Luận án Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất của một số phức chất cơ platinum(II) chứa isopropyl eugenoxyacetate

Phản ứng giữa triethylsilane và phenylacetylene được thực hiện trong bầu khí quyển Ar (thí nghiệm 1, 2) hoặc không khí (thí nghiệm 3-8) ở nhiệt độ cố định 700C với tỉ lệ mol triethylsilane:phenylacetylene là 1:1,2 và không sử dụng thêm bất kì dung môi nào. Phức chất 18 được lựa chọn để khảo sát tìm điều kiện thích hợp về mol% xúc tác và thời gian phản ứng. Kết thúc mỗi phản ứng, hỗn hợp được ghi phổ 1H NMR để đánh giá hiệu quả xúc tác. Độ chuyển hóa của các thí nghiệm được xác định dựa vào tín hiệu của triethylsilane trên phổ 1H NMR (phụ lục 30). Kết quả được trình bày ở Bảng 3.22. Ở thí nghiệm 1 (Bảng 3.22) 2 mol% xúc tác 18 được sử dụng, hỗn hợp phản ứng ban đầu có màu vàng nhạt và chuyển dần sang màu vàng nâu trong quá trình phản ứng. Kết quả phân tích phổ 1H NMR của hỗn hợp sau 8 giờ phản ứng cho thấy trong vùng phổ 3,62 ppm (tín hiệu của proton Si–H) không quan sát thấy tín hiệu cộng hưởng nào, chứng tỏ triethylsilane không có mặt trong hỗn hợp. Nói cách khác, triethylsilane trong hỗn hợp ban đầu đã chuyển hóa hoàn toàn thành sản phẩm. Phân tích chi tiết phổ 1H NMR của thí nghiệm 1, hai bộ tín hiệu với tỉ lệ khoảng 1:0,22 được qui gán nhằm xác định các sản phẩm tương ứng.

pdf142 trang | Chia sẻ: trinhthuyen | Ngày: 29/11/2023 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất của một số phức chất cơ platinum(II) chứa isopropyl eugenoxyacetate, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của 6 tăng gấp 9 lần so với ở phối tử QOH. Khi so sánh hoạt tính của 6 và 7 (cấu trúc A, Hình 3.49) với các phức chất chứa dẫn xuất của quinolin-8-ol (N^OH) có công thức [PtCl(arylolefinH)(N^O)] [19],[21],[57],[60] (cấu trúc B) cho thấy sự giảm đáng kể hoạt tính của 6 và 7. Chẳng hạn giá trị IC50 trên 4 dòng tế bào nghiên cứu của [PtCl(iPrEugH)(N^O)] là 0,38−0,61 µM trong khi của 6 là 4,05−48,80 µM (giảm 9−80 lần). Nguyên nhân có thể do sự phối trí khép vòng của olefin trong cấu trúc A làm cho chúng trở nên kém hoạt động hơn so với các phức chất cấu trúc B, nơi mà phối tử chlorido hoặc hợp phần C=Callyl có thể bị thay thế. Hình 3.49. Cấu trúc của một số phức chất Pt(II)/olefin/dẫn xuất của quinolin-8-ol. Đối với phức chất có cấu trúc lạ 10 và 11, rất thú vị khi 10 thể hiện hoạt tính ức chế tế bào ung thư cao trên cả 4 dòng tế bào ung thư với giá trị IC50 từ 4,03−7,07 µM, trong khi 11 thể hiện độc tế bào kém hơn cho thấy vai trò của phối tử Phen tới hoạt tính của 10. Đáng chú ý, hoạt tính của 10 trên dòng MCF-7 tăng khoảng 5 lần so với phối tử tự do cho thấy ảnh hưởng của sự tạo phức đến hoạt tính của 10. So với cisplatin, phức chất 10 thể hiện hoạt tính cao hơn từ 2-10 lần trên các dòng tế bào nghiên cứu. Chẳng hạn, 10 thể hiện hoạt tính gấp 10 lần so với cisplatin trên dòng tế bào LU-1 (Hình 3.50). Với một số phức chất platinum khác, phức chất 10 thuộc nhóm phức chất có hoạt tính ức chế tế bào ung thư cao trên các dòng tế 102 bào này. Kết hợp với khả năng tan tốt trong nước cho thấy phức chất 10 và các phức chất Pt(II) tương đồng chứa dẫn xuất của 1,10-phenanthroline rất đáng được tiếp tục sàng lọc với hi vọng ứng dụng trong y học. Hình 3.50. Độc tính của 10 và cisplatin trên tế bào KB, LU-1, Hep G2 và MCF-7. 3.6.2. Thăm dò hoạt tính xúc tác của một số phức chất Sau khi tổng hợp được 6 phức chất chứa NHC (17–22), ba phức chất chứa NHC với khung khác nhau nhưng chứa cùng nhóm thế là [PtCl(iPrEug)(Bn2-imy)] (17), [PtCl(iPrEug)(Bn2-bimy)] (18) và [PtCl(iPrEug)(Bn2-tazy)] (19) được lựa chọn để thăm dò hoạt tính xúc tác cũng như ảnh hưởng của cấu trúc đến hoạt tính xúc tác của các phức chất này. Thăm dò hoạt tính xúc tác cho phản ứng Sonogashira Bước đầu thăm dò cho phản ứng này chúng tôi chọn phản ứng Sonogashira giữa phenylacetylene và 4-bromobenzaldehyde dùng xúc tác là phức chất 18 với mong muốn tạo thành sản phẩm theo phản ứng sau: Qua thay đổi một số điều kiện phản ứng khác nhau (Bảng 3.21) vẫn không thu được sản phẩm mong muốn, nói cách khác phức chất 18 không có khả năng xúc tác cho phản ứng này. Kết quả không được như mong đợi này cho thấy không nên định hướng nghiên cứu xúc tác các phức chất của Pt(II) chứa arylolefin và NHC cho 103 phản ứng ghép cặp C–C Sonogashira. Do vậy chúng tôi không tiến hành thử với phức chất 17 và 19. Bảng 3.21. Một số thí nghiệm nghiên cứu khả năng xúc tác của 18 cho phản ứng giữa phenylacetylene và 4-bromobenzaldehyde. STT Tỉ lệ mol phenylacetylene: 4-bromobenzaldehyde Xúc tác mol% Thời gian Nhiệt độ 1 1,2:1 18 5 24 50 2 1,2:1 18 5 36 60 3 1,2:1 18 5 48 70 Thăm dò hoạt tính xúc tác cho phản ứng hydrosilic hoá Như đã trình bày ở phần tổng quan, các phức chất Pt(II) thường được nghiên cứu khả năng xúc tác cho phản ứng tối ưu hóa về mặt phân tử như hydrosilic hóa hoặc hydroamin hóa. Vì vậy, phản ứng hydrosilic hóa được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu tiếp theo, cụ thể là phản ứng giữa triethylsilane và phenylacetylene. Phản ứng giữa triethylsilane và phenylacetylene được thực hiện trong bầu khí quyển Ar (thí nghiệm 1, 2) hoặc không khí (thí nghiệm 3-8) ở nhiệt độ cố định 700C với tỉ lệ mol triethylsilane:phenylacetylene là 1:1,2 và không sử dụng thêm bất kì dung môi nào. Phức chất 18 được lựa chọn để khảo sát tìm điều kiện thích hợp về mol% xúc tác và thời gian phản ứng. Kết thúc mỗi phản ứng, hỗn hợp được ghi phổ 1H NMR để đánh giá hiệu quả xúc tác. Độ chuyển hóa của các thí nghiệm được xác định dựa vào tín hiệu của triethylsilane trên phổ 1H NMR (phụ lục 30). Kết quả được trình bày ở Bảng 3.22. Ở thí nghiệm 1 (Bảng 3.22) 2 mol% xúc tác 18 được sử dụng, hỗn hợp phản ứng ban đầu có màu vàng nhạt và chuyển dần sang màu vàng nâu trong quá trình phản ứng. Kết quả phân tích phổ 1H NMR của hỗn hợp sau 8 giờ phản ứng cho thấy trong vùng phổ 3,62 ppm (tín hiệu của proton Si–H) không quan sát thấy tín hiệu cộng hưởng nào, chứng tỏ triethylsilane không có mặt trong hỗn hợp. Nói cách khác, triethylsilane trong hỗn hợp ban đầu đã chuyển hóa hoàn toàn thành sản phẩm. Phân tích chi tiết phổ 1H NMR của thí nghiệm 1, hai bộ tín hiệu với tỉ lệ 104 khoảng 1:0,22 được qui gán nhằm xác định các sản phẩm tương ứng. Hình 3.51 dẫn ra đoạn phổ từ 5,4–7,0 ppm trên phổ của thí nghiệm 1. Bảng 3.22. Kết quả nghiên cứu hoạt tính xúc tác của 17–19 cho phản ứng giữa triethylsilane và phenylacetylene. STT Xúc tác mol% Thời gian Nhiệt độ Độ chuyển hóa %α %β(E) 1 18 2 8 70 100 18 82 2 18 1 5 70 100 20 80 3 18 0,5 2 70 100 18 82 4 17 0,5 2 70 100 20 80 5 19 0,5 2 70 100 20 80 6 17 0,1 2 70 90% 24 76 7 18 0,1 2 70 57% 25 75 8 19 0,1 2 70 96% 23 77 Hình 3.51. Một phần phổ 1H NMR của thí nghiệm 1. Trên Hình 3.51 quan sát thấy 2 tín hiệu có dạng vân đôi với cường độ 1 H ở 6,89 và 6,42 ppm với giá trị 2J là 19,5 Hz và 2 vân đôi với cường độ 0,2H ở 5,87 và 5,57 ppm có giá trị 2J là 3 Hz. Dựa theo [95], bộ tín hiệu có cường độ lớn ứng với sản phẩm trans-(triethylsilyl)styrene (β(E), sản phẩm anti-Markovnikov) còn bộ tín hiệu nhỏ ứng với sản phẩm α-(triethylsilyl)styrene (α, sản phẩm Markovnikov) như trong phương trình (*). Dựa vào tỉ lệ cường độ tính được % của β(E) trong hỗn hợp khoảng 82% còn của α là 18%. Kết quả này cho thấy 18 xúc tác rất hiệu quả cho α β(E) 105 phản ứng này với độ chọn lọc cao với tỉ lệ β(E)/α là 4,55. Đây là tín hiệu khích lệ chúng tôi tiếp tục nghiên cứu sâu hơn phản ứng này. Ở thí nghiệm 2, mol% 18 được giảm xuống 1 mol% đồng thời giảm thời gian phản ứng xuống 5 giờ, độ chuyển hóa đạt >99% với tỉ lệ β(E)/α tương tự như ở thí nghiệm 1. Ở thí nghiệm 3, thời gian được giảm xuống 2 giờ, mol% 18 được giảm xuống 0,5 mol% đồng thời thay bầu khí quyển Ar bằng không khí với mong muốn phát triển hệ thống xúc tác có thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện không khí. Kết quả như mong đợi, phức chất 18 cũng thể hiện hoạt tính xúc tác tốt trong điều kiện không khí như khi tiến hành trong khí quyển Ar. Nhận thấy đây là điều kiện khá lý tưởng để có thể áp dụng ở quy mô công nghiệp, tất cả các điều kiện phản ứng này được áp dụng để thử khả năng xúc tác của 17 và 19 (thí nghiệm 4, 5). Kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa các phức chất về độ chuyển hóa khi triethylsilane đều chuyển hóa > 99%) tuy nhiên tỉ lệ β(E)/α giảm từ 4,55 với xúc tác 18 xuống 4,0 với xúc tác 17 và 19. Sự giảm độ chọn lọc này có thể do khung benzimidazole có kích thước lớn hơn imidazole và triazole. a) b) Hình 3.52. Ảnh hưởng của mol% 17–19 đến độ chuyển hóa của phản ứng (*) (a) và % sản phẩm β(E), α khi sử dụng 0,5 mol% 17–19 (b). Ở thí nghiệm 6−8, mol% của ba phức chất được giảm xuống 0,1 mol% để tìm hiểu ảnh hưởng của NHC tới độ chuyển hóa của phản ứng. Kết quả cho thấy đã có sự khác biệt về hiệu quả xúc tác. Cụ thể, phức chất 19 cho hiệu quả tốt nhất với độ chuyển hóa 96%, 17 cho độ chuyển hóa 90% còn với 18 là 57% (Hình 3.52). Như vậy cấu tạo của khung azole của NHC là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt tính xúc tác cho phản ứng hydrosilic hóa của phức chất Pt(II)/arylolefin/NHC. Kết quả này cho thấy cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn với các 106 đối tượng NHC khác để xem xét ảnh hưởng cũng như có thể tìm ra dấu hiệu giúp dự đoán những phức chất có hoạt tính xúc tác cao. Để mở rộng phạm vi ứng dụng của 17–19, chúng tôi đã sử dụng 18, chất xúc tác kém hơn trong ba phức chất 17–19 cho phản ứng (*), để đánh giá hiệu quả xúc tác cho quá trình hydrosilic hóa các alkyne với các silane khác nhau. Các alkyne được chọn là hai alkyne đầu mạch (PhCCH, MePhCCH) với các dẫn xuất silane được sử dụng gồm Et3SiH, (EtO)3SiH, Ph3SiH, Me2PhSiH và (Me3SiO)2MeSiH. Tất cả các thí nghiệm được thực hiện trong các điều kiện được tối ưu trong thí nghiệm 4, Bảng 3.22. Kết quả được liệt kê trong Bảng 3.23. Bảng 3.23. Ảnh hưởng của phức chất 18 đến phản ứng hydrosilic hóa PhCCH/MePhCCH với dẫn xuất của silane. STT R1 R2 R3 R Độ chuyển hóa (%) %α %β(E) 1 Et Et Et H 100 18 82 2 Me Me Ph H 100 26 74 3 Ph Ph Ph H 100 13 87 4 Me Me3SiO Me3SiO H 100 30 70 5 EtO EtO EtO H 100 35 65 6 Et Et Et Me 100 18 82 7 Me Me Ph Me 100 20 80 8 Ph Ph Ph Me 100 7 93 9 Me Me3SiO Me3SiO Me 100 28 72 10 EtO EtO EtO Me 100 33 67 Dữ liệu trong Bảng 3.23 cho thấy, ở điều kiện nghiên cứu, tất cả các phản ứng đều đạt độ chuyển hóa 100% với hai sản phẩm monohydrosilyl hóa β(E) và α. Đồng thời, tất cả các phản ứng hydrosilic hóa đều thể hiện tính chọn lọc cao trong việc tạo thành sản phẩm β(E) với tỷ lệ mol β(E)/α trong khoảng 1,7/1 – 15/1. 107 Hình 3.53. % sản phẩm β(E), α trong các phản ứng khi sử dụng 0,5 mol% 18. So sánh các cặp thí nghiệm (i) 1; 6, (ii) 2; 7, (iii) 3; 8, (iv) 4; 9, (v) 5; 10, chỉ khác nhau ở nhóm thế của alkyne cho thấy sự thay thế nhóm H bằng Me trong phenylacetylene có ảnh hưởng không đáng kể đến chọn lọc của các phản ứng (Hình 3.53). Tuy nhiên, sự khác biệt về các silane cho thấy ảnh hưởng đáng kể đến độ chọn lọc của các phản ứng. Cụ thể, tỉ lệ đồng phân β(E) trong mỗi dãy giảm theo thứ tự: Ph3SiH > Et3SiH > (EtO)3SiH > Me2PhSiH > (Me3SiO)2MeSiH (Hình 3.53). Trong đó hiệu suất cao nhất của sản phẩm β(E) đạt 93% (thí nghiệm 8) và hiệu suất thấp nhất của sản phẩm β(E) là 65% (thí nghiệm 5). So sánh với một số phức Pt(II) khác chứa NHC cho thấy 17–19 có hoạt tính tốt hơn cả về độ chuyển hóa và độ chọn lọc ở điều kiện êm dịu hơn nhiều [95],[97],[112],[113]. Chẳng hạn khi sử dụng phức chất cis-[PtBr2(NHC)(DMSO)] (NHC tương tự trong 17 và 18) xúc tác cho phản ứng (*), Hu và cộng sự [95] phải thực hiện phản ứng trong dung môi toluene ở 1000C nhưng sau 4 giờ mới đạt độ chuyển hóa 84−94% đồng thời tỉ lệ sản phẩm β(E)/α là 0,54−3,0, tức là không có độ chọn lọc cao như ở 17−19 (4,0−4,55). Hay khi sử dụng phức chất Pt(II) chứa NHC khép vòng xúc tác cho phản ứng này, Poyatos và cộng sự [112] cũng phải tiến hành ở điều kiện tương tự [95] nhưng phản ứng mới đạt độ chuyển hóa > 95% sau 6 giờ phản ứng với tỉ lệ β(E)/α là 1,5. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của phối tử 108 arylolefin khép vòng, đặc biệt là hợp phần olefin trong 17–19 tới hoạt tính xúc tác của chúng. Kết quả nghiên cứu cấu trúc của các nhóm phức chất I−V cho thấy, liên kết Pt−(C=C) khá linh động trong cầu phối trí. Liên kết này có thể bị cắt đứt khi cho phức chất 2 phản ứng với PR3 ở tỉ lệ 2:PR3 là 1:4 (trường hợp 15, 16) và ngay ở trạng thái phối trí cũng trở nên yếu đi trong các phức chất nhóm II (14 và 17−22). Trong khi đó liên kết Pt−Cphenyl không bị đẩy ra khỏi cầu phối trí trong các hệ nghiên cứu. Như vậy khi tham gia vào chu trình xúc tác, liên kết Pt−(C=C) trong 17−19 có thể bị cắt và thế bởi chất phản ứng, cụ thể trong trường hợp này là phenylacetylene sẽ cắt liên kết Pt−(C=C) để tham gia phối trí với Pt trong phức trung gian do khả năng phối trí của alkyne với Pt tốt hơn alkene [30]. Dựa theo cơ chế xúc tác cho phản ứng hydrosilic hóa alkyne bởi phức chất kim loại chuyển tiếp của Chalk–Harrod [111] đã được thừa nhận, bước đầu chúng tôi đề nghị cơ chế cho phản ứng hydrosilic hóa alkyne đầu mạch xúc tác bởi 17−19 như trong Hình 3.54 (nhóm thế trên vòng benzene của iPrEug trong 17−19 được lược bỏ để tiện theo dõi). Hình 3.54. Cơ chế đề nghị cho phản ứng hydrosilic hóa xúc tác bởi 17−19. Quá trình xúc tác trải qua 4 giai đoạn như sau: 109 i) Trước tiên xảy ra quá trình cộng oxi hóa 17−19 bởi silane từ phức chất Pt(II) vuông phẳng thành phức Pt(IV) bát diện (cấu trúc I). Trong [13], A. Hamze và cộng sự đề nghị giai đoạn đầu là quá trình khử tiền xúc tác Pt(II)/phosphine về phức Pt(0)- phosphine sau đó mới xảy ra quá trình oxi hóa bởi silane. Tuy nhiên, liên kết Pt−Cphenyl trong 17−19 rất khó có khả năng bị đẩy ra khỏi cầu phối trí nên có thể sẽ không xảy ra quá trình khử về Pt(0) mà 17−19 bị oxi hóa trực tiếp thành phức Pt(IV) tương tự như quan sát trong nghiên cứu của [116]; ii) Phenylacetylene đẩy nhóm C=C ra khỏi cầu phối trí và tham gia phối trí với Pt(IV) tạo sản phẩm trung gian II; iii) Từ phức π II, ở đó trạng thái H và PhCCH đã được hoạt hóa, xảy ra quá trình cộng H vào alkyne tạo thành phức σ III và IV. Ở đây, III sẽ chiếm ưu thế do trạng thái chuyển tiếp A thuận lợi hơn về mặt không gian so với trạng thái B dẫn đến sự tạo thành sản phẩm chính β(E); iv) Quá trình khử tách sản phẩm β(E) từ trạng thái III và sản phẩm α từ trạng thái IV để hoàn nguyên xúc tác cho chu trình mới. Để tìm hiểu sâu sắc cơ chế xúc tác của 17−19 cho phản ứng hydrosilic hóa cần phải tiếp tục thực hiện các nghiên cứu sâu hơn về thực nghiệm cũng như tính toán. Tuy nhiên, thành công bước đầu này sẽ mở ra hướng nghiên cứu đầy hứa hẹn về phức chất Pt(II) chứa arylolefin thiên nhiên và NHC trong lĩnh vực xúc tác. Ứng dụng của các hợp chất tiềm năng tương tự phức chất 17−19 cần được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới. 110 KẾT LUẬN 1. Từ tinh dầu hương nhu, Pt và các hóa chất cần thiết đã tổng hợp được phức chất K[PtCl3(iPrEugH)] (1) với hiệu suất cao 95%. Bằng phản ứng alkyl hóa các azole đã tổng hợp được 4 muối azolium chloride (NHC·HCl) là tiền chất để tổng hợp các phức chất Pt(II) chứa NHC. 2. Từ 1 đã tổng hợp được phức chất hai nhân mới [Pt(μ-Cl)(iPrEug)]2 (2), quá trình nuôi đơn tinh thể của 2 cho thấy phức chất này rất dễ phản ứng với các dung môi CH3CN, DMSO, DMF để tạo thành các phức chất đơn nhân có công thức [PtCl(iPrEug)(dung môi)] (3−5, nhóm I). 3. Bằng phản ứng của 2 với 8 amine dị vòng dung lượng phối trí hai, 2 dẫn xuất của phosphine và 4 muối NHC·HCl cũng như chuyển hóa phối tử trong cầu phối trí đã tổng hợp được 17 phức chất với hiệu suất cao (85-95%) gồm: Nhóm Công thức phân tử L/phức chất II [PtCl(iPrEug)(L)] PCy3/14, Bn2-imy/17, Bn2-bimy/18, Bn2-tazy/19, iPr,Bn-bimy/20; [PtBr(iPrEug)(Bn2-bimy)] (21), [PtI( iPrEug)(Bn2-bimy)] (22) III [Pt(iPrEug)(L)] QO/6, MeQO/7, ClQO/8, QCOO/9 IV [PtCl(iPrEug)(L)] Phen/10; Bpy/11; 4-MeBpy/12; 6-MeBpy/13 V [PtCl(iPrEug)(L)2] PCy3/15, PPh3/16 Trong đó, 17−22 là trường hợp rất hiếm của các phức chất Pt(II) mà 3 trong 4 phối vị được đảm bảo bởi các phối tử mà nguyên tử cho là carbon: anion aryl, NHC trung hòa và η2-olefin. 4. Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích Pt, nước kết tinh, phân tích nguyên tố, phổ EDX, ESI-MS, IR, 1D và 2D NMR, đặc biệt là phương pháp nhiễu xạ tia X đơn tinh thể (13/22 phức chất) đã xác định được cấu trúc của 22 phức chất mới 1−22. 5. Bằng việc phân tích chi tiết các phổ và nhiễu xạ tia X đã rút ra nhiều nét tinh tế trong cấu trúc của 22 phức chất: - Ở phức chất 1, iPrEugH phối trí với Pt(II) qua C=Callyl. Ở 2−14 và 17−22, iPrEug phối trí khép vòng với Pt(II) qua nhóm C=Callyl và nguyên tử C5 của vòng benzene. Trong khi ở 15, 16, iPrEug chỉ phối trí với Pt(II) qua nguyên tử C5. 111 - Ở nhóm I, phối tử CH3CN, DMSO và DMF phối trí với Pt(II) qua nguyên tử N, S và O tương ứng. Ở nhóm II, PCy3 và NHC phối trí với Pt(II) qua nguyên tử P và Ccarbene tương ứng. Ở nhóm III, các dẫn xuất của quinoline bị đề proton ở nhóm OH và phối trí khép vòng với Pt(II) qua nguyên tử N và O. Các amine ở nhóm IV phối trí khép vòng với Pt(II) qua cả hai nguyên tử N. Phối tử dung môi hoặc dị tử N của quinoline ở vị trí cis so với C=Callyl trong khi PCy3 và NHC chiếm vị trí trans so với C=Callyl. Hai phối tử PR3 trong nhóm V liên kết với Pt(II) qua nguyên tử P và ở vị trí trans với nhau trong cầu phối trí. - Các phức chất trong nhóm I, II, III và V có cấu trúc vuông phẳng, Pt(II) trong nhóm IV lại có số phối trí 5 với cấu trúc chóp vuông (10, 11) hoặc lưỡng chóp tam giác (13). - Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của các phức chất đã rút ra một số kết luận có tính quy luật: (1) Khi tương tác với 2 để tạo thành phức chất đơn nhân [PtCl(arylolefin)(L)], các phối tử cho electron mạnh sẽ chiếm vị trí trans so với C=Callyl do bị chi phối bởi yếu tố electron ở cặp phối tử kị trans, còn các phối tử cho electron trung bình/yếu chiếm vị trí cis do sự định hướng của yếu tố không gian mà không bị chi phối bởi điều kiện phản ứng; (2) Việc đưa các phối tử cho electron mạnh như PR3, NHC đã làm yếu liên kết Pt–(C=Callyl) so với trong phức chất 2. 6. Kết quả thăm dò hoạt tính ức chế tế bào ung thư ở người của 4 phức chất 6, 7, 10 và 11 cho thấy, 10 (tan tốt trong nước) có khả năng ức chế các dòng tế bào ung thư biểu mô, ung thư gan, ung thư phổi và ung thu vú với giá trị IC50 từ 4,03– 7,07 µM, thấp hơn nhiều so với cisplatin. Kết quả này cho thấy 10 rất đáng được tiếp tục nghiên cứu với mục đích ứng dụng trong y học. 7. Kết quả thăm dò hoạt tính xúc tác của 17–19 cho phản ứng hydrosilic hóa giữa dẫn xuất silane và phenylacetylene cho thấy, sau 2 giờ ở 700C trong điều kiện không khí, 17−19 xúc tác tốt cho các phản ứng này ở 0,5 mol% xúc tác. Bước đầu đã giải thích được tác dụng xúc tác của 17–19 cho các phản ứng này. Đây là kết quả hứa hẹn ứng dụng trong lĩnh vực xúc tác tổng hợp hữu cơ ở qui mô công nghiệp. 112 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ SỬ DỤNG KẾT QUẢ TRONG LUẬN ÁN 1. Pham Van Thong, Luc Van Meervelt, Nguyen Thi Thanh Chi*. Cyclometalated platinum(II) complexes bearing natural arylolefin and quinolines ligands: Synthesis, characterizations, and in vitro cytotoxicity, Polyhedron, 228, 116160, (2022, Q2). 2. Nguyen Thi Thanh Chi*, Pham Van Thong, Ngo Tuan Cuong, Luc Van Meervelt*. Reaction pathways of the diplatinum complexes bearing a phenylpropene derived π/σ- chelator [Pt(µ-Cl)(arylolefin)]2 with weak/strong σ-donor neutral ligands, ChemistrySelect, 7(22), e202203087 (2022, Q2). 3. Pham Van Thong, Nguyen Thi Thanh Chi*, Mohammad Azam*, Cu Hong Hanh, Le Thi Hong Hai, Le Thi Duyen, Saud I. Al-Resayes, Mahboob Alam, Nguyen Van Hai. NMR investigations on a series of diplatinum(II) complexes possessing phenylpropenoids in CDCl3 and CD3CN: Crystal structure of a mononuclear platinum complex, Polyhedron, 212, 115612, (2022, Q2). 4. Nguyen Thi Thanh Chi*, Van Thong Pham, Han Vinh Huynh*. Mixed Arylolefin/NHC Complexes of Platinum(II): Syntheses, Characterizations and In-Vitro Cytotoxicities, Organometallics, 39(19), 3505–3513 (2020, Q1). 5. Nguyen Thi Thanh Chi, Pham Van Thong and Luc Van Meervelt*. Crystal structures of three platinacyclic complexes bearing isopropyl eugenoxyacetate and pyridine derivatives, Acta Cryst., E76, 1012–1017 (2020, Q3). 6. Pham Van Thong, Nguyen Manh Thang, Nguyen Thi Thanh Chi*. Study on the interaction between [Pt(µ-Cl)(isopropyl eugenoxyacetate-1H)]2 and 1,3- diisopropylbenzimidazolium bromide, V. J. Chem., 57(2), 218-224 (2019). 7. Nguyen Thi Thanh Chi*, Pham Van Thong, Truong Thi Cam Mai, Luc Van Meervelt*. Mixed natural arylolefin–quinoline platinum(II) complexes: synthesis, structural characterization and in vitro cytotoxicity studies, Acta Cryst., C74, 1732- 1743 (2018, Q1). 8. Han Vinh Huynh*, Van Thong Pham, Nguyen Thi Thanh Chi*. Cyclometallated Platinum(II) Complexes with a Phenylpropene-derived π/σ-Chelator and N- heterocyclic Carbenes, Eur. J. Inorg. Chem., 48, 5650-5655 (2017, Q1). 9. Pham Van Thong, Truong Thi Cam Mai, Nguyen Thi Thanh Chi*. The interaction between K[PtCl3(isopropyl eugenoxyacetate)] and two pyridine’s derivatives, Journal of Science of HNUE, 62, 18-25 (2017). 10. Pham Van Thong, Nguyen Hien, Nguyen Son Ha, Nguyen Thi Thanh Chi*. Synthesis and structure of some azolium salt, V. J. Chem., 55(2), 249-254 (2017). 11. Chi Nguyen Thi Thanh, Thong Pham Van, Hai Le Thi Hong, Luc Van Meervelt*. Crystallization experiments with the dinuclear chelate ring complex di-μ-chlorido-bis(η2-2-allyl-4-methoxy-5-{[(propan-2-yloxy)carbonyl]methoxy} -phenyl- κC1)platinum(II), Acta Cryst., C72, 758-764 (2016, Q1). 12. Phạm Văn Thống, Nguyễn Thị Thanh Chi*. Nghiên cứu tổng hợp và cấu trúc của hai phức chất K[PtCl3(isopropyl eugenoxyacetate)] và [PtCl(isopropyl eugenoxyacxetate- 1H)]2, Tạp chí Hóa học, 52(3), 381-386 (2014). 113 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1. Pham Van Thong, Do Thi Thom, Nguyen Thi Thanh Chi*. Synthesis and structure of two platinum(II) complexes bearing N-heterocyclic carbenes and dimethyl sulfoxide, V. J. Chem., 56(2), 146-151 (2018). 2. Chi Nguyen Thi Thanh*, Mai Truong Thi Cam, Thong Pham Van, Long Nguyen, My Nguyen Ha, Luc Van Meervelt*. Synthesis, structure and in vitro cytotoxicity of some platinum(II) complexes containing eugenol and 8-hydroxyquinoline- derived chelator, Acta Cryst., C73, 1030-1037 (2017, Q1). 3. Phạm Văn Thống, Trương Thị Cẩm Mai, Bạch Thị Mãi, Nguyễn Thị Thanh Chi*. Tổng hợp, cấu trúc, tính chất của hai phức chất khép vòng platinum(II) chứa methyleugenol và quinaldic acid, Tạp chí Hóa học, 54(5e1,2), 154-159 (2016). 4. Phạm Văn Thống, Hoàng Văn Trường, Lê Thị Duyên, Nguyễn Thị Thanh Chi*. Phản ứng bất thường giữa potasium tricloropiperidinplatinat(II) với para- nitroaniline, Tạp chí Hóa học, 53(3e12), 468-472 (2015). 5. Chi Nguyen Thi Thanh, Truong Hoang Van, Thong Pham Van, Ngan Nguyen Bich and Luc Van Meervelt*. Crystal structure of trans-dichlorido(4-nitroaniline- κN)(piperidine-κN)platinum(II), Acta Cryst., E71, 644-646 (2015, Q3). 6. Nguyễn Thị Thanh Chi*, Phạm Văn Thống, Trần Thị Đà. Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc phức chất khép vòng của platinum(II) chứa eugenoxyacetic acid, Tạp chí Hóa học, 52(5A), 319-323 (2014). 7. Nguyễn Thị Thanh Chi*, Phạm Văn Thống. Tổng hợp, cấu trúc và hoạt tính kháng tế bào ung thư của phức chất cis-[PtCl2(piperidine)(para-cloaniline)] và cis-[PtCl2(piperidine)(xyclohexylamine)], Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, 59(1), 156-161 (2014). 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ott I., Gust R. (2007), “Preclinical and clinical studies on the use of platinum complexes for breast cancer treatment”, Anticancer Agents Med. Chem., 7, 95– 110. 2. Johnstone T.C, Suntharalingam K., Lippard S.J (2016), “The next generation of platinum drugs: Targeted Pt(II) agents, nanoparticle delivery, and Pt(IV) prodrugs”, Chem. Rev., 116(5), 3436–3486. 3. Dilruba S., Kalayda G.V (2016), “Platinum-based drugs: past, present and future”, Cancer Chemother. Pharmacol., 77, 1103–1124. 4. Cheff D.M, Hall M.D (2017), “A drug of such damned nature. 1 challenges and opportunities in translational platinum drug research: miniperspective”, J. Med. Chem., 60(11), 4517–4532 5. Valente A., Podolski-Renić A., Poetsch I. et. al. (2021), “Metal-and metalloid- based compounds to target and reverse cancer multidrug resistance”, Drug Resistance Updates, 58, 100778. 6. Zhang J.J, Che C.M, Ott I. (2015), “Caffeine derived platinum(II) N-heterocyclic carbene complexes with multiple anti-cancer activities”, J. Organomet. Chem., 782. 37–41. 7. Fang L., Feng M., Chen F. et. al. (2016), “Oleanolic acid-NO donor-platinum(II) trihybrid molecules: Targeting cytotoxicity on hepatoma cells with combined action mode and good safety”, Bioorg. & Med. Chem., 24, 4611–4619. 8. Kantoury M., Eslami M.M, Tarlani A.A et. al. (2016), “Structure Effect of Some New Anticancer Pt(II) Complexes of Amino Acid Derivatives with Small Branched or Linear Hydrocarbon Chains on Their DNA Interaction”, Chem. Biol. Drug. Des., 88, 76–87. 9. Massoni M., Clavijo J.C.T, Colina-Vegas L. et. al. (2017), “Propyl gallate metal complexes: Circular dichroism, BSA-binding, antioxidant and cytotoxic activity”, Polyhedron, 129, 214–221. 115 10. Qi J., Zheng Y., Li B. et. al. (2022), “Mechanism of vitamin B6 benzoyl hydrazone platinum(II) complexes overcomes multidrug resistance in lung cancer”, Eur. J. Med. Chem., 237, 114415. 11. Facts and Figures for the chemicals industry, Chem. Eng. News, 2005, 83, 67. 12. Chianese A.R, Lee S.J, Gagne M.R (2007), “Electrophilic activation of alkenes by platinum(II): so much more than a slow version of palladium(II)”, Angew. Chem. Int. Ed., 46(22), 4042–4059. 13. Hamze A., Provot O., Brion J.D et. al. (2008), “Xphos ligand and platinum catalysts: A versatile catalyst for the synthesis of functionalized β-(E)- vinylsilanes from terminal alkynes”, J. Organomet. Chem., 693(16), 2789–2797. 14. Cao P., Cabrera J., Padilla R. et. al. (2012), “Hydroamination of unactivated alkenes catalyzed by novel platinum(II) N-heterocyclic carbene complexes”, Organometallics, 31, 921–929. 15. Tran Thi Da, Young Mee Kim, Nguyen Thi Thanh Chi, et. al. (2008), “Formation of Metalliacyclic Complexes by Activation of an Aryl C-H Bond in a Platinum-Safrole Analogue of Zeise’s Salt”, Organometallics, 27(14), 3611– 3613. 16. Tran Thi Da, Young-Mi Kim, Truong Thi Cam Mai et. al. (2010), “Mono-and dinuclear metallacyclic complexes of Pt(II) synthesized from some eugenol derivaties”, J. Coord. Chem., 60, 473–483. 17. Tran Thi Da, Le Xuan Chien, Nguyen Thi Thanh Chi et. al. (2012), “Synthesis and solution structures of some platinum(II) complexes containing chelating safrole and amine”, J. Coord. Chem., 65(1), 131–142. 18. Tran Thi Da, Nguyen Thi Thanh Chi, Luc Van Meervelt, et. al. (2015), “Synthesis, structure and properties of two series of platinum(II) complexes containing methyleugenol or chelating methyleugenol and amine”, Polyhedron, 85, 104–109. 19. Tran Thi Da, Le Thi Hong Hai, Luc Van Meervelt et. al. (2015), “Synthesis, structure and in vitro cytotoxicity of organoplatinum(II) complexes containing aryl olefins and quinolines”, J. Coord. Chem., 68(19), 1–22. 116 20. Nguyen Thi Thanh Chi, Tran Thi Da, Koen Robeyns et. al. (2018), “Synthesis, crystal and solution structures of platinacyclic complexes containing eugenol, the main bioactive constituent of Ocimum sanctum L. Oil”, Polyhedron, 151, 330– 337. 21. Le Thi Hong Hai, Nguyen Thi Ngoc Vinh, Luu Thi Tuyen et. al. (2019), “Synthesis and structure of organoplatinum(II) complexes containing aryl olefins and 8-hydroxyquinolines”, J. Coord. Chem., 72(10), 1637–1651. 22. Nguyễn Văn Tòng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Nguyễn Tiến Công (1995), “Tổng hợp và cấu tạo của axit eugenoxyaxetic, axit tricloaxetic, amit và hiđrazit thế của chúng”, Hội thảo Công nghệ tổng hợp hữu cơ ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp và đời sống, 28–29. 23. Nguyen Huu Dinh, Pham Van Hoan, Nguyen Tien Cong et. al. (1999), “Synthesis, Structure and propeties of some eugenol derivatives”, Proceedings, the 8th Asian Chemical Congress, 1999, 480. 24. Nguyen Huu Dinh, Trinh Thi Huan, Hoang Thi Tuyet Lan et. al. (2013), “Hydrazones and 1,3-Thiazolidin-4-ones Incorporating Furoxan Moiety Synthesized from Eugenol, the Main Constituent of Ocimum sanctum L. Oil”, Heterocycles, 87(11), 2319–2332. 25. Belluco U. (1974). Organometallic and Coordination chemistry of platinum, Academic press London and New York. 26. Crabtree R.H (2005). The Organometallic Chemistry of the transition metals, 4th Ed.,Wiley-Interscience. 27. Trương Thị Cẩm Mai (2011), Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc, tính chất của một số phức chất platinum(II) chứa phối tử amine và alkyl eugenoxyacetate, Luận án Tiến sĩ hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 28. Lê Xuân Chiến (2015), Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc, tính chất một số dãy phức chất của platinum(II) chứa safrole, safrole khép vòng với amine, Luận án Tiến sĩ Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 29. Jarvis J.A.J, Kilbourn B.T, Owston P.G (1971), “A redetermination of the crystal and molecular structure of Zeise's salt, K[PtCl3(C2H4)].H2O”, Acta Cryst., B27, 366–372. 117 30. König A., Bette M., Bruhn C. et. al. (2012), “Dinuclear Olefin and Alkyne Complexes of Platinum(II)”, Eur. J. Inorg. Chem., 35, 5881–5895. 31. Lüning A., Neugebauer M., Lingen V. et. al. (2015), “Platinum Diolefin Complexes–Synthesis, Structures, and Cytotoxicity”, Eur. J. Inorg. Chem., 2015(2), 226–239. 32. Đỗ Đình Rãng, Đặng Đình Bạch, Nguyễn Thị Thanh Phong (2006). Hóa học hữu cơ 2, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 33. Herrmann W.A. (2002), “N-Heterocyclic carbenes: A new concept in organometallic catalysis”, Angew. Chem. Int. Ed., 41, 1290–1309. 34. Wang W., Cui L., Sun P. et. al. (2018), “Reusable N-heterocyclic carbene complex catalysts and beyond: A perspective on recycling strategies”, Chem. Rev., 118(19), 9843–9929. 35. Zhao Q., Meng G., Nolan S.P et. al. (2020), “N-Heterocyclic Carbene Complexes in C–H Activation Reactions”, Chem. Rev., 120(4), 1981–2048. 36. Roos L., Malan F.P, Landman M. (2021), “Naphthalimide-NHC complexes: Synthesis and properties in catalytic, biological and photophysical applications”, Coord. Chem. Rev., 449, 214201. 37. Hindi K.M, Panzner M.J, Tessier C.A et. al. (2009), “The Medicinal applications of imidazolium carbene−metal complexes”, Chem. Rev., 109(8), 3859–3884. 38. Zhao S., Yang Z., Jiang G. et. al. (2021), “An overview of anticancer platinum N-heterocyclic carbene complexes”, Coord. Chem. Rev., 449, 214217. 39. Visbal R., Gimeno M.C (2014), “N-heterocyclic carbene metal complexes: photoluminescence and applications”, Chem. Soc. Rev., 43(10), 3551–3574. 40. Elie M., Renaud J.L, Gaillard S. (2018), “N-Heterocyclic carbene transition metal complexes in light emitting devices”, Polyhedron, 140, 158–168. 41. Arduengo III A.J, Harlow R.L, Kline M. (1991), “A stable crystalline carbene”, J. Am. Chem. Soc., 113(1), 361–363. 42. Arduengo III A.J, Goerlich, J.R, Marshall, W.J (1995), “A stable diaminocarbene”, J. Am. Chem. Soc., 117, 11027–11028. 43. Huynh H.V (2017). The Organometallic Chemistry of N-heterocyclic Carbenes, Wiley: Hoboken, NJ. 118 44. Arduengo III A.J (1991), “Preparation of 1,3-disubstituted imidazolium salts”, U.S. Patent No. 5,077,414. 45. Hintermann L. (2007), “Expedient syntheses of the N-hetercyclic carbene precursor imidazolium salts IPr·HCl, IMes·HCl and IXy·HCl”, Beilstein J. Org. Chem., 3, 22. 46. Gridnev A.A, Mihaltseva I.M (1994), Synthesis of 1-Alkylimidazoles, Synth. Commun., 24, 1547–1555. 47. Huynh H.V, Han Y., Ho J.H.H et. al. (2006), “Palladium(II) Complexes of a Sterically Bulky, Benzannulated N-Heterocyclic Carbene with Unusual Intramolecular C-HPd and Ccarbene..Br Interactions and Their Catalytic Activities”, Organometallics, 25, 3267–3274. 48. Arduengo III A.J, Krafczyk R., Schmutzler R. et. al. (1999), “Imidazolylidenes, imidazolinylidenes and imidazolidines”, Tetrahedron, 55, 14523–14534. 49. Bazinet P., Ong T.G, O'Brien J.S et. al. (2007), “Design of sterically demanding, electron-rich carbene ligands with the Perimidine Scaffold”, Organometallics, 26(11), 2885–2895. 50. Fantasia S., Petersen J.L, Jacobsen H. et. al. (2007), “Electronic properties of N- heterocyclic carbene (NHC) ligands: synthetic, structural, and spectroscopic studies of (NHC)platinum(II) complexes”, Organometallics, 26, 5880–5889. 51. De F.P, Marion N., Nolan S.P (2009), “Carbenes: synthesis, properties, and organometallic chemistry”, Coord. Chem. Rev., 253, 862–892. 52. Kuhn N., Kratz T. (1993), “Synthesis of imidazol-2-ylidenes by reduction of imidazole-2(3H )-thiones”, Synthesis, 1993(06), 561–562. 53. Denk M.K, Rodezno J.M, Gupta S. (2001), “Synthesis and reactivity of subvalent compounds Part 11. Oxidation, hydrogenation and hydrolysis of stable diamino carbenes”, J. Organomet. Chem., 617, 242–253. 54. Diez-Gonzalez S., Marion N., Nolan S.P (2009), “N-heterocyclic carbenes in late transition metal catalysis”, Chem. Rev., 109(8), 3612–3676. 55. Trần Quốc Sơn (2010). Cơ sở Hóa học dị vòng, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội. 119 56. Santos C.M, Cabrera S., Ríos-Luci C. et. al. (2013), “Novel clioquinol and its analogous platinum complexes: importance, role of the halogen substitution and the hydroxyl group of the ligand”, Dalton Trans., 42, 13343–13348. 57. Nguyen Thi Thanh Chi, Tran Thi Da (2014), “Synthesis, structure and biological activity of three platinum(II) complexes bearing alkyl eugenoxyacetate (alkyl: ethyl or propyl) and heterocyclic amine”, V. J. Chem., 52(2), 256–260. 58. Nguyen Thi Thanh Chi, Nguyen Bich Ngan, Luc Van Meervetl (2014), “Crystal structure of chlorido(piperidine-κN)-(quinoline-2-carboxylato- κ2N,O)platinum(II)”, Acta Cryst., E70, 36–38. 59. Meng T., Tang S.F, Qin Q.P et. al. (2016), “Evaluation of the effect of iodine substitution of 8-hydroxyquinoline on its platinum(II) complex: cytotoxicity, cell apoptosis and telomerase inhibition”, Med. Chem. Commun., 7, 1802–1811. 60. Nguyen Thi Thanh Chi, Tran Thi Da, Nguyen Van Ha et. al. (2017), “Synthesis, spectral charaterization of platinum(II) complexes containing eugenol, a natural allylphenol”, J. Coord. Chem., 70(6), 1008–1019. 61. Collin G., Höke H. (2005). Quinoline and Isoquinoline, Ullmann’s Encyclopedia of Industrial Chemistry, Weinheim: Wiley-VCH. 62. Halcrow B.E, Kermack W.O (1946), “Attempts to find new antimalarials. Part XXIV. Derivatives of o-phenanthroline (7:8:3′:2′-pyridoquinoline)”, J. Chem. Soc., 43, 155–157. 63. Grosheintz J.M, Fischer, H.O (1941), “Preparation of l-acyl-l,2- dihydroquinaldonitriles and their hydrolysis to aldehydes”, J. Am. Chem. Soc., 63(7), 2021–2022. 64. Sasse W.H.F (1966), “2,2’-Bipyridine”, Org. Synth., 46(5), 102. 65. Trần Thị Đà, Nguyễn Hữu Đĩnh (2007). Phức chất – Phương pháp tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 66. Mahmoud W.H, Mohamed G.G, El-Dessouky M.M (2014), “Synthesis, characterization and in vitro biological activity of mixed transition metal complexes of lornoxicam with 1,10-phenanthroline”, Int. J. Electrochem. Sci., 9, 1415–1438. 120 67. Nguyễn Thị Thanh Chi (2007), Tổng hợp và nghiên cứu một số phức chất của platinum chứa phối tử olefin, Luận án Tiến sĩ Hoá học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 68. Meieranz S., Stefanopoulou M., Rubner G. et. al. (2015), “The biological activity of Zeise’s salt and its derivatives”, Angew. Chem. Int. Ed., 54(9), 2834– 2837. 69. Pryadun R., Sukumaran D., Bogadi R. et. al. (2004), “Amine attack on coordinated alkenes: an interconversion from anti-Markovnikoff to Markovnikoff products”, J. Am. Chem. Soc., 126(39), 12414–12420. 70. Karshtedt D., Bell A.T, Tilley T.D (2005), “Platinum-based catalysts for the hydroamination of olefins with sulfonamides and weakly basic anilines”, J. Am. Chem. Soc., 127(36), 12640–12646. 71. Pryadun R.S, Gerlits O.O, Atwood J.D (2006), “Structural studies on platinum alkene complexes and precursors”, J. Coord. Chem., 59(1), 85–100. 72. Pryadun R.S, Atwood, J.D (2007), “Water-solution ethylene complex with platinum: water stability and rection with ditheylamine”, Organometallics, 26(19), 4830–4834. 73. Dodoff N.I, Lalia-Kantouri M., Gdaniec M. et. al. (2012), “trans-Dichloro(η2- ethylene)(N-3-pyridinylmethanesulfonamide)platinum(II). Crystal structure, spectroscopic, and thermoanalytical characterization, and cytotoxicity assays”, J. Coord. Chem., 65(4), 688–704. 74. Jean S., Cormier K., Patterson A.E et. al. (2015), “Synthesis, characterization, and anticancer properties of organometallic Schiff base platinum complexes”, Can. J. Chem., 93(10), 1140–1146. 75. Esposito R., Calvanese L., Cucciolito M.E et. al. (2017), “Oxidative Coupling of Imino, Amide Platinum(II) Complexes Yields Highly Conjugated Blue Dimers”, Organometallics, 36(2), 384–390. 76. Trần Thị Đà, Nguyễn Thị Thanh Chi, Tống Thị Cẩm Lệ (2005), “Tìm điều kiện tổng hợp phức chất K[PtCl3(methyleugenol)] và phức chất K[PtCl3(safrole)]”, Thông báo Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 53–55. 121 77. Tran Thi Da, Nguyen Thi Tuyet Minh, Nguyen Thi Thanh Chi et. al. (2007), “Synthesis and spectral characterization of some complexes of platinum(II) containing 2-methyleugenol”, Polyhedron, 26, 3271–3276. 78. Nguyễn Thị Thanh Chi, Trương Thị Cẩm Mai, Nguyễn Thị Thanh Nhàn và cộng sự (2013), “Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc phức chất đơn nhân và hai nhân của Pt(II) chứa phối tử propyl eugenoxyacetate”, Tạp chí Hóa học, 51(3AB), 500–504. 79. Lê Thị Hồng Hải, Trần Thị Hoa (2015), “Tổng hợp, cấu trúc phức chất cơ platinum chứa alkyl eugenoxyacetate và p-chloroaniline”, Tạp chí Hóa học, 53(4E), 171–175. 80. Nguyen Thi Thanh Chi, Nguyen Thi Hoa, Nguyen Bich Ngan et. al. (2015). “Synthesis, structurel and spectroscopic study and cytotoxicity of trans- [PtCl2(methyleugenoxyacetate)(2-aminopyperidine)]”, Tạp chí phân tích hóa, lý và sinh học, 20, 345–350. 81. Shiver D.F (1979). Inorganic syntheses volume XIX, John Wiley & Sons. 82. Vedernikov A.N, Zazybin A.G, Solomonov A.B et. al. (1997), “Activation of P-C Bonds in Phosphines and Aromatic C-H Bonds in Toluene by Phosphine Complexes of Dichloro- and Dimethylplatinum(II) in Hydrocarbon Media”, Russ. J. Gen. Chem., 69(1), 68–73. 83. Johansson M.H, Otto S. (2000), “Trans-dichlorobis(triphenylphosphine-P) platinum(II)”, Acta Cryst., C56, 12–15. 84. Dell'Amico D.B, Labella L., Marchetti F. et. al. (2012), “A convenient route to dinuclear chloro-bridged platinum(II) derivatives via nitrile complexes”, Dalton Trans., 41(4), 1389–1396. 85. Le Xuan Chien, Nguyen Quynh Chi, Nguyen Dang Dat et. al. (2017), “Interaction between triphenylphosphine or 1,2-bis(diphenylphosphino)ethane with some complexes K[PtCl3(olefin] (olefin: methyleugenol, safrole, isopropyl eugenoxyacetate)”, V. J. Chem., 55(6), 775–780. 86. Rigamonti L., Manassero C., Rusconi M. et. al. (2009), “cis Influence in trans- Pt(PPh3)2 complexes”, Dalton Trans., 7, 1206–1213. 122 87. Karhánek D. (2004), “Synthetic, properties and molecular Modeling of complexes P(Ph)3Pt(0)-olefin”, Department of Organic Technology, Institute of Chemical Technology, Prague. 88. Baratta W., Pregosin P.S (1993), “A convenient preparation of dinuclear Pt(II) phosphine complexes”, Inorganrca Chimica Acta, 209(1), 85–87. 89. Briggs J.R, Crocker C., McDonald W.S et. al. (1980), “Interaction of Allylic Alcohols with Halogeno-bridged Platinum(II) Complexes [Pt2X4(PR3)] (X = CI or Br) and [NBu4]2[Pt2Cl6]: Crystal Structure of [PtCH(PMe2Ph)(CH2=CHCH2OH)]”, J. Chem. Soc., Dalton Trans., 64–69. 90. Wanzlick H.W, Schönherr H.J (1968), “Direct Synthesis of a Mercury Salt- Carbene Complex”, Angew. Chem. Int. Ed. Engl., 7, 141–142. 91. Zhao S., Wu J., Chen W. (2017), “Organometallic chemistry of bis(N- heterocyclic carbene) ligands containing a heteroarene spacer”, J. Organomet. Chem., 848, 249–280. 92. Peris E. (2017), “Smart N-heterocyclic carbene ligands in catalysis” Chem. Rev., 118(19), 9988–10031. 93. Skander M., Retailleau P., Bourrié B. et. al. (2010), “N-heterocyclic carbene- amine Pt(II) complexes a new chemical space for the development of platinum– based anticancer drugs”, J. Med. Chem., 53, 2146-2154. 94. Rehm T., Rothemund M., Muenzner J.K et. al. (2016), “Novel cis- [(NHC)1(NHC)2(L)Cl] platinum(II) complexes-synthesis, structures, and anticancer activities”, Dalton Trans., 45(39), 15390–15398. 95. Hu J.J, Li F., Hor T.A (2009), “Novel Pt(II) Mono- and Biscarbene Complexes: Synthesis, Structural Characterization and Application in Hydrosilylation Catalysis”, Organometallics, 28, 1212–1220. 96. Bernhammer J.C, Huynh, H.V (2014), “Platinum(II) complexes with thioether- functionalized benzimidazolin-2-ylidene ligands: synthesis, structural characterization and application in hydroelementation reactions”, Organometallics, 33, 172–180. 97. Nguyen Van Ha, Dang Thanh Tuan, Nguyen Hung Huy et. al. (2020), “Platinum(II) 1,2,4-Triazolin-5-ylidene Complexes: Stereoelectronic Influences 123 on Their Catalytic Activity in Hydroelementation Reactions”, Organometallics, 39(12), 2309–2319. 98. Nguyen Van Ha, Nguyen Hung Huy, Do Huy Hoang (2020), “1,2,4-Triazole- Derived N-Heterocyclic Carbene Complexes of Platinum(II) as Catalysts for Hydroamination Reactions and Active Anticancer Agents”, Inorg. Chem. Comms, 121, 108173. 99. Fantasia S., Jacobsen H., Cavallo L. et. al. (2007), “Insertion of a N- heterocyclic carbene (NHC) into a platinum-olefin bond”, Organometallics, 26, 3286–3288. 100. Wylie W.N, Lough A.J, Morris R.H (2010), “Palladium(II) and Platinum(II) Complexes Featuring a Nitrile-Functionalized N-Heterocyclic Carbene Ligand”, Organometallics, 29, 570–581. 101. Newman C.P, Deeth R.J, Clarkson G.J et. al. (2007), “Synthesis of mixed NHC/L platinum(II) complexes: restricted rotation of the NHC group, christopher”, Organometallics, 26, 6225-6233. 102. Han Y., Huynh H.V, Tan G.K (2007), “Mono- vs Bis(carbene) Complexes: A Detailed Study on Platinum(II)-Benzimidazolin-2-ylidenes”, Organometallics, 26, 4612–4617. 103. Hackenberg F., Müller-Bunz H., Smith R. et. al. (2013), “Novel ruthenium(II) and gold(I) NHC complexes: Synthesis, characterization, and evaluation of their anticancer properties”, Organometallics, 32, 5551–5560. 104. Luo X.J, Qin Q.P, Li Y.L et. al. (2014), “Three platinum(II) complexes of 2-(methoxy-phenyl)-imidazo-[4,5-f]-[1,10]-phenanthroline: cell apoptosis induction by sub-G1 phase cell cycle arrest and G-quadruplex binding properties”, Inorg. Chem. Commun., 46, 176–179. 105. Jopp M., Becker J., Becker S. et. al. (2017), “Anticancer activity of a series of copper(II) complexes with tripodal ligands”, Eur. J. Med. Chem., 132, 274–281. 106. Englinger B., Pirker C., Heffeter P. et. al. (2018), “Metal drugs and the anticancer immune response”, Chem. Rev., 119(2), 1519–1624. 107. Park G.Y, Wilson J.J, Song Y. et. al. (2012), “Phenanthriplatin, a monofunctional DNA-binding platinum anticancer drug candidate with unusual 124 potency and cellular activity profile”, Proc. Natl. Acad. Sci. USA, 109, 11987– 11992. 108. Annunziata A., Cucciolito M.E, Esposito R. et. al. (2019), “A highly efficient and selective antitumor agent based on a glucoconjugated carbene platinum(II) complex”, Dalton Trans., 48(22), 7794–7800. 109. Cucciolito M.E, D’Amora A., De Feo G. et. al. (2018), “Five-coordinate platinum(II) compounds containing sugar ligands: synthesis, characterization, cytotoxic activity, and interaction with biological macromolecules”, Inorg. Chem., 57(6), 3133–3143. 110. Chung L.W, Wu Y.D, Trost B.M et. al. (2003), “A theoretical study on the mechanism, regiochemistry, and stereochemistry of hydrosilylation catalyzed by cationic ruthenium complexes”, J. Am. Chem. Soc., 125(38), 11578–11582. 111. Lukin R.Y, Kuchkaev A.M, Sukhov A.V et. al. (2020), Platinum- catalyzed hydrosilylation in polymer chemistry, Polymers, 12(10), 2174. 112. Poyatos M., Maisse-François A., Bellemin-Laponnaz S. et. al. (2006). “Coordination chemistry of a modular N,C-chelating oxazole-carbene ligand and its applications in hydrosilylation catalysis” Organometallics, 25(10), 2634– 2641. 113. Lu C., Gu S., Chen W. et. al. (2010), “Platinum(II) complexes with polydentate N-heterocyclic carbenes: synthesis, structural characterization and hydrosilylation catalysis”, Dalton Trans., 39, 4198–4204. 114. Huo Y., Hu J., Lin S. et. al. (2019), “Platinum (II) complexes bearing bulky Schiff base ligands anchored onto mesoporous SBA‐15 supports as efficient catalysts for hydrosilylation”, Applied Organometallic Chemistry, 33(6), 4874. 115. Naganawa Y., Maegawa Y., Guo H. et. al. (2019), “Heterogeneous hydrosilylation reaction catalysed by platinum complexes immobilized on bipyridine-periodic mesoporous organosilicas”, Dalton Trans., 48(17), 5534– 5540. 116. Walczak A., Stachowiak H., Kurpik G., et. al. (2019), “High catalytic activity and selectivity in hydrosilylation of new Pt(II) metallosupramolecular complexes based on ambidentate ligands” J. Catal., 373, 139–146. 125 117. Mollar C.A, Borja M.P, Guisado-Barrios G. et. al. (2020), “A Platinum molecular complex immobilised on the surface of graphene as active catalyst in alkyne hydrosilylation”, Eur. J. Inorg. Chem., 45, 4254–4262. 118. Brunet J.J, Cadena M., Chu N.C et. al. (2004), “The first platinum- catalyzed hydroamination of ethylene”, Organometallics, 23, 1264-1268. 119. Wang X., Widenhoefer R.A (2004), “Platinum-Catalyzed Intermolecular Hydroamination of Unactivated Olefins with Carboxamides”, Organometallics, 23, 1649–1651. 120. Bender C.F, Widenhoefer R.A (2005), “Platinum-catalyzed intramolecular hydroamination of unactivated olefins with secondary alkylamines”, J. Am. Chem. Soc., 127, 1070–1071. 121. Dub P.A., Rodriguez-Zubiri M., Daran J.C et. al. (2009), “Platinum- Catalyzed Ethylene Hydroamination with Aniline: Synthesis, Characterization, and Studies of Intermediates”, Organometallics, 28(16), 4764–4777. 122. Toups K.L, Widenhoefer R.A (2010), “Platinum(II)-catalyzed intermolecular hydroamination of monosubstituted allenes with secondary alkylamines”, Chem. Commun., 46(10), 1712–1714. 123. Huang L., Arndt M., Gooßen K. et. al. (2015), “Late transition metal- catalyzed hydroamination and hydroamidation”, Chem. Rev., 115(7), 2596–2697. 124. Bedford R.B, Hazelwood S.L, Albisson D.A (2002), “Platinum Catalysts for Suzuki Biaryl Coupling Reactions”, Organometallics, 21, 2599–2600. 125. Lee H.R, Jang M.S, Song Y.J et. al. (2009), “Platinum-catalyzed reductive aldol and Michael reactions”, Bull. Korean Chem. Soc., 30(2), 327–333. 126. Zhou Y., Xu X., Sun H. et. al. (2021), “Development of highly efficient platinum catalysts for hydroalkoxylation and hydroamination of unactivated alkenes”, Nature communications, 12(1), 1–11. 127. Abbiati G., Beccalli E.M, Rossi E. (2011). Groups 9 and 10 metals- catalyzed O–H bond addition to unsaturated molecules, In Hydrofunctionalization (pp.231–290), Springer, Berlin, Heidelberg. 128. Skehan P., Storeng R., Scudiero D. et. al. (1990), “New Colorimetric Cytotoxicity Assay for Anticancer-Drug Screening”, J. Natl. Cancer. Inst., 82, 1107–1112. 126 129. Likhitwitayawuid K., Angerhofer C.K, Cordell G.A et. al. (1993), “Cytotoxic and antimalarial bisbenzylisoquinoline alkaloids from Sephania erecta”, J. Nat. Prod., 56(1), 30–38. 130. Nguyễn Hữu Đĩnh, Trần Thị Đà (2018). Các phương pháp phổ nghiên cứu cấu trúc hóa học, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 131. Thái Doãn Tĩnh (2008). Cơ chế và phản ứng Hóa học hữu cơ tập 2, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 132. Jain V.K (1990), Dinuclear complexes of platinum(II), Curr. Sci., 143– 151. 133. Larraz C., Navarro R., Urriolabeitia, E.P (2000), “Synthesis and reactivity of Pt(II) complexes containing the orthometallated ligand [C6H4-2- PPh2C(H)COCH2PPh3]”, New J. Chem., 24(8), 623–630. 134. Praefcke K., Bilgin B., Pickardt J. et. al.(1994), “Liquid‐crystalline Compounds, 86. The First Disc‐Shaped Dinuclear Platinum Mesogen”, Chem. Ber., 127, 1543–1545. 135. Mishra V., Thirupathi N. (2018), “Critical Role of Anions in Platinum(II) Precursors upon the Structural Motifs of Six-Membered Cycloplatinated N,N′,N″-Triarylguanidines”, ACS omega, 3(6), 6075–6090. 136. Bedford R.B, Betham M., Coles S.J et. al. (2006), “The influence of steric bulk on the geometry of triarylphosphite-based palladacycles and their tricyclohexylphosphine adducts”, Polyhedron, 25(4), 1003–1010. 137. Albano V. G., Natile G., Panunzi A. (1994), “Five-coordinate alkene complexes of palladium(II) and platinum(II)”, Coord. Chem. Rev., 133, 67–114. 138. Fanizzi F.P, Maresca L., Natile G. et. al. (1992), “Five-coordination in platinum(II) species: when and why”, J. Chem. Soc., Chem. Commun., 4, 333– 335. 139. Appleton T.G, Clark H.C, Manzer, L.E (1973), The trans-influence: Its measurement and significance, Coord. Chem. Rev., 10(3-4), 335–422. 140. Huynh H.V (2018), “Electronic Properties of N-Heterocyclic Carbenes and Their Experimental Determination”, Chem. Rev., 118, 9457–9492. 141. Vicente J., Arcas A., Bautista D. et. al. (1997), “The difficulty of coordinating mutually trans phosphine and aryl ligands in palladium complexes 127 and its relation to important coupling processes. Syntheses and crystal structures of a family of palladium phosphino, triflato, perchlorato, and aquo-2-(arylazo) aryl complexes”, Organometallics, 16(10), 2127–2138. 142. Fuertes S., Chueca A.J, Arnal L. et. al. (2017), “Heteroleptic Cycloplatinated N-Heterocyclic Carbene Complexes: A New Approach to Highly Efficient Blue-Light Emitters”, Inorg. Chem., 56(9), 4829–4839. 143. Teng Q., Ng P.S, Leung J.N et. al. (2019), Donor strengths determination of pnictogen and chalcogen ligands by the Huynh electronic parameter and its correlation to sigma Hammett constants, Chem. Eur. J., 25(61), 13956–13963. 144. Fernández-Moyano S., Peñas-Defrutos M.N, Bartolomé C. et. al. (2021), Striking ligand-disproportionative Cl/aryl scrambling in a simple Au(III) system. Solvent role, driving forces and mechanisms, Chem. Commun., 57(1), 125–128. 145. Böhme M.D, Eder T., Röthel M.B et. al. (2022), “Synthesis of N- Heterocyclic Carbenes and Their Complexes by Chloronium Ion Abstraction from 2-Chloroazolium Salts Using Electron-Rich Phosphines”, Ang. Chem. Int. Ed., 61(28), 202202190. 128 PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_tong_hop_cau_truc_va_tinh_chat_cua_mot_so.pdf
  • pdf2. Phu luc.pdf
  • pdf3. Tom tat tieng Viet.pdf
  • pdf4. Tom tat tieng Anh.pdf
  • pdfDiem moi - tieng Anh.pdf
  • pdfDiem moi - tieng Viet.pdf
  • pdfQDNN.pdf
Luận văn liên quan