Kết luận
1) Cấu trúc địa chất móng trước Kainozoi trong vùng nghiên cứu rất phức tạp, các
hệ thống đứt gãy chủ đạo theo hướng TB-ĐN và ĐB-TN đã chia móng trước
Kainozoi thành các khối nâng hạ khác nhau, trên đó được phủ bởi các trầm tích
Neogen và Đệ tứ. Hệ thống các đứt gãy đã tạo điều kiện cho sự phát triển của
karst trong hệ tầng Đồng Giao ở phía tây, tây bắc của vùng và chúng đóng vai
trò là hệ thống kênh dẫn nước nhạt từ các thành tạo Triat và các thành tạo cổ hơn
cung cấp cho thấu kính nước nhạt vùng Nam Định.
2) Trong thời kỳ Kainozoi, vùng nghiên cứu đã trải qua nhiều quá trình xâm nhập
mặn, rửa nhạt theo chu kỳ dao động của nước biển và tiến hóa trầm tích. Quá
trình hình thành thấu kính nước nhạt lần cuối cùng như hiện nay được bắt đầu
khi gradien thủy lực giữa miền cấp và vùng nghiên cứu tăng lên theo sự suy
giảm mực nước biển sau thời kỳ biển tiến Flandrian bắt đầu xảy ra vào khoảng
4.000 năm BP đến nay.
171 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu xâm nhập mặn nước dưới đất trầm tích đệ tứ vùng Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dưới lớn hơn tầng trên ≥10m. Tuy nhiên, ở điều kiện
cân bằng, đối với đất đá có khả năng thấm nước thì sẽ có xảy ra quá trình phân dị
trọng lực. Đối với vùng Nam Định hiện nay, mực nước trong TCN Pleistocen có xu
hướng giảm dần, gradien áp lực giữa lớp thấm nước yếu nguồn gốc biển và TCN
Pleistocen càng tăng lên, càng thúc đẩy quá trình xâm nhập mặn từ trên xuống do ảnh
hưởng của quá trình phân dị trọng lực.
5.2. Diễn biến xâm nhập mặn thấu kính nước nhạt, TCN Pleistocen do
ảnh hưởng của khai thác
5.2.1. Kết quả tính toán dịch chuyển biên mặn theo tài liệu quan trắc NDĐ
a) Dịch chuyển biên mặn theo kết quả tài liệu xác định hiện trạng mặn nhạt
Trên cơ sở kết quả xác định hiện trạng mặn nhạt (năm 2011) dựa trên các kết
quả khảo sát ĐVL và ĐCTV so sánh với kết quả xác đinh ranh giới mặn-nhạt năm
1996 của đề tài “Tài nguyên môi trường NDĐ vùng Nam Định - Hà Nam” cho thấy
bức tranh diễn biến mặn nhạt TCN Pleistocen tương đối phức tạp, diễn biến mặn nhạt
khu vực phía tây bắc thấu kính nước nhạt có biến đổi, tuy nhiên không đáng kể. Ở
khu vực phía bắc, đường ranh giới mặn-nhạt hiện nay có xu thế ổn định hơn về
hướng so với trước đây ở một số nơi do khai thác ồ ạt và không đồng đều (kết quả
công bố năm 1996). Biến động lớn nhất xảy ra ở khu vực phía đông bắc của thấu kính
nước nhạt (phía đông nam của tỉnh Nam Định), tại đây dải nước nhạt chạy từ khu vực
cầu Lạc Quần tới Xuân Trung không còn tồn tại nữa. Tại đây, nước mặn đã xâm nhập
hoàn toàn, biên mặn đã xâm nhập vào rất sâu, khu vực các xã Xuân Vinh, Xuân Hòa,
huyện Xuân Trường, tốc độ đạt 0,27km/năm (4km trong vòng 15 năm, từ 1996 đến
2011).
128
Hình 5.2: Diễn biến mặn nhạt TCN Pleistocen trên cơ sở kết quả khảo sát theo thời gian
1001
1586
1668
506.94
755.6 779.97
238.0
319.5
377.7
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
Jan-09 Jul-09 Jan-10 Jul-10 Jan-11 Jul-11 Jan-12
Thời gian
H
à
m
lư
ợ
n
g
(
m
g
/L
)
TDS
Cl-
Na+
Hình 5.3: Số liệu quan trắc thành phần hóa học NDĐ tầng qp tại ranh giới mặn-nhạt (vị
trí lỗ khoan trên hình 5.2)
b) Dịch chuyển biên mặn theo kết quả tính toán gradien thủy lực
Từ kết quả điều tra, khảo sát, quan trắc mực nước thành lập sơ đồ đẳng áp TCN
Pleistocen, xác định được tốc độ dịch chuyển biên mặn trên cơ sở gradien thuỷ lực từ
ranh giới mặn-nhạt đến trung tâm phễu hạ thấp (Trực Phú, huyện Trực Ninh). Tốc độ
dịch chuyển biên mặn được xác định theo công thức:
129
en
v
u = (5.3)
Với: v = K.I (5.4)
Trong đó:
u: Vận tốc thấm thực, tốc độ dịch chuyển biên (m/ng);
v: Vận tốc thấm Darcy (m/ng);
ne: Độ lỗ hổng hữu hiệu (lấy bằng 0,25);
K: Hệ số thấm, lấy giá trị 25 m/ng (được lấy trung bình cho TCN Pleistocen);
I: Gradien thuỷ lực.
Gradien thuỷ lực về phía tây bắc phễu hạ thấp là 0,00029, về phía bắc là
0,00042 và phía đông bắc là 0,00039 (hình 4.20).
Tốc độ dịch chuyển biên mặn từ các phía của trung tâm phễu hạ thấp như sau:
Phía tây bắc (khu vực Yên Bằng, Yên Khang, huyện Ý Yên): 0,029m/ng;
Phía bắc (khu vực Đồng Sơn, Nam Tiến, huyện Nam Trực): 0,042m/ng;
Phía đông bắc (khu vực xã Xuân Hoà, huyện Xuân Trường): 0,039m/ng.
Các lỗ khoan khai thác kiểu UNICEF phân bố đều khắp trong vùng phân bố
nước nhạt, kể cả vùng có TDS = 1,5; 1,7g/l vẫn được khai thác sử dụng trong điều
kiện khó khăn về nguồn nước tại các vùng nông thôn hiện nay. Tại những khu vực
gần biên mặn nhạt có công trình khai thác nước tập trung hoặc các lỗ khoan khai thác
đơn lẻ với lưu lượng lớn sẽ làm thay đổi (tăng) gradien thuỷ lực có tính chất cục bộ
và làm tăng tốc độ dịch chuyển biên mặn tại các vị trí đó. Do vậy, cần điều chỉnh lưu
lượng khai thác hợp lý, tránh làm tăng gradien thuỷ lực cục bộ.
5.2.2. Kết quả dự báo xâm nhập mặn thấu kính nước nhạt, TCN Pleistocen bằng
phương pháp mô hình số
5.2.2.1. Mô hình dòng chảy NDĐ
a) Mô hình khái niệm
Hệ thống các TCN và lớp cách nước: Dựa trên địa tầng các lỗ khoan khảo sát,
địa tầng các công trình quan trắc Quốc gia, kết quả thi công xây dựng các công trình
quan trắc và kết quả xây dựng cấu trúc địa chất 3D tỉnh Nam Định của dự án Tăng
130
cường năng lực quản lý nước ngầm tại Việt Nam (IGPVN), kết quả xây dựng cấu trúc
3D về cấu trúc ĐCTV khu vực Nam Định được chia thành 6 lớp chính như sau:
Lớp 1: TCN Holocen trên (qh2);
Lớp 2: lớp cách nước thuộc hệ tầng Hải Hưng (hh2);
Lớp 3: TCN Holocen dưới (qh1);
Lớp 4: lớp cách nước thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc (vp);
Lớp 5: TCN Pleistocen (qp);
Lớp 6: TCN đá gốc Neogen (n2) và Proterozoi (PR).
Hình 5.4: Cấu trúc các lớp trong mô hình khu vực Nam Định (nguồn: dự án IGPVN)
Điều kiện biên: có điều kiện biên bên trong và điều kiện biên ngoài mô hình.
Điều kiện biên bên ngoài: do diện tích lập mô hình nhỏ, theo kết quả quan trắc
động thái đến năm 2010 phễu hạ thấp lan gần tới biên. Để mô phỏng dòng chảy vào
từ phía tây bắc, phía đông bắc, tây nam và đông nam sử dụng điều kiện biên loại II, Q
= const được xác định bằng bài toán cân bằng nước của vùng Nam Định dựa theo mô
hình dòng chảy vùng ĐBBB (Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền
Bắc) và từ mực nước quan trắc ở gần biên để tính toán chẳng hạn biên ở phía đông
nam sử dụng tài liệu mực nước tại Q.110a (Hải Tây - Hải Hậu) gần biển Đông; biên ở
phía tây bắc sử dụng tài liệu mực nước tại Q.221a (Mỹ Thịnh - Mỹ Lộc).
131
Điều kiện biên bên trong: Mục đích chính là nghiên cứu TCN Pleistocen nên
tầng chứa Holocen phía trên xem như là biên mực nước không thay đổi H=const lấy
theo tài liệu quan trắc mực nước tại công trình quan trắc Q109, TCN Holocen.
Hình 5.5: Diễn biến mực nước tại công trình quan trắc Q109, TCN Holocen
b) Xây dựng mô hình dòng chảy
Với mục đích dự báo sự biến động mực nước phụ thuộc vào thời gian nên ở đây
lựa chọn mô hình 3 chiều MODFLOW không ổn định (transient model).
Lựa chọn kích thước lưới: Mô hình được chia thành các ô lưới (cell), tổng số
ô lưới trên mô hình 5680 ô lưới (hình 5.6)
Hình 5.6: Xây dựng ô lưới trên mô hình GMS
132
Các thông số ĐCTV: Hệ số thấm và hệ số nhả nước đàn hồi của các lớp được
nhập dựa theo kết quả điều tra khảo sát ĐCTV. Tuy nhiên, các kết quả bơm thí
nghiệm đơn đều bị ảnh hưởng của hiệu ứng vỏ ngoài của lỗ khoan, nên hệ số thấm
tầng qp được lấy dựa theo kết quả bơm hút thí nghiệm chùm tại Q227a năm 2012
(của dự án IGPVN), VietAS_ND01 và VietAS_ND02 (của dự án VietAS).
Điều kiện mực nước ban đầu: mực nước ban đầu dựa theo tài kiệu quan trắc
bắt đầu quan trắc từ năm 1994.
Hiện trạng khai thác NDĐ: việc khai thác NDĐ ở Nam Định chủ yếu phục vụ
cho ăn uống sinh hoạt và một phần cho sản xuất. Có 2 loại hình: khai thác công
nghiệp (lỗ khoan đường kính lớn) và khai thác cung cấp vùng nông thôn (lỗ khoan
đường kính nhỏ).
Khai thác công nghiệp: Các lỗ khoan khai thác với lưu lượng được thực hiện
bằng các lỗ khoan máy, ống chống và ống lọc đường kính lớn (>100mm). Trong
vùng không có nhiều loại này vì không nằm trong vùng đô thị lớn và cũng không có
nhiều nhà máy, xí nghiệp hoặc các cơ sở xản suất sử dụng nhiều nước. Qua số liệu
thống kê, các công trình đang khai thác NDĐ tập trung và đơn lẻ trong vùng vào
khoảng hơn 16.000 m3/ng (bảng 5.2 và 5.3).
Khai thác cung cấp nước vùng nông thôn, đường kính nhỏ: Khai thác NDĐ bắt
đầu từ những năm 1990 bởi chương trình “Nước sạch nông thôn” được UNICEF tài
trợ. Theo thống kê tổng số lỗ khoan của 6 huyện tỉnh Nam Định là 215.040 lỗ khoan
(bảng 5.4), theo số liệu thống kê trong báo cáo năm 2009 (Liên đoàn Quy hoạch và
Điều tra tài nguyên nước miền Bắc) và năm 2011 của Dự án tăng cường bảo vệ NDĐ
ở Việt Nam (IGPVN).
Theo kết quả điều tra hiện trạng khai thác của dự án IGPVN vào năm 2011 trên
một số xã tại tỉnh Nam Định cho thấy giá trị trung bình mức tiêu thụ nước tính trên
đầu người trung bình là 0,15m3/người/ngày. Tổng lượng nước khai thác sử dụng
trong vùng trung bình 187.000m3/ngày.
133
Bảng 5.2: Thống kê các công trình khai
thác nước tập trung
Bảng 5.3: Thống kê các công trình khai
thác lẻ
Huyện Công suất (m3/ng) Huyện Công suất (m3/ng)
Xuân Trường 3.951 Xuân Trường 174
Trực Ninh 3.240 Trực Ninh 160
Nam Trực 1.585 Nam Trực 188
Giao Thủy 2.400 Giao Thủy 110
Hải Hậu 3.593 Hải Hậu 600
Nghĩa Hưng 2.000 Nghĩa Hưng 130
Tổng cộng: 14.769 Tổng cộng: 1.382
Bảng 5.4: Thống kê các lỗ khoan khai thác nước UNICEF
Huyện
Nghĩa
Hưng
Giao
Thủy
Trực
Ninh
Hải Hậu
Nam
Trực
Xuân
Trường
Tổng số
Tổng
số LK 58.850 7.330 19.180 65.670 53.930 10.080 215.040
c) Kết quả chỉnh lý và đánh giá sai số
Để đánh giá mức độ tin cậy cũng như chính xác của mô hình cần tiến hành giải
bài toán ngược hay nói cách khác là chạy mô hình tính toán giá trị mực nước so sánh
với giá trị mực nước thực tế đo được tại các lỗ khoan quan trắc Quốc gia. Nếu mực
nước tính toán với mô hình với mực nước quan trắc thực tế cho sai số lớn, độ tin cậy
không cao thì cần tiến hành chỉnh lý mô hình như chỉnh lý môi trường thấm, hệ số
nhả nước, các điều kiện biên...
1/31/93 7/24/98 1/14/04 7/6/09
Thôøi gian
-8
-6
-4
-2
0
2
Ñ
oä
ca
o
m
öïc
nö
ôùc
(m
)
Q.108a - MN quan traéc tính toaùn
Q.108a - MN quan traéc thöïc teá
Hình 5.7: Kết quả mực nước tính toán và mực nước quan trắc thực tế tại Q108a
134
1/31/93 7/24/98 1/14/04 7/6/09
Thôøi gian
-12
-10
-8
-6
-4
-2
0
Ñ
oä
ca
o
m
öïc
nö
ôùc
(m
)
Q.109a - MN quan traéc thöïc teá
Q.109a - MN tính toaùn
Hình 5.8: Kết quả mực nước tính toán và mực nước quan trắc thực tế tại Q109a
1/31/93 7/24/98 1/14/04 7/6/09
Thôøi gian
-6
-4
-2
0
2
Ñ
oä
sa
âu
m
öïc
nö
ôùc
(m
)
Q.110a - MN quan traéc thöïc teá
Q.110a - MN tính toaùn
Hình 5.9: Kết quả mực nước tính toán và mực nước quan trắc thực tế tại Q110a
Sau khi đánh giá sai số mức độ tin cậy của mô hình sẽ ứng dụng mô hình để
chạy bài toán thuận dự báo mực nước. Để tiến hành dự báo mực nước cần xây dựng
kịch bản dự báo: xác định thời gian dự báo, sự thay đổi về các yếu tố.
5.2.2.2. Mô hình dự báo xâm nhập mặn vùng Nam Định
a) Nồng độ ban đầu
Thời điểm ban đầu đối với mô hình dịch chuyển vật chất lấy tại năm 2012 với
hàm lượng TDS ban đầu được lấy theo kết quả xác định hiện trạng phân bố mặn nhạt.
Độ lỗ hổng của đất đá ne=0,25. Hệ số phân tán theo phương dọc (Longitudinal
Dispersivity) lấy bằng 20.
135
Hình 5.10: Phân bố hàm lượng TDS ban đầu
Kịch bản 1: Giữ nguyên lưu lượng khai thác hiện tại đánh giá xâm nhập mặn
năm 2020, 2030 và 2050.
Kịch bản 2: Đánh giá với lưu lượng khai thác tăng lên theo tốc độ gia tăng dân
số năm 2020, 2030 và 2050. Nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến tốc độ hạ thấp mực
nước là do tốc độ gia tăng dân số và nhu cầu dùng nước ngày càng tăng. Dân số tăng
làm tăng nhu cầu khai thác sử dụng nước dẫn đến suy giảm mực nước (hình 5.11).
Tương quan giữa dân số và mực nước rất chặt chẽ (hình 5.12). Dựa vào tốc độ tăng
trưởng dân số (hình 5.13) thì cứ 10 năm dân số trong vùng tăng thêm khoảng 160.000
người, tương đương với 24.000m3/ngày.
Hình 5.11: Diễn biến mực nước và dân số
theo thời gian
Hình 5.12: Tương quan giữa dân số và độ
sâu mực nước tại LK quan trắc Q109a
TDS (g/l)
136
Hình 5.13: Đồ thị gia tăng dân số theo thời gian
b) Kết quả dự báo xâm nhập mặn vùng Nam Định
Kết quả dự báo xâm nhập mặn trên cơ sở các kịch bản của mô hình dòng chảy:
Kịch bản 1:
Hình 5.14: Kết quả dự báo xâm nhập mặn thấu kính nước nhạt, TCN qp theo kịch bản 1
TDS (g/l)
Năm 2030 Năm 2050
Năm 2020 Năm 2012
TDS (g/l)
137
Kịch bản 2:
Hình 5.15: Kết quả dự báo xâm nhập mặn thấu kính nước nhạt, TCN qp theo kịch bản 2
c) Kết quả dự báo diễn biến xâm nhập mặn tại các vị trí quan trắc
Diễn biến nồng độ TDS tại các vị trí quan trắc: Các điểm quan trắc sự biến đổi
hàm lượng TDS theo thời gian được lấy cho 3 vị trí đặc trưng cho 3 vùng trên mô
hình (hình 5.16) là vùng nhạt (OB01), tại ranh giới mặn-nhạt (OB02) và vùng mặn
(OB03). Nhìn chung, tất cả các vị trí quan trắc diễn biến hàm lượng TDS đều tăng ở
cả hai kịch bản (từ hình 5.17 đến hình 5.22).
TDS (g/l)
Năm 2020 Năm 2012
Năm 2050 Năm 2030
TDS (g/l)
138
Hình 5.16: Vị trí các điểm quan trắc diễn biến hàm lượng TDS trên mô hình
0.59
0.6
0.61
0.62
0.63
0.64
0.65
0.66
0.67
7/6/2009 12/27/2014 6/18/2020 12/9/2025 6/1/2031 11/21/2036 5/14/2042 11/4/2047 4/26/2053
Thời gian
T
ổ
n
g
h
àm
l
ư
ợ
n
g
c
h
ất
r
ắn
h
ò
a
ta
n
(
g
/l
)
0.59
0.6
0.61
0.62
0.63
0.64
0.65
0.66
0.67
7/6/2009 12/27/2014 6/18/2020 12/9/2025 6/1/2031 11/21/2036 5/14/2042 11/4/2047 4/26/2053
Thời gian
T
ổ
n
g
h
àm
l
ư
ợ
n
g
c
h
ất
r
ắn
h
ò
a
ta
n
(
g
/l
)
Hình 5.17: Biến đổi hàm lượng TDS tại vị
trí OB01 (kịch bản 1)
Hình 5.18: Biến đổi hàm lượng TDS tại vị
trí OB01 (kịch bản 2)
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
7/6/2009 12/27/2014 6/18/2020 12/9/2025 6/1/2031 11/21/2036 5/14/2042 11/4/2047 4/26/2053
Thời gian
T
ổ
n
g
h
àm
l
ư
ợ
n
g
c
h
ất
r
ắn
h
ò
a
ta
n
(
g
/l
)
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
7/6/2009 12/27/2014 6/18/2020 12/9/2025 6/1/2031 11/21/2036 5/14/2042 11/4/2047 4/26/2053
Thời gian
T
ổ
n
g
h
àm
l
ư
ợ
n
g
c
h
ất
r
ắn
h
ò
a
ta
n
(
g
/l
)
Hình 5.19: Biến đổi hàm lượng TDS tại vị
trí OB02 (kịch bản 1)
Hình 5.20: Biến đổi hàm lượng TDS tại vị
trí OB02 (kịch bản 2)
OB01
OB02
OB03
TDS (g/l)
139
1.7
1.75
1.8
1.85
1.9
1.95
2
2.05
7/6/2009 12/27/2014 6/18/2020 12/9/2025 6/1/2031 11/21/2036 5/14/2042 11/4/2047 4/26/2053
Thời gian
T
ổ
n
g
h
àm
l
ư
ợ
n
g
c
h
ất
r
ắn
h
ò
a
ta
n
(
g
/l
)
1.7
1.75
1.8
1.85
1.9
1.95
2
2.05
7/6/2009 12/27/2014 6/18/2020 12/9/2025 6/1/2031 11/21/2036 5/14/2042 11/4/2047 4/26/2053
Thời gian
T
ổ
n
g
h
àm
l
ư
ợ
n
g
c
h
ất
r
ắn
h
ò
a
ta
n
(
g
/l
)
`
Hình 5.21: Biến đổi hàm lượng TDS tại vị
trí OB03 (kịch bản 1)
Hình 5.22: Biến đổi hàm lượng TDS tại vị
trí OB03 (kịch bản 2)
5.3. Giải pháp khắc phục, hạn chế xâm nhập mặn vùng Nam Định
5.3.1. Giải pháp khắc phục, hạn chế xâm nhập mặn
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và xác định cơ chế xâm nhập mặn NDĐ,
TCN Pleistocen vùng Nam Định cho thấy: nguyên nhân xâm nhập mặn theo phương
ngang (trong TCN Pleistocen) chủ yếu do hạ thấp mực nước, chênh lêch mực nước
giữa vùng nước nhạt và vùng nước mặn. Nguyên nhân này đóng vai trò chính, gây ra
bởi hoạt động khai thác của con người. Xâm nhập mặn theo chiều thẳng đứng từ lớp
thấm nước yếu nguồn gốc biển, gồm hai quá trình chính là khuếch tán (xảy ra khi có
chênh lệch về nồng độ) và quá trình phân dị trọng lực (xảy ra khi có chênh lệch về tỷ
trọng). Cơ chế xâm nhập mặn này diễn ra trong điều kiện tự nhiên và đóng vai trò
góp phần làm tăng hàm lượng TDS trong NDĐ, TCN Pleistocen, nguồn mặn này có
xu hướng giảm dần.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng và nguyên nhân cũng như cơ chế xâm
nhập mặn trong vùng nghiên cứu, giải pháp khắc phục, hạn chế xâm nhập mặn được
đề xuất trên cơ sở nguyên tắc chung sau:
Giảm chênh lệch mực nước giữa vùng mặn và vùng nhạt;
Ngăn chặn dòng chảy ngầm từ vùng mặn sang vùng nhạt.
Các giải pháp khắc phục, hạn chế xâm nhập mặn vùng Nam Định sẽ được tập
trung vào xâm nhập mặn theo phương ngang, xảy ra trong chính TCN Pleistocen.
Xâm nhập mặn này diễn ra là do gradien thủy lực gây ra, do vậy các giải pháp khắc
140
phục, hạn chế xâm nhập mặn sẽ tập trung vào nguyên nhân này; các giải pháp áp
dụng đã được nhiều nhà khoa học đề xuất, có thể kể tới:
1) Hạn chế khai thác nước ở vùng nhạt, đặc biệt là khu vực trung tâm phễu hạ
thấp hiện nay (Trực Phú - Trực Ninh), giải pháp này giúp hạn chế và có thể
khắc phục tình trạng xâm nhập mặn trong vùng nghiên cứu nếu được thực
hiện tốt;
2) Tường chắn ngầm, giảm tính thấm dọc theo biên mặn, ngăn cách giữa vùng
nước nhạt và vùng nước mặn bằng các vật liệu thấm nước kém như sét, xi
măng Đây là giải pháp triệt để nhưng tốn kém và khó thực hiện;
3) Ép nước nhạt xuống TCN Pleistocen ở khu vực gần ranh giới mặn-nhạt (ở
vùng nhạt) giải pháp này khả thi, nhưng chi phí thực hiện tương đối cao;
4) Khai thác nước mặn, giải pháp này có thể thực hiện được nếu ở những vùng
mặn có thể triển khai việc nuôi trồng thủy sản hoặc các ngành công nghiệp
phụ trợ sử dụng nước mặn...;
5) Tăng cường công tác quản lý, quy hoạch khai thác.
Trong vùng nghiên cứu không có nhiều công trình khai thác nước tập trung,
mang tính công nghiệp. Các công trình khai thác trong vùng chủ yếu là các lỗ khoan
đường kính nhỏ (kiểu UNICEF) do nhân dân tự khoan trong diện tích đất của mỗi hộ
gia đình. Sự phân bố dân cư và mật độ dân cư đóng vai trò quyết định cho mật độ các
lỗ khoan khai thác và lưu lượng khai thác. Do vậy, việc quản lý khai thác, hạn chế lưu
lượng khai thác là có tính khả thi nhất hiện nay.
5.3.2. Giải pháp khai thác, sử dụng nước dưới đất
Qua các kết quả điều tra khảo sát cho thấy, lưu lượng khai thác từ các lỗ khoan
riêng lẻ của dân chiếm hơn 90% tổng lưu lượng khai thác trong toàn vùng. Mỗi hộ
dân trong vùng phân bố thấu kính nước nhạt có trung bình 1 lỗ khoan khai thác nước
đường kính nhỏ (D48). Theo kết quả đo vẽ bản đồ địa hình 1:50.000 cho thấy, phân
bố dân cư ở dải ven biển trong vùng nghiên cứu lớn hơn so với vùng nội đồng (hình
5.23), mật độ dân số ở vùng phân bố thấu kính nước nhạt 1.301người/km2 so với
1.196người/km2 của toàn tỉnh Nam Định (số liệu thống kê năm 2011). Khu trung tâm
phễu hạ thấp mực nước cũng là khu có mật độ dân số cao nhất.
141
Hình 5.23: Sơ đồ phân bố dân cư trong vùng nghiên cứu
Trong điều kiện hiện nay, việc khống chế, kiểm soát lưu lượng, chế độ khai
thác tại các lỗ khoan của các hộ gia đình là rất khó thực hiện. Do vậy, giải pháp khai
thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước dưới đất trong vùng là quy hoạch,
chuyển đổi hình thức khai thác riêng lẻ, tự do, không kiểm soát được tại các hộ dân
sang hình thức khai thác nước tập trung. Khai thác nước tập trung sẽ giúp cho các nhà
quản lý có thể điều chỉnh, khống chế lưu lượng khai thác tùy thuộc vào diễn biến mực
nước trong vùng và cân đối với nhu cầu sử dụng của nhân dân. Mặt khác, khai thác
nước tập trung có công trình xử lý đi kèm sẽ đảm bảo được chất lượng nguồn nước ăn
uống sinh hoạt của nhân dân.
Với tình hình diễn biến mực nước như hiện nay, xâm nhập mặn thấu kính nước
nhạt đã và đang diễn ra thì việc hạn chế khai thác trên toàn bộ vùng phân bố thấu kính
nước nhạt là cần thiết, đặc biệt là khu trung tâm phễu hạ thấp từ vị trí xã Trực Phú,
huyện Trực Ninh đến khu vực thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng.
Khi chưa đủ điều kiện đầu tư các công trình khai thác nước tập trung thì các cơ
quan quản lý tài nguyên các cấp cần thúc đẩy công tác cấp phép khai thác NDĐ cho
từng chủ hộ khai thác và thu thuế tài nguyên. Có như vậy thì sẽ hạn chế được việc
khai thác và sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên và hạn chế xâm nhập mặn thấu kính
NDĐ nhạt trong vùng.
5 10
Km
0
Khu d©n c−
Chó Gi¶i
BiÓn
§«n
g
Ranh giíi tØnh
TØnh Th¸i B×nhØ i ×Ø i ×Ø i ×
TØnh Nam §Þnh
TØnh Hµ NamØ Ø Ø
TP. Nam §Þnh. Þ. Þ. Þ
TØnh Ninh B×nhØ i ×Ø i ×Ø i ×
142
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1) Cấu trúc địa chất móng trước Kainozoi trong vùng nghiên cứu rất phức tạp, các
hệ thống đứt gãy chủ đạo theo hướng TB-ĐN và ĐB-TN đã chia móng trước
Kainozoi thành các khối nâng hạ khác nhau, trên đó được phủ bởi các trầm tích
Neogen và Đệ tứ. Hệ thống các đứt gãy đã tạo điều kiện cho sự phát triển của
karst trong hệ tầng Đồng Giao ở phía tây, tây bắc của vùng và chúng đóng vai
trò là hệ thống kênh dẫn nước nhạt từ các thành tạo Triat và các thành tạo cổ hơn
cung cấp cho thấu kính nước nhạt vùng Nam Định.
2) Trong thời kỳ Kainozoi, vùng nghiên cứu đã trải qua nhiều quá trình xâm nhập
mặn, rửa nhạt theo chu kỳ dao động của nước biển và tiến hóa trầm tích. Quá
trình hình thành thấu kính nước nhạt lần cuối cùng như hiện nay được bắt đầu
khi gradien thủy lực giữa miền cấp và vùng nghiên cứu tăng lên theo sự suy
giảm mực nước biển sau thời kỳ biển tiến Flandrian bắt đầu xảy ra vào khoảng
4.000 năm BP đến nay.
3) Phương pháp ĐVL lỗ khoan xác định hiện trạng phân bố mặn nhạt theo chiều
thẳng đứng áp dụng cho vùng nghiên cứu cho kết quả đáng tin cậy, điều này
được minh chứng qua mối tương quan chặt chẽ giữa hàm lượng Clo và tổng hàm
lượng chất rắn hòa tan của nước lỗ rỗng với độ dẫn điện của tầng (thành hệ). Kết
quả nghiên cứu phù hợp với lý thuyết và là cơ sở chắc chắn cho việc xác định
hiện trạng mặn nhạt trong các thể địa chất bão hòa nước nói chung và lớp thấm
nước yếu nguồn gốc biển nói riêng trong vùng Nam Định.
4) Việc sử dụng phương pháp trường chuyển kết hợp với các phương pháp ĐCTV
xác định hiện trạng phân bố mặn nhạt TCN Pleistocen vùng Nam Định là phù
hợp với điều kiện ĐCTV của vùng. Kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác
nhau để xác định hiện trạng phân bố mặn nhạt NDĐ vùng Nam Định đã cho kết
quả đáng tin cậy trong việc chính xác hóa ranh giới mặn-nhạt và đánh giá hiện
143
trạng phân bố độ mặn theo diện cũng như theo chiều sâu. Đây là nghiên cứu cơ
bản trong việc định hướng nghiên cứu xác định các cơ chế xâm nhập mặn thấu
kính nước nhạt vùng Nam Định.
5) Xâm nhập mặn theo phương thẳng đứng do ảnh hưởng của lớp thấm nước yếu
(sét, sét pha) nguồn gốc biển ở vùng Nam Định bị chi phối bởi sự thay đổi của
tính thấm và độ mặn trong đó. Ở những nơi lớp trầm tích biển có hệ số thấm lớn
(K ≥ 10-7m/s) thì quá trình phân dị trọng lực xảy ra và hệ số thấm càng lớn thì
vai trò của quá trình này càng chiếm ưu thế so với quá trình khuếch tán phân tử.
Những nơi có hệ số thấm nhỏ (K < 10-7m/s) thì quá trình khuếch tán phân tử
đóng vai trò chủ đạo, hệ số thấm càng nhỏ thì vai trò của khuếch tán phân tử
càng chiếm ưu thế.
6) Nguyên nhân chính của xâm nhập mặn theo phương ngang (diễn ra trong TCN
Pleistocen) là do quá trình vận động của nước trong TCN, gây ra bởi dòng thấm
từ vùng nước mặn tới vùng nước nhạt. Quá trình này diễn ra càng mạnh mẽ khi
chênh lệch mực nước trong tầng tăng lên, do nhu cầu khai thác, sử dụng NDĐ
tăng nhanh.
7) Mô hình dòng chảy NDĐ và mô hình dự báo xâm nhập mặn NDĐ tầng qp cho
kết quả đáng tin cậy hơn khi sử dụng các kết quả tính toán thông số ĐCTV từ tài
liệu hút nước thí nghiệm chùm cũng như kết quả xác định hiện trạng phân bố
mặn nhạt được áp dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau.
Kiến nghị
1) Để đánh giá, xác định phân bố của thấu kính nước nhạt cả về diện và chiều sâu
ngoài vùng thềm lục địa cần có các nghiên cứu chuyên sâu hơn về ĐCTV chuyên
môn cũng như các công tác ĐVL phục vụ điều tra khảo sát ĐCTV. Nước biển
đóng vai trò duy trì và bổ sung nguồn mặn cho lớp thấm nước yếu, là nguyên
nhân gián tiếp gây xâm nhập mặn thấu kính nước nhạt, TCN Pleistocen. Tuy
nhiên, để xác định mức độ ảnh hưởng cần tiến hành khoan và đo ĐVL lỗ khoan
144
(phương pháp đo độ dẫn điện) xác định mức độ ảnh hưởng theo chiều sâu và theo
diện để so sánh độ mặn của nước biển và nước lỗ rỗng gần bờ và xa bờ.
2) Nghiên cứu và làm sáng tỏ mối liên hệ giữa cấu trúc địa chất, ĐCTV giữa vùng
đồng bằng (vùng phân bố thấu kính nước nhạt) và vùng núi đá vôi (vùng cấp cho
thấu kính) phía tây, tây bắc. Cần xác định chi tiết hơn nguồn và lưu lượng bổ cập
cho thấu kính nước nhạt trên cơ sở áp dụng phương pháp thả chất chỉ thị, sử dụng
nhiều chất chỉ thị khác nhau tại các vị trí khác nhau ở phía tây, tây bắc vùng Nam
Định, quan trắc, lấy mẫu phân tích trong thời gian dài.
3) Công tác quản lý khai thác NDĐ cần được quan tâm đúng mức, quy hoạch khai
thác sử dụng hợp lý sẽ làm tăng diện sử dụng cũng như khả năng sử dụng hiệu
quả nguồn nước nhạt quý giá này trong vùng.
145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Hoàng Văn Hoan, Flemming Larsen (2007), Phương pháp xác định độ lỗ
hổng hiệu dụng, hệ số thấm của TCN và tổng hàm lượng chất rắn hoà tan
của nước bằng các phương pháp ĐVL lỗ khoan. Lấy ví dụ vùng ĐBBB, Tạp
chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 20, Hà Nội, tr 101-107.
2. Hoàng Văn Hoan, Phạm Quý Nhân (2008), Sử dụng phương pháp ĐVL điện
trong ĐCTV xác định ranh giới mặn/nhạt TCN Pleistocene vùng Phố Nối,
Hưng Yên, Tạp chí Địa chất, loạt A, số 305, 3-4/2008, Hà Nội, tr 67-71.
3. Trần Vũ Long, Phạm Quý Nhân, Flemming Larsen, Hoàng Văn Hoan
(2011), Cơ chế xâm nhập mặn cổ và ảnh hưởng của nó đến sự phân bố ranh
giới mặn - nhạt trong các TCN trầm tích Đệ tứ vùng Giao Thủy - Nam Định,
Tạp chí KHKT Mỏ - Địa chất, số 34, 4/2011, tr 25-34.
4. Luu T. Tran, Flemming Larsen, Nhan Q. Pham, Anders V. Christiansen,
Nghi Tran, Hung V. Vu, Long V. Tran, Hoan V. Hoang, Klaus Hinsby
(2012), Origin and Extent of Fresh Groundwater, Salty Paleowaters and
recent Saltwater Intrusion in Red River Flood Plain Aquifers, Vietnam,
Hydrogeology Journal 20: 1295-1313.
5. Hoàng Văn Hoan, Phạm Quý Nhân, Flemming Larsen, Anders V.
Christiansen, Kiều Duy Thông, Trần Vũ Long (2013), Nghiên cứu nhiễm
mặn NDĐ trầm tích Đệ tứ khu vực cửa sông ven biển tỉnh Nam Định bằng
phương pháp trường chuyển, Tạp chí Địa chất loạt A, số 334, 3-4/2013, tr
56-67, Hà Nội.
6. Hoàng Văn Hoan, Phạm Quý Nhân, Đặng Đức Nhận, Flemming Larsen,
Wagner Frank, Roland Purtshert, Christoph Gerber (2013), Nghiên cứu
146
ĐCTV vùng Nam Định bằng kỹ thuật đồng vị, Tạp chí Các khoa học về trái
đất, số 35(2), 120-129.
7. Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Hoàng Văn Hoan (2006), Tính
toán sự dịch chuyển ranh giới mặn - nhạt của nước ngầm TCN qp Hải Triều,
Tiên Lữ, Hưng Yên, Báo cáo hội nghị khoa học lần thứ 17 ĐH Mỏ - Địa chất,
Hà Nội, tr 134-138.
8. Hoang V. H, Lassen. R, Tran V. L, Vu V. H, Tran T. L, Pham Q. N And
Larsen F. (2009), Mapping of fresh and saline groundwater in coastal
aquifers in the Nam Dinh province (vietnam) by electrocal and transient
electromagnetic soundings, 1st Asia-Pacific Coastal Aquifer Management
Meeting Dec. 9-10, 2009, Bangkok, Thailand.
9. Hoan V. Hoang, Nhan Q. Pham, Flemming Larsen, Long V. Tran, Frank
Wagner And Anders V. Christiansen (2011), Processes Controlling High
Saline Groundwater in the Nam Dinh Province, Vietnam, 2nd Asia-Pacific
Coastal Aquifer Management Meeting October 18-21, 2011, Jeju, Korea.
10. Luu T. TRAN, Flemming LARSEN, Nhan Q. PHAM, , Anders V.
CHRISTIANSEN, Hung V. VAN, Long V. TRAN, Hoan V. HOANG and
Klaus HINSBY (2011), Scenarios for distribution of different saline
groundwater types in the Red River floodplain, Vietnam, 2nd Asia-Pacific
Coastal Aquifer Management Meeting October 18-21, 2011, Jeju, Korea.
11. Flemming Larsen, Pham Quy Nhan, Tran Thi Luu, Tran Vu Long, Hoang
Van Hoan (2012), Processes controlling the presence of of salty (paleo)
groundwater in the Red River flood plain, SWIM 2012, June 17-22,
Armacao dos Buzios, Brazil.
12. Hoàng Văn Hoan, Phạm Quý Nhân, Flemming Larsen, Trần Vũ Long,
Nguyễn Thế Chuyên, Trần Thị Lựu (2012), Ảnh hưởng của quá trình khuếch
tán tới sự phân bố độ mặn của nước lỗ rỗng trong lớp trầm tích biển tuổi Đệ
147
tứ khu vực Nam Định, Báo cáo hội nghị khoa học lần thứ 20, ĐH Mỏ - Địa
chất, Hà Nội.
13. Wagner, F., Ludwig, R. R., Noell, U., Hoang, H. V., Pham, N. Q., Larsen, F.,
Lindenmaier, F. (2012), Genesis of economic relevant fresh groundwater
resources in Pleistocene/Neogen aquifers in Nam Dinh (Red River Delta,
Vietnam), EGU 12, European Geosciences Union, 22-27 April, 2012 in
Vienna, Austria.
14. Christoph Gerber, Roland Purtschert, Flemming Larsen, Hoan V. Hoang,
Long V. Tran, Luu T. Tran, Nhan Q. Pham, and Jürgen Sültenfuss (2013),
39Ar groundwater dating of a coastal aquifer in the Nam Dinh Province,
Vietnam EGU 13, European Geosciences Union, Vienna, Austria.
148
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Biểu (2001), Bản đồ địa chất ven bờ Việt Nam, Cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
2. Đoàn Văn Cánh (1996), Tài nguyên môi trường NDĐ vùng Nam Định-Hà
Nam, Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
3. Đoàn Văn Cánh, Lệ Thị Lài (2004), Nghiên cứu, điều tra tổng hợp tài nguyên
NDĐ tỉnh Nam Định, đề xuất một số phương án quy hoạch khai thác, sử dụng
hợp lý và bền vững, Báo cáo đề tài, Hà Nội.
4. Nguyễn Thành Công (2004), Nghiên cứu khai thác tối ưu, khống chế xâm
nhập mặn trong NDĐ một số khu vực đặc trưng ven biển Đồng bằng Trung Bộ
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ.
5. Đặng Tiến Dũng (2004), Nghiên cứu cơ chế xâm nhập mặn trong NDĐ một số
vùng ven biển bắc-trung Trung Bộ Việt Nam, Luận án Tiến sĩ.
6. Nguyễn Văn Đản (2009), Nghiên cứu, áp dụng tổ hợp các phương pháp
ĐCTV, ĐVL, mô hình số để điều tra, đánh giá nhiễm mặn và tìm kiếm các thấu
kính hoặc TCN nhạt dải ven biển Nam Định, Báo cáo đề tài, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Đản (2010), NDĐ vùng ven biển Nam Định và định hướng điều
tra, khai thác sử dụng, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, kỳ 1, tháng 3/2010,
46-49, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Độ (1996), Bản đồ ĐCTV vùng Nam Định tỷ lệ 1:50.000, Cục địa
chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Thành Công (2000), Lập phương trình động liên
kết với mô hình phần tử hữu hạn trong tính toán khai thác tối ưu nước TCN
không áp, TC. Địa chất 260, 51-62, Hà Nội.
149
10. Nguyễn Văn Hoàng (2005), Bàn về kinh tế của tường chắn ngầm ngăn xâm
nhập mặn công trình khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt vùng ven biển,
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kỳ 1 - tháng 3/2005, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Hoàng (2011), Mô hình số lan truyền chất ô nhiễm trong NDĐ,
Giáo trình Đại học và Sau đại học, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên Hà Nội.
12. Hoàng Ngọc Kỷ (1999), Bản đồ địa chất Việt Nam 1:200.000, Cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam.
13. Doãn Đình Lâm (2003), Lịch sử tiến hóa trầm tích Holocen châu thổ Sông
Hồng, Luận án tiến sĩ Địa chất.
14. Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Hoàng Văn Hoan (2006), Tính
toán sự dịch chuyển ranh giới mặn - nhạt của nước ngầm TCN qp Hải Triều,
Tiên Lữ, Hưng Yên. Báo cáo hội nghị khoa học lần thứ 17, ĐH Mỏ - Địa chất.
15. Trần Nghi (2012), Trầm tích học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Phạm Quý Nhân (2000), Sự hình thành và trữ lượng NDĐ trầm tích Đệ tứ
vùng dồng bằng Sông Hồng và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế quốc dân,
Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.
17. Phạm Quý Nhân và nnk. (2007), Nghiên cứu cơ sở khoa học và xác định một
số thông số di chuyển vật chất chính TCN Holocen và Pleistocen vùng Hà Nội,
Đề tài nghiên cứu cơ bản cấp Nhà nước, MS. 7160-06, Hà Nội.
18. Phạm Quý Nhân và nnk. (2010), Ứng dụng phần mềm SUTRA, xác định sự
dịch chuyển của dòng thấm với mật độ biến đổi trong TCN. Áp dụng đảo Cồn
Cỏ, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, MS. B2007-02-31, Hà Nội.
19. Đặng Hữu Ơn (1996), Dự báo trữ lượng khai thác và khả năng xâm nhập của
nước mặn đến công trình khai thác nước Mỹ Xuân (Bà Rịa - Vũng Tàu), Báo
cáo NCKH lần thứ 12 trường ĐH Mỏ - Địa chất, 200-203, Hà Nội.
150
20. Đặng Đình Phúc (1997), Sử dụng mô hình nhiễm bẩn một chiều để dự báo xâm
nhập mặn NDĐ, Tuyển tập các công trình KH, Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
21. Đặng Đình Phúc (2000), Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, hiện trạng khai thác
và dự báo cạn kiệt, xâm nhập mặn NDĐ khu vực Hải Hậu - Giao Thủy, thuộc
vùng duyên hải tỉnh Nam Định, Báo cáo đề tài, Hà Nội.
22. Nguyễn Sơn (2007), Dự báo sự xâm nhập mặn đến các giếng khoan lưu vực
sông Nhuệ và sông Đáy bằng phần mềm Visual Modflow 2.8.2, Tạp chí Biển
Việt Nam 5/07, tr. 15-18.
23. Nguyễn Sơn, Trịnh Ngọc Tuyến (2010), Dự báo sự xâm nhập mặn đến các
giếng khoan khai thác nước ngầm dải ven biển Quảng Bình bằng phần mềm
Visual Modflow 2.8.2, Báo cáo Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 5,
Hội Địa lý Việt Nam, Hà Nội.
24. Đỗ Trọng Sự, Nguyễn Kim Ngọc (1985), Điều kiện ĐCTV - địa chất công
trình ĐBBB, Đề tài NCKH cấp Nhà nước, mã số 44-04-01-02, Hà Nội.
25. Đỗ Trọng Sự, Phạm Quý Nhân (2003), Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa
vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Đề tài nghiên cứu cơ bản
cấp Bộ, Hà Nội.
26. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (2007), Địa chất và Tài nguyên dầu khí
Việt Nam, Hà Nội.
27. Vũ Nhật Thắng (1995), Báo cáo địa chất và khoáng sản nhóm tờ Thái Bình -
Nam Định tỷ lệ 1:50.000, Hà Nội.
28. Nguyễn Như Trung, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Bá Minh (2007), Dự báo
xâm nhập mặn nước ngầm vùng Hải Phòng bằng phương pháp mô hình hóa
điện trở và ĐCTV, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, T.29, số 3, 277-283.
29. Vũ Kim Tuyến (1995), Phương pháp đồng vị nghiên cứu tuổi và nguồn gốc
NDĐ trầm tích Đệ tứ ĐBBB, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Địa lý - Địa chất,
Hà Nội.
151
30. Đỗ Văn Tự (1988), Đặc điểm trầm tích và lịch sử phát triển địa chất kỷ Đệ tứ
ĐBBB, Luận án Tiến sĩ Địa lý - Địa chất, Hà Nội.
31. Cao Xuân Xuyên (1978), Bản đồ ĐCTV vùng Hà Nội - Hải Phòng - Nam
Định. Tỷ lệ 1:200.000, Cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Tiếng Anh
32. Abd-Elhamid H.F., Javadi A.A. (2011), A density-dependant finite element
model for analysis of saltwater intrusion in coastal aquifers, Journal of
Hydrology 401, 259-271.
33. Alvarado J. A. C, Purtchert R., et al. (2007), Constraining the age distribution
of highly mixed groundwater using 39Ar: a Multiple environmental tracer
(3H/3He, 85Kr, 39Ar, and 14C) study in the semiconfined Fontainebleau sand
aquifer, Water Resources Res., doi: 10.1029/2006WR005096.
34. Appelo C. A. J., Postma D. (2005), Geochemistry, groundwater and pollution,
A. A. Balkema Publishers, Netherlands.
35. Archie, G.W. (1942), The electrical resistivity log as an aid in determining
some reservoir characteristics, Transactions of the American Institute of
Mining and Metallurgical Engineers, 146, 54-62.
36. Banks D. A., Green R., Cliff R.A., and Yardley B. W. D. (2000), Chlorine
isotopes in fluid inclusions: Determination of the origins of salinity in
magmatic fluids, Geochimica et Cosmochimica Acta, Vol. 64, 1785-1789.
37. Bithin Datta, Harikrishna Vennalakanti , Anirban Dhar (2009), Modeling and
control of saltwater intrusion in a coastal aquifer of Andhra Pradesh, India,
Journal of Hydro-environment Research 3, 148-159.
152
38. Bridger D. W., Allen D. M. (2006), An investigation into the effects of
diffusion on salinity distribution beneath the Fraser River Delta, Canada,
Hydrogeology Journal 14, 1423-1442.
39. Charles r. fitts (2002), groundwater science, Great Britain by The Bath Press,
Bath, London WCIX 8RR, UK.
40. Cheng JM, Chen CX. (2001), Three-Dimensional Modeling of Density-
dependent salt water Intrusion in Multilayered Coastal Aquifers in Jahe River
Basin, Shandong province, China, Groundwater, 39, 137-143.
41. Clark I., Fritz P. (1997), Environmental Isotopes in Hydrogeology, Taylor &
Francis Group Publisher, ISBN: 1566702496.
42. Cohen D, Person M, Wang P, Gable CW, et al. (2010), Origin and extent of
Fresh Paleowaters on the Atlantic Continental Shelf, USA, Ground Water vol.
48, 143-158.
43. Craig, H. (1961), Isotopic variations in meteoric waters, Science, 133.
44. Crooks, V. E., and Quigley, R. M. (1984), Saline leachate migration through
clay: A comparative laboratory and field investigation, Can. Geotech. J.,
21(2), 349-362.
45. David K. Todd, Larry W. Mays (2005), Groundwater Hydrology, John Wiley
& Sons, Inc. USA.
46. Desirée S. A. Craig (2008), The saline interface of a shallow unconfined
aquifer, Rangitikei delta, PhD. Thesis, Victoria University of Wellington.
47. De Vries, J.J. (1981), Fresh and salt water in the Dutch coastal area in
relation to geomorphological evolution, Quaternary Geology: a farewell to
A.J. Wiggers, Geologie en Mijnbouw 60, 363-368.
48. Diersch HJ. (1988), Finite element modeling of recirculating density driven
saltwater intrusion processes in groundwater, Adv Water Resour, 11, 25-43.
153
49. Diersch H.-J.G., Kolditz O. (2002), Variable-density flow and transport in
porous media: approaches and challenges, Water Resources 25, 899-944.
50. Doan Van Canh, Le Thi Lai, et al. (2005), Groundwater Resource of Nam
Định Province, J. of Geology, B/25.
51. Dongmei Han, Claus Kohfahl, et al. (2011), Geochemical and isotopic
evidence for palaeo-seawater intrusion into the south coast aquifer of Laizhou
Bay, China, Applied Geochemistry 26, 863-883.
52. Edet A. E., Okereke C. S. (2001), A regional study of saltwater intrusion in
southeastern Nigeria based on the analysis of geoelectrical and hydrochemical
data, Environmental Geology 40, 1278-1289.
53. Ellen P. Bonnesen, Flemming Larsen, Torben O. Sonnenborg, Kurt Klitten &
Lars Stemmerik (2009), Deep saltwater in Chalk of North-West Europe:
origin, interface characteristics and development over geological time,
Hydrogeology Journal, 17: 1643-1663 DOI 10.1007/s10040-009-0456-9.
54. Eloisa Di Sipio, Fulvio Zezza (2011), Present and future challenges of urban
systems affected by seawater and its intrusion: the case of Venice, Italy,
Hydrogeology Journal 19, 1387-1401.
55. Evgeny A. Kontar, Yuri R. Ozorovich (2006), Geo-electromagnetic survey of
the fresh/salt water interface in the coastal southeastern Sicily, Continental
Shelf Research 26, 843-851.
56. Fetter C.W. (1999), Contaminant Hydrogeology (second edition), Prentice
Hall Upper Saddle River, New jersey 07458.
57. Fick A. (1855), Poggendorff’s Annalen (in English), Phil.Mag. S.4, Vol. 10,
30-39.
58. Fitterman, D.V., Stewart, M.T. (1986), Transient electromagnetic sounding for
groundwater, Geophysics J. 51, 995-1005.
154
59. Frank Wagner, Dang Tran Trung, Hoang Dai Phuc, Falk Lindenmaier (2011),
Assessment of Groundwater Resources in Nam Dinh Province, Improvement
of groundwater protection in vietnam.
60. George D. Wardlaw, David L. Valentine (2005), Evidence for salt diffusion
from sediments contributing to increasing salinity in the Salton Sea,
California, Hydrobiologia 533, 77-85.
61. Geyh M. A. (1992), The 14C time-scale of groundwater. Correction and
linearity. In: Isotope techniques in water resource development 1991, IAEA,
Vienna: 167-177.
62. Ghyben Badon W. and Drabbe J. (1888-1889), Note in connection with the
proposed wellbore Najib Amsterdam, Journal of the Royal Institute of
Engineers, The Hague, Netherlands, 8-22.
63. Goldman M., Giladb D., A. Ronen and A. Melloulb (1991), Mapping of
seawater intrusion into the coastal aquifer of Israel by the time domain
electromagnetic method, Journal of Geoexplorution 28, 153-174.
64. Groen J., Velstra J., Meesters A.G.C.A. (2000), Salinization processes in
paleowaters in coastal sediments of Suriname: evidence from δ37Cl analysis
and diffusion modelling, Journal of Hydrology 234, 1-20.
65. Hassanizadeh SM. (1986), Derivation of basic equations of mass transport in
porous media, Part 1. Macroscopic balance laws, Adv Water Re. 9, 196-206.
66. Hassanizadeh SM. (1986), Derivation of basic equations of mass transport in
porous media, Part 2. Generalized Darcy’s and Fick’s laws, Adv Water
Resour 9, 207-222.
67. Herzberg, A. (1901), Die Wasserversorgung einiger nordseebader, J.
Gasbeleucht, Wasserversorg, v. 44, 815-819.
68. Holzbecher E. (1998), Comments on “Constant-concentration boundary
condition: lessons from the HYDROCOIN variable-density groundwater
155
benchmark problem” by Konikow LF, Sanford WE, Campbell PJ, Water
Resour Res 1998;34(10), 2775-2778
69. Holzbecher E. (2005), Groundwater flow pattern in the vicinity of salt lake,
Hydrobioloia J., 233-242.
70. IAEA (1983), Guidebook on Nuclear Techniques in Hydrology, Technical
report series No 91, IAEA, Vienna.
71. IAEA (2001), Sampling procedure for hydrology. Water Resources
Programme, IAEA, Vienna.
72. Ignacio Morell et al. (2007), Characterization of the Salinisation Processes in
Aquifers Using Boron Isotopes; Application to South-Eastern Spain, Water Air
and Soil Pollution 12/2007; 187(1), 65-80.
73. Isuka S. K., Gingerich S. B. (1998), Estimation of the depth to the
freshwater/salt-water interface from vertical head gradients in wells in coastal
and island aquifers, Hydrogeology J. 6; 365-373.
74. John M. Reynolds (2002), An Introduction to Applied and Environmental
Geophysics, Published by John Wiley, England.
75. Kafri U., Goldman M., B. Lang (1997), Detection of subsurface brines,
freshwater bodies and the interface configuration in-between by the time
domain electromagnetic method in the Dead Sea Rift, Israel, Journal of
Environmental Geology 31.
76. Kalpan Choudhury, Saha D.K., Chakraborty P. (2001), Geophysical study for
saline water intrusion in a coastal alluvial terrain, Journal of Applied
Geophysics 46, 189-200.
77. Khomine A., János Sz., Balázs K. (2011), Potential solutions in prevention of
saltwater intrusion: a modelling approach, Advances in the Research of
Aquatic Environment, Vol. 1, 251-257.
156
78. Koch M. and G. Zhang (1992), Numerical simulation of the migration of
density dependent contaminant plumes, Ground Water J. vol. 5, 731-742.
79. Koch M., Zhang G. (1998), Numerical modeling and management of saltwater
seepage from coastal brackish canals in southeast Florida, Environmental
Coastal Regions C.A. Breddia (ed.), 395-404, WIT Press, Southampton, UK.
80. Kooi H., Groen J., Leijnse A. (2000), Modes of seawater intrusion during
trangressions, Water resources research, Vol. 36, No. 12, 3581-3589.
81. Lars Nielsen, Niels O. Jørgensen, Peter Gelting (2007), Mapping of the
freshwater lens in a coastal aquifer on the Keta Barrier (Ghana) by transient
electromagnetic soundings, Journal of Applied Geophysics 62.
82. Lassen RN. (2009), A geophysical and hydrogeological survey of the saltwater
intrusion in the Holocene sediments near Nam Dinh in Red River Delta,
Vietnam. MSc Thesis, Institute of Geography and Geology, University of
Copenhagen, Denmark.
83. Le JY, Song SH (2007), Groundwater chemistry and ionic ratios in a western
coastal aquifer of Buan, Korea: implications for seawater intrusion.,
Geosciences Jour., 11, 259-270.
84. Lin Ma, Anna Szynkiewicz, David Borrok And Jennifer C. Mcintosh (2012),
Using Uranium Isotopes to Determine salinity Sources in Rio Grande waters,
Goldschmidt 2012 Conference, Mineralogical Magazine.
85. Mark T. Stewart (1982), Evaluation of Electromagnetic Methods for Rapid
Mapping of Salt-Water Interfaces in Coastal Aquifers, Journal of Ground
Water Vol. 20, 538-545.
86. Mary P. Anderson, William W. Woessner (2002), Applied Groundwater
Modeling Simulation of Flow and Advective Transport, ISBN-10: 0-12-
069485-4, USA.
157
87. McNeill, J.D. (1990), Use of electromagnetic methods for groundwater
studies. In: Ward, S.H. (Ed.), Geotechnical and Environmental Geophysics,
vol. 2, Society of Exploration Geophysicists, 191-218.
88. Narayan Kumar A., Carsten Schleeberger, Keith L. Bristow (2007), Modelling
seawater intrusion in the Burdekin Delta Irrigation Area, North Queensland,
Australia agricultural water management 89, 217-228.
89. Nguyen Trong Vu, Tang Dinh Nam, A. Weller (2009), Resistivity imaging
measurements in Nam Định coastal area for delineation of aquifer, J. of
Geology, B/33.
90. Nguyen Trong Vu (2012), Geophysical investigations on the hydrogeological
situation in Nam Dinh coastal area, PhD. thesis, Technical University of
Clausthal, Germany.
91. Oki D.S. William R. Souza Edward L. Bolke and Glenn R. Bauer (1998),
Numerial analysis of the hydrogeologic controls in a layered coastal aquifer
system, Oahu, Hawaii, Hydrogeolgy, USA.
92. Paschke, N.W. and J. Hoopes (1984), Buoyant contaminant plumes in
groundwater, Water Resour. Res., 20, 1183-1192.
93. Phatcharasak Arlai (2007), Numerical modeling of possible saltwater intrusion
mechanisms in the multiple-layer coastal system of the Gulf of Thailand, PhD.
Thesis University of Kassel, Germany.
94. Peter Bauer-Gottwein, et al. (2009), Hydrogeophysical exploration of three-
dimensional salinity anomalies with the time-domain electromagnetic method
(TDEM), Journal of Hydrology, doi:10.1016/ j.hydrol.2009.11.007.
95. Poss J. A., Grattan S. R., et al. (2000), Stable carbon isotope discrimination:
an indicator of cumulative salinity and boron stress in Eucalyptus
camaldulensis, Heron Publishing - Victoria, Tree Physiology 20, 1121-1127.
158
96. Post VEA, Kooi H (2003), Rates of salinization by free convection in high-
permeability sediments: insights from numerical modeling and application to
the Dutch coastal area, Hydrogeology J. 11(5), 549-559.
97. Robert G. Maliva, Edward A. Clayton, Thomas M. Missimer (2009),
Application of advanced borehole geophysical logging to managed aquifer
recharge investigations, Hydrogeology Journal 17, 1547-1556.
98. Rowe, R. K., Caers, C. J., and Barone, F. (1988), Laboratory determination of
diffusion and distribution coefficients of contaminants using undisturbed
clayey soil, Can. Geotech. J., 25(1), 108-118.
99. Schincariol, R.A. and F.W. Schwartz (1990), An experimental investigation of
variable density flow and mixing in homogeneous and heterogeneous media,
Water. Resour. Res., 26, 2317-2329.
100. Schincariol RA, Schwartz FW, Mendoza CA. (1997), Instabilities in variable
density flows: stability and sensitivity analyses for homogeneous and
heterogeneous media, Water Resour Res, 33(1), 31-41.
101. Serigne Faye, Piotr Maloszewski, et al. (2005), Groundwater salinization in
the Saloum (Senegal) delta aquifer: minor elements and isotopic indicators,
Science of the Total Environment 343, 243- 259.
102. Shikaze S. G., Sudicky E. A. and Schwartz F. W. (1998), Density-dependent
solute transport in discretely-fractured geologic media: is prediction
possible?, J. Contam. Hydrol. 34 (10), 273-291.
103. Simmons CT, Narayan KA, Wooding RA. (1999), On a test case for density-
dependent groundwater flow and solute transport models: the salt lake
problem, Water Resour Res 35(12):36, 7-20.
104. Simmons C.T., PieriniML, Hutson JL. (2002), Laboratory investigation of
variable-density flow and solute transport in unsaturated-saturated porous
media, Transp. Porous Media, Special Issue 47(2):2, 15-44.
159
105. Simmons C.T. (2005), Variable density groundwater flow: From current
challenges to future possibilities, Hydrogeology Journal 13, 116-119.
106. Sung-Ho Song, Jin-Yong Lee, Namsik Park (2007), Use of vertical electrical
soundings to delineate seawater intrusion in a coastal area of Byunsan, Korea,
Environ Geol. 52, 1207-1219.
107. Suzanne MacLachlan, Finlo R Cottier, et al. (2007), The salinity: δ18O water
relationship in Kongsfjorden, western Spitsbergen, Polar Re. 26, 160-167.
108. Tanabe S, Hori K, Saito Y, Haruyama S, Le QD, Sato Y, Hiraide S (2003),
Sedimentary facies and radiocarbon dates of the Nam Dinh-1 core from the
Song Hong (Red River) delta, Vietnam, J. Asian Earth Sci. 21, 503-513.
109. Tanabe S, Hori K, Saito Y, Haruyama S, Van PV, Kitamura A (2003), Song
Hong (Red River) delta evolution related to millennium-scale Holocene sea-
level changes, Quat Sci. Rev. 22: 2345-2361.
110. Tanabe S, Saito Y, Quang LV, Hanebuth TJJ, Quang LN, Kitamura A (2006),
Holocene evolution of the Song Hong (Red River) delta system, northern
Vietnam, Sediment Geol 187, 29-61.
111. Tiwari Manish, Nagoji Siddhesh S., et al. (2013), Oxygen isotope salinity
relationships of discrete oceanic regions from India to Antarctica surface
hydrological processes, Journal of Marine Systems, Volume 113, 88-93.
112. Tran N, Ngo QT, Do TVT., et al. (1991), Quaternary sedimentation of the
principal deltas of Vietnam, Asian Earth Sci. 6, 103-110.
113. Vincent E.A. Post (2004), Groundwater salinization processes in the coastal
area of the Netherlands due to transgressions during the Holocene, PhD
thesis, Vrije Universiteit Amsterdam.
114. Vincent Post, Henk Kooi and Craig Simmons (2007), Using Hydraulic Head
Measurements in Variable-Density Ground Water Flow Analyses, Ground
Water Journal, vol. 45, No. 6, 664-671.
160
115. Voss A. and Koch (2001), Numerical simulations of topography-induced
saltwater upconing in the state of Brandenburg, Germany, Physics and
Chemistry of the Earth (b) 26, 353-359.
116. Vukovic, M., Soro, A. (1992), Determination of Hydraulic Conductivity of
Porous Media From Grain-size Composition, Water Resources Publications,
Littleton, 83 pp., Colorado.
117. Weixing Guo and Christian D. Langevin (2002), User’s Guide to SEAWAT: A
computer program for simulation of three-dimensional variable-density
groundwater flow, USGS, Florida, USA.
118. Wolfgang Gossel, Ahmed Sefelnasr & Peter Wycisk (2010), Modelling of
paleo-saltwater intrusion in the northern part of the Nubian Aquifer System,
Northeast Africa, Hydrogeology Journal 18, 1447-1463.
119. Yakirevich A., A. Melloul, S. Sorek, S. Shaath and V. Borisov (1998),
Simulation of saltwater intrusion into the Khan Yunis area of the Gaza Strip
coastal aquifer, Hydrogeology J. 7/2, 197-208.
120. Yurtsever Y., and Payne B. R. (1979), Application od environmental isotopes
to groundwater investigations in Qata, Isotope Hydrology, vol. II, IAEA,
Vienna, 465-490.
121. Zeynel Demirel, Cuneyt Guler (2006), Hydrogeochemical evolution of
groundwater in a Mediterranean coastal aquifer, Mersin-Erdemli basin
(Turkey), Environ. Geol. 49, 477-487.
122. Zubari W. K. (1999), The Dammam aquifer in Bahrain hydrochemical
characterization and alternative for management of groundwater quality,
Hydrogeology Journal, vol. 7, 197-208.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_xam_nhap_man_nuoc_duoi_dat_tram_tich_de_tu_vung_nam_dinh_1641.pdf