Nguồn nhân lực của chúng ta còn hạn chế cả về số lượng và chất
lượng; tức là dân số còn ít, trình độ học vấn, lao động chuyên môn, lao
động kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo và năng lực sáng tạo chưa cao, chưa thực sự
cạnh tranh được trên thị trường trong nước và quốc tế [97, tr.6].
Thể lực của nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do vậy khi
xem xét các giải pháp nâng cao thể lực cho nguồn nhân lực, ta phải bắt đầu
từ việc chăm lo và chăm sóc sức khoẻ cho mọi người dân, giảm tỷ lệ mắc
bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ cho người dân, lập kế hoạch dân số
phù hợp và nâng cao chất lượng dân số, mức sống, độ trong sạch của môi
trường sống và làm việc, việc thực hiện chế độ lao động của các doanh
nghiệp, ý thức của người lao động về sức khoẻ Để thực hiện được những
mong muốn trên CHDCND Lào nói chung và Thủ đô Viêng Chăn nói riêng
cần sử dụng một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao thể lực cho nguồn nhân
lực như sau:
Thứ nhất, về nâng cao thể lực: Vấn đề sức khoẻ là vốn quý nhất và
quan trọng nhất đối với mọi người và toàn xã hội. Tiếp tục củng cố và
hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, hệ thống các chính sách bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Hạ thấp tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng,
bảo vệ môi trường, nâng cao hiểu biết về dinh dưỡng và chăm sóc sức
khoẻ của bà mẹ mang thai chưa cao, cùng với trình độ phát triển y tế và
các dịch các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Cần tăng cường chăm sóc sức
khoẻ trẻ em ngày nay. Đây là cơ sở vững chắc để có những người lao
động khoẻ mạnh, có chất lượng cao trong tương lai. Muốn vậy cần phải
thực hiện một số biện pháp sau:
151
Huy động mọi nguồn lực từ bên ngoài và bên trong vào đầu tư mở
rộng, tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho người dân trên tất
cả các lĩnh vực, đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ em. Nâng cấp hệ thống cơ sở
vật chất cho tuyến huyện; chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ
khám chữa bệnh tiên tiến; nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế khám, chữa
bệnh cho nhân dân ở nội thành và ngoài thành, nhất là y tế cơ sở, y tế thôn
bản; củng cố và kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở, đảm bảo cung ứng đủ cơ số
thuốc phòng và chữa bệnh.
Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y học, nhất là đào tạo
cán bộ có chuyên môn cao, đào tạo bác sĩ theo địa chỉ, sơ tuyển nhằm đáp ứng
nhu cầu của nhân dân. Tăng vốn đầu tư nhà nước, đóng góp của nhân dân, sự
hỗ trợ và giúp đỡ của các tổ chức xã hội và tổ chức quốc tế cho ngành y tế
và chăm sóc sức khoẻ người lao động.
184 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2492 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nguồn nhân lực cho phát triển Kinh tế - Xã hội ở thủ đô Viêng Chăn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ ưu đãi và quy định hợp lý về nghỉ hưu đối với giáo viên cũng như
trí thức khác có trình độ cao. Kết hợp việc giảng dạy với việc nghiên cứu
khoa học, khuyến khích những người giỏi vào các trường sư phạm và các cơ
quan nghiên cứu.
Đối với giáo dục thường xuyên, bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là
ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập
nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng
cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề; bảo
đảm xoá mù chữ bền vững. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường
xuyên và các hình thức học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự
học và giáo dục từ xa.
147
Đối với việc dạy tiếng Lào và truyền bá văn hoá dân tộc cho người Lào
ở nước ngoài, có chương trình hỗ trợ tích cực việc giảng dạy tiếng Lào và
truyền bá văn hoá dân tộc cho cộng đồng người Lào ở nước ngoài, góp phần
phát huy sức mạnh của văn hoá Lào, gắn bó với quê hương, đồng thời xây
dựng tình đoàn kết, hữu nghị với nhân dân các nước.
4.2.3. Giải pháp về thu hút, khai thác và sử dụng nguồn nhân lực
Một là, cần làm cho mọi người dân, mà trước hết là đối tượng cán bộ
đứng đầu trong cơ quan Đảng và bộ máy chính quyền địa phương, các ngành, tổ
chức, doanh nghiệp trong Thủ đô Viêng Chăn nhận thức rõ sự cần thiết phải thu
hút và sử dụng nhân tài có hiệu quả để từ đó có chính sách trọng dụng hợp lý.
Hai là, xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần cho
lao động có trình độ cao, thực hiện theo hướng:
- Thực hiện chế độ cấp học bổng tài năng và những hỗ trợ khác như: cung
cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi trong sử dụng thư viện, phòng thí nghiệm và
các thiết bị hiện đại cho những học sinh, sinh viên có nhiều triển vọng tài năng.
Miễn, giảm hoặc hoàn trả học phí cho những sinh viên khá, giỏi sau khi ra
trường tình nguyện về công tác tại địa phương, nông thôn.
- Ưu tiên tuyển dụng và bố trí những đối tượng là sinh viên giỏi, kỹ sư tài
năng theo đúng ngành nghề chuyên môn đào tạo, cải tiến chế độ quản lý nhằm
tạo điều kiện về thời gian, kinh phí và những điều kiện khác để họ được tiếp
nhận với các công nghệ, thiết bị, phương pháp hiện đại và tham gia vào các
chương trình đào tạo tài năng, các hoạt động nghiên cứu, hội thảo, trao đổi kiến
thức, kinh nghiệm với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
- Tăng các khoản phụ cấp để cải thiện và tiến tới nâng cao thu nhập cho
những cán bộ có trình độ cao về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp; có chính
sách cấp đất, bố trí nhà ở, phương tiện đi lại và các điều kiện khác để họ yên tâm
với cuộc sống và công việc, từ đó phát huy tối đa sức sáng tạo và sự cống hiến
tài năng của họ cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
148
- Tôn vinh của xã hội đối với các tài năng ngang tầm với vai trò và sự
cống hiến của họ cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong địa bản Thủ đô
Ba là, tổ chức sắp xếp lại cán bộ theo phương châm "dụng nhân như dụng
mộc", coi trọng nhân tài nhưng không xem nhẹ yếu tố nhân cách, phẩm chất đạo
đức, bằng việc: Rà soát và phân loại cán bộ theo các tiêu chí năng lực và đạo
đức; Bố trí cán bộ theo nguyên tắc bảo đảm những cương vị quan trọng phải
thuộc về những cán bộ tài, có đức thực sự, đồng thời thực hiện việc luân chuyển
và điều động cán bộ theo định kỳ.
Với việc sử dụng có hiệu quả nhất nhân lực hiện có và phát huy được
nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng
Chăn hiện nay là rất cấp bách. Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
đã qua đào tạo Đảng bộ và Chính quyền cần tạo điều kiện thuận lợi để nguồn
nhân lực có cơ hội làm việc. Tuỳ theo trình độ, khả năng của từng người mà
sử dụng nhân tài; phân công, bố trí công việc cho đúng người, đúng việc, đảm
bảo có sự dẫn dắt, kèm cặp và hỗ trợ, đặc biệt là lúc ban đầu. Việc phân công
hợp lý sẽ tạo động lực cho họ làm việc hiệu quả hơn, chất lượng công việc sẽ
tốt hơn và họ sẽ phát huy được thế mạnh, niềm đam mê cá nhân của họ.
Để tận dụng hết tiềm năng của nguồn nhân lực Thủ đô, Chính quyền
Thủ đô nên tạo điều kiện để đội ngũ này có cơ hội phát huy hết tiềm năng vào
phát triển đất nước, cần xây dựng và đổi mới chính sách sử dụng nguồn nhân
lực như, chính sách tiền lương, chế độ kiêm việc, kiêm chức... Đối với các
nhà khoa học, Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn nữa để nâng cao cơ sở vật chất
kỹ thuật hiện đại cho các viện nghiên cứu kinh tế - xã hội.
Cần tạo điều kiện để họ có thể giao tiếp khoa học trong và ngoài nước
rộng rãi. Thông tin là nguồn lực quan trọng nhất thúc đẩy động cơ sáng tạo. Cán
bộ khoa học là tầng lớp ưu tú trong cơ cấu nguồn nhân lực. Họ mang đầy đủ tính
chất nghề nghiệp của giới khoa học nên cần có mối quan hệ rất chặt chẽ với
đồng nghiệp trong và ngoài nước để nghiên cứu và sáng tạo [26, tr.130].
149
Trong các lĩnh vực kinh tế cần có chính sách hợp lý, để khai thác nguồn
lao động. Phần lớn nhân lực sau khi được đào tạo chuyên môn - nghề nghiệp
đều mong muốn muốn sống và làm việc ở Thành phố, ở các ngành có thu
nhập cao; các địa phương và các ngành có thu nhập thấp, nhất là trong lĩnh
vực nông nghiệp thiếu trầm trọng cán bộ có trình độ cao, chuyên gia kỹ thuật
giỏi. Tình hình đó gây nên sự mất cân đối nghiêm trọng trong phân bổ và sử
dụng và phát huy tài năng của trí thức trẻ, gây ra sự lãng phí lớn cả về vật chất
lẫn trí tuệ cũng như sự mất cân đối trong các lĩnh vực kinh tế. Do đó cần sử
dụng nhân tài, khai thác và sử dụng nhân tài của đất nước là vấn đề có ý nghĩa
to lớn trong việc phát huy tiềm năng sáng tạo của nhân tố con người. Ngoài
ra, cần có cách nhìn đúng đắn hơn về đội ngũ trí thức người Lào ở nước
ngoài, khai thác và sử dụng tiềm năng đội ngũ trí thức người Lào ở nước
ngoài vào phát triển đất nước là rất quan trọng.
Chính quyền Thủ đô nên tạo điều kiện để đội ngũ lao động chất lượng
cao có cơ hội phát huy hết tiềm năng vào phát triển đất nước; cần xây dựng và
đổi mới chính sách sử dụng nguồn nhân lực như chính sách tiền lương, chế độ
kiêm việc, kiêm chức…Nhà nước phải sửa lại chính sách cho hợp lý, khuyến
khích, sử dụng những tiềm năng này mới trở thành động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội.
Có chế độ sử dụng, kéo dài thời gian làm việc từ 5 năm, 7 năm, 10 năm
đến đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có trình độ cao; những người có
học vị tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư. Có ưu đãi tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ,
tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có học vị tiến sĩ, phó giáo sư,
giáo sư, có năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác.
4.2.4. Giải pháp nâng cao thể lực, chất lượng dân số, cải thiện môi
trường sống
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập
kinh tế quốc tế mà Đảng nhân dân cách mạng Lào đã đề ra, là con đường duy
150
nhất đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, từng bước tiến lên CNXH.
Để đảm nhiệm được những nhiệm vụ đó, chỉ có nguồn nhân lực, đặc biệt là
nguồn nhân lực chất lượng cao mới thực hiện thành công. Thủ tướng Chính
Phủ Thong Sỉnh Tham Ma Vông đã chỉ rõ:
Nguồn nhân lực của chúng ta còn hạn chế cả về số lượng và chất
lượng; tức là dân số còn ít, trình độ học vấn, lao động chuyên môn, lao
động kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo và năng lực sáng tạo chưa cao, chưa thực sự
cạnh tranh được trên thị trường trong nước và quốc tế [97, tr.6].
Thể lực của nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do vậy khi
xem xét các giải pháp nâng cao thể lực cho nguồn nhân lực, ta phải bắt đầu
từ việc chăm lo và chăm sóc sức khoẻ cho mọi người dân, giảm tỷ lệ mắc
bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ cho người dân, lập kế hoạch dân số
phù hợp và nâng cao chất lượng dân số, mức sống, độ trong sạch của môi
trường sống và làm việc, việc thực hiện chế độ lao động của các doanh
nghiệp, ý thức của người lao động về sức khoẻ… Để thực hiện được những
mong muốn trên CHDCND Lào nói chung và Thủ đô Viêng Chăn nói riêng
cần sử dụng một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao thể lực cho nguồn nhân
lực như sau:
Thứ nhất, về nâng cao thể lực: Vấn đề sức khoẻ là vốn quý nhất và
quan trọng nhất đối với mọi người và toàn xã hội. Tiếp tục củng cố và
hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, hệ thống các chính sách bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Hạ thấp tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng,
bảo vệ môi trường, nâng cao hiểu biết về dinh dưỡng và chăm sóc sức
khoẻ của bà mẹ mang thai chưa cao, cùng với trình độ phát triển y tế và
các dịch các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Cần tăng cường chăm sóc sức
khoẻ trẻ em ngày nay. Đây là cơ sở vững chắc để có những người lao
động khoẻ mạnh, có chất lượng cao trong tương lai. Muốn vậy cần phải
thực hiện một số biện pháp sau:
151
Huy động mọi nguồn lực từ bên ngoài và bên trong vào đầu tư mở
rộng, tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho người dân trên tất
cả các lĩnh vực, đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ em. Nâng cấp hệ thống cơ sở
vật chất cho tuyến huyện; chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ
khám chữa bệnh tiên tiến; nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế khám, chữa
bệnh cho nhân dân ở nội thành và ngoài thành, nhất là y tế cơ sở, y tế thôn
bản; củng cố và kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở, đảm bảo cung ứng đủ cơ số
thuốc phòng và chữa bệnh.
Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y học, nhất là đào tạo
cán bộ có chuyên môn cao, đào tạo bác sĩ theo địa chỉ, sơ tuyển nhằm đáp ứng
nhu cầu của nhân dân. Tăng vốn đầu tư nhà nước, đóng góp của nhân dân, sự
hỗ trợ và giúp đỡ của các tổ chức xã hội và tổ chức quốc tế… cho ngành y tế
và chăm sóc sức khoẻ người lao động.
Đảm bảo cung ứng đủ và chế độ dinh dưỡng hợp lý; có cơ chế bữa ăn,
phù hợp với từng lứa tuổi; tăng cường phòng và chống suy dinh dưỡng của
phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi. Đẩy mạnh phong trào tuyên truyền,
nâng cao kiến thức hiểu biết trong nhân dân về kiến thức, về dinh dưỡng, vệ
sinh thực phẩm, về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ để mỗi người, mỗi
gia đình tự biết chăm sóc và nâng cao sức khoẻ gia đình.
Để phát triển nguồn nhân lực bền vững, Thủ đô Viêng Chăn cần thực
hiện tốt các chính sách xã hội, thực hiện đẩy đủ đối với những gia đình có
công, người lao động nghèo và các đối tượng xã hội khác, đảm bảo sự công
bằng trong lĩnh vực y tế cho tất cả mọi người dân.
Thứ hai, về nâng cao chất lượng dân số: Với một nước ít dân như
CHDCND Lào hiện nay, tốc độ tăng dân số 2,2%/năm; dự báo đến năm 2020
dân số cả nước có khoảng 8,2 triệu người, trong đó lao động có khoảng 4,9
triệu người, nên cầu về lao động vẫn còn tăng trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội. Đối với Thủ đô Viêng Chăn, nếu có kế hoạch tăng dân số phù
152
hợp sẽ tạo động lực cho sự phát triển, cần rà soát lại trong việc xây dựng
chiến lược dân số - kế hoạch hoá gia đình một cách cụ thể hơn, thực hiện tốt
chương trình dân số, duy trì mức giảm sinh con thứ 4 để đảm bảo quy mô
dân số ổn định.
Tuyên truyền, giáo dục để người dân và người lao động có ý thức bảo
vệ sức khoẻ bản thân và gia đình; tăng cường rèn luyện sức khoẻ cá nhân với
ý thức cao về sức khoẻ, người lao động sẽ luôn tìm hiểu cách thức để phòng
chống bệnh tật. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hoá, văn nghệ,
thể dục thể thao cho người lao động. Xây dựng chế độ nghỉ phép, nghỉ dưỡng
hợp lý cho người lao động. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho thực hiện
các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, sức
khoẻ người lao động. Ngoài ngân sách nhà nước, cần phải huy động vốn từ
nhiều nguồn khác nhau, từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng,
đảm bảo đủ kinh phí cho công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình. Cần phải tạo
việc làm cho nhân dân, để tăng thu nhập từng bước nâng cao đời sống của
nhân dân Thủ đô.
Thứ ba, cải thiện môi trường sống: Hiện nay, dưới sự tác động của quá
trình CNH, HĐH nói chung và các dự án phát triển kinh tế - xã hội, các dự án
đầu tư nước ngoài,...cần phải xem xét, đánh giá tác động của nó đối với môi
trường sống. Kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư buộc các chủ dự án đầu tư
phải tuân thủ luật bảo vệ môi trường của nước nhà.
Ngăn chặn tận gốc tình trạng các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi
trường, trước hết là nguồn nước và không khí... đồng thời, cần đầu tư cho việc
xử lý các chất thải làm ô nhiễm môi trường, tạo lập môi trường sạch sẽ để
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
4.2.5. Giải pháp mở rộng hợp tác quốc tế phát triển nguồn nhân lực
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá hiện nay, Nhà nước cần phải tiếp
cận các chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới phù hợp với yêu cầu phát
153
triển, cần tăng cường, mở rộng sự phối hợp và hợp tác trong phát triển nguồn
nhân lực. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển nguồn
nhân lực có chất lượng.
Để giáo dục - đào tạo của Thủ đô theo kịp xu thế trên phải đẩy mạnh
hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế về phát triển nguồn nhân lực.
Đảng bộ và Chính quyền Thủ đô cần có nhận thức một cách đẩy đủ hơn, chủ
động hơn trong việc phát triển hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực
bằng các hình thức sau:
Một là, phải tổ chức thực hiện tốt và có hiệu quả chủ trương sử dụng
ngân sách và nguồn lực của Nhà nước trong việc đào tạo ở nước ngoài, nhất
là đối với một số ngành mũi nhọn. Tranh thủ các dự án của các tổ chức
quốc tế và nước ngoài về giáo dục, mở nhiều hình thức liên kết đào tạo với
nước ngoài, Nhà nước tăng cường kinh phí mở rộng qui mô đưa người đi
đào tạo ở nước ngoài, đồng thời khuyến khích đi học nước ngoài tự túc.
Thủ đô cần có cơ chế khuyến khích đầu tư nước ngoài xây dựng các cơ sở
đào tạo và chính sách thu hút các chuyên gia giỏi của nước ngoài, người
Lào ở nước ngoài về nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu, phát triển công
nghệ và phục vụ Tổ quốc.
Ngoài ra, để có nhanh nguồn nhân lực thạo nghề cần hợp tác đào tạo
giữa các doanh nghiệp ở các nước khác nhau đang đầu tư vào Thủ đô, tăng
cường gửi đi đào tạo, hợp tác nghiên cứu, làm việc ở nước ngoài theo con
đường các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đặc biệt là ở những lĩnh vực mà
Lào đang yếu, các lĩnh vực công nghệ cao và mới.
Hai là, tăng nhanh hơn nữa đầu tư cho giáo dục - đào tạo, nhằm tăng
điều kiện và cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển giáo
dục: kiên cố hoá trường học, kiểm tra chặt chẽ, nâng cao hiệu quả, chống lãng
phí trong đầu tư phát triển giáo dục. Trong quá trình đào tạo nghề phải đa
154
dạng hoá các hình thức đào tạo, sử dụng các chuyên gia nước ngoài bằng
chính sách trả lương cao để hợp tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.
Ba là, hợp tác với các nước trong phát triển nguồn nhân lực trình độ
cao đẳng, đại học và sau đại học. Cần phải đẩy mạnh hợp tác với các nước,
các tổ chức quốc tế về phát triển nguồn nhân lực dưới nhiều hình thức khác
nhau. Thông qua mối quan hệ giữa Bộ giáo dục và Thể thao, Bộ ngoại giao,
các đại sứ quán. Lãnh sự quán Lào ở nước ngoài và tại Lào điều tra, xác định
các cơ sở đào tạo có chất lượng nhất cho từng ngành nghề phù hợp với danh
mục mà Thủ đô có nhu cầu.
Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh, các thủ đô của các nước có cam kết
hợp tác với Thủ đô Viêng Chăn để gửi học sinh đến học tập với kinh phí ưu
đãi thông thường.
Bốn là, trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phải tranh thủ sự giúp đỡ
của các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước đối với
phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật. Cụ thể là đăng cai tổ chức
các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế, qua đó các nhà khoa học nước nhà có
thể nắm được các kết quả nghiên cứu khoa học mới, tiếp xúc, trao đổi kinh
nghiệm để tìm ra các xu thế phát triển cũng như tìm ra các nguồn tài trợ nước
ngoài cho công tác phát triển nguồn nhân lực có chất lượng.
Năm là, dựa vào các lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
để mở rộng giao lưu, trao đổi và hợp tác với các thủ đô của các nước trong
khu vực nhằm mở rộng, tăng cường hợp tác trong công tác đào tạo, tuyển
dụng nhân lực, có sự chuyển giao hợp tác về nhân lực giữa với các thủ đô của
các nước để điều tiết nhu cầu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Thủ đô cần xây dựng kế hoạch cụ thể về tăng cường hợp tác đào tạo,
nghiên cứu chuyển giao nhân lực thông qua các cơ ngoài giao của Lào ở nước
ngoài, các tổ chức phi chính phủ, qua các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt
155
động ở Thủ đô nói chung nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát
triển kinh tế - xã hội.
4.2.6. Giải pháp về chính sách huy động các nguồn lực cho đầu tư phát
triển nguồn nhân lực
Tăng mức đầu tư từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước, đầu tư cho các
cơ sở đào tạo và dạy nghề do Thủ đô quản lý, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho
các cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề trọng điểm; các cơ sở quy hoạch được nâng
cấp từ cao đẳng lên đại học và từ trung cấp lên cao đẳng và từ trung tâm dạy
nghề lên trường trung cấp nghề. Đồng thời hàng năm, dành một phần vốn
ngân sách để thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư các cơ sở đào
tạo, dạy nghề ngoài công lập…
Cần xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách nhà nước theo hướng tập
trung chỉ thực hiện các nhiệm vụ đào tạo và dạy nghề theo mục tiêu, ưu tiên
và thực hiện bình đẳng xã hội, đặc biệt chú trọng đến các hoạt động đào tạo,
dạy nghề trên địa bàn, địa phương nông thôn và đặc biệt đối với người dân tộc
thiểu số, hộ nghèo, hộ gia đình chính sách…
Để đảm bảo nhu cầu vốn cho nguồn nhân lực, cần huy động vốn từ
nhiều nguồn khác nhau. Huy động các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, từ
các doanh nghiệp, từ dân cư, nguồn vốn FDI, vốn ODA,…
Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, đào tạo, dạy nghề để huy
động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực. Các nguồn lực đó gồm: Từ ngân
sách nhà nước khoảng 60%. Trong đó: ngân sách Thủ đô khoảng 30%; các
chương trình dự án 20%; các nguồn ngân sách khác khoảng 10%; người học
đóng học phí khoảng 20%; doanh nghiệp, tổ chức, tư nhân sử dụng lao động
khoảng 20%...
Nhà nước, doanh nghiệp cần đầu tư thích đáng cho đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực. Nhà nước cần giành phần ngân sách thoả đáng cho đào tạo,
156
bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật và cả sự quan tâm đến giáo dục nâng cao
trình độ văn hoá để làm nền tảng, tri thức cơ sở cho phát triển nhằm tạo ra cho
tương lai nguồn lao động chất lượng cao. Doanh nghiệp trước và trong quá trình
sử dụng lao động cũng phải quan tâm đầu tư tài chính cho đào tạo, bồi dưỡng lao
động, phục vụ thiết thực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Cần tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo nghề, chú ý đến việc
đào tạo lại cho người lao động đang làm việc, nhằm giúp người lao động
thích ứng được yêu cầu mới và xu hướng phát triển mới trên thị trường lao
động. Cần chú trọng đầu tư ngân sách và có những chính sách, chế độ ưu
tiên hơn nữa cho các vùng nông thôn trên tất cả các lĩnh vực, nhất là trên
lĩnh vực giáo dục và đào tạo để khắc phục dần tình trạng mất cân đối về cơ
cấu, chất lượng nguồn nhân lực và trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa
các khu vực trong Thủ đô.
Cần có chính sách ưu đãi, miễn phí, giảm thuế cho các trường và cơ sở
dạy nghề; có chính sách khuyến khích giáo viên và các nhà nghiên cứu khoa
học và cần có quỹ tài trợ nghiên cứu khoa học - ứng dụng. Thực hiện tốt hơn
nữa chính sách thu hút, bố trí và sử dụng nhân tài. Phát hiện và đào tạo phải
gắn với sử dụng và trả lương thoả đáng cho đội ngũ cán bộ có năng lực
chuyên môn, có tầm nhìn chiến lược, có văn hoá, đạo đức, có năng lực quản
lý giỏi, kinh doanh giỏi, có tay nghề cao để từ đó thu hút, tập hợp họ làm việc,
cống hiến cho Thủ đô và cho Tổ quốc.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, huy động nguồn vốn đầu tư ; tranh
thủ và vận dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của Trung ương và các tổ chức quốc tế
trong việc phát triển nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật trường học…để tạo
tiền đề tốt hơn trong việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.
Tóm lại, xuất phát từ thực trạng và vấn đề đặt ra về nguồn nhân lực cho
phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn trong thời gian qua, trước
157
yêu cầu mới về khai thác, huy động và sử dụng các nguồn lực (đặc biệt là
nguồn lực con người) vào thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước và hội nhập quốc tế, Thủ đô cần có sự thay đổi căn bản và mạnh mẽ
về nhận thức, xác định đẩy đủ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nguồn
nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển.
Trên cơ sở đó, xác định rõ phương hướng và đề xuất những giải pháp
hữu ích nhằm đảm bảo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Giữa các giải pháp có mối quan hệ, tác
động qua lại với nhau nên khi thực hiện đòi hỏi phải đồng bộ và linh hoạt, có
như vậy mới phát huy được sức mạnh tổng hợp và đem lại hiệu quả cao trong
việc phát triển, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực trên địa bàn Thủ
đô, đáp ứng được một bộ phận lực lượng lao động có chất lượng cho phát
triển kinh tế - xã hội của Lào.
158
KẾT LUẬN
Trong ba nhân tố đóng vai trò quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội
của một quốc gia như vốn, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực thì nguồn
nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố hàng đầu của sự
phát triển, nhất là trong điều kiện hiện nay thế giới đang bước vào nền kinh tế
tri thức với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ. Nó có ý nghĩa đối với sự thành công của quá trình CNH, HĐH, là nhân
tố quyết định đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
Quá trình thực hiện đề tài luận án, tác giả đưa ra một số kết luận sau:
1. Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội là một bộ phận của
nguồn nhân lực quốc gia, có khả năng lao động của xã hội, bao gồm các nhóm
dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào quá trình lao động;
Đó là tổng hợp thể lực, trí lực, tâm lực… của một bộ phận lực lượng lao động
xã hội hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia vào
phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một địa phương nào đó.
2. Tiêu chí để đánh giá nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội
bao gồm: Tiêu chí đánh giá về số lượng, cơ cấu; chất lượng; kết quả đào tạo và
bồi dưỡng nguồn nhân lực; kết quả thu hút, sử dụng và trọng dụng nguồn nhân
lực. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực. Song yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp, toàn diện nhất đó là yếu tố đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.
3. Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
như: quyết định tăng trưởng kinh tế; quyết định sự phát triển lực lượng sản
xuất; là điều kiện quyết định sự thành công của CNH, HĐH đất nước; là động
lực để tiếp cận và phát triển kinh tế tri thức; là nhân tố thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động; là động lực để hội nhập
kinh tế quốc tế; góp phần củng cố quốc phòng an ninh. Do vậy, nguồn nhân
159
lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở CHDCND Lào nói chung, Thủ đô Viêng
Chăn nói riêng trở nên cần thiết khách quan.
4. Kinh nghiệm đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội
của một số quốc gia đã để lại những bài học kinh nghiệm bổ ích nhằm đảm
bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở CHDCND Lào nói
chung, Thủ đô Viêng Chăn nói riêng.
5. Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô
Viêng Chăn giai đoạn 2006 - 2013 đã đạt được những thành tựu nhất định.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực còn bộc lộ nhiều hạn chế như: chất lượng nguồn
nhân lực chưa cao, cơ cấu chưa hợp lý; công tác đào tạo, bồi dưỡng và thu
hút, sử dụng, trọng dụng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập… Điều này chủ
yếu là do các cấp, các ngành của Thủ đô chưa nhận thức đẩy đủ và sâu sắc
về vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội; cơ chế
quản lý kinh tế, môi trường kinh tế - xã hội ở Thủ đô chưa thực sự thuận
lợi cho phát triển nguồn nhân lực; đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực của
Thủ đô chưa thực sự được coi trọng và chưa đủ mức cần thiết... đặt ra
nhiều vấn đề cần giải quyết.
6. Để đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Thủ
đô trong bối cảnh hội nhập quốc tế cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trên
cơ sở quán triệt và thực hiện đẩy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng và
Nhà nước Lào về phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, phải tập trung thực
hiện 6 giải pháp: Nâng cao nhận thức về nguồn nhân lực; đổi mới, phát triển
toàn diện giáo dục đào tạo; thu hút, khai thác và sử dụng nguồn nhân lực;
nâng cao thể lực, chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống; mở rộng hợp
tác quốc tế đảm bảo nguồn nhân lực và chính sách huy động các nguồn lực
cho đầu tư đảm bảo nguồn nhân lực.
Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ là một phần nhỏ của vấn đề to lớn,
160
nên trong quá trình nghiên cứu đề tài, nội dung luận án đã làm rõ một số vấn đề
lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; đã phân
tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô
Viêng Chăn thời gian qua và đề xuất phương hướng, giải pháp đảm bảo nguồn
nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn thời gian tới.
Mặc dù, đã có nhiều cố gắng, do trình độ và ngôn ngữ có hạn, hạn chế
về số liệu thực tế ở Thủ đô, chắc chắn luận án không tránh khỏi các thiếu sót.
Tác giả luận án kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo,
các nhà khoa học, cán bộ chỉ đạo thực tiễn và đồng nghiệp để việc nghiên cứu
được hoàn thiện hơn.
163
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Sư Lao Sô Tu Ky (SUELAO SOTOUKY) (2013), "Giải pháp phát triển
nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở Thủ đô Viêng Chăn nước
CHDCND Lào", Tạp chí Giáo dục lý luận, (199).
2. Sư Lao Sô Tu Ky (SUELAO SOTOUKY) (2013), "Đào tạo nguồn nhân lực
có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở nước
CHDCND Lào", Tạp chí Lý luận chính trị & truyền thông, (7).
164
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Triệu Tuệ Anh, Lâm Trạch Viên (2004), Thiết kế tổ chức và quản lý
chiến lược nguồn nhân lực, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2002), Khoa học và Công nghệ Việt Nam
năm 2001, Hà Nội.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2004), Khoa học và Công nghệ Việt Nam
năm 2003, Hà Nội.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2005), Khoa học và Công nghệ Việt Nam
năm 2004, Hà Nội.
5. Mai Quốc Chính (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
6. Cục Thống kê Thủ đô Hà Nội (2011), Niên giám thống kê Thủ đô Viêng
Chăn năm 2011.
7. Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân
lực giáo dục đại học ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở
Việt Nam, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
9. Nguyễn Hữu Dũng (2005), Thị trường lao động và định hướng nghề
nghiệp cho Thanh niên, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban
Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 9, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
165
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 18, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 37, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Hội nghị lần thứ (sáu, bảy) Ban Chấp
hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành
Trung ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đỗ Công Đình (2005), "Nguồn nhân lực Việt Nam thực trạng và kiến
nghị", Tạp chí Cộng sản, (733).
19. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong
thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam.
20. Vương Quốc Được (1999), Xây dựng nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở
thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Thị Như Hà (2005), "Đầu tư nước ngoài với việc phát triển và
khai thác nguồn nhân lực Việt Nam", Tạp chí Lý luận chính trị, (4).
22. Phạm Minh Hạc, Vấn đề xây dựng con người và phát triển nguồn nhân
lực, trong sách "Con người: Văn hoá, quyền và phát triển" do PGS.
TS Mai Quỳnh Nam (Chủ biên).
23. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới,
Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX - 07, Hà Nội.
24. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục
vụ phát triển kinh tế- xã hội, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
25. Phạm Minh Hạc (2007) (Chủ biên), Phát triển văn hoá, con người và
nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
166
26. Trần Kim Hải (1999), Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH,
HĐH ở nước ta, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
27. Nguyễn Quang Hậu (2012), Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở tỉnh Phú Thọ, Luận án Tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành
Kinh tế phát triển, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
28. Nguyễn Huy Hiệp (2011), "Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng nhiệm vụ xây dung và bảo vệ Tổ quốc", Tạp chí
Lý luận chính trị, (4).
29. Dương Anh Hoàng (2008), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH,
HĐH ở Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ.
30. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm thông tin khoa
học, (2009), "Phát triển nguồn nhân lực - thách thức của thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế", Thông tin tư liệu chuyên đề, (4).
31. Đặng Thị Thanh Huyền (2001), Giáo dục phổ thông với phát triển chất
lượng nguồn nhân lực, những bài học thực tiễn từ Nhật Bản, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
32. Nguyễn Đắc Hưng (2005), Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển
đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Nguyễn Hải Hữu, Nguyễn Đình Cử và Sommad Phonesena (2011), Kỷ yếu
hội thảo khoa học quốc tế phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam và Lào,
giai đoạn 2001 - 2020, tập II, Nxb Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
34. Đoàn Văn Khải (2005), Nguồn nhân lực con người trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
35. Nguyễn Đình Kháng (2007), "Về vấn đề tiếp tục hoàn thiện thị trường
hàng hoá sức lao động ở Việt Nam", Bản tin những vấn đề kinh tế
chính trị học, (13/6).
167
36. Nguyễn Văn Khánh (Chủ biên) (2010), Xây dựng và phát huy nguồn lực
trí tuệ Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Bùi Thị Ngọc Lan (2002), "Vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc
phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng", Tạp chí Lý
luận chính trị, (6).
39. Lê Thị Ái Lâm (2002), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và
đào tạo ở một số nước Đông Á, kinh nghiệm đối với Việt Nam, Luận
án tiến sĩ kinh tế, Trung tâm khoa học và xã hội nhân văn quốc gia.
40. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và
đào tạo, kinh nghiệm Đông Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
41. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
42. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
43. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
44. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
45. Trương Giang Long và Trần Hoàng Ngân (Đồng chủ biên) (2011),
Những vấn đề kinh tế - xã hội trong cương lĩnh, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
46. Tăng Minh Lộc (2008), "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông
thôn", Tạp chí Cộng sản, (19).
47. Nguyễn Đình Luận (2005), "Nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, (14).
48. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
49. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
168
50. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội
51. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 46, phần II, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
52. Vũ Thị Phương Mai (2004), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
qua thực tiễn công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số nước", Tạp chí
Tổ chức Nhà nước, (11).
53. Phạm Văn Mợi (2008), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Hải
Phòng", Tạp chí Lý luận chính trị, (9).
54. Phạm Văn Mợi (2010), Giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học
công nghệ ở Hải Phòng phục vụ CNH, HĐH, Luận án tiến sĩ quản lý
kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
55. Đỗ Mười (1995), Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và xây
dựng đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh
tế tri thức, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh.
57. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở
Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
58. Phạm Công Nhất (2007), Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực
lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
59. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội,
Nxb Tư pháp, Hà Nội.
60. Trần Thị Nhung, Nguyễn Duy Dũng (Chủ biên) (2005), Phát triển
nguồn nhân lực trong các công ty Nhật Bản hiện nay, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
169
61. Nguyễn An Ninh (2010), Những nhân tố mới tác động đến triển vọng
của CNXH ở Việt Nam, (Sách tham khảo).
62. Đoàn Thị Minh Oanh (2011), "Xây dựng tư duy và lối sống của con
người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và
hội nhập quốc tế", Tạp chí Lý luận chính trị, (9).
63. Lê Dung Phong (2006), Nguồn lực và động lực phát triển, Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội.
64. Phùng Hữu Phú (Chủ biên) (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn
mới đặt ra trong tình hình hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
65. Nguyễn Văn Phúc (2007), "Mấy ý kiến về phát triển thị trường sức lao
động trình độ cao ở nước ta", Tạp chí Cộng sản, (4).
66. Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (Đồng chủ biên) (2012), Phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
67. Lê Văn Phục (2010), "Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao của một số nước trên thế giới", Tạp chí Lý luận chính trị, (6).
68. Quốc hội (2008), Bộ luật Lao động năm 2008.
69. Phạm Văn Quý, Trần Xuân Định (1998), "Nhân lực khoa học và công
nghệ", Tạp chí Hoạt động khoa học, (3).
70. Phạm Văn Quý (2005), Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân
lực phục vụ CNH, HĐH, Luận án tiến sĩ, Viện Kinh tế Việt Nam.
71. Trần Thị Như Quỳnh (2011), "Đội ngũ công nhân tri thức ở Thành
phố Hồ Chí Minh thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH", Tạp chí Lý luận
chính trị, (4).
72. Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo (2006), Quá trình đổi mới tư duy lý luận
của Đảng từ năm 1986 đến nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
170
73. Bùi Thị Thanh (2005), Phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông
Cửu Long đến năm 2020, Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh
tế, quản lý và KHHKTQD, trường Đại học Kinh tế.
74. Nguyễn Thanh (2001), Phát triển nguồn nhân lực và vai trò của giáo
dục - đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp
CNH, HĐH ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Trung tâm
Khoa học xã hội và nhân văn.
75. Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH
đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
76. Song Thành (2004), "Chiến lược nhân tài - một số vấn đề cấp bách
của Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập", Tạp chí Lý luận
chính trị, (8).
77. Vũ Bá Thế (2005), Phát huy nguồn lực con người để CNH, HĐH - kinh
nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
78. Nguyễn Thị Thơm (2006), Thị trường lao động Việt Nam - thực trạng và
giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
79. Thủ tướng Chính phủ (1996), Nghị quyết số 37/CP-TTg ngày
26/26/1996 về định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ
sức khoẻ nhân dân trong thời gian 1996 - 2000 và chính sách quốc
gia về thuốc của Việt Nam.
80. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (2011), Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày
19/4/2011 phê duyệt chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020.
81. Phạm Sỹ Tiến (2000), "Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho kỷ
nguyên kinh tế tri thức", Tạp chí Khoa học - Tổ quốc, (18/151).
82. Nguyễn Tiệp (2005), "Phát triển thị trường lao động nước ta các năm
2005-2010", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (7).
83. Nguyễn Tiệp (2005), "Tác động của WTO đối với phát triển nguồn nhân
lực Việt Nam", Tạp chí Lao động xã hội, (300).
171
84. Phan Quang Trung (2007), Thị trường sức lao động ở thành phố Đà
Nẵng, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
85. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực
tài năng - kinh nghiệm của thế giới, Nxb Thế giới, Hà Nội.
86. Nguyễn Kế Tuấn (2004), Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình
CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
87. Trần Minh Tuấn (2009), "Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ chính trị của Đảng và Nhà nước Lào tại Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh", Tạp chí Lý luận chính trị, (12).
88. Nguyễn Ngọc Tú (2012), Nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam
trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
89. Đỗ Thế Tùng (1996), Vấn đề lao động và việc làm, Trung tâm thông tin
tư liệu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
90. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn lực tài
năng, Nxb Thế giới, Hà Nội.
91. UNDP (2010), Báo cáo phát triển con người.
92. UNESCO, Tuần tin kinh tế xã hội - Trung tâm thông tin & Dự báo kinh
tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 5/2008.
93. Đào Quang Vinh (2006), Phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH,
NT, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
94. Viện Nghiên cứu con người (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam
một số lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
95. Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục - Trung tâm Nghiên cứu phát triển
nguồn nhân lực (2002), Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính
sách phát triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
172
Tài liệu tiếng Lào dịch sang tiếng Việt:
96. Ban Tổ chức Thủ đô Viêng Chăn (2010), Báo cáo tổng kết việc thực
hiện phát triển nguồn lực con người, học kỳ (2008 - 2010) và
phương hướng học kỳ (2010 - 2012).
97. Ban Tổ chức Trung ương Đảng nước CHDCND Lào (2002), Chiến lược
phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020.
98. Ban Tổ chức Trung ương Đảng nước CHDCND Lào (2007), tài liệu Đại
hội đánh giá việc thực hiện phát triển con người trong năm (2005 -
2006) và phương hướng (2007 - 2008) đối với 8 tỉnh miền Bắc, ngày
13 - 15, tháng 6/2007.
99. Ban Tổ chức Trung ương Đảng nước CHDCND Lào (2007), tài liệu Đại
hội đánh giá việc thực hiện phát triển con người trong năm (2005 -
2006) và phương hướng (2007 - 2008) đối với 9 tỉnh miền Trung và
Nam, ngày 7 - 9, tháng 8/2007.
100. Ban Tổ chức Trung ương Đảng nước CHDCND Lào (2007), tài liệu Đại
hội đánh giá việc thực hiện phát triển con người trong năm (2007 -
2008) và phương hướng (2008 - 2009).
101. Ban Tổ chức Thủ đô Viêng Chăn (2010), Tổng kết 35 năm Thủ đô Viêng
Chăn, Nxb Lào Uniprint.
102. Ban Tổ chức Thủ đô Viêng Chăn (2013), Tổng kết thực hiện công tác tổ
chức, xây dựng - bồi dưỡng cán bộ của Thủ đô 5 năm 2006 - 2010
và phương hướng 2011 - 2015.
103. Bộ Giáo dục - Đào tạo và thể thao nước CHDCND Lào (2008), Chiến
lược cải cách nền giáo dục quốc gia đến 2006 - 2015.
104. Bộ Giáo dục - Đào tạo và thể thao nước CHDCND Lào (2013), Tổng kết
việc phát triển giáo dục - đào tạo từng kỳ học từ 2005, 2006, 2007,
2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 và xu hướng phát triển nền
giáo dục quốc gia đến năm 2020. Viêng Chăn.
173
105. Bộ Kế hoạch và đầu tư và Liên hiệp quốc (2006), Thương mại quốc tế
và phát triển nguồn nhân lực, (Báo cáo về phát triển con người ở
CHDCND Lào), tập 3, Nxb Tổ chức Liên hiệp quốc.
106. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Liên hiệp quốc (2009), Tạo công an việc làm
và cuộc sống (Báo cáo về phát triển con người ở CHDCND Lào),
tập 4, Viêng Chăn.
107. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Liên hiệp quốc (2009), Tạo công an việc làm và
cuộc sống, (Báo cáo việc phát triển con người), tập 4, Viêng Chăn.
108. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng thế giới (WB) (2006), Tổng kết
đánh giá tình hình nghèo đói ở CHDCND Lào, tập 1, Nxb Ngân
hàng thế giới.
109. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng thế giới (WB) (2006), Tổng kết
đánh giá tình hình nghèo đói ở CHDCND Lào, tập 2, Nxb Ngân
hàng thế giới.
110. Bộ Kế hoạch và Đầu tư CHDCND Lào (2007), Báo cáo việc khảo sát
các đơn vị doanh nghiệp tại Lào năm 2005.
111. Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội CHDCND Lào (2010), Báo cáo Tổng
kết việc thực hiện phát triển lao động và thương binh xã hội 5 năm
từ 2006 - 2010 lần thứ nhất và phương hướng 5 năm từ 2011 - 2015.
112. Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội nước CHDCND Lào (2010), Chiến lược
phát triển lực lượng lao động từ năm 2011 - 2020.
113. Bộ Tài chính Lào (2010), Báo cáo tổng kết năm 2010.
114. Cay Sỏn Phôm Vi Hản (1985), Tuyển tập, tập 1, Nxb CHDCND Lào.
115. Cay Sỏn Phôm Vi Hản (1987), Tuyển tập, tập 2, Nxb CHDCND Lào.
116. Cay Sỏn Phôm Vi Hản (2005), Tuyển tập, tập 4, Nxb CHDCND Lào.
117. Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2001), Báo cáo thống kê
Lào năm 2001.
174
118. Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2005), Báo cáo thống kê
Lào năm 2005.
119. Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2010), Báo cáo thống kê
Lào năm 2010.
120. Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2011), Báo cáo thống kê
Lào năm 2011.
121. Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2012), Báo cáo thống kê
Lào năm 2012.
122. Cục Thống kê Thủ đô Viêng Chăn (2000), Niên giám thống kê Thủ đô
Viêng Chăn 2000.
123. Cục Thống kê Thủ đô Viêng Chăn (2005), Niên giám thống kê Thủ đô
Viêng Chăn 2005.
124. Cục Thống kê Thủ đô Viêng Chăn (2008), Niên giám thống kê Thủ đô
Viêng Chăn 2008.
125. Cục Thống kê Thủ đô Viêng Chăn (2010), Niên giám thống kê Thủ đô
Viêng Chăn 2010.
126. Cục thống kê Thủ đô Viêng Chăn (2012), Niên giám thống kê Thủ đô
Viêng Chăn năm 2012.
127. Cục thống kê Thủ đô Viêng Chăn (2013), Niên giám thống kê Thủ đô
Viêng Chăn năm 2013.
128. Đảng bộ Bộ Giáo dục - Đào tạo (2010), Đại hội lần thứ VII.
129. Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn (2011), Tổng kết thực tiễn quá trình phát
triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ từ năm từ năm 2005 - 2011 của
Thủ đô Viêng Chăn.
130. Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn (2012), Tổng kết việc thực hiện chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2012.
131. Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn (2013), Tổng kết thực hiện quá trình phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2012 - 2013.
175
132. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1986), ''Văn kiện đại biểu toàn quốc
lần thứ VI", Nxb Tạp chí A Lun Mai, Lào.
133. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1996), "Văn kiện đại biểu toàn quốc
lần thứ VI", Nxb Tạp chí A Lun Mai, Lào.
134. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2001), "Văn kiện đại biểu toàn quốc
lần thứ VII", Nxb Tạp chí A Lun Mai, Lào.
135. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2006), "Văn kiện đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII", Nxb Tạp chí A Lun Mai, Lào.
136. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), "Văn kiện đại biểu toàn quốc
lần thứ IX", Nxb Tạp chí A Lun Mai, Lào.
137. Đại học Quốc gia Lào (2013), Báo cáo thống kê từ 2000-2013.
138. Đệt Tạ Kon Phi La Phăn Đệt (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo
chủ chốt các bản, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong thời kỳ từ
năm cách mạng hiện nay, Luận án tiến sĩ lịch sử, Hà Nội.
139. Khăm Phả Phim Ma Sỏn (2010), Xây dựng đội ngũ công chức quản lý
Nhà nước về kinh tế ở Tỉnh BoLyKhămSay CHDCND Lào, Luận án
tiến sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
140. Quốc hội CHDCND Lào (1991), Hiến pháp Nước CHDCND Lào.
141. Quốc hội CHDCND Lào (2007), Bộ luật Lao động năm 2007.
142. Quốc hội CHDCND Lào (2003), Hiến pháp Nước CHDCND Lào, Bản
sửa đổi mới.
143. Sở Giáo dục và Thể thao Thủ đô Viêng Chăn (2011), Tổng kết việc tổ
chức thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục Thủ đô trong thời kỳ
2005 - 2010 và kế hoạch phát triển giáo dục trong thời kỳ từ năm 5
năm lần thứ VII (2011-2015).
144. Sở Giáo dục và Thể thao Thủ đô Viêng Chăn (2012), Tổng kết thực hiện
kế hoạch phát triển giáo dục trong kỳ học 2011-2012.
176
145. Sở Giáo dục và Thể thao Thủ đô Viêng Chăn (2013), Tổng kết thực hiện
kế hoạch phát triển giáo dục trong kỳ học 2012 - 2013.
146. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn (2004), Báo cáo quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn từ năm
2005 - 2010 của Thủ đô Viêng Chăn.
147. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn (2004), Báo cáo quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
148. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn (2010), Báo cáo tổng kết
năm 2010.
149. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn (2010), Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội trong 5 năm lần thứ VII (2011 - 2015) của Thủ đô.
150. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn (2012), Tổng kết quá trình
phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2012.
151. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn (2013), Tổng kết quá trình
phát triển kinh tế - xã hội 2012 - 2013.
152. Sở Lao động và Phúc lợi xã hội Thủ đô Viêng Chăn (2009), Tổng kết
vệc tổ chức thực hiện công tác lao động và thương binh xã hội thời
kỳ từ năm 2008 - 2009 và phương hướng 2009 - 2010.
153. Sở Lao động và Phúc lợi xã hội Thủ đô Viêng Chăn (2010), Tổng kết
vệc tổ chức thực hiện công tác lao động và thương binh xã hội trong
5 năm lần thứ VI (2006 - 2010) và phương hướng 5 năm lần thứ VII
(2011 - 2015).
154. Sở Lao động và Phúc lợi xã hội Thủ đô Viêng Chăn (2012), Tổng kết vệc
tổ chức thực hiện công tác lao động và thương binh xã hội thời kỳ từ
năm 2011 - 2012.
155. Sở Lao động và Phúc lợi xã hội Thủ đô Viêng Chăn (2013), Tổng kết
vệc tổ chức thực hiện công tác lao động và thương binh xã hội thời
kỳ từ năm 2012 - 2013
177
156. Sở Lao động và Phúc lợi xã hội, Trung tâm phát triển Tay nghề Thủ đô Viêng
Chăn (2013), Tổng kết thực hiện kế hoạch đào tạo năm học 2000 - 2013.
157. Sở Lao động và Phúc lợi xã hội, Trường dạy nghề Viêng Chăn - Hà Nội
(2013), Tổng kết thực hiện kế hoạch học tập từ năm 2005-2013.
158. Sở Y tế Thủ đô Viêng Chăn (2007), Tổng kết thực hiện công tác y tế
trong 5 năm từ 2001 - 2005 và kế hoạch (2006 - 2010 - 2020).
159. Sở Y tế Thủ đô Viêng Chăn (2010), Báo cáo về sức khoẻ sinh sản của bà
mẹ và trẻ em, phòng chống, kế hoạch hoá gia đình từ năm 2005 -
2010 của Thủ đô.
160. Sở Y tế Thủ đô Viêng Chăn (2010), Tổng kết thực hiện công tác y tế
trong 5 năm từ 2006 - 2010 và kế hoạch (2011 - 2015).
161. Uỷ ban Tổ chức Trung ương Đảng khoá V, CHDCND Lào (1994), Nghị
quyết đại hội toàn quốc lần thứ 7 về phát triển nguồn lực con người ở
CHDCND Lào.
162. Xỉ Tha Lườn Khăm Phu Vông (2005), Vai trò của chính sách xã hội đối
với việc phát huy nhân tố con người ở Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ
triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
163. Appleton and Balihutta (1996), Education and agriculture productivity:
Evidences from Uganda, Journal of International development.
164. ADB (2005), "Labor market in Asean: Promoting full, productive and
decent employment", Manila, Philipines,
165. Birdsall, Ross D. & Sabot R (1995), Inequality and growth reconsider,
The World Bank Economic Review, (3),
166. Becker (1981), A Treatise on the Family. Cambridge, Mass: Harvard
University Press.
178
167. David Begg, Stanley Fischer & Rudiger Dornbusch (1995), Kinh tế học,
tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
168. F. Harbison (1993), Educational Planning and Human Resource
Development, 1968 Naohiro Ogawa; Gavin W. Jones; Jeffrey G.
Williamson, Human resources in development along the Asian -
Pacific Rim.
169. F. Harbison (1968), Educational Planning and Human Resource Development.
170. Helliwell, J. F. Putnam; R. D (2007), Education and social capital;
Eastern Economic Journal 33 (1).
171. Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững tại Johannesberrg
(Cộng hoà Nam Phi), (2002).
172. Krueger, Alan B. and Lindahl, Mikael (1999), Education for Growth in
Sweden and the World.
173. Nadler & Nadler (1990), The Handbook of human resource development
1-3; New York: John Wiley.
174. Naohiro Ogawa; Gavin W. Jones; Jeffrey G. Williamson (1993), Human
resources in development along the Asian - Pacific Rim.
175. Schultz W. Theodore (1990), The Economic Value of Education,
Columbia University Press, New York and London.
176. WB, WB.org.vn.
177. WB (2000), World development Indicators, Oxford, London.
178.
179. UNDP (1995), World Development Report.
180. Mario Baldassarri, Luigi Paganetto and Edmun S. Phelps (1994),
International Differences in Growht Rates, St. Martin’s Press.
181. Willinam Easterly (2009), Truy tìm căn nguyên tăng trưởng, Nxb Lao
động - xã hội, Hà Nội.
179
182. World Bank (1993), The east Asian Miracle: economic growth and
Public policy.
183. Paul Moris (1996), Asian’s four little dragons a comparision of the role
of education in their development.
184. ADB: Asean Development Bank (1990), tái bản (1991): Human
Resource policy and economic development.
185. ADB: Asean Development Bank (2005), study of professionals Asean
Development Bank.
186. Landanov and Pronicov (1991): Selection and management of employees
in Japan.
187. Bushmarrin (2002): Eager intellectual labor in countries with marketing
economic.
188. Christian Batal (2002): Human Resource Management in Public sector.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sulao_la_4331.pdf