Tất cả BN được tiến hành rạch da 0,7 cm và chọc dò tại vị trí dưới sườn 12 với độ sâu TB đường hầm là 7,45 ± 0,97 cm (6 - 11,5 cm). Chúng tôi chọc dò tạo 1 đường hầm vào thận ở 282/286 BN (98,60%); chọc dò tạo 2 đường hầm ở 4/286 BN (1,40%). Có 6 BN được dẫn lưu mủ thận ra da trước tán sỏi đều vào đài dưới thận, được tạo 1 đường hầm theo đường dẫn lưu thận trước đó. Chọc dò tạo đường hầm vào đài dưới chiếm phần lớn (60,06%), đài giữa (38,19%), đài trên (0,35%) và có 4 BN (1,04%) được chọc kết hợp vào 2 đài thận: Đài dưới + Đài giữa (3 BN) và Đài dưới + Đài trên (1 BN) (Bảng 3.6). Chọc dò vào đài trên khó khăn hơn do vướng xương sườn, dễ tổn thương màng phổi cộng với gặp khó khăn khi thao tác tán sỏi cũng như quan sát các đài khác. Khadgi S. và CS (2021) khi tiến hành kỹ thuật Mini-PCNL có 65,1% BN được đặt 1 đường hầm, có 24,1% BN được đặt 2 đường hầm và 10,8% được đặt 3 đường hầm, trong đó có 31,3% số đường hầm được chọc trên xương sườn 12 và 68,7% số đường hầm được chọc dò dưới xương sườn 12 [123]. Chọc trên xương sườn 11 có tỷ lệ tai biến tràn máu, tràn khí màng phổi (TMTKMP) là 34,6% so với chọc khoang liên sườn 11-12 (9,7%), so với 4,5% khi tiếp cận dưới xương sườn 12 [23].
Năm 2013, Tefekli A. báo cáo một nghiên cứu thống kê trên 4494 BN được TSTQD ở 96 trung tâm được chia làm 2 nhóm chọc dò vào đài trên và dưới thì thấy có 5,8% TMTKMP khi chọc vào nhóm đài trên so với 1,8% đài dưới, theo tác giả thì chọc dò vào đài trên được chỉ định cho các trường hợp sỏi san hô, sỏi phân bố ở cả 3 nhóm đài, sỏi NQ, sỏi đài trên. Đường chọc dò này có tỉ lệ TBBC, thời gian nằm viên cao, tỉ lệ sạch sỏi thấp [75]. Theo tác giả Zhu W. (2017) tỷ lệ chọc dò vào đài trên là 27,2%, vào đài dưới là 56,8%, vào đài giữa là 16,0% [150]. Tác giả Hoàng Long (2017) tỷ lệ chọc dò vào đài trên, đài dưới, đài giữa lần lượt là 4,8%, 23,7%, 71,5% [15]. Ở đây có sự tương đồng là đa phần đều chọn vào đài dưới, đài giữa như trong nghiên cứu của chúng tôi.
Chọc dò ra nước tiểu là dấu hiệu chắc chắn nhất là đã vào đài - bể thận. Tuy nhiên, khi sỏi bít tắc bể thận cổ đài, hoặc lấp kín đài bể thận thì dấu hiệu chạm sỏi là đã vào đến đài thận. Bước kỹ thuật chọc dò thận, nong tạo đường hầm và đặt Amplatz vào thận tán sỏi là điểm mẫu chốt trong sự thành công của kỹ thuật Mini-PCNL [149]. Trong nghiên cứu chúng tôi, dấu hiệu kim chọc dò vào đài thận 100% đều có chảy nước hay chạm sỏi hoặc cả hai. Tuy nhiên có 1 trường hợp chọc dò vào đài dưới thận ở BN sỏi bể thận (S1), thận không ứ nước trên siêu âm (Độ 0), nhưng nong tạo đường hầm thất bại bị lạc ra ngoài đài thận và phải chuyển mổ mở, gặp giai đoạn đầu mới triển khai kỹ thuật.
156 trang |
Chia sẻ: Kim Linh 2 | Ngày: 09/11/2024 | Lượt xem: 87 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi thận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Do đây là kỹ thuật mới và kinh nghiêm chưa nhiều nên để an toàn cho BN, chúng tôi vẫn chủ động đặt sonde JJ niệu quản và dẫn lưu thận ra da cho tất cả các trường hợp sau tán, điều này cũng phù hợp với tác giả trên.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 289 BN sỏi thận được chỉ định phẫu thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Quân Y 103, chúng tôi rút ra kết luận:
Kết quả điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ
- Tuổi trung bình: 51,54 ± 11,05 tuổi (20 - 81 tuổi); Giới tính: nam (68,51%), nữ (31,49%); Kích thước sỏi trung bình: 2,92 ± 0,98 cm (1,51 - 5,83 cm). Vị trí, hình thái sỏi: S1 (44,64%), S2 (21,80%), S3 (16,95%), S4 (8,30%), S5 (4,50%), S0 (3,81%). Sỏi (S1 + S2 + S3) chiếm nhiều nhất (83,39%).
- Phẫu thuật thành công 286/289 bệnh nhân (98,96%). Thất bại chuyển mổ mở có 3 bệnh nhân (1,04%).
- Thời gian phẫu thuật TB: 67,60 ± 30,60 phút (25 - 175 phút).
- Thời gian nằm viện TB: 5,33 ± 2,11 ngày (3 - 17 ngày).
- Tỷ lệ tai biến, biến chứng chung là 22,38%. Chảy máu và nhiễm khuẩn là 2 tai biến, biến chứng hay gặp nhất, lần lượt là 16,08% và 6,29%. Phân độ tai biến, biến chứng theo Clavien-Dindo: Độ 0 (77,62%), độ I (19,58%), độ II (3,15%), độ III (1,4%), độ IV (0%) và độ V (0%).
- Kết quả điều trị chung ngay khi BN ra viện: Tốt (78,89%); Trung bình (20,07%); Xấu (1,04%).
- Tỷ lệ sạch sỏi sau tán có tăng lên, cụ thể: ngay sau tán lần 1 là 80,42%, sau tán 1 tháng là 85,31% và sau tán hơn 3 tháng là 89,02%.
- Mức độ ứ nước thận trên siêu âm có giảm rõ rệt ở thời điểm sau tán 1 tháng và sau tán hơn 3 tháng so với trước khi tán sỏi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
- Chức năng thận trên phim UIV có cải thiện tốt hơn ở thời điểm sau tán 1 tháng và sau tán hơn 3 tháng so với trước khi tán sỏi và mức lọc cầu thận bên tán tăng rõ rệt trên xạ hình thận sau tán hơn 3 tháng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
2. Góp phần xây dựng chỉ định và quy trình kỹ thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ
* Chỉ định:
- Kích thước sỏi: 1,51 - 2 cm (tỷ lê sạch sỏi 100%, không có TBBC), bổ sung thêm 1 phương pháp cạnh tranh với TSNCT và TSNQND. Sỏi 2 - 3 cm (sạch sỏi trên 94%) cao hơn sỏi trên 3 cm (sạch sỏi dưới 61%) với p < 0,05.
- Vị trí, hình thái sỏi thận: Nhóm sỏi S0, S1, S2, S3 có kết quả sạch sỏi cao (≥ 75%); kết quả điều trị chung “Tốt” trên 73% cao hơn nhóm sỏi S4, S5 có kết quả sạch sỏi thấp (< 24%), kết quả điều trị chung “Tốt” chỉ dưới 24%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
- Số lượng viên sỏi: Sỏi 1 viên; 2 viên có tỷ lệ sạch sỏi trên 74% cao hơn số lượng sỏi > 2 viên có tỷ lệ sạch sỏi dưới 42%, với p < 0,05.
- Phương pháp Mini-PCNL được lựa chọn điều trị sỏi thận trong các trường hợp sỏi thận chưa có hay đã có tiền sử can thiệp và trong 1 số trường hợp đặc biệt như: sỏi thận trên thận móng ngựa, thận đơn độc.
* Quy trình kỹ thuật:
- Phương pháp vô cảm, tư thế BN, phương tiện tán sỏi: Tất cả 100% BN gây mê NKQ, đặt tư thế tán sỏi nằm sấp. Dùng laser 80W tán sỏi.
- Phương pháp định vị và vị trí chọc trên thành bụng: 100% chọc dò thành công dưới định vị hoàn toàn bằng siêu âm, 100% BN chọc dưới xương sườn 12.
- Dấu hiệu nhận biết kim chọc dò vào đài thận: 100% có nước chảy ra ở đốc kim hay đầu kim chạm sỏi hoặc có cả hai.
- Tạo 2 đường hầm với sỏi bán san hô (S3, S4), sỏi san hô (S5) khi đường hầm thứ nhất khó tiếp cận các nhánh sỏi ở các đài trong điều kiện cho phép.
- Tất cả 100% đều đặt ống thông (cetheter) niệu quản lên bể thận trong tán, đặt ống sonde JJ niệu quản và đặt dẫn lưu thận ra da sau tán sỏi.
KIẾN NGHỊ
- Chỉ định tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ (Mini-PCNL) cần phải chặt chẽ và theo những tiêu chuẩn nhất định mới có kết quả cao và hạn chế những tai biến, biến chứng nguy hiểm.
- Nên trang bị đồng bộ phương tiện dụng cụ để có thể thực hiện các phương pháp điều trị sỏi niệu khác như: Tán sỏi thận qua da, tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi niệu quản ngược dòng tán sỏi (ống cứng và ống mềm). Những cơ sở thực hiện phương pháp tán sỏi thận qua da cần có sự hỗ trợ của đơn vị can thiệp mạch, phòng trường hợp phải xử trí tai biến, biến chứng chảy máu do tổn thương mạch thận cần nút mạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lang J., N.A., El-Zawahry A., et al, Global Trends in Incidence and Burden of Urolithiasis from 1990 to 2019 : An Analysis of Global Burden of Disease Study Data. Eur Urol Open Sci., 2022. 35: p. 37-46.
2. Trần Văn Hinh, Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi tiết niệu. 2013, Hà Nội: Nhà xuất bản Y học.
3. Paik M. L., R.M.I., Is there a role for open stone surgery? Urol Clin North Am., 2000. 27: p. 323-31.
4. Türk, C., et al., EAU Guidelines on Urolithiasis. European Association of Urology., 2020: p. 15-21.
5. Hughes, T., et al., Guideline of guidelines for kidney and bladder stones. Turk J Urol., 2020. 46: p. S104-s112.
6. Ganpule, A.P., et al., Multitract percutaneous nephrolithotomy in staghorn calculus. Asian J Urol., 2020. 7: p. 94-101.
7. Fernstrom, I. and B. Johansson, Percutaneous pyelolithotomy: a new extraction technique. Scand J Urol Nephrol., 1976. 10(3): p. 257-9.
8. Segura, J.W., et al., Percutaneous removal of kidney stones : review of 1000 cases. J Urol., 1985. 134(6): p. 1077-81.
9. Jackman, S.V., et al., Percutaneous nephrolithotomy in infants and preschool age children: experience with a new technique. Urology., 1998. 52(4): p. 697-701.
10. Jackman, S.V., et al., The "mini-perc" technique: a less invasive alternative to percutaneous nephrolithotomy. World J Urol, 1998. 16(6): p. 371-4.
11. Zeng, G., et al., Minimally invasive percutaneous nephrolithotomy for simple and complex renal caliceal stones: a comparative analysis of more than 10,000 cases. J Endourol., 2013. 27(10): p. 1203-8.
12. Chuanping Wan., D.W., Jiajia Xiang., et al., Comparison of postoperative outcomes of mini percutaneous nephrolithotomy and standard percutaneous nephrolithotomy: A meta analysis. Urolithiasis., 2022. 50: p. 523–533.
13. Vũ Nguyễn Khải Ca, Tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh., 2015. 19(4): p. 277-81.
14. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Nguyễn Tuấn Vinh, and v.c. Lê Trọng Khôi, Đánh giá kết quả và độ an toàn của phẫu thuật lấy sỏi qua da đường hầm nhỏ trong điều trị sỏi thận đơn giản. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh., 2016. 20(4): p. 38.
15. Hoàng Long, Trần Quốc Hoà, and Nguyễn Đình Liên, Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ dưới sự hướng dẫn bằng siêu âm, lựa chọn tối ưu trong điều trị sỏi đài bể thận. Tạp chí Y dược học - Trường Đại Học Y Dược Huế., 2017: p. 304-11.
16. Lê Đình Vũ, Trương Thanh Tùng, and Nguyễn Anh Lương, Kết quả tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa qua 300 trường hợp. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh., 2019. 3(23): p. 78-84.
17. Nguyễn Minh An and Đỗ Hải Hùng, Đánh giá kết quả điều trị sỏi thận san hô bằng phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2020. Tạp chí Y học Việt Nam., 2021. 2: p. 66-70.
18. Elkoushy, M.A. and S.M. Andonian, Surgical, Radiologic, and Endoscopic Anatomy of the Kidney and Ureter, in Campbell-Walsh Urology. 2020, Elsevier. p. 967-77.
19. J., S.B., Percutaneous renal surgery. Surgical anatomy of the kidney in th prone, oblique, and supine positions, in Smith textbook of endourology. 2012, Willy - Blackwell: USA.
20. Drake, R.L., W. Vogl, and A.W.M. Mitchell, Gray's Anatomy for Students, Philadelphia. Elsevier., 2005: p. 504 – 510.
21. Trịnh Xuân Đàn, Bài giảng Giải phẫu học. 2008: Nhà xuất bản Y học.
22. J.E, S., Skandalakis’ Surgical Anatomy The Embryology and Anatomic Basis of Modern Surgery, ed. K.a. Ureters. 2004: Paschalidis Medical Publication.
23. Munver, R., F.C. Delvecchio, and G.G. Neuman, Critical analysis of supracostal access for percutaneous renal surgery. J Urol., 2001. 166(4): p. 1242-6.
24. Lang, E., et al., Risks, advantages, and complications of intercostal versus subcostal approach for percutaneous nephrolithotripsy. Urology, 2009. 74(4): p. 751-5.
25. Hopper, K.D. and W.F. Yakes, The posterior intercostal approach for percutaneous renal procedures: risk of puncturing the lung, spleen, and liver as determined by CT. AJR Am J Roentgenol., 1990. 154(1): p. 115-7.
26. Hopper, K.D., et al., The retrorenal colon in the supine and prone patient. Radiology., 1987. 162(2): p. 443-6.
27. Smith, A.D., G.H. Badlani, and G.M. Preminger, Surgical Anatomy of the Kidney in the Prone, Oblique, and Supine Positions, in Smith’s textbook of endourology. Wiley-Blackwell. p. 61-94.
28. Miller, J., et al., Renal calyceal anatomy characterization with 3-dimensional in vivo computerized tomography imaging. J Urol., 2013. 189(2): p. 562-7.
29. Netter, F.H., Atlas Giải Phẫu Người. 2007: Nhà xuất bản Y học.
30. Sampaio, F.J. and A.H. Aragao, Anatomical relationship between the intrarenal arteries and the kidney collecting system. J Urol., 1990. 143: p. 679-81.
31. Rocco, F., A. Mandressi, and P. Larcher, Surgical Classification of Renal Calculi. Eur Urol., 1984. 10(2): p. 121-3.
32. Đỗ Trường Thành and Đỗ Ngọc Sơn, Đánh giá hiệu quả phương pháp tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm, ở tư thế nằm nghiêng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tạp chí y học Việt Nam tháng 8 số đặc biệt tập 481, hội nghị khoa học thận tiết niệu lần thứ XIII, 2019: p. 300-306.
33. Vũ Ngọc Quyết, Đánh giá kết quả tán sỏi thận qua da theo phương pháp đường hầm nhỏ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang, in Luận văn bác sĩ chuyên khoa II. 2021, Đại học Y Hà Nội.
34. Thomas, K., et al., The Guy's stone score--grading the complexity of percutaneous nephrolithotomy procedures. Urology, 2011. 78(2): p. 277-81.
35. Smith, A., et al., A Nephrolithometric Nomogram to Predict Treatment Success of Percutaneous Nephrolithotomy. J Urol., 2013. 190(1): p. 149-56.
36. Jeong, C.W., et al., Seoul National University Renal Stone Complexity Score for Predicting Stone-Free Rate after Percutaneous Nephrolithotomy. PLoS One., 2013. 8(6): p. e65888.
37. Okhunov, Z., et al., S.T.O.N.E. nephrolithometry: novel surgical classification system for kidney calculi. Urology., 2013. 81(6): p. 1154-9.
38. Rupel, E. and R. Brown, Nephroscopy with removal of stone following nephrostomy for obstructive calculous anuria. J Urol., 1941. 46(2): p. 177–82.
39. Goodwin, W.E., W.C. Casey, and W. Woolf, Percutaneous trocar (needle) nephrostomy in hydronephrosis. J Am Med Assoc., 1955. 157(11): p. 891-4.
40. Kurth, K.H., R. Hohenfellner, and J.E. Altwein, Ultrasound litholapaxy of a staghorn calculus. J Urol., 1977. 117(2): p. 242-3.
41. Vũ Văn, T., Lấy sỏi thận qua da. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2015. 19(4): p. 7-15.
42. Jean, d.l.R., et al., The Clinical Research Office of the Endourological Society Percutaneous Nephrolithotomy Global Study: Indications, Complications, and Outcomes in 5803 Patients. Journal of Endourology., 2011. 25(1): p. 11-17.
43. Lê Sĩ Trung, Y.P. Barbe, and J. Bire, Nội soi thận qua da điều trị sỏi san hô: 10 năm kinh nghiệm của Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 2012. 16(3): p. 249-54.
44. Kiều Đức Vinh, Nghiên cứu kết quả điều trị sỏi san hô bằng kết hợp phương pháp lấy sỏi thận qua da và tán sỏi ngoài cơ thể, in Luận án tiến sỹ y học. 2021, Học viện quân y.
45. Lê Đình Nguyên, Nghiên cứu kết quả điều trị sỏi thận có kích thước lớn hơn 2 cm bằng phương pháp lấy sỏi thận qua da, in Luận án tiến sỹ y học. 2021, Học viện Quân y.
46. Helal, M., et al., The Hickman peel-away sheath: alternative for pediatric percutaneous nephrolithotomy. J Endourol., 1997. 11(3): p. 171-2.
47. Lahme, S., et al., Minimally invasive PCNL in patients with renal pelvic and calyceal stones. Eur Urol., 2001. 40(6): p. 619-24.
48. Ruhayel, Y., et al., Tract Sizes in Miniaturized Percutaneous Nephrolithotomy: A Systematic Review from the European Association of Urology Urolithiasis Guidelines Panel. Eur Urol., 2017. 72(2): p. 220-35.
49. Nagele, U., et al., Minimally invasive percutaneous nephrolitholapaxy (MIP). Urologe A., 2008. 47(9): p. 1068-73.
50. Desai MR, S.R., Mishra S, Sabnis RB, Stief C, Bader M. , Single-step percutaneous nephrolithot- omy (microperc): the initial clinical report. J Uro., 2011. 186: p. 140–5.
51. Desai, J. and R. Solanki, Ultra-mini percutaneous nephroli- thotomy (UMP): one more armamentarium. BJU Int., 2013. 112: p. 1046–9.
52. Zeng, G., et al., Super-mini percutaneous nephrolithotomy (SMP): a new concept in technique and instrumentation. BJU Int., 2016. 117(4): p. 655-61.
53. Desai, M.R. and A.P. Ganpule, Miniaturized Percutaneous Nephrolithotomy: A Decade of Paradigm Shift in Percutaneous Renal Access. Eur Urol., 2017. 72(2): p. 236-237.
54. Liu, Y., et al., Comparison of super-mini PCNL (SMP) versus Miniperc for stones larger than 2 cm: a propensity score-matching study. World J Urol, 2018. 36(6): p. 955-61.
55. Zhong, W., et al., Enhanced super-mini-PCNL (eSMP): low renal pelvic pressure and high stone removal efficiency in a prospective randomized controlled trial. World J Urol., 2021. 39(3): p. 929-34.
56. Ahmad, A.A., et al., Current trends in percutaneous nephrolithotomy: an internet-based survey. Ther Adv Urol., 2017. 9(9-10): p. 219-226.
57. Nguyễn Minh, T., K. Lê Tuấn, and A. Phạm Thế, Tán sỏi thận ra da bằng kim nhỏ (Microperc) thực hiện tại Medic. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh., 2015. 19(4): p. 105-10.
58. Nguyễn Văn Ân, Ngô Đại Hải, and Hoàng Thiên Phúc, Đánh giá kết quả điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi qua da đường hầm siêu nhỏ. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh., 2018. 2(22): p. 272-7.
59. Sebaey, A., et al., Standard versus tubeless mini-percutaneous nephrolithotomy: A randomised controlled trial. Arab J Urol., 2016. 14(1): p. 18-23.
60. Ferakis, N. and M. Stavropoulos, Mini percutaneous nephrolithotomy in the treatment of renal and upper ureteral stones: Lessons learned from a review of the literature. Urol Ann., 2015. 7(2): p. 141-8.
61. Ghani, K.R., et al., Percutaneous Nephrolithotomy: Update, Trends, and Future Directions. Eur Urol., 2016. 70(2): p. 382-96.
62. Lahme, S., Mini PCNL for renal calculi: does size matter, in Percutaneous Nephrolithotomy. 2020, Springer Nature Singapore.
63. Hội tiết niệu và thận học Việt Nam, Lấy sỏi thận qua da, in Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sỏi niệu. 2015, Nhà xuất bản y học: Hà Nội.
64. Chu, C., et al., Ultrasound-Guided Renal Access for Percutaneous Nephrolithotomy: A Description of three Novel Ultrasound- guided Needle Techniques. J Endourol., 2016. 30(2): p. 153-9.
65. al., A.H.e., Positioning During PCNL, ed. P. Nephrolithotomy. 2020: Springer Nature Singapore.
66. al., S.K.P.e., Renal Access for Mini-PCNL, ed. M.I.P. Nephrolithotomy. 2022: Springer Nature Singapore.
67. Mishra, S., et al., Prospective comparative study of miniperc and standard PNL for treatment of 1 to 2 cm size renal stone. BJU Int., 2011. 108(6): p. 896-9; discussion 899-900.
68. Haghighi, R., H. Zeraati, and M. Ghorban Zade, Ultra-mini-percutaneous nephrolithotomy (PCNL) versus standard PCNL: A randomised clinical trial. Arab J Urol., 2017. 15(4): p. 294-298.
69. Kukreja, R.A., Should mini percutaneous nephrolithotomy (MiniPNL/Miniperc) be the ideal tract for medium-sized renal calculi (15-30 mm)? World J Urol, 2018. 36(2): p. 285-91.
70. Güler, A., et al., Comparison of miniaturized percutaneous nephrolithotomy and standard percutaneous nephrolithotomy for the treatment of large kidney stones: a randomized prospective study. Urolithiasis., 2019. 47(3): p. 289-295.
71. Kandemir, E., et al., Comparison of Miniaturized Percutaneous Nephrolithotomy and Standard Percutaneous Nephrolithotomy in Secondary Patients: A Randomized Prospective Study. J Endourol., 2020. 34(1): p. 26-32.
72. Hoàng Văn Thiệp, Kết quả tán sỏi qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi thận dưới hướng dẫn siêu âm tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên. 2023.
73. Seitz, C., et al., Incidence, prevention, and management of complications following percutaneous nephrolitholapaxy. Eur Urol., 2012. 61(1): p. 146-58.
74. Dauw, C.A. and S.J.J. Wolf, Fundamentals of upper uri-nary tract drainage, in Campbell Walsh Wein Urology, A.W. Partin, et al., Editors. 2020, Elsevier: Philadelphia.
75. Tefekli, A., et al., Isolated upper pole access in percutaneous nephrolithotomy: a large-scale analysis from the CROES percutaneous nephrolithotomy global study. J Urol., 2013. 189(2): p. 568-73.
76. Matlaga, B.R., A.E. Krambeck, and J.E. Lingeman, Surgical Management of Upper Urinary Tract Calculi, in Campbell-Walsh Urology. 2020, Elsevier. p. 1266-83.
77. Nguyễn Văn Truyện, N.V.M., Trương Hồng Ngân và CS,, Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da bằng đường vào đài trên hoặc đài giữa trên xương sườn 12. Y học Việt Nam., 2016. 445(Số đặc biệt): p. 248-252.
78. Öztürk, H., Gastrointestinal system complications in percutaneous nephrolithotomy: a systematic review. J Endourol., 2014. 28(11): p. 1256-67.
79. Balasar, M., et al., Incidence of retrorenal colon during percutaneous nephrolithotomy. Int Braz J Urol., 2015. 41 p. 274-8.
80. Noor Buchholz, N.P., Colon perforation after percutaneous nephrolithotomy revisited. Urol Int., 2004. 72(1): p. 88-90.
81. Sinclair, J.F., et al., Absorption of 1.5% glycine after percutaneous ultrasonic lithotripsy for renal stone disease. Br Med J (Clin Res Ed), 1985. 291(6497): p. 691-2.
82. Guzelburc, V., et al., Comparison of absorbed irrigation fluid volumes during retrograde intrarenal surgery and percutaneous nephrolithotomy for the treatment of kidney stones larger than 2 cm. Springerplus., 2016. 5(1): p. 1707.
83. Chen, D., et al., Early and rapid prediction of postoperative infections following percutaneous nephrolithotomy in patients with complex kidney stones. BJU Int., 2019. 123 (6): p. 1041-7.
84. Tefekli, A., et al., Classification of percutaneous nephrolithotomy complications using the modified clavien grading system: looking for a standard. Eur Urol., 2008. 53(1): p. 184-90.
85. Nguyễn Văn Ân, Chung Tuấn Khiêm, and Nguyễn Lê Qúy Đông, Bước đầu đánh giá biến chứng của phương pháp tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ với laser holmium. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh., 2016. 20: p. 50.
86. Parsons, J.K., et al., Infundibular stenosis after percutaneous nephrolithotomy. J Urol., 2002. 167(1): p. 35-8.
87. Kim, H.L. and G.S. Gerber, Use of ureteroscopy and holmium:yttrium-aluminum-garnet laser in the treatment of an infundibular stenosis. Urology, 2000. 55(1): p. 129-31.
88. Jean, d.l.R., et al., Categorisation of complications and validation of the Clavien score for percutaneous nephrolithotomy. Eur Urol., 2012. 62(2): p. 246-55.
89. Dindo D., D.N., Clavien P. A. , Classification of surgical complications: a new proposal with evaluation in a cohort of 6336 patients and results of a survey. Ann Surg., 2004. 240 p. 205-13.
90. al., R.A.K.e., Outcomes of Miniaturized PCNL. Minimally Invasive Percutaneous Nephrolithotomy., 2022. 30: p. 323 - 334.
91. CS, D.Q.H.v., pp nc y hoc. 2023.
92. Trần Văn Huy, Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp của ACC/AHA và khuyễn cáo ESC/ESH và VNHA/VSH, in Khuyến cáo của Phân hội Tăng huyết áp Việt Nam. 2018.
93. A, R., Classification and diagnosis of diabetes, American diabetes asociation. Diabetes Care., 2017. 40: p. 11 – 24.
94. H.I., Y., G. H., and P. E., The role of Tuberculosis in COPD. International Journal of COPD., 2017. 12: p. 323 – 329.
95. NAPITUPULU, T., et al., Correlation Between the Grade of Hydronephrosis with Surgical Outcomes After Ultrasound-guided Supine Percutaneous Nephrolithotomy: A Retrospective Observational Study. Medeni Med J., 2023. 38(2): p. 120–127.
96. B., T., U. M., and D. S., How do increasing stone surface area and stone configuration affect overall outcome of percutaneous nephrolithotomy? J Endourol., 2007. 21: p. 34-43.
97. Hà Hoàng Kiệm, Chẩn đoán bệnh thận tiết niệu bằng đồng vị phóng xạ, in Thận học lâm sàng. 2010, Nhà xuất bản Y học. p. 225-31.
98. Opondo, D., et al., Standardization of patient outcomes reporting in percutaneous nephrolithotomy. J Endourol., 2014. 28(7): p. 767-74.
99. Michel, M.S., L. Trojan, and J.J. Rassweiler, Complications in percutaneous nephrolithotomy. Eur Urol., 2007. 51(4): p. 899-906.
100. Nguyễn Việt Cường, T.H.N., Nguyễn Văn Khẩn,, Đánh giá kết quả phẫu thuật lấy sỏi thận qua da đường hầm nhỏ tại bệnh viện Quân y 175. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh., 2019. 23: p. 53-9.
101. Yu, W., et al., The Outcomes of Minimally Invasive Percutaneous Nephrolithotomy with Different Access Sizes for the Single Renal Stone ≤25 mm: A Randomized Prospective Study. Urol Int., 2022. 106(5): p. 440-445.
102. Zanetti, S.P., et al., Vacuum-assisted mini-percutaneous nephrolithotomy: a new perspective in fragments clearance and intrarenal pressure control. World J Urology., 2021. 39(6): p. 1717-23.
103. Nguyễn Thanh Tùng, Đánh giá kết quả tán sỏi thận qua da bằng phương pháp đường hầm nhỏ - tư thế bệnh nhân nằm sấp tại Bệnh viện đại học y Hà Nội. 2018.
104. Nguyễn Thế Tùng, Đánh giá kết quả điều trị sỏi thận bằng phương pháp MINI-PERC dưới hướng dẫn của siêu âm. 2019, Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
105. Faridi, M.S. and K.S. Singh, Preliminary study of prevalence of urolithiasis in North-Eastern city of India. J Family Med Prim Care., 2020. 9(12): p. 5939-43.
106. Yongzhi, L., et al., Risk factors for urinary tract infection in patients with urolithiasis-primary report of a single center cohort. BMC Urol., 2018. 18(1): p. 45.
107. al., Y.-Y.L.e., Minimally Invasive Percutaneous Nephrolithotomy. 2022: Springer Nature Singapore.
108. W., X., P. D., and B. W., Management of single large nonstaghorn renal stones in the CROES PCNL global study. J Urol., 2012. 187: p. 1293-7.
109. Kumar Sumit, e.a., Outcomes of second-look percutaneous nephrolithotomy in renal calculi-a single centre experience. Turk J Urol., 2018. 44: p. 406–410.
110. Trương Văn Cẩn, Nghiên cứu điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật lấy sỏi thận qua da trên thận đã mổ mở lấy sỏi, in Luận án tiến sĩ y học. 2021, Đại học Y dược - Đại học Huế.
111. Liu, Y., et al., Epidemiology of urolithiasis in Asia. Asian J Urol., 2018. 5(4): p. 205-14.
112. Hoàng Long, Kết quả tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tư thế nằm nghiêng dưới hướng dẫn của siêu âm tại bệnh viện đại học y Hà Nội. Tạp chí y học Việt Nam., 2020.
113. Refaat, H.M., et al., Mini-percutaneous nephrolithotomy versus Standard percutaneous nephrolithotomy: outcome and complications. African Journal of Urology., 2023. 29(1): p. 31.
114. Altunrende, F., et al., Clinically insignificant residual fragments after percutaneous nephrolithotomy: medium-term follow-up. J Endourol., 2011. 25(6): p. 941-5.
115. Nguyen, M.A., et al., Updated evidence of the safety and efficacy of the miniaturized percutaneous nephrolithotomy with holmium laser lithotripsy for the treatment of recurrent nephrolithiasis. Eur Rev Med Pharmacol Sci, 2022. 26(11): p. 3886-3892.
116. Deng, J., et al., Standard versus mini-percutaneous nephrolithotomy for renal stones: a meta-analysis. Scand J Surg., 2021. 110(3): p. 301-311.
117. Gao, X., et al., Comparison of Micro-Percutaneous and Mini-Percutaneous Nephrolithotomy in the Treatment of Renal Stones: A Systematic Review and Meta-Analysis. Frontiers in Surgery., 2021. 8.
118. Wishahi, M., et al., Concerns about stone free rate and procedure events of percutaneous nephrolithotripsy (PCNL) for 2-4 cm kidney stones by standard-PCNL vs mini-PCNL- comparative randomised study. BMC Urol., 2023. 23(1): p. 96.
119. Zeng, G., et al., Treatment of upper urinary calculi with Chinese minimally invasive percutaneous nephrolithotomy: a single-center experience with 12,482 consecutive patients over 20 years. Urolithiasis., 2013. 41(3): p. 225-9.
120. Rodrigues, J.E.C.M., et al., Comparison of the outcomes of flexible ureteroscopy and mini-percutaneous nephrolithotomy for the treatment of kidney stones: a matched-pair analysis. Rev Assoc Med Bras (1992). 2022. 68(10): p. 1481-1485.
121. Nguyễn Văn Truyện, Vũ Thanh Tùng, and Phạm Đình Hoài Vũ, Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da qua đường hầm nhỏ vào thận tại bệnh viện đa khoa thống nhất Đồng Nai. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh., 2018. 22(2): p. 108-15.
122. Mahmood, S.N., et al., Evaluation of mini-PCNL and RIRS for renal stones 1-2 cm in an economically challenged setting: A prospective cohort study. Ann Med Surg (Lond). 2022. 81: p. 104235.
123. Khadgi, S., et al., Comparison of standard- and mini-percutaneous nephrolithotomy for staghorn stones. Arab J Urol., 2021. 19(2): p. 147-151.
124. Kang, D.H., et al., Stone-Free Rates of mPCNL, PCNL, and RIRS: A Systematic Review and Network Meta-Analysis. Urogenital Tract Infection., 2022. 17(1): p. 14-25.
125. Jiao, B., et al., A systematic review and meta-analysis of minimally invasive vs. standard percutaneous nephrolithotomy in the surgical management of renal stones. Exp Ther Med., 2021. 21(3): p. 213.
126. Sigdel, B., S. Shrestha, and P. Maskey, Predicting the outcome of mini percutaneous nephrolithotomy using STONE nephrolithometry score-a single-center experience. Urolithiasis., 2022. 51(1): p. 14.
127. Gücük, A., et al., Does the Hounsfield unit value determined by computed tomography predict the outcome of percutaneous nephrolithotomy? J Endourol., 2012. 26: p. 792-6.
128. Singh, R., et al., Comparative evaluation of upper versus lower calyceal approach in percutaneous nephrolithotomy for managing complex renal calculi. Urol Ann., 2015. 7 p. 31-5.
129. Ingimarsson, J.P., et al., External validation of a preoperative renal stone grading system: reproducibility and inter-rater concordance of the Guy's stone score using preoperative computed tomography and rigorous postoperative stone-free criteria. Urology., 2014. 83(1): p. 45-9.
130. Doykov, M., G. Kostov, and K. Doykova, Factors Affecting Residual Stone Rate, Operative Duration, and Complications in Patients Undergoing Minimally Invasive Percutaneous Nephrolithotomy. Medicina (Kaunas). 2022. 58(3).
131. Lojanapiwat, B. and S. Prasopsuk, Upper-pole access for percutaneous nephrolithotomy: comparison of supracostal and infracostal approaches. J Endourol., 2006. 20(7): p. 491-4.
132. Gupta, R., et al., PCNL--A comparative study in nonoperated and in previously operated (open nephrolithotomy/pyelolithotomy) patients--a single-surgeon experience. Int Braz J Urol., 2011. 37(6): p. 739-44.
133. Ibis, M.A., et al., Could retrograde intrarenal surgery be a safe and effective alternative to mini-percutaneous nephrolithotomy ın the management of relatively large (20-30 mm) stones? A critical evaluation. Int Urol Nephrol., 2022. 54(9): p. 2141-2148.
134. Lee, J.K., B.S. Kim, and Y.K. Park, Predictive factors for bleeding during percutaneous nephrolithotomy. Korean J Urol., 2013. 54: p. 448-53.
135. Vicentini, F.C., et al., Percutaneous Nephrolithotomy in Horseshoe Kidneys: Results of a Multicentric Study. J Endourol., 2021. 35(7): p. 979-84.
136. Satav, V., et al., Percutaneous nephrolithotomy of horseshoe kidney: Our institutional experience. Urol Ann., 2018. 10(3): p. 258-62.
137. Lê Trọng Khôi, et al., Lấy sỏi thận qua da đường hầm nhỏ trên thận móng ngựa: kinh nghiệm ban đầu qua 3 trường hợp. 2017.
138. Sun, W., et al., Safety and Effectiveness of Percutaneous Nephrolithotomy for Patients with Stones in a Solitary Kidney: A Meta-Analysis. Indian Journal of Surgery., 2023.
139. Singh, U.P., et al., Safety and outcome of percutaneous nephrolithotomy in patients with solitary kidney: A tertiary care center experience. Indian J Urol., 2019. 35(4): p. 287-90.
140. Srivastava, A., et al., Percutaneous nephrolithotomy in polycystic kidney disease: is it safe and effective? Int Urol Nephrol., 2012. 44(3): p. 725-30.
141. He, Z., et al., Minimally invasive percutaneous nephrolithotomy for upper urinary tract calculi in transplanted kidneys. BJU Int., 2007. 99(6): p. 1467-71.
142. Wu Haotian, e.a., Risk factors for moderate-to-severe postoperative pain after percutaneous nephrolithotomy: a retrospective cohort study. Scientific Reports., 2022. 12: p. 8366.
143. Liatsikos Evangelos, e.a., European urology open science 35. European urology., 2021: p. 6–8.
144. Valdivia Uría, J.G., et al., Technique and complications of percutaneous nephroscopy: experience with 557 patients in the supine position. J Urol., 1998. 160: p. 1975-8.
145. Kerbl, K., et al., Percutaneous stone removal with the patient in a flank position. J Urol., 1994. 151(3): p. 686–8.
146. Gofrit, O.N., et al., Lateral decu-bitus position for percutaneous nephrolithotripsy in the morbidly obese or kyphotic patient. J Endourol., 2002. 16(6): p. 383-6.
147. Thüroff, J.W. and G. Hutschenreiter, Case report: percutaneous nephrostomy and instrumental extraction of a blocking renal claculus under local anesthesia (author's transl). Urol Int., 1980. 35(5): p. 375-80.
148. Gamal, W.M., et al., Solo ultrasonography-guided percutanous nephrolithotomy for single stone pelvis. J Endourol., 2011. 25(4): p. 593-6.
149. Türk, C., et al., EAU Guidelines on Diagnosis and Conservative Management of Urolithiasis. Eur Urol., 2017. 69(3): p. 468-74.
150. Zhu, W., et al., A prospective and randomised trial comparing fluoroscopic, total ultrasonographic, and combined guidance for renal access in mini-percutaneous nephrolithotomy. BJU Int., 2017. 119(4): p. 612-8.
151. D., P.-F., G. Francisco, and B. Miguel, Predictive analysis of factors associated with percutaneous stone surgery outcomes. The Canadian journal of urology., 2013. 20: p. 7050-9.
152. Tsai, I.-C., et al., Single versus multiple mini-tract percutaneous nephrolithotomy for staghorn renal stone: A single-center study. Urological Science., 2022. 33(1): p. 35-41.
153. Kukreja, R.A., et al., Fluid absorption during percutaneous nephrolithotomy: does it matter? J Endourol., 2002. 16 (4): p. 221-4.