Luận án bám sát mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và
vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận án đã có những đóng góp
sau đây:
Thứ nhất, luận án hệ thống hoá, phân tích góp phần làm phong phú thêm
một số vấn đề lý luận cơ bản về phân cấp quản lý NSNN như khái niệm, nguyên
tắc, căn cứ, nội dung, các chỉ số đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp
quản lý NSNN ở đô thị, vai trò của phân cấp quản lý NSNN đối với phát triển
KT-XH ở đô thị.
Thứ hai, luận án tổng kết kinh nghiệm phân cấp quản lý NSNN một số đô
thị ở trong nước và ngoài nước; rút ra các bài học có giá trị thực tiễn tham chiếu
cho việc hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN ở TP. Hà Nội.
Thứ ba, luận án tổng quan tình hình KT -XH; tổng hợp, phân tích, minh
chứng và rút ra một số kết luận về kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của
thực trạng phân cấp quản lý NSNN giữa các cấp chính quyền của TP. Hà Nội giai
đoạn 2011 - 2022.
Thứ tư, luận án trình bày quan điểm, định hướng; đề xuất các nhóm giải
pháp lớn với nhiều giải pháp cụ thể và một số kiến nghị về phân cấp quản lý
NSNN trong điều kiện áp dụng mô hình CQĐT hai cấp chính quyền ở TP. Hà
Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Mặc dù NCS đã rất nỗ lực và nghiêm túc trong nghiên cứu, vấn đề nghiên
cứu thuộc chuyên ngành sâu với đặc thù của Thủ đô, tình hình kinh tế, xã hội thay
đổi nhanh chóng, vì thế kết quả nghiên cứu của luận án khó tránh khỏi hạn chế.
Tác giả kính mong nhận được sự chỉ dẫn của các nhà khoa học và các bạn đọc
quan tâm đến đề tài.
213 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Thành phố Hà Nội trong điều kiện áp dụng mô hình chính quyền đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ù hợp với đặc thù của thành phố. Cơ chế này sẽ khuyến
khích thành phố nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu NSĐP. Theo nguyên lý
chung, việc trao quyền tự chủ cho thành phố nên tập trung vào một số loại thuế
có đặc trưng sau đây: Cơ sở thuế cố định; Gánh nặng thuế chủ yếu chuyển giao
cho những dân cư ở chính địa phương đó; Quản lý đơn giản; Khoản thu thuế ổn
định và có thể dự báo. Dựa vào những tiêu chí trên, trong thời gian tới có thể giao
quyền nhiều hơn cho thành phố về các sắc thuế như thuế đối với nhà, đất; thuế
đối với chuyển nhượng bất động sản.
Nếu chuyển quyền quyết định thuế suất các khoản thuế này cho thành phố
thì vai trò của thành phố đối với các loại thuế này sẽ được nâng cao, từ chỗ không
có quyền thành có quyền tự chủ. Và để kiểm soát sự chênh lệch mức thuế giữa
các tỉnh, thành phố, chính phủ có thể đặt ra giới hạn trần về mức thuế suất. Chính
quyền TP. Hà Nội cũng phải củng cố và phát triển năng lực của mình để có thể
sử dụng hiệu quả quyền lực được giao. Thực hiện điều này này thúc đẩy thành
phố quan tâm quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ hơn, chú ý nhiều hơn đến nuôi
dưỡng và khai thác nguồn thu.
Thứ hai, tăng cường phân cấp về quản lý chi NSNN.
Đẩy mạnh phân cấp quản lý chi NSNN hơn nữa cho TP. Hà Nội, tăng tính
tự chủ, đi liên với tăng cường trách nhiệm của chính quyền TP. Hà Nội. Đối với
169
các nhiệm vụ TP. Hà Nội có đủ năng lực để tiến hành các nhiệm vụ hiệu quả hơn
thì cần mạnh dạn phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách thành phố. Điều này giúp
Trung ương có điều kiện tập trung giải quyết các vấn đề vĩ mô, quan trọng, có
tính chiến lược cho quốc gia.
Thủ đô có những đặc điểm đặc thù là đối tượng và khối lượng quản lý kinh
tế xã hội lớn so với các tỉnh thành khác trong cả nước. Đề đáp ứng yêu cầu tiến
độ hoàn thành nhiệm vụ là nhanh nhất, cần tăng cường sự phân cấp về QLNN
của CQTƯ cùng với phân cấp quản lý NSNN để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công
việc trên địa bàn Thủ đô.
TP. Hà Nội có địa phương có điều kiện phát triển kinh tế xã hội tốt hơn
nhiều các tỉnh, thành phố khác trong nước, có khả năng cân đối NSNN và các
nguồn lực tài chính ngoài ngân sách nên khả năng quản lý, tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ là tốt hơn. Thành phố đủ khả năng huy động dược lực lượng đông đảo
cán bộ công chức, viên chức quản lý có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh
nghiệmtham gia thực hiện tốt nhiệm vụ nếu được CQTƯ phân cấp.
Thực hiện quản lý NSNN trong điều kiện thực hiện CQĐT đòi hỏi việc
quản lý NSNN của chính quyền Thành phố phải được chỉ đạo, thực hiện thống
suốt, một nhiệm vụ chỉ do một cấp chính quyền chỉ đạo, tổ chức thực hiện và
đồng thời chịu trách nhiệm chính.
UBND hoạt động theo cơ chế tập thể trong QLNN nói chung và quản lý
NSNN nói riêng khó đáp ứng được yêu cầu của CQĐT, Nếu trách nhiệm của
người đứng đầu không được xác định rõ sẽ dẫn đến phản ứng chậm, kém hiệu
quả trong thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, đẩy mạnh phân cấp quản lý NSNN phải đi
cùng với xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu. Nhà nước cấn xây dựng
cơ chế kiểm soát quyền lực cần đảm bảo tính chặt chẽ.
Hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN phải từng bước, không vội vàng. Cần
có sự chuẩn bị chu đáo để đảm bảo việc phân cấp quản lý NSNN không ảnh
hưởng đến nhiệm vụ thường xuyên của CQTƯ và các cấp CQĐP.
170
Tiếp tục duy trì việc phân cấp quản lý chi NSNN cho TP. Hà Nội theo cơ
chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đang thực hiện ở TP. Hà Nội:
(1) Các cấp CQĐP được quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn
dư để ĐTPT cơ sở hạ tầng KT-XH thuộc nhiệm vụ chi của NSĐP.
(2) Các cấp CQĐP được quyết định sử dụng nguồn kinh phí chi thường
xuyên của NSĐP để đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các hạng
mục công trình thiết yếu.
(3) Các cấp CQĐP được quyết định sử dụng ngân sách hỗ trợ các địa
phương khác đối với việc phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh,
thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Bổ sung thêm các nội dung phân cấp quản lý chi NSNN cho TP. Hà Nội:
(1) Đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng trong kế hoạch đầu
tư công trung hạn đã được phê duyệt thuộc nhiệm vụ chi của NSTƯ trên địa bàn
TP. Hà Nội, cho phép thành phố sử dụng ngân sách của mình, các nguồn lực tài
chính hợp pháp khác của thành phố, vay trong phạm vi hạn mức theo quy định
hoặc huy động theo phương thức đối tác công tư (PPP) để sớm hoàn thành dự án.
NSTƯ có trách nhiệm hoàn trả cho thành phố phần dự toán chi thuộc trách
nhiệm của NSTƯ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không bao gồm phần lãi
vay trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Theo quy định của Luật NSNN và Luật Đầu tư công hiện hành, các dự án
thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp nào sẽ do cấp đó bảo đảm và được tổng
hợp, phân kỳ bố trí vốn để triển khai thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung
hạn và kế hoạch đầu tư công hàng năm của cấp đó để triển khai thực hiện theo
quy định.
Hiện có rất nhiều dự án lớn sử dụng vốn NSTƯ được thực hiện trên địa
bàn TP. Hà Nội. Tuy nhiên, một số dự án lớn thuộc nhiệm vụ chi của NSTƯ trên
địa bàn TP. Hà Nội chưa được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng
năm của CQTƯ. Vì vậy, các dự án này chưa được bố trí đủ vốn dẫn đến các dự
171
án này bị thực hiện chậm tiến độ. Vì vậy, nếu CQTƯ chấp thuận cơ chế này sẽ
giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án, sớm đưa vào sử dụng, góp phần hiện đại hóa
kết cấu hạ tầng KT-XH của thành phố, hiệu quả sử dụng nguồn vốn NSNN được
nâng cao.
(2) Thành phố được quyết định mức trả thu nhập cho cán bộ, công chức và
người làm việc trong các cơ quan QLNN theo khả năng ngân sách, tương xứng
với năng suất lao động của công chức và người làm việc trong các cơ quan QLNN
của Thành phố; được quyết định mức hỗ trợ thu nhập cho người lao động trong
khu vực công của thành phố ngoài các khoản lương, phu cấp theo quy định của
pháp luật, trong phạm vi nguồn ngân sách thành phố.
Thực hiện chính sách tiền lương theo nguyên tắc chi trả gắn với hiệu quả
công việc, không cào bằng, tạo điều kiện thu hút nguồn nhân lực có chất lượng
cao phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, yêu cầu không
ngừng nâng cao chất lượng, trình độ của cán bộ để đáp ứng nhu cầu công việc.
(3) Cho phép HĐND Thành phố quyết định bố trí ngân sách Thành phố,
được quyết định sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư của NSĐP
để chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc khu
vực QLNN, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công
lập do Thành phố quản lý theo hiệu quả công việc ngoài việc thực hiện chi trả thu
nhập tăng thêm theo quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế tự chủ tài chính
đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập với mức không quá 1,8
lần mức lương ngạch bậc, chức vụ. Mức thu nhập cho các chuyên gia, nhà khoa
học, tài năng đặc biệt của thành phố do HĐND thành phố quy định.
Hà Nội với những đặc thù về quy mô tổ chức, quản lý hành chính nhà nước:
Số lượng các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và số lượng biên chế
công chức, viên chức lớn nhất cả nước vói 30 đơn vị hành chính cấp huyện, 579
đơn vị hành chính cấp xã, trên 50 cơ quan hành chính, trên 2.500 đơn vị sự nghiệp
công lập với tổng số trên 180.000 cán bộ, công chức, viên chức. Quá trình đô thị
172
hóa nhanh cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội của thành phố khiến khối
lượng công việc QLNN trên các lĩnh vực của TP. Hà Nội ngày càng lớn, có tính
chất đa dạng, phức tạp và yêu cầu cao về chất lượng giải quyết. TP. Hà Nội đã
xây dựng xong Đề án Vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp công lập, mỗi vị trí việc làm có yêu cầu cao về tiêu chuẩn, trình độ chuyên
môn, khung năng lực, vị trí việc làm, kết quả công việc. Để phù hợp với yêu cầu
cao về trình độ, chất lượng và khối lượng công việc, việc cải cách chế độ tiền
lương cho cán bộ, công chức, viên chức theo hướng hợp lý, thỏa đáng với sức lao
động, cường độ lao động; đảm bảo mức sống tại đô thị là yêu cầu tất yếu.
TP. Hà Nội thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm của thành phố phải đảm
bảo nguyên tắc vẫn thực hiện tốt các nhiệm vụ chi khác, đặc biệt là các khoản chi
ĐTPT phục vụ hoàn thiện, hiện đại hóa hạ tầng KT-XH.
(4) Phân cấp cho HĐND TP. Hà Nội quyết định tỷ lệ trích nguồn thu được
để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi
quản lý có số thu lớn cho phù hợp; đảm bảo nguyên tắc để các cơ quan, đơn vị
này tự sắp xếp bố trí nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình do cơ quan
có thẩm quyền quyết định; NSNN không bổ sung để thực hiện cải cách tiền lương
cho các cơ quan, đơn vị này.
(5) Phân cấp cho HĐND TP. Hà Nội quyết định cho phép các cơ quan hành
chính nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp
công lập do TP. Hà Nội quản lý sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để
tăng chi đầu tư, mua sắm, hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức, đơn vị và
chi trả thu nhập tăng thêm trên cơ sở tuân thủ quy định về tổ chức bộ máy, tinh
giản biên chế, cải cách tiền lương của TP. Hà Nội.
(6) Dự toán chi ngân sách của TP. Hà Nội được xác định trên cơ sở định
mức phân bổ chi ngân sách cao hơn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
khác được áp dụng cho thời kỳ ổn định NSĐP.
Thứ ba, đổi mới cơ chế sử dụng Quỹ dự trữ tài chính của thành phố.
173
Tiếp tục duy trì cơ chế sử dụng Quỹ dự trữ tài chính cho TP. Hà Nội theo
cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù ở TP. Hà Nội:
UBND TP. Hà Nội được quyết định tạm ứng Quỹ dự trữ tài chính để triển
khai thực hiện các dự án đầu tư trong trường hợp cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
TP. Hà Nội có nhu cầu rất lớn về vốn ĐTPT để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng
kỹ thuật, xã hội của Thủ đô. Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn 5
năm 2021-2025 của toàn TP. Hà Nội là trên 300 ngàn tỷ đồng, trong đó, đầu tư
công trung hạn ngân sách cấp TP là gần 220 ngàn tỷ đồng, cấp huyện là trên 85
ngàn tỷ đồng. TP. Hà Nội cũng dự kiến bố trí nguồn vốn cho các dự án lớn, trọng
điểm cần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư và bố trí vốn hàng năm theo tiến độ
thực tế của dự án đối với 34 dự án và các dự án lớn tại các đề án huyện thành lập
quận giai đoạn 5 năm là 36.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngân sách TP. Hà Nội vẫn
chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu ĐTPT KT-XH, đầu tư cơ sở hạ tầng.
Bổ sung thêm các nội dung trong cơ chế sử dụng Quỹ dự trữ tài chính cho
TP. Hà Nội:
Đối với các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng thuộc nhiệm vụ chi của NSĐP
nhưng kế hoạch đầu tư công trung hạn chưa bố trí vốn, đề xuất CQTƯ cho phép
UBND Thành phố tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính để đầu tư cho các dự án này
và quy định thời gian phải hoàn trả tạm ứng.
Thứ tư, ổn định tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia giữa NSTƯ và ngân
sách thành phố.
Trong những năm vừa qua, tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia giữa
NSTƯ và ngân sách TP. Hà Nội giảm sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách làm ảnh
hưởng nhiều đến nguồn lực cho ĐTPT phát triển kinh tế xã hội của TP. Hà Nội.
Giai đoạn 2011-2016 là 42% nhưng giảm xuống còn 35% trong giai đoạn 2017-
2021 và đến giai đoạn 2022 – 2025 giảm còn 32%. Việc ổn định tỷ lệ điều tiết
cùng với cơ chế chính sách huy động các nguồn lực ngoài NSNN là điều kiện cần
thiết để tạo động lực khuyến khích thành phố tăng cường quản lý thu, thu đúng,
174
đủ và đảm bảo các kịp thời các khoản thu vào NSNN, góp phần ổn định cân đối
giữa NSTƯ và ngân sách TP. Hà Nội.
Thứ năm, tăng cường phân cấp vay nợ cho thành phố.
Duy trì trần dự nợ vay của Thành phố hiện nay quy định không vượt quá
90% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp, có thể xem xét nâng
lên mức 120% như đã quy định đối TP. Hồ Chí Minh. Quốc hội quyết định tổng
mức vay và bội chi ngân sách thành phố hằng năm đảm bảo mức bội chi hằng
năm của thành phố đáp ứng đủ nhu cầu để thực hiện chi nhiệm vụ trong năm.
Giai đoạn 2017 – 2021, TP. Hà Nội đã phải điều chỉnh giảm dự toán chi
ngân sách để có nguồn bội thu nhằm đáp ứng nhu cầu giải ngân vốn vay lại ODA.
Vì vậy TP. Hà Nội sẽ chủ động hơn trong việc cân đối NSNN nếu mức bội chi
đủ đáp ứng nhu cầu để thực hiện các nhiệm vụ trong năm.
Thứ sáu, sửa đổi bổ sung cơ bản toàn diện Luật Thủ đô nhằm tăng cường
phân cấp, phân quyền cho Thành phố trong việc xử lý các vấn đề liên ngành, liên
vùng.
Sau hơn 10 năm đi vào đời sống, việc thực thi những cơ chế đặc thù trong
Luật Thủ đô đã mang lại những kết quả tích cực trong công tác xây dựng, phát
triển, quản lý của TP. Hà Nội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, còn nhiều vướng mắc,
đòi hỏi phải sớm sửa đổi Luật này cho phù hợp thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát
triển của Thủ đô. Sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô sẽ tháo gỡ vướng mắc, điểm
nghẽn về thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp giúp Thủ đô phát huy cao nhất
tiềm năng, thế mạnh, sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực để phát triển,
xứng đáng với vị trí, vai trò Thủ đô.
Thứ bảy, Quốc hội cho phép TP. Hà Nội được thực hiện cơ chế đặc thù đối
với cấp huyện đầu tư một số công trình kết cấu hạ tầng thuộc cấp Thành phố
quản lý bằng nguồn vốn cân đối NSCH.
Thực tiễn đặt ra một số địa bàn, dự án thuộc Thành phố quản lý theo phân
cấp nhưng Thành phố chưa có khả năng cân đối bố trí trong kế hoạch đầu tư công
175
trung hạn, trong khi dự án đó rất cấp thiết cần thực hiện đầu tư và địa phương
(cấp huyện) có khả năng cân đối bố trí nguồn vốn đầu tư cho dự án.
3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành
Thứ nhất, phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền
TP. Hà Nội.
Để thực hiện thành công, có hiệu quả phân cấp quản lý NSNN ở TP. Hà
Nội, điều kiện cần thiết là phải hoàn thiện phân cấp QLNN giữa CQTƯ với chính
quyền TP. Hà Nội.
Chính phủ quản lý tập trung thống nhất về thể chế, chiến lược, chính sách,
quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực; các Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản
lý theo ngành, lĩnh vực. Chính phủ cần thiết kế các tiêu chuẩn tối thiểu về cung
cấp dịch vụ, không chỉ để đảm bảo sự bình đẳng có thể chấp nhận được trong
việc cung cấp dịch vụ giữa các địa phương mà còn cung cấp cho CQĐP nhiều
quyền tự chủ hơn trong việc phân bổ nguồn lực.
Đề phù hợp với điều kiện của CQĐT, chính quyền TP. Hà Nội cần được
phân cấp nhiều hơn về thẩm quyền quyết định hoặc thực hiện một số nhiệm vụ
QLNN thuộc ngành, lĩnh vực trên địa bàn quản lý. Đồng thời các bộ, ngành cần
hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện những nhiệm vụ đã phân cấp cho
thành phố. Chính quyền TP. Hà Nội được CQTƯ ủy quyền cho thực hiện một số
nhiệm vụ thuộc thẩm quyền với các điều kiện đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đó.
Thứ hai, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực rà soát, đề xuất mới, sửa đổi, bổ
sung các văn bản pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của chính quyền
đô thị.
Rà soát, điều chỉnh, cập nhật các văn bản pháp luật quy định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp CQĐP theo mô hình CQĐT, đảm bảo tính
thống nhất, rõ ràng, không chồng chéo, minh bạch và phù hợp với cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và với thông lệ chung của thế giới.
Các loại giấy tờ có tính chất hành chính cần được các bộ, ngành cắt giảm.
176
Chuyển đỏi việc cấp phép mang tính thủ tục hành chính sang xây dựng các tiêu
chuẩn, tiêu chí, điều kiện đối với hoạt động. Những vấn đề đã được quy định bằng
tiêu chuẩn, quy trình, điều kiện và đã được phân cấp quản lý thì cần loại bỏ tối đa
cơ chế thỏa thuận, chấp thuận hoặc cho ý kiến. Đó cũng là cơ sở để phân cấp cho
CQĐP thực hiện chức năng QLNN trên địa bàn. Đi kèm với việc phần cấp thì các
bộ, ngành cần tăng cường cơ chế kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện. Trách
nhiệm giải trình của các cơ quan QLNN cần được đề cao, đảm bảo nâng cao chất
lượng dịch vụ công.
Các bộ, ngành cần tập trung vào quản lý vĩ mô, bảo đảm cân đối hiệu quả
nguồn lực giữa CQTƯ và CQĐP. Trên cơ sở đó, các cơ quan QLNN ở địa phương
có thể chủ động thực hiện nghĩa vụ, thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền, và có
trách nhiệm báo cáo, giải trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ so với mục tiêu ban
đầu đã đặt ra. QLNN cần đảm bảo công khai, minh bạch.
Các bộ, ngành bổ sung thêm các quy định pháp luật có liên quan đến việc
bảo đảm các điều kiện về vật chất kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, và các điều
kiện khác để CQĐP các cấp có thể hoàn thành tốt những nhiệm vụ, quyền hạn
được trao.
Thứ ba, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho HĐND Thành phố được quyết
định chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã Chính phủ phê duyệt.
Thực hiện Điều 58 Luật Đất đai 2013, để bảo đảm căn cứ thẩm định nhu
cầu chuyển mục đích sử dụng đất, UBND Thành phố phải lập hồ sơ gửi về Bộ
Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc chuyển
mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư có sử dụng từ 10ha đất trồng lúa
trở lên. Nội dung này đã được Quốc hội phân cấp cho HĐND thành phố Hồ Chí
Minh tại Điều 3 Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017. Ngoài ra, Thủ
tướng Chính phủ đã ủy quyền cho HĐND 4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Thanh
Hóa, Nghệ An và Cần Thơ tại các Nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua
177
về quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên với quy
mô dưới 500 ha trên địa bàn thành phố.
Việc quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nêu trên phải thực
hiện công khai, lấy ý kiến người dân, đối tượng chịu sự tác động của việc chuyển
đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Trình tự, thủ tục
chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên được thực hiện như
trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 10 ha.
Thứ tư, phân cấp cho TP. Hà Nội quyết định điều chỉnh vị trí việc làm trong
cơ quan QLNN, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn cấp thành
phố, cấp huyện; thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập
trực thuộc UBND thành phố.
Thứ năm, cho phép Chủ tịch UBND thành phố được ủy quyền cho Chủ tịch
UBND cấp huyện thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND
thành phố.
178
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Chương 3 “Hoàn thiên phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Thành phố
Hà Nội trong điều kiện áp dụng mô hình chính quyền đô thị” đã tập trung trình
bày và phân tích ba nội dung chính, cụ thể:
Thứ nhất, tác giả đã trình bày định hướng phát triển KT-XH và quan điểm,
định hướng hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN giữa các cấp CQĐP ở
TP. Hà Nội.
Thứ hai, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện phân cấp quản
lý NSNN ở TP. Hà Nội trong điều kiện áp dụng mô hình CQĐT hai cấp chính
quyền.
Thứ ba, tác giả đã đề xuất các kiến nghị với Quốc Hội, Chính phủ, bộ ngành
để thực hiện thành công các giải pháp phân cấp quản lý NSNN ở TP. Hà Nội
trong điều kiện áp dụng mô hình CQĐT hai cấp chính quyền.
179
KẾT LUẬN
Luận án bám sát mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và
vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận án đã có những đóng góp
sau đây:
Thứ nhất, luận án hệ thống hoá, phân tích góp phần làm phong phú thêm
một số vấn đề lý luận cơ bản về phân cấp quản lý NSNN như khái niệm, nguyên
tắc, căn cứ, nội dung, các chỉ số đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp
quản lý NSNN ở đô thị, vai trò của phân cấp quản lý NSNN đối với phát triển
KT-XH ở đô thị.
Thứ hai, luận án tổng kết kinh nghiệm phân cấp quản lý NSNN một số đô
thị ở trong nước và ngoài nước; rút ra các bài học có giá trị thực tiễn tham chiếu
cho việc hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN ở TP. Hà Nội.
Thứ ba, luận án tổng quan tình hình KT -XH; tổng hợp, phân tích, minh
chứng và rút ra một số kết luận về kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của
thực trạng phân cấp quản lý NSNN giữa các cấp chính quyền của TP. Hà Nội giai
đoạn 2011 - 2022.
Thứ tư, luận án trình bày quan điểm, định hướng; đề xuất các nhóm giải
pháp lớn với nhiều giải pháp cụ thể và một số kiến nghị về phân cấp quản lý
NSNN trong điều kiện áp dụng mô hình CQĐT hai cấp chính quyền ở TP. Hà
Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Mặc dù NCS đã rất nỗ lực và nghiêm túc trong nghiên cứu, vấn đề nghiên
cứu thuộc chuyên ngành sâu với đặc thù của Thủ đô, tình hình kinh tế, xã hội thay
đổi nhanh chóng, vì thế kết quả nghiên cứu của luận án khó tránh khỏi hạn chế.
Tác giả kính mong nhận được sự chỉ dẫn của các nhà khoa học và các bạn đọc
quan tâm đến đề tài.
Tác giả xin trân trọng cám ơn.
180
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
1. Phạm Thanh Hà (2021), Decentralization of budget revenue resources and
expenditure tasks between levels of government of Hanoi city; Journal of
Finance and Accounting Research No.04 (12)-2021, Học viện Tài chính.
2. Phạm Thanh Hà (2022), Phân cấp quản lý ngân sách giữa trung ương và chính
quyền thành phố Hà Nội; Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán số 12
(233)-2022, Học viện Tài chính.
181
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Vũ Thành Tự Anh (2012), “Phân cấp quản lý kinh tế ở Việt Nam nhìn từ góc
độ thể chế”, Báo cáo theo yêu cầu của Ủy Ban Kinh Tế của Quốc hội Việt
Nam.
2. Ban chấp hành Trung ương khóa XII (2017), Nghị quyết số 18/NQ-TW ngày
25/10/2017 về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy
của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Hà Nội.
3. Ban chấp hành Trung ương khóa XIII (2022), Nghị quyết 15-NQ/TW ngày
05/05/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội.
4. Chính phủ (2004), Nghị định số 123/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính
phủ quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với thủ đô
Hà Nội, Hà Nội.
5. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về giải pháp tài
chính tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường năm
2013, Hà Nội.
6. Chính phủ (2015), Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21/03/2015 về phân cấp
QLNN giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phó trực thuộc
Trung ương, Hà Nội
7. Chính phủ (2015), Nghị định số 112/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính
phủ về việc sửa đổi, bổ sung điều 5 Nghị định số 123/2004/NĐ-CP ngày
18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định về một số cơ chế tài chính
ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày
20/12/2015, Hà Nội.
8. Chính phủ (2017), Nghị định số 63/2017/NĐ-CP quy định một số cơ chế, chính
sách tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội, Hà Nội
9. Chính phủ (2018), Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về cho vay
182
lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, Hà Nội.
10. Chính phủ (2021), Nghị định 79/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về cho vay lại vốn vay
ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, Hà Nội.
11. Chính phủ (2021), Nghị định 32/2021/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết
97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền
đô thị tại thành phố Hà Nội, Hà Nội.
12. Bùi Tiến Hanh, Phạm Thị Hoàng Phương (2016), Giáo trình Quản lý tài chính
công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
13. Đào Thị Bích Hạnh (2015), Đổi mới tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước
việt nam: từ nghiên cứu quá trình hình thành và kinh nghiệm quốc tế, Đề
tài nghiên cứu khoa học Học viện Tài chính, Hà Nội.
14. Tô Thiện Hiền (2012), Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang giai
đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Luận án tiến sĩ, Trường Đại
học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
15. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Nghị quyết số 16/2010/NQ-
HĐND về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và
định mức phân bổ chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015,
Hà Nội.
16. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2014), Nghị quyết số 10/2014/NQ-
HĐND ngày 02/12/2014 về việc phê chuẩn Tổng quyết toán thu, chi ngân
sách thành phố Hà Nội năm 2013, Hà Nội.
17. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Nghị quyết số 10/2015/NQ-
HĐND ngày 02/12/2015 về việc phê chuẩn Tổng quyết toán thu, chi ngân
sách thành phố Hà Nội năm 2014, Hà Nội.
18. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2016), Nghị quyết số 11/2016/NQ-
HĐND ngày 05/12/2016 về việc phê chuẩn Tổng quyết toán thu, chi ngân
183
sách thành phố Hà Nội năm 2015, Hà Nội.
19. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2016), Nghị quyết số 13/2016/NQ-
HĐND về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ
phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân
bổ chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020, Hà Nội.
20. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2017), Nghị quyết số 11/2017/NQ-
HĐND ngày 04/12/2017 về việc phê chuẩn Tổng quyết toán thu, chi ngân
sách thành phố Hà Nội năm 2016, Hà Nội.
21. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2018), Nghị quyết số 10/NQ-HĐND
ngày 04/12/2018 về việc phê chuẩn Tổng quyết toán thu, chi ngân sách
thành phố Hà Nội năm 2017, Hà Nội.
22. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2019), Nghị quyết số 23/NQ-HĐND
ngày 04/12/2019 về việc phê chuẩn Tổng quyết toán thu, chi ngân sách
thành phố Hà Nội năm 2018, Hà Nội.
23. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2020), Nghị quyết số 19/NQ-HĐND
ngày 07/12/2020 về việc phê chuẩn Tổng quyết toán thu, chi ngân sách
thành phố Hà Nội năm 2019, Hà Nội.
24. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2020), Nghị quyết số 29/NQ-HĐND
ngày 08/12/2021 về việc phê chuẩn Tổng quyết toán thu, chi ngân sách
thành phố Hà Nội năm 2020, Hà Nội.
25. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2021), Nghị quyết 11/2021/NQ-HĐND
ngày 08/12/2021 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân
sách, định mức phân bổ ngân sách của thành phố Hà Nội, Hà Nội.
26. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2021), Nghị quyết 28/NQ-HĐND ngày
08/12/2021 về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp
thành phố Hà Nội năm 2022 và cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công
năm 2021, Hà Nội.
184
27. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2022), Nghị quyết 22/2022/NQ- HĐND
ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân
sách, định mức phân bổ ngân sách thành phố Hà Nội và tỷ lệ phần trăm
phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025, Hà Nội.
28. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2022), Nghị quyết 23/NQ-HĐND ngày
12/09/2022 thông qua Đề án phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa
bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội.
29. Mai Đình Lâm (2012), Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
30. Lê Chi Mai (2006), Phân cấp quản lý NSNN cho chính quyền điạ phương:
Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Bùi Đường Nghiêu (2006), Điều hòa NS giữa Trung ương và địa phương,
Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Hoàng Thị Thuý Nguyệt, Đào Thị Bích Hạnh (2016), Giáo trình Lý thuyết
quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
33. Trần Thị Diệu Oanh (2012), Phân cấp quản lý và địa vị pháp lý của CQĐP
trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học
viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.
34. Tạ Văn Quân (2019), Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước của
thành phố Hà Nội, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.
35. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11, Hà Nội
36. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13, Hà Nội
37. Quốc hội (2017), Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách
đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội
38. Quốc hội (2019), Nghị quyết 97/2019/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính
quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, Hà Nội.
185
39. Quốc hội (2020), Nghị quyết 115/2020/QH14 của Quốc hội về việc thí điểm
một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân hàng đặc thù đối với Thành phố
Hà Nội, Hà Nội.
40. Quốc hội (2020), Nghị quyết 131/2020/QH14 về tổ chức chính quyền đô thị
tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
41. Quốc hội (2020), Nghị quyết 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình
chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà
Nẵng, Hà Nội.
42. Quốc hội (2021), Nghị quyết 35/2021/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách
đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, Hà Nội
43. Quốc hội (2021), Nghị quyết 36/2021/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách
đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, Hà Nội.
44. Quốc hội (2021), Nghị quyết 37/2021/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách
đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa.
45. Quốc hội (2021), Nghị quyết số 38/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế,
chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Nội.
46. Quốc hội (2023), Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội
về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
47. Võ Kim Sơn (2004), Phân cấp quản lý nhà nước – Lý luận và thực tiễn, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia.
48. Nguyễn Thị Thanh (2017), Hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử
dụng nguồn vốn NS của thành phố Hà Nội đến năm 2020, Luận án tiến sĩ,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
49. Lê Toàn Thắng (2013), Phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam hiện nay, Luận
án tiến sĩ quản lý công, Học viện Hành chính.
50. Sử Đình Thành (2013), “Phân cấp ngân sách gắn với đổi mới chính quyền địa
186
phương đô thị”, Hội thảo Tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Ninh Thuận.
51. Nguyễn Xuân Thu (2015), Phân cấp quản lý NSĐP ở Việt Nam, Luận án tiến
sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
52. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2014), Quyết định số 3778/QĐ-UBND
ngày 15/7/2014 về việc phát hành trái phiếu xây dựng Thủ đô (Giai đoạn
2014-2015) năm 2014, Hà Nội.
53. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2015), Quyết định số 3208/QĐ-UBND
ngày 9/7/2015 về việc phê duyệt Đề án phát hành trái phiếu xây dựng Thủ
đô năm 2015, Hà Nội.
54. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2015), Quyết định số 121/QĐ-UBND
ngày 12/1/2015 về việc công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách
năm 2013, Hà Nội.
55. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2016), Quyết định số 186/QĐ-UBND
ngày 14/1/2016 về việc công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách
năm 2014, Hà Nội.
56. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2017), Quyết định số 415/QĐ-UBND
ngày 21/1/2017 về việc công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách
năm 2015, Hà Nội.
57. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2017), Quyết định số 9080/QĐ-UBND
ngày 30/12/2017 về việc công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách
năm 2016, Hà Nội.
58. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2018), Quyết định số 6910/QĐ-UBND
ngày 31/12/2018 về việc công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách
năm 2017, Hà Nội.
59. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2019), Quyết định số 7443/QĐ-UBND
ngày 30/12/2019 về việc công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách
187
năm 2018, Hà Nội.
60. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2019), Tờ trình của UBND TP. Hà Nội
gửi HĐND Thành phố về việc đưa dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị
TP Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo vào danh
mục dự án đầu tư từ vốn vay của chính quyền địa phương (sử dụng từ
nguồn vay ODA và vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài), Hà Nội.
61. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2020), Quyết định số 5724/QĐ-UBND
ngày 29/12/2020 về việc công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách
năm 2019, Hà Nội.
62. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2021), Quyết định số 5379/QĐ-UBND
ngày 28/12/2020 về việc công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách
năm 2020, Hà Nội
63. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (2005), Thực hiện tốt sự phân
cấp giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương, Hà Nội.
Tiếng Anh
64. Andrlík, Břetislav; Halamová, Martina; Formanová, Lucie (2021), “The role
of fiscal decentralization in municipal budgets: Case of the Czech
Republic”, DANUBE: Law, Economics and Social Issues Review, Vol.12,
pp.61-76.
65. Bilin Neyapti (2010), “Fiscal decentralization and deficits: International
evidence”, European Journal of Political Economy, Vol.26, pp.155-166.
66. Bird & Wallich (1993), Decentralization of the Socialist State, A Regional
and Sectoral Study, The World Bank, Washington, D.C.
67. Boadway, Robin; Shah, Anwar (2007), Intergovernmental Fiscal Transfers:
Principles and Practice, Public Sector Governance and Accountability
series, The World Bank, Washington, D.C.
68. Boadway, R., & Shah, A. (2009), “Revenue Assignment”, Fiscal
188
Federalism: Principles and Practice of Multiorder Governance, pp.157-
206, Cambridge University Press.
69. Charles E McLure & Jorge Martinez-Vazquez (2000), The Assignment of
Revenues and Expenditures in Intergovernmental Fiscal Relations,
GSDRC Publications.
70. Chunli Shen & Jing Jin & Heng-fu Zou (2012), “Fiscal Decentralization in
China: History, Impact, Challenges and Next Steps”, Annals of Economics
and Finance, Society for AEF, Vol. 13(1), pp.1-51.
71. David Coady (2017), Fiscal Decentralization: Objectives, Principles and
Challenges, WHO Symposium on Health Financing for UHC Montreux,
Switzerland.
72. Ebel, R., Istvan Varfalavi, and Sandor Varga (2000), Sorting Out Government
Roles and Responsibilities in the Hungarian Transition, World Bank
Institute Working Paper No. 37156.
73. Ehtisham Ahmad (1997), “Assigning Expenditure Responsibilities”, IMF
elibrary.
74. Enid Slack (2007), “Managing the coordination of service delivery in
metropolitan cities: The role of metropolitan governance”, The World
Bank, Washington, DC
75. European Committee of the Regions (2023), Methodology Fiscal
Decentralisation, https://portal.cor.europa.eu/divisionpowers/Pages/
Methodology-Fiscal-Decentralisation.aspx.
76. Philippe Wingender (2018), Intergovernmental Fiscal Reform in China, IMF
Working Paper.
77. Florida International University (2013), Public Budgeting and Financial
Management, Archived 2018-02-13 at the Wayback Machine.
189
78. Ford, J. (1999), “Constitutional, Legal, and Regulatory Framework for
Decentralization”, Decentralization Briefing Notes, The World Bank,
pp.11-14.
79. Jorge Martinez-Vazquez (2008), “Revenue assignments in the practice of
fiscal decentralization”, Fiscal Federalism and Political Decentralization:
Lessons from Spain, Germany and Canada, Edward Elgar Publishing,
pp.27-55
80. Martinez-Vazquez, Jorge and Robert McNab (1997), Fiscal Decentralization,
Economic Growth, and Democratic Governance, Georgia State University
Andrew Young School of Policy Studies Working Paper Series No. 97-6.
81. Mongolian Government (2012), Budget Law (Revised edition), approved by
Mongolian Government.
82. Morgan, Peter J. and Trinh, Long Q. (2016), “Fiscal Decentralization and
Local Budget Deficits in Viet Nam: An Empirical Analysis”, ADBI
Working Paper No. 613, https://ssrn.com/abstract=2893058.
83. Niña Boschmann (2009), Fiscal Decentralization and Options for Donor
Harmonisation, Development Partners Working Group on Local
Governance and Decentralization DPWG-LGD.
84. Lev Freinkman & Alexander Plekhanov (2005), “What Determines the Extent
of Fiscal Decentralization? The Russian Paradox”, The World Bank
eLibrary, https://doi.org/10.1596/1813-9450-3710
85. Michael Alexeev & Arseny Mamedov (2017), “Factors determining intra-
regional fiscal decentralization in Russia and the US”, Russian Journal of
Economics, Vol.3, pp.425-444.
86. Moussé Sow and Ivohasina F. Razafimahefa (2015), Fiscal Decentralization
and the Efficiency of Public Service Delivery, IMF Working Paper,
WP/15/59, International Monetary Fund.
190
87. Luiz R.de Mello Jr (2000), “Fiscal Decentralization and Intergovernmental
Fiscal Relations: A Cross-Country Analysis”, World Development,
Volume 28, pp.365-380.
88. Robert Ebel & Serdar Yilmaz (2002), Concept of fiscal decentralization and
worldwide overview, The World Bank.
89. Smoke, Paul (1994) Local Government Finance in Developing Countries:
The Case of Kenya, University of Oxford.
90. Thushyanthan Baskaran (2012), “Tax Decentralization and Public Deficits in
OECD Countries”, Publius The Journal of Federalism, Vol.42, No.4
pp.688-707.
91. Wallace E Oates (1972), Fiscal Federalism, Harcourt Brace Jovanovich Inc.
92. S. Gurumurthi. (1998), “Expenditure Assignment and Equalisation Transfers:
An Approach”, Economic and Political Weekly, Vol.33, No.24, pp.1457–
1466.
93. Shah (1994), The Reform of intergovernmental Fiscal relation in developing
and Emerging Market Economies, The World Bank, Washington, D.C.
94. Shah, Anwar (2006), Theory and Practice of Intergovernmental Transfers,
IMF elibrary.
95. Zhang and Zou (1998), “Fiscal Decentralization, Public Spending, and
Economic Growth in China”, Journal of Public Economics, Vol.67, No.2,
pp.221-240.
96. Yannis Psycharis, Maria Zoi and Stavroula Iliopoulou (2016),
“Decentralization and local government fiscal autonomy: evidence from
the Greek municipalities”, Environment and Planning C: Government and
Policy, 34(2), pp262-280, https://doi.org/10.1177/0263774X15614153
191
PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Tổng hợp kết quả thông tin thu thập từ ý kiến của một số cán bộ
quản lý NSNN tại các cấp CQĐP của TP. Hà Nội về phân cấp quản lý
NSNN giữa các cấp CQĐP của TP. Hà Nội
TT Đơn vị Kết quả
I. Phân cấp quản lý thu NSNN
1 Quận Ba Đình 1. Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước đối với khoản thu 01
lần NSCTP hưởng 100% là khoản thu không thường
xuyên, đề xuất ngân sách cấp quận được hương nguồn thu
này.
2. Tiền sử dụng đất khác: Ngân sách cấp quận đang được
hưởng 35%. Đề xuất ngân sách cấp quận được hưởng
100% nguồn thu này để phục vụ cho công tác phát triển
quận.
3. Đề xuất tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cấp quận đang
hưởng theo tỷ lệ 12% lên 15% đối với các khoản thu: thuế
giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thu
đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ ô tô, xe
máy, tàu thuyền và tài sản khác.
2 Quận Hoàng Mai 1. Tỷ lệ phần trăm phân chia tiền sử dụng đất các dự án:
đề xuất ngân sách cấp quận hưởng 50%, NSCTP hưởng
50%
2. Tỷ lệ phần trăm phân chia tiền thu đấu giá quyền sử
dụng đất do quận, huyện tổ chức đấu giá: đề xuất ngân
sách cấp quận hưởng 100%.
3. Các khoản thu phân chia đối với khu vực ngoài quốc
doanh: đề xuất ngân sách cấp quận hưởng 30%
3 Quận Hà Đông 1. Tỷ lệ phần trăm phân chia tiền thu đấu giá quyền sử
dụng đất do quận, huyện tổ chức đấu giá: ngân sách cấp
192
quận hưởng 60%, NSCTP hưởng 40%. Hoặc ngân sách
cấp quận hưởng 40%, NSCTP hưởng 60% nhưng tỷ lệ
điều tiết này được xác định sau khi trừ đi chi phí đầu tư
hạ tầng các khu đấu giá để tạo điều kiện cho các quận có
đủ nguồn lực để thực hiện đầu tư xây dựng.
2. Tỷ lệ phần trăm phân chia tiền cho thuê đất, mặt nước:
ngân sách cấp quận hưởng 100% để tạo điều kiện cho các
quận khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn quận.
3. Tỷ lệ phần trăm phân chia thuế thu nhập doanh nghiệp:
Tăng tỷ lệ điều tiết cho quận Hà Đông từ 21% hiện nay
lên 32%.
4 Quận Bắc Từ
Liêm
1. Tỷ lệ phần trăm phân chia tiền thu đấu giá quyền sử
dụng đất do quận, huyện tổ chức đấu giá: đề xuất ngân
sách cấp quận hưởng 60%. Đối với tiền sử dụng đất còn
lại, ngân sách cấp quận được hưởng 50%.
2. Các khoản thu phân chia với NSTƯ, đề xuất NSCH
được hưởng 100% phần ngân sách thành phố hưởng.
5 Quận Long Biên Đề xuất tăng tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu như:
thuế ngoài quốc doanh, thuế thu nhập cá nhân, thu lệ phí
trước bạ ô tô, xe máy, tàu thuyền từ 9% lên 12% để đảm
bảo cân đối các nhiệm vụ chi thường xuyên của quận.
6 Thị xã Sơn Tây Đề xuất ngân sách thị xã được hưởng 35% đối với 05
khoản thu phân chia ngân sách thị xã được hưởng theo tỷ
lệ % bao gồm: Nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập
cá nhân.
7 Huyện Thanh Trì Đề xuất các huyện đang thực hiện Đề án lên quận được
hưởng 100% nguồn thu tiền sử dụng đất.
8 Huyện Gia Lâm 1. Đề xuất các huyện đang thực hiện Đề án lên quận được
hưởng 100% nguồn thu tiền sử dụng đất.
193
2. Tiền cho thuê đất, mặt nước nộp 01 lần: đề xuất NSCH
được hưởng 100%.
9 Huyện Đông Anh 1. Đề xuất các huyện đang thực hiện Đề án lên quận được
hưởng 100% nguồn thu tiền sử dụng đất.
2. Các khoản thu phân chia với NSTƯ, đề xuất NSCH
được hưởng 100% phần ngân sách thành phố hưởng.
10 Huyện Phú Xuyên Các khoản thu phân chia với NSTƯ, đề xuất NSCH được
hưởng 50% phần ngân sách thành phố hưởng.
11 Huyện Mỹ Đức Đề xuất NSCH được hưởng 100% tiền sử dụng đất đối với
giao đất có thu tiền sử dụng đất và Tiền sử dụng đất khác.
12 Huyện Ứng Hòa Đề xuất NSCH được hưởng 100% tiền sử dụng đất đối với
giao đất có thu tiền sử dụng đất và Tiền sử dụng đất khác.
13 Huyện Sóc Sơn Đề xuất NSCH được hưởng 100% tiền cho thuê đất, mặt
nước trả tiền 01 lần.
14 Huyện Thường
Tín
Đề xuất NSCH được hưởng 100% thu tiền sử dụng đất khi
bán tài sản gắn liền trên đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị
thuộc trung ương quản lý trên địa bàn TP. Hà Nội (phần
ngân sách thành phố hưởng).
15 Sở Tài chính TP.
Hà Nội
1. Việc phân cấp các huyện có đề án lên quận hưởng 80%,
các huyện thị xã còn lại hưởng 70%, các quận hưởng 35%
tiền sử dụng đất đối với đất đấu giá không đáp ứng được
nguồn lực đầu tư xây dựng cơ bản các huyện. Đề xuất
nâng tỷ lệ điều tiết khoản thu đấu giá quyền sử dụng đất
do quận, huyện tổ chức đấu giá và giao đất có thu tiền sử
dụng đất cho các huyện (trừ 05 huyện có đề án lên quận)
là 100%, các huyện có đề án lên quận là 80%, các quận là
40%.
2. Cơ cấu thu tiền sử dụng đất của 02 cấp ngân sách có sự
biến động lớn do Thành phố giảm dần hình thức giao đất.
194
Phân cấp nguồn thu tiền sử dụng đất căn cứ vào quy mô
khiến Kho bạc Nhà nước gặp khó khăn trong điều tiết và
kiểm tra điều tiết do hồ sơ không thể hiện đầy đủ quy mô.
3. Tiền cho thuê đất, mặt nước (không kể thu từ khu vực
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) là khoản thu
thuộc NSCH. Tuy nhiên, khoản thu tiền cho thuê đất, mặt
nước trả tiền 01 lần cho cả quá trình thuê có tính chất
không ổn định hàng năm nên ảnh hưởng đến nguồn lực
cân đối NSCH.
4. Các huyện có đề án lên quân đã được phân cấp tối đa
nguồn thu được phân cấp quản lý cho ngân sách huyện
nhưng vẫn chưa đáp ứng được tiêu chí đảm bảo cân đối
thu chi.
II. Phân cấp quản lý chi NSNN
1 Quận Hoàn Kiếm Đề xuất bổ sung nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng mới hệ
thống chiếu sáng công cộng đồng bộ với đầu tư hệ thống
đường bộ do cấp huyện đầu tư
2 Quận Hoàng Mai 1. Đề xuất bổ sung nhiệm vụ chi kiểm định chung cư cũ
trên địa bàn quận.
2. Đề xuất sử dụng ngân sách quận, huyện để đầu tư một
số dự án cấp thành phố trên địa bàn.
3 Quận Hà Đông Đề xuất điều chỉnh nhiệm vụ chi duy tu sửa chữa Trung
tâm y tế cấp quận do Trung tâm y tế là đơn vị sự nghiệp
trực thuộc Sở Y tế, kinh phí bảo đam chi hoạt động thường
xuyên của đơn vị không thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên
của cấp quận. Nếu giao nhiệm vụ chi duy tu sửa chữa
Trung tâm y tế thuộc ngân sách quận sẽ khó khăn trong
công tác quản lý tài sản sau đầu tư.
195
4 Quận Bắc Từ
Liêm
Đề xuất HĐND TP. Hà Nội quy định cụ thể hơn các dự
án đấu giá do các quận tổ chức thực hiện và do các đơn vị
Thành phố tổ chức thực hiện để các quận chủ động xây
dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá, thực hiện các thủ
tục quy trình đấu giá.
5 Quận Long Biên Đề xuất quy định rõ các nội dung chi thường xuyên các
phường thực hiện và được cấp quận giao dự toán trên cơ
sở nào (loại phường, số dân, số tổ dân phố,) để đảm
bảo kinh phí giao cho các phường được phân loại theo quy
mô các phường trên địa bàn.
6 Quận Nam Từ
Liêm
Đề xuất sử dụng ngân sách quận, huyện để đầu tư một số
dự án cấp thành phố trên địa bàn.
7 Quận Thanh Xuân Đề xuất sử dụng ngân sách quận, huyện để đầu tư một số
dự án cấp thành phố trên địa bàn.
8 Huyện Thường
Tín
Đề xuất giao huyện làm chủ đầu tư đoạn quốc lộ 1A trên
địa bàn.
9 Sở Tài chính TP.
Hà Nội
1. Một số nội dung, lĩnh vực có sự thay đổi về phân cấp
quản lý KT-XH trong khi quy định về phân cấp nhiệm vụ
chi chậm điều chỉnh, dẫn đến phải điều ngân sách giữa các
cấp.
2. Thành phố cần quy định cụ thể về ngân sách hỗ trợ kinh
phí cho các đơn vị ngành dọc trên địa bàn và hỗ trợ địa
phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thực hiện các
Chương trình mục tiêu quốc gia.
3. UBND Thành phố nghiên cứu, xem xét kiến nghị của
các đơn vị trong sử dụng NSCH để triển khai các dự án
thuộc nhiệm vụ chi của NSCTP.
III. Điều hòa ngân sách
196
1 Sở Tài chính TP.
Hà Nội
NSCTP đang hỗ trợ đầu tư cho các quận, huyện, thị xã
thông qua các chương trình sau:
(1) Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới.
(2) Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Hỗ trợ 2,5 tỷ
đồng/nhà văn hóa; Các dự án khác Thành phố hỗ trợ 100%
kinh phí thực hiện Chương trình (không gồm phần kinh
phí dự phòng).
(3) Chương trình đầu tư hỗ trợ có mục tiêu cho các huyện,
thị xã: Hỗ trợ 2,5 tỷ đồng/nhà văn hóa đối với dự án xây
dựng nhà văn hóa thôn còn thiếu; hỗ trợ kinh phí trùng tu
hạng mục di tích gốc và hạ tầng các khu du tích; hỗ trợ
chi phí xây dựng và chi phí thiết bị các dự án khác. Tổng
mức vốn hỗ trợ các dự án được tính toán theo khả năng
cân đối của ngân sách thành phố và khả năng cân đối ngân
sách của từng huyện, thị xã.
197
Phụ lục 02: Tỷ lệ phần trăm phân chia một số khoản thu thuế, phí, lệ phí giữa ngân sách cấp thành phố và ngân
sách quận, huyện của TP. Hà Nội giai đoạn 2011 - 2022
TT Nội dung
Giai đoạn 2011 -
2016
Giai đoạn 2017 -
2021
Năm 2022
Thành
phố (%)
Quận,
huyện
(%)
Thành
phố (%)
Quận,
huyện
(%)
Thành
phố (%)
Quận,
huyện
(%)
1 Lệ phí trước bạ xe máy, ô tô, tàu thuyền và tài
sản khác
Quận Hoàn Kiếm 83 17 89 11 94 6
Quận Ba Đình 88 12 89 11 88 12
Quận Hai Bà Trưng 82 18 89 11 93 7
Quận Thanh Xuân 82 18 89 11 85 15
Quận Cầu Giấy 83 17 89 11 92 8
Huyện Từ Liêm 73 27 - - - -
Quận Nam Từ Liêm - - 89 11 93 7
198
Quận Đống Đa 84 16 90 10 93 7
Quận Tây Hồ 58 42 68 32 75 25
Quận Hoàng Mai 58 42 72 28 0 100
Quận Long Biên 58 42 79 21 91 9
Thị xã Sơn Tây 50 50 65 35 0 100
Các quận, huyện, thị xã còn lại 58 42 65 35 0 100
2 Thu từ khu vực kinh tế CTN ngoài quốc doanh
(thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB, thuế
TNCN)
Quận Hoàn Kiếm 25 17 24 11 26 6
Quận Ba Đình 30 12 24 11 20 12
Quận Hai Bà Trưng 24 18 24 11 25 7
Quận Thanh Xuân 24 18 24 11 17 15
Quận Cầu Giấy 25 17 24 11 24 8
Huyện Từ Liêm 15 27 - - - -
Quận Nam Từ Liêm - - 24 11 25 7
199
Quận Đống Đa 26 16 25 10 25 7
Quận Tây Hồ 0 42 3 32 7 25
Quận Hoàng Mai 0 42 7 28 8 24
Quận Long Biên 0 42 14 21 23 9
Quận Hà Đông 0 42 0 35 11 21
Huyện Đông Anh 0 42 0 35 3 29
Các quận, huyện, thị xã còn lại 0 42 0 35 0 32
Nguồn: Sở Tài chính TP. Hà Nội
200
Phụ lục 03: Chi ngân sách cấp thành phố theo lĩnh vực
Chi ngân sách cấp thành phố theo lĩnh vực giai đoạn 2011 – 2016
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT Nội dung chi 2011 2013 2015 2016
1 Chi đầu tư xây dựng cơ bản 14.424 18.351 15.622 15.526
2 Chi thường xuyên 10.501 14.679 15.729 14.489
2.1 Chi an ninh – quốc phòng - 616 490 686
2.2 Chi sự nghiệp giáo dục-đào tạo và dạy nghề 1.643 2.039 1.982 2.167
2.3 Chi sự nghiệp Y tế 1.939 2.507 2.748 2.864
2.4 Chi sự nghiệp khoa học-công nghệ 143 242 260 175
2.5 Chi sự nghiệp môi trường 630 857 1.165 1.027
2.6 Chi sự nghiệp văn hóa-thông tin 374 335 437 396
2.7 Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình 3 3 70 62
2.8 Chi sự nghiệp thể dục-thể thao 326 535 439 438
2.9 Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 246 399 496 434
2.10 Chi sự nghiệp kinh tế 2.619 4.358 4.825 3.422
2.11 Chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể 992 1.232 1.511 1.598
2.12 Chi trợ giá - 1.243 1.083 1.007
2.13 Chi thường xuyên khác - 312 222 211
Nguồn: Sở Tài chính TP. Hà Nội
201
Chi ngân sách cấp thành phố theo lĩnh vực giai đoạn 2017 – 2021
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT
Nội dung
chi
2017 2018 2019 2020 2021
Chi
thường
xuyên
Chi
đầu tư
XDCB
Chi
thường
xuyên
Chi
đầu tư
XDCB
Chi
thường
xuyên
Chi
đầu tư
XDCB
Chi
thường
xuyên
Chi
đầu tư
XDCB
Chi
thường
xuyên
Chi đầu
tư
XDCB
1 Chi giáo
dục - đào
tạo và dạy
nghề
2.051 551 2.325 207 2.386 397 2.312 509 2.062 436
2 Chi khoa
học và
công nghệ
224 142 231 103 304 235 137 37 190 0
3 Chi quốc
phòng
526 304 539 172 619 179 - - 654 275
4 Chi an ninh
và trật tự an
toàn xã hội
260 598 475 11 575 374 - - 904 525
202
5 Chi y tế,
dân số và
gia đình
2.882 545 2.855 364 2.988 335 2.879 384 2.835 485
6 Chi văn
hóa thông
tin
427 47 401 40 469 33 376 58 341 14
7 Chi phát
thanh,
truyền
hình, thông
tấn
56 213 57 9 69 0 73 6 84 0
8 Chi thể dục
thể thao
528 39 580 142 602 0 522 145 471 422
9 Chi bảo vệ
môi trường
674 504 450 82 489 213 459 1.075 451 724
10 Chi các
hoạt động
kinh tế
5.273 11.284 6.584 10.949 7.279 11.208 6.496 12.212 6.643 8.461
203
11 Chi hoạt
động của
cơ quan
quản lý nhà
nước,
đảng, đoàn
thể
1.561 25 1.575 229 1.452 394 1.396 614 1.370 453
12 Chi bảo
đảm xã hội
490 0,025 570 3 666 9 638 67 689 75
13 Chi khác 250 0 349 0 383 41 - - 332 10
Tổng chi 15.203 14.252 16.994 12.312 18.281 13.418 16.939 16.017 17.025 11.882
Nguồn: Sở Tài chính TP. Hà Nội