Kế thừa quy định của BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 tiếp tục có
những quy định về kiểm sát THAPT. Về quy định chung, Điều 20 BLTTHS năm
2015 quy định trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong tố tụng hình sự; trong đó quy định: Viện kiểm sát thực hành quyền công tố
và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, phát hiện vi phạm pháp
luật nhằm bảo đảm mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý
kịp thời, nghiêm minh, việc thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Điểm n
khoản 1 Điều 42 BLTTHS năm 2015 tiếp tục quy định Kiểm sát viên được phân công
thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có
nhiệm vụ, quyền hạn: Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
186 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Những vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm sát thi hành án phạt tù tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân
theo quy định của BLHS năm 2015. Đồng thời bỏ quy định “Hội đồng xét giảm thời
hạn chấp hành án phạt tù không được quyết định mức giảm cao hơn mức đề nghị
của trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc
quân khu hoặc Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án
hình sự cấp quân khu” như hướng dẫn hiện nay để đảm bảo quyền độc lập của Hội
đồng xét giảm.
- Bộ Công an cần ban hành Thông tư quy định về phân loại và giam giữ
phạm nhân theo loại thay thế Thông tư số 37/2011/TT-BCA ngày 03/06/2011 của
Bộ Công an; trong đó việc phân loại giam giữ vào tội danh được quy định theo
BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Đối với các văn bản hướng dẫn trình tự về việc hoãn, tạm đình chỉ, giảm
thời hạn chấp hành án, tha tù trước thời hạn có điều kiện cần quy định rõ: trường
hợp các cơ quan có thẩm quyền không đề nghị hoãn, tạm đình chỉ, giảm thời hạn
chấp hành án, tha tù trước thời hạn có điều kiện cho người bị kết án phạt tù đủ điều
kiện thì Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan này đề nghị. Trường hợp cơ quan này không
152
thực hiện thì Viện kiểm sát trực tiếp đề nghị.
3.2.2. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng kiểm sát thi hành
án phạt tù tại Việt Nam
3.2.2.1. Tăng cường điều kiện hoạt động của Viện kiểm sát trong thi hành án
phạt tù
Tăng cường điều kiện hoạt động của Viện kiểm sát trong THAPT tạo thuận
lợi để Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng kiểm sát THAPT của mình. Theo Nghị
quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp thì: "Đổi
mới và hoàn thiện cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ quan và hoạt động tư pháp
theo hướng ngân sách tư pháp do Quốc hội phân bổ và giao cho các cơ quan tư pháp
địa phương quản lý và sử dụng. Từng bước xây dựng trụ sở làm việc của các cơ
quan tư pháp khang trang hiện đại, đầy đủ tiện nghi. Tăng cường áp dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động của các cơ quan tư pháp...". Vì vậy, việc tăng cường cơ sở
vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho ngành kiểm sát là vấn đề hết sức
cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, các trang thiết bị như
phương tiện (xe); các dụng cụ bảo vệ khi tiếp xúc nơi giam giữ phòng chống các
bệnh lây lan, truyền nhiễm; trang thiết bị (máy ghi âm, ghi hình, chụp ảnh)214
cũng cần được VKSND các cấp quan tâm đầu tư cho cán bộ, Kiểm sát viên làm trực
tiếp công tác kiểm sát THAPT.
Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền trong THAPT và VKSND các cấp
cần ứng dụng công nghệ trong việc quản lý và kiểm sát THAPT. Hiện nay, cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) gắn liền với số hóa
đang diễn ra ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 đem đến những cơ hội để phát triển: Các phương tiện kỹ thuật hiện đại,
công nghệ tiên tiến và nếu được áp dụng hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả giải quyết
công việc, hỗ trợ trong việc quản lý nhân lực, tiến độ giải quyết công việc, số hóa
dữ liệu để lưu trữ và khai thác tối ưu, bảo mật thông tin. Ngay trong Chỉ thị số
214 Đinh Hoàng Quang (2014), Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án phạt tù,
Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 107.
153
01/CT-VKSTC ngày 28/12/2018 của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của
ngành Kiểm sát nhân dân năm 2019 thì toàn Ngành tập trung thực hiện những yêu
cầu, nhiệm vụ, trong đó có việc đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, nâng
cao hiệu quả quản lý, điều hành.
Để kiểm sát THAPT, đa số hiện nay các Kiểm sát viên thực hiện qua trực tiếp
xem xét, kiểm tra hồ sơ, sổ sách; việc phát hiện vi phạm chủ yếu qua việc đối chiếu
việc ghi chép những hồ sơ, sổ sách này. Tuy nhiên, hồ sơ, sổ sách liên quan đến lĩnh
vực THAPT rất lớn; việc tiến hành kiểm tra cũng khó khăn. Với việc số hóa hồ sơ,
tài liệu về THAPT để cơ sở giam giữ dễ dàng quản lý; đồng thời Viện kiểm sát khi
tiến hành kiểm sát kiểm tra hệ thống số hóa, công nghệ thông tin có thể dễ dàng
phát hiện vi phạm.
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kiểm sát THAPT
cũng rất cần thiết. VKSND các cấp có thể quản lý hồ sơ kiểm sát THAPT; kiểm tra
và phát hiện vi phạm trong việc thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến nghị, kháng nghị
của VKSND khi kiểm sát THAPT.
Bên cạnh việc nâng cao điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị thì cần phải thực
hiện cải cách chế độ đãi ngộ, tiền lương của cán bộ, Kiểm sát viên phù hợp với tính
đặc thù nghề nghiệp và áp lực công việc mà họ phải gánh vác.
3.2.2.2. Nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ,
Kiểm sát viên
Để bảo đảm chất lượng kiểm sát THAPT, VKSND cần nâng cao trách nhiệm,
tăng cường kiểm sát THAPT của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong THAPT.
Viện kiểm sát cần thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ,
tạm giam, THAHS (Ban hành kèm theo Quyết định số 501/QĐ-VKSTC ngày
12/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao), Chỉ thị số 05/CT-VKSTC ngày
15/5/2018 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường trách nhiệm của VKSND
trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam và THAHS và Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày
18/6/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, THAHS. Kiểm sát viên các cấp phải
154
kiểm sát chặt chẽ các trường hợp Tòa án chậm ra quyết định thi hành án; cơ quan
Công an chậm thực hiện việc áp giải, truy nã đối với các trường hợp người bị kết án
phạt tù đang tại ngoại bỏ trốn, không tự nguyện thi hành án khi có đủ điều kiện thi
hành án, các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; kiểm sát việc thực
hiện kiến nghị, kháng nghị ở những đơn vị có nhiều vi phạm, chậm khắc phục.
Bên cạnh đó, cần chú trọng đến việc đào tạo, tập huấn, tổng kết công tác
nghiệp vụ, hướng dẫn áp dụng pháp luật để nâng cao năng lực cho lãnh đạo, cán bộ,
Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát THAPT. Việc tăng cường chỉ đạo, kiểm tra,
hướng dẫn nghiệp vụ của VKSND tối cao đối với VKSND cấp dưới giúp kịp thời
phát hiện những hạn chế, thiếu sót trong công tác chỉ đạo, điều hành và công tác
kiểm sát thực hiện chức năng, nhiệm vụ215. Đồng thời, việc tổ chức tập huấn, bồi
dưỡng về kỹ năng kiểm sát THAPT với những quy định mới BLHS, BLTTHS và
Luật THAHS năm 2019 giúp cho Lãnh đạo, cán bộ, Kiểm sát viên các cấp nắm
được các quy định mới để thực hiện tốt hơn chức năng kiểm sát THAPT.
3.2.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân
trong kiểm sát thi hành án phạt tù
Để nâng cao chất lượng kiểm sát THAPT, tổ chức bộ máy và cán bộ của
VKSND cần có sự thay đổi cho phù hợp; đảm bảo kiểm sát THAPT được thực hiện
theo cơ chế giám sát trực tiếp, thường xuyên và có tính chuyên nghiệp cao như mục
đích đề ra.
Để đạt được điều này, cần có những giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài.
Giải pháp trước mắt: VKSND các cấp cần rà soát, sắp xếp lại toàn bộ biên
chế công chức làm bộ phận kiểm sát THAPT, đảm bảo đủ về số lượng, trình độ
năng lực nghiệp vụ cũng như về chức danh tư pháp; tăng cường Kiểm sát viên có
kinh nghiệm về công tác này để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát216.
Giải pháp lâu dài:
215 Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và THAHS từ năm 2017, 2018 của Vụ kiểm
sát việc tạm giữ, tạm giam và THAHS VKSND tối cao.
216 Các báo cáo tổng kết công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và THAHS từ năm 2010 đến năm 2019
của Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và THAHS VKSND tối cao.
155
Mặc dù hiện nay vẫn còn quan điểm về việc chuyển Viện kiểm sát thành
Viện Công tố (thực hiện theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ
Chính trị Khóa IX về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020). Tuy nhiên, tham
khảo mô hình Viện kiểm sát/ Viện Công tố ở một số nước trên thế giới và mô hình
Viện Công tố ở Việt Nam (trước khi thành lập Viện kiểm sát) thì dù ở mô hình Viện
kiểm sát hay Viện Công tố, chức năng kiểm sát THAPT vẫn nên giao cho cơ quan
này thực hiện. Do đó, việc chuyển mô hình Viện kiểm sát sang mô hình Viện Công
tố về bản chất không làm mất đi chức năng kiểm sát THAPT.
Bên cạnh đó, nếu xuất phát từ cơ sở thực tiễn là xây dựng cơ chế giám sát
trực tiếp, thường xuyên và có tính chuyên nghiệp cao kiểm sát THAPT thì tổ chức
bộ máy và cán bộ của VKSND cần có sự thay đổi so với hiện nay. Qua tham khảo
hình thức giám sát chấp hành hình phạt của Trung Quốc thì một trong hình thức tổ
chức thực hiện giám sát chấp hành hình phạt là thiết lập bộ phận kiểm sát trong các
cơ sở giám quản, cải tạo217; được gọi là bộ phận kiểm sát trại giam. Đây là mô hình
giúp Viện kiểm sát có thể kiểm tra trực tiếp, thường xuyên và chuyên nghiệp; phát
hiện kịp thời những vi phạm của cơ sở giam giữ trong quá trình quản lý giam giữ,
giáo dục, cải tạo phạm nhân; đảm bảo đúng mục đích đề ra. Do đó, tác giả luận án
cho rằng, trong thời gian tới, VKSND cần nghiên cứu để thiết lập bộ phận kiểm sát
ngay trong các cơ sở giam giữ để thực hiện việc kiểm sát THAPT; đáp ứng được
yêu cầu đề ra.
3.2.2.4. Xây dựng mối quan hệ phối hợp với các cơ quan có liên quan đến thi
hành án phạt tù
Để xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến THAPT,
Viện kiểm sát các cấp cần chủ động rà soát, nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung Quy chế
phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan bảo đảm phù hợp với quy định mới của
pháp luật, quy chế, quy định của ngành Kiểm sát nhân dân.
Đối với Tòa án: Viện kiểm sát cần có quy chế phối hợp thực hiện kiểm sát
217 Trường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội biên dịch và hiệu đính (2002), Giáo trình “检查工作” (Công tác kiểm
sát) của Học viện cán bộ kiểm sát quốc gia Trung Quốc, NXB. Pháp luật Bắc Kinh ấn hành, tr. 282.
156
THAPT theo quy định mới của pháp luật; trong đó, Viện kiểm sát có nhiệm vụ,
quyền hạn trực tiếp kiểm sát THAPT của TAND.
Đối với Cơ quan THAHS, các Trại tạm giam: các cơ quan ở Trung Ương cần
xây dựng TTLT mới về quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát và Cơ quan THAHS,
thay thế Thông tư liên ngành số 02/TTLN đã không còn phù hợp với các quy định
hiện nay 218.
Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã (Cơ quan được giao một số nhiệm vụ
THAHS): VKSND cần cơ chế phối hợp nhằm phát huy vai trò của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các cấp trong việc chỉ đạo việc tổ chức phối hợp với các cơ quan hữu quan
trong việc thi hành án ở địa phương (đặc biệt trong việc quản lý, giám sát người
được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện).
Bên cạnh đó, VKSND các cấp cần tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẻ với
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp để phối hợp kiểm tra, giám sát THAPT
(thực hiện theo Quy chế số 01/QC-BTTUBTWMTTQVN-VKSNDTC ngày
27/8/2014) để thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của VKSND trong THAPT.
218 Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và THAHS năm 2017, 2018, 2019 của Vụ
kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và THAHS VKSND tối cao.
157
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
1. Việc nâng cao chất lượng kiểm sát THAPT tại Việt Nam cần đáp ứng các
yêu cầu về cải cách tư pháp thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng; phù
hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản luật
đã ban hành; yêu cầu của thực tiễn hoạt động THAPT và đáp ứng yêu cầu của xu
thế hội nhập quốc tế.
2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam bao gồm: sửa đổi, bổ sung
BLTTHS năm 2015 (sửa khoản 2 Điều 364 về thẩm quyền và thủ tục ra quyết định
thi hành án; bổ sung điều luật quy định Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi
kiểm sát việc ra quyết định thi hành án, một số thủ tục thi hành án tử hình, xét tha tù
trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích); hoàn thiện quy định Luật THAHS năm
2019 (sửa khoản 1 Điều 23 về thi hành quyết định THAPT; sửa khoản 2, 4, 5 Điều
167 về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát THAHS); sửa đổi
Luật Tổ chức VKSND năm 2014 (sửa điểm a, b, d, đ khoản 2 Điều 25 về Nhiệm vụ,
quyền hạn của VKSND khi kiểm sát THAHS; sửa khoản 1, 3 Điều 26 về Trách
nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, quyết định của VKSND trong việc
THAHS) và ban hành các văn bản hướng dẫn mới về giảm thời hạn, hoãn, tạm đình
chỉ chấp hành án và quy định về phân loại và giam giữ phạm nhân theo loại.
3. Các giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng kiểm sát THAPT tại Việt
Nam gồm: Tăng cường điều kiện hoạt động của Viện kiểm sát trong THAPT; Nâng
cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, Kiểm sát viên; Hoàn
thiện tổ chức bộ máy và cán bộ của VKSND trong kiểm sát THAPT và Xây dựng
mối quan hệ phối hợp với các cơ quan có liên quan đến THAPT.
158
KẾT LUẬN
Trong khoa học pháp lí trên thế giới, kiểm sát THAPT đã được nghiên cứu,
tuy nhiên còn thiếu toàn diện, đầy đủ về nội dung nghiên cứu; chủ yếu mới tập
trung nghiên cứu về các quy định pháp luật về kiểm sát THAPT. Trong khoa học
pháp lí Việt Nam hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu trực tiếp chuyên sâu và
toàn diện về kiểm sát THAPT ở Việt Nam. Một số khía cạnh pháp lí liên quan đến
kiểm sát THAPT mới được đề cập khái quát trong một số công trình nghiên cứu về
THAPT nói chung. Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên, trực tiếp và có hệ
thống về kiểm sát THAPT tại Việt Nam.
Luận án làm sáng tỏ kiểm sát THAPT trên các phương diện lí luận, quy định
và thi hành pháp luật Việt Nam, làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
kiểm sát THAPT; các yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm sát
THAPT tại Việt Nam.
Các kết luận khoa học chủ yếu của luận án gồm:
Thứ nhất, hoạt động kiểm sát THAPT của VKSND được xuất phát từ quan
điểm về giám sát quyền lực nhà nước và tổ chức bộ máy nhà nước; nhằm đảm bảo
việc THAPT đúng pháp luât, tôn trọng, bảo vệ quyền con người và mọi vi phạm
pháp luật trong THAPT được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Thứ hai, ở Việt Nam, VKSND thực hiện hoạt động kiểm sát THAPT là hoàn
toàn phù hợp cho việc phát huy vai trò và tính chất của cơ quan giám sát công
quyền.
Thứ ba, kiểm sát THAPT có đối tượng kiểm sát là hành vi, quyết định của cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong THAPT; phạm vi được xác định từ khi
bản án, quyết định về hình phạt tù của Tòa án có hiệu lực pháp luật; kết thúc khi
chấm dứt hoạt động THAPT.
Thứ tư, kiểm sát THAPT có nội dung kiểm sát hoạt động trong mối quan hệ
mang tính chất nội dung và quan hệ mang tính chất thủ tục, trình tự trong THAPT.
Thứ năm, pháp luật Việt Nam hiện hành về kiểm sát THAPT còn chưa hoàn
thiện do quy định không đầy đủ và hợp lý các quyền năng pháp lý để Viện kiểm sát
159
tiến hành kiểm sát THAPT. Trong thực tiễn thi hành pháp luật Việt Nam còn những
khó khăn, vướng mắc mà nguyên nhân do sự thiếu hoàn thiện của pháp luật; điều
kiện, phương tiện làm việc và chế độ, chính sách đối với cán bộ, Kiểm sát viên chưa
bảo đảm; trình độ, năng lực của một số cán bộ, Kiểm sát viên còn hạn chế; ý thức
và tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, Kiểm sát viên còn chưa cao; công tác
quản lý, chỉ đạo điều hành của một số Viện kiểm sát và quan hệ phối hợp giữa
VKSND các cấp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền THAPT còn hạn chế.
Thứ sáu, việc nâng cao chất lượng kiểm sát THAPT tại Việt Nam cần đáp
ứng các yêu cầu về cải cách tư pháp thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết của
Đảng; phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các
văn bản luật đã ban hành; yêu cầu của thực tiễn hoạt động THAPT và đáp ứng yêu
cầu của xu thế hội nhập quốc tế. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm sát
THAPT gồm giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam; tăng cường điều kiện hoạt
động của Viện kiểm sát trong THAPT; nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ của cán bộ, Kiểm sát viên; hoàn thiện tổ chức bộ máy và cán bộ của
VKSND trong kiểm sát THAPT và Xây dựng mối quan hệ phối hợp với các cơ
quan có liên quan đến THAPT.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật
1. Chỉ thị số 53/CT-TW ngày 21/3/2000 của Bộ Chính trị về “Một số
nhiệm vụ cấp bách của các cơ quan tư pháp”.
2. Công văn số 195/CV-VKS-P4 ngày 20/02/2014 của Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh Gia Lai về việc giải đáp một số vướng mắc và hướng dẫn thực hiện trong
kiểm sát việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.
3. Công văn số 990/VKSTC-V4 ngày 14/4/2014 của Viện kiểm sát nhân dân
tối cao trả lời báo cáo thỉnh thị.
4. Công văn số 3508/VKSTC-V4 ngày 10/10/2014 của Viện kiểm sát nhân
dân tối cao trả lời thỉnh thị về căn cứ kiểm sát giam giữ.
5. Công văn số 4396/VKSTC-V8 ngày 28/10/2016 của Viện kiểm sát nhân
dân tối cao trả lời thỉnh thị.
6. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về “Một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”.
7. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến
lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020”.
8. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020”.
9. Nghị quyết số 337/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội khóa XIII
về công tác phòng, chống vi phạm thuộc lĩnh vực tạm giữ, tạm giam và thi hành án
hình sự
10. Bộ luật Hình sự năm 1985.
11. Bộ luật Hình sự năm 1999.
12. Bộ luật Hình sự năm 2015.
13. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988.
14. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
15. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
16. Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình
sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành
hình phạt
17. Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/20017 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ
năm “Thi hành bản án và quyết định của Tòa án”.
18. Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/04/2018 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 66 và Điều 106 của Bộ luật
hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện.
19. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015.
20. Luật Thi hành án hình sự năm 2010.
21. Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
22. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960.
23. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981.
24. Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981.
25. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992.
26. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002.
27. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
28. Quyết định số 168/VKSTC-V4 ngày 17/12/2004 của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quy chế tạm thời về công tác kiểm sát việc tạm
giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
29. Quyết định số 959/2007/QĐ-VKSTC-V4 ngày 17/9/2007 của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quy chế công tác kiểm sát việc tạm
giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
30. Quyết định số 35/QĐ-VKSTC-V4 ngày 29/01/2013 của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ,
tạm giam và thi hành án hình sự.
31. Quyết định số 379/QĐ-VKSTC ngày 10/10/2017 của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao ban hành hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả công
tác nghiệp vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân
32. Quyết định số 501/QĐ-VKSTC ngày 12/12/2017 của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm
giam, thi hành án hình sự.
33. Nghị định liên bộ số 152-NV/6 ngày 12/6/1951 của Bộ Nội vụ (nay là
Bộ Công an), Bộ Tư pháp ban hành qui tắc trại giam.
34. Thông tư số 1500-HCTP ngày 23/8/1956 của Bộ Công an, Bộ Tư pháp về
việc giam giữ và kiểm tra trại tạm giam, trại cải tạo.
35. Thông tư số 1522-NC/TH ngày 11/8/1960 của TAND tối cao về việc
giảm án tha tù trước thời hạn.
36. Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 26/12/1986 của Bộ Nội vụ (nay
là Bộ Công an), Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn áp dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự
37. Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 06/09/1989 của Bộ Nội vụ (nay
là Bộ Công an), Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác giam giữ, cải tạo và
kiểm sát giam giữ, cải tạo.
38. Thông tư liên ngành số 04-89/TT-LN ngày 15/8/1989 của Tòa án nhân
dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Bộ Tư
pháp về việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.
39. Thông tư liên tịch số 05-BNV-TANDTC-VKSNDTC-BTP/TTLT ngày
26/12/1986 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp về giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt
và chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp
40. Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC
ngày 15/05/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định về giảm thời hạn chấp
hành án phạt tù đối với phạm nhân.
41. Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP-
BYT ngày 15/05/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Tòa án nhân dân
tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định về tạm đình
chỉ chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân.
42. Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC
ngày 09/02/2018 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao quy định phối hợp thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2015 về tha tù trước thời hạn có điều kiện.
B. Các tài liệu tham khảo khác
Tiếng Việt
43. Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Đề án “Nghiên
cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện Công tố”, Hà Nội.
44. Lê Cảm (2012), Một số vấn đề cấp bách của khoa học pháp lý Việt Nam
trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, (Sách chuyên khảo), Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
45. Lê Lan Chi (2005), Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình
sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật - Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
46. Nguyễn Ngọc Chí (chủ nhiệm) (2012), “Tổ chức và hoạt động của các
cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp”, Đề tài nghiên
cứu khoa học (Đề tài Nhóm A; mã số QGTĐ.10.18), Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
47. Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, thống kê công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự
các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019.
48. Nguyễn Sĩ Dũng (2017), Bàn về Quốc hội và những thách thức của khái
niệm, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
49. Triệu Quang Định (2008), “Bàn về kháng nghị của Viện kiểm sát nhân
dân khi thực hiện công tác kiểm sát việc quản lý và giáo dục người chấp hành án
phạt tù đối với một số quyết định của TAND”, Kiểm sát, (10).
50. Nguyễn Minh Đoan (2014), Hướng dẫn môn học Lý luận Nhà nước và
pháp luật, Nxb. Tư pháp.
51. Đường Minh Giới (2019), Pháp luật Quốc tế về nhân quyền trong quản
lý trại giam – thực tiễn và kinh nghiệm cho Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học
Chính sách pháp luật thi hành án hình sự: Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp
bách, Học viện Khoa học xã hội, tháng 4/2019, Hà Nội.
52. Phạm Hồng Hải (2002), "Quan niệm về cơ quan tư pháp và hoạt động tư
pháp", Kiểm sát, (8).
53. Học viện An ninh nhân dân Bộ Công an (2013), Giáo trình Luật tố tụng
hình sự, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
54. Học viện Cảnh sát nhân dân (2005), Công tác thi hành án phạt tù –
Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội.
55. Học viện Cảnh sát nhân dân - Bộ Công an (2016), Cơ sở lý luận và thực
tiễn hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự ở Việt Nam, Nhiệm vụ khoa học và
công nghệ cấp bộ, Mã số: BX.2013.T32.17, Hà Nội.
56. Học viện tư pháp (2014), Giáo trình kỹ năng thực hành quyền công tố và
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, Nxb. Lao động, Hà Nội.
57. Khoa Nghiệp vụ giáo dục và Cải tạo phạm nhân - Học viện Cảnh sát
nhân dân (2007), “Những vấn đề lý luận cơ bản về thi hành án phạt tù ở Việt Nam”,
Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.
58. Ngô Việt Khoa (2017), Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù – Một số
khía cạnh về hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự, Luận văn thạc sĩ Luật
học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội Hà Nội.
59. Trần Thị Liên (2019), Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
60. Hà Thanh Loan (2014), Hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp
hành hình phạt tù trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại
địa bàn tỉnh Phú Thọ), Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
61. Bùi Đức Long (2010), “Bàn về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện
kiểm sát nhân dân trong thi hành án hình sự”, Kiểm sát (23).
62. Nguyễn Đặng Đình Lục (2005), Quán triệt quan điểm tiếp thu có chọn
lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu
chủ động hội nhập quốc tế trong chiến lược cải cách tư pháp đối với công tác thi
hành án phạt tù, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.
63. Nguyễn Văn Nam (2016), Thi hành án phạt tù ở Việt Nam trước yêu cầu
cải cách tư pháp, Luận án tiến sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội
64. Khuất Văn Nga (1993), Vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong
bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà
nước và pháp luật, Hà Nội.
65. Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung
tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng.
66. Nguyễn Huy Phượng (2012), Giám sát xã hội đối với hoạt động của các
cơ quan tư pháp theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
67. Đinh Hoàng Quang (2014), Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân
dân khi kiểm sát thi hành án phạt tù, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật – Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
68. Đinh Hoàng Quang (2017), “Một số bất cập và hướng hoàn thiện các
quy định về thi hành bản án và quyết định của Tòa án trong Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2015”, Khoa học Kiểm sát, (04).
69. Nguyễn Văn Sơn (2014), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoãn thi
hành án trong Luật Thi hành án hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa
Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
70. Lê Hữu Thể, Đỗ Văn Đương, Nông Xuân Trường (2008), Thực hành
quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, Nxb. Tư
pháp, Hà Nội.
71. Trần Thị Thanh Thúy (2012), Chế định miễn chấp hành hình phạt trong
Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
72. Trần Quang Tiệp (2002), Một số vấn đề về thi hành án hình sự, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội.
73. Tòa án nhân dân tối cao (1979), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự
(1945 – 1974) - Tập I, Hà Nội.
74. Trịnh Quốc Toản (2015), Nghiên cứu hình phạt trong luật hình sự Việt
Nam dưới góc độ bảo vệ quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
75. Lê Tài Triển, Nguyễn Văn Lượng và Trần Thúc Linh (1971), Nhiệm vụ
của công tố Viện, Nhóm nghiên cứu và dự hoạch Lê Tài Triển chủ trương, Sài Gòn.
76. Trường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội biên dịch và hiệu đính (2002), Giáo
trình “检查工作” (Công tác kiểm sát) của Học viện cán bộ kiểm sát quốc gia
Trung Quốc, Nhà xuất bản Pháp luật Bắc Kinh ấn hành.
77. Trường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội (1996), Giáo trình Công tác kiểm sát
(Tập I): Lý luận chung về công tác kiểm sát, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
78. Trường Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội (1996), Giáo trình Công tác kiểm sát
(Tập V): Công tác kiểm sát thi hành án, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
79. Trường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội (1996), Giáo trình Công tác kiểm sát
(Tập VII): Công tác kiểm sát việc giam giữ và cải tạo, Nxb. Công an nhân dân, Hà
Nội.
80. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2017), Giáo trình Luật thi hành tạm
giữ, tạm giam và Luật thi hành án hình sự, Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
81. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2018), Giáo trình Kiểm sát việc tạm
giữ, tạm giam và thi hành án hình sự (Dành cho hệ Đại học), Nxb. Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội.
82. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển
Bách khoa, Hà Nội.
83. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Lý luận Nhà nước và
pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
84. Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Lý luận Nhà nước và
pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
85. Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Luật hình sự (phần
chung), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
86. Viện Đại học Mở Hà Nội (2015), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt
Nam (Tái bản lần thứ hai), Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
87. Viện Khoa học kiểm sát - Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2003), Những
giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động
tư pháp, Kỷ yếu đề tài cấp bộ, Hà Nội.
88. Viện Khoa học kiểm sát - Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Bàn về
chức năng giám sát việc thực hiện quyền lực Nhà nước và chức năng kiểm sát việc
tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát ở nước ta, Kỷ yếu đề tài cấp bộ, Hà Nội.
89. Viện Khoa học kiểm sát - Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2011), Cơ sở
lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng
yêu cầu cải cách tư pháp”¸ Đề tài cấp bộ (Phần Tổng thuật), Hà Nội.
90. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2003), Luận cứ khoa học và thực
tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn
mới, Báo cáo phúc trình, Mã số đề tài: 2000-58-198, Hà Nội.
91. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang (2014), Báo cáo chuyên đề số
1435/BC-VKS-P4 ngày 08/8/2014 về một số kỹ năng, giải pháp trong công tác kiểm
sát việc hoãn chấp hành án phạt tù của ngành Kiểm sát Bắc Giang.
92. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, báo cáo tổng kết công tác ngành Kiểm
sát nhân dân các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019.
93. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1991), Hệ thống hóa các văn bản cần
thiết cho công tác kiểm sát; Tập II Kiểm sát giam, giữ, cải tạo, Hà Nội.
94. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Bàn về chức năng giám sát việc
thực hiện quyền lực Nhà nước và chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của
Viện kiểm sát ở nước ta, Kỷ yếu đề tài cấp bộ, Hà Nội, tr. 21.
95. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Tổng kết 50 năm thành lập và
hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân 1960 – 2010, Hà Nội.
96. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Tổng kết 50 năm thực hiện công
tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt
tù, Hà Nội.
97. Viện Nhà nước và pháp luật (1994), Tội phạm học, Luật hình sự và Luật
Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
98. Võ Khánh Vinh, Nguyễn Mạnh Kháng (2006), Pháp luật thi hành án
hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
99. Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, báo cáo tổng kết công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi
hành án hình sự các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018,
2019.
100. Vụ kiểm sát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án
phạt tù - Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2007), Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm
sát trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù
theo yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay, Kỷ yếu đề tài khoa học, Hà Nội.
101. Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự Viện kiểm sát
nhân dân tối cao (2014), Tài liệu tập huấn “Khó khăn, vướng mắc trong công tác
kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự”, Hà Nội.
102. Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự Viện kiểm sát
nhân dân tối cao (2018), Tài liệu tập huấn “Một số vấn đề về quy chế công tác kiểm
sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự và hệ thống biểu mẫu nghiệp vụ”,
Hà Nội.
103. Vụ pháp chế và quản lý khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2018),
Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn
mới – Nhận thức và thực tiễn, Báo cáo tổng thuật đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.
104. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (2008), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đại học
quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếng nước ngoài
105. Aleksandr Iakovlevich Sukharev (2001), “Российский прокурорский
надзор (Под ред. А.Я. Сухарева”, Nxb Norma-Infra, Moskva.
106. Boris Vasilievich Korobeynikov, Vladimir Ivanovich Baskov (2000),
“Курс прокурорского надзора”- Б.В. Коробейников, В.И. Басков, М.: Зерцало”,
Nxb Zertsalo, Moskva.
107. “中国司法改革” (Cải cách tư pháp tại Trung Quốc) do Văn phòng
thông tin Hội đồng Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xuất bản tháng 10 năm
2012 tại Bắc Kinh.
108. Shagivaliev Amir Kaiumovich (2002), “Формирование правовых
основ контроля и надзора за местами лишения свободы Кыргызской
Республики”.
109. “Прокурорский надзор за исполнением законов в местах лишения
свободы”
110. “Human Rights for Detainees in Prisons and Detention Centers”
C. Website
111. ngày truy cập 15/5/2019.
112. ngày truy cập
15/5/2019.
113.
m, ngày truy cập 15/5/2019.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. (2013), “Sửa đổi Phần thứ năm của Bộ luật tố tụng hình sự về thi hành
bản án và quyết định của Tòa án”, Tạp chí Luật học (12).
2. (2014), “Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến
hình phạt tù”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát (03).
3. (2015), “Một số ý kiến góp ý vào Phần thứ năm Dự thảo Bộ luật Tố tụng
hình sự (sửa đổi)”, Tạp chí Kiểm sát (07).
4. (2016), “Chế định thủ tục tha tù trước thời hạn có điều kiện với việc sửa
đổi Luật thi hành án hình sự năm 2010”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát (01).
5. (2017), “Một số bất cập và hướng hoàn thiện các quy định về thi hành
bản án và quyết định của Tòa án trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015”, Tạp chí
Khoa học Kiểm sát (04).
6. (2017), “Đặc điểm của Kiểm sát thi hành án phạt tù ở Việt Nam”, Tạp chí
Khoa học Kiểm sát (06).
7. (2019), “Quyền kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong
thi hành án phạt tù”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát (01).
8. (2019), “Quyền trực tiếp kiểm sát thi hành án phạt tù của Viện kiểm sát
nhân dân”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát (05).
9. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2016), “Chương 9 – Thi hành án phạt
tù, Giáo trình Luật thi hành tạm giữ, tạm giam và Luật thi hành án hình sự”, Nxb.
Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
10. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2018), “Chương 3 – Kiểm sát thi hành
án phạt tù, kiểm sát đặc xá, Giáo trình Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành
án hình sự (Dành cho hệ đại học)”, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
PHỤ LỤC
ĐỀ TÀI: Những CỘ NG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
vấn đề lý luận và thực Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
tiễn về kiểm sát thi
hành án phạt tù tại Việt Hà Nội, ngày tháng năm
Nam
PHIẾU KHẢO SÁT
Về thực tiễn hoạt động kiểm sát thi hành án phạt tù
của Viện kiểm sát nhân dân
Họ và tên:
Cơ quan công tác:
Chức danh (Kiểm sát viên, Kiểm tra viên):
Thời gian làm công tác kiểm sát thi hành án phạt tù: ..
Để đánh giá chính xác, khách quan thực tiễn hoạt động kiểm sát thi hành án
phạt tù của Viện kiểm sát nhân dân hiện nay, đề nghị anh, chị vui lòng trả lời một
cách thẳng thắn các vấn đề sau:
1. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát
thi hành án phạt tù
1.1. Theo anh chị, những quyền nào dưới đây của Viện kiểm sát nhân dân
gặp khó khăn khi áp dụng trong thực tiễn hoạt động kiểm sát thi hành án phạt
tù?
Yêu cầu Tòa án ra quyết định thi hành án phạt tù đúng quy định
của pháp luật
Yêu cầu Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức
được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự tự kiểm tra việc thi hành
án phạt tù và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát; cung cấp hồ
sơ, tài liệu có liên quan đến việc thi hành án phạt tù
Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật trong
thi hành án phạt tù theo thẩm quyền; quyết định trả tự do ngay cho người
đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật;
Định kỳ và đột xuất kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi
hành án phạt tù của cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới, cơ
quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự; kiểm sát hồ
sơ thi hành án phạt tù của cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp
dưới, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự.
Đề nghị miễn, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án; tham gia
việc xét giảm, miễn thời hạn chấp hành án phạt tù
Kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu Toà án, cơ quan thi hành án hình
sự cùng cấp, cấp dưới, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi
hành án hình sự trong việc thi hành án phạt tù và cá nhân có liên quan;
yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm
pháp luật trong việc thi hành án phạt tù; chấm dứt hành vi vi phạm pháp
luật;
Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, giáo dục
người chấp hành án phạt tù; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải
quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án phạt tù;
Khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố về hình sự khi phát
hiện có dấu hiệu tội phạm trong thi hành án phạt tù theo quy định của
pháp luật.
Các quyền khác
1.2. Theo anh chị, những yếu tố nào dẫn tới những hạn chế khi thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát thi hành án
phạt tù hiện nay?
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
1.3. Theo anh chị, cần có những giải pháp nào để khắc phục những hạn
chế trên.
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
2. Về các nội dung kiểm sát thi hành án phạt tù
2.1. Theo anh chị, Viện kiểm sát nhân dân gặp khó khăn khi kiểm sát nội
dung nào dưới đây?
Kiểm sát việc Tòa án ra quyết định thi hành phạt tù
Kiểm sát việc ủy thác thi hành án phạt tù
Kiểm sát việc Tòa án gửi bản án, quyết định về thi hành án phạt
tù
Kiểm sát việc thi hành quyết định thi hành án phạt tù
Kiểm sát thủ tục, hồ sơ trong quá trình người bị kết án chấp hành
án
Kiểm sát việc quản lý giam giữ
Kiểm sát việc thực hiện chế độ về ăn, ở, mặc và tư trang của
phạm nhân;
Kiểm sát việc thực hiện chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh
hoạt văn hóa, văn nghệ;
Kiểm sát việc thực hiện chế độ thăm gặp, nhận quà;
Kiểm sát việc thực hiện chế độ liên lạc, chăm sóc y tế;
Kiểm sát việc thực hiện chế độ học tập, học nghề và được thông
tin của phạm nhân
Kiểm sát việc thực hiện chế độ lao động của phạm nhân và sử
dụng kết quả lao động của phạm nhân
Kiểm sát việc hoãn chấp hành án phạt tù
Kiểm sát việc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
Kiểm sát việc đình chỉ chấp hành án phạt tù
Kiểm sát việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
Kiểm sát việc miễn chấp hành án phạt tù
Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
Kiểm sát việc cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù,
trả tự do
Các nội dung khác
2.2. Theo anh chị, những yếu tố nào dẫn tới những khó khăn, hạn chế khi
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát các nội dung này?
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
2.3. Theo anh chị, có những giải pháp nào để khắc phục khó khăn, hạn
chế khi Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát các nội dung này?
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ANH / CHỊ
TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHIẾU KHẢO SÁT
Về thực tiễn hoạt động kiểm sát thi hành án phạt tù
của Viện kiểm sát nhân dân
Tổng số phiếu phát ra: 280 phiếu.
Tổng số phiếu thu về: 237 phiếu.
Trong các phiếu thu về, các phiếu trả lời
1. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát
thi hành án phạt tù
1.1. Những quyền dưới đây của Viện kiểm sát nhân dân gặp khó khăn khi
áp dụng trong thực tiễn hoạt động kiểm sát thi hành án phạt tù
Nội dung Phiếu đồng ý Tỷ lệ (%)
Yêu cầu Tòa án ra quyết định thi hành án phạt tù 28 11,8%
đúng quy định của pháp luật
Yêu cầu Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ 71 29,96%
quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành
án hình sự tự kiểm tra việc thi hành án phạt tù và
thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát;
cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thi
hành án phạt tù
Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi 28 11,8%
phạm pháp luật trong thi hành án phạt tù theo thẩm
quyền; quyết định trả tự do ngay cho người đang
chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp
luật;
Định kỳ và đột xuất kiểm sát việc tuân theo pháp 14 5,9%
luật trong việc thi hành án phạt tù của cơ quan thi
hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan, tổ
chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình
sự; kiểm sát hồ sơ thi hành án phạt tù của cơ quan
thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan,
tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án
hình sự.
Đề nghị miễn, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp 33 13,92%
hành án; tham gia việc xét giảm, miễn thời hạn
chấp hành án phạt tù
Kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu Toà án, cơ quan 38 16,03%
thi hành án hình sự cùng cấp, cấp dưới, cơ quan, tổ
chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình
sự trong việc thi hành án phạt tù và cá nhân có liên
quan; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc
bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc
thi hành án phạt tù; chấm dứt hành vi vi phạm pháp
luật;
Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong 30 12,66%
quản lý, giáo dục người chấp hành án phạt tù; kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết khiếu
nại, tố cáo đối với việc thi hành án phạt tù;
Khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố về 35 14,76%
hình sự khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm trong
thi hành án phạt tù theo quy định của pháp luật.
Các quyền khác 17
1.2. Những yếu tố dẫn tới những hạn chế khi thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát thi hành án phạt tù hiện nay
- Pháp luật tố tụng hình sự không quy định rõ việc thực hiện nên khó xác
định vi phạm cụ thể
- Tòa án cấp phúc thẩm chậm chuyển bản án, quyết định xét xử phúc thẩm
dẫn đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án phạt tù chậm;
- Trình độ nhận thức, kỹ năng phát hiện vi phạm của Kiểm sát viên còn yếu;
- Việc nhận thức pháp luật của cán bộ làm công tác thi hành án phạt tù còn
khác nhau;
- Mối quan hệ giữa các cơ quan trong thi hành án phạt tù còn hạn chế;
- Việc kiểm sát thi hành án phạt tù của Viện kiểm sát chưa được thường
xuyên nên có vi phạm không được phát hiện hoặc phát hiện chưa được kịp thời;
- Quy định của pháp luật tố tụng hình sự còn chưa rõ ràng (chưa hướng dẫn
trường hợp trả tự do không có căn cứ và trái pháp luật; thiếu quy định trách nhiệm
trả lời kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát);
- Tòa án chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát cùng cấp dẫn tới Viện kiểm
sát không nắm được để yêu cầu ra quyết định thi hành án phạt tù;
- Cơ sở vật chất của cơ sở giam giữ không đảm bảo yêu cầu do khách quan
nên việc Viện kiểm sát yêu cầu khắc phục vi phạm không hiệu quả...
- Việc đề nghị được thực hiện qua nghiên cứu hồ sơ nên thiếu chính xác;
- Người chấp hành án phạt tù thiếu hiểu biết pháp luật nên việc khiếu nại, tố
cáo còn hạn chế;
- Điều chuyển cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác thi hành án phạt tù nên cán
bộ, Kiểm sát viên mới làm thiếu kinh nghiệm
- Viện kiểm sát không tiến hành rà soát, phân loại từ ban đầu đối tượng đề
nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù nên không nắm được đối tượng đủ điều
kiện nhưng không được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
1.3. Theo anh chị, cần có những giải pháp nào để khắc phục những hạn
chế trên.
- Hoàn thiện quy định của pháp luật
- Tăng cường hướng dẫn
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa Viện kiểm sát với các cơ quan hữu quan
khác
2. Về các nội dung kiểm sát thi hành án phạt tù
2.1. Viện kiểm sát nhân dân gặp khó khăn khi kiểm sát nội dung
Nội dung Phiếu đồng ý Tỷ lệ (%)
Kiểm sát việc Tòa án ra quyết định thi hành phạt 14 5,9%
tù
Kiểm sát việc ủy thác thi hành án phạt tù 45 18,99%
Kiểm sát việc Tòa án gửi bản án, quyết định về 52 21.94%
thi hành án phạt tù
Kiểm sát việc thi hành quyết định thi hành án 12 5,06%
phạt tù
Kiểm sát thủ tục, hồ sơ trong quá trình người bị 16 6,75%
kết án chấp hành án
Kiểm sát việc quản lý giam giữ 16 6,75%
Kiểm sát việc thực hiện chế độ về ăn, ở, mặc và 35 13,92%
tư trang của phạm nhân;
Kiểm sát việc thực hiện chế độ hoạt động thể dục, 25 12,24%
thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;
Kiểm sát việc thực hiện chế độ thăm gặp, nhận 42 17,72%
quà;
Kiểm sát việc thực hiện chế độ liên lạc, chăm sóc 33 13,92%
y tế;
Kiểm sát việc thực hiện chế độ học tập, học nghề 29 12,24%
và được thông tin của phạm nhân
Kiểm sát việc thực hiện chế độ lao động của 53 22,36%
phạm nhân và sử dụng kết quả lao động của phạm
nhân
Kiểm sát việc hoãn chấp hành án phạt tù 39 16,45%
Kiểm sát việc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù 18 7,59%
Kiểm sát việc đình chỉ chấp hành án phạt tù 8 3,37%
Kiểm sát việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù 7 2,95%
Kiểm sát việc miễn chấp hành án phạt tù 8 3,37%
Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo 18 7,59%
Kiểm sát việc cấp giấy chứng nhận chấp hành 28 11,81%
xong hình phạt tù, trả tự do
Các nội dung khác 10 4,22%
2.2.Những yếu tố dẫn tới những khó khăn, hạn chế khi Viện kiểm sát nhân
dân kiểm sát các nội dung này
- Pháp luật chưa quy định cụ thể
- Quy định pháp luật còn mâu thuẫn
- Quyền của Kiểm sát viên còn hạn chế
2.3. Theo anh chị, có những giải pháp để khắc phục khó khăn, hạn chế khi
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát các nội dung này
- Ban hành văn bản hướng dẫn luật
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, Kiểm sát viên