Chúng tôi đưa ra những kiến nghị cho những công trình tiếp theo:
3.1 Nên tiếp tục nghiên cứu vấn đề này đôi với khách thể rộng hơn, quy mô lớn hơn,
mẫu dân số nhiều hơn để thấy rõ thực trạng nhận thức và thái độ đối với vấn đề ma túy của
sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
3.2 Đề tài này chỉ mới thử nghiệm một hình thức tác động nâng cao nhận thức. Vậy
nên tiếp tục thử nghiệm những biện pháp khác, đối chiếu, so sánh với biện pháp đã có để đưa
ra hình thức cung cấp tri thức về vấn đề ma túy cho học sinh - sinh viên phù hợp nhất.
3.3 Riêng ở trường Cao đẳng Sư phạm, hiện nay môn học "Môi trường -Ma túy" đã
được đưa vào giảng dạy nhưng chỉ là môn tự chọn. Vậy cần có sự so sánh kết quả nhận thức
giữa sinh viên đã học môn này với những sinh viên chưa học để tìm ra giải pháp hợp lý góp
phần nâng cao nhận thức cho toàn thể sinh viên Cao đẳng Sư phạm về vấn đề ma túy.
138 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhận thức và thái độ của sinh viên cao đẳng sư phạm thành phố Hồ Chí Minh về tệ nghiện hút trong trường học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác biệt rõ nhất.
2. Hoạt động của đoàn thanh niên , hội sinh viên trong công tác phòng chống ma túy
trong trường học :
Để tìm hiểu thực tế Đoàn thanh niên, Hội sinh viên hoạt động nhƣ thế nào trong công
tác phòng chống ma túy trong trƣờng học, qua đó có cơ sở để tìm hiểu thêm về nguyên nhân
của thực trạng nhận thức của sinh viên Cao đẳng Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề
ma túy,
Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý
100
chúng tôi đề nghị sinh viên đánh giá về hoạt động của tổ chức đoàn trong nhà trƣờng hiện
nay. Kết quả xử lý đƣợc thể hiện ở bảng 21a, 21b.
2.1 Nhân xét về nội dung:
Bảng 21a: Nội dung hoạt động phòng chống ma túy trong trường học của
Đoàn thanh niên, Hội sinh viên
NỘI DUNG
Triển khai tốt
Triển khai
chƣa tốt
Chƣa triển khai
TS % TS % TS %
1.Phổ biến các qui định của nhà nƣớc về
việc tàng trữ, mua bán, sử dụng các chất ma
túy.
145 52,2 103 37,0 30 10,8
2. Phổ biến kiến thức về các loại ma túy,
tính chất và cách nhận biết.
125 45,0 110 39,5 43 15,5
3. Phân tích tác hại của ma túy. 181 65,1 70 25,2 27 9,7
4. Phổ biến, học tập về thái độ khen, phạt
đối với ngƣời phát hiện, giúp đỡ ngƣời
nghiện khắc phục hậu quả hoặc che dấu
ngƣời mua bán, tàng trữ, sử dụng ma túy.
53 19,1 115 41,3 110 39,6
5. Phối hợp với các lực lƣợng theo dõi, phát
hiện, xử lý ngƣời vi phạm qui định về ma
túy.
59 21,2 116 41,7 103 37,1
6. Phối hợp với các lực lƣợng giám sát,
giúp đỡ ngƣời cai nghiện hoàn lƣơng.
67 24,1 117 42,1 94 33,8
7. Hoàn thành phong trào quần chúng sâu
rộng, bài trừ tệ nạn ma túy trong sinh viên.
122 43,9 114 41,0 42 15,1
Qua bảng 21a, chúng tôi nhận thấy:
- Có khoảng 50% sinh viên nhận xét rằng những nội dung (1), (2), (3), (7) đã đƣợc
"triển khai tốt". Tuy nhiên chỉ có nội dung (1), (3) có tỉ lệ
Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý
101
cao hơn 50%. Ở các nội dung (3), (7) tỉ lệ giữa hai mức độ "triển khai tốt" và "triển khai chƣa
tốt" chênh lệch không nhiều. Do vậy, chúng tôi nhận thấy các nội dung (1), (2), (3), (7) đã
đƣợc Đoàn thanh niên, Hội sinh viên triển khai thực hiện nhƣng kết quả chƣa cao. Một số
sinh viên vẫn còn cho rằng những nội dung này "chƣa đƣợc triển khai" chứng tỏ vẫn còn một
số sinh viên (chiếm khoảng 13%) chƣa biết đến nội dung (1), (2), (3), (7).
- Có khoảng 41% sinh viên cho rằng những nội dung (4), (5), (6) đã đƣợc triển khai
nhƣng "triển khai chƣa tốt". Tuy nhiên tỉ lệ sinh viên cho rằng những nội dung (4), (5), (6)
"chƣa triển khai" cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể (khoảng 35%). Vậy những nội dung này đã
đƣợc triển khai nhƣng những nội dung này còn khá xa lạ đối với sinh viên. Có khoảng 20%
sinh viên cho rằng những nội dung này đã triển khai tốt chứng tỏ trong sinh viên vẫn có một
nhóm nhỏ quan tâm đến những nội dung của phong trào phòng chống ma túy.
Nhìn chung đa số sinh viên đánh giá mức độ triển khai của các nội dung hoạt động
phòng chống ma túy còn thấp, ngay cả ở nội dung "Phân tích các tác hại của ma túy" đƣợc
nhiều sinh viên đánh giá đã đƣợc triển khai tốt nhất trong các nội dung nhƣng chỉ đạt tỉ lệ
65,1%. Vậy các nội dung của hoạt động phòng chống ma túy trong trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm
Thành phố Hồ Chí Minh đã đƣợc triển khai khá phong phú và bao quát đƣợc các lĩnh vực
nhƣng hiệu quả chƣa cao.
2.2 Nhân xét về hình thức:
Qua bảng 21b, chúng tôi nhận xét nhƣ sau:
- Ở hình thức (1'), tỉ lệ ý kiến giữa ba mức độ chênh lệch không nhiều.
Bằng kiểm nghiệm Chi-Square, chúng tôi nhận thấy:
X
2
= 0,4379 < X
2
(.05,2) = 5,991
Chứng tỏ không có sự khác biệt về tỉ lệ số ý kiến giữa 3 mức độ. Vì sao lại có hiện
tƣợng này?
Căn cứ vào thực tế chúng ta quan sát đƣợc, rõ ràng hình thức này chƣa đƣợc triển khai
nhƣng có đến 68,3% sinh viên cho rằng "đã triển khai". Thực tế này có thể là do sinh viên
không hiểu rõ nội dung của hình thức này. Hình thức "phối hợp với chính quyền, nhà trƣờng
đƣa vấn đề ma túy thành nội dung sinh hoạt ngoại khóa" đã đƣợc triển khai nhƣng "hình thức
phổ biến vấn đề ma túy trong chƣơng trình chính khóa "chƣa
Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý
102
đƣợc thực hiện". Vậy hình thức (1') chƣa đƣợc sinh viên đánh giá đúng mức độ. Hình thức
học tập về vấn đề ma túy trong chƣơng trình chính khóa chỉ mới đƣợc đề nghị chứ chƣa đƣợc
sự đồng ý của các cấp chính quyền.
- Ở các hình thức (3'), (6'), (7'), có nhiều sinh viên cho rằng đã "triển khai tốt". Tuy
nhiên số sinh viên cho rằng những hình thức này "triển khai chƣa tốt chiếm tỉ lệ đáng kể. Vậy
những hình thức (3'), (6'), (7'), đã đƣợc triển khai và đạt đƣợc một số kết quả nhất định. Có
18% sinh viên cho rằng những hình thức này chƣa triển khai, điều này chứng tỏ những hình
thức này chƣa lôi kéo đƣợc tất cả các sinh viên tham gia, đặc biệt những sinh viên không
thích vấn đề này.
- Có 47,8% và 45,3% sinh viên nhận xét rằng hình thức (2') và (4') đã đƣợc triển khai,
tuy chƣa tốt lắm nhƣng đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định.
- Đáng lƣu ý là hình thức "tham quan thực tế", đây là hình thức đáng lẻ ra cần đƣợc
thực hiện thật tốt để sinh viên có dịp quan sát, tìm hiểu những vấn đề ma túy một cách sống
động nhất nhƣng lại đƣợc đa số sinh viên (chiếm tỉ lệ cao nhất 65,6%) cho rằng chƣa triển
khai. Chỉ có khoảng 33,4% sinh viên cho rằng đã triển khai . Trong thực tế, nhà trƣờng đã có
tổ chức tham quan Trại cai nghiện Bình Triệu nhƣng đối tƣợng đƣợc chọn là những thành
viên tích cực trong Đoàn. Vì sao lại có sự giới hạn về số lƣợng nhƣ vậy? Thứ nhất là do
không có kinh phí để tổ chức cho tất cả các đối tƣợng. Thứ hai, nếu tổ chức cho tất cả đối
tƣợng, thì sinh viên phải đóng kinh phí, một số sinh viên vốn đã không có hứng thú đối với
vấn đề này, nên khi phải đóng tiền, họ lại từ chối không đi. Do vậy có một số đợt tổ chức đi
tham quan thực tế nhƣng không thành vì thiếu kinh phí. Vậy việc thực hiện hình thức này có
những khó khăn của ngƣời tổ chức. Đây là vấn đề cần đƣợc cấp lãnh đạo phong trào phòng
chống ma túy quan tâm.
Nhìn chung, trong thời gian qua, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên đã tổ chức nhiều
hình thức tuyên truyền về vấn đề ma túy khác nhau. Tuy nhiên hiệu quả của các hình thức
chƣa cao. Hình thức "tuyên truyền qua phát thanh, diễn đàn" đƣợc sinh viên đánh giá ở mức
độ cao nhất cũng chiếm tỉ lệ không cao (48,9%). Hình thức "tham quan thực tế" là hình thức
rất hay và phù hợp với đặc điểm tâm lý của sinh viên, cũng chƣa đƣợc triển khai rộng rãi. Vì
thế những đoàn thể, tổ chức trong nhà trƣờng
Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý
103
nên tích cực ủng hộ cho phong trao phòng chống ma tuy trong trƣờng học, giúp cho Đoàn
thanh niên, Hội sinh viên có điều kiện tốt để đƣa ra nhiều hình thức hoạt động hiệu quả hơn.
Bảng 21b: Hình thức hoạt động phòng chống ma tuy trong trường học của
Đoàn thanh niên, Hội sinh viên
HÌNH THỨC
Triển khai tốt
Triển khai
chƣa tốt
Chƣa triển khai
TS % TS % TS %
1'. Phối hợp với chính quyền, nhà trƣờng
đƣa vân đề ma túy thành nội dung học tập
chính khóa cho sinh viên
94 34,9 93 33,5 88 31,7
2'. Tổ chức các hội thảo, chuyên đề. 99 35,6 133 47,8 46 16,5
3'. Tuyên truyền qua phát thanh, diễn đàn. 136 48,9 84 30,2 58 20,9
4'. Lồng ghép vào các hoạt động phong trào 111 39,9 126 45,3 41 14,7
5'. Tham quan thực tế 23 8,3 70 25,2 185 66,5
6'. Tổ chức thi tìm hiểu, viết bài... 119 42,8 109 39,2 50 18,0
7'. Tổ chức phong trào thi đua bài trừ ma
túy.
123 44,2 113 40,6 42 15,1
Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý
104
CHƢƠNG IV: MỘT SỐ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM TÁC ĐỘNG NÂNG CAO
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ MA TÚY
I/ Nội dung và hình thức thử nghiệm:
1. Mục tiêu thử nghiệm :
Qua kết quả điều tra ở trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi
nhận thấy nhận thức của sinh viên đối với vấn đề ma túy còn rời rạc, chƣa bản chất, chƣa
chuẩn mực.
Vì vậy mục tiêu thử nghiệm là làm thế nào để nâng cao nhận thức của sinh viên đối
với vấn đề ma túy bởi vì sinh viên cần phải có trình độ nhận thức thật khoa học và chính xác
về vấn đề ma túy, đồng thời nhận thức là yếu tố rất quan trọng góp phần hình thành thái độ
đúng đắn cho sinh viên về vấn đề này.
2. Nội dung thử nghiệm :
Chúng tôi mời chuyên viên đến nói chuyện với sinh viên về một số vân đề ma túy.
Nội dung bài nói chuyện tập trung chủ yếu vào các vân đề "phòng chống ma túy trong học
đƣờng" nhƣ: khái niệm về ma túy, cách nhận dạng các loại ma túy, tác hại của ma túy, biểu
hiện của ngƣời nghiện, tầm quan trọng của những kiến thức về vấn đề ma túy đối với sinh
viên sƣ phạm...
3. Hình thức thử nghiệm :
Trong đợt khảo sát thứ nhất, chúng tôi đã đƣa ra ba hình thức hoạt động nhằm cung
cấp những kiến thức về vấn đề ma túy cho sinh viên là "sinh hoạt ngoại khóa", "dạy lồng
ghép qua các môn học" và "dạy nhƣ một môn chính khóa". Đa số sinh viên chọn hình thức
"sinh hoạt ngoại khóa" là hình thức phù hợp nhất. Qua quan sát và trò chuyện, chúng tôi đƣợc
biết những hoạt động ngoại khoa của nhà trƣờng không mang tính
Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý
105
bắt buộc. Ví dụ nhƣ "biểu diễn văn nghệ", "tham quan", "thi viết và vẽ" ... những kiến thức
sinh viên thu nhận đƣợc từ những hoạt động này chƣa sâu và hệ thống.
Vậy hình thức nào là hình thức tối ƣu nhất để qua đó hình thành nhận thức đúng và
sâu sắc cho sinh viên về vấn đề ma túy? Chúng tôi đƣa ra hình thức thử nghiệm nhƣ sau:
- Chúng tôi sử dụng hình thức sinh hoạt ngoại khóa nhƣng mang tính bắt buộc.
- Chúng tôi yêu cầu sinh viên viết bài thu hoạch sau khi tham gia hoạt động ngoại
khóa.
- Chúng tôi kết hợp giữa giải trí và nghe chuyên đề.
Cụ thể nhƣ đã trình bày ở phần phƣơng pháp nghiên cứu .
II/ Kết quả thử nghiệm :
1. Nhận thức của sinh viên về ma túy :
Sau khi tiến hành thực nghiệm, xử lý, so sánh kết quả trƣớc và sau thực nghiệm,
chúng tôi thu đƣợc kết quả nhận thức của sinh viên về ma túy đƣợc biểu hiện ở bảng 22.
Bảng 22:Nhận thức của sinh viên về khái niệm ma túy trước và sau thực nghiệm
Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4
Trƣớc thực nghiệm (n=278) 8,3 51,1 29,5 11,1
Sau thực nghiệm (n=52) 23,1 67,3 9,6 0
- Tỉ lệ sinh viên trả lời "đúng, đầy đủ" khái niệm ma túy sau thực nghiệm (23,1%) cao
hơn tỉ lệ sinh viên trả lời ở mức độ 1 trƣớc thực nghiệm (8,3%).
- Tỉ lệ sinh viên trả lời "đúng nhƣng chƣa đầy đủ" khái niệm ma túy sau thực nghiệm
(67,3%) cao hơn tỉ lệ sinh viên trả lời ở mức độ 2 trƣớc thực nghiêm (51,1%).
Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý
106
- Không có sinh viên nào đƣa ra một khái niệm "sai hoàn toàn" sau khi thực nghiệm.
Trong khi đó có 11,1% sinh viên trả lời sai hoàn toàn khái niệm ma túy trƣớc khi thực
nghiệm.
Vậy, sau khi thực nghiệm nhận thức của sinh viên về khái niêm đã đƣợc nâng cao.
2. Sự nhận biết các chất ma túy của sinh viên :
Kết quả sự nhận biết các chất ma túy của sinh viên trƣớc và sau khi thực nghiệm đƣợc
biểu hiện ở bảng 23:
Bảng 23: Sự nhận biết của sinh viên về các chất ma túy trước và sau thực nghiệm
Các chất Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm
1. Thuốc lá 4,3 3,8
2. Thuốc phiện 91,0 100
3. Thuốc ngủ 10,4 42,3
4. Thuốc an thần 18,0 51,9
5. Heroin 93,2 100
6. Rƣợu 2,5 1,9
7. Cần sa 88,5 57,7
8. Chè 1,0 0
9. Cocain 73,0 40,4
10. Moocphin 24,1 59,6
11. Các chất khác 22,7 36,5
Qua bảng 23, chúng tôi nhận xét nhƣ sau:
Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý
107
- Tỉ lệ ý kiến cho rằng thuốc ngủ, thuốc an thần, moocphin là ma túy sau thực nghiệm
(42,3%; 51,9%; 59,6%) cao hơn trƣớc thực nghiệm. Trƣớc khi thực nghiệm, nhiều sinh viên
rất phân vân không biết thuốc ngủ thuốc an thần và moocphin có phải là ma túy hay không
bởi vì sinh viên nghĩ rằng đây là những thuốc chữa bệnh. Sau khi thực nghiệm, sinh viên đã
nhận biết đƣợc các loại thuốc này là chất gây nghiện.
- Sau thực nghiệm, tỉ lệ sinh viên có thể kể thêm đƣợc những chất ma túy khác
(36,5%) cao hơn tỉ lệ nƣớc khi thực nghiệm (22,2%).
- Tuy nhiên tỉ lệ ý kiến nhận biết rƣợu và thuốc lá là ma túy sau thực nghiệm không
tăng. Điều này chứng tỏ nhiều sinh viên vẫn chƣa nhận biết đƣợc những chất ma túy hợp
pháp.
Nhìn chung sau khi thực nghiệm, sinh viên nhận biết đƣợc nhiều chất ma túy hơn
trƣớc khi thực nghiệm.
3. Nhận thức của sinh viên về các cách sử dụng ma túy :
Kết quả xử lý đƣợc thể hiện ở bảng 24:
Bảng 24: Nhận thức của sinh viên về các cách sử dụng ma túy
1 2 3 4 5 6
Chú thích:
Tiêm chích uống Hít
Xoa Hút Các hình thức khác
Cột dọc là thứ bậc
Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý
108
Bằng kiểm nghiệm ta đƣợc: r = 0,857 < r (.01,5) = 0,874. Chứng tỏ có sự khác biệt về
thứ bậc giữa câu trả lời trƣớc và sau thực nghiệm.
Trƣớc thực nghiệm, sinh viên cho rằng hình thức uống ma túy ít đƣợc sử dụng, nhƣng
sau thực nghiệm sinh viên cho rằng hình thức này cũng thƣờng đƣợc sử dụng vì sau thực
nghiệm nhiều sinh viên hơn chó rằng thuốc ngủ và thuốc an thần là ma túy.
4. Sự nhận biết những biểu hiện ở con nghiện của sinh viên :
Kết quả nghiên cứu đƣợc biểu hiện ở bảng 25:
Bảng 25: Sự nhận biết những biểu hiện của con nghiện của
sinh viên trước và sau thực nghiệm
Trƣớc
thực nghiệm
Sau Thực nghiệm
% TB % TB
1. Ngại vệ sinh cơ thể, sợ nƣớc, sợ tắm. 87,8 2 94,2 1
2. Thèm muốn mãnh liệt dùng chất ma túy 86,3 3 90,4 3
3. Hay cáu bẳn, buồn bã bất chợt 37,8 5 69,2 5
4. Bất cần, nói năng buông thả 34,9 6 57,7 6
5. Ngáp, chảy nƣớc mắt, nƣớc mũi... 91,0 1 92,3 2
6. Đau mỏi cơ khớp, co cứng cơ, mất ngủ 45,7 4 73,1 4
7. Các dấu hiệu khác 0 7 48,1 7
Qua bảng 25, bằng kiểm nghiệm ta đƣợc: r = 0,785 < r (.01,6) = 0,834. Chứng tỏ có
sự khác biệt về thứ bậc giữa câu trả lời trƣớc và sau thực nghiệm.
Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý
109
- Mặc dù có sự khác biệt về thứ bậc, tuy nhiên những biểu hiện về mặt sinh lý vẫn
đƣợc sinh viên nhận biết dễ hơn những biểu hiện về mặt tâm lý.
- Xét về tỉ lệ phần trăm, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ ở các lựa chọn sau khi thực nghiệm
cao hơn tỉ lệ ở các lựa chọn trƣớc thực nghiệm. Chứng tỏ sau thực nghiệm, sinh viên nhận
biết đƣợc những biểu hiện của ngƣời nghiện nhiều hơn trƣớc thực nghiệm.
5. Nhận thức của sinh viên về vấn đề cai nghiện ma túy :
Kết quả xử lý đƣợc biểu hiện ở bảng 26:
Bảng 26: Nhận thức của sinh viên về vấn đề cai nghiện ma túy
trước và sau thực nghiệm
1 2 3 4 5 6
Trƣớc thực nghiệm 1,1 36,3 80,9 6,5 48,9 1
Sau thực nghiệm 0 23,1 13,4 0 48,1 15,4
Chú thích:
Dễ bỏ, dễ cai nghiện Rất khó cai
Có thể bỏ đƣợc nếu kiên trì Dễ cai nhƣng dễ mắc lại
Khó cai và dễ mắc lại Khó bỏ và dễ tái nghiện
Xét về tỉ lệ phần trăm, chúng tôi có nhận xét nhƣ sau:
- Sau thực nghiệm không có sinh viên nào cho rằng nghiện ma túy "dễ bỏ, dễ cai
nghiện".
- Tỉ lệ ý kiến cho rằng nghiện ma túy "khó cai "sau thực nghiệm (23,1%) thấp hơn
trƣớc thực nghiệm (36,3%) bởi vì lựa chọn này không đầy đủ ý nghĩa.
- Tỉ lệ ý kiến cho rằng nghiện ma túy "có thể bỏ đƣợc nếu kiên trì" sau thực nghiệm
(13,4%) thấp hơn trƣớc thực nghiệm (80,9%). Điều này chứng tỏ sinh viên đã nhận thức đƣợc
mức độ khó khăn của việc bỏ nghiện và ít chủ quan hơn so với trƣớc thực nghiệm.
Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý
110
Không có sinh viên nào cho rằng nghiện ma túy "dễ cai nhƣng dễ mắc lại". Đây là câu
trả lời không sai nhƣng sinh viên ít ghi nhớ bởi vì lựa chọn này không nhấn mạnh tính chất
khó khăn của vấn đề cai nghiện.
- Tuy nhiên, sau thực nghiệm có (15,4%) sinh viên cho rằng nghiện ma túy "rất khó
bỏ và dễ nghiện lại" vậy sau thực nghiệm sinh viên hiểu đƣợc bản chất của quá trình cai
nghiện cao hơn trƣớc thực nghiệm.
Vậy sau thực nghiệm nhận thức của sinh viên về vấn đề cai nghiện đã đƣợc nâng cao
tuy nhiên chƣa nhiều.
6. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kiến thức ma túy đối với giáo sinh
sư phạm :
Những kiến thức về vấn đề ma túy là những kiến thức phổ thông và bất kỳ ai cũng
nên biết. Riêng đối với giáo sinh sƣ phạm, những kiến thức về vấn đề này là rất can thiết.
Vậy sinh viên có nhận thức nhƣ thế nào về tầm quan trọng của những kiến thức về
vấn đề ma túy.
Chúng tôi đƣa ra câu hỏi mở (16):
"Những kiến thức về văn đề ma túy có cần thiết đối với giáo sinh sư phạm không ? Vì
sao ?"
Sau khi đọc các câu trả lời của sinh viên, chúng tôi nhận thấy 100% sinh viên đều cho
rằng "Những kiến thức về vấn đề ma túy là cần thiết" đối với giáo sinh sƣ phạm bởi vì việc
có kiến thức về vấn đề ma túy sẽ giúp họ tránh xa ma túy và có thể giáo dục cho học sinh sau
này.
Nhìn chung, những hoạt động thử nghiệm nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về
vấn đề ma túy đã đạt đƣợc một số hiệu quả. Sau khi thực nghiệm, nhận thức của sinh viên về
vấn đề ma túy đã đƣợc nâng cao, tuy nhiên nhận thức của sinh viên về vấn đề này vẫn có
những giới hạn và chƣa bản chất. Sinh viên có thể " nhận lại" rất tốt những kiến thức về vấn
đề ma túy, nhƣng họ chƣa thể "nhớ lại" đầy đủ và chính xác những kiến thức về vấn đề này.
III/ Đánh giá về biện pháp thử nghiệm :
Những hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề ma túy mà chúng
tôi đƣa ra không khác với những hình thức ngoại khóa trƣớc thực nghiệm. Điểm khác biệt cơ
bản là chúng tôi đặt ra yêu cầu viết thu hoạch.sau khi tham gia những hoạt động thực nghiệm.
Việc
Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý
111
yêu cầu sinh viên viết thu hoạch nhằm mục đích tạo tâm thế ghi nhớ cho sinh viên. Chính vì
vậy hoạt động thực nghiệm của chúng tôi đã có thể giúp sinh viên nâng cao nhận thức về một
số vấn đề ma túy.
Những hoạt động thử nghiệm chúng tôi đƣa ra chƣa thể hình thành cho sinh viên một
trình độ nhận thức sâu sắc, khoa học, hệ thống về vấn đề ma túy. Tuy nhiên hình thức tổ chức
mà chúng tôi thử nghiệm phù hợp với sở thích, nguyện vọng của sinh viên hơn là hình thức
học tập nhƣ môn học chính khóa. Nhƣng với hình thức này, kết quả chƣa đáp ứng với yêu
cầu của xã hội. Vậy cần phải tăng cƣờng thêm một số hình thức khác để có thể đào tạo giáo
sinh sƣ phạm trở thành những ngƣời giáo viên có khả năng giáo dục phòng chống ma túy sau
này.
Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý
112
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN CHUNG VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ BƢỚC ĐẦU
I. Kết luận chung :
Sau khi khảo sát thực trạng nhận thức và thái độ của sinh viên Cao đẳng Sƣ phạm
Thành Phố hồ Chí Minh về tệ nghiện hút trong trƣờng học và thử nghiệm một số hoạt động
nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề ma túy, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
1. Nhìn chung, sinh viên Cao đẳng Sƣ phạm đã có kiến thức về vấn đề ma túy tƣơng
đối đủ để có thể nhận biết đƣợc một số chất ma túy, nhận biết dƣợc những biểu hiện của
ngƣời nghiện để góp phần phát hiện ra những hiện tƣợng nghiện trong trƣờng của mình. Sinh
viên nhận biết đƣợc tác hại của ma túy và kiên quyết không sử dụng ma túy ... Mặc dù sinh
viên Cao đẳng Sƣ phạm đã có trình độ nhận thức tƣơng đối đủ để chống lại sự cám dỗ của
bọn buôn bán ma túy nhƣng với trình độ nhận thức về vấn đề ma túy hiện có, sinh viên Cao
đẳng Sƣ phạm chƣa thể đóng góp cho những hoạt động phòng chống ma túy trong học đƣờng
sau này. Những kiến thức của họ về vấn đề ma túy còn rời rạc, chƣa hệ thống, chƣa sâu, chƣa
bản chất và sinh viên mới chỉ có thể "nhận lại" khi những kiến thức này đƣợc đƣa ra. Với
trình độ này, ngƣời giáo viên không thể nào tuyên truyền và giáo dục phòng chống ma túy
cho học sinh.
2. Nguồn chủ yếu cung cấp những thông tin về vấn đề ma túy cho họ là "các phƣơng
tiện thông tin đại chúng", "những hoạt động của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên", "những
tiết học có dạy lồng ghép chƣơng trình phòng chống ma túy". Rõ ràng những hoạt động này
đã phần nào góp phần hình thành nhận thức đúng đắn cho sinh viên về vấn đề ma túy. Nội
dung và hình thức "hoạt động phòng chống ma túy trong học đƣờng" đã đƣợc triển khai ở
trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm, nhƣng những hoạt động này chƣa thu hút đƣợc đông đảo sinh
viên và hiệu quả chƣa cao.
Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý
113
3. Nhìn chung sinh viên Cao đẳng Sƣ phạm đã có thái độ tƣơng đối đúng mực đối với
chất ma túy, đối với con nghiện và bọn tội phạm ma túy đối với những phong trào phòng
chống ma túy. Tuy nhiên, ở một số sinh viên vẫn còn thái độ chủ quan, thiếu kiên quyết đối
với con nghiện và nạn dịch ma túy. Một số sinh viên vẫn chƣa quan tâm, không thích những
hoạt động phòng chống ma túy trong nhà trƣờng.
Từ sự hạn chế về mặt nhận thức dẫn đến hạn chế về mặt thái độ. Cụ thể sinh viên
đánh giá khả năng tuyên truyền phòng chống ma túy của bản thân cao hơn khả năng hiện có.
Nguyên nhân của sự tự đánh giá sai lệch này là do sinh viên chƣa nhận thức đƣợc khả năng
tuyên truyền phòng chống ma túy gồm những yếu tố, điều kiện nào. Vì vậy họ có thái độ chủ
quan khi đánh giá khả năng của mình.
4. Sau khi sinh viên Cao đẳng Sƣ phạm đƣợc tham gia những hoạt động nhằm nâng
cao nhận thức về vấn đề ma túy (nhƣ nghe chuyên đề, xem phim, tham quan trại cai nghiện)
nhận thức của họ về vấn đề ma túy đã đƣợc nâng cao. Nhƣ vậy nếu có các nội dung và hình
thức tác động phù hợp, chúng ta có thể nâng cao đƣợc nhận thức của sinh viên về ma túy.
Trong đó hình thức ngoại khoa, tham quan đƣợc sinh viên tham gia và có hiệu quả cao nhƣng
vẫn chƣa đạt yêu cầu của ngành nghề và xã hội.
II. Một số kiến nghị :
1. Tệ nạn ma túy là tệ nạn nguy hiểm và là vấn đề nhức nhối của toàn nhân loại. Việc
tổ chức phòng chống ma túy đang đƣợc cả thế giới quan tâm. Ở Việt nam, trong những năm
gần đây, nạn buôn bán, sử dụng ma túy lây lan nhanh chóng, nhất là đôi với lứa tuổi trẻ, học
sinh - sinh viên. Ma túy đã gây ra những tác hại to lớn và có nguy cơ làm băng hoại cả một
thế hệ. Vấn đề phòng chống ma túy trong học đƣờng là vấn đề hết sức khó khăn. Theo chúng
tôi, cần phải triển khai các kế hoạch phòng chống ma túy trong giới học sinh - sinh viên nhƣ
sau:
1.1. Nâng cao ý thức và hình thành thái độ đúng đắn đối với vấn đề ma túy cho học
sinh - sinh viên, phụ huynh và giáo viên.
1.2. Hình thành lối sống lành mạnh cho giới trẻ. Tổ chức các hoạt động vui chơi bổ
ích, thu hút giới trẻ.
Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý
114
1.3. Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời cho những sinh viên lỡ mắc nghiện.
2. Căn cứ vào kết quả khảo sát, chúng tôi xin đƣa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao
nhận thức và thái độ của học sinh - sinh viên về vấn đề ma túy nhƣ sau:
2.1 Các phƣơng tiện thông tin đại chúng, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên nên tiếp tục
phát huy vai trò của mình trong công tác hình thành sự hiểu biết cơ bản về vấn đề ma túy cho
học sinh - sinh viên. Cần làm phong phú nội dung tuyên truyền giáo dục về ma túy cho học
sinh - sinh viên, nên phân tích kỹ tác hại của ma túy, cung cấp những thông tin khoa học, hệ
thống và thực tế. Cần nghiên cứu đƣa ra những hình thức lôi cuốn, thu hút học sinh - sinh
viên tham gia.
2.2 Cần có sự quan tâm, phối hợp và thống nhất mục tiêu giữa ba môi trƣờng gia đình,
nhà trƣờng và xã hội trong công tác phòng chống ma túy trong học sinh - sinh viên.
2.2.7 Các bậc phụ huynh cần phải tìm hiểu và có kiến thức về vấn đề ma túy. Cha mẹ
phải thƣờng xuyên quan tâm, gần gũi với con cái, không qua nuông chìu và hình thành lối
sống hƣởng thụ cho các em học sinh - sinh viên.
2.2.2 Các đơn vị Văn hóa - Thông tin nên thƣờng xuyên tổ chức những hoạt động hấp
dẫn, bổ ích giúp giới trẻ tìm hiểu về sự tác hại của tệ nạn ma túy và cách chống lại nó. Nên có
nhiều phim ảnh đề cập đến sự nguy hiểm của ma túy và nghiện ma túy.
2.2.5 Nhà trƣờng cần phối hợp với các đơn vị có chức năng tổ chức những hoạt động
tuyên truyền về những tác hại của ma túy, thực trạng nghiện ma túy ... Các thầy cô giáo phải
là những ngƣời có trách nhiệm hình thành nhận thức đúng đắn cho học sinh, sinh viên về
những vấn đề ma túy thông qua giảng dạy lồng ghép vào môn học chính khóa và giáo dục.
Muốn vậy, ngƣời giáo viên phải là ngƣời có kiến thức khoa học, hệ thống về vấn đề ma túy
và là ngƣời có khả năng tuyên truyền phòng chống ma túy trong nhà trƣờng.
Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý
115
phải đƣa chƣơng trình phòng chống ma túy vào giarng dạy nhƣ môn học chính khóa, có kiểm
tra đánh giá. Có nhƣ vậy, sinh viên sƣ phạm mới có đủ trình độ nhận thức sâu sắc. Bên cạnh
đó cần hình thành cho giáo sinh những kỹ năng tuyên truyền thông qua những môn học nhƣ:
tâm lý học giao tiếp sƣ phạm, rèn luyện nghiệp vụ, thi thuyết trình ... Vậy các nhà nghiên cứu
và giáo dục nên nghiên cứu xây dựng chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp giảng dạy vấn đề
này một cách phù hợp nhất, hiệu quả nhất.
3. Những kiến nghị cho các công trình tiếp theo:
Chúng tôi đƣa ra những kiến nghị cho những công trình tiếp theo:
3.1 Nên tiếp tục nghiên cứu vấn đề này đôi với khách thể rộng hơn, quy mô lớn hơn,
mẫu dân số nhiều hơn để thấy rõ thực trạng nhận thức và thái độ đối với vấn đề ma túy của
sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
3.2 Đề tài này chỉ mới thử nghiệm một hình thức tác động nâng cao nhận thức. Vậy
nên tiếp tục thử nghiệm những biện pháp khác, đối chiếu, so sánh với biện pháp đã có để đƣa
ra hình thức cung cấp tri thức về vấn đề ma túy cho học sinh - sinh viên phù hợp nhất.
3.3 Riêng ở trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm, hiện nay môn học "Môi trƣờng -Ma túy" đã
đƣợc đƣa vào giảng dạy nhƣng chỉ là môn tự chọn. Vậy cần có sự so sánh kết quả nhận thức
giữa sinh viên đã học môn này với những sinh viên chƣa học để tìm ra giải pháp hợp lý góp
phần nâng cao nhận thức cho toàn thể sinh viên Cao đẳng Sƣ phạm về vấn đề ma túy.
Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý
116
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN I: SÁCH TIẾNG VIỆT VÀ DỊCH SANG TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Ngọc Bích Tâm lý học nhân cách - Một số vấn đề lý luận Nhà xuất bản Giáo Dục -
1998.
2.Vũ Ngọc Bừng Phòng chống ma túy trong nhà trường Nhà xuất bản Giáo Dục - Nhà xuất
bản Công An Nhân Dân - 1997.
3. Bộ luật hình sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Nhà xuất bản Chính Trị
Quốc Gia - 1999
4. Phạm Xuân Cảnh Báo cáo khoa học: đánh giá tình hình lạm dụng ma túy trong sinh viên
các trường Đại học - Cao đẳng - THCN - Một số biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn
1997- 1998 Hà Nội
5. Bài báo : Heroin: Cơn hồng thủy đang đến - Những nô lệ tuổi 20 Nhóm Phóng viên điều
tra (Báo Tuổi Trẻ, Thứ bảy 19/9/1998)
6. Hội thảo nâng cao chất lượng phòng ngừa và ngăn chặn các tệ nạn xã hội trong thanh
thiếu niên Thủ đô Hà Nội 1997.
7. Hỏi đáp về giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy. Nhiều tác giả - Nhà xuất bản Giáo Dục -
Hà Nội 1997.
8. PTS Lê Văn Hồng Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
9. H. Hipso Nhập môn tâm lý học xã hội Mác - Xít. Đức Uy dịch - Nhà xuất bản Giáo Dục -
1984.
10. Làm sao nhận biết và ngăn ngừa con em bị nghiện ma túy. Nhiều tác giả - Nhà xuất bản
Trẻ và Kiến thức ngày nay - 1997.
11.V.I. LeNin Về vấn đề phép biện chứng Nhà xuất bản Sự Thật 1978.
Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý
117
12. Nguyễn văn Lê Nhập môn xã hội học Nhà xuất bản Giáo dục 1998.
13. Trần Văn Luyện Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy. Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia 1998.
14. Ma túy - Kẻ thù nguy hiểm - Không hút thuốc phiện Nhiều tác giả - Tài liệu lƣu hành nội
bộ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
15. PTS Nguyễn Hồng Minh, Lại Thế Sử Những điều tuổi trẻ cần biết về ma túy. TTGD DS
SKMT 1996.
16. Mấy vấn đề về nghiên cứu dư luận xã hội Nhiều tác giả - Ban tƣ tƣởng văn hóa Thành ủy
TP.HCM 1995
17. Nguyễn Phƣơng Nam Cái chết trắng trên hành tinh Nhà xuất bản trẻ - 1998.
18. Nghiêm Xuân Nùng Trắc nghiệm và đo lƣờng cơ bản trong giáo dục. Vụ Đại học Hà Nội
- 1995.
19. Bùi Ngọc Oanh Tâm lý học - Đại học Sƣ phạm Thành Phố Hồ Chí Minh - 1993
20. Bùi Ngọc Oanh Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm Đại học Sƣ phạm Thành Phố
Hồ Chí Minh - 1993.
21. Giáo sƣ Tiến sĩ Nguyễn Xuân Phách Kẻ thù của sức khỏe Nhà xuất bản Phụ nữ - Hà Nội -
1996.
22. Trần Trọng Thủy Khoa học chẩn đoán tâm lý Nhà xuất bản Giáo Dục - 1992.
23. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy ở các trường học. Nhà
xuất bản Giáo Dục - 1996.
24. Dƣơng Thiệu Tống Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập Đại học Tổng hợp Thành
Phố Hồ Chí Minh.
Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý
118
25. Trung tâm Bình Triệu - 20 năm hoạt động. Nhiều tác giả - Lƣu hành nội bộ 1995.
26. Nguyễn Quang Uẩn Tâm lý học đại cương Đại học Sƣ phạm Hà nội - 1995.
27. D.Uzanataze Những cơ sở thực nghiệm của tâm lý học tâm thế. "Tâm lý học" Tbilixi -
1949
28. Ngọc Vinh Bài báo: Hãy tuyên chiến với ma túy. (Báo tuổi Trẻ, Thứ bảy 26/9/1998).
29. Một số bài báo viết về vấn đề ma túy...
Phần II: TÀI LIỆU TIẾNG ANH
30. James A. Cocores, M.D. The 800 - Cocain - Book of drug and alcohol recovery Fore
word 1994.
31. Samuel Iriwin, Ph.D. Drugs of abuse AD. I. N Publication
32. Brenda Jordan Drug for young people: Their use and misure. Oxford - 1967.
33. Peter Laurie Drug: medical, psychological and social facts. Pelican book - 1969.
34. Joseph Newman. What everyone needs lo knovv about drugs. U.S News and World report
- 1970
35. Jim Parker. Drugvvise - A handbook for young people. Ad. I. N Publication.
Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý
119
CHÚ THÍCH
. Trang 1 Vũ Ngọc Bừng Phòng chống ma túy trong nhà trường Nhà xuất bản Giáo Dục -
Nhà xuất bản Công An Nhân Dân - 1997.
.Trang 13 D.Uzanetaze Những cơ sở thực nghiệm của tâm lý học tâm thế. "Tâm lý học "
Tbilixi-1949
. Trang 13 H. Hipso Nhập môn tâm lý học xã hội Mác - Xít. Đức Uy dịch - Nhà xuất bản
Giáo Dục - 1984.
. Trang 16 Hỏi đáp về giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy.Nhiều tác giả - Nhà xuất bản
Giáo Dục - Hà Nội 1997.
. Trang 39 Xem chi tiết ở phần phụ lục.
. Trang 44 Xem chi tiết ở phần phụ lục.
. Trang 105 Xem chi tiết ở trang 4.
Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý
120
PHỤ LỤC
1.Cách tính hệ số tƣơng quan thứ hạng:
Hệ số tƣơng quan thứ hạng r (còn gọi là hệ số tƣơng quan Spearman) đƣợc tính theo
công thức:
• N: số cặp thứ hạng.
• d: hiệu của hai thứ hạng trong một cặp.
(r) cho biết mối tƣơng quan giữa các thứ hạng. Nếu trị số của (r) càng gần bằng 1 thì
mối tƣơng quan giữa các thứ hạng càng chặt chẽ. Cụ thể:
Chất 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
NAM 9 1 8 7 2 10 3 11 5 4 6
NỮ 9 2 8 7 1 10 3 11 5 4 6
d 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0
d
2
0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0
Áp dụng công thức:
r = l - 12/11.(121 -1) = 0,9909
Cách tính các hệ số tƣơng quan khác tƣơng tự.
2.Cách tính Chi-Sauare:
Kiểm nghiệm Chi-Square đƣợc sử dụng để so sánh hai hay nhiều tỉ lệ ở một nhóm.
(X
2) đƣợc tính bằng công thức sau:
Sau đó so sánh tổng (X2 )với độ tự do (df) ứng với bảng tƣơng quan đã có.
(df) đƣợc tính nhƣ sau:
* Đối với nhóm có một hàng nhiều ô:
Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý
121
df =
tổng tần số
số ô
Cụ thể:
Mức ảnh hƣởng Rất lớn A Vừa phải B Không đáng kể B
Tần số 99 83 78
X
2
1,76 0,15 0,86
X
2
A =
= 1,76
X
2
B =
= 0,15
X
2
C =
= 0,86
Tổng X2 = 2,77
Cách tính Chi-Square tƣơng tự ở các trƣờng hợp khác.
1
PHIÊU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
( Dành cho sinh viên các trƣờng Đại Học _ Cao Đẳng)
Để giúp cho việc phòng chống các tệ nạn xã hội đạt đƣợc kết quả tốt, xin bạn vui lòng
trả lời những câu hỏi sau : (bạn hãy trả lời bằng cách đánh dấu X vào những ý phù hụp hoặc
ghi vào các chỗ để trống ý kiến của mình theo nội dung của các câu hỏi)
Câu 1 : Bạn hiểu thế nào là ma túy ?
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 2 : Trong các chất sau đây, chất nào đƣợc gọi là ma túy :
1/Thuốc lá 6/Rƣợu
2/Thuốc phiện 7/Cần sa
3/Thuốc ngủ 8/Chè (trà)
4/Thuốc an thần 9/Côcain
5/ Heroin 10/ Moocphin
11/ Các chất khác (xin ghi rõ) :
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 3 : Theo bạn, có chất ma túy hợp pháp hay không?
Có Không
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 4 : Ma túy thƣờng đƣợc dùng theo cách nào ?
2
Các hình thức
Các mức độ
Rất phổ biến Phổ biến Ít sử dụng
1- Tiêm chích
2- Uống
3- Hít
4-Xoa
5- Hút
6- Các hình thức khác
Câu 5 : Nếu có dịp thử hít Herôin một lần cho biết cảm giác nhƣ thế nào bạn có muốn
thử không ?
1 - Có 2 - Không 3 - Tùy hoàn cảnh
Tại sao?
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 6 : Tác hại của ma túy là :
Mức ảnh hƣởng
Rất lớn Vừa phải Không đáng kể
1- Tốn tiền của
2- Hại sức khỏe
3- Suy đồi đạo đức, nhân cách
4- Lây truyền bệnh tật
5- Giảm sút trí tuệ, khả năng làm việc
6- Để lại đi chứng cho con cái sau này
Câu 7 : Hiện tƣợng nghiện hút ma tùy trong trƣờng bạn đang học hiện nay là :
1 - Có rất nhiều 3 - Rất ít
2 - Có nhƣng không nhiều 4 - Hoàn toàn không có
3
Câu 8 : Hiện tƣợng nghiện hút ma túy hiện nay xảy ra nhiều nhất ở các lứa tuổi :
1 - Trẻ nhỏ
2 - Thiếu niên
3 - Thanh niên
4 - Ngƣời trƣởng thành
5 - Ngƣời già
Câu 9 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghiện hút ma túy trong học sinh, sinh viên là:
1 - Do thiếu hiểu biết về ma túy và tác hại của nó
2 - Do lúc đầu dùng (ma túy) thuốc để chữa bệnh nhƣng dùng
nhiều thành quen và nghiện
3- Do đam mê, thích tìm cảm giác khoái lạc
4- Do tò mò, bắt chƣớc
5- Do bạn bè rủ rê, lôi kéo
6- Do rủi ro, bế tắc, khủng hoảng tâm lý ....
7- Do hoàn cảnh gia đình (Cha mẹ không quan tâm con cái, cha mẹ
chiều con, cha mẹ nghiện...)
8- Do bị ép buộc, khống chế
Câu 10 : Khi đã nghiện ma túy thì :
1 - Dễ bỏ, dễ cai nghiện 4 - Dễ cai nhƣng dễ mắc lại
2- Rất khó cai 5 - Khó cai và dễ mắc lại
3- Có thể bỏ đƣợc, nếu kiên trì
6- ............................................................
Câu 11 :Đối với sinh viên nghiện hút cần phải
1 - Buộc thôi học, trả về địa phƣơng
2 - Gửi đến trung tâm cai nghiện
4
3- Cảnh cáo, vẫn cho học và giúp họ cai nghiện tại trƣờng
4- Các biện pháp khác
Câu 12 : Ngƣời nghiện ma túy có những biểu hiện nào trong những biểu hiện sau đây:
1- Ngại vệ sinh cơ thể, sự nƣớc, sợ lắm
2-Thèm muốn mãnh liệt dùng chất ma túy không cƣỡng lại đƣợc
3-Hay cáu bẳn, buồn bã bất chợt
4-Bất cần, nói năng buông thả
5-Ngáp, chảy nƣớc mắt, nƣớc mũi, toát mồ hôi
6-Đau mỏi cơ khớp, co cứng cơ, mất ngủ, buồn nôn
7-.........................................................................................................................
Câu 13 : Những hiểu biết về ma túy và tác hại của nó mà bạn có đƣợc chủ yếu là do :
( xếp hạng thứ tự 1, 2, 3 ...)
1- Do các phƣơng tiện thông tin đại chúng
2-Do các hoạt động tuyên truyền, phổ biến của Đoàn, Hội sinh viên
3-Do đƣợc học ở trên lớp trong những giờ giảng chính quy
4-Do sự giáo dục thƣờng xuyên của gia đình
5-Do sự quan sát thực tế của những ngƣời nghiện
6-Do kinh nghiệm của bản thân đã có lúc nghiện
7-Do bạn bè kể lại
Câu 14 : Bạn có thƣờng xuyên quan tâm, theo dõi và tranh luận về vấn đề ma túy
không ?
1-Thƣờng xuyên 2-Đôi khi 3-Không bao giờ
Câu 15 : Đối với ngƣời tàng trữ và mua bán ma túy nên : ( xếp theo thứ tự 1,2,3 ...)
1- Nghiêm trị với hình thức cao nhất của luật hình sự
5
2- Tịch thu và kết án tùy theo mức độ vi phạm
3- Tịch thu, phạt tiền và cải tạo không giam giữ
Câu 16 : Khi phát hiện bạn mình dùng ma túy, bạn sẽ :
1- Coi thƣờng, xa lánh kẻ nghiện ngập ấy
2- Quan tâm và phối hợp với nhà trƣờng, gia đình để giúp họ cai nghiện.
3- Xem nhƣ chuyện bình thƣờng, không có ý kiến gì
Câu 17 : Nội dung và hình thức hoạt động của Đoàn Thanh Niên Hội Sinh viên về
phòng chống và ngăn ngừa tệ nạn ma túy trong nhà trƣờng hiện nay nhƣ thế nào ?
1. Về nội dung hoạt động :
Nội dung
Đã triển khai Chƣa triển
khai Tốt Chƣa tốt
- Phổ biến các quy định của Nhà nƣớc, nhà trƣờng về
việc tàng trữ, mua bán, sử dụng các chất ma túy.
1 2 3
- Phổ biến kiến thức về các loại ma túy, tính chất và cách
nhận biết.
1 2 3
- Phân tích tác hại của ma túy 1 2 3
- Phổ biến, học tập về chế độ khen, phạt đối với ngƣời
phát hiện, giúp đỡ ngƣời nghiện khắc phục hiệu quả hoặc
che dấu ngƣời mua bán, tàng trữ, sử dụng ma túy
1 2 3
- Phối hợp với các lực lƣợng theo dõi phát hiện, xử lý
ngƣời vi phạm qui định về ma túy
1 2 3
6
- Phối hợp với các lực lƣợng giám sát giúp đỡ, động
viên ngƣời cai nghiện hoàn lƣơng
1 2 3
- Hình thành phong trào quần chúng sâu rộng , bài trừ
tệ nạn ma túy trong sinh viên
1 2 3
2. Về hình thức
Hình thức
Đã triển khai
Chƣa triển
khai Tốt
Chƣa
tốt
- Phối hợp với chính quyền, nhà trƣờng đƣa vấn đề ma túy
thành nội dung học lập chính khóa cho sinh viên
1 2 3
- Tổ chức các hội thảo, chuyên đề 1 2 3
- Tuyên truyền qua phát thanh, diễn đàn 1 2 3
- Lồng ghép vào các hoạt động phong trào 1 2 3
- Tham quan thực tế 1 2 3
- Tổ chức thi tìm hiểu,viết bài.... 1 2 3
- Tổ chức phong trào thi đua bài trừ ma túy 1 2 3
Câu 18 : Bạn muốn đề nghị nhà trƣờng tổ chức những hoạt động nhằm cung cấp kiến
thức về vấn đề ma túy không ?
1-Rất muốn 2-Không muốn
3- Có cũng đƣợc không có cũng đƣợc
Câu 19 : Những hoạt động phòng chống ma túy đã đƣợc tổ chức trong trƣờng của bạn
1 - Rất chán và vô ích 2- Vui và bổ ích
7
3- Chán nhƣng có ích
Câu 20 : Những hoạt động phòng chống ma túy cho học sinh dƣới hình
thức (xếp thứ tự 1,2,3 )
1 - Dạy nhƣ một môn học tiếng có kiểm tra
2- Dạy lích hợp qua các môn học khác
(GDCD, đạo đức, sinh vật, văn học)
3- Dạy trong chƣơng trình ngoại khóa.
Câu 21: Bạn có đủ kiến thức và kỹ năng tuyên truyền chống ma túy
trong học đƣờng cho học sinh sau này chƣa?
1 - Đã có đủ tri thức và kỹ năng cần thiết.
2- Có kiến thức nhƣng chƣa có kỹ năng tuyên truyền.
3- Chỉ cần bổ sung về mặt kiến thức
4- Chƣa có kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Câu 22: Những ngƣời nghiện ma túy nặng (tái nghiện nhiều lần) đƣợc xem là:
1 - Tội phạm 2 - Nạn nhân
Câu 23: Nên giáo dục phòng chống ma túy trong học đƣờng cho :
1 - Học sinh tiểu học 3 - Học sinh PTTH
2 - Học sinh PTCS 4 - Sinh viên Đại Học, Cao Đẳng
5- Tất cả mọi đối tƣợng học sinh từ tiểu học trở lên.
Câu 24: Cách hữu hiệu nhất để ngăn chặn, phòng ngừa tệ nạn nghiện hút ma túy trong
học đƣờng hiện nay là:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
8
ĐÔI ĐIỀU VỀ BẢN THÂN BẠN:
1 - Họ và tên:...............................................................................................
2- Giới tính: Nam Nữ
3- Tuổi:
4- Sinh viên: Năm thứ Năm thứ 2 Năm thứ 3
5- Khoa:......................................................................................................................
6- Cha: + Tuổi:................+ Trình độ văn hóa:...............+ Nghề Nghiệp:.................
7- Mẹ: + Tuổi: ..................+ Trình độ văn hóa:..............+ Nghề Nghiệp:.................
I
Trƣờng : ...........................................................
Lớp : ................................................................
Họ và tên : ........................................................
BÀI THU HOẠCH
Hãy đánh dấu (x) vào ô phù hợp hoặc điển tiếp các ý mà bạn cho là phù hợp.
Câu 1 : Ma túy là
1/.......................................................................................................................................
2/.......................................................................................................................................
3/.......................................................................................................................................
Câu 2 : Ma túy thƣờng đƣợc sử dụng phổ biến theo các cách tiêm, chích,
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 3 : Các chất ma túy điển hình là thuốc phiện, herôin
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 4 : Nếu có dịp thử hút herôin một lần cho biết cảm giác nhƣ thế nào,
bạn có muốn thử không ?
1.Có 2. Không 3. Tùy hoàn cảnh
Tại sao ?............................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 5 : Các tác hại của ma túy
1........................................................................................................................................
2........................................................................................................................................
3........................................................................................................................................
4........................................................................................................................................
5........................................................................................................................................
6........................................................................................................................................
7........................................................................................................................................
II
Câu 6 : Hiện tƣợng nghiện ma túy hiện nay xảy ra nhiều nhất ở các lứa tuổi
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 7 : Nguyên nhân chủ yêu dẫn đến nghiện hút ma túy trong học sinh sinh viên là :
1........................................................................................................................................
2........................................................................................................................................
3........................................................................................................................................
4........................................................................................................................................
5........................................................................................................................................
6........................................................................................................................................
7........................................................................................................................................
Câu 8 : Khi đã nghiện ma túy thì
Câu 9 : Ngƣời nghiện ma túy có những biểu hiện nào trong những biểu hiện sau :
1.Hay cáu bẳn, buồn bả bất chợt
2.bất cân nói năng buông thả
3.Ngáp, chảy nƣớc mãi, nƣớc mũi, toái mo hỏi
4.Đau mõi cơ bắp, co cứng cơ, mất ngủ, buồn nôn
5.Ngại vệ sinh cơ thể, sợ nƣớc, sợ tắm
6.Thèm muốn mãnh liệt dùng chất ma túy không cƣỡng lại đƣợc.
Câu 10 : Những hiểu biết về ma túy và tác hại của nó mà bạn có đƣợc là do
Câu 11 : Đối với ngƣời tàn trữ và mua bán ma túy nên............(xếp thứ tự 1,2,3)
1.Nghiêm trị và hình thức cao nhất của luật hình sự
2.Tịch thu và kết án tù tùy theo mức độ vi phạm
3.Tịch thu, phạt tiền và không giam giữ.
Câu 12 : Khi phát hiện bạn mình nghiện ma túy, bạn sẽ làm gì ?
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
1. Xem nhƣ chuyện bình thƣờng, không có ý kiến gì.
2. ......................................................................................................................................
3. ......................................................................................................................................
III
Câu 13 : Những hoạt động phòng chống ma túy đã đƣơc tổ chức trong trƣờng của
bạn:
1. Rất chán và vô ích 2. Vui và bổ ích 3. Chán nhƣng có ích
Câu 14 : Nên giảng dạy chƣơng trình phòng chống ma túy cho học sinh dƣới hình
thức
(Xếp thứ tự 1, 2, 3...)
1.Dạy trong chƣơng trình ngọai khóa
2.Dạy tích hợp qua các môn học khác (GDCD, đạo đức, văn học.)
3.Dạy nhƣ một môn học riêng co kiểm tra đánh giá
Câu 15 : Chúng ta nên cƣ xử và có thái độ nhƣ thế nào đối với ngƣời nghiện ma túy ?
(đặc biệt ngƣời nghiện là học sinh, sinh viên).
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 16 : Những kiến thức về ván đề ma túy có cần thiết đối với giáo sinh §ƣ phạm
không ? Vì sao ?
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 17 : Muốn ngăn chận tệ nạn, nghiện hút ma tuy trong học đƣờng hiện nay, sinh
viên cần phải................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Rất cám ơn !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_nhan_thuc_va_thai_do_cua_sinh_vien_cao_dang_su_pham_thanh_pho_ho_chi_minh_ve_te_nghien_hut_trong.pdf