macakurzin B (MKF8.3), macakurzin C (MKF11.5.3), macakurzin D (MKF11.4.1) và 13 hợp chất đã biết là 3,5-dimetoxy-cis-stylben (MKF2.1), 3,5- 155 dimetoxy-trans-stylben (MKF8.1), β-amyrin (MKF8.4), 5,7- dihydroxy-6-prenyl-flavanone (MKF9.4), glabranin (MKF9.7), izalpinin (MKF9), glepidotin A (MKF10), 8-prenyl-galangin (MKF11.4), flavastin B (MKF11.5.1), galangin (MKF11.5.2), axit 3,4-dihydroxy benzoic (MKFM1.1), axit gallic (MKFM1.2) và luteolin-7-O-glucopyranoside (MKFM2). - Các hợp chất sạch phân lập được từ dịch chiết lá cây này đã được thử nghiệm hoạt tính sinh học. Kết quả cho thấy hợp chất glepidotin A (MKF10) và flavastin B (MKF11.5.1) cho hoạt tính trên dòng KB, trong đó MKF 11.5.1 cho hoạt tính rất mạnh tại nồng độ 10 µg/ml. Tuy nhiên cả 2 hợp chất này đều mất hoạt tính khi thử nghiệm ở nồng độ 1 µg/ml. Mặt khác khi thử nghiệm hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase có 5 hợp chất 3,5-dimetoxy-trans-stylben (MKF8.1) macakurzin B (MKF8.3), flavastin B (MKF11.5.1) 5,7- dihydroxy-6-prenyl-flavanone (MKF9.4) và glabranin (MKF9.7) cho hoạt tính rất đáng quan tâm ở nồng độ 10 µg/ml, với giá trị % ức chế trong khoảng 60 – 90%.  Nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học quả cây Bạch đàn nam (M. tanarius) nhận được các kết quả như sau: - Từ dịch chiết quả này, 8 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc hóa học. Trong số các hợp chất này, 3 hợp chất mới lần đầu tiên được phân lập trong tự nhiên là macatanarin A (MTF10C), macatanarin B (MTF8), macatanarin C (MTF16A) và 5 hợp chất đã biết là broussoflavonol F (MTF10), glyasperin (MTF10B), isolicoflavonon (MTF12.5A), broussonol E (MTF12.5B), 6-farnesyl-3',4',5,7- tetrahydroxy flavanone (MTF12.6A). 156 - Ba hợp chất mới phân lập từ quả cây Bạch đàn nam (M. tanarius) đã được khảo sát hoạt tính trên dòng KB. Cả 3 hợp chất thử nghiệm đều cho hoạt tính khá tốt tại nồng độ 10 µg/ml. Tuy nhiên hoạt tính của các hợp chất này giảm mạnh và hầu như không có hoạt tính ở nồng độ 1 µg/ml. KIẾN NGHỊ - Các kết quả nghiên cứu trong luận án cho thấy các loài Cleistanthus và Macaranga thuộc họ Thầu dầu là nguồn giàu có các hợp chất thiên nhiên có cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học thú vị. Do đó nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của 2 loài trên là một hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng. - Việc bán tổng hợp các dẫn xuất cleistantoxin (CLQF11) là hướng tổng hợp cần được khai thác nhằm tạo ra các hợp chất có khung hóa học mới phục vụ việc sàng lọc sinh học. - Các hợp chất bán tổng hợp từ cleistantoxin (CLQF11) sẽ được nghiên cứu thử nghiệm hoạt tính kháng virus như H5N1, HIV 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Võ Văn Chi (1999), “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, NXB Y học. [2] Võ Văn Chi (2004), “Từ điển thực vật thông dụng”, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà nội. [3] Phạm Hoàng Hộ (1998), “Cây cỏ Việt Nam II”, NXB Trẻ. Tiếng Anh [4] Nguyen Nghia Thin (2007), “Taxonomy of Euphorbiaceae in Việt Nam”, Vietnam Nation University Publisher, Hanoi. [5] David J. Newman, Gordon M. Cragg, and Kenneth M. Suader, (2003), “Natural products as sources of new drugs over the periode 1981-2002”, J. Nat. Prod., 66, pp. 1022-1037. [6] Paulo M.M. Pinho, Anake Kijjoa, (2007), “Chemical constituents of the plants of the genus Cleistanthus and their biological activity”, Phytochem. Rev., 6, pp. 175-182. [7] Govindachari TR, Sathe SS, Viswanathan N, Pai BR, Srinivasan M (1969), “Chemical constituents of Cleistanthus collinus (Roxb)”, Tetrahedron, 25, pp. 2815-2821. [8] Anjaneyulu ASR, Ramaiah PR Row LR, Venkateswarlu R, Pelter A, Ward RS (1981), “New lignan from the heartwood of Cleistanthus collinus”, Tetrahedron, 37, pp. 3641-3652. [9] Sastry KV, Rao EV (1983), Isolation and structure elucidation of Cleistanthoside A. Planta Med., 47, pp. 227-229. [10] Sastry KV, Rao EV, Buchanan JG, Sturgeon RJ (1987), “Cleistanthoside B, a diphyllin glycoside from Cleistanthus patulus heartwood”, Phytochemistry, 26, pp. 1153-1154. 158 [11] Ramesh C, Ravindranath N, Ram TS, Das B (2003), “Arytnaphthalide lignans fom Cleistanthus collinus”, Chem. Pharm. Bull. (Tokyo), 51, pp. 1299-1300. [12] Lakshmi TG, Srimannaryana G, Subbarao HV (1970), “Diphyllin O – glycoside from Cleistanthus collinus bark”, Curr Sci., 39, pp. 395. [13] Anjaneyulu ASR, Ramaiah PR Row LR (1975b), “A new diphyllin glycoside from Cleistanthus collinus”, Phytochemistry, 14, pp. 1875-1876. [14] Satayanarayana P, Subrahmanyam P, Rao K (1984), “Chemical constituents of Cleistanthus collinus roots”, Indian J. Pharm Sci., 46, pp. 95-96. [15] Pinho P, Naengchomnong W, Kijjoa A, Nazareth N, Silva AMS, Eaton G, Herz W (2006), “An unusual glucoside from Cleistanthus gracilis” Phytochemistry, 67, pp. 1789-1792. [16] Candy HA, Pakshong JM, Pegel KH (1970), “Primarane diterpenes from Cleistanthus schlechteri”, J. Chem. Soc (C), pp. 2536-2538. [17] McGarry EJ, Pagel KH, Phillips L, Waight ES (1971), “The constitution of the aromatic diterpene Cleistanthol”, J. Chem. Soc (C), pp. 904-909. [18] Pradheepkumar CP, Shanmugam G (1999), “Anticancer potential of Cleistanthin A isolated from the tropical plant Cleistanthus collinus”, Oncol Res., 11, pp. 225-231. [19] Pradheepkumar CP, Pannerselvam N, Shanmugam G (2000), “Cleistanthin A causes DNA strand breaks and induces apoptosis in cultured cells” Mutation Res/Genet Toxicol Environ Mutat, 464, pp. 185-193. [20] Kumar CPP, Pande G, Shanmugam G (1998), “Cleistanthin B causes G1 arrest and induces apoptosis in mammalian cells”, Apoptosis, 3, pp. 413-419. [21] Jang DS, Cuendet M, Hawthorn Me, Kardono LB, Kawanishi K, Fong HH, Mehta RG, Pezzuto JM, Kinghorn AD (2002), “Prenylated 159 flavonoids of the leaves of Macaranga conifera with inhibitory activity against cyclooxygenase-2”, Phytochemistry, 61 (7), pp. 876-872. [22] Jang DS, Cuendet M, Pawlus AD, Kardono LB, Kawanishi K, Fong HH, Mehta RG, Pezzuto JM, Kinghorn AD (2004), “Potential cancer chemopreventive constituents of the leaves of Macaranga triloba”, Phytochemistry, 65 (3), pp. 345-360. [23] Dinh V, Zhang HP, Duc NM, Tuu NV, Qin GW (2006), “A new geranyl flavanone from Macaranga triloba”, J. Asian Nat. Pros. Res., 8 (1-2), pp. 155-158. [24] Yoder BJ, Cao S, Nirris A, Miller JS, Ratovoson F, Razafitsalama J, Andriantsiferana R, Rasamison VE, Kingston DC (2007), “Antiproliferative prenylated stilbenes and flavonoids from Macaranga alnifolia from the Madagascar rainforest”, J. Nat. Prod., 70 (3), pp. 342-346. [25] Syah YM, Hakim EH, Achmad SA, Hanafi M, Ghisalberti EL, (2009), “Isoprenylated flavanones and dihydrochalcones from Macaranga trichocarpa”, Nat. Pro. Commun, 4 (1), pp. 63-67. [26] Li X, Xu L, Wu P, Xie H, Huang Z, Ye W, Wei X, (2009), “Prenylflavonols from the leaves of Macaranga sampsonii”, Chem. Pharm. Bull (Tokyo), 57 (5), pp. 495-498. [27] Tanjung M, H.akim EH, Mujahidin D, Hanafi M, Syah YM, (2009), “Macagigantin, a farnesylated flavonol from Macaranca gigantean”, J. Asian Nat. Prod. Res., 11 (11), pp. 929-932. [28] Syah YM, Ghisalberti EL, (2010), “Phenolic derivatives with an irregular sesquiterpenyl side from Macaranga pruinosa”, Nat. Prod. Commun., 5 (2), pp. 219-222. [29] Beutler JA, Shoemaker RH, Johnson T, Boyd MR, (1998), “Cytotoxic geranyl stilbenes from Macaranga schweinfurthii”, J. Nat. Prod., 61 (12), pp. 1509-1512. 160 [30] Van Der Kaaden JE, Hemscheidt TK, Mooberry SL, (2001), “Mappain, a new cytotoxic prenylated stilbene from Macaranga mappa”, J. Nat. Prod., 64 (1), pp. 103-105. [31] Ngoumfo RM, Ngounou GE, Tchamadeu CV, Qadir MI, Mbazoa CD, Bequm A, Ngnimzeko FN, Lontsi D, Choudhary MI, (2008), “Inhibitory effect of macabarterin, a polyoxygenated ellagitannin from Macaranga barteri, on human neutrophil respiratory burst activity”, J. Nat.Prod., 71 (11), pp. 1906-1910. [32] Tseng MH, Chou CH, Chen YM, Kuo YH (2001), “Allelopathic prenylflavanones from the fallen leaves of Macaranga tanarius”, J. Nat. Prod., 64 (6), pp. 827-828. [33] Tseng MH, Kuo YH, Chen YM, Chou CH, (2003), “Allelopathic potential of Macaranga tanarius (L.) muell.-arg”, J. Chem. Ecol., 29 (5), pp. 1269-1286. [34] Phommart S, Sutthivaiyakit P, Chimnoi N, Ruchirawat S, Sutthivaiyakit S (2005), “Constituents of the leaves of Macaranga tanarius”, J. Nat. Prod., 68 (6), pp. 927-930. [35] Kawakami S, Harinantenaina L, Matsunami K, Otsuka H, Shinzato T, Takeda Y, (2008), “Macaflavanones from the leaves of Macaranga tanarius”, J. Nat. Prod., 71 (10), pp. 1714-1719. [36] Matsunami K, Takamori I, Shinzato T, Aramoto M, Kondo K, Otsuka H, Takeda Y, (2006), “Radical-scavenging activities of new megastigmane glucosides from Macaranga tanarius (L.) Mull.-Arg”, Chem. Pharm. Bull. (Tokyo), 54 (10), pp. 1403-1407. [37] Robert E. Desjardins, Craig J. Canfield, J. David Haynes and Jeffey D. Chulay, (1979), “Quantitative assessment of antimalarial activity in vitro by a semicutomated microdilution technique”, Antimicro. Agents. Chem., 16 (6), pp. 710-718. 161 [38] Mosmann T. Rapid (1983), “Colorimetric assays for cellular growth and survival: Application to proliferation and cytotoxicity assays”, J. Immunnol. Med., 65, pp. 55-63. [39] A. P. Dantanarayana, N. S. Kumar, M. U. S. Sultanbawa, S. Balasubramaniam, (1981), “Structures of four new oxygynated lupanes from Pelurostylia opposite (Celastraceae)”, J. Chem. Soc. Perkin Trans., 1, pp. 2717-2723. [40] A. R. Bilia, I. Morelli, J. Mendez, (1996), “New lupane derivatives from the leaves of Licania pyrifolia”, J. Nat. Prod., 59, pp. 297–300. [41] I. Abe, Y. Sakano, H. Tanaka, W. Lou, H. Noguchi, (2004), “Enzymatic cyclization of 22,23-dihydro-2,3-oxidosqualene into euph-7-en-3β-ol and bacchar-12-en-3β-ol by recombinant β-amyrin synthase”, J. Am. Chem. Soc., 126, pp. 3426-3427. [42] Dahiya J. S., (1991), “Pentacyclic triterpenes from the fungus, Leptosphaeria maculans”, Phytochemistry, 30: 1235-1237. [43] Amico V, Napoli EM, Renda A, Ruberto G, Spatafora C, Tringali C, (2004), “Constituents of grape pomace from the Sicilian cultivar ‘Nerello Mascalese’, Food Chemistry, 88, pp. 599-607. [44] Li SH, Zhang HJ, Niu XM, Yao P, Sun HD, Fong HHS, (2003), “Chemical Constituents from Amentotaxus yunnanensis and Torreya yunnanensis”, J. Nat. Prod., 66, pp. 1002-1005. [45] Ohmoto T, Yoshida O, (1983), “Constituents of Pollen. XI. Constituents of Cryptom.japonica D. Don.”, Chem. Pharm. Bull.(Tokyo), 31, pp. 919-24. [46] Kosuge T, Ishida H, Yokota M, Yoshid M., (1984) “Studies on antihemorrhagic substance in herbs classified as hemostatics in Chinese medicine. III. On the antihemorrhagic principle in Sanguisorba officinallis L.”, Chem. Pharm.Bull. (Tokyo), 32, pp. 4478-4481. 162 [47] Elkhateeb A, Takahashi K, Masuura H, Yamasaki M, Yamato O, (2005), “Ani-babes ellagic acid rhamnsides from the bark of Elaeoarpus parvifolius”, Phytochemistry, 66, pp. 2577-2580. [48] Utsumi H., Fufii K., Irie H.,Furusaki A., Nitta I., (1967), “The crystal structure of p-cumaric acid”, Bull. Chem. Soc. Jpn., 40, pp. 426. [49] H. P. He, Y. Cai, M. Sun and H. Cork, (2002), “Extraction and purification of squalene from Amaranthus grain”, J. Agric. Food Chem., 50 (2), pp. 368-372. [50] Price R. J., (1972), “Galic acid as natural inhibitor of flowering I Kalanchie blossfediana”, Phytochemistry, 11, pp. 1911-1913. [51] Klyne W., Stevenson R., Swan R. J., (1966), “Optical rotatory dispertion.Part XXVIII. The absolute configuration of otobain and derivates”, J. Chem. Soc. C, pp. 893-896. [52] A. C. Jain, M. K. Zutsshi, (1973), “The synthesis of sericetin and related flavonols”, Tetrahedron, 29 (21), pp. 3347-3350. [53] Kusano G., Koguchi S., Shibano M., Takahashi K., Okada Y., Coskun M., Ozgen U., Erdurak C. S., Okuyama T., (2002), “ Study on index compounds for HPLC analysis of Glycyrrhiza flavescens growing in Turkey”, Nat. Med. (Tokyo, Japan), 56(4), pp. 129-135. [54] Abdallah Abu-Mellal, Nooshin Koolaji, Rujee K. Duke, Van H. Tran, Colin C. Duke, (2012), “Prenylated cinamate and stibenes from Kangaroo Island propolis and their antioxidant activity”, Phytochemistry, 77, pp. 251-259. [55] Toshio Fukai, Taro Nomura, (1992), “1H-NMR chemical shif of the flavonol 5-hydroxy proton as a characterization of 6-or-8 isoprenoid subtitution”, Heterocycles, 34 (6), pp. 1213-1225. 163 [56] Yoshinori Asakawa, (1971), “Chemical constituents of Anus sieboldiana (Betulaceae) II. The isolation and structure of flavonoids and stibenes”, Bulletin of the Chemical society of Japan, 44, pp. 2761-2766. [57] L. A. Mitscher, G. S. Raghav Rao, I. Khanna, T. Veysoglu and Steven Drake, (1983), “Antimicrobial agents from higher plants: Prenylated flavonoids and other phenols from Glycyrrhiza lepidota”, Phytochemistry, 22 (2), pp. 573-576. [58] F. Bohlmann, V. R. Abraham, (1979), “Neue prenyl flavone aus Helichrysum hypocephalum”, Phytochemistry, 18, pp. 1851-1853. [59] L. A. Mitscher, G. S. Raghav Rao, I. Khanna, T. Veysoglu and S. Drake, (1983), “Antimicrobial agents from higher plants: Prenylated flavonoids and other phenols from Glycyrrhiza lepidota”, Phytochemistry, 22 (2), pp. 573-576. [60] P. K. Agrawal, (1989), “Carbon-13 NMR of flavonoids”, Elservier, :297 [61] J. W. Rowe, Carol L. Bower, E. R.Wagner (1969), “Extractives of jack pine bark: Occurrence of cis and trans-pinosylvin dimethyl ether andferulic acid esters”, Phytochemistry, 8 (1), pp. 239-241. [62] Zhi Song Piao, Lin Wang, Zhi Zhong Zhao, (2000), “Total synthesis of the natural product – Pinosylvin and its analog”, Chiness Chemical Letters, 11 (8), pp. 677-678. [63] S. Lee, K. S. Kim, S. H. Shim, Y. M. Park, B. K. Kim, (2003), “Constituent from the Non-polar fraction of Artemisia apiacea”, Arch Pharm Res., 26 (11), pp. 902-905. [64] Monira Ahsan, Alexander I.Gray, Peter G. Waterman and James A. Armstrong, (1994), “Farnesyl acetophenone and flavanone compounds from the aerial parts of Boronia Ramosa”, J. Nat. Prod., 57(5), pp. 673-676. 164 [65] Lu Zeng, Toshio Fukai, Taro Nomura, Ru-Yi Zhang and Zhi-Cen Lou (1992), “Four new prenylated flavonoids, glyasperins A, B, C and D from the roots of Glycyrrihiza aspera”, Heterocycles, 34(3), pp. 575-587. [66] Song-Chwan Fang, Bor-Jinn Shiek, Ru-Rong Wu and Chun-Nan Lin (1995), “Isoprenylated flavonoids of Formosan Broussonetia papyrifera”, Phytochemistry, 38(2), pp. 535-537. [67] K. H. Son, S. J. Kwon, H. W. Chang, H. P. Kim, S. S. Kang (2001), “Papyriflavonol A, a new prenylated flavonol from Broussonetia papyrifera”, Fitoterapia, 72, pp. 456-458. [68] Pei-Cheng Zhang, Si Wang, Yan Wu, Ruo-Yun Chen, and De-Quan Yu (2001), “Five new diprenylated flavonols from the leaves of Broussonetia kazinoki”, J. Nat. Prod., 64, pp. 1206-1209. [69] Tsutomo Hatano, Harumi Kagawa, Taeko Yasuhara and Takuo Okuda (1988), “Two new flavonoids and orther constituents in Licorice root: Their relative astringency and radical scavenging effects”, Chem. Pharm. Bull.(Tokyo), 36(6), pp. 2090-2097. [70] Saito T., Nishimoto Y., Yasuda M., Baba A., (2006), “Direct Coupling Reaction between alcohols and Silyl compounds:  Enhancement of Lewis acidity of Me3SiBr using InCl3”, J. Org. Chem., 71, pp. 8516-8522 165 CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trinh Thi Thanh Van, Pham Van Cuong, Francoise Gueritte, Marc Litaudon and NguyenVan Hung, “New β-sitosterol derivative from Cleistanthus indochinensis (Euphorbiaceae)”, International Science conference on “Chemistry for development and integration”, 12-14 September 2008, Hanoi VAST-Proceeding, pp. 266-271, Publishing hause for scienceand technology. 2. Trịnh Thị Thanh Vân, Phạm Văn Cường, Đoàn Thi Mai Hương, Marc Litaudon, Nguyễn Văn Hùng (2009) “Nghiên cứu thành phần hóa học cây Săng bù (Macaranga kurzii – Euphorbiaceae)”, Tạp chí Hóa học, 47(4A), tr.488 – 491. 3. Trịnh Thị Thanh Vân, Phạm Văn Cường, Đoàn Thi Mai Hương, Marc Litaudon, Nguyễn Văn Hùng (2009), “Nghiên cứu thành phần hóa học cây Săng bù (Macaranga kurzii – Euphorbiaceae)”, Tạp chí Hóa học, 47(6B), tr. 198 – 202. 4. Trịnh Thị Thanh Vân, Nguyễn Thùy Linh, Phạm Văn Cường, Đoàn Thi Mai Hương, Marc Litaudon, Nguyễn Văn Hùng, Châu Văn Minh (2010), “Nghiên cứu phân lập các chất flavonoit từ quả cây Bạch đàn nam “Macaranga taranius”, Tạp chí Hóa học, 48(4B), tr. 418-423. 5. Châu Văn Minh, Nguyễn Văn Hùng, Phạm Văn Cường, Đoàn Thi Mai Hương, Nguyễn Thị Minh Hằng, Trịnh Thị Thanh Vân, Nguyễn Thùy Linh, Marc Litaudon, Đào Đình Cường (2010), “Một số kết quả tiêu biểu về nghiên cứu thành phần hóa học chi Cleistanthus và chi Macaranga họ Thầu dầu, Hội nghị Khoa học kỷ niệm 35 năm Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam, tr. 109 – 114. 6. Van Trinh Thi Thanh, Van Cuong Pham, Hung Huy Nguyen, Huong Doan Thi Mai, Hang Nguyen Thi Minh, Van Hung Nguyen, Marc Litaudon, 166 Francoise Gueritte ang Van Minh Chau (2011), “Cleistanone: A triterpenoid from Cleistanthus indochinensis with a new carbon skeleton”, , Eur. J. Org. Chem., pp. 4108-4111 7. Van Trinh Thi Thanh, Van Cuong Pham, Huong Doan Thi Mai, Hang Nguyen Thi Minh, Van Hung Nguyen, Marc Litaudon, Francoise Gueritte and Van Minh Chau (2012), “Cleistantoxin from fruits of and synthesis of its derivatives”, Tetrahedron letters (đã chấp nhận đăng).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftrinh_thi_thanh_van_8117.pdf
Luận văn liên quan