Hợp chất FM6 thu được dưới dạng chất bột màu vàng. So sánh dữ liệu phổ
1H-,13C-NMR của hợp chất này với hợp chất emodin (hợp chất FM1) có sự tương
đồng, chỉ khác nhau là hợp chất FM6 có thêm một nhóm methoxy và một đơn vị
đường glucoside.
Vị trí của nhóm methoxy và một đơn vị đường glucose được xác định dựa
trên phổ hai chiều HMBC. Tương tác HMBC giữa proton trong nhóm methoxy (δH
3,95) và C-6 (δC 164,7) chứng minh vị trí của nhóm methoxy này tại C-6. Tương tự,
tương tác HMBC giữa H-1′ (δH 5,16) với C-8 (δC 160,6) xác định vị trí của đơn vị
đường glucose tại C-8
223 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 749 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu xây dựng bộ dữ liệu phân tích định tính, định lượng hoạt chất trong dược liệu hà thủ ô đỏ fallopia multiflora (thunberg) haraldson bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t tham chiếu sử dụng làm chất
106
chuẩn được phân lập từ mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ Hà Giang. Do đó, chủ động được
nguồn chất chuẩn sử dụng trong phân tích, khắc phục được những hạn chế trong
việc tìm chất chuẩn sử dụng trong phân tích định lượng các hợp chất hữu cơ. Chất
chuẩn sau khi phân lập được xác định độ sạch bằng phân tích HPLC. Độ tinh khiết
của các chất tham chiếu được sử dụng trong quá trình tính hàm lượng các hoạt chất
trong mẫu nhằm đảm bảo tính chính xác các kết quả phân tích.
Thời gian phân tích một mẫu tiến hành trong 40 phút, là khoảng thời gian
phù hợp, tiết kiệm chi phí so với một số công bố trước đây. So sánh với phương
pháp định lượng đã công bố của Y. Tao [33] (thời gian phân tích là 55 phút) hay
D.Q Han [87] (thời gian phân tích là 45 phút), thời gian phân tích mẫu đã được rút
ngắn. Do vậy thực hiện quy trình phân tích đã thiết lập giúp tiết kiệm thời gian và
dung môi. Mặt khác, quy trình phân tích được thực hiện trên cột sắc ký pha đảo
XDB C18 kích thước 150 x 4,6 mm, kích thước hạt 5 µm là loại cột khá phổ biến
cho quá trình thực nghiệm. Hệ dung môi lựa chọn cơ bản dễ tìm MeOH - nước
(0,1% axit acetic), chạy hệ gradient đảm bảo quá trình phân tách chất. Tín hiệu chất
trong quá trình định tính và định lượng được đo trên detector DAD ở bước sóng hấp
thụ cực đại của mỗi chất, do đó đảm bảo độ nhạy cho phép phân tích.
Phương pháp định lượng bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao nhằm kiểm soát
chất lượng dược liệu hà thủ ô đỏ đã được nêu trong Dược điển Trung Quốc, Dược
điển Hồng Kông và Dược điển Mỹ. Trong Dược điển Trung Quốc [91] hàm lượng
các hoạt chất trong dược liệu hà thủ ô đỏ cũng được định lượng bằng phương pháp
sắc ký lỏng liệu năng cao. Trong đó, tiêu chuẩn đối với dược liệu được đưa ra là
hàm lượng anthraquinone kết hợp không dưới 0,1% và hàm lượng THSG không
dưới 1% tính theo dược liệu khô. Dược điển Hồng Kông chỉ đề cập đến tiêu chuẩn
đối với THSG (FM2), dược liệu đạt tiêu chuẩn khi hàm lượng hoạt chất này ≥ 2,2%
tính theo dược liệu khô.
Trong Dược điển Mỹ [93], dược liệu đạt tiêu chuẩn khi được xác định hàm
lượng anthraquinone kết hợp và hoạt chất THSG (FM2). Hai thành phần này được
định lượng riêng bằng phương pháp HPLC với hệ dung môi: nước 0,1% axit formic
và acetonitrile. Theo tiêu chuẩn này, hàm lượng hoạt chất THSG không nhỏ hơn
1,5% tính trên dược liệu khô.
107
Như vậy các chuyên luận Dược điển đề cập trên đều quan tâm đến hàm
lượng hoạt chất THSG trong dược liêu hà thủ ô đỏ. Trong khi đó chuyên luận Dược
điển Việt Nam IV [112] không có quy trình định lượng hoạt chất đối với dược liệu
này. Quy trình định lượng hoạt chất trong dược liệu hà thủ ô đỏ lần đầu tiên được
đưa vào Dược điển Việt Nam V [18]. Trong đó, hoạt chất định lượng là
anthraquinone kết hợp gồm emodin và physcion với hệ dung môi là methanol -
dung dịch axit phosphoric 0,1% (80:20), không có quy trình phân tích THSG. Theo
chuẩn Dược điển Việt Nam V, hàm lượng anthraquinone kết hợp không dưới 0,1%
tính theo dược liệu khô.
3.3. Thẩm định phương pháp định tính, định lượng
Thẩm định phương pháp phân tích là một phần không thể thiếu nếu muốn có
một kết quả phân tích đáng tin cậy. Thẩm định phương pháp là sự khẳng định bằng
việc kiểm tra và cung cấp bằng chứng khách quan chứng minh rằng phương pháp
đó đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Kết quả của thẩm định phương pháp có thể
được sử dụng để đánh giá chất lượng, độ tin cậy của kết quả phân tích. Phương
pháp phân tích định tính định lượng đồng thời bảy hoạt chất trong loài hà thủ ô đỏ
được thiết lập thuộc nhóm phương pháp không tiêu chuẩn. Vì vậy, thẩm định
phương pháp đã xây dựng là cần thiết. Các tiêu chí đã thẩm định bao gồm: tính
chọn lọc; LOD và LOQ; độ chụm (độ lặp và độ tái lặp) và độ đúng. Các kết quả
thẩm định là tin cậy và thuộc giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn AOAC [102].
Trong quá trình phân tích, các chất được định tính bằng phổ UV, thời gian
lưu và phổ khối lượng MS. Phổ UV của các chất trong mẫu có độ trùng khít cao so
với các chất chuẩn tham chiếu. Trên hệ thống LC, pic sắc ký của các chất được phát
hiện một cách ổn định tại thời gian lưu: FM2 (12,7 - 12,8) phút; FM4 (15,7 - 15,8)
phút; FM5 (16,4 - 16,5) phút; FM3 (21,0 - 21,1) phút; FM8 (24,3 - 24,4) phút;
FM6 (26,5 - 26,6) phút; FM1 (35,3 - 35,4) phút. Mặt khác, trong quá trình phân
tích mẫu, sự có mặt của các chất còn được khẳng định qua thông tin trên phổ MS.
Hệ thống MS phát hiện được pic ion giả phân tử của các chất tại thời điểm tương
ứng. Điều này khẳng định phương pháp phân tích đã thiết lập có độ chọn lọc cao.
108
Bảy hợp chất định tính và định lượng trong hà thủ ô đỏ có giá trị LOD và
LOQ nhỏ: giá trị LOD dao động trong khoảng 0,4997 ÷ 6,6000 µg/mL; giá trị LOQ
dao động từ 1,5143 ÷ 19,8000 µg/mL. Được xác định bằng thí nghiệm trên mẫu
chuẩn có nồng độ nhỏ lặp lại 10 lần, các giá trị LOQ đều nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất
của đường chuẩn. Do đó khẳng định thêm độ tin cậy đối với đường chuẩn đã xây
dựng. Sử dụng phương pháp phân tích đã thiết lập giúp định tính định lượng đồng
thời bảy hoạt chất đạt độ nhạy cao.
Độ chụm của phương pháp bao gồm độ lặp và độ tái lặp cũng đã được thẩm
định. Kết quả thẩm định dựa trên các phép xác định trên chất tham chiếu với 5 lần
lặp. Qua đó xử lí số liệu, tính độ lệch chuẩn tương đối (RSD), từ đó đối chiếu với
tiêu chuẩn AOAC nhằm đánh giá độ chụm của phương pháp. Kết quả thực nghiệm
cho thấy, khi xác định độ lặp, giá trị RSD của các chất đạt 0,0671 ÷ 3,4528 %. Khi
xác định độ tái lặp, giá trị RSD của các chất đạt 0,1215 ÷ 3,4721 %. So sánh kết quả
với tiêu chuẩn AOAC, giá trị RSD của các chất đều thuộc giới hạn cho phép. Do
vậy phương pháp định tính, định lượng đã thiết lập có độ chụm cao.
Mặt khác phương pháp còn được thẩm định về độ đúng thông qua độ thu hồi.
Độ thu hồi được xác định trên mẫu thực thêm chuẩn và được tiến hành lặp 6 lần.
Kết quả thực nghiệm cho thấy giá trị thu hồi các chất đạt khoảng 90,3% đến
101,6%. So sánh với tiêu chuẩn AOAC ở các mức nồng độ tương ứng, giá trị độ thu
hồi xác định được nằm trong giới hạn cho phép. Do đó khẳng định phương pháp
định tính định lượng bảy hoạt chất trong dược liệu hà thủ ô đỏ đạt yêu cầu về độ
đúng.
Như vậy, phương pháp định tính, định lượng đồng thời bảy hoạt chất trong
dược liệu hà thủ ô đỏ đã được thẩm định các thông số: tính chọn lọc; LOD và LOQ;
độ chụm (độ lặp và độ tái lặp) và độ đúng. Các thông số được thẩm định đều đạt
yêu cầu theo tiêu chuẩn AOAC. Qua đó khẳng định phương pháp đã xây dựng có
độ tin cậy, có thể áp dụng phân tích mẫu nhằm định lượng các hoạt chất trong dược
liệu hà thủ ô đỏ.
109
3.4. Hàm lượng hoạt chất trong mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ
Tám mẫu đã được lấy và phân tích nhằm đánh giá hàm lượng các hoạt chất
trong dược liệu hà thủ ô đỏ. Để đảm bảo độ nhạy cho phép phân tích, lựa chọn hai
bước sóng 280 nm và 320 nm để định lượng đồng thời bảy hoạt chất trong mẫu rễ
củ hà thủ ô đỏ.
3.4.1. Sắc ký đồ DAD 280 nm của 8 mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ
Tiến hành phân tích sắc ký HPLC đối với 8 mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ trong cùng
một điều kiện chạy sắc ký, ghi nhận tín hiệu các hợp chất FM1, FM5, FM6 và
FM8 ở bước sóng 280 nm cho sắc ký đồ DAD 280 nm như hình 3.26a và 3.26b.
110
Hình 3.26a. Sắc ký đồ của 8 mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ ở bước sóng 280 nm
111
Hình 3.26b. Sắc ký đồ 3D của 8 mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ ở bước sóng 280 nm
So sánh sắc ký đồ của mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ Hà Giang và các mẫu dược liệu
thị trường cho thấy có sự khác nhau về số lượng hợp chất tồn tại trong mẫu và diện
tích pic cũng như chiều cao của pic sắc ký. Mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ Hà Giang có số
lượng và hàm lượng các hợp chất cao hơn hẳn so với các mẫu dược liệu thị trường.
Đối với mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ trên thị trường: các hợp chất chỉ có hàm lượng rất
nhỏ hoặc chỉ phát hiện mà không định lượng được hay thậm chí không phát hiện.
3.4.2. Sắc ký đồ DAD 320 nm của 8 mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ
Tín hiệu các hợp chất FM2, FM3 và FM4 được đo tại bước sóng 320 nm
(Hình 3.27a, 3.27b).
112
Hình 3.27a. Sắc ký đồ của 8 mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ ở bước sóng 320 nm
113
Hình 3.27b. Sắc ký đồ 3D của 8 mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ ở bước sóng 320 nm
Từ kết quả sắc ký đồ tại bước sóng 320 nm nhận thấy FM2 là hoạt chất
chính với hàm lượng cao nhất, diện tích pic của FM2 lớn hơn rất nhiều so với các
hoạt chất còn lại. Mặt khác, cũng theo quan sát trên hình ảnh sắc ký đồ nhận thấy
hàm lượng FM2 trong mẫu Hà Giang cao hơn rất nhiều so với các mẫu còn lại.
3.4.3. Sắc ký đồ mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ Hà Giang
Kết quả sắc ký đồ mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ Hà Giang được trình bày trong hình
3.28 dưới đây. Trên sắc ký đồ nguyên bản (A), chỉ quan sát thấy 4 pic sắc ký của 4
chất tương ứng, bao gồm: FM2, FM8, FM6 và FM1. Tuy nhiên, khi sử dụng sắc ký
đồ dãn tại bước sóng 280 nm (B), quan sát được hình ảnh pic của hợp chất FM5. Và
trên phổ dãn tại bước sóng 320 nm (C), quan sát thêm hình ảnh pic rõ ràng của
FM3.
114
Hình 3.28. Sắc ký đồ DAD 280 nm (A), sắc ký đồ DAD 280 nm - dãn (B)
và sắc ký đồ DAD 320 nm - dãn (C) mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ Hà Giang
Cũng theo quan sát sắc ký đồ DAD 280 nm và 320 nm dãn (Hình 3.28) cho
thấy mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ Hà Giang có chứa đầy đủ 7 hợp chất, trong đó hàm
lượng hai hợp chất gồm FM2 và FM8 là hai hợp chất có hình ảnh pic rõ nét, phần
trăm diện tích cao nhất trong sắc ký đồ. Với nhiều hoạt tính có giá trị như hoạt tính
chống oxi hóa, kháng virus HIV, kích thích mọc tóc, làm đen tóc... nên đây là hai
hợp chất quan trọng trong thành phần hóa học của dược liệu hà thủ ô đỏ. Có thể nói
đây là 2 hợp chất quan trọng quyết định chất lượng dược liệu hà thủ ô đỏ.
3.4.4. Kết quả phân tích 8 mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ
Các mẫu phân tích được tiến hành xử lí mẫu tương tự nhau bao gồm quá
trình gia công, chiết siêu âm trong khoảng thời gian và số lần chiết như nhau bằng
methanol rồi định mức thành 100 mL thu được dung dịch mẫu phân tích. Phân tích
lần lượt các mẫu trên thiết bị HPLC theo quy trình đã xây dựng thu được sắc ký đồ
và giá trị diện tích pic tương ứng. Dựa vào đường chuẩn đã lập và công thức (2.7),
từ đó tính được hàm lượng (mg/g) các hợp chất trong mẫu. Kết quả hàm lượng hoạt
chất trong mẫu được trình bày trong bảng 3.12:
115
Bảng 3.12. Hàm lượng các hoạt chất trong 8 mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ (mg/g)
Chất
phân tích
Hàm lượng chất phân tích (mg/g)
HG CU CE TT1 TT2 TT3 TT4 TT5
FM2 55,010±0,505 1,170±0,025 2,160±0,058 0,507±0,038 2,285±0,024 3,285±0,020 1,698±0,021 2,418±0,029
FM4 0,173±0,014 0,020±0,001 0,025±0,001 + 0,043±0,003 0,038±0,001 0,035±0,001 0,039±0,001
FM5 0,117±0,004 + + - - + + -
FM3 0,398±0,006 + + - - - - -
FM8 3,183±0,020 - + + + + + +
FM6 1,404±0,028 + - + + + + +
FM1 0,438±0,027 + + - + + 0,547±0,031 +
(+): Có phát hiện nhưng không định lượng được
(-): Không phát hiện
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các hoạt chất có sự chênh lệch giữa mẫu thu hái tự nhiên và nhóm các mẫu lưu hành trên thị
trường. Hầu hết các hợp chất trong mẫu thu hái tự nhiên đều cao hơn các mẫu còn lại kể cả mẫu hà thủ ô đỏ dạng củ bán trên thị trường.
Điển hình với FM2, một hoạt chất quan trọng với nhiều hoạt tính có giá trị của hà thủ ô đỏ, độ chênh lệch lên tới 110 lần.
116
Một số thành phần khác như FM3, FM5, FM6 và FM8 chỉ định lượng được
đối với mẫu Hà Giang, không định lượng được với nhóm các mẫu còn lại. FM3 là
chất mới lần đầu tiên được phân lập từ hà thủ ô đỏ. Điều này gợi ý có thể sử dụng
FM3 làm chất chỉ thị đặc trưng cho loại dược liệu này.
Căn cứ vào tiêu chuẩn dược liệu trong các chuyên luận dược điển, các mẫu rễ
củ hà thủ ô đỏ được đánh giá như sau (Bảng 3.13):
Bảng 3.13. Hàm lượng (%) THSG và anthraquinone kết hợp trong 8 mẫu rễ củ hà thủ
ô đỏ
Chất
Mẫu
Hàm lượng (%) Đánh giá
THSG
Anthraquinone
kết hợp
(FM1 + FM6 +
FM8)
Dược
điển
Trung
Quốc
Dược
điển
Hồng
Kông
Dược
điển Mỹ
Dược
điển Việt
Nam V
HG 5,50 0,50 Đạt Đạt Đạt Đạt
CU 0,12 - KĐ KĐ KĐ KĐ
CE 0,22 - KĐ KĐ KĐ KĐ
TT1 0,05 - KĐ KĐ KĐ KĐ
TT2 0,23 - KĐ KĐ KĐ KĐ
TT3 0,33 - KĐ KĐ KĐ KĐ
TT4 0,17 0,05 KĐ KĐ KĐ KĐ
TT5 0,24 - KĐ KĐ KĐ KĐ
(-): Không xác định
KĐ: Không đạt
Đánh giá chất lượng dược liệu hà thủ ô đỏ theo chuẩn Dược điển cho thấy
hầu hết các mẫu dược liệu không đạt tiêu chuẩn theo chuẩn Dược điển Việt Nam
cũng như chuẩn dược điển Trung Quốc, Hồng Kông và dược điển Mỹ. Chỉ duy nhất
117
mẫu HG, hàm lượng các hợp chất trong dược liệu đảm bảo đạt chuẩn theo các
chuẩn dược điển.
Như vậy, có thể nhận định mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ tự nhiên có chất lượng tốt
hơn các mẫu dược liệu khác trên thị trường Việt Nam. Điều này có thể do vùng đất
Hà giang có đặc điểm địa hình, địa chất và khí hậu phù hợp với loại cây này. Nằm
trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu Hà Giang
mang nhiều sắc thái ôn đới. Địa hình và khí hậu vùng này thích hợp cho trồng các
loại cây dược liệu trong đó có hà thủ ô đỏ [113].
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hà Ly [76, 77], hàm
lượng các hợp chất THSG, emodin và physcion trên một số mẫu thuộc tỉnh Lào Cai,
Hà Giang, Hà Nội và Hưng Yên là rất khác nhau. Qua đó khẳng định các vùng
trồng khác nhau có hàm lượng các hợp chất khác nhau, đặc biệt các mẫu trồng ở
vùng núi cao có hàm lượng THSG cao hơn vùng đồng bằng.
Mặt khác, theo kết quả phân tích, các mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ chế có hàm
lượng các hoạt chất thấp hơn mẫu Hà Giang thậm chí thấp hơn các mẫu thị trường
khác. Hoạt chất FM2 và FM4 được định lượng trên mẫu này có hàm lượng thấp,
còn lại các hoạt chất khác thì chỉ phát hiện được nhưng không định lượng được.
Điều này cho phép nhận định mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ chế này có chất lượng thấp.
Nguyên nhân có thể do quy trình chế biến mẫu chưa hợp lí, hàm lượng các hoạt
chất có thể bị mất hoặc bị biến đổi trong quá trình chế biến.
Ngoài ra cũng có thể do thời gian trồng dược liệu chưa đảm bảo, thời điểm
thu hái chưa phù hợp hoặc trồng ở vùng đất và khí hậu không thích hợp. Về mặt
này, nhóm tác giả Nguyễn Thị Hà Ly cũng nhận định: nên thu hoạch dược liệu sau
khi trồng ít nhất 2 năm. Ở thời điểm này, rễ củ hà thủ ô đỏ mới đảm bảo hàm lượng
các hợp chất đạt chuẩn dược điển Việt Nam. Nhóm nghiên cứu còn khẳng định một
số sản phẩm chế biến từ hà thủ ô đỏ như thuốc hay trà không chứa emodin và
physcion thậm chí không chứa cả THSG hoặc có hàm lượng thấp hơn mẫu dược
liệu. Qua đó có thể nhận định rằng một số loại dược liệu có hàm lượng hoạt chất
thấp thậm chí là dược liệu giả hoặc dược liệu đã bị chiết rút lấy hoạt chất có giá trị
trước khi bán trên thị trường.
118
KẾT LUẬN
Đây là công trình nghiên cứu về xây dựng bộ dữ liệu phân tích định tính,
định lượng hoạt chất trong dược liệu hà thủ ô đỏ Fallopia multiflora bằng sắc ký
lỏng hiệu năng cao. Bộ dữ liệu bao gồm: xác định thành phần hoá học và thiết lập
quy trình phân tích định tính, định lượng đồng thời một số hoạt chất trong dược liệu
hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora).
1. Nghiên cứu về hóa học
Bằng các phương pháp sắc ký kết hợp, đã phân lập được 11 hợp chất từ loài
hà thủ ô đỏ. Các phương pháp phổ hiện đại đã sử dụng gồm: phổ khối lượng (ESI-
MS, HR-ESI-MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1D-, 2D-NMR) và Độ quay cực
riêng ([α]D
25), cấu trúc hóa học của 11 hợp chất đã được xác định. Trong số 11 hợp
chất được xác định, có 4 hợp chất naphtolic glycoside (FM3, FM4, FM5, FM10); 3
hợp chất anthraquinone (FM1, FM6, FM8); 2 hợp chất stilbene (FM2, FM9); 1
hợp chất benzyl glycoside (FM7) và 1 hợp chất flavonoid (FM11). Các hợp chất đó
bao gồm:
- 2 hợp chất mới: 6-methoxy-3-methyl-1,8-đihydroxy-2-naphthoic acid 8-O-
β-D-glucopyranoside (FM3), 6-hydroxymusizin 8-O-α-D-apiofuranosyl-(1→6)-β-D-
glucopyranoside (FM4).
- 9 hợp chất đã biết: emodin (FM1), 2,3,4′,5-tetrahydroxystilbene 2-O-β-D-
glucopyranoside (FM2), pleuropyrone A (FM5), physcionin (FM6), benzyl
gentiobioside (FM7), emodin 8-β-D-glucopyranoside (FM8), resveratrol (FM9),
glycoside A (FM10) và (+)-catechin (FM11).
2. Nghiên cứu về phương pháp phân tích định tính, định lượng
Phân lập và sử dụng chất sạch phân lập được từ mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ thu hái
tại Hà Giang làm chất chuẩn trong thiết lập quy trình phân tích định tính và định
lượng.
Đã tiến hành thiết lập quy trình định tính định lượng đồng thời 7 hợp chất
trong mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ, bao gồm FM1, FM2, FM3, FM4, FM5, FM6 và
FM8, trong đó có hai chất mới lần đầu tiên phân lập được từ loài này là FM3 và
FM4.
119
Đã tiến hành xây dựng đường chuẩn định lượng 7 hợp chất với độ tuyến tính
cao, hệ số tương quan R2 ≥ 0,995, thỏa mãn tiêu chuẩn của hiệp hội các nhà hóa học
phân tích chính thức AOAC.
Đã tiến hành thực nghiệm thẩm định phương pháp phân tích. Kết quả cho
thấy, phương pháp phân tích đã thiết lập có độ chọn lọc cao; giá trị LOD, LOQ nhỏ
và phù hợp với đường chuẩn; độ chụm và độ thu hồi nằm trong tiêu chuẩn cho phép
của AOAC.
Đã tiến hành thực nghiệm phân tích hàm lượng 7 hoạt chất trên 8 mẫu rễ củ
hà thủ ô đỏ bao gồm: mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ Hà Giang và một số mẫu đang lưu hành
trên thị trường. Kết quả cho thấy mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ thu hái tự nhiên tại Hà
Giang có hàm lượng các hợp chất cao hơn mẫu thị trường và là mẫu duy nhất thỏa
mãn các tiêu chuẩn của một số chuẩn dược điển về hà thủ ô đỏ. Phương pháp phân
tích có khả năng áp dụng nhằm đánh giá chất lượng dược liệu hà thủ ô đỏ tại thị
trường Việt Nam.
120
KIẾN NGHỊ
Đây là công trình nghiên cứu về thành phần hóa học, thiết lập quy trình định
tính và định lượng đồng thời các hợp chất trong hà thủ ô đỏ tại Việt Nam. Các hoạt
chất đã được phân lập khá đa dạng và được sử dụng làm chất chuẩn trong phương
pháp phân tích định tính định lượng đồng thời bảy hoạt chất trong mẫu rễ củ hà thủ
ô đỏ. Phương pháp phân tích đã thiết lập đảm bảo độ tin cậy và độ chính xác cao. Vì
vậy, từ công trình nghiên cứu này tác giả có đề xuất kiến nghị như sau:
Cần có những nghiên cứu về hoạt tính sinh học của các hợp chất đã phân lập
được đối với loài hà thủ ô đỏ Hà Giang. Nghiên cứu các mẫu rễ củ hà thủ ô đỏ từ
các vùng miền khí hậu Việt Nam để tìm ra đặc điểm vùng miền thích hợp cho loài
cây này. Đặc biệt cần nghiên cứu hoạt tính sinh học của hai hợp mới chất lần đầu
tiên được công bố gồm FM3 và FM4 nhằm phát hiện thêm các tác dụng tích cực
của hà thủ ô đỏ Việt Nam.
Quy trình phân tích định tính và định lượng đã thiết lập cần được một tổ chức
thẩm định có thẩm quyền thẩm định khách quan. Nghĩa là cần có thêm đơn vị phân
tích đối chứng nhằm khẳng định độ tin cậy và tính chính xác của phương pháp phân
tích đã thiết lập. Từ kết quả đó, đề xuất đưa phương pháp định lượng đã thiết lập
vào Dược điển Việt Nam góp phần kiểm soát chất lượng dược liệu hà thủ đỏ tại
Việt Nam.
121
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyen Thi Thoa, Pham Thanh Binh, Nguyen Phuong Thao, Nguyen Hai
Đang, Nguyen Van Hung, Phạm Van Cuong, Chau Van Minh, Tran Quang Hai,
Nguyen Tien Đat, Phenolic Constituents from Fallopia multiflora (Thunberg)
Haraldson, 2018, Journal of Chemistry, Article ID 4851439, 5 pages.
https://www.hindawi.com/journals/jchem/2018/4851439 (SCIE)
2. Nguyen Thi Thoa, Nguyen Hai Dang, Do Hoang Giang, Nguyen Thi Thu
Minh, Nguyen Tien Dat, Metabolomics approach for discrimination and quality
control of natural and commercial Fallopia multiflora products in Vietnam, 2020,
International Journal of Analytical Chemistry, Volume 2020, Article ID 8873614,
https://www.hindawi.com/journals/ijac/2020/8873614 (SCIE).
3. Nguyễn Thị Thoa, Phạm Thanh Bình, Nguyễn Văn Hùng, Phạm Văn
Cường, Nguyễn Hải Đăng, Nguyễn Tiến Đạt, Phân lập, xác định cấu trúc và hoạt
tính gây độc tế bào của một số hợp chất anthraquinone từ rễ hà thủ ô đỏ (Fallopia
multiflora), 2018, Tạp chí hóa học 56(6E1) 239-242.
4. Nguyễn Thị Thoa, Nguyễn Hải Đăng, Nguyễn Tiến Đạt, Phân lập và xác
định cấu trúc thành phần hóa học của loài hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum),
2019, Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội), số
52, 101-103.
122
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. G. Narasimhulu, K.K. Reddy, J. Mohamed, The Genus Polygonum
(Polygonaceae): An thnopharmacological and phytochemical perspectives-review,
International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, 2014, 6(2), 21-45.
2. K.J. Wang, Y.J. Zhang, C.R. Yang, Antioxidant phenolic compounds from
rhizomes of Polygonum paleaceum, Journal of ethnopharmacology, 2005, 96(3),
483-487.
3. S.N. Lo´pez, M.G. Sierra, S.J. Gattuso, R.L. Furla´n, S.A. Zacchino, An
unusual homoisoflavanone and a structurally related dihydrochalcone from
Polygonum ferrugineum (Polygonaceae), Phytochemistry, 2006, 67(19), 2152-
2158.
4. M. Duwiejua, I.J. Zeitlin, A.I. Gray, P.G. Waterman, The antiinflammatory
compounds of Polygonum bistorta: isolation and characterisation, Planta medica,
1999, 65(4), 371-374.
5. H.Y. Qi, C.F. Zhang, M. Zhang, Three New Anthraquinones From
Polygonum Cillinerve, Chinese Chemical Letters, 2005, 16, 1050-1052.
6. X. Sun, A.T. Sneden, Neoflavonoids from Polygonum perfoliatum, Planta
Medica, 1999, 65(7), 671-673.
7. M. Takasaki, S. Kuroki, M. Kozuka, T. Konoshima, New Phenylpropanoid
Esters of Sucrose from Polygonum lapathifolium, Journal of Natural Products,
2001, 64(10), 1305-1308.
8. J. Hyoung, R. Eun, P. Hokoon, A Novel Lignan and Flavonoids from
Polygonum aviculare, Journal of Natural Products, 1994, 57(4), 581-586.
9. B. Datta, S. Datta, M. Rashid, R. Nash, S. Sarker, A sesquiterpene acid and
flavonoids from Polygonum viscosum, Phytochemistry, 2000, 54(2), 201-205.
10. K. Xiao, L. Xuan, Y. Xu, D. Bai, Stilbene glycoside sulfates from Polygonum
cuspidatum, Journal of Natural Products, 2000, 63(10), 1373-1376.
11. K. Bidyut, K. Sadhan, A. Mohammad, D. Satyajit, Flavonoids from
Polygonum stagninum (Polygonaceae), Biochem Syst Ecol, 2002, 30(7), 693-696.
12. T.K. Yim, W.K. Wu, W.F. Pak, D.H.F. Mak, S.M. Liang, K.M. Ko,
Myocardial protection against ischaemia‐ reperfusion injury by a Polygonum
123
multiflorum extract supplemented ‘Dang‐Gui decoction for enriching blood’, a
compound formulation, ex vivo, Phytotherapy Research, 2000, 14(3), 195-199.
13. E.E. Bralley, P. Greenspan, J.L. Hargrove, L. Wicker, D.K. Hartle, Topical
anti-inflammatory activity of Polygonum cuspidatum extract in the TPA model of
mouse ear inflammation, Journal of Inflammation, 2008, (8), 1-5.
14. T. Wang, J. Gu, P.F. Wu, F. Wang, Z. Xiong, Y.J. Yang, W.N. Wu, L.D.
Dong, J.G. Chen, Protection by tetrahydroxystilbene glucoside against cerebral
ischemia: involvement of JNK, SIRT1, and NF-κB pathways and inhibition of
intracellular ROS/RNS generation, Free Radical Biology and Medicine, 2009,
47(3), 229-240.
15. M.Y. Um, W.H. Choi, J.Y. Aan, S.R. Kim, T.Y. Ha, Protective effect of
Polygonum multiflorum Thunb on amyloid β-peptide 25-35 induced cognitive
deficits in mice, Journal of ethnopharmacology, 2006, 104(1-2), 144-148.
16. X. Li, K. Matsumoto, Y. Murakami, YasuhiroTezuka, Y. Wu, S. Kadota,
Neuroprotective effects of Polygonum multiflorum on nigrostriatal dopaminergic
degeneration induced by paraquat and maneb in mice, Pharmacology Biochemistry
and Behavior, 2005, 82(2), 345-352.
17. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2012, 834 -
835.
18. Dược điển Việt Nam V, Nhà xuất bản Y học, 2016, 1180-1181.
19. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y Học,
2013, 833-836.
20. K. Haraldson, Anatomy and taxonomy in Polygonaceae subfamily
Polygonoideae Meisn. emend. Jaretzky, Symbolae Botanicae Upsalienses, 1978,
22(2), 1-95.
21. L. Longfei, N. Boran, L. Hongmei, Z. Miao, L. Xuechun, Y. Xingbin, Q.
Changhai, N. Jian, Traditional usages, botany, phytochemistry, pharmacology and
toxicology of Polygonum multiflorum Thunb.: A review, Journal of
ethnopharmacology, 2015, 159, 158-183.
22. J. Yang, Z. Yan, J. Ren, Z. Dai, S. Ma, A. Wang, Y. Su, Polygonumnolides
A1-B3, minor dianthrone derivatives from the roots of Polygonum multiflorum
Thunb, Archives of Pharmacal Research, 2018, 41, 617–624.
124
23. J. Yang, H. Sun, J. Ma, Y. Song, Y. Liu, Q. Wang, S. Ma, X. Cheng, F. Wei,
New phenolic constituents obtained from Polygonum multiflorum, Chinese Herbal
Medicines, 2020, 12(3), 342-346.
24. M.H. Lee, L. Kao, C.C. Lin, Comparison of the antioxidant and
transmembrane permeative activities of the different Polygonum cuspidatum
extracts in phospholipid-based microemulsions, Journal of Agricultural and Food
Chemistry, 2011, 59(17), 9135-9141.
25. H.K. Kim, Y.H. Choi, J.S. Choi, S.U. Choi, Y.S. Kim, K.R. Lee, Y.-K. Kim,
S.Y. Ryu, A new stilbene glucoside gallate from the roots of Polygonum
multiflorum, Archives of Pharmacal Research, 2008, 31(10), 1225-1229.
26. D.Q. Yang, The new ingredients of Polygonum multiflorum thunb: hydroxyl
on stilbene glucoside, Foreign Medical Reference, 1976, 247-251.
27. G.I. Nonaka, N. Miwa, I. Nishioka, Stilbene glycoside gallates and
proanthocyanidins from Polygonum multiflorum, Phytochemistry, 1982, 21(2), 429-
432.
28. L. Zhou, M. Ljn, J. Li, S. Li, Chemical studies on the ethyl acetate insoluble
fraction of the roots of Polygonum mutifloum thunb., Acta Pharmaceutica Sinica,
1994, 107–110.
29. W.S. Chen, W.Y. Liu, G.J. Yang, W.D. Zhang, Z.Y. Chu, H.S. Chen, C.Z.
Qiao, Structural elucidation of a new tetrahydroxystilbene of Radix Polygoni
Multiflori Preparata and study on its cardiovascular activity, Acta Pharmaceutica
Sinica, 2000, 35(12), 906-908.
30. Y.N. Sun, L. Cui, W. Li, X.T. Yan, S.Y. Yang, J.I. Kang, H.K. Kang, Y.H.
Kim, Promotion effect of constituents from the root of Polygonum multiflorum on
hair growth, Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters, 2013, 23(17), 4801-4805.
31. Q. Li, W. Zuo, F. Li, Chelating ligand-mediated hydrothermal synthesis of
samarium orthovanadate with decavanadate as vanadium source, Scientific World
Journal, 2013, 127816.
32. Y.L. Xu, Q. Dong, F.Z. Hu, Simultaneous quantitative determination of
eight active components in Polygonum multiflorum thunb by RPHPLC, Journal of
Chinese Pharmaceutical Sciences, 2009, 18, 358–361.
125
33. Y. Tao, S.Y.L. Kelvin, L. Guang-Hua, Z. Hao, C. Kelvin, Identification and
determination of the major constituents in traditional Chinese medicinal plant
Polygonum multiflorum thunb by HPLC coupled with PAD and ESI/MS,
Phytochemical Analysis, 2007, 18(3), 181-187.
34. S. Jin-ling, H. Xiao-lan, W. Hui-qin, Huang Fang, HPLC/IT-MS Analysis of
Glycosides in Radix Polygoni multiflori, Natural Product Research & Development,
2009, 5(21), 806-812.
35. K. Xiao, L.J. Xuan, Y.M. Xu, D.L. Bai, Novel stilbene glycosides from
Polygonum multiflorum, Acta Botanica Sinica, 2002, 44, 1491-1494.
36. S.L. Yan, Y.F. Su, L. Chen, M. Que, X.M. Gao, J.B. Chang,
Polygonumosides A-D, stilbene derivatives from processed roots of Polygonum
multiflorum, Journal of Natural Products, 2014, 77(2), 397-401.
37. S.G. Li, L.L. Chen, X.J. Huang, B.X. Zhao, Y. Wang, W.C. Ye, Five new
stilbene glycosides from the roots of Polygonum multiflorum, Journal Asian Natural
Product Research, 2013, 15(11), 1145-1151.
38. J.B. Li, M. Lin, Study on the chemical constituents of polygonum
multiflorum Thunb., Chinese Traditional and Herbal Drugs, 1993, 3, 115-118.
39. T. Kato, Y. Morita, Anthraquinones components in Rumex acetosa L., Shoy
akugaku Zasshi, 1987, 41, 67-74.
40. W.J. Wang, W.M. Zhang, X.L. Dong, R.H. Zhao, G.X. Rao, Studies on
chemical constituents of Polygonum multiflorun from Yunnan, Journal of Yunnan
College of Traditional Chinese Medicine, 2005, 28, 10-12.
41. W.S. Chen, W. Fan, G.J. Yang, C.Z. Qiao, H.S. Chen, Y. Yuan, Studies on
the chemical constituents of radix Polygoni multiflori preparata, Academic Journal
of Second Military Medical University, 1999, 20, 438-440.
42. Y.G. Zuo, C.J. Wang, Y.J. Lin, J.W. Guo, Y.W. Deng, Simultaneous
determination of anthraquinones in radix Polygoni multiflori by capillary gas
chromatography coupled with flame ionization and mass spectrometric detection,
Journal of Chromatography A, 2008, 1200, 43-48.
43. X. Qiu, J. Zhang, Z. Huang, D. Zhu, W. Xu, Profiling of phenolic
constituents in Polygonum multiflorum Thunb. by combination of ultra-high-
126
pressure liquid chromatography with linear ion trap-Orbitrap mass spectrometry,
Journal of Chromatography A, 2013, 1292, 121-131.
44. X.E. Li, J.Z. Liu, S.T. Liao, L.X. Xu, X.Y. Wei, Chemical constituents from
tubers of Polygonum multiflorum Thunb., Journal of Tropical and Subtropical
Botany, 2006, 17, 617-620.
45. Z.G. Zhang, T.S. Lv, Q.Q. Yao, Studies on the anthraquinone chemical
constituents of radix Polygoni multiflori, Chinese Traditional and Herbal Drugs,
2006, 37, 1311-1313.
46. X.W. Yang, Z.M. Gu, C.M. Ma, H. Masao, N. Tsuneo, A New indole
derivative isolated from the root of tuber fleeceflower (Polygonum multiflorum),
Chinese Traditional and Herbal Drugs, 1998, 5-11.
47. W.S. Chen, G.J. Yang, W.D. Zhang, C.Z. Qiao, H.S. Chen, Two new
compounds of radix polygoni multiflori preparata, Acta Pharmaceutica Sinica,
2000, 35, 273-276.
48. M.L. Xu, M.S. Zheng, Y.K. Lee, D.C. Moon, C.S. Lee, M.H. Woo, B.S.
Jeong, E.S. Lee, Y. Jahng, H.W. Chang, S.H. Lee, J.K. Son, A new stilbene
glucoside from the roots of Polygonum multiflorum Thunb., Archives of Pharmacal
Research, 2006, 29, 946–951.
49. W.S. Chen, W.D. Zhang, C.Z. Qiao, Analysis of the constituents of essential
oil from radix Polygoni multiflori preparata, Journal of Chinese Medicinal
Materials, 2001, 23, 684-685.
50. W.S. Chen, G.J. Yang, W.D. Zhang, H.S. Chen, C.Z. Qiao, A new fatty
ketone of Radix Polygoni Multiflori Preparata, China Journal of Chinese Materia
Medica, 2000, 25(8), 476-477.
51. L.L. Chen, X.J. Huang, M.M. Li, G.M. Ou, B.X. Zhao, M.F. Chen, Q.W.
Zhang, Y. Wang, W.C. Ye, Polygonflavanol A, a novel flavonostilbene glycoside
from the roots of Polygonum multiflorum, Phytochemistry Letters, 2012, 5, 756-
760.
52. Y. Chen, M. Wang, R.T. Rosen, C.T. Ho, 2,2-Diphenyl-1-picrylhydrazyl
radical-scavenging active components from Polygonum multiflorum Thunb, Journal
of Agricultural and Food Chemistry, 1999, 47(6), 2226-2228.
127
53. W.S. Chen, G.J. Yang, W.D. Zhang, H.S. Chen, C.Z. Qiao, Studies on two
new phospholipids of radix Polygoni multiflori preparata, Chinese Pharmaceutical
Journal, 2001, 36, 155-157.
54. R.M. Yu, L.B. Zhou, C.Y. Yan, G.Y. Duan, Y. Zhao, Two new coumarin
glucosides biosynthesized by transgenic hairy roots of Polygonum multiflorum,
Chinese Chemical Letters, 2008, 19, 76-78.
55. G.X. Rao, Y.M. Xue, T.T. Hui, W.J. Wang, Q.L. Zhang, Studies on the
chemical constituents of the leaves of Polygonum multiflorum, Journal of Chinese
Medicinal Materials, 2009, 32, 891-893.
56. A. Yamaguchi, T. Hiroi, M. Miyazaki, Synthesis of some new
phydroxyphenylpropane monomer, Mokuzai Gakkaishi, 1969, 15, 256-261.
57. H. Achenbach, M. Lowell, R. Waibel, M. Gupta, P. Solis, New lignin
glucosides from Stemmadenia minima, Planta Medica, 1992, 58, 270-272.
58. M. Yoshizaki, H. Fujino, A. Arise, K. Ohmura, M. Arrisawa, N. Morita,
Polygoacetophenoside, a new acetophenone glucoside from Polygonum multiflorum
1, Planta Medica, 1987, 53, 273-275.
59. Y. Liang, W.X. Tian, X.F. Ma, Chemical cnstituents of Caulis Polygoni
Multiflori (the stem of Polygonum multiflorum Thunb.), Journal of Shenyang
Pharmaceutical University, 2009, 26, 536-538.
60. H.N. Zhao, L.L. Chen, X.J. Huang, Y. Wang, Y.L. Li, W.C. Ye, A new
chromone glycoside from roots of Polygonum multiflorum, China Journal of
Chinese Materia Medica, 2014, 39(8), 1441-1444.
61. H.F. Chen, Y.H. Chen, C.H. Liu, L. Wang, X. Chen, B.Y. Yu, J. Qi,
Integrated chemometric fingerprints of antioxidant activities and HPLC-DAD-CL
for assessing the quality of the processed roots of Polygonum multiflorum Thunb.
(Heshouwu), Chinese medicine, 2016.
62. H.J. Park, N. Zhang, D.K. Park, Topical application of Polygonum
multiflorum extract induces hair growth of resting hair follicles through
upregulating Shh and β-catenin expression in C57BL/6 mice, Journal of
Ethnopharmacology, 2011, 135(2), 369-375.
63. H.W. Lin, M.X. Sun, Y.H. Wang, L.M. Yang, Y.R. Yang, N. Huang, L.J.
Xuan, Y.M. Xu, D.L. Bai, Y.T. Zheng, K. Xiao, Anti-HIV activities of the
128
compounds isolated from Polygonum cuspidatum and Polygonum multiflorum,
Planta Medica, 2010, 76(9), 889-892.
64. L. Shao, S.J. Zhao, T.B. Cui, Z.Y. Liu, W. Zhao, 2,3,5,4'-
tetrahydroxystilbene-2-O-β-D-glycoside biosynthesis by suspension cells cultures of
Polygonum multiflorum Thunb and production enhancement by methyl jasmonate
and salicylic acid, Molecules, 2012, 17(2), 2240-2247.
65. J.C. Brennan, M.S. Denison, D.M. Holstege, P. Magiatis, J.L. Dallas, E.G.
Gutierrez, A.A. Soshilov, J.R. Millam, 2,3-cis-2R,3R-(-)-epiafzelechin-3-O-p-
coumarate, a novel flavan-3-ol isolated from Fallopia convolvulus seed, is an
estrogen receptor agonist in human cell lines, BMC Complementary and
Alternative Medicine, 2013.
66. L. Li, X. Song, Z.q. Yin, R. Jia, Z. Li, X. Zhou, Y. Zou, L. Yin, G. Yue, G.
Ye, C. Lv, W. Shi, Y. Fu, The antibacterial activity and action mechanism of
emodin from Polygonum cuspidatum against Haemophilus parasuis in vitro,
Microbiological Research, 2016, 139-145.
67. Y.T. Chin, M.T. Hsieh, C.Y. Lin, P.J. Kuo, Y.C. Yang, Y.J. Shih, H.Y. Lai,
G.Y. Cheng, H.Y. Tang, C.C. Lee, S.Y. Lee, C.C. Wang, H.Y. Lin, E. Fu, J.
Whang-Peng, L.F. Liu, 2,3,5,4'-Tetrahydroxystilbene-2-O-β-glucoside Isolated
from Polygoni Multiflori Ameliorates the Development of Periodontitis, Mediators
Inflamm, 2016.
68. H.S. Chen, Y. Liu, L.Q. Lin, J.L. Zhao, C.P. Zhang, J.C. Jin, L. Wang, M.H.
Bai, Y.C. Wang, M. Liu, B.Z. Shen, Anti-proliferative effect of an extract of the
root of Polygonum multiflorum Thunb. on MCF-7 human breast cancer cells and
the possible mechanisms, Molecular Medicine Reports, 2011, 4(6), 1313-1319.
69. N.G. Josef, L. Qian, D.R. Basil, C.D. Colin, Novel Ca2+-ATPase inhibitors
from the dried root of Polygonum multflorum, Journal of Natural Products, 1994,
12(57), 1682-1687.
70. S.S. Huang, S.F. Yeh, C.Y. Hong, Effect of anthraquinone derivatives on
liquid peroxidation in rat heat mitochondria: structure-activity relationship, Journal
of Natural Products, 1995, 58, 1365-1371.
129
71. S.P.Ip, A.S.M. Tse, M.T.K. Poon, K.M. Ko, Antioxidant activities of
Polygonum multiflorum Thunb, in vivo and vitro, Phytotherapy Research, 1997, 11,
42-44.
72. L. Xia, M. Kinzo, M. Yukihisa, T. Yasuhiro, W. Yingliang, K. Shigetoshi,
Neuroprotective effects of Polygonum multiflorum on nigrostriatal dopaminergic
degeneration induced by paraquat and maneb in mice, Pharmacology Biochemistry
and Behavior, 2005, 82(2), 345-352.
73. S. Jung, H. Son, C.E. Hwang, K.M. Cho, S.W. Park, H. Kim, H.J. Kim, The
Root of Polygonum multiflorum Thunb. Alleviates Non-Alcoholic Steatosis and
Insulin Resistance in High Fat Diet-Fed Mice, Nutrients, 2020, 12(8), 1-13.
74. S.M. Ahn, Y.R. Kim, H.N. Kim, H.K. Shin, B.T. Choi, Beneficial Effects of
Polygonum multiflorum on Hippocampal Neuronal Cells and Mouse Focal
Cerebral Ischemia, The American Journal of Chinese Medicine, 2015, 43(4), 637-
651.
75. K.A. Jung, H.J. Min, S.S. Yoo, H.J. Kim, S.N. Choi, C.Y. Ha, H.J. Kim,
T.H. Kim, W.T. Jung, O.J. Lee, J.S. Lee, S.G. Shim, Drug-Induced Liver Injury:
Twenty Five Cases of Acute Hepatitis Following Ingestion of Polygonum
multiflorum Thunb, Gut and Liver, 2011, 5(4), 493-499.
76. G.J.H. Park, S.P. Mann, M.C. Ngu, Acute hepatitis induced by Shou‐Wu‐
Pian, a herbal product derived from Polygonum multiflorum, Journal of
Gastroenterology and Hepatology, 2001, 16(1), 115-117.
77. G. Mazzanti, L. Battinelli, C. Daniele, C.M. Mastroianni, M. Lichtner, S.
Coletta, S. Costantini, New case of acute hepatitis following the consumption of
Shou Wu Pian, a Chinese herbal product derived from Polygonum multiflorum,
Annals of Internal Medicine, 2004, 140(7), 577-590.
78. B. Panis, D.R. Wong, P.M. Hooymans, P.A. De Smet, P.P. Rosias,
Recurrent toxic hepatitis in a Caucasian girl related to the use of Shou-Wu-Pian, a
Chinese herbal preparation, Journal of Pediatric Gastroenterology and Nutrition,
2005, 41(2), 256-258.
79. A. Cardenas, J.C. Restrepo, F. Sierra, G. Correa, Acute hepatitis due to
shen-min: a herbal product derived from Polygonum multiflorum, Journal of
Clinical Gastroenterology, 2006, 40(7) 629-632.
130
80. A.R. Laird, N. Ramchandani, E.M. Goma, B. Avula, I.A. Khan, N.
Gesundheit, Acute hepatitis associated with the use of an herbal supplement
(Polygonum multiflorum) mimicking iron-overload syndrome, Journal of Clinical
Gastroenterology, 2008, 42(7), 861-862.
81. H.C. Cho, H.J. Min, C.Y. Ha, H.J. Kim, T.H. Kim, W.T. Jung, O.J. Lee, I.G.
Bae, Reactivation of Pulmonary Tuberculosis in a Patient with Polygonum
multiflorum Thunb-Induced Hepatitis, Gut and Liver, 2009, 3(1), 52-56.
82. P.P. But, B. Tomlinson, K.L. Lee, Hepatitis related to the Chinese medicine
shou-wu-pian manufactured from Polygonum multiflorum, Veterinary and Human
Toxicology, 1996, 38(4), 280-282.
83. X. Wu, X. Chen, Q. Huang, D. Fang, G. Li, G. Zhang, Toxicity of raw and
processed roots of Polygonum multiflorum, Fitoterapia 83(3) (2012) 469-75.
84. R.C. Zhang, B. Liu, Z.X. Sun, D.Y. Xu, Effects of extract of Polygonum
multiflorum on cell cycle arrest and apoptosis of human liver cell line L02, Journal
of Chinese Integrative Medicine, 2010, 8(6) 554-561.
85. D. Wang, G. Yang, H. Engelhardt, H. Liu, J. Zhao, Separation by capillary
zone electrophoresis of the active anthraquinone components of the Chinese
herbPolygonum multiflorum Thunb, Chromatographia, 2000, 53(3), 185-189.
86. D.Q. Han, J. Zhao, J. Xu, H.S. Peng, X.J. Chen, S.P. Li, Quality evaluation
of Polygonum multiflorum in China based on HPLC analysis of hydrophilic
bioactive compounds and chemometrics, Journal of Pharmaceutical and Biomedical
Analysis, 2013, 72, 223-230.
87. L. Wang, P. Qiu, X.F. Long, S. Zhang, Z.G. Zeng, Y.Q. Tian, Comparative
analysis of chemical constituents, antimicrobial and antioxidant activities of
ethylacetate extracts of Polygonum cuspidatum and its endophytic actinomycete,
Chinese Journal of Natural Medicines, 2016, 14(2), 117-123.
88. J. Feng, H. Ren, Q. Gou, L. Zhu, H. Ji, T. Yi, Comparative analysis of the
major constituents in three related polygonaceous medicinal plants using
pressurized liquid extraction and HPLC-ESI/MS, Analytical Methods, 2016, 8(7),
1557-1564.
131
89. Y.X. Li, X.H. Gong, M.C. Liu, C. Peng, P. Li, Y.T. Wang, Investigation of
Liver Injury of Polygonum multiflorum Thunb. in Rats by Metabolomics and
Traditional Approaches, Frontiers in pharmacology, 2017.
90. Dược điển Trung Quốc, 2010, Tập 1, 348-349.
91. Standards the Hong Kong Chinese Materia Medica, 2009, 3, 223-233.
92. Pharmacopeia The United State Pharmacopoeia 38/National Formulary 33
(USP 38/NF 33): Polygonum multiflorum Root, 2013.
93. Nguyễn Thị Hà Ly, Lê Xuân Duy, Nguyễn Minh Khởi, Phương Thiện
Thương, Thành phần hóa học của rễ hà thủ ô đỏ thu hái tại Việt Nam, Tạp chí
Dược liệu, 2014, 19(2), 86-90.
94. Nguyễn Thị Hà Ly, Tạ Thị Thảo, Nguyễn Minh Khởi, Phương Thiện
Thương, Định lượng đồng thời emodin và 2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2-O-β-D-
glucosid trong dược liệu hà thủ ô đỏ bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao, Tạp chí Dược
liệu, 2013, 18(6), 400-406.
95. Trần Thị Hồng Phương, Phạm Văn Hải, Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn
chất lượng của hà thủ ô đỏ chế (Radix Fallopiae multiflorae praeparata), Tạp chí
Dược học, 2016, 56(4), 32-34.
96. Nguyen Thi Ha Ly, Ta Thi Thao, Phuong Thien Thuong, Distribution of the
contents of active components in Radix Fallopiae multiflorae in Viet Nam, World
Journal of Phamarceutical and Life Sciences, 2018, 4(12), 7-12.
97. Nguyen Thi Ha Ly, Ta Thi Thao, Phuong Thien Thuong, Quality Evaluation
of Fallopia multiflora in Vietnam Based on HPLC-FLD and Chemometrics, Tạp chí
Dược liệu, 2019, 24(3), 131-138.
98. Trần Cao Sơn, Phạm Xuân Đà, Lê Thị Hồng Hảo, Nguyễn Thành Trung,
Thẩm định phương pháp trong phân tích hóa học và vi sinh vật, Nhà xuất bản khoa
học và kỹ thuật, 2010.
99. M. Thompson, S.L.R. Ellison, R. Wood, Harmonized guidelines for
singlelaboratory validation of methods analysis, Pure and Applied Chemistry, 2002,
74(5), 835-855.
100. How to meet ISO 17025 requirements for method verification, USA, 2007.
101. AOAC official methods of analysis. AOAC guidelines for single-Laboratory
Validation of chemical methods for Dietary supplements and Botanical, 2013.
132
102. B. Magnusson, U. Ornemark, The Fitness for Purpose of Analytical
Methods, Eurachem Guide, 2014.
103. M. Tsuboi, M. Minami, G.I. Nonaka, I. Nishioka, Studies on Rhubarb (Rhei
Rhizoma). IV. Naphthalene Glycosides, Chemical and Pharmaceutical Bulletin,
1997, 10(25), 2708-2712.
104. A.M. El-Halawany, M.H. Chung, N. Nakamura, C.M. Ma, T. Nishihara, M.
Hattori, Estrogenic and Anti-estrogenic Activities of Cassia tora Phenolic
Constituents, Chemical and Pharmaceutical Bulletin, 2007, 55(10), 1476-1482.
105. L. Yang, J. Tan, B.C. Wang, L.C. Zhu, Synthesis, characterization, and
anti-cancer activity of emodin-Mn(II) metal complex, Chinese Journal of Natural
Medicines, 2014, 12(12) 937-942.
106. B.S. Min, J.P. Lee, M.K. Na, R.B. An, S.M. Lee, H.K. Lee, K. Bae, S.S.
Kang, A new naphthopyrone from the root of Pleuropterus ciliinervis, Chemical and
Pharmaceutical Bulletin (Tokyo), 2003, 51(11), 1322-1424.
107. M. Coskun, S. Toshiko, K. Hori, Y. Saiki, M. Tanker, Anthraquinone
glycosides from Rhamnus libanoticus, Phytochemistry, 1990, 29(6), 2018-2020.
108. S.D. Rosa, A.d. giulio, G. Tommonaro, Aliphatic and aromatic glycosides
from the cell cultures of Lycopersicon esculentum, Phytochemistry, 1996, 4(42),
1031-1034.
109. F.L. Ochoa, L.C. Sandoval-Minero, G. Espinosa-Pérez, A new synthesis of
resveratrol, Tetrahedron, 2015, 56, 5977-5979.
110. C.C. Shen, Y.S. Chang, L.K. Ho, Nuclear magnetic resonance studies of
5,7-dihydroxyflavonoids, Phytochemistry, 1993, 34(3), 843-845.
111. Nguyễn Thị Thoa, Phạm Thanh Bình, Nguyễn Văn Hùng, Phạm Văn
Cường, Nguyễn Hải Đăng, Nguyễn Tiến Đạt, Phân lập, xác định cấu trúc và hoạt
tính gây độc tế bào của một số hợp chất anthraquinone từ rễ hà thủ ô đỏ (Fallopia
multiflora), Tạp chí Hóa học, 2018, 56(6E1), 239-242.
112. Dược điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản Y học, 2009, 772-773.
113. Nguyễn Xuân Trường, Đặc điểm địa chất và địa lí tự nhiên cao nguyên đá
Đồng Văn tỉnh Hà Giang, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh,
2011, 29, 115-123.
133
PHỤ LỤC
134
PHỤ LỤC HỢP CHẤT FM1
Công thức phân tử: C15H10O5. Khối lượng phân tử: 270
Gồm:
- Phổ ESI-MS
- Phổ 1H-NMR
- Phổ 13C-NMR
- Phổ DEPT
135
Phổ ESI-MS của hợp chất FM1
Phổ 1H-NMR của hợp chất FM1
136
Phổ 13C-NMR của hợp chất FM1
Phổ DEPT của hợp chất FM1
137
PHỤ LỤC HỢP CHẤT FM2
Công thức phân tử: C20H22O9. Khối lượng phân tử: 406
Gồm:
- Phổ ESI-MS
- Phổ 1H-NMR
- Phổ 13C-NMR
- Phổ DEPT
138
Phổ ESI-MS của hợp chất FM2
Phổ 1H-NMR của hợp chất FM2
139
Phổ 13C-NMR của hợp chất FM2
Phổ DEPT của hợp chất FM2
140
PHỤ LỤC HỢP CHẤT FM3
Công thức phân tử C19H22O10. Khối lượng phân tử: 410
Gồm:
- Phổ HR-ESI-MS
- Phổ 1H-NMR
- Phổ 13C-NMR
- Phổ DEPT
- Phổ HSQC
- Phổ HMBC
- Phổ COSY
141
Hình 3.1. Phổ ESI-MS của hợp chất FM3
Phổ 1H-NMR của hợp chất FM3
142
Phổ 13C-NMR của hợp chất FM3
Phổ DEPT của hợp chất FM3
143
Phổ HSQC của hợp chất FM3
Phổ HMBC của hợp chất FM3
144
Phổ COSY của hợp chất FM3
145
PHỤ LỤC HỢP CHẤT FM4
Công thức phân tử: C24H30O13. Khối lượng phân tử: 526
Gồm:
- Phổ HR-ESI-MS
- Phổ 1H-NMR
- Phổ 13C-NMR
- Phổ DEPT
- Phổ HSQC
- Phổ HMBC
146
Phổ HR-ESI-MS của hợp chất FM4
Phổ 1H-NMR của hợp chất FM4
147
Phổ 13C-NMR của hợp chất FM4
Phổ DEPT của hợp chất FM4
148
Phổ HSQC của hợp chất FM4
Phổ HMBC của hợp chất FM4
149
150
PHỤ LỤC HỢP CHẤT FM5
Công thức phân tử: C21H22O9. Khối lượng phân tử 418
Gồm:
- Phổ ESI-MS
- Phổ 1H-NMR
- Phổ 13C-NMR
- Phổ DEPT
- Phổ HSQC
- Phổ HMBC
151
Phổ ESI-MS của hợp chất FM5
Phổ 1H-NMR của hợp chất FM5
152
Phổ 13C-NMR của hợp chất FM5
Phổ DEPT của hợp chất FM5
153
Phổ HMBC của hợp chất FM5
154
Phổ HSQC của hợp chất FM5
PHỤ LỤC HỢP CHẤT FM6
Công thức phân tử: C22H22O10. Khối lượng phân tử 446
Gồm:
- Phổ ESI-MS
- Phổ 1H-NMR
- Phổ 13C-NMR
- Phổ DEPT
- Phổ HMBC
- Phổ HSQC
155
Phổ ESI-MS của hợp chất FM6
Phổ 1H-NMR của hợp chất FM6
156
Phổ 13C-NMR của hợp chất FM6
Phổ DEPT của hợp chất FM6
157
158
Phổ HMBC của hợp chất FM6
Phổ HSQC của hợp chất FM6
159
PHỤ LỤC HỢP CHẤT FM7
Công thức phân tử C19H28O11. Khối lượng phân tử 432
Gồm:
- Phổ ESI-MS
- Phổ 1H-NMR
- Phổ 13C-NMR
- Phổ HMBC
- Phổ HSQC
- Phổ COSY
160
Phổ ESI-MS của hợp chất FM7
Phổ 1H-NMR của hợp chất FM7
161
Phổ 13C-NMR của hợp chất FM7
Phổ HMBC của hợp chất FM7
162
Phổ HSQC của hợp chất FM7
Phổ COSY của hợp chất FM7
163
PHỤ LỤC HỢP CHẤT FM8
Công thức phân tử: C21H20O10. Khối lượng phân tử 432
Gồm:
- Phổ ESI-MS
- Phổ 1H-NMR
- Phổ 13C-NMR
- Phổ DEPT
164
Phổ ESI-MS của hợp chất FM8
Phổ 1H-NMR của hợp chất FM8
165
Phổ 13C-NMR của hợp chất FM8
Phổ DEPT của hợp chất FM8
166
PHỤ LỤC HỢP CHẤT FM9
Công thức phân tử: C14H13O3. Khối lượng phân tử 228
Gồm:
- Phổ ESI-MS
- Phổ 1H-NMR
- Phổ 13C-NMR
167
Phổ ESI-MS của hợp chất FM9
Phổ 1H-NMR của hợp chất FM9
168
Phổ 13C-NMR của hợp chất FM9
169
PHỤ LỤC HỢP CHẤT FM10
Công thức phân tử: C20H24O9. Khối lượng phân tử 408
Gồm:
- Phổ ESI-MS
- Phổ 1H-NMR
- Phổ 13C-NMR
- Phổ HMBC
- Phổ HSQC
170
Phổ ESI-MS của hợp chất FM10
Phổ 1H-NMR của hợp chất FM10
171
Phổ 13C-NMR của hợp chất FM10
Phổ HMBC của hợp chất FM10
172
Phổ HSQC của hợp chất FM10
173
PHỤ LỤC HỢP CHẤT FM11
Công thức phân tử C15H14O6. Khối lượng phân tử 290
Gồm:
- Phổ ESI-MS
- Phổ 1H-NMR
- Phổ 13C-NMR
174
Phổ ESI-MS của hợp chất FM11
Phổ 1H-NMR của hợp chất FM11
175
Phổ 13C-NMR của hợp chất FM11
176
PHỤ LỤC ĐƯỜNG CHUẨN VÀ KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG
Bảng chuyển đổi tên chất
TT Ký hiệu chất trong luận án Ký hiệu chất trong phụ lục
1 FM2 FMWB 7.8
2 FM4 FMWB 12.6
3 FM5 FMWB 12.8
4 FM3 FMWB 8.14
5 FM8 FMWB 12.2.10
6 FM6 FMWB 11.6
7 FM1 FMWB 15.8
177
Đường chuẩn định lượng FM2
178
Đường chuẩn định lượng FM4
179
Đường chuẩn định lượng FM5
180
Đường chuẩn định lượng FM3
181
Đường chuẩn định lượng FM8
182
Đường chuẩn định lượng FM6
183
Đường chuẩn định lượng FM1
184
Kết quả mẫu HG (FM2)
185
Kết quả mẫu HG (FM4)
186
Kết quả mẫu HG (FM5)
187
Kết quả mẫu HG (FM3)
188
Kết quả mẫu HG (FM8)
189
Kết quả mẫu HG (FM6)
190
Kết quả mẫu HG (FM1)
191
Kết quả mẫu CU (FM2)
192
Kết quả mẫu CU (FM4)
193
Kết quả mẫu CE (FM2)
194
195
Kết quả mẫu CE (FM4)
196
Kết quả mẫu TT1 (FM2)
197
198
Kết quả mẫu TT2 (FM2)
199
Kết quả mẫu TT2 (FM4)
200
Kết quả mẫu TT3 (FM2)
201
Kết quả mẫu TT3 (FM4)
202
Kết quả mẫu TT4 (FM2)
203
Kết quả mẫu TT4 (FM4)
204
Kết quả mẫu TT4 (FM1)
205
Kết quả mẫu TT5 (FM2)
206
Kết quả mẫu TT5 (FM4)
207
MỘT SỐ BẢNG TRA CỨU
Bảng 1. Độ lặp lại tối đa chấp nhận tại các nồng độ khác nhau (theo AOAC)[78]
TT Hàm lượng % Tỷ lệ chất Đơn vị RSD (%)
1. 100 1 100% 1,3
2. 10 10-1 10% 1,8
3. 1 10-2 1% 2,7
4. 0,1 10-3 0,1 % 3,7
5. 0,01 10-4 100 ppm 5,3
6. 0,001 10-5 10 ppm 7,3
7. 0,0001 10-6 1 ppm 11
8. 0,00001 10-7 100 ppb 15
9. 0,000001 10-8 10 ppb 21
10. 0,0000001 10-9 1 ppb 30
Bảng 2. Độ thu hồi chấp nhận ở các nồng độ khác nhau (theo AOAC)[78]
TT Hàm lượng (%) Tỷ lệ chất Đơn vị Độ thu hồi (%)
1. 100 1 100% 98-102
2. 10 10-1 10% 98-102
3. 1 10-2 1% 97-103
4. 0,1 10-3 0,1 % 95-105
5. 0,01 10-4 100 ppm 90-107
6. 0,001 10-5 10 ppm 80-110
7. 0,0001 10-6 1 ppm 80-110
8. 0,00001 10-7 100 ppb 80-110
9. 0,000001 10-8 10 ppb 60-115
10. 0,0000001 10-9 1 ppb 40-120
208
Bảng 3. Bảng phân phối chuẩn Student [78]
Bậc tự do
α
0,10 0,05 0,01 0,005 0,001
1 6,314 12,71 31,82 63,66 318,3
2 2,920 4,303 6,965 9,925 22,33
3 2,353 3,182 4,541 5,841 10,21
4 2,132 2,776 3,747 4,604 7,173
5 2,015 2,571 3,365 4,032 5,893
6 1,943 2,447 3,143 3,707 5,208
7 1,895 2,365 2,998 3,499 4,785
8 1,860 2,306 2,896 3,355 4,501
9 1,833 2,262 2,821 3,250 4,297
10 1,812 2,228 2,764 3,169 4,144
11 1,796 2,201 2,718 3,106 4,025
12 1,782 2,179 2,681 3,055 3,930
13 1,771 2,160 2,650 3,012 3,852
14 1,761 2,145 2,624 2,977 3,787
15 1,753 2,131 2,602 2,947 3,733
16 1,746 2,120 2,583 2,921 3,686
17 1,740 2,110 2,567 2,898 3,646
18 1,734 2,101 2,552 2,878 3,610
19 1,729 2,093 2,539 2,861 3,579
20 1,725 2,086 2,528 2,845 3,552
21 1,721 2,080 2,518 2,831 3,527
209
Bậc tự do
α
0,10 0,05 0,01 0,005 0,001
22 1,717 2,074 2,508 2,819 3,505
23 1,714 2,069 2,500 2,807 3,485
24 1,711 2,064 2,492 2,797 3,467
25 1,708 2,060 2,485 2,787 3,450
26 1,706 2,056 2,479 2,779 3,435
27 1,703 2,052 2,473 2,771 3,421
28 1,701 2,048 2,467 2,763 3,408
29 1,699 2,045 2,462 2,756 3,396
30 1,697 2,042 2,457 2,750 3,385