Luận án đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng nhân lực tại các
DNDL ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế ở một số khía cạnh như: về
số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực. Từ đó làm rõ những kết quả đạt
được, những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó. Luận án khẳng định
những hạn chế xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau: Thiếu sự quan
tâm của Đảng, Nhà nước và UBND Tỉnh đối với PTNLDL; Nguồn lực đầu
tư cho phát triển nhân lực của các DNDL còn hạn chế; Nhận thức của bản
thân người lao động còn hạn chế; Chế độ đãi ngộ và chính sách lương
thưởng của các DNDL chưa phù hợp; Cơ sở vật chất và nội dung đào tạo
chưa đáp ứng yêu cầu của sự PTNLDL trong hội nhập quốc tế.
174 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng động, hòa nhã với “văn hóa hành vi” luôn đúng
mực giữa tất cả các thành viên trong doanh nghiệp và khách hàng. Đây là
một trong những điều kiện để khuyến khích nhân viên có thái độ làm việc
tích cực và giữ chân được lao động giỏi.
Ba là, tăng cường các chính sách kích thích tinh thần cho nhân lực.
Các chính sách động viên trong thực hiện nhiệm vụ đã nêu cụ thể ở
phần giải pháp trên; đây cũng là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao ý
thức lao động, đạo đức và tác phong của nhân lực.
4.3.4. Các doanh nghiệp du lịch cần thực hiện các giải pháp nhằm
thu hút, phân bổ và sử dụng hợp lý đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp
Con người chính là chủ thể của hoạt động du lịch và kinh doanh du
lịch. Trong điều kiện nguồn nhân lực hiện nay của du lịch Ninh Bình, để tạo
138
được “cú hích” cho ngành du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh, đáp ứng mục tiêu mà Nghị quyết 15-NQ/TƯ của Ban chấp
hành Đảng bộ tỉnh đề ra thì cần thiết phải xây dựng và ban hành các chỉnh
sách ưu đãi hoặc biệt đãi nhằm thu hút, phân bổ và sử dụng nhân lực tại các
DNDL về làm du lịch trên địa bàn Ninh Bình.
Thứ nhất, về thu hút nhân lực tại các DNDL.
Đối tượng thu hút là các nhân tài trong các lĩnh vực kinh doanh du
lịch như quản lý, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, lữ hành...; các đầu bếp
giỏi, các nghệ nhân, chuyên gia trong du lịch,... ở trong nước hoặc kiều bào
ở nước ngoài, thậm chí có thể là người nước ngoài. Vì vậy, để thu hút, đặc
biệt là thu hút nhân lực có chất lượng cao, các chính sách thu hút nên đa
dạng, linh hoạt và mềm dẻo, tuỳ theo khả năng và vị trí sử dụng của đối
tượng có thể là ưu đãi hay biệt đãi về cơ sở vật chất, chế độ làm việc, lương
bổng,... hay các nhu cầu khác phù hợp lợi ích của cả hai bên. Cụ thể:
(1) Hoàn thiện chính sách lương, thưởng, phúc lợi:
Đối với người lao động tiền lương là mối quan tâm hàng đầu, là nguồn
thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao mức sống của họ. Vì vậy, để tiền
lương thực sự phát huy được vai trò, là đòn bẩy cho tạo động lực, khi xây
dựng chế độ trả lương, DNDL tỉnh Ninh Bình phải đảm bảo tuân thủ đúng
nguyên tắc: trả lương thỏa đáng và công bằng giữa các cá nhân trong tổ
chức; Tiền lương phải đảm bảo được cuộc sống tối thiểu cho người lao
động; Tốc độ suất lao động tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân
để đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, các DNDL tỉnh
Ninh Bình cần có những biện pháp để hoàn thiện chính sách lương, thưởng,
phúc lợi nhằm giữ chân người lao động có tây ghề cao:
+ Cần phải nghiên cứu những yếu tố quyết định và tác động đến
lương, thưởng. Các yếu tố này bao gồm môi trường của doanh nghiệp, thị
139
trường lao động, bản thân nhân viên và bản thân công việc. Để đảm bảo đưa
ra được mức lương có tính cạnh tranh trên thị trường lao động, các DNDL
tỉnh Ninh Bình cần phải khảo sát lương trên thị trường, chi phí sinh hoạt,
thảo luận với công đoàn, phân tích khung cảnh xã hội, môi trường kinh tế và
khung cảnh pháp lý. Bản thân nhân viên cũng là một yếu tố quan trọng khi
sắp xếp lương. Ngoài ra, trước bối cảnh lạm phát của nước ta trong những
năm gần đây, các DNDL cần phải điều chỉnh mức lương phù hợp theo mức
thăng trầm và xu hướng biến động của nền kinh tế. Việc điều chỉnh này cần
phải kịp thời theo mức lương đang thịnh hành trong xã hội, đảm bảo chi phí
sinh hoạt cần thiết cho người lao động và phù hợp với khả năng chi trả của
các DNDL. Nhưng quan trong nhất là phải đảm bảo cho hệ thống trả lương
được khách quan và khoa học. Nhờ vào bảng phân tích và mô tả công việc,
DNDL sẽ đánh giá thực hiện công việc. Sau đó, có thể dùng các phương
pháp so sánh thống kê công làm việc cho từng người lao động để đưa ra một
hệ thống trả lương phù hợp công bằng.
+ Việc hoàn thiện hệ thống trả lương cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, phải trả đảm bảo bằng
mức lương tối thiểu, phù hợp với giá cả sinh hoạt tại thời điểm hiện tại,
tránh tình trạng bình quân đều.
+ Cần tăng cường việc tập huấn bồi dưỡng, hướng dẫn và nâng cao
kiến thức cho đội ngũ nhân sự phụ trách công tác tiền lương của các DNDL.
Các nội dung tập huấn tập trung vào việc cách xây dựng hệ thống thang
bảng lương, cách trả lương, cách tính lương
+ Hoàn thiện các hình thức trả lương theo thời gian và theo sản phẩm.
Trong đó, đối với hình thức trả lương theo thời gian cần tính đến hiệu quả và
mức độ phức tạp của công việc. Đối với hình thức trả lương sản phẩm cần
tính đến ý số lượng và chất lượng lao động của cá nhân trong tổ.
140
Bên cạnh tiền lương, tiền thưởng là khoản thu nhập chủ yếu của người
lao động, có tác dụng tạo động lực, giữ chân và nâng cao năng suất lao động.
Do vậy, đây là một loại kích thích vật chất có tác dụng tích cực đối với
người lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến động lực làm việc. Vì vậy, trong
thời gian tới, để động viên trong làm việc của người lao động, các DNDL
cần hoàn thiện chính sách đãi ngộ (thưởng) cho người lao động theo nguyên
tắc: Chế độ thưởng phải hợp lý, công bằng, rõ ràng; Thưởng phải tạo động
lực làm việc cho người lao động và phải dựa trên thành tích và sự phấn đấu
của người lao động; Tiền thưởng phải kịp thời, xứng đáng với sự cố gắng
của người lao động.
Ngoài ra, các DNDL cũng cần chú ý đến các khoản phúc lợi cho
người lao động. Các khoản phúc lợi như: Chế độ bảo hiểm y tế, xã hội (phúc
lợi bắt buộc); Các khoản phúc lợi vật chất như tiền thưởng các ngày lễ, hiếu
hỷ, sinh nhật, thai sản(phúc lợi không bắt buộc).
(2) Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc:
Đánh giá thực thi công việc được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và
chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ
so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó
với người lao động. Đây là cơ sở quan trọng để cải thiện thực hiện công việc
của người lao động và giúp cho người quản lý có thể đưa ra được các quyết
định nhân sự đúng đắn như đào tạo và phát triển, thù lao, thăng tiến, kỷ
luậtnếu đánh giá kết quả thực thi nhiệm vụ càng chính xác càng kích
thích người lao động làm việc, tăng lòng tin của người lao động với doanh
nghiệp vì thế tạo động lực của người lao động nâng cao năng suất lao động,
hiệu quả làm việc của người lao động, tăng sự gắn bó của người lao động
với doanh nghiệp. Để đánh giá thực hiện công việc trở thành công cụ tạo
động lực làm việc cho người lao động, DNDL tỉnh Ninh Bình cần phải xây
141
dựng cho mình một hệ thống đánh giá chính thức, công khai tới từng người
lao động, hệ thống đánh giá phải khoa học và rõ ràng.
(3) Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho người
lao động
Đánh giá chung về việc thực hiện công tác này, hiện nay về cơ bản có
những nội dung các DNDL tỉnh Ninh Bình làm khá tốt, tuy nhiên một số nội
dung chưa thực sự được quan tâm như: số đông lao động trực tiếp cảm thấy
khó chịu vì tiếng ồn, không gian làm việc chưa tốt, chế độ làm việc nghỉ
ngơi bất hợp lý, bầu không khí lao động trong tập thể không thân thiện. Vì
vậy, các DNDL tỉnh Ninh Bình cần tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp,
hấp dẫn, tiện lợi và an toàn hơn:
+ Các DNDL tỉnh Ninh Bình cần đảm bảo chế độ làm việc nghỉ ngơi
hợp lý để người lao động có thể hồi phục sức lao động sau thời gian làm
việc mệt mỏi và sẽ không chán nản công việc; Cần cân đối quyền lợi của
doanh nghiệp với quyền lợi của người lao động về chế độ thời giờ làm việc
và nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật. Về thời giờ làm việc, vào những
tháng cao điểm, công việc nhiều, các DNDL tỉnh Ninh Bình cần trao đổi với
người lao động về thời gian nghỉ ngơi và lợi ích họ đạt được.
+ Các DNDL nên xây dựng chính sách mở cho người lao động tham
gia vào việc xây dựng tổ chức, việc này tạo nên tính dân chủ cao trong việc
kích thích người lao động góp ý trong công tác xây dựng, tạo cho người lao
động thấy mình được quan tâm đến trong tổ chức.
+ Xây dựng mối quan hệ thân thiết, bình đẳng giữa những người lao
động trong doanh nghiệp nhằm mục đích tạo nên một tập thể quan tâm, đoàn
kết giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, tính công bằng đối với các nhân viên
trong doanh nghiệp, từ đó tạo nên một tập thể đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau
nhằm đưa các DNDL tỉnh Ninh Bình phát triển lớn mạnh hơn và ngày càng
142
phát triển trên thị trường. Các DNDL tỉnh Ninh Bình nên tổ chức nhiều cuộc
gặp gỡ, trao đổi, giao lưu văn hóa văn nghệ, hoạt động thể thao, để qua đó
giúp mọi người xích lại gần nhau hơn.
- Lãnh đạo các DNDL tỉnh Ninh Bình, các trưởng phòng ban, tổ
trưởng cần có cách giao tiếp, ứng xử, phong cách làm việc hợp lý với vị trí
mình đang đảm nhận, không nên quá cứng nhắc, mà phải thông qua cách
làm việc của mình nói cho nhân viên của mình thấy phải làm việc như thế
nào. Một nguyên tắc là người lãnh đạo phải hòa mình, sống cùng với tập thể
thì mới tạo được niềm tin, tạo ra được sự thân thiện - không có khoảng cách
giữa người lãnh đạo và nhân viên.
Thứ hai, về phân bổ và sử dụng nhân lực trong các DNDL.
Để phân bổ và phân công hiệu quả nhân lực trong các DNDL trong
thời kỳ hội nhập cần đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, phân công lao
động trong các DNDL nhằm nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ.
DNDL cần quan tâm một số nội dung sau:
- Trước hết cần nghiên cứu nội dung công việc để xây dựng bản mô tả
và bản tiêu chuẩn thực thi công việc. Bản mô tả công việc cần ngắn gọn, xúc
tích và bao gồm thông tin về nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, điều kiện
thực hiện công việc, các mối quan hệ và các vấn đề có liên quan đến thực
hiện một công việc cụ thể. Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc liệt kê tất cả
các tiêu chí phản ánh các yêu cầu về số lượng và chất lượng của sự hoàn
thành các nhiệm vụ được ghi trong bản mô tả công việc. Công tác phân tích
công việc cần tiến hành theo định kỳ để xem xét lại tính chất công việc, nếu
có sự biến đổi lớn cần xây dựng lại các bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn
thực hiện công việc cho phù hợp với thực trạng của DNDL.
- Trên cở sở bản mô tả và tiêu chuẩn công việc, căn cứ vào tình hình
lao động thực tế mà lãnh đạo DNDL có thể phân công bố trí lao động hợp lý.
143
Song song đó việc đánh giá cũng thực hiện dễ dàng. Sau một thời gian làm
việc, để giảm bớt sự nhàm chán trong lao động, có thể làm giàu thêm công
việc bằng cách giao cho lao động một số công việc khác có mức độ phức tạp
cao hơn. Sự đa dạng trong công việc sẽ tạo cho lao động tích lũy kinh
nghiệm, trau dồi năng lực và tạo điều kiện phát triển cho lao động.
- Trên cơ sở nghiên cứu tâm tư nguyện vọng, kiến thực chuyên môn,
sở trường của lao động, cần xây dựng phương án thay đổi vị trí làm việc cho
lao động bằng cách luân phiên công việc cho người lao động để cho họ thử
sức mình với các cấp độ công việc khác nhau, để từ đó tìm ra những công
việc phù hợp với sở trường của mình.
4.3.5. Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các tổ chức
đoàn thể, ban lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động về phát triển
nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trong hội nhập quốc tế
Theo thuyết hành vi, nhận thức là yếu tố quyết định đến hành động.
Khi các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, ban lãnh đạo doanh nghiệp
và người lao động nhận thức rõ việc nâng cao chất lượng nhân lực, những
yêu cầu, những đòi hỏi về kiến thức, thái độ và kỹ năng của nhân lực tại các
DNDL trong hợp tác quốc tế thì sẽ chủ động, tích cực trong việc xây dựng,
tìm kiếm các giải pháp và nguồn lực để phát triển đội ngũ nhân lực đáp ứng
yêu cầu đặt ra và ngược lại.
Chính vì vậy, để nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các tổ
chức đoàn thể, ban lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động về phát triển
nhân lực tại các DNDL trong hội nhập quốc tế thì trong giai đoạn trước mắt
cần tập trung chuẩn hóa các chức danh nhân lực tại các DNDL về tên gọi,
yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng xử lý các tình huống trong làm việc, đạo
đức nghề nghiệp...theo hướng chuẩn quốc tế.
Tiếp theo, cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các
ngành và đoàn thể về PTNLDL tại các DNDL, thay đổi nhận thức và hành vi
144
của các tổ chức đào tạo, dạy nghề du lịch và ban lãnh đạo các DNDL theo
hướng tăng cường độc lập, tụ chủ và hoạt động thích nghi với thị trường lao
động, đẩy mạnh liên kết. Đồng thời, cần tích cực tuyên truyền cho người
dân, định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong việc lựa chọn ngành nghề,
lựa chọn trường đào tạo về du lịch uy tín và chất lượng cho phát triển. Tuyên
truyền trong dân cư về PTNLDL tại các DNDL trong điều kiện phát triển
nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Mỗi địa phương, mỗi
DNDL của tỉnh nên xây dựng đề án tạo việc làm, trong đó chú trọng tạo việc
làm thông qua du lịch, tại các đô thị, khu công nghiệp và phân bố lại lao
động giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn; hỗ
trợ đào tạo và hướng dẫn tự tạo việc làm thông qua phát triển các DNDL vừa
và nhỏ; đào tạo tay nghề để khôi phục, phát triển nghề cổ truyền tạo điểm
tham quan du lịch và sản xuất hàng lưu niệm bán cho khách...vv.
Để thực hiện thành công các giải pháp nêu trên đòi hỏi phải giữ vững
ổn định chính trị, quốc phòng an ninh được đảm bảo, kinh tế - xã hội tiếp tục
được phát triển, nhận thức và đời sống nhân dân được nâng lên, cơ sở hạ
tầng được củng cố, hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh được hoàn
thiện, nội lực của ngành du lịch nói chung DNDL nói riêng tăng cường tính
tự lực tự cường cùng vươn lên hợp tác và phát triển,
145
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển chung đất nước, với những chính sách khuyến
khích hội nhập và phát triển, du lịch Ninh Bình đã có những phát triển nhẩy
vót. Hình ảnh về du lịch Ninh Bình đã đã được khẳng định trên nhiều thị
trường du lịch trong nước và quốc tế. Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch
cũng như doanh thu du lịch tăng mạnh. Điều này đòi hỏi lớn về nhu cầu
nhân lực tại các DNDL trong bối cảnh hội nhập. Do đó, phát triển nhân lực
tại các DNDL trong bối cảnh hội nhập quốc tế là một trong những ưu tiên
hàng đầu hiện nay của tỉnh, để nâng cao năng lực cạnh tranh, sản xuất của
mỗi doanh nghiệp, góp phần phát triển du lịch theo hướng bền vững. Tuy
nhiên, đây là vấn đề phức tạp, cần có sự phân tích sâu sắc về cả mặt lý luận
và thực tiễn để tìm lời giải tối ưu cho bài toán này, góp phần thúc đẩy phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Vì vậy, luận án đã
làm sáng tỏ được các vấn đề cơ bản:
1. Luận án làm rõ một số vấn đề lý luận về nhân lực tại các DNDL;
Luận giải quan niệm, vai trò, nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh
hưởng đến nhân lực tại các DNDL trong hội nhập quốc tế. Trong đó tác giả
luận án đã khẳng định: Nhân lực tại các DNDL trong hội nhập quốc tế, là
toàn bộ lực lượng lao động của DNDL được đặc trưng bởi quy mô, cơ cấu
và chất lượng của những con người cụ thể với năng lực của mình tham gia
vào quá trình sản xuất kinh doanh, vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.
2. Luận án nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia như Thái
Lan, Singapore, Nhật Bản và kinh nghiệm của một số địa phương trong
nước như của thành phố Đà Nẵng, tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Quảng Ninh về phát
triển nhân lực tại các DNDL trong hội nhập quốc tế. Từ đó, rút ra 03 bài học
kinh nghiệm có giá trị tham khảo bổ ích đối với tỉnh Ninh Bình về phát triển
146
nhân lực tại DNDL trong hội nhập quốc tế là: Coi trọng công tác giáo dục,
đào tạo nhân lực du lịch; Chú trọng nâng cao chất lượng nhân lực du lịch;
Hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phát triển nhân lực du lịch.
3. Luận án đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng nhân lực tại các
DNDL ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế ở một số khía cạnh như: về
số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực. Từ đó làm rõ những kết quả đạt
được, những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó. Luận án khẳng định
những hạn chế xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau: Thiếu sự quan
tâm của Đảng, Nhà nước và UBND Tỉnh đối với PTNLDL; Nguồn lực đầu
tư cho phát triển nhân lực của các DNDL còn hạn chế; Nhận thức của bản
thân người lao động còn hạn chế; Chế độ đãi ngộ và chính sách lương
thưởng của các DNDL chưa phù hợp; Cơ sở vật chất và nội dung đào tạo
chưa đáp ứng yêu cầu của sự PTNLDL trong hội nhập quốc tế.
4. Căn cứ vào dự báo nhu cầu nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh
Bình trong hội nhập quốc tế, để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, luận án đã đưa ra 05 quan điểm phát triển nhân lực tại các DNDL ở
tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế. Đồng thời, luận án đã đề xuất 05
nhóm giải pháp nhằm phát triển nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình
trong hội nhập quốc tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là: (1) Xây
dựng quy hoạch và hoàn thiện công tác dự báo nhu cầu nhân lực tại các
doanh nghiệp du lịch; (2) Hoàn thiện cơ chế, chính sách vĩ mô nhằm phát
triển nhân lực tại các DNDL; (3) Các doanh nghiệp du lịch cần xây dựng và
thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực của doanh
nghiệp; (4) Các doanh nghiệp du lịch cần thực hiện các giải pháp nhằm thu
hút, phân bổ và sử dụng hợp lý đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp; (5)
Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, ban
147
lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động về phát triển nhân lực tại các
DNDL trong hội nhập quốc tế.
Vấn đề nhân lực tại các DNDL trong hội nhập quốc tế luôn là những
vấn đề đòi hỏi tính lý luận và thực tiễn rất cao. Việc đề xuất các giải pháp
nhằm phát triển nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập
quốc tế mang tính đặc thù và gặp phải những khó khăn nhất định với việc
nghiên cứu, khảo sát của tác giả còn hạn chế. Mặc dù tác giả đã có nhiều nỗ
lực, cố gắng để hoàn thành luận án, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Tác giả mong nhận được chỉ dẫn, góp ý của các nhà khoa học, chuyên
gia và những người quan tâm đến chủ đề nghiên cứu của luận án.
148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lương Chiêu Tuấn (2015), “Nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển
kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí Công Thương, (9),
tr.5-9.
2. Lương Chiêu Tuấn (2015), “Ninh Bình: Giải pháp phát triển du lịch trong
thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Công Thương, (10), tr.82-84.
3. Lương Chiêu Tuấn (2015), “Thực trạng và tiềm năng phát triển kinh tế du
lịch ở tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí Kinh tế & Quản lý, (13), tr.38-42.
4. Lương Chiêu Tuấn (2015), “Giải pháp phát triển kinh tế du lịch bền vững ở
tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí Kinh tế & Quản lý, (14), tr.31-33.
5. Lương Chiêu Tuấn (2015), “Vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế -
xã hội ở Việt Nam thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Công Thương, (16), tr.92-93.
6. Lương Chiêu Tuấn (2018), “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực du lịch
của một số địa phương và những gợi ý cho tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí Kinh
tế và Dự báo, (26), tr.67-69.
7. Lương Chiêu Tuấn (2019), “Nâng cao chất lượng nhân lực tại các doanh
nghiệp du lịch tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (02), tr.52-55.
8. Lương Chiêu Tuấn (2019), “Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế”, Tạp chí
Kinh tế và Dự báo, (12), tr.23-26.
149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1. Ban Cán sự Đảng tỉnh Ninh Bình (2018), Thực hiện Kết luận số 04/KL-
BCSĐ ngày 09/01/2018 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 12-
NQ/BCSĐ ngày 15/2/2017 về tăng cường công tác quản lý nhà nước
về du lịch và quản lý quy hoạch, khai thác có hiệu quả để phát triển
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Ninh Bình.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2009), Nghị quyết số 15-NQ/TU
về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,
Ninh Bình.
3. Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình (2017), Kết luận số 03-KL/TU ngày
26/6/2017 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày
13/7/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030, Ninh Bình.
4. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Ninh Bình (2016), Ninh Bình đẩy mạnh phát triển
du lịch theo hướng bền vững, Ninh Bình.
5. Đào Thị Kim Biên (2012), Phát triển nguồn nhân lực cho ngành kinh tế du
lịch Vĩnh Phúc, Luâṇ án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
6. Nguyễn Thế Bình (2009), Nguồn nhân lực để phát triển du lịch Ninh Bình:
Thực trạng và giải pháp, Đề tài cấp tỉnh, Ninh Bình.
7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2008), “Đào tạo nhân lực ngành du lịch
theo nhu cầu xã hội”, Hội thảo quốc gia lần thứ nhất, Thành phố Hồ
Chí Minh.
8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), “Đào tạo nhân lực du lịch theo nhu
cầu xã hội”, Hội thảo quốc gia lần thứ hai, tại Hà Nội.
9. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực
ngành du lịch giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
150
10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Du lịch Việt Nam: Thực trạng và
giải pháp phát triển, Báo cáo chuyên đề, Hà Nội.
11. Bộ Y tế (1997), Quyết định số 1613/BYT-QĐ của Bộ Y tế về việc ban hành
Tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ để khám tuyển, khám định kỳ cho
người lao động, Hà Nội.
12. Ung Thị Nhã Ca (2015), “Thực trạng chất lượng đào tạo nhân lực du lịch
trình độ đại học tại trường Đại học Tây Đô và khả năng đáp ứng thị
trường du lịch ở thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học.
13. Hoàng Văn Châu (2009), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho
hội nhập kinh tế - vấn đề cấp bách sau khủng hoảng", Tạp chí Kinh tế
đối ngoại, (38).
14. Phùng Đức Chiến (2008), “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch: Nhìn từ yêu
cầu thực tiễn”, Tạp chí Tài chính du lịch.
15. Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình (2017), Niên giám thống kê năm 2017, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
16. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2017), Niên giám thống kê năm 2007
đến 2016, Nxb Thống kê, Đà Nẵng.
17. Nguyễn Mạnh Cường (2015), Vai trò chính quyền địa phương cấp tỉnh
trong phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Ninh Bình, Luận án tiến sĩ
Kinh tế chính trị, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
18. Diễn đàn Kinh tế thế giới - WEF (2017), Báo cáo năng lực cạnh tranh du
lịch toàn cầu năm 2017, Hà Nội.
19. Du lịch Việt Nam (2016), Thực trạng và các giải pháp phát triển nguồn
nhân lực du lịch Việt Nam, tại trang
giai-phap-phat-trien-nguon-nhan-luc-du-lich-viet-nam, [truy cập ngày
05/10/2018]
20. Trần Kim Dung (2011), Giáo trình quản trị nguồn nhân lực, Nxb Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
151
21. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt
Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
22. Đại học Nha Trang (2012), Phát triển nhân lực chất lượng cao phục vụ
phát triển bền vững ngành du lịch Khánh Hòa trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Khánh Hòa.
23. Nguyễn Văn Đính (2008), “Đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội -
Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết”, Tạp chí Phát triển kinh tế.
24. E. Wayne Nafziger (1998), Kinh tế học các nước đang phát triển, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
25. Geoffrey B.Hainsworth, Nolwen Henaff, Jean - Yves Martin (2001), Lao
động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới, Nxb
Thế giới, Hà Nội.
26. Nguyễn Sơn Hà (2016), "Đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay", Tạp
chí Văn hóa Nghệ thuật, (382).
27. Trần Thanh Hà (2012), Đào tạo nhân lực ngành Du lịch tỉnh Quảng Bình,
Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
28. Trần Sơn Hải (2010), Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch khu vực
Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ Quản lý
hành chính công, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
29. Trần Quang Hảo (2008), "Đâu là điều kiện cần thiết đế phát triển nguồn
nhân lực du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam.
30. Phạm Thị Thu Hằng (2008), Doanh nghiệp Việt Nam 2007, Lao động và
phát triển nguồn nhân lực 2008, Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI), Hà Nội.
31. Nguyễn Thanh Hội (2002), Quản lý nhân sự, Nxb Thống kê, Hà Nội.
32. Tô Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Trung (2010), "Phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao cho ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010 -
2020", Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, (96).
152
33. Nguyễn Thị Thúy Hường (2016), “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Việt Nam trong cộng đồng ASEAN”, Tạp chí Giáo dục.
34. Đoàn Văn Khái (2005), "Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam", Tạp chí Lý luận chính trị.
35. KYNA.VN (2011), Những kỹ năng mềm cần thiết cho người lao động Việt
Nam, tại trang [truy cập ngày 15/5/2018].
36. Trần Thị Hồng Lan (2011), 'Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch
bền vững ở thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã
hội Đà Nẵng.
37. Nguyễn Thị Hồng Lâm, Nguyễn Kim Anh (2016), "Kinh nghiệm phát
triển kinh tế du lịch ở một số nước và gợi ý cho Việt Nam", Tạp chí
Thông tin Khoa học xã hội, (12).
38. Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam Bộ, Hệ tiêu chí đánh giá chất
lượng nguồn lao động, tại trang
tieu-chi-danh-gia-chat-luong-nguon-lao-dong.html, [truy cập ngày
20/10/2018].
39. Lê Thị Mỹ Linh (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ
Kinh tế lao động, Hà Nội.
40. Bùi Sỹ Lợi (2002), Phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010, Luận án tiến sĩ
Kinh tế học, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
41. Trần Văn Long (2011), “Đào tạo nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập
và phát triển", Tạp chí Khoa học Giáo dục.
42. Trần Văn Long (2016), Quản lý đào tạo của các trường cao đắng du lịch
đáp ứng nhu cầu nhu cầu cho các doanh nghiệp khu vực đồng bằng
Bắc Bộ, Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học giáo dục
Việt Nam, Hà Nội.
153
43. Nguyễn Văn Lưu (2014), Phát triển nguồn nhân lực du lịch yếu tố quyết
định sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
44. C. Mác, Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia.
45. Vũ Đức Minh (2004), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
nhân lực của các doanh nghiệp du lịch nhà nước trên địa bàn thành
phố Hà Nội trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, Luậṇ án
Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Thương mại, Hà Nội.
46. Lục Bội Minh (1996), Quản lý khách sạn hiện đại, Nxb Thượng Hải, Viện
nghiên cứu phát triển du lịch và Nxb Chính trị quốc gia dịch và xuất
bản, Hà Nội.
47. Phạm Thanh Nga (2017), Nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty cổ
phần xi măng VICEM Hoàng Mai, Luận văn thạc sỹ kinh tế trường
Đại học Vinh, Nghệ An.
48. Phạm Thành Nghị (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
49. Trọng Lê Nghĩa (2011), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thời hội
nhập”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật.
50. Nguyễn Thanh Nghiên (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Bùi Thị Minh Nguyệt (2013), "Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại
vườn quốc gia Tam Đảo", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm
nghiệp, (2).
52. Hoàng Thị Ánh Nguyệt (2015), "Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh
Đồng Tháp", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (5).
53. Phạm Công Nhất (2008), "Nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu
đổi mới và hội nhập quốc tế", Tạp chí Cộng sản, (7/151).
54. Hoàng Phê (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
154
55. Nguyễn Thế Phong (2010), Phát triển nhân lực trong các doanh nghiêp
nhà nước kinh doanh nông sản khu vực phía Nam, Luận án tiến sĩ
Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ
Chí Minh.
56. Nguyễn Văn Phúc, Mai Thị Thu Hồng (2012), Khai thác và phát triển tài
nguyên nhân lực Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57. Nguyễn Thị Mai Phương (2015), "Phát triển nhân lực tại tập đoàn kinh
tế: Khái niệm, nội dung và chỉ tiêu đánh giá", Tạp chí Lý luận
chính trị, (10).
58. Nguyễn Thị Phi Phượng (2013), "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du
lịch tỉnh An Giang", Tạp chí Văn hóa lịch sử An Giang, (3).
59. Nguyễn Vinh Quang (2012), Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
du lịch lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức
thương mại thế giới (WTO), Luận án tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội.
60. Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Văn Điềm (2012), Giáo trình quản trị nhân
lực, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
61. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật doanh
nghiệp số 68/2014/QH13, Hà Nội.
62. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Du lịch
số 09/2017/QH14, ngày 19/6/2017, Hà Nội.
63. Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình (2017), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Ninh Bình.
64. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng (2017), Kết quả
hoạt động ngành văn hóa, thể thao và du lịch từ năm 2000 đến
2017, Đà Nẵng.
65. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa (2017), Kết quả hoạt
động ngành văn hóa, thể thao và du lịch từ năm 2000 đến 2017,
Khánh Hòa.
155
66. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh (2017), Kết quả hoạt
động ngành văn hóa, thể thao và du lịch từ năm 2016, Quảng Ninh.
67. Nguyễn Văn Sơn (2007), 'Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri
thức", Tạp chí Triết học, số 9 (196).
68. Bùi Thị Tám (2012), Thực trạng, nhu cầu và định hướng liên kết đào tạo
nguồn nhân lực du lịch cho vùng duyên hải miền Trung, Kỷ yếu Hội
thảo khoa học Liên kết đào tạo nguồn nhân lực các tỉnh Duyên hải
miền Trung, Thừa Thiên Huế.
69. Lưu Thanh Tâm (2015), "Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận
trong giai đoạn 2015 - 2020", Tạp chí Phát triển và Hội nhập,
số 22 (32).
70. Trần Đức Thanh (1998), Nhập môn khoa học Du lịch, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
71. Lê Thị Thảo (2012), "Thu hút sử dụng và phát triển nhân lực trong doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay: Thách thức và giải pháp", Tạp chí Kinh tế
và quản lý, (1).
72. Hồ Bá Thâm (2012), Nhân lực chất lượng cao: Quan niệm và nhu cầu hiện
nay. Liên hệ với trường hợp tỉnh Lâm Đồng, tại trang
[truy cập ngày 2/8/2018].
73. Nguyễn Hữu Thân (2008), Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự, Nxb Lao
động xã hội, Hà Nội.
74. Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện
đại hóa - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Nxb Lao động,
Hà Nội.
75. Nguyễn Xuân Thiên, Hà Minh Tuấn (2016). Kinh nghiệm phát triển du lịch
của Thái Lan và một số gợi ý đối với Việt Nam, Trường Đại học Kinh
tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
156
76. Văn Tất Thu (2011), "Nhân tài và những vấn đề cơ bản trong sử dụng,
trọng dụng nhân tài", Tạp chí Tổ chức nhà nước, (1).
77. Vũ Văn Thực (2016), Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực ngành ngân
hàng, Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 26 (36).
78. Lê Thị Thanh Thủy và cộng sự (2014), "Phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh
Phú Thọ", Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 12, (2).
79. Nguyễn Quốc Tiến (2011), “Công tác đào tạo nguồn nhăn lực du lịch vùng
trung du miền núi Bắc Bộ và những câu hỏi cần được giải đáp”, Tạp
chí Khọc học và Công nghệ.
80. Phạm Quốc Trụ (2014), Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, Học viện Ngoại giao, Hà Nội.
81. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2009), Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày
17/7/2009 về việc thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030, Ninh Bình.
82. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), Tổ chức điều phối vùng các
tỉnh Duyên hải miền Trung (2012). Liên kết đào tạo nguồn nhân lực
các tỉnh Duyên hải miền Trung, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Thừa
Thiên Huế.
83. Trần Thị Hồng Việt (2012), "Phát triển nhân lực chất lượng cao cho thủ đô
Hà Nội", Tạp chí Kinh tế và phát triển, (8).
84. William J.Rothwell, Robert K.Prescott, Crummer, Maria W.Taylor (2010),
Chuyển hóa nguồn nhân lực, Nxb Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
85. Đỗ Văn Xê, Lê Hồng Ân (2009), "Giải pháp phát triển du lịch Tiền
Giang", Tạp chí Khoa học, (12), tr.336-345.
86. Phan Thị Thanh Xuân (2008), Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển
nhân lực ngành da - giầy Việt Nam giai đoạn đến 2015, tầm nhìn
2020, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Công thương, Hiệp hội
Da - Giầy Việt Nam, Hà Nội.
157
* Tài liệu tham khảo Tiếng Anh
87. Dennis Dickson (2007), Human Resource Management for the hospitality
and tourism industries, London, New York: Routledge.
88. Edgell Sr, D.L (2016), Managing Sustairable tourism: A legacy for
the future.
89. Greg G. Wang and Judy Y. Sun (2009), Perspectives on Theory Clarifying
the Boundaries of Human Resource Development, Human Resource
Development International, Volume 12, Number 1, Feb, tr.93-103.
90. Greg Richards, Derek Hal (2000), Tourism and sustainable community
development, Routledge, NY.
91. Janne J.Liburd, Deborah Edwards (2010), UnderStanding the Sustaỉnable
Development of Tourism.
92. Jim Stewart và Graham Beaver (2004), Human resouch Development in
Small Organisations Research and practice.
93. Karl W. Deutsch, Political Community and the North Atlantic Area,
Princeton, N.J., Princeton University Press, 1957; Xem Karl W.
Deutsch and all, France, Germany, and the Western Alliance: A Study
of Elite Attitudes on European Integration and World Politics, New
York, Scribner’s, 1967.
94. Kelly, DJ (2001), Dual Perceptions of HRD: Issues for Policy: SME’s,
Other Constituencies, and the Contested Definitions of Human
Resource Development, Human Resource Development Outlook,
Pacific Economic Cooperation Council Development Task Force
2000-2001, pp. 53-68.
95. Martin Oppermann, Kyex-Sung Chon (1997), Tourism in Developing
Countries.
96. Paul F.J Eagles, Stephen F.McCool and Christopher D.Haynes (2002),
Sustainabỉe Tourism in Protected Areas.
158
97. Ruos, E. J alfare, L (2013), Sus tainable Tourism as Driving force for
cultural Hertage Sistes Development.
98. Soh, J.K, (2008), Human resource development in the tourism sector in
Asia, Perspective in Asia leisure and tourism, Vol 1, Article?.
99. Stokey, Nancy; Robert Lucas; and Edward Prescott (1989), Recursive
Methods in Economic Dynamics, Harvard University Press.
100. Theodore A. Couloumbis & James H. Wolfe, Introduction to International
Relations: Power & Justice, Englewood Cliffs, New Jersey, Prentice-
Hall, 1986, Carl J. Friedrich, Trends of Federalism in Theory and
Practice, New York, Praeger.
101. Yasuhiko INOUE (2004), The source source and the power source of the
Members of the Members of the Members of Vietnam, Japan.
159
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH
Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Bản xin ý kiến cán bộ quản lý, lãnh đạo trong các doanh nghiệp du lịch
Xin chào Anh/Chị!
Tôi là nghiên cứu sinh chuyên ngành Kinh tế Chính trị của Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh. Tôi đang thực hiện một nghiên cứu về đánh giá thực trạng nhân lực tại
các DNDL tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế, qua đó đề xuất định hướng và giải pháp
để phát triển nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình nhằm thực hiện chiến lược phát
triển ngành du lịch của tỉnh. Tôi rất mong Anh/Chị dành chút ít thời gian để trả lời một số
câu hỏi sau đây theo quan điểm cá nhân của anh/chị. Tôi cam kết tất cả các thông tin liên
quan đến các anh/ chị sẽ tuyệt đối bảo mật.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý anh/ chị. Tôi xin chân thành cảm ơn!.
PHẦN I: MỘT SỐ THÔNG TIN CÁ NHÂN:
Xin Anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin bằng cách tích [x] hoặc [v] vào các câu hỏi
dưới đây:
Họ và tên:................................ Chức vụ.
1. Giới tính: Nam Nữ
2. Tuổi:
Dưới 25 tuổi Từ 25-35tuổi
Từ 35-45 tuổi Trên 45 tuổi
3. Trình độ học vấn:
Phổ thông
Trung cấp, cao đẳng Đại học trở lên
4. Doanh nghiệp:
5. Bộ phận làm việc: .................................................................................................................
6. Trình độ đào tạo:
(1) Chuyên ngành đào tạo: ..............................................................................................
(2) Quản lý: .....................................................................................................................
(3) Trình độ ngoại ngữ: ...................................................................................................
(4) Số năm làm cán bộ quản lý:.......................................................................................
160
PHẦN II: CÁC THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP
VÀ NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP
1. Các lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh:
Khách sạn/nhà nghỉ Nhà hàng ăn uống
Vận tải du lịch Bán hàng lưu niệm du lịch
Hoạt động vui chơi giải trí Tour du lịch trọn gói
Lĩnh vực khác:
2. Lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất từ năm 2010 đến nay:
Khách sạn/nhà nghỉ Nhà hàng ăn uống
Vận tải du lịch Bán hàng lưu niệm du lịch
Hoạt động vui chơi giải trí Tour du lịch trọn gói
Lĩnh vực khác:
3. Lĩnh vực doanh nghiệp sẽ được ưu tiên phát triển trong định hướng phát triển của doanh
nghiệp đến các mốc năm 2025, 2030:
Khách sạn/nhà nghỉ Nhà hàng ăn uống
Vận tải du lịch Bán hàng lưu niệm du lịch
Hoạt động vui chơi giải trí Tour du lịch trọn gói
Lĩnh vực khác:
4. Loại hình nhân lực nào dưới đây có trong doanh nghiệp của Anh/Chị:
Lễ tân Nhân viên chế biến món ăn
Phục vụ buồng Hướng dẫn viên du lịch
Phục vụ bàn, bar Nhân viên lữ hành, đại lý du lịch
Quản lý
Nhân viên khác:
Theo Anh/Chị nhân lực như vậy có phù hợp không?
Có phù hợp Không phù hợp
5. Số lượng lao động có trong doanh nghiệp của Anh/Chị có đảm bảo phục vụ số lượng du
khách hiện tại không?
Đảm bảo Không đảm bảo Không biết
Ý kiến khác:
6. Mức độ áp dụng nhân lực từ 2010 đến nay có đảm bảo khả năng hoạt động của doanh
nghiệp không?
Đảm bảo hoạt động tốt Không tốt
Trung bình Gây khó khăn
Nguyên nhân:
161
7. Đến năm 2025 doanh nghiệp của Anh/Chị có nhu cầu tuyển dụng thêm nhân sự không?
Có nhu cầu Không có nhu cầu Không biết
Lý do: .
8. Dự báo nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp Anh/Chị đến năm 2030?
Tăng mạnh Tăng nhẹ Ổn định Không biết
9. Doanh nghiệp Anh/Chị dự kiến đạt bao nhiêu % trình độ đội ngũ từ cao đẳng trở lên về
các mặt ở các gian đoạn:
Năm 2020: Trình độ chuyên môn............ % Trình độ ngoại ngữ..............%.
Trình độ tin học......................% Nghiệp vụ, kỹ năng..............%
Năm 2025: Trình độ chuyên môn............ % Trình độ ngoại ngữ...............%.
Trình độ tin học......................% Nghiệp vụ, kỹ năng..............%
Năm 2030: Trình độ chuyên môn............ % Trình độ ngoại ngữ..............%
Trình độ tin học......................% Nghiệp vụ, kỹ năng.............%
10. Nguồn tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp Anh/Chị chủ yếu từ nguồn nào?
Từ nước ngoài Từ các trường ĐH, CĐ, TCCN
Lao động từ các cơ quan doanh nghiệp khác Lao động tại địa phương
11. Mức độ đáp ứng của các nguồn nhân lực về số lượng, chủng loại?
Đủ Gần đủ Thiếu Thiếu nhiều
12. Chính sách thu hút lao động bằng cách?
Cho cơ hội thăng tiến Chọn vị trí làm việc phù hợp Lương Thưởng
Ý kiến khác..................................................................................................................
13. Bố trí sắp xếp lao động trong doanh nghiệp Anh/Chị?
Theo chuyên môn đào tạo Theo kinh nghiệm Theo năng lực
Ý kiến khác.....................................................................................................................
14. Thu nhập bình quân/lao động/tháng, năm của doanh nghiệp?
Từ 1 đến 2 triệu Trên 2 triệu đến 3 triệu Trên 3 triệu đến 4 triệu
Trên 4 triệu đến 5 triệu Trên 5 triệu đến 6 triệu Trên 6 triệu
15. Cơ chế quản lý, sử dụng lao động của doanh nghiệp Anh/Chị?
Quản lý hành chính Theo công việc được giao Theo hợp đồng
Ý kiến khác.....................................................................................................................
16. Phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp hiện tại và đến 2025 sẽ ưu tiên loại hình nào?
Học tập tại các khu DL, Trung tâm mạnh Cử cán bộ học tập tại nước ngoài
Học tập trong nước Đào tạo tại chỗ
Ý kiến khác.....................................................................................................................
17. Phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp hiện tại và đến 2030 sẽ ưu tiên loại hình nào?
Học tập tại các khu DL, Trung tâm mạnh Cử cán bộ học tập tại nước ngoài
Học tập trong nước Đào tạo tại chỗ
Ý kiến khác................................................................................................................
162
18. Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động
trong doanh nghiệp có đáp ứng yêu cầu công việc quản lý/kinh doanh không?
Đáp ứng rất tốt Đáp ứng tốt Đáp ứng trung bình Chưa đáp ứng
19. Ý thức trách nhiệm với công việc của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp Anh/Chị?
Rất cao Cao Bình thường Thấp Kém
20. Phẩm chất đạo đức của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp Anh/Chị?
Rất tốt Tốt Bình thường Thấp Kém
21. Thái độ với nghề nghiệp của lao động tại doanh nghiệp Anh/Chị?
Rất yêu thích Yêu thích Bình thường Không thích
22. Mức độ yên tâm làm việc của lao động tại doanh nghiệp Anh/Chị?
Rất yên tâm Yên tâm Không yên tâm Rất lo lắng
23. Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ lao động của doanh nghiệp Anh/Chị?
Rất mạnh Mạnh Bình thường Yếu
24. Những hạn chế cơ bản về chất lượng đội ngũ lao động hiện nay của doanh nghiệp
Anh/Chị?
Trình độ chuyên môn đào tạo Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học
Kỹ năng thực hành nghề nghiệp Ý thức trách nhiệm Trình độ tin học
2.5. Các yếu tố có ảnh hưởng đến lao động của doanh nghiệp Anh/Chị?
Vấn đề tuyển dụng lao động Trình độ ngoại nBố trí, sử dụng lao động
Lương và chính sách đãi ngộ
Yếu tố khác....................................................................................................................
26. Vấn đề trình độ đào tạo và trình độ ngoại ngữ có được đưa vào giải pháp phát triển nguồn
nhân lực của doanh nghiệp không?
Có đưa vào giải pháp Không đưa vào giải pháp
27. Các hình thức đào tạo doanh nghiệp xác định để phát triển nguồn nhân lực có trình độ ?
Đào tạo mới Đào tạo lại Tập huấn, bồi dưỡng Kết hợp các hình thức
28. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để phát triển nguồn nhân lực có trình độ của doanh
nghiệp?
Đào tạo chuyên sâu Đào tạo nâng cao Bồi dưỡng nghiệp vụ
29. Đề xuất của doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo về liên kết đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực hiện nay và thời gian sắp tới là gì?
Nâng cao chất lượng đào tạo Nâng cao khả năng thực hành
Nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học Đào tạo chuyên sâu một số ngành
Mở rộng quy mô liên kết đào tạo Giữ nguyên quy mô hiện nay
Giảm quy mô xuống Không cần liên kết đào tạo
Ý kiến khác.....................................................................................................................
163
30. Theo Anh/Chị để phát triển nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình nhằm thực hiện chiến
lược phát triển ngành du lịch của tỉnh thì cần thực hiện những giải pháp gì? (Xin ghi rõ)
..
..
..
..
31. Đề xuất của Anh/Chị để phát triển nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình nhằm thực
hiện chiến lược phát triển ngành du lịch của tỉnh thì cần thực hiện những giải pháp gì? (Xin
ghi rõ)
(1) Đối với Nhà nước:
..
..
(2) Đối với Chính quyền địa phương:
..
..
(3) Đối với các doanh nghiệp du lịch:
..
..
(4) Đối với người lao động:
..
..
Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị!
164
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH
Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Bản xin ý kiến người lao động trong các doanh nghiệp du lịch
Xin chào Anh/Chị!
Tôi là nghiên cứu sinh chuyên ngành Kinh tế Chính trị của Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh. Tôi đang thực hiện một nghiên cứu về đánh giá thực trạng nhân lực tại các
DNDL tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế, qua đó đề xuất định hướng và giải pháp để phát
triển nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình nhằm thực hiện chiến lược phát triển ngành du
lịch của tỉnh. Tôi rất mong Anh/Chị dành chút ít thời gian để trả lời một số câu hỏi sau đây
theo quan điểm cá nhân của anh/chị. Tôi cam kết tất cả các thông tin liên quan đến các anh/
chị sẽ tuyệt đối bảo mật.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý anh/ chị. Tôi xin chân thành cảm ơn!.
Xin Anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin bằng cách tích [x] hoặc [v] vào các câu hỏi
dưới đây:
Họ và tên:....................................... Chức vụ.
Giới tính: Nam Nữ
Tuổi:
Dưới 25 tuổi Từ 25-35tuổi
Từ 35-45 tuổi Trên 45 tuổi
1. Trình độ học vấn:
Đã tốt nghiệp THPT Chưa tốt nghiệp THPT
- Đào tạo về du lịch:
Chưa qua đào tạo về nghiệp vụ du lịch Đã qua đào tạo về nghiệp vụ du lịch
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
Đại học trở lên Trung cấp
Cao đẳng Sơ cấp Chưa qua sơ cấp
2. Doanh nghiệp: .
3. Bộ phận làm việc:
Lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động kinh:
Khách sạn/nhà nghỉ Nhà hàng ăn uống
Vận tải du lịch Bán hàng lưu niệm du lịch
Hoạt động vui chơi giải trí Tour du lịch trọn gói
Lĩnh vực khác:
165
4. Hiện Anh/Chị đang làm công việc gì? Có đúng lĩnh vực chuyên môn hay không?
- Công việc đang làm ở doanh nghiệp:
Lễ tân Phục vụ buồng Phục vụ bàn, bar
Nhân viên chế biến món ăn Hướng dẫn viên Nhân viên lữ hành, đại lý du lịch
Vị trí công việc khác:
- Có đúng lĩnh vực chuyên môn hay không:
Đúng chuyên môn Không đúng chuyên môn
5. Lý do anh chị làm công việc hiện tại?
Do cơ hội thăng tiến Thấy phù hợp Lương Thưởng Yêu thích
Ý kiến khác.................................................................................................................
6. Thu nhập bình quân/ tháng của Anh/Chị khi làm việc tại doanh nghiệp?
Từ 1 đến 2 triệu Trên 2 triệu đến 3 triệu Trên 3 triệu đến 4 triệu
Trên 4 triệu đến 5 triệu Trên 5 triệu đến 6 triệu Trên 6 triệu
7. Trình độ ngoại ngữ của Anh/Chị:
Biết một ngoại ngữ Biết hai ngoại ngữ Không biết ngoại ngữ nào
8. Trình độ Tiếng Anh của Anh/Chị:
Không biết gì Trình độ B
Trình độ A Trình độ C
9. Khả năng giao tiếp tiếng Anh của Anh/Chị:
Rất tốt Khá
Tốt Trung bình Yếu
10. Khả năng sử dụng tin học của Anh/Chị:
Rất tốt Khá
Tốt Trung bình Yếu
11. Số năm tham gia làm việc du lịch:
12. Số năm làm công việc hiện tại:
13. Sức khỏe hiện tại của Anh/Chị để làm việc:
Rất khỏe Bình thường
Khỏe Yếu Rất yếu
14. Kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp của Anh/Chị:
Rất tốt Khá
Tốt Trung bình Yếu
15. Anh/Chị có ý định chuyển việc khác ngoài du lịch không:
Có ý định chuyển việc khác Không có ý định chuyển việc khác
16. Công việc đang làm do tự chọn hay điều động của đơn vị:
Tự chọn Điều động của doanh nghiệp Bạn bè tác động
166
17. Anh/Chị được bố trí sắp xếp công việc trong doanh nghiệp theo:
Theo chuyên môn đào tạo Theo kinh nghiệm Theo năng lực
Ý kiến khác.....................................................................................................................
18. Anh/Chị có nhận xét gì về công việc đang làm tại doanh nghiệp:
Rất phù hợp Bình thường
Phù hợp Không phù hợp
19. Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và trình độ ngoại ngữ của Anh/Chị có đáp ứng
yêu cầu công việc hiện tại không?
Đáp ứng rất tốt Đáp ứng tốt Đáp ứng trung bình Chưa đáp ứng
20. Khả năng phát huy hiệu quả công việc đang làm của Anh/Chị trong doanh nghiệp?
Rất tốt Khá
Tốt Bình thường Kém
21. Mức độ yên tâm làm việc của Anh/Chị tại doanh nghiệp?
Rất yên tâm Yên tâm Không yên tâm Rất lo lắng
22. Số lượng lao động có trong doanh nghiệp của Anh/Chị có đảm bảo phục vụ số lượng du
khách hiện tại không?
Đảm bảo Không đảm bảo Không biết
Ý kiến khác:
23. Anh/Chị đánh giá như nào về phẩm chất đạo đức, lối sống của người lao động trong doanh
nghiệp hiện nay?
Rất tốt Khá Bình thường Yếu, Kém
24. Anh/Chị đánh giá như nào về thái độ làm việc của lao động tại doanh nghiệp Anh/Chị?
Rất tốt Khá Bình thường Yếu, Kém
25. Anh/Chị đánh giá như nào về trách nhiệm, ý thức kỷ luật trong công việc của lao động
trong doanh nghiệp Anh/Chị?
Rất tốt Khá Bình thường Yếu, Kém
26. Anh/Chị đánh giá như nào về khả năng chịu áp lực công việc của lao động trong doanh
nghiệp Anh/Chị?
Rất tốt Khá Bình thường Yếu, Kém
27. Anh/Chị đánh giá như nào về tinh thần, tâm lý làm việc của lao động trong doanh nghiệp
Anh/Chị?
28. Ở Doanh nghiệp Anh/Chị có được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc
không?
Có được đào tạo Không được đào tạo
29. Các hình thức đào tạo trong doanh nghiệp của Anh/Chị hiện nay là gì?
Đào tạo mới Đào tạo lại Tập huấn, bồi dưỡng Kết hợp các hình thức
167
30. Nếu được chọn hình thức đào tạo, bồi dưỡng đồng chí lựa chọn những hình thức nào?
tại sao?
Đào tạo mới Đào tạo lại Tập huấn, bồi dưỡng Kết hợp các hình thức
Lý do:
31. Theo Anh/Chị để phát triển nhân lực tại doanh nghiệp mình nhằm thực hiện chiến lược
phát triển ngành du lịch của tỉnh thì cần thực hiện những giải pháp gì? (Xin ghi rõ)
..
..
32. Đề xuất của Anh/Chị để phát triển nhân lực tại doanh nghiệp mình nhằm thực hiện chiến
lược phát triển ngành du lịch của tỉnh thì cần thực hiện những giải pháp gì? (Xin ghi rõ)
(1) Đối với Nhà nước:
..
..
(2) Đối với Chính quyền địa phương:
..
..
..
(3) Đối với các doanh nghiệp du lịch:
..
..
..
(4) Đối với người lao động:
..
..
Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị!