Luận án Nhận thức luận trong duy thức học

Điều quan trọng trong lý luận nhận thức của Duy thức học là đề cập đến tiến trình xóa bỏ nhận thức sai lầm của chủ thể. Theo Duy thức học, chủ thể với các năng lực của mình, không chỉ đạt đến những nhận thức tương đối trong thế giới Tục đế; nếu luyện tập đúng, nhận thức của con người sẽ đạt đến thế giới Chân đế - chân lý tuyệt đối. Tiến trình này được đề cập trong thuyết Tam tự tính, Tam vô tính và Duy thức tính (Chân như tính). Tam tự tánh với Biến kế sở chấp, Y tha khởi và Viên thành thật tính, chủ thể đã từng bước gạt bỏ đi chấp ngã và pháp trong Biến kế sở chấp, nhìn thấy mối tương quan nhân duyên sinh thành của vạn vật ở Y tha khởi, từ đó nhận thức được tự tính tồn tại của vạn pháp trong Viên thành thật.

pdf166 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhận thức luận trong duy thức học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được” [33, tr.60] bằng trí tuệ thông thường, “nếu muốn phân chia hiện lượng và tỷ lượng thời phải siêu việt mọi kinh nghiệm thế tục, và giả thiết sự dị biệt của chúng là một sự dị biệt ngoài thế gian” [33, tr.61]. Trong lý luận nhận thức của mình, Duy thức học không phân chia thành các giai đoạn, song với Hiện lượng và Tỷ lượng, chúng ta thấy đây là một quá trình nhận thức bao gồm cả nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Khi ý thức kết hợp năm thức đầu, ý thức có được thông tin riêng lẻ về đối tượng – đó là nhận thức cảm tính; khi đối tượng nhận thức được thiết lập (pháp trần), ý thức dựa vào những dấu hiệu để tiến hành suy luận, phán đoán về đối tượng rồi rút ra những nhận định, đánh giá về đối tượng – đó là nhận thức lý tính. Hiện lượng (vô phân biệt) - hình thái nhận thức trực tiếp đầu tiên với đối tượng nhận thức như là cái riêng, cái đặc thù nên ở giai đoạn này, con người có thể nắm bắt trực tiếp, thực chất về sự vật, hiện tượng, thậm chí chưa kịp hiểu, chưa kịp nghĩ (tức chưa ngôn ngữ hóa) được về bản chất của thế giới tự thân (thế giới Tánh cảnh - thực tại được xem là trung thực nhất, tự thân tuyệt đối, không thể nhận thức bằng con đường suy diễn, luận đoán). Hình thái nhận thức này được Duy thức gọi là cấp độ nhận thức Vô phân biệt - đó là sự nhận thức trực tiếp bằng trực quan mà chưa có sự liên hệ với bất kỳ một giác quan nào khác để so sánh, kiến tạo; càng không có sự can thiệp của ý thức chủ quan. Nếu chuyển sang hình thái nhận thức Tỷ lượng (phân biệt) thì con người sẽ không làm được điều đó. Theo Duy thức học, ở hình thái nhận thức thứ hai - Tỷ lượng, nhận thức có xét đoán, tính toán, so sánh đúng sai, cân nhắc lợi hại, lựa chọn hơn kém... của Tâm thức. Đây là sự hiểu biết của Ý thức, thông qua sự suy luận, diễn giải, sự so sánh, nhớ lại, hồi tưởng lại. Đó không thật là những sự vật hiện tượng tồn tại ở thế giới Tánh cảnh, cho nên ở hình thái này, quá trình nhận 134 thức thường dẫn con người đến với nhiều sai lầm chủ quan. Kết quả của nhận thức Tỷ lượng làm cho chủ thể càng xa thực tại hơn. Chúng ta phải thừa nhận rằng, ở một góc độ nhất định, trực giác đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình nhận thức. Cái “Thấy” (kiến/ trực giác) là cơ sở của “biết”, không thể có biết mà không có thấy, tất cả cái biết đều xuất phát từ cái thấy, nhờ nó, Ý thức mới có các dữ liệu để thực hiện tiến trình nhận thức tiếp theo. Tuy nhiên, việc quá đề cao vai trò của Hiện lượng nên dường như Duy thức học chưa nhận ra được vai trò của Tỷ lượng. Không ai có thể phủ nhận được vai trò của tư duy khái niệm và những tri thức suy luận, bởi nhờ có chúng, nhân loại mới có những bước tiến dài, vững chắc như ngày hôm nay. Có thể nói, toàn bộ khoa học của nhân loại được xây dựng trên hệ thống suy luận, và nhờ có suy luận mà con người nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn về hiện thực khách quan. Kế thừa lý luận nhận thức của các trường phái triết học trong lịch sử, Triết học Mác - Lênin đã xây dựng một lý luận nhận thức đầy đủ hơn. Trong lý luận ấy, tất cả các giai đoạn của nhận thức đều đóng vai trò quan trọng và thực hiện chức năng riêng để cùng thực hiện một quá trình nhận thức biện chứng giúp con người tiếp cận với chân lý. Nhận thức cảm tính “là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức” [5, tr.301], được thực hiện trực tiếp bởi hoạt động của các giác quan của con người. Nhận thức lý tính có được là do hoạt động của tư duy trừu tượng. Tư duy trừu tượng là sự phản ánh khái quát và gián tiếp hiện thực khách quan. Tư duy phải gắn liền với ngôn ngữ, được biểu đạt thành ngôn ngữ và ngôn ngữ chính là cái vỏ vật chất của tư duy. Tư duy có tính năng động, sáng tạo nên nó có thể phản ánh được những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, bên trong của sự vật, do đó, phản ánh sự vật sâu sắc hơn, đầy đủ hơn. Muốn có tư duy, con người phải sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và trừu tượng hóa. 135 Từ quá trình nhận thức (cảm tính và lý tính), chủ thể chỉ mới có được hiểu biết tương đối đầy đủ về thế giới, nhưng tri thức ấy chưa xác định được là đúng hay sai. Giải quyết vấn đề này, triết học Mác – Lênin đã chỉ ra vai trò của thực tiễn với tư cách là tiêu chuẩn đáng tin cậy nhất để thẩm định tính đúng đắn của tri thức. Đây chính là một trong những điểm đặc sắc trong lý nhận thức duy vật biện chứng của triết học Mác – Lênin. Thực tiễn “là hoạt động của con người nhằm đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển, và trước hết là quá trình khách quan của sản xuất vật chất – quá trình này là cơ sở của đời sống con người, đồng thời cũng là hoạt động cải tạo” [120, tr.343], “phương tiện để kiểm chứng sự đúng đắn hoặc sai lầm của một ý kiến, một giả thiết, một kiến trúc lý luận tiêu chuẩn của chân lý là thực tiễn xã hội” [120, tr.573]. Thực tiễn ở đây không phải là bản thân thế giới khách quan - khách thể nhận thức, cũng không phải là bản thân con người - chủ thể nhận thức; mà là sự tương tác biện chứng giữa chủ thể và khách thể trong quá trình nhận thức. Chính trong sự tương tác biện chứng này mà chủ thể và khách thể luôn luôn được biến đổi và phát triển. Như vậy, theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, nhận thức không phải là một hành động giản đơn, đó là một quá trình biện chứng: “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan” [58, tr.167]. Nhận thức cảm tính và lý tính là những giai đoạn hay cấp độ khác nhau về chất, có đặc điểm và vai trò khác nhau nhưng luôn có mối quan hệ với nhau. Trong đó, nhận thức cảm tính là sự phản ánh trực tiếp, cụ thể, sinh động về khách thể, còn nhận thức lý tính phản ánh gián tiếp, có tính trừu tượng và khái quát hóa về khách thể. Tuy nhiên, điểm mới trong lý luận nhận thức của triết học Mác - Lênin là khẳng định vai trò tiêu chuẩn chân l ý của thực tiễn và thấy được mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn: “Thực tiễn – đó là quá trình biện chứng mà trong đó hoạt động vật 136 chất và hoạt động tinh thần được hòa quyện làm một, vật chất được phản ánh vào trong tinh thần, còn tinh thần thì được hiện thực hóa trong sự biến đổi của thế giới vật chất. Và lý luận càng thích ứng với thực tiễn bao nhiêu thì hoạt động cải tạo của con người càng có hiệu quả bấy nhiêu” [73, tr. 332]. Triết học Mác – Lênin xuất hiện vào thế kỷ XIX với sự phát triển đầy đủ hơn về lý thuyết nhận thức - đó là một điểm hợp lý. Tuy nhiên, nếu xét lại thời điểm Duy thức học ra đời (thế kỷ thứ IV sau công nguyên), chúng ta thấy rằng, những khám phá mà nền triết học này đã tìm ra và lý giải chính là một tìm tòi và nỗ lực, là một cống hiến vô cùng to lớn cho sự phát triển của lý luận nhận thức. Việc xây dựng những vấn đề lý luận nhận thức của Duy thức học, cho chúng ta thấy khuynh hướng riêng của triết học phương Đông nói chung và triết học Ấn Độ nói riêng trong giải quyết vấn đề cơ bản của triết học so với cách luận giải của triết học phương Tây. Những nhìn nhận và đóng góp này nên được lịch sử ghi nhận. Và dĩ nhiên, những hạn chế mà nền triết học này gặp phải trong quá trình đi tìm lời lý giải cho những vấn đề của lý luận nhận thức cũng nên được xem xét một cách khách quan, từ phương diện của những người nghiên cứu có quan điểm lịch sử và phát triển. 4.3. Ý nghĩa của nhận thức luận trong Duy thức học đối với đời sống xã hội Bất kỳ trường phái triết học nào cũng đều hướng đến mục tiêu đầu tiên và trực tiếp là nhận thức thế giới, nhưng nhận thức không phải chỉ để nhận thức, mà để nâng cao thực tiễn, cải tạo thế giới, biến các ý tưởng phi vật chất trong đầu óc thành hiện thực trực tiếp bên ngoài ý thức. Việc nhận thức hay cải tạo thế giới đều nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người, đây là một yêu cầu chung của mọi lý luận nhận thức. Nhận thức luận Duy thức học cũng như thế. Dù cách thức và phương pháp có khác với các trường phái trong lịch sử, nhưng nhận thức luận của Duy thức đã làm được cái công việc tương tự: giúp con người nhận thức thế giới, mà quan trọng hơn là cải tạo chính bản thân mỗi người, hướng đến xây dựng những giá trị đạo đức tốt đẹp cho mỗi người, cho 137 cộng đồng và xã hội. Với mục đích ấy, tác giả Thích Tâm Thiện viết: "nói Duy thức là đưa ra lời khai thị, thức tỉnh người ta hãy tự giác, hãy quán tâm mình, nhìn lại cái năng lực thiên biến vạn hóa ở trong mình để gạn lọc nó, trau dồi nó, sữa chữa nó, phải biểu biệt như thế nào để chỉ đem lại lợi lạc, chứ đừng gây ra đau khổ” [104, tr.72]. Như vậy, nếu khai thác lý luận nhận thức của Duy thức học một cách triệt để, chắc chắn rằng, chúng ta sẽ nhìn thấy những điểm tích cực trong nó, góp phần giúp con người xác lập một cách nhìn riêng của Phật giáo về thực tại và đời sống. Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường quan niệm, những gì mình nhìn thấy, nghe, cảm nhận về thế giới ngoại tại đều đúng như chúng đang tồn tại. Nhưng nhận thức luận Duy thức học cho rằng, vật ta đang nhận biết chỉ là những hình ảnh của sự vật bên ngoài đã bị Thức biến và phản chiếu lại trên Tâm thức của chúng ta. Với Duy thức học, sự vật hiện tượng được nhận thức trong thế giới này đều do Thức biến, chỉ là Thức, bởi “vạn pháp duy thức”. Khi sự vật được phản chiếu qua Tâm thức, dưới sự phóng chiếu của Thức, sự vật sẽ không còn đúng “như thị” nữa, tức không còn đích thực như cái chúng “đang là”, chỉ là những hình ảnh tương tự với thực tại khách quan mà thôi. Những sự vật ấy qua quá trình nhận thức đã bị Tâm thức tô màu. Thực ra, chúng không hiện hữu như thế. Giống như Heisenberg từng nhận định: “cái ta quan sát không phải là thực tại mà là cái thực tại biểu lộ ứng với cách ta đặt vấn đề” [35, tr.156-157]. Như đã phân tích, khi Thức xuất hiện thì quá trình nhận thức có sự phân biệt. Mà nhận thức có phân biệt thì với Duy thức học đó chính là “Vọng” chứ không phải là “Chân”. Nếu nhận thức chỉ nhìn thấy tướng trạng của sự vật thì việc nhìn thấy đó chưa hoàn toàn đầy đủ và chính xác. Thế giới hiện tượng cũng như mọi sự vật không phải là thực thể mà chỉ là biểu hiện của thực thể, tất cả chỉ là một dòng biến đổi không ngừng. Mọi tri thức của con người về sự vật do đó chỉ là giả tạm. Sự vật qua lăng kính nhận thức của con người không 138 còn khách quan mà đa phần là do Tâm Biến kế sở chấp của con người tạo dựng nên. Nhất Hạnh ví dụ: “Như khi mình thương hay ghét một người, đối tượng của cái thương, cái ghét của mình không hẳn là tự thân của người đó. Cái tâm của mình nó biểu hiện ra một đối tượng và mình thương hay ghét đối tượng đó” [39, tr.94]. Nói cách khác, tùy theo góc độ ta tiếp cận đối tượng thì đối tượng sẽ biểu hiện theo góc độ ý muốn của chúng ta. Chính vì vậy, trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” [6, tr. 108]. Ý của cụ Nguyễn Du muốn nói, khi tâm mình buồn, cảnh vật xung quanh vì thế cũng trở nên tăm tối, u buồn. Vũ Trọng Phụng với tác phẩm Số đỏ cũng đã khai thác sự biến hiện của Tâm thức một cách rất tài tình. Chương XV - “Hạnh phúc của một tang gia”, khi trong nhà có tang, thông thường tang luôn gắn liền với sự mất mát và đau thương nhưng trong đoạn trích này ta lại không hề thấy được điều đó. Đám tang được thể hiện bằng những sự hạnh phúc, như là sự khát khao mong chờ bấy lâu nay của những người con, cháu và bạn bè của cụ Tổ. Cậu tú Tân, cháu nội cụ Tổ hào hứng, phấn khởi thật sự vì “cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không được dùng đến” [63, tr.424]. Vợ Văn Minh mừng rỡ vì sẽ được mặc đồ xô gai tân thời và đội cái mũ mấn trắng viền đen cô muốn quảng cáo cho một kiểu đồ tang mới lạ của cửa hàng Âu hoá vừa mới thiết kế. Cụ cố Hồng - người con trai cả của cụ Tổ thì sung sướng vì một lí do khác. Ông “mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa” [63, tr.423]. Cháu nội - Văn Minh từng du học bên Tây bao năm, về nước không có lấy một mảnh bằng, chỉ chăm chăm nghĩ tới chuyện chia gia tài và thích thú ra mặt vì “Thế là từ nay mà đi, cái chúc thư kia đã vào thời kì thực hành chứ không còn là lý thuyết viển vông nữa” [63, tr.423 - 424] Tuyệt nhiên, trong đám tang đó không có một 139 ai tỏ ra đau buồn và thương tiếc người quá cố. Mọi người dường như dửng dưng với người chết, tất cả đều thản nhiên, vui vẻ và dối trá. Qua những ví dụ trên, chúng ta thấy rằng, mục đích khác nhau, tâm trạng khác nhau sẽ cho chủ thể những góc nhìn và thực hiện những hành động khác nhau, mặc dù chỉ trong cùng bối cảnh của một sự vật hay hiện tượng. Lý do là vì chủ thể luôn nhìn đối tượng dưới tâm lý cá nhân và theo mục đích riêng của họ. Cái tâm lý và mục đích này thì không ai giống ai, nó luôn bị điều khiển bởi nhu cầu của từng Tâm thức chủ thể. Thế giới sự vật luôn được nhận biết qua tiếp xúc với trạng thái Tâm của chúng ta lúc đó; vì vậy nó chỉ là sản phẩm do chúng ta tạo dựng và chính Tâm sẽ xác định nội dung cho sản phẩm. Đây là ý mà Duy thức học muốn đề cập. Các luận sư của Duy thức đã nhận ra một điều rằng, con người luôn dùng cái Tâm chủ quan của mình để nhìn, nhận xét và phán xét mọi vật, phán xét người khác. Vì thế đời sống của chúng ta phần nhiều gắn với thế giới Hữu vi. Tính khách quan trong nhận thức dưới sự điều khiển của Tâm thức sẽ không được chủ thể thực hiện. Hầu như thực tại mà Tâm nhận thức đều chỉ là một sự tạo tác, cho nên tri thức mà chủ thể tri nhận không hoàn toàn phù hợp với bản chất của sự vật. Vậy mà trong đời sống, hầu như chúng ta thường không nhận ra điều này. Ta luôn cho rằng, mọi suy nghĩ và hành động của mình luôn đúng với thực chất của nó, đây chính là nguyên nhân căn bản dẫn đến những nhận thức sai lầm của mỗi người. Mặt khác, khi nhận xét về sự vật hiện tượng, nhận thức luận Duy thức học khẳng định rằng, tất cả sự vật, kể cả con người đều do “nhân duyên” và qua vận động hợp thành mà có hình thức khác nhau, rồi được người ta đặt cho cái tên để phân biệt. Lý thuyết về sự hình thành và biến đổi của vạn vật được Duy thức học trình trình bày trong thức Alạida. Thế giới được sinh khởi, biến đổi và huân tập không ngừng thông qua mối quan hệ nhân duyên và nhân quả trong kho chứa ấy. Mọi sự vật hiện tượng không có bản thể độc lập mà chỉ là 140 sự tổng hợp của nhiều yếu tố tương quan, tương liên với nhau mà thành. Sự vật hiện tượng chịu sự chi phối của luật vô thường, nên tất cả đều biến đổi, chuyển động không ngừng. Thế giới kinh nghiệm, thế giới hiện tượng cũng như “cái tôi” chỉ là ảo ảnh. Sự vật trong vũ trụ, qua nhận thức Biến kế sở chấp của chủ thể đều không có thể chất chân thật, từ những sự vật thực tại cho đến những khái niệm đều do ý thức tưởng tượng tạo dựng dưới sự điều khiển của Mạt na thức, chúng chỉ tồn tại trong thế gian với tính cách giả tạo theo nhu cầu cần thiết của con người. Chính quan điểm này đã dẫn dắt toàn bộ lập trường của Duy thức học Phật giáo nói chung và của nhận thức luận nói riêng. Xây dựng lý thuyết về Tâm gồm tám thức, nhận thức luận Duy thức học có mục đích đả phá quan niệm về cái thấy biết sai lầm của con người. Duy thức học muốn nhấn mạnh rằng, cái thấy biết của con người khi phản ánh thực tại qua Tâm thức thường không còn chân thực nữa, nó chỉ là thế giới khái niệm mà con người đã gán ghép cho thực tại. Cũng vì cái chấp thủ, tham lam của mỗi cá nhân nên hầu như con người không chấp nhận với cuộc sống hiện tại mà luôn luôn vọng tưởng, con người thường mơ tưởng và dệt lên những ước vọng hấp dẫn, xa xôi. Trong đầu óc của mỗi người lúc nào cũng đầy rẫy những âm thanh xen lẫn nhau một cách hỗn loạn. Con người luôn đánh giá cao về mình để xây dựng những ước mơ hão huyền, xa tít tầm tay. Chính lối suy nghĩ đó đang dần làm con người từ bỏ đi những hạnh phúc thực sự mà mình đang có. Dường như con người không sống thật với mình trong hiện tại. Đang đi trên con đường mùa thu nhưng lại nhớ về mùa xuân; đang ở bên cạnh người mình thương yêu nhưng lại nghĩ đến những kế hoạch của cơ quan có thể mang lại nhiều lợi nhuậnĐầu óc con người không lúc nào muốn sống đúng với thực tại, với đúng bản thân mình mà luôn vọng tưởng. Hạnh phúc đang trong tầm tay nhưng con người lại luôn ước muốn về những điều xa xôi, vậy thì làm sao con người hạnh phúc? Peter Della 141 Santina nhận định: “Hầu hết mọi lúc trong đời sống tâm thức của chúng ta, tâm của chúng ta đều chạy theo những đối tượng của giác quan. Tâm của chúng ta không bao giờ tập trung và đứng nguyên một chỗ cả” [84, tr.77]. Nhưng với quan điểm nhân duyên, vô thường, vô ngã của Y tha khởi tính, Duy thức học đã giáo dục con người nắm bắt được quy luật vận động tất yếu của cuộc sống, thấu hiểu được vị thế của mình để từ đó có phương thức hành xử đúng đắn. Con người chúng ta là một thực thể sống, là chủ thể của xã hội, song lại bị chi phối bởi luật Vô thường. Cuộc đời này nay thịnh mai suy; địa vị, quyền chức và kể cả sinh mệnh của mỗi người chẳng qua cũng chỉ như hạt sương đầu ngọn cỏ. Nếu không hiểu điều đó, con người sẽ tham lam ích kỷ chỉ biết vun vén cho lợi ích cá nhân nhỏ bé tầm thường, quên đi lợi ích chung của cộng đồng dân tộc. Nếu biết nhìn đúng vào bản chất của sự vật, hiểu và biết bỏ cái ngã thì mọi ước muốn chỉ tác động vào chỗ trống không. Trong nghèo hèn cũng như trong giàu sang, trong yên bình cũng như trong giông bão... con người vẫn bình tĩnh, tự tại mỉm cười để an nhiên vượt qua tất cả. Như vậy, chúng ta sẽ sống tự do, con người làm chủ được chính mình, ranh giới ngăn cách giữa ta và người, giữa người và vật sẽ bị phá vỡ. Không ai có thể phủ nhận được vai trò của tư duy khái niệm và những tri thức suy luận. Tuy nhiên, ở một chừng mực nhất định, nếu tư duy, khái niệm, ngôn ngữ không được đặt trên một nền nhận thức đúng đắn, nó sẽ làm cho nhận thức dần trở nên xa rời với thực tại, xa rời với chính bản thân của chủ thể. Thực tại là thực tại, nó không phải là Biến kế sở chấp do Thức tạo ra. Vì vậy, mục đích của nhận thức luận Duy thức học là phá bỏ sự chấp thủ vào chủ thể và đối tượng, không cắt xén thực tại thành những mảnh vụn và không chỉ bám víu vào khái niệm để từ đó chủ thể có cái nhìn đúng về bản tính của thực tại. Như vậy, nhận thức luận Duy thức học phần nào giúp ta thấy rằng, phải nhận thức thực tại như là chính nó, chỉ khi nào làm được điều này, cái thấy ấy mới chính là chứng ngộ. 142 Như đã bàn ở trên, trong hệ thống Tám thức, Alạida thức và tiền ngũ thức không có trách nhiệm nhiều trong việc gây ra nhận thức sai lầm và khổ đau cho con người. Tất cả những chấp ngã, chấp pháp đưa đến nhận thức sai lầm của chủ thể có nguồn gốc và xuất xứ từ Ý thức và Mạt na. Với các hình thái nhận thức sai lầm như Tợ tỉ lượng và Phi lượng, đặc biệt là tính chất nhận thức Biến kế sở chấp, con người đã tự đưa mình vào những nhận thức sai lầm. Chừng nào con người còn sống mê muội trong những sai lầm do Thức phân biệt mang lại thì chừng ấy con người vẫn còn đau khổ. Tuy nhiên, những sai lầm do thức thứ bảy mang lại sẽ được điều chỉnh bởi Ý thức. Với nhận thức luận Duy thức học, Ý thức luôn có một vai trò vô cùng quan trọng - vai trò làm một cuộc cách mạng để giải trừ cái tôi tham, sân, si của Tâm thức do Mạt na thức tạo ra, từ đó chuyển những hạt giống nhiễm trong Alạida thức thành hạt giống tịnh. Để làm được điều ấy, phải có một sự “Chuyển y”, tức là sự chuyển hóa của Tâm thức với việc gieo trồng những chủng tử “thiện” vào Alạida thức, phá tan mọi chấp thủ, chấp ngã của Mạt na thức. Sự thay đổi từ trong Ý thức sẽ dẫn đến thay đổi cả trong hệ thống Tám thức. Kết quả của việc thay đổi Ý thức sẽ dẫn đến một lối nhìn mới mẻ cả về bản thân lẫn thực tại. Chuyển Y thật ra là một quá trình thay đổi tính cách nhận thức. Từ nhận thức sai lầm, ô nhiễm của Thức, chủ thể điều chỉnh theo hướng Hiện lượng, thực hành Y tha khởi tính. Con đường giải thoát mà Duy thức xây dựng đặt nặng trách nhiệm cho Ý thức. Chính Ý thức mới có thể chuyển hoá những chấp trước sai lầm của Mạt na và thanh tịnh hoá dần dần thế giới chủng tử ô nhiễm phức tạp dồn chứa trong Alạida thức. Điều này cho thấy, Duy thức học trong quá trình xây dựng lý thuyết rất chú trọng giáo dục ý thức con người, lý thuyết này chứa đựng tính biện chứng và không cứng nhắc. Tâm ta là một cơ chế rất kỳ bí, mỗi ý niệm thiện sẽ phát sinh nghiệp thiện và ngược lại, ý niệm xấu sẽ phát sinh nghiệp ác. Chính ý niệm thiện hay ác sẽ dẫn dắt hành động của con người ở hiện tại và tương lai. Dẫu trong quá 143 khứ, chúng ta đã mắc nhiều sai lầm, nhưng tất cả đều có thể thay đổi, bởi nếu trong hiện tại có sự Chuyển y, có sự thay đổi, những quả tốt sẽ đến với con người. Muốn làm điều đó, Ý thức phải luyện tập để có trí tuệ đúng đắn. Có trí tuệ đúng đắn, ta mới dám bỏ cái tham lam, phiền não, tôn trọng những gì đang có. Phải biết dùng trí tuệ đúng đắn để tiếp nhận và huân tập những nghiệp thiện vào Alạida thức, loại bỏ dần nghiệp ác. Nhưng như thế nào là gieo trồng chủng tử thánh thiện vào Alạida thức? Chủng tử chứa đựng ở Alạida thức được phân làm hai loại: phần tạp nhiễm và thanh tịnh. Chính nhờ nhận ra trong Tâm thức mình có phần tạp nhiễm, Duy Thức đã đề ra phương pháp tu tập, con người cố gắng loại bỏ phiền não để đạt đến Niết Bàn - một cảnh giới của Tâm đã đoạn và dứt hết phiền não, nắm rõ chân tính của vạn vật và an lạc của tâm hồn. Nói tóm lại, luyện tập theo Duy thức là cố gắng loại bỏ phiền não bằng cách gieo trồng thiện nghiệp, luyện tập Tâm thức, giải trừ tham, sân, si, chấp ngã và chấp pháp. Con đường tu tập này khởi đầu với việc thay đổi từ trong Ý thức, để rồi dẫn đến thay đổi trong tư duy và hành động. Để đạt được điều này, Duy thức học hướng đến phương pháp tu thiền. Thiền định là một trong những phương pháp tu tập để đình chỉ vọng tâm, nhằm mục đích làm cho dòng Tâm thức bớt xáo động, bình lặng, là tập trung tư tưởng vào bất cứ công việc nào chúng ta làm trong hiện tại, đừng quá luyến tiếc quá khứ, cũng đừng quá mơ tưởng đến tương lai, sống luôn luôn tỉnh táo trong giây phút hiện tại để làm tốt nhất tất cả những công việc của mình. Bởi chỉ có cảnh hiện tại mới là cảnh thực, còn cảnh quá khứ và cảnh tương lai đều là cảnh tưởng tượng cả mà thôi. Chỉ cần mỗi người hoàn toàn chủ động đối với hoạt động Tâm thức của mình trong hiện tại, thì cuộc sống của chúng ta đối với bản thân, cộng đồng và xã hội đã có ích lắm rồi. Con đường tu tâm của Duy thức không gì khác hơn là nỗ lực thanh lọc tâm, nghĩa là xóa bỏ đi lớp màn vô minh che mờ Thức phân biệt. Vì vô minh nên Thức có phân biệt; có phân biệt nên có tham, sân, si. Lòng tham lam dưới sức thúc đẩy của Vô minh càng trở nên mạnh mẽ, chi phối các lựa chọn, ý 144 nghĩ và hành động của con người. Loại trừ vô minh do Thức mang lại thì sẽ không còn phân biệt nữa, do đó, không còn có sự tham ái và đau khổ. Nhận thức đúng phải được điều khiển bằng trí tuệ sáng suốt, hay nói rõ hơn nó phải dựa trên sự hiểu biết đối tượng, hiểu biết tâm tư nguyện vọng chính đáng của chính mình. Đó là một quá trình nhận thức trực giác về đối tượng nhưng không bị chi phối bởi thức Mạt na so đo, chấp trước, mà được điều khiển bởi trí tuệ sáng suốt của Ý thức, giúp con người thấy được vị thế của mình, thấy được các mối quan hệ nhân duyên trong đời sống, từ đó thiết lập lại cuộc sống sao cho đúng đắn và hài hòa với nguyên tắc của vũ trụ. Khi trí tuệ phát triển trọn vẹn thì làm sao con người có thể lầm lạc. Khi mọi vật đều sáng tỏ, không còn mù quáng thì đâu còn mê đắm khổ đau. Để làm được điều này, con người phải biết làm cho Tâm mình thanh tịnh, hay còn gọi là Định tâm. Đức Phật từng dạy rằng, tâm bình thế giới bình. Đừng để cho cuộc sống của mình quá bận rộn, đừng để Tâm cứ chạy lang thang suốt ngày ở bên ngoài. Khi nào nhìn vào một đóa hoa mà không suy tưởng, không bị tương lai hay quá khứ chi phối, chỉ thấy rõ đây là một đóa hoa đang nở, trong giây phút hiện tại này, hương của nó thật thơm, màu đỏ thật tươi thắm - tức là khi ấy, tâm đang đứng yên trong thực tại, con người có thể thấy rõ những gì đang xảy ra quanh mình, cảm nhận cái tuyệt vời của tạo hóa mà đã từ lâu không hề cảm nhận được. Khi tâm bình yên, vạn vật cũng bình yên. Dù thế giới chung quanh có nhiều biến động, nhưng nếu con người biết làm cho tâm bình yên, thế giới xung quanh rất đẹp và yên bình. Thực ra, vạn vật trong thế giới này rất bình yên, chỉ có tâm không bình yên của con người đã làm đảo lộn mọi thứ. Chính sự tham lam và ích kỷ của mỗi người đã làm cho thế giới không được bình yên như nó vốn có. Để có một thế giới bình yên, việc điều chỉnh Tâm thức của mỗi người đóng vai trò quyết định. Xây dựng thuyết về Tám thức, Tam cảnh, Tam lượng, Tam tự tính nhận thức luận Duy thức học gần như giải thích tất cả những nỗi băn khoăn 145 của con người ở đời, giải thích từ cấu tạo hình hài đến đau khổ, hạnh phúc của từng con người. Đến đây có thể hiểu cái “Ta” - mà cụ thể con người hay chúng sinh theo Duy thức học, thực chất là sản phẩm của hành động. Với việc đi sâu vào việc tìm hiểu bản Tâm chân thật của con người và cho rằng trong Alạida thức có một phần là hạt giống không tạp nhiễm và một phần là hạt giống tạp nhiễm, Duy Thức Học đã chạm đến chỗ thâm sâu của hiện hữu con người, hiểu theo nghĩa con người đã đón nhận triết lý nhân sinh quan của Phật giáo. Giáo lý về Chân như, nơi Alạida thức đã được huân tập để chỉ còn tồn tại những hạt giống tốt, không còn ô nhiễm và sai lầm nữa, nhận thức luận Duy thức học như giúp con người có một niềm tin rằng ai cũng có thể trở thành một người tốt trong đời sống này, chỉ cần con người biết tu tập và rèn luyện cho dù đời sống trước đó của học có như thế nào. Đến đây, chúng ta có thể nhận định rằng, những luận giải của Duy thức học tuy giản đơn nhưng đó chính là những cách thức rất hiệu quả để con người không chỉ thực hành điều tốt trong hiện tại, xóa bỏ điều xấu trong quá khứ mà còn hướng con người đến một thế giới mới với những hành vi tốt đẹp trong đời sống tương lai. Trong tiến trình ấy, cái Tâm mà đặc biệt là Ý thức được xem là cơ sở quan trọng nhất của tiến trình nhận thức và điều chỉnh nhận thức. Tinh thần giáo dục của Duy thức học là tinh thần đánh thức con người và trả con người về với chính nó. Quá trình ấy không đòi hỏi một khả năng đặc biệt nào mà chung quy chỉ là thế này thôi, giành lại cái Tâm chân thật của chính mình. Cuộc sống con người giữa những thực tại hữu hình, với những nhu cầu có xu hướng thiên về vật chất, đôi khi làm cho chúng ta quên rằng: mình có một bản tâm chân thật. Việc tìm về và sống cái bản tâm chân thật ấy cũng là một nhu cầu tối cần thiết để con người có thể sống một cuộc sống bình an, hạnh phúc và tròn đầy. Con người đau khổ không phải vì vạn vật biến đổi vô thường, mà khổ vì chủ quan ta tham đắm. Từ đó, nhận thức luận Duy thức học giáo dục con người nhận thức được sự thật về tướng trạng của chính bản thân 146 con người và thế giới trên tinh thần của nhận thức “vô phân biệt”, đó là khi ta thấy Tâm mình và vạn pháp hòa làm một với Chân Như. Lúc này, chẳng có gì có thể làm cho Tâm ta sai lầm và khổ đau được nữa. Với nỗ lực kiến giải “cái cơ cấu giả lập của tư duy nhị nguyên – vốn là căn để của sinh tử khổ đau, để đưa con người trở về với thực tại chân thực – thực tại tối hậu không bản ngã” [105, tr.160]. Duy thức học giúp chủ thể hiểu được và có cái nhìn đúng về bản chất thực tại, hướng dẫn con người không nên tham đắm trong những nhận thức sai lầm, không nên chỉ thấy cái tôi, cái bản ngã cá nhân, mà ý thức được đời sống là vô thường, là tuân theo luật nhân duyên, nhân quả. Như vậy, ở một ý nghĩa nhất định, nhận thức luận Duy thức học giúp con người vượt lên khỏi thế giới vật chất hữu hình, khuyến khích con người tìm về bản tâm chân thật của mình nơi thực tại Chân như. Tất cả những phương pháp mà nhận thức luận Duy thức học đưa ra về thực chất nhằm giúp con người nhận ra tính Biến kế sở chấp trong nhận thức của chủ thể rồi hướng dẫn họ dựa vào Y tha khởi tính để phá bỏ dần tính cách phân biệt và vọng tưởng, đạt đến cấp độ nhận thức cao nhất là Viên thành thật tính - cấp độ mà con người nhận thức được chân bản thể của vũ trụ - Chân lý. Vẫn kiên định với phương thức tiếp cận hướng nội, xem con người là trung tâm của quá trình nhận thức, con người là chủ nhân của hạnh phúc và khổ đau, không ai khác ngoài chính họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kho tàng Tâm thức được cất trữ trong Alạida thức của mình. Trong kho chứa ấy có chứa đầy đủ các hạt giống của thiện và ác, của tất cả các sự vật và hiện tượng... Việc gieo trồng và làm cho sinh khởi hay loại trừ và hủy diệt các hạt giống của tâm thức..., tất cả đều do Ý thức quyết định. Nếu đã ý thức được sự tồn tại của một kho chứa chủng tử tồn tại một cách sinh động thường trực trong đời sống, thì mỗi người hãy tự chọn cho mình một sinh mệnh, một con đường theo ý muốn. 147 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 Những giải quyết của nhận thức luận Duy thức học xoay quanh vấn đề của triết học Phật giáo như: cơ chế hoạt động của Tâm thức, cấu thành Tâm thức; lý thuyết về Alạida thức – nguồn gốc cho sự tồn tại và phát triển của vạn pháp; hay những tranh cãi giữa các hệ phái trước đó về những nội dung: hữu và vô, vô ngã, vô thường,được nhận thức luận Duy thức học giải quyết gần như đầy đủ, từ đó không chỉ bổ sung, phát triển triết học Phật giáo nói chung mà còn góp phần tạo ra tính thích ứng và xác lập sự tồn tại của triết học Phật giáo trong thế giới đương đại. Chính vì vậy, Nhất Hạnh nhận định: “Nhận thức luận Duy thức được căn cứ vững chãi trên kiến thức về tâm lý học do nhiều hệ phái Phật giáo trước đó cung cấp, nhất là hệ phái Nhất Thiết Hữu Bộ. Sự tiếp thu kho tàng tâm lý học này của Hữu Bộ vào trong giáo lý Trung Quán có thể gọi là hiện tượng đẹp đẽ nhất trong lịch sử tư tưởng Phật giáo” [39, tr.115-116]. Tuy nhiên, đặt trong dòng chảy của lịch sử tư tưởng nhận thức của nhân loại, cũng như những trường phái triết học khác, lý luận nhận thức của Duy thức học cũng chứa đựng những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, đích mà Duy thức học muốn đạt đến là một sự chuyển Y, chuyển Thức thành Trí, tức là giúp chủ thể nhận ra được những sai lầm trong quá trình nhận thức – một lối nhìn mang tính nhị nguyên, không đúng về bản chất của thực tại, bị điều khiển bởi những sai lầm của thức Mạt na; để rồi hướng dẫn và điều chỉnh các hoạt động trở nên phù hợp, hài hòa với đời sống và vụ trụ. Khi con người nhận thức đúng về tự ngã thì không có những suy nghĩ và hành động chấp ngã, pháp. Không căn cứ trên bất cứ một đấng thần linh nào, tinh thần giáo dục của Duy thức học là mỗi cá thể là chủ nhân của đời sống, phải tự mình thực hiện sự chuyển biến, đánh thức ý thức tự giác của mỗi con người, con người phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Giáo dục mà Duy thức học hướng tới là giải thoát con người ra khỏi cái tự ngã của cá nhân, “giá trị chân chính của một con người chủ yếu được xác định bằng các tiêu chuẩn và ý nghĩa, trong đó người ấy đã đạt tới sự giải thoát khỏi cái tự ngã” [118, tr.171]. Nhận thức luận của Duy thức học vì thế không chỉ góp phần xác lập một cách nhìn riêng của Phật giáo về đời sống và thực tại, mà còn có ý nghĩa trong quá trình rèn luyện, tu dưỡng đời sống đạo đức của con người, đời sống mà trong đó con người dần hoàn thiện và làm giàu sinh hoạt tinh thần của mình. 148 KẾT LUẬN Sự ra đời của Duy thức học và nhận thức luận trong Duy thức là một kết quả tất yếu, do nhu cầu phát triển nội tại của bản thân nền triết học Phật giáo. Với những bàn luận xung quanh vấn đề nhận thức luận, Duy thức học đã góp phần quan trọng vào việc làm sáng tỏ những nội dung bản thể luận và nhân sinh quan trong triết học Phật giáo, xác lập tính lôgic, tính nhất quán, tính hệ thống và mở rộng nội dung của nền triết học này trong một giai đoạn mới của lịch sử. Vì thế, trong hệ thống tư tưởng của Duy thức học “tất cả bản thể luận đều là cấu trúc nhận thức luận” [9, tr.30]. Những giải quyết về vấn đề lý luận nhận thức vì thế không tách rời những nội dung của bản thể luận và nhân sinh quan, chúng luôn được đặt trong mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhìn lại thời điểm lịch sử - thế kỷ IV (SCN), khi mà nhiều trường phái triết học ở Ấn Độ vẫn giữ lập trường ủng hộ sự tồn tại của một đấng tối cao – Brahman của giai cấp thống trị. Mặt khác, bản thân nội bộ triết học Phật giáo cũng đang diễn ra sự tranh luận rất gay gắt giữa các vấn đề triết học khác nhau (giữa Tiểu thừa và Đại thừa), những tranh luận ấy nếu không được giải quyết sẽ làm cho triết học Phật giáo rơi vào ngõ hẹp bởi sự bài xích từ phía các trường phái tư tưởng đối lập mà các luận sư Phật giáo thường gọi là ngoại đạo. Sự ra đời của Duy thức học với việc bổ sung, điều chỉnh và phát triển những điểm yếu cơ bản của lý thuyết hiện tại, xây dựng một lý luận nhận thức đầy đủ hơn, phù hợp hơn để rồi tính thích ứng với thời đại vì thế cũng trở nên chắc chắn và hợp lý hơn. Chính vì vậy, sự xuất hiện của Duy thức học và những điều chỉnh trong lý luận nhận thức của trường phái triết học này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ với bản thân triết học Phật giáo, mà còn đối với triết học nói chung và ngay cả với đời sống xã hội. Nhìn chung, có một chỗ giống nhau về quan điểm làm cơ sở cho triết học của Duy thức và một số nền triết học khác là ở nhân tính, nó là lương tâm 149 của con người, hay còn được gọi là cái Tâm. Cái Tâm ở đây không phải là “duy tâm” mà là cái đạo đức, cái lòng trắc ẩn của con người. Do vậy, cái Tâm ấy là cái xuất phát cho lời nói, hành động của từng cá nhân. Khai thác chiều sâu nội tâm để hiểu chính mình và rồi cũng dùng cái nội tâm ấy để điều chỉnh cuộc sống của con người, đó là thực chất của nhận thức luận Duy thức học. Luận điểm quan trọng nhất trong nhận thức luận của Duy thức học là tư tưởng “vạn pháp duy thức”. Với chủ trương mọi sự vật hiện tượng có được đều do Thức phóng chiếu; ngoài Thức đang đảm nhận thì không có gì hiện hữu; không có một sự vật nào tồn tại độc lập, chúng luôn xuất hiện trong mối tương quan với những sự vật xung quanh và với cả người đang tương tác với chúng. Thế giới chỉ là một sự trình diện, một dạng xuất hiện dưới con mắt của chủ thể, bị phân biệt giữa chủ thể và đối tượng, thế giới ấy qua nhận thức của chủ thể không còn trung thực nữa. Vì vậy, phải thiết lập một cơ chế nhận thức để xóa bỏ tính chất nhị nguyên do Thức mang lại, từ đó xác lập một cách nhìn nhận đúng đắn về thực tại. Đó là lý do Duy thức học xây dựng lý thuyết về Tám thức, Tam lượng, Tam cảnh, Tam tự tánh, Tam vô tánh Khi lý giải về Tám thức, Tam lượng, Tam cảnh, Tam tự tính Những lý thuyết về lý luận nhận thức như: bản chất của nhận thức, con đường nhận thức, cấp độ nhận thức hay mục đích của nhận thức được Duy thức học giải quyết một cách khéo léo, đặt trên nền tảng của lý thuyết nhận thức của thời kỳ Nguyên thủy Phật giáo. Việc dùng Thức để làm sáng tỏ những vấn đề về Duyên khởi, Vô ngã, Vô thường, nhân quả, nghiệp báo, từ đó làm sáng tỏ các phương pháp và con đường tu tập để giác ngộ, diệt trừ vô minh, góp phần đem lại sự bình yên, tình yêu thương giữa con người với con người, đưa tới sự bừng sáng về trí tuệ, sự bình đẳng và bình quyền giữa những con người trong xã hội, vì thế Duy thức học không những lý giải các nội dung về bản thể luận và nhân sinh quan của bản thân trường phái triết học này, mà còn có những đóng góp nhất 150 định đối với sự phát triển của triết học Phật giáo. Nhận thức luận Duy thức học vì thế được xem như một sợi dây vô hình liên kết bản thể luận và nhân sinh quan; không chỉ vậy còn mang một ý nghĩa thực tiễn rất sinh động, nó giúp mỗi người có thể điều chỉnh nhận thức và hành động của bản thân, từ đó xác lập một cái nhìn và hành động đúng về thực tại. Chính điều này đã tạo nên tính thống nhất và toàn vẹn về nội dung, tư tưởng và hình thức hoạt động của hệ thống triết học này. Bên cạnh những hạn chế, lý luận nhận thức của Duy thức học có nhiều điểm mới mẻ, biện chứng và phần nào mang tính khoa học trong tư tưởng, nên mặc dù ra đời cách đây XVII thế kỷ nhưng Duy thức học vẫn có được một chỗ đứng và vẫn đang là một chủ đề được tập trung nghiên cứu, không chỉ dừng lại ở những nhà Phật học. 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TR NH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LI N QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Thắng (2014), “Mấy suy nghĩ về chữ Tâm trong triết học Phật giáo”, Tạp chí Giáo dục lý luận, Số 219 (2014), tr.82- 87. 2. Nguyễn Thị Thắng (2016), “Nội dung chủ yếu của nhận thức luận Phật giáo”, Đề tài khoa học cấp cơ sở 3. Nguyễn Thị Thắng (2019), “Về các hình thái nhận thức trong triết học Mác - Lênin và Duy thức học Phật giáo”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, Số 5 (185), 2019, tr.31- 46 4. Nguyễn Thị Thắng (2020), “Đóng góp của Duy thức học Phật giáo về phương diện lý luận nhận thức đối với tư duy Phật giáo Nguyên thủy”, Tạp chí Triết học, số 3 (346), 2020, tr.93-100 5. Nguyễn Thị Thắng và Đặng Nữ Hoàng Quyên (2020), “Tìm hiểu giáo lý Bát thức trong Duy thức học Phật giáo”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 9 (2020), tr.48-54 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hirakawa Arika (2018), Lịch sử Phật giáo Ấn Độ - từ Đức Phật Thích Ca đến Đại thừa sơ kỳ, Nxb Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM, TP.HCM 2. Vu Lăng Ba (2016), Từ điển pháp tướng tông (Lê Hồng Sơn dich), Nxb. Hồng Đức, Tp. Hồ Chí Minh 3. Thích Hạnh Bình (2008), Triết học Có và Không của Phật giáo Ấn Độ, Nxb.Phương Đông 4. Bộ giáo dục và Đào tạo (2001), Lịch sử triết học, Nhà xuất bản Giáo dục, TP.HCM, tr.48-49 5. Bộ giáo dục và đào tạo (2004), Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb. CTQG, Hà Nội 6. Bộ giáo dục đào tạo, 2010, Ngữ văn 10 - tập 2, Nxb. Giáo dục Việt Nam 7. Phùng Bộ (Chủ biên) (2002), Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của triết học từ cổ đại đến hiện đại, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội 8. C.Mác và Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb. CTQG, Hà Nội 9. Garma C.C. Chang (2003), Triết học Phật giáo Hoa Nghiêm tông, Thích Thiện Sáng dịch, Nxb. Tôn Giáo. TP.HCM 10. Thích Nhuận Châu (dịch) (2008), Du già hành tông, Nxb Văn hóa Sài gòn, Tp. Hồ Chí Minh 11. Minh Chi (2005), Nhân minh học Phật giáo, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội 12. Trần Ngọc Chung, Vài nét về Phật giáo và khoa học, tuvientuongvan.com.vn › vai-net-ve-phat-giao-va-khoa-hoc-p299 13. Đoàn Trung Còn (2001), Lịch sử Nhà Phật, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội 14. ED. Conze (2007), Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ, Nxb Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh 15. ED. Conze (2015), Tinh hoa và sự phát triển của đạo Phật, Nxb Hồng Đức, Hà Nội 16. ED. Conze (2016), Lược sử Phật giáo, Nxb Tôn giáo, Tp. Hồ Chí Minh 153 17. Pierre. Daco (2008), Những thành tựu lẫy lừng trong tâm lý học hiện đại, Nxb Lao động, Hà Nội 18. Du già sư địa luận (2010), tập 3, Thích Giác Phổ Việt dịch, Nxb Thanh Niên, Hà Nội 19. Nalinaksha Dutt (1999), Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa (HT. Minh Châu dịch), Nxb. TP. HCM 20. Đại tạng kinh Việt Nam, Kinh Trung Bộ, 18-Kinh Mật Hoàn, Thích Minh Châu Việt dịch, Phật lịch: 2536 – 1992 21. Đại tạng kinh Việt Nam, Kinh Trung bộ 9. Kinh chánh tri kiến, Thích Minh Châu Việt dịch - Phật Lịch 2536 – 1992 22. Đại tạng kinh Việt Nam, Kinh Tương ưng bộ, Tập 2, Thiên nhân duyên, Tương ưng nhân duyên, Phẩm VII. Kinh Bó lau, Thích Minh Châu Việt dịch - Phật Lịch 2537 – 1993 23. Đại Tạng Kinh Việt Nam (1982), Kinh Trung bộ, tập 1, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, TP. HCM 24. Đại tạng kinh tiếng Việt, Kinh Trường A Hàm, 13. Kinh Đại duyên phương tiện, Thư viện Hoa Sen, truy cập ngày 18.3.2020 25. Đại tạng kinh Việt Nam, T004 A Hàm, IV 211, Kinh Đại Câu Hi La, Phẩm Bô đa lợi, www. Daitangkinh.org, truy cập ngày 23.3.2020 26. Chân Đế (2012), Duy thức triết học, Giải Minh soạn dịch, Nxb Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh 27. Thích Kiên Định (2012), Khảo sát Lịch sử và tư tưởng Nhân minh luận Phật giáo, Nxb.Thuận Hóa, Huế 28. Thích Quảng Độ (dịch 2001), Phật quang đại từ điển, Nxb. Đài Bắc, Đài Loan 29. Thạc Đức (1958), Duy thức học, Phật Học Đường Nam Việt xuất bản, Đà Lạt 154 30. Thích Mãn Giác (2007), Lịch sử triết học Ấn Độ, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Tp. Hồ Chí Minh 31. Thích Mãn Giác (1968), Nhân bản và nhân bản phật giáo, Nxb Huyền Trang, Sài Gòn 32. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2017), Luận Phật tính, Tỳ kheo Thích Nguyên Chơn Việt dịch, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội 33. Hồng Dương - Nguyễn Văn Hai (2001), Tìm hiểu trung luận – Nhận thức và không tánh, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 34. Hồng Dương - Nguyễn Văn Hai (2003), Luận giải Trung luận - Tánh khởi và duyên khởi, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 35. Hồng Dương - Nguyễn Văn Hai (2008), Nhân quả đồng thời, Nxb Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh 36. Hồng Dương - Nguyễn Văn Hai (2015), Tư tưởng Phật giáo trong triết học Gilles Deleuze, Nxb Thuận Hóa, Tp. Huế 37. Hồng Dương - Nguyễn Văn Hai (2017), Nguyên tắc lý do đủ - Lý duyên khởi, Nxb Thuận Hóa, Tp. Huế 38. Nhất Hạnh (1969), Giảng luận Duy biểu học, Nxb Lá Bối, Sài Gòn 39. Nhất Hạnh (1969), Vấn đề nhận thức trong Duy thức học, Nxb Lá Bối 40. Thích Nhất Hạnh (2007), Đường xưa mây trắng, Nxb Văn hóa Sài Gòn, TPHCM 41. Thích Thiện Hoa (2016), Duy Thức học, Nxb.Tôn giáo, TP. HCM 42. Nghiêm Xuân Hồng (1966), Biện chứng giải thoát trong tư tưởng Ấn Độ, Nxb. Quan Điểm, Sài Gòn 43. Nghiêm Xuân Hồng (2017), Biện chứng giải thoát trong giáo lý Trung Hoa, Thư viện Huệ Quang Ảnh Ấn, Sài Gòn 44. giao.html; truy cập ngày 16/7/2020 45. Phan Văn Hùm (1953), Phật giáo triết học, Nxb Lá Bối, Sài Gòn 155 46. Nguyễn Tấn Hùng (2006), Những quan niệm khác nhau trong lịch sử triết học về bản chất, con đường nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý, Tạp chí triết học, số 3 (178) 47. Thái Hư (2010), Tân Duy thức luận (Giải Minh soạn dịch), Nxb Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh 48. Carl Gustav Jung (2007), Thăm dò tiềm thức, Nxb Tri thức, Hà Nội 49. I. Kant (2004), Phê phán lý tính thuần túy, Nxb. Văn học, Hà Nội 50. Nguyễn Khuê (2013), Luận lý học Phật giáo, Nxb Hồng Đức, Hà Nội 51. Kinh Kim Cương, Thích Trí Quang dịch giải (1994), Nxb. TP. HCM, TP.HCM 52. Kinh Đại Thừa Nhập Lăng Già, Dịch theo bản đời Đường của Ngài Thiệt Xoa Nan Đà, Ns. Trí Hải, 53. Kinh Giải Thâm Mật, Thích Trí Quang dịch giải (2004), Nxb.Thế Giới 54. Kinh Giải Thâm Mật, Thích Trí Quang dịch giải, nguồn ebook 29/01/2012 55. Nguyễn Lang (2008), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập I, Nxb. Văn học, Hà nội 56. T.Z.Lavin (1989), From Socrates to Sartre: A philosophic Quest (Từ Xôcrat đến Xactơrơ: Sự đi tìm triết học), Bantam Books, New York 57. Phạm Minh Lăng, 2000, S. Freud và phân tâm học, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội 58. V.I. Lênin (1979), Toàn tập, Tập 18, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva 59. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, Tập 23, Nxb. Tiến Bộ, Mátxcơva 60. V.I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 29, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva 61. Thượng tọa Quảng Liên (1972), Duy thức học, Tu viện Quảng Đức xuất bản, Huế 62. Thích Quảng Liên (2017), Duy thức học, Thư viện Huệ Quang Ảnh Ấn xuất bản, Huế 156 63. Nguyễn Đăng Mạnh (1998), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, Nxb. Văn học, Hà Nội 64. Giải Minh (2008), Duy thức tam thập tụng Dị Giản, Nxb Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh 65. Giải Minh soạn dịch (2011), Thuật ngữ Duy thức học, Nxb Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh 66. Robert G. Morrison (1977), Nietzche và Đạo Phật, Thích Nhuận Châu dịch 67. Edgar Morin (2009), Nhập môn tư duy phức hợp, Chu Tiến Ánh và Chu Trung Can dịch, Nxb. Tri thức, Hà Nội 68. T.R.V. Murti (2013), Tánh không, cốt tủy triết học Phật giáo, Nghiên cứu về Trung quán tông (Huỳnh Ngọc Chiến dịch), Nxb Hồng Đức, Hà Nội 69. Thích vạn Năng, Nhận thức về chân lý trong Phật giáo, https://giacngo.vn/nguyetsan/vanhoa/2016/12/11/7252D0, truy cập ngày 29.7.2020 70. Phan Trọng Ngọ, 2003, Các lý thuyết tâm lý người, Nxb. Đại học sư phạm 71. Vũ Thế Ngọc, Trung quán triết học Long Thọ, https://quangduc.com/a28478/trung-quan-triet-hoc-long-tho, truy cập ngày 22.3.2020 72. Minh Niệm (2010), Hiểu về trái tim, Nxb Trẻ, TP.HCM 73. Nguyễn Thế Nghĩa (2014), Những nguyên lý triết học, Nxb. CTQG, Tp. HCM 74. Thích Quang Nhuận (2005), Phật học khái luận, tập 2, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội 75. Paramartha (2012), Duy thức triết học (Giải Minh soạn dịch), Nxb Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh 76. Vũ Ngọc Phan (2003), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb. Văn học, Hà Nội 77. Phật quang đại từ điển (2001), Thích Quảng Độ dịch, Nxb. Đài Bắc, Đài Loan 157 78. Thích Tâm Phương (2009), Tìm hiểu lộ trình tâm qua luận pháp thắng tập yếu, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế 79. Tuệ Quang (2017), Duy Thức học, Thư viện Huệ Quang Ảnh Ấn, Sài Gòn 80. Tuệ Quang dịch và bình luận (2017), Duy Thức học, Nxb. Bạch Đằng, Sài Gòn 81. Tuệ Quang (1964), Duy Thức học, tài liệu Phật học của Huyền Cơ Phật viện học, Sàigòn 82. Phạm Quỳnh (2014), Logic học Phật giáo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 83. O.O. Rozenberg (2007), Phật giáo những vấn đề triết học, (Ngô Văn Doanh và Nguyễn Hùng Hậu biên dịch), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 84. Peter Della Santina (2011), Tổng quan Phật giáo, Thích Tâm Quang dịch, Nxb. Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh 85. Thích Thiện Siêu (2001), Lối vào nhân minh học, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 86. Thích Thiện Siêu (2001), Trung luận, Nxb TP.HCM, TP.HCM 87. Thích Thiện Siêu (2006) (dịch), Luận thành duy thức, Nxb Văn hóa Sài Gòn, TP.HCM 88. Murray Stein (2011), Bản đồ tâm hồn con người của Jung, Nxb Tri Thức, Hà Nội 89. D.T. Suzuki (1971), Cốt tủy của đạo Phật (Trúc Thiên dịch), Nxb. An Tiêm, Sài Gòn 90. Tuệ Sỹ (2013), Triết học về Tánh Không, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội 91. Lâm Như Tạng (2006), Thức thứ tám, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh 92. Kimura Taiken (2012), Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận (Thích Quảng Độ dịch), Nxb Tôn giáo, Thành phố Hồ Chí Minh 93. Kimura Taiken (2012), Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận (Thích Quảng Độ dịch), Nxb Tôn giáo, Thành phố Hồ Chí Minh 158 94. Kimura Taiken (2012), Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận (Thích Quảng Độ dịch), Nxb Tôn giáo, Thành phố Hồ Chí Minh 95. J. Takakusu (2011), Tinh hoa triết học Phật giáo (Tuệ Sỹ dịch và chú), Nxb Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh 96. Như Thanh (1991), Duy thức học, Quyển một, Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh ấn hành, Thành phố Hồ Chí Minh 97. Thích Minh Thành, Bản chất của nhận thức theo Phật giáo thời sơ kỳ truy cập ngày 8.6.2020 98. Lê Mạnh Thát (2005), Triết học Thế Thân (Nguyên tác Anh ngữ, Đạo Sinh dich), Nxb Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh 99. Thế Thân (2013), Pháp tướng tông – Duy thức tam thập tụng, (Lê Hồng Sơn Việt dịch), Nxb Hồng Đức, Hà Nội 100. Thế Thân (2013), Duy thức học – Bát thức quy củ tụng, tam thập tụng, Thiện hành Việt dịch, tài liệu lưu hành nội bộ, Học viện Phật giáo Huế 101. Theravada (2006), Siêu lý học – Phật giáo nguyên thủy, Tỳ khưu Giác Chánh biên soạn, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh 102. Thích Chân Thiện (1999), Phật học Khái luận, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, Tp. HCM 103. Thích Chơn Thiện (2004), Lý thuyết nhân tính qua kinh tạng Pali, Nxb Tp Hồ Chí Minh. Tp. Hồ Chí Minh 104. Thích Tâm Thiện (1998), Tâm lý học Phật giáo, Nxb. Tp Hồ Chí Minh. Tp. Hồ Chí Minh 105. Thích Tâm Thiện (2000), Vấn đề cơ bản của triết học Phật giáo, Nxb. TP. HCM 106. Hoàng Thị Thơ, Tư duy nội quán (Vipassanā) của Phật giáo và vai trò của nó trong tư duy của người Việt, English-Vietnamese Handbook on Philosophy & Political Economy, Last update: 2007-10-14 159 107. Ấn Thuận (2006), Tìm hiểu nguồn gốc Duy thức học, Thích Quảng Đại dịch, Nxb.Tôn giáo, Hà Nội 108. Thích Thiện Toàn (2018), Nghiên cứu về Duy thức học, Nhà xuất bản Hồng Đức, TP. HCM 109. Huyền Trang (2014), Luận thành Duy Thức, Tuệ Sỹ dịch và chú thích, Nxb. Hồng Đức, TP.HCM 110. Huyền Trang, Bát Thức Quy Củ Tụng trang chú, Huyền Huệ Việt dịch, Thành hội Phật giáo tp. HCM ấn hành, Phật lịch: 2537-1993 111. Huyền Trang (1995), Bát thức quy củ tụng trang chú, lược giải, Giới Hương tuyển tập 112. Thích Hoằng Trí (dịch) (2009), Khái thuật Phật Giáo Ấn Độ, Nxb Phương Đông 113. Vô Trước (1995), Nhiếp Luận, Trí Quang Việt dịch, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh 114. Lý Minh Tuấn (2005), Đông phương Triết học cương yếu, Nxb. Thuận Hóa, Huế 115. Dương Đình Tùng (2016), Luận án Vấn đề ý thức trong Duy thức học 116. Phật điển Hành Tư (biên soạn 2014), Nghiên cứu Phật học qua lăng kính Tây Phương, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội 117. Thích Quang Tư (2004), Duy thức tam thập lục giảng ký, Chùa Diệu Đế, Huế 118. Thích Nhật Từ chủ biên (2014), Giáo dục Phật giáo và chương trình đại học, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội 119. Từ điển minh triết Phương Đông (1997), Phật giáo - Ấn Độ giáo, Đạo giáo – Thiền (Lê Diên dich), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 120. Từ điển triết học (1986), Bản dịch ra tiếng Việt có sửa chữa và bổ sung của Nxb Tiến bộ và Sự thật, Mátxcơva 160 121. Đường Đại Viên (2008), Phương pháp khoa học của Duy thức (Thích Phước Sơn dịch), Nxb Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh 122. Nguyễn Hữu Vui (2002), Lịch sử triết học, Nxb. CTQG, Hà Nội 161 PHỤ LỤC Bảng 1: Sơ đồ phân chia Bộ phái Phật giáo Các bộ phái Phật giáo Th ng tọa bộ ại chúng bộ Kinh lương bộ Tuyết sơn bộ Thuyết nhất thiết hữu bộ Độc tử bộ Pháp thượng bộ Nhất thuyết bộ Hiền trụ bộ Thuyết xuất thế bộ Chế đa sơn bộ Tây sơn trụ bộ Bắc sơn trụ bộ Kê dận bộ Đa văn bộ Thuyết giả bộ Chính lượng bộ Ẩm quang bộ Mật lâm sơn bộ Hoá địa bộ Pháp tạng bộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nhan_thuc_luan_trong_duy_thuc_hoc.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenThiThang.pdf