Theo nhiều tác giả nghiên cứu về xúc tác bazơ rắn trên thế giới [99, 110], một số
halogenua kim loại kiềm (NaBr, NaI, KBr, KI.) có tính khử tốt khi được hoạt hóa bằng
nhiệt độ cao trong môi trường không khí, tạo ra các oxit kim loại có tính bazơ mạnh như
Na2O, K2O. Tính bazơ của các oxit này thậm chí còn mạnh hơn so với các hydroxit kiềm
tương ứng nên hoàn toàn có khả năng xúc tác tốt cho phản ứng trao đổi este. Tuy nhiên,
các oxit này tan dễ dàng trong môi trường phản ứng nên cần phải dị thể hóa xúc tác mới
đáp ứng được các yêu cầu cho quá trình tổng hợp nhiên liệu sinh học. Như đã biện luận ở
phần trên, η-Al2O3 là một chất mang bền nhiệt, có kích thước mao quản phù hợp với các
phân tử cồng kềnh như triglyxerit, lại rẻ tiền và dễ sản xuất với quy mô lớn. Vì thế, mang
các halogenua kim loại kiềm lên bề mặt Al2O3 có thể giải quyết được cả vấn đề dị thể hóa
xúc tác và tính phù hợp với kích thước động học của các phân tử triglyxerit trong nguyên
liệu. Đã nghiên cứu so sánh một số các loại xúc tác là các halogenua kim loại kiềm mang
trên Al2O3, với cùng những điều kiện chế tạo và hoạt hóa để chọn ra loại xúc tác tốt nhất
ứng dụng cho quá trình tổng hợp.
169 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tổng hợp metyl este từ dầu dừa và dầu hạt cải trên xúc tác bazơ rắn, sử dụng làm thành phần pha chế nhiên liệu phản lực biokerosen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới khoảng sôi của phân đoạn kerosen
làm thành phần pha chế nhiên liệu phản lực. Sắc ký đồ GC của metyl este từ dầu dừa đã
được đưa ra ở hình 3.24 phía trên. Còn phổ MS được thể hiện trên hình 3.31.
Hình 3.31. Kết quả MS của metyl tetradecanoate trong metyl este trong dầu dừa so với hóa
chất chuẩn trong thư viện phổ
Để dễ theo dõi, thành phần và hàm lượng các chất trong hỗn hợp xác định từ GC-MS
được thống kê lại trong bảng 3.37.
107
Bảng 3.37. Thành phần các gốc axit béo trong sản phẩm metyl este từ dầu dừa theo kết
quả GC – MS
STT Thời gian
lưu, phút
Cấu trúc Tên axit Công thức Thành
phần %
1 4,81 C6:0 Hexanoic C6H12O2 0,51
2 8,69 C8:0 Caprilic C8H16O2 6,54
3
12,25 C10:0 Capric C10H20O2 7,72
4 13,72 C11:0 Undecanoic C11H22O2 0,08
5 15,60 C12:0 Lauric C12H22O2 30,01
6 16,82 C13:0 Tridecanoic C13H26O2 0,14
7 18,46 C14:0 Myristic C14H28O2 20,37
8 19,60 C15:0 Pentadecanoic C15H30O2 0,04
9 21,18 C16:0 Palmitic C16H32O2 13,76
10 22,07 C17:0 Heptadecanoic C17H34O2 0,03
11 22,90 C18:1 Oleic C18H34O2 11,45
12 23,13 C18:0 Stearic C18H36O2 7,73
13 24,44 C14:0 Tetradecanoic, 2-hydroxy-1-
(hydroxymetyl) metyleste
C16H32O4 0,61
14 24,59 C20:0 Eicosanoic C20H40O2 0,35
15 26,39 C16:0 Hexadecanoic, 2-hydroxy-1-
(hydroxymetyl) metyleste
C18H36O4 0,12
16 26,54 C22:0 Docosanoic C22H44O2 0,06
Với sản phẩm metyl este từ dầu hạt cải, cũng xuất hiện các pic có thời gian lưu đặc
trưng như: metyl pentadecanoat (4,55%), metyl octadecadienoat (18,5%), metyl
octadecenoat (70,75%), metyl octadecatrienoat (1,16%), metyl octadecanoat (2,36%) metyl
eicosenoat (1,77%) và metyl eicosanoat (1,91%). So sánh với phổ chuẩn của máy sắc ký
khí – khối phổ cũng cho độ trùng lặp rất cao (trên 95%), hàm lượng metyl este đạt 99,36%,
chứng tỏ độ tin cậy của quá trình tổng hợp. Tổng hàm lượng các gốc axit béo không no lên
tới hơn 92% (nhiều nhất là gốc axit của axit octadecenoic hay axit oleic), đóng góp một
phần rất quan trọng vào tính linh động của nhiên liệu ở nhiệt độ thấp. Phổ MS của một
trong các chất metyl este trong dầu hạt cải được đưa ra trong hình 3.32.
108
Hình 3.32. Khối phổ của metyl octandecenoat trong sản phẩm từ dầu hạt cải so sánh với
khối phổ chuẩn của metyl octandesenoat trong thư viện phổ
Bảng 3.38. Thành phần các gốc axit béo trong sản phẩm metyl este từ dầu hạt cải theo
kết quả GC – MS
STT Tên gốc axit béo Số C Công thức
Hàm lượng
phần trăm, %
1 Pentadecanoic C15:0 C15H30O2 4,55
2 Octadecadienoic C18:2 C18H32O2 18,50
3 Octadecenoic C18:1 C18H34O2 70,75
4 Octadecatrienoic C18:3 C18H30O2 1,16
5 Octadecanoic C18:0 C18H36O2 2,36
6 Eicosenoic C20:1 C20H38O2 1,77
7 Eicosanoic C20:0 C20H40O2 0,91
Như vậy, từ kết quả GC-MS của sản phẩm metyl este từ hai loại nguyên liệu dầu dừa
và dầu hạt cải có thể thấy các loại metyl este thu được đều phù hợp với gốc axit béo có
trong nguyên liệu và độ trùng lặp với phổ chuẩn rất cao.
109
3.2.4.2. Xác định một số chỉ tiêu hóa lý của sản phẩm metyl este từ dầu dừa và
dầu hạt cải
Bảng 3.39. Một số chỉ tiêu kỹ thuật của các metyl este từ dầu dừa
Chỉ tiêu kỹ thuật P.P kiểm tra Giá trị
Nhiệt trị, MJ/Kg ASTM D240 41,5
Chiều cao ngọn lửa không khói, mm ASTM D 1322 96
Chỉ số axit, mg KOH/g ASTM D664 0,01
Chỉ số iot, g iot/100mg Pr EN-14111 25
Độ nhớt động học tại 40oC, cSt ASTM D445 2,75
Nhiệt độ chớp cháy, oC ASTM D93 133
Ăn mòn tấm đồng, loại ASTM D130 1a
Cặn cabon, % KL ASTM D4530 0,02
Tổng hàm lượng este, % GC-MS 99,52
Điểm băng, oC ASTM D2386 -11,6
Hàm lượng lưu huỳnh <0,1
Khoảng chưng cất, oC
Nhiệt độ đầu, oC
10%
50%
90%
Nhiệt độ cuối,oC
D 86
174
204
242
278
294
Bảng 3.40. Một số chỉ tiêu kỹ thuật của metyl este từ dầu hạt cải
Các chỉ tiêu kỹ thuật Phương pháp thử Giá trị
Tỷ trọng, 15.5 oC D 1298 0,8621
Nhiệt độ chớp cháy, oC D 93 162,1
Độ nhớt động học tại 40oC, cSt D 445 4,4
Tổng hàm lượng este, % khối lượng Pr EN 14103d 99,6
Điểm băng, oC ASTM D2386 -38
Hàm lượng lưu huỳnh <0,1
Khoảng chưng cất, oC
Nhiệt độ đầu, oC
10%
50%
90%
Nhiệt độ cuối,oC
D 86
232
244
268
288
302
110
Chiều cao ngọn lửa không khói (mm) D1322 102
Chỉ số axit (mg KOH/g) D 664 0,01
Chỉ số iot (g I2/100 g) Pr EN 14111 140
Nhiệt trị (MJ/kg) D 240 39,3
Các kết quả trong bảng 3.39 và bảng 3.40 cho biết, các metyl este từ dầu dừa và dầu hạt
cải đều đáp ứng rất tốt các yêu cầu về khả năng cháy sạch thông qua chỉ tiêu về chiều cao
ngọn lửa không khói (đều trên 90 mm) - một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của
nhiên liệu phản lực. Ngoài ra, các metyl este từ dầu dừa có độ nhớt rất thấp (2,75 cSt tại
40oC, còn các metyl este từ dầu hạt cải có điểm đóng băng thấp, ở -38oC nên có tính linh
động rất cao. Tuy nhiên, mỗi loại metyl este đều có những chỉ tiêu chưa phù hợp: Với các
metyl este đi từ dầu dừa, mặc dù khoảng nhiệt độ sôi nằm trong giới hạn của phân đoạn
kerosen nhưng nhiệt trị chưa đủ cao so với tiêu chuẩn của nhiên liệu phản lực (41,5 so với
42,8 MJ/Kg), đồng thời điểm băng của các metyl este quá cao (-11,6 so với tiêu chuẩn cần
có là -47oC); với các metyl este từ dầu hạt cải, điểm băng của nhiên liệu đã hạ xuống rất
thấp so với trường hợp dầu dừa (-38oC) nhưng vẫn chưa đạt được giá trị cho phép, hơn nữa
nhiệt trị của loại metyl este này còn thấp hơn so với các metyl este đi từ dầu dừa (39,3
MJ/Kg). Do vậy, để có thể sử dụng làm nhiên liệu thay thế một phần nhiên liệu cho máy
bay phản lực, bắt buộc phải có quá trình pha chế giữa nhiên liệu phản lực truyền thống với
từng loại hoặc cả hai loại metyl este, đồng thời đưa thêm phụ gia để cải thiện tính chất của
nhiên liệu cho phù hợp với tiêu chuẩn.
3.3. NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO NHIÊN LIỆU PHẢN LỰC SINH HỌC
TỪ TIỀN CHẤT METYL ESTE VÀ CÁC THÀNH PHẦN PHỤ GIA
3.3.1. Khảo sát tìm thành phần, tỷ lệ pha chế
Nhiên liệu phản lực là một loại nhiên liệu cao cấp, yêu cầu một loạt các chỉ tiêu rất
nghiêm ngặt nên trong nghiên cứu này, không thể đánh giá được tất cả các chỉ tiêu đối với
từng mẫu pha chế. Do đó, luận án chọn phương pháp nghiên cứu là tìm ra một thành phần
pha chế thích hợp đáp ứng được chỉ tiêu về tính chảy của nhiên liệu (bao gồm điểm băng
và độ nhớt động học). Sau đó, tiến hành đánh giá các chỉ tiêu còn lại của sản phẩm thu
được sau khi phối trộn. Những chỉ tiêu chưa đáp ứng tiêu chuẩn sẽ tiếp tục được cải thiện
bằng cách thêm phụ gia thương mại.
Nhiên liệu được lựa chọn để pha chế chính là nhiên liệu phản lực thương mại Jet A1
được lấy từ Công ty Nhiên liệu bay Petrolimex (PJF). Lý do cho việc chọn loại nhiên liệu
này là trong thành phần của Jet A1 đã có đầy đủ tất cả các phụ gia (phụ gia chống đông
đặc, phụ gia chống oxi hóa, phụ gia chống tích điện...) và đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu kỹ
thuật, vì thế việc cải thiện các tính chất của hệ nhiên liệu sau pha trộn với nhiên liệu sinh
học metyl este dễ dàng hơn so với trường hợp lựa chọn thành phần pha chế là phân đoạn
kerosen khoáng. Mặt khác, việc pha trộn với Jet A1 cũng mang tính thực tiễn cao hơn. Vả
lại, với điều kiện trong phòng thí nghiệm, luận án cũng không có đủ điều kiện để phối trộn
111
tạo nhiên liệu phản lực sinh học từ những thành phần riêng rẽ, mà chỉ hy vọng nghiên cứu
xem khi thêm các thành phần sinh học (metyl este từ dầu dừa và dầu hạt cải) thì nhiên liệu
phản lực Jet A1 được cải thiện những chỉ tiêu nào. Điều này sẽ làm cơ sở khoa học ban đầu
cho việc chế tạo nhiên liệu phản lực sinh học cho những nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh
vực mới mẻ này.
Đầu tiên, nghiên cứu khảo sát các tỷ lệ pha chế của Jet A1 với các metyl este từ dầu
dừa. Việc lựa chọn các metyl este từ dầu dừa làm thành phần pha chế đầu tiên có nguyên
nhân là do các metyl este loại này có nhiều tính chất phù hợp với phân đoạn kerosen hơn
so với các metyl este từ dầu hạt cải: nhiệt trị cao hơn (41,5 MJ/Kg so với 42,8 MJ/Kg),
mạch C tương đồng với phân đoạn kerosen hơn nên có khoảng sôi gần với nhiên liệu phản
lực hơn, độ nhớt động học thấp hơn nhiều (2,75 cSt so với 4,4 cSt ở 40oC).
Khảo sát điểm băng và độ nhớt tại -20oC của nhiên liệu thu được bằng cách pha trộn
các metyl este từ dầu dừa với nhiên liệu Jet A1 ở các tỷ lệ khác nhau. Nhiên liệu chứa
100% metyl este kí hiệu là Md100, các loại nhiên liệu chứa metyl este và Jet A1 được kí
hiệu là Mdx + Jx (x là thành phần khối lượng lần lượt của metyl este và Jet A1 tương ứng).
Các kết quả thể hiện trong bảng 3.41.
Bảng 3.41. Khảo sát điểm băng và độ nhớt động học của các nhiên liệu thu được với
các tỷ lệ pha trộn khác nhau
Mẫu Tỷ lệ pha trộn Điểm băng, oC Độ nhớt động học tại -20oC, cSt
1 Md100 -11,6 -
2 Md90 + J10 -14,4 -
3 Md80 + J20 -17,8 -
4 Md70 + J30 -18,3 -
5 Md60 + J40 -21,4 15,2
6 Md50 + J50 -25,6 12,8
7 Md40 + J60 -30,5 9,4
8 Md30 + J70 -37,3 7,4
9 Md20 + J80 -41,6 6,9
10 Md10 + J90 -46,2 6,0
11 J100 -51,2 5,4
Ghi chú: những chỗ không ghi độ nhớt (khí hiệu dầu gạch ngang) là do tại -20oC nhiên
liệu ở thể rắn
Các giá trị đo được cho biết, việc pha trộn với nhiên liệu phản lực Jet A1 không những
làm hạ điểm đóng băng, mà còn giảm độ nhớt động học của nhiên liệu tạo thành. Lượng
nhiên liệu Jet A1 càng lớn, điểm băng cũng như độ nhớt của sản phẩm tạo thành càng nhỏ
và càng tốt. Với nhiên liệu phản lực, yêu cầu độ nhớt tại -20oC là <8 cSt nên chỉ có các tỷ
lệ từ mẫu 8 trở xuống là có khả năng đáp ứng được yêu cầu này. Mặc dù vậy, giá trị điểm
băng của tất cả các mẫu từ mẫu 1 đến 10 đều chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của nhiên liệu
112
phản lực (yêu cầu điểm băng nhỏ hơn -47oC). Theo nghiên cứu của tác giả [23, 96], lượng
metyl este đưa vào trong nhiên liệu phản lực có thể lên tới 50% nếu đáp ứng đầy đủ các chỉ
tiêu kỹ thuật. Với mục đích tăng tối đa hàm lượng các metyl este có trong nhiên liệu phản
lực sinh học, đồng thời vẫn đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng, luận án đã chọn mẫu 8
làm mẫu sử dụng tiếp theo, sau đó giữ cố định hàm lượng Jet A1 và thay thế một phần
hoặc toàn bộ các metyl este từ dầu dừa bằng các metyl este từ dầu hạt cải, với nguyên tắc
là loại metyl este này có điểm đóng băng rất thấp (-38oC) nên khi đưa vào có thể giảm sâu
điểm băng hơn nữa. Các kết quả khảo sát được đưa ra trong bảng 3.42, với các ký hiệu:
Mdx, Mhcx và Jx tương ứng với các metyl este từ dầu dừa, metyl este từ dầu hạt cải và
nhiên liệu phản lực Jet A1.
Bảng 3.42. Khảo sát điểm băng và độ nhớt động học của các nhiên liệu thu được với
sau khi thay thế một phần metyl este từ dầu dừa bằng metyl este từ dầu hạt cải
Mẫu Tỷ lệ pha trộn Điểm băng, oC Độ nhớt động học tại -20oC, cSt
1 Md30 + J70 -37,3 7,4
2 Md25 + Mhc5 + J70 -40,4 7,4
3 Md20 + Mhc10 + J70 -43,8 7,5
4 Md15 + Mhc15 + J70 -45,6 7,5
5 Md10 + Mhc20 + J70 -47,7 7,6
6 Md5 + Mhc25 + J70 -48,3 7,8
7 Mhc30 + J70 -49,5 8,1
Kết quả trong bảng 3.42 chỉ ra, khi thêm dầu hạt cải với hàm lượng tăng dần, điểm
băng của nhiên liệu thu được giảm khá mạnh, đồng thời tăng nhẹ độ nhớt nhưng hầu như
vẫn nằm trong vùng tiêu chuẩn cho nhiên liệu phản lực. Điều này được lý giải là do bản
thân các metyl este từ dầu hạt cải có điểm đóng băng thấp hơn nhiều so với các metyl este
đi từ dầu dừa (-38 so với -11,6oC), đồng thời có độ nhớt cao hơn (4,4 so với 2,75 cSt), nên
khi thay thế một phần metyl este từ dầu dừa sẽ làm cho điểm băng của hỗn hợp nhiên liệu
hạ xuống thấp và độ nhớt tăng lên. Tuy nhiên, với nhiệt trị của dầu hạt cải thấp hơn so với
các metyl este thu được từ dầu dừa (39,3 so với 41,4 MJ/Kg) nên chúng tôi hạn chế lượng
metyl este từ dầu hạt cải đưa vào. Theo kết quả khảo sát, chọn mẫu 5 làm mẫu nhiên liệu
để xác định các chỉ tiêu còn lại của nhiên liệu phản lực sinh học (bao gồm 10% metyl este
từ dầu dừa, 20% metyl este từ dầu hạt cải và 70% nhiên liệu phản lực Jet A1).
3.3.2. Xác định các tính chất hóa lý, chỉ tiêu kỹ thuật của nhiên liệu phản lực
sinh học thu được
Từ thành phần phối trộn thích hợp đã tìm được, đã xác định các chỉ tiêu của hỗn hợp
nhiên liệu phản lực sinh học thu được. Kết quả được đưa ra trong bảng 3.43.
113
Bảng 3.43. Các chỉ tiêu của nhiên liệu phản lực sinh học, so sánh với các chỉ tiêu của
nhiên liệu Jet A1 theo TCVN 6426:2009 với cùng phương pháp xác định
Tên chỉ tiêu Mức / yêu cầu
Phương
pháp thử
Kết quả với
nhiên liệu phản
lực sinh học
Tiêu chuẩn với
Jet A1
Đạt yêu cầu
Vàng nhạt,
trong
0,01
Đạt yêu cầu
Trong, không
màu
0,3
1. Ngoại quan:
- Quan sát.
- Màu.
- Tạp chất dạng hạt, mg/l
max
Trong, sáng,
không có hạt rắn
và nước không
hòa tan ở nhiệt
độ môi trường
Ghi kết quả
1,0
TCVN
4354
(D156) /
D6045
D 5452
2. Thành phần:
- Axit tổng, mg KOH/g max
- Hydrocacbon thơm, % thể
tích max hoặc
Tổng hydrocacbon thơm, %
thể tích max
- Lưu huỳnh tổng, % khối
lượng max
- Lưu huỳnh Mercaptan, %
khối lượng max
hoặc Doctor Test
- Thành phần nhiên liệu qua
quá trình hydro hóa, % thể
tích.
- Thành phần nhiên liệu qua
quá trình hydro hóa khắc
nghiệt, % thể tích.
0,015
25,0
26,5
0,30
0,0030
Âm tính
Ghi kết quả
“không” hoặc
100%
Ghi kết quả
“không” hoặc
100%
TCVN
7419
(D3242)
TCVN
7330
(D1319)
D6379
TCVN
2708
(D1266) /
TCVN
6701
(D2622)
TCVN
2685
(D3227)
TCVN
7486
(D4952)
0,0065
0,0
0,0
0,0
0,0005
Âm tính
Không
Không
0,005
20,3
20,3
0,1
0,001
Âm tính
Không
Không
3. Tính bay hơi:
- Thành phần cất
+ Điểm sôi đầu, 0C
+ Nhiên liệu thu hồi:
10% thể tích, 0C max
50% thể tích, 0C
90% thể tích, 0C
+ Điểm sôi cuối, 0C max
+ Cặn, % thể tích max
+ Hao hụt, % thể tích max
- Điểm chớp cháy, 0C min
- Khối lượng riêng ở 15 0C,
Ghi kết quả
205,0
Ghi kết quả
Ghi kết quả
300,0
1,5
1,5
38,0
min 775,0
TCVN
2698
(D86)
TCVN
7485
(D56) /
TCVN
6608
(D3828)
TCVN
6594
(D1298) /
176
194
252
284
294
0,5
0,6
58
814,2
180
190
248
276
282
0,7
0,7
42
798,8
114
kg/m3. đến max 840,0 D4052
4. Tính chảy:
- Điểm băng, 0C max
- Độ nhớt ở - 200C, mm2 / s
(cSt) (*) max
- 47,0
8,000
TCVN
7170
(D2386)
hoặc
D5972 /
D7153
-47,7
7,6
-51,2
5,4
5. Đặc tính cháy:
- Nhiệt lượng riêng thực,
MJ/kg min
- Chiều cao ngọn lửa không
khói, mm min
hoặc chiều cao ngọn lửa
không khói, mm min
và hàm lượng Naphtalen, %
thể tích max
42,80
25,0
19,0
3,00
D3338 /
D4809
TCVN
7418
(D1322)
TCVN
7418
(D1322)
TCVN
7989
(D1840)
43,00
52
52
0,3
46,12
27
27
0,5
6. Tính ăn mòn:
- Ăn mòn mảnh đồng, phân
loại max
(2 h ± 5 phút, ở 100 0C ±
1 0C)
1
TCVN
2694
(D130)
1
1
7. Tính ổn định:
Độ ổn định oxy hóa nhiệt
(JFTOT),
- Nhiệt độ thử, 0C min
- Chênh lệch áp suất qua
màng lọc, mmHg max
- Mức cặn ống, (nhìn bằng
mắt thường) max
260
25,0
Nhỏ hơn 3, cặn
không có màu
con công hoặc
màu bất thường
TCVN
7487
(D3241)
280
20,0
0,5, không có
màu bất thường
280
23,8
2, không có
màu bất thường
8. Tạp chất:
- Hàm lượng nhựa thực tế,
mg/100ml max
- Trị số tách nước (MSEP):
Nhiên liệu có phụ gia chống
tĩnh điện min
hoặc nhiên liệu không có
phụ gia chống tĩnh điện min
7
70
85
TCVN
6593
(D381)
TCVN
7272
(D3948)
2
82
89
85
92
9. Độ dẫn điện:
Độ dẫn điện, pS/m.
min 50
đến max 600
TCVN
6609
(D2624)
48
215
10.Tính bôi trơn:
Đường kính vết mài mòn
BOCLE, mm max
0,85
D5001
0,51
0,64
11.Phụ gia: (tên và ký hiệu
theo tiêu chuẩn
Quốc phòng Anh DEF
115
Có thể thấy từ bảng 3.43, nhiên liệu phản lực sinh học đã pha chế đáp ứng hầu hết các
chỉ tiêu cho nhiên liệu phản lực Jet A1 thông thường, đặc biệt có một số tiêu chuẩn vượt
trội: chiều cao ngọn lửa không khói lên tới 52 mm so với yêu cầu tối thiểu là 25 mm, nhiệt
độ chớp cháy lên tới 58oC so với tiêu chuẩn là lớn hơn 38oC. Với chiều cao ngọn lửa
không khói cao như vậy, có thể khẳng định loại nhiên liệu phản lực sinh học thu được cháy
rất sạch, ít tạo tàn, muội bám trên cánh quạt động cơ và bề mặt buồng đốt. Điều này có
được là do trong thành phần các metyl este có một lượng oxy, đẩy mạnh quá trình cháy
triệt để và sạch. Nhiệt độ chớp cháy cao cũng là một lợi thế của nhiên liệu phản lực sinh
học, giúp giữ an toàn trong quá trình tồn chứa, bảo quản, đồng thời tránh gây tạo nút hơi
trong khoang chứa nhiên liệu khi máy bay hoạt động trên độ cao. Mặt khác, hàm lượng S
cực thấp của các metyl este cũng làm giảm đáng kể hàm lượng S của nhiên liệu, giúp cho
quá trình cháy sạch hơn.
Tuy nhiên, vẫn còn một điểm mà nhiên liệu phản lực sinh học chưa đáp ứng được tiêu
chuẩn, đó là độ dẫn điện của nhiên liệu sau pha trộn thấp (48 so với yêu cầu tối thiểu là 50
pS/m). Do đó, luận án đã nghiên cứu thêm phụ gia chống tĩnh điện Stadis ® 450 (một loại
phụ gia thương mại) vào trong hỗn hợp sau pha trộn với hàm lượng từ 0,5 đến 2 mg/l và
tìm được hàm lượng thích hợp là 1 mg/l, sau đó xác định lại các chỉ tiêu của hệ nhiên liệu
này. Kết quả thể hiện trong bảng 3.44.
STAN 91-91/5
nêu trong chứng chỉ chất
lượng).
- Phụ gia chống oxy hóa,
mg/l
+ trong nhiên liệu qua quá
trình hydro hóa
và nhiên liệu tổng hợp (bắt
buộc).
+ trong nhiên liệu không qua
quá trình hydro hóa (không
bắt buộc) max
- Phụ gia chống hoạt tính
kim loại, mg/l (không bắt
buộc) max
- Phụ gia chống tĩnh điện,
mg/l
+ Pha lần đầu Stadis ® 450
max
+ Pha lần sau
min 17,0
đến max 24,0
24,0
5,7
3,0
17,6
14,2
11,0
1,7
0,9
25,2
20,2
15,4
2,5
1,5
116
Bảng 3.44. Các chỉ tiêu của nhiên liệu phản lực sinh học sau khi đưa thêm phụ gia
chống tĩnh điện Stadis ® 450
Tên chỉ tiêu Mức / yêu cầu
Phương
pháp thử
Kết quả với
nhiên liệu phản
lực sinh học
Tiêu chuẩn với
Jet A1
Đạt yêu cầu
Vàng nhạt,
trong
0,01
Đạt yêu cầu
Trong, không
màu
0,3
1. Ngoại quan:
- Quan sát.
- Màu.
- Tạp chất dạng hạt, mg/l max
Trong, sáng,
không có hạt rắn
và nước không
hòa tan ở nhiệt
độ môi trường
Ghi kết quả
1,0
TCVN
4354
(D156) /
D6045
D 5452
2. Thành phần:
- Axit tổng, mg KOH/g max
- Hydrocacbon thơm, % thể
tích max hoặc
Tổng hydrocacbon thơm, %
thể tích max
- Lưu huỳnh tổng, % khối
lượng max
- Lưu huỳnh Mercaptan, %
khối lượng max
hoặc Doctor Test
- Thành phần nhiên liệu qua
quá trình hydro hóa, % thể
tích.
- Thành phần nhiên liệu qua
quá trình hydro hóa khắc
nghiệt, % thể tích.
0,015
25,0
26,5
0,30
0,0030
Âm tính
Ghi kết quả
“không” hoặc
100%
Ghi kết quả
“không” hoặc
100%
TCVN
7419
(D3242)
TCVN
7330
(D1319)
D6379
TCVN
2708
(D1266) /
TCVN
6701
(D2622)
TCVN
2685
(D3227)
0,0065
0,0
0,0
0,0
0,0005
Âm tính
Không
Không
0,005
20,3
20,3
0,1
0,001
Âm tính
Không
Không
3. Tính bay hơi:
- Thành phần cất
+ Điểm sôi đầu, 0C
+ Nhiên liệu thu hồi:
10% thể tích, 0C max
50% thể tích, 0C
90% thể tích, 0C
+ Điểm sôi cuối, 0C max
+ Cặn, % thể tích max
+ Hao hụt, % thể tích max
- Điểm chớp cháy, 0C min
- Khối lượng riêng ở 15 0C,
kg/m3.
Ghi kết quả
205,0
Ghi kết quả
Ghi kết quả
300,0
1,5
1,5
38,0
min 775,0
đến max 840,0
TCVN
2698
(D86)
TCVN
7485
(D56) /
TCVN
6608
(D3828)
TCVN
6594
(D1298) /
D4052
176
194
252
284
294
0,5
0,6
58
814,2
180
190
248
276
282
0,7
0,7
42
798,8
117
4. Đặctính chảy:
- Điểm băng, 0C max
- Độ nhớt ở - 200C, mm2 / s
(cSt) (*) max
- 47,0
8,000
TCVN
7170
(D2386)
hoặc
D5972 /
D7153
-47,7
7,6
-51,2
5,4
5.Đặc tính cháy:
- Nhiệt lượng riêng thực,
MJ/kg min
- Chiều cao ngọn lửa không
khói, mm min
hoặc chiều cao ngọn lửa không
khói, mm min
-Ham lượng Naphtalen, % thể
tích max
42,80
25,0
19,0
3,00
D3338 /
D4809
TCVN
7418
(D1322)
TCVN
7418
(D1322)
43,00
52
52
0,3
46,12
27
27
0,5
6. Tính ăn mòn:
- Ăn mòn mảnh đồng, phân
loại max
(2 h ± 5 phút, ở 100 0C ± 1 0C)
1
TCVN
2694
(D130)
1
1
7. Tính ổn định:
Độ ổn định oxy hóa nhiệt
(JFTOT),
- Nhiệt độ thử, 0C min
- Chênh lệch áp suất qua màng
lọc, mmHg max
- Mức cặn ống, (nhìn bằng mắt
thường) max
260
25,0
Nhỏ hơn 3, cặn
không có màu
hoặc màu bất
thường
TCVN
7487
(D3241)
280
20,0
0,5, không có
màu bất thường
280
23,8
2, không có
màu bất thường
8. Tạp chất:
- Hàm lượng nhựa thực tế,
mg/100ml max
- Trị số tách nước (MSEP):
Nhiên liệu có phụ gia chống
tĩnh điện min
hoặc nhiên liệu không có phụ
gia chống tĩnh điện min
7
70
85
TCVN
6593
(D381)
TCVN
7272
(D3948)
2
78
89
85
92
9. Độ dẫn điện:
Độ dẫn điện, pS/m.
min 50
đến max 600
TCVN
6609
(D2624)
252
215
10. Tính bôi trơn:
Đường kính vết mài mòn
BOCLE, mm max
0,85
D5001
0,51
0,64
11. Phụ gia: (tên và ký hiệu
theo tiêu chuẩn Quốc phòng
Anh DEF STAN 91-91/5 nêu
trong chứng chỉ chất lượng).
- Phụ gia chống oxy hóa, mg/l
+ trong nhiên liệu qua quá
min 17,0đến
17,6
25,2
118
Theo các kết quả trong bảng 3.44, hầu hết các chỉ tiêu đều không bị ảnh hưởng khi
thêm phụ gia chống tĩnh điện, chỉ có các chỉ tiêu về hàm lượng phụ gia chống tĩnh điện
thêm vào thay đổi (2,7 mg/l cho lần đầu và 1,9 mg/l cho lần sau), làm tăng mạnh độ dẫn
điện của nhiên liệu (từ 48 lên 252 pS/m) và nằm trong khoảng cho phép của tiêu chuẩn đối
với nhiên liệu phản lực [22, 38].
Như vậy, sản phẩm nhiên liệu phản lực sinh học cuối cùng là hỗn hợp pha trộn của các
thành phần theo tỷ lệ như sau: 10% metyl este từ dầu dừa + 20% metyl este từ dầu hạt cải
+ 70% nhiên liệu phản lực Jet A1 + 1mg/l phụ gia chống tĩnh điện Stadis ® 450. Sản phẩm
nhiên liệu này đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của nhiên liệu phản lực, lại có các ưu điểm
vượt trội như cháy sạch, giảm hàm lượng lưu huỳnh nên hoàn toàn có thể sử dụng làm
nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu Jet A1 trong tương lai.
trình hydro hóa và nhiên liệu
tổng hợp (bắt buộc).
+ trong nhiên liệu không qua
quá trình hydro hóa (không bắt
buộc) max
- Phụ gia chống tĩnh điện, mg/l
+ Pha lần đầu Stadis ® 450
max
+ Pha lần sau
max 24,0
24
5,7
3,0
14,2
2,7
1,9
20,2
2,5
1,5
119
KẾT LUẬN
1. Tổng hợp được xúc tác bazơ rắn KNO3/Al2O3 từ nguồn chất mang η-Al2O3 và muối
KNO3. Bằng các phương pháp hóa lý như XRD, TG/TGA, EDX đã xác định được rằng sau
khi nung, đã có sự chuyển đổi từ KNO3 (với hàm lượng đưa vào ban đầu là 30%) sang pha
mới là K2O. Các điều kiện và thông số hóa lý cũng được xác nhận: Nhiệt độ nung 750oC,
thành phần xúc tác có hàm lượng K2O 15,75%, KNO2 1,39% mang trên η-Al2O3. Bằng
thuyết “khuyết tật bề mặt” đã giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phân hủy KNO3
thành K2O, đây chính là pha hoạt tính mạnh của xúc tác.
2. Đã tổng hợp xúc tác có thành phần ban đầu là 25% KI/Al2O3. Khi nung xúc tác đến
900oC thấy có sự biến đổi từ KI đến K2O và KAlO2. Khảo sát phản ứng trao đổi este cho
thấy trạng thái K2O/η-Al2O3 có hoạt tính cao nhất. Xác định được nhiệt độ nung thích hợp
để tạo ra trạng thái xúc tác trên là 850oC. Hàm lượng K2O thu được thực tế là 8,19%.
Trong thành phần xúc tác không còn tồn tại dạng KI, là trạng thái không có hoạt tính.
3. Qua phân tích đánh giá, đã lựa chọn xúc tác 30% KNO3/Al2O3 (tức 15,75%
K2O/Al2O3 sau khi nung) sử dụng cho quá trình trao đổi este thu nhiên liệu. Đã nghiên cứu
tạo hạt cho xúc tác này, kết quả cho thấy khi sử dụng chất kết dính thủy tinh lỏng với hàm
lượng 8%, kích thước hạt hình trụ 1x1mm sẽ cho khả năng lọc rửa, tái sử dụng là tốt nhất
(lên tới 7 lần).
4. Xây dựng được phương pháp tính hiệu suất qua sự biến đổi độ nhớt của sản phẩm
dầu dừa và dầu hạt cải theo phương trình đường thẳng tuyến tính. Đối với dầu dừa: Ydầu
dừa= -5,75X + 109,12, đối với dầu hạt cải: Ydầu hạt cải = -15,28X + 161,40. Đo độ nhớt X tại
các thời điểm khác nhau sẽ tính được hiệu suất biokerosen Y theo các công thức này.
5. Khảo sát một cách có hệ thống các điều kiện ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa dầu
dừa và dầu hạt cải thành biokerosen thu được kết quả sau: Nhiệt độ phản ứng 64oC; thời
gian phản ứng 8 giờ với dầu dừa và 10 giờ với dầu hạt cải; hàm lượng xúc tác 5% so với
khối lượng dầu; tỷ lệ metanol/dầu bằng 8/1 với dầu dừa, 10/1 với dầu hạt cải; tốc độ khuấy
trộn 600 vòng/phút; khi đó hiệu suất metyl este đạt 93,3% với dầu dừa và 92,4% với dầu
hạt cải.
6. Xác định chỉ tiêu kỹ thuật sản phẩm đối với metyl este từ dầu dừa và dầu hạt cải cho
kết quả: hầu hết các chỉ tiêu hóa lý đều đáp ứng yêu cầu làm nhiên liệu. Đặc biệt giá trị
chiều cao ngọn lửa không khói và nhiệt độ chớp cháy đều cao, hàm lượng lưu huỳnh cực
thấp, điểm băng thấp là những ưu điểm vượt trội để sử dụng các phân đoạn này làm thành
phần pha chế nhiên liệu phản lực sinh học.
7. Chế tạo được nhiên liệu phản lực sinh học từ tiền chất các metyl este tổng hợp. Kết
quả cho thấy, với thành phần 10% metyl este từ dầu dừa + 20% metyl este từ dầu hạt cải +
70% nhiên liệu phản lực Jet A1 + 1mg/l phụ gia chống tĩnh điện Stadis ® 450 sẽ đáp ứng
đầy đủ các tiêu chuẩn của nhiên liệu phản lực, lại có các ưu điểm vượt trội như cháy sạch,
giảm hàm lượng lưu huỳnh nên hoàn toàn có thể sử dụng làm nhiên liệu thay thế cho nhiên
liệu Jet A1 trong tương lai.
120
CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Xác định được pha hoạt tính chính của xúc tác 30% KNO3/Al2O3 và 25% KI/ Al2O3
đều là K2O. Đưa ra các điều kiện thích hợp để chế tạo hệ xúc tác như sau: đối với xúc tác
30% KNO3/Al2O3: Nhiệt độ nung 750oC, thành phần xúc tác có hàm lượng K2O 15,75%,
KNO2 1,39%; Đối với xúc tác 25% KI/ Al2O3: Nhiệt độ nung là 850oC, hàm lượng K2O
thu được thực tế là 8,19%. Trong thành phần xúc tác không còn tồn tại dạng KI.
Bằng thuyết “khuyết tật bề mặt” cũng xác nhận được rằng, khi mang KNO3 trên Al2O3,
do có sự tương tác giữa KNO3 với chất mang nhôm oxyt nên có sự phân hủy KNO3 thành
K2O mà nếu muối KNO3 riêng biệt sẽ không có sự biến đổi đó.
2. Khảo sát một cách có hệ thống các điều kiện ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa dầu
dừa và dầu hạt cải thành biokerosen thu được kết quả sau: Nhiệt độ phản ứng 64oC; thời
gian phản ứng 8 giờ với dầu dừa và 10 giờ với dầu hạt cải; hàm lượng xúc tác 5% so với
khối lượng dầu; tỷ lệ metanol/dầu bằng 8/1 với dầu dừa, 10/1 với dầu hạt cải; tốc độ khuấy
trộn 600 vòng/phút; khi đó hiệu suất metyl este đạt 93,3% với dầu dừa và 92,4% với dầu
hạt cải.
3. Tìm được thành phần để chế tạo hỗn hợp nhiên liệu phản lực sinh học đáp ứng yêu
cầu cơ bản về các chỉ tiêu như: Chiều cao ngọn lửa không khói, nhiệt độ đóng băng, quá
trình cháy sạch... Đó là hỗn hợp 10% metyl este từ dầu dừa + 20% metyl este từ dầu hạt cải
+ 70% nhiên liệu phản lực Jet A1 + 1mg/l phụ gia chống tĩnh điện Stadis ® 450.
121
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Khánh Diệu Hồng, Nguyễn Lệ Tố Nga (2012), Nghiên cứu
chế tạo xúc tác KNO3/Al2O3 cho phản ứng tổng hợp nhiên liệu sinh học biokerosen, Tạp
chí Khoa học và Công nghệ, Tập 50, số 3E, Tr. 1241-1248.
2. Nguyễn Khánh Diệu Hồng, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Lệ Tố Nga (2013), Nghiên cứu
chế tạo xúc tác KI/Al2O3 cho phản ứng tổng hợp nhiên liệu phản lực sinh học biokorosen,
Tạp chí Hóa học, T51 (2C), Tr. 844-850.
3. Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Khánh Diệu Hồng (2013), Nghiên cứu đặc trưng các tính
chất của xúc tác KI/ Al2O3, ứng dụng cho phản ứng tổng hợp nhiên liệu kerosen sinh học
từ dầu hạt cải, Tạp chí Hóa học, T4AB 51, Tr. 153-158.
4. Vũ Đình Duy, Nguyễn Thị Hà, Đỗ Thị Diễm Thúy, Nguyễn Thị Thanh Hải,
Nguyễn Khánh Diệu Hồng (2013), Nghiên cứu chế tạo xúc tác KNO3/Al2O3 cho phản ứng
tổng hợp methyl ester, làm thành phần pha chế nhiên liệu sinh học biokerosene, Tạp chí
Dầu khí, số 9, Tr. 43-53.
5. Nguyen Khanh Dieu Hong, Nguyen Dang Toan, Nguyen Trung Thanh, Nguyen Thi
Ha (2014), Studying on the relation between conversion and product viscosity in
methanolysis from various feedstocks, The 15thInternational Symposium on Eco-materials
Processing and Design. January 12-15, Ha noi University of Science and Technology,
Hanoi, Vietnam, Part B, P. 154-158.
6. Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Khánh Diệu Hồng (2014), Nghiên cứu chế tạo nhiên liệu
phản lực sinh học từ các metyl este của dầu dừa và dầu hạt cải, Tạp chí Khoa học và Công
nghệ, Tập 52- số 5B, Tr. 736-742.
7. Nguyễn Khánh Diệu Hồng, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Lệ Tố Nga. Nghiên cứu
chuyển hóa dầu dừa và dầu hạt cải thành nhiên liệu phản lực sinh học biokerosen dạng
metyl este. Tạp chí Hóa học và Ứng dụng, Số 2(34), 2016. Tr 69-74, 79.
122
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
[1] Đinh Thị Ngọ, Nguyễn Khánh Diệu Hồng (2011), Nhiên liệu sạch và các quá trình
xử lý trong hóa dầu, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
[2] Đoàn Thị Thái Yên, Đặng Diễm Hồng (2010), Nhiên liệu sinh học-nhiên liệu bền
vững cho kỷ nguyên mới, Tạp chí Môi trường, 6.
[3] Nguyễn Văn Đạt, Bùi Thị Bửu Huê, Đỗ Võ Anh Khoa, Lê Thị Bạch, Ngô Kim
Liên, Phạm Bé Nhị, Hà Thị Kim Quy và Hoàng Thị Mai Lan (2011), Tổng hợp Biodiesel
sinh học từ bã cà phê, Tạp chí Khoa học, 20b, 248-255.
[4] Nguyễn Văn Đạt, Bùi Thị Bửu Huê, Ngô Kim Liên, Đỗ Võ Anh Khoa, Quách
Quang Huy, Phạm Quốc Nhiên, Nguyễn Thị Ánh Hồng, Huỳnh Hữu Trí và Lê Văn Thức
(2012), Tổng hợp Biodiesel sinh học từ dầu hạt cao su, Tạp chí Khoa học, 21a, 105-113.
[5] Nguyễn Văn Thanh, Đào Văn Tường, Đinh Thị Ngọ, Thái Quỳnh Hoa (2006), Tổng
hợp biodiesel từ dầu cọ với xúc tác Na2CO3, Hội nghị khoa học lần thứ 20 Đại học Bách
khoa Hà Nội, Phân ban Công nghệ Hoá Hữu cơ, Hà Nội, 205-209.
[6] Trần Tiến Khai, Hồ Cao Việt, Lê Văn Gia Nhỏ, Hoàng Văn Việt, Nguyễn Văn An,
Nguyễn Văn Niệm (2011), Báo cáo nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre, Ủy ban
nhân dân tỉnh Bến Tre, Dự án DBRP Bến Tre.
TIẾNG ANH
[7] A.B.M. Sharif Hossain, Aishah Salleh (2008), Biodiesel Fuel Production from
Algae as Renewable Energy, American Journal of Biochemistry and Biotechnology, 4,
250-254.
[8] A. Singh, B. He, J. Thompson, J. Van Gerpe, Process (2006), Optimization of
biodiesel production using alkaline catalysts, American Society of Agricultural and
Biological Engineers, 22, 597-600.
[9] Alberto Llamas, María–Jesús García-Martínez, Ana-María Al-Lal, Laureano
Canoira, Magín Lapuerta (2012), Biokerosene from coconut and palm kernel oils,
Production and properties of their blends with fossil kerosene, Fuel, 102, 483 – 490.
[10] Amish P. Vyas, N. Subrahmanyam, Payal A. Patel (2009), Production of biodiesel
through transesterification of Jatropha oilusing KNO3/Al2O3 solid catalyst, Fuel, 88, 625–
628.
[11] Arumugam Sivasamy, Kien Yoo Cheah, Paolo Fornasiero, Francis Kemausuor,
Sergey Zinoviev, and Stanislav Miertus (2009), Catalytic Applications in the Production of
Biodiesel from Vegetable Oils, ChemSusChem, 2, 278 – 300.
[12] Ayhan Demirbas (2009), Production of biodiesel fuel from linseed oil using
methanol and ethanol in non-catalytic SCF conditions, Ayhan Demirbas, Sila Science,
Trabzon, Turkey, 33, 113-118.
123
[13] Bergthorson JM, Smith D, NgadiM, salusburys, Fisbein B, Subramanian S,
Toepoeel V (2008), 2nd Generation Biomass into biojet potential, IATA technical report.
[14] Borisov AA (2005), Personal communication.
[15] C. Suryanarayana (2011), Experimental Techniques in Materials and Mechanics,
CRC Press.
[16] Christopher G. Oliveri et al (2012), Hydrocracking catalysts containing stabilized
aggregates of small crystallites of zeolite y and associated hydrocarbon conversion
processes, US Pat. CA2825324 A1.
[17] Crawford J. H., Slifkin L. M., ed. (1975), Point Defects in Solids, New York:
Plenum Press.
[18] D. S. Maciver, H. H. Tobin, R. T. Barth (1963), Catalytic Aluminas I. Surface
Chemistry of Eta and Gamma Alumina, Journal of Catalysis, 2.
[19] D. Shirai, H. Watanabe, M. Fuji, M. Takahashi (1963), Structural Properties and
Surface Characteristics on Aluminum Oxide Powders, セラミックス基盤工学研究セン
ター年報, 9, 23-31.
[20] Dae-Won Lee, Young-Moo Park, Kwan-Young Lee (2009), Heterogeneous Base
Catalysts for Transesterification in Biodiesel Synthesis, Catalysis Surveys from Asia, 13,
63-77.
[21] D. Sharda Nage, K. S. Kulkarni, A. D. Kulkarni, Niraj S. Topare (2012), Biodiesel
production by a continuous process using a heterogeneous catalyst, J. Curr. Chem. Pharm.
Sc.: 2(1), 12-16.
22. Dagaut P, Gail S. (2007), Kinetics of gas turbine liquid fuels combustion: jet A1
and biokerosene, Proc ASME Turbo Expo, 2, 93–101.
[23] Datu B. Agusdinata, Fu Zhao, Klein Ileleji, Dan DeLaurentis (2011), Life Cycle
Assessment of Potential Biojet Fuel Production in the United States, Environ. Sci.
Technol., 45(21), 9133–9143
[24] Dean AJ, Penyazkov OG, Sevruk KL, Varatharajan B (2005), Ignition of aviation
kerosene at high temperatures, 20th ICDERS, Montre´al, Canada.
[25] Dennis Y.C. Leung, Xuan Wu, M.K.H. Leung (2010), A review on biodiesel
production using catalyzed transesterification, Applied Energy, 87, 1083–1095.
[26] Dora E. Lopez, David A Bruce, James G Goodwin Jr, Edgar Lotero (2005),
Transesterification of Triacetin with Methanol on solid acid and base catalyst, Applied
Catalysis A: General, 295, 97-105.
[27] Dr. James D. Kinder, Timothy Rahmes (2009), Evaluation of Bio-Derived
Synthetic Paraffinic Kerosene (Bio-SPK).
[28] Dr. Suchada Butnark (2012), Status of Hydrotreated Renewable Jet (HRJ) Fuel in
Thailand, Research Department PTT Research and Technology Institute.
[29] Dunn RO.(2001), Alternative jet fuels from vegetable oils, Trans ASAE, 44–
6:1751–7.
124
[30] E. V. Carandang (2002), Coconut Methyl Ester as an Alternative Fuel, Society for
the Advancement of Technology Management in the Philippines (SATMP).
[31] Edwards T, Maurice LQ (2001), Surrogate mixtures to represent complex aviation
and rocket fuels, J Propul Power, 17, 461–6.
[32] Edwards T (2003), Liquid fuels and propellants for aerospace propulsion, 1903–
2003, J Propuls Power, 19(6), 1089–107.
[33] Edwards T (2002), Kerosene fuels for aerospace propulsion – composition and
properties, AIAA 2002-3874.
[34] Ehrhart P. (1991), Properties and interactions of atomic defects in metals and
alloys, 25, New Series III, chapter 2, 88, Springer, Berlin.
[35] Eli S. Freeman (1956), The kinetics of the thermal decomposition of sodium
nitrate1 and of the reaction between sodium nitrite and oxygen, Thermal decomposition of
sodium nitrate, 60, 1487-1493.
[36] Eli S. Freeman (1956), The kinetics of the thermal decomposition of sodium
nitrate1 and of the reaction between sodium nitrite and oxygen, Thermal decomposition of
sodiumnitrate, 60, 1487-1493.
[37] Emil Akbar, Zahira Yaakob, Siti Kartom Kamarudin, Manal Ismail, Jumat
Salimon (2009), Characteristic and Composition of Jatropha Curcas Oil Seed from
Malaysia and its Potential as Biodiesel Feedstock Feedstock, European Journal of
Scientific Research, 29, 4.
[38] Emma Nygren, KjellAleklett, Mikael Hook (2009), Aviation fuel and future oil
production scenarios, Energy Policy, 37(10), 4003–4010.
[39] Feng Guo, Zhen Fang (2011), Biodiesel Production with Solid Catalysts,
Biodiesel-Feedstocks and Processing Technologies, 339-358.
[40] Freeman G, Lefebvre AH (1984), Spontaneous ignition characteristics of gaseous
hydrocarbon-air mixtures, Combust Flame, 58, 153–62.
[41] G.J. Suppes, K. Bockwinkel, S. Lucas, J.B. Botts, M.H. Mason, J.A. Heppert
(2001), Calciumcarbonate catalyzed alcoholysis of fats and oils, J. Am. Oil Chem. Soc. 78,
139-146.
[42] G.Knothe, R.O.Dumn, M.Obagby (2005), The use of vegetable oils and their
dervatives as alternative diesel, Biomass, Washington, D.C. American Chemical Society.
[43] GalenJ.Suppes, MohanprasadADasari, EricJ Doskocil (2004), Transesteification
of Soybean oil with Zeolite and metal catalyst, Applied Catalysis A: General, 257, 213-
223.
[44] Goodger EM (1995), Jet fuels development and alternatives, Proc Inst Mech Eng,
209, 147–55.
[45] Gopala Krishna A.G., Gaurav Raj, Ajit Singh Bhatnagar, Prasanth Kumar P.K.
and Preeti Chandrashekar (2007), Coconut Oil: Chemistry, Production and Its Applications
- A Review, Indian Coconut Journal, 15-27.
[46] Gracia-Salcedo CM, Brabbs TA, McBride BJ (1988), Experimental verification of
the thermodynamic properties of Jet-A fuel, NASA technical memorandum 101475.
125
[47] Guibet JC (1999), Fuels and engines, Paris, Editions Technip.
[48] H.Hattori (2001), Solid base catalysts: generation of basic sites and application to
organic synthesis, Appl.Catal.A: General, 222, 247-259.
[49] Hattori H (2004), Solid base catalysts:generation, characterization, and catalytic
behavior of basic sites, J Jpn Petro Inst, 47.
[50] Hazlett RN (1991), Thermal oxidation stability of aviation turbine fuels ASTM
monograph 1, Philadelphia, PA, American Society of Testing and Materials.
[51] Heneghan SP, Schulz WD (1993), Static tests of jet fuel thermal and oxidative
stability, J Propul Power, 9(1), 5–9.
[52] Henz K (1998), Survey of jet fuels procured by the Defense Energy Support
Center 1990–1996, Ft Belvoir, VA: Defense Logistics Agency.
[53] Jasvinder Singh, Sai Gu (2010), Commercialization potential of microalgae for
biofuels production, Renewable and Sustainable Energy Reviews, 14, 2596–2610.
[54] Jaturong Jitputti, Boonyarach Kitiyanan, Pramoch Rangsunvigit, Kunchana
Bunyakiat, Lalita Attanatho, Peesamai Jenvanitpanjakul (2006), Transesterification of
crude palm kernel oil and crude coconut oil by different solid catalysts, Chemical
Engineering Journal, 116, 61–66.
[55] John W. Geus (2007), Production of supported catalysts by impregnation and
(Viscous) drying, Catalyst Preparation: Science and Engineering, 342-372.
[56] Joon Ching Juan, Damayani Agung Kartika, Ta Yeong Wu, Taufiq-Yap Yun Hin
(2011), Biodiesel production from jatropha oil by catalytic and non-catalytic approaches,
An overview, Bioresource Technology 102, 452–460.
[57] K.Tanabe, M.Misono, Y.Ono, H.Hattori (1989), New solid acids and Bases,
Kidansha-Elsevier.
[58] K.Tanabe, W.Holderich (1999), Industrial application of solid acid-base catalysts,
Appl.Catal.A: General, 181, 399-434.
[59] Karl - Erich Jaeger, Thorsten Eggert (2002), Lipases for biotechnology, 13, 390-
397.
[60] Karl Sohlberg, Sokrates T. Pantelides, Stephen J. Pennycook (2001), Surface
Reconstruction and the Difference in Surface Acidity between ɤ- and η-Alumina, J. Am.
Chem. Soc. 123, 26-29.
[61] Kazimierz Baczewski, Piotr Szczawinski (2011), Investigation properties of
rapeseed oil methyl esters/aviation turbine fuel Jet A1 blends, Journal of KONES
Powertrain and Transport, 18, 15-22.
[62] Lenhert DB, Khan AR, Cernansky NP, Miller DL, Owens KG (2003), The
oxidation of an ISF surrogate and its components in the negative temperature coefficient
region, Proceedings of the third joint meeting of the US sections of the combustion
institute, paper B16, Chicago, IL.
[63] Liam Brennan, Philip Owende (2009), Biofuels from microalgae - A review of
technologies for production, processing, and extractions of biofuels and co-products,
Renewable and Sustainable Energy Reviews.
126
[64] Lina Zhao (2010), Novel Solid Base Catalysts for the Production of Biodiesel from
Lipids, University of Kansas School.
[65] Marcos Roberto Monteiroa et al (2008), Review: Critical review on analytical
methods for biodiesel characterization, Talanta, 77, 593–605.
[66] Martel CR (1988), Molecular weight and average composition of JP-4, JP-5, JP-
8, and Jet A, AFWAL/POSF Report, 15.
[67] Masoud Zabeti, Mohamed Kheireddine Aroua (2009), Activity of solid catalysts
for biodieselproduction, A review – Fuel Processing Technology, 90, 770–777.
[68] Maurice LQ, Lander H, Edwards T, Harrison III WE (2001), Advanced aviation
fuels, a look ahead via a historical perspective, Fuel, 80, 747–56.
[69] Mestre A, Ducourneau F (1973), Recent studies of the spontaneous ignition of rich
air–kerosine mixtures, In, Weinberg F, editor, Proceedings of combustion institute
European symposium, London, Academic Press, 225–9.
[70] Mullins BP (1953), Studies on the spontaneous ignition of fuels injected into a hot
air stream, V-Ignition delay measurements on hydrocarbons, Fuel, 32, 363–79 [and also in
Mullins BP (1955), Spontaneous ignition of liquid fuels, AGARDograph No, 4,
Butterworths Sci, Pub, (London).
[71] Oguntola J ALAMU (2010), Opeoluwa DEHINBO and Adedoyin M
SULAIMAN, Production and Testing of Coconut Oil Biodiesel Fuel and its Blend,
Leonardo Journal of Sciences, 16, 95-104.
[72] Oguzhan ILGEN, Ayse Nilgun AKIN (2009), Development of Alumina Supported
Alkaline CatalystsUsed for Biodiesel Production, Turk J Chem, 33, 281 – 287.
[73] Palligarnai T. Vasudevan, Michael Briggs (2008), Biodiesel production—current
state of the art and challenges, Journal of Industrial Microbiology and Biotechnology, 35,
421-430.
[74] Pham Xuan Phuong, John Olsen and John Page (2010), An Experimental Strategy
for Manufacture of Aviation Fuel, the University of New South Wales, Australia.
[75] Rajabathar Jothiramalingam (2009), Review of recent developments in solid acid,
base, and enzyme catalyst (heterogeneous) for biodiesel production via transesterification,
Ind. Eng. Chem. Res., 48, 6162–6172.
[76] Robert S.Watkins, Adam F.Lee and Karen Wilrin (2004), Li-CaO Catalyst Tri-
glyceride Transesterification for biodiesel application, Green Chem, 6, 335-340.
[77] Roman Przybylski (2005), Flax oil and high linolenic oils , University of
Manitoba Winnipeg, Manitoba, Canada.
[78] S. Sumathi, S.P. Chai, A.R. Mohamed (2008), Utilization of oil palm as a source
of renewable energy in Malaysia, Renewable and Sustainable Energy Reviews, 12, 2404–
2421.
[79] S. K. Ichihara, Y. Fukubayashi (2010), Preparation of fatty acid methyl esters for
gas-liquid chromatography, Bioresour. Technol., 70, 249–253.
[80] S. Gryglewicz (1999), Rapeseed oil methyl esters preparation using
heterogeneouscatalysts, J. Lipid Res., 51, 635–640.
127
[81] Sarmidi Amin (2009), Review on biofuel oil and gas production processes from
microalgae, Energy Conversion and Management, 50, 1834–1840.
[82] Schuchardta U, Serchelia R, Vargas RM (1998), Transesterification of Vegetable
Oils: A Review, J Braz ChemSoc, 9.
[83] Schulz WD (1991), Oxidation products of a surrogate JP-8 fuel, ACS Petrol
Chem Div Prepr, 37(2), 383–92.
[84] Siegel R. W. (1982), Atomic Defects and Diffusion in Metals, in Point Defects and
Defect Interactions in Metals, J.-I. Takamura (ED.), 783, North Holland, Amsterdam.
[85] Sita Benjapornkulaphong (2008), Chawalit Ngamcharussrivichai, Kunchana
Bunyakiat, Al2O3-supported alkali and alkali earth metal oxides for transesterification of
palm kernel oil and coconut oil, Chemical Engineering Journal, 145, 468 – 474.
[86] S. A. Refaat (2009), Biodiesel production using solid metal oxide catalysts, Int. J.
Environ. Sci. Tech., 8, 203–221.
[87] S. Ngamcharussrivichai, P. Nunthasanti, S. Tanachai, K. Bunyakiat (2010),
Biodiesel production through transesterification over natural calciums, Fuel Processing
Technology, 91, 1409–1415.
[88] Sita Benjapornkulaphong, Chawalit Ngamcharussrivichai, Kunchana Bunyakiat
(2009), Al2O3-supported alkali and alkali earth metal oxides for transesterification ofpalm
kernel oil and coconut oil, Chemical Engineering Journal, 145, 468–474.
[89] Sobel DR, Spadaccini LJ (1997), Hydrocarbon fuel cooling technologies for
advanced propulsion, J Eng Gas Turbines Power, 119, 344–51.
[90] Sohlberg K., Pennycook S. J., Pantelides S. T. (1999), Hydrogen and the structure
of the transition aluminas, J. Am. Chem. Soc. 121, 7493.
[91] Spadaccini LJ, Te Velde JA (1982), Autoignition characteristics of aircraft-type
fuels, Combust Flame, 46, 283–300.
[92] Starikovskii AYu, Khorunzhenko VI, Mazko NS, Sechenov VA, Zhukov VP,
Zudov VM (2003), Investigation of thermodynamic properties and ignition of kerosene–air
mixtures behind reflected shock wave front, Moscow Institute of Physics and Technology,
Physics of Nonequilibrium Systems Laboratory, Technical report.
[93] Stephen W. Wright (2007), Testing for Iodide in Table Salt, J. Chem. Educ.,
84(10), 1616A.
[94] Stoffel W, Chu F, Ahrens EH Jr (1959), Analysis of long-chain fatty acids by gas-
liquidchromatography, Anal Chem, 31.
[95] Sukumar Puhan, R. Jegan, K. Balasubbramania, G. Nagarajan (2009), Effect of
injection pressure on performance, emission and combustion characteristics of high
linolenic linseed oil methyl ester in a DI diesel engine, Renewable Energy, 34, 1227-1233.
[96] Surbhi Semwal, Ajay K. Arora, Rajendra P. Badoni, Deepak K. Tuli (2011),
Biodiesel production using heterogeneous catalysts, Bioresource Technology, 102, 2151–
2161.
128
[97] T.Lopez, P.Bosch, E.Ramos, R.Gomez, O.Novaro, D.Acosta, F.Figueras (1996),
Synthesis and characterization of sol-gel hydrotalcites: Structure and Texture, Langmuir,
12, 189-192.
[98] Takahiro Ebima et al (2005), Selective Transesteification of Triolein with
Methanol to Methyl oleate and Glycerol using Alumina loaded with alkali metal salt a a
Solid - base catalyst, Applied Catalysis A: General, 283, 111-116.
[99] Tao Wan, Ping Yu, Shangkun Gong, Qiang Li, Yunbai Luo (2008), Application of
KF/MgO as a heterogeneous catalyst in the productionof biodiesel from rapeseed oil,
Korean J. Chem. Eng., 25(5), 998-1003.
[100] Titipong Issariyakul, Mangesh G. Kulkarni, Lekha C. Meher, Ajay K. Dalai,
Narendra N. Bakhshi (2008), Biodiesel production from mixtures of.canola oil and used
cooking oil, Chemical Engineering Journal, 140, 77–85.
[101] UOP VersalTM Alumina (2012), A family of high performance powders, UOP
Adsorbents.
[102] Violi A, Yan S, Eddings EG, Sarofim AF, Granata S, Favarelli T, et al (2002),
Experimental formulation and kinetic model for JP-8 surrogate mixture, Combust Sci
Technol, 174(11&12), 399–417.
[103] W.T.Reichle (1984), Catalysts for aldol condensations, US Pat. 4458026.
[104] W.T.Reichle (1985), Catalytic reactions by thermally activated, synthetic,
anionic clay minerals, J.Catal., 94, 547–557.
[105] Wagutu AW, Chabra SC, Thoruwa CL, Thoruwa TF, Mahunnah RLA (2009),
Indigenous oil crops as a source for production of biodiesel in Kenya, Bull Chem Soc
Ethiop, 3–3, 359–70.
[106] Watkins, G. D. (1997), Native defects and their interactions with impurities in
silicon, 139 in Defects and Diffusion in Silicon Processing, T. Diaz de la Rubia, S. Coffa,
P. A. Stolk, C. S. Rafferty (eds), 469 of MRS Symposium Proceedings, Materials Research
Society, Pittsburgh.
[107] Wenlei Xie, Hong Peng, Ligong Chen (2006), Transesteification of soybean oil
catalyzed by potassium loaded on alumina as a solid - base catalyst, Applied Catalysis A:
General, 300, 67-74.
[108] Wenlei Xie, Xiaoming Huang (2006), Synthesis of biodiesel from Soybean oil
using heterogeneous KF/ZnO catalyst, Catalysis Letters, 107, 53-59.
[109] Wenlei Xie, Zhenqiang Yang (2007), Ba-ZnO Catalyst for Soybean oil
Transesteification, Catalysis Letters, 117(3-4), 159-165.
[110] Wenlei Xie, Haitao Li (2006), Alumina-supported potassium iodide as a
heterogeneous catalyst forbiodiesel production from soybean oil, Journal of Molecular
Catalysis A: Chemical, 255, 1–9.
[111] Wolfgang Laue, Michael Thiemann, Erich Scheibler, Karl Wilhelm Wiegand
(2006), “Nitrates and Nitrites” in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry, Wiley-
VCH, Weinheim.
129
[112] Xuejun Liu, Huayang He, Yujun Wang, Shenlin Zhu, Xianglan Piao (2008),
Transesteification of Soybean oil to biodiesel using CaO as a Solid base catalyst, Fuel, 87,
216-221.
[113] Xuejun Liu, Huayang He, Yujun Wang, Shenlin Zhu, Xianglan Piao (2007),
Calcium methoxide as a Solid base catalyst for the Transesteification of Soybean oil to
biodiesel with Methanol, Fuel, 5.
[114] Yogesh C. Sharma, John Korstad (2011), Latest developments on application of
heterogenous basic catalysts for an efficient and eco friendly synthesis of biodiesel: A
review, Fuel, 90, 1309-1324.
[115] Y. Oguntola J ALAMU, Opeoluwa DEHINBO, Adedoyin M SULAIMAN
(2010), Production and Testing of Coconut Oil Biodiesel Fuel and its Blend, Leonardo
Journal of Sciences, 16, 95–104.
[116] Yue Xia Feng, Ning Yin, Qi Feng Li, Jun Wei Wang, Mao Qing Kang, Xin Kui
Wang (2008), KF/Al2O3 as Solid Base for the Synthesis of Polycarbonate Diols (PCDLs),
Catal Lett, 121, 97–102.
[117] Y. Ella M. Moroz et al (2013), Effect of structural defects in alumina supports on
the formation and catalytic properties of the active component of reforming catalysts, Reac
Kinet Mech Cat, 110, 459–470.
[118] Y. T. Jones, Pranab K. Maitra, Ivan B. Cutler (1958), Role of Structural Defects
in the Sintering of Alumina and Magnesia,Journal of the American Ceramic Society,41,
353–357.
[119] Zabarnick S, Whitacre SD (1998), Aspects of jet fuel oxidation, J Eng Gas
Turbines Power, 120, 519–25.
130
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ ĐO BET
1. Kết quả đo BET của η -Al2O3
131
132
133
134
135
2. Kết quả BET của xúc tác KNO3/Al2O3
136
137
138
139
140
3. Kết quả đo BET của xúc tác KI/Al2O3
141
142
143
144
145
PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ ĐO TG-DTA
1. Kết quả đo TG-DTA của xúc tác KNO3/Al2O3
146
2. Kết quả TG-DTA của xúc tác KI/Al2O3
147
148
PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ PHỔ KHỐI LƯỢNG MS
149
150
151
152
153
154
155
156
157