Luận án Oda của trung quốc cho các nước Asean và hàm ý cho Việt Nam

Trong khi đó, ODA dành cho an sinh xã hội như y tế, giáo dục chỉ chiếm một cấu phần rất nhỏ - khoảng hơn 1% tổng ODA của Trung Quốc cho Lào. Tuy nhiên, nếu đánh giá ở một góc độ khác, các dự án ODA của Trung Quốc đã tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lớn lao động địa phương, do đó, cũng gián tiếp đóng góp cho công tác cải thiện tình hình an sinh xã hội của Lào. Đồng thời, những dự án ODA này còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Lào, gia tăng thu nhập cho người lao động, từ đó, mở rộng cơ hội cho người dân tiếp cận với các dịch vụ xã hội như giáo dục hay y tế. Ví dụ, Dự án Bảo tồn nước và hệ thống tưới tiêu Viêng Chăn sử dụng nguồn vốn ODA của Trung Quốc (năm 2013) nhằm mục tiêu gia tăng lượng nước dự trữ trong các hồ chứa, kiểm soát lũ, nâng cấp hệ thống tưới tiêu và phát triển du lịch đã giúp người nông dân tiếp cận được với nguồn nước tưới, tăng số vụ và sản lượng thu hoạch. Thu nhập bình quân của người nông dân trong phạm vi dự án cũng đã tăng gấp đôi từ 960 USD lên 1.700 USD [131]

pdf168 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Oda của trung quốc cho các nước Asean và hàm ý cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hơn khi Việt Nam "tốt nghiệp" vốn vay của Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) thuộc WB vào ngày 01/07/2017. Thậm chí, gần đây Mỹ đơn phương đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước được hưởng quy chế quốc gia đang phát triển trong luật chống trợ cấp của Mỹ. Từ đó, điều kiện vay trả vốn ODA ngày càng khó hơn, các khoản viện trợ không hoàn lại đang dần dần chấm dứt để thay thế bằng các khoản vay ưu đãi và các khoản vay sát với giá thị trường với thời hạn vay vốn ngắn hơn. Giữa năm 2017 Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã ra tuyên bố chấm dứt ODA ưu đãi với Việt Nam, chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2% - 3,5%, các đối tác khác cũng chuyển từ hình thức cho vay ODA sang cách tính lãi suất thị trường. Trong bối cảnh đó, nguồn vốn vay của Trung Quốc với hồ sơ dự án đơn giản, thủ tục xét duyệt nhanh chóng sẽ là một kênh cung cấp vốn kịp thời cho Việt Nam. 4.4.1.2. Thách thức Bên cạnh những cơ hội, Việt Nam cũng phải đương đầu với những thách thức trong việc thu hút ODA của Trung Quốc, cụ thể là: Thứ nhất, xu hướng chỉ trích và hạn chế vốn đầu tư, viện trợ của Trung Quốc ngày càng gia tăng trên thế giới. Làn sóng phản đối các khoản đầu tư của Trung Quốc 132 đang ngày càng bùng phát rộng từ Nam Á (Bhutan, Maldives, Malaysia, Thái Lan và Indonesia) cho tới châu Phi, Mỹ và các nước EU. Một số quốc gia cho rằng các dự án đầu tư của Trung Quốc trên thực tế chỉ là bàn đạp để nước này theo đuổi “chủ nghĩa thực dân mới” – tìm cách khai thác tài nguyên thiên nhiên, tạo công ăn việc làm cho lao động Trung Quốc, ăn cắp thông tin, công nghệ và kỹ năng quản lý... Động cơ đầu tư xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng mới như đường sắt, cầu cảng... thực chất là để mở rộng quyền lực kinh tế và chính trị của Trung Quốc ra toàn cầu thông qua việc hình thành các mạng lưới liên kết giao thông trên bộ và trên biển - kết nối Trung Quốc với các quốc gia châu Á, Trung Đông, châu Phi và châu Âu. Vì vậy, nhiều quốc gia đã tạm ngưng và hủy bỏ các dự án của Trung Quốc đang triển khai, đồng thời thực thi các biện pháp phòng vệ nghiêm ngặt với một cơ chế sàng lọc kỹ lưỡng để kiểm soát dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc. Thứ hai, mặt trái của nhiều dự án ODA của Trung Quốc thời gian qua ở Việt Nam như tình trạng tham nhũng dẫn tới nhiều dự án lớn bị thua lỗ nặng nề, tác động môi trường – xã hội nghiêm trọng từ các dự án nhiệt điệt, xi măng, các dự án liên tục bị chậm tiến độ, đội vốn, thiếu sự gắn kết và lợi ích lan tỏa ở nước sở tại (chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và tạo việc làm) còn hạn chế... khiến chính phủ và các tầng lớp nhân dân đều có phần dè dặt hơn trước các khoản viện trợ ODA của Trung Quốc cho Việt Nam. Thứ ba, nợ công của Việt Nam hiện nay đang tăng cao. Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2008 đã đẩy Việt Nam lâm vào thời kỳ thâm hụt ngân sách kéo dài và nợ công tăng nhanh. Đại dịch Covid-19 tiếp tục đe dọa mức nợ công của Việt Nam khi thâm hụt sẽ có xu hướng gia tăng do nguồn thu ngân sách giảm trong khi chi tiêu ngân sách cho các biện pháp chống dịch và hỗ trợ phục hồi kinh tế tăng. Với áp lực mỗi năm Việt Nam phải trả nợ vay ODA hơn 1 tỷ USD, cộng với các khoản vay khác có lãi suất cao hơn đã buộc Việt Nam phải duy trì một chính sách tài khóa thắt chặt, duy trì nợ công ở mức 65% GDP để kiểm soát tình hình. Mức 133 trần nợ công như hiện nay sẽ khiến Việt Nam khó có thể tiếp cận với các khoản tín dụng ưu đãi. 4.4.2. Một số hàm ý cho Việt Nam Để khắc phục những thách thức nói trên, và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn ODA của Trung Quốc, đồng thời hạn chế các gánh nặng tài chính khổng lồ do việc vay vốn từ Trung Quốc, Việt Nam cần tập trung cải thiện một số vấn đề sau: Thứ nhất, dù trong bối cảnh khát vốn đầu tư nhưng Việt Nam cũng cần phải tôn trọng và đặt lên hàng đầu những quy tắc liên quan tới việc tiếp nhận viện trợ - “đảm bảo hiệu quả kinh tế và năng lực trả nợ” đối với các khoản viện trợ ODA nước ngoài nói chung và ODA từ Trung Quốc nói riêng. Về hiệu quả kinh tế của dự án, Việt Nam cần đầu tư đúng trọng điểm, đúng định hướng (lĩnh vực tiếp nhận vốn phù hợp, dự án đem lại tác động tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội), tránh tình trạng “vận động hành lang ODA” để được triển khai các dự án không thực sự cần thiết hoặc buông lỏng công tác giám sát, kiểm tra trong triển khai thực hiện dự án, dẫn đến những “dự án ODA đắt đỏ”, lãng phí nguồn lực, ít phát huy tác dụng trong thúc đẩy tăng trưởng. Việt Nam rất có thể rơi vào bẫy "ODA và vay ưu đãi" khi lãi suất và các khoản phí cộng lại thì gần bằng mức lãi suất vay thương mại trên thị trường vốn trong nước. Ngoài ra, rủi ro do tác động bất lợi của biến động tỷ giá cũng có thể làm tăng nghĩa vụ trả nợ và tăng nợ công. Trong khi đó, năng lực hấp thụ viện trợ nước ngoài của quốc gia, ngành, địa phương và những dự án cụ thể còn hạn chế. Nhiều dự án ODA của Trung Quốc phải gia hạn, kéo dài thời gian thực hiện, chậm phát huy hiệu quả do tư tưởng “của cho không”. Việt Nam cần xác định và nhận thức rõ quan điểm về ODA theo hướng đây chỉ nguồn vốn bổ sung có tính chất là “chất xúc tác cho phát triển”, do đó không nên lệ thuộc mà chủ yếu phải dựa vào nguồn vốn nội sinh. Về năng lực trả nợ, trong điều kiện nợ công của Việt Nam đang ở mức cao như hiện nay, Việt Nam cần có kế hoạch trong việc sắp xếp mức độ ưu tiên của các dự 134 án, đảm bảo thực hiện nguyên tắc “ODA chỉ dành cho đầu tư phát triển”, tập trung đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, tránh việc trở thành con nợ chung thân của Trung Quốc với các điều khoản vay nặng nề, tránh tình trạng vay rẻ nhưng trả lãi đắt, đặc biệt là các khoản vay Trung Quốc thường không hề rẻ. Việc phê duyệt và giao danh mục, phân bổ cho từng dự án cần tuân thủ đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, không chuyển nguồn vốn này thành vốn cấp phát cho các mục tiêu khác. Các dự án ODA được lựa chọn phải là dự án thật sự cần thiết và ngân sách trong nước không huy động được. Thứ hai, chú trọng tới chất lượng các dự án ODA. Với động thái Trung Quốc dành được hầu hết các dự án trọng điểm làm tổng thầu EPC, một lần nữa cho thấy vấn đề an toàn, chất lượng các công trình trọng điểm của Việt Nam cần được đặt ra cấp thiết. Trong thời gian tới, cần từng bước trao đổi với phía Trung Quốc để tăng tính cạnh tranh trong các nhà thầu thực hiện dự án sử dụng vốn vay nhằm tránh tình trạng kém chất lượng của các nhà thầu Trung Quốc được chỉ định. Điều này cần được kiến nghị bởi Bộ Tài chính lên Thủ tướng Chính phủ để có những điều chỉnh trong chính sách hợp tác và vay nợ với Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam cần hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với hoạt động đấu thầu, tạo điều kiện hơn cho nhà thầu trong nước và vật tư, sản phẩm chế tạo trong nước. Là chủ đầu tư, Việt Nam cần nâng cao chất lượng lập, phê duyệt dự án, xác định được một cách tương đối về công nghệ, khối lượng cũng như tổng mức đầu tư của dự án và mức phát sinh khối lượng có thể có. Đồng thời, chúng ta cần nhanh chóng đưa ra những rào cản kỹ thuật để loại bỏ những hàng hóa có chất lượng thấp; đưa ra được công thức xác định giá đánh giá phù hợp nhằm lựa chọn được các nhà thầu có thực lực, có kỹ thuật tốt và có đề xuất cạnh tranh về giá. Việt Nam cần chú trọng vòng đời vận hành của các dự án hơn là chi phí bỏ thầu thấp của Trung Quốc. Đồng thời, Chính phủ cũng cần cân nhắc chuyển từ đấu thầu theo giá thấp sang cách tiếp cận đầu tư theo chi phí vòng đời của công trình. Việc phê duyệt tổng mức đầu tư thấp dẫn đến các nhà thầu chào công nghệ tiên tiến, 135 xuất xứ từ các quốc gia phát triển đều không trúng thầu do vượt tổng mức đầu tư. Việt Nam cũng cần chủ động trong tiếp nhận ODA, cương quyết đề nghị Trung Quốc sửa đổi, bổ sung các điều khoản không hợp lý và đi ngược lại lợi ích của quốc gia, có thể thuê những luật sư giỏi để soạn thảo hiệp định vay vốn hoặc thay đổi cách thức ký kết các hiệp định vay. Thậm chí, Việt Nam có thể vay vốn Trung Quốc nhưng sử dụng kỹ thuật và nhà thầu của bên thứ ba (như các doanh nghiệp của Mỹ, Nhật Bản hay châu Âu) để nâng cao chất lượng công trình và trình độ quản trị [22]. Thứ ba, tăng cường công tác quản lý, giám sát các dự án ODA của Trung Quốc. Tác động tiêu cực của một số dự án ODA của Trung Quốc, một phần là do trách nhiệm của nhà thầu trong quá trình thực hiện hợp đồng, phần khác do Việt Nam chưa có đầy đủ chế tài cảnh cáo, xử phạt nhà thầu đủ mạnh và kịp thời để chủ đầu tư ngăn ngừa, xử lý những rủi ro không mong muốn. Bên cạnh đó, các hoạt động giám sát cần được thực hiện bởi các tổ chức chuyên môn, hoặc các tổ chức giám sát độc lập, chuyên gia độc lập có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm. Với các dự án có quy mô lớn, tính chất công nghệ phức tạp hay quá mới, Việt Nam có thể thuê chuyên gia tư vấn, quản lý dự án thuộc bên thứ ba, không phải là tư vấn thuộc nước hay nhóm tài trợ. Công tác quản lý, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, liên tục qua hình thức kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý theo định kỳ, hoặc đột xuất phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém, tác động xấu đến môi trường, chậm tiến độ. Trong quá trình quản lý, thực hiện hợp đồng, cần xử lý nghiêm minh, kịp thời và công bố công khai thông tin nhà thầu vi phạm hợp đồng để cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư, bên mời thầu khác biết, sử dụng thông tin trong quá trình đánh giá, lựa chọn nhà thầu. Thứ tư, cần tích cực chống tham nhũng, hạn chế tình trạng thất thoát tài sản từ đầu tư công. Thực tế, tham nhũng trong các dự án ODA là vấn đề nhức nhối không chỉ của riêng Việt Nam. Phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực này rất khó phát hiện và là một thách thức trong quản trị công của Việt Nam. Do đó, cần tăng cường thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng ODA, từ khâu 136 thẩm định, phê duyệt danh mục đầu tư, tới hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm. Đặc biệt, cần khuyến khích sự tham gia giám sát của xã hội, cơ quan báo chí, truyền thông đối với các dự án ODA, nhằm chỉ ra những khiếm khuyết trong chính sách, những nhóm lợi ích liên quan đến ở cả trong nước và nước tài trợ. Quan trọng hơn cả, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần công khai các dữ liệu về viện trợ ODA của Trung Quốc, danh sách nhà thầu, đánh giá hiệu quả dự án... Thứ năm, xây dựng danh mục hạn chế/cấm các nhà thầu tham gia đấu thầu các công trình trọng điểm nếu làm tổn hại tới an ninh quốc gia. Vấn đề tạo việc làm, mặc dù Bộ Giao thông Vận tải đã nghiêm cấm sử dụng lao động nước ngoài thực hiện công việc mà lao động trong nước có khả năng thực hiện và đáp ứng yêu cầu của gói thầu, đặc biệt là lao động phổ thông, lao động không qua đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tình trạng một số lượng lớn lao động Trung Quốc đang làm việc trong các dự án khai mỏ và xây dựng tại Việt Nam. Điều đó cho thấy viện trợ của Trung Quốc không những không thúc đẩy tạo việc làm đối với lao động Việt Nam mà còn đe dọa tới an ninh ở các địa phương, đặc biệt là tại có khu vực có vị trí quan trọng chiến lược như Tây Nguyên [157]. Do đó, Việt Nam cần cân nhắc xây dựng một danh mục cấm các nhà thầu tham gia đấu thầu các công trình trọng điểm nếu những dự án viện trợ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, an ninh năng lượng. Thứ sáu, mở rộng đối tượng thụ hưởng ODA. Nếu như trước đây đối tượng được tiếp nhận ODA của Việt Nam đa phần là các doanh nghiệp nhà nước, thì nay Chính phủ Việt Nam cần xem xét phân bổ nguồn tài chính này cho khu vực tư nhân. Chiến lược này có thể giúp gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn cũng như giảm thiểu tình trạng tham nhũng. Thứ bảy, tăng cường tính minh bạch về viện trợ của Trung Quốc, bên cạnh công bố kết quả đánh giá tác động của các dự án ODA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nên công khai thông tin về ODA của Trung Quốc, thống kê đầy đủ, chi tiết số lượng dự án, số vốn viện trợ, mức nợ từ các khoản viện trợ từ Trung Quốc 137 Trên cơ sở này, để gia tăng hiệu quả tiếp nhận ODA của Trung Quốc, Việt Nam nên tiến hành đánh giá hiệu quả tiếp nhận ODA của Trung Quốc trước khi xét duyệt, trong quá trình thực thi và sau khi kết thúc dự án ODA. Bên cạnh Bộ tiêu chí “Better Aid Scorecards” để đánh giá ODA, Việt Nam có thể căn cứ trên những tiêu chí: Tiêu chí 1. Lĩnh vực viện trợ: Những dự án ODA của Trung Quốc ở Việt Nam cần phù hợp với các quy định về lĩnh vực tiếp nhận ODA trong Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ban hành ngày 25/05/2020. Tuyệt đối từ chối những dự án nằm trong các lĩnh vực có nguy cơ xâm phạm tới chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia. Tiêu chí 2. Lãi suất: Cẩn trọng mức lãi suất mà Trung Quốc đưa ra đối với các khoản ODA viện trợ. Đối với những khoản cho vay có mức lãi suất trên 3%, Việt Nam nên xây dựng các phương án, lộ trình trả nợ rõ ràng để tránh tình trạng không thể trả nợ và rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc. Nếu vượt quá khả năng trả nợ, Việt Nam nên tìm nguồn tài chính thay thế khác (từ các nhà tài trợ khác hoặc huy động nguồn vốn tư nhân trong nước). Tiêu chí 3. Đối tác thực hiện dự án: Ưu tiên trang thiết bị, nguồn nhân lực và sự tham gia của các công ty trong nước, có thể quy định tỷ lệ tham gia bắt buộc của các doanh nghiệp nội địa và yếu tố đầu vào của Việt Nam nếu muốn sử dụng vốn ODA của Trung Quốc. Trong trường hợp các chủ thầu trong nước không đáp ứng được yêu cầu về năng lực để triển khai dự án, có thể tiến hành mời thầu đối với các doanh nghiệp nước ngoài, song quá trình đấu thầu cần được tiến hành công khai, minh bạch, và có sự giám sát/tư vấn của bên thứ ba (ví dụ Nhật Bản, Australia). Tiêu chí 4. Tác động của các dự án viện trợ: Tiến hành đánh giá tác động kinh tế - đối ngoại – xã hội trong ngắn hạn và dài hạn đối với các dự án ODA của Trung Quốc. Quá trình đánh giá này phải có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan: các Bộ, sở, ban, ngành chuyên môn, các tổ chức xã hội dân sự, người dân, nhất là cộng đồng dân cư sinh sống tại địa bàn hoặc xung quanh địa bàn nơi triển khai các dự án. Đặc biệt, những đánh giá này cần triển khai trước khi dự án được phê duyệt (cơ sở để xét duyệt dự án), trong quá trình triển khai dự án (phát huy những tác động tích 138 cực và khắc phục những tác động tiêu cực của dự án) và sau khi dự án hoàn thành (bài học kinh nghiệm cho những dự án kế tiếp). Tiêu chí 5. Hiệu quả của nguồn viện trợ. Đối với những dự án như xây dựng đường cao tốc, đường sắt cần tính toán thời gian và khả năng thu hồi lại chi phí bỏ ra với tổng số vốn đi vay và lãi suất, qua đó đánh giá tính khả thi của dự án cũng như đưa ra lựa chọn đúng đắn có nên phê duyệt những dự án này hay không, đảm bảo “an toàn nợ” cho Việt Nam. Tiểu kết chương 4 Nhìn chung, ODA của Trung Quốc cho Việt Nam khá khiêm tốn so với các nhà tài trợ truyền thống khác như Mỹ, Nhật Bản hay các nước DAC khác. Quy mô ODA của Trung Quốc dành cho Việt Nam so với dành cho các nước khác trong khu vực Đông Nam Á cũng chưa phải quá lớn, cho thấy Trung Quốc vẫn có nhiều mối quan tâm ưu tiên hơn ở khu vực. Các dự án ODA của Trung Quốc cho Việt Nam chủ yếu nhằm mục đích khai thác tài nguyên và xây dựng cơ sở hạ tầng, các khoản viện trợ phần lớn là các khoản vay thương mại ít “ưu đãi”, đặt ra mối đe dọa về nguy cơ bị lệ thuộc và rủi ro mắc nợ. Ngoài ra, viện trợ nước ngoài của Trung Quốc được ví như những khoản tài trợ cho những “dự án voi trắng” (white elephant project) - những công trình xây dựng không đạt tiêu chuẩn, không quan tâm đến việc bảo trì dài hạn, không tạo được việc làm cho người dân địa phương, mang lại ít giá trị cho nước tiếp nhận. Cùng với đó, vấn đề về ô nhiễm môi trường, tham nhũng, đội chi phí trong các dự án ODA của Trung Quốc cũng làm dấy lên nhiều lo ngại về nguồn vốn này. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đã tốt nghiệp ODA nhưng nhu cầu về vốn đầu tư vẫn còn rất lớn, thì ODA của Trung Quốc cũng là một lựa chọn để Việt Nam cân nhắc như một kênh huy động vốn cần thiết cho phát triển kinh tế. Chính vì thế, Việt Nam cần tránh tâm lý cực đoạn đối với ODA của Trung Quốc, mà cần tìm kiếm những giải pháp hợp lý để vừa tận dụng nguồn vốn này, vừa tối thiểu hóa những tác động tiêu cực cũng như điểm yếu của nó. 139 KẾT LUẬN Như vậy, ODA của Trung Quốc cho các nước ASEAN nói chung và cho Việt Nam có những nét nổi bật như sau: Thứ nhất, nếu như ODA của các nước DAC giống như một khoản hỗ trợ cho những quốc gia đang phát triển có nhu cầu về tài chính thì ODA của Trung Quốc lại mang màu sắc của một khoản đầu tư, thậm chí là một “khoản cho vay thương mại”, vừa đem lại lợi ích cho nước nhận viện trợ vừa mang lại lợi ích cho Trung Quốc. Tuy nhiên, một số khoản viện trợ của Trung Quốc còn không có ý nghĩa mang tới “lợi ích lẫn nhau” khi chúng khiến các quốc gia nghèo lâm vào tình cảnh nợ nước ngoài trầm trọng và không có khả năng trả nợ. Ở khu vực Đông Nam Á, đa số viện trợ ODA của Trung Quốc cho các nước ASEAN đều là các khoản vay lãi suất ưu đãi, tỷ lệ viện trợ không hoàn lại thấp. Thực tiễn này cho thấy viện trợ của Trung Quốc chủ yếu hướng tới mục tiêu kinh tế, mong muốn mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, khai thác tài nguyên thiên nhiên (thậm chí là đất đai) hơn là chia sẻ và hỗ trợ các nước đang phát triển. Ngoài ra, viện trợ ODA của Trung Quốc cũng gắn liền với các lợi ích chính trị, lợi ích chiến lược của quốc gia này, như duy trì trật tự an ninh khu vực, kết nối với Nam Á, gia tăng tầm ảnh hưởng của mình để cân bằng với các đối trọng như Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản... ở Đông Nam Á. Đồng thời, những khoản viện trợ hào phóng và dễ dàng của Trung Quốc cũng được coi là chiêu thức để Trung Quốc lôi kéo sự ủng hộ của các nước nhận viện trợ xích gần hơn vào “quỹ đạo Trung Quốc” trước tham vọng hiện thực hóa BRI, gia tăng ảnh hưởng toàn cầu và cạnh tranh với các nước lớn. Thứ hai, viện trợ của Trung Quốc cho khu vực Đông Nam Á thường không kèm theo bất cứ điều kiện ràng buộc về dân chủ và cải cách thể chế như các nước phương Tây, đồng thời tôn trọng tuyệt đối quyết định của nước nhận viện trợ về cách thức sử dụng nguồn vốn. Đặc trưng này làm nảy sinh hai vấn đề trong các dự án viện trợ của Trung Quốc: i) Do không ràng buộc những điều kiện như cải cách thể chế, tăng cường tính dân chủ hay đảm bảo quyền con người như các đối tác tài trợ truyền 140 thống khác nên các dự án ODA của Trung Quốc thường không mang lại những thay đổi tích cực cho nước sở tại; ii) Làm gia tăng tình trạng tham nhũng, chậm tiến độ, đội chi phí ở nhiều dự án. Ngoài ra, trên thực tế, viện trợ Trung Quốc thực chất kèm theo rất nhiều ràng buộc, đặc biệt là yêu cầu nhà thầu thực hiện dự án phải là các doanh nghiệp Trung Quốc. Hệ quả là, người dân nước tiếp nhận không được tham gia vào quá trình triển khai dự án, không tạo được việc làm cũng như không chuyển giao được tri thức, công nghệ... Thứ ba, lĩnh vực ưu tiên viện trợ của Trung Quốc đối với các nước ASEAN đa phần tập trung vào các ngành năng lượng, giao thông vận tải và lưu kho, thiếu vắng các dự án ODA cho lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, chăm sóc sức khỏe và giáo dục, bảo vệ môi trường hoặc có nhưng quy mô nhỏ, lẻ tẻ. Các dự án năng lượng, hạ tầng giao thông kết nối và lưu kho đã mang lại nhiều tác động tích cực cho nước tiếp nhận như bổ sung nguồn vốn thiếu hụt, tạo động lực tăng trưởng kinh tế và tăng cường kết nối đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh các nước ASEAN đều đang khát vốn để đầu tư nâng cấp những hạ tầng cơ sở quan trọng. Một số dự án đập thủy điện cũng góp phần nâng cao đời sống của người dân khi mở rộng cơ hội cho dân cư các vùng núi, xa xôi được tiếp cận và sử dụng điện. Tuy nhiên, những hệ lụy kinh tế - chính trị - xã hội mà những dự án ODA Trung Quốc để lại ở các nước ASEAN cũng không hề nhỏ. Các dự án đã làm nảy sinh nhiều vấn đề liên quan tới hiệu quả phát triển như tổn thất về môi trường (ô nhiễm, xói mòn hệ sinh thái, hủy hoại sinh kế của người dân), vi phạm quyền con người (xâm phạm lãnh thổ của cộng đồng dân tộc thiểu số) và gây bất ổn chính trị (biểu tình, bạo động phản đối các dự án viện trợ của Trung Quốc). Bên cạnh đó, viện trợ của Trung Quốc thường hướng tới những siêu dự án về hạ tầng cơ sở, phát triển năng lượng yêu cầu quy mô nguồn vốn lớn nhưng khả năng thu hồi vốn lại kéo dài, dẫn tới tình trạng nhiều khoản vay lâm vào tình cảnh khó trả. Thực tế này đẩy một số quốc gia ASEAN đứng trước áp lực nợ xấu với Trung Quốc, nhất là Lào và Campuchia đều được cho là đã bị rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc. 141 Viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam đa phần ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, hơn là giải quyết các vấn đề an sinh xã hội như xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ y tế - giáo dục hay bảo vệ môi trường. Đồng thời, với ODA của Trung Quốc, nhiều phân tích về mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc chứng minh rằng lợi ích thu được từ những mối quan hệ này là cần thiết cho Việt Nam trong ngắn hạn nhưng chúng sẽ mang lại nhiều sự phân nhánh tiêu cực trong dài hạn. ODA của Trung Quốc chỉ giúp phát triển kinh tế trong ngắn hạn bởi các hình thức viện trợ của Trung Quốc chủ yếu là cho vay ưu đãi nhưng yếu tố “ưu đãi” thực chất tương đối hạn chế. Vì vậy, trong dài hạn, dòng vốn này có nguy cơ sẽ làm cho Việt Nam bị lệ thuộc và mắc nợ cao. Ngoài ra, một số dự án của Trung Quốc cũng gây nhiều bức xúc vì chậm tiến độ, chất lượng thấp, đội vốn, sử dụng công nghệ lạc hậu, khả năng chuyển giao công nghệ và kỹ thuật hạn chế. Do đó, Việt Nam cần phải nhận thức lại về ODA, không chỉ ODA của Trung Quốc mà kể cả ODA từ những nguồn khác. Chúng ta cần xác định các khoản viện trợ hiện nay đa phần đều chỉ là kênh huy động ngoại tệ tạm thời vì vốn ODA về bản chất cũng chỉ nguồn vốn vay, chứ không phải là “cho không”. Trước mắt, trong bối cảnh Việt Nam vẫn cần nguồn vốn đầu tư phát triển đất nước thì việc quay lưng hoàn toàn với các kênh huy động vốn như ODA chưa hẳn là một sự lựa chọn tối ưu. Thay vào đó, Việt Nam có thể tiếp tục đón nhận ODA từ Trung Quốc nhưng siết chặt khâu phê duyệt, tuyển chọn và đấu thầu dự án, hoặc thuê chuyên gia nước thứ ba tư vấn cho quá trình này cũng như chuyên gia giám sát các dự án sử dụng ODA của Trung Quốc. Ngoài ra, chúng ta cần tăng cường đánh giá các dự án ODA, chỉ ra những khiếm khuyết trong chính sách, phân tích những mặt lợi và bất lợi của ODA, từ đó đề xuất chiến lược sử dụng có chọn lọc theo lộ trình giảm dần, tiến đến chấm dứt ODA bởi bất cứ quốc gia nào phụ thuộc lâu dài vào ODA thì đều dẫn tới chiến lược phát triển thất bại. Mục đích của ODA là tăng thêm nguồn tài chính phục vụ tiếp cận công nghệ, đầu tư tài sản và các kiến thức chuyên môn tiên tiến chứ không chỉ đơn thuần là gia 142 tăng vốn, vì vậy, về lâu dài, Việt Nam cần tiếp tục xây dựng chiến lược và tìm kiếm những kênh huy động vốn mới, ví dụ như hợp tác công tư để tiếp cận được tất cả những yếu tố nói trên mà không cần đến vốn ODA. 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Lê Xuân Bá. 2008. Phân cấp quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam, Hà Nội: NXB Tài chính. 2. Bộ Công thương Việt Nam. 2019. “Hội nghị phát triển xuất khẩu hàng hóa nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc”. https://moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/hoi-nghi- phat-trien-xuat-khau-hang-hoa-nong-thuy-san-sang-thi-truong-trung-quoc-16502- 15.html 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam. 2018. Báo cáo “Cập nhật định hướng thu hút, và sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi giai đoạn 2018-2020 và tầm nhìn 2021-2025”, ngày 3-8-2018 4. Bộ Ngoại giao Việt Nam. “Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc”. 5. Trần Kim Chung và Lưu Đức Khải. 2012. “Thu hút FDI và ODA cho phát triển tam nông ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính tháng 8/2012. 6. Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2019. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tháng 12/2019 7. Phan Trung Chính. 2008. “Đặc điểm của nguồn vốn ODA và thực trạng quản lý nguồn vốn này ở nước ta”, Tạp chí Ngân hàng, số 7 8. Nguyễn Hữu Dũng. 2008. “Thu hút và sử dụng ODA của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam”, Luận án thạc sĩ Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Lam Hải. 20/08/2018. “Thực hư đường sắt Cát Linh - Hà Đông đội vốn gấp 5 lần, lên hơn 2 tỉ đô”. https://vietnammoi.vn/thuc-hu-duong-sat-cat-linh-ha-dong-doi-von- gap-5-lan-len-hon-2-ti-do-139640.htm 10. Vũ Thị Thu Hằng. 2015. “Nguồn vốn ODA với việc hỗ trợ phát triển chính sách, thể chế và cải cách hành chính”, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 236 11. Lê Quốc Hội. 2012. Lộ trình sử dụng ODA, Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF): 12. Lương Mạnh Hùng. 2007. “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu Đại học Kinh tế Quốc dân. 13. Trần Thị Giáng Hương. 2016. Viện trợ nước ngoài trong lĩnh vực y tế: Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả viện trợ, Hà Nội: NXB Y học. 144 14. Trương Quang Lâm. 2009. “Thu hút và sử dụng vốn ODA để phát triển kinh tế - xã hội là đòi hỏi khách quan của các nước đang phát triển”, Tạp chí Thương mại số 21. 15. Hoàng Lan. 12/05/2014. “10 dự án lớn của nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam”. https://vnexpress.net/kinh-doanh/10-du-an-lon-cua-nha-thau-trung-quoc-tai-viet- nam-2989807.html 16. Nguyễn Viết Lợi. 2015. “Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước phục vụ phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam”, Tham luận tại Hội thảo đánh giá 20 năm huy động và sử dụng ODA của Việt Nam, Đà Nẵng, tháng 8 năm 2015. 17. Trần Quang Minh. 2013. “Điều chỉnh chính sách của Nhật Bản đối với Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác về thương mại, đầu tư và ODA từ năm 2000 đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 3 (145), pp. 3-9 18. Ngân hàng Thế giới. 1998. Đánh giá viện trợ - Khi nào có tác dụng, khi nào không và tại sao, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Lê Thanh Nghĩa. 2009. “Nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu Đại học Kinh tế TP Hồ Chì Minh. 20. Nghiên cứu Biển Đông. 02/08/2019. “Trung Quốc tạo rủi ro cho các nước đang phát triển”. Tại địa chỉ: quoc-tao-rui-ro-cho-cac-nuoc-dang-phat-trien 21. Nguyễn Thị Hoàng Oanh. 2006. Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn hỗ trợ phát triển chình thức (ODA) trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn Hà Nội”, LATS Kinh tế, Đại học Thương mại 22. Phạm Sỹ Thành. 03/09/2018. “Sử dụng vốn Trung Quốc cần tỉnh táo”. https://www.thesaigontimes.vn/277783/su-dung-von-trung-quoc-can-tinh-tao-.html 23. Sputnik Việt Nam. 29/11/2019. “Kinh tế Việt Nam đang quá phụ thuộc vào Trung Quốc?”. Tại địa chỉ: https://vn.sputniknews.com/business/201911298310625-kinh- te-viet-nam-dang-qua-phu-thuoc-vao-trung-quoc/ 24. Ngô Minh Thanh. 2006. “ODA Nhật Bản cho các nước ASEAN - Khía cạnh an ninh con người”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 3, pp. 26-33. 25. Hà Thị Thu. 2014. Thu hút và sử dụng ODA vào phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng duyên hải miền Trung, Luận án tiến sỹ kinh tế, tr.34-38. 145 26. Trần Thị Hồng Thủy. 2015. Viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong bối cảnh Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình (MIC), Luận án Tiến sĩ Kinh tế Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 27. Nguyễn Văn Tuấn (2015). "Giải pháp nào cho ODA trong thời kỳ 2015-2020?", Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 19 tháng 10/2015. 28. Tổng Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam (Vinaincon). “Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn”. ngan.html 29. Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam. 2019. “Nhiệt điện Cẩm Phả: Những chỉ số đẹp” < pha-nhung-chi-so-dep-201908081447463744.htm>, (29/06/2020) 30. Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (2019). “Nhiệt điện Cẩm Phả: Phát điện ổn định, an toàn gắn với bảo vệ môi trường”. chi-than-khoang-san/nhiet-dien-cam-pha-phat-dien-on-dinh-an-toan-gan-voi-bao- ve-moi-truong-201905031520044364.htm, (29/06/2020). 31. Tổng cục Hải quan. 31/01/2020. “Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và năm 2019”. https://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID=29328&Cat egory=Th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20H%E1%BA%A3i%20quan 32. Tổng cục Thống kê. 2020. “Những điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI”, https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-khac/2020/11/nhung-diem-sang-trong-thu-hut-dau- tu-fdi/ 33. Tuổi trẻ online. 24/07/2019. “Nhiều 'ẩn số' vốn Trung Quốc ở Việt Nam”. https://tuoitre.vn/nhieu-an-so-von-trung-quoc-o-viet-nam-20190723223152834.htm 34. Viện Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính Sách. 2014. “Ba mối lo trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc”. < bao-chi/ba-moi-lo-trong-quan-he-kinh-te-viet-nam-trung-quoc.html (20/07/2020). 35. Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương. 2014. “Thực trạng sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc”. Trung tâm thông tin - dữ liệu. Tài liệu tiếng Anh 36. AidData. 2017. AidData’s Global Chinese Official Finance Dataset, 2000–2014, Version 1.0, https://www.aiddata.org/data/chinese-global-official-finance-dataset 37. Aiddata. 2018. “Connective Financing: Chinese Infrastructure Projects and the Diffusion of Economic Activity in Developing Countries”. Working Paper 64. Tại địa chỉ: WPS64_connective_financial_chinese_infrastructure.pdf 146 38. Alesina, Alberto, and David Dollar. 1998. Who gives foreign aid to whom and why? NBER Working Paper 6612. Cambridge, MA: National Bureau of Economic Research (NBER). 39. Apodaca, Clair. 2017. “Foreign Aid as Foreign Policy Tool”, World Politics Online Apr 2017 DOI: 10.1093/acrefore/9780190228637.013.332 40. Arvin, M. and Choudry, S. 1997. “Untied aid and exports: do untied disbursements create goodwill for donor exports?”, Canadian Journal of Development Studies, Vol. 18(1), pp. 9-22. 41. ASEAN. 2015. Plan of Action to Implement the Joint Declaration on ASEAN-China Strategic Partnership for Peace and Prosperity (2016-2020) 42. Bandyopadhyay, Subhayu, Todd Sandler Javed Younas. 2011. “Foreign aid as counterterrorism policy”, Oxford Economic Papers, Volume 63, Issue 3, 1 July 2011, pp. 423–447 43. Bandyopadhyay, Subhayu & Katarine Vermann. 2013. Donor Motives for Foreign Aid, Federal Reserve Bank of St. Louis Review, July/August 2013, 95(4), pp. 327-36 44. Bräutigam, D. 2011. “Aid ‘With Chinese Characteristics’: Chinese Foreign Aid and Development Finance Meet the OECD-DAC Aid Regime”, Journal of International Development 23(5): 752– 764. https://doi.org/10.1002/jid.1798 45. Cambodia Construction Association (2019). Will Cambodia fall into the Chinese infrastructure debt trap? < https://www.construction-property.com/will-cambodia- fall-into-chinese-infrastructure-debt-trap/> (20/07/2020) 46. Carter, B. 2017. A literature review on China’s aid, Helpdesk Report 7 September 2017. 47. Carter, Paddy. 2016. ‘Five ways to deliver UK aid in the national economic interest’. ODI Briefing Note. London: Overseas Development Institute (www.odi.org/sites/odi.org.uk/files/resourcedocuments/10897.pdf) 48. Center for Global Development. 2018. The Quality of Official Development Assistance (QuODA), https://www.cgdev.org/topics/quoda 49. Charles, Jr. 2015. “China’s Foreign Aid Offensive”, https://www.rand.org/blog/2015/06/chinas-foreign-aid-offensive.html 147 50. Charnoz, Olivier & Jean-Michel Severino. L’aide publique au développement. Paris: La Découverte. 51. China Eximbank. 2009. Chinese Government Concessional Loan. business/government.jsp (05/05/2009). 52. China’s Ministry of Commerce (2018). Forge ahead to improve the Level of Economic and Trade Cooperation with the Countries around Asia, January 12 2018. 53. CIBM ASEAN Research Institute & LSE IDEAS. 2018. China’s Belt and Road Initiative (BRI) and Southeast Asia, October 2018, Kuala Lumpur: CIMB Southeast Asia Research Sdn Bhd. 54. Clarke, G. 1998. ‘Non-governmental organizations (NGOs) and politics in the developing world’, Political Studies XLVI: 36-52. 55. Copper, J. 2016. China’s Foreign Aid and Investment Diplomacy, Volume II: History and Practice in Asia, 1950 – Present, New York: Palgrave Macmillan. 56. David R. 2014. “Straightening the Measuring Stick: A 14-Point Plan for Reforming the Definition of Official Development Assistance (ODA).” CGD Policy Paper 44 Washington, DC: Center for Global Development. reforming-definition-official-development 57. David Shambaugh. 2015. “China’s soft power push. The search for respect”. Foreign Affairs. 58. Davies, Penny. 2007. China and the End of Poverty in Africa – towards Mutual Benefit? Diakonia, Alfaprint, Sundyberg, Sweden 59. Development Initiative. 2017. ODA Modernization, Background Paper September 2017. 60. Dreher, Axel & Andreas, Fuchs. 2011. Rogue Aid? The Determinants of China’s Aid Allocation. https://www.princeton.edu/politics/about/file- repository/public/Rogue-Aid-China-Aid-Allocation.pdf 61. Economic Institute of Cambodia. 2008. Managing Public Expectation: Cambodia’s Emerging Oil and Gas Industry, Phnom Penh: Economic Institute of Cambodia. 62. Eleanor, Albert. 2019. “China Digs Deep in Landlocked Laos: China’s presence is growing in strategically located Laos, but the trend is often overlooked, The Diplomat 24 April 2019. 148 63. Ewing, Isobel (2020). Hungary signs $2.1bn loan agreement with China for Budapest-to-Belgrade rail link, CGTN 22 June 2020. 64. Fuller, Sarah (2002). “A Question of Motivations: Determining Why Donor Countries Give Aid”, Res Publica - Journal of Undergraduate Research, Vol. 7. 65. Garcia, L. 2017. “Chinese Aid in Southeast Asia before the Belt and Road Initiative: Solidarity or Business as Usual?” Journal of Critical Perspectives on Asia, Vol 53:1, pp. 66-99 66. Garret, M. & Raimund, Z. 2019. “The OECD’s new way of counting ODA loans - What’s the impact?” Donor Tracker Insights, June 2019. 67. Geng, L. 2006. “Sino-Myanmar Relations: Analysis and Prospects”, The Culture Mandala, Vol. 7, No. 2, December 2006 68. Gibson, C., Andersson, K., Ostrom, E. and Shivakumar, S. (2005) The Samaritan’s dilemma: The political economy of development aid. Oxford: Oxford University Press. 69. Gulrajani, Nilima & Liam Swiss. 2017. Why do countries become donors? Assessing the drivers and implications of donor proliferation, London: Overseas Development Insitutte. 70. Haibing, Z. 2017. The development and transformation of China’s foreign aid. Parallel Perspectives on the Global Economic Order: A US-China Essay Collection. Washington: Centre for Strategic and International Studies. 71. Hansen, Henrik et Finn Tarp. 2000. “Aid effectiveness disputed”, Journal of International Development, April, 12:3, pp: 375 – 398 72. Heinrich Böll Stiftung, WWF and International Institute for Sustainable Development. 2008. Rethinking Investments in Natural Resources: China’s Emerging Role in the Mekong Region, Policy Brief. 73. Hong, Zhao. 2015. China and ASEAN: Energy Security, Cooperation and Competition, ISEAS-Yusof Ishak Institute. 74. Hsu, J. 2017. “Burmese Civil Society Challenges China’s Development Assistance in Myanmar”, Made in China, Issue 1, 2017 75. Hurley, John; Scott Morris; and Gailyn Portelance (2018). Examining the Debt Implications of the Belt and Road Initiative from a Policy Perspective, Center for Global Development Policy Paper 121 March 2018. 149 76. Hynes, W. and Simon S. 2013. “The Evolution of Official Development Assistance: Achievements, Criticisms and a Way Forward”, OECD Development Co-operation Working Papers, No. 12, OECD Publishing. 77. IMF (2019). 2019 Article IV Consultation—Press Release; Staff Report; And Statement by The Executive Director for Lao PDR, IMF Country Report No. 19/267. 78. International Development Cooperation, Korea. 2017. 2017 Korea’s ODA White Paper: Beautiful Sharing, Wonderful Growing. 79. Interim Measures of the Export-Import Bank on Concessional Loans to Foreign Countries, supra note 8, art. 7. 80. Jalillian, Hossein. 2013. Assessing China's Impact on Poverty in the Greater Mekong Subregion, Singapore: ISEAS Publishing. 81. JICA Research Institute. 2016. JICA Research Institute Releases an Update on the Estimation of Chinese Foreign Aid, June 30, 2016 82. JICA. 2019. Official Development Assistance in Vietnam 2018 Report. 83. Kang, S. J., Lee, H., & Park, B. 2011. Does Korea follow Japan in foreign aid? Relationships between aid and foreign investment. Japan & The World Economy, 2319-27. doi:10.1016/j.japwor.2010.06.001 84. Kaplinsky, R., McCormick, D. and Mike, M. 2007. The Impact of China on Subsaharan Africa, IDS Working Paper No. 291, Institute of Development Studies, Brighton, U.K 85. Katoch, Arjun. 2006. “The Responders’ Cauldron: The Uniqueness of International Disaster Response,” Journal of International Affairs 59, 2 (2006): 153-172. 86. Kitano, N. 2012. Japan, China, and South Korea: Cooperation and Competition in Foreign Aid. Presentation at Watson Institute, Brown University, Providence, RI. 87. Kitano, N. & Harada, Y. 2014. Estimating China’s Foreign Aid 2001-2013, JICA- RI Working Paper 78, Tokyo: JICA Research Institute. 88. Kitano, N. 2018. Estimating China’s Foreign Aid Using New Data: 2015-2016 Preliminary Figures— Contribution to AIIB significantly increased China’s aid volume, JICA Research Institute’s Research Project “Development Cooperation by Emerging Countries.” May 31 2018. 150 89. Knack, Stephen. 1999. Aid dependence and the quality of governance: A cross country empirical analysis, IRIS University of Maryland. 90. Knack, Stephen. 2001. “Aid dependence and the quality of governance: cross- country empirical tests”, Southern Economic Journal 68 (2001) (2), pp. 310–329. 91. Kovrigin, E. 2015. Japanese Development Aid to ASEAN Member States in the 21st Century, n48v1-p311-332-kov.pdf?sequence=1&isAllowed=y 92. Kwon, J. 2015. Korea's ODA to Southeast Asia, KIEP Report June 2015. 93. Liao, J., Cheng, F., Harris, A. and Xu, D. 2018. “The new face of China's foreign aid: Where do we go from here?”, The Lancet, 392(10148). 94. Lomoy, J. 2013. “Yes, it is time to revisit the concept of Official Development Assistance”, OECD Insight - Debate Issues 4 May 2013. 95. Lowy Institute. 2020. China's Deep State: The Communist Party And The Coronavirus, Research Notes 23 July 2020. 96. Lu, S. 2018. “An Overview of China’s International Development Finance - Issues and the Way Forward”, Agenda for International Development Commentary 2018/10. 97. Lum, T., Wayne M., and Bruce V. 2008. China’s ‘soft power’ in Southeast Asia, Congressional Research Service Report January 4th 2008. 98. Lum, T. et al. 2009. China’s Foreign Aid Activities in Africa, Latin America, and Southeast Asia, Congressional Service February 25 2009. 99. Martens, Jens. 2001. Rethinking ODA – Towards a Renewal of Official Development Assistance, A background Paper for the United Nations Financing for Development Process. 100. MOFCOM. 2019a. 商务部 2019 年部门预 101. MOFCOM. 2019b. China-ASEAN trade hits record high in 2018, 102. Mohan Malik, J. 2018. “Myanmar’s Role in China’s Maritime Silk Road Initiative”, Journal of Contemporary China, 27(111), 362-378. 151 103. Morrison, Kevin. 2007. “Natural Resources, Aid, and Democratization: A Best- Case Scenario”, Public Choice 131 (3) 365-386. 104. Murphy, T. 2017. “Find Out Some (But Not All) The Secrets of China's Foreign Aid”, NPR 31 October 2017. 105. Naím, Moisès. 2007. “Rogue Aidˮ, Foreign Policy 159, March/April: 95-96 106. National Bureau of Statistics of China. 2019. “China Statistical Yearbook 2019”. Value of Imports and Exports by country (region) of origin/destination (2018). (20/07/2020). 107. Negara, S. D., & Suryadinata, L. 2018. Jakarta-Bandung High Speed Rail Project: Little Progress, Many Challenges, ISEAS Perspective, 4. 108. Nehginpao, Kipgen & Megha Gupta (2020). “China’s BRI strategy and Laos”, The Statesman 9 June 2020. 109. Niyonkuru F. 2016. “Failure of Foreign Aid in Developing Countries: A Quest for Alternatives”, Bussiness Economics Journal 7:231. doi:10.4172/2151-6219.1000231 110. Noh, Bobae & Almas Heshmati. 2017. Does Official Development Assistance Affect Donor's Export? Case of Korea, IZA Discussion Paper No. 10553 111. Nowak-Lehmann, et al. 2008. Aid and Trade - A Donor´s Perspective, (No. 171). Discussion papers//Ibero America Institute for Economic Research. 112. OECD. 1996. The Story of Official Development Assistance: A History of the Development Assistance Committee and the Development Co-operation Directorate in Dates, Names and Figures, OCDE/GD (94)67. 113. OECD. 2015. Why modernise official development assistance? Third International Conference on Financing for Development, Addis Ababa, July 2015 114. OECD. 2018. Official development assistance – definition and coverage. < development/development-finance- standards/officialdevelopmentassistancedefinitionandcoverage.htm> (22/10/2019). 115. OECD. 2019a. Development Co-operation Profiles, OECD Publishing, Paris, https://doi.org/10.1787/2dcf1367-en. 116. OECD. 2019b. Aid (ODA) Disbursements to Countries and Regions [DAC2a]. https://stats.oecd.org/Index.aspx?DataSetCode=TABLE2A 152 117. Oh, Y. A. 2019. “Chinese development aid to Asia: Size and motives”, Asian Journal of Comparative Politics, 2057891119836521. 118. ONE (2019). Better Aid Scorecards. 119. Open Development Mekong. 2019. Aid and development, https://opendevelopmentmekong.net/topics/aid-and-development-assistance/ 120. Pan, N. 2014. Japanese ODA to Asian Countries: “An Empirical Study of Myanmar Compared with Cambodia, Laos, and Vietnam”, Policy Research Institute, Ministry of Finance Japan. 121. Pengfei, M & Sovan, N. 2019. “Spotlight: Rising China-ASEAN economic, trade cooperation vital for long-term peace, shared prosperity in region: Cambodian officials, scholars”, Xinghuanet 19/07/2019. 122. Phanthanousone, Khennavong. 2015. Chinese aid to Laos – a mixed blessing, A presentation at Australian Aid Conference, aid-conference/presentations/1d/Pepe-Khennavong.pdf 123. Pheakdey, H. 2012. “Cambodia-China relations: a positive-sum game”, Journal of Current Southeast Asian Affairs, 31(2), 57-85. 124. Pheakdey, H. 2018. “Are China’s gifts a blessing or a curse for Cambodia?”, East Asia Forum 29 August 2018. 125. Phetnary, Souvannarath. 2018. Belt and Road Initiative: The Case of Lao PDR, Kwartalnik Naukowy Uczelni Vistula, (4 (58), 69-80. 126. Public what you fund. 2019. “The 2018 Aid Transparency Index”. Tại địa chỉ: https://www.publishwhatyoufund.org/the-index/2018/china-mofcom/ 127. RAND. 2013. China’s Foreign Aid and Government-Sponsored Investment Activities, Scale, Content, Destinations, and Implications, Washington D.C: RAND 128. Roodman, D. 2015. “On measuring loan concessionality in Official Development Assistance”, Oxford Review of Economic Policy, 31(3-4), 396-419. 129. Rostow, W.W., (1990). The stages of Economic Growth: A Non-Communist Manifesto, Cambridge Press, Cambridge. 130. Sachs, Jeffrey D. 2005. The End of Poverty: Economic Possibilities for Our Time, New York: The Penguin Press. 153 131. Shanghai Institutes for International Studies. 2016. Assessment and Prospect of China-Laos Development Cooperation, September 2016. %BD%E4%B8%8E%E8%80%81%E6%8C%9D%E5%8F%91%E5%B1%95%E5 %90%88%E4%BD%9C_%E8%8B%B1%E6%96%87%E7%89%88.pdf 132. Shee, P. K. 1997. “The political economy of China-Myanmar relations: Strategic and economic dimensions”, Southeast Asia, 19(1), 33-53. 133. Soesastro, H. 2005. Sustaining East Asia’s economic dynamism: The role of aid. Development Centre Studies Policy Coherence Towards East Asia Development Challenges for OECD Countries, 219. 134. Steinberg, D. I., & Fan, H. 2012. “Modern China-Myanmar relations: Dilemmas of mutual dependence”. NIAS Press. 135. Sun, Y. 2014. “China’s Aid to Africa: Monster or Messiah”, Brooking East Asia Commentary, February 7 2014. https://www.brookings.edu/opinions/chinas-aid-to- africa-monster-or-messiah/ 136. Sunaga, K. 2004. The Reshaping of Japan's Official Development Assistance (ODA) Charter, FASID Discussion Paper on Development Assistance No. 3. 137. Sungil, Kwak. 2015. South Korea's development assistance and economic outreach toward Southeast Asia, Reports, Washington, D.C: Korea Economic Institute, Joint U.S. Korea Academic Studies/2015, 27. 138. Surya, Chuen. 2019. The China-built railway cutting through Laos, The Third Pole 14 February 2019. 139. Svensson, Jakob. 2002. “Why conditional aid does not work and what can be done about it?”, Journal of Development Economics Vol. 70. 140. Tarnoff, Curt & Marian, Lawson. 2016. Foreign Aid: An Introduction to U.S. Programs and Policy, Conngressional Research Service Report June 17, 2016. 141. Tavares, J. 2003. “Does Foreign Aid Corrupt? ˮ, Economics Letters 79 (1): 99– 106. 142. The ASEAN Secretariat & UNCTAD. 2019. ASEAN Investment Report 2019: FDI in Services: Focus on Health Care, Jakarta: ASEAN Secretariat. 143. The State Council of the People’s Republic of China. 2014. White Paper China’s Foreign Aid 154 2014.< 982986592.htm> (26/06/2019). 144. The State Council of the People’s Republic of China. 2018. Statement on the reform plan of the state council, by the 13th National People's Congress and the 13th Chinese Political Consultative Conference. 03/14/c_1122533011.htm 145. Tiezzi, Shannon (2018). “China and Laos’ Dam Disaster: There are strong political motives behind China’s fast response”, The Diplomat August 02 2018. 146. Tin, T. 2007. State Dominance in Myanmar: The Political Economy of Industrialization Singapore: Institute of Southeast Asian Studies. 147. Tseng, K. & Ryan, K. 2014. No Strings Attached: Chinese Foreign Aid and Regime Stability in Resource-Rich Recipient Countries, A paper presented at the political economy conference held at Alexander Hamilton Center, New York University. 148. Tull, M. 2006. “China’s Engagement in Africa: Scope, Significance and Consequencesˮ, Journal of Modern African Studies Vol. 44 (3), pp. 459-479. 149. Tuo Z., Hui Y., Zhongxia R. 2018. Report on China - Laos Cooperation Opportunities under the Belt and Road Initiative in 2018, China Economic Information Service Xinhua Silk Road Department, 150. UNDP. 2016. Overview Report of Development Finance in Myanmar, https://themimu.info/sites/themimu.info/files/documents/Overview_Report_Develo pment_Finance_in_Myanmar_UNDP_2016_ENG.pdf 151. Van der Veen, M. 2011. Ideas, interests and foreign aid. Cambridge: Cambridge University Press. 152. Venzon, Cliff. 2018. “China stages comeback in Philippine telecoms and rail sectors”, Nikkei Asian Review November 20 2018. 153. Vogler-Ludwig, K., Schönherr, S., Taube, M. and Blau, H. 1999. Die Auswirkungen der Entwicklungszusammenarbeit auf den Wirtschaftsstandort Deutschland. Forschungsberichte des Bundesministeriums für wirtschaftliche Zusammenarbeit und Entwicklung- BMZ – Band 124. Weltforum Verlag. 154. Xiang, R. 2012. “Regulation of Foreign Aid: China”, Legal Report of The Law Library of Congress; (26/06/2019) 155 155. Xinhuanet. 2020. China provides 7.22 mln USD from LMC Special Fund 2020 to Cambodia, (25/07/2020) 156. Xu, J., & Carey, R. 2015. China’s international development finance. Past, present and future. WIDER Working Paper 2015/130. Helsinki: UNU-WIDER (26/06/2019). 157. Young-Chan Kim ed. 2016. “Chinese Global Production Networks in ASEAN”, Springer International Publishing Switzerland. 158. Wan, D. 2018. China and Japan rivalry in ASEAN, EU-Asia Center 23 February 2018. 159. Wells, Jenny. 2015. Foreign Aid and Its Importance In Relieving Poverty. https://www.oxfam.org.au/wp-content/uploads/2015/09/Oxfam-Foreign-Aid- GeoDate-Vol-28-No-3-July-2015.pdf 160. William, Easterly. 2006. The White Man’s Burden: Why the West’s Efforts to Aid the Rest Have Done So Much Ill and So Little Good, New York: Penguin. 161. World Bank. 1999. Assessing Aid, What Works, What Doesn’t and Why, Oxford: Oxford University Press. 162. World Bank Group. 2017. Lao Economic Monitor: Challenges in Promoting more Inclusive Growth and Shared Prosperity, April 2017. 163. World Bank. 2018. “Environmental and social impact assessment. Thai Nguyen city subproject”. V4-REVISED-EA-P160162-PUBLIC-Disclosed-3-29-2018.pdf 164. World Bank. 2019a. Cambodia Trade https://wits.worldbank.org/countrysnapshot/en/KHM 165. World Bank. 2019b. Myanmar Trade. https://wits.worldbank.org/CountryProfile/en/Country/MMR/Year/LTST/TradeFlo w/EXPIMP/Partner/by-country 166. World Bank. 2019c. Vietnam’s ODA. https://data.worldbank.org/country/vietnam 156 167. Zhang, J. 2016. Chinese Foreign Assistance, Explained, Brooking July 19 2016. 168. Zhang, D. 2018. Chinese Concessional Loans Part 1 — Perceptions and Misperceptions, Department of Pacific Affairs - In Brief 2018/23. 169. Zhao, Suisheng. 2018. The Making of China's Foreign Policy in the 21st Century: Historical Sources, Institutions/players, and Perceptions of Power Relations, Routledge. 157

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_oda_cua_trung_quoc_cho_cac_nuoc_asean_va_ham_y_cho_v.pdf
  • pdfTrichyeu_BuiVietThang.pdf