Có nhiều quy trình xử lý mẫu để xác định metyl thủy ngân trong trầm
tích bằng thiết bị GC/ECD. Bước đầu tiên trong quy trình xử lý thường là quá
trình axit hóa hoặc kiềm hóa mẫu kết hợp với chiết dung môi (các dung môi sử
thường sử dụng gồm benzen, toluen, điclometan); tiếp theo chiết chọn lọc
metyl thủy ngân vào dung dịch L – Cystine; cuối cùng chiết metyl thủy ngân
ngược trở lại dung môi. Việc kh khăn nhất trong quy trình xử lý mẫu xác định
metyl thủy ngân trong trầm tích là hạn chế đến mức thấp nhất quá trình metyl
hóa từ các dạng thủy ngân vô cơ c trong mẫu. Trong nghiên cứu này, chúng
tôi dựa trên cơ sở quy trình xử lý mẫu của A.M. Caricchina và cộng sự [44].
Theo kết quả nghiên cứu, việc sử dụng hỗn hợp CuSO4 bão hòa trong dung
dịch H2SO4 4M và dung dịch KBr được chứng minh là hạn chế đến mức tối đa
quá trình metyl hóa xảy ra trong quá trình xử lý mẫu
148 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định một số dạng thủy ngân trong mẫu trầm tích sử dụng kỹ thuật chiết chọn lọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1:2; 1:1:3;
1:1:4; 1:1:5, độ hòa tan cao nhất của HgS trong dung dịch HCl + HNO3 có tỷ lệ
thể tích HCl : HNO3 : H2O là 1:1:1 chỉ đạt 25,5%.
Khi bổ sung thêm CuCl vào các dung dịch trên thì độ hòa tan của HgS
tăng lên do tạo thành phức HgCl4
2-
và Cu2S có tích số tan là 2,5.10
-48
, Cu2S
được giữ lại ở phần cặn không tan. Trong các thí nghiệm khảo sát, dung dịch
hòa tan gần như hoàn toàn HgS khi bổ sung thêm CuCl là dung dịch HCl +
HNO3 với các tỷ lệ thể tích HCl:HNO3:H2O là 1:1:1; 1:1:2 (độ hòa tan lớn hơn
99,3%), các dung dịch khác độ hòa tan đạt thấp hơn. Vì vậy, trong các khảo sát
tiếp theo chúng tôi lựa chọn chiết dạng thủy ngân sunfua bằng dung dịch hỗn
hợp HCl và HNO3 với tỷ lệ thể tích HCl:HNO3:H2O là 1:1:2 có bổ sung thêm
CuCl.
b) Khảo sát các điều kiện để chiết dạng thủy ngân sunfua trong trầm tích
Với dung dịch chiết lựa chọn là dung dịch hỗn hợp HCl và HNO3 với tỷ
lệ thể tích HCl:HNO3:H2O là 1:1:2 có bổ sung thêm CuCl.
Các yếu tố khảo sát cho quy trinh chiết chọn lọc dạng F3 gồm:
Thể tích dung dịch hỗn hợp HCl và HNO3 với tỷ lệ thể tích
HCl:HNO3:H2O là 1:1:2
Khối lượng CuCl thêm vào hệ tách chiết
Thời gian lắc chiết
Các thí nghiệm khảo sát quy trình chiết dạng F3 được thực hiện theo sơ đồ
hình 2.11 trên mẫu trầm tích trắng thêm chuẩn HgS với hàm lượng thêm chuẩn
107
khoảng 500 µHg/g. Mỗi thí nghiệm khảo sát tiến hành làm lặp 03 lần. Kết quả
các thí nghiệm khảo sát được thể hiện ở bảng 3.28 và hình 3.8.
Bảng 3.28: Các yếu tố khảo sát trong quy trình xác định dạng F3
Yếu tố kháo sát
Đại lƣợng (Đơn
vị)
Điều kiện thay đổi
TN1 TN2 TN3 TN4 TN5
(1) Khảo sát thể tích
dung dịchchiết
Thể tích (mL) 5 10 15 20 25
Hiệu suất thu hồi
trung bình (%) 61,87 93,27 97,01 99,04 99,67
(2) Khảo sát lượng
CuCl thêm vào
Khối lượng (gam) 0,1 0,1 0,3 0,4 0,5
Hiệu suất thu hồi
trung bình (%) 72,81 93,63 98,56 92,94 88,03
(3) Khảo sát thời gian
lắc chiết
Thời gian (phút) 2 5 7 10
Hiệu suất thu hồi
trung bình (%) 63,96 97,08 94,21 96,86
Hình 3.8: Tổng hợp kết quả khảo sát các yếu tố trong quy trình chiết chọn
lọc dạng dạng F3
Kết quả khảo sát thể tích dung dịch hỗn hợp HCl:HNO3:H2O (tỷ lệ
1:1:2) cho thấy khi tăng thể tích chiết từ 5,0 mL đến 15,0 mL thì độ thu hồi
HgS tăng đáng kể, tiếp tục tăng thể tích chiết đến 20,0 mL thì độ thu hồi không
có sự thay đổi rõ rệt. Ở thí nghiệm sử dụng 10mL độ thu hồi tương đối cao
108
90,55%, nằm trong khoảng cho phép của AOAC. Tuy nhiên, kết quả tiến hành
thực nghiệm cho thấy nếu chiết với thể tích 10,0 mL thì sau khi ly tâm trầm
tích chưa lắng hết và dịch chiết thu được bị đục. Để đảm bảo độ thu hồi quá
trình chiết HgS, chúng tôi lựa chọn thể tích dung dịch chiết là 15,0 mL (đạt độ
thu hồi 98,32 %) cho quy trình chiết HgS ra khỏi mẫu nghiên cứu.
Với lượng CuCl thêm vào, ở tất cả các thí nghiệm khảo sát độ thu hồi
của quy trình chiết đạt từ 70,78% đến 97,49%, độ thu hồi tăng khi tăng khối
lượng của CuCl. Với khối lượng CuCl thêm vào mỗi lần chiết từ 0,2 g thì cho
độ thu hồi HgS cao (lớn hơn 95,3%). Do vậy trong các nghiên cứu sử dụng
lượng CuCl thêm vào mỗi lần chiết là 0,2 g.
Kết quả khảo sát thời gian lắc chiết cho thấy, với thời gian 2 phút chưa
đủ để tách, chiết được hết HgS (chỉ tách được khoảng 70%). Nếu mẫu được lắc
chiết với thời gian lớn hơn hoặc bằng 5 phút thì chiết gần như được hoàn toàn
HgS (độ thu hồi lớn hơn 95%). Như vậy để đảm bảo độ thu hồi HgS cũng như
tiết kiệm thời gian trong quá trình chiết, trong các nghiên cứu tiếp theo chúng
tôi lựa chọn thời gian lắc chiết là 5 phút.
Từ các kết quả đã khảo sát chúng tôi lựa chọn điều kiện chiết để xác
định dạng F3 (HgS) trong trầm tích là sử dụng dung dịch chiết HCl + HNO3
với tỷ lệ thể tích HCl : HNO3 : H2O là 1:1:2, thể tích dung dịch chiết 15,0 mL
cho 2,0 gam mẫu, khối lượng CuCl thêm vào mỗi lần chiết là 0,2 g, thời gian
lắc chiết là 5 phút, với mỗi mẫu quá trình chiết lặp lại 03 lần.
Tổng hợp các kết quả khảo sát từ mục 3.2.1 đến 3.2.3, quy trình tổng
hợp xác định dạng của thủy ngân trong trầm tích được tóm tắt theo sơ đồ hình
3.9.
Theo sơ đồ hình 3.9, với 2 gam mẫu trầm tích thì:
+ Dạng F1: Thể tích dung dịch trước khi định lượng trên thiết bị CV –
AAS là 50 mL, đường chuẩn được xây dựng như trong quy trình xác định T –
Hg
+Dạng F2: Thể tích dung dịch trước khi định lượng trên thiết bị CV –
AAS là 45mL, đường chuẩn được xây dựng từ dung dịch chuẩn Hg2+ trong nền
là dung dịch H2SO4 0,1M
+Dạng F3: Thể tích dung dịch trước khi định lượng trên thiết bị CV –
AAS là 45mL, đường chuẩn được xây dựng từ dung dịch chuẩn Hg2+ trong nền
là dung dịch HCl + HNO3 với tỉ lệ HCl : HNO3 : H2O là 1:1:2 về thể tích , hòa
tan 0,2 gam CuCl
109
Cân 2 gam mẫu trầm tích cho vào
ống ly tâm thủy tinh 50 ml
+ Lắc với 15ml CH3Cl
+ Ly tâm ở 3000 vòng/phút trong 10 phút
Qúa trình chiết lặp lại 3 lần
Pha Na2S2O3
+ Xử lý mẫu theo quy trình T-Hg
+ Đo hàm lượng thủy ngân trên thiết bị CV-
AAS
Cặn (1)
Pha CHCl3
+ Chuyển toàn bộ pha CHCl3 vào phễu chiết
+ Thêm 2ml dung dịch Na2S2O3 0,01M
+ Lắc 3 phút, chiết lấy pha Na2S2O3
+ Qúa trình chiết lặp lại 1 lần nữa
Xác định dạng F1
+ Làm khô cặn bằng cách thổi khí Nitơ
+ Thêm 15ml dung dịch H2SO4 0,1M, lắc 10
phút, ly tâm ở 3000 vòng/phút trong 10 phút
+ Qúa trình chiết lặp lại 2 lần nữa
Cặn (2) Pha nước
+ Thêm 15ml dung dịch hỗn hợp HCl +
HNO3 với tỉ lệ HCl : HNO3 : H2O là 1:1:2
về thể tích
+ Thêm 0,2 gam CuCl
+ Lắc 5 phút, ly tâm ở 3000 vòng/phút trong 5 phút
Đo hàm lượng thủy ngân
trên thiết bị CV- AAS
Xác định dạng F2
Cặn (3) Pha nước
+ Xử lý mẫu theo quy trình T-Hg
+ Đo hàm lượng thủy ngân trên thiết bị CV-AAS
Đo hàm lượng thủy ngân trên
thiết bị CV- AAS
Xác định dạng F3 Xác định dạng F4
Hình 3.9: Quy trình chiết chọn lọc các dạng F1, F2, F3
110
3.3.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy của quy trình chiết chọn lọc các dạng F1,
F2, F3
a) Kết quả khảo sát sự biến đổi các pha cấu trúc qua mỗi bước chiết
Kết quả phân tích phổ XRD của cặn trước khi chiết dạng F2 (sau khi chiết
dạng F1) và sau khi chiết dạng F2 (trước khi chiết dạng F3) được thể hiện ở
hình 3.10 và 3.11.
Hình 3.10: Phổ XRD của mẫu trầm tích thêm chuẩn trƣớc khi chiết dạng F2
Kết quả phân tích phổ XRD cho thấy mẫu trầm tích trước khi chiết dạng
F2 có chứa các pha gồm HgCl2 (có các pic chính ở vị trí 2Ө bằng 20,36; 25,55
và 33,15), HgO (có các pic chính ở vị trí 2Ө bằng 30,11 và 32,45), HgS (có các
pic chính ở vị trí 2Ө bằng 26,55; 31,25; 43,76) và SiO2 (có các pic chính ở vị trí
2Ө bằng 20,36; 26,65; 36,55; 50,14 và các pic c cường độ nhỏ hơn)
Sử dụng quy trình chiết như đã khảo sát, đối với dạng F1 (metyl thủy ngân
clorua) bằng dung môi clorofom, metyl thủy ngân clorua không thể hiện được
trên phổ XRD. Như vậy, ở bước chiết đầu tiên cấu trúc pha của mẫu trầm tích
không bị thay đổi sao với trước khi chiết.
111
Hình 3.11: Phổ XRD của mẫu trầm tích thêm chuẩn sau khi chiết dạng F2
Khi chiết dạng F2 bằng dung dịch H2SO4 0,05M, dạng này rất dễ tan trong
môi trường axit. Kết quả đo phổ XRD của cặn sau khi chiết dạng F2 ở hình 3.10
cho thấy, các pha trong trầm tích còn HgS (có các pic chính ở vị trí 2Ө tương tự
như của Hg S trong mẫu trước khi chiết dạng F2) và SiO2 (có các pic chính ở vị
trí 2Ө tương tự như của SiO2 trong mẫu trước khi chiết dạng F2). Kết quả này
chứng tỏ HgO và HgCl2 đã bị hòa tan trong quá trình chiết dạng F2.
Đối với dạng HgS (dạng F3), đây là dạng bền, khó tách chiết ra khỏi mẫu
trầm tích. Khảo sát sự thay đổi pha cấu trúc của mẫu trầm tích sau khi chiết dạng
F3, kết quả được thể hiện ở hình 3.12.
112
Hình 3.12: Phổ XRD của mẫu trầm tích thêm chuẩn sau khi chiết dạng F3
Phổ XRD của mẫu trầm tích sau khi chiết dạng F3 cho thấy các pic xuất
hiện chủ yếu là của pha SiO2, các pic của HgS (so sánh với phổ XRD của mẫu
trầm tích sau khi chiết F2) đã biến mất hoàn toàn. Kết quả này chứng tỏ HgS đã
bị hòa tan hoàn toàn bởi dung dịch hỗ hợp HCl và HNO3 có bổ sung thêm CuCl.
b) Đánh giá độ lặp và độ đúng của quy trình chiết chọn lọc các dạng F1, F2,
F3
Độ tin cậy của quy trình xác định hàm lượng các dạng của thủy ngân trong
trầm tích được đánh giá thông qua độ lặp và độ đúng.
Để đánh giá độ lặp của quy trình, tiến hành phân tích mẫu môi trường (cột
SH1, độ sâu 40 - 45 cm) lặp 06 lần theo quy trình đã khảo sát, độ lặp được đánh
giá thông qua giá trị RSD.
113
Bảng 3.29: Kết quả đánh giá độ lặp của quy trình chiết các dạng
F1
(ng Hg/g)
F2
(ng Hg/g)
F3
(ng Hg/g)
F4
(ng Hg/g)
Tổng
(ng Hg/g)
Lần 1 4,02 6,79 122,78 13,58 147,17
Lần 2 3,69 7,54 120,69 12,05 143,97
Lần 3 2,98 6,98 119,24 11,79 140,99
Lần 4 3,28 8,28 113,32 13,54 138,42
Lần 5 2,68 8,07 107,89 9,32 127,96
Lần 6 3,87 7,32 95,23 10,78 117,20
TB 3,42 7,50 113,19 11,84 135,95
SD 0,528 0,589 10,349 1,639 11,288
RSD 15,45 7,86 9,14 13,84 8,30
Kết quả cho thấy giá trị RSD của các dạng đều nhỏ hơn 15%, dạng thủy
ngân hữu cơ c RSD = 15,45%. Theo quy định của AOAC, với hàm lượng nhỏ
hơn 10 ppb thì RSD chấp nhận được nhỏ hơn 21%, với hàm lượng nhỏ hơn 1000
ppb thì RSD chấp nhận được nhỏ hơn 15%. Như vậy, quy trình chiết c độ lặp
đảm bảo theo yêu cầu của AOAC.
Đánh giá độ đúng của quy trình:
Do không có mẫu trầm tích chuẩn các dạng F1, F2, F3, F4 của thủy ngân
trong trầm tích, vì vậy khi đánh giá độ đúng của quy trình xác định các dạng
chúng ta đánh giá dựa trên hiệu xuất chiết của mẫu trầm tích trắng thêm chuẩn
đối với 3 chất metyl thủy ngân clorua, HgO, HgS. Quy trình đánh giá được tiến
hành như sau:
Bước 1: Cân 2 gam mẫu trầm tích trắng thêm chuẩn metyl thủy ngân
clorua với hàm lượng 20 ng Hg/g.
Bước 2: Thêm chuẩn vào mẫu một lượng chính xác HgO và HgS sao cho
hàm lượng HgO và HgS thêm chuẩn c hàm lượng khoảng 500 µg Hg/g.
Bước 3: Xử lý mẫu theo quy trình trên để xác định hàm lượng metyl thủy
ngân clorua, HgO, HgS, từ đ xác định hiệu suất của quá trình chiết.
Kết quả khảo sát thu được ở bảng 3.30, theo kết quả này hiệu suất chiết
của các quy trình dao động từ 84,32 - 103,45, giá trị này nằm trong khoảng chấp
114
nhận được theo AOAC 81,67 - 104,32% với 3 loại hợp chất metyl thủy ngân
clorua, HgO, HgS.
Bảng 3.30: Kết quả đánh giá độ đúng của quy trình chiết
Khối
lƣợng
Hàm
lƣợng
thêm
chuẩn
MeHg
(ng
Hg/g)
Hàm
lƣợng
thêm
chuẩn
HgO
µg
Hg/g)
Hàm
lƣợng
thêm
chuẩn
HgS
µg
Hg/g)
MeHg tìm
thấy
HgO tìm thấy HgS tìm thấy
Hàm
lƣợng
(ng
Hg/g)
Hiệu
suất
chiết
(%)
Hàm
lƣợng
(µg
Hg/g)
Hiệu
suất
chiết
(%)
Hàm
lƣợng
(µg
Hg/g)
Hiệu
suất
chiết
(%)
2,0145 20,06 551,76 471,05 18,53 92,36 536,53 97,24 440,71 93,56
2,0020 20,06 508,94 517,08 16,91 84,32 520,90 102,35 505,08 97,68
2,0332 20,06 501,13 509,14 19,35 96,45 492,16 98,21 526,71 103,45
2,0242 20,06 503,36 468,79 17,62 87,82 462,53 91,89 476,62 101,67
2,0367 20,06 545,75 465,91 19,14 95,42 526,86 96,54 426,08 91,45
2,0159 20,06 551,38 513,51 16,38 81,67 575,20 104,32 504,42 98,23
3.4. Phân tích hàm lƣợng tổng thủy ngân và các dạng của thủy ngân trong
một số mẫu môi trƣờng
Sau khi đã c các quy trình được khảo sát và đánh giá độ tin cậy, nghiên
cứu đã áp dụng các quy trình này để phân tích hàm lượng tổng thủy ngân, metyl
thủy ngân và hàm lượng các dạng thủy ngân khác trong 02 loại mẫu trầm tích:
- Mẫu trầm tích ao, hồ: Các mẫu trầm tích mặt ao, hồ được lấy tại các ao
của làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, huyện Như Quỳnh, tỉnh Hưng Yên
- Mẫu trầm tích cột: Các cột trầm tích được lấy tại khu vực cửa sông Hàn
và khu vực ven biển thành phố Đà Nẵng.
3.4.1. Kết quả phân tích hàm lượng tổng thủy ngân
a) Hàm lượng tổng thủy ngân trong trầm tích mặt ao, hồ của làng nghề Minh Khai
115
Kết quả phân tích hàm lượng tổng thủy ngân của trầm tích mặt ao, hồ
được lấy tại các ao của làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, huyện Như Quỳnh,
tỉnh Hưng Yên thu được ở bảng 3.31.
Bảng 3.31: Kết quả phân tich hàm lƣợng tổng thủy ngân tại làng nghề Minh Khai
STT Ký hiệu mẫu
Hàm lƣợng tổng thủy ngân
(ng Hg/g)
QCVN 43:
2012/BTNMT
1 MK1 578,92 ± 79,43
500 ng Hg/g
2 MK2 1773,30 ± 243,30
3 MK3 1229,40 ± 168,67
4 MK4 669,18 ± 91,81
5 MK5 939,71 ± 128,93
6 MK6 846,32 ± 116,11
7 MK7 695,01 ± 95,35
8 MK8 367,17 ± 50,38
9 MK9 745,89 ± 102,34
10 MK10 865,32 ± 118,72
Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng thủy ngân tại các ao hồ thuộc khu vực
làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, huyện Như Quỳnh, tỉnh Hưng Yên tương đối cao
với hàm lượng trong khoảng từ 367,17 ng Hg/g đến 1773,3 ng Hg/g trọng lượng khô.
Trong đ chỉ có 1 mẫu trong 8 mẫu trầm tích c hàm lượng tổng thủy ngân nằm trong
giới hạn cho phép (MK8), các mẫu còn lại đều vượt mức giới hạn cho phép của QCVN
43:2012/BTNMT. Đây là điều đáng báo động về ô mức độ ô nhiễm và sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe người dân. Kết quả này có thể giải thích do ở khu vực này rác
thải được tái chết một cách thủ công, nước thải của quá trình tái chế không qua xử lý
thải trực tiếp xuống ao, hồ xung quanh làng gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt,
nước ngầm và trầm tích. Nguồn nguyên liệu rác thải dùng trong tái chế của làng nghề
không chỉ mua ở trong nước mà còn được nhập từ các nước khác như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đức (các nước có công nghiệp điện tử phát triển). Tỷ lệ rác thải điện tử chiếm
khối lượng tương đối lớn trong nguồn nguyên liệu sản xuất của làng nghề. Trong thành
phần của rác thải điện tử có chứa các kim loại nặng chủ yếu như chì, thuỷ ngân, crôm
trong các bảng mạch, pin và các b ng đèn điện tử. Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-
116
TTg ngày 22 - 4 - 2003 của Thủ tướng Chính phủ, làng nghề tái chế nhựa Minh Khai
(tỉnh Hưng Yên) nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
b) Hàm lượng tổng thủy ngân trong trầm tích cột lấy tại cửa sông Hàn, thành
phố Đà Nẵng
Kết quả phân tích hàm lượng tổng thủy ngân của các cột trầm tích được
lấy tại khu vực cửa sông Hàn và khu vực ven biển thành phố Đà Nẵng được
thống kê ở bảng 3.32.
Bảng 3.32: Hàm lƣợng tổng thủy ngân (ng/g trọng lƣợng khô) trong các cột
trầm tích
Độ sâu (cm) Cột SH1 Cột SH2 Cột SH3 Cột SH4 Cột SH5
Từ 0 - 5 65,55 ± 0,7 128,62 ± 0,44 136,44 ± 2,73 170,08 ± 0,45 170,47 ± 1,90
Từ 5 - 10 127,07 ± 0,69 198,52 ± 0,45 141,84 ± 2,74 171,85 ± 0,45 182,15 ± 1,96
Từ 10 - 15 141,22 ± 0,73 151,64 ± 0,46 112,56 ± 2,73 176,67 ± 0,45 192,82 ± 2,02
Từ 15 - 20 174,73 ± 0,73 178,70 ± 0,45 135,72 ± 2,72 174,24 ± 0,45 244,77 ± 2,01
Từ 20 - 25 198,69 ± 0,77 247,60 ± 0,45 141,25 ± 2,73 179,37 ± 0,46 296,71 ± 2,01
Từ 25 - 30 121,74 ± 0,74 130,60 ± 0,45 199,09 ± 2,72 199,33 ± 0,46 259,41 ± 1,01
Từ 30 - 35 166,76 ± 0,69 88,73 ± 0,45 159,22 ± 2,72 250,23 ± 0,45 222,11± 2,04
Từ 35 - 40 157,43 ± 0,81 111,49 ± 0,45 178,26 ± 2,79 207,71 ± 0,45 209,13 ± 1,90
Từ 40 - 45 124,50 ± 0,67 115,36 ± 0,44 149,21 ± 2,75 182,62 ± 0,45 196,15 ± 1,84
Từ 45 - 50 146,31 ± 0,76 96,01 ± 0,44 187,04 ± 2,78 214,30 ± 0,52 173,35 ± 176
Tử 50 - 55 158,73 ± 0,83 227,39 ± 0,45 138,64 ± 1,83 125,42 ± 1,57 150,55 ± 1,68
Từ 55 - 60 153,62 ± 0,76 131,68 ± 0,45 114,48 ± 1,84 158,17 ± 0,45 175,23 ± 0,93
Từ 60 - 65 138,51 ± 0,70 137,88 ± 0,44 100,78 ± 1,83 118,23 ± 0,45 199,92 ± 1,86
Từ 65 - 70 125,55 ± 0,72 124,22 ± 0,44 102,37 ± 1,83 130,58 ± 0,45 163,63 ± 0,93
Từ 70 - 75 156,06 ± 0,75 173,27 ± 0,44 98,85 ± 1,85 143,68 ± 0,45 127,35 ± 01,86
Từ 75 - 80 55,93 ± 0,66 128,91 ± 0,45 93,02 ± 1,80 174,39 ± 0,51 78,73 ± 1,88
Từ 80 - 85 140,79 ± 0,68 130,12 ± 0,45 64,83 ± 1,80 163,53 ± 1,54 98,28 ± 1,88
Từ 85 - 90 134,10 ±0,65 84,19 ± 0,44 89,24 ± 1,85 130,73 ± 0,45 117,26 ± 1,87
Từ 90 - 95 - 133,81 ± 0,46 79,13 ± 1,84 - -
Từ 95 - 100 - 130,50 ± 0,44 72,15 ± 1,82 - -
Ghi chú: (-) không xác định
117
Đánh giá mức độ ô nhiễm thủy ngân trong các cột trầm tích dựa vào chỉ
số tích lũy địa chất Igeo
Igeo là chỉ số dùng để đánh giá sự ô nhiễm bằng cách so sánh hàm lượng
thủy ngân có trong mẫu với giá trị nền của thủy ngân trong vỏ Trái đất. Chỉ số
này được đưa ra bởi Muller P.J và Suess E [90] và có công thức tính như sau:
2log
1,5
n
geo
n
C
I
B
Trong đó:
Cn: Hàm lượng thủy ngân tổng trong mẫu
Bn: Giá trị nền của thủy ngân trong vỏ trái đất 0,08 mg/kg (CRC) .
1,5: Hệ số được đưa ra để giảm thiểu tác động của những thay đổi có thể
xảy ra đối với giá trị nền do những biến đổi về thạch học trong trầm tích.
Kết quả tính toán qua bảng 3.33 cho thấy giá trị Igeo của thủy ngân theo
từng cột trầm tích lần lượt là: SH1 (-1,1 đến 0,73), SH2 (-0,51 đến 1,04), SH3 (-
0,78 đến 0,74), SH4 (-0,02 đến 1,06), SH5 (-0,62 đến 1,30). Kết quả này cho
thấy các mẫu trầm tích tại cửa sông Hàn có mức độ ô nhiễm nhẹ đến ô nhiễm
trung bình đối với kim loại thủy ngân.
Bảng 3.33: Giá trị Igeo của thủy ngân trong các cột trầm tích
Độ sâu (cm) Igeo
(Cột SH1)
Igeo
(Cột SH2)
Igeo
(Cột SH3)
Igeo
(Cột SH4)
Igeo
(Cột SH5)
Từ 0 – 5 -0,88 0,10 0,19 0,50 0,51
Từ 5 - 10 0,08 0,73 0,25 0,51 0,60
Từ 10 - 15 0,23 0,34 -0,08 0,56 0,68
Từ 15 - 20 0,54 0,57 0,19 0,54 1,02
Từ 20 - 25 0,73 1,04 0,24 0,58 1,30
Từ 25 - 30 0,02 0,12 0,74 0,73 1,11
Từ 30 - 35 0,47 -0,44 0,42 1,06 0,89
Từ 35 - 40 0,39 -0,11 0,58 0,79 0,80
Từ 40 - 45 0,05 -0,06 0,32 0,60 0,71
118
Độ sâu (cm) Igeo
(Cột SH1)
Igeo
(Cột SH2)
Igeo
(Cột SH3)
Igeo
(Cột SH4)
Igeo
(Cột SH5)
Từ 45 - 50 0,28 -0,32 0,65 0,84 0,53
Từ 50 - 55 0,40 0,92 0,21 0,06 0,33
Từ 55 - 60 0,35 0,13 -0,06 0,40 0,54
Từ 60 - 65 0,20 0,20 -0,24 -0,02 0,73
từ 65 - 70 0,06 0,05 -0,22 0,12 0,45
Từ 70 - 75 0,38 0,53 -0,27 0,26 0,09
Từ 75 - 80 -1,11 0,10 -0,36 0,54 -0,62
Từ 80 - 85 0,23 0,12 -0,78 0,44 -0,30
Từ 85 - 90 0,16 -0,51 -0,42 0,12 -0,04
Từ 90 - 95 0,16 -0,59
Từ 95 - 100 0,12 -0,72
Từ các kết quả ở bảng 3.33, vẽ biểu đồ biểu diễn hàm lượng thủy ngân
theo chiều sâu của các cột trầm tích và từ đ đánh giá xu hướng tích lũy thủy
ngân trong cột trầm tích. Các biểu đồ được biểu diễn ở hình 3.13.
Nhìn vào các biểu đồ này, có thể nhận thấy, hàm lượng thủy ngân có xu
hướng giảm theo độ sâu các cột trầm tích, tuy nhiên xu hướng này không đồng
đều ở 5 vị trí lấy mẫu. Điều này có thể lý giải do quá trình tích lũy trầm tích thủy
ngân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thành phần vi sinh vật, khả năng trao
đổi ion, kết cấu của trầm tích.
Theo chiều sâu của cột trầm tích thì hàm lượng thủy ngân c xu hướng ổn
định ở độ sâu 85 -100 cm so với bề mặt, sau đ giảm mạnh ở độ sâu 75 -80 cm,
tiếp theo tăng nhẹ lên đến độ sâu 50cm, sau đ c sự biến động nhẹ, và tăng
mạnh nhất ở độ sâu 20 - 35cm, rồi giảm dần ở trầm tích bề mặt (độ sâu nhỏ hơn
20 cm). Trong các nghiên cứu sâu hơn, nếu đồng thời đánh giá được tuổi trầm
tích kết hợp với xu hướng tích lũy thủy ngân trong tầm tích cột theo độ sâu
chúng ta có thể đánh giá hồi cố được lịch sử ô nhiễm của thủy ngân ở khu vực
nghiên cứu.
Các kết quả phân tích hàm lượng thủy ngân theo chiều sâu của cột trầm
tích phần nào giúp đánh giá được lịch sử ô nhiễm.
119
Hình 3.13: Đồ thị biểu diễn hàm lượng thủy ngân theo chiều sâu của các cột
trầm tích
120
3.4.2. Kết quả phân tích các dạng
a) Kết quả phân tích các dạng trong trầm tích mặt ao, hồ tại làng nghề Minh Khai
Kết quả phân tích các dạng của thủy ngân trong trầm tích mặt ao, hồ được
lấy tại các ao của làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, huyện Như Quỳnh, tỉnh
Hưng Yên thu được ở bảng 3.34.
Bảng 3.34: Kết quả phân tích các dạng trong trầm tích mặt ao, hồ của làng nghề
tái chế nhựa Minh Khai
Ký
hiệu
mẫu
F1 F2 F3 F4
Tổng 4 dạng Tổng
Độ
sai
khác
MeHg
(ng/g) ng/g ng/g ng/g ng/g
MK1 41,77 ± 6,45 31,49 ± 2,47 438,97 ± 40,12 132,38 ± 18,32 644,60 ± 53,50 578,92 ± 79,43 11,35 3,55 ± 0,90
MK2 81,71 ± 12,62 93,63 ± 7,36 970,85 ± 88,74 556,67 ± 77,04 1702,87 ± 141,34 1773,30 ± 243,30 3,97 7,63 ± 1,93
MK3 45,44 ± 7,02 34,62 ± 2,72 778,95 ± 71,20 228,87 ± 31,68 1087,87 ± 90,29 1229,40 ± 168,67 11,51 8,99 ± 2,27
MK4 41,14 ± 6,36 47,53 ± 3,74 439,78 ± 40,20 181,88 ± 25,17 710,33 ± 58,96 669,18 ± 91,81 6,15 7,47 ± 1,89
MK5 79,54 ± 12,29 64,84 ± 5,10 449,56 ± 41,09 271,60 ± 37,59 865,53 ± 71,84 939,71 ± 128,93 7,89 3,81 ± 0,96
MK6 79,52 ± 12,29 35,65 ± 2,80 740,36 ± 67,67 57,50 ± 7,96 913,02 ± 75,78 846,32 ± 116,11 7,88 1,89 ± 0,48
MK7 74,45 ± 11,50 41,52 ± 3,26 451,99 ± 41,31 148,90 ± 20,61 716,86 ± 59,50 695,01 ± 95,35 3,14 6,60 ± 1,67
MK8 32,09 ± 4,96 25,76 ± 2,02 256,90 ± 23,48 97,50 ± 13,49 412,25 ± 34,22 367,17 ± 50,38 12,28 1,34 ± 0,34
MK9 33,45 ± 5,17 36,97 ± 2,91 678,72 ± 62,03 132,02 ± 18,27 881,15 ± 73,14 745,89 ± 102,34 18,13 2,41 ± 0,61
MK10 56,70 ± 8,76 45,90 ± 3,61 585,96 ± 53,56 212,38 ± 29,39 900,93 ± 74,78 865,32 ± 118,72 4,12 1,81 ± 0,46
Theo bảng 3.34 ta thấy, trong các mẫu trầm tích lấy ở các ao, hồ trong khu
vực làng nghề hàm lượng dạng F3 chiếm đa số (từ 51, 94 đến 81,09%), hàm
lượng các dạng F1 dao động từ 3,80 đến 10,39%, hàm lượng dạng F2 dao động
từ 3,18 đến 7,49%, hàm lượng dạng F4 dao động từ 6,79 đến 31,39%. Hàm
lượng % của các dạng trong trầm tích tại một số ao, hồ của làng nghề tái chế
nhựa Minh Khai phù hợp với một số nghiên cứu trên thế giới [91, 92], theo kết
quả nghiên cứu của Leonard Boszke và CS [92] về các dạng của thủy ngân trong
trầm tích sông Vistula tại Hà Lan thì hàm lượng của dạng thủy ngân sunfua
chiếm 55 - 82%, hàm lượng dạng thủy ngân hữu cơ chiếm 0,6 - 13%, hàm lượng
dạng hòa tan trong nước chiếm 5,1 - 13%. Hàm lượng metyl thủy ngân dao động
từ 1,34 đến 9,99 ng Hg/g (chiếm 0,21 - 1,12%), kết quả này phù hợp với một số
121
nghiên cứu trên thế giới [76, 93], phần trăm hàm lượng metyl thủy ngân so với
hàm lượng tổng đối với trầm tích của các ao hồ thường nhỏ hơn 5%.
b) Kết quả phân tích các dạng theo chiều sâu trong cột trầm tích lấy tại cửa
sông Hàn và khu vực ven biển thành phố Đà Nẵng
Hàm lượng các dạng của thủy ngân theo chiều sâu của các cột trầm tích
lấy tại cửa sông Hàn và khu vực ven biển thành phố Đà Nẵng thể hiện ở các
bảng 3.35, sự phân bố tỷ lệ % các dạng thủy ngân trong cột trầm tích biểu thị ở
hình, xu hướng phân bố các dạng theo độ sâu biểu thị trên đồ thị ở các hình 3.14
- 3.16.
Bảng 3.35: Kết quả phân tích hàm lƣợng các dạng trong các cột trầm tích
Độ
sâu
(cm)
F1 F2 F3 F4
Tổng 4
dạng
Tổng
Độ
sai
khác
MeHg
(ng/g) ng/g ng/g ng/g ng/g
Cột SH1
0-5 2,67 ± 0,41 7,53 ± 0,59 46,67 ± 4,27 16,60 ± 2,30 73,47 ± 6,10 65,55 ± 8,99 12,08 0,29 ± 0,07
10-15 3,56 ± 0,55 8,83 ± 0,69 94,27 ± 8,62 24,56 ± 3,40 131,22 ± 10,89 141,22 ± 19,38 7,08 0,54 ± 0,14
25-30 3,68 ± 0,57 7,65 ± 0,60 85,24 ± 7,79 18,41 ± 2,55 114,98 ± 9,54 121,74 ± 16,70 5,55 0,26 ± 0,07
40-45 3,28 ± 0,51 8,28 ± 0,65 113,32 ± 10,36 13,54 ± 1,87 138,42 ± 11,49 124,50 ± 17,08 11,18 -
55-60 3,41 ± 0,53 7,09 ± 0,56 133,06 ± 12,16 18,40 ± 2,55 161,97 ± 13,44 153,62 ± 21,08 5,44 -
70-75 3,38 ± 0,52 7,05 ± 0,55 118,40 ± 10,82 17,25 ± 2,39 146,08 ± 12,12 156,06 ± 21,41 6,40 -
85-90 2,82 ± 0,44 7,26 ± 0,57 125,87 ± 11,50 12,19 ± 1,69 148,15 ± 12,30 134,10 ± 18,40 10,47 -
Cột SH2
0-5 3,94 ± 0,61 10,82 ± 0,85 100,91 ± 9,22 30,37 ± 4,02 146,04 ± 12,12 128,62 ± 17,65 13,54 0,87 ± 0,22
10-15 5,17 ± 0,80 14,40 ± 1,13 116,36 ± 10,63 30,83 ± 4,27 166,76 ± 13,84 151,64 ± 20,81 9,97 0,52 ± 0,13
25-30 3,58 ± 0,55 10,49 ± 0,82 110,11 ± 10,06 23,07 ± 3,19 147,26 ± 12,22 130,60 ± 17,92 12,76 -
40-45 3,19 ± 0,49 8,60 ± 0,68 98,56 ± 9,01 15,66 ± 2,17 126,01 ± 10,46 115,36 ± 15,83 9,23 -
55-60 1,72 ± 0,27 4,33 ± 0,34 94,40 ± 8,63 21,04 ± 2,91 121,49 ± 10,08 131,68 ± 18,07 7,74 -
70-75 2,54 ± 0,39 2,70 ± 0,21 135,23 ± 12,36 18,48 ± 2,56 158,95 ± 13,19 173,27 ± 23,77 8,27 -
85-90 1,14 ± 0,18 3,88 ± 0,30 76,27 ± 6,97 12,27 ± 1,70 93,55 ± 7,76 84,19 ± 11,55 11,12 -
90-100 1,92 ± 0,30 3,20 ± 0,25 120,59 ± 11,02 14,45 ± 2,00 140,16 ± 11,63 130,50 ± 17,90 7,40 -
122
Độ
sâu
(cm)
F1 F2 F3 F4
Tổng 4
dạng
Tổng
Độ
sai
khác
MeHg
(ng/g) ng/g ng/g ng/g ng/g
Cột SH3
0-5 4,11 ± 0,63 10,06 ± 0,79 106,69 ± 9,75 25,89 ± 3,58 146,75 ± 12,18 136,44 ± 18,72 7,56 0,57 ± 0,14
10-15 4,33 ± 0,67 8,71 ± 0,68 90,88 ± 8,31 23,46 ± 3,25 127,38 ± 10,57 112,56 ± 15,44 13,16 0,32 ± 0,08
25-30 5,16 ± 0,80 11,23 ± 0,88 148,14 ± 13,54 33,78 ± 4,68 198,30 ± 16,46 199,09 ± 27,32 0,40 0,64 ± 0,16
40-45 4,92 ± 0,76 9,72 ± 0,76 130,17 ± 11,90 19,08 ± 2,64 163,89 ± 13,60 149,21 ± 20,47 9,84 -
55-60 2,09 ± 0,32 5,22 ± 0,41 87,77 ± 8,02 14,82 ± 2,05 109,90 ± 9,12 114,48 ± 15,71 4,00 -
70-75 2,46 ± 0,38 4,17 ± 0,33 90,88 ± 8,31 14,21 ± 1,97 111,71 ± 9,27 98,85 ± 13,56 13,01 -
85-90 1,54 ± 0,24 3,85 ± 0,30 80,14 ± 7,32 10,95 ± 1,51 96,47 ± 8,01 89,24 ± 12,24 8,10 -
95 -100 1,47 ± 0,23 2,89 ± 0,23 68,53 ± 6,26 8,60 ± 1,19 81,49 ± 6,76 72,15 ± 9,90 12,94 -
Cột SH4
0-5 6,45 ± 1,00 11,76 ± 0,92 129,48 ± 11,83 31,20 ± 4,32 178,89 ± 14,85 170,08 ± 23,33 5,18 0,60 ± 0,15
10-15 4,80 ± 0,74 12,53 ± 0,98 138,27 ± 12,64 21,88 ± 3,03 177,48 ± 14,73 176,67 ± 24,24 0,46 0,74 ± 0,19
25-30 5,94 ± 0,92 10,45 ± 0,82 165,85 ± 15,16 25,75 ± 3,56 207,99 ± 17,26 199,33 ± 27,35 4,34 0,54 ± 0,14
40-45 3,58 ± 0,55 10,36 ± 0,81 163,23 ± 14,92 14,46 ± 2,00 191,63 ± 15,91 182,62 ± 25,06 4,93 0,42 ± 0,11
55-60 2,70 ± 0,42 6,88 ± 0,54 140,90 ± 12,88 20,34 ± 2,82 170,83 ± 14,18 158,17 ± 21.70 8,01 0,30 ± 0,08
70-75 1,70 ± 0,26 7,49 ± 0,59 123,58 ± 11,30 4,26 ± 0,59 137,03 ± 11,37 143,68 ± 19,71 4,63 -
85-90 2,02 ± 0,31 6,12 ± 0,48 120,79 ± 11,04 12,32 ± 1,71 141,26 ± 11,72 130,73 ± 17,94 8,05 -
Cột SH5
0-5 12,28 ± 1,90 12,17 ± 0,96 110,96 ± 10,14 49,09 ± 6,79 184,50 ± 15,31 170,47 ± 23,39 8,23 0,70 ± 0,18
10-15 23,19 ± 3,58 16,51 ± 1,30 145,20 ± 13,27 30,02 ± 4,16 214,92 ± 17,84 192,82 ± 26,45 11,46 0,56 ± 0,14
25-30 22,07 ± 3,41 16,21 ± 1,27 175,19 ± 16,01 62,95 ± 8,71 276,43 ± 22,94 259,41 ± 35,59 8,49 0,52 ± 0,13
40-45 8,73 ± 1,35 11,28 ± 0,89 151,48 ± 13,85 18,95 ± 2,62 190,44 ± 15,81 196,15 ± 26,91 2,91 0,35 ± 0,09
55-60 9,51 ± 0,48 10,08 ± 0,79 145,69 ± 13,32 13,61 ± 1,88 180,68 ± 15,00 175,23 ± 24,04 3,11 0,26 ± 0,07
70-75 7,06 ± 1,09 7,39 ± 0,58 117,62 ± 10,75 13,09 ± 1,81 145,16 ± 12,05 127,35 ± 17,47 13,99 -
85-90 4,27 ± 0,66 7,10 ± 0,56 111,81 ± 10,22 7,76 ± 1,07 130,94 ± 10,87 117,26 ± 16,09 11,67 -
Kết quả phân tích hàm lượng các dạng theo độ sâu đối với các cột trầm
tích được lấy tại cửa sông Hàn và khu vực ven biển thành phố Đà Nẵng cho ở
bảng 3.35 và các hình 3.14 - 3.16 cho thấy, dạng sunfua có tỷ lệ phần trăm về
hàm lượng cao nhất (đối với cột SH1 từ 63,53 đến 86,89%, đối với cột SH2 từ
123
69,01 đến 86,04%, đối với cột SH3 từ 71,34 đến 84,1%, đối với cột SH4 từ
72,38 đến 90,18%, đối với cột SH5 từ 67,56 đến 85,39%), dạng thủy ngân hữu
cơ c hàm lượng rất thấp (tất cả các mẫu đều nhỏ hơn 5%), dạng HgO và muối
tan trong nước cũng c tỷ lệ phần trăm về hàm lượng thấp (nhỏ hơn 10%), tỷ lệ
% dạng cặn dư dao động từ 7,92 đên 22,59%. Theo Hayao Sakamoto và cộng sự
[94] kết quả nghiên cứu hàm lượng các dạng của thủy ngân trong trầm tích của
vịnh Kagoshima, hàm lượng thủy ngân hữu cơ dao động trong khoảng rộng từ
0,26 đến 11,12%, hàm lượng HgO dao động trong khoảng từ 1,0 đến 42%, hàm
lượng thủy ngân sunfua dao động trong khoảng từ 38,4 đến 96,1%.
Đồ thị biểu diễn hàm lượng các dạng thủy ngân theo chiều sâu trong cột
trầm tích cho thấy, tỷ lệ phần trăm hàm lượng thủy ngân hữu cơ và metyl thủy
ngân c xu hướng giảm dần theo độ sâu, tỷ lệ phần trăm hàm lượng dạng thủy
ngân sunfua c xu hướng tăng dần theo độ sâu, ở các độ sâu lớn hàm lượng
metyl thủy ngân nhỏ dưới giới hạn định lượng, các dạng còn lại không có xu
hướng rõ ràng. Theo các nghiên cứu [84, 95, 96], hàm lượng metyl thủy ngân và
thủy ngân hữu cơ cũng c xu hướng giảm dần theo độ sâu.
124
Hình 3.14: Xu hƣớng phân bố các dạng F1,F2, F3, F4 theo độ sâu trong các cột
trầm tích
125
Hình 3.15: Sự phân bố tỷ lệ % các dạng thủy ngân trong cột trầm tích
126
Hình 3.16: Xu hƣớng phân bố các dạng T - Hg, Org. Hg, MeHg theo độ
sâu trong cột trầm tích
Mối tương quan giữa hàm lượng MeHg và THg trong các mẫu trầm
tích phân tích cũng được xem xét bằng phương pháp xử lý thông kê trên phần
127
mềm SPSS - 20. Kết quả xử lý thống kê trên phần mềm với 2 chuỗi số liệu là
hàm lượng metyl thủy ngân và hàm lượng tổng thủy ngân trong các mẫu trầm
tích. Kết quả phân tích thể hiện ở hình 3.17.
Hình 3.17: Mối quan hệ giữa nồng độ thủy ngân metyl và thủy ngân tổng
Ở độ tin cậy 99% cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa hàm lượng
tổng thủy ngân và hàm lượng metyl thủy ngân trong trầm tích. Các giá trị p, r
cũng thể hiện mối tương quan tỷ lệ thuận c nghĩa là hàm lượng thủy ngân
trong trầm tích cao thì hàm lượng metyl thủy ngân cũng cao. Kết quả nghiên
cứu này phù hợp với nghiên cứu của Leermakers, M và cộng sự [60] về trầm tích
biển Baltic và của HuaZhang [97] về trầm tích biển tỉnh Guizhou phía tây nam
Trung Quốc. Như vậy, quá trình metyl hóa thủy ngân có liên quan trực tiếp đến
hàm lượng tổng thủy ngân trong trầm tích. Ngoài ra, quá trình metyl hóa thủy
ngân trong trầm tích còn phụ thuộc vào các biến môi trường như pH, nhiệt độ,
chất tạo phức và môi trường vi sinh vật trong trầm tích.
128
KẾT LUẬN
Từ những kết quả thực hiện đề tài luận án “ Nghiên cứu xây dựng
phương pháp xác định một số dạng thủy ngân trong mẫu trầm tích sử dụng kỹ
thuật chiết chọn lọc, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
1. Đã nghiên cứu, khảo sát và đánh giá độ tin cậy của phương pháp xác
định hàm lượng tổng thủy ngân trong trầm tích. Kết quả thu được là: LOD
của phương pháp là 1,04 ng/g; LOQ của phương pháp là 3,45 ng/g (lượng
mẫu phân tích là 0,5 gam); phương pháp c độ lặp tốt và độ chính xác cao
được đánh giá thông qua độ thu hồi của mẫu chuẩn MESS 3 và mẫu môi
trường thêm chuẩn, độ không đảm bảo đo tổng hợp và độ không đảm bảo đo
mở rộng của phương pháp lần lượt là 6,86% và 13,72%. Các kết quả này cho
thấy quy trình c độ tin cậy cao, đáp ứng yêu cầu phân tích hàm lượng vết
thủy ngân trong trầm tích.
2. Đã nghiên cứu và xây dựng được quy trình chiết chọn lọc một số
dạng của thủy ngân trong trầm tích bao gồm: Dạng thủy ngân hữu cơ (F1);
dạng thủy ngân hòa tan, thủy ngân oxit (F2); dạng thủy ngân sunfua (F3).
Tính chọn lọc và khả năng hòa tan của thuốc thử đối với các dạng thủy ngân
này được chứng minh bằng sự thay đổi cấu trúc pha của mẫu trước và sau khi
chiết dựa trên phổ nhiễu xạ tia X (XRD). Độ tin cậy của quy trình được đánh
giá thông qua độ lặp và độ đúng, kết quả đánh giá phù hợp với quy định của
AOAC.
3. Đã nghiên cứu, xây dựng và đánh giá độ tin cậy của quy trình xác định hàm
lượng metyl thủy ngân trong trầm tích bằng 02 phương pháp (phương pháp
CV - AAS và phương pháp GC/ECD). Kết quả cho thấy, hai phương pháp c
độ lặp tốt và độ chính xác cao, không có sự khác nhau c nghĩa về kết quả
phân tích của hai phương pháp. C thể sử dụng một trong hai phương pháp
này để phân tích hàm lượng metyl thủy ngân trong trầm tích.
4. Đã áp dụng các quy trình phân tích xây dựng được để xác định các dạng
thủy ngân trong các mẫu trầm tích cửa sông ven biển và trầm tích ao, hồ tại
Đà Nẵng và Hưng Yên.
129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Trịnh Thị Thủy, Vũ Đức lợi, Lê Thị Trinh, Đặng Quốc Trung (2016). Nghiên
cứu phương pháp xác định hàm lượng thủy ngân hữu cơ trong trầm tích bằng
quang phổ hấp thụ nguyên tử kỹ thuật h a hơi lạnh (CV-AAS), Tạp chí Khoa
học - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 32, số
3, Trang 251 - 256.
2. Trịnh Thị Thủy, Vũ Đức lợi, Lê Thị Trinh, Nguyễn Thị Vân, Phạm Thị Hồng
(2016). Sự phân bố thủy ngân kim loại trong cột trầm tích tại cửa sông hàn,
Thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Khoa học
Tự nhiên và Công nghệ, Tập 32, số 3, Trang 192 - 199.
3. Trịnh Thị Thủy, Vũ Đức lợi, Lê Thị Trinh (2017). Nghiên cứu phương pháp
xác định hàm lượng thủy ngân sunfua trong trầm tích, Tạp chí Hóa học - Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tập 55, số 2e, trang 35 - 39.
4. Trịnh Thị Thủy, Lê Thị Trinh, Vũ Thị Mai, Phạm Thị Hồng (2016). Đánh giá
mức độ tích lũy kim loại thủy ngân trong trầm tích cửa sông Hàn, Thành phố Đà
Nẵng, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, tháng 6/2016, Trang 21 - 23.
5. Trịnh Thị Thủy, Lê Thị Trinh , Dương Tuấn Hưng, Vũ Đức Lợi. Khảo sát quy
trình phân tích Metyl thủy ngân trong trầm tích trên thiết bị sắc ký khí GC -
ECD, Tạp chí Phân tích Hóa, lý và sinh học, tập 22, số 3/2017, trang 22 - 29.
130
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Đã nghiên cứu và xây dựng được quy trình chiết tuần tự chọn lọc
một số dạng của thủy ngân trong trầm tích bao gồm: Dạng thủy ngân hữu cơ,
dạng thủy ngân hòa tan, thủy ngân oxit, dạng thủy ngân sunfua. Độ chọn lọc
và khả năng hòa tan của thuốc thử đối với các dạng thủy ngân này được
chứng minh bằng sự thay đổi cấu trúc pha của mẫu trước và sau khi chiết dựa
trên phổ nhiễu xạ tia X (XRD).
2. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng kỹ thuật h a hơi
lạnh (CV - AAS) kết hợp với kỹ thuật chiết chọn lọc c thể thay thế các
phương pháp sắc ký để xác định các dạng thủy ngân trong mẫu trầm tích.
131
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. G. Liu, Y. Cai, N. O’Driscoll, Environmental Chemistry and Toxicology
of Mercury, 2011.
2. L.F. Kozein, S. Hansen, Mercury Handbook, Chemistry, Applications
and Environmental Impact,The Royal Society of Chemistry, 2013.
3. Agency for Toxic Substances and Disease Registry. Toxocological
Profile for Mercury,1999.
4. T. Syversen, P. Kaur, The toxicology of mercury and its compounds. J.
Trace Elem. Med. Biol,2012, 26, 215 -226.
5. J. Aaseth, P. Aggett, A. Aitio, J. Alexander, et al, Handbook on the
Toxicology of Metals, 2015.
6. R.C. Dart, Medical toxicology. 3rd ed. Philadelphia: Lippincott
Williams & Wilkins, 2004, .
7. Y.S. Hong, Y.M. Kim, K.E. Lee, Methylmercury exposure and health
effects, J. Prev. Med. public Heal,2012, 45, 353 - 363.
8. Summary Review of Health Effects Associated with Mercuric Chloride:
Health Issue Assessment. Off. Heal. Environ. Assessment, Washington,
DC,1994, EPA/600/R-92/199.
9. A.P. Wendroff, The toxicology of mercury. N Engl J Med,2004, 350,
945 - 947.
10. K. Murata, M. Sakamoto, Minamata Disease. Encycl. Environ. Heal,
2011, 774 - 780.
11. Minamata Disease: The History and Measures, Environmental health
department ministry of the environment, 2007.
12. A. Drott, L. Lambertsson, E. Björn, U. Skyllberg, Do potential
methylation rates reflect accumulated methyl mercury in contaminated
sediments, Environ. Sci. Technol,2008, 42, 153 - 158.
13. Synthesis Report of Research from EPA’s Science to Achieve Results
(STAR) Grant Program, Mercury Transport and Fate Through a
Watershed. U.S. Environmental Protection Agency, 2006.
14. R.P. Mason, J.M. Benoit, Organomercury compounds in the
Environment, 2003.
15. C.J. Lin, S.O. Pehkonen, The chemistry of atmospheric mercury: A
review. Atmos. Environ,1999, 33, 2067- 2079.
16. F.M.M. Morel, A.M.L. Kraepiel, M. Amyot, The Chemical Cycle and
Bioaccumulation of Mercury. Annu. Rev. Ecol. Syst,1998, 29, 543- 566.
17. UNEP Global mercury assessment 2013, United Nations Environ.
Program.
18. Công ước Minamata về Thủy ngân, Cục Hóa chất - Bộ Công Thương và
Chương trình Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc, 2013.
19. Báo cáo Đánh giá baµn đầu Công ước Minamata tại Việt Nam - Điều
132
tra thủy ngân quốc gia, Cục Hóa chất - Bộ Công Thương và Chương
trình Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc, 2016.
20. Y. Huang, M. Deng, T. Li, et al, Anthropogenic mercury emissions from
1980 to 2012 in China. Environ. Pollut, 2017, 226, 230 - 239.
21. M. Morita, J. Toshinaga, J. Edmonds, The Determination of Mercury
Species in Environmental and Biological Samples. Pure Appl. Chem,
1998, 70, 1585 -1615.
22. N. Issaro, C. Abi-Ghanem, A. Bermond, Fractionation studies of
mercury in soils and sediments: A review of the chemical reagents used
for mercury extraction. Anal. Chim. Acta, 2009, 631, 1-12.
23. N.S. Bloom, E. Preus, J. Katon, M. Hiltner, Selective extractions to
assess the biogeochemically relevant fractionation of inorganic mercury
in sediments and soils, Anal. Chim. Acta, 2003, 479, 233- 248.
24. A. Tessier, P.G.C. Campbell, M. Bisson, Sequential Extraction
Procedure for the Speciation of Particulate Trace Metals, Anal. Chem,
1979, 51, 844 - 851.
25. W. Baeyens, R. Ebinghaus, O. Vasiliev, Global and Regional Mercury
Cycles: Sources, Fluxes and Mass Balances. NATO ASI Series (Series 2:
Environment). Kluer Academic, 1996.
26. US EPA, Mercury in solids and solutions by thermal decomposition,
amalgamation, and atomic absorption spectrophotometry. Methods
2007, 1 -17.
27. F. Tack, M. Verloo, Chemical speciation and fractionation in soil and
sediment heavy metal analysis: a review. Int. J. Environ,1995, 37- 41.
28. K. Kannan, J. Smith, R.F. Lee, H.L. Windom, et al, Distribution of total
mercury and methyl mercury in water, sediment, and fish from South
Florida estuaries. Arch. Environ. Contam. Toxicol,1998, 34, 109 - 118.
29. J.J. Sloan, R.H. Dowdy, S.J. Balogh EN, Distribution of mercury in soil
and its concentration in runoff from a biosolids amended agricultural
watershed. J. Environ. Qual.,2001, 30, 2173 - 2179.
30. M. Mailman, Total mercury, methyl mercury, and carbon in fresh and
burned plants and soil in northwestern ontario. Env. Pollut,2005, 138,
161 - 168.
31. A.P.N Neto, L.C.S.M Costa, A.N.S Kikuchi, D.M.S Furtado, M.Q
Araujo, M.C.C Melo, Method validation for the determination of total
mercury in fish muscle by cold vapour atomic absorption spectrometry.
Food Addit. Contam. Part A, 2012, 29, 617 - 624.
32. P. Konieczka, M. Misztal-szkudlińska, J. Namieśnik, P. Szefer,
Determination of Total Mercury in Fish and Cormorant Using Cold
Vapour Atomic Absorption Spectrometry,2010, 19, 931 - 936.
33. R.F.L Ribeiro, A. Germano, Development and validation of a method
for the determination of Hg in animal tissues (equine muscle, bovine
133
kidney and swine kidney, and poultry muscle) by direct mercury
analysis (DMA). Microchem. J.,2015, 121, 237 -243.
34. V. Vacchina, F. Séby, R. Chekri, J. Verdeil, J. Dumont, M. Hulin, et al,
Optimization and validation of the methods for the total mercury and
methylmercury determination in breast milk. Talanta, 2017, 167, 404 -
510.
35. H. Biester, C. Scholz, Determination of mercury binding forms in
contaminated soils: Mercury pyrolysis versus sequential extractions.
Environ. Sci. Technol, 1997, 31, 233 - 239.
36. C.M. Neculita, G.J. Zagury, L. Deschênes, Mercury speciation in highly
contaminated soils from chlor-alkali plants using chemical extractions.
J. Environ. Qual,2005, 34, 255- 262.
37. D. Wallschlager, M.V.M. Desai, M. Spengler, R.-D. Wilken, Mercury
speciation in floodplain soils and sediments along a contaminated river
transect,. J. Environ. Qual,1998, 27, 1034 -1044.
38. D. Wang, X. Shi, S. Wei, Accumulation and transformation of
atmospheric mercury in soil. Sci. Total Environ.,2003, 304, 209 - 314.
39. H. Sakamoto, T. Tomiyasu, N. Yonehara, Differential Determination of
Organic Mercury, Mercury(II) Oxide and Mercury(II) Sulfide in
Sediments by Cold Vapor Atomic Absorption Spectrometry. Anal. Sci,
1992, 8, 35 - 39.
40. L. Boszke, A. Kowalski, W. Szczuciński, G. Rachlewicz, S. Lorenc, J.
Siepak, Assessment of mercury mobility and bioavailability by
fractionation method in sediments from coastal zone inundated by the
26 December 2004 tsunami in Thailand. Environ. Geol, 2006, 51, 527-
536.
41. Barrocas, P. R. G. and, J. C Wasserman, Mercury Behaviour in
Sediments from a Sub-Tropical Coastal Environment in Se Brazil.
Environ. Geochemistry Trop,1998, 72, 171 -184.
42. S. Panyametheekul, An operationally defined method to determine the
speciation of mercury. Environ. Geochem. Health, 2004, 26, 51 - 57.
43. G. Westöö, Determination of methylmercury compounds in foodstuffs
II. Determination of Methylmercury in Fish, Egg, Meat and Liver. Acta
Chem. Scand.,1967, 21, 1790 -1800.
44. A.M. Caricchia, G. Minervini, P. Soldati, S. Chiavarini, C. Ubaldi, R.
Morabito, GC-ECD determination of methylmercury in sediment
samples using a SPB-608 capillary column after alkaline digestion.
Microchem. J,1997, 55, 44 - 55.
45. T. Tomiyasu, A. Matsuyama, T. Eguchi, Y. Fuchigami, K. Oki, M.
Horvat, et al, Spatial variations of mercury in sediment of Minamata
Bay, Japan. Sci. Total Environ,2006, 368, 283- 290.
46. J.S. Lee, Y.J. Ryu, J.S. Park, S.H. Jeon, S.C. Kim, Y.H. Kim,
134
Determination of methylmercury in biological samples using dithizone
extraction method followed by purge & trap GC-MS. Bull. Korean
Chem. Soc,2007, 28, 2293 - 2298.
47. M.V.B. Krishna, M. Ranjit, D. Karunasagar, J. Arunachalam, A rapid
ultrasound-assisted thiourea extraction method for the determination of
inorganic and methyl mercury in biological and environmental samples
by CVAAS. Talanta, 2005, 67, 70 - 80.
48. R. Miniero, E. Beccaloni, M. Carere, Ubaldi A, Mancini L, Marchegiani
S, et al, Mercury (Hg) and methyl mercury (MeHg) concentrations in
fish from the coastal lagoon of Orbetello, central Italy. Mar. Pollut.
Bull, 2013, 76, 365 - 369.
49. C. Maggi, M.T. Berducci, J. Bianchi, M. Giani, L. Campanella,
Methylmercury determination in marine sediment and organisms by
Direct Mercury Analyser. Anal. Chim. Acta, 2009, 641, 32 - 36.
50. G. Carbonell, JC Bravo, C. Fernández, Tarazona J V, A new method for
total mercury and methyl mercury analysis in muscle of seawater fish.
Bull. Environ. Contam. Toxicol, 2009, 83, 210 -213.
51. J. Calderón, S. Gonçalves, F. Cordeiro, B. Calle, Determination of
methylmercury in seafood by direct mercury analysis : Standard
operating procedure. Residues Trace Elem, 2013.
52. Vũ Đức Lợi, Nghiên cứu xác định một số dạng thủy ngân trong các mẫu
sinh học và môi trường. Luận án Tiến sĩ Hóa học, 2008.
53. TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999) - Chất lượng nước - Xác định thủy
ngân.
54. TCVN 7724:2007 (ISO 17852:2006) - Chất lượng nước - Xác định thủy
ngân - Phương pháp dùng phổ huỳnh quang nguyên tử.
55. TCVN 8882: 2011 (ISO 16772: 2004) Chất lượng đất – Xác định thủy
ngân trong dịch chiết đất cường thủy dùng quang phổ hấp thụ nguyên tử
hơi lạnh hoặc quang phổ hấp thụ nguyên tử huỳnh quang hơi lạnh.
56. Ministry of Environment Japan, Mercury analysis manual.
Unpublished, 2004.
57. Environmental Protection Agency, Microwave assisted acid digestion of
sileceous and organically based matrices (method 3052) ,1996.
58. GMM Rahman, HM Kingston, JC Kern, SW Hartwell, RF Anderson,
SY Yang, Inter-laboratory validation of IPA method 3200 for mercury
speciation analysis using prepared soil reference materials. Appl.
Organomet. Chem, 2005, 19, 301 - 307.
59. H. Agah, F. Owfi, M. Sharif Fazeli, SMR Fatemi, A. Savari,
Determining mercury and methylmercury in sediments of the northern
parts of the Persian Gulf. J. Oceanogr, 2010, 1, 7-13.
60. J. Bełdowski, M. Miotk, M. Bełdowska, J. Pempkowiak, Total, methyl
and organic mercury in sediments of the Southern Baltic Sea. Mar.
135
Pollut. Bull, 2014, 87, 388 - 395.
61. Vũ Đăng Độ, Các phương pháp vật lý trong hóa học. NXB ĐHQG, Hà
Nội, 2006.
62. E. W. Nuffield, X-Ray Diffraction Methods. J. Wiley & Sons Inc, 1966,
New York.
63. R. Wagemann, E. Trebacz, G. Boila, WL Lockhart, Methylmercury and
total mercury in tissues of arctic marine mammals. Sci. Total
Environ,1998, 218, 19 - 31.
64. Trần Cao Sơn, Phạm Xuân Đà, Lê Thị Hồng Hào, Nguyễn Thành
Trung, Thẩm định phương trong phân tích hóa học và vi sinh vật. Viện
kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, NXB khoa học kỹ
thuật, 2010.
65. TCVN ISO/ IEC 17025 : 2005, Yêu cầu chung về năng lực củ phòng thử
nghiệm và hiệu chuẩn.
66. AOAC International, How to meet ISO 17025 requirements for method
verification, USA, 2007.
67. Ludwing Huber, Validation and Qualification in Analytical
Laboratories. Informa Healthcarr, 2007.
68. Eurachem, The Fitness for Purpose of Analytical Methods, 1998, .
69. AOAC Internatinal, Guidelines for single laboratory validation of
chemical methods for dietary supplements and botanicals. AOAC Int,
2002, 1- 38.
70. M. Reichenbacher, JW Einax, Challenges in Analytical Quality
Assurance, 2011.
71. S. Bratinova, B. Raffael, C. Simoneau, Guidelines for Performance
Criteria and Validation Procedures of Analytical Methods used in
Controls of Food Contact Materials. 1st ed. JRC Scientific and
Technical Reports, 2009.
72. DL Massart, et, al, Handbook of chemometrics and qualimetrics: Part
A. Elsevier, 1997, Amsterdam.
73. P. Vankeerberghen, J. Smeyers-Verbeke, Chemometrics Intell Lab Syst 15.
Elsevier, 1992.
74. J. Mandel, The statistical analysis of experimental data. Wiley, 1964,
New York.
75. J Van Loco, M. Elskens, C. Croux, H. Beernaert, Linearity of
calibration curves: Use and misuse of the correlation coefficient.
Accredit. Qual. Assur, 2002, 7, 281- 285.
76. MA Shreadah, SAA Ghani, AAES Taha, MMA Ahmed, HBI Hawash,
Mercury and Methyl Mercury in Sediments of Northern Lakes-Egypt. J.
Environ. Prot. (Irvine,. Calif) ,2012, 03, 254 - 261.
77. GMM Rahman, T. Fahrenholz, HM Kingston, Application of speciated
isotope dilution mass spectrometry to evaluate methods for efficiencies,
136
recoveries, and quantification of mercury species transformations in
human hair. J. Anal. At. Spectrom, 2009, 24, 83 - 92.
78. P. Houserová, D. Matějíček, V. Kubáň, J. Pavlíčková, J. Komárek,
Liquid chromatographic - Cold vapour atomic fluorescence
spectrometric determination of mercury species. J. Sep. Sci., 2006, 29,
248 - 255.
79. U. Harms, Mikrochimica Acta Determination of Methylmercury in
Organic Matrices with Gas Chromatography / Atomic Absorption
Spectrometry. Microchimica Acta, 2000, 132, 131 -132.
80. Y. Cai, R. Jaffé, A. Alli, RD Jones, Determination of organomercury
compounds in aqueous samples by capillary gas chromatography-
atomic fluorescence spectrometry following solid-phase extraction.
Anal. Chim. Acta, 1996, 334, 251- 259.
81. JJ Berzas Nevado, RC Rodríguez Martín-Doimeadios, FJ Guzmán
Bernardo, M . Jiménez Moreno, Determination of monomethylmercury
in low- and high-polluted sediments by microwave extraction and gas
chromatography with atomic fluorescence detection. Anal. Chim. Acta,
2008, 608, 30 - 37.
82. G. Zachariadis, A. Anthemidis, E. Daftsisw, J. Stratis, On-line
speciation of mercury and methylmercury by cold vapour atomic
absorption spectrometry using selective solid phase extraction. Jaas,
2005, 20, 63 -65.
83. H. Akagi, A. Naganuma, Human exposure to mercury and the
accumulation of methylmercury that is associated with gold mining in
the Amazon Basin, Brazil. J. Heal. Sci.,2000, 46, 323 -328.
84. T. Tomiyasu, T. Eguchi, M. Yamamoto, K. Anazawa et al, Influence of
submarine fumaroles on the distribution of mercury in the sediment of
Kagoshima Bay, Japan. Mar. Chem., 2007, 107, 173 -183.
85. F.X Han, Y. Su, D.L. Monts, C.A. Waggoner, M.J. Plodinec, Binding,
distribution, and plant uptake of mercury in a soil from Oak Ridge,
Tennessee, USA. Sci. Total Environ, 2006, 368, 753 - 768.
86. T. Malehase, A.P. Daso, J.O. Okonkwo, Determination of mercury and
its fractionation products in samples from legacy use of mercury
amalgam in gold processing in Randfontein, South Africa. Emerg.
Contam, 2016, 2, 157 - 165.
87. C.S. Kim, N.S. Bloom, J.J. Rytuba, G.E Brown, Mercury Speciation by
X-ray Absorption Fine Structure Spectroscopy and Sequential Chemical
Extractions: A Comparison of Speciation Methods. Environ. Sci.
Technol ,2003, 37, 5102 - 5108.
88. C.S. Kim, G.E. Brown, J.J. Rytuba, Characterization and speciation of
mercury-bearing mine wastes using X-ray absorption spectroscopy. Sci.
Total Environ, 2000, 261, 157 - 168.
137
89. US Food and Drug Administration, Quality System Regulation. Rockv.
MD, CFR Publ,1996.
90. G. Müller, Index of geoaccumulation in the sediments of the Rhine
River. GeoJournal,1969, 2, 108 - 118.
91. J.B. Shi, L.N. Liang, G. Bin Jiang, X.L. Jin, The speciation and
bioavailability of mercury in sediments of Haihe River, China. Environ.
Int., 2005, 31, 357 - 365.
92. L. Boszke, A. Kowalski, Mercury fractionation in sediments of the
Lower Vistula River (Poland). Oceanol. Hydrobiol. Stud,2007, 36, 79 -
99.
93. S. Oh, M.K Kim, S.M. Yi, K.D. Zoh, Distributions of total mercury and
methylmercury in surface sediments and fishes in Lake Shihwa, Korea.
Sci. Total Environ, 2010, 408, 1059 - 1068.
94. H. Sakamoto, T. Tomiyasu, N. Yonehara, The contents and chemical
forms of mercury in sediments from Kagoshima Bay, in comparison with
Minamata Bay and Yatsushiro Sea, southwestern Japan. Geochem.
J,1995, 29, 97 - 105.
95. S. Jiang, X. Liu, Q. Chen, Distribution of total mercury and
methylmercury in lake sediments in Arctic Ny-Ålesund. Chemosphere,
2011, 83, 1108 - 1116.
96. H.A. Kehrig, F.N. Pinto, I. Moreira, O. Malm, Heavy metals and
methylmercury in a tropical coastal estuary and a mangrove in Brazil.
Org. Geochem, 2003, 34, 661 - 669.
97. H. Zhang, X. Feng, T. Larssen, L. Shang, R.D. Vogt, S.E. Rothenberg,
et al, Fractionation, distribution and transport of mercury in rivers and
tributaries around Wanshan Hg mining district, Guizhou province,
southwestern China: Part 1 - Total mercury. Appl. Geochemistry, 2010,
25, 633 - 641.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_xay_dung_phuong_phap_xac_dinh_mot_so_dang.pdf