LỜI MỞ ĐẦU
Nghèo là vấn đề quan trọng của Việt Nam trong định hướng Xã hội Chủ
nghĩa, nghiên cứu về nghèo đói giúp các nhà làm chính sách có cơ sở để ra
các quyết định về phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như XĐGN
nói riêng. Do đó, yêu cầu bức thiết là phải có thêm nhiều nghiên cứu nghèo
đói ở cấp vùng và cấp địa phương với nhiều cách tiếp cận khác nhau kể cả
định tính và định lượng. Thực hiện nhiều nghiên cứu hơn với những thông
tin chi tiết hơn, chính xác hơn sẽ là bước đầu tiên quan trọng trong mọi
chiến lược phát triển ở Việt Nam.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu Các nhân
tố tác động đến nghèo đói ở vùng ven biển ĐBSCL giai đoạn 2003-2004
nhằm xác định các nhân tố chủ yếu (mang tính đặc trưng) ảnh hưởng đến
xác suất rơi vào nghèo đói của hộ gia đình, từ đó gợi ý chính sách XĐGN
cho Vùng.
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 Vấn đề nghiên cứu
Việt Nam đạt được nhiều thành tựu về xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo giảm nhanh từ
58,1% năm 1993 xuống còn 19,5% năm 2004, tương đương 24 triệu người đã thoát
nghèo sau 11 năm. Nếu so với Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc là
giảm tỷ lệ nghèo đói xuống còn một nửa trong giai đoạn dài hơn là 1990-2015 thì quả là
một thành tích đặc biệt. Thế nhưng Việt Nam đang là nước có thu nhập bình quân đầu
người thấp, năm 2004 là 550 USD/người (GSO, 2004) và thoát khỏi nghèo đói vẫn còn là
giấc mơ của hàng triệu người dân. Đại bộ phận dân cư có mức thu nhập chỉ trên ngưỡng
nghèo chút ít nên rất dễ bị tái nghèo nếu có những chấn động kinh tế từ bên ngoài (Báo
cáo cập nhật nghèo, 2006).
Theo GSO (2004), hơn 90% người nghèo sống và làm việc ở nông thôn và 45% dân nông
thôn sống dưới mức nghèo). Họ là những người sản xuất nhỏ hoặc là nông dân không đất
đi làm thuê. Tối đa hoá lợi ích và giảm thiểu rủi ro; đảm bảo rằng người nghèo cũng được
tiếp cận với các cơ hội mới và được hưởng lợi từ quá trình gia nhập WTO cũng như
chống tái nghèo, xuất hiện hình thái nghèo mới là một thách thức lớn lao cho Việt Nam.
Vùng ven biển ĐBSCL, phần lớn là nông thôn, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp
(trồng lúa và thủy sản) nên tính dễ bị tổn thương đối với nông dân và nông nghiệp ở đây
là rất lớn trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO. (Tổn thương thường do cạnh tranh
khốc liệt dẫn đến giá nông sản giảm mạnh, nông dân không có trình độ chuyên môn - kỹ
thuật nên khó tìm việc làm phi nông nghiệp ). Hệ quả là nguy cơ xuất hiện hình thái
nghèo mới khó chữa hơn, chi phí cho thoát nghèo cũng lớn hơn. Do đó, nghiên cứu
nghèo ở vùng này trở nên rất cần thiết cho Chính phủ, Chính quyền địa phương, tổ chức
Chính phủ, và NGOs, từ đó có chính sách XĐGN phù hợp cho Vùng.
Ở Việt Nam, bộ số liệu ĐTMSHGĐ 2004 (do GSO thực hiện năm 2004) cung cấp thông
tin để mô tả tổng quát về đời sống kinh tế - xã hội của hộ gia đình. Ngoài ra, bộ số liệu
này cho phép chúng ta nghiên cứu các chủ đề liên quan đến tình trạng nghèo đói của hộ
cũng như xem xét liệu một hộ gia đình có khả năng thoát khỏi tình trạng nghèo đói hay
không.
Có nhiều nghiên cứu về nghèo đói cho ĐBSCL với cách tiếp cận thiên về định tính, mô tả
thay vì tiếp cận định lượng nhằm lượng hóa các nhân tố tác động đến khả năng nghèo đói
của hộ gia đình. Với ý nghĩa đó, đề tài “Các nhân tố tác động nghèo đói ở vùng ven
biển Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2003-2004” sử dụng phương pháp định
lượng xác định các nhân tố tác động đến xác suất nghèo đói của hộ gia đình, từ đó gợi ý
chính sách xóa đói giảm nghèo cho Vùng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tình trạng nghèo đói và phân tích nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của vùng
ven biển ÐBSCL trong giai đoạn 2003-2004.
Xác định các nhân tố tác động đến xác suất rơi vào nghèo đói của các hộ gia đình
trong Vùng.
Gợi ý chính sách xóa đói giảm nghèo cho Vùng.
1.3 Các giả thuyết nghiên cứu
Khi nghiên cứu về tình trạng nghèo đói của hộ gia đình vùng ven biển ĐBSCL, chúng tôi
giả thuyết rằng nhóm nhân tố kinh tế, xã hội sau sẽ tác động đến xác suất nghèo đói của
hộ:
Nhóm các đặc điểm của hộ gia đình:
ã Điều kiện kinh tế của hộ bao gồm tình trạng việc làm của hộ (có việc làm hay thất
nghiệp), loại ngành nghề (nông nghiệp hay phi nông nghiệp);
ã Quan hệ xã hội của hộ thể hiện qua trình độ giáo dục phổ thông (số năm đi học,
bằng cấp cao nhất của chủ hộ ); thuộc nhóm dân tộc thiểu số hay không; chủ hộ
là nam hay nữ
Nhóm các nhân tố có liên quan đến vai trò Chính phủ:
ã Khả năng tiếp cận hạ tầng cơ sở như đường giao thông, trường học, cơ sở y tế
ã Phân bổ đất canh tác, hệ thống tín dụng chính thức ở nông thôn.
Nghiên cứu này sẽ tiến hành phân tích các nhân tố trên và kiểm định tác động của từng
nhân tố đến xác suất rơi vào nghèo đói của hộ.
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các huyện ven biển ở vùng ĐBSCL.
Đơn vị nghiên cứu là các hộ dân cư sống ở vùng ven biển ĐBSCL.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định lượng: xây dựng mô hình kinh tế lượng xác định những nhân tố
kinh tế, xã hội chủ yếu tác động đến xác suất rơi vào ngưỡng nghèo của hộ gia đình.
Phương pháp thống kê mô tả kết hợp với so sánh và tổng hợp dữ liệu sơ và thứ cấp.
1.6 Đề tài có kết cấu
Ngoài chương mở đầu (chương 1 - giới thiệu), đề tài còn có 4 chương khác.
Chương 2 - Khung lý thuyết về nghèo - trình bày tổng quan các lý thuyết về nghèo đói
liên quan đến các khái niệm, các phương pháp xác định nghèo, các nguyên nhân dẫn đến
nghèo đói theo tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn Việt Nam, từ đó rút ra khung lý thuyết để
làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu nghèo đói cho Vùng.
Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu – chương này mô tả sơ lược về vùng nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu cần thiết cho các mô hình kinh tế lượng.
Chương 4 - Kết quả phân tích – trình bày kết quả phân tích các nhân tố kinh tế, xã hội
liên quan đến nghèo đói Vùng trong mối tương quan với vùng ĐBSCL.
Chương 5 - Gợi ý chính sách XĐGN - nêu ra những gợi ý chính sách về xóa đói giảm
nghèo cho Vùng.
72 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4369 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các nhân tố tác động nghèo đói ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2003 - 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
04.
Thật ra hộ có đông người hơn có khả năng nghèo đói lớn hơn là do người làm thì ít mà
người “ăn theo” thì nhiều. Điều này thường xảy ra ở các hộ có đông con hoặc không có
khả năng lao động (do bệnh tật). Hộ càng có đông người “ăn theo” thì những lao động
chính trong gia đình càng khó có thể kiếm đủ ăn cho cả gia đình được.
MDPA (2004), con cái liên hệ chặt chẽ với tình trạng nghèo của phụ nữ. Phụ nữ nghèo
sống ở nông thôn thường có nhiều con hơn phụ nữ nghèo ở thành thị hay phụ nữ thuộc
các nhóm có cuộc sống khá hơn. Nhiều con thường có nghĩa là phụ nữ nghèo phải làm
việc nhiều hơn và bị nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản và con họ không nhận
được dinh dưỡng đầy đủ.
4.4.2 Giới tính của chủ hộ
Hình 4.5 cho thấy ở vùng ven biển ĐBSCL, những hộ có chủ hộ là nữ có khả năng nghèo
lớn hơn so với những hộ có chủ hộ là nam (34,7% so với 16,1%). Điều này phù hợp với
quan điểm phổ biến rằng các hộ các có chủ hộ là nữ, thường là do góa bụa hay ly dị, sẽ
phải đấu tranh khó khăn để kiếm đủ sống. Đặc biệt là ở các vùng nông thôn nghèo, nơi
mà người nữ thường có ít cơ hội làm việc với thu nhập cao mà thường làm việc nhà và
sống dựa vào nguồn thu từ người nam trong gia đình.
-37-
Hình 4.5
Tỷ lệ các nhóm chi tiêu phân theo giới tính (%)
16.1
34.7
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Nam
Nữ
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
(nhóm 1: nghèo nhất, nhóm 2: khá nghèo; nhóm 3: trung bình; nhóm 4: khá giàu; nhóm 5: giàu)
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004.
Khảo sát mẫu cho thấy có đến 47,4% chủ hộ là nữ không làm việc trong suốt 12 tháng
trong năm cao hơn nhiều so với tỷ lệ 9,4% của chủ hộ là nam. Đối với những phụ nữ (chủ
hộ) có việc, có đến 72% trong số đó làm việc trong ngành nông nghiệp (55% tự làm, 17%
làm thuê), 22% làm trong ngành thương mại-khách sạn-nhà hàng và 6% còn lại làm công
việc dịch vụ hộ gia đình (hình 4.6).
Hình 4.6
Loại nghề nghiệp theo giới tính chủ hộ
47.4
8.9
1.5
11.6
0.0
9.4
4.9 3.7
0.9
28.9
1.7
11.9
12.8
56.4
Không có
việc làm
Tự làm
nông
nghiệp
Làm thuê
nông
nghiệp
Công
nghiệ-xây
dựng
Thương
mại/KS/NH
Tổ chức
Đảng/CP
Dịch vụ
khác
Nữ Nam
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004.
-38-
Hơn nữa, chi tiêu dùng bình quân đầu người của hộ có chủ hộ nữ giới thấp hơn so với hộ
có chủ hộ là nam. Trung bình một người trong hộ có chủ hộ là nữ chi tiêu ít hơn 13,2% so
với người sống trong hộ có chủ hộ là nam giới. Cùng làm thuê trong ngành nông nghiệp,
nhưng ở hộ có chủ hộ là nữ chi tiêu bình quân đầu người trung bình thấp hơn 400 ngàn ở
hộ có chủ hộ là nam (hình 4.7).
Hình 4.7
Chi tiêu tiêu dùng thực tế theo nhóm giới tính của chủ hộ
3.9
2.5
4.4
3.8
3.3
3.9
2.1
3.6
Tự làm NN Làm thuê
NN
TM/KS/NH Chung
Nam Nữ
(Các từ viết tắt: NN: nông nghiệp; TM/KS/NH: thương mại/khách sạn/nhà hàng)
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004.
4.4.3 Cộng đồng người Khmer
Người Khmer chiếm đại đa số trong nhóm dân tộc thiểu số sống ở vùng ven biển
ĐBSCL. Họ chiếm 12,8% dân số nhưng lại chiếm đến 30% tổng số người nghèo. Nhìn
chung, người Khmer có tỷ lệ nghèo cao hơn người Kinh - Hoa (29,5% so với 22,5%) và
mức độ thiếu hụt trong chi tiêu so với chuẩn nghèo cũng lớn hơn (7,3% so với 5,7%). Tỷ
lệ hộ Khmer rơi vào nhóm chi tiêu nghèo cũng cao hơn nhiều so với tỷ lệ này ở người
Kinh-Hoa, 28% so với 18,4% (hình 4.8). Ở nhóm chi tiêu giàu thì ngược lại, hộ người
Kinh-Hoa có 21,1% cao hơn hộ Khmer chỉ 11,3%.
-39-
Hình 4.8
18.4
28.0
60.5
60.7
21.1
11.3
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Kinh-Hoa
Khmer
Nhóm nghèo Nhóm giữa Nhóm giàu
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004.
Người dân nghèo Khmer có rất ít cơ hội kiếm được việc làm, và những việc làm họ có
thể kiếm được hầu hết là lao động giản đơn thu nhập thấp. Rất ít người Khmer kiếm được
việc làm tại các xí nghiệp ở địa phương hay đi nước ngoài theo diện xuất khẩu lao động
(MDPA, 2004). Nguyên nhân chính là do người Khmer nghèo có trình độ học vấn rất
thấp và nhiều người trong số họ mù chữ cả tiếng Việt lẫn tiếng Khmer. Khảo sát số liệu
Vùng ven biển ĐBSCL cho thấy, người Khmer nghèo (chỉ tính từ 15 tuổi trở lên) trung
bình chỉ học hết lớp 2, hơn 65% không biết đọc, biết viết và 3% có trình độ chuyên môn
và kỹ thuật.
Hình 4.9a cho thấy người Khmer có số năm đi học ít hơn người Kinh-Hoa. Có sự khác
biệt khá lớn về trình độ học vấn của chủ hộ (kể cả nam hay nữ) giữa hai cộng đồng người
Kinh-Hoa và Khmer. Số năm đi học trung bình của chủ hộ người Kinh-Hoa là 4,9 năm
cao hơn chủ hộ người Khmer (3,1 năm). Học vấn của những người trưởng thành giữa hai
cộng đồng dân tộc này cũng có sự khác biệt, nhóm người Kinh-Hoa có số năm đi học cao
hơn người Khmer 1,1 năm đi học (hình 4.9b).
Số năm đi học của nữ thấp hơn so với nam, đặc biệt là phụ nữ người Khmer. Chủ hộ là
nữ người Khmer chỉ có 1,2 năm đi học so với 2,7 năm của người Kinh-Hoa. Đối với
những người trên 15 tuổi, phụ nữ Khmer trung bình có 3,4 năm đi học so với 5 năm của
phụ nữ Kinh-Hoa.
-40-
Hình 4.9a-b
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004.
4.5 Khả năng tiếp cận các nguồn lực cơ bản
4.5.1 Đất đai
Ở vùng ven biển ĐBSCL, hộ nghèo không có đất/ít đất (hộ không có đất hay có ít hơn
3.000 m2) chiếm tỷ lệ khá cao 40,4% so với 25% của hộ không nghèo (hình 4.10). Trong
đó, cộng đồng người Khmer nghèo có tỷ lệ này cao hơn so với người Kinh-Hoa.
Hình 4.10
Tỷ lệ hộ dân không có đất/ít đất
24.7
22.6
25.0
27.9 28.0 27.9
40.142.140.4
Cả vùng Khmer Kinh-Hoa
Hộ không nghèo Hộ nghèo Chung
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004.
-41-
Các hộ nghèo có ít đất canh tác hơn các hộ khá. Số liệu cho thấy, trung bình một hộ giàu
có 13,7 ngàn m2 (công đất), gấp hơn 3 lần so với hộ nghèo nhất (chỉ có 4,4 công đất).
Trung bình mỗi hộ Khmer thuộc nhóm chi tiêu nghèo nhất có 4,7 công đất, bằng 1/5 của
hộ Khmer giàu nhất, trong khi hộ nghèo nhất của người Kinh-Hoa cũng có ít đất (4,7
ngàn m2 - thấp hơn hộ nghèo Khmer) nhưng bằng 1/3 của hộ Kinh-Hoa giàu nhất (bảng
4.9). Thực tế này phản ánh việc tích tụ và tập trung ruộng đất đang diễn ra khá mạnh
trong cộng đồng người Khmer. Hệ quả là nổi lên một vấn đề lớn về sự cách biệt trong
diện tích đất sử dụng trong cộng đồng người Khmer.
Bảng 4.9
Đất đai theo các nhóm chi tiêu và dân tộc
Các nhóm chi tiêu theo đầu người
Chung Nghèo Khá nghèo
Trung
bình Khá giàu Giàu
Diện tích đất (1.000 m2) 9,9 4,4 9,7 9,7 11,9 13,7
Hộ Khmer 9.8 4.7 7.4 5.6 14.8 20.8
Hộ Kinh-Hoa 9.9 4.3 10.1 10.0 11.3 13.1
Có đất (%) 100.0 15.8 21.3 20.7 21.0 21.3
Hộ Khmer 100.0 22.5 21.9 9.4 30.5 15.7
Hộ Kinh-Hoa 100.0 14.9 21.2 22.3 19.6 22.0
Không/ít đất (%) 100.0 29.5 17.9 18.1 18.1 16.4
Hộ Khmer 100.0 42.0 32.3 16.1 9.6 0.0
Hộ Kinh-Hoa 100.0 27.7 15.9 18.4 19.3 18.7
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004.
Tình trạng việc làm của những người ít đất/không có đất. Khi không có đất để mưu sinh,
các hộ nghèo phải chuyển sang các công việc khác để kiếm sống. Việc tìm hiểu các hộ
không có đất làm gì để mưu sinh rất quan trọng nhằm hiểu rõ hoàn cảnh sống của họ. Kết
quả khảo sát số liệu cho thấy những người từ 15 tuổi trở lên ở các hộ không đất thường
(i) làm thuê cho các nông hộ khác (35,5%), (ii) tham gia các hoạt động phi nông nghiệp,
hoặc làm thuê cho những hộ phi nông nghiệp (39,1%), hoặc iii) nuôi gia cầm, hoặc trồng
trọt đơn giản (25,4%). Thu nhập từ những việc làm này phụ thuộc vào tình trạng định cư,
-42-
mức độ đô thị hóa cũng như khả năng tận dụng cơ hội việc làm của những hộ không có
đất.
Theo MDPA (2004), PPA thực hiện tại tỉnh Bến Tre phát hiện thấy rằng gần một nửa số
hộ nghèo không có đất hoặc gần như không có đất để canh tác. Cái vòng luẩn quẩn của
nghèo đói bao gồm túng thiếu phải bán đất hoặc cầm cố đất do có những tai họa trong gia
đình (ốm yếu hoặc kinh doanh thất bại) và nợ nần. Điều này ít là vấn đề trong những PPA
tiến hành ở những địa bàn khác. Do nghèo túng và canh tác không hiệu quả, họ đã bán
hoặc cầm cố đất rồi kiếm sống nhờ làm thuê theo mùa vụ, và việc làm của họ không ổn
định.
Bảng 4.10 cho thấy giữa hộ giàu và hộ nghèo không chỉ khác nhau ở diện tích đất canh
tác mà còn khác nhau ở cơ cấu doanh thu sử dụng đất nông nghiệp. Chẳng hạn, đối với
nhóm chi tiêu nghèo thì hoạt động trồng trọt (chủ yếu là trồng lúa) chiếm tỷ trọng lớn
nhất (44%) trong doanh thu nông nghiệp (chỉ tính từ các hoạt động sản xuất chính, bao
gồm trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng / khai thác thủy hải sản.), kế đến là thủy sản
(37,5%), trong khi nhóm chi tiêu giàu thì nuôi trồng thủy sản mang lại thu nhập lớn nhất
(hơn 66%) rồi mới đến ngành trồng trọt (25% tổng doanh thu).
Bảng 4.10
Doanh thu từ việc sử dụng đất nông nghiệp (triệu đồng)
Các nhóm chi tiêu theo đầu người
Chung Nghèo Khá
nghèo
Trung
bình
Khá
giàu
Giàu
Doanh thu từ trồng lúa 4,7 4,1 3,8 3,2 5,0 6,8
Từ cây LT-TP, cây hàng năm khác 0,5 0,1 0,3 0,7 0,8 0,4
Từ cây công nghiệp hàng năm và lâu năm 1,2 1,8 0,9 1,5 0,8 2,5
Cây ăn quả 0,8 0 1,1 0,5 1,1 1,1
Sản phẩm phụ trồng trọt 0,2 0,1 0,1 0,2 0,2 0,2
Doanh thu từ trồng trọt (a) 7,368 4,6 6,4 6,7 7,9 11,1
Doanh thu từ chăn nuôi (b) 3,071 1,9 3,2 3,8 2,5 3,9
Doanh thu từ thủy sản (c) 14,0 3,9 6,9 12,5 17,4 29,3
Cộng (a+b+c) 24,51 10,5 16,6 23,0 27,9 44,3
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004.
-43-
4.5.2 Tín dụng chính thức
Nguồn tín dụng chính thức phổ biến ở nông thôn là NHCSXH cho người nghèo,
NHNN&PTNT cho nông dân hay HEPR chủ yếu mang tính chất trợ giúp. Ngoài ra, một
số xã còn có các mô hình tiết kiệm và vay vốn, các tổ chức quần chúng cung cấp các
chương trình tín dụng và nhiều hình thức tín dụng không chính thức khác. Nhìn chung, đa
số các hộ được tiếp cận với vốn tín dụng, theo cách này hay cách khác nhưng những hộ
nông dân nghèo nhất thường phụ thuộc vào những nguồn tín dụng không chính thức.
Hoạt động tín dụng chính thức giúp ích không nhỏ không riêng cho người nghèo mà còn
với cả những hộ khá giả. Có 46% số hộ trong Vùng có vay vốn trong khoảng thời gian
một năm trước khi tiến hành điều tra; tỷ lệ hộ giàu có vay là 43,3% và hộ nghèo là 56%.
Trong đó đa phần (hơn 64%) các hộ vay ở các ngân hàng trên địa bàn như
NHNN&PTNT 44,5%, NHCSXH 4,4%, ngân hàng khác 15,2%, các tổ chức tín dụng,
chính trị - xã hội 5,9% và vay từ bạn bè hay họ hàng 30% (bảng PL2.6 - Phụ lục 2 ).
Điều đáng nói là nơi vay và số tiền vay thì rất khác nhau giữa các nhóm chi tiêu. Chẳng
hạn, NHNN&PTNT chiếm 60% “thị phần” vốn vay của nhóm khá giàu, 80% của nhóm
giàu so với hơn 30% của nhóm nghèo và khá nghèo (bảng 4.11). Ngược lại, người nghèo
thường tìm đến bạn bè, họ hàng hay người cho vay cá thể hơn so với người giàu. Loại
hình cho vay này chiếm khoảng một nửa thị trường vốn vay của người nghèo, so với dưới
15% của nhóm khá giả.
Bảng 4.11
Nơi vay vốn phân theo nhóm chi tiêu
Chung Nghèo Khá nghèo
Trung
bình Khá giàu Giàu
Không vay 54.2 44.3 56.1 57.9 57.8 54.4
Đối với cá hộ có vay vốn
NHCSXH 6.1 15.2 0.0 3.8 9.5 0.0
Ngân hàng khác 6.7 0.0 6.0 8.1 9.4 11.0
NHNN&PHNT 55.5 32.5 35.7 74.5 60.6 80.2
Quỹ hỗ trợ việc làm (*) 3.6 4.3 5.4 3.3 3.1 2.2
-44-
Chung Nghèo Khá nghèo
Trung
bình Khá giàu Giàu
Người cho vay cá thể 14.3 23.1 22.0 6.5 11.0 6.6
Bạn bè, họ hàng 13.8 24.9 30.9 3.8 6.4 0.0
(*) Quỹ hỗ trợ việc làm, tổ chức tín dụng, các tổ chức tín dụng, các tổ chức chính trị - xã hội.
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004.
Đối với những hộ có vay vốn, trung bình khoản vay (tín dụng chính thức) của hộ nghèo
là 3,2 triệu đồng (hộ giàu là 14,4 triệu đồng). Nếu chia theo nhóm chi tiêu thì hộ khá giả
hơn thường có vay được nhiều tiền hơn (hình 4.11).
Hình 4.11
Tiếp cận tín dụng chính thức theo nhóm chi tiêu
3.2
5.5
19.0
13.4
19.5
4.1
1.6
7.3
2.4 3.1
Nghèo nhất Khá nghèo Trung bình Khá giàu Giàu nhất
Tín dụng chính thức Chi tiêu bình quân đầu người
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004.
Điểm bất lợi duy nhất của việc vay phi chính thức là lãi suất cao hơn, chẳng hạn, lãi suất
đến 5,8%/tháng khi vay từ người cho vay cá thể trong khi vay ở NHNN&PTNT chỉ
1,12%/tháng hay 0,72%/tháng ở NHCSXH. Có trường hợp hộ phải chịu lại suất rất cao
30-50% cho khoản vay từ 5-8 tháng. Trong những trường hợp như vậy, rủi ro đối với các
hộ đi vay là rất lớn, khả năng vỡ nợ và rơi vào đói nghèo rất cao, khiến cho những hộ này
luôn sống trong tình trạng lo sợ chủ nợ. PPA cho biết, ngoại trừ những hộ chưa đến hạn
trả nợ vay, hầu hết là chưa trả được nợ do thiên tai làm mất mùa hoặc làm ăn thất bại.
-45-
Do vậy hiện nay nhiều hộ không còn được vay nữa nhưng cũng chưa có cách nào để
trả được nợ.
Tuy nhiên, các PPA ở ĐBSCL cho biết các chương trình vay vốn chính thức của nhà
nước vẫn còn một số hạn chế khiến người nghèo rất khó tiếp cận với vốn vay (MDPA
2004). Những hạn chế đối với nguồn tín dụng chính thức bao gồm:
- Vốn cho vay chỉ dựa trên những quy định riêng của tổ chức cho vay chứ không theo
nhu cầu của người đi vay.
- Nhiều thủ tục giấy tờ và thời gian chờ xét duyệt vay thì lâu.
- Thời hạn cho vay ngắn.
- Chỉ một số ít hộ nghèo được vay so với tổng số hộ nghèo thực tế tại địa bàn.
- Một số hộ nghèo bị loại khỏi danh sách vay vốn vì những lý do không rõ ràng như
lười biếng, nghiện rượu.
- Những người không có hộ khẩu thường trú nên không được vay vốn xóa đói giảm
nghèo.
- Người nghèo không biết được các tổ chức tín dụng chính thức có những chiến lược
cho vay như thế nào.
Bởi những khó khăn trên, nhiều hộ gia đình nghèo đã buộc phải tìm đến những loại hình
cho vay tư nhân (thường là hình thức vay nóng, dịch vụ cầm đồ, chơi hụi). Thuận lợi ở
những hình thức này là việc vay tiền rất linh hoạt, không cần có đơn xin hay phải đợi xét
duyệt, đáp ứng nhanh nhu cầu của người đi vay. Những đặc điểm này rất phù hợp với
nhóm hộ nghèo vốn có trình độ học vấn hạn chế nên thường rất ngại phải làm đơn xin
hay phải viết kế hoạch làm ăn như yêu cầu của các chương trình xóa đói giảm nghèo và
các chương trình vay vốn tín dụng khác. Vay tư nhân có thể lấy tiền bất cứ lúc nào và có
thể vay để dùng vào bất cứ mục đích gì tùy người vay. Chẳng hạn như khi cần người vay
có thể vay tiền để thanh toán viện phí, đóng tiền học cho con, tổ chức đám cưới hay làm
đám ma… mà những nhu cầu này hầu như lại là những nguyên nhân chủ yếu đẩy những
-46-
người nghèo tiếp cận tín dụng phi chính thức và rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất vì
phải gánh chịu lãi suất cao.
4.6 Khả năng tiếp cận hạ tầng cơ sở thiết yếu
Theo MDPA (2004) cho thấy những vùng gần đường giao thông có chi phí vận chuyển
thấp hơn nên bán sản phẩm cho lợi nhuận cao hơn. Các tỉnh có hạ tầng giao thông phát
triển hơn thì có tỷ lệ nghèo thấp hơn.
Khảo sát vùng ven biển ĐBSCL cho thấy, các xã có cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật
nghèo nàn, thiếu thốn hơn thì ứng với tỷ lệ hộ nghèo cao hơn (bảng 4.12). Ở các thôn/ấp
không có đường ôtô đến thì tỷ lệ hộ nghèo cao hơn các thôn/ấp có đường ô tô đến, 27,9%
so với 14,3%. Tương tự như vậy, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn ở các xã có cơ sở kinh tế mà
người dân trong xã này có thể tới đó làm và về trong ngày, có nhà văn hóa xã, có chơ
xã/liên xã hay có công trình thủy lợi thì có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn các xã chưa có các
loại hạ tầng này.
Bảng 4.12
Hạ tầng cơ sở và tình trạng nghèo đói
Có Không
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hay làng nghề 17,1 23,8
Có đường ôtô đến thôn/ấp 14,3 27,9
Nhà văn hóa xã 3,4 21,8
Công trình thủy lợi nhỏ 17,3 23,0
Chợ xã hoặc liên xã 19,3 22,7
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004.
-47-
4.7 Mô hình kinh tế lượng
Bảng 4.13
Kết quả hồi quy logistic về nghèo đói ở vùng ven biển ĐBSCL
Hồi quy Logistic Số quan sát = 360
Wald chi2(11) = 65.88
Prob > chi2 = 0.0000
Log pseudolikelihood = -133.91622 Pseudo R2 = 0.2639
Biến phụ thuộc:
Có phải hộ gia đình nghèo (có = 1)
Hệ số
b
Odds
Ratio
(e^b)
z P>|z|
Biến độc lập
Giới tính của chủ hộ (Nam=1) -0.9988 0.368 -2.11 0.035
Số người không có hoạt động tạo thu nhập (1 người) 0.4368 1.548 2.74 0.006
Số năm đi học trung bình của người lao động (1 năm) -0.3486 0.706 -4.37 0.000
Diện tích đất sản xuất của hộ (1.000 m2) -0.0602 0.942 -3.32 0.001
Tín dụng chính thức của hộ (triệu đồng) -0.0326 0.968 -1.56 0.120
Theo việc làm của chủ hộ
Không có việc làm -1.7676 0.171 -2.60 0.009
Tự làm nông nghiệp -1.2858 0.276 -2.96 0.003
Làm việc trong ngành công nghiệp, xây dựng -0.6433 0.526 -0.85 0.397
Làm trong ngành thương mại-khách sạn-nhà hàng -0.9661 0.381 -1.72 0.086 (*)
Có đường ôtô đến thôn/ấp (có = 1) -1.3667 0.255 -4.18 0.000
Hằng số 3.0357 20.816 4.05 0.000
(*) mức ý nghĩa 10%.
Nguồn: Ước lượng của tác giả bằng phần mềm Stata 9.1 dựa trên VHLSS 2004.
-48-
Hình 4.12
Mô phỏng xác suất nghèo theo tác động biên của từng nhân tố
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
gioitinh
phuthuoc
hocvan
dtdat
vieclam(tulamnongnghiep)
vieclam(dichvu)
duongoto
Nguồn: Ước lượng của tác giả bằng phần mềm Stata 9.1 dựa trên VHLSS 2004.
-49-
Bảng 4.14
Mô phỏng xác suất nghèo theo tác động biên của từng nhân tố
Mô phỏng xác suất nghèo khi
biến số độc lập thay đổi 1 đơn
vị và sác xuất ban đầu là:
(%)
Biến phụ thuộc:
Có phải hộ gia đình nghèo (có = 1)
Odds
Ratio
(e^b)
10,0 20,0 30,0 40,0
Biến độc lập
Giới tính của chủ hộ (Nam=1) -0.9988 3.9 8.4 13.6 19.7
Số người không có hoạt động tạo thu nhập ( người) 0.4368 14.7 27.9 39.9 50.8
Số năm đi học trung bình của người lao động ( năm) -0.3486 7.3 15.0 23.2 32.0
Diện tích đất sản xuất của hộ (1.000 m2) -0.0602 9.5 19.1 28.7 38.6
Theo việc làm của chủ hộ
Tự làm nông nghiệp -1.2858 3.0 6.5 10.6 15.6
Làm trong ngành thương mại-khách sạn-nhà hàng -0.9661 4.1 8.7 14.0 20.2
Có đường ôtô đến thôn/ấp (có = 1) -1.3667 2.8 6.0 9.9 14.5
Nguồn: Ước lượng của tác giả bằng phần mềm Stata 9.1 dựa trên VHLSS 2004.
Hệ số (b) của các biến mang dấu âm có nghĩa là khi tăng thêm một đơn vị biến này sẽ
làm giảm xác suất nghèo của hộ gia đình trong điều kiện cố định các yếu tố khác. Lập
luận tương tự cho các biến có hệ số mang giá trị dương, đó là những biến làm tăng xác
suất nghèo của một hộ nếu tăng thêm một đơn vị biến này.
Những kết quả hồi quy cho thấy phần lớn các biến trong phương trình đều có ý nghĩa
thống kê, ngoại trừ các biến như dantoc (dân tộc), tindung (tín dụng). Để hiểu trực quan
hơn những kết quả này chúng ta có thể xem thêm những hình 4.12 và bảng 4.17.
Yếu tố giới tính của chủ hộ có ảnh hưởng lớn đến nghèo đói. Năm 2004, một hộ có chủ
hộ là nam thì xác suất trở thành hộ nghèo chỉ là 8,4% so với 20% của hộ có chủ hộ là nữ
(giả sử đây là xác suất nghèo ban đầu). Hay nếu xác suất nghèo của nữ chủ hộ là 40% thì
nam chủ hộ chỉ là 19,7%.
-50-
Thêm một năm đi học của những người trưởng thành trong hộ có tác động làm giảm xác
suất rơi vào nghèo đói của hộ xuống còn 15,0%, với xác suất nghèo ban đầu là 20%. Hay
nếu sác xuất nghèo ban đầu của hộ là 40% thì tăng thêm 1 năm đi học (tính trung bình)
của những người trưởng thành sẽ làm giảm sác xuất nghèo của hộ xuống còn 32%.
Khi các yếu tố khác không thay đổi, một hộ gia đình trong Vùng sẽ tự làm tăng khả năng
rơi vào nghèo đói của mình lên 27,9% (giả sử xác suất nghèo ban đầu là 20%) nếu hộ có
thêm một thành viên trưởng thành không có việc làm (hoạt động tạo thu nhập). Tương tự,
xác suất nghèo của hộ sẽ tăng lên 50,8% (giả định sác xuất nghèo ban đầu là 40%) nếu có
thêm một thành viện không có việc làm tạo thu nhập cho hộ.
Diện tích đất đai có tác động đến xác suất nghèo của hộ nhưng ở mức yếu hơn. Khi hộ có
thêm 1 công đất (1.000 m2) thì xác suất nghèo chỉ giảm đi 0,9%, giả định xác suất nghèo
ban đầu là 20%. Kết quả này gợi ý rằng hiệu quả của việc sử dụng đất của hộ nghèo còn
rất thấp. Cho nên, trong nỗ lực giảm nghèo thì việc giao thêm đất chưa hẳn mang lại kết
quả như mong đợi nếu không có những việc làm cụ thể nhằm cải thiện hiệu suất sử dụng
nguồn lực này.
Đối với loại nghề nghiệp của chủ hộ. Nghiên cứu này chọn hộ có chủ hộ làm thuê trong
ngành nông nghiệp làm giá trị so sánh. Những hộ có chủ hộ tự làm (sản xuất) nông
nghiệp hay làm việc trong ngành dịch vụ (thương mại, khách sạn, nhà hàng…) sẽ có xác
suất nghèo thấp hơn so với hộ làm thuê trong ngành nông nghiệp. Giả định sác xuất
nghèo ban đầu của hộ làm thuê nông nghiệp là 20% thì đối với hộ tự làm nông nghiệp có
sác xuất nghèo là 6,5% và hộ làm việc trong ngành dịch vụ là 8,7%. Không có bằng
chứng cho thấy khi chủ hộ làm việc trong ngành công nghiệp – xây dựng có xác suất rơi
vào hộ nghèo thấp hơn so với hộ làm thuê trong ngành nông nghiệp. Điều này được giải
thích: khu vực công nghiệp, xây dựng chưa phát triển ở nông thôn vùng ven biển ĐBSCL
cả về số lượng (sự đa dạng về ngành nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp) cũng như tiền
lương/tiền công của khu vực này còn thấp và không ổn định.
Nghiên cứu này phát hiện thấy ở vùng ven biển ĐBSCL những hộ (chủ hộ) đi làm thuê
trong nông nghiệp (họ đi làm thuê ngay cả trên mảnh đất của mình sau khi đã cầm cố hay
-51-
chuyển quyền sử dụng đất cho người khác) có xác suất nghèo cao hơn nhiều so với các
hộ có đất đai để sản xuất nông nghiệp cũng như hộ có công việc ở các ngành dịch vụ (khu
vực có năng suất lao động cao hơn, cũng như công việc ổn định hơn và tiền lương cao
hơn). Đây là một phát hiện mới của chúng tôi khi nghiên cứu về nghèo đói.
Trên một nửa lao động làm thuê trong nông nghiệp có mức chi tiêu dưới ngưỡng nghèo.
Hơn 44% số người làm thuê trong nông nghiệp không có đất sản xuất, điều này đã buộc
họ phải làm cho người khác để kiếm sống. Thế nhưng việc làm trong nông nghiệp được
trả lương theo mùa vụ, thường thấp và không ổn định, do vậy các nhu cầu tiêu dùng cơ
bản của họ không được đáp ứng. Các biện pháp thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu lao
động từ ngành nông nghiệp sang các ngành khác có năng suất lao động cao hơn và rất cần
thiết cho việc giảm nghèo đói hơn nữa.
Kết quả hồi quy cho thấy hộ có chủ hộ không làm việc có xác suất nghèo thấp hơn hộ có
chủ hộ làm thuê trong ngành nông nghiệp (một cách có ý nghĩa thống kê). Tuy nhiên, như
phần trước đã phân tích, phần lớn các hộ có chủ hộ không làm việc đều thuộc nhóm hộ
không nghèo và lý do chủ yếu để không làm việc là già yếu hay đã nghỉ hưu. Do đó,
không có nghĩa là chủ hộ làm thuê trong ngành nông nghiệp chuyển sang không làm việc
gì sẽ có xác xuất nghèo thấp hơn.
Có đường ôtô đến thôn/ấp là một trong những yếu tố quan trọng tác động lớn đến xác
suất rơi vào nghèo đói của hộ gia đình trong Vùng. Theo đó, có đường ôtô đến thôn/ấp sẽ
làm giảm xác suất nghèo đói của hộ xuống còn 6% nếu xác suất nghèo ban đầu của hộ là
20%. Điều này phản ánh tầm quan trọng của hạ tầng giao thông đường bộ ở vùng nông
thôn ven biển. Thực ra, thiếu thốn về cơ sở hạ tầng luôn là trở ngại trong phát triển kinh
tế, xã hội cho bất cứ nơi đâu. Tuy nhiên, nghiên cứu này phát hiện, đối với vùng ven biển
ĐBSCL thì việc yếu kém về hạ tầng cơ sở (đường giao thông nông thôn) có ảnh hưởng
rất lớn đến tình trạng nghèo đói của các hộ dân nơi đây. Chúng tôi thấy, để giảm nghèo
hay giúp người dân thoát nghèo thì phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, kết nối nông
thôn với các trung tâm kinh tế, thương mại hay ở các khu vực có nhiều tiềm năng về tăng
trưởng kinh tế (có nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến) là rất cần thiết
cho Vùng.
-52-
Biến dantoc (dân tộc) không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này. Nhưng điều này
không có nghĩa rằng cộng đồng người Khmer đã có mức sống tương đương với người
Kinh-Hoa. Sở dĩ biến dân tộc không thể hiện ra mô hình vì chính những đặc điểm quan
trọng của người Khmer đã được thể hiện đầy đủ trong các biến có mặt. Chẳng hạn như
người Khmer có trình độ học vấn thấp hơn, khác biệt giới ở người Khmer tầm trọng
hơn…. Tức là nếu kiểm soát được những biến như trình độ học vấn, giới thì xác suất
nghèo của hộ Khmer và hộ người Kinh-Hoa sẽ tương đương nhau.
Biến tindung (tín dụng) cũng không có ý nghĩa thống kê trong giải thích ảnh hưởng đến
xác suất nghèo của hộ gia đình thuộc vùng ven biển ĐBSCL; nghĩa là nếu chỉ đơn giản là
cung cấp tiền cho người nghèo (mà không có những hướng dẫn làm ăn) thì họ cũng khó
thoát nghèo. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng đồng vốn vay của người nghèo ở nông
thôn còn thấp.
-53-
CHƯƠNG 5 GỢI Ý CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO VÙNG
VEN BIỂN ĐBSCL
Các kết quả thống kê và mô hình kinh tế lượng cho thấy các nhân tố chủ yếu tác động đến
xác suất rơi vào nghèo đói của hộ gia đình sống ở vùng ven biển ĐBSCL bao gồm: giới
tính của chủ hộ, lao động không có hoạt động tạo ra thu nhập (biến phuthuoc), số năm đi
học của những người trưởng thành, loại việc làm của chủ hộ, có đường ô tô đến thôn, đất
canh tác. Vì vậy, đề tài gợi ý chính sách xuất phát từ những nhân tố này nhằm nâng cao
hiệu quả công tác XĐGN ở vùng ven biển ĐBSCL.
5.1 Đối với chính quyền địa phương
5.1.1 Việc làm
Chính quyền địa phương nên chú trọng phát triển đa dạng ngành nghề phi nông nghiệp và
làng nghề ở nông thôn như chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ; đồng thời có chính sách
khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn. Tất cả nhằm tạo ra
ngày càng nhiều cơ hội việc làm cho người lao động ở nông thôn, đặc biệt là người nghèo
không có đất sản xuất.
Đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn. Nông nghiệp hiện là nguồn thu nhập chính của
phần lớn các hộ nghèo nên thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối
với giảm nghèo. Tuy nhiên, nếu dừng lại ở phát triển nông nghiệp thì nhìn chung nguồn
thu nhập của các hộ dân nông thôn rất hạn chế. Trong tương lai, cùng với xu thế phát
triển chung, cần phải đa dạng hóa nguồn thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp. Điều
đó sẽ có tác dụng (i) giải quyết việc làm cho những hộ không có đất, tình trạng thiếu việc
làm ngày càng tăng; (ii) thu nhập từ các ngành phi nông nghiệp không những làm tăng
thu nhập mà còn tạo điều kiện tích lũy, đầu tư lại vào nông nghiệp, thúc đẩy quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và (iii) hình thức tốt nhất để tăng thu nhập cho
người dân mà không phải sử dụng biện pháp di dân.
-54-
5.1.2 Hỗ trợ giáo dục cho người nghèo
Chính quyền địa phương cũng cần quan tâm đến nguyện vọng được đi học của các nhóm
đối tượng như người tàn tật, cộng đồng người Khmer, người di cư và những người lớn
tuổi.Thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục, đẩy mạnh các hình thức giáo dục không
chính quy cho trẻ em không đến trường và người mù chữ. Động viên số em bỏ học trở lại
lớp, số em chưa đi học vào lớp tại các trường phổ thông hoặc lớp học tình thương do
ngành giáo dục tổ chức. Phối hợp với các hội, đoàn thể địa phương và gia đình có biện
pháp đưa các em đến lớp học. Những người này vì nhiều lý do khác nhau nên thường ít
được tiếp cận với trường lớp, những chính sách hỗ trợ cần thiết sẽ mang lại nhiều lợi ích
cho nhóm người này, đồng nghĩa mang lại lợi ích cho chính địa phương đó, vùng đó.
5.2 Đói với Chính phủ
5.2.1 Hạ tầng cơ sở vùng nông thôn
Nhà nước có vai trò quan trọng trong phát triển hạ tầng cơ sở ở nông thôn. Vấn đề này
không thể để mặc cho thị trường tự giải quyết. Có được cơ sở hạ tầng tốt hơn sẽ tạo được
điều kiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ, thông tin và văn hóa tốt hơn; hiệu quả kinh tế về
dài hạn có thể sẽ cao, điều đó góp phần ngăn chặn sự gia tăng bất bình đẳng giữa thành
thị và nông thôn trong vùng.
Nhà nước cần có chính sách thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển hạ tầng
giao thông đường bộ nông thôn (xã hội hóa đầu tư vào hạ tầng cơ sở). Huy động vốn từ
nhiều nguồn khác nhau, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ngân sách, vốn vay và hỗ trợ
của Nhà nước; có chính sách ưu đãi, thông thoáng để thu hút nguồn vốn đầu tư nước
ngoài vào các lĩnh vực hạ tầng cơ sở, khuyến khích để các doanh nghiệp và nhân dân đầu
tư vào các công trình giao thông với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Chính quyền địa phương cần tranh thủ các nhà tài trợ quốc tế như Chính phủ Nhật Bản,
Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, Chính phủ Úc và các nhà tài trợ khác
hỗ trợ vốn ODA cho các dự án cơ sở hạ tầng vùng nông thôn.
-55-
5.2.2 Giáo dục và đào tạo nghề
Chính phủ có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động. Phát triển nhanh hệ
thống đào tạo nghề, kể cả công lập và ngoài công lập; xây dựng mối liên kết doanh
nghiệp và cơ sở dạy nghề; hỗ trợ người đi học nghề thông qua (1) hoặc doanh nghiệp
đóng tiền trước cho lao động, sau đó ra trường lao động đi làm trả dần, (2) hoặc Nhà
nước cho lao động vay vốn.
Mở rộng cơ hội cho người dân được tiếp cận với giáo dục nhiều hơn. Nhà nước có chính
sách hỗ trợ cho con em của các hộ nghèo, hộ nông dân, hộ sống ở nông thôn được đến
trường lớp sẽ giúp nâng cao trình độ học vấn của người lao động sau này. Thực tế cho
thấy, các hộ gia đình nghèo ở nông thôn thường “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi” nên việc
lo cho con ăn học là quá sức của họ. Trong những điều kiện như vậy thì việc cho con đến
trường (thay vì phải đi làm kiếm tiền) là một cố gắng của hộ nghèo. Do đó, Nhà nước
thực hiện tốt chính sách hỗ trợ giáo dục như miễn (giảm) học phí, phí xây dựng trường và
các khoản đóng góp thì đây có thể là động lực lớn giúp hộ nghèo cho con đến trường.
Về đào tạo nghề. Đa dạng hóa các hình thức dạy nghề. Trước hết, có thể áp dụng một số
mô hình dạy nghề sau: (1) Mô hình cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp là mô hình rõ nét
nhất về dạy nghề gắn với sử dụng lao động. Nhiệm vụ chính của những cơ sở này là dạy
nghề theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, do đó người học có việc làm ngay sau khi
tốt nghiệp. (2) Mô hình dạy nghề lưu động cho lao động nông thôn. Việc dạy nghề được
tổ chức tại một số nơi có nhu cầu học nghề (đào tạo ngắn hạn). Chương trình, giáo trình,
bài giảng cũng rất linh hoạt, dạy đúng cái người lao động cần. Mô hình này cũng thực sự
là mô hình gắn dạy nghề với tạo việc làm và tạo ra được những cơ hội thuận lợi cho
nhiều người được học nghề, đặc biệt là những người nghèo có cơ hội được học nghề.
5.2.3 Chính sách về giới
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ phụ nữ nghèo ở nông thôn. Chính quyền địa phương
tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức của phụ nữ hoạt động hiệu quả và thiết thực.
Trang bị kiến thức bảo vệ sức khỏe, quan hệ xã hội và sản xuất cho phụ nữ. Có vốn để tổ
-56-
chức sản xuất là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là giúp phụ nữ biết cách quản lý và sử
dụng vốn hiệu quả. Thông các tổ chức Hội của phụ nữ, Ngân hàng Chính sách xã hội có
thể tổ chức nhiều lớp tập huấn nâng cao năng lực điều hành tổ nhóm quản lý tín dụng,
biết cách ghi chép sổ sách và hạch toán kinh tế; trung tâm khuyến nông địa phương trang
bị kiến thức chăn nuôi, trồng trọt, chuyển giao khoa học kỹ thuật, lập kế hoạch sản xuất
chăn nuôi, hạch toán lỗ lãi trên đồng vốn được vay, tham quan điển hình tiên tiến trong
xoá đói giảm nghèo...
5.2.4 Tăng cường di chuyển lao động theo ngành nghề theo hướng giảm nhanh số
người làm thuê trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động làm việc trong ngành dịch
vụ. Các kết quả phân tích liên quan đến tình trạng việc làm dẫn tới các chính sách giảm
nghèo đói nên tập trung vào hai lĩnh vưc. Thứ nhất, tăng cường sự chuyển dịch cơ cấu lao
động từ ngành nông nghiệp sang các ngành khác có năng suất lao động cao hơn. Thứ hai,
tiếp tục chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp (đối với những người tự làm trong
ngành nông nghiệp) nhằm thúc đẩy năng suất của ngành (nghiên cứu của Minot và các
tác giả (2006) cho thấy tác động tích cực của tăng năng suất đến thu nhập của các hộ
nghèo) vì nông dân vẫn tiếp tục là nhóm người nghèo nhất, với lực lượng lớn nhất.
5.2.5 Đất đai
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân; hạn chế tình trạng mất đất của
nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo vùng nông thôn. Chính sách hỗ trợ nông dân nghèo
sản xuất và tạo ra nhiều lợi ích ngay trên mảnh đất của mình là biện pháp tốt nhất để hạn
chế tình trạnh mất đất (cầm cố đất) của nông dân.
Khu vực công nên tập trung các nổ lực giảm nghèo thông qua các chính sách hỗ trợ sản
xuất nông nghiệp như đầu tư thủy lợi, tổ chức thông tin thị trường (đầu vào - đầu ra) cho
nông sản. Nâng cao kỹ năng - kiến thức cho người nghèo, đặc biệt trong các hộ gia đình
có chủ hộ là nữ về khả năng tiếp cận thị trường mới và các hoạt động tạo ra giá trị cao.
-57-
5.2.6 Thúc đẩy giảm nghèo trong cộng đồng người Khmer
Như trên đã phân tích, cộng đồng người dân tộc Khmer có những nét hạn chế riêng do
vậy cần có chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy giảm nghèo trong cộng đồng người
Khmer.
Tăng cường điều kiện tiếp cận các cơ hội việc làm và học tập kỹ năng cho người Khmer
nghèo. Hỗ trợ các khóa dạy nghề dành cho người Khmer, ưu tiên cho những người từ các
hộ nghèo và/hoặc không có đất, và tạo cơ hội việc làm liên quan sau khi đào tạo. Tăng
cường cung cấp thông tin thích hợp, kịp thời, liên quan đến việc làm và các khóa đào tạo
trong cộng đồng người Khmer thông qua các chương trình ti vi, radio, bằng tiếng Khmer.
Tăng cường đầu tư và hướng dẫn để các trường trung học dân tộc nội trú phát triển đáng
kể mảng dạy nghề. Dạy nghề cần trở thành định hướng chính của các trường này.
Tăng cường điều kiện tiếp cận cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội cho người Khmer
nghèo. Tổ chức các kỹ thuật chuyển giao khuyến nông đa dạng phù hợp với điều kiện
kinh tế của từng nhóm hộ. Cần ưu tiên những nội dung khuyến nông và truyền bá những
kiến thức giúp giải quyết được nhu cầu của các hộ Khmer nghèo, chẳng hạn kiến thức
phổ thông và kỹ năng về nông nghiệp, quản lý hộ và đầu tư vốn vay. Các trung tâm
khuyến nông có thể phổ biến những kiến thức và thông tin khuyến nông rộng rãi hơn cho
người Khmer thông qua những người bán các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Đào tạo và xây dựng năng lực cho những người Khmer trực̣ tiếp tham gia công tác
khuyến nông, ngư tại mỗi cụm dân cư.
Phát triển giáo dục cho trẻ em Khmer. Có chính sách tuyển dụng những sinh viên, học
sinh người Khmer sau khi học được đào tạo. Thực hiện các chiến dịch thông tin để vận
động trẻ em Khmer nhập học ở tất cả các cấp; giảm tỉ lệ trẻ em các gia đình nghèo người
Khmer bỏ học bằng cách ban hành các chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo và
miễn cho họ khỏi phải đóng góp các khoản phí giáo dục ở địa phương. Xây dựng kế
hoạch dài hạn đào tạo đội ngũ giáo viên người Khmer trực tiếp giảng dạy các lớp mẫu
giáo, dạy chữ Khmer và tiếng Việt tại các trường học trong vùng người Khmer.
-58-
5.3 Đối với NGOs
NGOs cần tập trung vào các vấn đề sau:
(i) Thiết kế các dự án tăng cường năng lực cho người nghèo để nắm bắt các cơ hội, hay
tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho các hộ gia đình để tăng khả năng
đầu tư tư nhân, tự tạo việc làm và tạo việc làm.
(ii) Giúp đỡ chính quyền địa phương thiết kế các chương trình giảm thiểu tính dễ bị ảnh
hưởng của hộ gia đình, chẳng hạn như tạo điều kiện cho tất cả người dân nông thôn tiếp
cận các dịch vụ y tế với giá cả chấp nhận được, hay các dự án giúp người dân hồi phục
sau các cú sốc, chẳng hạn như nhanh chóng tiếp cận với các khoản vay không ưu đãi với
độ linh động tối đa và dài hạn.
(iii) Thiết kế các dự án nhằm phá vỡ chu trình đói nghèo từ thế hệ này sang thế hệ khác
bằng cách cung cấp các khoản vay chi phí thấp cho phụ huynh đầu tư vào việc học hành
của con cái, bao gồm giáo dục không bắt buộc, để có thể giúp các thế hệ sau tìm được
những công việc lương cao hơn.
(iv) Các NGOs thông qua các chương trình, dự án phổ biến kiến thức sản xuất, hỗ trợ
nông dân, người nghèo đa dạng hóa các hoạt động có giá trị cao hơn như chăn nuôi, thủy
sản nhằm tăng năng suất đất nông nghiệp.
(v) Vai trò của các NGOs trong việc thực thi pháp luật về bình đẳng giới: tuyên truyền
pháp luật về bình đẳng giới; thực hiện những dự án can thiệp góp phần tạo quyền và năng
lực cho phụ nữ để thực hiện quyền bình đẳng của mình.
5.4 Đối với người nghèo
Xóa đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, toàn xã hội mà trước hết là
bổn phận của chính người nghèo phải tự vươn lên, phải có ý chí thoát nghèo và thậm chí
một “chiến lược” thoát nghèo cho bản thân, cho hộ mình. Trong khi trách nhiệm của
Chính phủ là giúp gỡ bỏ rào cản ngăn cách xã hội và kinh tế để xóa đói giảm nghèo; hiệu
quả xóa nghèo đạt thấp nếu bản thân người nghèo không tích cực và nỗ lực phấn đấu
vươn lên với mức sống cao hơn.
-59-
5.5 Giới hạn nghiên cứu
Thứ nhất, xuất phát từ đặc điểm của dữ liệu nghiên cứu. Vì nghèo là một khái niệm đa
nội dung nhưng sự hạn chế về số liệu không cho phép chúng ta xem xét tất cả các khía
cạnh của khái niệm này. Trong phạm vi số liệu cho phép, chúng ta chỉ phản ánh tính đa
chiều của nghèo một cách tối đa, cụ thể là mức chi tiêu dùng và một số chỉ số xã hội khác
có thể tính toán được dựa trên số liệu ĐTMSHGĐ.
Thứ hai, nhiều nhân tố tác động đến nghèo đói chưa quan sát được như ý chí thoát nghèo,
tâm lý ỷ lại của người nghèo và yếu tố khác biệt về tự nhiên của vùng nghiên cứu. Không
thể quy đồng người nghèo là giống nhau, có người có ham muốn thoát nghèo mãnh liệt
nhưng có người không chút động lực thoát nghèo.
Hơn nữa, nghiên cứu này cũng chưa bao quát hết đặc điểm riêng rẽ của từng thành viên
trong hộ mà chỉ dừng lại ở tác động đến cấp độ hộ gia đình, nghĩa là ảnh hưởng giống
nhau đến mọi thành viên trong hộ
Sau cùng, những điều chúng tôi gợi ý từ nghiên cứu này chủ yếu chỉ xuất phát từ tiếp cận
định lượng, chúng tôi thiết nghĩ còn những tiếp cận khác đáng giá và thuyết phục hơn, ví
dụ như tiếp cận có sự tham dự của người dân và các cấp chính quyền địa phương và các
tổ chức phi chính phủ khi nghiên cứu về nghèo đói. Tóm lại, mặc dù tiếp cận định lượng
là cần thiết, nhưng tiếp cận này vẫn chưa thể tổng quát toàn bộ bức tranh nghèo đói hiện
trạng và những gợi ý giải quyết nó trong tương lai tại Việt Nam nói chung và các địa
phương ven biển vùng ĐBSCL nói riêng, muốn làm nghiên cứu lĩnh vực này trọn vẹn
hơn thì vẫn rất cần thiết cho những nghiên cứu dài hơi khác của rất nhiều nhà nghiên cứu
khác.
-60-
KẾT LUẬN
Nghiên cứu về nghèo đói ở vùng ven biển ĐBSCL, chúng tôi thấy các nhân tố: trình độ
học vấn của người lao động, số người không có hoạt động tạo thu nhập trong hộ, loại
công việc chính, giới tính của chủ hộ, diện tích đất sản xuất của hộ và đường ôtô đến
được thôn/ấp của hộ tác động có ý nghĩa thống kê đến xác suất rơi vào nghèo đói của hộ.
Qua đó, để giảm nghèo cho hộ gia đình trong Vùng các chính sách cần hướng đến như:
(1) Hỗ trợ giáo dục cho người nghèo;
(2) Tạo cơ hội việc làm (hỗ trợ đào tạo nghề) và tăng cường di chuyển lao động nông
nghiệp sang việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn;
(3) Giúp nông dân sử dụng đất đai một cách hiệu quả (nâng cao năng suất sử dụng đất
nông nghiệp);
(4) Hỗ trợ phụ nữ nghèo và cộng đồng người Khmer.
(5) Phát triển hạ tầng cơ sở (đặc biệt là đường giao thông) ở nông thôn.
Trong đó, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn (đường giao thông) và giảm thiểu tình trạng
người nông dân đi làm thuê nông nghiệp là những nội dung quan trọng trong công cuộc
XĐGN cho vùng ven biển ĐBSCL.
-61-
PHỤ LỤC
Phu lục 1: Mô hình logistic phân tích những nhân tố tác động đến khả năng nghèo
của hộ gia đình.
duongotovieclamtindungdtdathocvanphuthuocgioitinhdantoc
duongotovielamtindungdtdathocvanphuthuocgioitinhdantoc
e
eP
765443210
765443210
1 βββββββββ
βββββββββ
++++++++
++++++++
+=
Biến phụ thuộc có giá trị bằng 1 nếu hộ gia đình là hộ nghèo và bằng 0 nếu hộ không
phải là hộ nghèo.
Để đánh giá tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc, ta trở lại mô hình logit
tổng quát:
kk
kk
XX
XX
i e
eP βββ
βββ
+++
+++
+= ..
..
110
110
1
Bằng phương pháp tuyến tính hóa, mô hình trên trở thành:
kk
i
i XXX
P
P ββββ ++++=⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
− ...1ln 221110
Gọi hệ số Odd
khongngheo
ngheo
P
P
P
PO =−= 0
0
0 1 là hệ số chênh lệch nghèo ban đầu,
trong đó P0 là xác suất nghèo ban đầu.
Từ phương trình suy ra
kk XXe
P
PO βββ +++=−=
..
0
0
0
110
1
Giả định rằng khi các yếu tố khác không thay đổi, khi Xk tăng lên 1 đơn vị, hệ số chênh
lệch ngheo đói mới O1 là:
kkkkkkkk eeee
P
PO XXXXXX βββββββββββ ×===−=
+++++++++++ ....)1(..
1
1
1
110110110
1
Suy ra:
ke
P
P
P
PO β×−=−= 0
0
1
1
1 11
Hay
keO
P
P β×=− 01
1
1
Suy ra:
k
k
eO
eOP β
β
×+
×=
0
0
1 1
Thế hệ số Odd vào ta được:
)1(1 0
0
1 k
k
eP
ePP β
β
−−
×=
Công thức trên có ý nghĩa rằng với các yếu tố khác cố định, khi yếu tố Xk tăng lên một đơn
vị thì xác suất nghèo của một hộ gia đình sẽ chuyển dịch từ P0 sang P1. Với cách triển khai
như vậy chúng ta có thể mô tả những kịch bản cho các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mà
một hộ rơi vào nghèo đói và từ đó có thể định lượng được các tác động đến sự thay đổi các
yếu tố ảnh hưởng để làm giảm xác suất một hộ rơi vào nghèo đói.
Phụ lục 2: Các bảng thống kê mô tả về nghèo đói
Bảng PL2.1
Nghèo đói và việc làm chính của những người từ 15 tuổi trở lên.
ĐBSCL Vùng ven biển ĐBSCL
Theo nhóm chi
tiêu
Nhóm lao động
Tỷ
trọng
người
nghèo
(%)
Tỷ lệ
nghèo
(%)
Tỷ
trọng
người
nghèo
(%)
Tỷ lệ
nghèo
(%) Nhóm
nghèo
nhất
Nhóm
giàu
nhất
Tự làm trong nông nghiệp 39.8 13.9 38.0 16.5 37.3 63.3
Làm thuê trong nông nghiệp 37.0 44.7 41.5 50.2 42.0 5.1
Tự làm trong công nghiệp, xây dựng 1.1 5.1 1.6 20.0 1.8 2.4
Làm thuê trong công nghiệp, xây dựng 8.0 13.5 6.1 24.1 6.6 0.0
Thương mại, khách sạn, nhà hàng 9.1 7.7 7.6 12.2 7.1 23.9
Các tổ chức Đảng, chính phủ 0.7 2.5 2.0 19.2 1.8 2.9
Dịch vụ khác 4.3 27.4 3.3 42.3 3.4 2.5
Nông nghiệp 76.8 20.8 79.5 25.4
Công nghiệp-xây dựng 9.1 11.2 7.6 23.2
Dịch vụ 14.1 8.7 12.9 16.0
Chung 100.0 16.3 100.0 23.5 100.0 100.0
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004.
Bảng PL2.2
Nghèo đói và việc làm chính của những người từ 15 tuổi trở lên.
ĐBSCL Vùng ven biển ĐBSCL
Theo nhóm chi tiêu
Loại công việc chính
Tỷ
trọng
chung
(%)
Tỷ
trọng
người
nghèo
(%)
Tỷ lệ
nghèo
(%)
Tỷ
trọng
người
nghèo
(%)
Tỷ lệ
nghèo
(%) Nhóm
nghèo
nhất
Nhóm
giàu
nhất
Chung
Lao động được trả lương 22,0 32,4 23,9 31,9 38,1 32,4 6,8 19,6
Tự làm nông nghiẹp 54,3 57,1 17,1 57,8 22,0 59,1 63,6 61,7
Sản xuất, kinh doanh tại hộ 23,7 10,5 7,23 10,3 13,0 8,5 29,6 18,7
Chung 100,0 100,0 16,3 100,0 23,5 100,0 100,0 100,0
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004.
Bảng PL2.3
Trình độ học vấn của người nghèo (từ 15 tuổi trở lên)
Tỷ lệ nghèo (%) Tỷ trọng trong tổng số người nghèo (%)
Tỷ trọng trong tổng
dân số (%)
Vùng
ven biển ĐBSCL
Vùng
ven biển ĐBSCL
Vùng
ven biển ĐBSCL
Không có bằng cấp 34,2 24,7 67,2 61,4 43,8 39,1
Tiểu học 15,4 13,2 25,9 29,6 37,6 35,2
Phổ thông cơ sở 9,9 7,7 5,8 7,9 13,1 16,0
Phổ thông trung học 4,9 2,1 1,1 1,1 4,9 7,7
Cao đẳng 0,0 0,0 0,0 0,0 0,3 0,9
Đại học 0,0 0,0 0,0 0,0 0,3 1,1
Trên đại học 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
Chung 22,3 15,7 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004.
Bảng PL2.4
Trình độ chuyên môn - kỹ thuật của người nghèo (từ 15 tuổi trở lên)
Tỷ lệ nghèo (%)
Tỷ trọng trong tổng
số người nghèo
(%)
Tỷ trọng trong tổng
dân số
(%)
Vùng
ven biển ĐBSCL
Vùng
ven biển ĐBSCL
Vùng
ven biển ĐBSCL
Không bằng cấp 22,4 16,1 98,6 99,4 98,1 96,9
Dạy nghề ngắn hạn 50,9 4,5 0,7 0,3 0,3 1,2
Dạy nghề dài hạn 0,0 0,0 0,0 0,0 0,2 0,2
Trung học chuyên nghiệp 11,4 2,3 0,7 0,3 1,4 1,7
Chung 22,3 15,7 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004.
Bảng PL2.5
Quy mô hộ - tỷ lệ phụ thuộc và chi tiêu bình quân đầu người
Nghèo nhất
Khá
nghèo
Trung
bình
Khá
giàu
Giàu
nhất Chung
Quy mô hộ (người) Vùng ven biển 5.07 4.68 4.51 4.53 3.93 4.54
Vùg ĐBSCL 5.02 4.60 4.37 4.25 3.82 4.41
Phụ thuộc (người) Vùng ven biển 1.80 1.98 1.70 1.63 1.45 1.71
Vùg ĐBSCL 1.68 1.54 1.54 1.43 1.27 1.49
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004.
Bảng PL2.6
Thị phần tín dụng vùn ven biển ĐBSCL
Tên tổ chức/cá nhân Tỷ trọng (%)
Tổng 100.0
NH CSXH 4.4
NH NNPTNT 44.5
NH khác 15.2
Tổ chức TD, CT-XH 5.9
Người cho vay cá thể 5.4
Bạn bè, họ hàng 24.6
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004.
Phụ lục 3: Hồi quy trong Stata 9.1
char vieclam[omit] 2
xi: logit ngheo dantoc gioitinh phuthuoc hocvan dtdat tindung duongoto i.vieclam [pw=hhwt]
Listcoef, help
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ LĐTBXH (2004). Hệ thống văn bản về Bảo trợ xã hội và Xóa đói giảm nghèo.
NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội.
2. Bộ LĐTBXH (2004). Số liệu thống kê xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1998-2000 và
2001-2003. NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
3. Chương trình phân tích Hiện trạng nghèo đói vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
(2003). Bản dịch tiếng Việt.
4. Đỗ Tuyết Khanh (2004). Vi tín dụng: Một phương thức xóa đói giảm nghèo.
5. Hoàng Thanh Hương, Trần Hương Giang và Trần Bình Minh (2006). Nghèo đói và
dân tộc.
6. Houghton, Dominique và các tác giả khác (1999). Hộ gia đình Việt Nam nhìn qua
phân tích định lượng. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Houghton, Dominique; Jonathan Houghton và Nguyễn Phong (2001). Mức sống
trong thời kỳ bùng nổ kinh tế Việt Nam. NXB Thống kê, Hà Nội.
8. Lê Thúc Dục, Nguyễn Thắng và Vũ Hoàng Đạt (2006). Giảm nghèo ở Việt Nam: Các
đối nghịch đằng sau những thành tựu ấn tượng. Bài viết cho hội thảo ABCDE của
Ngân hàng thế giới. Tokyo, Nhật Bản.
9. Lê Văn Chơn, Hoàng Thanh Hương, Lê Đặng Trung và Remco Oostendrop (2006).
Liên kết thị trường lao động theo vùng.
10. Lê Xuân Bá và những người khác (2001). Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt
Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Lương Hồng Quang (2002). Văn hóa của nhóm nghèo ở Việt Nam, NXB Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
12. Ngân hàng thế giới (1999). Báo cáo tình hình phát triển Việt Nam 2000: Tấn công
nghèo đói. Ngân hàng thế giới.
13. Ngân hàng thế giới (2003). Báo cáo phát triển Việt Nam 2004: Nghèo đói. Hà Nội.
14. Ngân hàng thế giới (2004). Báo cáo phát triển Việt Nam 2005: Quản trị Nhà nước.
Hà Nội.
15. Nguyễn Trọng Hoài, Võ Tất Thắng, Lương Vinh quốc Duy (2005). Nghiên cứu ứng
dụng các mô hình kinh tế lượng trong phân tích các nhân tố tác động nghèo đói và
đề xuất giải pháp xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh Đông Nam bộ.
16. Nhóm hành động chống đói nghèo (2003). Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng
đồng tại Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
17. Nicholas Minot, Micheal Epprecht, Trần Thị Trâm Anh, và Lê Quang Trung (2006).
Đa dạng hóa thu nhập và giảm nghèo ở miền núi phía bắc Việt Nam. Báo cáo nghiên
cứu, Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế. Washington D.C.
18. Tổng cục Thống kê (2002). Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002. NXB
Thống kê, Hà Nội.
19. World Bank (2000). Báo cáo tình hình phát triển thế giới 2000/2001. NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
20. World Bank (2002). Toàn cầu hóa, tăng trưởng và nghèo đói: Xây dựng một nền
kinh tế thế giới hội nhập, NXB Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
21. World Bank (2003). Báo cáo phát triển thế giới 2004: Cải thiện các dịch vụ để phục
vụ người nghèo. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2
Tài liệu tiếng Anh
22. Angus Deaton (1997). The Analysis of household surveys. The Johns Hopkins
University Press.
23. AusAID (2004). MeKong Delta Poverty Analysis – Final Report.
24. Baulch, B., D. Haughton, J. Haughton, and T. T. K. Chuyen. (2004). “Ethnic
Minority Development in Vietnam: A Socioeconomic Perspective”. Chapter 8 in P.
Glewwe, N. Agrawal and D. Dollar (Eds.), Economic Growth, Poverty, and
Household Welfare in Vietnam, Washington DC: The World Bank.
25. Baulch, Bob and others (2002). Ethnic Minority Development in Viet Nam: A
Socioeconomic Perspective.
26. Deininger, Klaus (2003). A World Bank Policy Research Report, Land policies for
growth and poverty reduction, a copublication of the World Bank and Oxford
University Press.
27. Gallup, John Luke (2002). The Wage Labor Market and Inequality in Viet Nam in the
1990s.
28. Greene, William H. (2003). New York University. Econometric Analysis Fifth
Edition. Pearson Education International.
29. GSO [General Statistics Office] (2001). Population and Housing Census Vietnam
1999 – Completed Census Results. Statistical Publishing House, Hanoi.
30. Minot, M., M. Epprecht, D. Roland-Holst, Tran T. T. A and Le Q. T. (2004).
“Income diversification and poverty in the Northern Uplands of Vietnam”.
International Food Policy Research Institute and Japan Bank for International
Cooperation. Agricultural Publishing House in Hanoi.
31. Nguyen, H. T. M. (2006). “Ethnic inequality in Vietnam: evidence from micro-level
analysis”. Research Essay IDEC 8011, Asia Pacific School of Economics and
Government. The Australian National University.
3
32. World Bank (2002). Localizing MDGs for poverty reduction in Viet Nam: reducing
vulnerability and providing social protection”. Poverty Task Force. World Bank
Vietnam.
33. World Bank (2003). Vietnam Development report 2004: Poverty. Hanoi.
34. World Bank (2004). Vietnam Development report 2005: Governance. Hanoi,
Vietnam.
35. World Bank (2005). Vietnam Development report 2006: Business. Hanoi, Vietnam.
36. World Bank (2007), Poverty Manual.
37. World Bank (2004b). Vietnam Development Report 2005: Governance. The World
Bank in Vietnam and other donors. Report submitted to the CG meeting December
2004.
4
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các nhân tố tác động nghèo đói ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2003-2004.pdf