1. Đã tổng hợp thành công oxit sắt từ nano từ dung dịch tẩy gỉ thải bỏ của nhà
máy thép, bằng phương pháp oxy hóa đồng kết tủa trong dung dịch Ca(OH)2
bão hòa tại nhiệt độ phòng. Kết quả đặc trưng cấu trúc đã chứng minh cấu
trúc nano của Fe3O4 tổng hợp được. Vật liệu có tính chất siêu thuận từ với từ
độ bão hòa (Ms) đạt 74 emu/g.
2. Đã tổng hợp thành công nanocomposit Fe3O4/Ag trên nền chitosan sử dụng
Fe3O4 tái chế. Vật liệu nanocomposit Fe3O4 – CS/Ag có kích thước 20 – 45
nm, Ms = 52 emu/g và có hoạt tính kháng khuẩn tốt.
3. Đã tổng hợp được polyhexametylen guanidin hydroclorit (PHMG) có trọng
lượng phân tử trung bình là ~ 6947 g/mol, có hoạt tính kháng khuẩn mạnh
đối với khuẩn cả gram dương (+), gram âm (-) và nấm, giá trị IC50 không
vượt quá 1,13 µg/mL và MIC không vượt quá 32 µg/ml.
4. Đã tổng hợp thành công vật liệu nanocomposit Fe3O4 với PHMG có hàm
lượng polyme ~15% kl., Ms = 61,2 emu/g. Vật liệu nanocomposit
Fe3O4/PHMG biến tính với epiclohydrin có độ bền chống rửa trôi cao hơn
hẳn so với không biến tính. Vật liệu Fe3O4/PHMG -Ep có hoạt tính kháng
khuẩn mạnh, với nồng độ 2 ppm sau 5 phút tiếp xúc có thể diệt hoàn toàn vi
khuẩn E.coli có mật độ ban đầu là 7,7.105 CFU/mL. Tiếp tục tái sử dụng vật
liệu vẫn cho kết quả khử khuẩn đạt hiệu lực 100%
130 trang |
Chia sẻ: huydang97 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tổng hợp và đặc trưng tính chất vật liệu Nanocomposit từ tính kháng khuẩn, định hướng ứng dụng khử trùng nước thải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
can (C.albican). Polyguanidin
thương mại (biopag-D) cũng được phân tích đồng thời để đối chứng, kết quả trình
bày trên bảng 3.11.
Bảng 3.11. Kết quả xác định IC50 và MIC trên vi khuẩn và nấm của PHMG.
Mẫu
Giá trị
(µg/mL)
Chủng Gram (+) Chủng Gram (-) Nấm
S.
aureus
B.
subtilis
L.
fermentum
S.
enterica
E.
coli
P.
aeruginosa
C.
albican
PHMG
IC50 0,07 0,076 0,08 1,13 0,049 0,83 0,37
MIC 16 16 16 64 16 32 32
Biopag-D
IC50 0,68 1,67 2,73 4,0 2,5 4,0 3,91
MIC 512 512 512 > 512 512 512 512
Từ bảng 3.11 ta thấy PHMG đã tổng hợp có hoạt tính kháng khuẩn rất tốt đối
với các khuẩn gram dương (+) cũng như gram âm (-) và nấm, giá trị IC50 đều
không vượt quá 1,13 µg/mL và MIC không vượt quá 32 µg/ml. Với kết quả này có
thể khẳng định phổ diệt khuẩn của sản phẩm PHMG tổng hợp được là rất rộng. So
với polyguanidin thương mại của Nga (Biopag – D) đang sử dụng khá phổ biến hiện
nay, hoạt tính của PHMG tổng hợp trong luận án đều cao hơn rõ rệt.
3.3.2. Tổng hợp vât liệu nanocomposit Fe3O4/PHMG
Nanocomposit Fe3O4/PHMG được tổng hợp như trình bày trong mục 2.2.3.
Fe3O4 nano được cho vào dung dịch PHMG, khuấy trong 4 giờ. Kết tủa được thu lại
bằng nam châm, rửa và sấy khô. Sản phẩm thu được được đặc trưng tính chất bằng
các phương pháp phổ hồng ngoại (FTIR), nhiễu xạ tia X (XRD), phổ tán sắc năng
lượng tia X (EDX), phân tích nhiệt trọng lượng (TGA), kính hiển vi điện tử quét
(FESEM), từ kế mẫu rung (VSM) và thử nghiệm khả năng kháng khuẩn.
3.3.2.1. Kết quả phân tích phổ hồng ngoại
Cấu trúc hóa học của nanocomposit Fe3O4/PHMG được phân tích bằng phổ
hồng ngoại và trình bày trên hình 3.27.
78
Hình 3.27. Phổ hồng ngoại của Fe3O4 (a) và Fe3O4/PHMG (b).
Có thể quan sát thấy trên phổ hồng ngoại của Fe3O4/PHMG, ngoài các peak
hấp thụ đặc trưng của Fe3O4 tại số sóng 574, 3408 và 1639 cm
-1
, còn xuất hiện các
peak hấp thụ tại số sóng 3183,7 cm-1 và 1466 cm-1 tương ứng với dao động hóa trị
và dao động biến dạng của nhóm amin bậc hai. Hai đỉnh hấp thụ tại số sóng 2930
cm
-1
và 2856 cm
-1
đặc trưng cho dao động quay đối xứng và bất đối xứng của nhóm
CH2. Một píc hấp thụ cường độ mạnh tại 1639 cm
-1
đặc trưng cho liên kết C=N. Ta
cũng quan sát thấy vân phổ hấp thụ hồng ngoại tại 1355 cm-1 đặc trưng cho dao
động liên kết C-N của nhóm chức amin bậc 2.
3.3.2.2. Kết quả phân tích nhiễu xạ tia X (XRD)
Cấu trúc mạng tinh thể của vật liệu nanocomposit Fe3O4/PHMG được xác
định bằng phương pháp nhiễu xạ tia X, kết quả thu được trình bày trên hình 3.28.
79
Hình 3.28. Giản đồ XRD của Fe3O4 (a) và Fe3O4/PHMG (b).
Theo hình 3.28 cho thấy giản đồ XRD của nanocomposit Fe3O4/PHMG thể
hiện các tín hiệu nhiễu xạ đặc trưng của cấu trúc spinel của Fe3O4, với các đỉnh đặc
trưng (220), (311), (400), (422), (511) và (440) tương ứng với góc 2: 35,50, 43,30,
53,7
0
, 57,2
0
và 62,9
0. Điều này chứng tỏ việc biến tính với PHMG không làm thay
đổi cấu trúc tinh thể của Fe3O4 nano.
3.3.2.3. Kết quả phân tích phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX)
Sử dụng phương pháp phổ tán sắc năng lượng tia X đã xác định được thành
phần các nguyên tố trong mẫu vật liệu nanocomposit Fe3O4/PHMG, kết quả được
trình bày trên hình 3.29 và bảng 3.12.
80
Hình 3.29. Phổ EDX của vật liệu Fe3O4 (a) và Fe3O4/ PHMG (b).
Kết quả trên hình 3.28 cho thấy thành phần hóa học của mẫu Fe3O4 tổng hợp
từ dung dịch tẩy gỉ ngoài Fe và O còn có một ít C (2,46 % kl.). Vật liệu
Fe3O4/PHMG thành phần C tăng lên nhiều (15,74% kl.), ngoài ra còn xuất hiện
thêm nguyên tố N và Cl, chứng tỏ sự có mặt của PHMG trong nanocomposit. Kết
quả phân tích EDX đã chứng tỏ nanocomposit Fe3O4/PHMG đã được tổng hợp
thành công.
81
Bảng 3.12. Thành phần hóa học của Fe3O4 và Fe3O4/PHMG.
Nguyên tố
Fe3O4 Fe3O4/PHMG
Trọng lượng
(%)
Nguyên tử
(%)
Trọng lượng
(%)
Nguyên tử
(%)
C 2,46 5,15 15,74 29,69
O 45,29 71,29 31,67 41,73
Fe 52,25 23,56 44,01 20,09
Cl - - 3,34 1,85
N - - 5,24 6,62
Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00
3.3.2.4. Kết quả phân tích nhiệt trọng lượng (TGA)
Hàm lượng polyme trong thành phần nanocomposit Fe3O4/PHMG được xác
định bằng phương pháp phân tích TGA, kết quả trình bày trên hình 3.30.
Hình 3.30. Giản đồ TGA của Fe3O4 (a) và nanocomposit Fe3O4/PHMG (b).
82
Ta thấy trong trường hợp Fe3O4, trong khoảng nhiệt độ khảo sát hầu như
không
có sự sụt khối lượng mẫu, chỉ 1,56%, liên quan đến mất nước vật lý (đường a).
Đường cong TGA của nanocomposit Fe3O4/PHMG cho thấy từ nhiệt độ phòng tới
200
0
C trọng lượng giảm khoảng 5%, sự sụt khối này là do quá trình bay hơi nước
của vật liệu. Bắt đầu từ 2500C xuất hiện sự giảm mạnh trọng lượng mẫu, liên quan
đến quá trình phân hủy PHMG. Lượng PHMG trong vật liệu nanocomposit
Fe3O4/PHMG được xác định khoảng 15%.
3.3.2.5. Kết quả phân tích hiển vi điện tử quét xạ trường (FESEM)
Sử dụng phương pháp hiển vi điện tử quét xạ trường FESEM đã đặc trưng
được hình thái bề mặt và kích thước hạt của vật liệu nanocomposit Fe3O4/PHMG,
kết quả trình bày trên hình 3.31.
Hình 3.31. Ảnh hiển vi điện tử quét xạ trường của vật liệu Fe3O4 và nanocomposit
Fe3O4/ PHMG.
Từ hình 3.31, ta nhận thấy không có sự thay đổi nhiều về hình dáng, kích
thước giữa mẫu Fe3O4 và Fe3O4/PHMG, nhưng rõ ràng rằng các hạt nanocomposit ít
co cụm hơn.
3.3.2.6. Kết quả đo từ kế mẫu rung (VSM)
Sử dụng phương pháp từ kế mẫu rung (VSM) để xác định từ độ bão hòa của
Fe3O4 và Fe3O4/PHMG, kết quả được trình bày trên hình 3.32.
Fe3O4 Fe3O4/PHMG
83
Hình 3.32. Đường cong từ hóa của hạt Fe3O4 (a) và Fe3O4/PHMG (b).
Trong hình 3.32 cho thấy vật liệu Fe3O4 và Fe3O4/PHMG đều thể hiện độ từ
hóa cao và có tính chất siêu thuận từ. Giá trị từ độ bão hòa Ms của nanocomposit
Fe3O4/PHMG thấp hơn so với Fe3O4 thuần, do sự có mặt của polymer trong thành
phần, tuy nhiên Ms vẫn khá cao (61,2 emu/g), vật liệu có thể dễ dàng tách loại bằng
từ trường ngoài.
3.3.2.7. Khảo sát khả năng kháng khuẩn
Trong nghiên cứu này, khả năng kháng khuẩn của vật liệu Fe3O4 và
Fe3O4/PHMG được chuẩn bị với các nồng độ 5,0; 1,7 và 0,5 mg/mL, thử nghiệm
với vi khuẩn E.Coli bằng phương pháp đục lỗ thạch, PHMG tổng hợp cũng được
thử nghiệm ở điều kiện tương tự để so sánh, kết quả thu được dẫn trong bảng 3.12
và hình 3.33.
84
Bảng 3.13. Giá trị đường kính vòng vô khuẩn trên khuẩn E.Coli.
Mẫu
Nồng độ mẫu
(mg/mL)
Đường kính vòng vô khuẩn
trên khuẩn E.Coli (mm)
PHMG
5,0 14
1,7 8
0,5 0
Fe3O4/PHMG
5,0 10
1,7 4
0,5 0
Hình 3.33. Ảnh chụp các mẫu xét nghiệm độ kháng khuẩn của PHMG (a) và Fe3O4/ PHMG (b)
ở các nồng độ 5,0 mg/mL (1); 1,7 mg/mL (2) và 0,5 mg/mL (3).
Kết quả trên bảng 3.13 và hình 3.33 cho thấy, PHMG có nồng độ 5,0 mg/mL
có vùng ức chế với đường kính 14 mm, với nồng độ 1,7 mg/mL có vùng ức chế
đường kính 8 mm đối với khuẩn E.Coli. Các hạt nanocomposit Fe3O4/PHMG đã
tổng hợp có hiệu quả kháng khuẩn tương đối cao, vùng ức chế khoảng 10 mm với
nồng độ 5,0 mg/mL mẫu khuẩn E.coli, với hàm lượng PHMG thấp trong vật liệu
nanocomposit Fe3O4/PHMG khoảng 15%. Điều này cho thấy hiệu quả kháng khuẩn
E.coli của vật liệu nanocomposit Fe3O4/PHMG cao hơn so với PHMG sử dụng
riêng rẽ.
85
3.3.3. Tổng hợp vật liệu nanocomposit Fe3O4/PHMG biến tính epichlohydrin
Polyguanidin có tính tan tốt trong môi trường nước, do đó để cải thiện độ bền
chống rửa trôi của vật liệu nanocomposit Fe3O4/PHMG cần phải biến tính, tăng
trọng lượng phân tử của PHMG. Trong luận án này PHMG được biến tính với
epichlohydrin.
3.3.3.1. Biến tính PHMG với epichlohydrin
Quá trình biến tính PHMG với epichlohydrin (Ep) được thực hiện trong môi
trường nước tại 60oC (mục 2.2.3). Tỷ lệ giữa PHMG và Ep được khảo sát, lựa chọn
thông qua kết quả đo độ nhớt của dung dịch. Hình 3.34 trình bày kết quả xác định
độ nhớt động lực theo hàm lượng Ep.
Hình 3.34. Sự phụ thuộc của độ nhớt động lực của PHMG biến tính vào hàm lượng
epichlohydrin.
Từ hình 3.34, ta thấy rõ rằng độ nhớt của PHMG tăng khi hàm lượng Ep
tăng, tới tỷ lệ Ep ở 30% độ nhớt hầu như không tăng nữa. Với hàm lượng Ep ở 25%
kl. thì độ nhớt của PHMG biến tính là 0,074 dL/g. Khi lượng Ep tăng lên đến 30%,
độ nhớt tăng lên không đáng kể (0,0745 dL/g). Tỷ lệ Ep 25% được lựa chọn để chế
tạo nanocomposit.
Cấu trúc hóa học của PHMG biến tính Ep được phân tích bằng phổ hồng
ngoại và trình bày trên hình 3.35. PHMG và Ep cũng được phân tích đồng thời để
đối chứng.
0,055
0,06
0,065
0,07
0,075
0 5 10 15 20 25 30 35
Đ
ộ
n
h
ớ
t,
d
L
/g
Lượng Ep, % kl
86
Hình 3.35. Phổ hồng ngoại của epichlohydrin (a), PHMG (b), và PHMG biến tính
với epichlohydrin (c).
Trên phổ hồng ngoại của Ep (đường a) xuất hiện các píc hấp thụ đặc trưng
tại số sóng 962 cm-1 đến 925 cm-1 đặc trưng cho dao động biến dạng đối xứng của
nhóm epoxy trong phân tử Ep [96]. Phổ hồng ngoại của PHMG biến tính với Ep
(đường c), không thấy xuất hiện các peak này, chứng tỏ đã có sự mở vòng của
nhóm epoxy. Ngoài ra trên phổ của PHMG-Ep cũng xuất hiện các peak mới tại số
sóng 1429 và 1120 cm
-1
, ứng với dao động của liên kết ankyl halogenua CH2-Cl và
rượu bậc hai CH-OH [97]. Qua phân tích phổ hồng ngoại cho thấy PHMG đã phản
ứng với Ep thông qua phản ứng giữa các nhóm amin và epoxy theo sơ đồ trên hình
3.36.
87
Hình 3.36: Phản ứng giữa PHMG và epichlohydrin.
3.3.3.2. Tổng hợp nanocomposit Fe3O4/PHMG-Ep
Quá trình tổng hợp nanocomposit Fe3O4/PHMG-Ep được trình bày trong
mục 2.2.3. Fe3O4 nano được phân tán trong dung dịch PHMG, cho thêm Ep, khuấy
trong 6 giờ ở 600C. Các hạt nanocomposit thu hồi bằng nam châm, rửa sạch và sấy
khô. Sau đó đặc trưng tính chất bằng các phương pháp phân tích nhiệt trọng lượng
(TGA), phổ hồng ngoại (FTIR), kính hiển vi điện tử quét (FESEM), phổ UV-Vis, từ
kế mẫu rung (VSM), và thử nghiệm khả năng kháng khuẩn.
- Kết quả phân tích nhiệt trọng lượng TGA
Hàm lượng polyme trong thành phần nanocomposit Fe3O4/PHMG-Ep được
xác định bằng phương pháp TGA và trình bày trong hình 3.37.
Hình 3.37. Giản đồ TGA của Fe3O4 (a), nanocomposit Fe3O4/ PHMG (b) và Fe3O4/
PHMG-Ep (c).
Các mẫu nanocomposit có chứa polyme suy giảm khối lượng rõ nét bắt đầu từ
khoảng 250°C, liên quan đến quá trình phân hủy của các polyme PHMG và PHMG-
Ep. Từ kết quả TGA ở hình 3.37 có thể xác định được hàm lượng polyme trong
thành phần nanocomposit Fe3O4/PHMG là 12,5% và Fe3O4/PHMG-Ep là 11,1%.
100 200 300 400 500 600
70
75
80
85
90
95
100
c
b
Nhieät ñoä (
o
C)
K
h
o
ái
l
ö
ô
ïn
g
(
%
)
a
88
Vậy lượng PHMG biến tính Ep bám lên Fe3O4 ít hơn trường hợp không biến tính,
có thể do trong trường hợp này phân tử polyme cồng kềnh hơn.
- Kết quả phân tích phổ hồng ngoại
Cấu trúc hóa học của nanocomposit Fe3O4/PHMG-Ep được xác định bằng
phổ hồng ngoại, kết quả được trình bày trong hình 3.38. Phổ hồng ngoại của vật liệu
thể hiện chủ yếu là các peak hấp phụ đặc trưng của Fe3O4: peak tại số sóng 573 cm
-1
tương ứng dao động hóa trị của liên kết Fe – O của phân tử Fe3O4, peak hấp thụ tại
số sóng 3446 và 1634 cm-1 tương ứng với dao động hóa trị và dao động biến dạng
của nhóm OH-. Ngoài ra ta cũng quan sát được các peak hấp thụ đặc trưng của
PHMG với cường độ yếu tại số sóng 1467, 2930 và 2857 cm-1, do hàm lượng
PHMG chiếm tỷ lệ nhỏ trong thành phần nanocomposit.
Hình 3.38. Phổ FTIR của PHMG (a) và nanocomposit Fe3O4/PHMG-Ep (b).
- Kêt quả phân tích hình thái cấu trúc
Sử dụng phương pháp hiển vi điện tử quét xạ trường FESEM để xác định
hình thái bề mặt và kích thước hạt của các vật liệu nanocomposit Fe3O4/PHMG-Ep,
kết quả được trình bày trong hình 3.39. Các hạt nanocomposit Fe3O4/PHMG-Ep có
89
hình thái tương tự vật liệu Fe3O4/PHMG (hình 3.31), kích thước khoảng 20-40 nm
và không bị kết tụ với nhau.
Hình 3.39. Ảnh FESEM của nanocomposit Fe3O4/PHMG–Ep.
- Kết quả xác định tính chất từ
Phương pháp từ kế mẫu rung đã được sử dụng để khảo sát tính chất từ của
vật liệu Fe3O4 và nanocomposit Fe3O4/PHMG–Ep. Kết quả được trình bày trên hình
3.40.
90
Hình 3.40. Đường cong từ hóa của hạt Fe3O4 và Fe3O4/PHMG-Ep.
Trong hình 3.40, ta thấy nanocomposit Fe3O4/PHMG-Ep có tính siêu thuận
từ, giá trị Ms giảm xuống thấp hơn Fe3O4 còn 62 emu/g, do có mặt PHMG-Ep trong
thành phần vật liệu. Tuy nhiên đây là giá trị cao, vật liệu Fe3O4/PHMG-Ep có thể dễ
dàng tách loại khi áp đặt một từ trường ngoài.
- Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn
Khả năng kháng khuẩn của Fe3O4/PHMG-Ep được khảo sát với vi khuẩn
E.coli bằng phương pháp đục lỗ thạch. Hình 3.41 và bảng 3.14 trình bày kết quả xác
định vòng vô khuẩn của vật liệu nanocomposit với các nồng độ 0,5; 1,7 và 5,0
mg/mL.
Hình 3.41. Ảnh thử nghiệm đục lỗ thạch với E.coli của Fe3O4/PHMG-Ep với các
nồng độ: (1) 5; (2) 1,7 và (3) 0,5 mg/mL.
Bảng 3.14. Đường kính vòng vô khuẩn của Fe3O4/PHMG-Ep với E.coli.
STT Nồng độ (mg/mL) Đường kính vòng vô khuẩn (mm)
1 5,0 8
2 1,7 4
3 0,5 0
Như vậy vật liệu biến tính Fe3O4/PHMG-Ep có hoạt tính kháng khuẩn mạnh
91
tương đương vật liệu không biến tính, mặc dù hàm lượng PHMG-Ep trong
nanocomposit là 11,1% và mẫu không biến tính là 12,5%.
3.3.3.3. Khảo sát sự tan nhả PHMG và khả năng ứng dụng khử trùng nước
- Kết quả khảo sát sự tan nhả PHMG từ nanocomposit
Độ bền chống rửa trôi của vật liệu nanocomposit được khảo sát bằng cách xác
định lượng PHMG tan nhả ra môi trường nước (mục 2.2.3). Nồng độ PHMG trong
nước được xác định bằng phương pháp phân tích phổ UV-Vis. Hình 3.42 trình bày
phổ UV-vis thu được và đường chuẩn xác định nồng độ PHMG. Ta thấy phương
trình đường chuẩn y = 0,022x + 0,4117 với độ tin cậy khá cao, hệ số hồi quy R2 =
0,9900.
200 220 240 260 280 300
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
A
bs
10 mg/l
25 mg/l
40 mg/l
60 mg/l
75 mg/l
90 mg/l
)(nm
92
Hình 3.42. Xây dựng đường chuẩn phân tích PHMG.
Kết quả xác định lượng PHMG tan nhả theo thời gian từ nanocomposit
Fe3O4/PHMG và Fe3O4/PHMG-Ep được trình bày trên hình 3.43.
Hình 3.43. Lượng PHMG tan nhả theo thời gian từ vật liệu nanocomposit.
Các kết quả trình bày trên hình 3.43 đã chứng tỏ Ep có tác dụng cải thiện rõ rệt
độ bền chống rửa trôi của vật liệu. Với mẫu Fe3O4/PHMG không biến tính, PHMG
93
tan ra rất nhanh, chỉ sau khoảng 10 phút đã đạt 90%. Trong khi đó mẫu biến tính
phải sau 2 giờ lượng PHMG tan ra mới đạt 80%.
- Kết quả khảo sát khả năng ứng dụng khử trùng nước
Hoạt tính kháng khuẩn và khả năng thu hồi, tái sử dụng của vật liệu
nanocomposit Fe3O4/PHMG biến tính và không biến tính với Ep được khảo sát với
vi khuẩn đại diện E.coli, theo phương pháp tiếp xúc trực tiếp. Điều kiện thử nghiệm
được mô tả cụ thể trong phần 2.2.3, mật độ E.coli ban đầu là 7,7.105 CFU/mL,
hàm lượng vật liệu khử khuẩn là 2 ppm, thời gian tiếp xúc 5 phút. Sau khi xử lý, vật
liệu nanocomposit được thu hồi bằng nam châm và tiếp tục sử dụng để xử lý lần thứ
2 và lần thứ 3. Kết quả xác định mật độ vi khuẩn sau xử lý và hiệu lực kháng khuẩn
trình bày trên bảng 3.15 và hình 3.44.
Bảng 3.15. Kết quả diệt khuẩn E. Coli bằng Fe3O4/PHMG và Fe3O4/PHMG-Ep.
Vật liệu Số lần
Mật độ E.coli sau xử lý
(CFU/mL)
Hiệu lực diệt khuẩn
(%)
Fe3O4/PHMG
1 0 100
2 6200 99
3 1,4.10
5
81
Fe3O4/PHMG-Ep
1 0 100
2 7 100
3 45 99,99
Hình 3.44 Các mẫu xác định mật độ E.coli trước và sau khi xử lý bằng vật
liệu nanocomposit Fe3O4/PHMG biến tính và không biến tính với Ep.
94
Hình 3.44. Ảnh chụp kết quả xác định mật độ E.coli sau khi xử lý bằng
Fe3O4/PHMG nồng độ 2ppm, thời gian tiếp xúc 5 phút:
(a) Mẫu đối chứng, độ pha loãng 106
(b) Mẫu xử lý lần thứ nhất, độ pha loãng 100
(c) Mẫu xử lý lần thứ 2, độ pha loãng 102
(d) Mẫu xử lý lần thứ 3, độ pha loãng 106
Kết quả thử nghiệm cho thấy vật liệu nanocomposit có hoạt tính kháng khuẩn
rất mạnh, chỉ với nồng độ 2 ppm, sau 5 phút tiếp xúc đã diệt được toàn bộ vi khuẩn
E.coli mật độ đầu 7,7.105 CFU/mL. Kết quả thử nghiệm lần 2 xử lý bằng Fe3O4/
PHMG mật độ E.coli giảm còn 6200 CFU/mL, lần thứ 3 E.coli còn rất nhiều, tới
1,4.10
5
CFU/mL. Trong khí đó vật liệu biến tính Fe3O4/PHMG-Ep có độ bền cao
95
hơn rõ rệt: lần thứ 2 diệt được hầu hết vi khuẩn (chỉ còn 7 CFU/mL) và lần sử dụng
thứ 3 cũng chỉ còn 45 CFU/mL, hiệu lực diệt khuẩn của 2 lần tái sử dụng vẫn đạt
100%. Kết quả này tương đồng với kết quả khảo sát sự tan nhả của PHMG từ
nanocomposit, Fe3O4/PHMG sau 10 phút đã nhả hết lượng polyme kháng khuẩn
bám trên sắt từ, Trong khi đó tốc độ nhả PHMG từ vật liệu biến tính Fe3O4/PHMG-
Ep chậm hơn rất nhiều.
96
Hình 3.45. Ảnh chụp kết quả xác định mật độ E.coli sau khi xử lý bằng vật liệu
Fe3O4/PHMG-Ep nồng độ 2ppm, thời gian tiếp xúc 5 phút:
(a) Mẫu đối chứng, độ pha loãng 106
(b) Mẫu xử lý lần thứ nhất, độ pha loãng 100
(c) Mẫu xử lý lần thứ 2, độ pha loãng 100
(d) Mẫu xử lý lần thứ 3, độ pha loãng 100
3.3.4. Tổng hợp vật liệu nanocomposit dạng hạt Fe3O4-alginat/ PHMG
3.3.4.1.Tổng hợp hạt nanocomposit Fe3O4-alginat/PHMG
Hạt nanocomposit Fe3O4-alginat được chế tạo như mô tả ở mục 2.2.3. Cho
hạt Fe3O4-alginat vào dung dịch PHMG 2%, khuấy nhẹ trong 1 giờ để PHMG bám
lên hạt Fe3O4-alginat. Sau khi rửa nhiều lần bằng nước cất xác định hàm lượng
PHMG trong thành phần vật liệu bằng cách cân hạt Fe3O4-alginat trước và sau khi
hấp phụ PHMG. Thực nghiệm được tiến hành 3 lần và lấy giá trị trung bình, kết quả
thu được là 4,1% kl.
3.3.4.2. Xác định độ tan nhả PHMG
Kết quả xác định phần trăm tan nhả PHMG từ hạt nanocomposit Fe3O4-
alginat/PHMG trên hình 3.46 cho thấy polyme tan ra rất ít, sau 1 giờ ngâm trong
nước, lượng PHMG tan ra chiếm khoảng 2 % và sau đó không tan nữa. Như vậy,
trong trường hợp này, PHMG không chỉ hấp phụ lên bề mặt hạt alginat, mà giữa hai
hợp chất này đã xảy ra tương tác hóa học, giữa nhóm –COOH của alginat và nhóm
–NH2 của PHMG.
97
Hình 3.46. Lượng PHMG tan nhả từ hạt nanocomposit Fe3O4-alginat/PHMG.
3.3.4.3. Khảo sát khả năng kháng khuẩn
Hạt nanocomposit Fe3O4-alginat/PHMG được thử nghiệm hoạt tính kháng
khuẩn theo phương pháp tiếp xúc trực tiếp với chủng đại diện là khuẩn E.coli (mục
2.3.5.), mật độ ban đầu là ~2.105 CFU/mL, thời gian tiếp xúc là 30 phút. Kết quả
xác định mật độ khuẩn E.coli sau khi xử lý và hiệu lực diệt khuẩn được trình bày
trên bảng 3.16.
Bảng 3.16. Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của vật liệu.
Mẫu
Nồng độ
(ppm)
Mật độ E.coli
(CFU/mL)
Hiệu lực diệt khuẩn
(%)
Fe3O4-alginat/PHMG
505 2x10
2
99,9
2.500 0 100
Ảnh chụp các mẫu xác định mật độ vi khuẩn trước và sau khi xử lý được
trình bày trên hình 3.47.
0
0,5
1
1,5
2
2,5
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450
P
H
M
G
(
%
)
Thời gian (phút)
98
Hình 3.47. Xác định mật độ E.coli sau khi xử lý bằng Fe3O4 - alginat/PHMG:
(a) Mẫu đối chứng không xử lý, độ pha loãng 104
(b) Fe3O4-alginat/PHMG 0,5 g/L, độ pha loãng 10
1
(c) Fe3O4-alginat/PHMG 2,5 g/L, độ pha loãng 10
0
Kết quả trên bảng 3.16 cho thấy với lượng Fe3O4-alginat/PHMG sử dụng là
0,5 g/L, mật độ khuẩn E.coli sau khi xử lý vẫn còn nhiều, cỡ ~2.102 CFU/mL.
Trường hợp sử dụng vật liệu hạt nanocomposit tới 2,5 g/L mới diệt được hoàn toàn
lượng E.coli ~2.105 CFU/mL. Hiệu quả khử khuẩn của hạt Fe3O4-alginat/PHMG
thậm chí còn kém hạt Fe3O4 - alginat/Ag, lý do là vật liệu này hầu như không tan
nhả PHMG, và với phương pháp thử nghiệm này các hạt nanocomposit không tiếp
xúc được nhiều với vi khuẩn trong dung dịch.
3.3.5. Thử nghiệm khử trùng mẫu nước thải bệnh viện.
99
Từ các kết quả nghiên cứu tổng hợp và đặc trưng tính chất của vật liệu từ
tính kháng khuẩn thu được trên đây cho thấy nanocomposit Fe3O4/PHMG biến tính
Ep có hoạt tính khử khuẩn cao nhất, đồng thời có khả năng thu hồi, tái sử dụng. Vật
liệu này được lựa chọn để xử lý mẫu nước thải thực tế lấy từ bệnh viện Y học cổ
truyền Dân tộc Trung ương. Mẫu nước được lấy sau công đoạn xử lý vi sinh và xác
định các chỉ số hóa lý như sau:
- độ pH xác định theo tiêu chuẩn TCVN 6492:2011
- độ đục xác định theo tiêu chuẩn TCVN 6184:2008
- COD xác định theo tiêu chuẩn SMEWW 5220C:2012
- Mật độ vi khuẩn E.coli và tổng Coliform xác định theo tiêu chuẩn TCVN
6187-1:2009.
Các kết quả phân tích trình bày trong bảng 3.17.
Bảng 3.17: Chất lượng nước thải lấy từ bệnh viện Y học cổ truyền Dân tộc Trung ương.
Stt Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Kết quả
QCVN 02:2009/BYT
1 2
1 pH - 7,2 6,0 – 8,5 6,0 – 8,5
2 Độ đục NTU 15 5 5
3 COD mg/L 63 - -
4 Tổng Coliform CFU/100 mL 1,3 x 104 50 150
Từ bảng 3.17 cho thấy, nước thải của bệnh viện sau quá trình xử lý vi sinh
vẫn còn chứa nhiều vi sinh vật, mật độ E.coli và coliform cao hơn nhiều lần so với
chỉ tiêu cho phép theo Quy chuẩn chất lượng nước sinh hoạt của Bộ Y tế QCVN
02:2009/BYT.
Mẫu nước thải được tiến hành thử nghiệm với 2 hàm lượng Fe3O4/PHMG-Ep: 10
ppm và 30 ppm, thời gian tiếp xúc 30 phút, mẫu PHMG cũng được thử nghiệm đồng
thời để đối chứng (hàm lượng 5 ppm). Kết quả xử lý thể hiện trong bảng 3.18 và hình
3.47.
100
Bảng 3.18. Chỉ tiêu chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý.
Chỉ tiêu
Trước
xử lý
Sau xử lý
QCVN
02:2009/BYT
Fe3O4/PHMG-
Ep, 10 ppm
Fe3O4/PHMG-
Ep, 30 ppm
PHMG,
5 ppm
1 2
pH 7,2 7,2 7,3 7,3 6,0-8,5 6,0-8,5
Độ đục,
NTU
15 8 5 5 5 5
COD, mg/l 63 62 60 64 - -
E.coli,
CFU/100
mL
8.10
3
50
(H = 99,4%)
0
(H = 100%)
10 0 20
Tổng
Coliform,
CFU/100
mL
1,3.10
4
540
(H = 95,8%)
100
(H = 99,2%)
90 50 150
Từ bảng 3.18 ta thấy, nhìn chung chỉ số pH và COD không thay đổi sau khi xử
lý. Trường hợp Fe3O4/PHMG-Ep sử dụng với nồng độ 10 ppm, hiệu lực diệt khuẩn
E.coli đạt 99,4%, coliform đạt 95,8%, tuy nhiên vẫn chưa đạt tiêu chuẩn nước thải
loại 2 theo QCVN 02:2009/BYT. Với nồng độ nanocomposit là 30 ppm có thể loại
bỏ được hoàn toàn vi khuẩn E.coli có trong nước thải, các thông số khác như tổng
coliform, pH và độ đục đều nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn. Trường
hợp sử dụng PHMG thuần với nồng độ 5 ppm, các chỉ số hóa lý và nồng độ vi sinh
vật trong nước thải cũng đạt mức cho phép theo Quy chuẩn của Bộ Y tế. Tuy nhiên
vật liệu nanocomposit Fe3O4/PHMG-Ep có ưu điểm hơn hẳn, do hàm lượng PHMG
chỉ chiếm khoảng 10%, mặt khác sau khi xử lý có thể thu hồi dễ dàng bằng từ
trường ngoài.
101
Độ pha loãng 100
Hình 3.48. Ảnh chụp kết quả xác định tổng Coliform trong nước thải bệnh viện
trước (a) và sau khi xử lý bằng 10 ppm Fe3O4/PHMG-Ep (b), 30 ppm
Fe3O4/PHMG-Ep (c), 5 ppm PHMG.
Tóm tắt kết quả phần 3.3
- Đã tổng hợp được polyhexametylen guanidin hydroclorit từ hexametylen diamin
và guanidine hydrochlorit bằng phản ứng trùng ngưng nóng chảy có sử dụng xúc
tác là axit citric. PHMG có trọng lượng phân tử trung bình là 6947 g/mol, có hoạt
tính kháng khuẩn mạnh đối với khuẩn cà gram dương (+), gram âm (-) và nấm,
giá trị IC50 đều không vượt quá 1,13 µg/mL và MIC không vượt quá 32 µg/ml.
- Đã tổng hợp được vật liệu nanocomposit Fe3O4/PHMG với hàm lượng PHMG ~15
%, giá trị từ độ bão hòa đạt 61,2 emu/g và có hoạt tính kháng khuẩn cao. Việc biến
tính PHMG với epiclohydrin đã cải thiện đáng kể độ bền chống rửa trôi của vật
liệu, đồng thời vẫn giữ được hoạt tính kháng khuẩn và các tính chất khác tương
đương như trước khi biến tính: hàm lượng polyme là 11.1 %, Ms = 62,0 emu/g.
102
Với nồng độ 2 ppm Fe3O4/PHMG-Ep sau 5 phút tiếp xúc có thể diệt hoàn toàn vi
khuẩn E.coli có mật độ ban đầu là 7,7.105 CFU/mL. Tiếp tục tái sử dụng vật liệu
lần 1 vẫn cho kết quả khử khuẩn đạt hiệu lực 100%, tái sử dụng lần thứ 2 hiệu lực
thấp hơn (99,99%).
- Đã tổng hợp được nanocomposit dạng hạt Fe3O4-alginat/PHMG dạng hạt. PHMG
hấp phụ lên hạt Fe3O4 – alginat không chỉ là hấp phụ vật lý, PHMG hầu như
không tan ra ngoài dung dịch. Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn E.coli của vật
liệu cho kết quả không cao, 2,5 g/L vật liệu sau 30 phút mới diệt được hoàn toàn
vi khuẩn với mật độ đầu ~7,7.105 CFU/mL.
- Thử nghiệm ứng dụng xử lý mẫu nước thải bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, với
nồng độ E.coli và tổng coliform cao hơn hàng trăm lần so với tiêu chuẩn cho phép, đã cho
thấy nanocomposit Fe3O4/PHMG-Ep với nồng độ 30 ppm trong 30 phút có thể loại bỏ
được hoàn toàn vi khuẩn E.coli và hầu hết coliform, nước đầu ra đạt tiêu chuẩn QCVN
02:2009/BYT.
103
KẾT LUẬN CHUNG
1. Đã tổng hợp thành công oxit sắt từ nano từ dung dịch tẩy gỉ thải bỏ của nhà
máy thép, bằng phương pháp oxy hóa đồng kết tủa trong dung dịch Ca(OH)2
bão hòa tại nhiệt độ phòng. Kết quả đặc trưng cấu trúc đã chứng minh cấu
trúc nano của Fe3O4 tổng hợp được. Vật liệu có tính chất siêu thuận từ với từ
độ bão hòa (Ms) đạt 74 emu/g.
2. Đã tổng hợp thành công nanocomposit Fe3O4/Ag trên nền chitosan sử dụng
Fe3O4 tái chế. Vật liệu nanocomposit Fe3O4 – CS/Ag có kích thước 20 – 45
nm, Ms = 52 emu/g và có hoạt tính kháng khuẩn tốt.
3. Đã tổng hợp được polyhexametylen guanidin hydroclorit (PHMG) có trọng
lượng phân tử trung bình là ~ 6947 g/mol, có hoạt tính kháng khuẩn mạnh
đối với khuẩn cả gram dương (+), gram âm (-) và nấm, giá trị IC50 không
vượt quá 1,13 µg/mL và MIC không vượt quá 32 µg/ml.
4. Đã tổng hợp thành công vật liệu nanocomposit Fe3O4 với PHMG có hàm
lượng polyme ~15% kl., Ms = 61,2 emu/g. Vật liệu nanocomposit
Fe3O4/PHMG biến tính với epiclohydrin có độ bền chống rửa trôi cao hơn
hẳn so với không biến tính. Vật liệu Fe3O4/PHMG -Ep có hoạt tính kháng
khuẩn mạnh, với nồng độ 2 ppm sau 5 phút tiếp xúc có thể diệt hoàn toàn vi
khuẩn E.coli có mật độ ban đầu là 7,7.105 CFU/mL. Tiếp tục tái sử dụng vật
liệu vẫn cho kết quả khử khuẩn đạt hiệu lực 100%.
5. Đã chế tạo được vật liệu nanocomposit từ tính kháng khuẩn dạng hạt: Fe3O4
– alginat/Ag và Fe3O4-alginat/PHMG, vật liệu có hoạt tính kháng khuẩn
không cao bằng vật liệu dạng bột, nhưng vẫn có triển vọng áp dụng trong xử
lý nước theo dạng cột.
6. Đã thử nghiệm ứng dụng nanocomposit Fe3O4/PHMG – Ep để xử lý mẫu
nước thải Bệnh viện Y học cổ truyền Dân tộc Trung ương. Kết quả cho thấy
với hàm lượng 30 ppm Fe3O4/PHMG – Ep sau 30 phút có thể loại bỏ được
hoàn toàn vi khuẩn E.coli có trong nước thải, các thông số khác như tổng
coliform, pH và độ đục đều nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn
QCVN 02:2009/BYT.
104
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Luận án đã đưa ra được điều kiện thích hợp để tổng hợp oxit sắt từ nano từ
dung dịch thải bỏ của nhà máy thép. Ứng dụng trong chế tạo nanocomposit
từ tính kháng khuẩn, dạng bột và dạng hạt, với các tác nhân kháng khuẩn vô
cơ (hạt bạc nano) và hữu cơ (polyhexametylen guanidine hydroclorit
polyhexametylen guanidine hydroclorit biến tính)
- Luận án đã chỉ ra vai trò chống rửa trôi cho nanocomposit Fe3O4/PHMG của
epiclohydrin. Vật liệu Fe3O4/PHMG-Ep có hoạt tính kháng khuẩn mạnh và
có khả năng thu hồi, tái sử dụng, có thể phát triển ứng dụng xử lý nước thải
nhiễm khuẩn trong thực tế.
105
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA NGHIÊN CỨU SINH
1. Minh X. Vu, Ha T. T. Le, Lan T. Pham, Nam H. Pham, Huong T. M. Le, Lu T.
Le, Dung T. Nguyen, Synthesis of Magnetic nanoparticles from spent picking
liquors in aqueous saturated solution of calcium hydroxide, Izvestiya Vysshikh
Uchebnykh Zavedenii, Khimiya i Khimicheskaya Tekhnologiya, 2018, 61(9-10),
59 – 63.
2. Dung T. Nguyen, Lan T. Pham, Ha T. T. Le, Minh X. Vu, Hanh T.M. Le,
Huong T. M. Le, Nam H. Pham, and Le T. Lu, Synthesis and antibacterial
properties of a novel magnetic nanocomposite prepared from spent pickling
liquors and polyguanidine, RSC Advances, 2018, 8, 19707 – 19712.
3. Le Thi Thu Ha, Vu Xuan Minh, Le Thi My Hanh, Le Trong Lu; Pham Thi Lan,
Nguyen Tuan Dung, Preparation of magnetic antibacterial composite beads
Fe3O4/alginate/Ag, Vietnam Journal of Science and Technology, 2018, 56 (3B),
192 – 198.
4. Lê Thị Thu Hà, Lê Thị Ngát, Lê Thị Mỹ Hạnh, Phạm Thị Lan, Vũ Xuân Minh,
Lê Trọng Lư, Trần Đại Lâm, Nguyễn Tuấn Dung, Nghiên cứu tăng độ bền
chống rửa trôi của vật liệu nanocomposit kháng khuẩn Fe3O4/Polyhexametylen
Guanidin hydroclorit, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học. 2021, 26(3B),
208-212.
106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Thị Mai Phương, Độc học môi trường, NXB Đại học Quốc gia,
2017, TP Hồ Chí Minh.
[2] José de Anda, Alberto López-López, Edgardo Villegas-García, Karla
Valdivia-Aviña, High-Strength Domestic Wastewater Treatment and
Reuse with Onsite Passive Methods, Water, 2018, 10(99),1-14.
[3] Nguyễn Thị Kim Dung, Quản lý môi trường trong ngành chăn nuôi ở
Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại
tự do thế hệ mới, Viện Địa lý nhân văn, 2019, Hà Nội.
[4] Nguyễn Đức Toàn, Phạm Hải Bằng, Đỗ Tiến Anh, Bạch Quang Dũng,
Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả xử lý T-N và COD trong nước thải giết
mổ gia súc tập trung của chế phẩn vi sinh biol, Tạp chí Khoa học biến
đổi khí hậu, 2020, 14, 84-90.
[5] Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Huy Nga, Hướng dẫn áp dụng công nghệ xử
lý nước thải y tế, NXB Y học Hà Nội, 2015. Hà Nội
[6] Vu Dinh Phu, Burden, Etiology and Control of Hospital Acquired
Infections in Intensive Care Units in Vietnam, Thesis, Oxford
University, 2017.
[7] Quy chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế, Bộ tài
nguyên và môi trường, QCVN 28:2010/BTNMT, 2010.
[8] Do Van Manh, Tran Van Hoa, Huynh Đuc Long, Truong Thi Hoa;
Hoang Luong, Innovative trickling biofilter system for hospital
wastewater treatment, Tạp chí Khoa học và công nghệ, 2015, 53 (6),
749 – 760.
[9] H.Y Li, H. Osman, C.W Kang, T Ba, Numerical and experimental
investigation of UV disinfection for UV disinfection for water treatment
Applied thermal engineering, 2017, 111, 280 – 291.
[10] Maria Cristina Collivignarelli, Alessandro Abbà, Ilaria Benigna, Sabrina
Sorlini, Vincenzo Torretta, Overview of the Main Disinfection Processes
for Wastewater and Drinking Water Treatment Plants, Sustainability,
2018, 10(86), 1-21.
107
[11] Shun Dar Lin, Water and wastewater calculations manual, 2nd Ed,
McGraw-Hill, 2001.
[12] Sabrina Sorlini, Michela Biasibetti, Francesca Gialdini, Maria Cristina
Collivignarelli, How can drinking water treatments influence chlorine
dioxide consumption and by-product formation in final disinfection?,
Water science & technology: Water supply, 2016, 16, 333 – 346.
[13] S Skipton, B Dvorak, Chloramines Water Disinfection, Omaha
Metropolitan Utilities District and Lincoln Water System, University of
Nebraska – Lincoln extension, 2007.
[14] Guanghui Hua, David A. Reckhow, Comparison of disinfection
byproduct formation from chlorine and alternative disinfectants, Water
research, 2007, 41(8), 1667 - 1678,
[15] Lê Văn Cát, Cơ sở hóa học và kỹ thuật xử lý nước, NXB Thanh Niên,
1999.
[16] Z.A Bhatti, Q Mahmood, I.A Raja, A.H Malik, N Rashid, D Wu,
Integrated chemical treatment of municipal wastewater using waste
hydrogen peroxide and ultraviolet light, Physics and Chemistry of the
earth, Parts A/B/C, 2011, 36(9), 459-464,
[17] V Mezzanotte, M Antonelli, S Citterio, C Nurizzo, Wastewater
disinfection alternatives: chlorine, ozone, peracetic acid, and UV light,
Water environ, 2007, 79, 2373 – 2379.
[18] Mohammad Mehdi Amin, Hassan Hashemi, Amir Mohammadi, Yung
Tse Hung, "A review on wastewater disinfection," International journal
of environmental health engineering, 2013, 2(1), 1-9.
[19] R.M Cornell, U Schwertmann, The Iron Oxides: Structure, Properties,
Reactions, Occurrences and Uses, 2nd, Completely Revised and
Extended Edition, Wiley, 2006.
[20] A.H Lu, E. L. Salaba, F Schüth, Magnetic Nanoparticles: Synthesis,
Protection, Functionalization, and application, Angewandte chemie
international edition, 2007, 46(8), 1222–1244.
[21] W Wu, X. H Xiao, F Ren, S. F Zhang and C. Z Jiang, A comparative
study of the magnetic behavior of single and tubular clustered magnetite
108
nanoparticles, Journal of Low Temperature Physics. 2021, 168 (5-6).
[22] R Massart, Preparation of aqueous magnetic liquids in alkaline and
acidic media. IEEE Transactions on Magnetics, 1981, 17(2), 1247–
1248.
[23] C Pereira, A. M Pereira, C Fernandes, M Rocha, R Mendes, F García,
C Freire, Superparamagnetic M Fe2O4 (M = Fe, Co, Mn) Nanoparticles:
Tuning the Particle Size and Magnetic Properties through a Novel One-
Step Coprecipitation Route. Chemistry of Materials, 2012, 24(8), 1496–
1504.
[24]
A Radoń, A Drygała, Ł Hawełek, & D Łukowiec, Structure and optical
properties of Fe3O4 nanoparticles synthesized by co-precipitation
method with different organic modifiers. Materials Characterization,
2017, 131, 148–156.
[25] W Wu, Q He and C Jiang , Magnetic iron oxide nanoparticles:
synthesis and surface functionalization strategies, Nanoscale research
letters. 2008, 3(11), 397-415.
[26] S Sun, H Zeng, Size-Controlled Synthesis of Magnetite Nanoparticles.
Journal of the American Chemical Society, 2002, 124(28), 8204–8205.
[27] K Woo, J Hong, S Choi, H.W Lee, J.P Ahn, C. S Kim, S. W Lee,
Easy Synthesis and Magnetic Properties of Iron Oxide Nanoparticles.
Chemistry of Materials, 2004, 16, 814–2818.
[28] Y Wang, Z Zhu, F Xu, X Wei, One-pot reaction to synthesize
superparamagnetic iron oxide nanoparticles by adding phenol as
reducing agent and stabilizer. Journal of Nanoparticle Research, 2012,
14. 755 (1-7).
[29] L. M Bronstein, X Huang, J Retrum, A Schmucker, M Pink, B. D
Stein, B. Dragnea, Influence of Iron Oleate Complex Structure on Iron
Oxide Nanoparticle Formation. Chemistry of Materials, 2007, 19 (15),
3624–3632.
[30] X Liang, X Wang, J Zhuang, Y Chen, D Wang, Y Li, Synthesis of
Nearly Monodisperse Iron Oxide and Oxyhydroxide Nanocrystals.
Advanced Functional Materials, 2006, 16, 1805–1813.
109
[31] M Hu, J.S Jiang, F.X Bu, Cheng, X.-L., Lin, C.-C., & Zeng, Y,
Hierarchical magnetic iron (iii) oxides prepared by solid-state thermal
decomposition of coordination polymers. RSC Advances, 2012, 2, 4782
- 4785.
[32] S Pandey, S. B Mishra, Sol–gel derived organic–inorganic hybrid
materials: synthesis, characterizations and applications. Journal of Sol-
Gel Science and Technology, 2011, 59, 73–94.
[33] O. M Lemine, K Omri, B Zhang, L El Mir, M Sajieddine, A
Alyamani, M Bououdina, Sol–gel synthesis of 8nm magnetite (Fe3O4)
nanoparticles and their magnetic properties. Superlattices and
Microstructures, 2012, 52, 793 – 799.
[34] A Devi, A Singhal, R Gupta, A review on spent pickling liquor,
International Journal of Environmental Sciences, 2013, 4 (3), 284-295.
[35] E Paquay, A.M Clarinval, A Delvaux, M Degrez, H.D Hurwitz,
Applications of electrodialysis for acid pickling wastewater treatment.
Chemical Engineering Journal, 2000, 79, 197–201.
[36] M Tomaszewska, M Gryta, A.W Morawski, Recovery of hydrochloric
acid from metal pickling solutions by membrane distillation, Separation
and Purification Technology, 2001, 22-23, 591–600.
[37] A Agrawal, S Kumari, B. C Ray, K. K Sahu, Extraction of acid and iron
values from sulphate waste pickle liquor of a steel industry by solvent
extraction route, Hydrometallurgy, 2007, 88, 58–66.
[38] B Tang, L Yuan, T Shi, L Yu, Y Zhu, Preparation of nano-sized
magnetic particles from spent pickling liquors by ultrasonic-assisted
chemical co-precipitation, Journal of Hazardous Materials, 2009, 163,
1173–1178.
[39] N. N Nassar, Rapid removal and recovery of Pb(II) from wastewater by
magnetic nanoadsorbents, Journal of Hazardous Materials, 2010, 184,
538–546.
[40] Y. F Shen, J Tang, Z H Nie, Y. D Wang, Y Ren, L Zuo, Tailoring size
and structural distortion of Fe3O4 nanoparticles for the purification of
contaminated water, Bioresource Technology, 2009, 100, 4139–4146.
110
[41] R. K Gautam, P. K Gautam, S Banerjee, S Soni, S. K Singh, M. C
Chattopadhyaya, Removal of Ni(II) by magnetic nanoparticles. Journal
of Molecular Liquids, 2015, 204, 60–69.
[42] J HU, I.M.C LO, G CHEN, Comparative study of various magnetic
nanoparticles for Cr(VI) removal. Separation and Purification
Technology, 2007, 56, 249–256.
[43] Nguyễn Thị Luyến, Hà Minh Việt, Vũ Tiến Thành, Triển vọng ứng dụng
vật liệu tổ hợp cấu trúc nano oxit sắt từ - than sinh học để xử lý nguồn
nước ô nhiễm, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 2018, 190(14),119 –
126.
[44] M Iram, C Guo, Y Guan, A Ishfaq, H Liu. Adsorption and magnetic
removal of neutral red dye from aqueous solution using Fe3O4 hollow
nanospheres. Journal of Hazardous Materrials, 2010;181:1039–1050.
[45] Z.Y Ma, Y.P Guan, X.Q Liu, H.Z Liu, Preparation and
characterization of micron-sized non-porous magnetic polymer
microspheres with immobilized metal affinity ligands by modified
suspension polymerization. Journal of Applied Polymer Science, 2005,
96, 2174–2180.
[46] C.L Lin, C.F Lee, W.Y Chiu, Preparation and properties of
poly(acrylic acid) oligomer stabilized superparamagnetic ferrofluid,
Journal of Colloid and Interface Science, 2005, 291, 411–420.
[47] S Kalia, S Kango, A Kumar, Y Haldorai, B Kumari, R Kumar, Magnetic
polymer nanocomposites for environmental and biomedical
applications, Colloid and Polymer Science, 2014, 292, 2025–2052.
[48] X Xiong, Y Wang, W Zou, J Duan, Y Chen, Preparation and
Characterization of Magnetic Chitosan Microcapsules, Journal of
Chemistry, 2013, 1–8.
[49] Lam Dai Tran, Nhung My T. Hoang, Trang Thu Mai, Hoang Vinh Tran,
Ngoan Thi Nguyen, Thanh Dang Tran, Manh Hung Do, Qui Thi
Nguyen, Dien Gia Pham, Thu Phuong Ha, Hong Van Le, Phuc Xuan
Nguyen, Nanosized magnetofluorescent Fe3O4–curcumin conjugate for
multimodal monitoring and drug targeting, Colloids and Surfaces A:
111
Physicochemical and Engineering Aspects, 2010, 371, 104–112.
[50] K.M.G Jauregui, M.G Pineda, J.E.R Salinas, G Hurtado, H Saade, J. L
Martinez, A Ilyina, R.G López, One-Step Method for Preparation of
Magnetic Nanoparticles Coated with Chitosan, Journal of
Nanomaterials, 2012, 1–8.
[51] V Rocher, J.M Siaugue, V Cabuil, A Bee, Removal of organic dyes by
magnetic alginate beads. Water Research, 2008, 42, 1290–1298.
[52] A Bée, D Talbot, S Abramson, V Dupuis, Magnetic alginate beads for
Pb(II) ions removal from wastewater. Journal of Colloid and Interface
Science, 2011, 362, 486–492.
[53] G Germanos, S Youssef, M Abboud, W Farah, B Lescop, S Rioual,
Diffusion and agglomeration of iron oxide nanoparticles in magnetic
calcium alginate beads initiated by copper sorption, Journal of
Environmental Chemical Engineering, 2017, 5, 3727–3733.
[54] L Borlido, A.M Azevedo, A.C Roque, M.R.A Barros, Magnetic
separation in biotechnology, Biotechnology Advances, 2013, 31, 1374-
1385.
[55] L Chen, J Liu, Q Zeng, H Wang, A Yu, H Zhang, L Ding, Preparation
of magnetic molecularly imprinted polymer for the separation of
tetracycline antibiotics from egg and tissue samples. Journal of
Chromatography A, 2009, 1216, 3710–3719.
[56] L Chen, X Zhang, Y Xu, X Du, X Sun, L Sun, HWang, Q Zhao, A Yu,
H. Zhang, L. Ding, Determination of fluoroquinolone antibiotics in
environmental water samples based on magnetic molecularly imprinted
polymer extraction followed by liquid chromatography–tandem mass
spectrometry. Analytica Chimica Acta, 2010, 662, 31–38.
[57] Baoliang Zhang, Hepeng Zhang, Xiangjie Li, Xingfeng Lei, Chunmei
Li, Dezhong Yin, Xinlong Fan, Qiuyu Zhang, Synthesis of BSA/Fe3O4
magnetic composite microspheres for adsorption of antibiotics,
Materials Science and Engineering C, 2013. 33. 4401–4408.
[58] A Allafchian, H Bahramian, S.A.H Jalali, H Ahmadvand, Synthesis,
characterization and antibacterial effect of new magnetically core–shell
112
nano- composites, Journal of Magnetism and Magnetic Materials, 2015,
394, 318–324.
[59] M Rycenga, C.M Cobley, J Zeng, W Li, C.H Moran, Q Zhang, D Qin, Y
Xia, Controlling the Synthesis and Assembly of Silver Nanostructures
for Plasmonic Applications. Chemical Reviews, 2011, 111, 3669-3712.
[60] I Sondi, B Salopek-Sondi, Silver nanoparticles as antimicrobial agent:
a case study on E. coli as a model for Gram-negative bacteria. Journal
of Colloid and Interface Science, 2004, 275, 177–182
[61] M. Danilczuk, A. Lund, J Sadlo, H. Yamada, J. Michalik, Conduction
electron spin resonance of small silver particles, Spectrochimaca acta
Part A. 2006, 63, 189–191.
[62] Q. L. Feng, J. Wu, G. Q. Chen, F. Z. Cui, T. N. Kim, J. O. Kim, A
mechanistic study of the antibacterial effect of silver ions on Escherichia
coli and Staphylococcus aureus. Journal of Biomedical Materials Research.
2008, 52, 662–668.
[63] Y Matsumura, K Yoshikata, S Kunisaki, T Tsuchido, Mode of bacterial
action of silver zeolite and its comparison with that of silver nitrate.
Applied and Environmental Microbiology, 2003, 69, 4278–4281.
[64] R.S Kirsner, H Orsted, J.B Wright: Matrix metalloproteinases in normal
and impaired wound healing: a potential role of nanocrystalline silver.
Wounds: a Compendium of Clinical Research and Practice, 2001, 13, 4-
12.
[65] J Tian, K.K.Y Wong, C.M Ho, C.N Lok, W.Y Yu, C.M Che, J.F Chiu,
P.K Tam, Tropical delivery of silver nanoparticles promotes wound
healing. ChemMedChem. 2007, 2, 129–136.
[66] E Gaffet, M Tachikart, O.E Kedim, R Rahouadj, Nanostructural
materials formation by mechanical alloying: morphologic analysis
based on transmission and scanning electron microscopic observations.
Materials Characteriation, 1996, 36, 185–190.
[67] Amulyavichus, A, Daugvila, A, Davidonis, R, Sipavichus, C: Study of
chemical composition of nanostructural materials prepared by laser
cutting of metals, Fizika Met Metalloved. 1998, 85, 111–117.
113
[68] T Arasu, D Prabhu, M Soniya, Stable silver nanoparticle synthesizing
methods and its applications. Journal of biosciences research, 2010, 1,
259–270.
[69] J Zhu, X Liao, H.Y Chen, Electrochemical preparation of silver
dendrites in the presence of DNA. Materials Research Bulletin, 2001,
36, 1687–1692.
[70] H Jiang, K Moon, Z Zhang, S Pothukuchi, C.P Wong, Variable
frequency microwave synthesis of silver nanoparticles. Journal of
Nanoparticle Research. 2006, 8, 117–124.
[71] K Kalishwaralal, V Deepak, S Ramkumarpandian, H Nellaiah, G
Sangiliyandi, Extracellular biosynthesis of silver nanoparticles by the
culture supernatant of Bacillus licheniformis. Materials Letters. 2008,
62, 4411–4413.
[72] P Gong, H Li, X He, K Wang, J Hu, W Tan, S Zhang, X Yang,
Preparation and antibacterial activity of Fe3O4/Ag nanoparticles.
Nanotechnology, 2007, 18, 285604 (7pp)
[73] B Chudasama, A.K Vala, N Andhariya, R. V. Upadhyay, R. V Mehta,
Enhanced antibacterial activity of bifunctional Fe3O4 -Ag core-shell
nanostructures. Nano Research, 2009, 2, 955–965.
[74] Robert Prucek, Jiří Tuček, Martina Kilianová, Aleš Panáček, Libor
Kvítek, Jan Filip, Milan Kolář, Kateřina Tománková, Radek Zbořil, The
targeted antibacterial and antifungal properties of magnetic
nanocomposite of iron oxide and silver nanoparticles. Biomaterials,
2011, 32(21), 4704-4713.
[75] Seyedeh Masumeh Ghaseminezhad, Seyed Abbas Shojaosadati,
Evaluation of the antibacterial activity of Ag/ Fe3O4 nanocomposites
synthesized using starch, Carbohydrate Polymers, 2016, 144, 454–463.
[76] Ngoan Thi Nguyen, Dai Lam Tran, Duc Cuong Nguyen, Thai Loc
Nguyen, Thi Cham Ba, Binh Hai Nguyen, Thi Duong Ba, Nam
Hong Pham, Dzung Tuan Nguyen, Thai Hoa Tran, Gia Dien Pham,
Facile synthesis of multifunctional Ag/Fe3O4-CS nanocomposites for
antibacterial and hyperthermic applications, Current Applied
114
Physics (2014 Impact Factor: 2.21), 2015, 15(11), 1482–1487.
[77] Le Minh Tung, Nguyen Xuan Cong, Le Thanh Huy, Nguyen Thi Lan,
Vu Ngoc Phan, Nguyen Quang Hoa, Le Khanh Vinh, Nguyen Viet
Thinh, Le Thanh Tai, Duc-The Ngo, Kristian Mølhave, Tran Quang
Huy, and Anh-Tuan Le, Synthesis, Characterizations of
Superparamagnetic Fe3O4 –Ag Hybrid Nanoparticles and Their
Application for Highly Effective Bacteria Inactivation, Nanoscience and
Nanotechnology, 2015, 15, 1–11.
[78] A Munoz-Bonilla, M Fernández-García, Polymeric materials with
antimicrobial activity. Progress in Polymer Science, 2012, 37, 281–339.
[79] Mitra S. Ganewatta, Chuanbing Tang, Controlling macromolecular
structures towards effective antimicrobial polymers, Polymer, 2015, 63,
A1- A29.
[80] Christian Krumm, Simon Harmuth, Montasser Hijazi, Britta
Neugebauer, Anne-Larissa Kampmann, Helma Geltenpoth, Albert
Sickmann, and Joerg C. Tiller, Antimicrobial Poly(2-methyloxazoline)s
with Bioswitchable Activity through Satellite Group Modification,
Antimicrobial Polymers, 2014, 53, 3830 –3834.
[81] Gabriel, G. J.; Som, A.; Madkour, A. E.; Eren, T.; Tew, G. N., Infectious
Disease: Connecting Innate Immunity to Biocidal Polymers. Materials
Science and Engineering R, 2007, 57, 28-64.
[82] Y Iwakura, K Noguchi, A synthesis of polyguanidines by polyaddition
reaction of biscarbodiimines with diamines. Polymer Letters. 1967, 5, 821–
825.
[83] Bin Wang, Bailing Liu, Gang Peng, Xu Meng, Zhengwu Jiang, Hualin
Chen, Synthesis and antimicrobial properties of a guanidine-based
oligomer grafted with a reactive cationic surfactant through Michael
addition. Journal of applied polymer science. 2013, 130, 3489–3497.
[84] S. A. Stel’mah, L. U. Bazaron, and D. M. Mognonov, On the
Mechanism of the Hexamethylenediamine and Guanidine Hydrochloride
Polycondensation, Russian Journal of Applied Chemistry, 2010, 83 (2),
342-344.
115
[85] Yumei Zhang, Jianming Jiang, Yanmo Chen, Synthesis and
antimicrobial activity of polymeric guanidine and biguanidine salts,
Polymer , 1999, 40, 6189–6198.
[86] M.K Oule, R Azinwi, A.M Bernier, T Kablan, A.M Maupertuis, S
Mauler, R.K Nevry, K Dembele, L Forbes, L Diop, Poly-
hexamethylene guanidine hydrochloride-based disinfectant: a novel tool
to fight meticillin-resistant Staphylococcus aureus and nosocomial
infections. Journal of Medical Microbiology 57, 2008, 1523-1528.
[87] Hyemin Choi, Keuk-Jun Kim, Dong Gun Lee, Antifungal activity of the
cationic antimicrobial polymer-polyhexamethylene guanidine
hydrochloride and its mode of action, Fungal biology, 2017, 121, 53 –
60.
[88] Jiayi Wang, Yougui Yu, Yuemei Dong, Disinfection of Ready-to-Eat
Lettuce Using Polyhexamethylene Guanidine Hydrochloride,
Microorganisms, 2020, 8, 272 - 280.
[89] Phạm Hồng Hải, Phạm Quốc Long, V.A.Tarasevich, V.E. Agabekov.
Các biocide trên cơ sở những dẫn xuất của Guanidine. Tạp chí Khoa
học và Công nghệ. 2009, 47, N4, 75-80.
[90] Nguyễn Việt Hưng, Nghiên cứu tổng hợp và khảo sát khả năng diệt
khuẩn của oligome trên cơ sở guanidin trong xử lý nước nhiễm khuẩn,
Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, 2019, Hà Nội.
[91] J Nikkola, X Liu, Y Li, M Raulio, H.L Alakomi, J Wei, C.Y Tang,
Surface modification of thin film composite RO membrane for enhanced
anti-biofouling, performance, Journal of Membrane Science, 2013, 444,
192–200.
[92] X. Li, Y. Cao, H. Yu, G. Kang, X. Jie , Z. Liu, Q. Yuan, A novel
composite nanofiltration membrane prepared with PHGH and TMC by
interfacial polymerization, Journal of Membrane Science, 2014, 466,
82–91.
[93] M Walczak, M.S Brzezinska, A Richert, A Kalwasinska, The effect of
polyhexamethylene guanidine hydrochloride on biofilm formation on
polylactide and polyhydroxybutyrate composites, International
116
Biodeterioration & Biodegradation, 2015, 98, 1-5.
[94] Ping Li, Shiyu Sun, Alideertu Dong, Yanping Hao, Shuangqiang Shi,
Zijia Sun,Ge Gao, Yuxin Chen, Developing of a novel antibacterial
agent by functionalization of graphene oxide with guanidine polymer
with enhanced antibacterial activity, Applied Surface Science, 2015,
355, 446–452
[95] Alfred Hagemeyer, Rheine (DE), Vanadium compositions and methods
of making the same, patent US 2009/0182160 A1, 2009
[96] K Petcharoen, A Sirivat, Synthesis and characterization of magnetite
nanoparticles via the chemical co-precipitation method. Materials
Science and Engineering B,2012, 177(5), 421–427.
[97] Mürbe, J., Rechtenbach, A., & Töpfer, J. Synthesis and physical
characterization of magnetite nanoparticles for biomedical applications.
Materials Chemistry and Physics, 2008, 110(2-3), 426–433.
[98] S Govindan, E.A.K Nivethaa, R Saravanan, V Narayanan, A
Stephen, Synthesis and characterization of chitosan–silver
nanocomposite. Applied Nanoscience, 2012, 2(3), 299–303.
[99] Das, R., Nath, S. S., Chakdar, D., Gope, G., & Bhattacharjee,
R. Synthesis of silver nanoparticles and their optical properties. Journal
of Experimental Nanoscience, 2010, 5(4), 357–362.
[100] P. Gupta , M. Bajpai, and S. K. Bajpai, Investigation of Antibacterial
Properties of Silver Nanoparticle-loaded Poly (acrylamide-co-itaconic
acid)-Grafted Cotton Fabric, The Journal of Cotton Science, 2008,
12:280–286.
[101] G. T Grant, E. R Morris, D. A Rees, P. J. C Smith, D Thom, Biological
interactions between polysaccharides and divalent cations: The egg-box
model. FEBS Letters, 1973, 32(1), 195–198.
[102] M Srivastava, J Singh, M Yashpal, D. K Gupta, R. K Mishra, S Tripathi,
A. K Ojha, Synthesis of superparamagnetic bare Fe3O4 nanostructures
and core/shell(Fe3O4/alginate) nanocomposites. Carbohydrate
Polymers, 2012, 89(3), 821–829.
[103] S. A Kedik, O. A Bocharova, H. K An, A. V Panov, I. P Sedishev, E. S
117
Zhavoronok, G.I Timofeeva, V.V Suslov, S. G Beksaev, Structure and
molecular-weight characteristics of oligo(hexamethyleneguanidine)
hydrochlorides. Pharmaceutical Chemistry Journal, 2011, 44(10), 568–
573.